BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 101
(ĐC sưu tầm trên NET)
-nguyên soái Tukhachevsky
5 nguyên soái đầu tiên của Liên Xô. M. N. Tukhachevsky ngồi hàng đầu, bên trái
Một trong những vị tướng xuất sắc nhất và cũng đẹp trai nhất của Hồng quân trong Nội chiến Nga. Mới 28 tuổi đã cầm hàng trăm ngàn quân đánh đông dẹp bắc, lập nhiều công lao, là cha đẻ của học thuyết Tác chiến chiều sâu. Mặc dù ông mất sớm nhưng một lứa tướng lĩnh trẻ, tài năng, thấm nhuần tư tưởng của ông đã kịp trưởng thành để chỉ huy Hồng quân vùng lên đánh bại Phát xít Đức trong WW2.
Vâng, người đang được nói đến chính là Tukhachevsky, một trong 5 nguyên soái đầu tiên của Liên Xô
Nguyên soái Tukhachevsky là một nhà chỉ huy thiên tài, một lý luận
gia xuất chúng có đóng góp to lớn vào nền quân sự Liên Xô và thế giới.
Xuất thân từ một gia đình quý tộc, Mikhail Tukhachevsky gia nhập
phái cách mạng chiến đấu chống lại các phần tử ủng hộ Sa hoàng ở vùng
Siberia và miền Nam nước Nga trong giai đoạn nội chiến Nga.
Với tài năng và đóng góp to lớn của mình, ông thăng tiến nhanh chóng trong hàng ngũ lãnh đạo quân sự của Liên Xô.
Thế nhưng sự đời khó biết được chữ ngờ. Từ đỉnh cao vinh quang, ông bất ngờ bị cách mọi chức vụ, bị giam dưới hầm tối với tội danh làm gián điệp và phản bội Tổ quốc.
Bị quân Đức bắt trong Thế chiến 1 và gia nhập Hồng quân
Mikhail Tukhachevsky sinh ra trong một gia đình quý tộc ở vùng Smolensk vào năm 1893. Sau khi tốt nghiệp trường quân sự Aleksandrovskoye, ông gia nhập trung đoàn cận vệ Semyonovsky lẫy lừng và được gửi ra mặt trận tham gia Thế chiến thứ 1.
Trong thời gian nửa năm chiến đấu, Tukhachevsky được trao tặng 6 huân chương vì lòng can đảm. Tháng 2/1915 ông bị quân Đức bắt. Giai đoạn đó ông đã cố chạy trốn tới 4 lần. Khi bị cầm tù ở pháo đài Ingolstadt, nơi giam giữ những tù nhân “ương bướng và nguy hiểm nhất”, Tukhachevsky đã gặp đại úy Charles de Gaulle, người về sau trở thành anh hùng kháng chiến và Tổng thống của Pháp.
Nỗ lực trốn ngục lần thứ 5 của Tukhachevsky đã thành công và ông xoay sở để về được nước Nga vào tháng 10/1917, khi phong trào nổi dậy của phái Bolshevik đang lên cao. Giai đoạn đầu ông được phong cấp bậc đại úy trước khi giải ngũ. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, ông gia nhập Đảng Bolshevik và Hồng quân, nơi ông thăng tiến nhanh chóng trong hàng ngũ chỉ huy. Về sau ông tâm sự, “cuộc đời thật của tôi bắt đầu kể từ và khi gia nhập Hồng quân”.
Tư lệnh cứng rắn
Nội chiến Nga chưa kết thúc nhưng Đảng Bolshevik đã cử Tukhachevsky đưa quân sang Ba Lan hỗ trợ phong trào cách mạng ở đây và kết nối nó với Nga.
Giai đoạn sau, ông được giao nhiệm vụ trấn áp một cuộc nổi loạn của hải quân đánh bộ ở cảng Kronstadt gần Leningrad (nay là Saint Petersburg).
Cùng thời điểm với cuộc nổi loạn của thủy quân lục chiến, hàng trăm ngàn nông dân bị lực lượng phản động xúi giục đã nổi dậy ở nhiều nơi nhằm lật đổ chính quyền cách mạng.
Dưới sự lãnh đạo của Tukhachevsky, các đơn vị Hồng quân đã sử dụng những biện pháp vô cùng cứng rắn để trấn áp không thương tiếc các thủy thủ nổi loạn cũng như các cuộc bạo động ở khu vực Tambov và Voronezh của Nga.
Đối phương có thể coi Tukhachevsky là một chỉ huy đáng sợ nhưng trên thực tế Tukhachevsky lại là một con người rất nho nhã, yêu nhạc, đặc biệt ngưỡng mộ Beethoven, và thậm chí tự tay chế ra violin.
Năm 1921 Mikhail Tukhachevsky được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Học viện Quân sự Hồng quân. Trong giai đoạn 1925-1928, ông được cử làm một trong các Tham mưu trưởng Xô viết. Vài năm tiếp theo, ông nhanh chóng vươn lên thành Phó Dân ủy Quốc phòng (tức Thứ trưởng Quốc phòng) vào năm 1934 và Thứ trưởng thường trực vào năm 1936.
Cha đẻ của nhiều trường quân sự Xô viết
Ở tuổi 42 ông được phong trở thành một trong 5 vị Nguyên soái đầu tiên trong lịch sử Liên Xô. Trong thập kỷ này, Tukhachevsky tham gia sâu vào việc hiện đại hóa Hồng quân, với nỗ lực cải biến các đơn vị cách mạng phi chính quy thành một lực lượng mạnh và hiệu quả.
Tukhachevsky cũng ủng hộ các nghiên cứu sơ khởi về việc chế tạo rocket. Nhìn chung ông chủ trương tái trang bị cho quân đội bằng những vũ khí tân tiến, công nghệ cao.
Trong lĩnh vực này, ông cực lực phản đối Bộ Quốc phòng Liên Xô và thủ trưởng trực tiếp của mình khi ấy là Bộ trưởng Quốc phòng Kliment Voroshilov. Quan điểm của Voroshilov coi kỵ binh là lực lượng mạnh nhất trên chiến trường và ông ta không chịu từ bỏ quan điểm này cho tới khi bắt đầu.
Thành công ở cả tư cách chỉ huy và quản lý quốc phòng, Nguyên soái Tukhachevsky bị nhiều kẻ ghen tức và gièm pha.
Ngày định mệnh
Vào ngày 22/5/1937, Nguyên soái Tukhachevsky đột ngột bị bắt giữ theo lệnh trực tiếp của lãnh đạo cao nhất khi đó mà không hề có quyết định của tòa án hay bên công tố.
Ông cùng 7 sĩ quan cao cấp khác bị kết án âm mưu chống chế độ.
Cả 8 chỉ huy cao cấp này cùng bị kết tội làm gián điệp và phản quốc. Việc xét xử họ cũng mở ra một trang đen tối trong lịch sử khi ấy, khi hàng trăm ngàn người trong Hồng quân bị thanh lọc trong cuộc Đại thanh trừng.
Không chỉ vậy, rất nhiều người thân của Tukhachevsky bị liên lụy và chịu nhiều khổ đau tột cùng...
(Bên cạnh đó, các lý luận quân sự của Tukhachevsky cũng bị gạt bỏ. Chỉ đến khi Thế chiến thứ 2 diễn ra một thời gian và Hồng quân Liên Xô liên tiếp bị đẩy lui trên chiến trường, người ta mới chịu quay trở lại với các tư tưởng quân sự đúng đắn của ông - ND).
Mãi đến năm 1957, khi đã thành người thiên cổ từ rất lâu, ông mới được phục hồi danh dự và vị thế. Năm đó, dưới thời lãnh đạo Nikita Khrushchev, bản án dành cho Tukhachevsky được lật lại. Đến năm 1988 bản án của ông được xóa bỏ về mặt tư pháp.
Có 3 phiên bản về việc thất sủng của Nguyên soái Tukhachevsky. Giả thuyết thứ nhất cho rằng ông quá nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng lớn nên có những kẻ ghen ghét, muốn hãm hại.
Giả thuyết thứ 2 cho rằng lực lượng mật vụ Đức Quốc xã muốn loại bỏ các vị chỉ huy quân sự tài năng nhất của Liên Xô trước khi nổ ra chiến tranh nên chúng đã tung tin đồn về một âm mưu tạo phản trong nội bộ quân đội Xô viết.
Cách lý giải thứ 3 được nhiều sử gia chia sẻ là việc Tukhachevsky luôn khẳng định rằng Đức Quốc xã là kẻ thù chính của Liên Xô mà điều này lại cản trở phe ủng hộ quan hệ hòa giải với Đế chế 3 nên họ đã ra tay loại bỏ Nguyên soái này.
Cuộc thanh trừng giai đoạn thập niên 1930 thực sự đã làm suy yếu đáng kể sức mạnh của Hồng quân Liên Xô trước khi họ bước vào Thế chiến 2./.
Theo Trung Hiếu/VOV.VN (lược dịch từ RT)
Ngó qua phim Anh hùng Nhạc Phi (phong soái năm 32 tuổi) trên truyền hình không khỏi nhớ đến những tên tuổi lẫy lừng bị vùi dập tự cổ chí kim : Nguyễn Trãi, Văn Chủng, Nguyên soái Zhukov, nguyên soái Bành Đức Hoài, Tướng McAthur, Thống chế Erwin Rommel... Gần đây, tình cờ mới biết thêm một nhân vật kiệt xuất nữa: Mikhail Tukhachevsky. Cựu nguyên soái hồng quân, ông cũng được phương Tây mệnh danh là The Red Napoleon (báo Pháp gọi đại tướng Võ Nguyên Giáp là Bonaparte Rouge, Anh Mỹ gọi ông là Red Napoleon). Sau khi học trường võ bị, ông chiến đấu trên chiến trường và liên tục được tặng huy chương vì đã chiến đấu dũng cảm. Ông bị bắt làm tù binh năm 1915 và đã vượt ngục 5 lần không thành. Sau đó ông bị chuyển đến trại giam đặc biệt ("bạn tù" của ông ở đây chính là Charles De Gaulle, người sau này trở thành tổng thống Pháp), va ông lại vượt ngục thành công. Từ 1918, sự nghiệp của ông lên như diều gặp gió, 1925, phó tổng tham mưu trưởng hồng quân, 1931 thứ trưởng quốc phòng, 1935 được phong là 1 trong 5 nguyên soái của hồng quân Liên Xô,.
Tukhachevsky đã định hướng cải tổ hồng quân theo hướng hiện đại hoá, yêu cầu sản xuất nhiều máy bay, xe tăng, kết hợp hai loại hình này với nhau. Chiến thuật ưa thích của ông là đánh vào hậu phương địch quân để tiêu diệt phần hậu cần và quân lương hoặc tập trung lực lượng cực mạnh đánh vào một điểm được chọn lựa trong hàng ngũ địch quân( đặc biệt là hoả lực pháo binh). Văn võ song toàn: ông nói được nhiều ngoại ngữ, am hiểu văn học, lịch sử ngoại giao thế giới, ông còn chơi violon và là bạn của Shostakovich. Đẹp trai, lịch thiệp vì xuất thân có học trong một gia đình quý tộc dù sa sút, đầu óc suy nghĩ độc lập, không dễ bị điều khiển: ông trở nên một mối nguy trong mắt giới lãnh đạo độc tài. Chữ tài liền với chữ tai một vần. Năm 1937, ông bị Staline lập mưu sát hại sau khi bị vu là gián điệp của Đức, âm mưu chống "đồng chí" Staline và Khruchev, có cảm tình với Trosky.... Và bị mật vụ Liên Xô hành quyết cùng một loạt yếu nhân khác. Đây cũng là hành động mở đầu cho cuộc Đại Thanh Trừng kéo dài tới năm 1941. Giới điệp viên cũng lưu truyền câu chuyện là chính Himmler đứng đằng sau vụ vu oan giá hoạ cho vị tướng huyền thoại này và sau đó Đức đã tấn công Liên Xô chính ở phòng tuyến phía Đông mà Tukhachevsky đã tiên đoán từ những năm 1930.
Mọi người đọc thêm về nhân vật huyền thoại này ở đây:
phân tích của một chuyên gia quân sự Mỹ
http://www.dtic.mil/get-tr- doc/pdf?AD=ADA510945
Thiên tài quân sự
http://www.thanhnien.com.vn/news1/pages/200613/144020.aspx
Nạn nhân của một kế hoạch gián điệp hoàn hảo?
http://www.thanhnien.com.vn/news1/pages/200613/144111.aspx
http://en.wikipedia.org/wiki/ Mikhail_Tukhachevsky
-nguyên soái Tukhachevsky
5 nguyên soái đầu tiên của Liên Xô. M. N. Tukhachevsky ngồi hàng đầu, bên trái
Một trong những vị tướng xuất sắc nhất và cũng đẹp trai nhất của Hồng quân trong Nội chiến Nga. Mới 28 tuổi đã cầm hàng trăm ngàn quân đánh đông dẹp bắc, lập nhiều công lao, là cha đẻ của học thuyết Tác chiến chiều sâu. Mặc dù ông mất sớm nhưng một lứa tướng lĩnh trẻ, tài năng, thấm nhuần tư tưởng của ông đã kịp trưởng thành để chỉ huy Hồng quân vùng lên đánh bại Phát xít Đức trong WW2.
Vâng, người đang được nói đến chính là Tukhachevsky, một trong 5 nguyên soái đầu tiên của Liên Xô
Cuộc đời chìm nổi của thiên tài quân sự Liên Xô Tukhachevsky
Nguyên soái Tukhachevsky là một nhà chỉ huy thiên tài, một lý luận
gia xuất chúng có đóng góp to lớn vào nền quân sự Liên Xô và thế giới.
>> Aleksandr Vasilievski – vị nguyên soái Liên Xô nhiều cá tính
Xuất thân từ một gia đình quý tộc, Mikhail Tukhachevsky gia nhập
phái cách mạng chiến đấu chống lại các phần tử ủng hộ Sa hoàng ở vùng
Siberia và miền Nam nước Nga trong giai đoạn nội chiến Nga.
Con tem Liên Xô năm 1963 vinh danh cố Nguyên soái Mikhail Tukhachevsky và học thuyết quân sự của ông. (Ảnh: Andrei Sdobnikov)
Tukhachevsky được giới sử gia coi là một tư lệnh và
chiến lược gia quân sự lỗi lạc, người đã đặt nền móng cho các thắng lợi
vĩ đại của Hồng quân Liên Xô.Với tài năng và đóng góp to lớn của mình, ông thăng tiến nhanh chóng trong hàng ngũ lãnh đạo quân sự của Liên Xô.
Thế nhưng sự đời khó biết được chữ ngờ. Từ đỉnh cao vinh quang, ông bất ngờ bị cách mọi chức vụ, bị giam dưới hầm tối với tội danh làm gián điệp và phản bội Tổ quốc.
Bị quân Đức bắt trong Thế chiến 1 và gia nhập Hồng quân
Mikhail Tukhachevsky sinh ra trong một gia đình quý tộc ở vùng Smolensk vào năm 1893. Sau khi tốt nghiệp trường quân sự Aleksandrovskoye, ông gia nhập trung đoàn cận vệ Semyonovsky lẫy lừng và được gửi ra mặt trận tham gia Thế chiến thứ 1.
Trong thời gian nửa năm chiến đấu, Tukhachevsky được trao tặng 6 huân chương vì lòng can đảm. Tháng 2/1915 ông bị quân Đức bắt. Giai đoạn đó ông đã cố chạy trốn tới 4 lần. Khi bị cầm tù ở pháo đài Ingolstadt, nơi giam giữ những tù nhân “ương bướng và nguy hiểm nhất”, Tukhachevsky đã gặp đại úy Charles de Gaulle, người về sau trở thành anh hùng kháng chiến và Tổng thống của Pháp.
Nỗ lực trốn ngục lần thứ 5 của Tukhachevsky đã thành công và ông xoay sở để về được nước Nga vào tháng 10/1917, khi phong trào nổi dậy của phái Bolshevik đang lên cao. Giai đoạn đầu ông được phong cấp bậc đại úy trước khi giải ngũ. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, ông gia nhập Đảng Bolshevik và Hồng quân, nơi ông thăng tiến nhanh chóng trong hàng ngũ chỉ huy. Về sau ông tâm sự, “cuộc đời thật của tôi bắt đầu kể từ và khi gia nhập Hồng quân”.
Nhà chỉ huy và lý luận quân sự hàng đầu thế giới Mikhail Tukhachevsky. (Ảnh: istorya.ru)
Trong Nội chiến Nga, Tukhachevsky chiến đấu chống
lại lực lượng Bạch vệ do Đô đốc Aleksandr Kolchak cầm đầu. Năm 1919 ông
giúp phái Bolshevik chiếm lại vùng Siberia. Năm 1920, ông được điều về
mặt trận phương Nam nơi ông cuối cùng đánh tan các lực lượng của một
viên tướng Bạch vệ khác tên là Anton Denikin ở vùng Crimea.Tư lệnh cứng rắn
Nội chiến Nga chưa kết thúc nhưng Đảng Bolshevik đã cử Tukhachevsky đưa quân sang Ba Lan hỗ trợ phong trào cách mạng ở đây và kết nối nó với Nga.
Giai đoạn sau, ông được giao nhiệm vụ trấn áp một cuộc nổi loạn của hải quân đánh bộ ở cảng Kronstadt gần Leningrad (nay là Saint Petersburg).
Cùng thời điểm với cuộc nổi loạn của thủy quân lục chiến, hàng trăm ngàn nông dân bị lực lượng phản động xúi giục đã nổi dậy ở nhiều nơi nhằm lật đổ chính quyền cách mạng.
Dưới sự lãnh đạo của Tukhachevsky, các đơn vị Hồng quân đã sử dụng những biện pháp vô cùng cứng rắn để trấn áp không thương tiếc các thủy thủ nổi loạn cũng như các cuộc bạo động ở khu vực Tambov và Voronezh của Nga.
Đối phương có thể coi Tukhachevsky là một chỉ huy đáng sợ nhưng trên thực tế Tukhachevsky lại là một con người rất nho nhã, yêu nhạc, đặc biệt ngưỡng mộ Beethoven, và thậm chí tự tay chế ra violin.
Năm 1921 Mikhail Tukhachevsky được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Học viện Quân sự Hồng quân. Trong giai đoạn 1925-1928, ông được cử làm một trong các Tham mưu trưởng Xô viết. Vài năm tiếp theo, ông nhanh chóng vươn lên thành Phó Dân ủy Quốc phòng (tức Thứ trưởng Quốc phòng) vào năm 1934 và Thứ trưởng thường trực vào năm 1936.
Cha đẻ của nhiều trường quân sự Xô viết
Ở tuổi 42 ông được phong trở thành một trong 5 vị Nguyên soái đầu tiên trong lịch sử Liên Xô. Trong thập kỷ này, Tukhachevsky tham gia sâu vào việc hiện đại hóa Hồng quân, với nỗ lực cải biến các đơn vị cách mạng phi chính quy thành một lực lượng mạnh và hiệu quả.
Năm vị Nguyên soái đầu tiên của Liên Xô, được phong vào tháng 11/1935. Trong ảnh, Tukhachevsky ngồi ngoài cùng bên trái. (Ảnh: Pinterest)
Ông đã khởi xướng việc lập ra một số cơ sở quân sự cùng với các học
viện chuyên về lính dù, xe tăng, pháo binh và không quân. (Bản thân ông
cũng viết nhiều sách về lý luận quân sự, đặc biệt là lý thuyết "tác
chiến chiều sâu", tạo nền móng cho học thuyết quân sự Liên Xô và đóng
góp đáng kể vào kho tàng nghệ thuật quân sự thế giới – ND).Tukhachevsky cũng ủng hộ các nghiên cứu sơ khởi về việc chế tạo rocket. Nhìn chung ông chủ trương tái trang bị cho quân đội bằng những vũ khí tân tiến, công nghệ cao.
Trong lĩnh vực này, ông cực lực phản đối Bộ Quốc phòng Liên Xô và thủ trưởng trực tiếp của mình khi ấy là Bộ trưởng Quốc phòng Kliment Voroshilov. Quan điểm của Voroshilov coi kỵ binh là lực lượng mạnh nhất trên chiến trường và ông ta không chịu từ bỏ quan điểm này cho tới khi bắt đầu.
Thành công ở cả tư cách chỉ huy và quản lý quốc phòng, Nguyên soái Tukhachevsky bị nhiều kẻ ghen tức và gièm pha.
Ngày định mệnh
Vào ngày 22/5/1937, Nguyên soái Tukhachevsky đột ngột bị bắt giữ theo lệnh trực tiếp của lãnh đạo cao nhất khi đó mà không hề có quyết định của tòa án hay bên công tố.
Ông cùng 7 sĩ quan cao cấp khác bị kết án âm mưu chống chế độ.
Cả 8 chỉ huy cao cấp này cùng bị kết tội làm gián điệp và phản quốc. Việc xét xử họ cũng mở ra một trang đen tối trong lịch sử khi ấy, khi hàng trăm ngàn người trong Hồng quân bị thanh lọc trong cuộc Đại thanh trừng.
Không chỉ vậy, rất nhiều người thân của Tukhachevsky bị liên lụy và chịu nhiều khổ đau tột cùng...
(Bên cạnh đó, các lý luận quân sự của Tukhachevsky cũng bị gạt bỏ. Chỉ đến khi Thế chiến thứ 2 diễn ra một thời gian và Hồng quân Liên Xô liên tiếp bị đẩy lui trên chiến trường, người ta mới chịu quay trở lại với các tư tưởng quân sự đúng đắn của ông - ND).
Mãi đến năm 1957, khi đã thành người thiên cổ từ rất lâu, ông mới được phục hồi danh dự và vị thế. Năm đó, dưới thời lãnh đạo Nikita Khrushchev, bản án dành cho Tukhachevsky được lật lại. Đến năm 1988 bản án của ông được xóa bỏ về mặt tư pháp.
Có 3 phiên bản về việc thất sủng của Nguyên soái Tukhachevsky. Giả thuyết thứ nhất cho rằng ông quá nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng lớn nên có những kẻ ghen ghét, muốn hãm hại.
Giả thuyết thứ 2 cho rằng lực lượng mật vụ Đức Quốc xã muốn loại bỏ các vị chỉ huy quân sự tài năng nhất của Liên Xô trước khi nổ ra chiến tranh nên chúng đã tung tin đồn về một âm mưu tạo phản trong nội bộ quân đội Xô viết.
Cách lý giải thứ 3 được nhiều sử gia chia sẻ là việc Tukhachevsky luôn khẳng định rằng Đức Quốc xã là kẻ thù chính của Liên Xô mà điều này lại cản trở phe ủng hộ quan hệ hòa giải với Đế chế 3 nên họ đã ra tay loại bỏ Nguyên soái này.
Cuộc thanh trừng giai đoạn thập niên 1930 thực sự đã làm suy yếu đáng kể sức mạnh của Hồng quân Liên Xô trước khi họ bước vào Thế chiến 2./.
Theo Trung Hiếu/VOV.VN (lược dịch từ RT)
Bi kịch của nguyên soái Tukhachevsky
10:01:00 - 08/12/2013
Hoa thường khô héo cỏ thường tươi.Ngó qua phim Anh hùng Nhạc Phi (phong soái năm 32 tuổi) trên truyền hình không khỏi nhớ đến những tên tuổi lẫy lừng bị vùi dập tự cổ chí kim : Nguyễn Trãi, Văn Chủng, Nguyên soái Zhukov, nguyên soái Bành Đức Hoài, Tướng McAthur, Thống chế Erwin Rommel... Gần đây, tình cờ mới biết thêm một nhân vật kiệt xuất nữa: Mikhail Tukhachevsky. Cựu nguyên soái hồng quân, ông cũng được phương Tây mệnh danh là The Red Napoleon (báo Pháp gọi đại tướng Võ Nguyên Giáp là Bonaparte Rouge, Anh Mỹ gọi ông là Red Napoleon). Sau khi học trường võ bị, ông chiến đấu trên chiến trường và liên tục được tặng huy chương vì đã chiến đấu dũng cảm. Ông bị bắt làm tù binh năm 1915 và đã vượt ngục 5 lần không thành. Sau đó ông bị chuyển đến trại giam đặc biệt ("bạn tù" của ông ở đây chính là Charles De Gaulle, người sau này trở thành tổng thống Pháp), va ông lại vượt ngục thành công. Từ 1918, sự nghiệp của ông lên như diều gặp gió, 1925, phó tổng tham mưu trưởng hồng quân, 1931 thứ trưởng quốc phòng, 1935 được phong là 1 trong 5 nguyên soái của hồng quân Liên Xô,.
Tukhachevsky đã định hướng cải tổ hồng quân theo hướng hiện đại hoá, yêu cầu sản xuất nhiều máy bay, xe tăng, kết hợp hai loại hình này với nhau. Chiến thuật ưa thích của ông là đánh vào hậu phương địch quân để tiêu diệt phần hậu cần và quân lương hoặc tập trung lực lượng cực mạnh đánh vào một điểm được chọn lựa trong hàng ngũ địch quân( đặc biệt là hoả lực pháo binh). Văn võ song toàn: ông nói được nhiều ngoại ngữ, am hiểu văn học, lịch sử ngoại giao thế giới, ông còn chơi violon và là bạn của Shostakovich. Đẹp trai, lịch thiệp vì xuất thân có học trong một gia đình quý tộc dù sa sút, đầu óc suy nghĩ độc lập, không dễ bị điều khiển: ông trở nên một mối nguy trong mắt giới lãnh đạo độc tài. Chữ tài liền với chữ tai một vần. Năm 1937, ông bị Staline lập mưu sát hại sau khi bị vu là gián điệp của Đức, âm mưu chống "đồng chí" Staline và Khruchev, có cảm tình với Trosky.... Và bị mật vụ Liên Xô hành quyết cùng một loạt yếu nhân khác. Đây cũng là hành động mở đầu cho cuộc Đại Thanh Trừng kéo dài tới năm 1941. Giới điệp viên cũng lưu truyền câu chuyện là chính Himmler đứng đằng sau vụ vu oan giá hoạ cho vị tướng huyền thoại này và sau đó Đức đã tấn công Liên Xô chính ở phòng tuyến phía Đông mà Tukhachevsky đã tiên đoán từ những năm 1930.
Mọi người đọc thêm về nhân vật huyền thoại này ở đây:
phân tích của một chuyên gia quân sự Mỹ
http://www.dtic.mil/get-tr-
Thiên tài quân sự
http://www.thanhnien.com.vn/news1/pages/200613/144020.aspx
Nạn nhân của một kế hoạch gián điệp hoàn hảo?
http://www.thanhnien.com.vn/news1/pages/200613/144111.aspx
http://en.wikipedia.org/wiki/
Vụ án Tukhachevsky (bổ sung tư liệu).
(Lưu ý bài dài, đồng chí nào không quen nên copy về word mà đọc cho thoải mái )
Như trong các bài viết trước đây, tôi có miêu tả với các bạn đọc về bối cảnh cuộc đấu tranh nội bộ to lớn trong Đảng Bolsheviks vào thập niên 30 : https://www.facebook.com/hongquanlienxotl98/photos/a.1111897538883368.1073741846.898718953534562/1173273216079133/?type=3&theater và tôi cũng đã viết một bài trước đó về vụ án của vị nguyên soái Tukhachevsky này rồi : https://www.facebook.com/hongquanlienxotl98/photos/a.1111897538883368.1073741846.898718953534562/1180808898658898/?type=3&theater . Vì thế trong bài viết này tôi xin đề cập thẳng vào những vấn đề chính mà tôi muốn cung cấp đến cho các bạn trong bài viết này.
Trước hết tôi xin trình bày đến quá trình hoạt động của Tukhachevsky. Thứ Nhất , đó là về thời kỳ chiến tranh Nga – Ba Lan 1920.
Mùa hè năm 1920, các đơn vị quân Ba Lan bị thua trận tại Ukraina và Belorussia đã rút về phía Tây. Ngày 20 tháng 6, Kamenev và Trotsky đã ra mệnh lệnh cho mặt trận phía tây do Tukhachevsky làm tư lệnh và mặt trận Tây – Nam , nơi Stalin là Ủy viên Hội đồng quân sự cách mạng tấn công vào Warsaw. Mặt trận Tây- Nam đã chuyển sang phản công, giải phóng Kiev và tiến đến Lwów (nay là Lviv). Còn mặt trận tây của Tukhachevsky đã tiến đến Warsaw, sự kiện này đã trở thành một thảm họa. Hồng quân đã bị quân Ba Lan giáng trả những đòn đau đớn. Sự kiện này trong một khoảng thời gian dài, thời kỳ “phi Stalin hóa”, người ta đã quy hết trách nhiệm cho Stalin.
Trong hồi ký của Trostky có viết : “…Trong khi các đơn vị của Tukhachevsky tiến đến Warsaw, thì mặt trận Tây- Nam, trong đó có Stalin đã tiến về phía Lemberg… Stalin muốn bằng mọi giá phải tiến vào Lwów, trong khi Tukhachevsky tiến vào Warsaw. Khi tình hình ở Warsaw đã rõ ràng, Bộ tổng tư lệnh ra lệnh cho Egôrốp thay đổi hướng tiến công để đánh vào cạnh sườn đội hình quân Ba Lan ở ngoại vi Warsaw và bảo vệ cánh trái của Tukhachevsky. Nhưng Bộ chỉ huy mặt trận Tây-Nam do Stalin chỉ huy vẫn tiếp tục hướng về phía tây…Chỉ sau khi đã lặp lại mệnh lệnh nhiều lần Bộ chỉ huy mặt trận Tây- Nam mới thanh đổi hướng. Lúc đó thì đã quá muộn..”
Vậy thì ai đúng ?
Ba Lan khi đó là bàn đạp cuối cùng để các nước đế quốc can thiệp vào nước Nga. Nhóm Ba Lan theo chủ nghĩa Sovanh đã được các nước đế quốc hứa sẽ cắt đất của Liên Xô cho vào Ba Lan với ý đồ thiết lập “Đại Ba Lan từ biển thông ra biển”. Được sự ủng hộ của các nước đế quốc, Ba Lan thành lập quân đội với 738 ngàn người. Kế hoạch tấn công nước Nga của Ba Lan được viên tướng Pháp Phoosa chỉ huy. Ngày 25 tháng 4 các toán quân Ba Lan bắt đầu tấn công, ngày 26 tháng 4 chiếm được Gifomir, ngày 6 tháng 5 chiếm Kiev và vượt sang tả ngạn sông Dnhép.
Ngày 24 tháng 4 Hồng quân chuyển sang phản công, giải phóng Ukraina và Belorussia rồi tiến vào lãnh thổ Ba Lan. Tuy nhiên, lực lượng đã bị tiêu hao khá lớn và giai cấp vô sản không những không ủng hộ Hồng quân mà còn được vũ trang để chống lại “quân xâm lược Nga”, chiến dịch Warsaw từ thế thắng lợi trở thành một bước đi sai lầm, mà những người lãnh đạo của nó là Trotsky, Kamenev và Tukhachevsky.
Ngày 2 tháng 8 năm 1920, Bộ Chính trị đã quyết định thống nhất toàn bộ các đơn vị trên mặt trận Ba Lan vào mặt trận phía Tây của Tukhachevsky, đồng thời thành lập mặt trận phía Nam do Stalin chỉ huy. Bộ tư lệnh Ba Lan được các nước đế quốc đồng minh ủng hộ về vũ khí và kỹ thuật đã tổng động viên để phản công lại Hồng quân. Mặt trận của Tukhachevsky bị tan vỡ.
Yêu cầu của của Trotsky và Kamenev về việc ra lệnh quân đoàn 12 đến cứu viện từ Lwów đến Warsaw ngay tức khắc là một yêu cầu phi thực tế, vì đoạn đường từ từ Lwów đến Warsaw lên đến 390km. Tất nhiên thật là thiếu sót nếu chúng ta không đi vào chi tiết của trận đánh, những điểm có liên quan mật thiết đối với sự thất bại của toàn chiến dịch. Bắt đầu từ ngày 14 tháng 8 Kamenev ra lệnh quyết định chuyển quân đoàn 12 và quân đoàn kỵ binh số 1 bổ sung cho mặt trận phía Tây. Nhưng trên mặt trận phía Tây tại Warsaw, đến ngày 17 tháng 8 Hồng quân đã giáng đòn nặng nề trên thực tế một bộ phận đã rút lui về tuyến sau. Ngày 18 tháng 8, Tukhachevsky khi ấy đang ở Minsk đã nhận ra tình hình vô cùng tồi tệ và quyết định cho rút quân.
Do những điều kiện liên lạc vô cùng kém, đã dẫn đến tình trạng chồng chéo mệnh lệnh lên nhau, quân đoàn số 1 kỵ binh đã không có quyết định tiến về Warsaw mà theo đó tiếp tục hướng về Lwów cho đến khi nhận những thông tin cụ thể hơn, đến ngày 20 tháng 8 mới tái bố trí về hướng Warsaw (tất nhiên là trễ). Còn quân đoàn số 12, tất nhiên là chẳng thể nào đến kịp từ ngày 14 đến ngày 17 vì thực tế không thể di chuyển gần 400km và đảm bảo sức chiến đấu toàn quân cho đến ngày 17 tháng 8 được, chưa kể tình hình ở Lwów cũng có vấn đề. Tuy nhiên nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của Tukhachevsky không phải nằm ở chỗ thiếu viện binh mà nằm ở kế hoạch, thông tin đã bị bại lộ, các điện tín của Hồng quân đã bị quân đội Ba Lan giải mã, Tukhachevsky đã đưa quân vào một cái bẫy mà tướng Józef Piłsudski. Ngoài ra thông tin liên lạc yếu, hậu cần chưa tốt cùng với sức chiến đấu của binh lính suy giảm đáng kể sau các cuộc tiến công hàng loạt đã dẫn đến tình trạng binh sĩ kiệt quệ, mệt mỏi.
Còn về lý thuyết thì ngay từ đầu trận đánh Warsaw là một sai phạm nghiêm trọng về chiến lược tấn công về phương diện chính trị, chúng ta đều nên nhớ rằng cuộc chiến ở đây là Nội chiến, là chiến tranh Vệ quốc bảo vệ chính quyền Xô viết nhưng cuộc tiến công vào thủ đô Warsaw của Ba Lan đã biến tính chất cuộc chiến sang hướng “xuất khẩu cách mạng”. Trong khi đó các khu vực khác của nước Nga vẫn còn đang bị chiếm đóng bởi các thế lực đế quốc khác và Bạch vệ, vùng Nam Ukraina đang bị các nhóm phỉ quấy phá, việc lựa chọn đánh Warsaw ngay lúc đó có được xem là quyết định đúng đắn hay không, những người lãnh đạo của Bộ dân ủy quốc phòng đã quá hăng say trong chiến thắng mà quên mất rằng tôn chỉ của phong trào cách mạng Bolsheviks.
Còn về mặt trận Tây – Nam, lúc này các đơn vị của Vrangelia tiến ra khỏi Krưm (Crime) và chuẩn bị chiếm Donbass để hợp binh với các đơn vị Kazak đang đóng ở sông Đông và Cuban. Stalin rất chú ý đến mặt trận Krưm, ông rất nhiều lần có mặt trên các điểm của mặt trận chống Vrangelia, kể cả các mặt trận đang diễn ra các trận chiến đấu ác liệt nhất. Ngoài ra, Stalin hết sức ủng hộ việc Egôrốp làm tư lệnh mặt trận Tây-Nam, bất chấp ý định của Trotsky muốn thay thế. Ngày 17 tháng 8 Stalin trở về Moscow và đề nghị cho ông thôi đảm nhiệm các trọng trách về quân sự (bất chấp rằng Hồng quân chiến thắng ở Lwów và đảm bảo vùng phía Nam nước Nga Xô viết). Lãnh tụ Lenin đa không đồng ý và tại Hội nghị lần thứ 9 của TW, mặc dù Lenin tán thành các ý kiến của Ủy ban quân sự TW và Trotsky nhưng lại đánh giá cao uy tín, nghị lực và sự kiên định của Stalin trên mặt trận Ba Lan.
Thứ Hai, là vụ âm mưu bạo loạn thập niên 30.
Vladimir Karpob- người đã trực tiếp gặp gỡ Molotop hỏi về các sự kiện này, ông đã được nhận câu trả lời như sau: “Đối với các vị tướng này, tôi không có một chút phân vân nào, tôi biết họ là người của Trotsky, do Trotsky đưa lên (Thời nội chiến Trotsky rất cân nhắc Tukhachevsky, vì ông là một vị tướng có tài). Trotsky cân nhắc họ lên với ý đồ rất xa để phục vụ khi bản thân mình đã nắm được vị trí lãnh đạo cao nhất. Rất may là trước chiến tranh chúng ta đã phát hiện ra bản chất của họ, nếu không, trong thời gian chiến tranh, không ai biết điều gì sẽ xảy ra, thậm chí tổn thất về người con lớn hơn con số 20 triệu. Tôi luôn biết rằng Tukhachevsky là một một con người bí hiểm…
Tôi đã rất cố gắng để tiếp xúc trực tiếp với các tài liệu lưu trữ của phiên tòa và theo dõi vụ án gọi là “âm mưu bạo loạn của Tukhachevsky”. Điều này quả là không đơn giản, khắp mọi nơi người ta đều từ chối một cách rất lịch sự. Thậm chí cha1h án tòa án tối cao liên Ban Têlêbilốp V.I, người bạn thân thiết của tôi cũng nhiều lần phẩy tay và nói :Hãy để điều đó nằm yên trên giá sách. Tuy vậy, cuối cùng tôi vẫn đạt được mục đích của mình. Tôi vội vàng cất giữ các trang tài liệu một cách cẩn thận”.
Sau đây tôi xin trích dẫn nội dung của biên bản phiên họp đặc biệt này: “Biên bản phiên họp đặc biệt cuả toàn án tối cao Liên Xô về vụ Tukhachevsky, Yakira, Uborevich, Kork , Eidêman, Phendman, Primacov, Putnưi. Phiên tòa ngày 16 tháng 11 năm 1937 lúc 9 giờ sáng, tòa nghe đọc bản án về tội phản bội Tổ quốc, làm gián điệp và chuẩn bị tiến hành các vụ mưu sát… sau đó tòa đọc tên năm bị cáo. Phiên tòa được xử kín.
Chủ tọa phiên tòa là : Chánh án tòa quân sự tối cao Liên Xô – Luật sư quân sự Ulrikh V.V , các thẩm phán khác gồm: Thứ trưởng bộ dân ủy quốc phòng Liên Xô, tư lệnh lực lượng không quân Alkxnhix. Y.A.I , Nguyên soái Liên Xô Budienưi X.M, Nguyên soái Liên Xô Bluikher V.K , Tổng tham mưu trưởng Sapôsnhikốp, Tư lệnh bội đội Belorussia Belov I.P , Tư lệnh quân khu Leningrad Dưbenco P.E , Tư lệnh quân khu Bắc Capcadơ Kasirin N.D và Tư lệnh quân kỵ binh Kazak Goriachép E.I ,…”.
Các thành phần chủ tọa của phiên tòa đối với các bị cáo, họ từng là đồng chí cùng chiến đấu, hiểu biết nhau, thậm chí trong những năm Nội chiến họ từng đã là bạn thân với nhau. Các thành phần chủ tọa đã tiếp xúc với những bức thư của Tukhachevsky, mà trong đó vạch ra kế hoạch bạo loạn , âm mưu lật đổ chính quyền Xô viết. Biên bản đã ghi rõ tất cả các tư liệu, chứng cứ trong quá trình xử án cho đến hiện nay vẫn còn lưu giữ tối mật trực thuộc cơ quan phản gián an ninh. Tuy nhiên trong bộ Hồ sơ đầu đề của vụ án này, còn lưu trữ bức thư nhận tội do chính tay Tukhachevsky viết, lá thư nằm ngay phần đầu của bộ Hồ sơ của vụ án. Sau đây là nội dung nguyên văn bức thư đó.
“Kính gửi ông Yezhov N.I
Bộ trưởng dân ủy Nội vụ.
Sauk hi bị bắt ngày 22 tháng 5, tôi đã được đưa đến Moscow ngày 24 tháng 5, cuộc hỏi cung đầu tiên diễn ra ngày 25 tháng 5 và hôm nay ngày 25 tháng 5 tôi xin thừa nhận đã có âm mưu vụ bạo loạn quân sự chống lại chính quyền Xô viết và rằng chính tôi là người lãnh đạo âm mưu này. Xin tuyên thệ rằng, tự bản thân mình nêu ra các chứng cứ liên quan đến vụ án, không che giấu một ai trong số những người tham gia, không che giấu một chứng cứ hay tài liệu nào.
Âm mưu này được bắt đầu từ năm 1932. Những người tham gia bao gồm: Phendman, Alaphudo, Primacov, Putna và một số người khác mà tôi sẽ bổ sung chi tiết sau.
Tukhachevsky, ngày 26 tháng 5 năm 1937”.
Tiếp sau đó, Tukhachevsky cũng đã viết với nội dung tương tự ở bản khai báo ngày hôm đó (25/5) như sau: “…Tôi bị thẩm vấn lần đầu tiên vào ngày 25 tháng 5 và hôm nay ngày 25 tháng 5 tôi tuyên bố thừa nhận sự tồn tại âm mưu bạo loạn quân sự của nhóm Trotskyist và rằng tôi chính là người tham gia lãnh đạo vụ đó”.
Usacov – người trực tiếp được giao thẩm vấn Tukhachevsky đã kể lại: “Tôi không hề động đến cái móng tay của ông ta và thật ngạc nhiên là một nhân vật lẫy lừng như vậy lại ngay lập tức thừa nhật tất cả”. Chính Usacov là người bầy ra trước mặt Tukhachevsky tất cả những chứng cứ, tài liệu. Sau đó Tukhachevsky đã cuối đầu nhận tội của mình, và ông yêu cầu mình được đối chứng với Primacov và Phendman, và điều đó được chấp thuận. Nếu như ai hoài nghi về tại sao Tukhachevsky lại dễ dàng nhận tội nhanh vậy hay là do bị ép cung ? Không, cái đó chỉ là sự tuyên truyền dối trá, ngay cả những người lính đơn giản nhất bình dị nhất vẫn kiên cường trong các nhà tù của lũ phát xít Đức, cũng bộc lộ lên những phẩm chất của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, không bao giờ họ chịu đầu hàng kẻ thù mà phản bội Tổ quốc ; vậy thì đến cả một vị Nguyên soái lại có dễ dàng bị tra tấn mà khai báo như vậy không.
Phendman đã khai vào ngày 16 tháng 5 năm 1937 rằng ông ta tham gia vào nhóm từ hồi 1934 và nhóm này do chính Tukhachevsky lãnh đạo. Cần phải nhớ rằng Phendman là một nhân vật không mấy dễ ưa gì, ngày 14 tháng 1 năm 1937 chính Phdendman đã gửi cho Thứ trưởng BQP Gamaznhik một lá thư trong đó đề cập : đưa ra khái niệm đánh số các đối tượng bị nghi vấn, viết tắt là O.Y (phần tử đặc biệt). Mà theo các phân loại nà hàng chục ngàn cán bộ đã bị đưa ra khỏi quân đội, không phân biệt đảng viên, có kinh nghiệm trong công tác, đã từng tham gia nội chiến hay không.
Trong số người bị sa thải có sư đoàn trưởng Danhilo Xerdich người Sebi, ngườ được Zuhkov đánh giá cao. Trong thời kỳ nội chiến anh ta là một sĩ quan dũng cảm, đã được tặng hai huân chương sao đỏ vậy mà bị sa thải và bị bắt. Với các phân loại này kể cả Rocôxốpki vốn có gốc Ba Lan cũng đã bị bắt. Làm trong sạch Đảng và quân đội là cần thiết và việc đó do chính Stalin đề xuất, tuy nhiên phe đối lập đã lợi dụng chủ trương này của Đảng để tiến hành các cuộc thanh trừng bằng các biện pháp cực đoan, và đàn áp đẫm máu.
Stalin hiểu rằng để bắt một vị Nguyên soái trước hết phải có đủ thủ tục. Đó là nghị quyết của Bộ Chính trị và sự phê chuẩn của thẩm phán tối cao. Mọi việc đã phải diễn ra đúng như vậy, khối có những kẻ có thể suy nghĩ được rằng Stalin chỉ cần phẩy tay thì Tukhachevsky sẽ bị chém khỏi cái ghế của ông, điều đó thật ngu ngốc. Tất nhiên trong những năm tháng này xuất hiện các tình trạng vượt quá giới hạn cho phép, các thế lực đang âm mưu thanh trừng lẫn nhau, từ các đơn vị của Bộ Nội vụ, toàn án, thẩm phán, bộ ba Cheka,… và trong đó ngoài vai trò của Phendman và Gamarnhich , còn có vai trò của cả “Napoleon con –Beria” nữa.
Đối với Stalin đây là một cú sốc thật sự vì những cuộc thanh trừng đẫm máu dưới các cơ quan địa phương, có đến 40 ngàn cán bộ bị thanh trừng trong giai đoạn này, tuy nhiên không phải tất cả đều bị xử bắn như những tuyên truyền dối trá của Phương Tây. Hội nghị toàn thể TW Bolsheviks đã thông qua nghị quyết đặc biệt về vụ 40 ngàn cán bộ bị thanh trừng này. Nghị quyết của Xô viết các dân ỉu và TW Đảng Bolsheviks ác nhận rằng : “Vào thời kỳ 1937 -1938 dưới sự lãnh đạo của Đảng , các cơ quan của Bộ dân ủy nội vụ đã tiến hành một khối lượng công việc lớn để tiêu diệt kẻ thù, vạch trần các vụ gián điệp, khủng bố, tay sai của Trotsky, Bukharin, bọn sĩ quan Bạch vệ (tất nhiên ko phải là toàn thể cựu BV), bọn Kulac, bọn Mensheviks, giai cấp tư sản, tạo thành các nhóm chống đối nguy hiểm, dựa vào sự giúp đỡ của tình báo nước ngoài ở Liên Xô, tức là các tổ chức gián điệp của Nhật, Đức, Ba Lan, Anh và Pháp”.
Các đợt thanh trừng để tiêu diệt bè lũ phản động do các cơ quan Bộ dân ủy nội vụ tiến hành giai đoạn 1937-1938 đã để xảy ra các sai lầm nghiêm trọng trong công tác điều tra và xét xử… Sau đó nghị quyết đã chỉ ra các hình thức vi phạm pháp luật và một trong các nguyên nhân của vụ khủng bố:
“…Những thành phần phạm sai lầm thiếu trách nhiệm trong quá trình điều tra vụ án và vi phạm nghiêm trọng các quy định của luật pháp Xô viết, cố tình bóp méo các hồ sơ, chứng cớ. Họ đã bắt các nạn nhân mà không cần lý do, thậm chí bịa ra các hồ sơ để buộc tội những người vô tội. Đồng thời lại tìm mọi cách đễ cứu các đồng bọn đã tham gia kế hoạch phản quốc của mình”.
Với các sai lầm ở trên Xô viết các dân ủy và TW Đảng quyết định:
1. Nghiêm cấm các cơ quan của Bộ dân ủy nội vụ và tòa án Liên Xô tiến hành bất kỳ hành động bắt bớ hay giam cầm nào.
2. Phù hợp với đều 127 Hiến pháp Liên Xô, các vụ bắt bớ chỉ được tiến hành theo phán quyết của tòa án hoặc thỏa thuận của thẩm phán.
3. Giải tán các tòa tay ba Cheka đã được thành lập theo quyết định đặc biệt của Bộ nội vụ Liên Xô. Với tất cả các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật sẽ bị truy tố, hoặc đưa ra xem xét ở hội nghị bất thường của Bộ nội vụ Liên Xô.
Tại Hội nghị TW đồng chí Stalin đã phát biểu phê phán các hành động thanh trừng trái pháp luật: “Trong quá trình tiến hành làm trong sạch lực lượng vũ trang khỏi các lực lượng gián điệp nước ngoài. Đồng chí Vôlôsilốp và các Thứ trưởng BQP rõ ràng đã làm mọi sự việc đi quá xa.
Tin tưởng vào tin tức của Yezhov nguyên là Bộ tưởng Nội vụ- họ đã sa thải 40 ngàn cán bộ quân đội có kinh nghiệm – dường như là vi sự dao động về chính trị của họ. Đa số trong số đó bị sa thải với một lý do rất mơ hồ là vì có quan hệ với kẻ thù của nhân dân, họ nêu ra rằng trong số các sĩ quan nêu ở trên đã có các thành phần gián điểm của cơ quan phản gián nước ngoài mà họ không có bằng chứng nào…
Chúng ta có thể hiểu đồng chí Vôlôsilốp. Sự mất cảnh giác chính trị là rất nguy hiễm. Chúng ta đều biết, để thực hiện tấn công trên các mặt trận, cần phải tới hàng chục ngàn chiến sĩ, vậy mà chỉ dựa vào ba nhân vật “vớ vẩn” ở Bộ Tổng tham mưu cũng có thể một lúc sa thải hàng chục ngàn người như vậy ra khỏi quân đội – việc sa thải một lúc 40 ngàn cán bộ là việc làm cực kỳ có hại trong mọi khía cạnh, TW đã nhắc nhở đồng chí Vôlôsilốp.
Vào tháng 1 năm 1938 đã có 11 ngàn người bị sa thải trước kia được gọi quay trở lại quân đội và hạm đội. Vào năm 1937, 841 người đã bị khởi tố, trong đó chỉ có 121 người bị xử bắn. Năm 1938, theo số liệu có 52.372 người đã bị bắt trong số đó tới 49.641 người được trả tự do (số còn lại vào Gulag). Với số lượng , người được trả tự do lớn như vậy nói lên rằng Bộ trưởng dân ủy nội vụ lúc đó là Yezhov đã bắt rất nhiều người mà không có chứng cứ cụ thể nào. Những vụ bắt bớ này, TW không hề biết mà tự Yezhov tự ý hành động. Vì những hành động sai lầm này mà ngày 10 tháng 4 năm 1939, Yezhov và cấp phó của y đã bị bắt và ngày 4 tháng 4 năm 1940 theo phán quyết của toàn án quân sự tối cao đã bị xử bắn… Đối với đa số các trường hợp bị giam giữ trong các trại Gulag của Bộ nội vụ Liên Xô giai đoạn đó thì chúng thực sự là các tội phạm cần thiết phải giam giữ để cách ly với xã hội.
Các nhóm gián điệp nước ngoài, bè lũ luôn tổ chức chống phá chúng ta đã bị chúng ta tiêu diệt. Thưa các đồng chí, việc thanh trừng bè lũ gián điệp và phản động trong hàng ngũ quân đội và trong đất nước – đó chính là công lao to lớn của Đảng cộng sản trước nhân dân Xô viết. Nếu không làm được việc đó thì chúng ta không thể hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị đất nước để chống lại bè lũ hiếu chiến đang lăm le xâm lược chúng ta, hòng phục hồi chủ nghĩa tư bản, biến người Xô viết thành nô lệ của chủ nghĩa đế quốc. Âm mưu phá hoại sức mạnh kinh tế và quân sự của Liên Xô để chuẩn bị xâm lược Liên Xô..”
Như vậy là có lẽ chúng ta cũng đã thấy những vấn đề phức tạp và nghiêm trọng trong thời kỳ đó, ngoài ra bức thư này đã cho chúng ta thấy Stalin hoàn toàn nhận thức được về cục diện chiến tranh xâm lược của bọn phát xít Đức (đừng quên rằng trong bài trước tôi đã có viết rõ về mối quan hệ giữa Tukhachevsky và phái chóp bu quân sự của Đức quốc xã). Khi phát hiện ra các âm mưu của kẻ thù Stalin đã lập tức có những biện pháp hoàn toàn cần thiết, tiến hành thanh lọc các cơ quan Bộ nội vụ, ông vẫn nhớ về vụ hàng chục ngàn phần tử phái Zionism từ Đảng Cộng sản Do Thái chuyển sang Đảng Cộng sản Bolsheviks.
(https://www.facebook.com/hongquanlienxotl98/photos/a.1111897538883368.1073741846.898718953534562/1250710701668717/?type=3&theater).
Nhà văn phương Tây nổi tiếng Leon Pheikhtvanger trong cuốn sách Moscow 1937 đã viết: “Khi đang ở Châu Âu nghe những lời buộc tội đối với Zinoviev, tôi có cảm giác có cái gì đó không tin cậy. Tôi có cảm tưởng rằng, hình như lời thú tội của các bị cáo được đưa ra bởi một cách bí hiểm nào đó… Nhưng khi tôi tới Moscow vào giai đoạn hai của phiên tòa và trực tiếp nghe lời khai của Pitacov, Radek và một số bị cáo khác thì các nghi vấn của tôi trước đó đã tan biên như muối hòa trong nước dưới ảnh hưởng của các ấn tượng mà tôi có được khi tôi nghe trực tiếp các lời khai của các bị cáo…” (Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta trong giai đoạn đó, người cũng đang ở tại Liên Xô và theo dõi các sự kiện này).
Tất nhiên tôi sẽ tạm dừng bài viết tại gần đây, vì đi sâu nữa sẽ sang phần viết về “Đại thanh trừng” mất, đề tài đó xin lùi lại vào khi khác. Trước lúc dừng , tôi xin trích dẫn một nhận xét của chính khách ngoại quốc, những người từng theo dõi sát sao thời kỳ đó đã nhận xét. Xin trích dẫn chính kiến của cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Xô, Johdeph Devils, trong bài báo của ông năm 1941 trên tờ báo “Sundy Express” có viết : “Sau khi Đức quốc xã tấn công vào Liên Xô có người đã hỏi : “Ông nghĩ thế nào về đội quân thứ năm ở nước Nga?” . Johdeph Devils đã trả lời rằng : “Ở nước Nga không có đội quân này, họ đã bị xử bắn hết rồi!”. Ông còn nói tiếp : “Một phần lớn thế giới đã có lúc cho rằng chiến dịch thanh trừng những năm 1935-1938 là tàn ác, xấu xa. Tuy nhiên, bây giờ đã trở nên rõ ràng chính chiến dịch đó là biểu hiện tầm nhìn chiến lược của Stalin và các cộng sự của ông”. Johdeph Devils đã đọc và phân tích kỹ kế hoạch của Trotsky và Bukharin, ông đã nhận xét: “Có thể nói ngắn gọn là kế hoạch này chính là sự cấu kết toàn diện của họ với Đức Quốc xã…”. Devils nhấn mạnh rằng : “Sự kháng cự của nhà nước Xô viết – mà chúng ta đang được chính kiến – sẽ là con số 0 (số không) nếu như Stalin và các đồng chí của ông không rat ay sớm tiêu diệt bè lũ phản bội.
#Gấu
(Lưu ý bài dài, đồng chí nào không quen nên copy về word mà đọc cho thoải mái )
Như trong các bài viết trước đây, tôi có miêu tả với các bạn đọc về bối cảnh cuộc đấu tranh nội bộ to lớn trong Đảng Bolsheviks vào thập niên 30 : https://www.facebook.com/hongquanlienxotl98/photos/a.1111897538883368.1073741846.898718953534562/1173273216079133/?type=3&theater và tôi cũng đã viết một bài trước đó về vụ án của vị nguyên soái Tukhachevsky này rồi : https://www.facebook.com/hongquanlienxotl98/photos/a.1111897538883368.1073741846.898718953534562/1180808898658898/?type=3&theater . Vì thế trong bài viết này tôi xin đề cập thẳng vào những vấn đề chính mà tôi muốn cung cấp đến cho các bạn trong bài viết này.
Trước hết tôi xin trình bày đến quá trình hoạt động của Tukhachevsky. Thứ Nhất , đó là về thời kỳ chiến tranh Nga – Ba Lan 1920.
Mùa hè năm 1920, các đơn vị quân Ba Lan bị thua trận tại Ukraina và Belorussia đã rút về phía Tây. Ngày 20 tháng 6, Kamenev và Trotsky đã ra mệnh lệnh cho mặt trận phía tây do Tukhachevsky làm tư lệnh và mặt trận Tây – Nam , nơi Stalin là Ủy viên Hội đồng quân sự cách mạng tấn công vào Warsaw. Mặt trận Tây- Nam đã chuyển sang phản công, giải phóng Kiev và tiến đến Lwów (nay là Lviv). Còn mặt trận tây của Tukhachevsky đã tiến đến Warsaw, sự kiện này đã trở thành một thảm họa. Hồng quân đã bị quân Ba Lan giáng trả những đòn đau đớn. Sự kiện này trong một khoảng thời gian dài, thời kỳ “phi Stalin hóa”, người ta đã quy hết trách nhiệm cho Stalin.
Trong hồi ký của Trostky có viết : “…Trong khi các đơn vị của Tukhachevsky tiến đến Warsaw, thì mặt trận Tây- Nam, trong đó có Stalin đã tiến về phía Lemberg… Stalin muốn bằng mọi giá phải tiến vào Lwów, trong khi Tukhachevsky tiến vào Warsaw. Khi tình hình ở Warsaw đã rõ ràng, Bộ tổng tư lệnh ra lệnh cho Egôrốp thay đổi hướng tiến công để đánh vào cạnh sườn đội hình quân Ba Lan ở ngoại vi Warsaw và bảo vệ cánh trái của Tukhachevsky. Nhưng Bộ chỉ huy mặt trận Tây-Nam do Stalin chỉ huy vẫn tiếp tục hướng về phía tây…Chỉ sau khi đã lặp lại mệnh lệnh nhiều lần Bộ chỉ huy mặt trận Tây- Nam mới thanh đổi hướng. Lúc đó thì đã quá muộn..”
Vậy thì ai đúng ?
Ba Lan khi đó là bàn đạp cuối cùng để các nước đế quốc can thiệp vào nước Nga. Nhóm Ba Lan theo chủ nghĩa Sovanh đã được các nước đế quốc hứa sẽ cắt đất của Liên Xô cho vào Ba Lan với ý đồ thiết lập “Đại Ba Lan từ biển thông ra biển”. Được sự ủng hộ của các nước đế quốc, Ba Lan thành lập quân đội với 738 ngàn người. Kế hoạch tấn công nước Nga của Ba Lan được viên tướng Pháp Phoosa chỉ huy. Ngày 25 tháng 4 các toán quân Ba Lan bắt đầu tấn công, ngày 26 tháng 4 chiếm được Gifomir, ngày 6 tháng 5 chiếm Kiev và vượt sang tả ngạn sông Dnhép.
Ngày 24 tháng 4 Hồng quân chuyển sang phản công, giải phóng Ukraina và Belorussia rồi tiến vào lãnh thổ Ba Lan. Tuy nhiên, lực lượng đã bị tiêu hao khá lớn và giai cấp vô sản không những không ủng hộ Hồng quân mà còn được vũ trang để chống lại “quân xâm lược Nga”, chiến dịch Warsaw từ thế thắng lợi trở thành một bước đi sai lầm, mà những người lãnh đạo của nó là Trotsky, Kamenev và Tukhachevsky.
Ngày 2 tháng 8 năm 1920, Bộ Chính trị đã quyết định thống nhất toàn bộ các đơn vị trên mặt trận Ba Lan vào mặt trận phía Tây của Tukhachevsky, đồng thời thành lập mặt trận phía Nam do Stalin chỉ huy. Bộ tư lệnh Ba Lan được các nước đế quốc đồng minh ủng hộ về vũ khí và kỹ thuật đã tổng động viên để phản công lại Hồng quân. Mặt trận của Tukhachevsky bị tan vỡ.
Yêu cầu của của Trotsky và Kamenev về việc ra lệnh quân đoàn 12 đến cứu viện từ Lwów đến Warsaw ngay tức khắc là một yêu cầu phi thực tế, vì đoạn đường từ từ Lwów đến Warsaw lên đến 390km. Tất nhiên thật là thiếu sót nếu chúng ta không đi vào chi tiết của trận đánh, những điểm có liên quan mật thiết đối với sự thất bại của toàn chiến dịch. Bắt đầu từ ngày 14 tháng 8 Kamenev ra lệnh quyết định chuyển quân đoàn 12 và quân đoàn kỵ binh số 1 bổ sung cho mặt trận phía Tây. Nhưng trên mặt trận phía Tây tại Warsaw, đến ngày 17 tháng 8 Hồng quân đã giáng đòn nặng nề trên thực tế một bộ phận đã rút lui về tuyến sau. Ngày 18 tháng 8, Tukhachevsky khi ấy đang ở Minsk đã nhận ra tình hình vô cùng tồi tệ và quyết định cho rút quân.
Do những điều kiện liên lạc vô cùng kém, đã dẫn đến tình trạng chồng chéo mệnh lệnh lên nhau, quân đoàn số 1 kỵ binh đã không có quyết định tiến về Warsaw mà theo đó tiếp tục hướng về Lwów cho đến khi nhận những thông tin cụ thể hơn, đến ngày 20 tháng 8 mới tái bố trí về hướng Warsaw (tất nhiên là trễ). Còn quân đoàn số 12, tất nhiên là chẳng thể nào đến kịp từ ngày 14 đến ngày 17 vì thực tế không thể di chuyển gần 400km và đảm bảo sức chiến đấu toàn quân cho đến ngày 17 tháng 8 được, chưa kể tình hình ở Lwów cũng có vấn đề. Tuy nhiên nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của Tukhachevsky không phải nằm ở chỗ thiếu viện binh mà nằm ở kế hoạch, thông tin đã bị bại lộ, các điện tín của Hồng quân đã bị quân đội Ba Lan giải mã, Tukhachevsky đã đưa quân vào một cái bẫy mà tướng Józef Piłsudski. Ngoài ra thông tin liên lạc yếu, hậu cần chưa tốt cùng với sức chiến đấu của binh lính suy giảm đáng kể sau các cuộc tiến công hàng loạt đã dẫn đến tình trạng binh sĩ kiệt quệ, mệt mỏi.
Còn về lý thuyết thì ngay từ đầu trận đánh Warsaw là một sai phạm nghiêm trọng về chiến lược tấn công về phương diện chính trị, chúng ta đều nên nhớ rằng cuộc chiến ở đây là Nội chiến, là chiến tranh Vệ quốc bảo vệ chính quyền Xô viết nhưng cuộc tiến công vào thủ đô Warsaw của Ba Lan đã biến tính chất cuộc chiến sang hướng “xuất khẩu cách mạng”. Trong khi đó các khu vực khác của nước Nga vẫn còn đang bị chiếm đóng bởi các thế lực đế quốc khác và Bạch vệ, vùng Nam Ukraina đang bị các nhóm phỉ quấy phá, việc lựa chọn đánh Warsaw ngay lúc đó có được xem là quyết định đúng đắn hay không, những người lãnh đạo của Bộ dân ủy quốc phòng đã quá hăng say trong chiến thắng mà quên mất rằng tôn chỉ của phong trào cách mạng Bolsheviks.
Còn về mặt trận Tây – Nam, lúc này các đơn vị của Vrangelia tiến ra khỏi Krưm (Crime) và chuẩn bị chiếm Donbass để hợp binh với các đơn vị Kazak đang đóng ở sông Đông và Cuban. Stalin rất chú ý đến mặt trận Krưm, ông rất nhiều lần có mặt trên các điểm của mặt trận chống Vrangelia, kể cả các mặt trận đang diễn ra các trận chiến đấu ác liệt nhất. Ngoài ra, Stalin hết sức ủng hộ việc Egôrốp làm tư lệnh mặt trận Tây-Nam, bất chấp ý định của Trotsky muốn thay thế. Ngày 17 tháng 8 Stalin trở về Moscow và đề nghị cho ông thôi đảm nhiệm các trọng trách về quân sự (bất chấp rằng Hồng quân chiến thắng ở Lwów và đảm bảo vùng phía Nam nước Nga Xô viết). Lãnh tụ Lenin đa không đồng ý và tại Hội nghị lần thứ 9 của TW, mặc dù Lenin tán thành các ý kiến của Ủy ban quân sự TW và Trotsky nhưng lại đánh giá cao uy tín, nghị lực và sự kiên định của Stalin trên mặt trận Ba Lan.
Thứ Hai, là vụ âm mưu bạo loạn thập niên 30.
Vladimir Karpob- người đã trực tiếp gặp gỡ Molotop hỏi về các sự kiện này, ông đã được nhận câu trả lời như sau: “Đối với các vị tướng này, tôi không có một chút phân vân nào, tôi biết họ là người của Trotsky, do Trotsky đưa lên (Thời nội chiến Trotsky rất cân nhắc Tukhachevsky, vì ông là một vị tướng có tài). Trotsky cân nhắc họ lên với ý đồ rất xa để phục vụ khi bản thân mình đã nắm được vị trí lãnh đạo cao nhất. Rất may là trước chiến tranh chúng ta đã phát hiện ra bản chất của họ, nếu không, trong thời gian chiến tranh, không ai biết điều gì sẽ xảy ra, thậm chí tổn thất về người con lớn hơn con số 20 triệu. Tôi luôn biết rằng Tukhachevsky là một một con người bí hiểm…
Tôi đã rất cố gắng để tiếp xúc trực tiếp với các tài liệu lưu trữ của phiên tòa và theo dõi vụ án gọi là “âm mưu bạo loạn của Tukhachevsky”. Điều này quả là không đơn giản, khắp mọi nơi người ta đều từ chối một cách rất lịch sự. Thậm chí cha1h án tòa án tối cao liên Ban Têlêbilốp V.I, người bạn thân thiết của tôi cũng nhiều lần phẩy tay và nói :Hãy để điều đó nằm yên trên giá sách. Tuy vậy, cuối cùng tôi vẫn đạt được mục đích của mình. Tôi vội vàng cất giữ các trang tài liệu một cách cẩn thận”.
Sau đây tôi xin trích dẫn nội dung của biên bản phiên họp đặc biệt này: “Biên bản phiên họp đặc biệt cuả toàn án tối cao Liên Xô về vụ Tukhachevsky, Yakira, Uborevich, Kork , Eidêman, Phendman, Primacov, Putnưi. Phiên tòa ngày 16 tháng 11 năm 1937 lúc 9 giờ sáng, tòa nghe đọc bản án về tội phản bội Tổ quốc, làm gián điệp và chuẩn bị tiến hành các vụ mưu sát… sau đó tòa đọc tên năm bị cáo. Phiên tòa được xử kín.
Chủ tọa phiên tòa là : Chánh án tòa quân sự tối cao Liên Xô – Luật sư quân sự Ulrikh V.V , các thẩm phán khác gồm: Thứ trưởng bộ dân ủy quốc phòng Liên Xô, tư lệnh lực lượng không quân Alkxnhix. Y.A.I , Nguyên soái Liên Xô Budienưi X.M, Nguyên soái Liên Xô Bluikher V.K , Tổng tham mưu trưởng Sapôsnhikốp, Tư lệnh bội đội Belorussia Belov I.P , Tư lệnh quân khu Leningrad Dưbenco P.E , Tư lệnh quân khu Bắc Capcadơ Kasirin N.D và Tư lệnh quân kỵ binh Kazak Goriachép E.I ,…”.
Các thành phần chủ tọa của phiên tòa đối với các bị cáo, họ từng là đồng chí cùng chiến đấu, hiểu biết nhau, thậm chí trong những năm Nội chiến họ từng đã là bạn thân với nhau. Các thành phần chủ tọa đã tiếp xúc với những bức thư của Tukhachevsky, mà trong đó vạch ra kế hoạch bạo loạn , âm mưu lật đổ chính quyền Xô viết. Biên bản đã ghi rõ tất cả các tư liệu, chứng cứ trong quá trình xử án cho đến hiện nay vẫn còn lưu giữ tối mật trực thuộc cơ quan phản gián an ninh. Tuy nhiên trong bộ Hồ sơ đầu đề của vụ án này, còn lưu trữ bức thư nhận tội do chính tay Tukhachevsky viết, lá thư nằm ngay phần đầu của bộ Hồ sơ của vụ án. Sau đây là nội dung nguyên văn bức thư đó.
“Kính gửi ông Yezhov N.I
Bộ trưởng dân ủy Nội vụ.
Sauk hi bị bắt ngày 22 tháng 5, tôi đã được đưa đến Moscow ngày 24 tháng 5, cuộc hỏi cung đầu tiên diễn ra ngày 25 tháng 5 và hôm nay ngày 25 tháng 5 tôi xin thừa nhận đã có âm mưu vụ bạo loạn quân sự chống lại chính quyền Xô viết và rằng chính tôi là người lãnh đạo âm mưu này. Xin tuyên thệ rằng, tự bản thân mình nêu ra các chứng cứ liên quan đến vụ án, không che giấu một ai trong số những người tham gia, không che giấu một chứng cứ hay tài liệu nào.
Âm mưu này được bắt đầu từ năm 1932. Những người tham gia bao gồm: Phendman, Alaphudo, Primacov, Putna và một số người khác mà tôi sẽ bổ sung chi tiết sau.
Tukhachevsky, ngày 26 tháng 5 năm 1937”.
Tiếp sau đó, Tukhachevsky cũng đã viết với nội dung tương tự ở bản khai báo ngày hôm đó (25/5) như sau: “…Tôi bị thẩm vấn lần đầu tiên vào ngày 25 tháng 5 và hôm nay ngày 25 tháng 5 tôi tuyên bố thừa nhận sự tồn tại âm mưu bạo loạn quân sự của nhóm Trotskyist và rằng tôi chính là người tham gia lãnh đạo vụ đó”.
Usacov – người trực tiếp được giao thẩm vấn Tukhachevsky đã kể lại: “Tôi không hề động đến cái móng tay của ông ta và thật ngạc nhiên là một nhân vật lẫy lừng như vậy lại ngay lập tức thừa nhật tất cả”. Chính Usacov là người bầy ra trước mặt Tukhachevsky tất cả những chứng cứ, tài liệu. Sau đó Tukhachevsky đã cuối đầu nhận tội của mình, và ông yêu cầu mình được đối chứng với Primacov và Phendman, và điều đó được chấp thuận. Nếu như ai hoài nghi về tại sao Tukhachevsky lại dễ dàng nhận tội nhanh vậy hay là do bị ép cung ? Không, cái đó chỉ là sự tuyên truyền dối trá, ngay cả những người lính đơn giản nhất bình dị nhất vẫn kiên cường trong các nhà tù của lũ phát xít Đức, cũng bộc lộ lên những phẩm chất của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, không bao giờ họ chịu đầu hàng kẻ thù mà phản bội Tổ quốc ; vậy thì đến cả một vị Nguyên soái lại có dễ dàng bị tra tấn mà khai báo như vậy không.
Phendman đã khai vào ngày 16 tháng 5 năm 1937 rằng ông ta tham gia vào nhóm từ hồi 1934 và nhóm này do chính Tukhachevsky lãnh đạo. Cần phải nhớ rằng Phendman là một nhân vật không mấy dễ ưa gì, ngày 14 tháng 1 năm 1937 chính Phdendman đã gửi cho Thứ trưởng BQP Gamaznhik một lá thư trong đó đề cập : đưa ra khái niệm đánh số các đối tượng bị nghi vấn, viết tắt là O.Y (phần tử đặc biệt). Mà theo các phân loại nà hàng chục ngàn cán bộ đã bị đưa ra khỏi quân đội, không phân biệt đảng viên, có kinh nghiệm trong công tác, đã từng tham gia nội chiến hay không.
Trong số người bị sa thải có sư đoàn trưởng Danhilo Xerdich người Sebi, ngườ được Zuhkov đánh giá cao. Trong thời kỳ nội chiến anh ta là một sĩ quan dũng cảm, đã được tặng hai huân chương sao đỏ vậy mà bị sa thải và bị bắt. Với các phân loại này kể cả Rocôxốpki vốn có gốc Ba Lan cũng đã bị bắt. Làm trong sạch Đảng và quân đội là cần thiết và việc đó do chính Stalin đề xuất, tuy nhiên phe đối lập đã lợi dụng chủ trương này của Đảng để tiến hành các cuộc thanh trừng bằng các biện pháp cực đoan, và đàn áp đẫm máu.
Stalin hiểu rằng để bắt một vị Nguyên soái trước hết phải có đủ thủ tục. Đó là nghị quyết của Bộ Chính trị và sự phê chuẩn của thẩm phán tối cao. Mọi việc đã phải diễn ra đúng như vậy, khối có những kẻ có thể suy nghĩ được rằng Stalin chỉ cần phẩy tay thì Tukhachevsky sẽ bị chém khỏi cái ghế của ông, điều đó thật ngu ngốc. Tất nhiên trong những năm tháng này xuất hiện các tình trạng vượt quá giới hạn cho phép, các thế lực đang âm mưu thanh trừng lẫn nhau, từ các đơn vị của Bộ Nội vụ, toàn án, thẩm phán, bộ ba Cheka,… và trong đó ngoài vai trò của Phendman và Gamarnhich , còn có vai trò của cả “Napoleon con –Beria” nữa.
Đối với Stalin đây là một cú sốc thật sự vì những cuộc thanh trừng đẫm máu dưới các cơ quan địa phương, có đến 40 ngàn cán bộ bị thanh trừng trong giai đoạn này, tuy nhiên không phải tất cả đều bị xử bắn như những tuyên truyền dối trá của Phương Tây. Hội nghị toàn thể TW Bolsheviks đã thông qua nghị quyết đặc biệt về vụ 40 ngàn cán bộ bị thanh trừng này. Nghị quyết của Xô viết các dân ỉu và TW Đảng Bolsheviks ác nhận rằng : “Vào thời kỳ 1937 -1938 dưới sự lãnh đạo của Đảng , các cơ quan của Bộ dân ủy nội vụ đã tiến hành một khối lượng công việc lớn để tiêu diệt kẻ thù, vạch trần các vụ gián điệp, khủng bố, tay sai của Trotsky, Bukharin, bọn sĩ quan Bạch vệ (tất nhiên ko phải là toàn thể cựu BV), bọn Kulac, bọn Mensheviks, giai cấp tư sản, tạo thành các nhóm chống đối nguy hiểm, dựa vào sự giúp đỡ của tình báo nước ngoài ở Liên Xô, tức là các tổ chức gián điệp của Nhật, Đức, Ba Lan, Anh và Pháp”.
Các đợt thanh trừng để tiêu diệt bè lũ phản động do các cơ quan Bộ dân ủy nội vụ tiến hành giai đoạn 1937-1938 đã để xảy ra các sai lầm nghiêm trọng trong công tác điều tra và xét xử… Sau đó nghị quyết đã chỉ ra các hình thức vi phạm pháp luật và một trong các nguyên nhân của vụ khủng bố:
“…Những thành phần phạm sai lầm thiếu trách nhiệm trong quá trình điều tra vụ án và vi phạm nghiêm trọng các quy định của luật pháp Xô viết, cố tình bóp méo các hồ sơ, chứng cớ. Họ đã bắt các nạn nhân mà không cần lý do, thậm chí bịa ra các hồ sơ để buộc tội những người vô tội. Đồng thời lại tìm mọi cách đễ cứu các đồng bọn đã tham gia kế hoạch phản quốc của mình”.
Với các sai lầm ở trên Xô viết các dân ủy và TW Đảng quyết định:
1. Nghiêm cấm các cơ quan của Bộ dân ủy nội vụ và tòa án Liên Xô tiến hành bất kỳ hành động bắt bớ hay giam cầm nào.
2. Phù hợp với đều 127 Hiến pháp Liên Xô, các vụ bắt bớ chỉ được tiến hành theo phán quyết của tòa án hoặc thỏa thuận của thẩm phán.
3. Giải tán các tòa tay ba Cheka đã được thành lập theo quyết định đặc biệt của Bộ nội vụ Liên Xô. Với tất cả các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật sẽ bị truy tố, hoặc đưa ra xem xét ở hội nghị bất thường của Bộ nội vụ Liên Xô.
Tại Hội nghị TW đồng chí Stalin đã phát biểu phê phán các hành động thanh trừng trái pháp luật: “Trong quá trình tiến hành làm trong sạch lực lượng vũ trang khỏi các lực lượng gián điệp nước ngoài. Đồng chí Vôlôsilốp và các Thứ trưởng BQP rõ ràng đã làm mọi sự việc đi quá xa.
Tin tưởng vào tin tức của Yezhov nguyên là Bộ tưởng Nội vụ- họ đã sa thải 40 ngàn cán bộ quân đội có kinh nghiệm – dường như là vi sự dao động về chính trị của họ. Đa số trong số đó bị sa thải với một lý do rất mơ hồ là vì có quan hệ với kẻ thù của nhân dân, họ nêu ra rằng trong số các sĩ quan nêu ở trên đã có các thành phần gián điểm của cơ quan phản gián nước ngoài mà họ không có bằng chứng nào…
Chúng ta có thể hiểu đồng chí Vôlôsilốp. Sự mất cảnh giác chính trị là rất nguy hiễm. Chúng ta đều biết, để thực hiện tấn công trên các mặt trận, cần phải tới hàng chục ngàn chiến sĩ, vậy mà chỉ dựa vào ba nhân vật “vớ vẩn” ở Bộ Tổng tham mưu cũng có thể một lúc sa thải hàng chục ngàn người như vậy ra khỏi quân đội – việc sa thải một lúc 40 ngàn cán bộ là việc làm cực kỳ có hại trong mọi khía cạnh, TW đã nhắc nhở đồng chí Vôlôsilốp.
Vào tháng 1 năm 1938 đã có 11 ngàn người bị sa thải trước kia được gọi quay trở lại quân đội và hạm đội. Vào năm 1937, 841 người đã bị khởi tố, trong đó chỉ có 121 người bị xử bắn. Năm 1938, theo số liệu có 52.372 người đã bị bắt trong số đó tới 49.641 người được trả tự do (số còn lại vào Gulag). Với số lượng , người được trả tự do lớn như vậy nói lên rằng Bộ trưởng dân ủy nội vụ lúc đó là Yezhov đã bắt rất nhiều người mà không có chứng cứ cụ thể nào. Những vụ bắt bớ này, TW không hề biết mà tự Yezhov tự ý hành động. Vì những hành động sai lầm này mà ngày 10 tháng 4 năm 1939, Yezhov và cấp phó của y đã bị bắt và ngày 4 tháng 4 năm 1940 theo phán quyết của toàn án quân sự tối cao đã bị xử bắn… Đối với đa số các trường hợp bị giam giữ trong các trại Gulag của Bộ nội vụ Liên Xô giai đoạn đó thì chúng thực sự là các tội phạm cần thiết phải giam giữ để cách ly với xã hội.
Các nhóm gián điệp nước ngoài, bè lũ luôn tổ chức chống phá chúng ta đã bị chúng ta tiêu diệt. Thưa các đồng chí, việc thanh trừng bè lũ gián điệp và phản động trong hàng ngũ quân đội và trong đất nước – đó chính là công lao to lớn của Đảng cộng sản trước nhân dân Xô viết. Nếu không làm được việc đó thì chúng ta không thể hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị đất nước để chống lại bè lũ hiếu chiến đang lăm le xâm lược chúng ta, hòng phục hồi chủ nghĩa tư bản, biến người Xô viết thành nô lệ của chủ nghĩa đế quốc. Âm mưu phá hoại sức mạnh kinh tế và quân sự của Liên Xô để chuẩn bị xâm lược Liên Xô..”
Như vậy là có lẽ chúng ta cũng đã thấy những vấn đề phức tạp và nghiêm trọng trong thời kỳ đó, ngoài ra bức thư này đã cho chúng ta thấy Stalin hoàn toàn nhận thức được về cục diện chiến tranh xâm lược của bọn phát xít Đức (đừng quên rằng trong bài trước tôi đã có viết rõ về mối quan hệ giữa Tukhachevsky và phái chóp bu quân sự của Đức quốc xã). Khi phát hiện ra các âm mưu của kẻ thù Stalin đã lập tức có những biện pháp hoàn toàn cần thiết, tiến hành thanh lọc các cơ quan Bộ nội vụ, ông vẫn nhớ về vụ hàng chục ngàn phần tử phái Zionism từ Đảng Cộng sản Do Thái chuyển sang Đảng Cộng sản Bolsheviks.
(https://www.facebook.com/hongquanlienxotl98/photos/a.1111897538883368.1073741846.898718953534562/1250710701668717/?type=3&theater).
Nhà văn phương Tây nổi tiếng Leon Pheikhtvanger trong cuốn sách Moscow 1937 đã viết: “Khi đang ở Châu Âu nghe những lời buộc tội đối với Zinoviev, tôi có cảm giác có cái gì đó không tin cậy. Tôi có cảm tưởng rằng, hình như lời thú tội của các bị cáo được đưa ra bởi một cách bí hiểm nào đó… Nhưng khi tôi tới Moscow vào giai đoạn hai của phiên tòa và trực tiếp nghe lời khai của Pitacov, Radek và một số bị cáo khác thì các nghi vấn của tôi trước đó đã tan biên như muối hòa trong nước dưới ảnh hưởng của các ấn tượng mà tôi có được khi tôi nghe trực tiếp các lời khai của các bị cáo…” (Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta trong giai đoạn đó, người cũng đang ở tại Liên Xô và theo dõi các sự kiện này).
Tất nhiên tôi sẽ tạm dừng bài viết tại gần đây, vì đi sâu nữa sẽ sang phần viết về “Đại thanh trừng” mất, đề tài đó xin lùi lại vào khi khác. Trước lúc dừng , tôi xin trích dẫn một nhận xét của chính khách ngoại quốc, những người từng theo dõi sát sao thời kỳ đó đã nhận xét. Xin trích dẫn chính kiến của cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Xô, Johdeph Devils, trong bài báo của ông năm 1941 trên tờ báo “Sundy Express” có viết : “Sau khi Đức quốc xã tấn công vào Liên Xô có người đã hỏi : “Ông nghĩ thế nào về đội quân thứ năm ở nước Nga?” . Johdeph Devils đã trả lời rằng : “Ở nước Nga không có đội quân này, họ đã bị xử bắn hết rồi!”. Ông còn nói tiếp : “Một phần lớn thế giới đã có lúc cho rằng chiến dịch thanh trừng những năm 1935-1938 là tàn ác, xấu xa. Tuy nhiên, bây giờ đã trở nên rõ ràng chính chiến dịch đó là biểu hiện tầm nhìn chiến lược của Stalin và các cộng sự của ông”. Johdeph Devils đã đọc và phân tích kỹ kế hoạch của Trotsky và Bukharin, ông đã nhận xét: “Có thể nói ngắn gọn là kế hoạch này chính là sự cấu kết toàn diện của họ với Đức Quốc xã…”. Devils nhấn mạnh rằng : “Sự kháng cự của nhà nước Xô viết – mà chúng ta đang được chính kiến – sẽ là con số 0 (số không) nếu như Stalin và các đồng chí của ông không rat ay sớm tiêu diệt bè lũ phản bội.
#Gấu
Nhận xét
Đăng nhận xét