Thứ Năm, 11 tháng 5, 2017

KIẾP GIANG HỒ 172

(ĐC sưu tầm trên NET)
                                 

           Đại Ca Giang Hồ "Đi Xuyên Cửa" Vượt Ngục Như Trong Phim Hành Động

Đại ca giang hồ 'đi xuyên cửa' vượt ngục như trong phim hành động

Cuộc đào tẩu như phim của Sơn 'trô' khiến dân anh chị trong giới giang hồ cũng phải ngỡ ngàng.
    Sơn 'trô' tên thật là Trần Ngọc Sơn (SN 1989, trú tại Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc). Mặc dù được gia đình cho ăn học tử tế nhưng Sơn đặt chân vào giới giang hồ từ khá sớm.
    Đó là năm hắn mới học đến lớp 11, Sơn 'trô' đã liên tục gây ra những vụ việc gây mất an ninh trật tự.
    Vừa bước vào tuổi 18, Sơn đã ghi tên mình vào giới giang hồ bằng việc 'lấy số' với hành vi Cưỡng đoạt tài sản. Vừa hết thời gian thử thách, hắn tiếp tục khẳng định mình bằng hình phạt 30 tháng tù về tội Cố ý gây thương tích.
    Tuy nhiên điều khiến tên tuổi của y nổi như cồn lại là kịch bản vượt ngục không tưởng.
    Khi Sơn 'trô' bị Công an tỉnh Vĩnh Phúc đưa vào trại tạm giam, với 'bản lĩnh' của mình, ngay lập tức hắn thu nạp được nhiều đệ tử thân cận.
    Trong số đám đệ tử ấy phải nhắc đến Trần Quang Hiếu (SN 1991, trú Phúc Yên, Vĩnh Phúc) và Phùng Văn Hùng (SN 1990, trú Hội Hợp, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
    Hùng và Hiếu ngay lập tức trở thành 2 cánh tay đắc lực của đại ca giang hồ tuổi đôi mươi. Cả Hiếu và Hùng đều cũng có 'số má' mặc dù tuổi đời còn khá trẻ.
    Trong đó Hiếu mang trên mình 2 tiền án, 1 án 24 tháng tù giam (2008) về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy và án 48 năm tù giam (2010) về tội Mua bán trái phép chất ma túy.
    Còn Hùng, tức 'Ba đen' cũng chẳng kém cạnh, Hùng vào tù với tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
    Bộ ba giang hồ tuổi trẻ, bản tính bất kham không khó để khăng khít và hiểu nhau. Điều đặc biệt, cả 3 đối tượng này đều phải chịu mức án không cao nhưng lại có chung một nung nấu vượt ngục.
    Ý định đào tẩu như được tiếp thêm sức mạnh khi tình cờ vào 1 buổi sáng cuối tháng 8, năm 2010 Sơn 'trô' nhặt được chiếc chìa khóa đánh rơi ở khu vực sân trước trại giam, nơi những phạm nhân được cán bộ cho ra tắm nắng và tận hưởng không khí ngoài trời.
    Điều này khiến Sơn 'trô' và 2 đàn em là Hiếu và Hùng mừng hơn bắt được vàng. Chiếc chìa khóa nhanh chóng được Sơn 'trô' dắt kỹ vào túi quần.
    Đợi khi đêm xuống, Sơn 'trô' mang chiếc chìa khóa nhặt được ngắm nghía. Hắn bật dậy đút thử chiếc chìa khóa vòa ổ. Sau một hồi loay hoay vặn chiếc chìa khóa ngược xuôi, tiếng động 'tạch' từ ổ khóa vang lên khiến chiếc khóa bật mở.
    Sơn và đàn em như mở cờ trong bụng khi chiếc chìa khóa phát huy tác dụng.
    Sơn 'trô' (ngoài cùng bên trái) và những đàn em đứng trước vành bóng ngựa sau khi bị bắt lại
    Sơn 'trô' (ngoài cùng bên trái) và những đàn em đứng trước vành bóng ngựa sau khi bị bắt lại
    Với sự cáo già trong đầu óc của 1 đại ca trẻ tuổi khiến Sơn 'trô' không vội vàng trong việc trốn trại. Ý định đào tẩu tiếp tục được hắn và đàn em thân tín lên kế hoạch một cách rất kỹ lưỡng.
    Bởi để cuộc đào tẩu thành công, Sơn và đàn em phải vượt qua 3 lần cửa trại giam và bức tường rào dây thép gai B40 có gắn điện, nghĩa là an ninh ở đây rất nghiêm ngặt và chắc chắn.
    Không phụ lòng tin của đại ca, Hùng ngay lập tức đã tiến cử 1 đàn em khác trong trại có biệt tài mở khóa. Tên này tên Nguyễn Mạnh Đồng (SN 1992, trú tại Tam Dương, Vĩnh Phúc), 1 tên trộm cắp vặt.
    Đồng đã nhiều lần bẻ khóa trót lọt nhờ vào những dụng cụ tự chế.
    Được tiến cử, hơn nữa biết danh của Sơn 'trô' là kẻ máu lạnh Đồng không dám chối từ. Chiếc chìa khóa sau đó được Đồng mài rũa cẩn thận để có thể mở khóa cho cuộc đào tẩu của các đàn anh.
    Chỗ ngủ của Hùng có 1 ô thoáng nhỏ, hàng ngày có thể theo dõi được lực lượng cảnh vệ canh gác tại chòi canh cũng như cổng ra vào của khu vực trại giam.
    Nhờ vị trí thuận lợi này, từ khi có ý định trốn trại, Hùng đã dành hàng giờ liên tục để theo dõi hoạt động của lực lượng tuần tra, canh gác.
    Nhờ đó Sơn 'Trô', Hùng và Hiếu đã nắm được quy luật lịch trực của lực lượng an ninh.
    Sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng, Sơn 'trô' phân tích và nhận định sau khi mở được 3 lớp khóa cửa chúng chỉ có 5 phút để tiếp cận bờ tường rào và vượt ra ngoài.
    Thực hiện ý định, đêm 18/8/2010, Sơn lấy chiếc màn tuyn màu hồng của mình và bắt 2 phạm nhân trong buồng giam chung với hắn phải xé ra, tết thành dây.
    Khoảng 0h45 ngày 19/8/2010, Sơn 'Trô' cùng Hiếu và Hùng đem theo chiếc chăn màu vàng chanh cùng sợi dây được tết từ màn tuyn mà Sơn đã cho các bạn tù làm từ trước đó.
    Chúng đánh thức Đồng dậy và yêu cầu mở các khóa của trại giam. Chỉ trong vòng 7 phút, Đồng đã dùng chiếc chìa khóa mà Sơn đưa cho mở được 2 ổ khóa, 1 ở cánh cửa sắt lối đi chung và 1 ở công khu nhà giam B.
    Thực hiện thành công, Đồng xin các đàn anh cho trốn cùng nhưng Sơn 'trô' đã nhất mực từ chối và đưa lại chiếc chìa khóa cho Đồng để khi ý định đào tẩu bất thành thì Đồng sẽ phải mở cửa cho chúng trở lại buồng giam.
    Khi Sơn và đồng bọn thoát ra được khu vực đầu nhà bệnh xá trại tạm giam thì dừng lại nghe ngóng động tĩnh. Nghe thấy tiếng bước chân của cán bộ gác ở vọng đi ra phía cổng chính của trại tạm giam thì chúng đoán là đã đến giờ đổi gác.
    Sơn 'Trô' lệnh cho Hiều và Hùng phải hành động thật nhanh trong vòng 5 phút trước khi phiên gác mới vào ca trực.
    Cả 3 lập tức áp sát bức tường rào bảo vệ rồi công kênh nhau lên và dùng chiếc dây màn buộc vào thanh sắt chữ V ở cọc hàng rào dây thép gai phía trên tường bao.
    Hùng đưa chăn cho Hiếu, Hiếu đưa cho Sơn để Sơn vắt chăn trùm lên hàng rào dây thép gai và dây điện trần rồi sau đó cả ba tên lần lượt vượt tường ra ngoài.
    Do hai đoạn dây điện trần bị dính vào nhau chập, cháy và lóe sáng, lực lượng an ninh trại giam sinh nghi bèn quay lại kiểm tra. Tuy nhiên, lúc này Sơn 'Trô' và đồng bọn đều đã thoát ra ngoài an toàn và biến vào bóng tối.
    Sau đó cả bọn đã trốn chạy về Hà Nội ngay trong đêm. Tuy nhiên chỉ một thời gian ngắn Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã bắt được Sơn và đồng bọn khi chúng đang trên đường ra bến xe để trốn vào Nam.
    Ngay sau đó, bộ ba giang hồ liều lĩnh đã chịu mức án về tội danh 'Trốn khỏi nơi giam giữ', Đồng cũng không thoát khỏi tội với hành vi giúp sức.
    Cuộc đào tẩu đã gây chấn động dư luận, câu chuyện như phim này khiến không ít người trong giới giang hồ cũng phải ngỡ ngàng.
    >> Nghe thêm:  Hành trình 9 tiếng trốn chạy của phạm nhân vượt ngục
    Theo Khải An/Nguoiduatin.vn

    Mặc độc quần lót vượt nhà tù khủng khiếp nhất thế giới

    An Du |
    Mặc độc quần lót vượt nhà tù khủng khiếp nhất thế giới

    (Soha.vn) - Với sự chuẩn bị vô cùng cẩn thận, kẻ tử tù nước Anh đã khiến cho cả thế giới chấn động khi vượt ngục thành công địa ngục trần gian Klong Prem.

    Địa ngục trần gian kiên cố hàng đầu thế giới
    Cấu trúc nhà tù Klong Prem.
    Cấu trúc nhà tù Klong Prem.
    Nhắc tới nhà tù Klong Prem Bangkok ở Thái Lan người ta nghĩ ngay tới những từ như "địa ngục trần gian". Nhà tù hàng đầu Thái Lan nổi tiếng với những hàng rào dây thép gai điện kéo dài, những bức tường kiên cố cao hàng chục mét.
    Không những thế, nhà tù Klong Prem còn nổi tiếng với kiểu kiến trúc khép kín đặc biệt.
    Cuộc sống sau song sắt tại Klong Prem.
    Cuộc sống sau song sắt tại Klong Prem.
    Ngoài ra nhà tù Klong Prem luôn được trang bị một đội ngũ quản tù tinh nhuệ và "ghê gớm". Những quản giáo tại nhà tù luôn thực hiện mọi hoạt động vô cùng nghiêm ngặt. Chính vì thế, đây được coi là "địa ngục trần gian" của những tù nhân ghê gớm nhất thế giới.
    Với sức chứa từ 1500-2000 tù nhân, nhà tù Klong Prem là nơi quy tụ nhiều tù nhân mang quốc tịch nước ngoài.
    Trong lịch sử của nhà tù Klong Prem hầu như có rất ít vụ tù nhân vượt ngục.
    Kế hoạch vượt ngục của kẻ tử tù bất hảo
    Kẻ tử tù ranh mãnh David McMillan.
    Kẻ tử tù ranh mãnh David McMillan.
    Có lẽ mọi tù nhân sẽ phải bất lực trước sự kiên cố của Klong Prem nhưng với gã tử tù người Anh, David McMillan thì không phải. Sinh ngày 9/4/1956 tại London, Mc Millan bắt đầu bước chân vào cuộc sống thế giới ngầm khi quen biết với một bố già khét tiếng thời đó là Wynne Wilson.
    Mc Millan có mặt ở rất nhiều nước với nhiệm vụ chính là vận chuyển ma túy.
    Mc Millan sở hữu một bảng thành tích bất hảo là những lần ra tù vào tội cùng chiến tích âm mưu vượt ngục. Ngày 11/7/1995, Mc Millan bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ với tang vật là 21kg Heroin.
    Cùng tầng 3 với Mc Millan và 18 tù nhân khác ở nhiều nước khác nhau.
    McMillan đã chuẩn bị vô cùng cẩn thận cho cuộc vượt ngục chấn động này.
    McMillan đã chuẩn bị vô cùng cẩn thận cho cuộc vượt ngục chấn động này.
    Để chuẩn bị cho kế hoạch của mình, Mc Millan âm thầm lượm lặt từng đồ vật nhỏ nhất như: ủng cao su để chống điện, ô đi mưa, quần áo cũ...
    Thay vì tập trung lao động, McMillan dành tất cả thời gian này để quan sát lối thoát thân. Hàng ngày, kẻ tử tù khôn ngoan đi xin quần áo cũ của tù nhân khác và cắt nhỏ ra rồi dùng để bện thành một thang dây chắc chắn. Hắn ước tính chiều từ cửa sổ tầng 3 xuống mặt đất để hoàn thành được chiếc thang vải có 1-0-2 này.
    Sau đó, McMillan bắt tay vào việc cưa song sắt của cửa sổ phòng giam bằng một cái cưa nhỏ. Toàn bộ quá trình cưa được thực hiện vào những ngày mưa gió nên âm thanh cưa sắt không thể nào lọt vào tai cai ngục.
    Cuộc tẩu thoát chấn động
    Sau quá trình chuẩn bị thì thời gian vượt ngục cũng đã tới. Hắn chọn một đêm mưa to gió lớn để thoát khỏi nhà tù Klong Prem. Để chui lọt phần hở của cửa sổ sắt, McMillan chỉ mặc trên người một chiếc quần lót. Sau đó, hắn sử dụng thang vải đã bện trước đó để leo từ tầng 3 xuống đất.
    Trong quá trình di chuyển, McMillan mang theo một chiếc túi, trong đó có tất cả đồ nghề dành cho cuộc vượt ngục. Sau khi tiếp đất thành công, hắn lôi ra một tấm ván nhỏ được lấy từ kệ sách để trèo qua 6 hàng rào dây thép gai.
    Khi đang thực hiện kế hoạch của mình, McMillan buộc phải dừng lại để nghe ngóng vì thấy có lính đi tuần. Sau đó hắn lại tiếp tục trườn bò qua khu cống hầm 2,5m rồi trèo qua hàng rào dây thép gai thứ 7. Lúc này hắn đã lôi bộ quần áo dân thường được dấu kỹ mặc vào để tránh  bị lộ.
    Đối với hàng rào điện cuối cùng, McMillan dùng ủng cao su để vượt qua.
    Sau đó hắn vượt qua hào nước lớn rồi vượt hàng rào và chạy ra phía đường Maha Chai. McMillan bật ô đi dưới mưa nên dễ dàng lọt qua ánh nhìn của những tên cai ngục đứng phía ngoài cổng.
    Hắn nhanh chóng leo lên taxi và chạy đến khu phố người Hoa để tẩu thoát.
    Tận đến sáng hôm sau, nhà tù mới phát hiện McMillan vượt ngục. Vụ vượt ngục đã gây chấn động dư luận thế giới thời bấy giờ và khiến 11 giám thị và 4 sĩ quan bị kỷ luật.
    McMillan đã tạo nên một cuộc vượt ngục chấn động dư luận khắp Thái Lan và cả trên toàn thế giới. Sau khi thoát khỏi nhà tù Thái Lan, McMillan bỏ trốn tới Pakistan và xây dựng đường dây buôn lậu ma túy ở Australia, Bỉ và Anh.
    Mc Millan bị bắn giữ tại London vì tội danh buôn lậu ma túy với 5 năm tù giam. Sau đó hắn ra tù và phát hành cuốn sách tựa đề “Màn vượt ngục của McMillan”. Năm 2001, David McMillan ra mắt cuốn tự truyện “Man Who Got Away”, kể lại hành trình vượt ngục khỏi nhà tù Klong Prem.
    theo Trí Thức Trẻ

    3 cuộc vượt ngục hy hữu ở 'trận đồ bát quái' Chí Hòa

    Được mệnh danh "trận đồ bát quái", trại giam Chí Hòa (TP HCM) được các phạm nhân truyền tai nhau: "Hoặc là có cánh, hoặc biết độn thổ mới thoát khỏi nơi này".

    Khám Chí Hòa sau 70 năm hình thành chỉ có 3 cuộc vượt ngục đi vào lịch sử của trại giam nằm giữa Sài Gòn này.
    Lần đầu tiên do những người tù cách mạng tổ chức cướp trại, giải thoát hết tù chính trị nhân thời điểm lính Nhật đảo chính quân Pháp, tối 3/9/1945. Hai lần còn lại kẻ đào thoát đều là những tay giang hồ khét tiếng là tướng cướp Điền Khắc Kim và Phước Tám Ngón - mang 2 án tử hình.
    3-cuoc-vuot-nguc-hy-huu-o-tran-do-bat-quai-chi-hoa
    Trại giam Chí Hòa nhìn từ trên cao. Ảnh: S.T
    Điền Khắc Kim tên thật là Lê Văn Minh, sinh năm 1947 tại Sài Gòn trong gia đình nghèo, đông con. Gã thư sinh mang lòng yêu cô gái quán bar Helen Diễm nhưng người đẹp không may bị lính Mỹ cưỡng bức, sát hại rồi quăng xác ra đường.
    Minh từ đó đem lòng hận thù, quyết "ăn miếng trả miếng" khi nhiều lần đột nhập dinh thự cướp của, cưỡng bức vợ các quan chức Mỹ. Sau mỗi phi vụ, hắn đều để lại biệt danh ĐKK (tức Điền Khắc Kim) tại hiện trường. Khác với các tay đại ca thường quy tụ nhiều đàn em, Điền Khắc Kim chỉ đơn thương độc mã nhưng lại nổi tiếng với những vụ xuất quỷ nhập thần.
    Tháng 5/1970, tên cướp đột nhập vào nhà Giám đốc Hội cha mẹ nuôi quốc tế trên đường Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần). Sau khi dùng súng khống chế, hắn bắt trói người chồng, nhét giẻ vào miệng rồi đem nhốt vào nhà tắm. Trước khi tẩu thoát với mớ của cải thu gom được, Kim cưỡng bức bà vợ. Tuy nhiên, giám đốc cởi được dây trói, bí mật gọi cảnh sát.
    Điền Khắc Kim bị bắt, thụ án 20 năm ở trại giam Chí Hòa. Trong trại, anh ta liên lạc với một số phạm nhân ở buồng giam tội hình sự nằm sát khu hỏa thực nhờ hỗ trợ kế hoạch vượt trại. Đêm 23/4/1972, lợi dụng lúc trại giam đang chiếu phim cho phạm nhân, hắn lẻn ra xe Jeep của viên trung tá cai ngục, bò xuống gầm rồi bám vào càng xe như con thằn lằn bám trên trần nhà. Ít phút sau, viên trung tá đánh xe rời trại về nhà, xe Jeep vừa ra khỏi cổng lập tức phạm nhân ở một số buồng đồng loạt la ó phản đối, đòi yêu sách cải tiến chế độ ăn uống.
    Toàn bộ binh sĩ trực gác đổ về hiện trường lo giải quyết sự cố bất ngờ. Bên ngoài cổng trại, trung tá nghe cấp báo qua máy bộ đàm liền dừng xe để chạy vào chỉ huy dẹp bạo loạn. Đúng kịch bản đã vạch sẵn, Điền Khắc Kim nhẹ nhàng tiếp đất, tẩu thoát dễ dàng.
    3-cuoc-vuot-nguc-hy-huu-o-tran-do-bat-quai-chi-hoa-1
    Phía trong trại giam Chí Hòa trước năm 1975. Ảnh: ST
    23 năm sau, để trốn thoát khỏi Chí Hoà, tử tù Phước "Tám Ngón" phải mất nhiều công sức hơn nhưng cũng không kém phần may mắn.
    Hắn tên thật là Nguyễn Hữu Thành nhưng giới giang hồ thường gọi như vậy vì một bàn tay bị cụt 2 ngón. Sinh năm 1971 trong một gia đình nghèo ở Dĩ An, Thuận An, tỉnh Sông Bé cũ (nay là Bình Dương), chưa thành niên, Phước bỏ nhà đi bụi, sống bằng cờ bạc, trộm cắp, cướp bóc. 17 tuổi, Phước nhận án 3 năm tù tội trộm cắp, sau đó tiếp tục bị đưa đi cưỡng bức lao động. 
    Không chịu cải tạo, Phước bỏ trốn rồi mua súng lập băng cướp. Đầu năm 1991, tại khu vực Thủy điện Trị An, Đồng Nai, băng Phước “Tám Ngón” hoành hành. Chúng bắn trọng thương người đi đường để cướp xe máy. Chỉ trong vòng nửa tháng, nhóm này gây ra 2 vụ cướp, một vụ trộm và bắn chết một nạn nhân tại Thủ Đức. Sau khi bị bắt, ngoài bản án tử hình do toà Đồng Nai tuyên, giữa năm 1994, Phước nhận thêm án tử của TAND TP HCM về các tội Giết người, Cướp tài sản và bị giam ở Chí Hoà.
    Sau hàng trăm ngày dùng dao lam xin được cưa đứt cùm sắt phi 10, Phước lấy vải quấn xung quanh vết cưa, đốt nhựa phủ kín lên trên. Đến đêm 26/3/1995, hắn tháo cùm chui vào nhà vệ sinh, dùng khoen sắt tròn khoét vách tường chỗ bị mục. Xi măng và cát vụn Phước trút vào lỗ cầu vệ sinh, đổ nước cho trôi đi. Hắn bê gạch để vào chỗ ngủ, sắp xếp thành hình người đang nằm rồi lấy chăn phủ kín.
    3-cuoc-vuot-nguc-hy-huu-o-tran-do-bat-quai-chi-hoa-2
    Điền Khắc Kim (trái) và Phước "Tám Ngón". Ảnh: ST
    Phước luồn qua lỗ hổng chui ra phía cầu thang lầu bên ngoài buồng giam số 15. Khi leo xuống cầu thang tường thì nghe tiếng bước chân tuần tra đêm của cán bộ quản giáo, gã tử tù hoảng hốt leo ngược trở lên rồi cứ thế đi trên nóc nhà để sang khu AH.
    Tại đây, Phước dùng quần áo và khăn nối lại thành sợi dây, cột một đầu vào kèo nhà. Đang đu xuống thì dây đứt, hắn té ngất lịm. Hơn một tiếng sau Phước mới tỉnh, nén đau lết đến cây cột điện ở gần đó. Cả chân lẫn cột sống đều bị chấn thương nhưng anh ta vẫn trèo lên được cột điện khá cao để leo qua hàng rào tụt xuống đất. Đây là địa phận khu tập thể của cán bộ quản giáo.
    Tờ mờ sáng, Phước vào trong sân, thấy bộ đồ cảnh sát đang phơi hắn mặc vào người, lấy thêm chiếc xe đạp và đôi dép đường hoàng dắt xe ra cổng trại giam Chí Hòa.
    Qua chốt gác cổng trại, Phước vào xin cảnh sát trực được ra ngoài uống cà phê. Tưởng là anh em cán bộ trong trại, người trực đã mở cổng cho Phước ra ngoài.
    Tiếp tục mua súng cướp tài sản, Phước "Tám Ngón" gây ra cái chết cho một nạn nhân nữa. Đến ngày 1/10/1995 anh ta mới bị bắt, sau đó bị tử hình.
    Trung Sơn

    Hàng trăm cảnh sát truy lùng hai tù nhân vượt ngục

    Lợi dụng đêm vắng, hai phạm nhân giết người, cướp tài sản... đang chịu án 29 năm và chung thân cưa song sắt, leo tường trốn khỏi trại giam.

    Suốt hai ngày qua, lực lượng bộ đội Quân khu V phối hợp với Công an tỉnh Quảng Ngãi truy lùng bị án Nhâm Văn Tuấn (30 tuổi, quê Hà Giang) và Triệu Quân Sự (24 tuổi, quê Thái Nguyên) trốn khỏi Trại giam Quân sự khu vực miền Trung - Quân khu V (xã Bình Khương, huyện Bình Sơn).
    hang-tram-canh-sat-truy-lung-hai-tu-nhan-vuot-nguc
    Hai tù nhân vượt ngục. Ảnh: C.A
    Trước đó, rạng sáng 8/11, Tuấn và Sự đã cắt song sắt cửa sổ phòng giam, leo tường trốn khỏi trại. Nhận tin khẩn, chính quyền xã Bình Khương đã phát loa thông báo đến người dân; đồng thời dán lệnh truy nã hai phạm nhân vượt ngục ở các khu dân cư nhằm nâng cao cảnh giác, đề phòng nguy hiểm.
    "Hiện hơn trăm cảnh sát, bộ đội cùng người dân lập nhiều chốt chặn, thay phiên nhau túc trực 24/24 ở các vùng giáp ranh giữa Quảng Ngãi và Quảng Nam để truy lùng hai phạm nhân nguy hiểm này", ông Lê Kim Hải, cán bộ phụ trách Văn phòng UBND xã Bình Chương cho hay.
    Theo quyết định truy nã, Tuấn bị bắt tháng 1/2013 về tội Cướp tài sản, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Cố ý gây thương tích với mức án gần 29 năm tù. Còn Sự bị bắt tháng 8/2012, lĩnh án chung thân về tội Giết người, Cướp tài sản.
    Đức Thanh

    Bí ẩn “Trận đồ bát quái” giữa lòng Sài Gòn: Bắt giam linh hồn nên oán khí nặng nề

    A A A
    ky-thumb
    Theo một số nhà nghiên cứu tâm linh cho biết những linh hồn của những người qua đời tại đây vẫn bị “bát quái” giam giữ không thể siêu thoát. Chúng lởn vởn bên trong nên ở đây âm khí rất nặng nề.
    Trận đồ bát quái giữa trung tâm thành phố
    Trại giam Chí Hòa, còn gọi là Khám Chí Hòa, nằm tại quận 10, TP HCM, là nhà tù được người Pháp xây dựng từ năm 1943 nhằm thay thế Khám Lớn Sài Gòn ở góc đường Lý Tự Trọng – Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
    Kiến trúc của Chí Hòa rất đặc biệt, do một kiến trúc sư người Nhật thiết kế và xây dựng theo ngũ hành bát quái. Nó cao ba tầng lầu có hình bát giác với 8 cạnh đều, 8 góc A, B, C, D, E, F, G, H, tượng trưng cho 8 quẻ trong Kinh dịch (cũng có người thì cho là kiến trúc này dựa trên Bát trận đồ của Khổng Minh, tương ứng với 8 cửa trận là: Hưu – Sinh – Thương – Đỗ – Cảnh – Tử – Kinh – Khai).
    image04
    Khám Chí Hòa nhìn từ trên cao trước năm 1975.
    Công trình được người Nhật khởi xướng sau khi đảo chính Pháp để giam tù nhân, tuy nhiên khi thi công chưa hoàn thành, họ đã rút khỏi Việt Nam. Sau đó, người Pháp tiếp tục công việc bỏ dở. Hầu như toàn bộ vật liệu như xi măng, sắt, thép đều chở từ Pháp sang. Do vậy công trình này vừa hòa hợp những đặc trưng cơ bản của kiến trúc Pháp: kiên cố, kín đáo, mát mẻ, vừa mang nét huyền bí âm dương ngũ hành của phương Đông.
    Ngày 8/3/1953, khi Khám Chí Hòa xây dựng hoàn chỉnh, Khám Lớn Sài Gòn bị phá bỏ. Ngoài một số tù nhân được phóng thích, còn lại khoảng 1.600 người cùng chiếc máy chém chuyển về Khám Chí Hòa.
    Khám Chí Hòa cao 3 tầng lầu, 238 phòng với tổng diện tích là 7 hecta, trong đó có hai dãy nhà dành cho phạm nhân nữ. Nơi đây từng giam tù chính trị chống lại thực dân Pháp, chống chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Ngày nay, nơi này được Công an TP HCM dành cho các bị can trong các vụ án trên địa bàn.
    Mỗi cạnh của bát quát trận đồ là một khu, lưng xây bịt kín ở phía ngoài còn phía trong toàn song sắt. Chí Hòa chỉ có 1 cửa vào người ta nói đó là cửa Tử, qua cửa đó là hệ thống đường hầm, đường đi bên trong đều thiết kế theo cung vị nếu không có người hướng dẫn thì một người đi vào đó sẽ mất hết phương hướng giống như lọt vào một mê cung đồ không thấy đường ra.
    image03
    Mô hình khám Chí Hòa.
    Chính giữa hình bát quái đồ là một sân rộng cũng hình bát giác chia thành 8 khu hình tam giác nhỏ, với rất nhiều cây cối, bãi cỏ sạch sẽ và thoáng mát. Ngay tâm của hình bát quái có một đài bơm nước, với một đoạn là bể nước phình to nhìn từ trên cao có hình một cây kiếm cắm thẳng xuống đất, nghe đâu thanh kiếm này có tên là “Tru Tiên Kiếm”. Đây là thanh kiếm trấn, những tên tội phạm dù có xảo quyệt đến đâu, thì khi ở đây mọi thủ đoạn của chúng cũng bị thanh kiếm “linh” này hóa giải hết. Thanh kiếm này chính là “trái tim” của tòa nhà, nếu thanh kiếm này bị nhổ lên thì toàn bộ “trận đồ” không cần phá mà sẽ tự vỡ.
    Những câu chuyện bí ẩn bên trong khám Chí Hòa
    Nhờ lối kiến trúc “bát trận đồ” của mình mà các phạm nhân khi đã bước qua cửa Tử thì được coi như không có đường ra. Họ chỉ có thể chờ khi hết án tù hoặc được phóng thích thì mới có thể ra khỏi nơi đây.
    Theo thống kê, có tới cả triệu người đã bị nhốt vào đây nhưng hầu như không thấy có ai thoát ra được. Trong lịch sử của khám Chí Hòa, cho đến ngày hôm nay chỉ ghi nhận có hai trường hợp vượt trại thành công. Lần thứ nhất là vào năm 1945, của những người tù cách mạng và lần thứ hai, sau đó 50 năm của một tử tội hình sự khét tiếng là Phước “Tám Ngón”.
    Thậm chí một số nhà nghiên cứu tâm linh cho biết những linh hồn của những người qua đời tại đây vẫn bị “bát quái” giam giữ không thể siêu thoát. Chúng lởn vởn bên trong nên ở đây âm khí rất nặng nề. Người ta đồn rằng oán khí bay lên thấu trời cao, do vậy nên ông Trời thường xuyên làm sấm sét đánh bể một góc để khai một cửa Sinh, cho oán khí được thoát ra, người chết được siêu thoát.
    image01
    Đường hầm trong trại giam.
    Có thông tin cho rằng, chính Tổng thống nguỵ quyền Ngô Đình Diệm cũng tin chuyện này là có thật. Ông cho mời một thầy địa lý rất cao tay nhằm hóa giải một phần “trận đồ” này. Và sau đó một trong 8 nóc nhà của hình bát giác đã được san bằng, phá vỡ tính hoàn hảo của “bát quái”, thuận theo ý Trời mở 1 cửa Sinh cho các linh hồn được bay đi. Trong khi đó, một số nhà khoa học thì cho rằng bên dưới của tòa nhà có thể là mỏ quặng khiến sét hay đánh trúng Khám Chí Hòa. Tất nhiên, chúng mới chỉ là giả thiết, chưa có kết luận chính thức.
    Trong khuôn viên trại còn có một nhà thờ (ngày nay được sử dụng làm Hội trường của trại), được thực dân Pháp cho xây dựng để “rửa tội” cho những người cộng sản mà chúng sẽ xử tử. Bởi trong văn hóa tín ngưỡng của phương Tây, khi sống con người ta dù phạm rất nhiều tội lỗi, nhưng trước khi chết nếu người đó được rửa tội thì mọi tội lỗi sẽ được tha thứ và linh hồn người đó sẽ được lên thiên đàng. Xung quanh nhà thờ này cũng có nhiều điều huyền bí được kể lại bởi chính các cán bộ trong trại.
    Về kiến trúc nhà thờ được xây hình Giêsu trên cây thập giá: cửa vào chính là chân, hai nhà nguyện là hai cánh tay bị đóng đinh đang dang rộng, bàn thờ nơi Cung Thánh chính là phần đầu của Chúa.
    image06
    Khám Chí Hòa nhìn từ vệ tinh.
    Họ cho rằng nơi này rất linh thiêng bởi đây là nơi rửa tội cho những chiến sỹ cộng sản trước khi bị thực dân Pháp bắn. Dù chiến tranh đã đi qua rất lâu nhưng nhà thờ vẫn nằm sừng sững trong khuôn viên trại. Cho đến những năm 90, vị phó giám đốc mới được cử về công tác trong trại – một người không tin vào những lời đồn thổi “nhảm nhí”, đã cho sửa nhà thờ thành hội trường nơi diễn ra hội họp, hội nghị của trại.
    Nơi được người ta sửa chữa đầu tiên là cửa vào (vị trí chân Chúa). Người ta phá đi cửa cũ, mở một cái cửa đại hội vào hội trường. Thế nhưng việc sửa chữa chỉ mới được bắt đầu thì một sự cố lớn đã xảy ra, chỉ trong một thời gian ngắn liên tiếp 5-6 cán bộ công tác trong trại bị thiệt mạng vì những lý do bất ngờ: tai nạn, súng cướp cò, đột tử…
    Nhiều người nghĩ đó chỉ là sự trùng hợp, song không thể phủ nhận lúc đó sự hoang mang bao trùm toàn trại, vị tân phó giám đốc thật sự dao động và cuối cùng ông quyết định sửa lại ngôi nhà như thiết kế ban đầu, thuê thầy về cúng giải hạn. Và điều kỳ diệu đã xảy ra, dường như “báo ứng” đã được hóa giải, những vụ chết bất đắc kỳ tử đã dừng lại hầu như ngay lập tức.
    image05
    Tru Tiên Kiếm chụp cận cảnh.
    Có lẽ khi lắng nghe những câu chuyện này, một số người sẽ cho những chuyện âm khí, oán khí, chuyện sét đánh hay có người chết bất thường chỉ là những điều mê tín, là sự trùng hợp bị thổi phồng lên. Thậm chí còn nghĩ rằng, khoa học đã rất phát triển để có thể giải thích được những hiện tượng này. Nhưng nếu bạn đặt chân tới nơi đây, một mê cung không còn khái niệm phương hướng, không gian và thời gian, ngắm nhìn mô hình trận đồ bát giác hoàn hảo, chắc chắn bạn sẽ tự nhủ rằng còn quá nhiều bí ẩn chưa thể giải đáp ở khám Chí Hòa – trại giam “bất xuất” trong lịch sử.
    Giữa Khám Chí Hòa là khoảng sân rộng cũng hình bát giác chia thành 8 khu tam giác nhỏ, với rất nhiều cây, bãi cỏ sạch sẽ và thoáng mát. Ở giữa là một vọng gác cao hơn 20 m, trên có bể chứa nước phình to như một cây kiếm cắm thẳng xuống. Đứng tại đây, lính canh có thể dễ dàng quan sát tất cả các phòng giam.
    Với kiến trúc trận đồ bát quái của Chí Hòa, phạm nhân khi đã vào đây thì khó mà vượt ngục. Lịch sử cho đến nay chỉ có 3 lần vượt ngục thành công. Trường hợp thứ nhất là các chiến sĩ cách mạng vào thời điểm Nhật đảo chính Pháp năm 1945, thứ 2 là tướng cướp Điền Khắc Kim vào năm 1972 và người thứ ba là tử tù khét tiếng Phước “Tám Ngón” năm 1995.
    Từ lâu, Khám Chí Hòa đã gắn với những giai thoại kỳ bí. Người ta đồn rằng, vọng gác chính giữa khám chính là thanh kiếm trấn. Những tên tội phạm dù có xảo quyệt đến đâu thì khi ở đây mọi thủ đoạn của chúng cũng bị thanh kiếm “linh” này hoá giải. Thanh kiếm này chính là “trái tim” của của toà nhà, nếu nó bị nhổ lên thì toàn bộ “trận đồ” sẽ tự vỡ.
    Một câu chuyện ly kỳ khác vẫn được người ta truyền miệng là do có nhiều người chết trong Khám Chí Hòa nên âm khí ở đây rất nặng nề. Vì thế, trời thường xuyên làm sấm sét đánh bể một góc để khai một cửa Sanh, cho oán khí được thoát ra, người chết được siêu thoát.
    Từng có thông tin cho rằng, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã rước một thầy địa lý rất cao tay về nhằm hoá giải một phần “trận đồ” này. Thực tế, một trong 8 nóc nhà của hình bát giác đã được san bằng, phá vỡ tính hoàn hảo của “bát quái”, thuận theo thiên ý mở một cửa Sanh cho các linh hồn được bay đi. Trong khi đó, một số nhà khoa học thì cho rằng bên dưới của tòa nhà có thể là mỏ quặng khiến sét hay đánh trúng Khám Chí Hòa.
    Trong khuôn viên Khám Chí Hòa còn có một nhà thờ (ngày nay được sử dụng làm Hội trường của Trại) được Pháp xây dựng làm nơi “rửa tội” cho những tù nhân trước khi bị xử tử. Ngoài ra, để giải thoát “âm khí”, năm 1954, cai ngục Khám Chí Hòa cho xây bên ngoài “bát quái trận” (nhưng vẫn nằm trong khuôn viên khám) ngôi chùa đặt tượng Phật. Sau này ngôi chùa không còn, bức tượng Phật hiện nằm trên một hồ nước nhỏ.
    Thủy Tiên tổng hợp

     

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét