Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

KÝ ỨC CHÓI LỌI 70

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                         Trận chiến đấu bên sông Kỳ Cùng tháng 2/1979

Mồ chôn kẻ xâm lược ở Sông Kỳ Cùng, cầu Khánh Khê

Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt, tiêu biểu là trận đánh 12 ngày đêm bên bờ sông Kỳ Cùng, đường 1B vào thị xã Lạng Sơn. Những thông tin quý giá này được thuật lại từ những cựu chiến binh sư đoàn 337, những người đã trực tiếp cầm súng đánh trả hơn 50 cuộc tiến công của quân Trung Quốc vào tuyến phòng thủ của ta dọc 2 bên sông…
32 năm trước, theo quyết định của Bộ Chính trị, ngày 24.2 Quân đoàn 14 được hình thành tại mặt trận Lạng Sơn. Thiếu tướng Nguyễn Hiền, nguyên Chỉ huy phó chính trị Quân đoàn 14 cho biết: lực lượng của Quân đoàn lúc đó gồm có 5 sư đoàn bộ binh cùng 6 trung đoàn pháo binh, cao xạ, tăng thiết giáp, công binh, thông tin trực thuộc. Tổng quân số của quân đoàn lúc đó khoảng 8 vạn người.
Cùng với nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương, Quân đoàn đã có nhiều trận đánh lớn như trận Đồng Đăng, trận đồi Chậu Cảnh của Sư đoàn 3, trận cầu Khánh Khê trên đường 1B của sư đoàn 337, trận đánh tập kích vào sau lưng địch của sư đoàn 338. Mặc dù huy động một lực lượng lớn gấp nhiều lần ta (3 quân đoàn địch tiến đánh 2 sư đoàn ta), tấn công ào ạt nhưng chúng đã bị đánh trả khắp nơi, càng tiến sâu càng thiệt hại nặng nề. Tấn công ta từ 17.2.1979 theo hướng từ Hữu Nghị quan về thị xã Lạng Sơn nhưng tới ngày 3.3.1979 địch mới tới được bờ bắc sông Kỳ Cùng với tốc độ tiến quân chưa đến 0,8 km/ngày. Ngày 5.3.1979, địch buộc phải tuyên bố rút quân vô điều kiện. Quân đoàn 14 sau đó đã vinh dự được mang phiên hiệu Binh đoàn Chi Lăng, tên gọi gắn với những chiến công vang dội của cha ông tại vùng biên viễn.
Nhắc tới những người lính đã hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ biên cương, đại tá Nguyễn Chấn, nguyên chính ủy Sư đoàn 337 không kìm được xúc động. Những giọt nước mắt ứa ra từ đôi mắt người chỉ huy cả đời đánh giặc. Năm nay đã gần 90 tuổi, tham gia cách mạng từ năm 1945, ông đã từng kinh qua những cuộc chiến tranh ác liệt nhất, từ đánh Pháp, đánh Mỹ rồi đến chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Cho đến giờ những hình ảnh về những người lính mà phần đông ở tuổi mười tám đôi mươi đã ngã xuống trong cuộc chiến “chớp nhoáng” 32 năm về trước vẫn in đậm trong ký ức ông.
“Tinh thần của bộ đội ta thời kỳ đó phải nói là vô cùng ghê gớm. Đã đánh nhau nếu nói là không sợ chết là không đúng. Không có ai muốn chết cả, không ai muốn vợ mình thành góa bụa, con mình thành côi cút…. Lúc đó cấp trên cũng có cần giáo dục, động viên nhiều đâu. Nhưng người lính là như thế, vì Tổ quốc, vì danh dự, vì nhiệm vụ họ sẵn sàng xả thân”, đại tá Nguyễn Chấn nói. Tâm tư lớn nhất của đại tá Nguyễn Chấn cùng các cựu chiến binh của Quân đoàn 14 đó là mong muốn mai đây, trên mảnh đất này một ngôi đền thờ những người lính mọi thời đại đã ngã xuống vì mảnh đất quê hương sẽ được dựng nên.
Có mặt trong dịp kỷ niệm này còn có đại tá Đỗ Phấn Đấu, Chính ủy hiện tại của Sư đoàn 337. Chuyến về thăm Lạng Sơn dịp này của đại tá Đấu còn mang một mục đích khác. Đó là thu thập, bổ sung thêm một số tư liệu cho một cuốn sách về lịch sử đơn vị đang được biên soạn. “Sư đoàn 337 giờ đây đã được chuyển thành đơn vị làm nhiệm vụ kinh tế, quốc phòng nhưng những chiến công gắn với công cuộc bảo vệ biên giới phía Bắc mãi mãi là những trang sử chói lọi nhất của sư đoàn”, đại tá Đấu nói.
Sau năm 1979, Sư đoàn 337 được mang phiên hiệu đoàn Khánh Khê, tên cây cầu đã gắn với lịch sử sư đoàn. Năm 1979, Sư đoàn 337 đang làm nhiệm vụ tại Quân khu 4 thì được điều động lên biên giới phía Bắc. Vừa hành quân thần tốc “dặm bước thần kỳ phong cách Quang Trung” vừa bổ sung lực lượng, đến ngày 25.2.1979, cơ bản lực lượng của Sư đoàn đã vượt qua 500 km từ Nghệ An đến Lạng Sơn và ngay lập tức bước vào chiến đấu.
Nhiệm vụ của sư đoàn lúc đó được trên giao là ngăn chặn thê đội 2 của địch tấn công theo hướng đường 1B với ý đồ vu hồi phía sau thị xã Lạng Sơn. “Nếu chúng thực hiện được việc này Lạng Sơn sẽ hoàn toàn bị chia cắt, lúc đó sẽ rất khó đuổi chúng đi, hoặc nếu có đi cũng sẽ kèm theo những điều kiện rất ghê gớm”, đại tá Nguyễn Chấn nhớ lại.
Trong suốt cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống quân xâm lược tại tuyến phòng thủ này, những người lính của 337 cùng quân, dân huyện Văn Quan đã chiến đấu anh dũng, kiên cường bám trụ “một tấc không đi, một ly không rời” quyết không để địch vượt qua được sông Kỳ Cùng. Từ 28.2 – 5.3.1979 đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt, địch lợi dụng lực lượng áp đảo đã mở nhiều cuộc tấn công sống chết nhằm vượt sông đều bị ta đánh bật trở lại.
Sáng 28.2.1979, địch huy động hai quân đoàn và dân binh cùng hàng trăm khẩu pháo các loại nổ súng tấn công toàn tuyến phòng ngự của sư đoàn. “Cuộc chiến đấu tại điểm cao 649, điểm cao nhất trong hệ thống điểm cao tại quanh khu vực cầu Khánh Khê diễn ra cực kỳ ác liệt, ta bắn sang địch được một viên đạn thì chúng đáp trả một trăm lần”, đại tá Hoàng Hoa Chiến, nguyên trưởng ban tác chiến sư đoàn 337 nhớ lại. Tại điểm cao này, đại đội 9 thuộc tiểu đoàn 3 do trung đội trưởng Trần Minh Lệ đã kiên cường chống trả gần 13 đợt tấn công của địch. Sau hai ngày chiến đấu phía ta đã thương vong nhiều, lương thực và đạn dược đều cạn trong khi lực lượng của địch vẫn liên tục áp đảo. Bị thương nặng, anh Trần Minh Lệ vẫn không rời trận địa mà chờ địch vào gần mới giật thủ pháo tiêu diệt và đã hy sinh anh dũng.
Theo tài liệu tổng kết của 337, ước tính ta đã tiêu diệt hơn 2.000 tên địch, phá 8 xe tăng và thu được một số vũ khí, chặn đứng và đánh bại ý định vu hồi bao vây chia cắt Lạng Sơn của địch. Thế nhưng cũng đã có hơn 650 cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 337 đã vĩnh viễn nằm xuống hai bên bờ sông Kỳ Cùng…
Trong thành phần của Sư đoàn 337 còn có Trung đoàn 197 nguyên là lực lượng bộ đội địa phương của tỉnh Bắc Thái (này là Thái Nguyên). Đây là đơn vị đã cơ động lên Lạng Sơn ngay trong ngày 17.2.1979 sau khi nổ ra chiến sự. Sau đó Trung đoàn 197 được phối thuộc cùng Sư đoàn 337 và tham gia các trận đánh ác liệt tại khu vực cầu Khánh Khê. Trong một trận đánh tại điểm cao 607 (đồi Xanh) một tiểu đội chỉ có 7 người do đại đội trưởng Vi Văn Thắng chỉ huy đã kiên cường chiến đấu với một mũi tiến công hàng trăm tên địch. Đạn hết, cả tiểu đội đã ôm lê xông lên đánh giáp là cà với địch và giữ trận địa đến lúc tất cả đều hy sinh. Xác các anh nằm chồng lên xác địch, mắt nhắm, tắt thở nhưng tay không rời súng. Sau chiến tranh người dân đã gọi ngọn đồi nơi các anh hy sinh là đồi Vi Văn Thắng.
Trước khi rời Lạng Sơn, chúng tôi cùng đại tá Đấu đến thăm lại cây cầu Khánh Khê lịch sử. Nối hai bờ sông Kỳ Cùng giờ đây đã có cây cầu Khánh Khê mới cách xa cầu cũ chừng 500m. Một công trình thủy điện nhỏ đang được thi công ngay gần đó. Sau khi công trình này hoàn thành, cây cầu Khánh Khê cũ sẽ chỉ còn là kỷ niệm. Thế nhưng vẫn còn đó tấm bia bê-tông được đúc hơn ba mươi năm về trước ghi lại chiến công của sư đoàn 337 cùng quân dân huyện Văn Quan chặn đứng quân xâm lược những ngày tháng 3.1979. Những người thợ thi công biết ở đây từng có bộ đội hy sinh nên đã đặt trên tấm bia một bát hương. Những dấu tích của thời gian và con người đã xóa mờ một vài chỗ trên tấm bia. Thế nhưng người ta vẫn có thể đọc được dòng chữ “… Sư đoàn 337 đã đánh bại và chặn đứng quân Trung Quốc xâm lược”.
S.T.

"Trận chiến ngày ấy không thể mờ"

25/07/2014 11:30 GMT+7
    TT - Biết tôi chuẩn bị lên Lạng Sơn, biên giới phía Bắc, trước chuyến đi đại tá Đỗ Phấn Đấu, chính ủy Đoàn kinh tế quốc phòng 337 (trước đây là sư đoàn 337), bảo: “Lên đó rồi thì cố lên đồi Pa Pách thắp hương cho anh em liệt sĩ 337. Nếu được thì đi tìm ngọn đồi mang tên Vi Văn Thắng nhé”.
    "Trận chiến ngày ấy không thể mờ" Phóng to
    Miếu thờ do người dân xã Hồng Phong dựng lên bên bãi đất nơi ngày xưa chôn cất tạm thời các liệt sĩ hi sinh trong cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược - Ảnh: Ngọc Quang
    Đồi Pa Pách là nơi diễn ra cuộc chiến khốc liệt. Nơi đó, những tên tuổi liệt sĩ còn khắc ghi trong lịch sử sư đoàn như trung đội trưởng Trần Minh Lệ của đại đội 9, tiểu đoàn 3, trung đoàn 4. Còn Vi Văn Thắng là liệt sĩ của trung đoàn bộ binh 197 thuộc sư đoàn 337, sau khi hi sinh tên anh được người dân đặt cho một ngọn đồi ở bản Cỏn Làng, xã Hồng Phong (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn) - nơi anh ngã xuống.
    Hai năm trước, dịp tháng 7-2012, khi sư đoàn 337 tổ chức khánh thành nhà bia chiến thắng của đơn vị trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc, tưởng niệm các liệt sĩ sư đoàn hi sinh ở khu vực cầu Khánh Khê trên sông Kỳ Cùng, đại tá Đỗ Phấn Đấu đã đọc một bài văn tế. Trong bài văn tế ấy, tên tuổi những người lính sư đoàn 337 hi sinh đã vang lên oai linh giữa núi rừng biên ải:
    “Máu xương các anh không hề uổng, bia ghi công đây sáng từng dòng.Trận chiến ngày ấy không thể mờ, chuyện năm xưa đã tạc vào sách sử.Tổ quốc vẫn khắc ghi:Trần Minh Lệ dũng lược ngoan cường, cùng trung đội đập tan 18 đợt tiến công của địch, giữ chốt mấy ngày đêm.Lịch sử mãi lưu truyền:Vi Văn Thắng táo bạo kiên gan, hết đạn vẫn giương lê tả xung hữu đột khiến quân thù khiếp sợ.Đất Hồng Phong đời đời ghi nhớ chiến công. Rừng Bình Trung mãi mãi tri ân liệt sĩ”.
    "Trận chiến ngày ấy không thể mờ" Phóng to
    “Tại mảnh đất này, cuối tháng 2 đầu tháng 3-1979, sư đoàn 337 cùng quân dân tỉnh Lạng Sơn đã chặn đứng và đánh bại quân xâm lược, lập chiến công vẻ vang trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới quốc gia”. (Lời ghi tại Nhà bia chiến thắng sư đoàn 337 trên đồi Pa Pách) - Ảnh: N.Quang
    Thượng úy Nguyễn Đức Quý, trinh sát của Tỉnh đội Lạng Sơn, đưa chúng tôi ngược từ thành phố lên hướng Đồng Đăng, gần biên giới Việt - Trung rồi từ đó rẽ trái theo quốc lộ 1B vào huyện Văn Lãng. Đã 35 năm trôi qua kể từ tháng 2-1979, khi “tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới”. 35 năm, bao nhiêu vật đổi sao dời, sư đoàn 337 được mệnh danh là “Cánh cửa thép Lạng Sơn” những năm 1979-1980 khốc liệt ấy nay đã trở thành “Đoàn kinh tế quốc phòng 337” đứng chân tại miền tây Quảng Trị. Nhiều lần đi về với vùng đất miền tây quê nhà, tôi vẫn ghé vào doanh trại của đoàn, hay gặp những người lính của sư đoàn 337 năm nào đang tận tụy giúp người dân Vân Kiều, Pa Kô ở vùng cao Hướng Hóa thay đổi tập quán sản xuất. Cuộc sống thật bình yên khi những người lính sát cánh cùng người dân lo phát triển kinh tế, nhưng với những cựu chiến binh sư đoàn 337, những anh linh đồng đội nằm lại chốn biên cương phía Bắc luôn tha thiết giữa cõi lòng.
    "Trần Minh Lệ đã chiến đấu đến giọt máu cuối cùng và anh dũng hi sinh. Đối phương tuy chiếm được cao điểm nhưng chúng phải trả một giá rất đắt. Tấm gương hi sinh anh dũng của Trần Minh Lệ là động lực cổ vũ, khích lệ to lớn với cán bộ chiến sĩ sư đoàn bám trụ chiến đấu tiêu diệt địch, bảo vệ chốt"
    Giờ chúng tôi đang đứng trên đồi Pa Pách. Gió từ các lũng núi đá hun hút lồng lên buốt giá. Trên điểm cao này, tầm mắt bao quát cả một chặng quốc lộ 1B băng qua sông Kỳ Cùng bằng cây cầu Khánh Khê nổi tiếng. Cây cầu Khánh Khê mới giờ xây dịch lên so với cây cầu cũ chừng 300m, nhưng chỗ vị trí phía bắc cây cầu cũ vẫn còn dấu tích của một tấm bia kỷ niệm. Mấy năm trước, bức ảnh chụp tấm bia ximăng ở đầu cầu Khánh Khê này từng khiến dư luận xôn xao bởi dòng chữ khắc trên bia: “Nơi đây sư đoàn 337 đã đánh bại và chặn đứng quân Trung Quốc xâm lược” đã bị đục bỏ mất mấy chữ “quân Trung Quốc”.
    Tháng 2-1979, khi tấn công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, ở địa bàn này quân Trung Quốc đã tìm mọi cách vượt qua cầu Khánh Khê, băng qua sông Kỳ Cùng để vu hồi về phía đèo Sài Hồ và Đồng Mỏ, từ đó bao vây thị xã Lạng Sơn. Cuộc chiến đấu chặn địch trên hướng này của sư đoàn 337 khó mà kể hết trong một bài báo nhỏ, chỉ biết rằng địch không thể xuyên thủng “cánh cửa thép” của sư đoàn 337 nhưng hàng trăm chiến sĩ đã ngã xuống khi bảo vệ phòng tuyến này. Những người lính đã tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc những năm tháng ấy khó có thể quên những trận đánh với chiến thuật “biển người” của quân Trung Quốc. Điểm cao 649 mà trung đội Trần Minh Lệ đóng chốt cũng vậy. Suốt cả ngày
    28-2-1979, địch dùng hơn một tiểu đoàn tấn công nhằm chiếm cao điểm này nhưng đều bị đánh bật. 5g sáng hôm sau (1-3-1979), chỉ một trung đội chọi với một tiểu đoàn nhưng anh em chiến sĩ trung đội 1 đã ngoan cường đẩy lùi 18 đợt tấn công. Lệ vừa chỉ huy đưa anh em thương binh, liệt sĩ về tuyến sau vừa cùng anh em còn lại trong trung đội phản kích địch, giữ vững cao điểm đến chiều tối. Mặc dù chiếm được cao điểm 649 nhưng địch vẫn không chọc thủng được phòng tuyến sông Kỳ Cùng. Trước khi rút lui, để chặn sự truy kích của quân ta, địch đã đặt bộc phá giật sập cầu Khánh Khê.
    Cuộc chiến ở Khánh Khê chỉ diễn ra chưa đầy ba tuần với sư đoàn 337 nhưng đã có hơn 650 cán bộ chiến sĩ hi sinh.
    Nghĩa trang tạm của những người lính
    Chúng tôi lên một ngọn đồi nằm cạnh Nhà máy ximăng Hồng Phong của xã Hồng Phong bên đường 1B. Theo con đường mòn ngoằn ngoèo lên một mái đồi, theo hướng tây bắc, đó là trận địa mà tiểu đội trưởng Vi Văn Thắng hi sinh. Ngọn đồi đó nay dân không còn ở, nhưng những người lính của trung đoàn 197 thuộc sư đoàn 337 đã tham chiến tại đây thì không thể quên câu chuyện về Vi Văn Thắng, người con dân tộc Tày quê ở Lộc Bình (Lạng Sơn).
    Thật bất ngờ, khi tìm đường lên cao điểm Vi Văn Thắng hi sinh, chúng tôi đi ngang một bãi đất mọc đầy dứa dại và chi chít miệng hố. Vợ chồng anh Dương Công Đính, người Tày sống cạnh đó, bảo đây là “bãi ông Chinh”, “Chinh nào?” - chúng tôi hỏi lại. “Lê Đình Chinh ấy”. Hóa ra đây cũng là khu vực thuộc xã Hồng Phong, ngày 25-8-1978 Lê Đình Chinh bị quân Trung Quốc sát hại tại cửa khẩu Hữu Nghị. Anh là người chiến sĩ đầu tiên hi sinh trên mặt trận biên giới phía Bắc và được an táng tại bãi đất ở xã Hồng Phong này, mấy năm sau đồng đội mới đưa anh về quy tập tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Cao Lộc (Lạng Sơn). Đến tháng 1-2012, hài cốt Lê Đình Chinh mới được đưa từ Cao Lộc về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng, quê nhà Thanh Hóa.
    Chị Đính kể cả bãi đất này vốn là nơi chôn cất các liệt sĩ tạm thời khi hi sinh, rồi sau đó các đơn vị, người nhà tìm lên đây cất bốc, quy tập. Cho dù những liệt sĩ đã được quy tập đi nơi khác thì dân nơi đây vẫn xây một miếu thờ nhỏ nấp dưới tán rừng thông, những ngày rằm, dịp tết... hương khói cho những người ngã xuống. Dù đã 35 năm rồi nhưng giữa lòng dân, chưa khi nào các anh bị lãng quên!
    LÊ ĐỨC DỤC - ĐỨC BÌNH

    Biên giới phía Bắc 1979: 30 ngày không thể nào quên (1)


    Trường Sơn

    Cuối năm 1978, để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược mà phía Trung Quốc gọi là “phản kích tự vệ chống Việt Nam”, giới cầm quyền Bắc Kinh đã tập trung một bộ phận lớn quân đội ở khu vực biên giới.

    Lời Tòa soạn:
    Đã 36 năm trôi qua nhưng ký ức của hàng triệu người dân Việt Nam về một trang sử hào hùng của Tổ quốc, ký ức về sự hy sinh của hàng ngàn đồng bào, chiến sỹ đã ngã xuống để bảo vệ từng tấc đất biên cương khởi đầu từ ngày 17/2/1979 ... vẫn chưa hề phai mờ.  Nhắc lại cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 với 30 ngày khốc liệt để hậu thế chúng ta thêm hiểu hơn về lịch sử của đất nước, để tôn vinh những người con ưu tú đã ngã xuống giống như chúng ta vẫn thường tôn vinh những anh hùng, liệt sỹ trong suốt thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc.
    Với mong muốn giúp cho độc giả có một cái nhìn khái quát nhất nhưng toàn cảnh nhất về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979, Infonet xin giới thiệu loạt bài viết được chắt lọc, tham khảo và tổng hợp từ các tài liệu, sách báo đã từng được xuất bản như: 
    Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân Quân khu 1 và 2; 
    Lịch sử các quân đoàn 1, 2, Binh đoàn Pắc Bó; 
    Lịch sử các sư đoàn 3, 316, 337, 338, 346, 395; 
    Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Lạng Sơn, thị xã Cao Bằng; Lịch sử Bộ đội Biên phòng
    Lịch sử Dẫn đường Không quân
    Lịch sử Pháo binh QĐNDVN
    Báo Quân đội Nhân dân tháng 2 và 3-1979
    China’s Aggression: How and Why It Failed – Nguyen Huu Thuy
    Chinese Military Strategy In The Third Indochina War - Edward C. O’Dowd
    China’s War With Vietnam 1979 – King C. Chen
    ----------------------------------------

    Bài 1: Tương quan và Thế trận
    Ngoài Quân đoàn 41, 42, 55 của quân khu Quảng Châu và  11, 14 của quân khu Côn Minh có sẵn ở phía nam, họ còn điều động các đơn vị dự bị gồm Quân đoàn 20, 43, 54 của quân khu Vũ Hán ở phía đông và 13, 50 thuộc quân khu Thành Đô ở phía bắc. Binh lực tham chiến trực tiếp lên tới 28 sư đoàn chủ lực cùng 2 sư đoàn và nhiều trung đoàn, tiểu đoàn địa phương, biên phòng và dân binh.
    Đạo quân này được sự chi viện của 7 trung đoàn và 1 tiểu đoàn xe tăng, 2 sư đoàn và 39 trung đoàn pháo binh, 2 sư đoàn phòng không và nhiều trung đoàn bảo đảm (công binh, thông tin, vận tải…). Tổng cộng, Trung Quốc huy động vào cuộc chiến trên bộ khoảng 600.000 quân; 550 xe tăng thiết giáp loại Type-62, Type-59, Type-63; 2.000 khẩu pháo mặt đất và súng cối từ 76,2mm đến 152mm, súng cối 160mm và dàn phóng hỏa tiễn 107mm đến 130mm.
    Bên cạnh đó, không quân và hải quân Trung Quốc cũng triển khai 948 máy bay chiến đấu trên 15 căn cứ ở Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Hải Nam gồm 706 tiêm kích J-5, J-6, J-7; 120 tiêm kích bom J-6, Q-5 và 122 máy bay ném bom H-5, H-6 sẵn sàng chi viện khi có yêu cầu.
    Hạm đội Nam Hải với 300 tàu chiến cũng được đặt trong tình trạng báo động cao, đồng thời tăng cường một biên đội tàu tên lửa xuống khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép.
    Lính Trung Quốc cùng sự yểm trợ của xe tăng tấn công vào lãnh thổ Việt Nam. (Ảnh tư liệu)
    Cuộc xâm lược được Bắc Kinh tiến hành trên hai hướng.
    Cánh đông do Thượng tướng Hứa Thế Hữu (Xu Shiyou), Tư lệnh Đại quân khu Quảng Châu chỉ huy có 18 sư đoàn chủ lực, 1 sư đoàn địa phương, 3 trung đoàn biên phòng cùng các đơn vị binh chủng và dân binh.
    Hỗ trợ cho hướng này là 6 trung đoàn và 1 tiểu đoàn xe tăng, 1 sư đoàn pháo binh và 1 sư đoàn phòng không. Cánh quân này đảm nhiệm tiến công ba tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh của Việt Nam, cụ thể:
    - Hướng Cao Bằng có 10 sư đoàn bộ binh: 58 (Quân đoàn 20), 121, 122, 123 (Quân đoàn 41), 124, 125, 126 (Quân đoàn 42), 129 (Quân đoàn 43), 150 (Quân đoàn 50), 160, 162 (Quân đoàn 54).
    - Hướng Lạng Sơn có 8 sư đoàn bộ binh: 127, 128 (Quân đoàn 43), 148 (Quân đoàn 50), 160, 161 (Quân đoàn 54), 163, 164, 165 (Quân đoàn 55).
    - Hướng Quảng Ninh có sư đoàn địa phương quân Quảng Tây.
    Cánh tây do Thượng tướng Dương Đắc Chí (Yang Dezhi), Tư lệnh Đại quân khu Côn Minh chỉ huy có 10 sư đoàn chủ lực, 1 sư đoàn địa phương, 4 trung đoàn biên phòng cùng các đơn vị binh chủng và dân binh. Hỗ trợ cho hướng này là 1 trung đoàn xe tăng, 1 sư đoàn pháo binh và 1 sư đoàn phòng không. Lực lượng này đảm nhiệm tiến công ba tỉnh Hà Tuyên (nay là Hà Giang), Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai), Lai Châu của Việt Nam, cụ thể:
    - Hướng Hà Tuyên có Trung đoàn 12 biên phòng cùng lực lượng dân binh.
    - Hướng Hoàng Liên Sơn có 8 sư đoàn bộ binh: 32 (Quân đoàn 11), 37, 38, 39 (Quân đoàn 13), 40, 41, 42 (Quân đoàn 14), 149 (Quân đoàn 50).
    - Hướng Lai Châu có Sư đoàn 31 Quân đoàn 11 và sư đoàn địa phương quân Vân Nam.
    Đương đầu với đạo quân xâm lược hùng hậu của Trung Quốc là các lực lượng vũ trang tại chỗ cùng nhân dân 6 tỉnh biên giới Việt Nam.
    Quân khu 1 do Thiếu tướng Đàm Quang Trung làm tư lệnh kiêm chính ủy có 4 sư đoàn và 1 lữ đoàn chủ lực, 7 trung đoàn và 21 tiểu đoàn địa phương. Bố trí trên tuyến biên giới Đông Bắc như sau:

    Bộ đội chủ lực:
    - Sư đoàn bộ binh 3 (đoàn Sao Vàng) gồm Trung đoàn bộ binh 2 (đoàn An Lão), 12 (đoàn Tây Sơn), 141 (đoàn Hoài Ân) và Trung đoàn pháo binh 68; bố trí tại khu vực Đồng Đăng, Văn Lãng, Cao Lộc và thị xã Lạng Sơn của tỉnh Lạng Sơn.
    - Sư đoàn bộ binh 338 gồm Trung đoàn bộ binh 460, 461, 462 và Trung đoàn pháo binh 208; bố trí tại khu vực nam Lộc Bình, Đình Lập của tỉnh Lạng Sơn và An Châu của tỉnh Quảng Ninh.
    - Sư đoàn bộ binh 346 (đoàn Lam Sơn) gồm Trung đoàn bộ binh 246 (đoàn Tân Trào), 677, 851 và Trung đoàn pháo binh 188; bố trí tại khu vực Trà Lĩnh, Hà Quảng, Hòa An của tỉnh Cao Bằng.
    - Sư đoàn bộ binh 325B (về sau đổi thành 395) gồm Trung đoàn bộ binh 8, 41, 288 và Trung đoàn pháo binh 189; bố trí tại khu vực Tiên Yên, Bình Liêu của tỉnh Quảng Ninh.
    - Lữ đoàn bộ binh 242 đảm nhiệm phòng thủ khu vực bờ biển và tuyến đảo Quảng Ninh.
    Phần lớn các đơn vị binh chủng trực thuộc Quân khu 1 như Trung đoàn pháo binh 166, Trung đoàn phòng không 272, Trung đoàn xe tăng 407, Trung đoàn công binh 522 cùng tiểu đoàn pháo tầm xa 130mm thuộc Lữ đoàn pháo binh 675 (đoàn Anh Dũng) tăng cường được tập trung chi viện cho hướng Lạng Sơn.
    Bộ đội địa phương:
    Hướng Cao Bằng có Trung đoàn bộ binh 567 của BCHQS tỉnh ở khu vực Quảng Hòa; 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn cao xạ, 7 tiểu đoàn bộ binh của các huyện Bảo Lạc, Hà Quảng, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Quảng Hòa, Hòa An, Ba Bể và 3 đại đội của Thông Nông, Thạch An, thị xã Cao Bằng.
    Hướng Lạng Sơn có 2 trung đoàn bộ binh trực thuộc BCHQS tỉnh là Trung đoàn 123 ở khu vực Lộc Bình và Trung đoàn 199 ở khu vực Tràng Định; 7 tiểu đoàn bộ binh của các huyện Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập, Văn Quan và thị xã Lạng Sơn.
    Hướng Quảng Ninh có 2 trung đoàn bộ binh trực thuộc BCHQS tỉnh là Trung đoàn 43 ở khu vực Móng Cái và Trung đoàn 244 ở khu vực Quảng Hà; 1 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn cao xạ và 5 tiểu đoàn bộ binh của các huyện Bình Liêu, Quảng Hà, Móng Cái, Hà Cối, Cẩm Phả.
    Lực lượng công an vũ trang có Trung đoàn công an vũ trang cơ động 12 (đoàn Thanh Xuyên) bố trí ở Lạng Sơn, 4 tiểu khu (tương đương tiểu đoàn) ở Cao Bằng và Quảng Ninh, một số đại đội cơ động và 24 đồn biên phòng.
    Lực lượng tuyến sau của Quân khu 1 có Sư đoàn 431 và Trung đoàn 852 là khung huấn luyện tân binh cùng 2 trung đoàn và 2 tiểu đoàn bộ binh của các tỉnh Hà Bắc, Bắc Thái.

    (Ảnh minh họa)
    Quân khu 2 do Thiếu tướng Vũ Lập làm tư lệnh kiêm chính ủy có 3 sư đoàn chủ lực, 8 trung đoàn và 24 tiểu đoàn địa phương. Bố trí trên tuyến biên giới Tây Bắc như sau:
    Bộ đội chủ lực:
    - Sư đoàn bộ binh 316 (đoàn Bông Lau) gồm Trung đoàn bộ binh 98, 148 (đoàn Sơn La), 174 (đoàn Cao Bắc Lạng) và Trung đoàn pháo binh 187; bố trí tại khu vực Bình Lư, Phong Thổ của tỉnh Lai Châu.
    - Sư đoàn bộ binh 345 gồm Trung đoàn bộ binh 118, 121, 124 và Trung đoàn pháo binh 190; bố trí tại khu vực Bảo Thắng của tỉnh Hoàng Liên Sơn.
    - Sư đoàn bộ binh 326 gồm Trung đoàn bộ binh 19, 46, 541 và Trung đoàn pháo binh 200; bố trí tại khu vực Tuần Giáo, Điện Biên của tỉnh Lai Châu.
    Phần lớn các đơn vị binh chủng trực thuộc Quân khu 2 như Trung đoàn pháo binh 168, Trung đoàn phòng không 297, Trung đoàn công binh 89 được tập trung chi viện cho hướng Hoàng Liên Sơn.
    Bộ đội địa phương
    Hướng Hà Tuyên có Trung đoàn bộ binh 122, 191 của BCHQS tỉnh, 1 tiểu đoàn pháo binh và 8 tiểu đoàn bộ binh của các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xìn Mần, Na Hang.
    Hướng Hoàng Liên Sơn có 2 trung đoàn bộ binh của BCHQS tỉnh là Trung đoàn 192 ở khu vực thị xã Lào Cai và Trung đoàn 254 ở khu vực Bảo Thắng; 1 tiểu đoàn pháo binh và 8 tiểu đoàn bộ binh của các huyện Mường Khương, Bát Xát, Bảo Thắng, thị xã Lào Cai, Yên Bái.
    Hướng Lai Châu có Trung đoàn 193 và 741 (ở khu vực Sìn Hồ) của BCHQS tỉnh, 1 tiểu đoàn pháo binh và 5 tiểu đoàn bộ binh của các huyện Phong Thổ, Mường Tè, Mường Lay, Điện Biên, Sìn Hồ.
    Lực lượng công an vũ trang có Trung đoàn công an vũ trang cơ động 16 ở Hoàng Liên Sơn, một số đại đội cơ động và 39 đồn biên phòng.
    Lực lượng tuyến sau của Quân khu 2 có Sư đoàn 411 là khung huấn luyện tân binh cùng 2 trung đoàn và 8 tiểu đoàn bộ binh của các tỉnh Sơn La, Vĩnh Phú.
    Đóng góp vào thế trận phòng thủ chung trên địa bàn 6 tỉnh biên giới còn có các đơn vị binh chủng (pháo cối, ĐKZ, cao xạ, trinh sát, công binh, thông tin, quân y, vận tải) của các BCHQS tỉnh và huyện, thị; lực lượng công an, cảnh sát và đông đảo dân quân, tự vệ ở khắp các làng bản, huyện thị, nông lâm trường và nhà máy xí nghiệp... được tổ chức ở quy mô từ cấp trung đội đến cấp trung đoàn (ở mỗi quân khu có khoảng 500.000 dân quân tự vệ).
    Từ tháng 1-1979, đối phương bắt đầu ráo riết đẩy mạnh các hoạt động trinh sát vũ trang dọc biên giới. Chỉ trong tháng 1 và tuần đầu tiên của tháng 2-1979, phía Trung Quốc đã gây ra 230 vụ xâm phạm vũ trang vào lãnh thổ Việt Nam, từ gây hấn, khiêu khích cho tới phục kích, giết hại, bắt cóc người đưa về Trung Quốc, tập kích, bắn phá các đồn biên phòng và trạm gác của công an, dân quân Việt Nam cũng như các cơ sở sản xuất của nhân dân.
    Trong những vụ xâm phạm này, lính Trung Quốc đã giết hại trên 40 dân thường và chiến sĩ, làm bị thương hàng trăm người và bắt đi hơn 20 người. Đặc biệt có những vụ diễn ra sâu trong lãnh thổ Việt Nam tới 5km như vụ tập kích trạm gác của dân quân ở Bản Lầu (Hoàng Liên Sơn) ngày 14-1, có những vụ quy mô lớn như huy động 1 tiểu đoàn chính quy tấn công bình độ 400 ở Thanh Lòa, Cao Lộc (Lạng Sơn) ngày 10-2, có những vụ pháo kích lớn đã sử dụng cả tới pháo 85mm, súng cối, ĐKZ... Cùng với đó là hàng chục lần tốp máy bay và tàu thuyền xâm phạm vùng trời, vùng biển của Việt Nam.
    Ngày 1-1-1979, theo chỉ thị của Thường vụ Quân ủy Trung ương, các lực lượng vũ trang biên giới được lệnh chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao. Ngày 15-2, ngoại trừ các xã biên giới và một vài đơn vị, các lực lượng trên tuyến 1 được lệnh hạ cấp xuống trạng thái sẵn sàng chiến đấu tăng cường. Nhiều đơn vị tổ chức cho phần lớn bộ đội về trạng thái sinh hoạt bình thường, di chuyển, điều chỉnh lại đội hình bố trí…
    Tuy nhiên đến rạng sáng ngày 17-2-1979, pháo binh Trung Quốc đã khai hỏa bắn phá các mục tiêu trong lãnh thổ Việt Nam, mở màn cuộc xâm lược. Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của quân và dân Việt Nam chính thức bắt đầu.

    Biên giới phía Bắc 1979: 30 ngày không thể nào quên (2)


    Trường Sơn

    Sáng ngày 17-2-1979, pháo binh Trung Quốc đã khai hỏa vào các mục tiêu trong lãnh thổ Việt Nam, mở màn cuộc xâm lược. Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc của quân và dân Việt Nam chính thức bắt đầu.
    Lời Tòa soạn:
    Đã 36 năm trôi qua nhưng ký ức của hàng triệu người dân Việt Nam về một trang sử hào hùng của Tổ quốc, ký ức về sự hy sinh của hàng ngàn đồng bào, chiến sỹ đã ngã xuống để bảo vệ từng tấc đất biên cương khởi đầu từ ngày 17/2/1979 ... vẫn chưa hề phai mờ.  Nhắc lại cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 với 30 ngày khốc liệt để hậu thế chúng ta thêm hiểu hơn về lịch sử của đất nước, để tôn vinh những người con ưu tú đã ngã xuống giống như chúng ta vẫn thường tôn vinh những anh hùng, liệt sỹ của những khác trong suốt thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc.
    Với mong muốn giúp cho độc giả có một cái nhìn khái quát nhất nhưng toàn cảnh nhất về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979, Infonet xin giới thiệu loạt bài viết được chắt lọc, tham khảo và tổng hợp từ các tài liệu, sách báo đã từng được xuất bản như: 
    Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân Quân khu 1 và 2; 
    Lịch sử các quân đoàn 1, 2, Binh đoàn Pắc Bó; 
    Lịch sử các sư đoàn 3, 316, 337, 338, 346, 395; 
    Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Lạng Sơn, thị xã Cao Bằng; Lịch sử Bộ đội Biên phòng
    Lịch sử Dẫn đường Không quân
    Lịch sử Pháo binh QĐNDVN
    Báo Quân đội Nhân dân tháng 2 và 3-1979
    China’s Aggression: How and Why It Failed – Nguyen Huu Thuy
    Chinese Military Strategy In The Third Indochina War - Edward C. O’Dowd
    China’s War With Vietnam 1979 – King C. Chen
    ------------------------------

    Pháo binh trên mặt trận Quảng Ninh
    Bài 2: Diễn biến cuộc chiến trên các mặt trận chính
    Trên mặt trận Lai Châu
    Trên mặt trận Lai Châu, quân Trung Quốc chia thành hai mũi tiến công. Mũi chủ công đảm nhiệm tiến công Ma Ly Pho, Pa Nậm Cúm vào ngã ba Phong Thổ. Mũi thứ hai tiến công từ Huổi Luông, Pa Tần (Sìn Hồ). Ngoài ra địch còn sử dụng một lực lượng đánh chiếm khu vực bắc Dào San và Mù San (Phong Thổ).
    Từ ngày 17-2 địch bắt đầu thực hành tấn công vào các điểm cao 1562 Mù San, 1112 Ma Ly Pho, Hoàng Thểm, Khao Chải, điểm cao 262… cùng một số vị trí khác do Trung đoàn 741 và 193, Tiểu đoàn 2 Sìn Hồ, đồn biên phòng Ma Lù Thàng, Si Lờ Lầu, A Pa Chải… bảo vệ. Đến ngày 19-2 đối phương chiếm các vị trí này và tiến xuống ngã ba Nậm Cáy, Mô Sy Câu, ngã ba Pa So và bắc Pa Tần. Lực lượng ta chặn đánh quyết liệt nhưng đến 24-2 địch làm chủ các mục tiêu trên và tiếp tục tăng cường lực lượng để đột phá tiếp.
    Lực lượng vũ trang Lai Châu chiến đấu
    Trước tình hình này, Bộ tư lệnh Quân khu 2 điều động lực lượng của Trung đoàn 98 Sư đoàn 316 và Trung đoàn 46 Sư đoàn 326 tăng cường cho khu vực phòng thủ Pa Tần và tổ chức phản công đánh chiếm lại một số vị trí. Tại đây chiến sự diễn ra ác liệt, hai bên giành giật từng điểm chốt như ở cao điểm 805, 551 hay 553 bắc Pa Tần. Sau nhiều đợt tiến công liên tục, ngày 3-3, quân Trung Quốc chiếm được thị trấn Phong Thổ, Pa Tần và đến 5-3 chiếm được Dào San. Đến 10-3 trên mặt trận Lai Châu địch rút về bên kia biên giới.
    Kết thúc đợt chiến đấu này đã có 11 cá nhân và 6 đơn vị chiến đấu trên hướng Lai Châu được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.
    Trên mặt trận Quảng Ninh
    Trên hướng Quảng Ninh, ngày 17-2-1979, quân Trung Quốc huy động một bộ phận địa phương quân, biên phòng, dân binh của tỉnh Quảng Tây tiến đánh một số trận địa phòng ngự do các đơn vị thuộc Trung đoàn 41 và 288 Sư đoàn 325B, Trung đoàn 43 và 244 bộ đội địa phương, Đồn biên phòng Pò Hèn… đảm nhiệm ở khu vực Hoành Mô, Đồng Văn (Bình Liêu), Thán Phún (Hải Ninh) và pháo kích vào thị xã Móng Cái. Trong các trận tiến công này địch chiếm được bình độ 300, đồn Pò Hèn và điểm cao 1050 Cao Ba Lanh nhưng đến chiều 19-2 ta phản kích khôi phục lại trận địa.
    Ngày 26-2, địch mở đợt tiến công mới nhằm vào khu vực chốt của Trung đoàn 288 Sư đoàn 325B ở điểm cao 1050, 585, đồi Cây Xanh, đồi Không Tên… và ngày 28-2 đánh vào trận địa Trung đoàn 41 Sư đoàn 325B ở điểm cao 500, 600, 781, đồi Khẩu Hiệu… Các đợt tiến công này đều bị đánh bại.
    Ngày 28-2, Tư lệnh Quân khu 1 quyết định thành lập Bộ tư lệnh Mặt trận Quảng Ninh do Thiếu tướng Nguyễn Sùng Lãm mới được cử về làm Phó tư lệnh quân khu đứng đầu.
    Ngày 1-3, quân Trung Quốc đồng loạt tiến công vào các điểm tựa của Trung đoàn 41 và 288 Sư đoàn 325B, Tiểu đoàn 130 Bình Liêu, Đồn biên phòng Hoành Mô, Đồng Văn, Móng Cái và Đại đội 6 công an vũ trang… chiếm được đồn Hoành Mô và một phần điểm cao 600 và 781 nhưng bị chặn lại trên các hướng khác. Ngày 4-3, địch tập trung đánh chiếm điểm cao 1050 nhưng một lần nữa bị đẩy lui với thiệt hại nặng nề. Cũng trong ngày hôm đó Trung đoàn 41 Sư đoàn 325B phản kích lấy lại điểm cao 600 và 781. Đến đây, mọi nỗ lực tấn công vào tuyến biên giới Quảng Ninh của Trung Quốc đều bị bẻ gãy.
    Ngày 5-3, Bắc Kinh tuyên bố rút quân khỏi Việt Nam. Chiến sự trên hướng Quảng Ninh tạm thời lắng xuống. Trong đợt chiến đấu này, 2 cá nhân và 5 đơn vị đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.
    Trên mặt trận Hà Tuyên
    Hà Tuyên là hướng phối hợp, địch không tiến công lớn mà chỉ sử dụng biên phòng và dân binh tỉnh Vân Nam đánh vào các chốt của ta ở xã Thượng Phùng, Lũng Làn (Mèo Vạc), Lũng Cú, Ma Ly (Đồng Văn), Nghĩa Thuận (Quản Bạ), Thanh Thủy, Lao Chải (Vị Xuyên), Bản Păng, Bản Máy (Xìn Mần), Na Khê (Yên Minh). Tại đây bộ đội địa phương, công an vũ trang và dân quân tự vệ đã phối hợp chặn địch. Ngoài ra lực lượng vũ trang Hà Tuyên còn chủ động tổ chức một số trận đánh ngay vào vị trí xuất phát tiến công của đối phương như trận đánh ngày 23-2 của Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 122 vào điểm cao 1875 hoặc trận ngày 25-2 của Tiểu đoàn 1 Mèo Vạc tập kích địch đột nhập xã Thượng Phùng và tập kích đồn Hoà Bình.
    Công an vũ trang Thanh Thủy, Hà Tuyên trên chốt
    Từ 4-3, để hỗ trợ cho hai cánh quân trên hướng Hoàng Liên Sơn và Lai Châu, ở Hà Tuyên địch đẩy mạnh các hoạt động tiến công cấp đại đội, tiểu đoàn nhằm vào các đồn biên phòng và các xã biên giới: Ngày 5-3 tiến công đồn Lũng Làn và điểm cao 1379 Phìn Lò (Mèo Vạc), ngày 6 và 7-3 đánh Bản Păng, Bản Máy (Xín Mần); ngày 8 và 9-3 đánh Phó Bảng (Đồng Văn); ngày 11-3 tiến công khu vực Lao Chải (Vị Xuyên); ngày 13-3 tiến công điểm tựa của Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 122… đều bị đẩy lui. Đến ngày 14-3 chiến sự tạm thời lắng xuống. Trong đợt chiến đấu này lực lượng vũ trang Hà Tuyên đã tham gia chiến đấu 61 trận, có 1 cá nhân và 1 đơn vị công an biên phòng được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.
    Theo công bố chính thức, trên cả ba mặt trận Quảng Ninh, Lai Châu và Hà Tuyên, các lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến 14.000 quân Trung Quốc (trong đó Hà Tuyên tiêu diệt khoảng 1.000 địch), đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn địch, phá hủy 4 xe tăng và 6 xe quân sự.
    Trên mặt trận Hoàng Liên Sơn
    Hoàng Liên Sơn là trọng điểm tiến công chính của quân Trung Quốc trên tuyến biên giới Tây Bắc. Tại đây địch tổ chức tiến công quy mô lớn theo hai trục: từ Quang Kim (Bát Xát) đánh xuống Cam Đường, Bến Đền và từ Nà Lốc vào Bản Phiệt (Bảo Thắng) theo quốc lộ 70 đánh xuống Phong Hải, Phố Lu. Để hỗ trợ cho các hướng chính, đối phương còn cho các mũi vu hồi đánh vào Sa Pa, Mường Khương.
    Ngay trong đêm 16 rạng 17-2-1979, lợi dụng trời tối và sương mù, quân Trung Quốc đã bí mật cho một lực lượng lớn vượt biên giới, luồn sâu ém sẵn ở các khu vực Na Lốc, Lều Nương (bắc Bản Phiệt), bản Vược Duyên Hải (bờ nam sông Hồng phía tây bắc thị xã Lào Cai), Mường Khương (Hoàng Liên Sơn), đồng thời triển khai đội hình chủ lực sáp sát biên giới Việt Nam.
    6 giờ sáng 17-2-1979, sau khi cho pháo binh bắn chuẩn bị với mật độ cao, trên hướng chủ yếu quân Trung Quốc bắc cầu phao vượt sông Hồng và tổ chức tấn công. Các đơn vị của ta lúc đầu bị bất ngờ, bị động nhưng ngay sau đó đã kịp thời triển khai đội hình chiến đấu.
    Trung đoàn bộ binh 192, 254 bộ đội Hoàng Liên Sơn, Trung đoàn 16 công an vũ trang, Đồn biên phòng Vạn Hòa, Pha Long, Mường Khương, Nà Lốc, Nậm Chảy… cùng bộ đội địa phương huyện và dân quân tự vệ tổ chức đánh trả quyết liệt trên tất cả các hướng, trong khi pháo binh ta vừa chi viện bộ binh vừa phản pháo các trận địa hỏa lực ở Hà Khẩu và bắn phá các điểm vượt sông của địch.
    Tuy nhiên nhờ có ưu thế vượt trội về binh hỏa lực, đến trưa 17-2 quân Trung Quốc đã chiếm các điểm cao ở phía bắc ngã ba Bản Phiệt, toàn bộ cánh đồng Quang Kim, Bản Qua, Bản Vược, thị xã Lào Cai và thị trấn Mường Khương, Bát Xát. Các đơn vị ta bị tổn thất phải lùi về phía sau tổ chức phòng ngự, tuy nhiên vẫn tiếp tục cho lực lượng bám đánh ngay cả ở những khu vực đối phương đã làm chủ và phải đến tận 19-2 quân Trung Quốc mới thực sự kiểm soát được thị xã Lào Cai.
    Trước tình hình đó, Bộ tư lệnh Quân khu 2 ra lệnh cho Sư đoàn bộ binh 316 (thiếu Trung đoàn bộ binh 98) từ Bình Lư, Phong Thổ (Lai Châu) cơ động lên tổ chức trận địa phòng ngự ở khu vực Sa Pa từ ngày 19-2. Đồng thời, Sư đoàn bộ binh 345 ở Bảo Thắng nhanh chóng đưa Trung đoàn bộ binh 124 vào xây dựng tuyến phòng thủ ở khu vực nông trường Phong Hải (cây số 18 trên quốc lộ 70).
    Ngày 19-2, quân Trung Quốc tiếp tục tiến công chiếm ngã ba Bản Phiệt, dãy Nhạc Sơn và cây số 4 Kim Tân. Ở phía hữu ngạn sông Hồng đối phương chiếm khu vực Đá Đinh, mỏ a-pa-tít Cam Đường. Trên hướng Mường Khương, sau khi chiếm thị trấn địch theo đường 4D phát triển xuống khu vực nông trường Thanh Bình. Trên hướng Sa Pa một bộ phận địch luồn lách từ khu vực Quang Kim lên Bản Khoang rồi đánh lên Ô Quý Hồ (cây số 8 trên đường 4D Sa Pa đi Bình Lư (Lai Châu), một bộ phận khác tiến công từ Cốc San lên Cầu Đôi để phối hợp với mũi vu hồi Ô Quý Hồ đánh chiếm Sa Pa.
    Trung đoàn pháo binh 168 Quân khu 2 chi viện cho mặt trận Hoàng Liên Sơn.
    Ngày 22-2, cuộc chiến đấu của Sư đoàn 316 trên hướng Sa Pa bắt đầu. Sư đoàn 345 cũng tiến hành chặn đánh địch trên hướng từ Lào Cai đi Bảo Thắng. Trên tất cả các trục tiến công của đối phương, lực lượng vũ trang ta đã dũng cảm chiến đấu tuy nhiên do tương quan quá chênh lệch nên không thể cản được đà phát triển của chúng, phải vừa đánh vừa rút lui để bảo toàn lực lượng.
    Ngày 25-2, địch chiếm được thị xã Cam Đường (cách thị xã Lào Cai 10km). Ngày 1-3, địch chiếm thị trấn Sa Pa (cách thị xã Lào Cai 38km) và tiếp tục đánh về Bình Lư. Đến ngày 4 và 5-3 quân Trung Quốc đã tiến xuống cây số 36 trên quốc lộ 70, chiếm được Phố Lu (cách thị xã Lào Cai 32km), Bến Đền. Ngày 5-3, nhà cầm quyền Bắc Kinh tuyên bố rút quân. Từ ngày 6-3 trên hướng này quân Trung Quốc bắt đầu tổ chức rút về bên kia biên giới và hoàn tất vào 13-3-1979.
    Theo công bố chính thức, các lực lượng vũ trang và nhân dân trên mặt trận Hoàng Liên Sơn từ ngày 17-2 đến 18-3-1979 đã loại khỏi vòng chiến 11.500 quân Trung Quốc, đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn địch, phá hủy 66 xe tăng, thiết giáp và 189 xe quân sự. 12 cá nhân và 6 đơn vị được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.
     

    Biên giới phía Bắc 1979: 30 ngày không thể nào quên (3)


    Trường Sơn

    Tại Lạng Sơn, cuộc xâm lược của Bắc Kinh được tiến hành trên các hướng chính Đồng Đăng-Văn Lãng, bắc Cao Lộc và Lộc Bình.

    Lời Tòa soạn:
    Đã 36 năm trôi qua nhưng ký ức của hàng triệu người dân Việt Nam về một trang sử hào hùng của Tổ quốc, ký ức về sự hy sinh của hàng ngàn đồng bào, chiến sỹ đã ngã xuống để bảo vệ từng tấc đất biên cương khởi đầu từ ngày 17/2/1979 ... vẫn chưa hề phai mờ.  Nhắc lại cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 với 30 ngày khốc liệt để hậu thế chúng ta thêm hiểu hơn về lịch sử của đất nước, để tôn vinh những người con ưu tú đã ngã xuống giống như chúng ta vẫn thường tôn vinh những anh hùng, liệt sỹ của những khác trong suốt thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc.
    Với mong muốn giúp cho độc giả có một cái nhìn khái quát nhất nhưng toàn cảnh nhất về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979, Infonet xin giới thiệu loạt bài viết được chắt lọc, tham khảo và tổng hợp từ các tài liệu, sách báo đã từng được xuất bản như: 
    Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân Quân khu 1 và 2; 
    Lịch sử các quân đoàn 1, 2, Binh đoàn Pắc Bó; 
    Lịch sử các sư đoàn 3, 316, 337, 338, 346, 395; 
    Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Lạng Sơn, thị xã Cao Bằng; Lịch sử Bộ đội Biên phòng
    Lịch sử Dẫn đường Không quân
    Lịch sử Pháo binh QĐNDVN
    Báo Quân đội Nhân dân tháng 2 và 3-1979
    China’s Aggression: How and Why It Failed – Nguyen Huu Thuy
    Chinese Military Strategy In The Third Indochina War - Edward C. O’Dowd
    China’s War With Vietnam 1979 – King C. Chen
    ------------------------------
    Sư đoàn 3 phản kích ở ngã ba Tam Lung, Lạng Sơn
    Bài 3: Diễn biến cuộc chiến đấu trên mặt trận Lạng Sơn - Cao Bằng
    Trên hướng Tràng Định, Trung đoàn 199, Tiểu đoàn 6 Tràng Định, Đồn biên phòng Pò Mã, Bình Nghi… cùng dân quân Đội Cấn, Tri Phương, Quốc Khánh vừa bám đánh, ngăn chặn địch ở chốt Pò Mã, Pò Pùn, Lũng Xá, Khau Mười, Bản Tang… vừa tổ chức sơ tán hơn 10.000 đồng bào khỏi khu vực chiến sự. Ngày 25-2, trên hướng này quân Trung Quốc chiếm được thị trấn Thất Khê.
    Trên hướng Lộc Bình, Trung đoàn 123, Tiểu đoàn 9 Lộc Bình. Đồn biên phòng Chi Ma cùng dân quân Tú Mịch, Yên Khoái… chiến đấu bảo vệ các điểm cao 540, 468, 557 (Chi Ma), khu vực Bản Thín, Bản Lan, điểm cao 412, 481, 402 (Tú Mịch), phản kích buộc địch phải co cụm lại ở phía nam núi Mẫu Sơn. Đến ngày 28-2 trên hướng này quân Trung Quốc chiếm được thị trấn Lộc Bình.
    Trên hướng Đình Lập, Sư đoàn 338, Tiểu đoàn 131 Đình Lập, Đồn biên phòng Bắc Xa, Chi Lăng hiệp đồng với tự vệ các nông lâm trường… chặn đánh địch ở điểm cao 899 (Chè Mùng), 538 (Bản Chắt), 476, 549, mỏ than Na Dương… Đặc biệt, để chia lửa cho sư đoàn bạn, ngày 22-2 Sư đoàn 338 đã chủ động dùng Trung đoàn 460 tổ chức tiến công vào hậu phương của địch, loại khỏi vòng chiến 1 tiểu đoàn Trung Quốc và phá hủy toàn bộ khu doanh trại, hậu cần của chúng. Ngoài ra sư đoàn còn cho công binh luồn sâu 20km vào sau lưng địch đánh sập 2 cầu và dùng một bộ phận tinh nhuệ tập kích sân bay Ninh Minh (Quảng Tây).
    Trên hướng Văn Lãng, một bộ phận của Trung đoàn 12 Sư đoàn 3, Tiểu đoàn 7 Văn Lãng, Đồn biên phòng Tân Thanh, Na Hình... đã phối hợp phòng ngự có hiệu quả ở Nà Nôi, Bản Thấu (Tân Yên), Thụy Hùng… buộc địch phải tạm dừng tiến công trong ngày 17-2.
    Trên hướng Cao Lộc, Tiểu đoàn 8 Cao Lộc, Đồn biên phòng Thanh Lòa, Ba Sơn cùng một bộ phận Trung đoàn 141 Sư đoàn 3 chặn địch ở điểm cao 499 (Xuất Lễ), trên hướng Bản Xâm, Thanh Lòa...
    Đặc biệt, tại hướng trọng điểm Đồng Đăng, từ sáng 17-2 cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra liên tục xung quanh thị trấn Đồng Đăng (cách thị xã Lạng Sơn 14km) và ngã ba Tam Lung (cách thị xã Lạng Sơn 7km) với các điểm nóng ở khu vực cửa khẩu Hữu Nghị và điểm cao 402, cụm chốt Thâm Mô-Pháo đài-điểm cao 339, ga Đồng Đăng, khu đồi Chậu Cảnh, điểm cao Khôn Làng…. Mặc dù bị tổn thất, các đơn vị hỗn hợp của Sư đoàn 3, Trung đoàn 12 Thanh Xuyên, Tiểu đoàn 11 bộ đội địa phương thị xã, Tiểu đoàn 1 cảnh sát cơ động, Đại đội 5 công an vũ trang, Đồn biên phòng Hữu Nghị Quan... cùng dân quân tự vệ tại chỗ đã kiên cường bám trụ trận địa, đồng thời tổ chức tiến công giành giật lại các vị trí bị chiếm đóng, gây cho đối phương những thiệt hại hết sức nặng nề.
    Bị giam chân suốt nhiều ngày, đến ngày 22-2, quân Trung Quốc tăng cường lực lượng mở một đợt tiến công mới vào Tân Yên, Đồng Đăng. Nhờ ưu thế vượt trội về binh hỏa lực, sau hàng loạt trận đánh liên tục, đến ngày 23-2-1979, địch chiếm được khu vực Tân Yên, Đồng Đăng. Đến ngày 27-2 chiếm được khu vực Tam Lung.
    Ngày 24-2-1979, Quân khu 1 quyết định thành lập Mặt trận Lạng Sơn, Thiếu tướng Hoàng Đan, Phó giám đốc Học viện quân sự cấp cao được điều về giữ chức Phó tư lệnh Quân khu kiêm Tư lệnh Mặt trận. Đồng thời, 2 sư đoàn chủ lực cùng nhiều tiểu đoàn bộ binh, binh chủng và dân quân tự vệ ở tuyến sau được điều động lên chi viện cho tiền tuyến.
    Từ ngày 23-2, sau khi tiến hành sơ tán các cơ quan và nhân dân trong thị xã Lạng Sơn, đội hình phòng thủ của ta được điều chỉnh lại: Sư đoàn bộ binh 3 và Trung đoàn 197 Bắc Thái mới tăng cường đảm nhiệm phòng ngự khu vực phía tây và tây nam thị xã; Sư đoàn bộ binh 327, Trung đoàn xe tăng 407 và các đơn vị của BCHQS tỉnh đảm nhiệm khu vực phía bắc và đông thị xã; Trung đoàn phòng không 272 bố trí ở cả phía bắc và nam thị xã, vừa chi viện bộ binh chiến đấu vừa sẵn sàng đánh trả máy bay địch.
    Từ ngày 28-2, cuộc chiến đấu trên mặt trận Lạng Sơn bước sang một giai đoạn cam go mới. Phía Trung Quốc huy động thêm bộ binh, xe tăng, pháo binh mở cuộc tiến công quy mô lớn trên cả ba hướng đông, bắc và tây nhằm đánh chiếm thị xã. Lực lượng vũ trang ta tổ chức kháng cự quyết liệt. Các trận đánh phòng ngự, tập kích và phản kích dữ dội diễn ra trên các trục đường 1A, 1B, Bản Sâm, Cao Lộc vào thị xã, khu vực Tam Thanh, Nhị Thanh, Hoàng Đồng, Mai Pha và thị trấn Kỳ Lừa… Ở phía sau, Sư đoàn 337 lên tăng cường từ chiều 25-2 cũng bước vào chiến đấu với mũi vu hồi chiến dịch của địch trên hướng cầu Khánh Khê, đường 1B. Chiến sự diễn ra vô cùng căng thẳng, có những nơi như điểm cao 500, 607, 649 (đường 1B), 449, 473 (Cao Lộc)… hai bên liên tục giành đi giật lại nhiều lần.
    Ngày 2-3, Quân đoàn 5 trực thuộc Quân khu 1 do Thiếu tướng Hoàng Đan làm tư lệnh và Đại tá Phí Triệu Hàm làm chính ủy được thành lập. Các sư đoàn bộ binh đang chiến đấu bảo vệ Lạng Sơn (3, 327, 337, 338) cùng các trung đoàn binh chủng của Quân khu 1 được đặt dưới quyền chỉ huy chung của Bộ tư lệnh Quân đoàn.
    Chiều tối cùng ngày hôm đó, quân Trung Quốc chiếm được thị trấn Kỳ Lừa, các đơn vị của ta rút về nam sông Kỳ Cùng. Bộ tư lệnh Quân đoàn 5 quyết định điều Sư đoàn 3 về làm lực lượng dự bị, riêng Trung đoàn 12 Sư đoàn 3 tiếp tục bám trụ trên đường 1B đánh vào sau lưng địch, phối hợp với Sư đoàn 337 kiên quyết chốt chặn tuyến giao thông này, không cho địch vượt qua cầu Khánh Khê tiến sang thị xã và huyện Văn Quan.
    Ngày 3-3, đối phương tiếp tục tung thêm lực lượng vào tiến công. Trên hướng chính, địch tổ chức 3 mũi đột kích từ điểm cao 520, Hoàng Đồng và Kỳ Lừa. Trên hướng Mai Pha địch cũng tổ chức 2 mũi đánh từ phía bắc sông Kỳ Cùng và đông nam thị xã. Đến chiều 4-3, trên hướng đông-đông nam quân Trung Quốc chiếm được khu vực nam sông Kỳ Cùng, sân bay Mai Pha và các khu phố trong thị xã Lạng Sơn.
    Tối 4-3, Bộ tư lệnh Quân đoàn 5 thông qua và bắt đầu triển khai phương án mở chiến dịch phản công. Cùng thời điểm này lực lượng tăng cường của Quân đoàn 1 cũng đã hoàn tất triển khai vào vị trí chiến đấu trên tuyến Chi Lăng-Đồng Mỏ-Hữu Kiên phía nam thị xã. Trung đoàn pháo binh 204 với 36 dàn hỏa tiễn bắn loạt 40 nòng BM-21 đã tập kết và lấy phần tử sẵn sàng khai hỏa. Ngày 5-3, giữa lúc các sư đoàn trên mặt trận đang ráo riết chuẩn bị thì trưa hôm đó, nhà cầm quyền Bắc Kinh tuyên bố rút quân khỏi Việt Nam và ngày hôm sau quân Trung Quốc rút về phía bắc sông Kỳ Cùng. Bộ Quốc phòng quyết định cho dừng chiến dịch phản công.
    Từ ngày 6-3, lực lượng vũ trang ta tiếp tục tiến đánh những bộ phận địch còn chiếm đóng trên lãnh thổ Việt Nam, buộc đối phương phải rút khỏi Cao Lộc (9-3), Lộc Bình (13-3), Đồng Đăng, Tân Thanh (15-3)… về bên kia biên giới.
    Theo công bố chính thức, Lạng Sơn đã loại khỏi vòng chiến 19.000 quân Trung Quốc, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn và 4 tiểu đoàn địch, phá hủy 76 xe tăng, thiết giáp, 52 xe quân sự. Để lập nên chiến công này, quân dân Lạng Sơn cũng đã phải chịu hy sinh to lớn: Sư đoàn 3 hy sinh 6,6% và bị thương 8,4% quân số; Sư đoàn 337 hy sinh 650 cán bộ chiến sĩ, Sư đoàn 338 hy sinh 260 cán bộ chiến sĩ… 20 cá nhân và 14 đơn vị được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, Quân đoàn 5 được mang danh hiệu “Binh đoàn Chi Lăng”, Sư đoàn 337 được tặng danh hiệu “Sư đoàn Khánh Khê”.
    Diễn biến cuộc chiến đấu trên mặt trận Cao Bằng
    Ở Cao Bằng, hướng tiến công chính của địch ở Thông Nông-Hà Quảng và Phục Hòa-Đông Khê. Nhờ huy động một lực lượng áp đảo nên ngay từ những ngày đầu đối phương đã có nhiều mũi tiến khá sâu vào lãnh thổ Việt Nam, chia cắt và gây rối loạn hệ thống chỉ huy của ta.
    Xe tăng Trung Quốc bị Sư đoàn 346 tiêu diệt ở Bản Sẩy, Hòa An, Cao Bằng sáng 18-2-1979
    Trên hướng Hà Quảng, cuộc chiến đấu của Trung đoàn 246 Sư đoàn 346, Tiểu đoàn 6 Hà Quảng, Đồn biên phòng Sóc Giang, Nậm Nhũng… cùng bộ đội địa phương và dân quân tự vệ diễn ra suốt 4 ngày liền từ 17-2 đến 20-2 trên các chốt Cốc Ngựu, Cốc Nhu, Cốc Vường, điểm cao 505, Trúc Long-Địa Lan, Nà Xác, Trường Hà… chặn đứng hướng tiến công rất mạnh của địch ở khu vực cửa khẩu Sóc Giang. Bị tổn thất không tiến lên được, ngày 22-2 quân Trung Quốc làm đường cho xe tăng vượt biên giới ở khu vực mốc 109, theo đường Pác Bó-Nà Mạ-Đôn Chương đánh vu hồi vào sau lưng và bên sườn trận địa ta, kết hợp với tấn công chính diện theo hướng cửa khẩu Bình Mãng-Sóc Giang. Trung đoàn 246 mặc dù chiến đấu dũng cảm nhưng bị bao vây và cắt đường tiếp tế, trước sức ép của địch phải rút khỏi Sóc Giang lên khu vực thung lũng núi giữa Hà Quảng và Thông Nông tiến hành đánh du kích. Địch chiếm được Sóc Giang và tiếp tục phát triển xuống phía nam Hà Quảng.
    Trên hướng Trà Lĩnh, Trung đoàn 677 Sư đoàn 346 bảo vệ hướng phòng ngự chủ yếu của sư đoàn phối hợp với Đồn biên phòng Trà Lĩnh và các đơn vị địa phương kiên cường đánh địch ở bình độ 700, đồi Quyết Tử, đồi Thanh Niên, điểm cao 800 và 815 (Phai Can), khu vực mỏ mangan, trục đường Xuân Nội-Quang Trung… đánh bại các đợt tiến công của địch trong nhiều ngày. Tuy nhiên ngày 26-2 địch chiếm điểm cao 815 lần thứ hai. Trung đoàn 677 phải lui về phía sau, phân tán cùng dân quân các bản làng tiếp tục chiến đấu.
    Trên hướng Quảng Hòa, Trung đoàn 567 cùng Đồn biên phòng Tà Lùng, tự vệ nông trường và dân quân Đại Tiến, Cách Linh… giữ vững trận địa chốt chặn ở khu vực đèo Khâu Chỉa (Phục Hòa) suốt 12 ngày đêm, có những ngày đẩy lui 7-8 đợt tiến công gây thiệt hại nặng cho địch, không để đối phương dùng khu vực này làm bàn đạp tiến về hướng Quảng Uyên, Mã Phục.
    Trên hướng Trùng Khánh, Hạ Lang, Bảo Lạc địch cũng tấn công các đồn biên phòng Pò Peo, Bí Hà, Lý Vạn, Cốc Pàng, Nậm Quét… cùng một số chốt của lực lượng địa phương.
    Trên hướng Thông Nông và Thạch An, do phòng ngự của ta sơ hở, quân Trung Quốc nhanh chóng chiếm được thị trấn Thông Nông và Đông Khê rồi dùng xe tăng tiến thẳng về thị xã Cao Bằng. Sáng 17-2, nhân viên bưu điện huyện Thạch An báo cáo về tỉnh, cho biết xe tăng địch cắm cờ Việt Nam đi qua trước cửa nhà bưu điện về hướng thị xã. Được tin này, Tư lệnh Quân khu 1 lập tức ra lệnh cho BCHQS tỉnh và Sư đoàn 346 tổ chức đưa lực lượng đến đèo Ngườm Kim, Nậm Nàng chặn đánh. Chấp hành mệnh lệnh trên, một bộ phận Trung đoàn 851 Sư đoàn 346 khẩn trương cơ động và trong các ngày 18 và 19-2 liên tục chiến đấu với mũi tiến công cơ giới của địch trên đường số 4 và đường từ Nước Hai về thị xã, bắn cháy hàng chục xe tăng ở khu vực Bản Sẩy, Đức Long (Hòa An), cây số 9-12 trên đường số 4… Chiếc xe tăng trinh sát của Trung Quốc đến được Nà Toòng ngoại vi thị xã cũng bị đơn vị cao xạ 37mm của Sư đoàn 346 tiêu diệt.
    Từ ngày 19-2, địch bắt đầu áp sát thị xã Cao Bằng từ nhiều hướng. Cuộc chiến đấu bảo vệ thị xã diễn ra suốt nhiều ngày nhưng do tương quan chênh lệch, đến ngày 24-2 đối phương chiếm được thị xã Cao Bằng và có những mũi vu hồi đánh lấn xuống khu vực đường số 3, Khâu Đồn, đèo Cao Bắc, có những mũi thọc sâu vào lãnh thổ Việt Nam 50-60km (cầu Tài Hồ Sìn). Nhiều đơn vị của ta bị tổn thất, rơi vào thế bị chia cắt, bao vây cả 4 mặt.
    Ngày 26- 2-1979, Quân khu 1 quyết định thành lập Bộ tư lệnh Mặt trận Cao Bằng do Đại tá Đàm Văn Ngụy, Phó tư lệnh Quân khu đứng đầu. Ngày 28-2, Bộ tư lệnh Mặt trận ra lệnh cho Trung đoàn 677 và Trung đoàn 567 vượt vòng vây rút về phía sau để bảo toàn lực lượng, chuẩn bị đánh phản kích.
    Trước tình hình căng thẳng, Quân khu 1 gấp rút điều động Trung đoàn 852 và 183, tiểu đoàn pháo tầm xa 122mm của Lữ đoàn 675, các tiểu đoàn bộ đội và tự vệ phía sau lên phối hợp với các đơn vị tại chỗ tổ chức phòng tuyến mới ở phía nam cầu Tài Hồ Sìn, đường số 3, mỏ thiếc Tĩnh Túc… Lực lượng vũ trang ta đánh lui các đợt tiến công của quân Trung Quốc từ 20 đến 23-3, sau đó phản kích đẩy địch về khu vực cây số 5 và ngã ba Khâu Đồn, đồng thời bao vây một bộ phận mũi vu hồi của địch ở Nguyên Bình.
    Ngày 1-3-1979 trên mặt trận Cao Bằng, Sư đoàn bộ binh 311 gồm Trung đoàn bộ binh 169, 529, 531 bộ binh và Trung đoàn pháo binh 456 được thành lập. Tuyến phòng ngự thứ hai được hình thành từ Tài Hồ Sìn đến Ngân Sơn. Chiến sự diễn ra quyết liệt trên khắp địa bàn tỉnh. Sư đoàn 311 tổ chức cắt đường số 4, ngăn chặn cơ động tiếp tế của đối phương. Các tiểu đoàn đặc công 20 và 45 luồn sâu vào sau lưng địch, phối hợp với dân quân tự vệ tổ chức nhiều cuộc tập kích, phục kích gây cho quân xâm lược những thiệt hại nặng nề.
    Tiểu đoàn đặc công 45 cơ động tập kích địch trên mặt trận Cao Bằng.
    Hai ngày sau khi Bắc Kinh tuyên bố rút quân, ngày 7-3 quân Trung Quốc bắt đầu rút khỏi Thông Nông, Trà Lĩnh, vừa đi vừa tàn phá các khu vực nằm trên đường di chuyển của chúng. Trước tình hình trên, cùng ngày hôm đó Bộ tư lệnh mặt trận hạ lệnh chuyển sang phản kích, dùng pháo binh bắn phá đội hình hành quân, các điểm tập kết người và xe cơ giới của địch... Trước áp lực tiến công của ta, nhiều đơn vị Trung Quốc vội vã rút chạy bỏ lại cả xe cộ, vũ khí và thương binh tử sĩ. Ngày 14-3, ở Minh Tâm (Nguyên Bình), một đại đội chủ lực địch bị lực lượng địa phương của ta vây hãm đã phải hạ súng đầu hàng vô điều kiện.
    Ngày 15-3, quân Trung Quốc rút khỏi thị xã và huyện Hòa An; ngày 16-3 rút khỏi Trùng Khánh, Quảng Hòa và Thạch An; ngày 17-3 rút khỏi Trà Lĩnh; ngày 18-3 rút khỏi Hà Quảng và Thông Nông. Đến đây, chiến sự trên mặt trận Cao Bằng tạm thời lắng xuống. Theo công bố chính thức, trong một tháng chiến đấu trên hướng này các lực lượng vũ trang và nhân dân Cao Bằng đã loại khỏi vòng chiến 18.000 quân Trung Quốc, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 7 tiểu đoàn địch, phá hủy 134 xe tăng, thiết giáp và 23 xe quân sự, giữ kỷ lục về số xe tăng, thiết giáp tiêu diệt được và số tù binh bắt sống. Với thành tích chiến đấu, 5 cá nhân và 17 đơn vị đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân. Sư đoàn 311 được mang danh hiệu “Sư đoàn Đông Khê”; Trung đoàn 567 được nhân dân địa phương tặng danh hiệu “Trung đoàn Khâu Chỉa”, “Trung đoàn Phục Hòa”.

    Chiến tranh Biên giới 1979: Cuộc chuyển quân thần tốc


    Trường Sơn

    Cuộc chiến nổ ra giữa lúc phần lớn các quân đoàn dự bị chiến lược đang còn phải chiến đấu với quân Khmer Đỏ ở Campuchia. Để tăng cường sức mạnh, Bộ Quốc phòng đã huy động lực lượng tuyến sau lên.
    Bài 4: Cuộc chuyển quân thần tốc
    Ngày 18-2, Quân khu 3 cho Sư đoàn bộ binh 327 (gồm Trung đoàn bộ binh 42, 75, 540 và Trung đoàn pháo binh 120) từ Quảng Ninh lên tăng cường cho Quân khu 1. Tiếp đó ngày 19-2, Quân khu 4 gấp rút tổ chức cho Sư đoàn bộ binh 337 (gồm Trung đoàn bộ binh 4, 52, 92 và Trung đoàn pháo binh 108) hành quân bằng cả tàu hỏa và xe vận tải từ Nghệ An ra.
    Ngày 25-2 các đơn vị này đều được bổ sung cho điểm nóng nhất lúc này là mặt trận Lạng Sơn và sau đó nằm trong đội hình Quân đoàn 5 – Binh đoàn Chi Lăng.
    Trước tình hình chiến sự ngày càng trở nên quyết liệt ở khu vực thị xã Lạng Sơn, Bộ Quốc phòng đã quyết định sử dụng đến các đơn vị cơ động chiến lược. Ngày 3-3 Quân đoàn 1 – Binh đoàn Quyết Thắng nhận lệnh cho Sư đoàn bộ binh 320B (sau này đổi thành 390 - đoàn Đồng Bằng, gồm Trung đoàn bộ binh 27, 48, 64 và Trung đoàn pháo binh 54) được tăng cường Trung đoàn bộ binh 209 (đoàn Sông Lô) thuộc Sư đoàn bộ binh 312 (đoàn Chiến Thắng) và tiểu đoàn pháo tầm xa 130mm của Lữ đoàn pháo binh 45 (đoàn Tất Thắng) cấp tốc hành quân lên Lạng Sơn.
    Tối 4/3, các đơn vị này đã triển khai sẵn sàng trên tuyến chiến đấu Chi Lăng-Đồng Mỏ-Hữu Kiên. Trước đó một tuần, ngày 27-2, Quân đoàn 2 - Binh đoàn Hương Giang đang làm nhiệm vụ truy quét Khmer Đỏ tại Kampot, Kampong Som (Campuchia) cũng được lệnh cơ động gấp toàn bộ lực lượng về nước.
    Cuộc chuyển quân thần tốc bằng cả đường biển, đường bộ, đường sắt và đường không bắt đầu từ 6-3, đến 11-3 những đơn vị đầu tiên của quân đoàn gồm Sư đoàn bộ binh 304 (đoàn Vinh Quang), Lữ đoàn pháo binh 164 (đoàn Bến Hải), Lữ đoàn phòng không 673, tiểu đoàn trinh sát… đã về tới Hà Nội.
    Theo dự kiến ban đầu, hai sư đoàn 320B và 304 sẽ phối hợp phản công trên hướng Bản Chắt (Đình Lập). Sau khi chiến dịch phản công được ngừng lại, một bộ phận của Sư đoàn 304 đã kịp thời chuyển lên tham gia đánh địch tại Trà Lĩnh (Cao Bằng).
    Khi chiến tranh biên giới bắt đầu, Bộ Quốc phòng cũng quyết định điều một phần lực lượng Sư đoàn không quân 372 (đoàn Hải Vân) ra Bắc làm nhiệm vụ. Từ 18-2 đến 3-3-1979, các phi đội thuộc Trung đoàn không quân 917 (đoàn Đồng Tháp), 935 (đoàn Đồng Nai) và 937 (đoàn Hậu Giang) gồm 10 trực thăng UH-1, 3 máy bay trinh sát U-17, 10 máy bay cường kích A-37, 10 máy bay tiêm kích bom F-5 lần lượt được triển khai ở căn cứ Hòa Lạc, Kép, Bạch Mai và Nội Bài, cùng với các phi đội tiêm kích MiG-17, MiG-21 của Sư đoàn không quân 371 (đoàn Thăng Long) đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao độ.
    Ở phía Nam, trực thăng và máy bay vận tải của Trung đoàn không quân 916 (đoàn Ba Vì), 918 và Đoàn bay 919 Tổng cục Hàng không dân dụng phối hợp với không quân Liên Xô khẩn trương tập kết và vận chuyển Quân đoàn 2 ra Bắc.
    Ngoài ra Đoàn bay 919 còn sử dụng máy bay vận tải IL-14 (có MiG-21 yểm hộ) bay nhiều chuyến thả dù tiếp tế cho lực lượng vũ trang ta ở khu vực xã Canh Tân-Minh Khai, Thạch An (Cao Bằng).
    Lạng Sơn được Quân khu 1 tăng cường Trung đoàn 197 Bắc Thái cho hướng thị xã và Trung đoàn 196 Hà Bắc cho hướng Đình Lập. Sau đó Bộ Quốc phòng còn tiếp tục bổ sung thêm Trung đoàn pháo phản lực 204, Trung đoàn đặc công 198, Trung đoàn 98 Sư đoàn công binh 473, Lữ đoàn công binh 229 (đoàn Sông Đà), đơn vị súng phun lửa của Trung đoàn phòng hóa 86…
    Hướng Cao Bằng được tăng cường Trung đoàn 183 Hải Hưng, Tiểu đoàn đặc công 45, tiểu đoàn pháo tầm xa 122mm của Lữ đoàn pháo binh 675, tiểu đoàn tên lửa chống tăng B72, Trung đoàn 38 Sư đoàn công binh 473, Tiểu đoàn 126, 127 bộ đội địa phương Bắc Thái cùng một số tiểu đoàn tự vệ của nhà máy gang thép Thái Nguyên, công ty xây lắp luyện kim... Ngoài ra Quân khu 1 cho thành lập thêm Sư đoàn bộ binh 311 trên cơ sở Trung đoàn 38 Sư đoàn 473.
    Hướng Hoàng Liên Sơn cũng được tăng cường một số đơn vị, trong đó có tiểu đoàn pháo tầm xa của Lữ đoàn pháo binh 368... Tính chung, tổng cộng 2 sư đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn đặc công, 2 tiểu đoàn pháo tầm xa và 25 tiểu đoàn dự nhiệm cùng nhiều đơn vị binh chủng và dân quân tự vệ các địa phương của Quân khu 1, 2, 3, 4 và Thủ đô Hà Nội đã được điều động lên biên giới tham gia chiến đấu hoặc sẵn sàng chiến đấu.
    Xe tăng Trung Quốc bị tiêu diệt ở mặt trận Cao Bằng
    Liên Xô – quốc gia đồng minh lớn nhất lúc đó của Việt Nam đã thực thi nhiều biện pháp tương trợ. Bên cạnh việc cung cấp thông tin tình báo và trinh sát kỹ thuật, Liên Xô lập ra một cầu hàng không lớn góp phần cơ động các đơn vị Việt Nam tại mặt trận Campuchia ra miền Bắc. Moscow còn viện trợ khẩn cấp một khối lượng lớn vũ khí và trang thiết bị bảo đảm qua đường biển, trong đó có 400 xe tăng và thiết giáp, 500 khẩu pháo cối và cao xạ, 50 tổ hợp pháo phản lực BM-21, 400 tổ hợp tên lửa vác vai, 800 súng chống tăng và 20 máy bay chiến đấu.
    Ngoài ra, nhiều đơn vị chính quy ở biên giới Xô-Trung được lệnh báo động và tiến hành tập trận quy mô lớn để tạo áp lực, Hạm đội Thái Bình Dương cũng cho một biên đội tàu chiến đấu xuống tuần tiễu khu vực Biển Đông…
    Ngày 5-3, Chủ tịch Tôn Đức Thắng công bố Lệnh tổng động viên toàn quốc “để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đánh thắng hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của bọn bành trướng và bá quyền Trung Quốc”.
    Cũng trong ngày hôm đó, nhà cầm quyền Bắc Kinh tuyên bố “hoàn thành mục tiêu” và rút quân, tuy nhiên trên thực tế quân Trung Quốc vẫn tiếp tục chiếm đóng, đánh phá nhiều khu vực khiến cho giao tranh còn kéo dài cho đến 18-3-1979 và tiếp tục diễn ra dai dẳng sau đó.
    Theo công bố chính thức của Việt Nam, trong tuần đầu tiên của chiến tranh, lực lượng vũ trang 6 tỉnh biên giới đã loại khỏi vòng chiến 16.000 quân Trung Quốc, con số này tiếp tục tăng lên 27.000 vào ngày 28-2 và 45.000 vào ngày 5-3- ngày Bắc Kinh bắt đầu rút quân.
    Tính đến ngày 18-3 khi chiến tranh tạm thời chấm dứt, các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, công an vũ trang, cảnh sát, dân quân tự vệ của Việt Nam đã tiêu diệt 62.500 tên địch (trong đó bắt sống 260 tù binh), đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn và 18 tiểu đoàn, bắn cháy 280 xe tăng, thiết giáp và 270 xe quân sự, phá hủy 115 khẩu pháo, cối và dàn hỏa tiễn.
    Phía Trung Quốc chính thức thừa nhận có 20.000-30.000 quân bị thương vong trong cuộc chiến, 2/3 là của các đơn vị trên hướng Quảng Châu, trong đó 4.000 thương vong xảy ra chỉ trong hai ngày đầu tiên. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu của phương Tây đánh giá con số thiệt hại thực của Trung Quốc cao hơn nhiều, có thể lên đến 46.000-62.000 quân (với khoảng 13.000-26.000 người chết) và khoảng 400 xe tăng bị phá hủy. Họ cũng cho rằng thương vong của các lực lượng vũ trang Việt Nam thấp hơn với khoảng 8.000-10.000 người chết.
    Thị xã Lạng Sơn bị quân Trung Quốc tàn phá
    Mặc dù vậy, cuộc xâm lược của Bắc Kinh đã gây ra những thiệt hại vô cùng nặng nề cho nước Việt Nam lúc đó đã phải hứng chịu 35 năm chiến tranh liên tục.
    Lính Trung Quốc đã gây ra những vụ hãm hiếp, tàn sát, bắn phá... bừa bãi làm trên 10.000 dân thường Việt Nam bị thương vong. Bên cạnh đó quân Trung Quốc còn thực hiện chính sách cướp bóc và phá hoại triệt để ở các khu vực chiếm đóng được: ước tính 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ, 600.000 mét vuông nhà ở và 80.000 héc-ta hoa màu ở khu vực chiến sự bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp.
    Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân ở biên giới bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống. Các thị xã lớn Lạng Sơn, Cao Bằng và Cam Đường gần như bị hủy diệt hoàn toàn, lính Trung Quốc dùng mìn đánh sập hầu hết các công trình, nhà ở, cầu, đường bộ và đường sắt... ngay cả những di tích lịch sử hoàn toàn không có ý nghĩa gì về mặt quân sự như hang Pắc Bó (Cao Bằng) – từng là nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn)… cũng bị phá hoại.
    Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc tạm thời kết thúc sau 1 tháng, tuy nhiên tiếp nối ngay sau đó là một thời kỳ dài Trung Quốc tiến hành một cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt chống lại Việt Nam.
    Các hoạt động vũ trang như phục kích, tập kích, pháo kích, tiến công lấn chiếm… tiếp tục được Bắc Kinh duy trì với cường độ cao nhằm tạo ra tình trạng căng thẳng, bất ổn ở khu vực biên giới Việt-Trung, gây ra nhiều tổn thất cho lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam.
    Ở nhiều nơi giao tranh diễn ra ác liệt, kéo dài như khu vực bình độ 400 ở Cao Lộc (Lạng Sơn) năm 1981 hay khu vực Thanh Thủy ở Vị Xuyên (Hà Tuyên) từ 1984-1989... Phải tới năm 1990, quan hệ hai nước mới được bình thường hóa, và đến đây hòa bình thực sự mới được lập lại trên lãnh thổ Việt Nam.

     





     




     








     


    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét