Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 26 (Bêria)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Lavrentiy Pavlovich Beriya

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lavrentiy Pavlovich Beria
Lavrenty Beria.jpg
Chức vụ
Phó Chủ tịch thứ nhất của Hội đồng Bộ trưởng Liên xô
Nhiệm kỳ 5 tháng 3 năm 1953 – 26 tháng 6 năm 1953
Tiền nhiệm Vyacheslav Molotov
Kế nhiệm Lazar Kaganovich
Nhiệm kỳ 5 tháng 3 năm 1953 – 26 tháng 6 năm 1953
Tiền nhiệm Sergei Kruglov
Kế nhiệm Sergei Kruglov
Tiền nhiệm Nikolai Yezhov
Kế nhiệm Sergei Kruglov
Thư ký thứ nhất Đảng Cộng sản Gruzia
Nhiệm kỳ 15 tháng 1 năm 1934 – 31 tháng 8 năm 1938
Tiền nhiệm Petre Agniashvili
Kế nhiệm Candide Charkviani
Tiền nhiệm Lavrenty Kartvelishvili
Kế nhiệm Petre Agniashvili
Tiền nhiệm Lavrenty Kartvelishvili
Thông tin chung
Đảng phái Đảng Cộng sản Liên xô
Danh hiệu Bản mẫu:Anh hùng Liên xô Medal Stalin Prize.png Medal Stalin Prize.png Badge Supreme Soviet of the Soviet Union.jpg
Order of Lenin ribbon bar.png Order of Lenin ribbon bar.png Order of Lenin ribbon bar.png Order of Lenin ribbon bar.png
Order of Lenin ribbon bar.png Order of Red Banner ribbon bar.png Order of Red Banner ribbon bar.png Order of Red Banner ribbon bar.png
Order suvorov1 rib.png OrdenSuheBator.png
Sinh 29 tháng 3, 1899
Merkheuli, Tỉnh Kutaisi, Đế chế Nga
Mất 23 tháng 12, 1953 (54 tuổi)
Moscow, Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Nga, Liên xô
Chữ ký Lavrentiy Beria Signature.svg
Binh nghiệp
Cấp bậc Nguyên soái Liên xô
Tham chiến Thế chiến II
Khen thưởng Bản mẫu:Anh hùng Liên xô Medal Stalin Prize.png Medal Stalin Prize.png Badge Supreme Soviet of the Soviet Union.jpg
Order of Lenin ribbon bar.png Order of Lenin ribbon bar.png Order of Lenin ribbon bar.png Order of Lenin ribbon bar.png
Order of Lenin ribbon bar.png Order of Red Banner ribbon bar.png Order of Red Banner ribbon bar.png Order of Red Banner ribbon bar.png
Order suvorov1 rib.png OrdenSuheBator.png
Lavrentiy Pavlovich Beria (tiếng Gruzia: ლავრენტი პავლეს ძე ბერია, Lavrenti Pavles dze Beria; tiếng Nga: Лавре́нтий Па́влович Бе́рия; 29 tháng 3 năm 1899 – 23 tháng 12 năm 1953) là một chính trị gia Liên xô, Nguyên soái Liên Xô và là người phụ trách an ninh quốc gia, lãnh đạo bộ máy an ninh và cảnh sát mật Liên xô (NKVD) thời Joseph Stalin trong Thế chiến II, và là Phó Thủ tướng trong những năm thời hậu chiến (1946–1953).
Beria là lãnh đạo cầm quyền lâu nhất và có ảnh hưởng nhất của lực lượng cảnh sát mật thời Stalin, đã có được ảnh hưởng lớn nhất trong và sau thời Thế chiến II. Ông đồng thời quản lý những lĩnh vực to lớn của nhà nước Xô viết và trên thực tếNguyên soái Liên xô chỉ huy các đơn vị mặt trận của NKVD chịu trách nhiệm các chiến dịch chống du kích tại Mặt trận phía Đông trong Thế chiến II, cũng như là đội quân ngăn chặn và bắt giữ hàng nghìn "kẻ phản bội, bỏ trốn, nhát gan và bị nghi ngờ giả ốm để đào ngũ". Beria quản lý việc mở rộng các trại lao động Gulag và chịu trách nhiệm chính trong việc giám sát các định chế bảo vệ an ninh mật được gọi là sharashka, rất quan trọng trong chiến tranh. Ông cũng đóng vai trò quyết định trong việc phối hợp du kích quân Liên xô, phát triển một mạng lưới tình báo và phá hoại hiệu quả phía sau các chiến tuyến của Đức. Ông đã tham gia Hội nghị Yalta cùng Stalin, và được Stalin giới thiệu với Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt là "Himmler của chúng tôi".
Sau chiến tranh, ông tổ chức một cuộc tiếp quản cộng sản với các nước TrungĐông Âu. Tính tình tàn nhẫn không thỏa hiệp của Beria khi thi hành trách nhiệm và khả năng của ông được chứng minh khi ông giám sát thành công dự án bom nguyên tử của Liên xô. Stalin dành cho chương trình này sự ưu tiên tuyệt đối và nó đã được hoàn thành trong chưa tới 5 năm với một phần công lao không nhỏ của chương trình gián điệp chống phương Tây của Liên xô được tổ chức NKVD của Beria thực hiện.
Beria được thăng chức Phó thủ tướng thứ nhất, khi ông thực hiện một chiến dịch tự do hóa ngắn. Trong một thời gian ông đã tham gia lãnh đạo "troika" cùng Georgy MalenkovVyacheslav Molotov. Sự tự tin thái quá của Beria vào vị trí của mình sau khi Stalin chết khiến ông đã phán đoán sai những tình cảm của những đồng minh, nhiều người trong số đó vẫn có họ hàng nằm trong nhà tù của Beria. Ngoài ra, những đề xuất của ông để tự do cho Đông Đức và bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ đã khiến các thành viên khác trong Bộ chính trị cảnh giác, đặc biệt trong bối cảnh cuộc khởi nghĩa Đông Đức năm 1953 và chỉ bị dẹp yên sau khi quân đội Liên xô tiến vào.
Trong cuộc đảo chính của Nikita Khrushchev với sự hỗ trợ của các lực lượng của Nguyên soái Georgy Zhukov, họ đã lập một liên minh để loại bỏ và trừ khử Beria. Cùng năm ấy, ông bị bắt giữ với những cáo buộc giả tạo tội phản quốc do những người lính của Zhukov đưa ra trong một cuộc họp mà toàn thể Bộ chính trị kết án ông. Quân đội của Zhukov đã buộc NKVD phải khuất phục, và sau khi bị thẩm vấn, Beria bị đưa tới tầng hầm tòa nhà Lubyanka và bị tướng Pavel Batitsky bắn chết cùng với những đồng minh thân cận nhất.

Tiểu sử

Lavrenty Beria sinh năm 1899 tại Merkheuli. Ông gia nhập Bolshevik vào năm 1917 và hoạt động tại Gruzia trong thời gian Cách mạng Tháng Mười và sau đó Beria gia nhập Cheka dưới sự lãnh đạo của ông Felix Dzerzhinsky. Cheka là cơ quan có nhiệm vụ thanh trừng các thành phần chống lại chính quyền Liên Xô. Sau đó Beria trở thành lãnh đạo Bộ Dân ủy Nội vụ NKVD tại Gruzia.

Những người Gruzia trong Cuộc nổi dậy tháng Tám chống chính quyền Xô viết năm 1924
Năm 1922, Beria trở thành người giữ cương vị thứ hai trong Văn phòng phối hợp chính trị Nhà nước Gruzia (OGPU). Trong thời kỳ này, Beria đã hết sức nỗ lực trong việc dập tắt các phong trào Dân tộc Chủ nghĩa nổi dậy chống chính quyền Liên Xô tại Tbilisi năm 1924.
Năm 1926, với sự ủng hộ của Stalin, Beria được cử làm Chủ tịch của OPGU và sau đó, năm 1931 trở thành Tổng bí thư đảng Bolshevik tại Gruzia còn và được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1934.
Năm 1938, ông được Joseph Stalin chuyển đến Moskva làm trợ tá cho Nikolai Yezhov lúc này là chủ tịch NKVD Liên Xô. Không lâu sau đó Yezhov bị bắt giữ do đã cùng với Nikolai Bukharin, Alexei Rykov, Nikolai Krestinsky, Christian RakovskyLev Davidovich Trotsky có ý phản đối lãnh tụ Stalin, do đó mà Beria được lên thay thế ông Nikolai Yezhov giữ chức chủ tịch NKVD.

Phù hiệu của Bộ Dân ủy Nội vụ NKVD
Do vụ Lev Trotsky bị Ramon Mercader ám sát tại Mexico City ngày 20/8/1940 theo lệnh Stalin, tất cả các nhân vật lãnh đạo có ảnh hưởng đến cuộc Cách mạng Nga đều bị chết ngoại trừ lãnh tụ tối cao Joseph Stalin. 15 thành viên của chính quyền Bolshevik đầu tiên thì hết 10 người đã bị xử tử và 4 người đã chết không giải thích được.
Beria cũng tiến hành thanh trừng lực lượng quân đội. 3 trong 5 nguyên soái Liên Xô và 14 trong 16 chỉ huy Hồng quân bị hành quyết. Nhờ các thành tích đó mà sự nghiệp chính trị của Beria thăng tiến nhanh và tới tháng 2/1941, ông được bổ nhiệm làm phó Thủ tướng Chính phủ và tới năm 1946 là Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.
Theo Markus Wolf, Giám đốc Phản gián của Đông Đức thì trong thời Stalin, Beria, giám đốc KGB và phụ tá Viktor Abakumov có thể bắt giết bất cứ ai theo lệnh của Stalin, và thường lạm dụng bắt gái đẹp ngoài phố về văn phòng hãm hiếp.

Đoạn kết của Beria

Sau khi Stalin chết năm 1953, Beria lên thay thế như một nhà độc tài trên toàn liên bang Xô Viết nhưng bị hạ bệ bởi nhóm đối lập do Nikita Khrushchev, Vyacheslav MolotovGeorgy Malenkov lãnh đạo. Bị bắt chung với Beria còn có các ông Merkulov, Bogdan Kobulov, Sergey Golgidze, Vladimir Dekanozov, Pavel Meshik, và Lev Vlodzimirskiy là những thành viên cùng nhóm với Beria đã bị bắt giữ và tiến hành điều tra trong sáu tháng và xét xử tại trụ sở của Quân khu Moskva.
Nguyên soái Ivan Koniev được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng xét xử đặc biệt của phiên tòa. Toà án đặc biệt của Toà án Tối cao Liên Xô xét xử bí mật Beria từ ngày 16 đến 23 tháng 12 năm 1953. Khi phán quyết được đưa ra, Beria đã bị xử bắn ngay tại phòng giam ông trong hầm phòng không.
Chủ tịch Đoàn Xô Viết Tối cao Liên Xô đã thông qua quyết định tước mọi danh hiệu và tặng thưởng mà nhà nước Liên Xô đã tặng cho ông, bao gồm cả danh hiệu nguyên soái Liên Xô.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 12:16, ngày 3 tháng 2 năm 2014.


[Mục 6]CHƯƠNG 5: LAVRENTI PAVLOVICH BERIA

CHƯƠNG 5: LAVRENTI PAVLOVICH BERIA
Dân uỷ Nội vụ (11/1938 - 12/1945)
Bộ trưởng Bộ Nội vụ (5/3 - 26/6/1954)
Sự nghiệp chính trị của L.P.Beria bao gồm hai giai đoạn: ba mươi năm dưới thời Stalin và ba tháng sau khi Stalin chết, mà cả hai giai đoạn đều đậm đà, sâu sắc.
Nhưng về ba tháng sau khi Stalin chết, chúng ta sẽ nói đến ở chương sau, đó đã là một thời đại khác. Trong tất cả các Chủ tịch KGB, có hai người cho đến nay vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm nghiên cứu và gây nhiều tranh luận. Đó là Beria và Andropov. Đây là hai nhân cách đa dạng, hai nhà hoạt động chính trị đa tài đa diện và phức tạp, trong khi các Chủ tịch KGB khác, trước và sau họ nói chung là những nhân vật đơn tuyến.
Mặc dù được rất ít người ngưỡng mộ so với Andropov, song phải nói rằng những năm gần đây, Beria thu hút được thêm công chúng, hay chí ít cũng được nhìn nhận nhiều hơn như là một nhà chính trị có tài, chứ không phải chỉ là con quỷ khát máu như vẫn thường được mô tả.
Lavrenti Beria sinh ngày 29/3/1899 trong một gia đình nông dân ở Xukhumi, cũng như Stalin, là người Gruzia. Ông học giỏi, nhiều tài, yêu nhạc và am hiểu kiến trúc. Nhưng giữa một thời buổi sôi sục những biến động, ông đã đi theo cách mạng, vào Đảng năm 1917, hoạt động bí mật và làm đến Phó Chủ tịch ủy ban đặc biệt (cơ quan an ninh), rồi Bí thư thứ nhất Đảng bộ ngoại Cápcadơ bao gồm ba nước Azerbaijan, Gruzia và Armenia. Beria nổi tiếng với Trung ương nhờ bài báo sau này in thành sách nhan đề bàn về "Lịch sử các tổ chức Đảng ngoại Kavkaz", trong đó ca ngợi công lao Stalin đối với phong trào cách mạng Capcadơ. Nhưng đó chỉ là một phần, vì ca ngợi Stalin thì có nhiều người, còn Stalin - nhà lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm, đánh giá Beria ở trí thông minh và tài năng tổ chức hoàn thành nhiệm vụ. Những người không hoàn thành nhiệm vụ vì kém năng lực hoặc vì không cho rằng phải hoàn thành nhiệm vụ bằng mọi giá kể cả giá sinh mạng con người đều là những người mà Stalin không dùng. Mùa hè 1933 khi Stalin nghỉ ở Abkhazia, nghe nói đã diễn ra một vụ mưu sát. Beria nhảy ra lấy thân mình che cho Stalin và hô to: "Hãy bảo vệ lãnh tụ!". Ai là kẻ đã định mưu sát? - cuối cùng cũng không làm rõ được, vì lính bảo vệ trên bờ biển đã đánh chết một người giơ súng bắn vào Stalin và người ta nói rằng Beria là bậc thầy của những màn như vậy.
Khi mới lên làm Dân ủy nội vụ năm 1939, Beria đã thả 336.600 người khỏi nhà tù, nhưng đồng thời lại bắt 200.000 người và sa thải 7.372 (tức là 1/5) số cán bộ của các cơ quan an ninh theo sắc lệnh "Sửa chữa những khuyết điểm trong công tác điều tra của Dân ủy nội vụ".
Như vậy, với việc Beria lên cầm quyền, các cuộc khủng bố dồn dập trong giai đoạn 1936- 1938 không hề ngừng mà còn tăng lên. Việc tra tấn tù nhân đã có từ năm 1937, nhưng chỉ thị chính thức cho phép việc đánh đập và tra tấn tù nhân là theo kiến nghị của Beria và do Stalin ký ngày 10/01/1939. Stalin tin cậy giao cho Beria những nhiệm vụ đặc biệt bí mật và khó khăn. Chỉ kể hai việc trong số đó: việc ám sát Trôtski đã bị trục xuất từ năm 1929 đang sống ở Mehico và vụ sát hại hơn 20 nghìn tù binh Ba Lan ở Khatưn năm 1940.
TROTSKI
Giết Trôtski đã bị trục xuất khỏi Liên Xô sang sống ở Mehico là mong muốn mạnh mẽ của Stalin. Ít có ai mà ông ghét cay ghét đắng như Trôtski. Trong vấn đề này có nhiều lý do cá nhân. Trotski từ đáy lòng mình khinh bỉ và coi thường Stalin.
Lev Trôtski là công thần lập quốc, một trong những người sáng lập Nhà nước Xô viết. Số phận đã hào phóng ban thưởng cho con người này vừa nhiều vinh quang, vừa nhiều tai tiếng, nhiều lần lên cao cũng như nhiều lần thất sủng. Trong lịch sử cách mạng Liên Xô, ít có nhà lãnh đạo nào nhiều thăng trầm như Trôstki. Ông đã từng chứng kiến những tư tưởng và mơ ước táo bạo nhất của mình nhanh chóng trở thành hiện thực, và cũng chính ông, trong một cuộc đời, đã nhìn thấy toàn bộ những hy vọng của mình tan thành mây khói, và toàn bộ công danh, sự nghiệp của mình ra tro.
Khi Lênin còn sống, Trôtski đứng ở hàng thứ hai trong Đảng và được xem là có thể thay thế Lênin. Trong khi đó Stalin cũng ngày càng tăng được trọng lượng chính trị và càng ngày càng tin rằng chính ông cần phải là người lãnh đạo Đảng và đất nước sau khi Lênin ra đi. Vì lẽ đó, Stalin bực bội thấy mọi người tiếp tục ngưỡng mộ công lao cách mạng và tài năng quân sự, tài năng hùng biện của Lev Trôtski.
Trôtski đã đóng vai trò quan trọng cùng các nhà cách mạng thế hệ đầu trong việc giành chính quyền vào tay những người Bônsêvích trong cách mạng tháng Mười năm 1917. Tên tuổi ông nổi bật. Ông là nhà hùng biện có tài. Bản thân Trôtski từng mơ ước trở thành nhà văn hoặc nhà báo. Nhưng cách mạng thành công, và ông trở thành một trong những nhân vật chủ chốt của bộ tham mưu của cách mạng. Khi Lênin thành lập chính phủ, định giao cho ông làm Dân ủy Nội vụ, nhưng ông không nhận. Sverdlov đề xuất: "Thế thì giao cho ông ấy phụ trách ngoại giao" (vì Trôtski có học thức, biết ngoại ngữ, sống ở nước ngoài nhiều). Lênin bảo: "Lúc này thì ngoại giao có việc gì mấy!", nhưng cũng đồng ý.
Lênin nói đúng. Trôtski nhận chức Dân ủy Ngoại giao, nhưng vẫn bận chủ yếu công việc ở Hội đồng quân sự cách mạng và Hội đồng cách mạng Petrograd.
- Ta sẽ ban bố mấy sắc lệnh và lời kêu gọi nhân dân thế giới, công bố các hiệp định bí mật bất bình đẳng của Sa hoàng và rồi đóng cửa tiệm. - Trôtski nói.
Tất nhiên là Trôtski nói đùa, nhưng quả thật thời gian đầu sau khi cách mạng tháng Mười thành công, ngoại giao có vẻ là lĩnh vực không thiết thực đối với người cách mạng: ngoại giao gì khi mà vấn đề là làm thế nào để thúc đẩy tiến trình cách mạng thế giới! Bản thân Trôtski ngày đầu tiên đến nhận công tác ở Bộ Ngoại giao, tuyên bố trước cán bộ, nhân viên một câu "xanh rờn":
- Giai cấp vô sản thế giới không cần đến ngoại giao. Nhân dân lao động các nước sẽ tự hiểu nhau.
Ngoại giao Liên Xô ngay từ những ngày đầu sau cách mạng đã mang một số tồn tại đặc trưng cho cả sau này, như xem nhẹ chủ quyền của các quốc gia (các nhà lãnh đạo cho rằng trong trường hợp cần thiết, nhà nước vô sản có thể tiến hành can thiệp "đỏ" nhằm phổ biến chủ nghĩa xã hội, thiết lập chính quyền vô sản ở bất kỳ nước nào) .
Trôtski làm Dân ủy Ngoại giao vừa đúng sáu tháng, sau khi ký xong hoà ước Brest-Litov với Đức thì thở phào và bàn giao lại chức Dân ủy ngoại giao. Lênin giao cho Trôtski một công việc còn quan trọng hơn nhiều: đó là thành lập quân đội, làm Dân ủy Quốc phòng và Chủ tịch Hội đồng quân sự cách mạng.
Bất chấp sự phản đối của các đồng chí trong Đảng, Trôtski sử dụng cả một số sĩ quan của quân đội Sa hoàng làm biên chế chính thức của Hồng quân. Chính điều này đã giúp bảo đảm hiệu quả của quân đội trong thời kỳ mới thành lập. Vốn tính kiêu ngạo, ông không sợ sự cạnh tranh, không thích những người thừa hành ngoan ngoãn, mà thích làm việc với những người có tài.
Chính ông đã tạo ra bộ khung những tướng giỏi cho thời kỳ nội chiến. Và điều này sau này sẽ là vận đen đối với họ: được Trôtski đưa lên ngang bằng với án tử hình?
Vai trò thống lĩnh quân đội đối với Trôtski thật là phù hợp, vì đấy là chỗ để phát huy năng khiếu tổ chức bẩm sinh, lòng dũng cảm và tính cương quyết cùng nghị lực to lớn của ông. Thêm vào những đức tính ấy là sự tàn nhẫn. Lênin và Trôtski hợp tác với nhau, và họ đã chiến thắng trong cuộc nội chiến, nhưng bằng một cái giá đẫm máu.
Sau này trong nhiều năm, người ta viết rằng sự tàn nhẫn của Trôtski có thể giải thích bằng nguồn gốc Do Thái của ông ta (Trôtski họ thật là Bronstein), do vậy mà ông ta không thương tiếc gì nước Nga và người Nga.
Sự thực ý nghĩa dân tộc đối với Trôtski cũng không khác gì đối với Dzerjinski hay Stalin cả. Họ đều không coi mình là người Do Thái, người Ba Lan hay người Gruzia.
Họ đứng cao hơn dân tộc và tự đặt cho mình những nhiệm vụ mang tầm thế giới.
Chiến thắng trong cuộc nội chiến đã tăng thêm cho Trôtski nhiều người ủng hộ. Karl Kadek, ủy viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản, một nhà cách mạng, nổi tiếng thời đó nói rằng nếu có thể gọi Lênin là bộ óc của cách mạng, thì Trôtski là ý chí của cuộc cách mạng ấy.
Cục trưởng Cục Chính trị Hội đồng Quân sự cách mạng V. A.Antonov Ovseenko gọi Trôtski là "lãnh tụ, nhà tổ chức và người cổ vũ mọi thắng lợi của cách mạng".
Sau khi nội chiến kết thúc, Trôtski bắt tay vào cải tổ quân đội, đã nhanh chóng giảm biên chế quân đội để mọi người trở về làm việc và giảm gánh nặng ngân khố quốc gia. Các nhà lý luận quân sự cho ràng Hồng quân Liên Xô đã hình thành chiến lược quân sự vô sản.
Frunze, Tukhachevski, Budionưi và Voroshilov đã nghĩ như thế. Các nhà quân sự đỏ, đang phấn khởi trước chiến thắng Bạch vệ trong nội chiến, cho rằng cần phải tiếp tục thế tiến công. Riêng Trôtski cho rằng cần phải biết phòng vệ, mà không phải tiếp tục tiến lên làm cách mạng thế giới.
Trôtski phản đối việc tuyệt đối hoá những bài học của nội chiến, và không xem nhẹ nghệ thuật quân sự của đối phương. Ông đánh giá cao các tướng Bạch vệ Dutov, Cornilov, Krasnov, đô đốc Kolchak, Denikin. Ông thường nói rằng chính chỉ huy kỵ binh Bạch vệ - Trung tướng Mamontov đã dậy Hồng quân chiến thuật săn lùng trong vùng địch hậu.
Trong khi nhiều vị chỉ huy không coi trọng lắm khoa học quân sự, Trôtski yêu cầu mọi người phải học tập, kể cả ngoài mặt trận, vào thời gian không có chiến sự. Bản thân ông tham gia vào việc soạn thảo lý luận và các bài giảng về quân sự, thành lập hệ thống đào tạo quân sự và khoa học quân sự.
Tại Đại hội XII của Đảng, bài tham luận của Trôtski đã được hoan nghênh nhiệt liệt, khiến cho Stalin và các ủy viên khác của Bộ Chính trị tái mặt vì ghen tị.
Năm 1925 - lúc này Lênin đã mất và Stalin lên thay - Trôtski bị gạt khỏi chức Dân ủy Quốc phòng và Chủ tịch Hội đồng quân sự cách mạng. Ông bị điều về Hội đồng kinh tế quốc dân làm Vụ trưởng vụ khoa học - kỹ thuật công nghiệp 2 năm dưới trướng của Dzerjinsky. Nhưng công tác này chẳng chiếm hết bao nhiêu thời gian của ông. Nỗ lực chính của ông là để chiến đấu với Stalin và chính sách của Stalin cho đến khi bị thất bại. Năm 1926 ông bị ra khỏi Bộ Chính trị, tháng 10/1927 ra khỏi Trung ương, và một tháng sau bị khai trừ khỏi Đảng.
Stalin không biết làm gì với Trôtski, vì đất nước còn chưa sẵn sàng coi người bạn chiến đấu thân thiết của Lênin là kẻ thù. Thế là Trôtski bị đưa đi giam lỏng ở Alma-Ata, rồi từ đó bị trục xuất khỏi Liên Xô, còn những người ủng hộ ông ta dần dần bị thủ tiêu. Nhưng rồi ở nước ngoài, Trôtski cũng vẫn tiếp tục đấu tranh với Stalin.
Thời gian từ đó trở về sau, Trôtski viết rất nhiều, và không phải cái gì cũng đúng. Nhưng một vài tiên đoán lịch sử của ông đã trở thành sự thật. Chẳng hạn, năm 1931 ông tiên đoán rằng phát xít sẽ lên nắm quyền ở Đức năm 1933 ông cảnh báo rằng Hitler đang chuẩn bị chiến tranh. Trôtski chê Stalin là không hiểu thế nào là chủ nghĩa phát xít, lại cho rằng chủ nghĩa phát xít cũng không xấu hơn xã hội - dân chủ. Ngày 2/9/1939, Trôtski cảnh báo trước rằng chỉ hai năm nữa Hitler sẽ tấn công Liên Xô. Chưa đầy 2 năm, lời cảnh báo đó đã trở thành sự thật.
Stalin không thể tha thứ cho bản thân việc đã để cho Trôtski ra đi. Bây giờ bắt Trôtski ở nước ngoài, lại ở mãi Mehico bên kia bán cầu là việc làm hơi khó.
Tháng 5/1940, diễn ra cuộc mưu sát đầu tiên đối với Trôtski. Một nhóm biệt động lọt vào nhà Trôtski xả súng máy bắn khắp nhà, Trôtski thoát chết, nhưng từ ngày đó sống trong nỗi lo âu về cái chết đã được báo trước. Sáng sáng ngủ dậy, ông ta nói với vợ: "Thấy không, đêm qua họ đã không giết chúng ta. Thế mà em còn có điều gì không bằng lòng?".
Nhưng, như Stalin đã nói, không có thành trì nào mà những người Bônsêvich, những người lê-nin-nit chúng ta không chiếm được. Năm 1940, Beria giao nhiệm vụ giết Trôtski cho Pavel Sudoplatov. Lãnh đạo trực tiếp chiến dịch này là Eitingon, sau này đã được phong tướng. Người trực tiếp thi hành nhiệm vụ là Ramon Merkader - một người Tây Ban Nha. Mẹ anh ta - bà Marie Caridal cũng là một cộng tác viên của Bộ Nội vụ.
Trước khi bị giết một ít ngày, Trôtski ghi trong nhật ký. "Đêm qua tôi nằm mơ thấy mình nói chuyện với Lênin. Ông lo lắng hỏi về bệnh tình của tôi, và bảo:
"Anh bị căng thẳng thần kinh đấy. Anh cần phải nghỉ ngơi, phải tham khảo ý kiến bác sĩ". Tôi kể cho Lênin về chuyến đi Đức chữa bệnh năm 1926 và định nói thêm: " Đấy là sau khi anh mất, nhưng nhớ ra và chữa lại, à quên sau khi anh bị ốm".
Vậy là cuối đời, trong những giấc mơ của mình, Dân ủy Quốc phòng đầu tiên của Liên Xô vẫn nhìn thấy Lênin là vị cứu tinh.
Ngày 20/8/1940, Merkader đến nhà Trôtski nhờ ông xem hộ một bài báo.
Mặc dù trời nóng, anh ta vẫn đội mũ và mặc áo choàng mỏng. Khi Trôtski ngồi vào bàn đọc, anh ta rút cái rìu giấu trong áo ra, nhắm mắt, lấy hết sức bổ vào đầu Trôtski. Anh ta tính chém một nhát giết chết ngay Trôtski và chạy, nhưng không ngờ Trôtski quay lại vật lộn với Merkader. Trong lúc lúng túng, anh ta không kịp rút khẩu súng lục ra để sử dụng. Ngày hôm sau Trôtski tắt thở ở bệnh viện. Ba trăm nghìn người đã đến từ biệt với ông.
Hai người con trai của Trôtski đều mang họ mẹ (vì sợ liên quan đến tên tuổi gây tai tiếng của người cha) và đều làm khoa học, không dính dáng gì đến chính trị.
Người con lớn - Sergei Sedov - làm kỹ sư, không đi theo cha mà ở lại Liên Xô, dạy ở trường kỹ thuật cao cấp Bauman, từ chối tham gia kể cả các cuộc tranh luận về đề tài chính trị, để chính quyền không có cớ gì đụng đến anh. Thế nhưng chính quyền vẫn cứ đụng đến: đầu tiên điều anh lên Vorkuta (một vùng xa phía bắc), sau đó ra lệnh bắt và năm 1937 xử bắn.
Người con trai thứ hai là Lev Sedov, thừa hưởng tính cách chiến đấu của cha, quyết định lưu vong cùng với bố mẹ. Sống ở Paris, anh ta tích cực giúp bố bằng cách tập hợp những người ủng hộ Trôtski, nhưng không ngờ rằng bị vây bọc bởi toàn những người làm cộng tác viên cho tình báo Nga. Năm 1938, anh ta phải mổ ruột thừa. Việc mổ suôn xẻ, nhưng vài ngày sau thì anh ta chết trong bệnh viện. Nhiều người cho rằng an ninh Liên Xô đã làm việc đó, nhưng bằng chứng về nguyên nhân khác, ngoài bệnh tật, dẫn đến cái chết, thì không tìm ra.
Hai ngày sau tại Matxcơva, nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng, một trong những người sáng lập thuyết lượng tử là Matvei Petrovich Bronstein bị xử tử. Nhà bác học này bị buộc tội là phần tử Trôtski và bị bắt. Trước đó, có lần ông nói đùa là ông có họ với Trôtski. Quả là một câu đùa chết người!
Tại phiên toà ở Mehico, R.Merkader không nhận là làm việc cho an ninh Liên Xô. Matxcơva hài lòng về điều đó và có ý định tổ chức đánh tháo hoặc chuộc Merkader ra, nhưng sau, cân nhắc lại, lại thôi.
Merkader ngồi tù đến khi mãn hạn, năm 1960. ông ta được đưa sang Cuba, rồi từ Cuba sang Liên Xô, tháng 5/1960. KGB báo cáo với lãnh đạo (lúc đó là Khruschov).
Ngày 31/5, một sắc lệnh không công bố của Xô viết tối cao Liên Xô quyết định "tặng Huân chương Lênin và danh hiệu Anh hùng Liên Xô cho đồng chí Lopes Ramon Ivanovich vì đã hoàn thành nhiệm vụ đặc biệt...".
Liên Xô cấp quốc tịch Liên Xô cho ông, và xếp cho ông làm việc ở Viện Mác - Lênin. Điều trớ trêu là vào lúc này, khi ông ở tù ra, thì những người thầy và đồng chí đã giao nhiệm vụ cho ông là L.Eitingon và P.Sudoplatov lại đã phải vào tù vì, là người của Beria.
Đến giữa những năm 70, Merkader rời Matxcơva sang sống ở Cuba - ở đó vui hơn, không bị rét và không có những cán bộ Đảng và cán bộ an ninh vừa chơi với ông vừa theo dõi ông. Ông qua đời ở Cuba năm 1978 .
Thi hài ông được đưa về chôn cất tại nghĩa trang Kunsevo ở Matxcơva. Đa phần của cuộc đời, ông không sống bằng tên thật, do đó khi ông chết đi, người ta cũng mai táng ông với cái tên mà ông đã mang trong phần lớn cuộc đời: đồng chí Lopes R.I.
LITVINOV
Ngày 4/5/1939, ba nhân vật cao cấp của Đảng và Chính phủ là Molotov (Thủ tướng Chính phủ), Malenkov (Bí thư Trung ương Đảng phụ trách tổ chức) và Beria (Dân ủy Nội vụ) đến Bộ Ngoại giao, tuyên bố với Litvinov - Dân ủy Ngoại giao rằng từ ngày hôm nay ông bị thôi chức.
Với danh nghĩa là "làm trong sạch Bộ Ngoại giao khỏi những phần tử thù địch và đáng ngờ", Beria và đồng sự đã bắt các phó của Litvinov, cách chức hầu hết các vụ trưởng; tổng cộng đã bắt và xử lý hai nghìn rưởi cán bộ Bộ ngoại giao kể cả ở các sứ quán ở nước ngoài, trong đó có khoảng năm chục đại sứ. Sau vụ này, cả một thế hệ các nhà ngoại giao dày dạn kinh nghiệm bị mất đi, mà chưa kịp được thay thế bằng lớp cán bộ mới.
Ngày 23/7/1939, một thông báo được ban bố, trong đó giải thích rằng Trung ương Đảng rất quan tâm đến công tác của Bộ Ngoại giao và đã quyết định cử người bạn chiến đấu gần gũi của đồng chí Stalin là V.M.Molotov làm Dân ủy Ngoại giao. Còn báo chí cho biết rằng Litvinov đã "không bảo đảm thực hiện đúng đắn đường lối đối ngoại của Đảng, trong công tác lựa chọn và sử dụng cán bộ đã tỏ ra không có tinh thần Bônsêvích, đánh giá đối tượng có sai lầm, đặc biệt là đối với Anh và Pháp".
Theo quy luật, sau khi bị cách chức là đến bị bắt.
Litvinov chờ đợi, nhưng không thấy gì cả. Bộ Nội vụ tiếp tục lấy lời khai của những người bị bắt đối với Litvinov.
Nhưng Stalin ra lệnh không được đụng đến Litvinov.
Khác với hai người tiền nhiệm của mình là Trôtski và Chicherin có nhiều ý tưởng cao xa, Dân ủy ngoại giao thứ ba của chính quyền Xô viết - Litvinov - là một con người thực tế. Ông tham gia cách mạng từ sớm, và làm một công tác vào loại nguy hiểm nhất: chở vũ khí từ nước ngoài vào Nga cho những người bôn-sê-vich. Lênin cũng đã tin cậy giao cho ông nhiệm vụ đổi tiền do Kamo cướp được ở ngân hàng Kavkaz.
Năm 1918, Trôtski cử ông làm đại diện ở Anh, nhưng chính phủ Anh không công nhận chính quyên Xô viết, kiếm cớ bỏ tù Litvinov. Litvinov ngồi tù một thời gian cho đến khi Matxcơva đánh đổi điệp viên Anh R.Loccart lấy ông. Ông về Bộ Ngoại giao, ban đầu làm đại diện ở Estonia, sau đó làm Thứ trưởng. Chicherin bị ốm, nhiều thời gian phải điều trị ở nước ngoài, do đó Litvinov thực tế là quyền Dân ủy. Năm 1930 ông trở thành Dân ủy chính thức và ở trên cương vị này 9 năm.
Litvinov là một người thân phương Tây. Ông đã sống lưu vong ở Anh, lấy vợ Anh. Chicherin và Molotov coi Đức là đối tác chủ yếu của Liên Xô. Litvinov thì coi đối tác chính của Liên Xô là Anh, Pháp và Mỹ. Năm 1933, chính ông đáp tàu biển vượt đại dương sang Mỹ đàm phán với Tổng thống Mỹ Roosevelt và thoả thuận việc lập quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô và Mỹ. Đó là giai đoạn đỉnh cao đắc chí nhất của Litvinov. Để tỏ lòng biết ơn của chính phủ Liên Xô đối với công trạng đó, Stalin đã tặng Litvinov một ngôi nhà ngoại ô ở Firsanovka.
Ngoại giao Liên Xô thời Litvinov đã đưa nước Nga Xô viết gia nhập Hội quốc liên - tiền thân của Liên hợp quốc Cũng chính Litvinov đã tìm cách liên kết các quốc gia châu Âu để chống lại nước Đức Hitler. Nhưng không thành công, vì các nước châu Âu sợ Hitler nhưng cũng lại không tin Stalin.
Năm 1936, nhân dịp 60 tuổi, Litvinov được trao tặng Huân chương Lênin. Báo "Sự thật" có bài nhan đề "Người con trung thành của Đảng Bônsêvích". Bài báo viết: "Tên tuổi của đồng chí Litvinov sẽ đi vào lịch sử như một trong những đại biểu của thời đại vĩ đại của cách mạng tháng Mười và xây dựng chủ nghĩa xã hội, như một hiện thân của chính sách đối ngoại Liên Xô trong cuộc đấu tranh vì hoà bình giữa các dân tộc".
BẮT TAY VỚI ĐỨC QUỐC XÃ
Kỷ nguyên của Litvinov kết thúc sau khi Stalin quyết định hợp tác chiến lược với Đức. Việc thay ngoại trưởng là một tín hiệu cho Hitler hiểu rằng Liên Xô sẵn sàng nhích lại gần với Đức.
Khi Stalin và Molotov thông báo cho Berlin rằng Matxcơva sẵn sàng đón Dân ủy Ngoại giao của Đức Quốc xã, Hitler phấn khởi giơ hai tay lên trời và cả cười:
- Bây giờ thì cả thế giới trong túi ta rồi?
Khi Ribbentrop đến Matxcơva tháng 8/1939, Stalin lần đầu tiên đích thân tham gia đàm phán với một Bộ trưởng Ngoại giao nước ngoài. Ba người: Stalin, Molotov và Ribbentrop đã quyết định mọi vấn đề trong một ngày. Đến một giờ đêm thì Molotov và Ribbentrop ký hiệp ước không tấn công.
Ngày 31/8/1939, Molotov báo cáo tại phiên họp bất thường của Xô viết tối cao về việc ký Hiệp ước với Đức.
Ngày hôm sau, 1/9/1939, Hitler tấn công Ba Lan. Còn ngày 17/9/1939, quân đội Liên Xô chiếm lãnh thổ Tây Ucraina, và Tây Belarussia.
Ngày 28/9/1939, Ribbentrop sang Matxcơva lần thứ hai để ký với Molotov một hiệp ước nữa về hữu nghị và biên giới . .
Để bảo vệ cho việc ký hiệp ước với Đức, Molotov phát biểu trước Xô viết tối cao: "Hệ tư tưởng của Hitler, cũng như bất kỳ hệ tư tưởng nào khác, ta có thể công nhận hoặc không công nhận - đấy là vấn đề quan điểm chính trị. Nhưng không thể nào tiêu diệt một hệ tư tưởng bằng vũ lực được".
Tại sao Stalin và Molotov quyết định nhích lại gần Đức và ký hiệp ước không tấn công với Đức?
Cách giải thích chính thống là: điều đó đã giúp Liên Xô tránh được đòn tấn công của Đức vào năm 1939, trì hoãn chiến tranh để có thời gian chuẩn bị tốt hơn cho cuộc chiến tất yếu sẽ đến.
Nhưng Hitler không có ý định tấn công Liên Xô năm 1939, vả lại còn đang có nước Pháp thù địch ở sau lưng.
Vấn đề là ở chỗ Hitler đã cho Stalin điều mà Anh và Pháp không thể cho: đó là việc phân chia thế giới. Với Hitler, Stalin đã trở thành nhân vật chính trị thế giới và Liên Xô vào vai người quyết định số phận thế giới.
Trước khi đánh Ba Lan, Hitler có nói với các tướng của mình: "Thực sự, trên toàn thế giới chỉ có ba nhà hoạt động nhà nước vĩ đại là Stalin, tôi và Mussolini. Stalin và tôi là những người duy nhất biết nhìn thấy tương lai.
Vài ngày nữa, tôi sẽ bắt tay Stalin trên biên giới Đức - Nga và cùng với ông ta phân chia thế giới".
Giữa cá nhân Hitler và Stalin đã xuất hiện một "mối tình" ngắn ngủi qua những bức thư. Mà người đưa thư là Molotov. Hiện còn tồn tại tin đồn về một cuộc gặp bí mật giữa Stalin và Hitler ở biên giới. Nhưng điều đó không có, hai người chỉ viết thư và công hàm cho nhau, thông qua Molotov và Đại sứ Đức ở Matxcơva.
Trong chuyến đi Matxcơva của Ribbentrop, buổi tối, trong phòng làm việc của Molotov có tổ chức một cuộc chiêu đãi. Stalin đề nghị nâng cốc chúc sức khoẻ Hitler.
Ribbentrop phấn khởi nâng cốc đáp lại chúc sức khoẻ Stalin và nói ở Matxcơva ông ta cảm thấy thoải mái dễ chịu như ở nhà.
Khác với Ribbentrop, J.Goebbels cũng có mặt trong đoàn cùng với Ribbentrop thì lại không hề có cảm tình với các quan chức Liên Xô - những người mà theo ông ta không có một chút tự nhiên, chân tình nào và luôn luôn cảnh giác.
Dân ủy Nội vụ Beria thì ra sức rót rượu vốt-ka cho Tham tán Đại sứ quán Đức là G.Hilger. Khi uống đã kha khá, Hilger chủ động phanh lại để giữ tỉnh táo, Stalin liền bảo:
- Thôi, nếu ngài không muốn uống, thì không ai có thể ép buộc được ngài phải uống cả.
- Kể cả ông trùm an ninh? - Hilger đùa.
Stalin bèn đáp:
- Đằng sau bàn tiệc này, kể cả trùm an ninh cũng không có nghĩa gì hơn bất kỳ ai khác.
Stalin không nói đùa. Đối với ông, Beria cũng chỉ là một cấp dưới phục tùng của ông, không hơn, chỉ có điều ông giao cho Beria những nhiệm vụ bí mật nhất và đẫm máu nhất.
CHIẾN TRANH
Đầu năm 1941, Beria được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng Chính phủ. Về danh nghĩa là thăng chức, trên thực tế Stalin gạt ông ta khỏi việc lãnh đạo công tác an ninh .
Đồng thời, Cơ quan dân ủy Nội vụ cũng bị chia ra làm hai: Bộ An ninh quốc gia và Bộ Nội vụ. Tình báo, phản gián, công tác điều tra được chuyển về Bộ An ninh quốc gia do V.N.Merkulov lãnh đạo. Beria còn lại Bộ Nội vụ, bao gồm công an, cứu hoả, biên phòng, nội chính và toàn bộ hệ thống các nhà tù và trại cải tạo (GULAG) đến lúc đó đã trở thành một vương quốc công nghiệp - xây dựng. Là Phó Thủ tướng, Beria quản thêm các bộ: Lâm nghiệp, Luyện kim màu, Công nghiệp dầu và đường sông. Từ nay Beria lãnh đạo kinh tế và xây dựng nhiều hơn, sự thực thì cũng bằng các biện pháp an ninh đã quen thuộc của ông ta là chính, và bằng sức lực của tù nhân.
Như một món quà an ủi, ông được phong hàm Cao ủy an ninh quốc gia mà từ 9/7/1945 đổi thành Nguyên soái Liên Xô. Chỉ có ba Chủ tịch cơ quan an ninh được phong hàm này: đó là Yagoda, Ejov và Beria. Cả ba đều bị xử bắn.
Nhưng Beria không đi hẳn khỏi hệ thống an ninh. Bởi khi chiến tranh nổ ra, thì hai bộ nói trên lại được sáp nhập làm một và do Beria lãnh đạo. Song, đến năm 1943 thì tại tách ra, trong đó bộ phận tình báo quân sự tách ra thành một cơ cấu riêng, trực tiếp phục tùng Stalin là Tổng tư lệnh tối cao. Nhưng Stalin vẫn giữ Beria bên mình như một liên lạc viên. Kể cả sau năm 1945, khi Beria không làm Dân ủy Nội vụ nữa, Stalin vẫn giao cho ông ta truyền đạt các chỉ thị cho các Dân ủy, nhất là về các công việc đen tối, bí mật.
Beria cũng phải gánh chung trách nhiệm với Stalin về việc Hitler bất ngờ tấn công Liên Xô năm 1941, vì Beria quản lý toàn bộ mạng lưới tình báo của Liên Xô.
Khi Ribbentrop ở thăm Matxcơva mùa thu năm 1939, Stalin có nói với ông ta rằng trong trường hợp Đức cần đến sự giúp đỡ của Nga, thì Nga sẽ giúp. Berlin không thể tin được: chẳng lẽ Stalin sẵn sàng đứng về phía Đức? Và yêu cầu đại sứ quán Đức ở Matxcơva kiểm tra lại biên bản hội đàm. Ribbentrop trả lời rằng viện trợ quân sự thì Đức không cần đến, nhưng mong rằng Liên Xô sẽ giúp cung cấp nguyên vật liệu cho Đức. Và quả thực, trong một thời gian Đức đã được Liên Xô cung cấp với số lượng lớn dầu, nguyên liệu và lương thực. Đổi lại, Đức giúp hiện đại hoá Hồng quân Liên Xô. Các chuyên gia Liên Xô đã chia nhau đi đến các nhà máy, cơ sở công nghiệp quân sự của Đức. Đức mở rộng cửa chia sẻ kinh nghiệm và kỹ thuật quân sự với chuyên gia Liên Xô, ai định giấu giếm gì đó thì bị phạt.
Nhưng tại sao Hitler đã rắp tâm sẽ tấn công Liên Xô, lại chia sẻ bí mật vũ khí với Liên Xô? Đấy là ý đồ quỷ quyệt của Hitler để làm Liên Xô mất cảnh giác, đồng thời biết rằng đằng nào Liên Xô cũng không kịp sử dụng các bí mật đó, vì Đức sắp tấn công Liên Xô đến nơi rồi.
Còn Stalin, Molotov và Beria tính rằng Đức sẽ sa lầy một thời gian vào chiến sự với Anh và Pháp, không thể thắng nhanh được để tấn công Liên Xô.
Tháng 11 năm 1940, Molotov đi Đức đàm phán về một số vấn đề tranh chấp, nhưng không đạt được thoả thuận gì.
Ngày 13/4/1941, Stalin làm một động tác bất ngờ.
Ông ra ga để tiễn Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Matsuoka, nhưng thực tế là để toàn thể Ngoại giao đoàn nhìn thấy ông đặt tay lên vai đại sứ Đức dặn dò rằng Đức và Liên Xô cần phải tiếp tục là bạn.
Các thông tin tình báo về việc Đức tập trung quân ở biên giới Liên Xô và về ngày dự định tấn công Liên Xô đều không được chấp nhận. Beria cho rằng các trinh sát viên hoặc là làm điệp báo hai mang, hoặc bị ảnh hưởng của địch, đã cung cấp tin tức giả do Anh tung ra nhằm mục đích kích Liên Xô chống Đức.
Stalin và Molotov cho đến tận phút cuối cùng vẫn còn không tin rằng Hitler dự định tấn công Liên Xô, mà chỉ cho rằng hắn muốn buộc Liên Xô nhượng bộ về lãnh thổ và kinh tế. Ngày 21/6/1941 Tổng Bí thư Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản Georghi Dimitrov cũng nhận được thông tin rằng Đức đang chuẩn bị tấn công Liên Xô.
Ông gọi điện thoại cho Molotov. Molotov trả lời Đimitrov: "Tình hình còn phức tạp, nhưng một cuộc chơi lớn đang được tiến hành".
Đến tháng sáu năm 1941, Stalin và Molotov vẫn còn hy vọng sẽ không bị Hitler qua mặt. Hai ông biết rằng sớm muộn cũng sẽ phải đánh nhau với Đức, có thể vào năm 42, 43, khi lợi ích của hai cường quốc nhất định xung đột với nhau. Nhưng còn bây giờ, theo họ, Hitler không dám tiến hành chiến tranh trên hai mặt trận; Đức có thể tiến hành chiến tranh ở châu Âu là do nhận được nguyên liệu, dầu và bột mì của Liên Xô.
Suy luận của Stalin và Molotov về nguyên tắc là đúng. Chỉ có điều Hitler không định tiến hành chiến tranh lâu. Y dự định đánh một đòn chớp nhoáng đè bẹp Liên Xô trong vòng vài tháng và giải quyết mọi vấn đề.
Tối ngày 21/6/1941 Molotov mời Đại sứ Đức Shulenburg lên đề nghị giải thích một số vấn đề về quan hệ của Đức với Liên Xô. Đức hứa báo cáo với trong nước. Nhưng vài giờ sau chiến tranh bắt đầu. Đại sứ Đức lại xuất hiện tại phòng làm việc của Molotov nhưng với thông báo chiến tranh.
Trong những tuần và tháng đầu tiên sau khi chiến tranh nổ ra, khi Hồng quân Liên Xô bị tổn thất to lớn và phải chạy dài, Stalin lại cử Beria đứng đầu cơ quan an ninh quốc gia và tham gia Hội đồng Quốc phòng - cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, được thành lập ngày 30/6/1941 do Stalin đứng đầu. Beria phụ trách công tác sản xuất vũ khí và quân dụng. Một tháng sau khi chiến tranh nổ ra, Dân ủy nội vụ đã sơ tán tù binh khỏi các nhà tù ở Matxcơva để khỏi rơi vào tay quân Đức, đồng thời đẩy nhanh "tiến độ xử lý các kẻ thù" nguy hiểm nhất của nhân dân. Đến ngày 16/10/1941 (tức là bốn tháng sau khi chiến tranh nổ ra), 138 người ở nhà tù Butưrskaia (Matxcơva) đã bị xử bắn theo lệnh Beria, trong đó có hai chiến sĩ lão thành của KGB là Cục trưởng Cục cảnh vệ bảo vệ Lênin là A.ra.Belenki và nguyên ủy viên ban lãnh đạo ủy ban đặc biệt M.S.Kedrov.
Trong những ngày bi kịch, khi quân Đức đang tiến gần đến Matxcơva, Beria nhận chỉ thị của Stalin thăm dò khả năng và tìm cách ký hoà ước với Đức kể cả nếu phải nhân nhượng về lãnh thổ.
Tháng 10/1941, Stalin cho gọi Nguyên soái Jukov. Vì Stalin đang ốm, nên Jukov được đưa thẳng vào bệnh viện Trung ương ở Kunsevo để gặp Stalin. Theo Jukov kể, Stalin vẫn còn đang bị sốc sau vụ Đức tấn công Liên Xô.
Stalin không tin là có thể giữ được Matxcơva nên đã quyết định sơ tán thủ đô. Beria phụ trách việc tiêu hủy các công trình quan trọng nhất trong thành phố. Ngày 16/10/1941, Stalin dự định bản thân cũng rời Matxcơva.
Nhưng niềm tin của Jukov rằng sẽ bảo vệ được Matxcơva đã giữ ông lại.
Sau trận phản công của Hồng quân ở ngoại ô Matxcơva, Stalin mới hoàn hồn, lấy lại được sự tự tin, và bắt đầu phân công mọi người rõ ràng theo các vị trí.
Beria thì vắt kiệt sức sản xuất của các trại cải tạo. Ngày 30/9/1943 ông ta được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động xã hội chủ nghĩa vì công lao trong việc đẩy mạnh sản xuất vũ khí và quân dụng trong điều kiện thời chiến.
VƯƠNG QUỐC CÔNG NGHIỆP
XÂY DỰNG VÀ NIỀM TIN CHO TRÁI ĐẤT
Ngày 27/12/1945, Xô viết tối cao Liên Xô quyết định để Beria thôi chức Dân ủy Nội vụ. Người thay ông là người phó của ông - trung tướng S.N.Kruglov 38 tuổi, ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, người được tặng thưởng Huân chương của Anh và Mỹ (vì công lao bảo đảm an ninh cho hội nghị tứ cường ở Potsdam năm 1945).
Hai tuần sau, báo "Sự thật" mới đưa tin này và giải thích rằng Phó Thủ tướng L.P.Beria tự đề nghị giải phóng ông khỏi chức vụ này "vì quá bận công tác khác của trung ương".
Việc "tự đề nghị" thì đương nhiên là không có, còn "quá bận" thì đúng. Sau chiến tranh Beria vẫn tiếp tục được giao những trọng trách.
N.K.Baibakov, nhiều năm lãnh đạo ủy ban kế hoạch nhà nước (Gosplan) kể trong hồi ký rằng Beria phụ trách một số lĩnh vực rất quan trọng của kinh tế quốc dân, trong đó có làm Chủ tịch Ủy ban về nhiên liệu. Một lần Baibakov bị cảm lạnh, sốt cao, phải nằm ở nhà.
Chuông điện thoại réo. Ở đầu dây bên kia, Beria giọng bực tức, càu nhàu: "Phải đi giầy lông vào", và lệnh cho Baibakov bay ngay cùng với thứ trưởng Bộ Nội vụ Kruglov xuống Ufa - ở đó vừa xảy ra một vụ nổ ở nhà máy lọc đầu. Đối với cấp dưới, Beria cứng như sắt, không chấp nhận "thông cảm với hoàn cảnh" này nọ. Từ ông ta toả ra một uy lực tàn nhẫn và lẫm liệt.
Theo Baibakov, dư luận rằng Beria biết lấy lòng Stalin và biết đánh trúng tâm lý lãnh tụ là điều đơm đặt. Stalin là người không dễ "lấy lòng". Chiếm được sự tin cậy của Stalin chỉ có thể bằng việc làm thực tế.
Beria chính là nhà tổ chức tài năng, người biết cách thực hiện bằng được mọi nhiệm vụ được giao, bằng cả "cây gậy và củ cà rất", chấp nhận hy sinh, kể cả sinh mạng của người khác để đạt được mục đích. Ban lãnh đạo cao cấp của đất nước trong những năm trong và sau chiến tranh luôn tin rằng công việc nào đã giao cho Beria phụ trách, công việc đó dứt khoát thành công.
Tháng 12/1944 Liên Xô thành lập ủy ban đặc biệt trực thuộc Hội đồng Quốc phòng tối cao phụ trách việc sử dụng uranium, Beria trực tiếp lãnh đạo ủy ban này.
Theo hồi ký của E.Slavski, nguyên Dân ủy chế tạo máy trong nhiều năm, Beria không am hiểu các vấn đề thuộc về chuyên môn khoa học, kỹ thuật, nên rất coi trọng và chú ý lắng nghe ý kiến các nhà bác học, công trình sư, tìm mọi cách cung cấp cho các nhà khoa học tất cả những gì mà họ yêu cầu, đồng thời cũng rất biết "ốp" họ làm việc quên mình.
Nắm trong tay toàn bộ nhà tù trên lãnh thổ Liên Xô, Beria đã sử dụng lao động tù nhân vào việc sản xuất vũ khí, quân trang, quân dụng phục vụ chiến tranh.
Nay, hệ thống nhà tù và trại cải tạo đã trở thành như một vương quốc công nghiệp - xây dựng. Chỉ đạo công việc chế tạo bom nguyên tử là một siêu bộ gọi là Tổng cục trực thuộc Hội đồng Dân ủy. Còn xây dựng các công trình công nghiệp nguyên tử là Tổng cục trại xây dựng công nghiệp của Bộ Nội vụ. Thăm dò, khai thác và chế biến uranium là công việc của Tổng cục trại mỏ - luyện kim của Bộ Nội vụ. Như vậy là trong việc sản xuất bom nguyên tử có sự đóng góp công sức lao động của tù nhân.
Quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô đã được nổ thử ngày 29/8/1949 tại căn cứ Semipalatinsk cũng được sản xuất và lắp đặt tại trại tù của Bộ Nội vụ ở thành phố Sarov ở Mordovia.
Năm 1945, theo đề nghị của Beria, chính phủ quyết định thu hút chuyên gia Đức vào công tác xử lý uranium ở Liên Xô. Đức (lúc đó còn chưa thành lập nước Cộng hoà dân chủ Đức - ND) gửi sang gần 300 chuyên gia.
Nguyên là vùng giáp giới giữa Đông Đức và Tiệp Khắc có trữ lượng uranium rất lớn. Theo một hiệp định được ký kết giữa Liên Xô và Đông Đức, Công ty cổ phần Xô-đức "Vismut" đưa ủy nhiệm khai thác quặng uranium ở vùng này. Thoả thuận rằng 10 năm đầu uranium khai thác được thì cung cấp cho Liên Xô, còn sau đó toàn bộ quyền sử dụng uranium thuộc về Đức.
Nhưng trong 10 năm, Liên Xô đã sử dụng gần hết.
Đến ngày hôm nay, chúng ta cũng không được biết chính xác quy mô của vương quốc nguyên tử mà Beria đã nắm trong tay. Quản lý một cơ ngơi như vậy chắc chắn là một công việc to lớn. Tất nhiên Beria có năng khiếu tổ chức. Nhưng mặt khác mà nói, cũng không thể không là nhà tổ chức một khi có trong tay các nguồn tài chính, toàn bộ cơ sở công nghiệp và các trại của Bộ Nội vụ, một nguồn sức lao động hầu như vô tận, và các nguồn tài nguyên bao la.
Chỉ có mỗi viện sĩ Piotr Kapitsa đề nghị Stalin giải phóng cho ông khỏi việc tham gia vào dự án nguyên tử vì không thể nào làm việc được dưới sự lãnh đạo cường quyền của Beria. Tuy thế ông cũng phải công nhận tài năng tổ chức và huy động lực lượng của Beria.
Viện sĩ A.D.Sakharov kể rằng Beria tự mình lo liệu toàn bộ công tác nguyên tử, thậm chí cả Malenkov, lúc đó đã trở thành người thứ hai trong Đảng cũng không được Beria cho tiếp cận các công việc đó. Một chữ ký của Beria là đủ để soạn thảo bất cứ quyết định nào thành nghị quyết của Trung ương Đảng và Hội đồng Dân ủy.
Tại một cuộc họp, Beria phê bình một cán bộ phụ trách làm thất bại việc chế tạo thử một vật liệu cần thiết như thế này:
- Những người Bônsêvích chúng ta, khi đã muốn làm gì chúng ta nhắm mắt trước tất cả mọi thứ khác. Còn đồng chí, Pavlov, đồng chí đã đánh mất tinh thần Bônsêvích! Lần này chúng tôi sẽ không phạt đồng chí. Chúng tôi mong rằng đồng chí sẽ sửa chữa khuyết điểm. Nhưng hãy nhớ rằng, nhà tù của chúng ta còn nhiều chỗ lắm .
Beria là người Gruzia, nên chữ "nhà tù" phát âm thành ra "nhà chù [2] - nghe lại càng đáng sợ. Người bị Beria phê bình suýt nữa ngất xỉu.
Năm 1945, bản thân những người sáng chế ra bom nguyên tử không biết rằng họ đã tạo ra một loại vũ khí có khả năng hủy diệt đối tượng sử dụng và cả người sử dụng nó. Con người vẫn đón nhận sự ra đời của loại siêu vũ khí này một cách bình tĩnh, như niềm tin của con người rằng lịch sử giống như một đội quân được tập luyện để hành quân từ thấp lên cao. Người Mỹ cho rằng họ làm vũ khí hạt nhân chỉ là để bảo vệ mình khỏi mối đe dọa Liên Xô. Còn người Liên Xô thì tin rằng đã tự trang bị một lá chắn hạt nhân đối với Mỹ. Một sự lạc quan bao trùm thế giới, rằng "bom nguyên tử được chế tạo để cho chiến tranh, nhưng kiến thức để chế tạo nó có thể mang lại cho trái đất này không phải cái chết mà là sự sống, không phải bạo tàn mà tự do", "mở ra thời đại của sự giàu có vô tận và những khả năng cho tất cả mọi người".
Người ta đã nghĩ như thế và viết như thế trong những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai. Và không phải chỉ ở Mỹ, mà cả ở Nga.
Những người sáng tạo ra vũ khí hạt nhân ở Nga ngày hôm nay vẫn vui sướng nhớ lại công việc mình đã làm, tự hào rằng họ đã nghĩ ra và thử nghiệm một sản phẩm tuyệt vời như thế nào. Họ tự hào không phải chỉ vì đã hoàn thành nhiệm vụ mà Tổ quốc giao cho. Họ còn có niềm tự hào riêng của nhà bác học đã giải được một loạt bài toán khó. Trong số họ có cả những nhà lãng mạn chủ nghĩa coi việc hoàn thành công việc của họ là một bước của con người vươn tới các vì sao.
Stalin giao cho Beria lãnh đạo ủy ban quốc gia về tiến hành thử bom nguyên tử.
Ngày 29/8/1949, Liên Xô tiến hành thử quả bom nguyên tử đầu tiên. Có mặt tại cuộc thử, Beria cũng hồi hộp lo lắng như mọi người khác, vì hiểu rằng nếu thất bại đầu ông ta cũng có thể bay.
Khi Beria mừng rỡ chạy đi gọi điện về Matxcơva, thì ở đầu dây kia Stalin giọng ngái ngủ chỉ trả lời gọn lỏn:
"Tôi đã biết rồi". Và bỏ ống nghe xuống.
Trung ương Đảng và Hội đồng Dân ủy ra một nghị quyết đặc biệt tuyên dương công trạng Beria "vì công tác tổ chức sản xuất năng lượng nguyên tử và thử thành công vũ khí nguyên tử". Beria được nhận Huân chương Lênin và giải thưởng Stalin hạng nhất.

Số phận trùm tình báo Liên Xô L.Beria

 
So phan trum tinh bao Lien Xo LBeria
Ảnh: Wikipedia
Những mưu đồ bên trong điện Kremlin
Sau chiến thắng phát xít, tình hình nội bộ Kremlin bắt đầu trở nên hết sức phức tạp: Từ năm 1946, Stalin bắt đầu thực hiện chính sách “chia để trị” trong nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô và đã hình thành nên 2 phe đối lập nhau: phe của Beria có G. Malenkov (Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) và một số thành viên chính phủ (chủ yếu là phụ trách khối kinh tế) với quan điểm ủng hộ một số cán bộ đã bị thanh trừng và phe “Stalingrad” gồm A. Zhdanov (Bí thư thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng), Kuznetsov (Bí thư Trung ương Đảng phụ trách cán bộ) Rodionov, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên bang Nga...
Tuy nhiên, Stalin không những không hòa giải mâu thuẫn giữa hai phe mà còn khuyến khích, khoét sâu thêm mâu thuẫn để dễ bề khống chế, tiêu diệt một trong hai phe khi thấy cần thiết. Trong giai đoạn này, ban lãnh đạo Liên Xô đã thêm một số thành viên mới, bao gồm Stalin, Malenkov, Bulganin, Khrusov và Beria. Với Beria, người một thời đã được coi là “sĩ quan cận vệ thứ nhất” của Stalin cũng bị Stalin chỉ đạo Bộ trưởng An ninh Abakunov (lên thay V. Merkulov, phe của Beria từ 1946) lập hồ sơ theo dõi, thu thập những thông tin, chứng cứ để tính toán bôi nhọ Beria sau này, thậm chí Stalin còn đặt máy nghe trộm tại nhà mẹ Beria để hy vọng thu thập được những chứng cứ chống đối Stalin của Beria.
Năm 1952, Stalin tuyên bố xóa bỏ chức Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, điều này đã khiến cho Khrusov trở thành ủy viên duy nhất của đoàn chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Tuy nhiên, Khrusov, do “chân ướt chân ráo” từ Moscow mới lên nên vẫn phải tranh thủ dựa vào Beria để nâng cao uy tín, vị thế và tăng thêm vây cánh thông qua việc bố trí những nhân vật thân cận vào các vị trí trọng yếu trong chính phủ. Sau hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 19 (1952), Malenkov mất vị trí lãnh đạo trong Đảng mặc dù vẫn đứng đầu Nhà nước với tư cách Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và đã có tư tưởng “nghiêng ngả” về phe “Leningrad”. Do vậy, Khrusov càng ngày càng có thế lực hơn trong Đảng và Chính phủ.
So phan trum tinh bao Lien Xo LBeria
L.Beria (giữa) Ảnh: Wikipedia
Ngày 5.3.1953, Stalin qua đời bởi một cơn đột quị sau bữa tiệc cuối cùng với Beria và một số lãnh đạo Nhà nước Xô Viết. Ngay đêm đó, Beria đã được chỉ định làm Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao kiêm Bộ trưởng Nội vụ, Khrusov trở thành Tổng bí thư và Malenkov được giữ chức Thủ tướng chính phủ, người có cương vị cao nhất trong ban lãnh đạo Xô Viết lúc đó. Ngay trong cuối tháng 3.1953, với cương vị mới, Beria đã thực hiện hàng loạt những cải cách về đường lối đối nội, đối ngoại của Liên Xô. Về đối nội, Beria lập tức xem xét lại các vụ án thanh trừng nội bộ trước đây, trả tự do, khôi phục quyền lợi chính trị cho hàng triệu công dân Xô Viết, cấm áp dụng biện pháp tra tấn trong nhà tù Xô Viết và xóa bỏ nhiều nhà tù của Bộ Nội vụ, cải cách các chính sách với các nước cộng hòa khu vực Trung Á theo khuynh hướng trao nhiều quyền tự quyết hơn cho các nước cộng hòa, đồng thời tiến hành chống lại căn bệnh “sùng bái cá nhân” đã ăn sâu vào đầu óc công chúng dưới thời Stalin.
Với bên ngoài, Beria đề nghị tạo điều kiện để Đức thống nhất thành một nước trung lập và Đông Đức sẽ trở thành một tỉnh tự trị của nước Đức thống nhất. Tuy nhiên, các lãnh tụ Đông Đức lúc đó vẫn khăng khăng đi theo con đường xã hội chủ nghĩa nên ý định của Beria không thực hiện được. Beria còn hủy bỏ kế hoạch thủ tiêu lãnh tụ Tito của Nam Tư (Stalin đã phê duyệt khi còn sống), đề nghị cơ cấu nhân sự cho Hungary. Tuy nhiên, nhiều ý tuởng cải cách của Beria đã không trở thành hiện thực vì thời gian cầm quyền của ông vô cùng ngắn ngủi.
Bị thanh trừng hay phản bội Tổ quốc?
Đến nay, vẫn còn nhiều giả thiết về cái chết của Beria, tuy nhiên hầu hết các nguồn tư liệu đều công nhận rằng đoạn cuối cuộc đời Beria đã diễn ra như sau: Vào lúc 13 giờ ngày 26.6.1953, ngay sau khi phiên họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô vừa khai mạc thì một nhóm tướng lĩnh quân đội do tướng Moskalenko, Tư lệnh phòng không quân khu Moscow dẫn đầu có mang vũ khí đã xông vào phòng họp để bắt Beria. Khi Malenkov vừa tuyên bố “Nhân danh pháp luật Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết...”, tướng Moskalenko liền chĩa súng khống chế, hỗ trợ để nguyên soái Zhukov khám xét Beria. Vị Bộ trưởng Nội vụ Beria lúc đó đã không thể tin nổi vào mắt mình khi thấy chính người “bạn tin cậy” Malenkov đã ký và đọc lệnh bắt ông. Ngay sau đó, một số tướng lĩnh khác cũng bị bắt và Beria được đưa đến giam tại boongke của quân khu Moscow chứ không phải là nhà giam của Bộ Nội vụ. Đêm đó, toàn bộ lực lượng của Bộ Nội vụ Moscow đã bị quân đội bao vây cấm trại và tước bỏ vũ khí.
Ngày 27.6, chính phủ Liên Xô thông báo Beria cùng một số sĩ quan cao cấp khác đã bị bắt vì tội âm mưu lật đổ chính phủ, hoạt động gián điệp cho cơ quan tình báo Anh trong thời kỳ hoạt động bí mật tại Bacu năm 1919. Đây cũng chính là loại tội danh mà Stalin đã lấy cớ để xử bắn Nguyên soái Tukhachevsky và một số tướng lĩnh cao cấp khác trong cuộc đại thanh trừng năm 1937. Phiên tòa xét xử Beria đã được tiến hành bí mật, không có luật sư và không được quyền kháng án. Theo một số tài liệu thì Beria bị xử bắn tháng 11.1953.
Sau khi Beria bị bắt, bà vợ Nina và con trai Sergo của Beria bị đưa vào trại cải tạo lao động và được trả tự do sau đó một thời gian. Bà Nina mất năm 1991 tại Ukraine, Sergo mất năm 2000 sau khi không ngừng kháng cáo lên tòa án Tối cao Liên bang Nga về vụ xét xử người cha của mình năm 1953. Tháng 5.2000, tòa án Tối cao Liên bang Nga đã bác bỏ lời kháng nghị của Sergo Beria (khi đó đã chết) vì cho rằng Beria không được coi là “nạn nhân chính trị” trong thời kỳ Liên bang Xô Viết. Đây cũng chính là bản kết luận đầu tiên và cuối cùng của Liên Xô rồi sau này là Nga để khép lại vĩnh viễn vụ án về Bộ trưởng Nội vụ Liên Xô L. Beria.
(Tiếp theo TNTS số ra ngày 19.12.2007)
Hiếu Lê
Việt Báo (Theo_Thanh Niên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét