Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

THƠ CÓC 4

Nhớ trong Lượng giác:
 Sin đi học
Cos không hư
Tang đoàn kết
Côtang kết đoàn.

Ngày xưa có "bảo bối" khi học tiếng Nga:
Cách một: làm chủ trong câu
Cách hai: sở hữu, cách ba: yêu cầu
Cách tư: tác dụng, đi đâu
Cách năm thụ động, cách sáu: ở đâu, về gì.

 

Lại xôn xao 'thầy cô' đối lại đơn xin nghỉ học bằng... thơ

Ngay sau khi lá đơn xin nghỉ học bằng thơ của học sinh được truyền đi, một đoạn thơ khác được coi như là lời đối đáp của “thầy cô” cũng đã được tung lên mạng với giọng điệu khá hài hước.

Đơn xin nghỉ học của cậu học trò viết:
“Gửi ban giám hiệu trường ta.
Cùng cô chủ nhiệm chính là cô Nhung.
Hôm nay em viết đơn này
Kính xin được nghỉ một ngày dưỡng thương
Em tuy vẫn nhớ lớp, trường
Nhưng mà sức khỏe khó lường mối nguy
Suốt đêm em sốt li bì
Trán nay nóng hổi, yếu suy quá chừng
Việc học chắc phải tạm ngừng
Để còn điều trị kẻo chừng… thăng thiên!
Bài ghi em sẽ chép liền
Em xin lỗi đã làm phiền thầy cô!”.
Lại xôn xao thầy cô đối lại đơn xin nghỉ học bằng thơ
Theo thông tin nhiều bạn đọc cung cấp, đơn xin nghỉ học "độc nhất vô nhị" xôn xao cư dân mạng trong thời gian vừa qua do cậu học trò Phạm Quốc Đạt, lớp 11 Toán 1 trường THPT L.Q.Đ (TP. Vũng Tàu) sáng tác.
Ngay sau khi lá đơn xin nghỉ học bằng thơ “có một không hai” của học sinh được truyền trên mạng, một đoạn thơ lục bát khác được coi như lời đối đáp của “thầy cô” cũng đã được tung lên mạng với giọng điệu khá hài hước.
“Thầy cô trả lời”:
Thầy cô nhận được đơn rồi.
Sốt cao cứ nghỉ chứ đừng ngại chi
Bài vở sau khỏe hãy ghi
Em lo điều trị kéo thì Thăng Thiên
Thầy cô không sợ làm phiền
Chỉ sợ em ngủ , mơ tiên dẫn đường
Biết rằng nhớ lớp nhớ trường
Hãy vì sức khỏe mà thương lấy mình...!!!
Khi nào sức khỏe an bình.
Cố gắng đến lớp chúng mình gặp nhau.
Về trường có trước có sau.
Đừng vì cái vụ em đau... hết tiền.
Cô kêu lên bảng liền liền
Bài tập cô vặn cho điên cái đầu.
Hỏi: sao vở lại nát nhàu.
Bài ghi không đủ mặc dầu có ghi.
Cô không gợi ý đề thi
Cuối năm điểm kém tức thì lưu ban?
Một “cô giáo” khác cũng có lời hồi đáp với học trò của mình:
"Thương em bị sốt li bì
Đồng ý em nghỉ tiếc gì em đâu
Lo cho sức khỏe là đầu
Thầy cô các bạn luôn cầu cho em
Khỏe rồi đi học cố lên
Học sinh ngoan giỏi có tên của trò”.
Khá nhiều bạn cho rằng đây là “sự sáng tạo phá vỡ sự khô khan vốn có của lá đơn xin nghỉ học bình thường”.
Theo chia sẻ của thạc sỹ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu tuy thơ của bạn học sinh không chỉn chu như kiểu mà thầy cô mong muốn nhưng "đáng được chấp nhận vì sự phá cách, sáng tạo mà không phải học sinh nào cũng có”.
 *6
-Một trong những yêu cầu cơ bản của việc đảm bảo và tăng cường khả năng sinh tồn ở loài người là đa dạng hóa dấu hiệu thông tin, định dạng thông tin và khả năng truyền đạt, tiếp thu, lưu trữ những thông tin ấy. Vì vậy không những sự xuất hiện của ngôn ngữ mà tiếp theo đó, cả sự xuất hiện của văn, là có tính tất yếu.
-Nhận định được, tiếng nói là tiền thân của chữ viết, và do đó, ngôn ngữ chính là khơi mào của ghi chép (văn), hay nói cách khác, ghi chép là bước phát triển tiếp nối tự nhiên của ngôn ngữ.
   -Rõ ràng chức năng của văn không khác chức năng ngôn ngữ nhưng "siêu" hơn rất nhiều chức năng ngôn ngữ vì đã thực sự trực tiếp giúp não bộ về mọi mặt trong tư duy, nhất là trong lĩnh vực gìn giữ thông tin quá khứ, hồi ức, tích lũy kinh nghiệm, tri thức. Có thể cho rằng nếu chỉ có "ngôn" mà không có "viết" (tôi coi viết gồm văn, hội họa, điêu khắc...), loài người không thể có một kho tàng tri thức, một truyền thống văn hóa, một quá trình tích lũy tri thức lên văn minh như ngày hôm nay được- tức là không thể có một lịch sử đúng nghĩa...
    -Sư phát triển nhận thức của loài người đến một giai đoạn nhất định sẽ làm bộc lộ ra sư han chế không khắc phục nổi của bộ não trong việc lưu giữ và truyền thụ thông tin thông qua ngôn ngữ (bằng con đường truyền khẩu). Sự hạn chế đó gây nguy cơ làm chấm dứt sự phát triển của nhận thức. Bởi vì quá trình nhận thức ở loài người là quá trình vừa có tính tự nhiên vừa có tính nhân tạo, nghĩa là có tính lặp lại, tính điều chỉnh: muốn nhận thức cái mới thì phải nhận thức cái cũ, và chỉ trên cơ sở đã nhận thức cái cũ thì mới có thể nhận thức được cái mới (ôn cố tri tân). Theo thời gian nhận thức cũ sẽ phát triển ngày một hoàn thiện. Tuy nhiên, quá trình chuyển hóa ấy sẽ bị ắch tắc nếu khả năng lưu giữ thông tin của bộ não đã đạt mức bão hòa. Tình hình đó sẽ gây ra mâu thuẫn ngày một gay gắt giữa sự chủ động thích nghi đến tột cùng khả năng có thể và nguy cơ chựng lại của nhận thức.Chữ viết ra đời nhằm giải quyết mâu thuẫn ấy!...Do đó có thể thấy, ngôn ngữ và chữ viết đã trở thành hai đặc trưng nổi bật của xã hội loài người, đồng thời là hai phương tiện giao tiếp, truyền thụ thông tin kiến thức cơ bản, không thể thiếu được trong xã hội loài người văn minh. Vì trong hoạt động sống của loài người còn có cái goi là hoạt động timh thần cho nên cũng có thể cho  rằng sự vận động của ngôn ngữ và chữ viết cũng chính là thể hiện rõ ràng nhất của hoạt động ấy...
    -Cũng vì, ngoài nguyên nhân tình cảm ra, yêu cầu làm tăng thêm khả năng lưu giữ và truyền bá thông tin khi chưa có chữ viết mà loại hình ngôn ngữ có vần điệu (thơ ca, hò vè) ra đời. Đó chính là tiền thân của những tác phẩm được sáng tạo ra trên tinh thần cô đọng lại, vần điệu hóa để dễ thuộc, dễ nhớ mà sau này được gọi là tục ngữ,ca dao,trường ca, truyền thuyết...đóng vai trò đậm nét sử thi...
    -Có thể nói, do đòi hỏi của nhận thức mà xuất hiện chữ viết. Chữ viết hình thành trên nền tảng ngôn ngữ, định hình nhờ ngôn ngữ và quay trở lại làm hoàn thiện ngôn ngữ.
    -Đến đây, nói cách khác, nguồn gốc của thơ ca có nguyên nhân từ chính nhu cầu phát triển của nhận thức, của sự "dàn trải" tinh thần con người và trở thành bộ phận tinh hoa của ngôn ngữ, đồng thời cũng lá "tuyệt cú" của chữ viết.
    -Như vậy, có thể định nghĩa tạm: thơ cóc là văn trần thuật những điều tầm thường, "ai cũng biết", viết theo lối...thơ, tưởng thơ té ra....không phải! Thơ"hiện đại" hay "hậu hiện đại" cũng vậy, một khi những sự liên tưởng có tính "phi thường" bị tầm thường hóa đi theo thời gian, không còn tính sáng tạo,phi nghệ thuật...
    -Phải vậy không nhỉ?
   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét