Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

HIỆN THỰC KỲ ẢO 55

(ĐC sưu tầm trên NET)

Hồ sơ mật về quả bom nguyên tử suýt san phẳng nước Mỹ

Nếu không vì một sai sót nhỏ trong mạch điện của quả bom nguyên tử thì có lẽ nước Mỹ đã bị "quét sạch" bởi nó bất ngờ "rơi" từ trên trời xuống. Sự việc này đã được giấu kín hơn nửa thế kỷ cho đến khi tờ The Guardian công bố trên trang tài liệu mật.

Công tắc "cứu mạng" nước Mỹ
Năm 1961, một quả với sức công phá lớn gấp 260 lần quả bom hủy diệt thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật trong Thế chiến II, đã rơi xuống bang Bắc Carolina trong tình trạng kích nổ. Ngay sau khi thông tin về vụ thả bom này được tiết lộ, cả nước Mỹ bắt đầu xôn xao và yêu cầu được biết sự thật xảy ra vào năm đó.
Theo tài liệu tờ Guardian của Anh có được, một trong số hai quả bom nguyên tử đã rơi xuống phía Bắc Carolina nhưng chỉ trong khoảnh khắc cuối cùng, do mạch điện áp không hoạt động nên nước Mỹ đã tránh được một thảm họa kinh hoàng. Chính phủ Mỹ đã xác nhận những sai sót của phi công lái chiếc B52 khi đó đang có nhiệm vụ bay qua không phận phía Bắc Carolina, khiến hai quả bom nguyên tử rơi xuống mặt đất, tuy nhiên, họ chưa bao giờ khẳng định một trong hai quả đã được lắp kíp nổ hoàn chỉnh.

Quả bom nguyên tử suýt phá hủy nước Mỹ
Sáng ngày 23/5/1961, trong khi tuần tra liên tục 24 giờ trên không phận nước Mỹ và Đại Tây Dương để đối phó chiến tranh lạnh với Liên Xô cũ, chiếc máy bay ném bom chiến lược B52 chở hai quả bom hydro số hiệu 39 đang bay qua không phận bang Carolina để tiếp nhiên liệu thì bất ngờ gặp sự cố. Điều này buộc tổ bay phải thả hai quả bom xuống khu vực Goldboro, Bắc Carolina. Nhưng, không biết do sự cố hay vô tình mà một trong hai quả bom đã được lắp kíp nổ hoàn chỉnh.
Phi hành đoàn cho biết, trong khi tiếp xăng, cánh phải của B52 bị chảy dầu và họ đã ngừng bơm xăng. Chiếc B52 phải cố bay ra khỏi vùng biển để xả hết lượng xăng vừa bơm, nhưng máy bay đã chảy hết sạch số xăng chỉ trong ba phút, nhanh hơn dự kiến rất nhiều, khiến máy bay mất kiểm soát và rơi xuống đất. Phi hành đoàn gồm 8 người nhảy dù khỏi máy bay và chiếc máy bay đã nổ tung trên không. Hai quả bom lao thẳng xuống mặt đất. Nguy hiểm là một trong hai quả bom đã tự động kích hoạt trạng thái sẵn sàng nổ khi chạm đất, dù được bung ra, cơ chế kích nổ được kích hoạt.
Tuy nhiên, quả bom này khi đâm xuống một cánh đồng đã không nổ. Nhiều khu vực, trong đó có New York, Baltimore, Washington và Philadelphia đã không bị tàn phá, chỉ nhờ một công tắc chuyển đổi điện áp thấp đơn giản trên quả bom này đã hoạt động thành công, ngăn không cho kích hoạt điện áp cao để kích nổ lõi hạt nhân của đầu đạn khi chạm đất. Đáng nói là có bốn công tắc an toàn để tránh trường hợp tự kích nổ trong quả bom thì cả ba cái đều không hoạt động, trừ cái thứ tư.
Nhà báo Eric Schlosser - người công bố tài liệu mật này tiết lộ: "Quả bom sau đó đã được quân đội Mỹ thu giữ thành công. Sau khi kiểm tra, họ phát hiện ra một trong hai quả bom đã được kích hoạt ở chế độ "kẻ thù" và đang trong quá trình kích nổ. Rất may, mạch điện áp gặp sự cố đã khiến quả bom may mắn không phát nổ trên bầu trời Carolina, san bằng cả nước Mỹ chỉ trong tích tắc". Ông cho biết, mỗi quả bom hydro này có sức nổ 4 megaton, tương đương 4 triệu tấn thuốc nổ TNT, tức mạnh gấp 260 lần quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima năm 1945.
Dù sau đó, chính quyền Mỹ trấn an dư luận rằng hai quả bom này không thể nổ (trước đó còn họ nói, máy bay không mang bom), nhưng một báo cáo 8 năm sau của chuyên gia Parker F. Jones ở phòng thí nghiệm Sandia - nơi chịu trách nhiệm về các cơ chế an toàn của vũ khí hạt nhân, viết rằng "một công tắc chuyển mạch điện áp thấp đơn giản đã ngăn chặn thảm họa xảy ra cho nước Mỹ".
Ông phát hiện bốn công tắc an toàn ngăn không cho bom nổ ngoài ý muốn, thì cả ba cái đều bị lỗi, chỉ cái thứ tư là hoạt động. "Loại bom Mk 39 Mod 2 này không có cơ chế an toàn thích hợp trên máy bay B52", ông viết. Ông Jones từng là nhà khoa học có trách nhiệm trong việc thiết kế hệ thống khóa an toàn của bom nguyên tử nên ông nắm rất rõ việc lắp đặt cũng như kích nổ của quả bom. Ông Jones cho biết: "Quả bom được thả xuống Carolina đơn thuần chỉ là một giai đoạn kích nổ thất bại nhưng nó có ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với nước Mỹ".
Nhiều chuyên gia phân tích, nếu quả bom nguyên tử không gặp trục trặc, chắc chắn vụ nổ bom nguyên tử sẽ biến nước Mỹ thành một Hiroshima thứ hai với sức hủy diệt khủng khiếp hơn nhiều lần và lịch sử nhân loại chắc chắn sẽ thay đổi. Khi đó, hàng triệu tính mạng người dân ở Washington, Baltimore, Philadelphia và thậm chí là cả ở New York sẽ bị đe dọa bởi bụi phóng xạ. Hiện tại, Chính phủ Mỹ chưa đưa ra những phản hồi chính thức khi tài liệu mật này được công bố.

Bức ảnh nổi tiếng về vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima
Những mũi tên gãy
Tuy nhiên, đây không phải lần duy nhất Mỹ và các nước khác "hút chết" vì các sự cố liên quan đến vũ khí hạt nhân. Theo hồ sơ của cục Lưu trữ An ninh quốc gia Mỹ (NSA), kể từ năm 1950 đến nay, có ít nhất 32 vụ việc tương tự, chủ yếu xảy ra trong thập niên 1960. Các chuyên gia và giới quân sự dùng thuật ngữ "mũi tên gãy" để chỉ các sự cố liên quan đến vũ khí hạt nhân, dẫn đến tình trạng bất ngờ phóng, khai hỏa, kích nổ, mất cắp hoặc thất thoát vũ khí nguy hiểm.
Theo tài liệu của NSA, vụ thất lạc vũ khí hạt nhân đầu tiên trong lịch sử xảy ra ngày 13/2/1950 khi chiếc máy bay ném bom chiến lược Convair B-36B của không quân Mỹ gặp nạn tại thời điểm tham gia diễn tập tấn công trong điều kiện mùa đông. Chiếc máy bay từ căn cứ tại Alaska, chở một bom nguyên tử Mark IV, bị hỏng động cơ do đóng băng và buộc phải thả rơi rồi kích nổ bom trên không. Tuy chứa uranium và thuốc nổ thông thường nhưng do không có lõi plutonium nên quả bom chỉ gây ra một vụ nổ phi hạt nhân lớn gần British Columbia (Canada). Mỹ và Canada sau đó khẳng định không có rò rỉ phóng xạ trong khu vực. Chỉ 9 tháng sau, đến lượt một oanh tạc cơ B-50 do động cơ bị trục trặc đã vứt một quả bom Mark 4 xuống sông St. Lawrence gần Riviere-du-Loup, cách Montreal (Canada) khoảng 482km về hướng Đông Bắc. Quả bom nổ tung trong lúc va chạm và dù không có lõi plutonium, vụ nổ cũng thổi bay gần 45kg uranium chứa trong bom. Sau đó máy bay hạ cánh an toàn tại căn cứ không quân Mỹ ở Maine.
Đến năm 1956, xảy ra một sự cố nghiêm trọng hơn một chiếc B-47 đột nhiên mất tích "không sủi tăm" khi chở theo hai quả bom nguyên tử từ căn cứ không quân MacDill, bang Florida, đến một căn cứ nước ngoài. Liên lạc bị cắt khi máy bay đang trong vùng trời Địa Trung Hải và mọi nỗ lực tìm kiếm trong hàng chục năm qua đều kết thúc trong vô vọng đến tận ngày nay. Cùng năm, lại là máy bay B-47 gặp sự cố với vụ một oanh tạc cơ đâm vào cơ sở chứa vũ khí hạt nhân ở căn cứ không quân Lakenheath tại Suffolk (Anh) trong lúc diễn tập. Lúc đó, cơ sở này chứa đến ba quả bom Mark 6. Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy phép màu đã cứu nước Anh khi một quả bị nứt vỏ, lộ kíp nhưng lại không phát nổ.
Mỹ tiếp tục mất một quả Mark 15 nặng 3.400kg trong vụ va chạm chiến đấu cơ năm 1958. Trong lúc hạ cánh xuống căn cứ không quân Hunter tại bang Georgia, chiếc B-47 đụng phải một chiếc tiêm kích F-86. Tai nạn khiến chiếc B-47 buộc phải thả bom xuống vùng biển gần đảo Tybee. Rất may là không có vụ nổ nào và cũng không có thương vong, theo hãng tin UPI. Sau Anh và Canada, đến lượt Tây Ban Nha suýt "lãnh đủ" vì mũi tên gãy Mỹ và cũng do đụng máy bay. Theo AP, hồi tháng 1.1966, chiếc B-52 chở 4 quả bom nhiệt hạch đụng chiếc máy bay tiếp nhiên liệu KC-135 trên không và rơi gần Palomares, Tây Ban Nha, theo bộ Quốc phòng Mỹ. Hai quả bom không có lõi plutonium phát nổ, thải ra một lượng uranium và giới chức phải di dời hơn 1.400 tấn đất ở Palomares. Mỹ nhanh chóng thu hồi được quả bom thứ ba nhưng phải huy động hơn 20 tàu chiến, máy bay và mất nhiều tháng mới vớt được quả thứ tư.
Cũng theo tài liệu do tờ The Guardian công bố, ít nhất 700 tai nạn và sự cố "đáng kể" liên quan đến 1.250 vũ khí hạt nhân đã được ghi nhận từ năm 1950 đến năm 1968. Phóng viên Eric Schlosser chất vấn: "Thông tin này lâu nay luôn bị che giấu để tránh bị đặt câu hỏi về chính sách hạt nhân của Mỹ. Người dân Mỹ luôn được trấn an rằng sẽ không có chuyện vũ khí hạt nhân vô tình bị kích nổ, nhưng đây là bằng chứng cho thấy thảm họa chút nữa là xảy ra vì một chút sai sót".
An Mai


Hồ sơ mật về hiện tượng siêu nhiên của Liên Xô

Bộ Quốc phòng Liên bang Xôviết trước đây từng thành lập dự án bí mật với tham vọng tạo ra siêu nhân. Đây là lần đầu tiên lãnh đạo dự án tuyệt mật ngày trước tiết lộ câu chuyện có vẻ như hoang đường này với báo giới.
> Hai UFO từng rơi xuống Mỹ vào thập niên 40
> Australia giải mật tài liệu về UFO
Một ngày mùa đông ở Moscow, trong căn phòng ấm cúng đầy đủ tiện nghi, các phóng viên báo chí lắng nghe câu chuyện gây kinh ngạc. Một quan chức cao cấp về hưu của Bộ Quốc phòng, trung tướng Alexey Savin - tiến sĩ và thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học - tiết lộ, cuối thập niên 80 thế kỷ trước, nhóm các nhà nghiên cứu của Ban Kiểm soát chuyên môn (dưới sự lãnh đạo của tướng Alexey Savin) thuộc Bộ Tham mưu Liên Xô cố gắng tiếp xúc với các đại diện của nền văn minh khác.
Vasily Yeremenko - thiếu tướng thành viên Viện An ninh, Quốc phòng và Thực thi luật pháp - là người đầu tiên nói chuyện với báo giới. Vào thời đó, Vasily Yeremenko phục vụ Cơ quan Tình báo KGB, chịu trách nhiệm giám sát không lực và phát triển công nghệ hàng không. Trong số những nhiệm vụ của ông là thu thập thông tin về thực chất sự xuất hiện các vật thể bay không xác định (UFO).
u
Hiện tượng UFO cho đến nay vẫn chưa có lời giải xác đáng.
Trong hai năm, Viện Hàn lâm Khoa học kết hợp với Bộ Quốc phòng và KGB tiến hành một số nghiên cứu trên mặt đất về hiện tượng huyền bí. Các chuyên gia Xôviết lúc đó nhận định, không phải ngẫu nhiên mà UFO thường xuất hiện tại những khu vực thử nghiệm vũ khí và trang thiết bị quân sự.
Yeremenko giải thích: "Để thu hút UFO đến những khu vực này, chúng tôi gia tăng đáng kể những chuyến bay quân sự cũng như di chuyển các trang thiết bị. Nếu cường độ hoạt động phía chúng tôi tăng mạnh thì khả năng các UFO xuất hiện là 100%".
Sau 6 tháng thí nghiệm, các kết quả dẫn đến 3 kết luận. Thứ nhất, khoa học hiện đại chưa đủ khả năng xác định hiện tượng UFO. Thứ hai, có khả năng UFO chỉ là thiết bị do thám của Mỹ hay Nhật Bản. Cuối cùng, rất có thể có sự tác động của một nền văn minh ngoài trái đất.
Các phi công thường nhìn thấy những vật thể lạ như thế, song họ không được phép bàn đến, kể cả các phi hành gia cũng vậy. Nhưng, trong những cuộc nói chuyện kín đáo với nhau, họ cho biết họ từng bắt gặp các UFO.
Dự án chính của Ban Kiểm soát chuyên môn là chương trình khám phá nguồn trí tuệ con người. Mục đíchchương trình là tìm ra phương pháp giúp não bộ con người hoạt động trong chế độ siêu nhiên đặc biệt, tạo ra một siêu nhân đích thực.
Hội đồng khoa học của chương trình nằm dưới sự lãnh đạo của nữ viện sĩ Natalya Bekhtereva, người giữ chức Giám đốc khoa học Viện Não người (RAS) cho đến cuối đời. Lúc đó, hơn 200 chuyên gia dày dạn kinh nghiệm khắp Liên Xô tham gia chương trình này.
Alexey Savin nói: "Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đi đến kết luận rằng, con người có hệ thống năng lượng nhận được thông tin từ bên ngoài. Đây chính xác là lý do tại sao có người có thể thể hiện những khả năng siêu nhiên".
Để xác định nguồn thông tin bên ngoài này, ba nhóm chuyên gia được thành lập; một nhóm bao gồm các nhà khoa học, nhóm thứ hai được chọn từ quân đội và nhóm cuối cùng gồm toàn phụ nữ. Nhóm phụ nữ đạt được thành công đáng kể nhất trong cuộc nghiên cứu.
Theo giải thích của Savin, họ "muốn tiếp xúc với đại diện của các nền văn minh ngoài trái đất cho nên một phương pháp đặc biệt được phát triển nhằm giúp não bộ con người thích ứng với sự tiếp xúc này. Nói khác đi, Savin cho biết: "Chúng tôi điều chỉnh tình trạng não người thành một sóng đặc biệt, giống như sóng vô tuyến".
Thôi miên, dùng thuốc hay các phương pháp tương tự khác không được phép sử dụng trong quá trình thí nghiệm. Một hệ thống thử nghiệm đặc biệt được phát triển để tách biệt thông tin từ bên ngoài với những ảo giác và bảo đảm sự tỉnh táo của những người tham gia thí nghiệm.
Kết quả khá ấn tượng, 6 người tham gia có cơ hội tiếp xúc thể chất và thậm chí hai người trong số đó được viếng thăm một con tàu của người ngoài trái đất.
Theo tướng Alexey Savin, đại diện của các nền văn minh ngoài trái đất dần dần cung cấp thông tin về họ khi cảm thấy cần thiết. Đặc biệt, họ nói chuyện về cơ cấu quản lý và hệ thống giáo dục của họ. Nhưng, không có thông tin nào về quân sự có thể thu thập. Điều duy nhất mà người ngoài trái đất chịu chia sẻ là một hệ thống trang thiết bị để chẩn đoán và điều trị các bệnh tật khác nhau.
y
Bộ phim "The X-Files" của Hollywood.
Lãnh đạo cuộc thí nghiệm giải thích rằng, có lẽ con người bị người ngoài trái đất coi là trẻ con. Savin nhận định: "Nền văn minh chúng ta còn quá non trẻ đối với người ngoài trái đất để họ có thể đối thoại. Do chúng ta cũng là một phần của vũ trụ, có thể tự gây hại cho mình và nền văn minh khác bằng những hành động ngu xuẩn, thế nên họ rất cẩn thận với chúng ta".
Chương trình giao tiếp với trí tuệ ngoài trái đất được phát triển vài năm trước khi giới chính trị can thiệp vào. Năm 1993, tiến trình nghiên cứu bị ngưng lại và Ban Kiểm soát chuyên môn được lệnh giải tán.
Theo tiết lộ của tướng Alexey Savin, ông chỉ giữ lại được một ít các tài liệu và phần lớn trong số đó - các bức ảnh và báo cáo - còn nằm trong thư khố của Bộ Quốc phòng Nga.
Theo Savin, có lẽ chương trình để phát triển khả năng phi thường của một cá nhân được thực hiện trong một viện mang tên nhà du hành vũ trụ huyền thoại Gagarin cho đến khi nó bị giải tán theo lệnh của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Serdyukov.
Tại sao bây giờ Savin chịu quyết định tiết lộ thông tin về cuộc nghiên cứu này cho báo giới? Savin trả lời: "Tại sao phải che giấu mọi người? Thay vì thế, chúng ta cần chuẩn bị cho những thách thức mới".
Alexey Savin tin rằng, hai thách thức toàn cầu hiện nay là biến đổi khí hậu và tình trạng thiếu nước uống. Ông cho rằng, có lẽ người ngoài trái đất đang tiến hành thí nghiệm để nhìn xem con người xử lý như thế nào.
Theo An ninh thế giới

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét