Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

HÒN PHỤ- TỬ Ở KIÊN GIANG











Nghe tin sét đánh buốt ê đầu
Hòn tình Phụ- Tử chẳng còn đâu
Một cuộc sóng dồn làm Phụ đổ
Trơ trọi từ nay, Tử dãi sầu!...

Xưa kia ở đó có thuồng luồng
Phụ quyên thân Phụ cứu ngư dân
Tử ôm Nghĩa Phụ, thành Hiếu Tử
Tạc vào trời đất khối kỳ gương.

Một lời thành kính, tỏ phân ưu
Thương cho danh thắng, tiếc ngày sau
Trong chốn luân hồi, thôi đành vậy
Đời người kiếp đá khác gì nhau?!


                               Trần Hạnh Thu


                                         























Xem tiếp...

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

MÓN QUÀ TẦM THƯỜNG

  Trong một buổi đãi tiệc, một bà quí tộc giàu có nói với Hainơ (Heinrich Heine, 1791-1856, nhà thơ nổi tiếng người Đức):
  - Thưa nhà thơ trữ tình của thời đại, tôi xin quì dưới chân ngài và xin hiến dâng ngài tất cả suy nghĩ, tấm lòng và trái tim tôi...
   Nhà thơ đáp lại:
  - Vâng, tôi xin đón nhận! Ai lại nỡ từ chối một món quà tầm thường như vậy.


                                                                                                                                   Sưu tầm(st)


Lạm bàn(LB): -Giai thoại định khen hay chê ai?
                        -Bà quí tộc xin hiến dâng hết những thứ nhà thơ có thừa, trừ tiền bạc. Thế mới
                     điên!
                        -Giàu có ngưỡng mộ quá lố tài năng như thế, kể cũng tầm thường thật. Nhưng 
                      không tầm thường bằng tài năng khinh mạn trước sự ngưỡng mộ đó, nhất là đối
                      với một phụ nữ!


Xem tiếp...

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

TU...HÚ

Đến ngày, ra tiệm cơm chay
Kêu tô phở béo, thêm hai đùi gà*
Nhai nam mô, thỏa bụng xà**
Nhâm nhi phật pháp, say mờ rượu tây

Thèm rượu thịt, đừng ăn chay!
Chịu lạt nhớ mặn: đọa đày cái tôi
Rồi lừa phỉnh mắt, mũi, môi
Uốn lưỡi ba tấc dấu đời hai mang...

Trước nay nguyện thiện, khai tâm
Dễ gì cai miệng mà thành lòng tu?!


                                Trần Hạnh Thu

Chú thích: *Những món ăn "đố tục, giảng thanh"!
                 ** "Miệng nam mô, bụng bồ dao găm" (thành ngữ}
Xem tiếp...

NÓI NHẢM

Anh về vui kiếp đói nghèo
Em đi buồn phận nhà giàu chiều nuông
Anh cười nước mắt rưng rưng
Khóc lên khóc xuống em...mừng xa anh!

Gần bùn sen có hôi tanh?
Xa bùn sen có thơm thành...hoa sen?


                              Trần Hanh Thu
Xem tiếp...

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Cùng độc giả

(ĐC sưu tầm trên NET)

Nghĩ về quan niệm "Trong thơ nên có thép" của Bác Hồ

Đăng lúc: Thứ ba - 27/12/2011 14:44
Trong tập thơ Nhật ký trong tù của Bác Hồ, bài Khán “Thiên gia thi” hữu cảm (dịch là Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi” nằm ở gần cuối. Đây là một bài thơ đặc biệt. Nó đặc biệt ở chỗ, chỉ với bốn dòng tứ tuyệt, Bác không nói chuyện trong tù như nhiều bài khác mà lại nêu rất rõ quan niệm của Bác về thơ ca.
Nguyên văn:
   KHÁN “THIÊN GIA THI” HỮU CẢM
   Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ
   Sơn, thủy, yên, hoa, tuyết, nguyệt, phong
   Hiện đại thi trung ưng hữu thiết
   Thi gia dã yếu hội xung phong.
Dịch:
   CẢM TƯỞNG ÐỌC “THIÊN GIA THI”
   Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
   Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông
   Nay ở trong thơ nên có thép
   Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
             (Theo bản dịch trong NKTT NXB Văn học - 1988)
“Thiên gia thi” là một tuyển tập gồm hàng trăm bài thơ đặc sắc của nhiều nhà thơ cổ Trung Quốc. Ngày trước, những người theo học chữ Hán thường xem “Thiên gia thi” là một cuốn sách mẫu mực về nghệ thuật thơ ca với thi tứ sắc sảo, sâu xa, với lời thơ tuyệt hảo.
Bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Bác Hồ có được cuốn “Thiên gia thi” đem ra đọc để giải buồn và sau khi đã đọc kỹ tập thơ, Bác không chỉ dừng lại ở chỗ thưởng thức nó mà còn muốn nói lên những cảm nghĩ của mình về tập thơ, về thơ ca xưa, về chức năng của thơ ca hiện đại. Đó là lý do ra đời của bài thơ Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”.
Bài thơ cảm nghĩ này có hai phần rõ rệt: Hai câu đầu nói về thơ xưa và hai câu sau nói về thơ nay. Sự kết cấu này cũng mang tính hài hòa cân đối của thơ Đường.
Điều cần đặc biệt lưu ý là ở hai câu đầu Bác đã không hề phản đối việc miêu tả, thể hiện thiên nhiên ở trong thơ. Chính trong thơ Bác, ta cũng luôn bắt gặp những sự rung cảm tinh tế trước vẻ mỹ lệ của thiên nhiên và những câu thơ thể hiện sự rung cảm này thường cũng là những câu thơ đẹp nhất. Chỉ riêng trong tập Nhật ký trong tù cũng đã có tới 26 bài, hoặc tập trung nói về thiên nhiên như Ngắm trăng, Giải đi sớm, Hoàng hôn, Trời hửng… hoặc có một hai câu liên hệ tới thiên nhiên như  Buổi sớm, Quá trưa, Trung thu, Đi đường, Cảnh buổi sớm, Mới ra tù tập leo núi…
Ấy là ta còn chưa nói tới mảng thơ Bác viết sau NKTT. Trong mảng này, có rất nhiều bài viết rất hay về thiên nhiên như  Thượng sơn (Lên núi), Cảnh khuya, Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng), Báo tiệp (Tin thắng trận), Tặng Bùi Công…
Đọc thơ xưa, Bác thấy đề tài của thơ xưa chủ yếu là “mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông”. Đề tài này chiếm lĩnh phần lớn các bài thơ xưa và khi đã quá nghiêng về phía miêu tả thiên nhiên thì tự nhiên sẽ giảm đi, sẽ thiếu đi một cách đáng kể sự phản ảnh những vấn đề xã hội của con người. Điều này cũng giống như, nếu trong đêm mà trăng quá sáng thì sẽ làm các ngôi sao bị nhạt mờ đi.
Nói như thế không có nghĩa là trong các nhà thơ xưa không có ai viết về con người, về những vấn đề xã hội. Có chứ! Đỗ Phủ là một ví dụ điển hình. Những bài thơ như Binh xa hành, Tiền xuất tái, Thạch hào lại… của ông đã nói lên nỗi khổ đau vô cùng lớn lao của nhân dân lao động do những cuộc chiến tranh giành đất, đoạt quyền của bọn vua chúa phong kiến thống trị gây ra.
Nhưng những “nhà thơ hiện thực” như Đỗ Phủ không nhiều cho nên nhìn vào thơ cổ Trung Quốc nói chung, người ta vẫn thấy đề tài thiên nhiên lấn át đề tài xã hội.
Như vậy, sự nhận xét và phê phán của Bác là rất xác đáng. Là một người có nho học uyên thâm, Bác cũng yêu thơ xưa, phục cái đẹp của thơ xưa lắm chứ! Nhưng Bác còn là một nhà cách mạng luôn có ý thức dùng ngòi bút làm một trong những thứ vũ khí tấn công kẻ thù nên Bác không thể hoàn toàn đồng tình với sự thiên lệch của thơ xưa và từ sự suy nghĩ về thơ xưa, Người đã nêu lên quan niệm của mình về thơ nay:
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
Trước hết ta cần xác định thời điểm “nay” trong bài thơ của Bác. “Nay” có nguyên gốc là “hiện đại”. “Nay” chính là thời kỳ Bác đang sống, thời kỳ đầu của thế kỷ XX, thời kỳ mà cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cuộc đấu tranh để hình thành các nước xã hội chủ nghĩa đang diễn ra quyết liệt. Ở những năm 40 của thế kỷ này, phong trào cách mạng do giai cấp công nhân và Đảng tiền phong của giai cấp công nhân lãnh đạo đang tiến công vào chủ nghĩa tư bản, đế quốc, chủ nghĩa phát xít và đang giành nhiều thắng lợi lớn lao. Ở nước ta, thời kỳ này cũng là thời kỳ mà Đảng đã ra đời, Mặt trận Việt Minh đã thành lập, cuộc đấu tranh chống Pháp, Nhật giành độc lập tự do của nhân dân ta đang hết sức khó khăn, gay cấn nhưng vẫn lớn mạnh không ngừng để dần dần tiến tới Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công rực rỡ.
Thời đại nào, thi ca ấy. Trong một thời điểm như thế, đúng là không thể chỉ có thơ tình Xuân Diệu, không thể chỉ có nỗi buồn trùng điệp như sóng nước Tràng Giang, không thể chỉ có cảm giác bâng khuâng ngơ ngác như con nai đang đạp trên lá vàng khô của rừng thu. Thơ ca phải góp phần vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc. Và muốn góp phần đắc lực nhất, nhất thiết trong thơ ca phải có “thép”. “Thép” chính là tính chiến đấu của thơ ca. Tuy nhiên, trong bài Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”, Bác chỉ nói “nên có thép(ưng hữu thiết). “Nên” mang tính chất một ý kiến đề xuất, một lời đề nghị để các nhà thơ tham khảo, nghĩ suy, còn làm theo hay không là tùy họ, chẳng ép buộc ai.
Câu cuối của bài thơ đề xuất một thái độ của nhà thơ: Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
Khi thi nhân đã tán thành quan điểm “thi trung hữu thiết” thì họ phải khẳng định thái độ và hành động: Biết xung phong”. Người xưa đã từng xác định “Thi trung hữu họa”, Thi trung hữu nhạc”, nay Bác thêm vào một ý kiến h?t s?c m?i m?: ết sức mới mẻ: Thi trung hữu thiết . Đây quả là một điều quá mới lạ đối với các nhà thơ vốn đã quen nghĩ rằng thi nhân là phải xa lánh những chuyện tầm thường trong cuộc đời, phải có một cách sống riêng biệt, chủ yếu là quy tụ vào thế giới nội tâm, để lòng mình vơ vẩn cùng trăng mây, để tâm hồn mình rung lên như cây đàn muôn điệu trước mọi buồn vui của đời người và mọi vẻ đẹp của thiên nhiên. Nhà thơ phải như một cánh “bướm giang hồ” bay lang thang đi tìm hương sắc của muôn hoa “không quan tâm”, “không chủ nghĩa”. Có như thế mới là thanh cao, mới là thơ mộng. Trong khi hầu hết mọi người nghĩ về thi nhân như vậy thì Bác Hồ lại nói đến chuyện xung phong ”.
Hai tiếng “xung phong” gợi ra vị trí chiến đấu của nhà thơ. Đó là vị trí mũi nhọn trong cuộc đấu tranh cách mạng. Nhà thơ tự nguyện, tự giác chọn cho mình vị trí khó khăn gian khổ đó và tự nguyện tự giác tham gia chiến đấu trên hai bình diện:  Một là dùng ngòi bút của mình, dùng thơ ca của mình là một thứ “bom đạn phá cường quyền”; Hai là khi cần thì thi nhân cũng phải biết xếp bút nghiên mà cầm gươm, cầm súng đánh giặc. Hai tiếng “xung phong” còn gợi lên ý hăng hái xông lên, xốc tới, dũng cảm chiến đấu, không sợ gian khổ, sẵn sàng hy sinh cả tính mệnh của mình cho Tổ quốc. Đó là một sứ mạng cao cả mà cách mạng giao phó cho các nhà thơ.
Trong bài thơ này, Bác Hồ chỉ nói về thơ, về các nhà thơ, nhưng chúng ta đều hiểu rằng đó cũng là quan niệm nói chung của Bác về văn học nghệ thuật cách mạng và về các nghệ sĩ hoạt động trên các địa hạt nghệ thuật khác nhau.
Nêu lên quan điểm văn học nghệ thuật cách mạng trên đây, Bác Hồ cũng là người đã thể hiện quan điểm “trong thơ có thép” trong thực tế sáng tác của mình. Còn vấn đề “Nhà thơ cũng phải biết xung phong”, đối với Bác, ta khỏi phải nói gì thêm vì Bác đã suốt đời làm một người lính tiên phong phấn đấu quên mình cho dân cho nước và cho sự nghiệp giải phóng nhân loại.
Bác đã thể hiện quan niệm trong thơ nên có thép” như thế nào?
Có thể nói là Bác đã thể hiện quan niệm này một cách hết sức tự nhiên, nhuần nhuyễn bởi quan niệm đó đã thấm sâu vào trong nhận thức và trong cách viết của Bác.
Ta có thể thấy rõ chất “thép” trong thơ Bác qua các nhóm bài
sau đây:
1) Nhóm thứ nhất gồm những bài diễn ca giàu tính chất ngụ ngôn, trực tiếp kêu gọi, động viên, quần chúng nhân dân tham gia cách mạng, tham gia chiến đấu như: Bài ca dân cày, Bài ca phụ nữ, Bài ca đội tự vệ, Bài ca sợi chỉ, Con cáo và tổ ong mà hầu hết được viết vào những năm 1941, 1942. Những bài này ít chất thơ nhưng rất mạnh về mặt cổ vũ và đã có tác dụng vô cùng thiết thực trong việc vận động dân ta làm cách mạng, ủng hộ Việt Minh, tham gia đánh Pháp đuổi Nhật.
2) Nhóm thứ hai gồm những bài thể hiện nghị lực phi thường, thể hiện ý chí kiên cường của Bác trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ.
Đó là những bài như bài “Đề từ” của tập thơ Nhật ký trong tù và các bài Giải đi sớm, Bốn tháng rồi, Nói cho vui, Ghẻ v.v… (trong tập NKTT).
Ý chí và nghị lực của Người không phải chỉ thể hiện trực tiếp qua các câu thơ như:
… Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
… Vật chất tuy đau khổ
Không nao núng tinh thần.
Mà còn thể hiện một cách gián tiếp qua thái độ ung dung thanh thản như: Ở trong tù mà vẫn ngắm trăng; bị giải đi sớm trong thời tiết cực kỳ giá lạnh mà vẫn say sưa thưởng ngoạn cảnh bình minh và thấy mình như một nhà thơ đi mỗi bước lại thấy “thi hứng thêm nồng”; chân bị trói và bị treo ngược lên ở trên thuyền mà vẫn thấy:
Làng xóm ven sông đông đúc thế.
Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh.
Ở đây đâu phải chỉ có cái nhẹ thênh thênh  của chiếc thuyền câu mà chính là cái “nhẹ thênh thênh” của tâm hồn Bác giữa cảnh trói buộc, lao tù.
3) Nhóm thứ ba gồm những bài thơ thể hiện sự suy nghĩ đúng đắn, vững vàng, tự tin trong hoàn cảnh bóng tối của nhà giam, cái nơi rất dễ làm u ám lòng người. Nhóm này gồm những bài như  Học đánh cờ, Tự khuyên mình, Nghe tiếng giã gạo… (NKTT).
4) Nhóm thứ tư gồm những bài thơ thể hiện sự quên bản thân mình, quên cảnh đói rét đau khổ ở trong tù mà chính mình đang phải gánh chịu để cảm thông với nỗi khổ đau của người khác như các bài: Người bạn tù thổi sáo, Vợ người bạn tù đến thăm chồng, Cháu bé trong nhà lao Tân Dương, Phu làm đường, Một người tù cờ bạc vừa chết… (NKTT). Chính Bác cũng “gầy đen như quỷ đói - ghẻ lở mọc đầy thân” nhưng nhiều dòng thơ của Bác vẫn ánh lên nỗi xót thương sâu sắc đối với các “nạn hữu”.
5) Nhóm thứ năm gồm những bài thơ thể hiện một niềm vui, một niềm tin và lòng lạc quan trong cuộc sống. Đó là những bài Trời hửng (NKTT), Cảnh rừng Việt Bắc (1947), Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) (1948), Sáu mươi tuổi (1950), Sáu mươi ba tuổi (1953).
Trong thơ Bác, thép luôn hòa quyện với tình, trong tình có thép và trong thép lại có tình.
Sự phân chia các nhóm thơ trên có thể là chưa đầy đủ nhưng cũng đã cho ta thấy việc thể hiện chất “thép” ở trong thơ, đối với Bác không phải là một điều khiên cưỡng, gò bó mà rất tự nhiên, rất tế nhị, tinh vi tạo nên chất thơ một cách đích thực.
Tóm lại, tôi nghĩ rằng, trong hoàn cảnh lịch sử đấu tranh cách mạng của nước nhà hồi đầu thế kỷ XX, việc khẳng định chất “thép” ở trong thơ của Bác Hồ là hết sức cần thiết và vô cùng đúng đắn. Hầu như các nhà thơ lãng mạn của ta đã đi theo cách mạng đã dùng ngòi bút của mình làm thứ vũ khí gang thép phục vụ sự nghiệp đấu tranh của nhân dân, chĩa mũi nhọn về phía quân thù.
Sau này, dẫu là khi trong xã hội chỉ còn lại sự đấu tranh chống nghèo nàn, bệnh tật, đấu tranh chinh phục thiên nhiên thì bên cạnh những bài thơ tình hết sức mượt mà vẫn cần có những bài thơ nói lên cái khát vọng lớn lao muốn chiến thắng, muốn không ngừng vươn tới của con người, do đó mà vẫn còn cần có “thép” ở trong thơ.
Trần Công Tùng

Cùng độc giả!

Hệ luỵ từ sự tác động phức tạp của tình hình thế giới và khu vực mà thực trạng Việt Nam đã và đang diễn ra nhiều bất công, bất cập. Thực trạng tham nhũng, cậy quyền nhũng nhiễu; tệ nạn xã hội nghiêm trọng gia tăng; các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước nhằm giải quyết những vấn đề nóng, bức thiết chưa đáp ứng kịp nhu cầu xã hội… vì thế, đã gây không ít bức xúc trong giới trí thức và quần chúng nhân dân.
Giãi bày bức xúc, nêu kiến nghị với lãnh đạo Đảng và nhà nước ta sớm nhận thấy để điều chỉnh, nhằm bắt kịp tình hình, đáp ứng kịp thời nguyện vọng chính đáng của người dân đang được giới trí thức nói riêng, toàn thể người dân nói chung mỗi ngày chung sức.
Điều đáng quan ngại là: không ít những nhà trí thức (thậm chí là nhà trí thức có tên tuổi) vì muốn giãi bày bức xúc cá nhân hoặc giúp người khác giãi bày bức xúc cá nhân… mà gay gắt lên tiếng phê phán chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước; phê phán đội ngũ lãnh đạo Đảng và nhà nước hiện nay. Nếu chỉ đơn thuần ở việc giãi bày bức xúc, nêu kiến nghị thì sự việc đáng được khuyến khích, ngợi ca. Thế nhưng, từ phê phán khách quan, không ít người đã dần sa đà, dấn sâu vào hoạt động lên án, phê phán, chỉ trích lồng tính chủ quan, thổi phồng sự việc…trở thành miếng mồi béo bở cho các thành phần phản động, thiếu thiện chí với Việt Nam sử dụng xuyên tạc, lên án, làm méo mó, sai lệch tình hình.
Sự nôn nóng của một thiểu số người đã được các diễn đàn mạng đơm đặt, loan truyền khiến độc giả khi tìm kiếm thông tin đã như lạc vào chốn mê hồn trận, khó có thể phân biệt được đúng sai, càng khó hơn trong việc định lượng mức độ đúng, mức độ sai của sự việc.
Nhiều độc giả đã ngộ nhận bởi thông tin xuyên tạc của các thế lực phản động, cho rằng hàng trăm tờ báo trong nước đều làm theo chỉ đạo của Đảng CSVN, nên không thể hiện được tính khách quan trong đưa tin. Thế nhưng ít ai ngồi thống kê lại có bao nhiêu sự việc đã được báo chí trong nước phanh phui, đưa tin trên tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá…Ít ai có dịp ngồi đánh giá lại rằng: sở dĩ các số liệu, sự kiện mà thế lực phản động khai thác để xuyên tạc lại có nguồn từ những bài viết công khai, minh bạch của báo chí trong nước.
Một thực tế mà ít người biết đến đó là: Hàng triệu trí thức Việt Nam (trong và ngoài nước) hết sức bức xúc về hành vi xuyên  tạc ác ý của thế lực phản động, núp danh nghĩa vì lợi ích của người dân Việt Nam nhưng phục vụ cho mưu đồ chính trị đen tối; bức xúc trước sự lạc lối của một vài cá nhân trong nước chỉ vì bức xúc cá nhân mà phủ nhận hoàn toàn lý tưởng, thực tiễn cách mạng, thành quả xây dựng đất nước, lún sâu vào những hoạt động chỉ trích chủ quan, bôi nhọ quá khứ, bôi nhọ đồng đội, bôi nhọ vào chính gia đình họ …chỉ để đánh bóng cá nhân trên các diễn đàn hữu danh vô thực. Không ít người đã lên tiếng chỉ trích, nhưng báo chí trong nước lại không cho đăng chỉ vì lý do “tế nhị” hay “không có lợi cho tình hình chính trị hiện tại”.
BÚT LUẬN tình nguyện làm nhịp cầu chuyển tải những bài viết, quan điểm của hàng triệu trí thức đó. Chúng tôi hiểu rằng, người xưa đã ví von “văn mình, vợ người” để hóm hỉnh cái “thói xấu” của giới văn nghệ, trí thức  người Việt chúng ta, với hàm ý: ít ai chịu cho mình là sai, là hèn kém hơn người khác. Nhưng với việc đăng tải các bài viết phản biện, tranh luận trên tin thần này, hy vọng những người được (bị) phê phán không vì thế mà không tự soi lại mình.
Điều mong ước lớn hơn của BÚT LUẬN là giúp độc giả có thêm một kênh thông tin đáng tin cậy, để rút ra cho mình một quyết định khách quan, trung thực nhất.
Mong đón nhận được sự phản hồi, góp ý của quý độc giả!
BÚT LUẬN
Xem tiếp...

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

TỰ DO

"Hiểu biết thật sự là hiểu biết có thể đưa ta tới tự do"

                                               Châm ngôn Ấn Độ

"Hãy sống và hãy để cho người khác sống với!"

                                               S. Radhakrishnan


Anh và em
Hai đời tuổi trẻ
Tự do yêu nhau
Ràng buộc vào hôn lễ
Mơ hạnh phúc ngày sau...

Cau trầu thắm quyện chưa lâu
Bức bối nảy sinh, nhức đau bó buộc
Đành đến ly hôn, cởi bỏ duyên tơ lệ thuộc
Lại trả nhau về hai nẻo tự do!

Ôi con sông nào không có hai bờ
Nhịp cầu, con đò nối liền thân phận
Tự do nào không còn ràng buộc
Ràng buộc nào mất hết tự do?!

Nếu trên đời này có tuyệt đối tự do
Sẽ hóa toàn xung đột
Tự do không khi hiển nhiên trói cột?

Hỡi những lứa đôi, hỡi những mối tình
Cứ hồn nhiên mà kết nối trái tim
Mở lối nghĩ suy hướng về chung nhịp điệu!
Khi hai linh hồn đã hòa đồng ước vọng
Tự nhường nhịn nhau từ hai nẻo tự do
Sẽ thành nghĩa tình tối thượng tự do
Trong đằm thắm, vui mừng lệ thuộc
Giữa chợ đời, chẳng gì mua chuộc được
Đến đầu bạc răng long
Đến tận cùng của hạnh phúc trăm năm!...


                                     Trần Hạnh Thu

Xem tiếp...

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

"VƯỢT LÊN CHÍNH MÌNH"

(Một trong vài chương trình "thương" nhất
trên TV Việt Nam)


"Vượt lên chính mình" thật là hay!

Cuộc vui từ thiện khéo lắm thay
Kẻ trao người nhận đều xứng cả
Ân tình ngào ngạt, gió tung bay

Khá khen ai đó giỏi đãi bày
Đẩy đưa khốn khổ gặp vận may
Cho lệ ứa chan hòa nhân ái
Lã chã gieo ươm khắp đất này!


                                       Trần Hạnh Thu
Xem tiếp...

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

XIN LUÂN HỒI

Đã từng nghe đâu đó cõi Niết Bàn
Nơi thường trú những linh hồn siêu thoát
Thản nhưng không, vô tư cười tịnh mặc
Lặng như tờ, tỉnh thức với vĩnh hằng

Lỡ sa đà, duyên se đã lỡ làng
Quen mơ rồi, sợ xích xiềng uyên bác
Mùi khổ hạnh đã ghiền trong thân xác
Nên loay hoay, tha thiết bước đường trần

Trót đã si tình ôm gió hôn trăng
Thương nhớ lắm nếu tôi không trở lại.
Xin luân hồi để buồn-vui mãi mãi
Cực Lạc sao đành phụ bạc Thú Đau Thương?!


                                                 Trần Hạnh Thu
Xem tiếp...

THƠ VỀ ĐĨ ĐIẾM

 1- MẠT HẠNG

            Con ơi nhớ lấy câu này
           Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.

                                                      Ca dao


Mãi lộ hầu nịnh các quan
Tiệc xong nổi hứng trong quần thèm sương
Gặp cô gái điếm đứng đường
Hỏi dò giá cả, phòng, giường ra sao
Ỡm ờ hét giá làm cao
Bĩu môi chê ỏng chê eo hoa tàn
Rớt tòm bèo bọt giá sàn
Vẫn đòi dìm xuống giá còn như không...

Lạ thay, mạt hạng cũng khùng:
"Mi là cục cứt chứ ông, ngài gì!
Điếm đàng thơm vạn lần mi.
Cút đi!"


Ghép ảnh động sao biển mặt thộn nào

2- LỜI ĐĨ

Em là đĩ rạc anh ơi
Nhào vô, bỏ chút tiền chơi thả giàn
Cho dù là lính hay quan
Cũng đồng một giá tầm phàm mà thôi!

Em đây, gái đẹp anh ơi
Giá lên một tý nhưng xơi đáng tiền
Cao nhân, chính khách cũng thèm
Xực xong, liếm mép, còn lền mỡ môi!

Em hiên ngang giữa loài người
Ngàn năm dè bỉu, ngàn đời cưu mang
Cấm thì cấm khắp thế gian
Ngoạm thì ngoạm hết mà làm như không!...

Tếu thay cái lũ anh hùng!!!


 



3- BUỒN CẢNH, NHỚ NGƯỜI

Chiều nay uống rượu với mưa
Ba bề gió tạt ướt tê sũng lòng
Bên đường dào dạt, mịt mùng
Quán như trôi giữa bão bùng đại dương

Thấy người con gái mà thương
Tóc tai bê bết, phấn hương nhạt nhòa
Cảnh buồn nhói nhớ chuyện xưa
Một chiều giông tố bên bờ sông sâu...

Nguyệt ơi, giờ đã về đâu
Chồng chưa hay vẫn dãi dầu lầu xanh
Ở quê hay ở thị thành
Tấm thân thương tổn đã lành lặn chưa?!...

Emma Watson


4- ĐÊM NẮNG

Ánh chớp lóa lên, từ đâu chắc rất gần
Bầu trời đêm ngầu lên sắc đỏ
Sà xuống thấp, nóng hầm thành phố
Hàng cây nín thở ngước lên...

Em đứng riêng mình
Cười tình chờ gió
Lờ nhờ ánh đèn, lặng thinh xó phố
Bên dòng đời đang vội vã trú mưa

Ánh chớp rất gần nhưng tiếng sấm còn xa
Đêm nay mưa không mà trời sầu đỏ?
Thiên hạ đã về sao em nán đó
Nhễ nhại chào mời,
                             ơi gái lều xanh?

Khuya lắc khuya lơ, giấc ngủ ru quanh
Khách làng chơi chẳng còn ai lai vãng
Về đi em, thức chi cùng đêm nắng
Phấn son tàn, héo úa cả ngày mai!

Tiếng sấm gầm, trầm đục, rền dài
Mây đã nực nồng quyện đầy mưa gió
Ào ạt mau đi cho phố phường gột rửa
Cuốn em trôi về cửa bể đó...
                                         trong xanh!

Cho em có con với trái tim lành
Có sáng xa khơi nhớ thương, trông ngóng
Có chiều thuyền về tưng bừng gió lộng
Cho dù còn nghèo, bữa cháo bữa cơm
Nhưng không còn phải nhễ nhại phấn son,
Những đêm chang chang,
                                          mòn mỏi,
                                                      tủi hờn...

***

Chớp bể chói lòa,
                    sấm rầm vang,
                                       rung chuyển.
Xối xả mưa nguồn,
                    gió gào lên
                                       ước nguyện!...


                                           Trần Hạnh Thu


Sấm chớp


                     



Xem tiếp...

MỘNG DU

Cầu vồng trong đêm mưa 

Khuya, dò ra bến sông Ngân
Ngắm cầu Ô Thước, nghe đàn chàng Ngưu
Mùa này đã độ mưa Ngâu
Ơi nàng Chức Nữ ở đâu chưa về?!

Cho nhân gian nhớ hội thề
Hỏi nhau ngờ ngợ ngóng về phù vân.
Thanh sâu tĩnh mịch hồng trần
Trăng sao ăm ắp, mông mênh ơ thờ...


                                            Trần Hạnh Thu

Màn Đêm 004
Xem tiếp...

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

TÔI KHÓC THƯƠNG ÔNG

                       (Kinh tặng hương hồn ông Yasser Arafat)

Tôi khóc thương ông
Ôi, ông già bất khuất!
Đã dần dần lịm tắt
Vầng hào quang của lịch sử Trung Đông
Bộ quân phục xanh, chiếc khăn choàng đầu
Vĩnh viễn từ nay bước vào huyền thoại!

Tôi khóc thương ông
Ôi, ông già Yasser Arafat
Giữa đại bác, xe tăng, bầy đàn chiếm đóng
Khát vọng sục sôi, nhẫn nại hành quân
Và dân tộc Palestin
Đã theo ông về đến Ramallah,
Mảnh đất Niềm Tin
                     của cuộc trường chinh
                                       đi đòi Tổ Quốc!

                          ***

Tôi khóc thương ông
Và khóc cho những linh hồn vô tội Trung Đông
Mênh mông thống khổ
Bom gầm, đạn nổ
Máu chảy, đầu rơi
Hận thù chồng chất ngút trời
Tràn lan khủng bố...

Tôi khóc thương ông mà lòng tôi phẫn nộ
Ngàn trùng có thấu trời cao?
Bạo lực sinh ra từ đâu?
Tại dị biệt trong niềm tin tôn giáo
Tại ích kỷ, cực đoan trong tình yêu sắc tộc
Hay tại Loài Người chưa tiến hóa đủ khôn?
Đâu là nguồn cơn?
Ôi, Liên Hiệp Quốc!
Bi hài thay ông trọng tài lệ thuộc
Mặc cho lũ máy bay, tàu chiến, xe tăng
Hùa nhau chà đạp khắp thế gian
Cưỡi cổ tài nguyên
Đè đầu lãnh thổ
Dồn phẫn uất thành mù lòa ôm bom khủng bố!

Ôi, buồn lắm, Ixraen!
Nỗi đau thuở nào cả dân tộc lưu vong
Sao không động lòng trước Palestin mất nước
Để nhường nhịn nhau, cùng bắt tay hòa ước
Sống yên bình, hai dân tộc anh em?!

                      ***

Tôi khóc thương ông
Lặng lẽ ra đi, u uất, bi hùng
Bỏ dở chính trường, lòng không mãn nguyện!...

Nhưng cuộc đời ông đã thành bất diệt
Hồn ông sẽ cười khi Tổ Quốc ghi công
Ông sẽ thấy ông trong một sáng mai hồng
Mặc quân phục xanh, đầu đội khăn dân tộc
Khẩu súng lục của bốn mươi năm kiên trì đấu tranh giải phóng
Đã hóa thành tuyệt bút thơ ca
Và cành ôliu,
                  trên tay ông,
                                không rơi xuống bao giờ!


                                                                  Trần Hạnh Thu
Xem tiếp...

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

THỰC TẠI ẢO

                                       (Tặng mạng Internet)


Ôi! Con đường của những gã đam mê
Đã dẫn dụ ta lạc vào huyền ảo
Chốn mông lung, ngút ngàn thêu dệt
Muôn phương chiều giăng mắc cửi đi về

Con đường nhẹ tênh, vô lối vô lề
Thỏa sức lang thang ngọn nguồn lịch sử
Đây đó Không Gian hiển hiện ngay trước mặt
Dằng dặc Thời Gian chớp nháy lọt bàn tay

Lẻ bóng giữa bầu hừng hực đắm say
Tưng bừng lạ quen rủ reng hội họp
Ngôn luận xô bồ ngược xuôi tấp nập
Dân chủ búa xua, nườm nượp ý đồ

Ôi! Con đường của những gã đam mê
Đã ru hồn ta mộng du trong thực tại
Vui thú biết bao gặp đại đồng nhân ái
Quên béng nỗi đời khốn đốn ở Trần Gian!...


                                             Trần Hạnh Thu
Xem tiếp...

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

NHỚ BẠN

Mấy chiều nay thui thủi rượu một mình
Ngồi một bề lặng thinh nhìn ra ngõ
Cứ thắc thỏm bồn chồn khi chó sủa
Hoang tưởng bạn xưa trở lại thăm ta!

Tại vì đâu, ai gây nỗi bất hòa?
Sao bạn nghi ngờ ta là vô sỉ?
Thân trượng phu đâu hèn như bạn nghĩ
Ôi mắt ai nhìn chưa vượt tầm lòa!

Không một lời chào, bằng hữu bỏ đi xa
Chẳng được phân trần, thôi thì đành ly biệt
Bạn quên nhé, vương chi cho khổ giận
Ta biết mình lận đận kiếp bê tha!

Từ nay ta bạn với ta
Rượu là tri kỷ, ly là thủy chung
Hồn linh trò chuyện xác phàm
Buồn vui cũng phỉ trăm năm giang hồ!


                                                  Trần Hạnh Thu
Xem tiếp...

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

VÔ ĐỀ

Chỉ Một thôi, có lẽ chỉ Một thôi
Một hướng soi đến cội nguồn chân lý
Chẳng hữu, chẳng vô, chẳng vi, chẳng vĩ
Chỉ Một thôi!

Một tỏ bóng Không nên Một là Mười
Mười Mươi tỏa hương nên là Muôn Một
Muôn Một quyện thành Trái Ngọt
Nên lại là Một thôi?

Bao triết thuyết ru mê những kiếp đời
Bao nẻo đời cuồng si theo triết thuyết
Con đường nào hỡi Tột Cùng Minh Triết
Giữa hoang mang mờ mịt khói Vô Minh?!

Một là điểm Trường Sinh
Tóe bừng muôn Tinh Tú
Xoay vần thành Vũ Trụ
Một Thường Hằng Khả Tri?!

Nếu thế, Một là...chi?
Và có nghĩa là...gì?


                                                       Trần Hạnh Thu
Xem tiếp...

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

ÁM ẢNH

Đừng mơ về thành phố đó em ơi
Ồn ào lắm, nhịp đời quay nhanh lắm
Đường xá bon chen, đỏ đen dễ lạc
Cơn khát thèm làm đanh đá hồng nhan!

Đó là nơi lộn ngược thau, vàng
Quảng cáo tươi cười, rủ rê, dụ gọi
Cho em thấy toàn tưng bừng lễ hội
Đêm giăng giăng sặc sỡ vạn sắc màu
Những lầu son, gác tía vút thành cao
Châu báu, lụa là, người xe hào nhoáng

Em đâu thấy những mưu mô gớm ghiếc
Triệt hạ nhau cố giành giật giàu sang
Trả giá kỳ kèo cả nhân phẩm, linh hồn
Tham vô độ, chẳng còn lòng trắc ẩn
Thay mộng ước bằng thèm thuồng, tham muốn
Hát tình ca bằng nhảy nhót thét gào!

Đừng mơ về thành phố đó em ơi!
Chỉ lòe loẹt giả mạo màu tươi thắm
Ngột ngạt lắm nên đời ngắn lắm
Hầm hập ngày đêm bầu không khí phô trương
Thú tiêu dùng ngấu nghiến hết yêu thương
Sống vật vã, suốt cả đời gấp gáp
Chạy làm, chạy ăn, chạy tiền, chạy tiệc
Cắm cổ cắm đầu đến kiệt sức ganh đua
Trong vòng xoay của danh lợi hơn thua
Chẳng còn chỗ cho tâm hồn thanh thản
Chẳng bến dừng cho khát thèm thỏa mãn
Cầu đảo quay cuồng dễ hóa xác chanh chua
Gầm gừ canh, đếm mãi đống dư thừa
Hoặc cay cú chực chờ bên vô vọng!...

Em có cả một quê hương thoáng lộng
Dị thảo kỳ hoa, tuyệt sắc nước hương trời
Mơ chi về thành phố đó, em ơi!


                                                   Trần Hạnh Thu
Xem tiếp...

NỖI CHIỀU

Ta như mặt ruộng nhớ cày
Trời mưa nước lụt ngập lầy lệ đau
Chứa chan đành với cỏ lau
Loang loang váng đục một màu điêu linh

Tuổi thơ ngơ ngác khóc tình
Về già lạc lõng khóc mình cô đơn
Nói khôn, người bảo mất hồn
Lặng thinh uống rượu, thành ông bợm già
Hừng hực mà chê thây ma
Tưng bừng nhân ái lại ra cù lần!

Ước gì hóa cảnh non hòn
Bon sai mấy nhánh, vài hồn tiều phu
Một làn nước lách khe rêu
Róc ra róc rách nỗi chiều buồn tênh...


                                         Trần Hạnh Thu
Xem tiếp...

THƠ NÔM NGUYỄN KHUYẾN

(THT sưu tầm và lựa chọn)


1- VỀ HAY Ở

Văng vẳng tai nghe tiếng chích chòe
Lặng đi kẻo động khách lòng quê
Nước non có tớ càng vui vẻ
Hoa nguyệt nào ai đã đắm mê?
Quyên đã gọi hè quang quác quác
Gà rừng gáy sáng tẻ tè te
Lại còn giục giã về hay ở?
Đôi gót phong trần vẫn khỏe khoe


2-  TỰ TRÀO

Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang
Chẳng gầy, chẳng béo chỉ làng nhàng
Cờ đương dở cuộc không còn nước
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng

Mở miệng nói ra gàn bát sách
Mềm môi chén mãi tít cung thang
Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ
Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng


3- TỰ THUẬT

Tháng ngày thấm thoát tựa chim bay
Ông ngẫm mình ông, nghĩ cũng hay
Tóc bạc bao giờ không biết nhỉ?
Răng long ngày trước hãy còn đây
Câu thơ được chửa, thưa rằng được
Chén rượu say rồi, nói chửa say
Kẻ ở trên đời lo lắng cả
Nghĩ ra ông sợ cái ông này


4- VỊNH TIẾN SĨ GIẤY*

                        I
Rõ chú hoa man** khéo vẽ trò
Bỡn ông mà lại dứ thằng cu
Mày râu mặt đó chừng bao tuổi
Giấy má nhà bay đáng mấy xu?
Bán tiếng mua danh thây lũ trẻ
Bảng vàng bia đá vẫn nghìn thu
Hỏi ai muốn ước cho con cháu
Nghĩ lại đời xưa mấy kiếp tu


                          II
Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai
Cũng gọi ông nghè có kém ai
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng
Nét son điểm rõ mặt văn khôi
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh thế mới hời!
Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh chọe
Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi!***


Chú thích: *Ngày trước, cứ vào dịp tết Trung Thu, người ta
                   thường làm mô hình người bằng giấy cho trẻ con
                   chơi. Mô hình đó thường là một ông tiến sĩ vinh
                   hiển. Mục đích nhằm làm cho trẻ con có ý thức
                  yêu văn chương, trọng khoa cử và lấy đó làm con
                  đường lập thân.
                **Người thợ làm hàng mã.
             ***Ngày nay "tiến sĩ giấy" đã hóa thành "đồ thật".Cuộc
                  lập thân từ "chơi" thành "thật" cũng nhẹ nhàng: kiếm
                  đủ tiền ra "chợ" mua một tờ "giấy tiến sĩ" là xong!


5- CHƠI NÚI NON NƯỚC

Chom chỏm trên sông đá một hòn
Nước trôi sóng vỗ biết bao mòn
Phơ đầu đã tự đời Bàn Cổ
Bia miệng còn đeo tiếng trẻ con
Rừng cúc tiền triều trơ mốc thếch
Hòn câu Thái Phó* tảng rêu tròn
Trải bao trăng gió xuân già giặn
Trời dẫu già nhưng núi vẫn non


Chú thích: *Thời xưa đó là chức quan vào hàng tam công (nhất
                    phẩm triều đình). Ở đây chỉ Trương Hán Siêu, người
                    đã viết bài thơ ngũ ngôn "Dục Thúy Sơn" trên núi
                    Non Nước.


6- THU VỊNH (Vịnh mùa thu)

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu
Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
Một tiếng trên không bỗng nước ào
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào*


Chú thích: *Đào Tiềm làm quan ở Bành Trạch (tên cũ của một huyện
                     thuộc tỉnh Giang Tây, Trung Quốc), khi treo ấn từ quan
                     về ở ẩn có làm bài thơ "Quy khứ lai từ"


7- THU ĐIẾU(Câu cá mùa thu)

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối, buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo


8- THU ẨM(Uống rượu mùa thu)

Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe
Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy
Độ năm ba chén đã say nhè.


9- HỎI THĂM QUAN TUẦN BỊ CƯỚP*

Tôi nghe kẻ cướp nó lèn ông
Nó lại lôi ông đến giữa đồng
Lấy của đánh người quân tệ nhỉ!
Xương già da cóc có đau không?
Bây giờ trót đã sầy da trán
Ngày trước chưa từng mất mảy lông
Thôi cũng đừng nên ky cóp nữa
Kẻo mang tiếng dại với phường ngông!


Chú thích: *Quan tuần phủ tên Đích là bạn học của NK, có
                     tính chắt bóp, keo kiệt, sau khi hưu quan về nhà
                     thì bị cướp. Nhân đó nhà thơ làm bài này gửi bạn
                     Điều thú vị là ông Đích đã họa lại:
                               Ông thăm tôi, tôi cũng giã ơn ông
                               Nó có lôi tôi đến giữa đồng
                               Cũng tưởng vun thu phòng lúc thiếu
                               Nào ngờ ky cóp lại như không
                               Gớm cho những kẻ đen tai mắt
                               Chẳng nể ông già bạc tóc lông
                               Ông hỏi thăm tôi, tôi biết vậy
                               Thương ông tuổi tác, cháu thời ngông


10- TẶNG ĐỐC HỌC HÀ NAM

Ai rằng ông dại với ông điên
Ông dại sao ông biết lấy tiền?
Cậy cái bảng vàng treo nhị giáp*
Khoét thằng mặt trắng** lấy tam nguyên***
Dấu nhà vừa thoát sừng trâu đỏ
Phép nước xin chừa móng lợn đen****
Chỉ cốt túi mình cho nặng chặt
Trăm năm mặc kệ tiếng chê khen.


Chú thích: *Nhị giáp tiến sĩ, một học hàm cao thời trước
                    **Chỉ người học trò, rút ra từ câu:"Bạch diện
                       thư sinh"
                     ***Ba đồng bạc(giá trị tiền tệ bằng một tạ gạo),
                        còn có nghĩa đỗ đầu ba khoa
                      ****Đỏ, đen: màu giầy của quan ta, quan tây.
                          Ý nói: thoát được quan ta đá (trừng phạt), nhưng
                           không thoát được quan tây


11- HOÀI CỔ

Nghĩ chuyện đời xưa cũng nực cười
Sự đời đến thế, thế thời thôi!
Rừng xanh núi đỏ hơn ngàn dặm
Nước độc ma thiêng mấy vạn người
Khoét rỗng ruột gan trời đất cả
Phá tung phên giậu hạ-di* rồi
Thôi thôi đến thế thời thôi nhỉ
Mây trắng về đâu nước chảy xuôi.


Chú thích: *Hạ là đất trung châu, di là nơi bờ cõi, ẩn ý chỉ toàn bộ
                   đất nước. Qua bài này, tác giả lên án cuộc khai thác tài
                    nguyên thiên nhiên tham tàn và sự bóc lột dân chúng
                    một cách ác độc của Thực dân Pháp đối với đất nước
                    và dân tộc ta. Xét riêng về mặt thuần túy tàn phá thiên nhiên thì
                     cho đến nay, bài thơ vẫn còn nóng hổi tính thời sự!


12- ĐẠI LÃO

Năm nay tớ đã bảy mươi tư
Rằng lão, rằng quan tớ cũng ừ
Lúc hứng, uống thêm dăm chén rượu
Khi buồn ngâm láo một câu thơ
Bạn già lớp trước nay còn mấy?
Chuyện cũ mười phần chín chẳng như*
Cũng muốn sống thêm dăm tuổi nữa
Thử xem trời mãi thế này ư?


Chú thích: *Ý nói, cuộc đời mười phần, không vừa ý đến chín phần.
             




Xem tiếp...

THƠ HỒ CHÍ MINH

                                   Trần Hạnh Thu


   Lúc chào đời, Hồ Chí Minh được đặt tên là Nguyễn Sinh Cung, lớn lên, thời đi học ở Huế, mang tên Nguyễn Tất Thành. Theo nhà văn Sơn Tùng, vào độ năm tuổi thì Cung theo gia đình (gồm cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan, anh là Nguyễn Sinh Khiêm) vào Huế- kinh đô của Việt Nam thời đó. Trong khi qua Đèo Ngang, Cung có đọc cho cha và anh nghe hai bài thơ sau:
1. Núi cõng con đường mòn
    Cha thì cõng theo con
    Núi nằm ỳ một chỗ
    Cha đi cúi lom khom
    Đường bám lỳ lưng núi
    Con tập chạy lon ton
    Cha siêng hơn hòn núi
    Con đường lười hơn con.

2. Biển là ao lớn
    Thuyền là con bò
    Bò ăn gió no
    Lội trên mặt nước
    Em nhìn thấy trước
    Anh trông thấy sau
    Ta lớn mau mau
     Vượt qua ao lớn.

  Cũng theo nhà văn Sơn Tùng, quê ngoại của HCM ở Hà Tĩnh, gần cạnh quê của Quận công Hoàng Cao Khải (làng Đông Thái, huyện Đức Thọ). Một lần, Nguyễn Tất Thành được về thăm quê ngoại. Cũng trong dịp ấy, HCK có mời các quan sở tại đầu tỉnh và cả các quan huyện đến dự lễ ăn mừng khánh thành cái dinh thự bề thế vừa xây xong tại quê nhà của mình. Trong lúc bữa tiệc diễn ra thì có một lũ trẻ (gồm: Phạm Gia Cẩn, Lê Thước, Nguyễn Sinh Khiêm và NTT) túm tụm bên ngoài tường bao dinh thự nhòm lén vào, và thấy: trên cái sân rất rộng có một cái bể cảnh rất lớn chưa có nước, trong đó có một hòn non bộ lớn, một cây si khoảng trăm tuổi và tượng ba ông lão nhỏ, còn các quan thì ngồi bên cạnh bể cảnh uống rượu tây và đang bình thơ văn. Bỗng nhiên trong đám học trò nhòm lén thốt to một câu :"Các quan làm thơ dở quá!". Nghe thế, Hoàng Trọng Phu (con của HCK) đi ra quát lũ trẻ. Tiếp đó, HCK cũng ra nhưng chỉ nói:
   - Đứa nào khi nãy chê thơ của các quan thì bây giờ đọc một bài thơ cho các quan nghe, ông thưởng
   NTT thưa:
   -Thưa cụ, con đọc bài thơ này, nếu có sai thì đừng phạt con?
   -Đọc đi, ông không phạt!
   Và NTT đọc:
   - Kìa ba ông lão bé con con
     Biết có tình gì với nước non
     Trương mắt làm chi, ngồi mãi đó?
     Hỏi xem non nước mất hay còn

         ***

    Lạm bàn: Nếu quả thực đúng như lời Sơn Tùng kể thì phải cho rằng trước khi xuất bôn tìm đường cứu nước để rồi trở thành anh hùng dân tộc, HCM đã là một thần đồng thơ.

          ***

    Bài thơ mà NTT đọc ở dinh thự của HCK có hơi hướng gợi nhớ đến bài thơ "Ông phỗng đá" đã xuất hiện trước đó của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến.
    Trước hết, kể sơ về HCK. HCK sinh năm 1850, chết năm 1933. Sau khi đỗ cử nhân ân khoa (năm 1868), ra làm quan, cúc cung tận tụy phục vụ Triều đình Huế, hợp tác đắc lực với Thực dân Pháp trong cuộc xâm lược và bình định Bắc Kỳ của chúng, nhất là đã tham gia đàn áp khốc liệt cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy. Nhờ thế, HCK được ban cho ấp Thái Hà (nay thuộc phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội; năm 1962 được Bộ Văn Hóa nước Việt Nam DCCH xác nhận là di tích quốc gia với đánh giá :"Đây là chứng tích duy nhất của nước ta về một quần thể các công trình lăng tẩm dinh thự của một phó vương..."), và năm 1890 được phong tước Duyên Mậu Quận Công (đây là một biệt lệ vì theo qui định của Triều Nguyễn, quan lại chỉ được phong Quận Công khi đã mất)
      Nguyễn Khuyến (1835-1909) là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông sinh ở quê mẹ(Nam Định) nhưng lớn lên và sống chủ yếu ở quê cha (làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam). Năm Giáp Tý (1864), NK thi hương, đậu Giải Nguyên. Năm sau ông thi hội, không đậu. NămTân Mùi (1871), NK thi hội lần thứ hai, đậu Hội Nguyên, rồi vào thi đình, đậu tiếp Đình Nguyên. Lúc ban cờ biểu cho ông, vua Tự Đức tự tay đề hai chữ "Tam Nguyên", cho nên người ta mới gọi ông là Tam Nguyên Yên Đổ. Sau khi đỗ đạt, NK có ra làm quan một thời gian ngắn nhưng quan lộ của ông luôn gặp trắc trở. Cuối năm 1883, Thực dân Pháp kéo quân lên đánh chiếm Sơn Tây. Tổng đốc Sơn Tây lúc ấy là Nguyễn Đình Nhuận chống đỡ không nổi đã phải rút sang Hưng Hóa hợp sức với Nguyễn Quang Bích lập căn cứ kháng chiến. Trong tình hình đó, Triều đình Huế cử NK làm quyền Tổng đốc Sơn Tây, nhưng ông lấy cớ đau mắt nặng không đi nhậm chức và xin cáo quan luôn.
       Vào những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XIX, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, phong trào kháng chiến chống quân xâm lược Pháp của nhân dân Bắc Kỳ bột khởi khắp nơi. Nhiều sĩ phu yêu nước tình nguyện tham gia cuộc kháng chiến đó, nhận trọng trách lãnh đạo khởi nghĩa. Một số khác, trong đó có NK, dù không trực tiếp chiến đấu thì cũng gián tiếp bằng cách này hay cách khác hô hào, ủng hộ, động viên phong trào kháng chiến hoặc chí ít là tỏ thái độ bất hợp tác với kẻ xâm lược và một triều đình đã lộ rõ sự bán nước. Trước tình hình đó, để đối phó, Thực dân Pháp một mặt tăng cường tấn công bằng quân sự, cố tiêu diệt các căn cứ, các đội quân khởi nghĩa, mặt khác, hợp tác chặt chẽ với bộ phận quan lại triều đình đã rắp tâm theo chúng, ra sức tìm cách mua chuộc,lôi kéo, gây chia rẽ hàng ngũ sĩ phu có tên tuổi.
       Trong hoàn cảnh như thế, khi HCK (có thể chỉ đơn thuần là do mến mộ tài năng, mà cũng có thể có cả ý đồ quản chế) mở lời mời NK làm "gia sư" tại ấp Thái Hà, ông đã miễn cưỡng nhận lời. Tương truyền có một lần, sau khi dạy học xong, NK dạo chơi trong ấp, thấy tượng đá ông phỗng bên hòn non bộ ở sân vườn bèn tức cảnh sinh tình mà làm bài thơ "Ông phỗng đá". Nội dung bài thơ như sau:
       Ông đứng làm chi đó hỡi ông?
        Trơ trơ như đá, vững như đồng
        Đêm ngày gìn giữ cho ai đó?
        Non nước đầy vơi có biết không?

              ***

       Trên bước đường hoạt động cách mạng của mình, có lần HCM bị quân Tàu Tưởng bắt cầm tù khoảng một năm. Trong thời gian đó, ông có sáng tác nhiều bài thơ chữ hán, hợp lại thành tập "Nhật ký trong tù". Sau đây là một số bài trong đó:


MỞ ĐẦU TẬP NHẬT KÝ

Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do

                                        Nam Trân dịch


               BUỔI TRƯA

Trong tù khoan khoái giấc ban trưa
Một giấc miên man suốt mấy giờ
Mơ thấy cưỡi rồng lên thượng giới
Tỉnh ra trong ngục vẫn nằm trơ

                                     Nam Trân dịch


           LỜI HỎI

Hai cực trong xã hội
Quan tòa và phạm nhân
Quan rằng: anh có tội
Phạm thưa: tôi lương dân
Quan rằng: anh nói dối
Phạm thưa: thực trăm phần
Quan tòa tính vốn thiện
Làm ra vẻ dữ dằn
Muốn khép người vào tội
Lại giả bộ ân cần
Ở giữa hai cực đó
Công lý đứng làm thần

                            Huệ Chi dịch


                  CHIỀU HÔM

Cơm xong, bóng đã uống trầm trầm
Vang tiếng đàn ca, rộn tiếng ngâm
Nhà ngục Tĩnh Tây mờ mịt tối
Bỗng thành nhạc quán viện hàn lâm

                                       Nam Trân dịch


NGƯỜI BẠN TÙ THỔI SÁO

Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu
Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu
Muôn dặm quan hà, khôn xiết nỗi
Lên lầu ai đó ngóng trông nhau

                                        Nam Trân dịch


                 CÁI CÙM

                         I
Dữ tựa hung thần miệng chực nhai
Đêm đêm há hốc nuốt chân người
Mọi người bị nuốt chân bên phải
Co duỗi còn chân bên trái thôi

                        II
Nghĩ việc trên đời kỳ lạ thật
Cùm chân sau trước cũng tranh nhau
Được cùm chân mới yên bề ngủ
Không được cùm chân biết ngủ đâu?

                                        Nam Trân dịch


             HỌC ĐÁNH CỜ

                            I
Tù túng đem cờ học đánh chơi
Thiên binh vạn mã đuổi nhau hoài
Tấn công, thoái thủ nên thần tốc
Chân lẹ, tài cao ắt thắng người

                            II
Phải nhìn cho rộng, suy cho kỹ
Kiên quyết, không ngừng thế tiến công
Lạc nước, hai xe đành bỏ phí
Gặp thời, một tốt cũng thành công

                            III
Vốn trước hai bên ngang thế lực
Mà sau thắng lợi một bên giành
Tấn công, phòng thủ không sơ hở
Đại tướng anh hùng mới xưng danh

                     Văn Trực-Văn Phụng dịch


                 NGẮM TRĂNG

Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

                                       Nam Trân dịch


                 TRUNG THU

                          I
Trung thu vành vạnh mảnh gương thu
Sáng khắp nhân gian bạc một màu
Sum họp nhà ai ăn tết đó
Chẳng quên trong ngục kẻ âu sầu

                          II
Trung thu ta cũng tết trong tù
Trăng gió đêm thu gợn vẻ sầu
Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt
Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu

                                     Nam Trân dịch


               ĐI ĐƯỜNG

Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao chập chùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non

                                            Nam Trân dịch


                GIẢI ĐI SỚM

                          I
Gà gáy một canh đêm chửa tan
Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn
Người đi cất bước trên đường thẳm
Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn

                           II
Phương đông màu trắng chuyển sang hồng
Bóng tối đêm tàn, sớm sạch không
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ
Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng

                                         Nam Trân dịch


                      ĐÊM LẠNH

Đêm thu không đệm cũng không chăn
Gối quắp, lưng còng, ngủ chẳng an
Khóm chuối, trăng soi càng thấy lạnh
Nhòm song, Bắc Đẩu đã nằm ngang

                                     Nam Trân dịch


RỤNG MẤT MỘT CHIẾC RĂNG

Cứng rắn như anh chẳng kém ai
Chẳng như lão lưỡi dẻo và dai
Ngọt bùi cay đắng từng chia sẻ
Nay kẻ chân mây, kẻ cuối trời

                        Trần Đắc Thọ dịch


          TRÊN ĐƯỜNG

Mặc dù bị trói chân tay
Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng
Vui say, ai cấm ta đừng
Đường xa, âu cũng bớt chừng quạnh hiu

                                         Nam Trân dịch


                   PHA TRÒ

Ăn cơm nhà nước, ở nhà công
Lính tráng thay phiên đến hộ tòng
Non nước dạo chơi tùy sở thích
Làm trai như thế cũng hào hùng!

           Văn Trực-Văn Phụng dịch


CẢNH BINH KHIÊNG LỢN CÙNG ĐI

I
Khiêng lợn, lính cùng đi một lối
Ta thì người dắt, lợn người khiêng
Con người coi rẻ hơn con lợn
Chỉ tại người không có chủ quyền

II
Trên đời ngàn vạn điều cay đắng
Cay đắng chi bằng mất tự do!
Mỗi việc mỗi lời không tự chủ
Để cho người dắt tựa trâu bò

                             Nam Trân dịch


         CỘT CÂY SỐ

Chẳng cao cũng chẳng xa
Không đế cũng không vương
Một phiến đá nho nhỏ
Đứng sừng sững bên đường
Người nhờ anh chỉ lối
Đi đúng hướng đúng phương
Anh chỉ cho người biết
Nào dặm ngắn, dặm trường
Mọi người nhớ anh mãi
Công anh chẳng phải thường

           Văn Trực-Văn Phụng dịch


MỚI RA TÙ TẬP LEO NÚI

Núi ấp ôm mây, mây ấp núi
Lòng sông gương sáng, bụi không mờ
Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh
Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa

                                Nam Trân dịch


Xem tiếp...