Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

TIẾU LÂM KIM CỔ 97

(ĐC sưu tầm trên NET)


Xem tiếp...

GIAI THOẠI THIỀN 13

(ĐC sưu tầm trên NET)

Con chó có Phật tánh không

Triệu Châu Tùng Thẩm là một vị thiền sư vô cùng thú vị. Người ta tôn xưng sư là “Triệu Châu Cổ Phật”.
Có người hỏi sư :
- Thế nào là Triệu Châu ?
- Cửa Đông, cửa Tây, cửa Nam, cửa Bắc.
Đó là trả lời một câu mà hai ý, nghĩa là nếu người hỏi thành Triệu Châu, thành có bốn cửa, đó là cách trả lời hay nhất. Nếu hỏi về thiền sư Triệu Châu, sư đáp cửa Đông, cửa Tây, cửa Nam, cửa Bắc nghĩa là đạo phong của sư hoạt bát và thông suốt, đã có cửa Đông, cửa Tây, cửa Nam, cửa Bắc mỗi cửa đều có thể tiến vào.
Có vị học tăng hỏi :
- Con chó có Phật tánh không ?
Sư không cần suy nghĩ đáp :
- Không.
Học tăng nghe xong bất mãn, nói :
- Trên từ chư Phật, dưới đến loài côn trùng đều có Phật tánh, vì sao con chó không có Phật tánh ?
Sư giải thích :
- Vì nghiệp thức che đậy.
Lại có học tăng hỏi :
- Con chó có Phật tánh không ?
Sư đáp :
- Có.
Học tăng không bằng lòng cách trả lời như thế, cho nên phản đối :
- Đã có Phật tánh, tại sao chui vào đãy da hôi thúi ?
Sư giải thích :
- Vì biết mà cố phạm.
Lời bình :
Đây là một công án nổi tiếng. Hai học tăng hỏi cùng một vấn đề mà thiền sư Triệu Châu trả lời hai lối khác nhau, có khi nói không, có khi nói có. Thực ra, có và không chỉ là một nghĩa, một mà là hai, hai mà là một, dù sao cũng không thể đem có, không mà tách rời ra, không thể đem có, không phân làm hai thứ mà giải thích. Bát-nhã Tâm kinh nói : “Vì không có sở đắc, nên Bồ-tát …”. Đó là nghĩa này.
Có và không, không thể dùng ý thức mà hiểu được, như người câm nằm mộng, chỉ tự mình biết chứ không thể nói với ai được. Như nuốt hòn sắt nóng, nhả ra không được, nuốt vào không trôi, sạch hết tình phàm mới chuyển thân được.
Người đời đối với hai chữ có, không đều dùng hai cách phân biệt để giải thích, cho rằng có, không là đối đãi nhau, phải quấy chẳng đồng, phân chia thiện ác, đó là không biết được con đường về nhà, chưa nhận ra cội gốc bản lai diện mục của mình.
Con chó có Phật tánh không ? Phật tánh không thể dùng có không để nói. Thiền sư Triệu Châu bất đắc dĩ nói có nói không, chẳng hay chúng ta có nhận ra nghĩa trung đạo có, không chăng ?

Xin tròng mắt

Thiền sư Vân Nham đang vá giày cỏ, thiền sư Động Sơn đi ngang qua thấy, hỏi :
- Bạch thầy ! Con có thể xin thầy một vật được không ?
- Ông hãy nói xem.
- Con muốn xin tròng mắt của thầy.
- Xin tròng mắt ? Tròng mắt của ông ở đâu ?
- Con không có tròng mắt.
- Giả sử có tròng mắt cho ông, ông để chỗ nào ?
Động Sơn không trả lời được. Khi ấy, Vân Nham rất nghiêm túc nói :
- Ta nghĩ rằng, ông xin tròng mắt, không phải tròng mắt của ta mà là tròng mắt của ông.
- Sự thật không phải con muốn xin tròng mắt.
Vân Nham nghe lời nói trước sau mâu thuẫn, liền hét lớn một tiếng :
- Ông cho ta đi ra !
- Đi ra có thể được, nhưng con chưa có tròng mắt, nhìn không thấy đường trước.
Vân Nham dùng tay sờ lên mình, nói :
- Đó không phải cho ông sao ? Vì sao lại nói nhìn không thấy ?
Ngay lời nói này Động Sơn tỉnh ngộ.
Lời bình :
Thiền sư Động Sơn đến xin tròng mắt của người khác, đó là chuyện hết sức quái lạ, dù cho cao minh như thiền sư Vân Nham cũng chỉ nói rằng tròng mắt của ông ở ngay trán, cớ sao đến người khác xin ? Nhưng sau đó, biết Động Sơn không phải xin mắt thịt, thiền sư Động Sơn chỉ ra diệu đạo nơi mắt tâm, Động Sơn mới được khế ngộ.
Mắt thịt chỉ nhìn thấy hiện tượng sanh diệt đối đãi của thế gian như dài ngắn, vuông tròn, xanh hồng, đỏ trắng, còn mắt tâm mới quán sát được bản thể của vũ trụ vạn hữu. Sự quán sát này trùm khắp, trong ngoài nhất như. Chẳng trách gì Động Sơn tuy có mắt thịt mà nhìn đường trước không thấy rõ ràng. Con đường này tức là bản lai diện mục của mình, chính là mục tiêu thành Phật làm Tổ. Khi Vân Nham nói đến diệu dụng nơi mắt tâm của ông ta, Động Sơn liền tỉnh ngộ.

Chết rồi sống lại

Có lần, trong lúc ngồi thiền, thiền sư Nam Tuyền bỗng dưng la to một tiếng. Thị giả nghe động chạy đến, Nam Tuyền bảo :
- Ông đến Niết-bàn đường xem có ai qua đời không ?
Thị giả đi được nửa đường, chợt gặp Đường chủ, khi ấy hai vị đồng đến báo tin cho thiền sư Nam Tuyền :
- Vừa có một thiền tăng hành cước viên tịch.
Thị giả và Đường chủ nói xong, lại gặp thầy Tri khách chạy đến thưa với thiền sư Nam Tuyền :
- Vị tăng vừa viên tịch đã sống lại rồi.
Nam Tuyền hỏi :
- Vị thiền tăng qua đời đã sống lại bây giờ ra sao ?
Thầy Tri khách thưa :
- Ông ấy rất muốn gặp thầy, nhưng mà không biết tu phước, không chịu kết duyên với người.
Khi ấy thiền sư Nam Tuyền bèn đến Niết-bàn đường để gặp thiền tăng bệnh và hỏi :
- Ông vừa mới đi đâu ?
Tăng bệnh thưa :
- Con đến cõi âm.
- Tình hình cõi âm thế nào ?
- Khi con đi khoảng một trăm dặm thì tay chân đau đớn đi hết được, cổ họng khát nước khô cháy, bỗng dưng có một người gọi con vào một nhà lầu cao. Thực tình con rất mỏi mệt, muốn được nghỉ ngơi, vừa bước lên lầu, liền gặp một lão tăng quát tháo không cho con bước lên và nạt nộ đuổi con xuống. Cho nên, bây giờ con mới gặp lại thầy.
Thiền sư Nam Tuyền trách :
- Đó là một ngôi nhà lầu nguy nga tráng lệ giàu có biết bao ! Nhưng ông không có tích tụ phước đức, làm sao lên được ? Nếu ông không gặp ta, e rằng ông đã chui vào địa ngục thọ khổ rồi !
Từ đó về sau, vị tăng bệnh này ngày đêm siêng năng tích đức tu phước, sống hơn bảy mươi tuổi mới viên tịch. Cho nên mọi người gọi ông ta là Nam Tuyền Đạo giả.

Lời bình :

Thiền sư Nam Tuyền ở trong định, có thể lên trời cũng có thể xuống đất. Ngài ở trong định la to một tiếng làm cho người đã chết sống lại. Các thiền sư thường trái ngược nhân tình, nhưng thiền sư Nam Tuyền là người quan tâm thương đệ tử như thế. Người đã xuống địa ngục, lại cho ông ta một cơ hội sống lại.
Lãng tử hồi đầu vàng chẳng đổi.
Cho nên, thiền cũng có một phương diện vất vả tùy thuận nhân tình.

Hóa duyên độ chúng

Hòa thượng Chiêu Dẫn đi vân du khắp nơi, được mọi người gọi là tăng hành cước. Có tín đồ đến hỏi :
- Nổi giận làm sao sửa ?
- Giận dữ do tâm sân mà ra, như thế tốt thôi. Tôi đến ăn xin ông, ông đem tâm sân cho tôi được không ?
Con trai tín đồ rất ham ngủ, cha mẹ không biết làm sao sửa đổi nó. Hòa thượng Chiêu Dẫn bèn đến nhà họ, kêu đứa con đang ngủ thức dậy :

- Ta đến xin giấc ngủ của con, con cho ta giấc ngủ nhen !
Nghe vợ chồng tín đồ cãi lộn, sư bèn đến xin chuyện cãi lộn. Tín đồ uống rượu, sư đến xin việc uống rượu.

Lời bình :
Hòa thượng Chiêu Dẫn cả đời chỉ lấy hóa duyên để độ chúng. Người nào có thói xấu, sư đều đến hóa duyên cho họ sửa đổi. Đến nơi nào sư cũng cảm hóa tín đồ vô kể.

Khóa trình cần phải tu

Học tăng Nguyên Trì tham học trong pháp hội thiền sư Vô Đức, tuy siêng năng dụng công mà rốt cuộc đối với thiền pháp không cách gì thể ngộ. Cho nên, có lần giờ tham vấn buổi chiều, Nguyên Trì xin thiền sư Vô Đức đặc biệt chỉ dạy : - Đệ tử vào tùng lâm đã nhiều năm, mà vẫn mờ mịt không biết gì cả, luống thọ sự cúng dường của tín thí, ngày qua ngày mà không ngộ, xin thầy từ bi chỉ dạy, mỗi ngày ngoài việc tu trì ra, còn có khóa trình nào cần phải tu thêm không ?
Thiền sư Vô Đức đáp :
- Điều tốt nhất ông hãy trông coi hai con kên kên, hai con nai, hai con nhạn và cột một con trùng trong miệng, đồng thời chiến đấu liên tục với một con gấu và chăm sóc một bệnh nhân. Nếu làm được như thế và tận tình trong nhiệm vụ của mình, ta tin rằng đối với ông có sự trợ giúp rất tốt.
Nguyên Trì không hiểu, thưa :
- Bạch thầy ! Con chỉ có một mình đến đây tham học, bên thân con hoàn toàn không mang theo con vật nào cả, làm sao trông coi ? Vả lại, con nghĩ rằng những động vật ấy đâu có dính dáng gì với khóa trình cần phải tu.
Thiền sư Vô Đức cười, nói :
- Ta nói hai con kên kên, đó là ông thường phải cảnh giác hai con mắt mình - phi lễ chớ nhìn; hai con nai, là ông cần phải giữ gìn hai chân mình, đừng để nó chạy theo đường tội ác – phi lễ chớ làm; hai con nhạn, là hai tay ông phải thường làm công tác, tận tình trong trách nhiệm của mình – phi lễ chớ động; một con trùng là cái lưỡi của ông phải cột chặt lại – phi lễ chớ nói; một con gấu, là tâm ông, ông phải khắc chế cá nhân riêng tư của mình – phi lễ chớ tưởng; người bệnh là chỉ cho thân ông, hy vọng ông đừng để nó vào tội ác. Ta mong rằng trên đường tu đạo, những khóa trình cần phải tu đó không thể thiếu được.

Lời bình :

Trong kinh nói : “Sáu căn – mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý – giống như một thôn trang mà không có người ở, đã cho sáu tên trộm bên ngoài xâm chiếm, mỗi ngày nó chạy theo sáu trần tạo ác nghiệp”. Sáu căn độc hại giống như cọp, gấu, lang, sói, kên kên, nhạn. Nếu trông coi cẩn thận, phi lễ chớ nhìn, phi lễ chớ nói, phi lễ chớ động, đó cũng chính là Phật Nho dung hợp.


Xem tiếp...

VIỆT NAM HIỀN HÒA 81

(ĐC sưu tầm trên NET)

Xem tiếp...

XÃ HỘI SUY ĐỒI 1

(ĐC sưu tầm trên NET)

Đào hầm trốn cảnh sát sau khi giết bạn

Chém chết bạn sau cuộc tranh cãi giữa đêm, người đàn ông 57 tuổi bỏ trốn hàng trăm km, đào hầm dưới giường của mẹ già để trốn cảnh sát.
Ngày 26/6, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bắt giam Lê Văn Nuôl (quê Sóc Trăng) để điều tra về hành vi giết người. Người đàn ông 57 tuổi này là nghi phạm giết ông Võ Văn Hoàng (55 tuổi) tại chòi rẫy ở xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu hôm 30/5.
Nuol-tai-co-quan-dieu-tra-ok-3597-143529
Nuôl tại cơ quan điều tra. Ảnh: Xuân Mai
Bị bắt sau gần một tháng gây án, Nuôl khai, tối hôm đó ông Hoàng đến chòi rẫy chơi rồi ngủ lại. Nuôl mượn xe máy đi uống cà phê đến khoảng 24h về kêu ông Hoàng dậy pha trà uống. Trong câu chuyện Nuôl khuyên bạn về với vợ con, đừng bỏ nhà đi nữa. Trong lúc tranh cãi cả hai dùng ấm trà và bình thủy đánh nhau.
Ông Hoàng sau đó lấy con dao bầu dài 40cm chém Nuôl. Giằng được dao từ tay bạn, Nuôl chém nhiều nhát khiến nạn nhân tử vong.
Nuôl lấy xe của nạn nhân bỏ trốn. Đến ngã tư An Sương (quận 12, TP HCM), người này ném con dao gây án bên lề đường rồi chạy về nhà mẹ ruột ở huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Tại đây Nuôl nhờ bạn là Nguyễn Thanh Phong giúp đào hầm dưới gầm giường của mẹ để trốn mỗi khi công an đến tìm. Riêng chiếc xe máy Nuôl cho Phong lấy biển số giả gắn vào để đi.
Can-choi-ray-noi-xay-ra-an-man-8151-6400
Nơi xảy ra án mạng. Ảnh: Xuân Mai
Theo cơ quan điều tra, Nuôl có tiền án giết người, cướp tài sản bị TAND tỉnh Sóc Trăng phạt tù chung thân. Ông ta thi hành án tại Trại giam T345 (Bộ Công an, đóng tại huyện Xuyên Mộc) từ năm 1983 đến năm 1999 thì được đặc xá. Nuôl không về quê với vợ con mà ở lại huyện Xuyên Mộc lập gia đình và xin trông rẫy cho một chủ vườn. Cũng tại đây Nuôl kết thân với ông Hoàng, nhiều lần rủ đến chòi rẫy ăn cơm và ngủ lại.
Người giúp Nuôl đào hầm trốn cảnh sát hiện đã bỏ trốn cùng chiếc xe máy của nạn nhân. Ông này vốn là bạn tù của hung thủ.
Nhà chức trách đang làm rõ lời khai của Nuôl.
Xuân Mai

Xác chết trong hầm bí mật dưới chiếu bạc 

Được chủ sòng thuê ngồi trong hầm để điều kiển các thiết bị gian lận cờ bạc, nhưng khi người chơi kéo đến quá đông, nắp hầm bị bịt kín, Trung đã tử vong.
Khoảng 16h30 ngày 19/10, một thanh niên được Nguyễn Ngọc Thành (30 tuổi) và một số người chở bằng xe máy, đưa từ trong rừng cao su thuộc thôn Quảng Tiến, xã Nghĩa Thắng (huyện Đắk R’lấp, Đăk Nông) ra trạm y tế xã cấp cứu.
Nạn nhân được sơ cứu chừng 10 phút thì có ôtô tới chở đến Bệnh viện đa khoa huyện Đắk R'lấp. Dọc đường, anh này đã tử vong. Nguyên nhân cái chết được xác định do bị ngạt hơi dẫn đến suy hô hấp.

Nạn nhân được xác định tên Bì Quang Trung, trú huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Thành thông báo cho gia đình Trung rằng anh này chết vì chích ma túy quá liều, yêu cầu chuyển về quê lo an táng. Gia đình Trung không tin, yêu cầu Thành giữ yên thi thể và báo sự việc với cơ quan chức năng.

Làm việc với công an, Thành khai để có thể ăn tiền của các con bạc khi đến sòng bài do anh ta mở ở giữa rừng cao su, Thành nghĩ cách đào hầm dưới chiếu bạc và cho người xuống dưới để điều khiển thiết bị gian lận.
song-bac-9983-1385437921.jpg
Nơi Thành mở sòng bạc.
Thành đưa Trung từ Hưng Yên về điều khiển thiết bị gian lận cờ bạc. Đêm 18/10, Thành cùng Trung và Ngô Vũ Trường Hải (21 tuổi, xã Nghĩa Thắng, Đắk R’Lấp) bàn bạc rồi đào hố sâu chừng 1,2m, rộng 0,9m, đủ cho một người lớn ngồi trong đó. Hầm được kết nối với một ống nhựa dài chừng 2m, có đường kính khoảng 15cm thông ra ngoài. Trên mặt hầm được đậy bằng 4 tấm gỗ, lấp đất rồi trải bạt để các con bạc ngồi chơi trên đó.
Hôm đầu tiên sử dụng hầm bí ẩn này thì xảy ra án mạng. Cụ thể, khoảng 12h ngày 19/10 Trung chui xuống dưới hố rồi nói Hải lúc nào tan sòng mở nắp để lên. Hải đậy hố lại và đi ra ngoài đón khách đến đánh bạc.
Hôm đó, sòng bài có khoảng 30 con bạc đến chơi từ 11h đến 16h20 cùng ngày. Lúc đầu, Trung ở dưới hầm vẫn điều khiển cuộc chơi “rất tốt”, nhưng đến gần chiều do người chơi đến quá đông, dẫn đến thiếu không khí nên mọi người không thấy Trung phản ứng gì.
Thấy lạ, Thành nhanh chóng tìm cách kết thúc. Khi các con bạc ra về gần hết, điện thoại của Hải đổ chuông gọi đến từ số máy của anh Trung. Vài phút sau đó, khi chỉ còn lại Thành, Hải và những kẻ thân cận, bọn họ mới dám gọi điện cho Trung nhưng chỉ nghe chuông đổ mà không thấy bắt máy. Mọi người vội kéo bạt, lật “cửa hầm”. Lúc này Trung bất tỉnh, ngồi gục xuống, mặt úp vào nền đất. Thành cùng đồng bọn vội đưa Trung đi cấp cứu...

Kiểm tra sòng, lực lượng chức năng thu 3 điện thoại di động, 3 bộ điều khiển đánh bạc từ xa bằng điện tử, hơn 20 triệu đồng cùng nhiều vật dụng liên quan.
Theo cơ quan công an, sòng mỗi ngày thu hút khoảng 30-40 người với số tiền sát phạt trên dưới 150 triệu đồng. Để tránh bị phát hiện, chúng thường chọn khu vực rừng cao su, rẫy cà phê cách xa khu dân cư, đường sá đi lại khó khăn để tổ chức sát phạt.
Mỗi con bạc trước lúc vào sòng phải nộp cho Thành 100.000-150.000 đồng tiền xâu. Công an huyện Đắk R’lấp sau đó đã khởi tố, bắt giam Thành về tội Vô ý gây chết người và Tổ chức cờ bạc. Cùng bị bắt với Thành có Ngô Vũ Trường Hải và 9 bị can khác.
Nằm khuất giữa rừng cao su bạt ngàn là một bãi đất được san bằng phẳng, rộng chừng 18m2, trên đó cắm đầy những que hương và còn vương vãi rất nhiều dây thun để cột tiền, vỏ các chai nước. Vị trí đặt hầm bí mật đã được lấp, nhưng do mưa nên lõm hẳn xuống.
Một số người dân cho biết: sòng bài này hoạt động một thời gian khá dài. Phía trên căng một tấm bạt rộng để che mưa nắng. Bên dưới cũng được trải thêm một tấm bạt khác để các con bạc ngồi. Thời gian vào cuộc chơi thường bắt đầu từ 11h đến 16-17h. Có thời điểm đến gần cả trăm con bạc kéo về đây.
Người dân quanh đây không dám báo công an vì sợ bị trả thù.
Theo Công an TP HCM

Cuộc truy lùng chủ diễn đàn khiêu dâm trẻ em lớn nhất nước

Cứ vài tháng, những người quản trị diễn đàn mua bán phim ảnh khiêu dâm trẻ em nam Vkid lại tổ chức offline tại một bể bơi hoặc quán cà phê kín đáo, đưa các bé đến diễn các trò bệnh hoạn.
    Thành lập từ năm 2010, diễn đàn "Kidgay" (sau này đổi tên thành "Vkid") nhanh chóng nổi lên là một trong những địa chỉ hấp dẫn đối với người đồng tính nam. Bệnh hoạn hơn, những kẻ điều hành và các thành viên "cốt cán" của diễn đàn này luôn tập trung vào các trẻ em nam, tầm 10-15 tuổi. Bằng đủ mọi chiêu trò, bọn chúng đã ghi lại được những hình ảnh, clip của các bé trai để "share" cho nhau xem và kiếm tiền bằng cách mua đi bán lại.
    Theo các trinh sát Phòng 2 (Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - C50, Bộ Công an), Vkid là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam chuyên trao đổi mua bán phim ảnh khiêu dâm trẻ em nam. Không dừng lại ở đó, các admin và mod (người quản lý, điều hành) của diễn đàn còn thường xuyên tổ chức các buổi "offline" (gặp gỡ ngoài đời) và dụ các bé trai đến để thực hiện hành vi dâm ô.
    Số lượng phim đồng tính trẻ em nam thời điểm diễn đàn bị đánh sập có tới hơn 1.000 phim; ảnh đồng tính trẻ em nam có 693 album. Các khu vực này luôn có lượng người truy cập cao, bàn luận sôi nổi. Thành viên muốn được xem phim, tải phim đều phải trở thành thành viên VIP hoặc nạp tiền vào tài khoản (qua các loại thẻ cào điện thoại).
    Tổng số thành viên của diễn đàn tại thời điểm xác minh tới gần 2.800, đã có hơn 28.000 bài viết trong số trên 3.600 chủ đề với nội dung đồi trụy được đăng tải. Nhờ việc bán các hình ảnh, clip có nội dung đồng tính nam, kẻ điều hành diễn đàn đã thu lợi bất chính hàng trăm triệu đồng.
    Nhiều tháng trời, các trinh sát của Phòng 2 - C50 đã liên tục "chat" với admin có tên nhox.loc97. Nghi can này tỏ ra là người am hiểu về công nghệ thông tin, sử dụng nhiều biện pháp, thủ đoạn để tránh sự truy xét của cơ quan chức năng. Đặc biệt, nhox.loc97 luôn cảnh giác chỉ trao đổi qua mạng, chứ nhất định không chịu gặp mặt.
    Có những thời điểm nghi can "nằm im" hàng tuần trời, khiến cho anh em trinh sát chột dạ nghĩ "phải chăng đã phát hiện ra sự có mặt của cơ quan công an?". Tuy nhiên, khi trinh sát C50 đóng vai là một trẻ nam có nhu cầu bán clip khiêu dâm thì hắn lại xuất hiện và tỏ ra sốt sắng với thương vụ này…
    Sự kiên trì của các trinh sát đã được đền đáp. "Hình ảnh" của nhox.loc97 cứ rõ dần dần. Cuối năm 2014, một chuyên án đã được lập ra để đấu tranh với các nghi can truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên diễn đàn. Nhox.loc97 nhanh chóng được xác định là Nguyễn Trần Bảo Anh (19 tuổi, trú tại Bến Tre). Cơ quan công an cũng xác định Bảo Anh đã sử dụng tài khoản của mẹ để đăng ký các dịch vụ ngân hàng và Internet nhằm che giấu thông tin về hành vi vi phạm.
    Ngày 16/1, tổ công tác của C50 phối hợp với C45 đã thực hiện lệnh bắt và khám xét với Bảo Anh (tạm trú tại thị trấn Đức Hòa, Long An). Bảo Anh khai nhận đã sáng lập và quản trị diễn đàn từ năm 2010 với tên là Kidgay, đến năm 2012 đổi tên là Vkid. Tổng số tiền giao dịch qua tài khoản của diễn đàn là 382 triệu đồng, tổng số tiền Bảo Anh chiếm hưởng được trong quá trình quản trị diễn đàn, mua bán trao đổi phim khiêu dâm trẻ em khoảng 200 triệu đồng.
    Bảo Anh còn khai đã có hành vi dâm ô 3 trẻ em nam tại những nơi thuê trọ. Theo cảnh sát, Bảo Anh có tuổi thơ nhiều khổ đau. Cha của Bảo Anh bỏ đi khi cậu ta còn bé. Bà mẹ vì mải lo làm ăn, ít khi ngó ngàng đến con. Khoảng 10 tuổi, Bảo Anh bị một người chú lạm dụng tình dục. Điều này có tác động không nhỏ đến việc sau này Bảo Anh thích thú với việc quan hệ đồng giới, thành lập diễn đàn để trao đổi bạn tình.
    bao-anh-2436-1438164354.jpg
    Bảo Anh và tang vật vụ án.
    Ngoài Bảo Anh là admin của diễn đàn, công an cũng đã làm rõ một thành viên hoạt động vô cùng tích cực có nickname là Lixthom, là nghi can đang bị Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) truy tìm.
    Theo báo cáo của FBI, từ năm 2010 Lixthom đã sử dụng mạng Internet để lừa đảo, đe dọa các bé trai tự làm phim khiêu dâm và gửi cho hắn. Sau đó, Lixthom tiếp tục phát tán các phim, ảnh này lên mạng Internet. Ngày 12/2/2012, phía Mỹ đã tiếp nhận 306 thông tin khiếu nại, đến ngày 7/7/2014 đã có 698 khiếu nại, trong đó có những nạn nhân nhỏ tuổi nhất là 9 tuổi.
    Lixthom cũng bị buộc tội ở Mỹ về các vi phạm sản xuất phim khiêu dâm trẻ em và cưỡng bức; quảng cáo, vận chuyển và sở hữu phim khiêu dâm trẻ em. FBI và Bộ Tư pháp Mỹ coi, đây là án điểm và mong muốn hợp tác với Việt Nam để truy tố đối tượng này.
    Tiếp nhận thông tin và khẩn trương tiến hành các biện pháp điều tra, xác minh, phân tích các tài liệu được cung cấp, C50 đã tìm thấy các tài liệu có liên quan đến việc phát tán ảnh đồi trụy qua email và đã tìm ra Lixthom có tên thật là Nguyễn Lê Việt (sinh viên Đại học Hùng Vương). Ngày 18/1, Tổ công tác của C50 phối hợp với C45 đã thực hiện triệu tập, áp giải Nguyễn Lê Việt kèm theo tang vật là máy tính xách tay, ổ cứng có liên quan đến vụ án.
    Việt khai nhận đã tham gia diễn đàn Vkid với nick name Lixthom từ tháng 1/2013. Thủ đoạn của Việt là giả danh là trẻ em nữ chat với các trẻ em nam ở Mỹ có độ tuổi từ 10-12 tuổi qua tin nhắn. Việt sau đó yêu cầu các trẻ em nam tự quay clip phim khiêu dâm, đưa lên mạng và gửi cho Việt.
    Để có thêm phim khiêu dâm mới, Việt nhắn tin đe dọa các trẻ em nam đã gửi phim khiêu dâm cho Việt với nội dung là nếu không tiếp tục làm phim thì Việt sẽ gửi phim mà trẻ em nam đó cho FBI, cho bố mẹ và cho bạn bè của trẻ em nam đó. Vì lo sợ nên các trẻ em nam này tiếp tục làm thêm phim khiêu dâm mới để gửi.
    Trung tá Hoàng Xuân Phóng, Trưởng phòng 2 - C50 cho biết: Trong thời gian qua, tình hình truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên các website, diễn đàn ngày càng gia tăng do tính nhanh chóng trên môi trường Internet. Cùng một lúc một phim, ảnh có thể có hàng triệu người xem, chia sẻ. Ngoài ra, những thành viên, người xem cũng lợi dụng môi trường Internet dễ ẩn danh, xóa dấu vết để thực hiện hành vi phạm tội. Với việc phá thành công chuyên án này và đóng cửa diễn đàn, C50 đã góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã hội về vấn đề lạm dụng tình dục đồng tính trẻ em nam.
    Theo An ninh thế giới
     
    Xem tiếp...

    BÍ ẨN KHẢO CỔ 35

    (ĐC sưu tầm trên NET)

    Lật giở các cuộn giấy Biển Chết

    Chủ Nhật, 27/11/2011 11:21
    (TT&VH) - Kể từ khi được tìm thấy hồi những năm 1940 tới nay, các cuộn giấy ở Biển Chết đã gây tò mò về những chủ nhân đã kỳ công tạo ra chúng và đây được xem là một trong những bí ẩn tôn giáo lớn nhất. Mới đây, bí ẩn dường như đã có đáp án, sau khi các nhà khoa học đưa ra luận điểm chứng minh chúng là sản phẩm của một giáo phái Do Thái cổ gọi là Essenes.

    Các cuộn giấy Biển Chết gồm 972 văn bản khác nhau, được tìm thấy trong giai đoạn từ năm 1947 tới 1956 tại nhiều hang đá nằm ở bờ phía Tây Bắc của Biển Chết.

    Nhiều giả thuyết về chủ nhân các cuộn giấy cổ

    Chúng được viết bằng tiếng Hebrew, Aramaic và Hy Lạp, phần lớn trên da thú, nhưng một số sử dụng giấy papyrus. Niên đại của các cuộn giấy này dao động từ năm 150 trước Công nguyên, tới năm 70 sau CN.

    Các nhà nghiên cứu thường chia các cuộn giấy này theo ba nhóm, tùy thuộc vào nội dung của chúng. Theo đó nhóm đầu tiên chuyên ghi lại các nội dung trong Kinh Thánh Do Thái. Tổng dung lượng giấy chép kinh Thánh chiếm khoảng 40% các cuộn giấy đã được xác định nội dung. 30% là các bài thánh ca, thánh vịnh, tài liệu tôn giáo nhưng không thuộc các quy chuẩn của Do Thái giáo. Số còn lại là những văn bản với nhiều nội dung khác nhau như quy định của cộng đồng, các nguyên tắc ban phước lành, lịch, quy định thời chiến...

    Các cuộn giấy này được đánh giá là một trong những phát hiện quan trọng, đã giúp nhân loại hiểm thêm về Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo thời xưa.

    Đã có không ít những phỏng đoán khác nhau liên quan tới ai là người đã chắp bút viết ra những cuộn giấy Biển Chết và đưa chúng tới cất giấu trong hang động tại vùng Qumran của Israel.

    Nhà khảo cổ Roland de Vaux, một trong những người đầu tiên tới kiểm tra các hang động ở Qumran, đã đánh giá những cuộn giấy được một giáo phái có tên Essenes viết ra. Rồi chính họ đã đem chúng cất giấu vào trong hang, theo sau các cuộc nổi dậy Do Thái chống lại sự thống trị của La Mã diễn ra từ năm 66 – 68 sau CN. Khu vực Qumran về sau bị tàn phá và các cuộn giấy vĩnh viễn nằm lại đó trong một thời gian rất dài, cho tới khi chúng được tìm thấy.

    Song một số học giả khác lại cho rằng các cuộn giấy chỉ là sản phẩm của những người Do Thái ở Jerusalem viết ra, chứ không thuộc về một giáo phái nào cả. Một số nhà nghiên cứu như Karl Heinrich Rengstorf còn cho rằng chúng vốn nằm trong thư viện của Đền thờ Do Thái ở Jerusalem trước khi được ai đó mang tới hang.

    Nhưng nhà nghiên cứu Norman Golb lại phản bác ý kiến này và nói rằng các cuộn giấy được đưa tới từ rất nhiều thư viện khác nhau trên đất Jerusalem, chứ không chỉ ngôi đền kể trên.

    Nhiều hãng hàng không bối rối với tên khách hàng không dấu. Ảnh minh họa: Hoàng Hà
    Đáp án từ những mảnh vải?

    Vừa qua, Orit Shamir, curator nghệ thuật tại Cơ quan Khảo cổ Israel (IAA) và Naama Sukenik, một sinh viên nghệ thuật ở Đại học Bar-Ilan, đã gây chú ý khi khẳng định các cuộn giấy Biển Chết là sản phẩm của giáo phái Essenes.

    Họ đưa ra tuyên bố này sau khi xem xét khoảng 200 mảnh vải thu được từ cùng các hang động, nơi người ta đã tìm thấy các cuộn giấy cổ.

    Cả hai thấy rằng chúng đều là loại vải lanh, vốn được sử dụng để làm các bộ trang phục hoàn chỉnh, trước khi bị cắt ra và tái sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như băng bó vết thương hoặc dùng để buộc các cuộn giấy cổ. Cần biết rằng len là chất liệu vải được ưa chuộng khi đó ở Israel, nhưng không một mảnh vải len nào được tìm thấy trong các hang động.

    Họ cũng thấy một số mảnh vải có dấu vết tẩy trắng và phần lớn đều thiếu các hình trang trí, dù việc làm đẹp vải với màu sắc sặc sỡ là chuyện diễn ra phổ biến tại nhiều vùng đất thuộc về Israel cổ đại. Cả hai kết luận rằng điều này có nghĩa cư dân Qumran trọng sự giản dị, nhưng họ không nghèo khó bởi hầu hết các mảnh vải không có những miếng vá.

    “Yếu tố miếng vá rất quan trọng vì nó cho thấy tình hình kinh tế khi đó” – Shamir nói.

    Bà chỉ ra rằng các mảnh vải tìm được tại những di chỉ khảo cổ, nơi người dân sống dưới sức ép lớn và có điều kiện kinh tế khó khăn, thường có rất nhiều miếng vá.

    Robert Cargill, một giáo sư tại Đại học Iowa, người đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu về Qumran, cũng đồng tình với nhận định này. Ông nói rằng nhiều dấu tích còn lại tới nay cho thấy những người sống trong các hang ở Qumran biết nuôi gia súc, làm đồ gốm, làm mật ong và hẳn đã bán những món hàng này để thu tiền nên không bị nghèo. Shamir còn bác bỏ khả năng các mảnh vải được những người dân thường mang vào hang khi chạy trốn quân đội La Mã. Nếu giả thuyết là như vậy, nhiều loại vải phổ biến dưới thời Israel cổ như len có thể đã xuất hiện trong hang.

    Trong nghiên cứu của mình, Shamir và Sukenik nói rằng vải lanh tìm thấy trong các hang động ở Biển Chết rất giống với mô tả về trang phục của giáo phái Essenes, cho thấy có thể họ dành nhiều thời gian sống ở Qumran và viết nên các cuộn giấy cổ. Họ viện dẫn chứng của một nhà văn Do Thái cổ là Flavius Josephus, nói rằng người Essenes "thích giữ làn da khô và mặc quần áo vải trắng”, giống một số miếng vải có trong hang. Cả hai còn dẫn lời một nhà văn cổ khác là Philo ở Alexandria nói rằng thành viên giáo phái Essenes thích mặc các trang phục “đơn giản, đời thường”.

    Chưa có đáp án chính xác

    Hiển nhiên những nghiên cứu của họ đã vấp phải nhiều sự phản đối.

    Yuval Peleg, một thành viên khác của IAA cho biết ông không đồng tình các suy luận của hai người trên. Theo ông, sự xuất hiện của vải lanh ở trong hang không có nghĩa nó đương nhiên thuộc về giáo phái Essenes.
    "Tôi có thể đưa ra nhiều lời giải thích khác nhau cho việc những cuộn giấy được phát hiện cùng với các miếng vải lanh. Đơn giản là vải lanh có thể được dùng để quấn quanh những cuộn giấy trong một nghi lễ linh thiêng, hoặc các thầy thu chịu trách nhiệm bảo quản những cuộn giấy đã dùng vải lanh làm trang phục” – Peleg nói.
    Ông cũng chỉ ra rằng nhà văn Josephus chưa từng nói gì về việc trang phục của người Essenes làm từ vải lanh.

    Những người như Robert Cargill lại có quan điểm trung hòa hơn. Ông đồng tình với giả thuyết của Shamir và Sukenik rằng các tấm vải là chứng cứ cho thấy có một giáo phái Do Thái, không nhất thiết là Essenes, đã từng sống trong hang động ở Qumran. “Anh có các bằng chứng về một nhóm người biết nuôi gia súc, làm mật ong, mặc các bộ trang phục không giống với nơi khác, có lịch riêng... Đó là dấu hiệu của một giáo phái” – ông đánh giá. Ông cũng tin rằng người sống ở Qumram chắc chắn đã viết một vài cuộn giấy cổ và chịu trách nhiệm mang những cuộn giấy từ nhiều nơi khác tới đây để cất giấu.  Nhưng thực sự những con người này là ai thì Cargill, cũng như rất nhiều nhà nghiên cứu khác, không thể có câu trả lời chính xác.
    Tường Linh


    Các Cuộn Giấy Biển Chết đã có bản online rõ nét

    TTXVN

    Viện bảo tàng quốc gia Israel và công ty Google của Mỹ đã hợp tác để tạo những hình ảnh rõ nét 5 trong số các tài liệu thường được gọi là Các Cuộn Giấy Biển Chết để mọi người có thể theo dõi trên Internet.


    Các chuyên viên khảo cổ cho hay mọi người đều có thể tự do tiếp cận các tài liệu đã có từ 2.000 năm này, đây được xem là một trong những phát hiện khảo cổ vĩ đại nhất của thế kỷ 20.

    Công việc được hoàn thành, với 30.000 mảnh ghép của các cuộn giấy tạo thành một cơ sở dữ liệu để mọi người cùng xem và truy tìm.

    Các Cuộn Giấy Biển Chết này được xem là một trong những bản Thánh Kinh cổ nhất của người Do Thái, nội dung mô tả sinh hoạt của người Do Thái và những người theo đạo Kitô vào thời điểm có Chúa Jesus.

    Các cuộn giấy này được phát hiện vào những năm 1940 và 1950 trong những hang động gần Biển Chết./.

    Anh Minh (Vietnam+)

    12 nền văn minh nhân loại biến mất trong sự bí ẩn


      Đế chế Khmer (Campuchia) là một trong những đế quốc hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á đã biến mất trong sự bí ẩn. Nền văn minh ấy còn ảnh hưởng đến văn hóa Lào, Thái Lan, Việt Nam đến tận ngày nay.

      12 nền văn minh nhân loại biến mất trong sự bí ẩn

      Đế chế Khmer (Campuchia) là một trong những đế quốc hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á đã biến mất trong sự bí ẩn. Nền văn minh ấy còn ảnh hưởng đến văn hóa Lào, Thái Lan, Việt Nam đến tận ngày nay.

      Nền văn minh thung lũng Indus là một trong những kỳ quan kiến trúc vĩ đại nhất do con người sáng tạo ra trong thế giới cổ đại (được biết đến với mức độ ảnh hưởng như là nền văn minh Harappan). Đây là một trong các đô thị lớn nhất trên lục địa.
       12 nền văn minh nhân loại biến mất trong sự bí ẩn
      Nằm ở vị trí Pakistan ngày nay, nền văn minh thung lũng Indus phát triển mạnh cách đây 4.500 năm và sau đó bị lãng quên cho đến khi di tích được khai quật vào những năm 1920.

      Với các công nghệ tinh vi và tiên tiến, nền văn minh này nổi bật với hệ thống vệ sinh môi trường đô thị cũng như bằng chứng về trình độ đáng ngạc nhiên trong kỹ thuật, toán học và thậm chí là nha khoa.

      Vào khoảng năm 1500 trước Công nguyên, nền văn minh thung lũng Indus hầu như đã bị lãng quên, có thể là sau cuộc xâm lược của các bộ tộc Ấn-Âu hay sự sụp đổ trong nông nghiệp do biến đổi khí hậu.

      2. Đế chế Khmer, Campuchia

      Là một trong những đế quốc hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á, nên nền văn minh Khmer ảnh hưởng từ đất nước Campuchia ngày nay cho đến Lào, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar và Malaysia. Ngày nay, nó được biết đến với tên gọi Angkor.
      12 nền văn minh nhân loại biến mất trong sự bí ẩn
      Ngoài những di tích khắc trên đá thì không có bất kỳ chứng tích bằng văn bản nào tồn tại, do vậy hiểu biết của chúng ta về nền văn minh cổ đại này chỉ được chắp ghép từ các điều tra khảo cổ học, phù điêu trên bức tường trong các ngôi đền và các tài liệu bên ngoài bao gồm cả tài liệu của Trung Quốc.

      Người Khmer áp dụng cả Ấn Độ giáo lẫn Phật giáo vào xây dựng các ngôi đền, tòa tháp và các cấu trúc phức tạp khác như Angkor Wat chỉ để thờ thần Vishnu.
      Các cuộc xâm chiếm của kẻ thù, tử vong do bệnh dịch hạch, các vấn đề về quản lý nguồn nước ảnh hưởng đến nông nghiệp và xung đột về quyền lực giữa các gia đình trong hoàng tộc có thể là nguyên nhân dẫn đến sự tàn lụi của đế chế này.
      3. Anasazi, New Mexico, Mỹ

      “Anasazi” là tên hiện đại của người dân Pueblo cổ đại, những người dân sống ở khu vực “Ngã tư” (Four Corners) của Đông Nam Hoa Kỳ tại đường giao nhau của các tiểu bang Utah, Arizona, New Mexico và Colorado.
      12 nền văn minh nhân loại biến mất trong sự bí ẩn

      Nền văn minh của họ xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 12 trước Công nguyên, và vẫn còn được biết đến với những cấu trúc bằng đá và gạch xây dựng dọc theo các vách đá bao gồm Cliff Palace trong Công viên quốc gia Mesa Verde, những tàn tích của Nhà Trắng (White House Ruins) và Pueblo Bonito tại mép phía Bắc của Chaco Canyon. Kiến trúc này được phát triển thành chung cư nhiều tầng mà thường chỉ có thể đi vào bằng dây thừng hoặc thang.

      Người Pueblo cổ đại không nhất thiết phải "biến mất", tuy nhiên, họ đã từ bỏ quê hương của mình vì những lý do mà đến nay vẫn chưa có lời giải đáp. Nhiều chuyên gia cũng như những người Pueblo hiện đại – những người coi người Pueblo cổ đại như tổ tiên của mình tin rằng nạn phá rừng và hạn hán đã gây ra xung đột nội bộ và chiến tranh đã khiến người Pueblo rời bỏ quê hương.

      4. Nền văn minh Olmec, Mexico

      Veracruz và Tabasco ở vùng đất thấp nhiệt đới phía nam miền trung Mexico đã từng là một nền văn minh lớn mạnh tiền Columbia - nơi xây dựng nên những thủ phủ khổng lồ đáng kinh ngạc, nơi diễn ra các cuộc đổ máu và sự hy sinh của con người, nơi phát minh ra khái niệm về số không và về cơ bản đặt nền móngcho mọi nền văn hóa Trung Mỹ.

       12 nền văn minh nhân loại biến mất trong sự bí ẩn
      Nền văn minh Olmec thậm chí có thể là nền văn minh đầu tiên tại Tây bán cầu đã phát triển hệ thống chữ viết, và có thể là đã phát minh ra cả la bàn và lịch Trung Mỹ. Có niên đại khoảng 1.500 năm trước Công nguyên, nền văn minh Olmec đã không được phát hiện bởi các sử gia cho đến giữa thế kỷ 19. Sự biến mất của nó được cho là do những thay đổi môi trường gây ra bởi các vụ phun trào núi lửa, động đất hoặc có thể là do sự suy yếu về nông nghiệp.
      5. Đế chế Aksumite, Ethiopia
      Một đế chế có hoạt động thương mại chủ yếu với đế chế La Mã và Ấn Độ cổ là Đế chế Aksumite - còn được gọi là Vương quốc Aksum hoặc Axum - cai trị các nước ở Tây Bắc Châu Phi bao gồm cả nước Ethiopia từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên.


      12 nền văn minh nhân loại biến mất trong sự bí ẩn
      Từng được cho là quê hương của nữ hoàng Sheba, đế quốc Aksumite có thể là một nước bản địa phát triển hùng mạnh của châu Phi bao gồm hầu hết Eritrea ngày nay, miền Bắc Ethiopia, Yemen, miền Nam A-rập Xê-út và miền bắc Sudan.

      Đế chế đã có bảng chữ cái riêng của mình và xây dựng nên các bia tưởng niệm khổng lồ. Đây là đế chế đầu tiên chuyển đổi sang Thiên Chúa giáo. Sự biến mất của đế chế này được cho là do bị cô lập về kinh tế khi mở rộng sang Hồi giáo, do bị xâm lược, hoặc biến đổi khí hậu làm thay đổi mô hình dòng lũ của sông Nile.
      6. Nền văn minh Minoans, đảo Crete
      Được đặt theo tên của vua Minos huyền thoại, nền văn minh Minoan của đảo Crete được tái phát hiện vào đầu thế kỷ 20, và kể từ đó đã phát hiện thêm ra các mảnh ghép hấp dẫn của một nền văn minh cổ đại bắt đầu phát triển mạnh từ hơn 7.000 năm trước đây. Đỉnh cao của nó vào khoảng năm 1600 trước Công nguyên.


      12 nền văn minh nhân loại biến mất trong sự bí ẩn
      Là một trong những trung tâm thương mại xuất hiện vào khoảng năm 2700 trước Công nguyên, và được cho là nền văn minh tiên tiến với những cung điện nguy nga được xây dựng lại nhiều lần sau hàng loạt thiên tai (có thể là động đất và núi lửa Thera phun trào).

      Một trong những cung điện đó là cung điện Knossos, “mê cung” gắn liền với truyền thuyết về vua Minos, và hiện tại là một địa điểm khảo cổ lớn thu hút khách du lịch. Nhưng vào khoảng năm 1450 trước Công nguyên, một thảm họa đã khiến cho nền văn minh Minoans không thể phục hồi và sụp đổ.
      7. Nền văn minh Cucuteni - Trypillian, Ukraine và Romania
      Các khu định cư lớn nhất ở Châu Âu thời kỳ đồ đá mới được xây dựng bởi những người Cucuteni Trypillian của Ukraine, Romania và Moldova ngày nay. Nền văn minh bí ẩn này phát triển mạnh vào giữa năm 5500 trước Công nguyên và năm 2750 trước Công nguyên với đặc trưng là làm gốm và thói quen kỳ lạ cứ sau 60 đến 80 năm lại đốt làng của mình.


      12 nền văn minh nhân loại biến mất trong sự bí ẩn
      Các ngôi làng sau đó được xây dựng lại trên đống tro tàn của ngôi làng cũ. Khoảng 3.000 địa điểm khảo cổ về Cucuteni - Trypillian đã được xác định. Giống như nhiều nền văn minh khác, nền văn minh Cucuteni - Trypillian có thể đã bị xóa sổ bởi biến đổi khí hậu, nhưng có giả thuyết khác cho rằng họ dần dần hòa lẫn với các nhóm dân tộc khác cho đến khi nền văn hóa riêng của họ biến mất.
      8. Nền văn minh của người Nabatean, Jordan
      Nền văn minh Nabatean cổ đại ngụ tại miền Nam Jordan, Canaan và phía Bắc Arabia từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, khi mà những người du mục Nabatean nói tiếng Aramaic bắt đầu di cư khỏi Ả Rập.

      Các di tích về họ được khắc vào các tảng sa thạch trên các ngọn núi của Jordan, và được nhớ đến với kỹ thuật thủy lợi. Việc quản lý hệ thống phức tạp các đập nước, kênh rạch và hồ chứa đã giúp họ mở rộng và phát triển mạnh trong một khu vực sa mạc khô cằn.

      12 nền văn minh nhân loại biến mất trong sự bí ẩn
      Họ đã bị xâm lược bởi những người La Mã vào năm 65 trước Công nguyên và mất quyền làm chủ đất nước vào năm 106 sau Công nguyên. Sau đó, đổi tên thành vương quốc Arabia Petrea.

      Vào khoảng thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên, người Nabateans đã rời bỏ Petra mà cho đến nay vẫn chưa tìm được lý do chính xác khiến họ ra đi. Người ta tin rằng, sau nhiều thế kỷ bị người nước ngoài cầm quyền, nền văn minh Nabatean đã bị tàn lụi do các nhóm nông dân người Hy Lạp cuối cùng đã chuyển đổi sang Thiên Chúa giáo trước khi đất đai của họ bị thu giữ hoàn toàn bởi những kẻ xâm lược người Ả Rập.
      9. Cahokia, Illinois, Mỹ
      Rất ít người Mỹ nhận ra rằng có tàn tích của một nền văn minh cổ đại biến mất ngay tại Mỹ - ở Illinois, ngay bên kia sông Mississippi, từ St Louis, Missouri.

      Ngọn núi Cahokia là tất cả những gì còn lại của một nền văn minh bản địa của người Mississippi. Những cư dân của Cahokia không lưu giữ lại văn bản mà bảo quản di sản thế giới này bằng những mô đất nhân tạo phủ đầy cỏ cũng như bằng đồ gốm và các đồ chế tác khác.


      12 nền văn minh nhân loại biến mất trong sự bí ẩn
      Cahokia đã từng là trung tâm đô thị lớn nhất phía Bắc Trung Mỹ trong số những thành phố lớn của Mexico và có thể đã từng là nơi cư ngụ của khoảng 40.000 người vào năm 1250. Cahokia đã bị xóa sổ khoảng 100 năm trước khi người châu Âu đến Bắc Mỹ, có thể do các yếu tố môi trường hoặc do các cuộc xâm lược của những dân tộc khác.
      10. Nền văn minh Mycenae, Hy Lạp
      Không giống như người Minoan, người Mycenae không phát triển mạnh về thương mại. Đỉnh cao của nền văn minh này là vào khoảng thời gian nền văn minh Minoan biến mất.

      Nền văn minh Mycenaean đã từng phải chịu đựng sự thống trị trong 5 thế kỷ trước khi biến mất vào khoảng năm 1100 trước Công nguyên.

      12 nền văn minh nhân loại biến mất trong sự bí ẩn
      Theo huyền thoại Hy Lạp, Mycenae đã đánh bại thành Troy thần thoại. Các đồ tạo tác của đế chế này đã được tìm thấy ở vùng đất Ireland xa xôi.

      Trong thực tế, nền văn minh với sự hùng mạnh về cả văn hóa lẫn kinh tế này đã bỏ lại đằng sau sự giàu có về kiến trúc, nghệ thuật và đồ chế tác. Điều gì đã xảy ra với để chế Mycenae? Có thể là do thiên tai, nhưng hầu hết các chuyên gia tin rằng đó có thể là do những kẻ xâm lược nước ngoài hay là do xung đột nội bộ đã dẫn đến sự biến mất của đế chế.
      11. Nền văn minh Moche, Peru
      Nền văn minh Moche đã phát triển một xã hội nông nghiệp hoàn hảo với các cung điện, kim tự tháp và các kênh mương tưới tiêu phức tạp trên bờ biển phía Bắc của Peru vào khoảng từ năm 100 đến năm 800.

      Mặc dù họ không có tài liệu lưu giữ bằng văn bản nhưng đã để lại một vài manh mối về lịch sử của họ. Đó là những món đồ gốm vô cùng chi tiết, tinh xảo và những công trình kiến trúc hoành tráng.


      12 nền văn minh nhân loại biến mất trong sự bí ẩn
      Vào năm 2006, một căn phòng của người Moche đã được phát hiện và dường như căn phòng này đã được sử dụng để lưu giữ hài cốt của con người.

      Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra xoay quanh lý do tại sao nền văn minh Moche lại biến mất, nhưng lời giải thích phổ biến nhất là do ảnh hưởng của El Nino, một mô hình thời tiết khắc nghiệt với đặc điểm xen kẽ thời gian lũ lụt và hạn hán khắc nghiệt.
      12. Nền văn minh Clovis, Bắc Mỹ
      Rất ít người biết về người Clovis, một tộc người Ấn Độ thời tiền sử được cho là các cư dân đầu tiên của Bắc Mỹ. Các đồ chế tác, xương và lưỡi dao bằng đá là những đầu mối duy nhất cho rằng nền văn minh này đã từng tồn tại.


      12 nền văn minh nhân loại biến mất trong sự bí ẩn
      Trong 30 năm qua, những tàn tích về hoạt động của con người cổ đại đã được phát hiện, nhưng lý do họ biến mất vẫn còn trong bí ẩn. Một số suy đoán cho rằng người Clovis đã săn bắn quá nhiều khiến ảnh hưởng đến nguồn cung cấp thực phẩm của họ, hoặc do sự thay đổi khí hậu, bệnh tật và thú dữ đã lấy đi nguồn thực phẩm của họ.

      Những người khác tin rằng người Clovis không hoàn toàn biến mất, mà chỉ đơn giản phân tán vào các bộ lạc người Mỹ bản địa.
      Theo VTC
      Xem tiếp...

      TIN BUỒN 35: Võ Phiến

      (ĐC sưu tầm trên NET)

      Võ Phiến – nhất phiến tài tình…

      Trần Trọng Cát Tường


      Nhà văn Võ Phiến đã qua đời vào lúc 7 giờ tối ngày 28 tháng Chín ngày 2015, tại Santa Ana, bang California (Hoa Kỳ), thọ 90 tuổi. Bauxite Việt Nam xin bày tỏ lòng tiếc thương sâu sắc một tác giả hàng đầu của văn học Việt Nam. Xin chia buồn với tang quyến và cầu chúc hương hồn nhà văn Võ Phiến yên nghỉ đời đời.
      Bauxite Việt Nam
      Với các tác phẩm của Võ Phiến do NXB Thời đại và Nhã Nam phát hành tại Việt Nam vào năm 2012 và 2013, Võ Phiến đã được thế hệ độc giả trẻ tuổi Việt Nam biết đến như là một cây viết tùy bút hay nhất Việt Nam thế kỉ 20, qua bút danh Tràng Thiên với tùy bút Quê hương tôi và Tạp văn Tràng Thiên.

      Chính tay Võ Phiến đã ký lên từng bản đặc biệt xuất bản trong nước
      Trước mắt tôi bây giờ là tùy bút Quê hương tôi của Tràng Thiên (Nhã nam và Nhà Xuất bản Thời đại, Hà Nội, 2012). Từ lâu đã đọc những tập truyện, tùy bút… ký tên Võ Phiến, những tiểu luận, dịch phẩm… mang bút danh Tràng Thiên. Cứ ngờ ngợ. Không phải vì chưa hề biết đến Võ Phiến là Tràng Thiên mà cũng không phải vì cái tên Tràng Thiên. Cũng không phải vì bức chân dung từng nhìn thấy đang ngự trên bìa sách. Mà sao không ngờ ngợ được. Tác giả thường ý thức sự phân minh rạch ròi, bút hiệu nào dùng cho thể loại nào, đâu phải dùng thế nào cũng được. Không ngờ ngợ sao được khi mà từ sau 1975, trong những bộ từ điển văn học, những bộ lịch sử văn học Việt Nam hầu như chưa có tên ông. Nguyên cớ có thể là do những khúc quanh của đời ông còn phải để ngỏ… Với Quê hương tôi và bút danh Tràng Thiên, vậy là Võ Phiến đã thuận quay về? Vậy là Võ Phiến đã được phép trở về?
      Trên tay gấp bìa trước, người làm sách giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm: “Tác giả tên thật là Đoàn Thế Nhơn, sinh ngày 20-10-1925 ở Bình Định. Nhà văn nổi tiếng ở Miền Nam thời 1954 – 1975. Viết nhiều loại văn: tùy bút, truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, tiểu luận, phê bình, đàm thoại… Quê hương tôi gồm tập Đất nước quê hương in năm 1973 và một số tuỳ bút khác cùng loại”.
      Mà thật ra, con người ấy, bút hiệu lừng danh ấy bằng những cách nào đó đã trở về với người đọc trong nước từ hơn 20 năm qua.
      Là Võ Phiến trong Hồi ký Nguyễn Hiến Lê (1993). Là Văn Phố (Viễn Phố?) và VP trong Nguyễn Hiến Lê cuộc đời và tác phẩm (1993). Là V. Ph. trong Để tôi đọc lại (2001). Là Tràng Thiên và V. P. trong Quê hương tôi (2012)…
      Trong lần tái bản Quê hương tôi này, ở mặt trang sau lược đề loan báo “Ấn bản này có thêm 100 bản in đặc biệt (…) Tất cả đều có đóng ấn son của Nhã Nam và chữ ký của tác giả”. Chính tay Võ Phiến đã ký lên từng bản đặc biệt này.
      Với một di sản văn chương đồ sộ, từ thơ, truyện, tiểu luận, tùy bút đến dịch thuật, tạp luận, phê bình, tiểu thuyết …Võ Phiến thực sự là một tác giả sừng sững trên văn đàn miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975…. Ông không chỉ là cây bút trụ cột của của các tờ Bách khoaMùa lúa mới… và nhiều tờ báo khác mà còn là người chủ trương của Nhà Xuất bản Thời mới (1962); là Giảng sư văn chương của các trường đại học miền Nam (1973 – 1975)… Hơn nửa thế kỷ liên tục viết (từ những năm 1940), với hơn năm mươi tác phẩm đủ thể loại, thể loại nào cũng có giá trị lâu dài – trong đó thể tùy bút được mến mộ nhiều nhất và có thể xem là những tác phẩm bất hủ của văn học Việt Nam hiện đại, Võ Phiến đã tạo ra một thế giới văn chương đa diện và vạm vỡ về chiều kích.
      Tùy bút Đất nước quê hương (Quê hương tôi) là một nét son đậm đà trong văn chương Võ Phiến – một tác phẩm mặn mòi và tinh tế về con người và vùng đất Trung bộ và Nam bộ. Những cảnh nên thơ, lãng đãng trong không gian trầm mặc, hiu hắt gieo lại bao nỗi luyến lưu những nét văn hóa đã bị đánh mất. Trang phục, giọng nói, món ăn, thức uống tạo thành bức tranh đời thường riêng từng vùng miền. Trải dài trên các trang sách là sự hoà quyện độc đáo của hương vị đất nước mà khó gặp ở dân tộc nào khác. Ông trút hết tâm tình về ngọn nguồn duyên nợ khó lý giải của vùng đất Bình Phú (Bình Định – Phú Yên). Ông hồn nhiên với những mộng ước chan chứa tình yêu quê hương và khát khao thống nhất đất nước qua hình ảnh chiếc áo dài – một hình ảnh mềm mại và đẹp đẽ, đủ sức vượt trên những ứng xử thô bạo, tàn ác…
      Với Đất nước quê hương, Võ Phiến đã khắc họa một mảng màu đậm đà vào bức chân dung của chính mình, như một hành trang quí báu và bất biến trong những tháng ngày gửi thân ở xứ người.
      T. T. C. T.
      Tác giả tùy bút Quê hương tôi qua đời
      Nhà văn Võ Phiến vừa qua đời lúc 19h ngày 28.9.2015 tại Mỹ, thọ 90 tuổi.
      Tên thật của nhà văn Võ Phiến thoạt đầu là Đoàn Thế Cẩn, từ năm 1934 được đổi thành Đoàn Thế Nhơn. Ông sinh năm 1925 tại làng Trà Bình, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Ông là một nhà văn có vị trí rấtquan trọng của văn học miền Nam giai đoạn 1954 -1975.
      Suốt đời Võ Phiến là một công chức, nhưng ông được biết đến là một nhà văn chuyên nghiệp – một nghề tay trái, với hơn 50 đầu sách đã được xuất bản; với nhiều bút danh như Tràng Thiên, Thu Thủy, Hoài Phố,…
      Thời gian Võ Phiến học tại Huế, cây bút nổi tiếng Hoài Thanh và Đào Duy Anh là hai trong số giáo sư của ông tại đây. Võ Phiến chính thức bước vào sinh hoạt văn học bằng cách cộng tác thường xuyên trên tờ Mùa Lúa Mới, bằng thơ trào phúng và truyện ngắn, sau ông chỉ tập trung vào việc viết truyện.
      Nguồn: http://www.nguoidothi.vn/vn/news/van-hoa-giai-tri/nghe-xem-doc/7050/vo-phien-nhat-phien-tai-tinh-.ndt

      Trường hợp Võ Phiến (Trích đăng)

      THU TỨ

      Hình ảnh của Trường hợp Võ Phiến (Trích đăng)
      L.T.S: Võ Phiến là một nhà văn chống Cộng nổi danh ở Sài Gòn trước 1975. Qua Mỹ, ông cũng là nhà văn “đàn anh” trong các nhà văn hải ngoại. Nghe nói, lúc mới qua, ông buồn lắm: “Thôi con còn nói chi con/ Sống nhờ đất khách, thác chôn quê người”. Nhưng rồi trào lưu chống đối ở bên đó lại giục ông cầm bút viết tiếp. Nay thì đã gần chín mươi rồi, bắt đầu lẩn thẩn khi nhớ khi quên theo quy luật tuổi tác.
      Con trai ông, nhà văn Thu Tứ Đoàn Thế Phúc, một kỹ sư hàng không, viết bài này, giới chống Cộng phản ứng quyết liệt, cho là “con đấu tố cha”. Như Lê Tất Điều (dưới bút danh Kiều Phong) dọa nếu ông bà Võ Phiến không từ Thu Tứ thì ông ta sẽ tuyệt giao! Cũng chẳng có chi lạ. Chúng ta bình tâm đọc bài này, thì lại thấy một thái độ rất văn hóa, rất trí thức, một nhận thức rất sâu sắc và trách nhiệm về văn chương và tình hình đất nước. Ông Thu Tứ không nói vu vơ, ông nghiên cứu tình hình đất nước, về nước mấy lần để khảo sát, rồi mới viết. Cũng không có “Việt Cộng” nào tuyên truyền, thúc đẩy ông. Tự lương tâm ông thấy như thế nào thì viết ra như thế ấy!
      Chủ đề “Cha và con” đã có trong nhiều tiểu thuyết thế giới, như Cha và con của Ivan Turgenev (Nga). Ở đây là vấn đề nhận thức lớn và sâu, liên quan tới cả một thời đại, một thế kỷ. Ông Võ Phiến, theo Thu Tứ, là một người đàng hoàng, tuy quan điểm chính trị là chống đối chế độ, nhưng là một trí thức, ông hẳn cũng không phiền lòng gì con trai. Bởi lẽ, quan điểm khác nhau là một sự thường. Xưa có câu “đương nhân bất nhượng ư sư” (“đứng trước điều nhân thì không nhường thầy”, mà xếp theo thứ tự “quân sư phụ” thì thầy còn đứng trước cả cha!). Trung hiếu nhiều khi không thể lưỡng toàn! Trung với Tổ quốc là hiếu vậy. Huống chi, như Thu Tứ kể, có lần Võ Phiến cũng đã nhắc và khâm phục Hồ Chí Minh, khâm phục dân tộc ta hai lần đánh thắng Pháp và Mỹ. Đó là một sự thật hiển nhiên, dù chống đối bậc nào, có lương tâm lương tri khắc thấy.
      Phương chi, ngày nay Tổ quốc đang rộng mở cánh cửa, gác lại quá khứ, hướng đến tương lai.
      Chuyện ngày hôm qua đã qua, nay phải bỏ qua để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Chỉ có những kẻ chống đối hiện hành, chống đối nguy hiểm thì mới phải có thái độ, chứ còn ông Võ Phiến vốn là một nhà văn có tài, do hoàn cảnh lịch sử đẩy đưa mà chống kháng chiến, chống Cộng. Ngay đến như những người chống cộng cực đoan như NCK, PD, mà Tổ quốc còn bỏ qua, tuổi già về lại cố hương là điều vui cuối đời. Mong rằng ông Võ Phiến hiểu cho như thế, để đừng nghe người ngoài mà phiền lòng con cái…
      Chúng tôi vô cùng bất đắc dĩ mới lên tiếng
      Chẳng ai muốn đi chỉ ra cái sai của người đẻ ra mình!
      Chúng tôi làm việc này vì vừa được biết một tổ chức phi chính quyền trong nước đang có kế hoạch tích cực phổ biến những tác phẩm Võ Phiến chứa nội dung chính trị sai lầm. E rằng việc làm của họ có thể khiến một số người đọc hoang mang, hại đoàn kết dân tộc, chúng tôi quyết định tự mình phản bác nội dung này.
      Chúng tôi cảm thấy có một chút trách nhiệm về việc làm nói trên của tổ chức phi chính quyền kia. Số là, trong hai năm qua, do nhà nước Việt Nam nới lỏng qui định về xuất bản, nhà xuất bản Nhã Nam ở Hà Nội có in lại hai tác phẩm của nhà văn Võ Phiến là Quê hương tôi Tạp văn. Cả hai tác phẩm này đều do chúng tôi chọn lựa và biên tập, theo sự ủy quyền từ lâu của thân phụ. Chúng tôi cố chọn những tác phẩm vừa giá trị nhất vừa hoặc không chứa hoặc chứa rất ít nội dung chính trị. Nếu có nội dung chính trị, khi biên tập chúng tôi loại bỏ hết. Mục đích của việc chọn và bỏ như thế là đưa những thành tựu văn học đỉnh điểm của văn nghiệp Võ Phiến đến với người đọc mà không gây hại cho nước. Chúng tôi đã tưởng mình thế là chu đáo với nhà với nước! Hóa ra, việc hai tác phẩm Quê hương tôi Tạp văn được người đọc quốc nội đón nhận khá tốt lại chính là cái nền rất tiện lợi cho tổ chức kia toan đặt lên đấy thứ nội dung hoàn toàn bất ổn trong tác phẩm Võ Phiến!
      Chuyện đang xẩy ra còn làm chúng tôi sốt ruột về tương lai. Sẽ hết nhóm nọ đến phe kia những lúc nào đó đem vận dụng văn nghiệp Võ Phiến theo cách có hại cho nước. Phải làm cho thật rõ về cái phần nội dung chính trị sai lầm trong văn nghiệp ấy ngay bây giờ.
      Chúng tôi hiểu nhà văn Võ Phiến hơn bất cứ ai
      Chúng tôi lại còn một lý do nữa khiến việc lên tiếng càng không thể tránh được.
      Do quan hệ đặc biệt và do đã ở gần nhà văn Võ Phiến trong không biết bao nhiêu năm, chúng tôi được nghe tận tai những phát biểu của ông về tình hình đất nước mà chắc chắn chưa ai từng nghe. Ngoài ra, do yêu thích văn học, chúng tôi đã đọc tất cả tác phẩm Võ Phiến rất kỹ. Hơn nữa, chúng tôi còn đọc để soát lại trước khi đưa in đa số tác phẩm Võ Phiến tái bản hoặc xuất bản ở nước ngoài. Kết quả của không biết bao nhiêu lượt nghe những lời phát biểu thoải mái và đọc rất kỹ tác phẩm là: không ai có thể biết lập trường chính trị và cách nhìn lịch sử của nhà văn Võ Phiến rõ bằng chúng tôi.
      Cái biết ấy trong tình hình cái lập trường bất ổn và cái cách nhìn cũng bất ổn đang được một số người tìm cách tái phổ biến, nó trở thành một sức nặng bắt chúng tôi phải bất chấp quan hệ tối thân thiết mà lên tiếng chỉ sai.
      Tại sao chúng tôi trở nên bất đồng
      Trước khi về thăm quê hương lần đầu tiên năm 1991 chúng tôi đã tuyệt đối tin những nghĩ ngợi của thân phụ mình về chuyện đất nước thời đánh Pháp và đánh Mỹ.
      Chúng tôi về nước rất nhiều lần, mỗi lần rất lâu, thăm thân rất ít, coi như toàn bộ thời gian ở trong nước dành cho việc đi tham quan, chủ yếu miền Bắc. Chúng tôi không ở khách sạn sang trọng, không đi “tua”, mà ở những nhà khách rẻ tiền, đi xe khách, xe ôm, xe xích-lô, có lần mua xe đạp đạp dạo quanh vùng ngoại ô Hà Nội kia thường xuyên đến nỗi có người ngồi chợ tưởng nhầm là dân buôn! (Chúng tôi vẫn có lối du lịch “bụi” như vậy từ trước chứ không phải đến khi về nước mới thế.)
      Với lối tham quan như vừa nói, chúng tôi nhanh chóng trở nên rất đỗi hoang mang! Chúng tôi thấy người Việt Nam ngoài Bắc vui vẻ, bình thản, vừa giữ được phần lớn nền nếp cũ, lại vừa có thêm cái phong cách “cách mạng”, mọi người bình đẳng, cũng rất hay. Bấy giờ miền Bắc cũng như cả nước, đang có một số hiện tượng xã hội tiêu cực do kinh tế trì trệ kéo dài, vật chất rất thiếu thốn, nhưng nhìn chung người tuy nghèo mà văn hóa tinh thần rất đáng hãnh diện. Đâu là cái ảnh hưởng cực xấu của chủ nghĩa cộng sản đối với văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam, mà mình đã đọc thấy trong tác phẩm của người đẻ ra mình?! Than ôi, hóa ra chỉ là kết quả của những kinh nghiệm rất giới hạn cả về không gian lẫn thời gian cộng với những câu chuyện kể của một ít bạn bè người Trung cùng hoàn cảnh, một số đồng nghiệp người Bắc di cư, vài cán bộ cộng sản “hồi chánh”, thêm vài tác phẩm “Nhân Văn Giai Phẩm”, tất cả được một trí tưởng tượng hết sức phong phú và một tâm lý đặc biệt bi quan suy diễn nên!
      Ngoài cái biết trực tiếp như vừa nói, chúng tôi còn nhờ thói quen hay đọc sách báo mà biết thêm được vô số chuyện lạ đối với mình. Từ văn hóa, chúng tôi tìm hiểu sang lịch sử, mới biết đến hay biết rõ nhiều chuyện đất nước rất to, như Tuyên Ngôn Độc Lập, Hà Nội Kháng Chiến Sáu Mươi Ngày Đêm, chiến dịch Biên Giới, chiến dịch Điện Biên Phủ, mà cho đến lúc ấy hoặc chưa nghe bao giờ hoặc chỉ nghe hết sức loáng thoáng với lời bình phẩm hạ giá kèm theo. Những “voi” sự kiện theo nhau lù lù bước ra từ quá khứ khiến chúng tôi hết sức bỡ ngỡ!
      Vì đã bị “tuyên truyền” rất kỹ, cũng phải đến hơn mười năm sau lần về nước đầu tiên, sau khi nghĩ đi nghĩ lại không biết bao nhiêu lần, chúng tôi mới thấy được thật rõ ràng lịch sử dân tộc trong khoảng 1945-1975 thực ra là như thế nào.
      Nhà văn Võ Phiến trong những tư cách khác
      Nhà văn Võ Phiến là một người đứng đắn, không bao giờ làm việc gì trái lương tâm để thủ lợi. Một người không bao giờ cậy thế bắt nạt, lấn lướt ai. Một người khiêm tốn, không bao giờ khoe khoang. Một người ăn nói luôn ôn tồn, thái độ luôn hòa nhã.
      Nhà văn Võ Phiến là một thành viên tận tụy của gia đình, gia tộc. Nhà văn Võ Phiến đóng góp rất đáng kể vào văn học Việt Nam trong thế kỷ 20.
      Tại sao nhà văn Võ Phiến chống cộng
      Người thanh niên Võ Phiến có đầu óc thực tế, chú ý nhiều đến điều kiện vật chất, mà văn hóa Tây phương thì từ khi sáng kiến ra phương pháp khoa học đã tỏ ra rất xuất sắc về cải tiến điều kiện vật chất(5). Thanh niên ấy ưa phân tích tâm lý, mà văn học Tây phương thì sở trường phân tích tâm lý... Không phải không đáng kể đâu. Những chỗ hợp với Tây do bản tính ấy đã kết hợp với kết quả của chương trình giáo dục thuộc địa tạo nên một lòng đặc biệt nể mến Tây có ảnh hưởng nhất định đến thái độ riêng về chuyện chung.
      Người thanh niên Võ Phiến hay nghĩ ngợi, với cái nhìn “tập trung vào chỗ xấu, chẻ nhỏ, phóng to”, hay hoài nghi, hay lo (rất) xa và đặc biệt nặng lòng với gia đình gia tộc.
      Người thanh niên Võ Phiến tuy vậy có theo kháng chiến một thời gian, nhưng rồi một phần do bị chấn động tâm lý nặng bởi những quá độ trong cải cách ruộng đất, đã bỏ kháng chiến; được ít lâu, gia nhập một đảng phái chống cộng ở địa phương, hình như chủ yếu do một người bà con thân lôi kéo, chẳng bao lâu bị những người cộng sản bắt, nhận một án tù nhẹ vì đã không phải là một thành viên tích cực của tổ chức kia, trong khi người bà con thân bị án tử hình...
      Không gian chính trị, không gian văn hóa, hoàn cảnh giáo dục, đặc tính cá nhân, tất cả đã cùng nhau khiến một thanh niên theo kháng chiến không mấy hăng say. Sau đó, một số biến cố chung, riêng đẩy thanh niên ấy về phía những người chống cộng.
      Tại sao nhà văn Võ Phiến nổi tiếng chống cộng
      Viết văn chống cộng thì lắm cây bút từ Miền Bắc di cư vào chịu khó viết. Nhưng tác phẩm của họ điển hình lớn lời mà thiếu chi tiết cụ thể, rỗng lý luận. Tác phẩm chống cộng của nhà văn Võ Phiến ngược lại: lời nhỏ kể lể tỉ mỉ, đay nghiến, với lý luận (sai) kèm theo.
      Chính quyền Sài Gòn để ý và đánh giá cao lối viết ấy. Năm 1960, truyện vừa Mưa đêm cuối năm của nhà văn Võ Phiến được giải thưởng “Văn học Toàn quốc”. Như Nhất Linh nhận xét trong Viết và đọc tiểu thuyết, lời văn trong tác phẩm giật giải văn chương ấy hãy còn thô vụng(6). Nó được chọn rõ ràng vì nội dung chính trị phù hợp với nhu cầu tuyên truyền của những người đang cai trị Miền Nam.
      Sau Mưa đêm cuối năm, được chính quyền Sài Gòn khuyến khích và được “đồng chí” tán thưởng, nhà văn Võ Phiến tiếp tục cho ra đời những tác phẩm có nội dung tương tự, viết chống cộng mỗi lúc một thêm “tinh vi”. Thực ra tác phẩm Võ Phiến trở nên “vi” (tỉ mỉ) hơn nữa, chứ không phải “tinh” (thấy đúng bản chất) hơn chút nào, vì nhìn cục bộ thì không thể thấy toàn thể. Cái tiếng “chống giỏi” của nhà văn nhanh chóng lan rộng trong cái tiểu xã hội phức tạp của những người chống cộng mà có lẽ đại đa số không thực sự chia xẻ nội dung cụ thể của tác phẩm Võ Phiến, chưa nói nhiều người hình như không hề cầm tới sách! Nhà văn Mai Thảo có lần đọc, thấy “nhiều sắc thái địa phương”. Nhà văn Vũ Khắc Khoan cũng thử đọc, rồi phàn nàn về những nhân vật “tù lù mù”. Chi tiết khó “chia”, mà lý luận hẳn họ càng thấy khó “sẻ”, vì vốn dĩ chính bản thân họ có hay lý luận rắc rối gì đâu. Đại khái, mỗi người chống cộng vì một số lý do riêng, rồi hễ cứ nghe ai “chống giỏi” là rủ nhau hoan hô, không cần biết người kia cụ thể chống thế nào!
      Cái lối được trầm trồ mà không được đọc rồi cũng xảy ra cho nhà văn Võ Phiến ở ngoài Bắc. Một số người “Nhân Văn Giai Phẩm” nghe tiếng chống cộng của ông, sinh ngay cảm tình, tuy hầu hết những người ấy chắc chắn rút cuộc chưa bao giờ đọc được một chữ văn Võ Phiến! Thực ra giữa họ và nhà văn Võ Phiến có chỗ khác nhau rất căn bản: họ đều đồng lòng kháng chiến đánh đuổi giặc Pháp, lấy việc ấy làm quan trọng hơn cả, trong khi nhà văn Võ Phiến thì không. Nông nỗi của họ xảy ra là do họ nghĩ giải phóng dân tộc xong rồi, Đảng không nên lãnh đạo văn hóa nữa, mà nên để “trăm hoa đua nở”. Nhưng việc nước đã xong đâu! Còn phải thống nhất đất nước. Với sự can thiệp của siêu cường Mỹ, công việc sẽ vô cùng khó khăn. Cần phải duy trì ý chí chính trị và tinh thần kỷ luật ở mức cao nhất. Tự do văn hóa sẽ ảnh hưởng xấu đến nỗ lực duy trì này, do đó Đảng không thể chấp nhận được. Nhìn cách khác, tình hình đất nước bấy giờ chưa thích hợp với một cải cách chủ nghĩa lớn như vậy.
      Vào cái khoảng thời gian Liên Xô vừa sụp, cái tiếng chống cộng của nhà văn Võ Phiến còn khiến một số nhà văn Việt Nam ở trong nước tìm cách bắt liên lạc với ông, hẳn vì họ nghĩ nhà nước cộng sản Việt Nam cũng sắp sụp! Có người nhân dịp đi công tác qua Mỹ, đã tỏ tình thân ái bằng cách tặng nhà văn Võ Phiến một chiếc đồng hồ đeo tay dùng lâu năm. Người ấy từng tự nói nhờ Đảng mà tôi mới được thế này. Ấy thế mà khi tưởng Đảng sắp đổ, ông vội vã đi ôm chầm lấy kẻ thù của Đảng! Ngán cho “nhân tình thế thái”. Thân phụ chúng tôi có kể rằng, qua trò chuyện, thấy nhà văn kia dường như chưa hề đọc một tác phẩm nào của mình!
      Ra hải ngoại, tiếng tăm của nhà văn Võ Phiến lớn hơn khi ông còn ở Sài Gòn. Vì hai lý do. Thứ nhất, lẽ tự nhiên trong cái cộng đồng của những người bỏ nước, ai chống chính quyền của nước đã bỏ thì được hoan nghênh, chống càng mạnh càng được hoan nghênh. Thứ hai, việc nhà văn Võ Phiến bắt đầu viết và viết trong một thời gian dài tác phẩm Văn học Miền Nam khiến rất nhiều văn nhân hải ngoại đua nhau ca ngợi ông trong thời gian dài. Sau khi toàn bộ tác phẩm ấy được trình làng, có khá nhiều phản ứng bất lợi từ chính những người đã từng trông ngóng nó ra đời. Họ không bằng lòng về một số nhận định văn học của tác giả. Chúng tôi cho rằng về nhận định văn học, Văn học Miền Nam chứa nhiều ý kiến giá trị. Nhưng cũng như đa số tác phẩm Võ Phiến, đáng tiếc, nó cùng lúc chứa những phát biểu hoàn toàn sai lầm về lịch sử đất nước trong thế kỷ 20.
      Hai phát biểu riêng tư ý nghĩa
      Để kết thúc những điều muốn nói về lập trường chính trị và cách nhìn lịch sử của nhà văn Võ Phiến, chúng tôi xin kể hai phát biểu của ông trong chỗ riêng tư.
      Một hôm, về cuối thập kỷ 1990, đang trò chuyện với chúng tôi về tài hành quân thần tốc của vua Quang Trung (một đề tài ưa thích do hãnh diện địa phương), ông chợt lạc đề, trầm trồ việc những người cộng sản đã đánh bại liên tiếp hai giặc thật lớn! Ông buông ra chỉ đúng một câu rồi thôi, quay về với chuyện quân Tây Sơn như không hề đã nói gì lạ cả.
      Một hôm khác, có lẽ khoảng năm 2004, 2005, cũng trong một dịp trò chuyện lan man, ông bỗng thốt lên rằng may quá, vào đúng lúc cần thì dân tộc có một người lãnh đạo hết sức giỏi là Hồ Chí Minh! Lần ấy, ông có nói thêm một chút, nhắc Hồ Chủ tịch là con một nhà nho.
      Như vậy... Tiếc thay, mọi việc đã lỡ làng từ rất lâu.
      Về phía chúng tôi, hai phát biểu bất ngờ nói trên của nhà văn Võ Phiến làm chúng tôi thấy nhẹ lòng đáng kể mỗi khi nghĩ về thân phụ mình như một người dân của tổ quốc Việt Nam.
      Lời tổng kết về văn nghiệp Võ Phiến
      Văn nghiệp Võ Phiến vừa tích cực vừa tiêu cực. Tích cực, đáng lưu truyền, là phần văn học. Tiêu cực, đáng bỏ đi, là phần chính trị.Về văn học, ấy là một tấm gương sáng về cố gắng học hỏi, trau giồi, cần lao đứng đắn, tự phát huy tối đa năng khiếu bẩm sinh.
      Về chính trị, ấy là cái bi kịch của một người Việt Nam sống giữa thời kỳ lịch sử dân tộc cực kỳ khó khăn mà trước không tha thiết với độc lập, sau không tha thiết với thống nhất, khăng khăng đặt chuyện chống chủ nghĩa cộng sản lên trên tất cả. Rút cuộc, nhà văn Võ Phiến đã chống cộng cực đoan hơn là những người cộng sản Việt Nam ứng dụng chủ nghĩa cộng sản!
      Sai lầm chính trị đã đưa tác phẩm Võ Phiến ra khỏi lòng dân tộc. Đất nước đã độc lập, thống nhất lâu rồi. Nay đến lúc, nhân danh bảo tồn những giá trị văn hóa Việt Nam, đưa tác phẩm Võ Phiến trở về, sau khi lọc bỏ nội dung chính trị.
      Nhà nước Việt Nam đã sáng suốt khi quyết định cho tái bản sách Võ Phiến trong nước. Đáng tiếc, một thiểu số đang lợi dụng tình hình quốc tế mà âm mưu tái phổ biến cả những nội dung chính trị sai lầm. Việc tái phổ biến này vừa có thể gây mất đoàn kết, hại cho nước, vừa xúc phạm sự thực lịch sử.
      Tháng Tám, năm 2014
      (Theo http://gocnhin.net)

      ______
      Sau khi đọc lời phê bình thẳng thắn của Nhất Linh, Võ Phiến đã cố cải tiến phần lời và đã đạt kết quả rất tốt. Lời văn truyện ông trở nên sáng nhẹ hơn trước nhiều, trong khi lời tùy bút, tạp văn tuy không bao giờ đẹp được như văn Nguyễn Tuân nhưng nhiều khi gợi cảm, có sức lôi cuốn người đọc. Nhân thể, xin nhắc người đọc bây giờ rằng nhà văn Võ Phiến đã có nhiều dịp sửa văn bản của những tác phẩm ban đầu, nên nếu căn cứ vào sách được tái bản thì sẽ khó hiểu tại sao Nhất Linh lại phê bình như vừa nói.

      Xem tiếp...

      HIỆN THỰC KỲ ẢO:Cửu Vị Thần Công

      (ĐC sưu tầm trên NET)

      Cửu Vị Thần Công triều Nguyễn-lịch sử và huyền thoại

      Cập nhật: 28/09/2012 00:00:00   - Lượt xem : 763
      (Cadn.com.vn) - Hai bên Quảng trường Ngọ Môn, dưới chân Kỳ Đài Huế, có 9 khẩu đại bác cổ bằng đồng rất lớn,  bên phải 5 khẩu,  bên trái 4 khẩu. Đó là 9 khẩu súng thần công, mà người Huế thường gọi với một cái tên sang trọng là Cửu Vị Thần Công. Cửu Vị Thần Công ra đời trước Cửu Đỉnh hơn 20 năm, từ khi Gia Long mới lên ngôi (1802). Trên súng có ghi tước vị do Vua Minh Mạng phong cho súng: "Thống lĩnh quân đội, uy dũng ngang hàng với thần linh, vô địch tướng quân, niên hiệu 15 Gia Long, ngày tháng tốt Bính Tý...". Cửu Vị Thần công có lịch sử đúng 205 năm và có nhiều huyền thoại linh liêng được lưu truyền.
      Sử Gia Long chép, khi đánh bại hoàn toàn lực lượng nhà Tây Sơn (1801), sau lên ngôi vua, Gia Long đã cho thu về tất cả các đồ vật bằng đồng chiếm được đúc thành 9 khẩu đại bác, tượng trưng cho sức mạnh và sự trường tồn của triều đại nhà Nguyễn. Ngày khởi đúc là mùa Xuân năm Quý Hợi, ngày Ất Hợi (31-1-1803 ), đến cuối tháng 12-1804 các thợ đúc đồng Huế báo tin hoàn thành công việc và chỉ còn khâu hoàn thiện, chạm khắc trên súng. Cửu Vị Thần Công được đặt tên theo 4 mùa và ngũ hành. Thứ tự tên và khối lượng các khẩu: Xuân: 17.700 cân; Hạ: 17.200 cân; Thu: 18.400 cân; Đông: 17.800 cân; Mộc: 17.100 cân; Hỏa:17.200 cân; Thổ: 17.800 cân; Kim: 17.600 cân; Thủy: 17.200 cân. Chưa có tài liệu nào giải thích tại sao khối lượng các khẩu súng lại không giống nhau và thứ tự kim, mộc, thủy, hỏa, thổ  trong Ngũ Hành lại không được tôn trọng khi đặt tên cho súng. Việc đúc súng thần công đặt dưới quyền giám sát của Đô Thống chế Nguyễn Văn Khiêm (Khiếm Hòa hầu) và Chánh quản cơ Hoàng Văn Cẩn, phó quản cơ Ích Văn Hiếu (Hiếu Thuận Hầu ), Phan Tấn Cẩn, Tham tri Bộ Công (Cẩn Tín hầu). Vua ban cho 4 vị tướng chỉ huy đúc súng các chức hầu có ý nghĩa: Khiếm hòa, cẩn thận, hiếu thuận, cẩn tín....

      Đại bác Thần công có mâm xoay nòng như pháo hiện đại. Ở trên súng có ghi rõ cách bắn. Tuy nhiên cho đến thời vua Tự Đức, súng vẫn chưa một lần sử dụng để bảo vệ Hoàng Thành, mà chỉ dùng để bắn các phát súng lệnh ở Kinh Đô khi liễn ra xá lễ cung đình như mừng Khánh Thọ vua, lễ, Tết hay Tế đàn Nam Giao... Cửu Vị Thần Công được trang trí rất đẹp, có thếp vàng trên súng. Người ta chạm một con rồng đang đè lên một con rồng khác buộc nó phải chạy trốn. Ngày xưa súng được đặt ở Tả Xưởng Tướng Quân (bên trái Ngọ Môn), chứ không phải đặt chia ra hai bên như hiện nay.
      Xung quanh Cửu Vị Thần Công có nhiều câu chuyện huyền thoại. Ngày xưa, người dân kinh đô Huế ai đi qua trước súng phải ngả nón cúi chào như chào một vị Thần, vì súng có '"uy dũng ngang với thần linh''. Chuyện kể rằng có đứa trẻ tò mò, trèo lên xem miệng nòng súng bị súng nuốt mất tăm! Ngày trước nơi đặt súng người ta lập bàn thờ sang trọng để thờ Thần Súng. Nhà vua phải cấp tiền để cúng thần súng. Lễ cúng diễn ra tại Đại Nội trong phòng của Hộ vệ vào các ngày mùng Một và Rằm hàng tháng, có đặt bài vị Thần Công. Ở Kinh Đô xưa truyền tụng rằng, có người mắc bệnh nan y, thuốc khắp không khỏi, phải tìm thầy cúng Cửu Vị Thần Công mới lành (!?) . Tương truyền, cửu vị có thể hòa giải cho các gia đình ly hôn, phù hộ cho các nhà an khang, thịnh vượng. Tạp chí B.A.V.H (Những người bạn Cố đô Huế, bản dịch tiếng Việt của NXB Thuận Hóa, 1997) chép rằng, vua Tự Đức một hôm định đưa Cửu Vị Thần Công ra chiến trường. Quan quân cột ngựa rất mạnh để kéo nhưng súng không hề nhúc nhích. Vua nổi giận viết bức thư với lời lẽ kiên quyết, cho quan triều đem đọc trước súng Thần Công: "Nếu Ngài không chịu tham chiến thì đích thân Trẫm sẽ đến phạt trượng và Ngài sẽ mất hết chức tước...". Sau khi tuyên đọc thư Hoàng Thượng, tự nhiên ngựa kéo súng đi rất nhẹ nhàng. Có nhà thơ dân gian đã viết thơ về Cửu Vị Thần Công: "Hỡi Thần Công, lẽ nào  Ngài chịu để đánh bại dễ dàng? Không! Ngài chỉ ngủ dưỡng sức để thức dậy biểu dương sức mạnh". Chuyện là thế nhưng  thật ra dưới triều Tự Đức cũng có đúc 9 khẩu súng Thần Công khác giống với Cửu Vị Thần Công nhưng nhỏ hơn một chút đặt ở bên phải Ngọ Môn. 9 khẩu súng này được "điều" vào tham chiến ở Gia Định, Sơn Trà (Đà Nẵng), Thuận An (Huế). Còn các khẩu đúc thời Gia Long vẫn đặt ở chỗ cũ Tả Xưởng Tướng  Quân cho đến ngày nay.
      Cửu Vị Thần Công đến nay vẫn uy nghi trước Kỳ Đài Cố đô Huế, thu hút khách du lịch, đồng thời là chứng tích lịch sử một thời, là những hiện vật tượng trưng cho tài nghệ đúc đồng của người Việt Nam đầu thế kỷ XIX.
      Ngô Minh
      CADN

      Cửu Đỉnh (nhà Nguyễn)

      Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
      Tọa độ: 16°28′01″B 107°34′34″Đ
      Cửu Đỉnh
      Cửu Đỉnh triều Nguyễn
      Cửu Đỉnh triều Nguyễn
      Blue pog.svg
      Cửu Đỉnh
      Vị trí địa lý
      Vị trí Hoàng thành Huế
      Lịch sử
      Xây dựng 1835
      Tình trạng Đang trưng bày
      Chức năng
      Chức năng Bảo vật
      Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn (tiếng Hán: 阮朝九鼎) là chín cái đỉnh bằng đồng, đặt ở trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế. Cửu Đỉnh được vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào mùa đông năm 1835 và khánh thành vào ngày 1 tháng 3 năm 1837.
      Lấy ý tưởng từ Cửu đỉnh của nhà HạTrung Quốc, vua Minh Mạng ban chỉ dụ cho Nội các vào tháng 10 âm lịch năm Ất Mùi (1835), ra lệnh cho Nội các cùng bộ Công đôn đốc công việc đúc Cửu Đỉnh. Tháng 5 âm lịch năm Bính Thân (1836), phần thô của chín đỉnh đúc xong. Nhưng phải mất gần 8 tháng sau, Cửu Đỉnh mới được chính thức hoàn thành. Buổi đại lễ diễn ra vào ngày 1 tháng 3 năm 1837 để đặt đỉnh ở sân Thế Miếu dưới sự chủ trì của vua Minh Mạng. Trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương rồi chiến tranh Việt Nam, theo đó là suy thoái của thời kỳ bao cấp (1945 - 1981), Cửu Đỉnh vẫn không dời chuyển và còn nguyên vẹn tới ngày nay.
      Cửu Đỉnh gồm chín cái đỉnh đồng, mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một thuỵ hiệu của mỗi vị hoàng đế triều Nguyễn. Trên mỗi đỉnh, người ta đều chạm khắc 17 bức họa tiết và 1 bức họa thư, gồm các chủ đề về vũ trụ, núi sông, chim thú, sản vật, vũ khí,...tập hợp thành bức tranh toàn cảnh của đất nước Việt Nam thống nhất thời nhà Nguyễn.

      Quá trình thiết kế và đúc đỉnh

      Khởi công

      Đỉnh là thứ trọng khí được đúc bằng kim loại, thường có hai quai (tai) và ba chân,  nguyên nghĩa là đồ để nấu ăn thời xa xưa. Nhưng đỉnh cũng là tượng pháp để tượng trưng cho quyền lực thống trị của nhà nước quân chủ
      Trước thời vua Nguyễn Thánh Tổ, các chúa và vua nhà Nguyễn đã cho đúc nhiều vạc đồng để xác định quyền uy của triều đại. Đỉnh kì thực chính là vạc nhưng mặt khác, đỉnh có ý nghĩa thiêng liêng tôn kính hơn . Theo quan niệm Dịch học, quẻ Đỉnh (鼎卦) gồm quẻ Ly (離卦) ở trên và quẻ Tốn (巽卦) ở dưới, mà tự quẻ Ly đã có đức thông minh, sáng suốt, quẻ Tốn có đức vui, thuận. Vậy quẻ Đỉnh có đủ đức sáng suốt, vui thuận, đắc trung, cương nhu ứng viện nhau để làm việc đời, hanh thông, rất tốt.[1] Do đó theo truyền thuyết, khi Hạ Vũ trị thủy, chia chín châu, đúc cửu đỉnh đặt ở kinh đô nhà Hạ. Thành Thang diệt Hạ Kiệt, lấy cửu đỉnh của nhà Hạ mang về kinh đô nhà Thương. Chu Vũ Vương diệt Trụ Vương, lại dời cửu đỉnh về Lạc Ấp. Với ý nghĩa ấy của cửu đỉnh, tháng 10 âm lịch năm 1835, vua Minh Mạng xuống dụ chỉ cho Nội các, sai đúc cửu đỉnh riêng cho triều đại của mình, triều Nguyễn. Dụ chỉ như sau:
      Nhà vua phái hai viên quan khoa đạo và hai viên quản vệ đôn đốc tiến hành công việc, quan lại ở bộ Công cũng phải thường xuyên xem xét.

      Thiết kế và chế tạo

      Sử sách không ghi rõ về quá trình thiết kế, vẽ kiểu Cửu Đỉnh nên rất khó để xác định xem hình dáng của Cửu Đỉnh bây giờ có phải được giữ nguyên như thiết kế ban đầu hay đã bị sửa đổi trong quá trình chế tạo. Nhìn chung, cả chín chiếc đỉnh đều có dáng chung giống nhau: bầu tròn, cổ thắt, miệng loe, trên miệng có hai quai, dưới bầu có ba chân  Ở phần cổ đỉnh, bên phải ghi năm đúc đều là "Minh Mạng thập lục niên Ất Mùi" tức là năm 1835. Nhưng mỗi đỉnh cũng có nét riêng. Cũng là quai đỉnh hình chữ U úp, nhưng góc đáy của nó ở các Cao đỉnh, Nhân đỉnh, Dụ đỉnh và Huyền đỉnh thì vuông góc, còn ở các đỉnh khác lại uốn cong. Mặt quai thì tùy đỉnh mà bện thừng, cong vỏ măng, cong lòng máng, phẳng bẹt hay có gờ, triện hoặc để trơn. Phần lớn cổ các đỉnh có hình lòng máng, nhưng ở Cao đỉnh, Dụ đỉnh lại để thẳng. Vành miệng của Thuần đỉnh, Dụ đỉnh và Huyền đỉnh đều cong nửa vỏ măng, còn ở các đỉnh khác thì thẳng đứng với gờ vuông. Vai nhiều đỉnh có gờ đơn hoặc gờ kép, nhưng một số đỉnh để trơn. Đáy bầu đỉnh phần lớn cong một phần của khối cầu, nhưng ở một số đỉnh khác lại bằng và hơi lõm lên. Chỉ có chân Dụ đỉnh là được tạo đáy thẳng hơi chếch, còn ở các đỉnh khác đều công dạng chân quỳ . Các mảng hình được chạm trên bàu của đỉnh, mỗi đỉnh có 18 mảng hình. .
      Hình vẽ Cửu Đỉnh triều Nguyễn trên tập san Bulletin des amis du vieux Hué (BAVH, tạm dịch: "Những người bạn của Cố đô Huế") năm 1914
      Nguyên liệu đúc Cửu Đỉnh do triều đình cung cấp, gồm hai nguyên liệu chính là đồng và kẽm, có thể thêm chì, thiếc… lấy từ trong kho hoặc các phế khí hay những vật phẩm bằng đồng không cần dùng nữa . Tổng khối lượng đồng để đúc chín đỉnh là 22473 kg  nhưng cũng có tài liệu ghi số liệu là 22088 kg
      Chín đỉnh đồng trước sân Hiển Lâm Các
      Cao đỉnh và Thế Miếu
      Quá trình chế tạo Cửu Đỉnh gồm nhiều khâu, cơ bản là các công đoạn kỹ thuật như làm khuôn, nấu đồng và đúc đỉnh
      • Khuôn đúc: được làm bằng đất sét dẻo và giấy gió ở phần mặt khuôn giáp hiện vật, và đất sét trộn trấu luyện kỹ ở xưởng khuôn. Cửu Đỉnh có khối hình lớn, phức tạp, cần độ bền vững tuyệt đối nên phải đúc liền khối. Do dáng hình của mẫu vật và sự phức tạp của các hình trang trí, nên đỉnh cần phải ghép nhiều mảnh khuôn, khi đúc xong phá bỏ để lấy hiện vật 
      • Nấu đồng: Hợp kim đồng đã được pha chế theo đúng tỷ lệ cần thiết, được bỏ cùng với than vào hệ thống cơi ống đã được nung đỏ. Nhờ các luồng gió được thổi liên tục từ lò bễ qua ống máng làm than cháy đổ và do đó hợp kim đồng chả ra rơi xuống nồi cơi, tiếp tục đổ hợp kim đồng đã hơ nóng vào cho đến khi lượng đồng trong các lò đủ đúc một đỉnh, thì thợ đúc dùng que dắt hơ nóng quấy đều nước đồng ở mỗi nồi cơi cho cặn bã nổi lên dể dùng muỗm múc bỏ đi. Để đúc mỗi chiếc đỉnh, người ta cần phải có đến 60 lò nấu đồng, mỗi lò chỉ nấu được từ 30–40 kg đồng .
      • Đúc đỉnh: Nồi cơi được đậy lại bằng vung đất trấu rấm ướt, khiêng đến hố khuôn đúc, đổ đồng vào các chậu rót. Do đồng chả khắp khuôn là đông ngay, nên khi đúc phải đổ liên tục, hết nồi nước cơi đồng này sang nồi nước cơi đồng khác cho đến khi đầy mỗi đỉnh. Khi khuôn đỉnh được rót đầy hợp kim đồng rồi phải giữ yên cho đến khi nguội mới được lấy lên khỏi hó, và tháo khuôn ra để lấy đỉnh. Phần quai được đúc riêng rồi hàn gắn vào miệng đỉnh .
      Cửu Đỉnh đúc xong vào tháng 5 âm lịch năm 1836. Vua Minh Mạng xuống lệnh chọn thợ khéo chạm khắc các hình trang trí chạm nổi vào mỗi đỉnh. Nhân đó, nhà vua thưởng cho người Đốc biện và binh lính trông coi một tháng tiền lương, thợ và người làm thưởng chung cho 300 quan tiền. Đồng thời, vua cũng sai bộ Lễ sắm sửa lễ vật tạ ơn thần linh giúp đỡ cho việc đúc Cửu Đỉnh được thành công . Tuy vậy, công việc gắn hình chạm nổi mất khá nhiều thời gian. Việc gì đến cũng phải đến, 8 tháng sau, vào mùa xuân năm 1837, Cửu Đỉnh chính thức hoàn thành.

      Khánh thành

      Đại lễ khánh thành và đặt Cửu Đỉnh diễn ra vào ngày 1 tháng 3 năm 1837 tức ngày quý mão tháng giêng âm lịch năm Đinh Dậu, niên hiệu Minh Mạng thứ 18. Đích thân hoàng đế Minh Mạng đứng ra chủ trì buổi lễ. Chín chiếc đỉnh lần lượt được đặt ở sân của Thế Miếu, sát với Hiển Lâm Các, dưới chân mỗi đỉnh đều kê bằng tảng đá.
      Bắt đầu buổi lễ, nhà vua cùng quần thần đến miếu tế cáo. Lễ xong, nhà vua dụ bảo các quan rằng:
      .
      Ngày hôm sau, vua Minh Mạng thiết triều ở điện Thái Hòa, quần thần đều cúi lạy chúc mừng. Nhà vua ban yến cho các quan văn võ từ ngũ phẩm trở lên, đồng thời xuống lệnh thưởng hậu cho các viên giám tu, đốc biện và các thợ đúc Cửu Đỉnh. Quan lại trấn thủ ở các tỉnh đều dâng biểu chúc mừng 
      Trải qua hơn 170 năm biến động, Cửu Đỉnh vẫn không hề thay đổi vị trí, còn lại nguyên vẹn cho tới ngày nay.

      Vị trí và đặc điểm hình thể

      Vị trí

      Cửu Đỉnh đặt ở trước Hiển Lâm Các theo một hàng ngang, đối diện với Thế Miếu, phía nam hoàng thành Huế. Cao đỉnh được đặt ở trên đường thần đạo chạy từ Miếu Môn qua Hiển Lâm Các đến gian giữa của Thế Miếu - nơi đặt án và khám thờ vua Nguyễn Thế Tổ. Cao đỉnh kê ở chính giữa trong số Cửu Đỉnh và là đỉnh duy nhất được nhích về phía trước 3 mét với hàm ý tôn vinh vị vua sáng lập triều đại.
      Lấy Cao đỉnh làm chuẩn, bên trái lần lượt là Nhân đỉnh, Anh đỉnh, Thuần đỉnh, Dụ đình; bên phải lần lượt là Chương đỉnh, Nghị đỉnh, Tuyên đỉnh, Huyền đỉnh. Nhân đỉnh đối diện với án thờ vua Nguyễn Thánh Tổ, Chương đỉnh dối diện với án thờ vua Nguyễn Hiến Tổ, Anh đỉnh đối diện với án thờ vua Nguyễn Dực Tông, Nghị đỉnh đối diện với án thờ vua Nguyễn Giản Tông, Thuần đỉnh đối diện với án thờ vua Nguyễn Cảnh Tông, Tuyên đỉnh đối diện với án thờ vua Nguyễn Hoằng Tông, Dụ đỉnh đối diện với án thờ vua Hàm Nghi, Huyền đỉnh đối diện với án thờ vua Duy Tân.

      Đặc điểm hình thể

      Tên đỉnh Khối lượng (cân Việt Nam) Khối lượng (kg) Chiều cao toàn bộ (mét) Chiều cao đến miệng (mét) Chiều cao chân (mét) Chiều cao quai Chu vi thân bầu (mét) Chu vi cổ (mét) Chu vi miệng (mét) Đường kính miệng (mét) Chiều rộng quai (mét)
      Cao đỉnh 4307 cân 2601,4 2,5 2,02 1,05 0,48 5,07 3,01 4,275 1,38 0,48
      Nhân đỉnh 4160 cân 2152,6 2,31 1,84 0,87 0,42 5,04 3,19 4,285 1,365 0,56
      Chương đỉnh 3472 cân 2079 2,27 1,86 0,95 0,41 5,035 3,51 4,245 1,35 0,5
      Anh đỉnh 4261 cân 2595,7 2,25 1,83 0,94 0,42 5,055 3,54 4,28 1,37 0,51
      Nghị đỉnh 4206 cân 2595,7 2,31 1,9 0,89 0,41 5,08 3,53 4,28 1,37 0,54
      Thuần đỉnh 3229 cân 1950,3 2,325 1,9 0,85 0,425 5,047 3,52 4,26 1,365 0,51
      Tuyên đỉnh 3421 cân 2066,4 2,35 1,91 0,93 0,54 5,06 3,52 4,28 1,37 0,61
      Dụ đỉnh 3341 cân 2017,9 2,337 1,91 0,96 0,427 5,1 3,61 4,325 1,38 0,44
      Huyền đỉnh 3200 cân 1935 2,31 1,9 0,95 0,41 5,05 3,57 4,43 1,9
      Nguồn: Trang điện tử Huế - Xưa và Nay thuộc chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế 

      Những bức họa tiết chạm nổi trên Cửu Đỉnh

      Tháng 10 âm lịch năm 1835, khi ban chỉ dụ sai đúc Cửu Đỉnh, vua Minh Mạng cũng căn dặn bộ Công rằng:
      Tổng cộng có 162 tấm họa tiết chạm nổi tinh xảo trên bàu của tất cả 9 chiếc đỉnh, mỗi đỉnh gồm 18 tấm, chia làm ba tầng, mỗi tầng có sáu hình xen kẽ với 6 mảng trống, trong đó tầng trên và tầng dưới bố trí lệch đi một khoảng so với tầng giữa  Mảng hình chính ở mặt trước thuộc tầng giữa được khắc tên đỉnh với lối chữ chân phương, từng nét mạch lạc, khối chữ vuông vức. Có thể thống kê các hình chạm nổi trên Cửu Đỉnh như sau:
      Có thể thấy, các hình chạm nổi trên Cửu Đỉnh được sắp xếp theo trật tự trang trí chặt chẽ. Nhìn chung tầng giữa tập trung những hình quan trọng nhất: lấy tên đỉnh làm nội dung trang trí chính, đối lại phía sau là các mô hình thể hiện vũ trụ như các tinh cầu hay các biểu tượng thiên nhiên mạnh mẽ và thần bí, hai bên trên đỉnh là hình các núi cao hùng vĩ, trập trùng và đối lại bên kia là biển cả mênh mông hay cửa sông rộng mở, rồi tiếp theo cả hai bên là những con sông lớn của Việt Nam 
      Tầng trên và tầng dưới không có hình ở hai phía trước và sau, mà dàn sang hai bên nhưng vẫn mang tính đăng đối. Ở tầng trên, thứ tự từ trước ra sau là những cây to quý (riêng ở Cao đỉnh thay bằng hình rồng, ở Anh đỉnh là ve sầu và ở Tuyên đỉnh là tổ yến) đối xứng với những cây ăn quả lưu niên. Tiếp theo là hình những con chim đẹp, quý hiếm (riêng ở Nghị đỉnh thay bằng hình con sâu dừa) đối xứng với cây lương thực. Cuối cùng là những loài hoa đăng đối với ngũ cốc.
      Tầng dưới đăng đối hai nửa từ trước ra sau là cặp đôi gồm những cây gỗ lớn và cây gia vị với loài thủy hải sản và cây quý (riêng ở Nghị đỉnh thay bằng cặp chim uyên ương). Tiếp đến là những loài hải vật nhỏ đăng đối với thuyền , xe cộ (riêng ở Anh đỉnh thay bằng lá cờ). Sau cùng là các linh thú đăng đối với các kiểu vũ khí chiến trận 
      Hiển Lâm các và Cửu Đỉnh triều Nguyễn trước sân Thế Miếu (tranh của BAVH 1914)
      Nghệ nhân khi thể hiện hình chạm trên Cửu đỉnh đã không phụ thuộc vào trạng thái tự nhiên của vật thể, cũng như tỷ lệ kích thước của chúng, mà họ sáng tạo bằng sự sắp xếp lại cho vừa một mảng diện tích tương đương nhau trên bàu của đỉnh. Vì thế có những vật thể thu nhỏ nhiều, nhưng lại có những vật thể thu lại không đáng kể; có hình rất khái quát, nhưng lại có hình khá chi tiết, hình nào cũng được nhìn rất động với những chi tiết đặc thù  Có thể xem 162 hình chạm khắc trên Cửu Đỉnh như một bộ "Dư địa chí,"  bộ bách khoa thư về nước Việt Nam đầu thế kỷ 19 bằng phương pháp tạo hình; tuy không đầy đủ nhưng điển hình, đúng như yêu cầu của vua Minh Mạng: "Nay đúc đỉnh, khắc các hình tượng sông, núi và mọi vật cũng không cần phải khắc đủ cả, duy phải khắc rõ tên, hiệu và xứ sở để tiện nhận xét".
      Họa tiết chim hạc trên Anh đỉnh

      Ý nghĩa và giá trị của Cửu Đỉnh

      Ý nghĩa

      Với chức năng là trọng khí đặt ở trước sân tông miếu của nhà Nguyễn, là báu vật tượng trưng cho đế nghiệp muôn năm vững bền của triều Nguyễn, tên gọi của mỗi đỉnh đang mang hàm ý của Minh Mạng: là thụy hiệu của các vua triều Nguyễn. Chẳng hạn như Cao đỉnh chính là thụy hiệu của Nguyễn Thế Tổ Cao hoàng đế, Nhân đỉnh là thụy hiệu của chính vua Minh Mạng, Chương đỉnh là thụy hiệu của vua Thiệu Trị, Anh đỉnh là thụy hiệu của vua Tự Đức, Nghị đỉnh là thụy hiệu vua Kiến Phúc, Thuần đình là thụy hiệu của vua Đồng Khánh, Tuyên đỉnh là thụy hiệu của vua Khải Định. Tất nhiên các vua Dục Đức, Hiệp Hòa bị Tôn Thất Thuyết phế truất và giết chết; vua Hàm Nghi lãnh đạo phong trào Cần Vương chống Pháp; hai cha con vua Thành Thái, Duy Tân bị người Pháp phế truất và lưu đày; vua Bảo Đại thoái vị...đều không được đặt tên miếu hiệu và thụy hiệu. Do đó, tên của Dụ đỉnh và Huyền đỉnh không trở thành thụy hiệu của bất kì vị vua nào triều Nguyễn.
      Cửu Đỉnh gắn liền với con số 9, một con số thiêng liêng theo quan niệm phương Đông, tượng trưng cho Trời, cho sự hoàn thiện tuyệt đối, cho quyền uy và sức mạnh của người đứng đầu thiên hạ . Dễ hiểu tại sao số 9 là tư tưởng chủ đạo vua Minh Mạng trong việc đúc Cửu Đỉnh cho triều đại mình: tất cả các loại cảnh vật đều được chọn lọc và sắp xếp theo số 9. 9 vì tinh tú và hiện tượng thiên nhiên trong vũ trụ là Mặt Trời, Mặt Trăng, Gió, Sét, Mây, Mưa, Ngũ tinh, Bắc Đẩu, Nam Đẩu; 9 ngọn núi lớn là Thiên Tôn, Ngự Bình, Thương Sơn, Hồng Lĩnh, Tản Viên, Duệ Sơn, Đại Lãnh, Hải Vân, Đèo Ngang; 9 sông lớn là Bến Nghé, sông Hương, sông Gianh, sông Mã, sông Lô, Bạch Đằng, Thạch Hãn, sông Lam, sông Hồng; 9 con sông đào và sông khác là kênh Vĩnh Tế, sông Vĩnh Điện, sông Lợi Nông, sông Vệ, sông Phổ Lợi, sông Thao, sông Cửu An, sông Ngân Hà. Rồi 9 loài chim, 9 loài cây lương thực, 9 loại rau củ, 9 loài hoa, 9 loại cây lấy quả, 9 loại dược liệu quý, 9 loại cây thân gỗ, 9 loại vũ khí chiến trận, 9 loại thuyền bè, xe cộ, cờ. Tất cả những số 9 ấy hòa quyện với nhau tạo nên một bức tranh thiên nhiên sông núi đất trời Việt Nam hoành tráng 
      Họa tiết Hải Vân quan chạm nổi trên Dụ đỉnh
      Con số 9 cũng kết thúc một vòng lịch đại đầy đủ, tương ứng với cửu tộc . Khởi đầu từ CAO tức thế hệ khai sáng và kết thúc ở HUYỀN là thế hệ sau cùng, khép kín một chu kỳ để đi vào cõi vĩnh hằng . Từ CAO đến HUYỀN trong hệ thống thế thứ lịch đại, mỗi thế hệ tượng trưng cho một đức tính tốt: CAO, tức người khởi dựng, tượng trưng cho sự vĩ đại, NHÂN là lòng tốt, tượng trưng đức, CHƯƠNG là sự gương mẫu, là ánh sáng, ANH là tài giỏi vinh hạnh, hiển đạt, NGHỊ là ý chí kiên cường, cương nghị, THUẦN là sự hoàn thiện, phong phú, TUYÊN là sự hài hòa, tinh thông, DỤ là nền tảng sự thịnh vượng và HUYỀN ứng với nơi sâu thẳm .
      Chính vì thế, con số 9 ở đây là số nhiều, đầy đủ nhất đến mức hoàn tất, để rồi sang con số 10 sẽ trở lại từ đầu theo một chu kỳ mới . Qua đó, Minh Mạng thể hiện ước muốn trường tồn của quốc gia Đại Nam và uy quyền của triều Nguyễn mãi vững bền đến nhiều đời con cháu ông sau này . Nhưng chỉ đến đời Bảo Đại - người cháu 6 đời của Minh Mạng, nhà Nguyễn đã chính thức sụp đổ, kéo theo sự cáo chung của nền quân chủ Việt Nam.

      Giá trị

      Cửu Đỉnh có thể coi là một cuộc triển lãm những tác phẩm mỹ thuật rất tinh tế của những nghệ nhân tài hoa, là biểu tượng cho sự giàu đẹp, thống nhất của đất nước Đại Nam và ước mơ triều đại mãi vững bền, hùng mạnh. Tất cả 162 mảng hình trên Cửu Đỉnh là 162 bức chạm độc lập, hoàn chỉnh, là sự kết hợp điêu luyện giữa nghệ thuật đúc và chạm nổi đồ đồng của Việt Nam, giữa văn hoá dân gian và văn hoá bác học, là bách khoa thư về cuộc sống con người Việt Nam hồi nửa đầu thế kỉ 19.
      Cửu Đỉnh là di sản văn hóa quý hiếm, có giá trị nhiều mặt của văn hóa Huế nói riêng, Việt Nam nói chung.
      Xem tiếp...