CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 50
(ĐC sưu tầm trên NET)
Ví dụ: khi chúng ta nhìn một vật gì đó chỉ trong vòng 1 giây và có thể nhớ được nó trông như thế nào. Kích thích được nhận biết bởi các giác quan có thể bị bỏ qua một cách có chủ đích, trong những trường hợp đó, chúng sẽ biến mất ngay lập tức. Điều này không đòi hỏi sự nhận thức hay chú ý, và được xem như hoàn toàn nằm ngoài kiểm soát. Bộ não được thiết kế để có thể chỉ xử lý thông tin có ích về sau, và cho phép não nghỉ ngơi hoàn toàn, bỏ qua tất cả mọi thứ đang diễn ra. Còn khi thông tin được nhận thức, nó sẽ được lưu lại trong vùng nhớ tạm thời một cách tự động. Khác với những loại trí nhớ khác, trí nhớ tạm thời không thể được kéo dài bằng cách luyện tập. Tuy nhiên, đây là bước cần thiết để lưu giữ thông tin vào vùng trí nhớ ngắn hạn.
Thông tin được đưa từ trí nhớ tạm thời sang trí nhớ ngắn hạn qua quá trình chú ý (quá trình nhận thức có chọn lọc, tập trung vào 1 khía cạnh nào đó và bỏ qua tất cả những điều còn lại), quá trình này chọn lọc hiệu quả các kích thích chúng ta muốn ghi nhớ.
Một ví dụ khác về hoạt động của trí nhớ ngắn hạn là nó có thể giữ một thông tin tạm thời để làm việc (ví dụ: thông dịch viên phải vừa nhớ thông tin bằng 1 ngôn ngữ và dịch nó ra thành một ngôn ngữ khác).
Tuy nhiên, thông tin này sẽ nhanh chóng biến mất trừ khi chúng ta cố gắng lưu giữ lại một cách có ý thức. Trí nhớ ngắn hạn là bước cần thiết đi đến giai đoạn tiếp theo, trí nhớ dài hạn. Sự chuyển thông tin đến vùng trí nhớ dài hạn để nhớ được lâu hơn có thể được kích hoạt và cải thiện bằng cách lặp lại thông tin đó, hoặc hiệu quả hơn nữa, bằng cách gắn thông tin đó với một ý nghĩa hoặc những kiến thức có sẵn. Động lực cũng là một điều quan trọng, khi thông tin liên quan đến một điều quan trọng của chúng ta, nó sẽ dễ được lưu vào bộ nhớ dài hạn hơn.
Thuật ngữ "trí nhớ làm việc" (working memory) thường được dùng như trí nhớ ngắn hạn, mặc dù về mặt kỹ thuật, trí nhớ làm việc thường ám chỉ toàn bộ cấu trúc và quá trình được sử dụng cho bộ nhớ tạm thời và xử lý thông tin. Trong đó, trí nhớ ngắn hạn chỉ là một yếu tố. "Trí nhớ làm việc" (Working memory) được định nghĩa như sau: Trí nhớ làm việc là một hệ thống chứa đựng giới hạn dành cho việc lưu trữ tạm thời và điều khiển thông tin dành cho những nhiệm vụ phức tạp như hiểu, học và lập luận (Baddeley, 2000)
Trí nhớ ngắn hạn có thể trở thành trí nhớ dài hạn qua quá trình hợp nhất, gồm việc nhắc lại nhiều lần và kết hợp với ý nghĩa. Không giống như trí nhớ ngắn hạn (chủ yếu dựa vào âm thanh, ít hình ảnh để lưu trữ thông tin), trí nhớ dài hạn mã hóa thông tin để lưu trữ (dựa trên ý nghĩa và sự liên tưởng). Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy rằng bộ nhớ dài hạn cũng được mã hóa bằng âm thanh.
Trí nhớ dài hạn có hai dạng chính: trí nhớ bạn có thể tường thuật lại (ví dụ: bạn nhớ được thủ đô của Việt Nam là Hà Nội, hay bạn nhớ được những sự kiện đã từng xảy ra…) và trí nhớ tiềm ẩn (như khả năng chơi piano, chơi golf…).
Việc bộ não đánh mất thông tin diễn ra như minh họa ở biểu đồ. Thông
tin được nạp vào bộ nhớ con người và sẽ mất dần theo thời gian với một
tốc độ rất nhanh. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta cần ôn lại thông
tin cần nhớ để củng cố trí nhớ và biến trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ
dài hạn. Những thông tin càng phức tạp thì con người càng phải ôn lại
trong thời gian cách quảng ngắn hơn. Chẳng hạn như ôn lại sau một tiếng,
hai tiếng, bốn tiếng, một ngày, v.v. Nhắc lại thông tin càng nhiều lần,
thông tin càng trở nên khó quên và tốc độ quên sẽ giảm đến mức thấp
nhất hoặc không bao giờ quên. Biểu đồ mô tả sau những lần ôn lại thông
tin, đường quên dần trở nên ít dốc dơn. Điều này có nghĩa là tốc độ quên
thông tin đó của bộ não chậm dần và gần như không thay đổi sau hơn 4
lần ôn tập. Đương nhiên, nếu thông tin khó hiểu và phức tạp hơn thì
chúng ta cần ôn nhiều lần hơn.
Nguyên tắc căn bản giúp con người tăng cường trí nhớ là mã hóa những chủ thể khó nhớ (ví dụ như số điện thoại, tên người, công thức toán) thành những chủ thể dễ nhớ đối với não người (ví dụ như hình ảnh, địa điểm, cảm xúc).
Ví dụ: để nhớ ngày tháng năm sinh của Albert Einstein là 14 - 3 - 1879, ta dùng bộ mã số sang chữ sau đây
0 =
1 = M (vì 1 viết là "Một")
2 =
3 = B (vì 3 viết là "Ba")
4 = F, P, Ph (vì 4 trong tiếng Anh là "Four")
5 =
6 =
7 = V, R (vì cầu thủ "Ronaldo" mang số "7" trong thi đấu)
8 = T, Th, Tr (vì 8 viết là "Tám")
9 = C, Ch (vì 9 viết là "Chín")
Các bước thực hiện:
Trí nhớ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trí nhớ là một khả năng của các sinh vật sinh sống có thể lưu giữ những thông tin quan trọng để sử dụng khi cần.
Phân loại
Có ba loại trí nhớ:- Trí nhớ giác quan (sensory memory)
- Trí nhớ ngắn hạn (short-term memory)
- Trí nhớ dài hạn (long-term memory)
Trí nhớ giác quan
Vùng ghi nhớ tạm thời là dạng ngắn nhất của trí nhớ. Vùng ghi nhớ này có thể lưu giữ thông tin tạm thời sau khi nhân tố kích thích kết thúc. Nó hoạt động như một tầng đệm để thu nhận kích thích từ 5 giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác và xúc giác. Thông tin được thu nhận chính xác nhưng trong khoảng thời gian cực ngắn.Ví dụ: khi chúng ta nhìn một vật gì đó chỉ trong vòng 1 giây và có thể nhớ được nó trông như thế nào. Kích thích được nhận biết bởi các giác quan có thể bị bỏ qua một cách có chủ đích, trong những trường hợp đó, chúng sẽ biến mất ngay lập tức. Điều này không đòi hỏi sự nhận thức hay chú ý, và được xem như hoàn toàn nằm ngoài kiểm soát. Bộ não được thiết kế để có thể chỉ xử lý thông tin có ích về sau, và cho phép não nghỉ ngơi hoàn toàn, bỏ qua tất cả mọi thứ đang diễn ra. Còn khi thông tin được nhận thức, nó sẽ được lưu lại trong vùng nhớ tạm thời một cách tự động. Khác với những loại trí nhớ khác, trí nhớ tạm thời không thể được kéo dài bằng cách luyện tập. Tuy nhiên, đây là bước cần thiết để lưu giữ thông tin vào vùng trí nhớ ngắn hạn.
Thông tin được đưa từ trí nhớ tạm thời sang trí nhớ ngắn hạn qua quá trình chú ý (quá trình nhận thức có chọn lọc, tập trung vào 1 khía cạnh nào đó và bỏ qua tất cả những điều còn lại), quá trình này chọn lọc hiệu quả các kích thích chúng ta muốn ghi nhớ.
Trí nhớ ngắn hạn
Trí nhớ ngắn hạn hoạt động như "một xấp giấy rời" dùng để nhớ lại tạm thời thông tin đã được xử lý. Nó có khả năng nhớ và xử lý thông tin cùng một lúc. Trí nhớ ngắn hạn có thể lưu giữ một lượng thông tin nhỏ (từ 5 đến 9 thông tin) Tuy nhiên, khả năng nhớ thông tin có thể được tăng cường thông qua một quá trình gọi là chunking (tạm dịch là "tập luyện" trí nhớ. trong tâm trí ở tình trạng hoạt động, sẵn sàng có thể sử dụng trong một thời gian ngắn (thường khoảng từ 10 đến 15 giây, đôi khi có thể lên đến 1 phút). Ví dụ, để hiểu được một câu, phần mở đầu của câu cần được lưu giữ trong đầu, và phần còn lại của câu cần được tiếp tục đọc, đây là việc được thực hiện bởi trí nhớ ngắn hạn.Một ví dụ khác về hoạt động của trí nhớ ngắn hạn là nó có thể giữ một thông tin tạm thời để làm việc (ví dụ: thông dịch viên phải vừa nhớ thông tin bằng 1 ngôn ngữ và dịch nó ra thành một ngôn ngữ khác).
Tuy nhiên, thông tin này sẽ nhanh chóng biến mất trừ khi chúng ta cố gắng lưu giữ lại một cách có ý thức. Trí nhớ ngắn hạn là bước cần thiết đi đến giai đoạn tiếp theo, trí nhớ dài hạn. Sự chuyển thông tin đến vùng trí nhớ dài hạn để nhớ được lâu hơn có thể được kích hoạt và cải thiện bằng cách lặp lại thông tin đó, hoặc hiệu quả hơn nữa, bằng cách gắn thông tin đó với một ý nghĩa hoặc những kiến thức có sẵn. Động lực cũng là một điều quan trọng, khi thông tin liên quan đến một điều quan trọng của chúng ta, nó sẽ dễ được lưu vào bộ nhớ dài hạn hơn.
Thuật ngữ "trí nhớ làm việc" (working memory) thường được dùng như trí nhớ ngắn hạn, mặc dù về mặt kỹ thuật, trí nhớ làm việc thường ám chỉ toàn bộ cấu trúc và quá trình được sử dụng cho bộ nhớ tạm thời và xử lý thông tin. Trong đó, trí nhớ ngắn hạn chỉ là một yếu tố. "Trí nhớ làm việc" (Working memory) được định nghĩa như sau: Trí nhớ làm việc là một hệ thống chứa đựng giới hạn dành cho việc lưu trữ tạm thời và điều khiển thông tin dành cho những nhiệm vụ phức tạp như hiểu, học và lập luận (Baddeley, 2000)
Trí nhớ dài hạn
Trí nhớ dài hạn được dùng để lưu trữ thông tin trong thời gian dài. Mặc dù có vẻ chúng ta quên đi mỗi ngày, dường như trí nhớ dài hạn bị mai một rất ít qua thời gian và có thể lưu trữ lượng thông tin không giới hạn trong thời gian vô hạn. Có một số tranh luận về việc chúng ta có thực sự "quên" hoàn toàn hay chúng ta chỉ ngày càng khó khan để truy cập hoặc lấy lại các thông tin lưu trong bộ nhớ.Trí nhớ ngắn hạn có thể trở thành trí nhớ dài hạn qua quá trình hợp nhất, gồm việc nhắc lại nhiều lần và kết hợp với ý nghĩa. Không giống như trí nhớ ngắn hạn (chủ yếu dựa vào âm thanh, ít hình ảnh để lưu trữ thông tin), trí nhớ dài hạn mã hóa thông tin để lưu trữ (dựa trên ý nghĩa và sự liên tưởng). Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy rằng bộ nhớ dài hạn cũng được mã hóa bằng âm thanh.
Trí nhớ dài hạn có hai dạng chính: trí nhớ bạn có thể tường thuật lại (ví dụ: bạn nhớ được thủ đô của Việt Nam là Hà Nội, hay bạn nhớ được những sự kiện đã từng xảy ra…) và trí nhớ tiềm ẩn (như khả năng chơi piano, chơi golf…).
Củng cố trí nhớ dài hạn
Trí nhớ siêu phàm
Nhằm làm tăng khả năng nhớ của bộ não, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra các phương pháp ghi nhớ. Các phương pháp này hiện nay được những người tham gia cuộc thi trí nhớ thế giới sử dụng thuần thục. Bất cứ ai cũng có thể sở hữu trí nhớ gần như hoàn hảo nhờ luyện tập những phương pháp này.Nguyên tắc căn bản giúp con người tăng cường trí nhớ là mã hóa những chủ thể khó nhớ (ví dụ như số điện thoại, tên người, công thức toán) thành những chủ thể dễ nhớ đối với não người (ví dụ như hình ảnh, địa điểm, cảm xúc).
Nhớ số dãy số ngẫu nhiên
Dựa trên những nguyên tắc, để nhớ một dày số tự nhiên ta cần tạo ra một bộ mã dành cho số (mỗi người có thể có bộ mã khác nhau). Sau khi mã hóa những số trong dãy số cần nhớ sang những hình ảnh quen thuộc, bạn cần nghĩ ra một câu chuyện có bối cảnh ở một vị trí mà bạn đã từng đến (như nhà bạn chẳng hạn).Ví dụ: để nhớ ngày tháng năm sinh của Albert Einstein là 14 - 3 - 1879, ta dùng bộ mã số sang chữ sau đây
0 =
1 = M (vì 1 viết là "Một")
2 =
3 = B (vì 3 viết là "Ba")
4 = F, P, Ph (vì 4 trong tiếng Anh là "Four")
5 =
6 =
7 = V, R (vì cầu thủ "Ronaldo" mang số "7" trong thi đấu)
8 = T, Th, Tr (vì 8 viết là "Tám")
9 = C, Ch (vì 9 viết là "Chín")
Các bước thực hiện:
- Từ bộ mã trên, ta chuyển 14 - 3 - 1879 (Albert Eistein)
- Thành dãy mã hóa bằng chữ: M.Ph - B - M.Tr.R.C
- Thành từ có nghĩa: Mời Phở - Ba - Mặt Trái Ronaldo Cristiano
- Thành câu chuyện sử dụng những chữ cái trên: Tôi chuẩn bị bước vào trường tôi (một nơi tôi thuộc nằm lòng) thì gặp thiên tài Albert Einstein đang đứng trước cổng. Tôi cảm thấy vinh dự và vui sướng khi Mời ông ấy đi ăn một bát Phở Hà Nội thơm ngon trước cổng trường. Sau khi ăn xong, cả hai cùng đi vào trường thì gặp Ba tôi (cảm thấy bất ngờ vì ba tôi chưa bao giờ đến trờng), hai người chào hỏi và bắt tay vui vẻ. Tôi và Albert đi vào văn phòng trường thì tôi thấy Mặt Trái của Ronaldo, Cristiano đang trồng cây chuối (vì tên anh bị viết ngược lại thay vì Cristiano Ronaldo) và đưa phần mặt bên trái của anh về phía tôi.
Trí nhớ được lưu trữ và truy xuất như thế nào? |
||||||
Cập nhật lúc 09h37' ngày 18/05
|
||||||
Hiện nay,
tất cả những gì chúng ta biết về não bộ là một khối chất thần kinh nằm
giữa đôi tai. Khối chất này chứa đựng những hiểu biết về thế giới, về
lịch sử nhân loại, tất cả những kỹ năng mà chúng ta đã học được - từ
việc đi xe đạp cho đến việc thuyết phục một người đang yêu từ bỏ mối
tình của họ. Trí nhớ làm cho mỗi con người là một cá thể duy nhất và tạo ra một dòng chảy liên tục cho cuộc sống của chúng ta. Sự hiểu biết về cách mà ký ức được lưu trữ trong não bộ là một bước quyết định đến quá trình khám phá bản thân con người.
Năm 1957, công bố về ca bệnh thần kinh của bệnh nhân
H.M đã khai sinh một kỷ nguyên mới trong nghiên cứu trí nhớ. Ở tuổi 27
H.M bị phẫu thuật cắt bỏ những khoanh thuỳ thái dương lớn trong một nỗ
lực nhằm chữa trị chứng động kinh mãn tính cho bệnh nhân này. Ca mổ
thành công nhưng sau đó H.M không thể nhớ được những gì đã xảy ra cũng
như những người anh gặp. Trường hợp này đã chứng minh các thuỳ thái dương trung gian (MTL) mà trong đó có chứa các đồi cá ngựa đóng vai trò thiết yếu trong việc hình thành trí nhớ.
Ca bệnh của H.M cũng đưa ra bằng chứng sát thực hơn rằng trí nhớ không
phải là một khối cứng nhắc. Trong 3 ngày liên tục họ giao cho H.M ba bài
tập vẽ tranh dạng “đánh lừa” với ba đề bài giống hệt nhau. Kết
quả là khả năng làm bài của H.M đã tăng lên nhanh chóng và rõ rệt sau
mỗi lần làm bài mặc dù anh không hề có chút ký ức nào về bài tập đã làm
hôm trước. Trường hợp của H.M đã chứng tỏ ghi nhớ “như thế nào” không giống với ghi nhớ “cái gì”.
Từ những thí nghiệm trên động vật và những tiến bộ
trong mô tả não bộ người, các nhà khoa học hiện nay có những hiểu biết
thực nghiệm về các dạng trí nhớ tương ứng với các khu vực trong não bộ.
Tuy vậy các nhà khoa học vẫn chưa lấp đầy đ
Hơn một thế kỷ trước nhà giải phẫu thần kinh vĩ đại người Tây Ban Nha Santiago Ramón y Cajal đã cho rằng việc hình thành trí nhớ cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các neuron thần kinh với nhau.
Tại thời điểm đó người ta vẫn tin rằng các neuron thần kinh không được
sinh ra trong não trưởng thành, do vậy Ramón y Cajal đưa ra một giả định
khá hợp lý rằng phải có những thay đổi xảy ra giữa cac neuron đang tồn
tại. Mãi đến gần đây các nhà khoa học mới có được một vài manh mối để
giải thích hiện tượng này có thể diễn ra như thế nào.
Tuy nhiên, từ thập kỷ 70, nghiên cứu trên các phần riêng biệt của hệ mô thần kinh đã xác định được “chủ nhà”
trong số các phân tử có liên quan đến sự hình thành trí nhớ. Ở nhiều
loài sinh vật khác nhau cùng có rất nhiều các phân tử giống nhau liên
quan đến cả hai dạng trí nhớ tường thuật và trí nhớ không tường thuật.
Điều này là một bằng chứng nói lên rằng các cơ chế phân tử của trí nhớ
có tính bảo thủ trên nhiều đối tượng sinh vật. Cũng từ những nghiên cứu
này, một điều rất quan trọng là dạng trí nhớ ngắn (tính
bằng phút) bao gồm những biến đổi hoá học có tác dụng làm tăng cường sự
chặt chẽ giữa các liên kết đang tồn tại (synapse) của các neuron, trong
khi dạng trí nhớ dài (tính bằng ngày và tuần) cần có sự tổng hợp protein và có thể là cả sự tạo thành các synapse mới.
Trong lúc này các câu hỏi vẫn liên tục xuất hiện. Các
nghiên cứu gần đây đã phát hiện một điều là mô hình vận hành thần kinh
được ghi nhận khi một con vật học một kỹ năng mới được lặp lại khi con
vật này đang ngủ. Liệu điều này có đóng vai trò làm hằn sâu các ký ức? Những nghiên cứu khác lại cho thấy trí nhớ của chúng ta không đáng tin cậy như chúng ta vẫn thường hình dung. Tại sao trí nhớ lại không bền như vậy?
Một gợi ý có thể đến từ những nghiên cứu gần đây đã làm sống lại quan
điểm gây tranh cãi rằng trí nhớ rất dễ bị tổn thương mỗi khi chúng được
tái truy xuất. Sau cùng, vào những năm 1990 người ta ủng hộ mạnh mẽ học
thuyết "không có neuron mới". Theo đó, trong số tất cả các vị
trí, vùng đồi cá ngựa (hippocampus) là vườn ươm ảo của neuron trong suốt
cuộc đời. Làm thế nào các tế bào mới sinh ra tham gia vào việc học tập
và ghi nhớ vẫn còn chưa được giải đáp.
Dương Văn Cường
|
Trí nhớ được tạo thành và tái hiện như thế nào? |
||
Cập nhật lúc 14h44' ngày 19/09
|
||
Trí nhớ được tạo nên từ cái gì? Có một điều chắc chắn đó chính là các tế bào trong não bộ.
Lần đầu tiên các nhà khoa học thuộc đại học UCLA, Viện khoa học Weizman tại Israel đã ghi lại được hoạt động tái hiện trí nhớ của các tế bào não đơn lẻ, từ đó tiết lộ vị trí lưu trữ ký ức cụ thể trong não đồng thời giải thích tại sao não có thể tái hiện ký ức. Công bố trực tuyến trên tờ Science, tiến sĩ Itzhak Fried, tác giả của nghiên cứu kiêm giáo sư khoa giải phẫu thần kinh thuộc đại học UCLA, cùng các cộng sự đã ghi lại hoạt động của hàng trăm nơron thần kinh khác nhau tạo nên trí nhớ trong não bộ của 13 bệnh nhân mắc chức động kinh đang được phẫu thuật điều trị tại Trung tâm y tế UCLA. Các bác sỹ phẫu thuật đặt điện cực trong não bệnh nhân trước khi tiến hành phẫu thuật. Fried cũng đã tận dụng điện cực để ghi lại hoạt động của các nơron khi ký ức đang được hình thành. Bệnh nhân được cho xem một vài đoạn viđeo ngắn, trong đó bao gồm hình ảnh về mốc ranh giới và con người, cùng với những đoạn clip về Jerry Seinfeld, Tom Cruise, nhân vật Homer Simpsons trong bộ phim “Gia đình Simpsons” và các nhân vật khác. Khi bệnh nhân xem, các nhà nghiên cứu đã ghi lại hoạt động của rất nhiều nơron trong vùng mã ngư (hippocampus) và một vùng gần đó được biết đến với cái tên vỏ não nội khứu (entorhinal cortex) có thể phản ứng mạnh mẽ với các đoạn clip nhỏ. Chỉ một vài phút sau khi thực hiện hoạt động xen giữa, bệnh nhân được đề nghị tái hiện bất cứ đoạn clip nào xuất hiện trong đầu họ. Fried cho biết: “Họ không bị ép buộc phải nhớ lại một đoạn clip cụ thể mà họ được tự do lựa chọn, đó là bất cứ đoạn clip nào hiện ra trong đầu họ”.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy những nơron có
phản ứng với một đoạn clip cụ thể trong giai đoạn trước cũg đồng thời
phát sáng một hoặc hai giây trước khi bệnh nhân thuật lại đoạn clip mà
họ nhớ được. Tuy nhiên, các nơron đó không sáng khi các đoạn
clip khác được nhớ lại. Về cơ bản, các nhà nghiên cứu có thể biết được
đoạn clip nào bệnh nhân tái hiện được trước khi bệnh nhân nói ra.
Fried nhấn mạnh rằng các nơron đơn lẻ được ghi lại khi chúng phát sáng, chúng không hoạt động một mình mà chúng là thành phần của một chu trình ký ức lớn hơn nhiều bao gồm hàng trăm ngàn tế bào tham gia vào hoạt động phản ứng với đoạn clip. Theo ông, nghiên cứu này có ý nghĩa rất lớn bởi nó lần đầu tiên khẳng định rằng trí nhớ tự phát nảy sinh qua hoạt động của cùng các nơron phát sáng khi ký ức được tạo thành lần đầu. Đôi khi các nhà khoa học đã nghi ngờ và thiết lập giả thuyết về mối liên hệ giữa việc tái kích hoạt các nơron trong vùng mã ngư và việc tái hiện có ý thức của các kinh nghiệm trong quá khứ, nhưng nghiên cứu này giờ đây đã cung cấp bằng chứng trực tiếp cho sự tồn tại của mối liên hệ đó. Fried cho biết: “Theo đó, việc hồi tưởng lại các kinh nghiệm quá khứ trong trí nhớ của chúng ta chính là việc làm sống lại hoạt động nơron trong quá khứ”. Các tác giả khác của nghiên cứu bao gồm Hagar Gelbard – Sagiv, Michal Haral và Rafael Malach thuộc Viện Weizmann, học giả bậc hậu tiến sĩ Roy Mukamel thuộc đại học UCLA. Nghiên cứu được Viện các chứng rối loạn thần kinh và đột quỵ quốc gia Hoa Kỳ, Quỹ khoa học Israel và Quỹ khoa học Hoa Kỳ - Israel tài trợ. |
10 sự thật gây sốc về bộ não con người |
Cập nhật lúc 16h34' ngày 15/05
|
Là
một trong những cơ quan đáng kinh ngạc nhất trong cơ thể con người,
nhưng bộ não vẫn còn nhiều điều bí ẩn với chúng ta. Cùng tìm hiểu những
“truyền thuyết” liên quan đến nó.
Não có màu xám. Bạn có thể đã nhìn thấy những bộ não có màu trắng, xám hoặc màu vàng và nghĩ rằng não có màu đó. Thực tế não có màu trắng, đen và đỏ. Tuy nhiên, truyền thuyết này cũng có phần đúng vì trên não cũng có những phần có màu xám. Đó thường là những nơi có chứa nhiều loại tế bào, như tế bào thần kinh. Nghe nhạc Mozart khiến não thông minh hơn. Đã từ lâu nhiều người mặc định rằng nghe nhạc Mozart có thể giúp phát triển khả năng nhận thức của trẻ. Nhưng theo một nghiên cứu mới đây do các nhà khoa học thuộc trường đại học California tiến hành, nhạc Mozart không thực sự khiến chúng ta thông minh hơn. Thực tế nó chỉ giúp chúng ta nâng cao khả năng thực hiện một số công việc có tính tạm thời và có liên quan đến không gian. Khi học thêm điều gì mới, bạn có thêm nếp nhăn mới trên não. Khi ở những tuần đầu của thai kỳ, não của chúng ta hầu như không có nếp nhăn. Cùng với sự phát triển của thai, não dần hoàn thiện. Đến tuần thứ 40, não gần như đã định hình. Vì thế não không thể có thêm những nếp nhăn mới khi chúng ta học hỏi thêm những điều mới. Bạn có thể học được từ thông điệp tiềm thức. Thông điệp tiềm thức là từ mà nhà nghiên cứu thị trường James Vicary, người Mỹ đưa ra năm 1957. Nó được gán liền với những hình ảnh hoặc âm thanh, có tác dụng đi sâu vào nhận thức và ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta. Tuy nhiên, những thử nghiệm được tiến hành sau này đã khẳng định rằng thông điệp tiềm thức không có bất kỳ tác dụng nào đến chúng ta. Não loài người là bộ não lớn nhất. Loài người đúng là loài vật thông minh nhất trên thế giới, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc não người lớn nhất trên thế giới. Não của người trưởng thành chỉ nặng khoảng 1,361kg, trong khi não của loài cá nhà táng nặng những 7,8kg. Sự thông minh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chứ không phụ thuộc vào trọng lượng của bộ não. Bộ não vẫn hoạt động sau khi bị chặt xuống. Nhiều người cho rằng sau khi bị chặt xuống, não vẫn có thể hoạt động được một thời gian ngắn (mấy chục giây). Tuy nhiên, thực tế là ngay sau khi bị cắt rời khỏi trái tim, não rơi ngay vào trạng thái hôn mê và bắt đầu bị chết. Những cử động mí mắt mà nhiều người lầm tưởng là biểu hiện của việc não vẫn hoạt động thực tế là những phản xạ của cơ. Những tổn thương não là vĩnh cửu. Nhiều người cho rằng những tổn thương mà não chịu đựng sẽ là vĩnh cửu. Điều này không hoàn toàn đúng. Bởi có một số tổn thương não có thể được phục hồi một phần sau chấn thương. Khi các dây thần kinh bị tổn thương hoặc bị chết đi, chúng không thể lớn trở lại, nhưng mối liên hệ giữa các dây thần kinh thì có thể phục hồi để tạo ra những mối liên hệ mới giữa các dây thần kinh. Sử dụng thuốc phiện, não bạn sẽ có lỗ. Nhiều người tin rằng nếu sử dụng chất gây nghiện, trí nhớ của bạn sẽ bị giảm bớt. Nếu sử dụng những loại thuốc gây nghiện nặng hơn như cocaine hay ecstasy, bạn có thể bị vài lỗ thủng trên não. Điều này hoàn toàn không đúng. Bạn chỉ nhận được lỗ hổng trên não nếu như bị tổn thương về mặt vật lý. Cồn giết chết các tế bào não. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng chất cồn có ảnh hưởng trực tiếp đến não bạn. Nhưng để giết chết các tế bào não thì không. Chất cồn có thể khiến các thông điệp không được truyền đi giữa các tế bào thần kinh. Tuy không bị chết nhưng các tế bào đã phải thay đổi cách thức chúng liên kết với nhau. Bạn chỉ sử dụng 10% trí não của mình. Nhiều người tin rằng chúng ta chỉ sử dụng 10% trí não của mình trong hoạt động, tuy nhiên ý nghĩ này không hề đúng. Não là một tập hợp của nhiều loại tế bào, thường xuyên được sử dụng. Chúng ta có thể bị bại liệt nếu có bất kỳ một tổn thương nào với não, dù nó nằm ở bất kỳ vị trí nào, và nó luôn hoạt động, cho dù bạn có làm gì đi chăng nữa. |
Nhận xét
Đăng nhận xét