KIẾP GIANG HỒ 17

(ĐC sưu tầm trên NET)


9 tội ác kinh hoàng của trùm giang hồ Khánh Trắng

 
(GDVN) -Khánh "Trắng", tên thật là Dương Văn Khánh, là một nhân vật cầm đầu băng đảng xã hội đen gồm 19 tội phạm khét tiếng Hà Nội trong những năm cuối của thế kỷ 20.
 
Khánh "Trắng", tên thật là Dương Văn Khánh, là một nhân vật cầm đầu băng đảng xã hội đen gồm 19 tội phạm khét tiếng Hà Nội trong những năm cuối của thế kỷ 20. Khánh sinh năm 1956 tại Hà Nội; bị bắt chiều ngày 24 tháng 5 năm 1996 ngay tại nhà riêng của Khánh ở số nhà 31/10 phố Nguyễn Thiệp - Hà Nội, đem ra xét xử, bị lãnh án tử hình ngày 13 tháng 10 năm 1998 tại trường bắn Cầu Ngà - Hà Nội. Nói tới Khánh Trắng, người ta thường nghĩ tới 1 tên tội phạm khét tiếng về những vụ án giết người, cướp của và chạy án hiếp dâm làm kinh hoàng người dân Hà Thành trong những năm cuối thế kỷ XX.
Chuyên án về Khánh “Trắng” gồm 9 vụ án đều liên quan vai trò của Khánh “Trắng”: Vụ cướp ở 71 Kim Mã, vụ giết người ở 44 Hàng Chiếu vào 24-1-1991, vụ giết người ở buồng 15A Trại giam Hà Nội vào tháng 10-1994, vụ hiếp dâm ở nhà nghỉ Hiệp Thành, rồi trốn thuế, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản nhân dân, gây rối trật tự công cộng v.v…
Vụ án cướp của giữa ban ngày đáng nhớ của Khánh Trắng là vụ cướp ở Kim Mã. Khánh quen biết anh Vũ Thanh Mạnh, trú tại 71D-E Kim Mã, Ba Đình. Anh Mạnh kinh doanh vũ trường và karaoke. Năm 1994, anh Mạnh vay của Dương Văn Đích 400 triệu đồng, giữa năm 1995 vay của Khánh “trắng” 105 triệu đồng, đầu năm 1996 vay của Trần Văn Minh (em ruột cùng mẹ khác cha với Khánh) 10 triệu đồng và một số người khác nữa. Hàng tháng, anh Mạnh vẫn trả một phần tiền gốc và lãi. Tuy nhiên, do kinh doanh thua lỗ nên ngày 4-5-1996, anh Mạnh đã mời các chủ nợ đến bàn cách trả nợ và xin khất nợ, cuộc họp này có cả Khánh “trắng”.
Chính Khánh là người đứng ra yêu cầu các chủ nợ cho anh Mạnh thời hạn đến ngày 30-8-1996 mới phải trả một số tiền gốc và lãi. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau đó, tối 21-5-1996, Khánh lấy lý do anh Mạnh không chịu trả nợ, lại đem tài sản đi tẩu tán nên đã cử hai tên đàn em thân tín nhất là Nguyễn Quang Vinh và Tạ Văn Ninh lên 71D-E Kim Mã để thị sát trước. Rạng ngày 22-5-1996, Khánh “trắng” ra chợ Long Biên điều động hơn chục tên đàn em trong tổ kiểm tra trật tự, sử dụng ba xe ôtô vận tải và xe máy lên Kim Mã để “xiết nợ” nhà anh Mạnh (ảnh mang tính chất minh họa).
Bọn đàn em của Khánh đến nhà anh Mạnh nhưng anh này không có nhà, chúng tự động vào quầy bar của quán karaoke lấy bia ra uống. Khi anh Mạnh đi ăn sáng về, chúng điện báo cho Khánh “trắng” đang chờ ở nhà để Khánh xuống ngay Kim Mã trực tiếp chỉ huy cướp phá. Anh Mạnh trình bày hoàn cảnh với Khánh “trắng” để xin khất nợ nhưng y không nghe, tuyên bố thu dọn toàn bộ tài sản. Thấy có nhiều đồ đạc, tài sản, Khánh điện thoại về chợ Đồng Xuân điều thêm 20 quân và một xe ôtô tải lên Kim Mã tiếp tục tháo dỡ, khuân vác, vận chuyển về chợ Đồng Xuân, nhà riêng của Khánh ở 31/10 Nguyễn Thiệp, hội trường chợ Long Biên và nhà em rể (trong ảnh là khách sạn Hướng Dương).
Sau khi tháo dỡ đồ đạc ở 71D Kim Mã, Khánh cho quân tiếp tục cướp phá tài sản ở khách sạn Hướng Dương 71E Kim Mã, chủ sở hữu là anh Vũ Hoàng Hiệp và anh Phạm Hải Long. Mặc dù cả ba anh Mạnh, Hiệp, Long đều trình bày, tài sản của khách sạn Hướng Dương không có liên quan gì đến anh Mạnh, nhưng Khánh và đồng bọn không nghe. Đến khoảng 14 giờ cùng ngày, khi băng nhóm Khánh “trắng” đã lấy xong toàn bộ tài sản, Công an phường Kim Mã mới cử cán bộ xuống mời anh Mạnh cùng Khánh và các chủ nợ khác lên làm việc. Tại trụ sở công an, Khánh đã ép anh Mạnh phải ký biên bản thỏa thuận tự nguyện để Khánh và đồng bọn lấy đồ trừ nợ. Vụ việc này, Công an phường Kim Mã đã lập biên bản để các bên... tự giải quyết sau khi việc đã xảy ra (trong ảnh là ngôi nhà từng là khách sạn Hướng Dương).
Một trong những vụ án gây bức xúc dư luận của Khánh chính là vụ giết anh Đạt ở 44 Hàng Chiếu, Hà Nội.
Do va chạm, xích mích giữa anh Nguyễn Đức Thắng (tức Đạt) - một người buôn bán mũ cối ở chợ Đồng Xuân với Trần Đại Dương - đội viên tổ trật tự - tự quản chợ Đồng Xuân (do Khánh làm đội trưởng), trưa 24-3-1991, Đạt dùng dao chém vào vai Dương nhưng không gây thương tích rồi bỏ chạy ra khỏi khu vực chợ Đồng Xuân. Dương đuổi theo nhưng không bắt được vì bị một số người buôn mũ cối trong đó có anh Nguyễn Văn Hưng là anh trai của Đạt can ngăn. Dương tức tối đi tìm Khánh “trắng” để báo lại sự việc (trong ảnh là căn nhà từng xảy ra thảm án).
Cho rằng anh em nhà anh Đạt dám qua mặt mình, Khánh lệnh cho Trần Đại Dương, Phạm Gia Chiến, Vũ Quốc Dũng, Tống Văn Thắng cùng Khánh đi tìm bắt anh Đạt để đưa về công an phường giải quyết. Đến khu vực trước cửa số nhà 44 phố Hàng Chiếu, bọn chúng không tìm thấy anh Đạt nhưng phát hiện anh Hưng là anh trai của anh Đạt đang ngồi uống nước. Khánh “trắng” hô cả bọn đàn em đánh, bắt anh Hưng đưa về Công an phường Đồng Xuân nhưng anh Hưng chống cự và bỏ chạy được. Trong khi cả bọn đang đánh anh Hưng thì anh Đạt chạy qua hàng bán thịt bò của một người lấy con dao thái thịt rồi chạy lại đâm Chiến bị thương vào cổ, đâm Dũng bị thương vào bụng, đầu gối. Dũng cướp được dao của Đạt và cả bọn xông vào đánh Đạt gục tại chỗ (ảnh mang tính chất minh họa).



Khánh “trắng” cầm con dao của anh Đạt, ra lệnh cho đàn em khiêng Đạt lên xích lô chở về Công an phường Đồng Xuân và đưa những tên bị anh Đạt đâm đi bệnh viện. Khi đến Công an phường Đồng Xuân thì anh Đạt đã chết. Tối 24-3-1991, Khánh triệu tập bọn đàn em tham gia đánh nhau đến nhà mẹ đẻ ở phố Tôn Đức Thắng đe dọa, khống chế buộc chúng phải đổ tội cho Vũ Quốc Dũng cướp được dao của Đạt, đâm chết Đạt ở 44 Hàng Chiếu. Khánh động viên Vũ Quốc Dũng nhận tội thay mình. Khánh nghĩ, mọi toan tính của mình sẽ qua mắt được cơ quan công an, vụ án đã khép lại sau mấy năm, tội ác của hắn coi như được xóa.
Một vụ án khác cho thấy sự thủ đoạn, lắt léo của Khánh Trắng đã gây xôn xao dư luận là việc hắn chạy án cho đàn em của mình. Buồng giam 15A thuộc dãy 11 - 15 Trại tạm giam Hà Nội có 22 bị can đều thuộc loại đầu gấu. Các bị can gọi buồng này là buồng “trung ương”. Đứng đầu dãy 11 - 15 là Trần Đức (Đức “béo”), Nguyễn Tiến Thắng (Thắng “trố”) là trách nhiệm, trưởng buồng 15A Thòng Trấn Lâm là trách nhiệm, “tự giác” giúp cán bộ quản giáo, sau đó là các tên Thắng “điếc”, Thắng “ngựa”... đều là những tên đầu gấu trong buồng. Bọn chúng được ăn cơm riêng, có người hầu hạ riêng. Tất cả những bị can khác đều phải nghe theo lệnh của chúng. Các bị can mới vào nhập buồng đều bị đánh để “dạy luật”, phải viết thư về gia đình xin tiền để nộp cho chúng, không có cũng bị chúng đánh. Khi đánh “dạy luật”, chúng phân công nhau: tên trông cán bộ (soi cán bộ), tên cầm chân, tên cầm tay, tên bịt mồm, tên dùng khăn, dây trói...(hình ảnh ghi lại cảnh công an đọc lệnh bắt Khánh Trắng).
Khoảng 16 giờ ngày 5-10-1994, Hà được đưa vào buồng 15A. Đức “béo” tiếp nhận và chỉ chỗ cho Hà ngồi cạnh nhà vệ sinh. Hà đỏ mặt và có ý không vâng lời Đức. Đức cho rằng Hà “bật” lại nên bàn với Thắng “trố” sẽ cho Hà một bài học. Thắng “trố” bảo Đức và một số tên khác: “Thằng này nó gần nhà tao nhưng nó bướng, đánh bỏ mẹ nó đi”. Đến khoảng 18 giờ cùng ngày, cán bộ quản giáo ra khỏi buồng. Chúng chuẩn bị đánh thì Hà phát hiện và nhảy lên bể nước. Thắng “trố” ra hiệu cho tên Hào đi vòng ra sau lấy áo may ô chịt cổ Hà lôi xuống. Cả bọn xông vào đánh, sau đó lôi Hà ra phía sau bể nước giấu khi phát hiện cán bộ quản giáo đi tới. Cán bộ đi khỏi, chúng lại tiếp tục lôi Hà ra đánh cho đến khi người này không còn phản ứng gì nữa (ảnh mang tính chất minh họa).
Sau đó, Thắng “trố” bắt các bị can trong buồng không được khai hắn đánh chết Hà. Vì sợ Thắng “trố” có ông anh Khánh “trắng” đang tự do tung hoành ngoài xã hội, các nhân chứng khi ấy không dám hé răng nửa câu. Giận thằng em tím mặt nhưng Khánh không nỡ để nó chết. Sẵn mối quan hệ khá thân thiết với một số người có trách nhiệm, ngay sau khi nhận được lá thư cầu cứu của Thắng với nội dung: “Bọn chúng (tức là các bị can khác) đang có ý định đổ tội cho em”, Khánh đã lên kế hoạch giải cứu em trai. Bằng quan hệ và tiền bạc của Khánh, Thắng “trố” đã thoát án tử hình một cách ngoạn mục (ảnh mang tính minh họa).
Điển hình là vụ Đào Công Huy (bên trái) - một tên đàn em thân cận của Khánh “trắng” cùng đồng bọn gây ra vụ hiếp dâm ở khách sạn Lạng Sơn và nhà nghỉ Hiệp Thành. Khi vụ án được chuyển lên Phòng CSĐT Công an Hà Nội thụ lý thì nhờ có sự can thiệp của Khánh “trắng” mà người bị hại đã viết đơn bãi nại. Vụ án được đình chỉ điều tra trong nỗi uất hận của nạn nhân. Phải mất rất nhiều thời gian, Ban chuyên án mới tìm được người bị hại và đưa vụ án ra ánh sáng. Khách sạn Lạng Sơn ở Gia Lâm, Hà Nội khá nổi tiếng bởi nơi đây có một vũ trường với nhiều vũ nữ rất đẹp từ TP. Hồ Chí Minh bay ra và được thay đổi thường xuyên. Đây được coi là mảnh đất màu mỡ của các đối tượng đòi quyền bảo kê. Ngửi thấy hơi tiền, đàn em của Khánh “trắng” mò đến khách sạn này chỉ sau khi khai trương một thời gian rất ngắn. Vài tên ăn mặc phủi, đeo kính đen, đúng chất đầu đường xó chợ. Chúng lừ lừ tiến vào vũ trường giữa lúc đang nhộn nhịp nhất. Ban đầu chúng ngồi uống bia và ngắm vũ nữ, sau chúng ôm vũ nữ nhảy loạn xạ.
Nhảy chán, có tên ôm micro hát tự nhiên như ở nhà. Trước khi vào đây, chúng đã dọa cho các nhân viên bảo vệ sợ mất mặt, thế nên những lần sau đó, chúng ra vào vũ trường hết sức tự nhiên. Có lần chúng còn đè vũ nữ ra đánh đập ngay tại sàn nhảy. Chủ khách sạn là hai anh em anh Đỗ Hữu Nghĩa và Đỗ Hữu Lê Hùng (Hùng “đavít”). Hai người này ở TP. Hồ Chí Minh ra, thân cô thế cô nên phải tạm thời đóng cửa vì không chịu nổi sự quấy phá của chúng. Khi vũ trường được mở lại, bọn đàn em Khánh “trắng” lại mò tới. Khi biết đích xác đứng sau vụ quậy phá này là Khánh “trắng” thì giám đốc khách sạn đành cắn răng mỗi tháng trả cho chúng 1,5 triệu đồng, còn chuyện ăn uống, ôm ấp vũ nữ hầu như miễn phí.
Đêm 24-7-1995, bốn tên đàn em của Khánh do Đào Quang Huy cầm đầu lại mò vào vũ trường. Uống chán, tên Huy chỉ tay vào ba cô vũ nữ và cháu L. (dưới 16 tuổi) đến chơi với mẹ làm ở khách sạn, đang run như cầy sấy, ra hiệu bước đến bàn chúng. Tên Huy ngồi với cháu L. Đến khoảng 23 giờ, Huy bảo bốn cô gái thay quần áo để đi  hát karaoke với chúng. Các cô không nghe thì bị hắn đập bàn quát, buộc bốn cô phải đi thay quần áo. Cũng trong thời gian đó, Đô và Huy sai tên Long đến trước nhà nghỉ Hiệp Thành thuê trước năm phòng ngủ. Sau đó, ba vũ nữ và cháu L. bị chúng lôi đến nhà nghỉ Hiệp Thành. Tại đây, bọn chúng bắt các cô ngồi chơi bài một lúc, sau đó chia mỗi cô vào phòng với một tên. Tên Huy bắt cháu L. vào phòng với mình và hắn đã dùng vũ lực hiếp cháu L. Đến khoảng 10 giờ sáng hôm sau, chúng mới cho các cô về.
Đào Công Huy nguyên là một tay anh chị ở Gia Lâm. Hắn đã có hai tiền sự về tội trộm cắp và đánh bạc. Huy làm nghề bốc xếp ở bến xe Gia Lâm và là một trong những đàn em thân tín của Khánh “trắng” phụ trách đầu nguồn vận chuyển và bảo kê hàng hoá cho Khánh “trắng” từ phía bến xe Gia Lâm qua cầu Chương Dương về chợ Đồng Xuân, Long Biên. Sau khi vụ án xảy ra, Công an huyện Gia Lâm đã khởi tố vụ án, bắt được Đô, còn Huy bỏ trốn. Gia đình Huy đã nhiều lần đến “nói chuyện” với Ban giám đốc khách sạn Lạng Sơn và mẹ cháu L. nhưng không có kết quả (ảnh Khánh Trắng và đàn em trong phiên tòa).
Vì vậy, gia đình Huy đã sang nhờ Khánh “trắng” can thiệp, thông qua mối quan hệ của mình để tác động cho ban giám đốc khách sạn Lạng Sơn và mẹ con cháu L. viết đơn bãi nại cho Huy. Sau khi ký vào đơn bãi nại, gia đình Huy đã đưa cho mẹ con cháu L. 920USD nói là để bồi dưỡng sức khỏe cho cháu L. Mẹ con cháu nhận tiền rồi vội vàng vào luôn TP. Hồ Chí Minh, không dám ở lại Hà Nội nữa. Cho đến khi Khánh “trắng” bị bắt, hai mẹ con mới dám tố cáo lại toàn bộ sự việc.
T.M (tổng hợp

Bí mật cuối cùng trên di cốt trùm giang hồ Khánh "trắng"

Sau khi lễ cúng “thần trùng” cho trùm giang hồ đất Bắc kết thúc, đám đàn em trung thành của Khánh “trắng” lập tức lên xe phóng đi, chỉ còn một chiếc ô tô ở lại. Khi đó mới 5h sáng, trời vẫn còn lờ mờ sương sớm.
Mấy phu mộ trước đó tranh thủ chợp mắt được một lúc lóp ngóp bò dậy để chuẩn bị ra về. Một tên đàn em tiến lại chỗ ông Cát ngồi, chưa kịp để “vua phu mộ” nói gì, hắn đã vác đồ nghề của họ để vào cốp xe. Tên này hất hàm ra hiệu cho đám phu mộ lên xe để về nhà.
Bí mật, di cốt, trùm giang hồ, Khánh 'trắng', nghĩa tử, vua phu mộ
Những lần bốc mộ ở pháp trường luôn ám ảnh trong tâm trí của vua phu mộ (ảnh minh họa).

Giải mã vết đạn trên sọ Khánh “trắng”
Chiếc xe ô tô nổ máy, bỏ lại phía sau làm khói thâm sì, khét lẹt. Trời cuối đông vẫn lạnh như cắt da cắt thịt. Ngồi trong xe, bụng đói cồn cào sau một đêm làm việc vất vả nhưng ông Cát vẫn liên tục đốt thuốc lá. Có lẽ, ông cứ miên man suy nghĩ mãi về cái “thương vụ” bốc mộ vô tiền khoáng hậu này.
Lấy hết sự cam đảm, ông bắt chuyện với hai đàn em Khánh “trắng”, như để cố xóa đi cái “bức tường vô hình” ngăn cách giữa đôi bên suốt từ đầu buổi đến giờ.
“Mấy anh em đi theo anh Khánh bao lâu rồi?”, ông Cát cất lời. Tiếng nói ồm ồm của “vua phu mộ” như phát tan cái không khí âm u đến lạnh người trên xe. Nó không chỉ khiến đám phu mộ mà cả đệ tử tên trùm giang hồ cũng ngoái lại nhìn bằng vẻ mặt bất ngờ.

Một khoảnh khắc im lặng ngắn ngủi trôi qua, hai đàn em Khánh “trắng” cũng chịu mở lời. Ông Cát nhớ lại: “Lúc đó, dường như họ thoải mái hơn sau khi công việc của đại ca đã hoàn tất nên mới chịu phá lệ trò chuyện với tôi. Nhưng câu trả lời của họ cũng chẳng gợi nên gì nhiều. Tôi còn nhớ một gã ngồi bên ghế phụ bảo: “Sáu năm” rồi lại trầm ngâm”.
Dừng một chút, ông Cát tiếp: “Khi tôi hỏi đang làm nghề gì, thì người đàn ông này bảo đi buôn bán. Hình như, những con người này đã nguội máu giang hồ kể từ khi đại ca phải đền tội bằng tính mạng nơi trường bắn. 
Nhưng chứng kiến những gì họ làm cho Khánh “trắng” suốt đêm đông lạnh lẽo này, tôi mới thấy được cái gọi là nghĩa khí giang hồ. Người ta bảo dân xã hội sống bạt mạng, vô tâm, chỉ vui vẻ với nhau khi có tiền của, song tôi thấy không hẳn như vậy. 
Cánh đàn em Khánh “trắng” buồn bã, thậm chí có người rơi nước mắt sau khi di cốt trùm giang hồ được đưa lên khiến tôi cũng cảm động. Tôi còn được biết, trong những cánh đệ tử đó, có người đang sống ở TP.HCM cũng lặn lội ra đây từ mấy hôm trước để chuẩn bị đưa đại ca sang “nhà mới”.

Miên man suy nghĩ đến đấy, ông Cát chợt khựng lại khi nghe thấy câu hỏi ngược lại của người lái xe: “Sao trên đầu anh tôi lại có vết đạn to thế nhỉ. Chẳng lẽ khi ra pháp trường, họ ngắm bắn vào đầu?”. Hắn đặt câu hỏi rồi quay xuống nhìn ông Cát với vẻ mặt khó hiểu. Khi người này đặt câu hỏi, chính “vua phu mộ” cũng cảm thấy ngạc nhiên.
Đúng là có một chiếc lỗ từ thái dương trái qua phải trên chiếc sọ của trùm Khánh “trắng” thật. Tiếc là thời điểm đó, vụ bốc mộ cho Khánh “trắng” cũng là lần đầu tiên bốc mộ cho tử tù, nên “Vua phu mộ” vẫn chưa để ý và không thể lý giải được.

“Sau này, khi đã bốc mộ cho rất nhiều tử tù tôi mới biết được rằng, đó là phát đạn nhân đạo của những người thi hành án dành cho người mang án tử. Tôi đã xem một vài lần tử hình ở trường bắn nên biết điều đó. 
Khi tử hình sẽ có 7 người dàn hàng ngang đứng trước một chiếc cột. Tử tù từ trên xe ô tô được đưa xuống, dẫn thẳng đến chiếc cột bắn. Trước khi hành hình, người ta mở băng đen bịt mắt cho tù được nhìn trời đất, ánh bình minh lần cuối. Khi chiếc băng đen được sập xuống cũng là lúc 7 con người với những khẩu súng trên tay chĩa thẳng vào tử tù. 
Sau hiệu lệnh, loạt đạn khô khốc nổ lên, tử tù gục đầu về phía trước. Người chỉ huy sẽ dùng súng lục ra kiểm tra, lập biên bản hoàn thành thi hành án. Sau đó, anh ta sẽ dùng súng lục chĩa thẳng vào thái dương của tử tù rồi bắn phát súng nhân đạo. Lỗ hổng to bằng đầu ngón tay cái trên sọ Khánh “trắng” là phát súng cuối cùng đó”, ông Cát cho biết.

Ký ức về những lần trắng đêm đi bốc mộ tử tù

Ông Cát vừa chợp mắt được mấy phút thì chiếc xe đưa nhóm phu mộ về đỗ xịch trước cổng làng. Hai tên đàn em Khánh “trắng” chạy xuống, mở cửa và đánh thức những người trên xe dậy. “Vua phu mộ” giật mình tỉnh dậy mới biết mình đã về đến nhà. 
Một đàn em Khánh “trắng” gọi ông Cát ra chỗ khác và dúi vào tay chiếc phong bì dày cộp đựng tiền. Hắn bảo đây là tiền bồi dưỡng và công cúng “thần trùng” cho Khánh “trắng”. Ông Cát cố từ chối và nói rằng, việc cúng cũng chỉ là “nghĩa tử nghĩa tận” với người đã khuất nhưng người này không chịu.
Nhét phong bì vào tay “vua phu mộ”, hai gã giang hồ nhanh chóng lên xe rồi đi thẳng. Lúc này, đám bốc mộ nhìn nhau với vẻ vui mừng. Họ đã an toàn về nhà như đúng lời hứa của cánh đàn em Khánh “trắng”.
“Lúc ấy đã rất mệt mỏi, nhưng tôi vẫn phải vội vàng tập hợp anh em lại. Trong bữa ăn sáng diễn ra sau đó, tôi nhắc mọi người rằng đây là bí mật sống để bụng, chết mang theo, tuyệt đối không được để lộ cho bất cứ ai chuyện này, kể cả vợ con. Tôi sợ rằng, nếu để lộ ra thì cánh giang hồ sẽ quay lại để tính sổ. Chính vì thế, hơn một thập kỷ trôi qua, “phi vụ” này không hề có một người nào ngoài nhóm biết được”, ông Cát chia sẻ.

Cũng theo lời “Vua phu mộ”, cái bản hợp đồng kỳ lạ ấy dường như là bước mở đầu cho những “thương vụ” bốc mộ bất ngờ sau này. Những ngày tiếp theo trôi qua, nhiều người thân của các tử tù khét tiếng từ khắp nơi tìm đến nhà ông để nhờ đi bốc mộ.
Chính ông Cát cũng không thể hiểu được vì sao họ lại biết tên và tìm đến nhóm của ông. Nói chuyện với PV, ông Cát bộc bạch: “Vốn dĩ không mê tín, nhưng những hợp đồng đến liên tiếp sau này cũng làm tôi “chột dạ”. Tại sao, họ có thể biết đến mình và đổ xô đến tìm như vậy. Tại sao, sao những điều kỳ lạ ấy chỉ xảy ra sau khi chúng tôi bốc mộ cho trùm giang hồ Khánh “trắng”. 
Mấy tháng trời sau đó, chúng tôi bôn ba khắp nơi chỉ chuyên đi bộc mộ cho tử tù. Nhiều khi anh em trong nhóm nói với nhau rằng, có lẽ chúng tôi làm tốt nên được trùm giang hồ đất Bắc “phù hộ”. Phải chăng chính ông ta đã đưa đường dẫn lối cho những người thân của tử tù đến tìm anh em tôi?”

Khi chúng tôi hỏi trong những năm tháng bốc mộ tử tù, “thương vụ” nào ám ảnh nhất, “vua phu mộ” kể rằng: Đó là ca chuyển di cốt của một tử tù lĩnh án buôn ma túy ở Thanh Hóa. Sau khi nhận được lời nhờ vả của người nhà, cánh phu mộ liền tự mình lái xe vào đó.
Sau một nghỉ ngơi cùng người thân của tử tù, khoảng 10h đêm, nhóm của ông Cát được họ dẫn ra pháp trường. Đợi đúng giờ đã định trước, họ xúc đất và mở nắp quan tài. Ở dưới dòng nước sánh đặc là xác người nổi lềnh bềnh bốc ra mùi hôi đến khó chịu.
Lúc này, tử tù đang mặc trên mình chiếc áo khoác dày cộp. Nhìn vào đó, ông Cát biết rằng, người tử tù này bị hành hình vào mùa đông.

Đang dở tay lần mò chiếc cúc áo, bỗng nhiên ông Cát chạm phải vật gì đó cưng cứng nằm ngay trong túi của tử tù. Lúc mang lên nhìn, dưới ánh sáng nhờ nhờ của chiếc đèn ác quy, đó là một con búp bê được đẽo bằng một viên gạch trong trại giam. Trên thân con búp bê ấy được khắc chữ “N.T.M. Tâm”.
Đó là tên con gái của tử tù. Có lẽ trước khi đi xa, ông ta đã tự tay làm búp bê tặng con nhưng không kịp gửi về nhà nên đành nhét vào túi áo. Cô con gái tử tù này giờ đây đã lên lớp 6, hôm đó cũng có mặt. Lúc cha ra pháp trường, cô bé mới cắp sách vào lớp 1. 
Nhìn con búp bê của người cha quá cố, cô bé khóc nấc nghen ngào. Cô bé vội rửa con búp bê và cứ thế giữ khư khư cả ngày liền. Trước cảnh tượng đó, cả người thân của tử tù và nhóm phu mộ đều rơm rớm nước mắt. Có lẽ, đó là tài sản cuối cùng mà cha cô gửi tặng con gái.

Ông Cát cho biết, sau cái ngày bốc mộ cho trùm giang hồ đất Bắc, nhóm của ông cũng không thể nhớ nổi đã “sang nhà” cho biết bao nhiêu tử tù.
Tuy nhiên, “phi vụ” đem di cốt Khánh “trắng” ra sông tắm và cúng “thần trùng” khiến ông thể nào quên được. Đó dường như là một dấu mốc trong cái “nghiệp” sống nhờ di cốt người chết của “vua phu mộ”. Có lẽ, cái lần bốc mộ ấy sẽ còn đeo đẳng, ánh ảnh ông Cát đến ngày nhắm mắt xuôi tay.
Rong ruổi cũng vì câu “nghĩa tử là nghĩa tận”

Từ những người ở Thanh Hóa, Nghệ An đến Nam Định, Thái Bình… đều tìm đến gõ cửa nhà “vua phu mộ” xin trợ giúp. Có thời gian, hôm nay ông ở Thái Nguyên, hôm sau đã rong ruổi lên Tuyên Quang, Lạng Sơn…
Ông Cát bảo những phi vụ đến liên tiếp sau này giúp ông kiếm kha khá tiền. Tuy nhiên, việc ông xách đồ nghề, chấp nhận đi khắp nơi bốc mộ cho tử tù ngoài chuyện tiền bạc, còn vì cái nghĩa “giống như khi siêu thoát cho Khánh “trắng”.
(Theo GĐ&XH)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH