KIẾP GIANG HỒ 27

(ĐC sưu tầm trên NET)

iai thoại ly kỳ về những "mỹ nhân giang hồ" Sài Gòn


 
(GDVN) - Trước 1975, những nhan sắc lẫy lừng thường mang theo tai họa hoặc ít nhiều… mắc đọa! 

Một nhân vật mà  những người từng sống ở miền Nam qua thời cái gọi là đệ I và đệ II Cộng hòa trước 1975 đều biết hoặc nghe nhắc tới- vũ nữ Cẩm Nhung, mỹ nữ số một Sài Gòn. Là một gái nhảy chuyên nghiệp, cô đã làm rất nhiều công tử hào hoa đất Sài gòn phải chết mê chết mệt. Cuối cùng cô cặp hẳn với trung tá Thức Công Binh. Vào thời Diệm-Nhu, cấp bậc trung tá không nhiều. Sống với nhau theo kiểu già nhân ngãi non vợ chồng được một thời gian, sau khi đã cắt đi hầu hết những quan hệ tình ái phức tạp khác, Cẩm Nhung nghĩ rằng mình có thể trở thành trung tá phu nhân (ảnh:hình ảnh của một vũ nữ Sài Gòn xưa)..
Mọi việc đến tai bà Năm Ra đô, ("hỗn danh" vùng nhà lô Cô Bắc dành cho chính thất của trung tá Thức. Một kế hoạch tiêu diệt tình địch được tiến hành. Hai tên giang hồ có cỡ được thuê với giá 2 lượng vàng. Một ca acid đậm đặc được tạt thẳng vào gương mặt Cẩm Nhung. Có lẽ đây là vụ tạt acid đầu tiên của Việt Nam. Lãnh trọn ca acid, Cẩm Nhung gục ngay tại chỗ. Từ một mỹ nữ bậc nhất Sài Thành, Cẩm Nhung mang trên mình khuôn mặt của quỷ dữ. Những người đàn ông từng vây quanh cô giờ đây xa lánh, bỏ mặc cô. Cuộc đời Cẩm Nhung xuống dốc không phanh vì ngập ngụa trong thuốc phiện và rượu rồi kết thúc khi cô tiêu tán hết tài sản và phải đi ăn xin sống cho qua ngày.(ảnh:hình ảnh Cẩm Nhung sau khi bị tạt axit và đã tiêu tán hết tiền bạc)..
Một nhân vật khác là bà Hà. Vợ của một trung tá không quân giải ngũ do sức khỏe, bà tìm đến bạn bè của chồng để "giao dịch làm ăn". Bà đẹp đến độ trong tất cả mệnh phụ phu nhân và cả nhân tình nhân ngãi của giới tướng tá Sài Gòn khi ấy không ai sánh nổi. Vốn là tiểu thư gốc Hà Nội ăn nói duyên dáng thanh lịch cộng thêm nhan sắc đẹp não nùng, chỉ trong thời gian ngắn, chẳng ai không biết đến bà và cũng chẳng ai nhớ đến ông chồng hom hem của bà đang nằm nhà đợi ngày quy tiên. Những cuộc chiêu đãi của đệ nhất phu nhân Kim Anh - vợ Nguyễn Văn Thiệu và bà đại tướng Trần Thiện Khiêm, lúc nào cũng thấy bà bên cạnh những nhân vật chóp bu của quân đội Sài Gòn. Sau khi trở thành Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ gia đình binh sĩ và là "nhân tình nhân bánh" của hơn hai chục tướng lãnh, bà Hà bắt đầu "làm ăn". Chiêu thức rủ hùn hạp thầu rác Mỹ xem ra hiệu nghiệm. Một ngày nọ, mỹ nhân biến mất không tăm tích sau khi thu hoạch khoảng gần 200 triệu đồng (khi ấy 32.000 đồng/lượng vàng) và một số quý kim, hột xoàn của các bậc mệnh phụ phu nhân đương thời. Điều lạ lùng là ngay cả mạng lưới tình báo của cảnh sát đặc biệt và phủ đặc ủy trung ương tình báo của chế độ cũ cũng bó tay không tìm ra mỹ nhân lừa đảo! (ảnh mang tính chất minh họa).

Một mỹ nhân khác nổi danh hơn không phải vì lừa đảo mà vì một mối tình bí mật với Nguyễn Văn Thiệu. Ca sĩ Kim Loan theo học lò nhạc sĩ Nguyễn Đức từ năm 8-9 tuổi.
Cô bắt đầu sự nghiệp ca hát năm 1966 và nhanh chóng được chú ý bởi vẻ đẹp khá Tây. Vẻ đẹp ấy luôn sáng rực khi bước lên sân khấu.
Trong một lần giúp vui cho biệt động quân ở trại Đào Bá Phước theo lời mời của trung tá Ngân, trưởng phòng 3, ca sĩ Kim Loan hội ngộ với Nguyễn Văn Thiệu đang đến dự buổi lễ của binh chủng.
Cùng với Hùng Cường, cũng là quân nhân biệt phái của binh chủng biệt động quân, ca sĩ Kim Loan tỏa sáng bởi nhan sắc hơn là giọng ca và lọt vào mắt xanh của Tổng thống Thiệu.
Sau đó bằng một kênh bí mật, Thiệu chỉ thị cho Đặng Văn Quang và trung tá Ngân đứng ra mai mối. Kim Loan trở thành vợ bé của ngài tổng thống một cách hết sức bí mật được khoảng gần một năm.
Vợ Thiệu phát hiện và dọa sẽ cho người "thịt" tình địch, Thiệu hoảng sợ và bèn sắp xếp cho Kim Loan sang định cư ở Tây Đức. Sự nghiệp của ca sĩ-người đẹp chấm dứt vào năm 1969!

Một mỹ nhân khác đã từng là người yêu của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh: Ca sĩ Minh Hiếu cũng nổi danh vì vừa có tài lẫn nhan sắc mặn mà hiếm có. Khi bước vào sự nghiệp ca hát, Minh Hiếu và ca nhạc sĩ Nhật Trường, tức Trần Thiện Thanh đã "phải lòng nhau".
Một dịp lên Tây Nguyên ca hát phục vụ binh sĩ, Minh Hiếu lọt vào tầm ngắm của Trung tướng ngụy Vĩnh Lộc. Cũng cần nói thêm, khi về nắm chức tư lệnh quân đoàn 2, Vĩnh Lộc được nhiều người xem như vua. Khác hẳn những vị tiền nhiệm, vốn xuất thân từ dòng hoàng phái, ngang hàng với Bảo Đại nên Vĩnh Lộc uy quyền tuyệt đối.
Sau một thời gian 'cưa cẩm', người đẹp xiêu lòng và trở thành trung tướng phu nhân. Nhiều người cho rằng, cũng vì chuyện này mà Trần Thiện Thanh gởi gắm vào bài "Hoa trinh nữ" với dòng tự sự: "Tôi không phải là vua, nên mộng ước thật bình thường…".
Lúc bấy giờ tướng Vĩnh Lộc đang giữ chức tư lệnh vùng 2 chiến thuật và trung tá Hai Trề đang làm Tỉnh trưởng Phú Yên (từ 1965- 1967). Một hôm trung tá tỉnh trưởng Hai Trề được lệnh ông tướng vùng phải đem xe ra sân bay đón nàng ca sĩ Minh Hiếu về tư dinh tỉnh trưởng. Nàng ca sĩ này từ Sài Gòn ra. Tỉnh trưởng Hai Trề được lệnh thượng cấp, buộc phải thi hành. Nhưng thay vì đem nàng về tư dinh tỉnh trưởng, để nàng tắm rửa sạch sẽ, nghỉ ngơi lấy sức cho thoải mái, xức dầu thơm "Intimate", hầu tiếp đón "Anh cả Trường Sơn" cho đúng điệu cải lương Phùng Há, thì Hai Trề lại nổi máu lính "xăng đá", vứt nàng ca sĩ này ra ngoài khách sạn, ở đường Lê Thánh Tôn, thị xã Tuy Hòa.
Về sau ca sĩ Minh Hiếu, người con gái có khá nhiều giai thoại tình trường, đã khiến Vĩnh Lộc bỏ vợ, và nghiễm nhiên nàng trở thành phu nhân trung tướng Vĩnh Lộc. Vì lý do Hai Trề  không chịu đem Minh Hiếu về tư dinh tỉnh trưởng để "Anh cả Trường Sơn" giựt le với người đẹp, nên tướng Vĩnh Lộc sanh tâm thù ghét Hai Trề, kiếm cớ tống khứ Hai Trề ra khỏi lãnh thổ vùng 2 chiến thuật.
(Tổng hợp từ Cảnh sát toàn cầu)

Giai thoại ly kỳ về những mỹ nhân giang hồ Sài Gòn (Kỳ 2)

Sau ngày giải phóng 30-4-1975, các mỹ nhân thời quân đội Hoa Kỳ còn có mặt tại miền Nam đã dần dà đi vào quá vãng. Nhưng thật thiếu sót nếu chúng ta quên điểm đến những nhân vật ngoài luồng hay gọi một cách văn vẻ hơn là Giang Hồ Mỹ Nhân! Mối tình vụng trộm giữa Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và ca sĩ nổi danh một thời- Kim Loan đã trở thành một scandal tình ái được chú ý nhiều trước 1975.
Hình ảnh Giai thoại ly kỳ về những mỹ nhân giang hồ Sài Gòn (Kỳ 2) số 1
Trong cuộc đời Tổng thống chế độ Sài Gòn cũ Nguyễn Văn Thiệu, ngoài bà Mai Anh là có hôn thú đàng hoàng thì cũng có không ít bóng hồng vây quanh ông. Từ những người phụ nữ nổi đình nổi đám mà sau này từng khiến ông lao đao như người đẹp Kim Anh, đến những người tình chỉ thoảng qua nhưng cũng để lại những dư âm mà đến tận bây giờ nhiều người vẫn không biết đâu là hư, đâu là thực…
Hình ảnh Giai thoại ly kỳ về những mỹ nhân giang hồ Sài Gòn (Kỳ 2) số 2
Thập niên 60, thành phố "Hòn ngọc Viễn Đông" nở rộ những trào lưu văn hóa, nghệ thuật lên ngôi. Nhan nhản khắp các ngả đường, rạp xi-nê quảng cáo những chương trình đại nhạc hội, cải lương, tân nhạc, kịch nói... Đào kép nổi danh thời này cũng rất nhiều không sao kể xiết. Đây cũng là thời hoàng kim của báo giới với nhiều ký giả chuyên đưa những thông tin giật gân về giới văn nghệ sĩ đang được khán giả ái mộ. Những vụ xì-căng-đan về tình ái, ghen tuông, cặp bồ, bỏ nhau bao giờ cũng được người đọc quan tâm hơn những tin tức trên các chiến trường. Một trong những vụ xì-căng-đan gây xôn xao dư luận liên quan đến cô ca sĩ Kim Loan.
Hình ảnh Giai thoại ly kỳ về những mỹ nhân giang hồ Sài Gòn (Kỳ 2) số 3
Ca sĩ Kim Loan theo học lò nhạc sĩ Nguyễn Đức từ khi lên 8-9 tuổi. Nhạc sĩ Nguyễn Đức được ví như một phù thủy đào tạo ra những nghệ sĩ, ca sĩ nổi danh với các nghệ danh mang chữ Kim như: Kim Cương, Kim Hương, Kim Cúc, Kim Anh, Kim Loan... Cô bắt đầu sự nghiệp ca hát của mình vào ngày 8 tháng 8 năm 1966, năm đó cô đúng 17 tuổi rưỡi, với nhạc phẩm "Căn nhà ngoại ô" và ngay lập tức nổi danh. Kim Loan có chất giọng hơi khàn, nghẹt mũi một chút. Cô đến ca trường nhạc giới giữa lúc Phương Dung, Hoàng Oanh, Hà Thanh, Phương Hoài Tâm, Phương Hồng Hạnh… đang làm mưa làm gió khắp các sân khấu.
Hình ảnh Giai thoại ly kỳ về những mỹ nhân giang hồ Sài Gòn (Kỳ 2) số 4
Tài và sắc là hai yếu tố hội đủ trong Kim Loan với vẻ đẹp hơi Tây, luôn sáng rực, lung linh khi bước lên sân khấu. Kim Loan có khuôn mặt đẹp, nụ cười tươi như hoa hồng Đà Lạt nở buổi ban mai và sở hữu sóng mũi thanh tú, vầng trán băng sương, mái tóc buông dài và thật quyến rũ khi nàng cài thêm chiếc nơ. Có người đã ví cô như là cây bonsai, chưa được uốn cành tỉa lá để trở thành một thứ cây cảnh với những nét hài hòa ngoạn mục. Chỉ cần gia công một chút, Kim Loan có thể trở thành ngôi sao lung linh sánh vai với Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Mộng Tuyền, Thanh Nga.
Hình ảnh Giai thoại ly kỳ về những mỹ nhân giang hồ Sài Gòn (Kỳ 2) số 5
Trong một lần hát phục vụ cho lính biệt động quân ở trại Đào Bá Phước, ca sĩ Kim Loan hội ngộ với Nguyễn Văn Thiệu đang đến dự buổi lễ của binh chủng. Ca sĩ Kim Loan tỏa sáng bởi nhan sắc hơn là giọng ca đã lọt vào mắt xanh đa tình của Tổng thống Thiệu. Sau đó bằng một kênh bí mật, Thiệu chỉ thị cho Đặng Văn Quang và trung tá Ngân đứng ra mai mối. Kim Loan trở thành vợ bé của ngài tổng thống một cách hết sức bí mật được khoảng gần một năm.
Hình ảnh Giai thoại ly kỳ về những mỹ nhân giang hồ Sài Gòn (Kỳ 2) số 6
Mặc dù Thiệu được hầu tá Đặng Văn Quang (cậu vợ) và trung tá Ngân bảo vệ, che chắn kín đáo không lộ quan hệ bí mật với ca sĩ Kim Loan ra ngoài, nhưng vỏ quít dày, có móng tay nhọn, cuối cùng tin tức đã lọt đến tai đệ nhất phu nhân Nguyễn Thị Mai Anh.
Hình ảnh Giai thoại ly kỳ về những mỹ nhân giang hồ Sài Gòn (Kỳ 2) số 7
Bà Mai Anh rất giận dữ, nhưng vốn bản tính trầm lặng, nếu làm ầm ĩ lên, người bị thiệt trước tiên là chiếc ghế Tổng thống của chồng. Bà khôn ngoan và đáo để đánh tiếng khéo cho chồng biết và đe dọa sẽ cho người "làm thịt" tình địch. Thiệu hoảng sợ nên sắp xếp cho Kim Loan sang định cư ở Tây Đức. Sự nghiệp của người đẹp- ca sĩ Kim Loan coi như chấm dứt tại Việt Nam vào ngày 6/11/1969 với chuyến bay sang Tây Đức định cư tại thành phố Cologne. Đúng một năm sau cô làm đám cưới với một Việt kiều...
Hình ảnh Giai thoại ly kỳ về những mỹ nhân giang hồ Sài Gòn (Kỳ 2) số 8
Đến nước Đức, Kim Loan học Khoa xã hội sư phạm, sau đó được Bộ Xã hội nhận vào làm việc. Kim Loan vừa đi làm vừa học thêm, nhờ học được mấy năm Khoa Cosmotology, nên vào làm việc ở những mỹ viện và sau đó mở thẩm mỹ viện riêng để kinh doanh.
Hình ảnh Giai thoại ly kỳ về những mỹ nhân giang hồ Sài Gòn (Kỳ 2) số 9
Trên một tờ báo hải ngoại, ca sĩ Kim Loan từng khẳng định: “Loan chưa gặp ông Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lần nào. Mà nói thiệt, nếu Loan gặp ông Thiệu, Loan sẽ hỏi: "Thưa Tổng thống, tôi không gặp ông lần nào, tại sao lại có chuyện kỳ cục vậy?".
Hình ảnh Giai thoại ly kỳ về những mỹ nhân giang hồ Sài Gòn (Kỳ 2) số 10
Bị oan, tức thì hỏi vậy thôi, Loan biết là ông Tổng thống cũng là nạn nhân của chuyện đồn ác ý. Nhưng Loan nghĩ những người có trách nhiệm phải nói chuyện đó không có. Loan thấy bà Thiệu vô tình quá đỗi, là vợ của ông Tổng thống, bà phải biết ông chồng bà có làm cái việc đó hay không! Đáng lý bà phải đính chính cho ông chồng bà, bà phải giữ danh dự cho Loan, nhưng bà đã không làm việc đó. Vì thế Loan nói thiệt là Loan rất thất vọng về bà Thiệu".
Hình ảnh Giai thoại ly kỳ về những mỹ nhân giang hồ Sài Gòn (Kỳ 2) số 11
Khoảng năm 1978, Kim Loan nhận lời đóng vai "Điêu Thuyền" trong tuồng "Phụng Nghi Đình" cho đoàn Kim Chung - Hội Việt kiều ở Paris. Vào dịp này, báo chí người Việt ở Hoa Kỳ mới tung tin giật gân rằng: Ca sĩ Kim Loan sở dĩ sang Tây Đức trước năm 1975 là để đợi ngày đập chum, còn tác giả cái chum cô mang trên bụng là Tổng thống Thiệu. Thực hư không biết ra sao, nhưng câu chuyện tình đó đã từng gây xôn xao dư luận Sài Gòn một thời...
Hình ảnh Giai thoại ly kỳ về những mỹ nhân giang hồ Sài Gòn (Kỳ 2) số 12
Trên 1 tờ báo hải ngoại mới đây ca sĩ Kim Loan kể lại chuyện gặp gỡ tướng râu kẽm Nguyễn Cao Kỳ như một người đoan trang thục nữ: "Loan đến hát nhiều lần ở Hội quán Huỳnh Hữu Bạc. Không quân, Hải quân (quân đội chế độ cũ - PV), tất cả các binh chủng, nơi nào mời hát, Loan cũng đến, thân vui như anh em trong nhà, đâu có chuyện gì. Loan thường hát trong không quân, có lần gặp ông bà Nguyễn Cao Kỳ trong Hội quán, Loan thấy bà Nguyễn Cao Kỳ đẹp quá - bà mặc cái áo gì mà chỉ có một bên tay áo, đẹp và lạ quá, Loan cứ mê mẩn nhìn ngắm bà hoài. Má của Loan cùng đi, ngồi bên Loan, nói nhỏ: "Con đừng có nhìn bà ấy như vậy! Bà ấy tưởng con mê ông chồng bả, lôi thôi lắm đấy". Có lần hát xong Loan định ra về thì nhiều ông xúm lại xin Má Loan đừng cho Kim Loan về. Loan hỏi "Tại sao vậy?" Có ông nói: "ông Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ sắp đến".
 Loan nói:Ông ấy đến thì ông ấy đến. Sao lại không cho tôi về?
 Ông này nói với mẹ Loan: Con quỳ lạy bác, bác ơi, bác đừng cho cô ấy về.
Hình ảnh Giai thoại ly kỳ về những mỹ nhân giang hồ Sài Gòn (Kỳ 2) số 13
Loan vừa đứng lên định đi ra thì "ổng" bước vào, tất cả mọi người cùng đứng lên để chào "ổng". Kẹt rồi. Loan phải ngồi lại. Lần ấy Loan có nói chuyện với ông Phó Tổng thống một lúc. Ông ta hỏi Loan: "Nhà cô ở đâu?". Ổng nói "Tôi hay ăn phở số 1 gì đó đường Trương Tấn Bửu...". Chỉ có lần đó Loan được nói chuyện với một ông lớn trong chính quyền, chứ còn mình là người dân, làm sao quen được các ông ấy".
Hình ảnh Giai thoại ly kỳ về những mỹ nhân giang hồ Sài Gòn (Kỳ 2) số 14
Nghe đoạn tâm sự trên của ca sĩ Kim Loan, rất nhiều người đâm ra nghi ngờ câu chuyện của nàng ca sĩ "vợ bé" Tổng thống diễn quá tài, diễn mà cứ như thật. 
Hình ảnh Giai thoại ly kỳ về những mỹ nhân giang hồ Sài Gòn (Kỳ 2) số 15

Nguồn : Giáo dục Việt Nam

Kết cục buồn câu chuyện yêu nữ giang hồ trước 1975

Một hôm Jacqueline đang phê, bỗng dưng có ba sát thủ, là những cựu thù của Jacqueline, xông vào chém túi bụi.

"Luật hè phố"của chị Lin
Các cô gái bán bar Mỹ cũng không nằm ngoài quy luật đó. Những lúc rảnh rỗi, không một quán bar nào là không có một sòng bài để các cô sát phạt lẫn nhau. Thế là, nhiều cô cháy túi đã trở thành con nợ của Jacqueline. Lãi suất vay thì thật là kinh khủng!
Tùy theo mối quan hệ mà chênh lệch từ 20 đến 30% mỗi tháng. Không ít cô, trả không nổi, phải bỏ trốn ra Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Pleiku nơi có những căn cứ Mỹ lớn để tiếp tục bán xác, nuôi bài bạc. Không ít cô chưa kịp trốn, hoặc không có điều kiện để trốn, phải nhận những trận đòn đến thương tật.
Hình ảnh Kết cục buồn câu chuyện yêu nữ giang hồ trước 1975 số 1
Sài Gòn trước năm 1975
Jacqueline thường dạy dỗ đám đàn em hành xử theo luật hè phố: "Không phải là mình ác, nhưng đồng tiền nối liền khúc ruột. Phải xuống tay thật tàn nhẫn thì chúng nó mới sợ mà lo nộp đủ cho mình". Lúc này, Jacqueline đã hoàn toàn đổi đời. Thị bước lên một đẳng cấp khác, ăn diện như bà hoàng, tiền tiêu như nước. Hàng đêm, cô ả tuyển chọn những gã trai tơ mới lớn, đưa về phục vụ thân xác cho mình. Nhưng chẳng đứa nào có thể trụ lại được vài tuần lễ. Một phần do thị thay đổi liên tục, một phần, không gã đàn ông nào chịu nổi cuộc chơi chẳng khác nào bị tra tấn này! Mỗi lần "thay quân", Jacqueline luôn hăm he từng đứa: "Thằng nào mở miệng nói chuyện này ra cho bất cứ ai nghe, đến tai tao, tao sẽ cắt lưỡi thằng đó". Ấy vậy mà trong giới giang hồ vẫn cứ đồn ầm lên, không ai không biết!.
Chính từ môi trường cho vay cắt cổ này đã dẫn dắt Jacqueline tới một trận đụng độ nảy lửa. Sau trận chiến này, tiếng tăm của thị đã vươn tới đỉnh cao trong giới giang hồ. Được xếp vào chiếu nhất của xã hội đen, nhờ sự lì lợm và hung dữ, điều mà không phải người đàn bà nào cũng làm được.
Cuộc đụng độ đẫm máu với Đực "mụn"
Trong số con nợ của Jacqueline có Thùy Trang, một con ma cờ bạc thuộc loại bất cần thân thể! Thùy Trang thiếu chị Lin 1.000 USD, chỉ 3 tháng sau, lãi mẹ đẻ lãi con, cộng chung vào vốn, lên tới 2.199 USD. Jacqueline ra "tối hậu thư" cho Thùy Trang trong vòng một tuần phải trả đủ cả vốn lẫn lời. Nếu không, chẳng còn cái răng nào để ăn cơm!
Không đào đâu ra tiền, bởi kiếm được đồng nào, chưa kịp đút túi, Thùy Trang đã nướng hết vào sòng bài cào. Túng quá, cô ta bèn cầu cứu người tình là Nguyễn Đực, biệt danh là Đực "mụn", cũng là một tay anh chị mang sắc lính biệt động quân với cấp hàm trung sĩ.
Nghe người tình than vãn, Đực "mụn" dặn Thùy Trang, sáng mai giả vờ hẹn Jacqueline ra quán cà phê nói chuyện tiền bạc, để Đực "mụn" có cách xử lý. Trong đầu con ngựa non háu đá này nghĩ, bất quá Jacqueline cũng chỉ là một ả đàn bà, giỏi lắm, chỉ bắt nạt được đám gái bán bar tứ cố vô thân mà thôi. Còn như đụng đến đám lính rằn ri như hắn, thị sẽ không có cửa.
Sáng hôm sau, vừa mới gặp nhau, ngồi chưa nóng đít, Đực "mụn" đã lên tiếng theo giọng đàn anh: "Nghe Thùy Trang nói, có nợ em 1.000 USD, 3 tháng rồi chưa trả được, bị em cộng chung cả vốn lẫn lời thành 2.199 USD đúng không?".
Là kẻ thô lỗ, Jacqueline đáp cộc lốc: "Đúng, thì sao?". Đực "mụn" ra điều kiện: "Anh muốn em để cho Thùy Trang đến cuối tháng này trả hết nợ gốc, còn tiền lời thì xí xóa được không?". Cảm thấy mình bị thằng lính biệt động quân này ở đâu trên trời rớt xuống, chẳng biết tôn ti, trật tự gì cả, dám buông lời kẻ cả, Jacqueline gằn từng tiếng: "Không được thì sao?".
Đực "mụn" rút ra một lưỡi lê, nhìn thẳng vào mặt Jacqueline: "Không được cũng phải được. Biết không?". Jacqueline chửi thề, thách thức: "Đ.M, mày xin thì tao cho, còn giở thói hăm dọa con nít đó ra thì tao kỳ hạn trong 24 giờ phải trả đủ không thiếu một cắc. Mày là đàn ông, đã rút dao ra mà không dám đâm thì hèn lắm".
Bị dồn vào thế đường cùng, Đực "mụn" đâm mạnh lưỡi lê vào bụng Jacqueline hai nhát. Mặc cho máu tuôn xối xả, Jacqueline vẫn ôm bụng ngồi nguyên, vừa gượng cười, vừa nói: "Đ.M, mày đã đâm tao thì đâm cho chết. Nếu không, mày có chui xuống đất tao cũng sẽ túm cổ mày lên". Đực "mụn" thấy rùng mình, nắm tay Thùy Trang bước ra khỏi quán. Từ đó không ai còn thấy Thùy Trang đâu nữa. Chắc cô ta đã tìm đến một địa phương khác làm ăn để tránh cái nơi gió tanh, mưa máu này!
“Sinh nghề tử nghiệp"
Câu chuyện đã gây xôn xao dư luận trong chốn giang hồ và thế giới bar Mỹ suốt tuần lễ. Thành tích đâm Jacqueline đã làm cho Đực "mụn" nổi lên như một tay chơi tầm cỡ. Hắn cũng thường đem chiến công này phô trương với bạn bè và em út bằng tất cả tự hào của một dân anh chị.
Tuy nhiên, khi mọi người tưởng vụ việc đã chìm vào quên lãng thì gần hai tháng sau, khi Đực "mụn" đang ngồi nhậu  trong một quán bia ôm tại khu Dân Sinh, bất ngờ Jacqueline cùng với ba tên đàn em đẩy cửa xông vào, chém tới tấp vào đầu, vào cổ Đực "mụn". Hắn ta gục ngay xuống ghế salon. Nhờ bị gục xuống ghế mà Đực “mụn” tránh được những đường dao sát thủ tiếp theo. Chưa ai kịp phản ứng gì thì băng của Jacqueline đã nhanh chóng rút khỏi hiện trường. Vì là quân nhân đang tại ngũ, nên Đực "mụn" được đưa vào Tổng Y Viện Cộng Hòa điều trị. Bấy giờ thì hắn đã biết sợ, nhưng tất cả đã muộn. Linh tính báo cho hắn biết mọi chuyện có thể chưa dừng lại ở đây, nên trong lòng luôn lo lắng.
Sau khi bình phục, Đực "mụn" được xuất viện. Vừa bước ra khỏi cổng bệnh viện, đang đi bộ về hướng đường Võ Di Nguy (Nguyễn Kiệm), thì bất ngờ, từ đằng sau, Jacqueline vượt lên, vừa đúng tầm để đâm hai nhát lưỡi lê vào bụng, hắn gục xuống lề đường, nhưng vẫn còn nghe tiếng cười của Jacqueline: "Bây giờ thì nợ nần đã xong. Mày cứ yên tâm mà sống. Nếu mày thấy không bằng lòng thì cứ tìm tao mà đòi". Nói xong, Jacqueline nhảy lên yên sau xe gắn máy do một đàn em chạy rề rề bám theo để tẩu thoát. Còn Đực "mụn" thì được đưa quay trở lại bệnh viện. Tuy không chết, nhưng từ đó không còn ai nhìn thấy hắn ta đâu nữa!
Từ xưa đến nay, ở bất cứ thời nào, chưa thấy ai sống bằng nghề chứa thổ, đổ hồ và những tay anh chị chuyên đâm thuê, chém mướn, sống ngoài vòng pháp luật mà có được một hậu vận sáng sủa. Hầu hết, nếu không kịp cải tà quy chánh đều phải lãnh một kết cục vô cùng bi thảm ở cuối đời. Âu đó cũng là lẽ thường tình của luật nhân quả Jacqueline cũng thế!
Sau khi bị Đực "mụn" đâm, Jacqueline tái xuất giang hồ với những hành vi bóc lột chị em còn trắng trợn và tàn bạo hơn nữa. Thị mở rộng hoạt động sang lãnh vực chứa bạc và tổ chức các trường gà.
Ở đời, "sinh nghề thì tử nghiệp"! Một hôm Jacqueline đang phê, bỗng dưng có ba sát thủ, là những cựu thù của thị, xông vào chém túi bụi. Chỉ đến khi Jacqueline gục xuống trên vũng máu, họ mới ngừng tay. Sau biến cố này, Jacqueline không còn đủ sức duy trì quyền lực, và dần dà chìm vào quên lãng. Những đồng bạc cuối cũng nhanh chóng đội nón ra đi khi cơn nghiện ngày càng tăng nặng. Jacqueline thân tàn ma dại, không còn chốn nương thân, phải quay trở về hè phố như thuở nào.
Một thời gian sau, vào một buổi sáng, bọn chích xì ke, chui vào khu vực bỏ hoang của ga xe lửa Sài Gòn cũ (nay là công viên 23/9) thì thấy xác của Jacqueline nằm chết cứng ở đó từ bao giờ, bên cạnh là một đống rác…   
<>Muốn thân chinh trả nợ máu 
Tuy vết thương làm thủng ruột, nhưng được đưa vào bệnh viện kịp thời nên không có gì nguy kịch đối với Jacqueline. Nằm trên giường bệnh, nhiều đàn em nôn nóng, hỏi Jacqueline : "Bây giờ mình tính thế nào với cái thằng biệt động quân chó đẻ này đây? Tụi em sẽ ra sức truy lùng nó để đòi món nợ này. Chắc chắn phải đòi cho được một vốn, bốn lời. Nếu không thì còn chi uy danh của chị Lin nữa!".  Nghe thế, Jacqueline mỉm cười: "Tụi bây không được làm càn. Chính tao sẽ đòi món nợ này. Nó đã vay tao, thì nó phải trả cho tao. Không ai được phép đòi giùm hết".
Khi tiền bạc nhiều quá, không biết ăn chơi kiểu gì cho hết, Jacqueline lại dính vào bạch phiến và bắt đầu xuống dốc từ đó. Từ chỗ là chủ các sòng bạc, Jacqueline lao vào các cuộc đỏ đen để tìm cảm giác. Mỗi lần thua, thị lại tìm đến ma túy để giải khuây. Jacqueline hít xì ke cũng giống như bản tính bạo lực của thị. Mỗi lần hít là liên tục năm bảy lượt, còn chơi thêm một nắm thuốc ngủ immenoctal mới đủ đô. 
Theo Người Đưa Tin
Nguồn : Zing

Lệ Hải - Yêu nữ giang hồ trước 1975

Có thể nói, trong số những tên tuổi nổi cộm của thế giới ngầm, Lệ Hải là người hết sức may mắn tránh được cảnh tù tội.

Với Lệ Hải, chuyện yêu đương chỉ là phương tiện để tiến thân. Vì thế người tình này vừa sa chân vào vòng lao lý, Lệ Hải có ngay người tình khác, "số má" hơn.
"Liên doanh tình ái" với Bình Toyota
Thời đó, người nào sở hữu được chiếc Toyota Corolla đã là rất bảnh. Vì thế, đi cướp xe hơi để bán cho các gara chuyên "mổ" xe lậu không chỉ kiếm được nhiều tiền mà còn chứng tỏ được đẳng cấp của một tay chơi.
Hình ảnh Lệ Hải - Yêu nữ giang hồ trước 1975 số 1
Đường phố Sài Gòn thuở nữ quái Lệ Hải làm mưa làm gió
Trong đám "ăn xế", nổi đình, nổi đám hơn cả là Bình Toyota (do y thực hiện trót lọt nhiều vụ cướp xe Toyoya). Tuy trong lĩnh vực đâm thuê, chém mướn, Bình Toyota chưa đáng mặt cao thủ nhưng sự lì lợm trong các vụ ăn hàng sô-lô thì y xứng danh là một tướng cướp có hạng.
Thấy Bình Toyota làm ăn đơn độc, Lệ Hải tính ngay đến chuyện kết hợp. Không khó để Lệ Hải tiếp cận và làm quen với Bình Toyota. Vốn đã từng nghe danh, biết tiếng "yêu nữ", nay được tận mắt chiêm ngưỡng người đẹp, tên cướp lạnh lùng này đã bị tiếng sét ái tình hạ gục!
Từ khi "cuộc tình liên doanh" giữa Bình Toyota và Lệ Hải chính thức "khai trương", giang hồ chứng kiến nhiều vụ cướp xe Toyota Corolla hết sức ngoạn mục do cặp đôi bất hảo này gây ra. Với ngoại hình hấp dẫn, lại giỏi giả nai, Lệ Hải đã đưa nhiều gã giàu có nhưng dại gái vào mê hồn trận để  Bình Toyota hành xử.
Tỷ phú không qua ải mỹ nhân 
TKV là một điển hình một vụ "ăn xế" táo tợn của đôi tình nhân bất lương này. Là một trong những "ông vua" ngành hóa chất và bột giặt của Sài Gòn, tuy tài sản của V thua các tỷ phú Lý Long Thần, Trần Thành, Lâm Huê Hồ, Phạm Quang Khai nhưng về khoản mê gái thì V lại đứng đầu. Biết V thường một mình lái xe Toyota đến nhà hàng Đồng Khánh, Lệ Hải đã phục kích ở đó để tấn công.
Lần đầu gặp "yêu nữ", ông V đã rúng động tâm can, lập tức mời Lệ Hải cùng ăn tối. Ăn tối xong, họ đưa nhau đi nhảy đầm. Đến khuya, Lệ Hải nằng nặc đòi về vì sợ mẹ la! Kinh nghiệm dạy cho ông V gái khó dụ thường là gái nhà lành, nên phải khổ công một chút. Thế là ông ta mời Lệ Hải lên xe đưa về.
"Yêu nữ" nói với ông ta nhà mình ở trong một hẻm nhỏ, trên đường Trần Quang Khải, xe hơi không vào được. Lệ Hải yêu cầu V chỉ đưa đến đầu hẻm để mình đi bộ vào, không muốn để xóm giềng trông thấy người đưa kẻ đón sẽ mang điều tiếng không hay. "Yêu nữ" còn hứa hẹn đợi ít hôm nữa sẽ kiếm cớ với gia đình để đi chơi với V suốt đêm. Nghe thế, V vô cùng phấn khích và càng chắc cú Lệ Hải là hàng xịn, khó kiếm. Lần nào cũng thế, trước phút chia tay, ông cũng tắt máy, dừng xe một lúc, dõi cặp mắt thèm khát nhìn theo cho đến khi "yêu nữ" khuất bóng. Suốt một tuần, tối nào họ cũng hẹn nhau đi chơi và lần nào V cũng đưa "yêu nữ" về nhưng không được xơ múi gì!
Kỳ tình, nhà của Lệ Hải đâu phải ở đó. Nhưng "yêu nữ" đã nghiên cứu kĩ con hẻm này có đường thông qua hẻm khác để ra đường chính. Trước khi xuống xe, "yêu nữ" còn tặng cho TKV một nụ hôn của kẻ cướp rồi đi vào hẻm, vòng ra đường Trần Quang Khải, nơi Bình Toyota đã chờ sẵn.
Một tối thứ bảy, TKV lại đưa Lệ Hải về như thường lệ. Khi "yêu nữ" đã vào sâu trong hẻm, TKV chưa kịp xuống kiếng (kính) và nổ máy, thì Bình Toyota xuất hiện. Hắn ta chĩa khẩu Colt 45 vào người TKV và yêu cầu để nguyên chìa khóa xe, bước ra ngoài. TKV líu ríu làm theo lời Bình Toyota và nhanh như cắt, hắn trèo lên xe lao đi, sau khi bắn một phát súng chỉ thiên để thị uy. Sau này, ông V cũng không chút nghi ngờ Lệ Hải là kẻ chủ mưu trong vụ cướp nên họ vẫn cứ gặp nhau. Chỉ đến khi biết Lệ Hải là "yêu nữ" khét tiếng giang hồ, ông V mới nghi ngờ thì đã muộn.
Đi đêm mãi cũng có ngày gặp ma. Cuối cùng, Bình Toyota bị bắt quả tang khi đang dùng chìa khóa giả mở cửa một chiếc Toyota, nhưng chưa kịp nổ máy. Tuyệt nhiên, Bình Toyota không khai bất cứ điều gì về Lệ Hải.
Bình Toyota vừa "nhập cư" vào khám Chí Hòa, Lệ Hải đã cặp kè với một tướng cướp khét tiếng khác là Minh Đen, để cùng với băng nhóm của hắn tiến hành vụ cướp đền Sòng Sơn ở Phú Nhuận, gây chấn động dư luận xã hội thời đó. Sòng Sơn là đền thờ Bà Chúa Liễu Hạnh, quy tụ những người say mê đồng bóng thuộc giới thượng lưu và phu nhân các tướng tá, quan chức cao cấp của chính quyền Ngụy. Mỗi giá lên đồng của họ tốn kém hàng chục cây vàng. Chưa kể, mỗi lần tụ họp tại đây, bà nào cũng muốn khoe của, nên trang sức đeo đầy mình.
Nhiều lần, đóng vai một kẻ đến đền Sòng Sơn xem đồng và chờ đồng cô, bóng cậu ban lộc, Lệ Hải nắm bắt tình hình cụ thể đường đi nước bước và biết chắc suốt tháng 2 âm lịch, nơi đây liên tục tổ chức những giá đồng lớn. Thế là "yêu nữ" và Minh Đen cùng với hai thành viên khác là Lễ và Giỏi lên kế hoạch ăn hàng.
Đúng ngày ra quân, Lệ Hải đến đền Sòng Sơn sớm nhất. Khi Mẫu Thượng Ngàn nhập vào một cô đồng đang múa may ẻo lả trong tiếng nhạc rộn ràng thì băng Minh Đen xuất hiện. Một tên đứng án ngữ ngoài cửa, còn hai tên rút "hàng nóng" ra dồn mọi người vào một góc. Minh Đen cầm một cái túi trên tay, bắt mọi người tự tháo vàng, tiền bỏ vào túi. Ai không tháo được thì bọn chúng thủ sẵn kéo để cắt thật ngọt.
Trong khi đó Lệ Hải cứ vờ như không biết gì cả, nhưng kỳ tình "yêu nữ" sẽ ra tay tiếp ứng nếu đồng bọn thất thế. Trong phi vụ này, băng nhóm của Minh Đen cướp được gần 4 triệu đồng (tương đương 200 cây vàng thời đó) và hơn 50 nhẫn hột xoàn, có cái lên tới 8 carat. Sau đó, Minh Đen và đồng bọn cũng bị sa lưới, còn Lệ Hải vẫn vô can.
"Yêu nữ" và cái chết của gã lai Tây
Sau khi Đại Cathay bị chính quyền Sài Gòn bắt giam rồi biệt tích, giang hồ Sài Gòn rơi vào tình trạng mỗi phe nhóm hùng cứ một khu vực. Ví như, lãnh địa quận Nhất thuộc về Châu Nhị và đám lính người nhái. Băng Trần Xinh, Trần Beo ở ngã tư Bảy Hiền, cai quản con đường đầy bar Mỹ  Nguyễn Văn Thoại (nay là Lý Thường Kiệt). Băng Sơn Đảo ở ngã ba Ông Tạ, băng Minh Cầu Muối ở chợ cá…
Bấy giờ, có một gã lai Tây quốc tịch Pháp tên là Vicent. Nhờ tiền bạc rủng rỉnh, Vicent dễ dàng kết thân với các đại ca cầm đầu băng người nhái. Do đó, y chủ quan, cho rằng không ai dám đụng đến mình, nhất là tại vũ trường Maxim trên đường Tự Do (Đồng Khởi). Từ lâu, Vincent rất mê sắc đẹp Lệ Hải nhưng chưa có dịp được gần gũi. Còn Lệ Hải thì ghét cay, ghét đắng thứ đàn ông mặt trơ, trán bóng, ăn nói vô duyên, thiếu chất giang hồ.
Một buổi tối, Lệ Hải đi một mình lên Maxim thì đụng đầu Vincent. Hắn tìm mọi cách ngồi gần "yêu nữ". Khi vũ trường đóng cửa, Vincent bám theo Lệ Hải xuống tầng trệt, nắm chặt tay "yêu nữ", lè nhè: "Đêm nay em phải về với anh. Bằng không anh sẽ cho em ngủ ngoài đường". Biết khu vực này là đất của Vincent, Lệ Hải nhỏ nhẹ nói: "Em làm sao từ chối lời mời của một người như anh. Nhưng không chuẩn bị trước, nên cho em hẹn đêm mai. Tối mai, mình gặp nhau ở đây và em muốn anh phải tỉnh táo để đưa em về". Vincent mừng rơn.
Khi đó trong băng người nhái có tên Tầm nhái, đô con nhưng chỉ được xếp vào hàng tốt đen. Từ lâu, Tầm nhái si mê Lệ Hải một cách điên cuồng mà không dám nói ra. Vì thế, khi Vincent đi rồi, "yêu nữ" vội chạy đi tìm Tầm nhái. Tầm nhái như kẻ mê sảng khi bỗng dưng lại được gần gũi Lệ Hải suốt đêm. Khi Tầm nhái đã hồn xiêu phách lạc, "yêu nữ" mới đem chuyện Vincent làm hỗn với mình ra kể và hỏi Tầm nhái: "Em hẹn Vincent đêm mai ở Maxim, anh có dám đến đó cho nó một trận đòn rửa nhục giùm em hay không?". Gã si tình mới nghe đã nổi máu anh hùng: "Dễ ợt, đêm mai anh sẽ vì em mà hạ nốc ao thằng chó chết này, cho dù nó là bạn của sếp anh!".
Đêm hôm sau, khi vũ trường Maxim đóng cửa, Vincent và Lệ Hải vừa bước ra, Tầm nhái đã đứng sẵn ở đó. Máu ghen nổi lên, hắn nhìn thẳng vào mặt Vincent nói: "Vincent, mày có tin tao sắp đánh thấy mẹ mày hay không?", Vincent cũng không vừa, mắng lại: "Ê Tầm, mày chỉ là hàng em út, mày dám chơi ngang cơ với tao ở đất này hay sao?". Không trả lời, Tầm nhái móc trong người ra một khẩu Browning, chĩa vào ngực Vincent bóp cò. Một tiếng nổ vang lên, Vincent chết ngay tại chỗ. Gây án xong, Tầm nhái đứng yên chờ quân cảnh đến bắt. Từ đó, không ai gọi y là Tầm nhái nữa mà đổi thành Tầm Browning còn Lệ Hải thì ung dung ra về. Không ai biết chuyện gì khiến Vincent phải nhận cái chết thê thảm như thế.
<>Bến đỗ cuối
Cuộc đời của Lệ Hải luôn gắn liền với những hành vi bất chính của một kẻ có thừa nhan sắc nhưng lại thiếu lương tâm. Sau ngày 30/4/1975, "yêu nữ" dính vào một tổ chức phản động. Khi tổ chức này sa lưới thì Lệ Hải cũng bị bắt đưa đi cải tạo. Mấy năm sau, "yêu nữ" được tha về. Sau đó, Lệ Hải lấy chồng (nguyên là thiếu tá của chế độ cũ) rồi xuất cảnh theo diện H.O. Hiện nay Lệ Hải đang định cư tại Hoa Kỳ.
Theo Người Đưa Tin
Nguồn : Zing

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH