Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

KIẾP GIANG HỒ 29

(ĐC sưu tầm trên NET)

30 ngày truy bắt băng cướp năm tỷ đồng ngân phiếu


17 năm trước, thông tin vụ cướp năm tỷ đồng ngân phiếu (tương đương 1.000 lượng vàng) tại TP.HCM đã gây chấn động dư luận. Trong quá trình điều tra, có những tình tiết thú vị mà chính các nhân viên điều tra cũng không thể ngờ...


Sự việc chấn động

Chiều 28/9/1996, trung tá Trần Bảo Toàn - Phó giám đốc XN 347 thuộc Công ty Sông Hồng Quân khu 3 (chi nhánh tại đường Cộng Hòa, phường 12, quận Tân Bình) - đến công an (CA) phường 6 và phường 8, quận 3 trình báo về việc bị cướp năm tỷ đồng ngân phiếu. Trước đó, trung tá Toàn cùng một cán bộ của XN là anh Đặng Đức Long đến chi nhánh Tổng công ty lương thực miền Bắc (TCTLTMB) trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1). Nhận xong số ngân phiếu trị giá năm tỷ đồng, vì không có ôtô, bao tiền lại nhỏ gọn, họ quyết định đem về chi nhánh ở đường Cộng Hòa bằng xe máy. Anh Long điều khiển, trung tá Toàn ngồi sau, còn bao tiền đặt trên yên xe giữa hai người. Họ dự định đi theo lộ trình: Nguyễn Bỉnh Khiêm - Đinh Tiên Hoàng - Võ Thị Sáu - Pasteur - Trần Quốc Toản - Nam Kỳ Khởi Nghĩa rồi về đường Cộng Hòa. Khoảng 14 giờ 15, khi xe chạy đến khúc cua giao lộ Pasteur - Trần Quốc Toản, quận 3, trung tá Toàn thấy có người vỗ vai mình bèn quay lại. Chiếc Suzuki Crystal chở hai thanh niên kè sát, tên ngồi sau giật phắt lấy bao tiền rồi vù ga bỏ chạy. Anh Long vội tăng ga đuổi theo, nhưng đến ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Võ Thị Sáu thì mất bóng dáng những tên cướp.
30 ngay truy bat bang cuop nam ty dong ngan phieu
Đại tá Thân Thành Huyện.
Ngay sau khi tiếp nhận lời khai, CA phường 6, CA phường 8 báo cáo ngay cho Ban chỉ huy CA quận 3 và khẩn trương xác minh. Nội dung vụ án được báo cho Ban giám đốc cùng các phòng nghiệp vụ của CATP và Phòng Điều tra hình sự (ĐTHS) Quân khu 7. Bộ Quốc phòng đã cử thượng tá Đào Văn Đề - Trưởng phòng Điều tra án kinh tế; Phòng ĐTHS Quân khu 3 cũng cử thượng tá, phó trưởng phòng Phạm Xuân Thắng phối hợp với Quân khu 7 và CATP tiến hành điều tra.
Do số tài sản bị giật quá lớn đã gây nhiều thắc mắc, nghi ngờ. Tại sao chuyên chở một số lượng tiền lớn như thế bằng xe máy? Khi bị cướp, các nạn nhân không tri hô mà đuổi một mình? Đặc biệt, sau mấy ngày xảy ra vụ cướp, trung tá Trần Bảo Toàn vay của người thân và một số cơ sở doanh nghiệp được 3,9 tỷ đồng trả cho cơ quan, cũng làm phát sinh câu hỏi: tại sao anh Toàn đi vay tiền trả cho cơ quan khi chính anh là nạn nhân? Có thật đã xảy ra vụ cướp giật hay đây chỉ là màn kịch “hợp thức hóa” những việc làm mờ ám, sự thất thoát tài sản, một thủ đoạn chiếm tài sản Nhà nước?
Xác lập chuyên án
Ngoài việc dựng lại hiện trường, thực nghiệm điều tra, kết quả xác minh cho thấy chi nhánh TCTLTMB có hợp đồng mua 2.000 tấn gạo của XN 347, trị giá 5,74 tỷ đồng, sẽ giao trả tiền làm ba đợt, trong đó đợt hai trả năm tỷ vào ngày 28/9/1996. Thủ quỹ chi nhánh TCTLTMB xác nhận chiều 28/9 có xuất năm tỷ đồng ngân phiếu cho XN 347, gồm 300 tờ mệnh giá năm triệu, 1.500 tờ mệnh giá một triệu và XN 347 công nhận lúc 14h ngày 28/9, trung tá Trần Bảo Toàn có điện về cơ quan xin xe tới chi nhánh TCTLTMB chở tiền, nhưng lúc ấy ôtô phải ra sân bay đón giám đốc. Tại hiện trường, một số người bán báo, thuốc lá, xích lô cũng xác nhận có vụ cướp giật tài sản của hai người đàn ông đi trên chiếc Dream II lúc hơn 14h 28/9.
14hngày 8/10/1996, Ban giám đốc CATP triệu tập cuộc họp đặc biệt do đại tá, Phó giám đốc Thân Thành Huyện chủ trì, thành viên gồm chỉ huy các phòng nghiệp vụ và một số quận huyện, có sự tham gia của chỉ huy phòng điều tra án kinh tế, điều tra hình sự quân đội. Tại cuộc họp, cơ quan điều tra hai ngành công an và quân đội xem xét lại từng tình tiết, khẳng định tính xác thực và nghiêm trọng của vụ án.
Ngay sau khi được thành lập, Ban chuyên án họp, thống nhất triển khai một loạt các biện pháp nghiệp vụ, quyết định thông báo nội dung vụ án tới công an 18 quận huyện, chỉ đạo hướng dẫn lực lượng cảnh sát khu vực các biện pháp nắm tình hình, chú ý những đối tượng có biểu hiện bất minh về kinh tế. Do số ngân phiếu có thời hạn nên thủ phạm phải tìm cách tiêu thụ sớm và cách tiêu thụ dễ nhất là mua vàng, Ban chuyên án đặc biệt lưu ý, nhấn mạnh đến việc phát hiện những đối tượng mua bán bằng ngân phiếu với số lượng lớn, đi sâu tìm hiểu tại các tiệm vàng. Về đối tượng, Ban chuyên án chỉ đạo lên danh sách các băng nhóm cướp giật chuyên nghiệp, nhất là bọn có sử dụng xe Suzuki Crystal, tập trung đi sâu vào các băng nhóm ở quận 1, quận 4. Bên cạnh đó, tuyên truyền vận động phong trào quần chúng tố giác tội phạm...
Mẻ lưới đầu tiên

12h ngày 15/10/1996, từ nguồn tin cơ sở, có một nhóm đối tượng hình sự khoe mới “vô mánh” mỗi tên 200 cây vàng, Trưởng công an phường 13, quận 4 lập tức báo cáo với Trưởng công an quận 4 Trần Hữu Ánh. Chiều cùng ngày, lực lượng CA quận 4 đã lên danh sách bốn đối tượng nghi vấn, xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám đốc và Ban chuyên án. Từ kết quả này, sáng 16/10 Ban chuyên án họp khẩn cấp, phác họa sơ đồ vụ án, băng cướp giật gồm bốn tên và một số đối tượng liên quan, tiêu thụ tài sản của bọn tội phạm. Đó là Nguyễn Thành Vinh (tự Bé “ba tàu”, SN 1967, ngụ P14Q4), Nguyễn Văn Sinh (tự Sơn “mặt quỷ”, SN 1973), Trần Văn Hải (tự Hải “củ cải”, SN 1970, đều ngụ P13Q4), Sơn “Hít Le” (tự Sơn “Hít Le”, SN 1964, ngụ P16Q4). Tài liệu trinh sát cho thấy bọn này đã sử dụng ngân phiếu với số lượng lớn để mua vàng tại các tiệm Kim D., Kim H., Ánh T. Trưởng CA quận 4 đề nghị Trưởng ban chuyên án cho tiếp cận với các tiệm vàng đã bán hàng cho bọn cướp. Với điểm đột phá là tiệm Kim H. trên đường Đoàn Văn Bơ, lực lượng điều tra phát hiện Phạm Thị C. (vợ của Bé “ba tàu”) đã mang 500 triệu ngân phiếu mua vàng tại đây. 22h ngày 16/10, Ban chuyên án họp tại trụ sở CA quận 4. Trực tiếp nghe lại toàn bộ kết quả thẩm tra xác minh ban đầu, đại tá Thân Thành Huyện đồng ý ý kiến đề xuất và trực tiếp chỉ đạo thực hiện kế hoạch phá án, có sự tham gia của các lực lượng CA quận 4, các phòng CSĐT, CSHS và tham mưu tổng hợp (TMTH).

23h 30, một mũi trinh sát bắt được Hải “củ cải” trước cửa khách sạn Sài Gòn Prince trên đường Nguyễn Huệ (quận 1), đồng thời “rước” luôn bồ của Hải là Nguyễn Thùy T. làm nghề vũ nữ và Lê Văn L., anh ruột Bé “ba tàu”, là những kẻ được bọn cướp cho hưởng thụ rất nhiều tài sản, thu giữ ba xe Dream II và một điện thoại di động.
Khai thác nhanh, 0h ngày 17/10, lực lượng phá án chia thành bốn mũi tiến hành lệnh bắt, khám xét khẩn cấp nhà ở của bốn đối tượng trên, bắt thêm Bé “ba tàu”, Sơn “mặt quỷ” và vợ Bé “ba tàu” là Phạm Thị C. ngay trong đêm, các tổ công tác đã thu giữ tài sản của bọn cướp trị giá khoảng 500 triệu đồng, bao gồm tiền, vàng, xe Dream, tivi, đầu máy video, điện thoại di động mới mua; trong đó tại nhà Bé “ba tàu” thu tổng cộng 4,1 lượng vàng, trên 12 triệu đồng, một xe Cub, một số hóa đơn mua vàng.
30 ngay truy bat bang cuop nam ty dong ngan phieu
Giao lộ Pasteur - Trần Quốc Toản, nơi đã xảy ra vụ cướp giật.
Vạch mặt đối tượng
Cũng như đa số bọn tội phạm ngoan cố khác, lúc đầu các đối tượng quanh co chối cãi, nhưng bằng chiến thuật xét hỏi tài tình, đến 2 giờ sáng, Bé “ba tàu” bắt đầu khai báo nhỏ giọt, nhưng chỉ nhận là người đi đổi ngân phiếu cho tên Hải. 3 giờ sáng, Phạm Thị C. khai dùng ngân phiếu do chồng đưa đi mua 30.000 USD còn chôn dưới nền nhà, đã đổ xi măng lên trên và CA quận 4 đã đi thu hồi được số ngoại tệ này. Trước bằng chứng không thể chối cãi, 8h ngày 17/10, Bé “ba tàu” chính thức khai nhận có tham gia vụ cướp giật.
Được giao nhiệm vụ xét hỏi, các điều tra viên Nguyễn Hoàng Khanh, Nguyễn Ngọc Ẩn, Nguyễn Xuân Thành khéo léo đấu tranh, nên đến 12h ngày17/10, Hải “củ cải” khai được chia một tỷ đồng, y mua 90 lượng vàng SJC, tiêu xài hết 10 lượng (cho cô bồ Nguyễn Thùy T. gần 3.000 USD mua xe máy, điện thoại di động và nhẫn hạt xoàn...), gửi 80 lượng tại tiệm vàng Anh T. Bé “ba tàu” cũng khai y được chia gần một tỷ đồng, hiện còn 500 triệu đồng ngân phiếu chôn tại mộ bà ngoại y ở nghĩa trang xã Thạnh Mỹ Lợi, huyện Thủ Đức. 
12h 30 ngày 17/10, trung tá Nguyễn Mạnh Trung họp khẩn cấp với Ban chỉ huy và các điều tra viên đội trọng án, vạch kế hoạch thu hồi số tài sản trên. Hai tổ công tác được thành lập, có sự tham gia của CSĐT, CSHS, CA quận 4, Phòng TMTH khẩn trương đi quận 4 và huyện Thủ Đức. Lệnh khám xét khẩn cấp tiệm vàng Anh T. được ban hành, nhưng khi tổ công tác của thiếu tá Mai Đình Khánh và đại úy Trương Văn Hòa thuộc cơ quan điều tra yêu cầu giao nộp số tài sản của Hải “củ cải” còn gửi ở đây, chủ tiệm vàng đã giao nộp 82 lượng vàng SJC. Trong khi đó, tổ công tác do đại tá Thân Thành Huyện và trung tá Nguyễn Mạnh Trung (trưởng, phó ban chuyên án) trực tiếp chỉ huy đi Thủ Đức lại không được thuận lợi. Khi đào nơi Bé “ba tàu” khai giấu tiền ở Nghĩa trang Thạnh Mỹ Lợi (phần nổi trên mặt đất), nhưng không thấy gì. Trên đường về, Bé “ba tàu” thú nhận đã khai báo gian dối, định đổ cho có người đào trộm, nhưng sau đó lại khai đã hủy đi 500 triệu ngân phiếu vì sợ bị bại lộ... 17h cùng ngày, Sơn “mặt quỷ” (là đối tượng cuối cùng) đã khai nhận tội. Y được chia số ngân phiếu trị giá một tỷ đồng, đưa cho mẹ là Nguyễn Thị H. 910 triệu đồng và bà này đưa cho con rể Trương Hữu L. đi mua 164 lượng vàng SJC. Sau đó L. cho anh em trong nhà mỗi người ba đến năm lượng, tổng cộng 28 lượng vàng, mua hai Honda Dream, mua cho chị gái một điện thoại di động.
Ngay sau đó, lực lượng điều tra, trinh sát tham gia chuyên án chia làm ba tổ công tác, thực hiện lệnh khám xét khẩn cấp nhà ở các đối tượng. Tại nơi ở của Nguyễn Thùy T. (ấp Đình, An Khánh, Thủ Đức), lực lượng khám xét thu giữ một xe Spacy mới mua 2.920 USD, một điện thoại di động; cha của T. tự giác giao nộp một nhẫn hột xoàn trị giá năm lượng vàng. Số tài sản này của Hải “củ cải” tặng “người yêu”. Riêng tổ thứ hai khám xét nhà Nguyễn Thị H. và tổ thứ ba khám xét nhà Trương Hữu L. không thu giữ được tài sản gì đáng kể vì các đối tượng đã tẩu tán, cố tình che giấu tội phạm. Trước tình hình trên, nhận thấy số tài sản rất lớn mà Sơn “mặt quỷ” được chia chưa được thu hồi, trung tá Nguyễn Mạnh Trung quyết định bắt giữ Nguyễn Thị H., Trương Hữu L. đưa về cơ quan điều tra để làm rõ hành vi chứa chấp và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. L. khai đã nhận từ Nguyễn Thị H. (mẹ vợ) ngân phiếu trị giá 910 triệu đồng, mua được 164 lượng vàng SJC giao lại cho bà ta, riêng y được Sơn “mặt quỷ” cho một xe Dream.  
Đêm cùng ngày, bằng chiến thuật xét hỏi khôn khéo, Đội phó Đội trọng án Nguyễn Hoàng Khanh đã buộc kẻ láu cá Bé “ba tàu” khai báo thật thà hơn. Theo đó, y đã đưa cho chú là Lê Văn T. 36.000 USD để mua ôtô Toyota 15 chỗ ngồi, hiện cất giấu tại nhà ở đường Cống Quỳnh. Đồng thời, nhờ quần chúng cung cấp và tài liệu trinh sát, CA quận 4 phát hiện Sơn “Hít Le” mới mua hai chiếc xe tải nặng hiệu Hyundai, gửi tại XN xuất khẩu dịch vụ cảng Sài Gòn và chiếc Honda CBR 400. Đến 9h ngày 18/10/1996, những chiếc xe trên được thu hồi; đồng thời, “nhóm” gia đình Nguyễn Thị H. cũng mang lên CA quận 4 nộp 51 lượng vàng mà Sơn “mặt quỷ” cất giấu.
30 ngay truy bat bang cuop nam ty dong ngan phieu
Nguyễn Văn Sinh, Nguyễn Thành Vinh, Trần Văn Hải.
Chủ tiệm vàng là kẻ cướp
Cùng với việc truy bắt Sơn “Hít Le”, cơ quan điều tra mở rộng hướng điều tra sang các đối tượng có liên quan. Lương Thị L. bị bắt giữ vì đã cầm 1,1 tỷ đồng ngân phiếu của Sơn “Hít Le” đi mua vàng. Nguyễn Thị D. - chị gái Sơn “mặt quỷ” - cũng được điều tra làm rõ về việc mới mua căn nhà 9,5 lượng vàng tại đường Đoàn Văn Bơ. Các đối tượng Lê Văn T. (chú Bé “ba tàu”), X. (vợ Trương Hữu L.) và các chủ tiệm vàng Kim H., Kim D., Anh T... đều được gọi hỏi, tường trình về việc tiêu thụ ngân phiếu, tài sản của bọn cướp.
Tài sản được thu về cơ quan điều tra bằng nhiều nguồn, từ tài liệu trinh sát, kết quả xét hỏi các đối tượng, quần chúng phát hiện tố giác hay chính thân nhân, gia đình các đối tượng tự động giao nộp... Cụ thể, Bé “ba tàu” tiếp tục bị thu giữ một dàn máy gồm tivi, đầu máy video, ampli, loa mới mua trị giá 45 triệu đồng; gia đình Hải “củ cải” giao nộp một dàn máy tương tự, cũng trị giá 45 triệu đồng, sáu lượng vàng và hai cặp loa; Trương Hữu L. viết thư cho gia đình để các cán bộ điều tra đến nhà thu hồi năm lượng vàng, một số nữ trang, một xe Dream mới chưa có biển số và bếp gas Rinnai; Sơn “mặt quỷ” cũng giao nộp tiền vàng và nhiều đồ dùng sinh hoạt mới mua sắm... Riêng về hai chiếc xe dùng để gây án là chiếc Suziki Crystal và Honda 67 đã bị CA các tỉnh An Giang, Tiền Giang tạm giữ do vi phạm Luật giao thông trong những cuộc đi chơi của bọn cướp. Ban chuyên án phải cử cán bộ đi di lý về CATP, cả hai xe đều mang biển số giả.  
Đặc biệt, trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra và CA quận 4 còn phát hiện dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản lẫn nhau của bọn tội phạm, đó là việc mua bán vàng bằng ngân phiếu giữa Sơn “Hít Le” và tiệm vàng Kim D. Như trên đã nêu, sau khi được chia tiền, Sơn “Hít Le” đưa cho Lương Thị L. 1,1 tỷ đồng đi mua vàng; lần thứ nhất L. đem 600 triệu đồng ngân phiếu đến tiệm vàng Kim D. (đường Đoàn Văn Bơ, quận 4) đổi được 4kg và 8 lượng vàng SJC; lần thứ hai, L. lại mang tiếp 500 triệu đến tiệm Kim D. mua vàng và được chủ tiệm hẹn hôm sau sẽ trả vàng. Biết là tiền bất chính, chủ tiệm Ngô Thị H. và em trai là Ngô Xuân N. (thợ kim hoàn, cùng ngụ P10Q4) tìm cách ăn chặn, nói dối rằng 500 triệu đồng đã bị ngân hàng phát hiện niêm phong. Sau đó, Ngô Xuân N. lại đòi Sơn “Hít Le” phải đưa cho hắn 20 triệu đồng “chạy chọt” các quan chức ngân hàng để vụ việc không bị bại lộ.
Vụ án được khám phá và CA lần đến đầu mối, Ngô Thị H. buộc phải giao nộp 500 triệu này bằng hai cuốn sổ tiết kiệm, một cuốn 300 triệu và một cuốn 200 triệu, đều mang tên H. CA quận 4 phải đi ngân hàng thuơng lượng, rút được toàn bộ số ngân phiếu này. Chứng cứ phạm tội đã rõ, cơ quan điều tra lập tức khởi tố bị can đối với Ngô Thị H. và Ngô Xuân N. về các tội: lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Trong quá trình điều tra, căn cứ lời khai của các bị can và kết quả truy thu tài sản, bước đầu nhận định có khả năng Sơn “Hít Le” đã giữ riêng cho mình một tỷ đồng và chính y là kẻ trực tiếp giật, ôm giữ túi tiền.
Do vậy, cùng với công tác tiếp tục khai thác các đối tượng và truy thu tài sản, việc truy bắt Sơn - tên cuối cùng trong băng cướp - càng trở nên cấp bách. Ban chuyên án giao cho CA quận 4 và Phòng CSHS phụ trách việc này, có sự phối hợp chặt chẽ với Phòng CSĐT. CA quận 4 và Phòng CSHS đã cử trinh sát giám sát chặt chẽ nhà ở và lần theo các mối quan hệ xã hội của Sơn. Các biện pháp nghiệp vụ khác cũng được triển khai kịp thời. Song có khả năng Sơn không dám ẩn náu tại địa phương, do đó kế hoạch truy bắt y được mở rộng sang các địa phương khác.  
VietBao.vn (Theo Công an TPHCM)

Trắng đêm ngâm bùn truy bắt băng cướp 'râu xanh'

Linh tính nghề nghiệp mách bảo, tổ trinh sát chồm dậy giữa đồng lúa khi thấy 2 bóng đen trùm đầu. Mặc sình lầy bám nhầy nhụa, các trinh sát bò theo con mương, qua đường quốc lộ hàng trăm mét để tiến gần mục tiêu.


Việc băng cướp do Nguyễn Ngọc Sang cầm đầu cả chục tên liên tục cướp của, hiếp dâm, trên tuyến Quốc lộ 1A gây kinh hoàng cho người dân đã khiến các chiến sĩ Công an Quảng Nam - Đà Nẵng như ngồi trên đống lửa. Nhất là trong 64 vụ án mà Sang và đồng bọn gây ra, từ tháng 5/1992 đến đầu tháng 7/1994 thì có đến 43 vụ ở địa bàn tỉnh này. 
Công an tỉnh quyết định thành lập Ban chuyên án với những trinh sát dày dạn nhất được được tung vào cuộc. Theo lời kể của các nạn nhân, cảnh sát xác định khi gây án, băng cướp thường giả giọng các vùng miền nên việc lần ra manh mối rất khó khăn. Cảnh sát lục tung cả đống hồ sơ cũ có liên quan đến cướp, bới từng ngõ ngách, từng sổ đăng ký tạm trú các khách sạn, đưa vào tầm ngắm gần 150 người khả nghi rồi loại dần.
cuop-rau-xanh-3-9788-1384397065.jpg
Các trinh sát phục kích trên các tuyến xe tải đường dài.
Ban chuyên án cũng phân công lực lượng các địa phương khảo sát kỹ lại địa bàn, thông tin cho công an khắp các tỉnh miền Trung hỗ trợ phát hiện những kẻ khả nghi, nhờ quân đội xác minh nguồn gốc những khẩu súng từ những vụ cướp. Bản thân những người trong Ban chuyên án cũng đóng vai các tài xế xe tải đường dài, tuần tra trắng đêm hàng tháng trời để phục kích và “câu” cướp. Nhiều tháng trôi qua, Sang và đồng bọn vẫn "lặn tăm" bởi lúc này chúng đã "đánh hơi" được lực lượng công an đang truy lùng ráo riết nên chuyển địa bàn hoạt động từ Bình Thuận vào các tỉnh miền Nam.
"Đó là những tháng ngày mà chúng tôi dãi nắng dầm mưa, cơm đùm cơm vắt, ngủ bờ ngủ bụi, muỗi cắn, rết đốt… chỉ với mục tiêu bám sát địa bàn, truy lùng nghi phạm. Các chiến thuật cũng linh hoạt thay đổi phù hợp để tìm ra manh mối của băng cướp", một thành viên Ban chuyên án kể.
cuop-rau-xanh-5-1982-1384397066.jpg
Băng bó vết thương cho Đỗ Thái Bình lúc bị bắn.
Sau gần một năm trời ròng rã giăng lưới, lúc 3h30 ngày 6/5/1994, tổ phục kích gồm 3 trinh sát gan dạ, bản lĩnh nhất ém quân tại khu vực cầu Cảnh Tiên – nơi thường xuyên xảy ra cướp trên địa bàn Quảng Nam - Đà Nẵng. Bất ngờ họ phát hiện khu vực hướng Bắc có tiếng ném đá vào thùng xe tải, nhưng chiếc xe đó không dừng.
Linh tính nghề nghiệp mách bảo đây chính là mục tiêu, tổ trinh sát chồm dậy giữa đồng lúa khi thấy 2 bóng đen. Mặc sình lầy bám nhầy nhụa, các trinh sát bò theo con mương rồi qua đường quốc lộ dài hàng trăm mét. Lúc đã áp gần những kẻ khả nghi, một phát pháo sáng được bắn lên bầu trời cùng một loạt đạn chỉ thiên, kèm theo tiếng quát: “Tất cả đứng im không sẽ bị bắn!”.
Khựng lại bởi tiếng đạn AK, hai kẻ đội mũ trùm đầu với 2 khẩu súng trên tay bỏ chạy thục mạng về hai hướng. Thêm vài phát đạn vang lên, một tên trúng đạn nấp dưới bờ kênh đã bị các trinh sát bắt được. Công an cũng thu được khẩu súng, chiếc xe đạp, ba lô và nhiều đồ nghề khác.
Ban đầu người này khai tên Hồ Đình Dũng, sống lang thang, không nghề nghiệp. Sau thời gian điều trị lành vết thương, anh ta vẫn khẳng định không biết gì về các vụ cướp trước đó. Chỉ đến khi một điều tra viên dày dạn nhất, hỏi: “Anh có biết Đỗ Thái Bình là ai không?”, kèm theo một số lý lịch trích ngang như đã từng cầm đầu các vụ cướp tương tự tại tỉnh Bình Định, phải chịu án chung thân, trong một lần điều trị tại bệnh viện đã bỏ trốn… thì hắn tái mặt, thừa nhận nhân vật đó chính là mình.
cuop-rau-xanh-6-jpg-6867-1384397066.gif
Tướng cướp Đỗ Thái Bình đã phẫu thuật thẩm mỹ thay đổi nhân dạng để trốn truy nã.
Bình khai, sau khi trốn khỏi trạm giam, hắn xuống TP Quy Nhơn gặp chiến hữu Hồ Thanh Sơn và cùng rủ nhau ra Đà Nẵng nhập nhóm cướp do Nguyễn Ngọc Sang cầm đầu. Để tránh bị phát hiện do bị truy nã, Bình vào TP HCM giải phẫu thẩm mỹ, thay đổi nhân dạng. Trong vụ cướp lúc rạng sáng ngày 16/11/1993 tại thị xã Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, Bình là kẻ đã dùng súng uy hiếp cho Sang cưỡng bức thiếu nữ tội nghiệp trước mặt nhiều người. Cùng tham gia vụ này còn có Nguyễn Nhung và Võ Văn Bình (tức Bình Chảy).
"Sau vụ đó, thấy 'động' nên anh Sang vào miền Nam hoạt động. Trong một lần khảo sát địa bàn, ảnh chống trả Công an Tiền Giang nên bị trúng đạn tử vong. Lúc đó cả nhóm kêu tôi lên thay để cùng nhau kiếm ăn", Bình nói và cho biết tài sản cướp được đều tung vào các cuộc ăn chơi trác táng tại Sài Gòn. Tuy cùng băng đảng, nhưng chúng hầu như đều không biết nơi ở của nhau. Chỉ khi lên kế hoạch đi cướp, chúng đến địa điểm “tập kết”, ngủ lại ở gầm cầu, mồ mã, đồng vắng... cách Quốc lộ 1A chừng 50-60 m chờ thời cơ ra tay.
"Với sự ranh ma, có kinh nghiệm đối phó với công an, những tên còn lại trong băng cướp liên tục di chuyển. Các trinh sát lúc đó cũng chạy vắt chân lên cổ theo bước di chuyển của chúng", thành viên Ban chuyên án cho hay.
cuop-rau-xanh-2-3384-1384397066.jpg
Hàng nghìn người dân đến dự phiên tòa xét xử băng cướp.
Tuy nhiên, được sự phối hợp của công an các tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận, Bình Định, Gia Lai – Kon Tum, Đăk Lăk, Quảng Ngãi... lần lượt từng manh mối, từng vỏ bọc được làm sáng tỏ. Trong vòng 5 tháng, sử dụng hết những chiêu thức nghiệp vụ, thậm chí bị đồng đội suýt đánh lầm (vì tưởng là cướp), các trinh sát đã lần lượt tóm được 9 tên. Cảnh sát cũng thu giữ 5 khẩu súng, nhiều dao, mũ trùm đầu... là tang vật của các vụ án mà Sang, Bình và đồng bọn gây ra.
Ngày 24/10/1995, TAND Quảng Nam – Đà Nẵng chưa bao giờ đông đến thế. Hàng nghìn người kéo về kín chật các ngả đường để xem phiên tòa xét xử băng cướp từng là nỗi ám ảnh của người dân trên cung đường Quốc lộ 1A. Hôm đó, HĐXX đã áp dụng 4 án tử hình cho các thành viên nguy hiểm của băng cướp, các tên khác cũng phải nhận ít nhất 15 năm tù.
VietBao.vn (Theo Người đưa tin/Vnexpress)

Bí mật về băng cướp vàng tàn độc số một Việt Nam


Gần một thập kỷ hoạt động, băng cướp này đã thực hiện hàng loạt vụ cướp vàng chấn động. Chúng cướp nhiều đến nỗi sau mỗi phi vụ phải dùng hàn khò nấu chảy thành cục, đem bán ở nhiều tiệm khác nhau...

Mặc dù cướp được cả một tài sản kếch xù, nhưng chúng chủ yếu chi tiêu cho những thú vui thác loạn của cá nhân, còn người thân của họ vẫn sống lay lắt với phận nghèo tận đáy của xã hội.
Bủa vây và sa lưới
Vào đầu thế kỷ XXI, trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh miền Nam liên tục xảy ra hàng loạt vụ cướp kinh hoàng. Trong đó, bọn cướp sẵn sàng dùng súng nã vào những nạn nhân chống cự. Trong quá trình điều tra, công an khá thận trọng trong việc lấy lời khai, thu thập bằng chứng với quyết tâm đưa các đối tượng ra ánh sáng. Mặc dù vậy, tất cả thông tin về bọn cướp đều mù tịt. Lắm lúc, lực lượng công an rơi vào ngõ cụt trong quá trình điều tra.
 Bi mat ve bang cuop vang tan doc so mot Viet Nam
Các bị cáo đứng nghe tuyên án
Sau một thời gian, công an phát hiện, mặc dù các vụ cướp xảy ra nhiều nơi, đầu đạn rơi tại hiện trường cũng không giống nhau nhưng tất cả quá trình của các vụ cướp đều có cùng điểm chung là chờ chủ tiệm vàng dọn về, đeo bám rồi ra tay. Từ điều này, công an xác định, tất cả những vụ cướp vàng chấn động trong khoảng thời gian ngắn trên địa bàn là cùng một băng nhóm gây ra.
Nhận định, đây là một băng cướp tàn độc, manh động, chuyên nghiệp, chỉ nhắm đến những tiệm vàng có số lượng lớn, đồng thời sẵn sàng dùng súng để ra tay đối với những người chống cự. Do đó, Tổng cục Phòng chống tội phạm Bộ Công an quyết định xác lập chuyên án để truy xét. Những trinh sát, điều tra viên giỏi nhất, có kinh nghiệm nhất, được điều động để tham gia chuyên án đặc biệt này chỉ với một quyết tâm cuối cùng là bắt các đối tượng quy án. Từ khi chuyên án được mở cho đến khi bắt được các đối tượng đã ba lần thay đổi trưởng ban chuyên án, từ trung tướng Nguyễn Việt Thành đến trung tướng Phạm Thành Nam và cuối cùng là thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến.
Từ đầu năm 2011, hàng chục trinh sát, điều tra viên dày dạn kinh nghiệm của các phòng 4, 5, 8 ở Cục Cảnh sát hình sự từ Hà Nội được Bộ Công an điều tăng cường hỗ trợ cho Cục Cảnh sát hình sự phía Nam. Cũng trong khoảng thời gian này, các trinh sát lần tìm và xác định nghi án 8 đối tượng thuộc băng cướp khét tiếng này. Trong đó, người đứng đầu là Lê Anh Kiệt (SN 1964, quận 8, TP.HCM). Kẻ giúp sức và là cánh tay phải đắc lực của đàn anh này là Huỳnh Minh Tiếm.
Dưới trướng hai tên này là Nguyễn Văn Nhãn (tự Lùn, SN 1957, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh), Đặng Văn Phước (SN 1951, tỉnh An Giang), Phan Văn Tưởng (SN 1973, tỉnh Tây Ninh), Trần Hữu Lộc (SN 1978, quận 7, TP.HCM), Nguyễn Tấn Thông (SN 1976, huyện Trảng Bàng, tỉnh Đồng Nai) và Nguyễn Đức Công (SN 1968, quận 8, TP.HCM). Trong đó, có ba tên là Lộc, Thông và Công đã chết do ăn chơi trác táng và sốc ma túy.
Các đối tượng còn sống, ngoài Nhãn vẫn hoạt động trong giới giang hồ, bốn tên còn lại đều ẩn mình khá tốt và tạo cho mình vỏ bọc kín đáo. Tiếm là chủ sở hữu hai chiếc xe ủi, san lấp mặt bằng ở huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Mỗi buổi sáng, Kiệt chở vợ ra chợ đầu mối lấy rau về bán ở đường Lê Văn Lương, quận 7. Riêng Tưởng sở hữu một ga-ra nổi tiếng, thường xuyên nhận nhiều hợp đồng sửa chữa ô tô lớn.
 Bi mat ve bang cuop vang tan doc so mot Viet Nam
2 thủ lĩnh băng cướp bình thản khi nhận án tử hình
Vào giữa năm 2011, các điều tra viên phát hiện Tưởng có chuyến sang Campuchia mua súng, sau đó giao cho Kiệt cất giữ. Công an nghi ngờ băng nhóm này đang định trở lại chốn giang hồ nên trinh sát bám sát suốt ngày đêm. Bên cạnh đó, một mũi trinh sát khác lại phát hiện, Nhãn và Tiếm thường xuyên lui tới ở quận 4 và để ý một tiệm vàng tại đây. Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến, trưởng ban chuyên án, nhận định, có thể, băng nhóm này sẽ thực hiện vào một ngày mưa để dễ dàng xóa bỏ dấu vết. Thời gian đó là tháng 10, mùa mưa của TP.HCM nên các trinh sát, điều tra viên phải làm việc cật lực hơn rất nhiều, tránh trường hợp để bọn chúng thoát tội.
Ngày 8.10.2011, tổ trinh sát đeo bám Kiệt, nhận thấy gã có nhiều dấu hiệu khác thường. Rạng sáng hôm đó, gã vẫn chở vợ đi chợ mua rau, nhưng sau đó cố thủ trong nhà, không hề bước ra đường. Đến chừng 17 giờ, Kiệt dắt xe đi khỏi nhà. Hôm đó trời lại mưa. Nghi ngờ bọn chúng sẽ thực hiện vụ cướp vào chính đêm hôm đó nên thiếu tướng Tuyến ra lệnh phải bám sát đối tượng, đồng thời biết gã đến đâu thì phải báo về cho lãnh đạo để có phương thức hành động phù hợp. Kiệt đến quán cà phê Thu Hồng (Lê Văn Lương). Nhiều trinh sát nhanh chóng được điều động, giả vờ là khách vào uống cà phê đồng thời nhiều chiến sĩ khác được rải khắp ở bên ngoài.
Chừng 18 giờ cùng ngày, hai đối tượng Tiếm và Nhãn cũng đến quán cà phê với một bao vũ khí trên tay. Ngay khi bọn chúng đang ngồi, bàn tán về kế hoạch sẽ cướp tiệm vàng ở quận 4 vào tối hôm đó, công an liền ập đến bắt giữ. Chừng 23 giờ cùng ngày, lệnh bắt khẩn cấp Tưởng được ký và một nhóm điều tra viên ập vào nhà bắt. Khi tra tay vào còng, gã chỉ kịp lí nhí: “Em xin bán hết tài sản để bồi thường, xin đừng tử hình em”.
Đến chết vẫn thể hiện bản chất “giang hồ chính hiệu”
 Bi mat ve bang cuop vang tan doc so mot Viet Nam
Bị cáo Tưởng và Phúc
Trinh sát Hồ Sỹ Cường, người trực tiếp lấy lời khai Kiệt ban đầu cứ ngỡ có lẽ phải đấu trí, dùng nhiều mưu mẹo mới moi được thông tin. Tuy nhiên, không như các đàn em của mình, khúm núm, sợ sệt, lí nhí trả lời, Kiệt tỏ ra là đàn anh thực sự trong giới giang hồ, rành mạch nhận tội và kể hết tất cả những phi vụ đã thực hiện cũng như ai chính là kẻ dùng súng nã vào nạn nhân. Hắn khẳng định, mình là đại ca trong băng nhóm này. Khi thành lập “bang hội”, mỗi lần ra tay, hắn lại dõng dạc: “Nếu trong lúc cướp, nạn nhân chống trả, đứa nào cầm súng mà không bắn thì họng súng sẽ chĩa vào đầu thằng đó và chính tao sẽ là người bóp cò”. Cũng chính vì mệnh lệnh này mà trong các phi vụ cướp cứ hễ nạn nhân bám đuổi, cố lấy lại tài sản thì chúng lại nã súng không thương tiếc.
Không chỉ thế, Kiệt còn thể hiện bản chất "giang hồ chính hiệu" khi thừa nhận: “Tôi là đại ca của băng cướp. Trước khi ra tay, chính tôi sẽ là người trực tiếp khảo sát tình hình, thói quen của chủ tiệm vàng, mỗi khi ra về họ sẽ đi đường nào… Khi đã quyết định, khâu chuẩn bị phải thật hoàn hảo. Đối với tôi, đã ra tay thì phải thành công nếu không là vô tài bất tướng”. Khi được thẩm vấn về việc dùng súng bắn các nạn nhân, giọng hắn lạnh tanh thừa nhận: “Tôi đã làm thì tôi thừa nhận. Tôi nhận tội hết”.
Kiệt khiến các trinh sát cũng phải bất ngờ khi “tỏ lòng”: “Tôi không nghĩ mình bị bắt sớm thế. Khi ra tay thực hiện các vụ cướp vàng, tôi biết chắc chắn, ngày này cũng sẽ đến. Nhưng tôi thừa khả năng và có rất nhiều chiêu đối phó với công an nên cứ nghĩ ít nhất cũng phải 60 tuổi chứ không phải mới 47 như bây giờ. Mà lúc đó già rồi, tôi chết cũng không còn hối tiếc”.
Kẻ cầm đầu khẳng định, từ trước đến nay, cứ mỗi lần thực hiện thì băng cướp này phải có ít nhất hai khẩu súng để “Lỡ khẩu này có chuyện gì thì lại có khẩu khác tiếp ứng”. Thế nhưng, trong phi vụ cuối cùng, trước khi thực hiện thì đã có chuyện bất thường xảy ra. Kiệt yêu cầu Tiếm đưa cho Nhãn 17 triệu đồng để sang Campuchia mua hai khẩu súng. Tuy nhiên, do Nhãn là kẻ nghiện ma túy nặng, lúc đó, số tiền cướp vàng trước đó đã tiêu sạch nên khi có số tiền lớn trong tay hắn liền dùng tất cả mua ma túy để thỏa cơn nghiện. Biết được chuyện này, Tiếm lại phải chi tiền lần hai đưa cho Tưởng gần chục triệu sang Campuchia. Với số tiền này, bọn chúng chỉ mua được một khẩu súng K54 và 3 viên đạn. “Có lẽ, cũng vì điều này mà chúng tôi bị bắt còn nếu không thì ít nhất băng cướp này cũng phải tồn tại cả chục năm nữa”, Kiệt cho biết.
Trong quá trình lấy lời khai, Kiệt còn kể rằng, trước khi bị tóm bốn ngày, hắn đã nằm mơ điềm xấu là mình bị bắt. Vốn là một kẻ hoạt động trong giới giang hồ, những giấc mơ như thế cũng khiến hắn phải suy tư rất nhiều. “Tôi đã nhận thấy điều gì đó không hay nên có ý định không làm, nhưng Tiếm và Nhãn quá hối thúc vì đã hết tiền tiêu, không ngờ điềm báo trong giấc mơ là sự thực”.
Khi được thẩm vấn về “núi vàng” cướp được, Kiệt thừa nhận, sau mỗi phi vụ, bọn chúng liền chia nhau theo kiểu người nào có công nhiều thì được chia nhiều, ai có công ít thì được chia ít. Hầu hết số vàng cướp được bọn chúng đưa về, dùng hàn khò lại thành cục rồi đem đi bán và mua vàng miếng cất giữ, tiêu xài. Nói là cất giữ, nhưng thực chất, tất cả bọn chúng đều dùng số vàng cướp được tung vào các trò ăn chơi đàn đúm. Đến khi bị bắt, số vàng cướp được đều đã bốc hơi theo các cuộc ăn chơi trác táng.
Sự thực về kẻ cầm đầu
Suốt quá trình lấy lời khai, Kiệt đều hùng hồn thừa nhận mình chính là ông trùm, đàn anh của băng cướp này. Tuy nhiên, thấp thoáng trong lời khai của gã cũng như các đàn em thì Kiệt chỉ là hình nhân thế mạng, còn kẻ đứng sau giật dây chính là Huỳnh Văn Tiếm. Khi băng cướp bị tóm, đầu gã đã chấm muối tiêu. Đến lúc ra trước vành móng ngựa, đầu gã đã bạc trắng, chân tay yếu, run rẩy, không đứng lâu được nên xin chủ tọa “đặc cách” được ngồi trong suốt ba ngày phiên tòa diễn ra.
 Bi mat ve bang cuop vang tan doc so mot Viet Nam
Bị cáo Phước.
Tiếm sinh ra trong một gia đình nghèo có đến 11 đứa con ở ấp Long Thành Nam, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Gã là con thứ tư. Tiếm mang bên mình danh sách tiền án tiền sự dài dằng dặc khiến những người mới đọc vào ai cũng phải cảm thấy ớn lạnh. Gã nhiều lần vào tù vì các tội "Cướp tài sản", "Chế tạo, tàng trữ vũ khí trái phép"…
Khoảng năm 1992, Tiếm đang thi hành án tại Trại giam Tống Lê Chân (tỉnh Bình Phước) thì gặp Kiệt đang thụ án 6 năm tù giam vì tội "Giết người". Qua đôi mắt già nua, sành đời, Tiếm nhận thấy, đằng sau Kiệt là cả một con người lạnh lùng, có khả năng tổ chức và rất quyết đoán nên tìm mọi cách để kết thân. Suốt thời gian ngồi trong tù, Tiếm và Kiệt trở thành đôi bạn thân và là đại bàng trại giam. Hai người mãn hạn tù cùng lúc và trước khi chia tay đã trao đổi số điện thoại, địa chỉ với lời hứa: “Sau này có gì bọn mình còn liên lạc”.
Sau khi ra tù, Tiếm về quê sống lương thiện được một khoảng thời gian ngắn bằng công việc tay chân. Nhận thấy, công việc đang làm quá cực khổ, tiền kiếm lại không được bao nhiêu. Nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ, cũng không có cách gì để giàu lên một cách nhanh chóng. Một lần, ngồi xem phim, hắn nhìn thấy một vụ cướp tiệm vàng nên nảy sinh học theo. Nghĩ là làm, hắn lận lưng khẩu súng K59 từ Tây Ninh xuống Sài Gòn rủ người bạn tù lúc xưa thực hiện cùng. Tuy nhiên, lúc này, Kiệt mới bị tai nạn nên từ chối và giới thiệu đàn em của mình là Lộc. Phi vụ đầu thành công, cơn khát vàng của Tiếm ngày càng được đánh thức. Hầu hết trong tất cả các phi vụ, Tiếm luôn là kẻ rủ rê, xây dựng kế hoạch cùng với Kiệt.
Khi tung tích các đối tượng bắt đầu bị rò rỉ, thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến đã gọi đại tá Hồ Sỹ Tiến (nguyên Phó C45) và đại tá Phạm Văn Tám trực tiếp xuống tận Tây Ninh để xác minh về Tiếm. Tuy nhiên, lúc đó, thông tin về gã lại là một đối tượng tên Tím hoặc Tiến đã từng bị tai nạn giao thông. Sau một thời gian tìm hiểu, công an đã phát hiện người đó có những đặc điểm nhận dạng như đã được các đồng chí của mình thông tin trước đó. Tuy nhiên, hồ sơ tai nạn giao thông thể hiện, người đó có tên là Tiến chứ không phải là Tiếm. Sau vụ tai nạn, cán bộ địa phương cũng như người dân ở đây đều cho rằng, do bị gãy hai chân nên việc đi lại của Tiếm rất khó khăn. Bên cạnh đó, do vụ tai nạn quá nặng, bị chấn thương sọ não, đầu óc gã giờ đây đã ngơ ngơ. Thậm chí, trong hồ sơ vụ tai nạn cũng có kết luận Tiếm bị ngơ ngơ.
Tuy nhiên, bằng con mắt nhà nghề, hai đại tá Tiến và Tám nhận thấy đằng sau vẻ ngơ ngơ của Tiếm là cả một điều bất bình thường. Hồ sơ vụ tai nạn thể hiện, sau khi sự việc xảy ra, phía gia đình Tiếm không hề đòi tiền bồi thường. Tiếp sau đó, gã được đưa lên TP.HCM với lý do chữa bệnh nhưng mất dạng trong một khoảng thời gian dài. Các điều tra viên nghi ngờ, có thể, do Tiếm biết trước, ngày xộ khám của mình trước sau gì cũng sẽ đến nên đã “chạy” trước tình trạng “ngơ ngơ” để sau này dễ bề thoát tội. Công an nhiều lần mặc thường phục, giả vờ là người dân tiếp cận và “thử” độ “điên” của Tiếm. Tuy nhiên, qua quá trình tiếp cận, bằng con mắt tinh tường, những đồng chí này đều khẳng định: “Đằng sau bề ngoài ngơ ngơ là một con người bình thường”. Cũng chính vì phát hiện này, gã đã bị theo dõi sát sao cho đến ngày bị bắt.
Theo hồ sơ kết luận của cơ quan công an điều tra, Tiếm đã có hành vi tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép bốn khẩu súng quân dụng và đã có hành vi giết người trong các vụ cướp tiệm vàng Kim Thanh và Từ Minh. Hậu quả gã gây ra khiến ông Doãn Mỹ tử vong, ba người khác bị thương tật từ 6% đến 31%. Đồng thời, gã đã tham gia 8 vụ cướp vàng với vai trò chủ mưu, chỉ huy, cầm đầu. Tổng số tiền gã hưởng được trong các phi vụ cướp vàng lên đến 3,4 tỷ đồng, gấp gần ba lần đối với Kiệt.
Số vàng cướp được giờ ở đâu?
Theo kết luận điều tra của cơ quan công an, băng nhóm này thu hơn 800 lượng vàng, 84 viên kim cương, 605 triệu đồng… với tổng trị giá đến thời điểm hiện nay hơn 33,3 tỷ đồng. Khi phiên tòa xét xử băng nhóm này diễn ra, nhiều người vẫn thắc mắc với số tài sản khổng lồ như vậy, bọn chúng đã sử dụng để làm gì và giờ nó ở đâu, còn bao nhiêu. Với câu hỏi này, bọn chúng đều khẳng định đã sử dụng vào các cuộc ăn chơi trác táng, nuôi bồ nhí… Đến khi ra tòa, tất cả số tài sản này đều không còn một đồng. Thế nhưng, có lẽ, ít ai biết được rằng, băng cướp này thu được tài sản kếch xù nhưng chỉ đáp ứng thú vui chơi xa xỉ của riêng mình và để người thân sống lay lắt trong cuộc sống đói nghèo.
Lê Anh Kiệt được xem là kẻ cầm đầu trong băng nhóm này, được hưởng hàng trăm cây vàng, thế nhưng, vợ con hắn vẫn phải sống trong căn nhà thuê nho nhỏ, rách nát ở quận 8. Hằng ngày, hắn vẫn siêng năng trong việc chở vợ ra chợ đầu mối lấy rau. Vợ con hắn sống một cách khắc khổ, nợ nần đầm đìa. Nhiều lần các con không có tiền nộp học, vợ hắn phải chạy vạy khắp nơi để mượn tiền cho con. Riêng hắn, vẫn ung dung chơi cờ tướng, cười nói một cách vui vẻ. Theo nhận định của nhiều hàng xóm, trước khi bị bắt, Kiệt luôn được mọi người nhận xét là hiền lành, chất phác, chăm chỉ làm ăn và tỏ ra thương cảm với cái nghèo của gia đình hắn. Đến khi thông tin Kiệt bị bắt được đăng tải, những người hàng xóm mới tá hỏa bởi sự tàn độc cũng như cách ăn chơi trác táng.
Bà Thanh (tiểu thương chợ Phạm Thế Hiển, quận 8, nơi vợ của Tiếm bán rau) chia sẻ: “Hằng ngày cứ thấy vợ hắn tần tảo, chắt bóp từng đồng mọi người đều thương. Thế mà, hắn lại đi cướp, kiếm được cả núi vàng cũng không giúp gì, lại còn ăn bám vợ”. Theo một số người khác, Kiệt không chỉ sống tệ bạc với vợ con, mà còn là đứa con bất hiếu với người mẹ già nua, tàn tật đang ở huyện Vàm Cỏ, tỉnh Long An.
Còn về kẻ khát vàng Huỳnh Văn Tiếm được chia lợi nhuận nhiều nhất trong các phi vụ thì lại máu gái, thường xuyên cặp bồ với các cô gái giang hồ. Thậm chí, có lúc, gã cùng lúc hẹn hò cùng nhiều mỹ nữ. Đặc biệt, từ khi bắt đầu cướp, gã vẫn cặp bồ với một cô gái trẻ đẹp tại Sài Gòn và bị rút ruột hết. Riêng về vợ và năm đứa con, hắn không hé một đồng và mỗi khi mở miệng ra lại bắt đầu bằng trò rên rỉ. Thậm chí, vợ con nghèo đói, hắn lại còn về bòn rút để đem đi cung phụng bồ nhí.
Riêng tên Phước, một người thân trong gia đình hắn, cho biết hắn có một người vợ sống chung suốt 40 năm và có 4 người con. Vợ của hắn có dáng vẻ rất khổ sở. Bởi sau khi kết hôn, gã đã ba lần vào tù vì tội trộm cắp tài sản. Một mình vợ gã phải tự gánh cuộc sống của cả gia đình. Một mình chị phải vừa làm mẹ, vừa làm cha để dạy dỗ các con. Chị làm thuê bất kể việc gì để có tiền nuôi các con. Không chỉ thế, hằng tháng, chị lại phải tích cóp tiền để lên trại giam thăm nuôi chồng. Có lẽ, với chừng ấy chuyện, cuộc sống của chị cũng đã bi đát. Vậy mà khi về già, thêm một lần nữa, chị lại sững sờ khi hay tin chồng bị bắt vì hành vi cướp vàng man rợ. Có lẽ, vốn là một người phụ nữ tần tảo, để trọn nghĩa vợ chồng, từ nay, chị lại phải cần mẫn làm việc hơn để có tiền chăm nuôi chồng với những tháng năm còn lại ngồi trong trại giam.
Về phần Nhãn, do được chia chác trong các phi vụ cướp tiệm vàng nên hắn lao vào cuộc sống buông thả cùng các cô gái giang hồ. Chính vì điều này, khi bị bắt, hắn đã bị nhiễm căn bệnh thế kỷ. Lúc mới bị bắt, khi điều tra viên hỏi về số vàng được chia chác, hắn ngậm tăm trong khoảng thời gian dài. Do bị “khủng bố” tinh thần quá nhiều, cuối cùng hắn lí nhí cho biết: “Tôi dành toàn bộ số tiền đó vào việc truyền nước biển”. Ngày hắn ra tòa, chúng tôi tìm hiểu và được biết, vợ hắn năm nay 58 tuổi có 5 người con. Tuy nhiên, cả sáu người hiện đang sống lay lắt vì bệnh tật bởi không có tiền mua thuốc chữa trị.
Băng cướp này một thời khiến những chủ tiệm vàng trên địa bàn phải thót tim bởi lo sợ không biết đến lúc nào mình sẽ rơi vào tầm ngắm của bọn chúng. Đến nay, bọn chúng đã sa lưới, có cái kết cuối cùng, nhưng nỗi mất mát, đau đớn chúng gây ra vẫn còn hiện diện mãi trong lòng người bị hại cũng như người dân xung quanh.

VietBao.vn (Theo Dòng đời)

Hành trình truy bắt băng cướp chặt tay cực kỳ tàn bạo

Ngoài vụ chém đứt lìa bàn tay 1 cô gái để cướp tài sản, băng nhóm bị bắt giữ khai nhận đã gây ra 15 vụ cướp khác với thủ đoạn tương tự ở khắp các quận, huyện TP.HCM.
Từ vụ chặt tay người cướp SH
Thiếu tá Trần Văn Hiếu – phó trưởng công an quận 2, TP.HCM cho biết, cơ quan này vừa bắt giữ 7 đối tượng thuộc 1 băng nhóm gây án với thủ đoạn cực kỳ tàn bạo, thực hiện khoảng 15 vụ khắp các quận, huyện của TP.HCM. Hiện công an quận 2 đang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án, kêu gọi các đối tượng có liên quan sớm ra đầu thú để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.

Hanh trinh truy bat bang cuop chat tay cuc ky tan bao
4 tên cướp tại cơ quan công an (Ảnh: cơ quan công an cung cấp)
Theo điều tra, khoảng 20h đêm 24/11 chị Nguyễn Thị Ngọc Thúy (ngụ quận 2) vừa đi đám cưới bạn về, 1 mình điều khiển xe gắn máy lưu thông từ quận 7 về quận 2. Khi vừa qua dốc cầu Phú Mỹ khoảng 500m, đoạn thuộc đường Vành đai phía Đông, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, bất ngờ chị Thúy bị 2 thanh niên đi trện 1 xe gắn máy ép sát làm chị này loạng choạng té xuống đường. Chị Thúy chưa kịp hiểu chuyện gì thì thấy đối tượng ngồi sau nhảy xuống, rút mã tấu vung chém 2 phát liên tiếp làm chị Thúy chống đỡ, đứt lìa bàn tay phải. Ngay sau đó 2 đối tượng khác đi trên 1 xe gắn máy từ phía sau ập đến giật chiếc túi xách của chị Thúy, bên trong có chứa gần 4,2 triệu đồng.

Hanh trinh truy bat bang cuop chat tay cuc ky tan bao
Hiện trường nạn nhân Thúy bị chém lìa tay phải, bị cướp tài sản (Ảnh: Anh Phương)
Lúc xảy ra vụ cướp, nhiều xe gắn máy, ô tô qua lại trên đoạn đường trên nhưng ai cũng nghĩ là thanh toán băng nhóm, đặc biệt là nhóm đối tượng giương mã tấu, nên không ai dám can thiệp. Tình cờ đi trên đường, phát hiện vụ việc ông Đặng Văng Nỡ (SN 1970, ngụ quận 2) đã tiếp cận và hỏi “tụi bây làm gì đó?”, nhưng 1 đối tượng liền dọa nạt “hỏi làm gì?”, rồi giương mã tấu truy đuổi theo ông Nỡ để đâm chém. Lập tức ông Nỡ quay đầu xe, chạy lại chốt bảo vệ dân phố gần đó kêu gọi người ra hỗ trợ. Khi ông Nỡ quay lại thì nhóm cướp đã tháo chạy, chúng không cướp được chiếc SH của nạn nhân Thúy vì chiếc xe không nổ. Ngay trong đêm ông Nỡ đã đưa chị Thúy đến các bệnh viện cấp cứu, phẫu thuật nối liền lại cánh tay phải.

Hanh trinh truy bat bang cuop chat tay cuc ky tan bao
Ông Đặng Văn Nỡ - người mưu trí cứu chị Thúy thoát khỏi băng cướp tàn độc và đưa nạn nhân đi cấp cứu (Ảnh: Anh Phương)
Trong một diễn biến khác khi vừa cướp xong, nhóm đối tượng tháo chạy về huyện Nhà Bè để tiếp tục săn mồi. Tại đây lực lượng công an viên xã Phước Kiểng, huyện Nhà Bè đã tình cờ phát hiện nhóm đối tượng nghi vấn nên tổ chức theo dõi và truy đuổi. Trở lại vụ cướp mà chị Thúy là nạn nhân, khi có mặt tại hiện trường, trinh sát công an quận 2 đã vào cuộc truy xét nóng và điện báo phối hợp với trinh sát các địa bàn bạn như: quận 7, huyện Nhà Bè… Từ thông tin phản hồi từ công an huyện Nhà Bè nên trinh sát công an quận 2 đã xác định 4 đối tượng mà công an xã Phước Kiểng đang truy đuổi có thể là nhóm cướp vừa gây án do đó tổ chức truy xét. Ngay trong đêm lực lượng các đơn vị phối hợp đã bắt giữ được 4 đối tượng tại khách sạn Song Linh thuộc ấp 2, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh cùng với chiếc túi xách của chị Thúy vừa bị cướp.
Đến băng cướp cực kỳ nguy hiểm
Khi bị áp giải về cơ quan công an, 4 đối tượng khai nhận tên là Trần Văn Luông (tự Đực, SN 1988, ngụ tỉnh Bến Tre), Hồ Duy Trúc (tự Tuấn, SN 1993), Nguyễn Hoàng Phương (tự Bò, SN 1993, cùng ngụ tỉnh Ninh Thuận) và Huỳnh Thanh Sơn (SN 1982, ngụ tỉnh Tây Ninh). Trong đó Luông là đối tượng còn lại, đối tượng Phương thì đang trốn lệnh truy nã của công an tỉnh Ninh Thuận về hành vi “cướp tài sản” và Trúc cũng bị công an tỉnh Ninh Thuận trùy lung do có liên quan đến án cướp.
Hanh trinh truy bat bang cuop chat tay cuc ky tan bao
Hung khí mà cơ quan công an thu giữ được của nhóm cướp cực kỳ nguy hiểm (Ảnh: Cơ quan công an cung cấp)
Qua đấu tranh khai thác, cả 4 đối tượng thừa nhận đã gây ra vụ chém đứt lìa bàn tay phải của nạn nhân Thúy nhằm cướp xe như nói trên. Khi công an mở rộng điều tra thì chúng đã khai thêm 14 vụ cướp khác đã thực hiện tại nhiều địa bàn ở TP.HCM như: quận 2, 7, huyện Bình Chánh, Nhà Bè..
Được biết, 4 tên cướp trên quen biết nhau trong những ngày lang thang đầu đường xó chợ. Cách đây 4 tháng chúng quy tụ trở thành nhóm cướp. Cụ thể chúng thuê nhà trọ, khách sạn và thường xuyên thay đổi chỗ ở để hành nghề cướp. Điều đáng nói là cả 4 đều là những con nghiện ma túy dạng nặng. Do đó thường thì chúng phê ma túy trước rồi bắt đầu gây án nên mức độ liều lĩnh, tàn bạo là có thừa.
Hanh trinh truy bat bang cuop chat tay cuc ky tan bao
3 đối tượng tiêu thụ xe gắn máy do băng cướp gây án có được (Ảnh: Cơ quan công an cung cấp)
Thủ đoạn của nhóm này là chúng chọn nạn nhân là những cặp nam nữ ngồi tâm sự nơi vắng vẻ, người điều khiển xe gắn máy đi lại trên các đoạn đường heo hút, đặc biệt là những cây cầu vắng tiếp giáp giữa quận, huyện này với quận, huyện khác… Khi tập kích nạn nhân, chúng từ phía sau vung mã tấu chém vào lưng hoặc chém trực diện vào tay, ngực của nạn nhân để nạn nhân gục tại chỗ hoặc là hoảng sợ bỏ chạy rồi chúng cướp xe tẩu thoát. Điểm khác của băng cướp này là chúng chỉ chọn xe tay ga loại đắt tiền để cướp.
Hanh trinh truy bat bang cuop chat tay cuc ky tan bao
Súng ru lô tự chế thu giữ được tại nhà đối tượng Huỳnh Bảo Anh (Ảnh: Cơ quan công an cung cấp)
Tại cơ quan công an, 4 tên khai nhận sau khi cướp xe đã bán lại cho Huỳnh Bảo Anh (tự Dung (SN 1968, ngụ quận Tân Phú, TP.HCM – từng có 1 tiền án về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”). Lập tức trinh sát công an quận 2 đã bắt khẩn cấp tên Anh đồng thời thu giữ tại nhà đối tượng này nhiều tang vật như: 1 khẩu súng ru lô tự chế, 9 viên đạn, 1 mã tấu… Huỳnh Bảo Anh khai nhận, khi mua xe của nhóm cướp thì bán sang tay lại cho 2 đối tượng khác là Cao Duy Hưng (SN 1983) và Đàm Văn Võ (SN 1993, cùng ngụ tỉnh Nghệ An, tạm trú quận Bình Tân, TP.HCM). Sau đó công an đã bắt giữ thêm 2 đối tượng này và thu giữ nhiều bộ phụ tùng xe gắn máy, giấy tờ (nghi là giấy tờ giả)…
Tính đến nay công an quận 2 đã thu hồi 8 xe gắn máy do băng nhóm của tên Luông cầm đầu chém người cướp được. Hiện cơ quan công an đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ án.
TIN NỔI BẬT CHUYÊN MỤC PHÁP LUẬT
Ga go mo va su that vu oan hon doi mang
Mang can sa ve xa ban
Chem chet hang xom vi ngan danh vo
» Gã gõ mõ và sự thật vụ oan hồn đòi mạng  » Chém chết hàng xóm vì ngăn đánh vợ

VietBao.vn (Theo ANTĐ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét