TIN BUỒN 35: Võ Phiến
(ĐC sưu tầm trên NET)
Chính tay Võ Phiến đã ký lên từng bản đặc biệt xuất bản trong nước
Trước mắt tôi bây giờ là tùy bút Quê hương tôi của Tràng Thiên (Nhã nam và Nhà Xuất bản Thời đại, Hà Nội, 2012). Từ lâu đã đọc những tập truyện, tùy bút… ký tên Võ Phiến, những tiểu luận, dịch phẩm… mang bút danh Tràng Thiên. Cứ ngờ ngợ. Không phải vì chưa hề biết đến Võ Phiến là Tràng Thiên mà cũng không phải vì cái tên Tràng Thiên. Cũng không phải vì bức chân dung từng nhìn thấy đang ngự trên bìa sách. Mà sao không ngờ ngợ được. Tác giả thường ý thức sự phân minh rạch ròi, bút hiệu nào dùng cho thể loại nào, đâu phải dùng thế nào cũng được. Không ngờ ngợ sao được khi mà từ sau 1975, trong những bộ từ điển văn học, những bộ lịch sử văn học Việt Nam hầu như chưa có tên ông. Nguyên cớ có thể là do những khúc quanh của đời ông còn phải để ngỏ… Với Quê hương tôi và bút danh Tràng Thiên, vậy là Võ Phiến đã thuận quay về? Vậy là Võ Phiến đã được phép trở về?
Trên tay gấp bìa trước, người làm sách giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm: “Tác giả tên thật là Đoàn Thế Nhơn, sinh ngày 20-10-1925 ở Bình Định. Nhà văn nổi tiếng ở Miền Nam thời 1954 – 1975. Viết nhiều loại văn: tùy bút, truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, tiểu luận, phê bình, đàm thoại… Quê hương tôi gồm tập Đất nước quê hương in năm 1973 và một số tuỳ bút khác cùng loại”.
Mà thật ra, con người ấy, bút hiệu lừng danh ấy bằng những cách nào đó đã trở về với người đọc trong nước từ hơn 20 năm qua.
Là Võ Phiến trong Hồi ký Nguyễn Hiến Lê (1993). Là Văn Phố (Viễn Phố?) và VP trong Nguyễn Hiến Lê cuộc đời và tác phẩm (1993). Là V. Ph. trong Để tôi đọc lại (2001). Là Tràng Thiên và V. P. trong Quê hương tôi (2012)…
Trong lần tái bản Quê hương tôi này, ở mặt trang sau lược đề loan báo “Ấn bản này có thêm 100 bản in đặc biệt (…) Tất cả đều có đóng ấn son của Nhã Nam và chữ ký của tác giả”. Chính tay Võ Phiến đã ký lên từng bản đặc biệt này.
Với một di sản văn chương đồ sộ, từ thơ, truyện, tiểu luận, tùy bút đến dịch thuật, tạp luận, phê bình, tiểu thuyết …Võ Phiến thực sự là một tác giả sừng sững trên văn đàn miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975…. Ông không chỉ là cây bút trụ cột của của các tờ Bách khoa, Mùa lúa mới… và nhiều tờ báo khác mà còn là người chủ trương của Nhà Xuất bản Thời mới (1962); là Giảng sư văn chương của các trường đại học miền Nam (1973 – 1975)… Hơn nửa thế kỷ liên tục viết (từ những năm 1940), với hơn năm mươi tác phẩm đủ thể loại, thể loại nào cũng có giá trị lâu dài – trong đó thể tùy bút được mến mộ nhiều nhất và có thể xem là những tác phẩm bất hủ của văn học Việt Nam hiện đại, Võ Phiến đã tạo ra một thế giới văn chương đa diện và vạm vỡ về chiều kích.
Tùy bút Đất nước quê hương (Quê hương tôi) là một nét son đậm đà trong văn chương Võ Phiến – một tác phẩm mặn mòi và tinh tế về con người và vùng đất Trung bộ và Nam bộ. Những cảnh nên thơ, lãng đãng trong không gian trầm mặc, hiu hắt gieo lại bao nỗi luyến lưu những nét văn hóa đã bị đánh mất. Trang phục, giọng nói, món ăn, thức uống tạo thành bức tranh đời thường riêng từng vùng miền. Trải dài trên các trang sách là sự hoà quyện độc đáo của hương vị đất nước mà khó gặp ở dân tộc nào khác. Ông trút hết tâm tình về ngọn nguồn duyên nợ khó lý giải của vùng đất Bình Phú (Bình Định – Phú Yên). Ông hồn nhiên với những mộng ước chan chứa tình yêu quê hương và khát khao thống nhất đất nước qua hình ảnh chiếc áo dài – một hình ảnh mềm mại và đẹp đẽ, đủ sức vượt trên những ứng xử thô bạo, tàn ác…
Với Đất nước quê hương, Võ Phiến đã khắc họa một mảng màu đậm đà vào bức chân dung của chính mình, như một hành trang quí báu và bất biến trong những tháng ngày gửi thân ở xứ người.
T. T. C. T.
Võ Phiến – nhất phiến tài tình…
Trần Trọng Cát Tường
Với các tác phẩm của Võ Phiến do NXB Thời đại và Nhã Nam phát hành tại Việt Nam vào năm 2012 và 2013, Võ Phiến đã được thế hệ độc giả trẻ tuổi Việt Nam biết đến như là một cây viết tùy bút hay nhất Việt Nam thế kỉ 20, qua bút danh Tràng Thiên với tùy bút Quê hương tôi và Tạp văn Tràng Thiên.
Nhà văn Võ Phiến đã qua đời vào lúc 7 giờ tối ngày 28 tháng Chín ngày 2015, tại Santa Ana, bang California (Hoa Kỳ), thọ 90 tuổi. Bauxite Việt Nam xin bày tỏ lòng tiếc thương sâu sắc một tác giả hàng đầu của văn học Việt Nam. Xin chia buồn với tang quyến và cầu chúc hương hồn nhà văn Võ Phiến yên nghỉ đời đời.
Bauxite Việt Nam
Chính tay Võ Phiến đã ký lên từng bản đặc biệt xuất bản trong nước
Trước mắt tôi bây giờ là tùy bút Quê hương tôi của Tràng Thiên (Nhã nam và Nhà Xuất bản Thời đại, Hà Nội, 2012). Từ lâu đã đọc những tập truyện, tùy bút… ký tên Võ Phiến, những tiểu luận, dịch phẩm… mang bút danh Tràng Thiên. Cứ ngờ ngợ. Không phải vì chưa hề biết đến Võ Phiến là Tràng Thiên mà cũng không phải vì cái tên Tràng Thiên. Cũng không phải vì bức chân dung từng nhìn thấy đang ngự trên bìa sách. Mà sao không ngờ ngợ được. Tác giả thường ý thức sự phân minh rạch ròi, bút hiệu nào dùng cho thể loại nào, đâu phải dùng thế nào cũng được. Không ngờ ngợ sao được khi mà từ sau 1975, trong những bộ từ điển văn học, những bộ lịch sử văn học Việt Nam hầu như chưa có tên ông. Nguyên cớ có thể là do những khúc quanh của đời ông còn phải để ngỏ… Với Quê hương tôi và bút danh Tràng Thiên, vậy là Võ Phiến đã thuận quay về? Vậy là Võ Phiến đã được phép trở về?
Trên tay gấp bìa trước, người làm sách giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm: “Tác giả tên thật là Đoàn Thế Nhơn, sinh ngày 20-10-1925 ở Bình Định. Nhà văn nổi tiếng ở Miền Nam thời 1954 – 1975. Viết nhiều loại văn: tùy bút, truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, tiểu luận, phê bình, đàm thoại… Quê hương tôi gồm tập Đất nước quê hương in năm 1973 và một số tuỳ bút khác cùng loại”.
Mà thật ra, con người ấy, bút hiệu lừng danh ấy bằng những cách nào đó đã trở về với người đọc trong nước từ hơn 20 năm qua.
Là Võ Phiến trong Hồi ký Nguyễn Hiến Lê (1993). Là Văn Phố (Viễn Phố?) và VP trong Nguyễn Hiến Lê cuộc đời và tác phẩm (1993). Là V. Ph. trong Để tôi đọc lại (2001). Là Tràng Thiên và V. P. trong Quê hương tôi (2012)…
Trong lần tái bản Quê hương tôi này, ở mặt trang sau lược đề loan báo “Ấn bản này có thêm 100 bản in đặc biệt (…) Tất cả đều có đóng ấn son của Nhã Nam và chữ ký của tác giả”. Chính tay Võ Phiến đã ký lên từng bản đặc biệt này.
Với một di sản văn chương đồ sộ, từ thơ, truyện, tiểu luận, tùy bút đến dịch thuật, tạp luận, phê bình, tiểu thuyết …Võ Phiến thực sự là một tác giả sừng sững trên văn đàn miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975…. Ông không chỉ là cây bút trụ cột của của các tờ Bách khoa, Mùa lúa mới… và nhiều tờ báo khác mà còn là người chủ trương của Nhà Xuất bản Thời mới (1962); là Giảng sư văn chương của các trường đại học miền Nam (1973 – 1975)… Hơn nửa thế kỷ liên tục viết (từ những năm 1940), với hơn năm mươi tác phẩm đủ thể loại, thể loại nào cũng có giá trị lâu dài – trong đó thể tùy bút được mến mộ nhiều nhất và có thể xem là những tác phẩm bất hủ của văn học Việt Nam hiện đại, Võ Phiến đã tạo ra một thế giới văn chương đa diện và vạm vỡ về chiều kích.
Tùy bút Đất nước quê hương (Quê hương tôi) là một nét son đậm đà trong văn chương Võ Phiến – một tác phẩm mặn mòi và tinh tế về con người và vùng đất Trung bộ và Nam bộ. Những cảnh nên thơ, lãng đãng trong không gian trầm mặc, hiu hắt gieo lại bao nỗi luyến lưu những nét văn hóa đã bị đánh mất. Trang phục, giọng nói, món ăn, thức uống tạo thành bức tranh đời thường riêng từng vùng miền. Trải dài trên các trang sách là sự hoà quyện độc đáo của hương vị đất nước mà khó gặp ở dân tộc nào khác. Ông trút hết tâm tình về ngọn nguồn duyên nợ khó lý giải của vùng đất Bình Phú (Bình Định – Phú Yên). Ông hồn nhiên với những mộng ước chan chứa tình yêu quê hương và khát khao thống nhất đất nước qua hình ảnh chiếc áo dài – một hình ảnh mềm mại và đẹp đẽ, đủ sức vượt trên những ứng xử thô bạo, tàn ác…
Với Đất nước quê hương, Võ Phiến đã khắc họa một mảng màu đậm đà vào bức chân dung của chính mình, như một hành trang quí báu và bất biến trong những tháng ngày gửi thân ở xứ người.
T. T. C. T.
Tác giả tùy bút Quê hương tôi qua đờiNguồn: http://www.nguoidothi.vn/vn/news/van-hoa-giai-tri/nghe-xem-doc/7050/vo-phien-nhat-phien-tai-tinh-.ndt
Nhà văn Võ Phiến vừa qua đời lúc 19h ngày 28.9.2015 tại Mỹ, thọ 90 tuổi.
Tên thật của nhà văn Võ Phiến thoạt đầu là Đoàn Thế Cẩn, từ năm 1934 được đổi thành Đoàn Thế Nhơn. Ông sinh năm 1925 tại làng Trà Bình, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Ông là một nhà văn có vị trí rấtquan trọng của văn học miền Nam giai đoạn 1954 -1975.
Suốt đời Võ Phiến là một công chức, nhưng ông được biết đến là một nhà văn chuyên nghiệp – một nghề tay trái, với hơn 50 đầu sách đã được xuất bản; với nhiều bút danh như Tràng Thiên, Thu Thủy, Hoài Phố,…
Thời gian Võ Phiến học tại Huế, cây bút nổi tiếng Hoài Thanh và Đào Duy Anh là hai trong số giáo sư của ông tại đây. Võ Phiến chính thức bước vào sinh hoạt văn học bằng cách cộng tác thường xuyên trên tờ Mùa Lúa Mới, bằng thơ trào phúng và truyện ngắn, sau ông chỉ tập trung vào việc viết truyện.
Trường hợp Võ Phiến (Trích đăng) |
|
THU TỨ |
|
L.T.S:
Võ Phiến là một nhà văn chống Cộng nổi danh ở Sài Gòn trước 1975. Qua
Mỹ, ông cũng là nhà văn “đàn anh” trong các nhà văn hải ngoại. Nghe
nói, lúc mới qua, ông buồn lắm: “Thôi con còn nói chi con/ Sống nhờ đất
khách, thác chôn quê người”. Nhưng rồi trào lưu chống đối ở bên đó lại
giục ông cầm bút viết tiếp. Nay thì đã gần chín mươi rồi, bắt đầu lẩn
thẩn khi nhớ khi quên theo quy luật tuổi tác.
Con
trai ông, nhà văn Thu Tứ Đoàn Thế Phúc, một kỹ sư hàng không, viết bài
này, giới chống Cộng phản ứng quyết liệt, cho là “con đấu tố cha”. Như
Lê Tất Điều (dưới bút danh Kiều Phong) dọa nếu ông bà Võ Phiến không từ
Thu Tứ thì ông ta sẽ tuyệt giao! Cũng chẳng có chi lạ. Chúng ta bình
tâm đọc bài này, thì lại thấy một thái độ rất văn hóa, rất trí thức,
một nhận thức rất sâu sắc và trách nhiệm về văn chương và tình hình đất
nước. Ông Thu Tứ không nói vu vơ, ông nghiên cứu tình hình đất nước,
về nước mấy lần để khảo sát, rồi mới viết. Cũng không có “Việt Cộng”
nào tuyên truyền, thúc đẩy ông. Tự lương tâm ông thấy như thế nào thì
viết ra như thế ấy!
Chủ
đề “Cha và con” đã có trong nhiều tiểu thuyết thế giới, như Cha và con
của Ivan Turgenev (Nga). Ở đây là vấn đề nhận thức lớn và sâu, liên
quan tới cả một thời đại, một thế kỷ. Ông Võ Phiến, theo Thu Tứ, là một
người đàng hoàng, tuy quan điểm chính trị là chống đối chế độ, nhưng là
một trí thức, ông hẳn cũng không phiền lòng gì con trai. Bởi lẽ, quan
điểm khác nhau là một sự thường. Xưa có câu “đương nhân bất nhượng ư
sư” (“đứng trước điều nhân thì không nhường thầy”, mà xếp theo thứ tự
“quân sư phụ” thì thầy còn đứng trước cả cha!). Trung hiếu nhiều khi
không thể lưỡng toàn! Trung với Tổ quốc là hiếu vậy. Huống chi, như Thu
Tứ kể, có lần Võ Phiến cũng đã nhắc và khâm phục Hồ Chí Minh, khâm
phục dân tộc ta hai lần đánh thắng Pháp và Mỹ. Đó là một sự thật hiển
nhiên, dù chống đối bậc nào, có lương tâm lương tri khắc thấy.
Phương chi, ngày nay Tổ quốc đang rộng mở cánh cửa, gác lại quá khứ, hướng đến tương lai.
Chuyện
ngày hôm qua đã qua, nay phải bỏ qua để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Chỉ
có những kẻ chống đối hiện hành, chống đối nguy hiểm thì mới phải có
thái độ, chứ còn ông Võ Phiến vốn là một nhà văn có tài, do hoàn cảnh
lịch sử đẩy đưa mà chống kháng chiến, chống Cộng. Ngay đến như những
người chống cộng cực đoan như NCK, PD, mà Tổ quốc còn bỏ qua, tuổi già
về lại cố hương là điều vui cuối đời. Mong rằng ông Võ Phiến hiểu cho
như thế, để đừng nghe người ngoài mà phiền lòng con cái…
|
Chúng tôi vô cùng bất đắc dĩ mới lên tiếng
Chẳng ai muốn đi chỉ ra cái sai của người đẻ ra mình!
Chúng tôi làm việc này vì vừa được biết một tổ chức
phi chính quyền trong nước đang có kế hoạch tích cực phổ biến những tác
phẩm Võ Phiến chứa nội dung chính trị sai lầm. E rằng việc làm của họ
có thể khiến một số người đọc hoang mang, hại đoàn kết dân tộc, chúng
tôi quyết định tự mình phản bác nội dung này.
Chúng tôi cảm thấy có một chút trách nhiệm về việc
làm nói trên của tổ chức phi chính quyền kia. Số là, trong hai năm qua,
do nhà nước Việt Nam nới lỏng qui định về xuất bản, nhà xuất bản Nhã
Nam ở Hà Nội có in lại hai tác phẩm của nhà văn Võ Phiến là Quê hương tôi và Tạp văn.
Cả hai tác phẩm này đều do chúng tôi chọn lựa và biên tập, theo sự ủy
quyền từ lâu của thân phụ. Chúng tôi cố chọn những tác phẩm vừa giá trị
nhất vừa hoặc không chứa hoặc chứa rất ít nội dung chính trị. Nếu có
nội dung chính trị, khi biên tập chúng tôi loại bỏ hết. Mục đích của
việc chọn và bỏ như thế là đưa những thành tựu văn học đỉnh điểm của
văn nghiệp Võ Phiến đến với người đọc mà không gây hại cho nước. Chúng
tôi đã tưởng mình thế là chu đáo với nhà với nước! Hóa ra, việc hai tác
phẩm Quê hương tôi và Tạp văn được người đọc quốc
nội đón nhận khá tốt lại chính là cái nền rất tiện lợi cho tổ chức kia
toan đặt lên đấy thứ nội dung hoàn toàn bất ổn trong tác phẩm Võ Phiến!
Chuyện đang xẩy ra còn làm chúng tôi sốt ruột về
tương lai. Sẽ hết nhóm nọ đến phe kia những lúc nào đó đem vận dụng văn
nghiệp Võ Phiến theo cách có hại cho nước. Phải làm cho thật rõ về cái
phần nội dung chính trị sai lầm trong văn nghiệp ấy ngay bây giờ.
Chúng tôi hiểu nhà văn Võ Phiến hơn bất cứ ai
Chúng tôi lại còn một lý do nữa khiến việc lên tiếng càng không thể tránh được.
Do quan hệ đặc biệt và do đã ở gần nhà văn Võ Phiến
trong không biết bao nhiêu năm, chúng tôi được nghe tận tai những phát
biểu của ông về tình hình đất nước mà chắc chắn chưa ai từng nghe.
Ngoài ra, do yêu thích văn học, chúng tôi đã đọc tất cả tác phẩm Võ
Phiến rất kỹ. Hơn nữa, chúng tôi còn đọc để soát lại trước khi đưa in
đa số tác phẩm Võ Phiến tái bản hoặc xuất bản ở nước ngoài. Kết quả của
không biết bao nhiêu lượt nghe những lời phát biểu thoải mái và đọc rất
kỹ tác phẩm là: không ai có thể biết lập trường chính trị và cách nhìn
lịch sử của nhà văn Võ Phiến rõ bằng chúng tôi.
Cái biết ấy trong tình hình cái lập trường bất ổn và
cái cách nhìn cũng bất ổn đang được một số người tìm cách tái phổ
biến, nó trở thành một sức nặng bắt chúng tôi phải bất chấp quan hệ tối
thân thiết mà lên tiếng chỉ sai.
Tại sao chúng tôi trở nên bất đồng
Trước khi về thăm quê hương lần đầu tiên năm 1991
chúng tôi đã tuyệt đối tin những nghĩ ngợi của thân phụ mình về chuyện
đất nước thời đánh Pháp và đánh Mỹ.
Chúng tôi về nước rất nhiều lần, mỗi lần rất lâu, thăm thân rất ít, coi như toàn bộ thời gian ở trong nước dành cho việc đi tham quan, chủ yếu miền Bắc. Chúng tôi không ở khách sạn sang trọng, không đi “tua”, mà ở những nhà khách rẻ tiền, đi xe khách, xe ôm, xe xích-lô, có lần mua xe đạp đạp dạo quanh vùng ngoại ô Hà Nội kia thường xuyên đến nỗi có người ngồi chợ tưởng nhầm là dân buôn! (Chúng tôi vẫn có lối du lịch “bụi” như vậy từ trước chứ không phải đến khi về nước mới thế.)
Chúng tôi về nước rất nhiều lần, mỗi lần rất lâu, thăm thân rất ít, coi như toàn bộ thời gian ở trong nước dành cho việc đi tham quan, chủ yếu miền Bắc. Chúng tôi không ở khách sạn sang trọng, không đi “tua”, mà ở những nhà khách rẻ tiền, đi xe khách, xe ôm, xe xích-lô, có lần mua xe đạp đạp dạo quanh vùng ngoại ô Hà Nội kia thường xuyên đến nỗi có người ngồi chợ tưởng nhầm là dân buôn! (Chúng tôi vẫn có lối du lịch “bụi” như vậy từ trước chứ không phải đến khi về nước mới thế.)
Với lối tham quan như vừa nói, chúng tôi nhanh chóng
trở nên rất đỗi hoang mang! Chúng tôi thấy người Việt Nam ngoài Bắc
vui vẻ, bình thản, vừa giữ được phần lớn nền nếp cũ, lại vừa có thêm
cái phong cách “cách mạng”, mọi người bình đẳng, cũng rất hay. Bấy giờ
miền Bắc cũng như cả nước, đang có một số hiện tượng xã hội tiêu cực do
kinh tế trì trệ kéo dài, vật chất rất thiếu thốn, nhưng nhìn chung
người tuy nghèo mà văn hóa tinh thần rất đáng hãnh diện. Đâu là cái ảnh
hưởng cực xấu của chủ nghĩa cộng sản đối với văn hóa Việt Nam, con
người Việt Nam, mà mình đã đọc thấy trong tác phẩm của người đẻ ra
mình?! Than ôi, hóa ra chỉ là kết quả của những kinh nghiệm rất giới
hạn cả về không gian lẫn thời gian cộng với những câu chuyện kể của một
ít bạn bè người Trung cùng hoàn cảnh, một số đồng nghiệp người Bắc di
cư, vài cán bộ cộng sản “hồi chánh”, thêm vài tác phẩm “Nhân Văn Giai
Phẩm”, tất cả được một trí tưởng tượng hết sức phong phú và một tâm lý
đặc biệt bi quan suy diễn nên!
Ngoài cái biết trực tiếp như vừa nói, chúng tôi còn nhờ thói quen hay đọc sách báo mà biết thêm được vô số chuyện lạ đối với mình. Từ văn hóa, chúng tôi tìm hiểu sang lịch sử, mới biết đến hay biết rõ nhiều chuyện đất nước rất to, như Tuyên Ngôn Độc Lập, Hà Nội Kháng Chiến Sáu Mươi Ngày Đêm, chiến dịch Biên Giới, chiến dịch Điện Biên Phủ, mà cho đến lúc ấy hoặc chưa nghe bao giờ hoặc chỉ nghe hết sức loáng thoáng với lời bình phẩm hạ giá kèm theo. Những “voi” sự kiện theo nhau lù lù bước ra từ quá khứ khiến chúng tôi hết sức bỡ ngỡ!
Ngoài cái biết trực tiếp như vừa nói, chúng tôi còn nhờ thói quen hay đọc sách báo mà biết thêm được vô số chuyện lạ đối với mình. Từ văn hóa, chúng tôi tìm hiểu sang lịch sử, mới biết đến hay biết rõ nhiều chuyện đất nước rất to, như Tuyên Ngôn Độc Lập, Hà Nội Kháng Chiến Sáu Mươi Ngày Đêm, chiến dịch Biên Giới, chiến dịch Điện Biên Phủ, mà cho đến lúc ấy hoặc chưa nghe bao giờ hoặc chỉ nghe hết sức loáng thoáng với lời bình phẩm hạ giá kèm theo. Những “voi” sự kiện theo nhau lù lù bước ra từ quá khứ khiến chúng tôi hết sức bỡ ngỡ!
Vì đã bị “tuyên truyền” rất kỹ, cũng phải đến hơn
mười năm sau lần về nước đầu tiên, sau khi nghĩ đi nghĩ lại không biết
bao nhiêu lần, chúng tôi mới thấy được thật rõ ràng lịch sử dân tộc
trong khoảng 1945-1975 thực ra là như thế nào.
Nhà văn Võ Phiến trong những tư cách khác
Nhà văn Võ Phiến là một người đứng đắn, không bao
giờ làm việc gì trái lương tâm để thủ lợi. Một người không bao giờ cậy
thế bắt nạt, lấn lướt ai. Một người khiêm tốn, không bao giờ khoe
khoang. Một người ăn nói luôn ôn tồn, thái độ luôn hòa nhã.
Nhà văn Võ Phiến là một thành viên tận tụy của gia
đình, gia tộc. Nhà văn Võ Phiến đóng góp rất đáng kể vào văn học Việt
Nam trong thế kỷ 20.
Tại sao nhà văn Võ Phiến chống cộng
Người thanh niên Võ Phiến có đầu óc thực tế, chú ý
nhiều đến điều kiện vật chất, mà văn hóa Tây phương thì từ khi sáng
kiến ra phương pháp khoa học đã tỏ ra rất xuất sắc về cải tiến điều
kiện vật chất(5). Thanh niên ấy ưa phân tích tâm lý, mà văn học Tây
phương thì sở trường phân tích tâm lý... Không phải không đáng kể đâu.
Những chỗ hợp với Tây do bản tính ấy đã kết hợp với kết quả của chương
trình giáo dục thuộc địa tạo nên một lòng đặc biệt nể mến Tây có ảnh
hưởng nhất định đến thái độ riêng về chuyện chung.
Người thanh niên Võ Phiến hay nghĩ ngợi, với cái
nhìn “tập trung vào chỗ xấu, chẻ nhỏ, phóng to”, hay hoài nghi, hay lo
(rất) xa và đặc biệt nặng lòng với gia đình gia tộc.
Người thanh niên Võ Phiến tuy vậy có theo kháng chiến một thời gian, nhưng rồi một phần do bị chấn động tâm lý nặng bởi những quá độ trong cải cách ruộng đất, đã bỏ kháng chiến; được ít lâu, gia nhập một đảng phái chống cộng ở địa phương, hình như chủ yếu do một người bà con thân lôi kéo, chẳng bao lâu bị những người cộng sản bắt, nhận một án tù nhẹ vì đã không phải là một thành viên tích cực của tổ chức kia, trong khi người bà con thân bị án tử hình...
Người thanh niên Võ Phiến tuy vậy có theo kháng chiến một thời gian, nhưng rồi một phần do bị chấn động tâm lý nặng bởi những quá độ trong cải cách ruộng đất, đã bỏ kháng chiến; được ít lâu, gia nhập một đảng phái chống cộng ở địa phương, hình như chủ yếu do một người bà con thân lôi kéo, chẳng bao lâu bị những người cộng sản bắt, nhận một án tù nhẹ vì đã không phải là một thành viên tích cực của tổ chức kia, trong khi người bà con thân bị án tử hình...
Không gian chính trị, không gian văn hóa, hoàn cảnh
giáo dục, đặc tính cá nhân, tất cả đã cùng nhau khiến một thanh niên
theo kháng chiến không mấy hăng say. Sau đó, một số biến cố chung,
riêng đẩy thanh niên ấy về phía những người chống cộng.
Tại sao nhà văn Võ Phiến nổi tiếng chống cộng
Viết văn chống cộng thì lắm cây bút từ Miền Bắc di
cư vào chịu khó viết. Nhưng tác phẩm của họ điển hình lớn lời mà thiếu
chi tiết cụ thể, rỗng lý luận. Tác phẩm chống cộng của nhà văn Võ Phiến
ngược lại: lời nhỏ kể lể tỉ mỉ, đay nghiến, với lý luận (sai) kèm
theo.
Chính quyền Sài Gòn để ý và đánh giá cao lối viết ấy. Năm 1960, truyện vừa Mưa đêm cuối năm của nhà văn Võ Phiến được giải thưởng “Văn học Toàn quốc”. Như Nhất Linh nhận xét trong Viết và đọc tiểu thuyết,
lời văn trong tác phẩm giật giải văn chương ấy hãy còn thô vụng(6). Nó
được chọn rõ ràng vì nội dung chính trị phù hợp với nhu cầu tuyên
truyền của những người đang cai trị Miền Nam.
Sau Mưa đêm cuối năm, được chính quyền Sài
Gòn khuyến khích và được “đồng chí” tán thưởng, nhà văn Võ Phiến tiếp
tục cho ra đời những tác phẩm có nội dung tương tự, viết chống cộng mỗi
lúc một thêm “tinh vi”. Thực ra tác phẩm Võ Phiến trở nên “vi” (tỉ mỉ)
hơn nữa, chứ không phải “tinh” (thấy đúng bản chất) hơn chút nào, vì
nhìn cục bộ thì không thể thấy toàn thể. Cái tiếng “chống giỏi” của nhà
văn nhanh chóng lan rộng trong cái tiểu xã hội phức tạp của những
người chống cộng mà có lẽ đại đa số không thực sự chia xẻ nội dung cụ
thể của tác phẩm Võ Phiến, chưa nói nhiều người hình như không hề cầm
tới sách! Nhà văn Mai Thảo có lần đọc, thấy “nhiều sắc thái địa
phương”. Nhà văn Vũ Khắc Khoan cũng thử đọc, rồi phàn nàn về những nhân
vật “tù lù mù”. Chi tiết khó “chia”, mà lý luận hẳn họ càng thấy khó
“sẻ”, vì vốn dĩ chính bản thân họ có hay lý luận rắc rối gì đâu. Đại
khái, mỗi người chống cộng vì một số lý do riêng, rồi hễ cứ nghe ai
“chống giỏi” là rủ nhau hoan hô, không cần biết người kia cụ thể chống
thế nào!
Cái lối được trầm trồ mà không được đọc rồi cũng xảy
ra cho nhà văn Võ Phiến ở ngoài Bắc. Một số người “Nhân Văn Giai Phẩm”
nghe tiếng chống cộng của ông, sinh ngay cảm tình, tuy hầu hết những
người ấy chắc chắn rút cuộc chưa bao giờ đọc được một chữ văn Võ Phiến!
Thực ra giữa họ và nhà văn Võ Phiến có chỗ khác nhau rất căn bản: họ
đều đồng lòng kháng chiến đánh đuổi giặc Pháp, lấy việc ấy làm quan
trọng hơn cả, trong khi nhà văn Võ Phiến thì không. Nông nỗi của họ xảy
ra là do họ nghĩ giải phóng dân tộc xong rồi, Đảng không nên lãnh đạo
văn hóa nữa, mà nên để “trăm hoa đua nở”. Nhưng việc nước đã xong đâu!
Còn phải thống nhất đất nước. Với sự can thiệp của siêu cường Mỹ, công
việc sẽ vô cùng khó khăn. Cần phải duy trì ý chí chính trị và tinh thần
kỷ luật ở mức cao nhất. Tự do văn hóa sẽ ảnh hưởng xấu đến nỗ lực duy
trì này, do đó Đảng không thể chấp nhận được. Nhìn cách khác, tình hình
đất nước bấy giờ chưa thích hợp với một cải cách chủ nghĩa lớn như
vậy.
Vào cái khoảng thời gian Liên Xô vừa sụp, cái tiếng
chống cộng của nhà văn Võ Phiến còn khiến một số nhà văn Việt Nam ở
trong nước tìm cách bắt liên lạc với ông, hẳn vì họ nghĩ nhà nước cộng
sản Việt Nam cũng sắp sụp! Có người nhân dịp đi công tác qua Mỹ, đã tỏ
tình thân ái bằng cách tặng nhà văn Võ Phiến một chiếc đồng hồ đeo tay
dùng lâu năm. Người ấy từng tự nói nhờ Đảng mà tôi mới được thế này. Ấy
thế mà khi tưởng Đảng sắp đổ, ông vội vã đi ôm chầm lấy kẻ thù của
Đảng! Ngán cho “nhân tình thế thái”. Thân phụ chúng tôi có kể rằng, qua
trò chuyện, thấy nhà văn kia dường như chưa hề đọc một tác phẩm nào
của mình!
Ra hải ngoại, tiếng tăm của nhà văn Võ Phiến lớn hơn
khi ông còn ở Sài Gòn. Vì hai lý do. Thứ nhất, lẽ tự nhiên trong cái
cộng đồng của những người bỏ nước, ai chống chính quyền của nước đã bỏ
thì được hoan nghênh, chống càng mạnh càng được hoan nghênh. Thứ hai,
việc nhà văn Võ Phiến bắt đầu viết và viết trong một thời gian dài tác
phẩm Văn học Miền Nam khiến rất nhiều văn nhân hải ngoại đua
nhau ca ngợi ông trong thời gian dài. Sau khi toàn bộ tác phẩm ấy được
trình làng, có khá nhiều phản ứng bất lợi từ chính những người đã từng
trông ngóng nó ra đời. Họ không bằng lòng về một số nhận định văn học
của tác giả. Chúng tôi cho rằng về nhận định văn học, Văn học Miền Nam chứa
nhiều ý kiến giá trị. Nhưng cũng như đa số tác phẩm Võ Phiến, đáng
tiếc, nó cùng lúc chứa những phát biểu hoàn toàn sai lầm về lịch sử đất
nước trong thế kỷ 20.
Hai phát biểu riêng tư ý nghĩa
Để kết thúc những điều muốn nói về lập trường chính
trị và cách nhìn lịch sử của nhà văn Võ Phiến, chúng tôi xin kể hai phát
biểu của ông trong chỗ riêng tư.
Một hôm, về cuối thập kỷ 1990, đang trò chuyện với
chúng tôi về tài hành quân thần tốc của vua Quang Trung (một đề tài ưa
thích do hãnh diện địa phương), ông chợt lạc đề, trầm trồ việc những
người cộng sản đã đánh bại liên tiếp hai giặc thật lớn! Ông buông ra
chỉ đúng một câu rồi thôi, quay về với chuyện quân Tây Sơn như không hề
đã nói gì lạ cả.
Một hôm khác, có lẽ khoảng năm 2004, 2005, cũng
trong một dịp trò chuyện lan man, ông bỗng thốt lên rằng may quá, vào
đúng lúc cần thì dân tộc có một người lãnh đạo hết sức giỏi là Hồ Chí
Minh! Lần ấy, ông có nói thêm một chút, nhắc Hồ Chủ tịch là con một nhà
nho.
Như vậy... Tiếc thay, mọi việc đã lỡ làng từ rất lâu.
Về phía chúng tôi, hai phát biểu bất ngờ nói trên
của nhà văn Võ Phiến làm chúng tôi thấy nhẹ lòng đáng kể mỗi khi nghĩ về
thân phụ mình như một người dân của tổ quốc Việt Nam.
Lời tổng kết về văn nghiệp Võ Phiến
Văn nghiệp Võ Phiến vừa tích cực vừa tiêu cực. Tích
cực, đáng lưu truyền, là phần văn học. Tiêu cực, đáng bỏ đi, là phần
chính trị.Về văn học, ấy là một tấm gương sáng về cố gắng học hỏi, trau
giồi, cần lao đứng đắn, tự phát huy tối đa năng khiếu bẩm sinh.
Về chính trị, ấy là cái bi kịch của một người Việt
Nam sống giữa thời kỳ lịch sử dân tộc cực kỳ khó khăn mà trước không
tha thiết với độc lập, sau không tha thiết với thống nhất, khăng khăng
đặt chuyện chống chủ nghĩa cộng sản lên trên tất cả. Rút cuộc, nhà văn
Võ Phiến đã chống cộng cực đoan hơn là những người cộng sản Việt Nam
ứng dụng chủ nghĩa cộng sản!
Sai lầm chính trị đã đưa tác phẩm Võ Phiến ra khỏi
lòng dân tộc. Đất nước đã độc lập, thống nhất lâu rồi. Nay đến lúc,
nhân danh bảo tồn những giá trị văn hóa Việt Nam, đưa tác phẩm Võ Phiến
trở về, sau khi lọc bỏ nội dung chính trị.
Nhà nước Việt Nam đã sáng suốt khi quyết định cho
tái bản sách Võ Phiến trong nước. Đáng tiếc, một thiểu số đang lợi dụng
tình hình quốc tế mà âm mưu tái phổ biến cả những nội dung chính trị
sai lầm. Việc tái phổ biến này vừa có thể gây mất đoàn kết, hại cho
nước, vừa xúc phạm sự thực lịch sử.
Tháng Tám, năm 2014
(Theo http://gocnhin.net)
______
Sau khi đọc lời phê bình thẳng thắn của Nhất
Linh, Võ Phiến đã cố cải tiến phần lời và đã đạt kết quả rất tốt. Lời
văn truyện ông trở nên sáng nhẹ hơn trước nhiều, trong khi lời tùy bút,
tạp văn tuy không bao giờ đẹp được như văn Nguyễn Tuân nhưng nhiều khi
gợi cảm, có sức lôi cuốn người đọc. Nhân thể, xin nhắc người đọc bây
giờ rằng nhà văn Võ Phiến đã có nhiều dịp sửa văn bản của những tác phẩm
ban đầu, nên nếu căn cứ vào sách được tái bản thì sẽ khó hiểu tại sao
Nhất Linh lại phê bình như vừa nói.
Nhận xét
Đăng nhận xét