Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

BUỒN NHỚ MÊNH MANG 15

(ĐC sưu tầm trên NET)

Chiều

Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Xuân Diệu » Thơ thơ (1938)

Hôm nay, trời nhẹ lên cao,
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn...

Lá hồng rơi lặng ngõ thuôn,
Sương trinh rơi kín từ nguồn yêu thương.
Phất phơ hồn của bông hường,
Trong hơi phiêu bạt còn vương máu hồng.
Nghe chừng gió nhớ qua sông,
E bên lau lách thuyền không vắng bờ.
- Không gian như có dây tơ,
Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu.
Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều,
Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn... 

 
Chàng trai biến thành cô gái trong một nốt nhạc

Lời bát hát Bạc Trắng Lửa Hồng

Tình nghĩa đôi mình chỉ thế thôi saỏ
Gặp gỡ chi rồi thoáng tựa chiêm bao
Tình anh như áng mây cao
Tình em như ánh trăng sao
Cớ sao mình chẳng được gần nhaủ

Cuộc sống kiếm tiền chia cách đôi ta
Bạc trắng lửa hồng, nên đời thêm xa
Đường anh sương gió bao la,
Đường em thêu gấm, thêu hoa
Đớn đau này muôn kiếp không nhòa

Hẹn ước nhau chi, cho một người ôm mối hận
Nhìn theo một chiếc xe hoa, trăm năm biết có duyên gì
Gian truân nếu có qua cầu
thì hợp tan duyên số mà thôi

Một bước xa rời muôn kiếp ly tan
Một cánh thiệp hồng khiến người sang ngang
Mười hai bến nước thênh thang
Từ nay đôi nẻo hoang san
Khóc cho đời bạc trắng lửa hồng …
Nghe lời bát hát Bạc Trắng Lửa Hồng

"Hot boy kẹo kéo" Lê Cường vay nóng lãi suất cao để làm MV

Dân trí Lê Cường không ngại chia sẻ, lần này anh liều mình,"được ăn cả, ngã về không".

Câu chuyện theo đuổi đam mê nghệ thuật của Lê Cường từng gây xúc động mạnh với nhiều người. Anh được cộng đồng mạng Việt biết đến với tên gọi "hot boy kẹo kéo”.
MV Tạm xa thành phố như một câu chuyện kể về cuộc đời của Lê Cường
Những hình ảnh trong MV chân thật và xúc động
Những hình ảnh trong MV chân thật và xúc động
Lê Cường sinh ra trong một gia đình làm nông tại Nghệ An. Ngay từ nhỏ anh đã tỏ ra có năng khiếu với âm nhạc nhưng không được gia đình ủng hộ. Lên những năm học cấp 3, Lê Cường vẫn giữ niềm đam mê nghệ thuật của mình. Anh kể vì muốn mua một cây đàn, anh đã cả gan trộm tiền của cha mẹ. Tốt nghiệp phổ thông trung học, Lê Cường muốn thi vào một trường nghệ thuật nhưng lại bị gia đình phản đối. Sau đó, anh phải chuyển sang thi trường khác, kết quả bị rớt thê thảm. Sau hai năm rèn luyện trong quân ngũ, Lê Cường trở về quê để tìm việc nhưng không có việc làm.
Không nản chí, chàng trai trẻ xin phép gia đình vào miền Nam theo đuổi đam mê nghệ thuật bị dang dở... Nói là làm, với quyết tâm thay đổi cuộc đời, anh thu thu xếp đồ đạc và bắt chuyến xe từ Nghệ An vào Sài Gòn. Tại đây, anh làm rất nhiều việc như thợ hồ, quản lý quán bar để có tiền sinh sống.
Trong một lần đi nhậu với nhóm bạn thân, Lê Cường nhìn thấy một người hát rong bán kẹo kéo. Anh không ngần ngại "cướp micro" của người đó và hát 5, 6 bài liên tục. Nhờ giọng hát của Lê Cường, người đó bán được kha khá kẹo, còn bản thân Lê Cường thì được khán giả vỗ tay khen ngợi rất nhiều. Sau đêm hôm đó, Lê Cường quyết định bỏ việc có thu nhập ổn định ở quán bar, theo đuổi nghề hát rong bán kẹo kéo để nuôi dưỡng niềm đam mê nghệ thuật. Dù bạn bè đã hết lời can ngăn, thậm chí có đứa còn nói anh bị điên nhưng Lê Cường vẫn không thay đổi quyết định.
Đã 3 năm kể từ khi mang mơ ước lên Sài Gòn thực hiện, đến giờ này, sau nhiều sóng gió, Lê Cường đã hoàn thành được sản phẩm âm nhạc đầu tay là MV cho ca khúc Tạm xa thành phố. Anh nói: "Tôi vui không nói nổi nên lời, ngày hoàn thành xong sản phẩm cứ xem đi xem lại đến nỗi ngủ còn mơ thấy ngày sản phẩm ra mắt được mọi người ủng hộ".
Anh tâm sự thêm rằng, để có được sản phẩm này, Lê Cường từng bị nhiều người lừa gạt. Anh mất trắng 100 triệu, số tiền dành dụm trong thời gian dài vì nhẹ dạ tin tưởng vào lời hứa của một số người nói sẽ làm giúp sản phẩm cho anh một sản phẩm âm nhạc chuyên nghiệp. Với lần thực hiện MV này, số tiền Lê Cường chi ra đến 200 triệu đồng. Để có khoản chi phí này, "hot boy kẹo kéo" đã bán xe, điện thoại và những vật dụng có giá trị trong nhà. Ngoài ra anh còn vay nóng với lãi suất cao để đủ tiền thực hiện.
"Lúc nảy ra ý tưởng tôi chỉ có trong tay 10 triệu. Nhưng với mong muốn có cho mình một sản phẩm âm nhạc chuyên nghiệp nên...tôi liều. Có cái gì trong tay tôi cũng mang đi bán hết. Đam mê âm nhạc trong tôi quá lớn, làm việc này tôi cũng xác định - được ăn cả, ngã về không. Tôi tin tổ nghề sẽ không phụ lòng mình" - Lê Cường chia sẻ.
Về sản phẩm âm nhạc đầu tay, Lê Cường nói đây là MV được thực hiện dựa trên câu chuyện đời của mình - từ lúc ở quê đến khi lên Sài Gòn lập nghiệp. Anh phải quay liên tục trong vòng 2 ngày từ 8 giờ sáng hôm trước đến 4 giờ sáng hôm sau. Anh khoe đây là sản phẩm dù kinh phí chưa ở mức khủng nhưng phần hình ảnh, diễn viên đều được thực hiện và chọn lựa một cách nghiêm túc. Lần đầu thực hiện một MV nên Lê Cường còn nhiều bỡ ngỡ. Anh nói mình sút đến 2 kg sau khi quá trình quay hoàn tất. "Tôi chưa quay liên tục như thế này bao giờ nên không quen và dễ đuối. Có hôm làm mà quên ăn quên ngủ. Cứ nghĩ đến việc sẽ đem đến cho khán giả sản phẩm tốt nhất nên tôi đã cố gắng hết mình. Có những cảnh đánh nhau, lúc đầu, còn có sức để diễn lúc té, về sau mệt quá nên toàn lả tự thiên" - Lê Cường cười khi nói về quá trình quay MV.
Sau khi sản phẩm Tạm xa thành phố ra mắt, anh sẽ xem phản hồi khán giả thế nào. Bên cạnh đó dù đã dừng chân tại cuộc thi X Factor, xong Lê Cường vẫn nhận được sự giúp đỡ của ê kíp chương trình để giúp anh hoàn thiện bản thân mình hơn.
Băng Châu


  
Giọng hát đi vào lòng người ai nghe cũng phải mê | Saigon By Night 02 

Ước mơ được hát của 'hot boy kẹo kéo' Lê Cường

Tham gia cuộc thi The winner is 2015 và dừng chân ở vòng tứ kết của chương trình, 'hot boy kẹo kéo' Lê Cường để lại ấn tượng trong lòng khán giả bằng niềm đam mê nghệ thuật cháy bỏng.
'Hot boy kẹo kéo' Lê Cường ước mơ trở thành một nghệ sĩ chân chính - Ảnh Linh Huỳnh
Gia đình ngăn cấm, vẫn không bỏ hát
Lê Cường sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm nghề nông tại Nghệ An. Những lúc mất mùa, cả gia đình anh phải chạy vạy khắp nơi, lo ăn từng bữa. Ấy vậy mà cậu bé Lê Cường vẫn hồn nhiên nghêu ngao suốt ngày, đến mức bị cha mẹ la rầy nhưng cậu cũng không bỏ hát.
Lớn hơn một chút, Lê Cường hăng hái tham gia đội văn nghệ thiếu nhi ở phường xã. Không chỉ hát, anh còn chế các loại nhạc cụ như đàn, sáo... Lúc đó, nhà một người hàng xóm của Lê Cường có chiếc máy cát sét, mỗi lần bật nhạc Lê Cường đều chạy đến nghe ké và hát theo đến mức thuộc làu mấy cuộn băng của người ta.
Lên những năm học cấp 3, Lê Cường vẫn giữ niềm đam mê nghệ thuật của mình. Anh kể vì muốn mua một cây đàn, anh đã cả gan trộm tiền của cha mẹ. Đến khi đem đàn về nhà, anh nói dối là mượn của bạn. Nhưng dùng mãi vẫn không thấy anh đem đàn trả bạn, cha mẹ sinh nghi nên gặng hỏi. Lần đó, Lê Cường bị cha mẹ đánh cho một trận đến giờ anh vẫn còn nhớ.
Cuộc sống khó khăn và ước mơ đổi đời của chàng trai bán kẹo kéo 2
Cuộc sống khó khăn và ước mơ đổi đời của chàng trai bán kẹo kéo 4
Căn phòng trọ của Lê Cường ở quận Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh Linh Huỳnh
Tốt nghiệp phổ thông trung học, Lê Cường muốn thi vào một trường nghệ thuật nhưng lại bị gia đình phản đối. Sau đó, anh phải chuyển sang thi trường khác, kết quả bị rớt thê thảm. Sau hai năm rèn luyện trong quân ngũ, Lê Cường trở về quê để tìm việc mà không được. Không nản chí, chàng trai trẻ xin phép gia đình vào miền Nam theo đuổi đam mê nghệ thuật bị dang dở... Nói là làm, với quyết tâm thay đổi cuộc đời, chàng trai trẻ thu xếp đồ đạc và bắt chuyến xe từ Nghệ An vào Sài Gòn. Nhưng mọi thứ không đơn giản như anh vẫn nghĩ. Vừa đặt chân xuống "miền đất hứa", Lê Cường đã phải đối diện với thực tế phũ phàng: mình làm gì để sống và ngủ ở đâu?
Sau khi lấy lại bình tĩnh, anh gọi điện cho người bạn thân đang làm thợ hồ ở khu công nghiệp Bình Tân để xin ở chung do không quen biết ai ở Sài Gòn. Sau khi có chỗ ở, Lê Cường chạy khắp nơi xin việc làm nhưng câu trả lời chỉ là những cái lắc đầu với lý do anh không có đủ bằng cấp. Không có việc làm, trong khi số tiền mang theo đã hết sạch, chàng trai Nghệ An đành xin làm phụ hồ trong công trường với người bạn gần một năm trời. Mãi không thấy tia hi vọng nào cho tương lai, anh chán nản về quê sống với gia đình.
Về quê làm ruộng được vài tháng, Lê Cường nhận ra nếu làm mãi công việc này sẽ không thay đổi được gì. Anh lại quay vào Sài Gòn và xin được việc làm trong một quán bar. Nhờ chăm chỉ làm việc, anh được thăng cấp quản lý với mức lương khá cao và tích góp được một số tiền kha khá. Cuộc sống cũng ổn định hơn trước.
Cuộc sống khó khăn và ước mơ đổi đời của chàng trai bán kẹo kéo 3
 Đồ nghề đi hát của Lê Cường suốt bao năm qua - Ảnh Linh Huỳnh
Những lần bị “cướp” sạch tiền
Trong một lần đi nhậu với nhóm bạn thân, Lê Cường nhìn thấy một người hát rong bán kẹo kéo. Anh không ngần ngại "cướp micro" của người đó và hát 5, 6 bài liên tục. Nhờ giọng hát của Lê Cường, người đó bán được kha khá kẹo, còn bản thân Lê Cường thì được khán giả vỗ tay khen ngợi rất nhiều. Sau đêm hôm đó, Lê Cường quyết định bỏ việc có thu nhập ổn định ở quán bar, theo đuổi nghề hát rong bán kẹo kéo để nuôi dưỡng niềm đam mê nghệ thuật. Dù bạn bè đã hết lời can ngăn, thậm chí có đứa còn nói anh bị điên nhưng Lê Cường vẫn không thay đổi quyết định.
Lê Cường cho biết ngày đầu đi hát ở các quán nhậu trên đường Ung Văn Khiêm (quận Bình Thạnh, TP.HCM), anh ngượng đến nỗi không dám nhìn mọi người xung quanh. Nhưng sau đó mọi người mua kẹo ủng hộ anh rất nhiều. Lê Cường vẫn còn nhớ đêm hôm đó anh kiếm được 1 triệu đồng, một số tiền quá lớn so với sự tưởng tượng của anh cho ngày đầu tiên đi hát.
Trung bình mỗi đêm, anh hát khoảng từ 20 đến 30 bài. Có những đêm hát “sung” được 40 bài, kiếm được vài trăm ngàn. Đó là những hôm trời quang mây tạnh, còn những đêm mưa thì buồn hơn vì không có chỗ đứng hát. Không chỉ có vậy, nhiều lúc gặp chủ quán cho hát cũng đỡ, còn có người khó tính đuổi đi thì đêm đó coi như "hẻo".
“Những lúc đó, tôi buồn dữ lắm! Mình chỉ muốn mang lời ca tiếng hát giúp mọi người thư giãn sau giờ làm việc căng thẳng vậy mà cũng bị các chủ quán chửi rủa không thương tiếc. Mỗi lần như vậy, tôi lặng lẽ đẩy loa đi chỗ khác mà nước mắt chực trào ra vì cảm thấy tủi thân và nhục nhã. Từ trước đến giờ, tôi chỉ muốn được hát và sống trọn vẹn với niềm đam mê của mình”, Lê Cường xúc động chia sẻ.
Cuộc sống khó khăn và ước mơ đổi đời của chàng trai bán kẹo kéo 5
Lê Cường cho biết anh bị lừa một số tiền không nhỏ - Ảnh NVCC
Cuộc sống khó khăn và ước mơ đổi đời của chàng trai bán kẹo kéo 6
Hằng ngày, anh đi hát rong bán kẹo để nuôi ước mơ trở thành ca sĩ - Ảnh: NVCC
Theo Lê Cường, cuộc sống của những nghệ sĩ đường phố rất bấp bênh, được hát hay không còn phụ thuộc vào sự đồng ý của các chủ quán. Đó là chưa kể những lần bị các “đàn anh đàn chị” trấn lột lấy sạch tiền kiếm được trong ngày.

Sau khi tham gia cuộc thi The winner is 2015 và dừng cuộc chơi tại vòng tứ kết, Lê Cường được mời đi hát ở các quán bar, club nhỏ. Anh dành dụm được một số tiền và quyết định mua một ca khúc để phát hành sản phẩm âm nhạc riêng. Nhưng một lần nữa, số phận lại không mỉm cười với anh. Lê Cường cho biết đã bị lừa khi đưa 30 triệu đồng cho một nhạc sĩ nhưng không nhận được bài hát nào cả. Trắng tay, anh lại tiếp tục hát rong kiếm sống qua ngày.
Lê Cường ước: "Một ngày nào đó, Tổ nghiệp sẽ phù hộ và giúp tôi được làm một nghệ sĩ chân chính, được đứng trên sân khấu biểu diễn chứ không phải những đêm hát ở vỉa hè bị trấn lột sạch tiền”.

  
Cát Bụi Cuộc Đời | Phim Ngắn Cảm Động Về Cuộc Đời Lê Cường

'Hotboy kẹo kéo' Lê Cường xuống phố đi bộ kể chuyện bị lừa đảo

Tối 1.2, chàng trai hát rong nổi tiếng trên mạng Lê Cường bất ngờ ra biểu diễn tại phố đi bộ Nguyễn Huệ. Khác với ngày thường, giọng ca từng tham gia cuộc thi The Winner is không chào mời bán kẹo mà lại giơ một tấm bảng hiệu có dòng chữ: 'Tôi bị lừa...'.
Sau cú lừa, Lê Cường vẫn mong muốn có lại một số vốn để thực hiện một dự án âm nhạc đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp
Lê Cường trên phố đi bộ Nguyễn Huệ tối 1.2. Anh cho biết sẵn sàng đối chất và công bố danh tính người nhạc sĩ cho mọi người cảnh giác - Ảnh: NVCC
Tối 1.2, chàng trai hát rong nổi tiếng trên mạng Lê Cường bất ngờ ra biểu diễn tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM). Khác với ngày thường, giọng ca từng tham gia cuộc thi The Winner is không chào mời bán kẹo mà lại giơ một tấm bảng hiệu có dòng chữ: “Tôi bị lừa. Tôi đi bán kẹo kéo, không sao đâu. Cứ bình tĩnh mà sống”. Ngay lập tức, hành động của chàng trai này thu hút sự chú ý của mọi người và nhận được nhiều sự quan tâm.
Tuy tiến tới vòng tứ kết của chương trình The Winner is 2015 nhưng Lê Cường không bỏ nghề bán kẹo kéo mà hằng ngày vẫn chăm chỉ đi hát và nuôi dưỡng ước mơ thông quá gánh hàng rong của mình. Lý giải về lý do viết thông điệp lạ lùng ngay giữa phố đi bộ, Lê Cương cho biết: “Từ sau khi được mọi người biết đến, tôi quyết định dấn thân vào con đường nghệ thuật. Tôi tích góp số tiền bán kẹo kéo để mua một ca khúc độc quyền và quyết định cho ra mắt một single riêng. Thế nhưng, người nhạc sĩ sáng tác ca khúc đã giở trò, bán cho rất nhiều người và đã phát hành ca khúc từ trước đó rất lâu”.

Trao đổi với chúng tôi, ông K.N xác nhận có bán ca khúc Thân gái xa nhà cho Lê Cường với giá 30 triệu đồng, "tuy nhiên trong quá trình làm việc xảy ra nhiều vấn đề chưa tiện chia sẻ". Nhạc sĩ này cho biết những lời Lê Cường nói là chưa đúng sự thật bởi ông chỉ bán ca khúc trên cho một mình Lê Cường, "còn vấn đề sau đó thì phải hẹn đích danh để giải quyết, cũng không muốn khẳng định gì với báo chí khi sự việc chưa rõ ràng". (A.T)

Lê Cường cho biết sau khi sự việc xảy ra anh không biết giải quyết thế nào, trong khi bên kia cố tình làm khó, rồi giữ im lặng. Không người giúp đỡ, “hotboy kẹo kéo” quyết định mang câu chuyện này ra chia sẻ để những người mới chân ướt chân ráo đặt chân vào showbiz như mình cảnh giác.

Khi được hỏi 100 triệu đồng (70 triệu đồng chi phí sản xuất MV và 30 triệu đồng mua ca khúc) có quá nhiều so với nghề bán kẹo kéo thì anh cho biết: “Đây là số tiền mà Lê Cường tích góp được từ rất lâu để thực hiện ước mơ mình ấp ủ. Trước đây, Cường đã làm rất nhiều công việc, từ phụ hồ, phục vụ rồi đến quản lý quán bar... Cường đã từng từ bỏ một công việc mang lại thu nhập tốt cho mình để đến với nghề bán kẹo kéo hát dạo, vì đó là đam mê của Cường. Cường muốn mang lời ca tiếng hát của mình phục vụ cho mọi người mà không toan tính gì khác. Nên việc bị lừa mua ca khúc lần này khiến Cường rất buồn vì mình đã quay MV và thực hiện gần như xong các công đoạn cho ra sản phẩm thì phát hiện mình bị nhạc sĩ lừa. Thôi coi như năm nay không có tết”.
Giọng ca này cũng chia sẻ thêm về những vất vả trên con đường mưu sinh: “Hát ở lề đường đôi khi mình không được đón nhận, có hôm còn bị chủ quán đuổi, bị quản lý trật tự tịch thu đạo cụ hành nghề... Vì vậy Cường quyết định mình phải làm một điều gì đó khác hơn, mình phải đứng trên một sân khấu lớn. Lúc đó, mình sẽ được mọi người công nhận”.

Theo chân một đêm mưu sinh vất vả của 'hotboy kẹo kéo' gây sốt The Winner Is

(iHay) Gây chú ý mạnh trong cuộc thi The Winner Is, anh chàng bán kẹo kéo Lê Cường đã lần lượt chinh phục những khán giả khó tính nhất để vào tiếp vòng trong gần với vị trí quán quân.

(iHay) Gây chú ý mạnh trong cuộc thi The Winner Is - Tôi là người chiến thắng, anh chàng bán kẹo kéo Lê Cường đã lần lượt chinh phục những khán giả khó tính nhất để vào tiếp vòng trong gần với vị trí quán quân.

Theo chân một đêm mưu sinh vất vả của 'hotboy kẹo kéo' gây sốt The Winner Is - ảnh 1
Xuất thân từ đường phố, anh may mắn sở hữu giọng hát mượt mà, tình cảm khiến người nghe phải bất ngờ
Trong cuộc đối đầu đầy hấp dẫn giữa đôi bạn thân trong bảng thi Ca sĩ mới của The Winner Is, anh chàng "hotboy kẹo kéo" Lê Cường và cô bé Hạnh Nguyên đến từ Đà Nẵng cùng thi đấu để giành vé vào bán kết. Và Hạnh Nguyên là người phải tạm dừng cuộc chơi ra về. Lê Cường đã hứa nếu Hạnh Nguyên có dịp vào Sài Gòn, Cường sẽ dẫn Hạnh Nguyên đi hát bán kẹo kéo. Và đúng như lời hứa, hôm 18.8 Hạnh Nguyên có show diễn ở Sài Gòn, Lê Cường chờ bạn hết show để dẫn Hạnh Nguyên đi hát ngoài đường phố bán kẹo kéo.
Để có những tiết mục đặc sắc hơn những ngày đi bán kẹo kéo bình thường, Lê Cường đã tập trung một số anh em nghệ sĩ đường phố ráp lại cùng chơi. Tuy chưa ngồi tập chung với nhau buổi nào nhưng Lê Cường, Hạnh Nguyên và một số anh em nghệ sĩ đường phố đã cover theo ngẫu hứng một số ca khúc rất chất ....
Với Lê Cường, sau khi lọt vào vòng tứ kết cuộc thi The Winner Is hằng đêm Cường vẫn hăng say miệt mài với niềm đam mê ca hát của mình. Lê Cường tâm sự anh vẫn cứ đi hát như vậy cho tới khi nào có một sân khấu chuyên nghiệp thực sự để Cường hát hằng đêm.
"Đã là nghệ sĩ thì ở đâu cũng là sân khấu, Cường hát ở ngoài lề đường nhưng cũng có rất nhiều khán giả yêu mến giọng hát của Cường. Và đi hát như vậy cũng là để Cường tập luyện kỹ lưỡng hơn cho vòng tứ kết sắp tới trong The Winner Is", Lê Cường tâm sự
Mong muốn và mục tiêu của Lê Cường bây giờ là chinh phục tất cả 101 ban giám khảo cùng toàn thể khán giả để đạt được kết quả tốt nhất trong cuộc thi. Và hy vọng sẽ có những bầu show nhìn thấy tài năng và giúp đỡ Lê Cường thực hiện ước mơ được sống với niềm đam mê âm nhạc và trở thành ca sĩ chuyên nghiệp.
Theo chân một đêm mưu sinh vất vả của 'hotboy kẹo kéo' gây sốt The Winner Is - ảnh 2
Lọt vào vòng tứ kết cuộc thi The Winer Is nhưng hàng đêm Cường vẫn mưu sinh bằng nghề hát rong bán kẹo kéo
Theo chân một đêm mưu sinh vất vả của 'hotboy kẹo kéo' gây sốt The Winner Is - ảnh 3
Lê Cường, Hạnh Nguyên làm cặp song ca đường phố
Theo chân một đêm mưu sinh vất vả của 'hotboy kẹo kéo' gây sốt The Winner Is - ảnh 4
Theo chân một đêm mưu sinh vất vả của 'hotboy kẹo kéo' gây sốt The Winner Is - ảnh 5
Đon đả mời khách mua kẹo
Theo chân một đêm mưu sinh vất vả của 'hotboy kẹo kéo' gây sốt The Winner Is - ảnh 6
Theo chân một đêm mưu sinh vất vả của 'hotboy kẹo kéo' gây sốt The Winner Is - ảnh 7
Theo chân một đêm mưu sinh vất vả của 'hotboy kẹo kéo' gây sốt The Winner Is - ảnh 8
Theo chân một đêm mưu sinh vất vả của 'hotboy kẹo kéo' gây sốt The Winner Is - ảnh 9
Với Lê Cường, đã là nghệ sĩ thì ở đâu cũng là sân khấu, chỉ cần nhiều khán giả yêu mến là anh hát phục vụ
Chim Gõ Kiến
Ảnh: O.T
Xem tiếp...

BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 157 (Chu Hảo)

-Già rồi, còn mấy bước nữa đâu mà hành động như thế thì thật dại dột.
-Đảng Cộng sản có thể đã theo đuổi một chủ nghĩa sai lầm, nhưng mục đích của nó là hoàn toàn tốt đẹp. Nếu hành động của nó nói chung không phù hợp với lợi ích dân tộc, thì nó đã không thể tồn tại được gần một thế kỷ nay.
-Hãy để cho sự tiến triển của xã hội tự nhiên phủ định nó.Chê bai một học thuyết sai lầm từ một nhận thức cũng sai lầm thì không bao giờ đạt được chân lý và dĩ nhiên phải trở thành phản động thôi.
-Trở về thời trẻ con mà cứ tưởng anh hùng. Nực cười cho các cụ quá!

------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
  
Ma sơ phân tích chuyện Giáo sư Chu Hảo bị "Tự diễn biến"@ NTN NEWS
 
TỪ KIẾN NGHỊ 72 ĐẾN HÀNH ĐỘNG CHỐNG PHÁ CỦA CHU HẢO

Bị đề nghị ‘kỷ luật’, Tiến Sĩ Chu Hảo bỏ đảng luôn

Tiến sĩ Chu Hảo tuyên bố bỏ đảng. (Hình: Tễu Blog)
HÀ NỘI (NV) – Tiến Sĩ Chu Hảo gửi thư thông báo đến chi bộ “tự nguyện từ bỏ đảng CSVN” sau khi có tin ông bị “Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương” của đảng CSVN đề nghị “kỷ luật” vì “tự diễn biến.”
“Tôi tự nguyện từ bỏ đảng CSVN, ngay từ hôm nay, để tiếp tục đi theo con đường mình đã chọn: Góp phần nâng cao dân trí theo tinh thần khai sáng của Phan Châu Trinh: Dân tộc, dân chủ và phát triển; chủ yếu thông qua các hoạt động văn hóa và giáo dục. Đề nghị chi bộ, và các cấp ủy xóa tên tôi trong danh sách đảng viên.” Tiến Sĩ Chu Hảo viết trong lá thư thông báo đề ngày 26 Tháng Mười, 2018, gửi cho đảng CSVN thông qua chi bộ nhà xuất bản Tri Thức.
Blog Tễu của ông Nguyễn Xuân Diện phổ biến phóng ảnh thư bỏ đảng của ông Chu Hảo cùng với tin có nhiều đảng viên tuyên bố bỏ đảng ở nhiều lãnh vực khác nhau, già có trẻ có.
Trong bức thư thông báo bỏ đảng, ông Chu Hảo nêu lý do cái đảng chính trị mà ông gia nhập 45 năm trước “không có tính chính danh, hoạt động không chính đáng, có nhiều khuất tất, ngày càng thoái hóa, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc và xu thế tiến bộ của nhân loại.”
Lá thư thông báo bỏ đảng của Tiến Sĩ Chu Hảo gửi một ngày sau khi báo chí trong nước đưa tin ông bị Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương đảng ra thông cáo báo chí “đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật Giáo Sư Chu Hảo” vì “làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội.”
Ông bị quy chụp cho tội “có những bài viết, phát ngôn có nội dung trái với cương lĩnh chính trị, điều lệ đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; đồng chí đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa.’”
Ngay sau khi tin được tung ra, mạng xã hội sôi nổi với những lời bình luận ca ngợi ông Chu Hảo là một trí thức chân chính và kéo theo những lời tuyên bố bỏ đảng của Tiến Sĩ Mạc Văn Trang, nhà văn Nguyên Ngọc, cựu Đại Sứ Nguyễn Trung. Cho đến hôm nay, ba ngày sau, người ta đếm thấy có tin tức tất cả 12 người tuyên bố từ bỏ đảng CSVN trong đó có 2 sĩ quan quân đội, một luật sư, một cô giáo, một kỹ sư, 3 tiến sĩ.
Giáo Sư Chu Hảo, năm nay 78 tuổi, là giám đốc nhà xuất bản Tri Thức, nguyên thứ trưởng Bộ Khoa Học Công Nghệ và là một trong những người lên tiếng chống Luật Đặc Khu và Luật An Ninh Mạng. Ông cũng là thành viên trong nhóm chuyên viên độc lập “Viện Nghiên Cứu Phát triển IDS” từng tự giải tán để chống lại sự ép buộc của chính phủ ông Nguyễn Tấn Dũng.
Trong thư kiến nghị gửi ngày 2 Tháng Sáu, 2018, về Luật An Ninh Mạng ký tên Giáo Sư Đặng Hữu, ông này thay mặt nhóm chuyên gia chuẩn bị đưa Internet về Việt Nam đầu năm 1990 trong đó có Giáo sư Chu Hảo kiến nghị 4 điểm. Bản kiến nghị yều cầu bỏ các điều luật “ảnh hưởng đến quyền dân sự, chính trị của công dân, đồng thời có thể đặt doanh nghiệp vào rủi ro pháp lý trong quá trình kinh doanh.” Ông cũng ký tên vào bản kiến nghị ngày 1 Tháng Sáu, 2018, kêu gọi “khẩn thiết” rằng toàn thể người Việt Nam trong và ngoài nước, cũng như quốc hội hãy “phản đối, rút bỏ” dự luật Đặc Khu.
Khi hay tin ông bị đề nghị “kỷ luật,” các cựu thành viên của IDS đã gửi thư tới “Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam” và cả “Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam” yêu cầu rút lại quyết định “không chính đáng, không đúng sự thật, thể hiện sự trấn áp thô bạo những nỗ lực rất đáng trân trọng của một trí thức hết lòng vì dân vì nước, chà đạp những ý kiến chân thật và xây dựng của ông về những vấn đề nóng bỏng của đất nước.”
Nhưng ông Chu Hảo đã gửi thư thông báo bỏ đảng. (TN)

Giáo sư Chu Hảo chính thức tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản

RFA
2018-10-29
Phó Giáo sư Tiến sĩ Chu Hảo
Phó Giáo sư Tiến sĩ Chu Hảo
Courtesy VietTimes, RFA edit
Giáo sư Chu Hảo, người bị Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng (UBKTTƯ) ra kết luận đề nghị kỷ luật, chính thức tuyên bố từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam. Tuyến bố bằng văn bản về việc này của giáo sư Chu Hảo được công khai vào sáng ngày 29/10 trên các trang mạng gồm Dân Quyền, Dân Luận cũng như tài khoản Facebook cá nhân của Giáo sư Hoàng Dũng.
Tuyên bố vừa nêu được Giáo sư Chu Hảo ký vào ngày 26 tháng 10 tức là một ngày sau khi có kết luận của Ủy ban kiểm tra Trung ương cho rằng ông này “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Theo tuyên bố được công khai thì Giáo sư Chu Hảo gọi việc thông báo kết luận của UBKTTƯ đảng hôm 25/10 là “thiếu dân chủ, đi ngược lại hoàn toàn với ý kiến của các đảng viên và các cấp ủy đảng của Liên hiệp các hội khoa học, kỹ thuật VN sau cả bốn lần thanh-kiểm tra vào các năm 2009, 2016 và 2018”.
Ông cho rằng, đây là một bản cáo trạng vô căn cứ và thâm độc nhằm không những đe dọa riêng ông mà cả những người đồng chí hướng. Giáo sư Chu Hảo bày tỏ ý kiến cực lực phản đối và không chấp nhận bản Kết luận đó của UBKTTƯ
Theo tuyên bố được công bố, bản thân Giáo Sư Chu Hảo gia nhập đảng Lao động VN (nay là đảng Cộng sản VN) từ 45 năm về trước “với lý tưởng cao quý là đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì Dân chủ và Phát triển đất nước”.
Tuy nhiên, ông cho rằng càng ngày ông nhận ra được rằng, tổ chức chính trị mà ông tham gia vào “không có tính chính danh, hoạt động ngược lại quyền lợi của dân tộc và xu thế tiến bộ của nhân loại.”
Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc – Tổng Biên tập Nhà xuất bản Tri thức, tiết lộ, đến nay ông đã có đơn xin từ nhiệm và đã có người thay thế ở NXB Tri Thức, vì vậy ông có thêm lý do để có quyết định mới.
Hôm 25/10, Ủy ban kiểm tra trung ương đảng công bố kết luận, đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật đối với Giáo sư Chu Hảo với lý do đưa ra là ông này đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, tự diễn biến, tự chuyển hóa.
Theo kết luận, Giáo sư Chu Hảo sinh năm 1940, trước đây từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nhưng về sau ông có những bài viết, phát ngôn mà lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam cho là không phù hợp với tư cách đảng viên, nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, điều lệ, chỉ thị, quy định Đảng, cũng như chính sách và pháp luật của nhà nước.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mạc Văn Trang, nhà văn Nguyên Ngọc và một số đảng viên khác sau đó tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam để bày tỏ sự ủng hộ với ông Chu Hảo và phản đối kết luận của Ủy ban Kiểm tra TƯ.
 
GS Chu Hảo bị Kỷ luật, hàng loạt đảng viên cấp cao tuyên bố bỏ đảng

Sau Chu Hảo, ít nhất 13 trí thức bỏ Đảng

Tại sao vụ kỷ luật Giáo sư Chu Hảo ‘nổ lớn’?

- Quảng Cáo -
Lý Thái Hùng – Web Việt Tân
Sự kiện Ủy ban kiểm tra trung ương đảng CSVN hôm 25 tháng 10 đưa ra biện pháp kỷ luật đối với Giáo sư Chu Hảo, cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học-Công nghệ-Môi trường trước đây và hiện là Giám đốc nhà xuất bản Tri Thức đã làm dậy sóng dư luận, chỉ hai ngày sau khi ông Nguyễn Phú Trọng đăng đàn làm Chủ tịch nước.
Dựa trên một số sách chính trị được xuất bản nhiều năm trước đây của nhà xuất bản Tri Thức, Ủy ban kiểm tra cáo buộc Giáo sư Chu Hảo đã “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” vì đi ngược lại chủ trương, đường lối của đảng. Những lý cớ nói trên là một sự tránh né của ông Trọng và Ủy ban kiểm tra trung ương. Thực chất, Giáo sư Chu Hảo bị kỷ luật một phần là từ thái độ chống bá quyền phương Bắc.
Ngày 10 tháng 11 năm 2015, trên trang web Nguyễn Xuân Diện, Giáo sư Chu Hảo đã công bố lá thư gửi đến các đại biểu quốc hội CSVN về việc đón tiếp Tập Cận Bình đang viếng thăm Việt Nam. Trong lá thư, Giáo sư Chu Hảo đã viết:“Vì sao quý vị không có bất kỳ hành động công khai nào phản đối, ngăn chặn Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đăng đàn phát biểu tại Quốc hội nước ta, thực chất là với tư cách kẻ xâm lược, đại diện cho bè lũ bá quyền Đại Hán chưa khi nào rời bỏ âm mưu thôn tính Đất nước ta và nô dịch Dân tộc ta?… Quý vị có thấy hổ thẹn với tiền nhân khi cam chịu tham gia đón tiếp long trọng đại diện cho bè lũ xâm lược tại phòng họp mang tên Diên Hồng – biểu tượng thiêng liêng cho tinh thần toàn dân đoàn kết chống ngoại xâm?”
Có ít nhất ba người đã tuyên bố từ bỏ đảng CSVN ngay sau khi Giáo sư Chu Hảo bị kỷ luật là Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Mạc Văn Trang và ông Trần Nam. Cả ba vị đều cho rằng những cáo buộc của Ủy ban kiểm tra trung ương “thực chất là một hành động vu khống”. Hiện nay số người tuyên bố bỏ đảng, bỏ đoàn đã gia tăng và một số trí thức đã lên tiếng trong lá thư ngỏ phổ biến vào sáng ngày 27 tháng 10, cho rằng biện pháp kỷ luật của Ủy ban kiểm tra trung ương là “không chính đáng, không đúng sự thật, thể hiện sự trấn áp thô bạo.”
Câu hỏi đặt ra là tại sao Ủy ban kiểm tra trung ương và nhất là ông Nguyễn Phú Trọng vừa mới nắm trong tay hai quyền lực đảng và nhà nước, lại mở đầu cuộc tuyên chiến với giới trí thức trong lúc xã hội tiềm ẩn rất nhiều bất ổn về mặt dân sinh.
Mặc dù Ủy ban kiểm tra trung ương và Ban bí thư chưa đưa ra biện pháp kỷ luật nào đối với Giáo sư Chu Hảo, ngoài những cáo buộc “suy thoái về tư tưởng chính trị”, “tự chuyển hóa”, nhưng rõ ràng là ông Nguyễn Phú Trọng và phe nhóm đang bắt đầu thử nghiệm chiến dịch đốt lò nhắm vào thành phần trí thức, văn nghệ sĩ, kể cả giới báo chí, vừa cổ súy dân chủ hóa đất nước, vừa chống lại những hành động bá quyền Bắc Kinh, sau đợt đốt lò “chống tham ô nhũng lạm” (mà thực chất là diệt trừ mầm mống đối lập) trong hai năm vừa qua.
Cách đây 6 năm, trong bài phát biểu tại Hội nghị cán bộ học tập Nghị Quyết 4 về “những vấn đề cấp bách xây dựng đảng” vào ngày 27 tháng 2 năm 2012, ông Trọng đã cho rằng bài học xương máu về công tác xây dựng đảng rút ra từ biến cố tan rã của Liên Xô không chỉ là tập trung phòng chống tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi, lãng phí, bè phái, cục bộ, mà chính là sự suy thoái cả về tư tưởng chính trị và đạo đức của cán bộ, phai nhạt lý tưởng cách mạng.
Theo ông, tham nhũng chỉ là diện, suy thoái về tư tưởng mới là điểm dẫn đến sụp đổ chế độ. Vì thế, ông Trọng đã coi việc “ngăn chận, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, tự diễn biến, tự chuyển hóa của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, là khâu đột phá trong toàn bộ công tác xây dựng đảng.”
 Tuy nhiên, ông Nguyễn Phú Trọng cũng thấy rằng không thể công khai tuyên chiến trên mặt trận tư tưởng khi mà nạn tham nhũng đang phát triển như những bầy sâu trong mọi cơ quan đảng và nhà nước, với sự xuất hiện một giai cấp quý tộc đỏ. Vì thế mà sau khi loại được phe cánh Nguyễn Tấn Dũng trong Đại Hội 12 vào tháng 1 năm 2016, ông Trọng mới tiến hành chiến dịch đốt lò, đưa hơn 250 cán bộ cao cấp, trong đó có gần 50 cán bộ cấp Trung Uơng, vào những biện pháp kỷ luật như bị tù, tước chức vụ, sa thải khỏi đảng vân, vân…
Những biện pháp kỷ luật đối với các tham quan như Đinh La Thăng, Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Bắc Son… đi cùng với các bài viết tâng bốc về thân thế thanh liêm, trong sạch của ông Trọng được cho phổ biến rộng rãi trên các báo, giúp ông Trọng tóm thu quyền lực vào trong tay một cách nhanh chóng. Nói cách khác, nhờ sự thu tóm quyền lực này đã giúp cho ông Trọng có một cơ hội quý hiếm, nắm trong tay hai thứ quyền lực đảng và nhà nước, trở thành một lãnh tụ có nhiều uy quyền nhất tại Việt Nam hiện nay, kể từ sau khi ông Hồ chết vào năm 1969.
Vì thế mà sau khi được Trung ương đảng bỏ phiếu 100% đề cử chức danh Chủ tịch nước thay thế ông Trần Đại Quang hôm 3 tháng 10, ông Nguyễn Phú Trọng đã bắt đầu tiến hành khâu “đột phá” trong toàn bộ chiến dịch đốt lò. Đó là thanh trừng giới trí thức có lập trường chống Tàu và việc Giáo sư Chu Hảo bị mang ra “đấu tố” đầu tiên trong phiên họp lần thứ 30 của Ủy ban kiểm tra trung ương đảng từ ngày 17 đến 19 tháng 10 chỉ là bước thử nghiệm nhằm đo lường phản ứng của dư luận.
Suốt trong 30 kỳ họp xem xét và kiểm tra những vi phạm kỷ luật do các cấp đề xuất, đa số những vụ án mà Ủy ban kiểm tra trung ương đưa ra các biện pháp kỷ luật đều đã được tung lên mặt báo trước đó khá lâu và phần lớn là những vụ tham ô, chạy chức. Riêng đối với việc kiểm tra những vi phạm của Giáo sư Chu Hảo, có thể Ủy ban đã chuẩn bị từ trước, nhưng đối với công luận thì đây là yếu tố bất ngờ.
Kết luận về những điều gọi là vi phạm của Giáo sư Chu Hảo, Ủy ban kiểm tra đã cho rằng “khuyết điểm của ông Chu Hảo là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.” Dựa theo kinh nghiệm của các vụ án thì khi Ủy ban dùng đến các từ ngữ “rất nghiêm trọng”, “đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật” thì Giáo sư Chu Hảo khó có thể tiếp tục điều hành Nhà xuất bản Tri Thức và có thể bị lột chức Thứ trưởng.
Là một người từng học ở Liên Xô và bỏ nhiều năm nghiên cứu về “xây dựng đảng”, ông Nguyễn Phú Trọng đã coi vấn đề suy thoái tư tưởng chính trị và chống bá quyền phương Bắc là nguyên nhân chính yếu làm tan rã đảng, thì trận chiến đối đầu với giới trí thức đang bước vào một khúc quanh mới. Ông Trọng và đảng CSVN sẽ đối diện với hai vấn đề: làn sóng kêu gọi bỏ đảng sẽ ngày càng gia tăng, và phong trào chống bá quyền Bắc Kinh sẽ bộc phát mạnh mẽ ở trong đảng và ngoài xã hội trong thời gian tới.
Nói tóm lại, việc kỷ luật Giáo sư Chu Hảo không phải là một “kiểm tra vi phạm” bình thường, mà phải coi đây là trận chiến mới mà ông Trọng và phe nhóm đang chuẩn bị triệt hạ những mầm phản kháng trong giới trí thức, nhà văn nhà báo, sau khi đã thu tóm trong tay quyền kiểm soát đảng và nhà nước như Tập Cận Bình đã và đang làm ở Trung Quốc. Tuy nhiên cả ông Trọng và ông Tập có thể triệt hạ những quan tham bằng các thủ đoạn khống chế phe nhóm; nhưng triệt hạ giới trí thức để bịt miệng xã hội là một thách đố mà chưa có chế độ độc tài nào thành công.

Chu Hảo – Con đường của người “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

Thứ ba, 30/10/2018, 15:45 (GMT+7)
(Xã hội) - Tại kỳ họp 30 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương diễn ra từ ngày 17 đến 19/10/2018 tại Hà Nội đã xem xét, kết luận các dấu hiệu vi phạm đối với ông Chu Hảo, Giám đốc – Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri thức, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học-Công nghệ.
Nội dung kỷ luật: “Với cương vị là Giám đốc – Tổng biên tập, đồng chí Chu Hảo chịu trách nhiệm chính về việc Nhà xuất bản Tri thức xuất bản một số cuốn sách có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, vi phạm Luật Xuất bản, bị cơ quan chức năng xử lý, thu hồi và tiêu hủy” và “Từng giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, đồng chí đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, có những bài viết, phát ngôn có nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng chí đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’. Vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Chu Hảo là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật”.
Ông Chu Hảo
Ông Chu Hảo
Theo các kết luận này của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, thì vi phạm của ông Chu Hảo là RẤT NGHIÊM TRỌNG, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội. Để có kết luận như trên trên chắc chắn các đơn vị chức năng đã thu thập cả tập hồ sơ dày về các sai phạm hàng chục năm qua của ông Chu Hảo khiến dư luận vô cùng bức xúc. Là người dân, chúng ta chưa được tiếp cận với các sai phạm cụ thể ngoài kết luận nêu trên, nhưng qua theo dõi hoạt động của ông này được phản ánh từ các hôi đoàn của phản ứng của dư luận trên mạng xã hội, có thể điểm qua một vài “thành tích” nổi bật của ông này trong trào lưu “tự diễn biến, tự chuyển hóa” của ông này:
Kỳ 1: Chu Hảo là điển hình diện “con ông cháu cha” thụ hưởng mọi ưu đãi của chế độ
Ông Chu Hảo là con ông Chu Đình Xương, cán bộ cao cấp của ngành công an, từng giữ chức Giám đốc Sở Công an Bắc Bộ năm 1945, Phó Giám đốc Sở Công an Trung Bộ, Giám đốc Sở Công an Nam Trung Bộ, sau chuyển ngành làm Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa. Vì vậy, không đáng ngạc nhiên, khi “cậu ấm” Chu Hảo được hưởng nhiều “biệt đãi” về đường học hành, y như Cù Huy Hà Vũ. Đọc tiểu sử, sẽ thấy cuộc đời Chu Hảo là một chặng đường thăng tiến thẳng tắp, không chướng ngại, thông qua những trường lớp, bằng cấp và chức vụ chính thống trong hệ thống Nhà nước. Mọi đặc ân và vị thế trong đời Chu Hảo đều được hệ thống ban cho.
Chu Hảo sinh năm 1940 ở Bắc Giang. Năm 20 tuổi, ông được cử sang Liên Xô học tại trường Đại học Bách khoa Kiev danh tiếng và sau khi tốt nghiệp trường này, ông ở lại làm Phó Tiến sỹ. Về nước, Chu Hảo làm việc tại Viện Nghiên cứu năng lượng nguyên tử Nga, Viện Vật lý Việt Nam, tiền thân của Viện Khoa học Việt Nam hiện nay. Năm 36 tuổi, ông về làm giảng viên Đại học Bách Khoa được 3 năm thì sang Pháp làm luận án tiến sỹ 4 năm. Về nước, ông được phong Giáo sư và được cử làm Viện trưởng Viện nghiên cứu công nghệ quốc gia. Năm 56 tuổi, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ kiêm Giám đốc dự án Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Năm 66 tuổi, ông nghỉ hưu và chính thức bước vào con đường của kẻ “tự diễn biến, tự chuyển hóa” khi đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức.
Có thể nói, Chu Hảo điển hình của thế hệ “hạt giống đỏ” được Nhà nước gửi đi nước ngoài đào tạo bài bản để xây dựng, phát triển đất nước sau chiến tranh. Nên nói không ngoa, ông là đại diện thế hệ trí thức Việt Nam đầu tiên được chế độ hậu thuẫn, gây dựng nền móng cho nền khoa học và công nghệ nước nhà. Tuy nhiên ông Chu Hảo cũng như Bùi Tín, Cù Huy Hà Vũ lại không chọn con đường phát triển sự nghiệp cách mạng do cha ông mình là bậc khai quốc công thần tạo dựng mà lại trở thành điển hình của kẻ trở cờ, gây dựng riêng cho mình lớp trí thức, cán bộ đảng viên bất mãn, chống Đảng Nhà nước hàng chục năm qua, gây hậu quả RẤT NGHIÊM TRỌNG cho đất nước.
Kỳ 2: Yếu kém về khoa học và quản lý, Chu Hảo vẫn được ca tụng là trí thức yêu nước, cấp tiến?
Ít ai biết được rằng, dù được học hành bài bản ở các nước có nền khoa học công nghệ phát triển, nhưng kể từ khi hoàn thành luận án Tiến sĩ năm 1979, rồi được phong hàm Giáo sư năm 1983 cho đến nay, Chu Hảo không hề có một công trình nghiên cứu có giá trị nào trong ngành vật lí, là lĩnh vực chuyên môn của mình. Đây là điều khó chấp nhận được với bất cứ trí thức nào lại buông bỏ hoàn toàn lĩnh vực chuyên môn và chỉ chăm chú chạy theo các dự án kinh tế, chính trị. Dễ hiểu là vì sao nhà phê bình văn học Đông La thắc mắc không thể hiểu nổi một trí thức khoa học chuyên ngành vật lý lại có phát ngôn phơi bày lỗ hổng nghiêm trọng về lĩnh vực của mình đến thế. Có lẽ vì Chu Hảo không ồn ào như Cù Huy Hà Vũ nên ít ai biết đến quá trình học hành của ông ở nước ngoài thực hư ra sao???
“Thành tích chuyên môn” như vậy, nhưng Chu Hảo lại rất thăng tiến trong lĩnh vực quản lý giới khoa học. Năm 1985, Chu Hảo làm Viện trưởng Viện nghiên cứu Công nghệ Quốc gia. Ngoài ra, còn làm ở Viện Vật lý Kỹ thuật, và làm Viện phó Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ. Năm 1996, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ kiêm Giám đốc Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Từ 2005 đến giờ, ông là thành viên Hội đồng Trung ương của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam.
Vì vậy dễ hiểu việc đã từng có blogger đặt vấn đề, với các vị trí quản lý cấp cao như vậy, ông Chu Hảo đương nhiên đứng đầu danh sách những người phải chịu trách nhiệm về yếu kém của khoa học và công nghệ Việt Nam. Ông cũng phải chịu trách nhiệm về tình trạng của Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và những vụ tham nhũng đằng sau, khi mà cho đến giờ, hàng chục năm sau khi dự án được triển khai, khu đất này vẫn giống một mảnh đất hoang để cho thuê hơn là một “thành phố công nghệ” như dự tính. Vậy mà suốt bao năm nay, trong khi toàn bộ phong trào “nhân sỹ trí thức” đối lập vẫn không ngừng phê phán sự yếu kém của nền khoa học – công nghệ Việt Nam, nó không hề đặt câu hỏi về trách nhiệm của Chu Hảo.
Tiếc rằng,trong kết luận điều tra vừa qua của Ủy ban Kiểm tra Trung ương mới dừng ở việc xử lý trách nhiệm của Chu Hảo trong các sai phạm xuất bản sách có nội dung “tự diễn biến tự chuyển hóa” và quản lý điều hành “Nhà xuất bản Tri thức”mà chưa điều tra đến các sai phạm của ông này liên quan đến các lĩnh vực mà trước đó ông ta đã điều hành và hậu quả rất lớn đối với kinh tế và nền khoa học nước nhà.
Phải chăng một kẻ được ca tụng mang danh giáo sư Chu Hảo – người không đưa ra được một công trình nghiên cứu hoặc bài báo học thuật có giá trị nào trong đời, cũng là người thất bại trong mọi vai trò quản lí mà ông từng đảm nhiệm, lại đang được “dư luận” trên mạng xã hội, truyền thông nước ngoài, giới chống cộng… ca ngợi như một trí thức lớn, yêu nước, tiến bộ và bị Đảng, Nhà nước “trù dập”?.
Kỳ 3: Vén màn bí mật phía sau hoạt động “khai trí” của Chu Hảo và liên đảng “tự diễn biến, tự chuyển hóa”
Ít ai biết rằng, những hoạt động được giương ngọn cờ “khai trí”của ông Chu Hảo từ khi nghỉ hưu không chỉ diễn ra trên cương vị là Giám đốc NXB Trí thức mà còn rất nhiều “dự án”khác rầm rộ không kém. Ở đây tôi xin điểm tên một số dự án giúp “Chu Hảo chơi golf hàng tuần, sở hữu nhiều biệt thự ở Đà Nẵng, Hà Nội” nhưng lại “nghèo thê thảm” theo đúng kiểu “vác rá đi xin từng đồng”
Ông Chu Hảo
Ông Chu Hảo
Thứ nhất là “đại dự án” NXB Trí thức
Ít ai biết rằng, Chu Hảo mang danh là Giám đốc NXB mang tên “tri thức” tưởng như nó là mảnh đất dành cho trí thức xứ Việt này phát hành tác phẩm, công trình có giá trị khoa học, nghiên cứu thì bản chất nó là nơi xuất bản các cuốn sách được “miễn phí” bản quyền và chỉ mất tiền công dịch từ các học giả phương Tây. Vì nó rất nghèo và thê thảm nên nó là đất diễn để thổi tên các dịch giả “đồng đội”với Chu Hảo như Phạm Nguyên Trường, Nguyễn Quang A… Chu Hảo lê la khắp giới trí thức hải ngoại, quỹ dân chủ quốc tế, các đại sứ quán phương Tây ở Hà Nội hay các đại gia nhiệt thành rút hầu bao đầu cơ cho “tầng lớp trí thức cấp tiến” đầu tư cứu vớt NXB Trí thức!
Thứ hai, hàng loạt “dự án” gắn với tên tuổi Phan Chu Trinh như Viện Phan Chu Trinh, Đại học Phan Chu Trinh, Quỹ dịch thuật Việt Nam sau đổi tên thành Quỹ dịch thuật Phan Chu Trinh nay nay lại đổi tên thành Quỹ văn hóa Phan Chu Trinh cho xứng “tầm”
Cụ Phan Chu Trinh là cái bóng giúp Chu Hảo vẽ ra hàng loạt tổ chức và dự án có cả sự đầu tư của Nhà nước, các quỹ dân sự, và đại gia Việt Nam nặng lòng với việc “khai trí” dân Việt phía sau các bài báo, phát ngôn màu mè của Chu Hảo và đồng đảng. Đặc biệt, người cháu của cụ Phan Chu Trinh vốn là một trí thức yêu nước, một lãnh đạo cao cấp trong Đảng đã vô tình hậu thuẫn cho Chu Hảo rất lớn về mọi mặt nhằm phát quang tên tuổi dòng tộc.
Ngày nay, Đại học Phan Chu Trinh, nơi ở của Nguyên Ngọc dù ở vị thế đắc địa nhất Đà Nẵng không những chẳng đóng góp chút nào cho các ngoa từ mỹ miều về tạo dựng thế hệ trẻ “khai trí, tiến bộ” cho đất nước. Thực chất qua hàng chục năm xây dựng thì nó vẫn là ngôi trường sập xệ, tiêu điều bậc nhất, đã phải phá sản và được Chu Hảo, Nguyên Ngọc biến nó thành “Viện Phan Chu Trinh” với các dự án nghiên cứu văn hóa được chính quyền địa phương đầu tư cho “trí thức” còn sót lại… mục tiêu họ đỡ quậy phá!
Dù quy tụ được khá nhiều tài chính từ hệ thống dòng tộc cụ Phan, từ giới trí thức người Việt hải ngoại, từ các quỹ của ĐSQ Mỹ, Tây phương…, nhưng nó hoàn toàn giống như các tổ chức mang danh “xã hội dân sự” trong nước, khi khai trương thì rầm rộ bao nhiêu thì chóng tàn và tan rã im ắng bấy nhiêu. Sự thua lỗ đến độ, mấy năm gần đây, việc trao giải thưởng cho các “trí thức” của Quỹ Phan Chu Trinh phần lớn là từ ông Nguyễn Quang A và quỹ bí mật từ nhóm trí thức chống cộng hải ngoại và tất nhiên việc lựa chọn người trao giải cũng thuộc phe cánh của “giới trí thức cấp tiến” này.
Thứ ba, với vị trí Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt-Pháp từ năm 1996 đến nay, đem lại ảnh hưởng thao túng giới trí thức trong nước cho Chu Hảo.
Chu Hảo là người cầm cân nảy mực ở tòa nhà L’espace Tràng Tiền, không gian sinh hoạt văn hóa được coi là sang trọng và đắt giá nhất miền Bắc Việt Nam. Trong cái thường gọi là giới học thuật và nghệ thuật Việt Nam, ai được tổ chức sự kiện ở NXB Tri Thức và L’espace, người đó có tên tuổi được công nhận, và tiền đồ có cơ cất cánh. Bằng năng lực phong thần của mình, Chu Hảo thu về dưới trướng không chỉ những trí thức già nua hay những “nhà hoạt động” xu thời, mà cả nhiều nhóm thanh niên có nhiều tham vọng kèm chút chữ nghĩa.
Ít ai biết được bí mật tài chính phía sau các dự án này của Chu Hảo đều liên quan mật thiết với nhau mà nếu như Ủy ban Kiểm tra Trung ương hay tổ chức Thanh tra Chính phủ vào cuộc toàn diện, chắc chắn Chu Hảo và bậu xậu sẽ không thể giải trình nổi. Xin trích một vài bí mật đã được giới blogger Việt Nam tiết lộ nhiều năm nay
“Từ “tháng 12/2005, NXB Tri Thức xuất bản những cuốn sách đầu tiên của mình. Nhuận bút cho dịch giả của những cuốn sách này cũng chính là khoản chi đầu tiên mà Quỹ Dịch thuật Việt Nam xuất.
Từ tháng 12/2006, các bản dịch của NXB Tri Thức bắt đầu được tài trợ của Trung tâm Văn hóa và Hợp tác Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ Xuất bản Nguyễn Văn Vĩnh. Hiển nhiên dự án có được nhờ vị trí Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt-Pháp từ 1996 đến nay.
Từ năm 2008, NXB Tri Thức bắt đầu hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế & Chính sách (VEPR) trực thuộc Đại học Kinh tế – ĐHQGHN của Nguyễn Đức Thành và bắt đầu chuỗi phối hợp với VERP và đại sứ quán Pháp tổ chức buổi hội thảo về sách kinh tế tư bản. Từ năm 2009, NXB Tri Thức trở thành đơn vị hợp tác chính thức về xuất bản với VEPR, chịu trách nhiệm xuất bản mọi ấn phẩm của VEPR.
Còn Đại học Phan Chu Trinh và Viện Phan Chu Trinh chỉ là cái vỏ để Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh chiếm đất công, tiếp cận sinh viên, và công khai qui tụ các tổ chức. Tất nhiên, trong tất cả các tổ chức này, Chu Hảo đều giữ vai trò quan trọng, cả trên danh nghĩa lẫn hiện thực”
Chỉ chừng đó là đủ để các bạn mường tượng ra quy mô các “dự án” của Chu Hảo và lý giải vì sao Ủy ban Kiểm tra TƯ kết luận các sai phạm của ông ta là RẤT NGUY HIỂM, vì sao Chu Hảo lại có thể gây dựng lên lớp trí thức chống cộng tinh vi ngay trong lòng chế độ và nở rộ như vậy nhiều năm qua.
(Theo Loa Phường)

GS.TS. Chu Hảo: Từng suýt đi tù vì... đề án “máy tính Bác Tô“

VietTimes – 30 năm trước, sau vụ cháy tai nghiệt tại phòng nghiên cứu, sản xuất máy tính của Viện Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia năm 1988, GS.TS. Chu Hảo đã từng suýt bị đi tù và đằng đẵng những ngày tháng cùng anh em kỹ sư lăn lộn buôn điều hòa, máy tính, tivi,… để đền bù thiệt hại của vụ cháy.
GS.TS. Chu Hảo: Để không bị truy cứu, bị mắc tội, tôi đã phải đi buôn máy tính, buôn điều hòa nhiệt độ, buôn đủ thứ...
GS.TS. Chu Hảo: Để không bị truy cứu, bị mắc tội, tôi đã phải đi buôn máy tính, buôn điều hòa nhiệt độ, buôn đủ thứ...
LTS: Sau khi bài viết “Việt Nam đã tự chế tạo được máy tính từ hơn 30 năm trước” được đăng tải, VietTimes đã nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc từ mọi miền của tổ quốc. Nhiều bạn đọc ngạc nhiên vì sự phát triển của ngành KHCN Việt Nam những năm 1986- 1988; đồng thời có ý kiến cũng băn khoăn: vì sao những kỹ sư tài năng thời bấy giờ lại sớm "gục ngã" trước cơn hỏa hoạn tai nghiệt đã làm cháy rụi toàn bộ những gì mà họ đã chế tạo ra và tại sao sau đó họ đã không gượng dậy được.
GS. Chu Hảo đã lý giải với VietTimes về vấn đề này
Việt Nam đã tự chế tạo được máy tính từ 30 năm trước!
Bàng hoàng và đau xót đến não lòng…
Thưa ông, về dự án nghiên cứu sản xuất “Máy tính Bác Tô” từ những năm 1986 – 1988 của Viện Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia, chắc hẳn ông còn nhớ những ngày tháng ấy?
- Tất nhiên, tôi còn nhớ như in. Hồi đó, tôi là Bí thư Đảng ủy của Viện Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia (Viện NCCNQG) - Nacentech, và là Viện trưởng Viện Công nghệ Vi điện tử (đơn vị thành viên). Viện Vi điện tử có một số phòng chuyên môn, trong đó Phòng Ứng dụng vi tin học mà anh Hà Thế Minh (sau này là Cố Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghệ CMC – PV) là Trưởng phòng.
Phòng Ứng dụng vi tin học thời đó khoảng 10 người, trong đó quy tụ được một số anh học ở Hungary về, gồm anh Hà Thế Minh, anh Hoàng Ngọc Hùng, anh Nguyễn Trung Chính, anh Trần Hải Âu,… Viện CNCNQG hoạt động theo chế độ mật của Nhà nước, mang con dấu hành chính cấp bộ, với mục tiêu là đưa các công nghệ mới vào Việt Nam để phát triển, sản xuất.
Vi điện tử hay vi tính là công nghệ còn rất mới thời bấy giờ và dưới thời kì Việt Nam đang bị cấm vận, việc tìm mọi cách du nhập công nghệ để phát triển trở thành nhu cầu cấp bách. Cũng vì là thời kì cấm vận, nên Viện Công nghệ Vi điện tử làm theo cách nhờ một số anh em Việt kiều ở Mỹ xách tay những máy tính thế hệ mới về để nghiên cứu.
Trong một buổi làm việc với Thủ tướng Phạm Văn Đồng, GS. Vũ Đình Cự, Viện trưởng Viện NCCNQG có nhận chủ trương phát triển, sản xuất máy tính tại Việt Nam để cung cấp cho thị trường trong nước với giá rẻ và trước hết phục vụ cho ngành giáo dục.
Đề án nhận được một khoản kinh phí ngoại tệ để mua một dây chuyền lắp ráp bo mạch máy vi tính, đặt trên tầng 2 của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, cơ sở đi thuê của Viện giai đoạn đó. Dây chuyền này là để chuẩn bị đón kết quả nghiên cứu của Phòng Công nghệ vi tin học. Chúng tôi dự định lắp ráp bo mạch máy tính tại chỗ, rồi mua thêm một số linh kiện khác nữa, lắp ráp để có 1 chiếc máy tính hoàn thiện. Tuy có nhiều linh kiện mua ngoài, nhưng trong cái máy tính thì linh hồn của nó chính là bo mạch – sản phẩm do Viện tự thiết kế và lắp ráp. Toàn bộ phần “sụn” (Firm ware) đều do phòng Ứng dụng Vi tin học của Viện Vi điện tử viết.
Ở thời điểm hơn 30 năm trước, được đầu tư như vậy để thực hiện những công việc về nghiên cứu cũng đã là “hoành tráng” lắm.
 Lúc nhận được tin báo cháy, ông đang làm gì? Vụ cháy diễn ra như thế nào, thưa ông?
- Thời đó, cùng tại cơ sở đi thuê của Viện, còn có một số phòng được sử dụng làm nơi để dụng cụ phông màn của một nhà hát nào đó.
Vụ cháy ấy xảy ra vào ban đêm. Sáng sớm ra tôi mới nhận được tin báo và chạy đến hiện trường, thì thấy xe cứu hỏa hẵng còn đang ở đấy, lính cứu hỏa mới vừa dập cháy xong. Lúc đó mới khoảng 5 – 6 giờ sáng.
Tôi đến nơi thì mọi thứ đã tan hoang hết. Tất cả. Tôi bàng hoàng và đau xót đến não lòng… Toàn bộ tài sản của Viện công nghệ vi điện tử, gồm mấy phòng nghiên cứu. Nhưng có lẽ tổn thất nhất chính là phòng Ứng dụng vi tin học, nơi đang tập trung các thiết bị để nghiên cứu, sản xuất máy tính.
GS.TS. Chu Hảo: Từng suýt đi tù vì... đề án “máy tính Bác Tô“ - ảnh 1
Lại nói về đám cháy, nó cháy tai hại lắm!

Viện có một phòng là nơi để chồng chất các linh kiện để sản xuất hàng trăm cái máy tính, gồm những bo mạch, linh kiện, những tấm để làm các bo mạch. Thời đó, chúng tôi có chế độ trực ở cơ quan, nên đêm, các cán bộ của phòng có lịch phân công luân phiên nhau trực.
Đêm hôm ấy, như thường lệ, có một cán bộ viện ở lại trực. Nhưng lúc xảy ra cháy, ở ngoài người ta hô hoán lên thì anh ấy cũng mới biết.
Tệ hại ở chỗ, những xe cứu hỏa đầu tiên đến không có nước mà phải chờ đến mấy cái sau mới có nước. Diện tích bị cháy không lớn lắm, vì cũng chỉ có một vài phòng trên tầng 2. Trước nay người ta cứ nghĩ cháy gỗ thì mới ghê, nhưng té ra không phải, lửa khi bén vào sơn, nhựa ở bản mạch các máy tính mới thật sự ghê gớm, đến mức sàn gạch của mấy phòng ấy mủn ra.
Mãi sau này tôi mới biết, thực ra, mật độ vật liệu dễ cháy để ở các phòng ấy quá cao, nên sức nóng của đám cháy thật là ghê gớm.
Không có yếu tố phá hoại
Ông có được biết về nguyên nhân của vụ cháy không? Nhiều ý kiến nghi ngại rằng vụ cháy có yếu tố phá hoại từ bên ngoài, thưa ông?
- Lúc bấy giờ, sau vụ cháy, cơ quan chức năng đến điều tra rất kĩ, họ xác minh xem đây là hành vi phá hoại hay không; là do sơ xuất kỹ sư hút thuốc lá hay thắp đèn hay cháy vì lý do nào khác. Để xác định được nguyên nhân của vụ cháy, người ta phải mất tới hàng tháng giời. Sau này, nguyên nhân cháy được kết luận là do mô-tơ của máy biến áp công suất lớn bị kẹt, om nhiệt và phát sinh nhiệt, gây cháy tại chỗ.
Các yếu tố phá hoại hoàn toàn bị loại trừ. Vậy là một băn khoăn lớn đã được giải tỏa.
Sau vụ cháy, là Viện trưởng Viện Công nghệ vi điện tử, trực tiếp lãnh đạo phòng Ứng dụng vi tin học, ông bị truy cứu trách nhiệm như thế nào?
- Tôi suýt bị đi tù (Cười).
Nếu không loại trừ được yếu tố phá hoại, không chứng minh được việc thực hiện chặt chẽ các quy chế về an ninh, an toàn lao động và bị kết tội là vô trách nhiệm thì tôi không thể đổ lỗi cho ai khác. Và chuyện đi tù là trong tầm tay. Gây thiệt hại hàng trăm ngàn USD vào thời đó không phải là chuyện vừa.
Hôm ra hiện trường, mình tôi trả lời hết tất cả những câu hỏi của công an. Vụ cháy là việc vô cùng trầm trọng, bởi nó xảy ra ở phòng nghiên cứu cao cấp của một viện cấp quốc gia.
Tiếc cho một sự nghiệp rất có tương lai
Nhưng tại sao thời đó ông và các anh em kỹ sư không “làm lại từ đầu”, thưa ông?
- Thời đó tôi không thể vực lại được! Không thể vực lại được tinh thần làm khoa học nghiêm túc, vô tư, không vụ lợi. Bởi anh em đã “mất tinh thần” và quá trình “thương mại hóa” mọi thứ đã bắt đầu.
Thời điểm đó, lãnh đạo còn yêu cầu tôi trong 2 năm phải làm được giá trị tài sản tương đương với tài sản đã mất đi trong đám cháy, tương đương giá trị đầu tư cho Phòng vi tin học, vào khoảng 50.000 – 70.000 USD. Để không bị truy cứu, bị mắc tội, tôi đã phải đi buôn máy tính, buôn điều hòa nhiệt độ, buôn đủ thứ, đến khi đủ số tiền này thì tôi được xóa tội.
Hơn 30 năm đã trôi qua, điều không may năm xưa giờ đã trở thành một kỉ niệm đậm nét trong ông. Nhìn lại quãng thời gian ấy, ông có điều gì còn băn khoăn, luyến tiếc?
- Cho đến bây giờ, tôi vẫn chỉ tiếc một sự nghiệp, một đề án rất tốt, rất có tương lai. Thứ hai, tôi tiếc đội ngũ kỹ thuật rất giỏi, giàu đam mê, nhiệt huyết, tiếc một cơ hội cho không những anh em kỹ thuật của Viện mà cơ hội để phát triển của khoa học công nghệ Việt Nam.
Xin cảm ơn ông!
Giáo sư Chu Hảo sinh năm 1940 tại tỉnh Bắc Giang. Năm 1960 ông sang Liên Xô, học trường Đại học Bách Khoa Kiev. Ông có một thời gian làm việc tại Viện Nghiên cứu năng lượng nguyên tử Nga. Khi về nước ông là một trong những cán bộ đầu tiên xây dựng Viện Vật lý Việt Nam, tiền thân của Viện Khoa học Việt Nam. Năm 1976-1979, ông giảng dạy tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Năm 1979, ông sang Pháp tu nghiệp và được đề nghị ở lại làm luận án tiến sĩ quốc gia Pháp và ông ở lại đến năm 1985. Ông được phong Phó Giáo sư năm 1983. Năm 1985, ông làm Viện trưởng Viện Công nghệ Vi điện tử (trực thuộc Viện Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia).
Năm 1995, ông làm Chánh văn phòng Chương trình quốc gia phát triển CNTT. Đầu năm 1996, ông được bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ; giám đốc dự án Khu công nghệ cao Láng - Hòa Lạc. Năm 2005, ông xin nghỉ hưu trước thời hạn. Từ đó đến nay, ông là Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức, với hy vọng mang lại cho người Việt một tủ sách tri thức của tinh hoa thế giới. Từ năm 1996 đến nay, ông là Chủ tịch Hội hữu nghị Việt- Pháp. Năm 2005, ông được trao tặng Huân chương Quốc công của Pháp.

Nguyên Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Hảo vi phạm "rất nghiêm trọng" kỷ luật Đảng

1 Thành Nam
ANTD.VN - Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận, đồng chí Chu Hảo, Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Tri thức, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, có những bài viết, phát ngôn có nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng…
Từ ngày 17 đến 19/10/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 30. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.
Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đồng chí Chu Hảo, Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Tri thức
Với cương vị là Giám đốc - Tổng Biên tập, đồng chí Chu Hảo chịu trách nhiệm chính về việc Nhà xuất bản Tri thức xuất bản một số cuốn sách có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, vi phạm Luật Xuất bản, bị cơ quan chức năng xử lý, thu hồi và tiêu hủy.
ảnh 1
Vi phạm của ông Chu Hảo là "rất nghiêm trọng, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật"
Cũng theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, từng giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, đồng chí Chu Hảo đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, có những bài viết, phát ngôn có nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
Đồng chí Chu Hảo đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Chu Hảo là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.

Chân dung Giáo sư Chu Hảo – Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri Thức
Chân dung - Hồ sơ - 16:10, 26/10/2018
Giáo sư Chu Hảo – Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri Thức cũng là người từng chủ trì đề án máy vi tính Made in Vietnam cách đây hơn 30 năm.
1
Giáo sư Chu Hảo – Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức
Giáo sư Chu Hảo được công chúng biết đến nhiều với vai trò Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri Thức; Phó Chủ tịch Quỹ văn hoá Phan Châu Trinh, đồng thời là sáng lập tủ sách Tinh hoa tri thức thế giới tại Việt Nam.
Trước khi trở thành Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức, ông từng công tác nhiều năm tại Bộ Khoa học – Công nghệ, trải qua nhiều vị trí và từng giữ chức Thứ trưởng.
Trong quãng thời gian công tác tại Bộ Khoa học – Công nghệ, ông Chu Hảo từng chủ trì dự án máy vi tính Made in Vietnam hay còn gọi là “Máy tính bác Tô”, với sự tham gia của những kỹ sư trẻ đầy nhiệt huyết ngày ấy, sau này trở thành những ông chủ của công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam – CMC.

Giáo sư Chu Hảo với đề án “Máy tính bác Tô” – máy vi tính Made in Vietnam vào cuối thập niên 80

Đó là những năm 1986 – 1988, khi ông Chu Hảo là Bí thư Đảng ủy của Viện Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia (Viện NCCNQG) – Nacentech và là Viện trưởng Viện Công nghệ Vi điện tử (đơn vị thành viên).
Viện Vi điện tử ngày ấy có một số phòng chuyên môn, trong đó có Phòng Ứng dụng vi tin học mà ông Hà Thế Minh (sau này là Cố Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghệ CMC – PV) là Trưởng phòng.
Phòng Ứng dụng vi tin học thời đó có khoảng 10 người, trong đó quy tụ được một số người học ở Hungary về, gồm các ông Hà Thế Minh, Hoàng Ngọc Hùng, Nguyễn Trung Chính (Chủ tịch Tập đoàn CMC) … Nhiệm vụ của viện này là đưa các công nghệ mới vào Việt Nam để phát triển, sản xuất.
Theo lời kể của ông Nguyễn Trung Chính, nhóm nghiên cứu của Phòng Ứng dụng vi tin học thời đó có khá nhiều đặc quyền, như được báo cáo thẳng lên Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Chính vì vậy, sau này, 100 chiếc máy tính sản xuất thử nghiệm đầu tiên được đặt tên là “Máy tính bác Tô” (lấy theo tên của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng).
“Máy tính Bác Tô” sử dụng CPU 12 bit của Hitachi, RAM Dynamic, có bảng mạch chính, ổ đĩa 1.44’’, bàn phím, hệ phát triển EPROM… “Giai đoạn ấy, việc Việt Nam nghiên cứu sản xuất máy tính chip 12bit được đánh giá là khá mạnh dạn vì thế giới mới đang trong giai đoạn đầu chuyển đổi từ 8 bit lên 16 bit”, ông Chính mô tả.
“Chưa thỏa mãn với Máy tính Bác Tô bản thử nghiệm, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và được phép thuê Đài Loan sản xuất bo mạch chủ (mainboard). Thời đó, Viện Nghiên cứu nằm trong chế độ bảo mật của Nhà nước nên mọi tài sản trí tuệ đều đặt ở Viện, nhân viên tuyệt đối không được mang tài liệu về nhà. Tôi còn nhớ rõ hôm ấy là Chủ nhật, đó là ngày các kỹ sư đã hoàn thiện thiết kế bo mạch chủ, in ra bản film để hôm sau chuyển sang Đài Loan sản xuất hàng loạt”, Chủ tịch Tập đoàn CMC hồi tưởng lại và kể thêm, vụ cháy tại Viện Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia xảy ra năm 1989, thiêu rụi tất cả những chiếc máy tính Made in Vietnam đầu tiên cùng đề án đầy hoài bão của các kỹ sư trẻ khi ấy.
Đã có lần, Giáo sư Chu Hảo chia sẻ với báo giới rằng, vì vụ cháy này mà ông suýt phải đi tù.
“Năm 1991, Giáo sư Chu Hảo quyết định cho chúng tôi thành lập Trung tâm ADCOM là Trung tâm nghiên cứu phát trển máy tính”, lời kể của Chủ tịch Tập đoàn CMC Nguyễn Trung Chính.
Ông Chính cho hay, ADCOM phải tự hạch toán, tự lo trang trải chi phí nghiên cứu (trong khi Viện là mô hình bao cấp 100% bằng ngân sách nhà nước).
“Sau 2 năm thử nghiệm, năm 1993, anh Hà Thế Minh và tôi đã xin Viện trưởng Chu Hảo cho mở công ty riêng với một khát vọng thoát nghèo chứ cũng chẳng ước vọng gì cao sang. Sau này, khi nghĩ về sự hình thành của CMC, tôi vẫn thường nói đùa: CMC là Cháy Mà Có. Thực chất, CMC là Chính Minh và Cộng sự”, ông Nguyễn Trung Chính nhắc lại kỷ niệm với Giáo sư Chu Hảo và nói về sự ra đời của CMC một cách hài hước.

Giáo sư Chu Hảo với Nhà xuất bản Tri Thức, Tủ sách Tinh hoa và Quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh

Năm 2005, Giáo sư Chu Hảo rời ghế Thứ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ. Ngay sau đó, ông thành lập Nhà xuất bản Tri Thức trực thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và giữ vị trí Giám đốc, Tổng biên tập.
Trong những ngày cuối cùng của năm 2005 (19/12/2005), Nhà xuất bản Tri Thức khi ấy còn chưa đầy tuổi nhưng đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Tinh hoa tri thức thế giới. Khi đó, Tủ sách Tinh hoa tri thức thế giới được giới thiệu là “hướng đến một số đông công chúng ham học và cần phải được trang bị những tri thức nền tảng cơ bản nhất của kho tri thức nhân loại.”
Tủ sách Tinh hoa tri thức còn “hướng đến các tác gia mà trước tác của họ có thể coi là nền tảng của hệ thống tư tưởng và văn minh phương Tây và thế giới như Platon, Aristote, Darwin, Newton, Kant, Hegel, Einstein… nhưng hầu như chưa hề được dịch ra tiếng Việt, ngoại trừ một số trích đoạn lẻ.”
Cũng ngay tại lễ ra mắt, Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức, GS. TS Chu Hảo, còn công bố một kế hoạch đầy táo bạo: “Trong 10 năm tới, Tri Thức sẽ cố gắng tổ chức dịch và in khoảng 1.000 cuốn sách cơ bản nhất trong kho tàng tinh hoa tri thức nhân loại từ cổ đại đến hiện đại”.
Sau hơn 10 năm, đến nay, riêng Tủ sách Tinh hoa đã có 68 cuốn được xuất bản. Ngoài ra, NXB Tri Thức cũng đã phát triển nhiều tủ sách khác gồm: Tủ sách Dẫn nhập, Tủ sách Tri thức mới, Tủ sách Tiểu sử, Tủ sách Việt Nam đương đại, Tủ sách Tri thức phổ thông, Tủ sách Minh triết, Tủ sách Thú vui tư duy, Tủ sách Đại học…
Hiện nay, bên cạnh vai trò Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức, Giáo sư Chu Hảo còn là Phó Chủ tịch Quỹ văn hoá Phan Châu Trinh. Đây là quỹ phi lợi nhuận, tự tạo vốn, do bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đồng thời cũng là cháu ngoại của Phan Châu Trinh làm Chủ tịch.
Quỹ này có nhiều hoạt động, trong đó nổi bật nhất là Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh được trao vào ngày 24/3 hằng năm, cũng là ngày mất của cụ Phan Châu Trinh.
Giải thưởng Văn hoá Phan Châu Trinh gồm 4 hạng mục: Giải “Dịch thuật”, Giải “Nghiên cứu”, Giải “Vì Sự nghiệp Văn hóa – Giáo dục” và “Việt Nam học”.
Từ ngày 17 đến 19/10/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 30. Ông Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận các dấu hiệu vi phạm đối với ông Chu Hảo, Giám đốc – Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri thức.
Kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương nêu: “Với cương vị là Giám đốc – Tổng biên tập, đồng chí Chu Hảo chịu trách nhiệm chính về việc Nhà xuất bản Tri thức xuất bản một số cuốn sách có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, vi phạm Luật Xuất bản, bị cơ quan chức năng xử lý, thu hồi và tiêu hủy”.
Theo Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, vi phạm của ông Chu Hảo là nghiêm trọng: “Từng giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, đồng chí đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, có những bài viết, phát ngôn có nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng chí đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’. Vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Chu Hảo là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật”.

UBKTTƯ: GS Chu Hảo đã 'tự diễn biến', 'tự chuyển hóa'

(PLO)- Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Tri thức bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm liên quan đến một số ý kiến, phát ngôn của mình.
Tin liên quan
Thông cáo báo chí về kỳ họp thứ 30 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương phát đi ngày 25-10 cho hay cơ quan này đã thống nhất kết luận một số sai phạm, khuyết điểm của ông Chu Hảo, Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Tri thức, người từng giữ chức thứ trưởng Bộ KH&CN.
Theo đó, cơ quan kiểm tra Đảng đánh giá ông Chu Hảo chịu trách nhiệm chính trước những vi phạm của Nhà xuất bản Tri thức, khi cho ra đời một số cuốn sách có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, vi phạm Luật Xuất bản, bị cơ quan chức năng xử lý, thu hồi và tiêu hủy.
Ngoài ra, thông cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng cho hay ông Hảo đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, có những bài viết, phát ngôn có nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
“Đồng chí đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Chu Hảo là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật” - thông báo nêu. 

Giáo sư Chu Hảo và luận điệu: “Đã đến lúc cần phải đối thoại”

Capture
       Giáo sư Chu Hảo khá nổi tiếng, một phần bởi ông từng công tác trong bộ máy nhà nước, giữ vị trí lãnh đạo cao cấp tại Bộ Khoa học công nghệ. Sau khi nghỉ hưu, giáo sư Chu Hảo trở nên nổi tiếng trong lĩnh vực “dân chủ, nhân quyền”. Trên các diễn đàn của khủng bố Việt Tân và blogboxit thường xuyên xuất hiện các bài viết theo đơn đặt hàng dưới bút danh Chu Hảo. Công bằng tuyệt đối thì quả không tưởng, nhưng ở khía cạnh nhất định nên tách biệt giữa công và tội. Không thể phủ nhận những đóng góp của giáo sư Chu Hảo khi còn cống hiến cho đất nước với cương vị Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ. Song điều ấy không có nghĩa mọi hoạt động về sau của Chu Hảo đều chính trực, liêm nghĩa và đúng pháp luật.
       Khoan không bàn đến các bài viết, phát ngôn, bình luận trước đây của giáo sư Chu Hảo về tình hình đất nước, về dân chủ, nhân quyền, trong phạm vi bài viết xin có đôi lời bình xung quanh tác phẩm “Đã đến lúc cần phải đối thoại” được đăng tải trên blogboxit (một diễn đàn lợi dụng phản biện để phản kháng, xuyên tạc, chống phá đất nước và nhân dân Việt Nam). Chu Hảo lập luận cần phải có “đối thoại”, lý do tưởng chừng rất chính đáng và hợp lý. Tuy nhiên, chủ thể tham gia đối thoại và mục đích đối thoại lại nảy sinh rất nhiều bất ổn và chứa đựng dụng ý không mấy tốt đẹp.
       Chu Hảo đặt vấn đề, Đảng, Nhà nước phải đối thoại “với đại diện những người có ý kiến bất đồng ôn hòa”. Đối thoại, phản biện lâu nay tại Việt Nam trở thành sinh hoạt chính trị, xã hội không thể thiếu trong tiến trình xây dựng nhà nước dân chủ. Còn đối thoại “với đại diện những người có ý kiến bất đồng ôn hòa” mà giáo sư Chu Hảo nhắc tới thì quả ư là một việc làm “vô tiền khoáng hậu”. Chu Hảo là giáo sư chắc cũng tường minh rằng chẳng có chính phủ, nhà nước nào đi “đối thoại” với những kẻ nuôi dưỡng mưu toan phá hoại hòa bình, ổn định, phát triển, khối thống nhất đoàn kết, xâm phạm lợi ích quốc gia dân tộc. Đến Mỹ, đất nước trả tiền cho những người làm nghề dân chủ như giáo sư Chu Hảo cũng không “đối thoại” với khủng bố, với những phần tử chống lại nước Mỹ dưới bất kỳ hình thức nào. Cho nên tuyệt nhiên không tồn tại và chắc chắn không xảy ra cuộc “đối thoại” như giáo sư Chu Hảo vẽ ra trên đất nước Việt Nam. Đối thoại để đi đến phát triển, vì mục tiêu chung, vì sự phồn thịnh của quốc gia, dân tộc, chứ không phải đối thoại để đối đầu, chia rẽ, chống phá và bởi những động cơ dơ dáy, phản bội lại đất nước, nhân dân.
       “Những người có ý kiến bất đồng ôn hòa” mà giáo sư Chu Hảo viện dẫn, thực chất là ai? Đó là những phần tử mang trong mình dòng máu Việt Nam, trong đó nhiều kẻ cả tuổi trẻ và sự nghiệp được Đảng, Nhà nước, nhân dân tạo điều kiện, nay về hưu quay ra câu kết với ngoại bang, với các tổ chức dân chủ trí trá nhằm gây rối loạn đất nước, lật đổ chế độ theo sự chỉ đạo của ngoại bang. Vậy chẳng có lý do gì mà Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam cần “đối thoại”. Sự quy kết lồng ghép luận điệu xuyên tạc quen thuộc: “Nguyên nhân gốc rễ của mọi ý kiến bất đồng, mọi bức xúc và phẫn uất đều nằm trong những điều bất cập, phản khoa học, phản tiến bộ, phản dân chủ của Cương lĩnh Đảng Cộng sản Việt Nam và Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Viết ra câu này, hẳn giáo sư Chu Hảo tự vả vào mồm mình và phỉ nhổ vào tuổi trẻ, cuộc đời, sự nghiệp trước đây của ông. Đặt ra vấn đề “đối thoại” nhằm phủ nhận, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, gây tâm lý chia rẽ, phá hoại đoàn kết dân tộc. Ấy là thứ “đối thoại” quỷ quyệt nào vậy? Câu trả lời tự khắc đã tường minh.
       Nghễnh
Xem tiếp...