Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

CHUYỆN KỂ RÕ NHẤT VỀ WW II 106/4

DANH NGÔN VỀ CHIẾN TRANH:
-Ở loài người, không có hành động nào không vì danh lợi, kể cả làm từ thiện! Do vậy, chiến tranh là hành động vì danh lợi ở mức độ cực đoan, cao nhất.
-Chiến tranh là hành động mù quáng, điên rồ bậc nhất của loài sinh vật biết tư duy trừu tượng !
-Tuyệt cùng vô lý và cũng tuyệt cùng chí lý của chiến tranh là nhân danh sự sống để tàn sát! 
-Nếu chiến tranh là hòa bình thì loài người đang ở trên Thiên Đàng! 
----------------------------------------------------------------------

Những câu nói bất hủ của Hitler



Đánh giá bài viết
Từ năm 1939 đến năm 1945 cả thế giới chìm sâu trong sự thống trị của phát xít Đức do Hitler đứng đầu. Cho đến nay, Hitler vẫn là một chủ đề tránh được nói đến tại nước Đức. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng Adolf Hitler là một thiên tài hùng biện. Giống như các nhân vật nổi tiếng khác, Adolf Hitler cũng có những câu nói bất hủ nhất thế giới. Bài viết này sẽ liệt kê ra những câu nói bất hủ và nổi tiếng của Adolf Hitler.

Những câu nói bất hủ của Hitler về hùng biện

Trong cuộc đời mình, Hitler đặc biệt chú trong đến các câu nói. Chính các câu nói được lặp đi lặp lại nhiều lần đã trở thành một phát ngôn. Thành biểu tượng của một dân tộc Đức một thời.
“Khi bạn nói dối đủ lớn và đủ nhiều thì đó là sự thật.”


Câu nói dối nổi tiếng của Hitler
Câu nói dối nổi tiếng của Hitler
Chính nhờ triết lý của câu nói này cộng với tư tưởng cực đoan vốn có mà Hitler đã thành công. Với câu nói dối nổi tiếng này, Hitler đã thuyết phục cả dân tộc Đức rằng người Do Thái chính là kẻ thù của họ. Kể từ đó, Hitler thoải mái triển khai các kế hoạch bắt giữ, tàn sát và giết hại hàng triệu người Do Thái. Bắt đầu thời kì đen tối nhất của người Do Thái.
“Quần chúng rộng rãi dễ dàng bị lôi cuốn bằng sự hùng biện hơn là sự lôi cuốn bằng các phương tiện khác.”


Câu nói nổi tiếng về hùng biện của Hitler
Câu nói nổi tiếng về hùng biện của Hitler
Hitler sớm nhận thức được sự quan trọng của hùng biện trong việc lôi kéo đám đông. Vì thế, ông luôn cố gắng chuẩn bị tốt nhất. Hitler luôn cần 3 thư ký đánh máy và đều theo dõi họ làm việc trước mỗi buổi hùng biện. Sau đó ông tự điều chỉnh các dự thảo. Sau một buổi diễn thuyết, Hitler thường bị sụt từ 2 đến 3kg, mồ hôi ướt đẫm.

Câu nói hay của Hitler về phương pháp đọc

“Đọc là ghi nhớ những điều cần thiết và quên đi những điều không cần thiết.”


Đọc là quên đi những điều không cần thiết
Đọc là quên đi những điều không cần thiết

Những câu nói hay nổi tiếng của Adolf Hitler về chiến tranh

Trong cuộc sống của mình, Adolf Hitler chỉ khóc hai lần. Lần đầu tiên là trước mộ của mẹ ông. Và lần thứ hai là khi nghe tin nước Đức đầu hàng trong thế chiến thứ nhất. Từ đó, Hitler luôn đau đáu niềm tin về một nước Đức thượng đẳng. Trong những cuộc chiến tranh khắp nơi trong thế chiến thứ hai, những câu nói này đã thành phát ngôn nổi tiếng.
“Tôi chỉ chiến đấu vì cái tôi yêu, chỉ yêu những gì tôi tôn trọng, và chỉ tôn trọng những gì tôi biết.”


Tôi chỉ chiến đấu vì cái tôi yêu
Tôi chỉ chiến đấu vì cái tôi yêu

“Đức hoặc sẽ là một cường quốc thế giới hoặc sẽ không là gì cả.”


Đức sẽ là cường quốc thế giới
Đức sẽ là cường quốc thế giới
Sau thế chiến thứ nhất, nhân dân Đức bất mãn với chính đảng đang tồn tại. Câu nói này đánh mạnh vào tâm lý tự tôn của người Đức, đặc biệt là sau thất bại trong thế chiến thứ nhất. Với tài hùng biện của mình, Hitler làm cho họ niềm tin về sự thay đổi và đưa đất nước hùng mạnh trở lại.
“Khi ngươi giành chiến thắng, ngươi không cần giải thích! Nếu ngươi thua, người không nên có mặt ở đây để giải trình!”


Câu nói bất hủ về chiến thắng của Hitler
Câu nói bất hủ về chiến thắng của Hitler

“Sự diệt vong của một quốc gia chỉ có thể được ngăn chặn bởi niềm đam mê mạnh mẽ, nhưng chỉ những người có đam mê mới có thể khơi dậy niềm đam mê ở những người khác.”


Phát ngôn của Hitler về sự diệt vong
Phát ngôn của Hitler về sự diệt vong
Tham khảo thêm
https://www.ohay.tv/list/20-cau-noi-ron-nguoi-cua-trum-phat-xit-adolf-hitler/57176f6544

Những câu nói bất hủ của Hitler thể hiện sự cực đoan

Để thuyết phục dân tộc Đức, Hitler luôn lặp đi lặp những câu nói nổi tiếng. Ảnh hưởng nặng nề từ thuyết Darwind xã hội, Hitler cho rằng nhân loại chỉ có thể phát triển khi có chiến tranh.
Mặc dù chỉ là một họa sĩ hạng xoàng nhưng Hitler đã tự tay thiết kế cờ cho phát xít Đức. Cờ của phát xít Đức được bắt nguồn từ biểu tượng Swastika của người Aryan. Biểu tượng này gây ra sự hiểu lầm với chữ thập của Phật giáo.
“Hãy suy nghĩ 1000 lần trước khi quyết định. Sau khi quyết định, không bao giờ quay lại ngay cả khi gặp 1000 khó khăn”


Suy nghĩ 1000 lần trước khi quyết định
Suy nghĩ 1000 lần trước khi quyết định
Trong mắt Hitler, dân tộc Đức được tôn vinh là một chủng tộc thượng đẳng. Các dân tộc quốc gia khác không có tài năng và cũng không thể tồn tại.
“Những người quốc gia Ấn Độ thường khiến cho tôi ngạc nhiên vì miệng họ lắp bắp những thuyết trời biển mà chẳng có lấy tí khả năng thực sự nào.”


Phát ngôn Hitler về người Ấn Độ
Phát ngôn Hitler về người Ấn Độ

Đừng so sánh mình với người khác. Nếu làm như vậy, ngươi đang xúc phạm chính mình.


Đừng so sánh mình với kẻ khác
Đừng so sánh mình với kẻ khác

Câu nói bất hủ của Hitler về các dân tộc khác

Các dân tộc khác trên thế giới này đều là những con vi trùng. Đặc biệt là dân tộc Do Thái, đó là những ký sinh trùng. Họ không có quyền của một con người. Suy nghĩ của Hitler thật kinh khủng.
Có giả thuyết cho rằng Hitler ghét người Do Thái vì 2 lí do chính. Thứ nhất người Do Thái là lực lượng quan trọng trong phong trào khởi nghĩa chống chế độ quân chủ của nước Đức. Thứ hai là sự oán hận một vị bác sĩ Do Thái không thể chữa bệnh cho mẹ của mình.
“Tôi ghê tởm trước cảnh tượng giống người pha trộn lúc nhúc ở thủ đô, giống Tiệp Khắc, Ba Lan, Hungary, Serb, Croat. Tôi ghê tởm giống Do Thái ký sinh trùng dai dẳng của nhân loại, ở đâu cũng thấy mặt.”


Câu nói của Hitler về các quốc gia khác
Câu nói của Hitler về các quốc gia khác



---------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
World War II in HD Colour Vietsub tập 4

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LENIN,TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN TRANH QUÂN ĐỘI VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC

1/QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LENIN,TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN TRANH 
1.1/QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LENIN VỀ CHIẾN TRANH:
*Chiến tranh là một hiện tượng chính trị xh:
       Các nhà kinh điển của chủ nghĩ MAC khẳng định:
- Chiến tranh là hiện tượng chính trị xh có tính lịch sử , đó là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các giai cấp,nhà nước( hoặc liên minh giữa các nước ) nhằm mục đích chính trị nhất định.
*Nguồn gốc nảy sinh chiến tranh:
Chủn nghĩa Mác-Lenin khẳng định:
- Sự xuất hiện và tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sx là nguồn gốc trực tiếp (nguồn gốc kinh tế ),Suy đến cùng đã dẫn đến sự xuất hiện và tồn tại của chiến tranh.Đồng thời,sự xuất hiện và tồn tại của giai cấp và đối kháng giai cấp là nguồn gốc sâu xa(nguồn gốc xh) dẫn đến sự xuất hiện và tồn tại của chiến tranh.
-PH ĂNG GHEN chỉ  rõ,chiến tranh là "bạn đường" của mọi chế độ tư hữu.phát triển những luận điểm của C.MẶC,PH.AWNGGHEN về chiến tranh trong điều kiện lịch sử mới, V.I LÊNIN chỉ rõ trong thời đại ngày nay còn chủ nghĩa đế quốc thì còn nguy cơ xảy ra chiến tranh,chiến tranh là bạn đường của chủ nghĩa đế quốc.
Như vậy, chiến tranh có nguồn gốc từ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất có đối kháng giai cấp và áp bức bóc lột,chiến tranh không phải là 1 định mệnh gắn liền với con người và xh loài người.
Muốn xóa bỏ chiến tranh phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra nó.
*Bản chất của chiến tranh:
theo V.I LÊNIN:" chiến tranh là sự kế tục của chính trị bằng những biện pháp khác"(cụ thể bằng bạo lực)
 theo quan điểm của chủ nghĩa MAC-LENIN: chiến tranh là một thời đoạn,một bộ phận của chính trị, nó không làm gián đoạn chính trị.Ngược lại,mọi chức năng,nhiệm vụ của chính trị đều phải thực hiện tiếp tục trong chiến tranh.
Giữa chiến tranh và chính trị có quan hệ chặt chẽ với nhau:
+chính trị chỉ đạo,chi phối,quyết định toàn bộ tiến trình và kết cục chiến tranh,quy định mục tiêu và điều chỉnh mục tiêu,hình thức tiến hành đấu tranh vũ trang; sử dụng kết quả sau chiến tranh để đề ra những nhiệm vụ,những mục tiêu mới cho giai cấp,xã hội trên cơ sở những thắng lợi hay thất bại của chiến tranh.
+Ngược lại chiến tranh là một bộ phận,một phương tiện của chính trị,là kết quả phản ánh những cố gắng cao nhất của chính trị.
 Trong thời đại ngày nay mặc dù chiến tranh có những thay đổi về phương thức tác chiến ,vũ khí,trang bị, song bản chất chiến tranh vẫn không có gì thay đổi,chiến tranh vẫn là sự tiếp tục chính trị của nhà nước và giai cấp nhất định.
 Đường lối chính trị của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch vẫn luôn chứa đựng nguy cơ chiến tranh.
1.2/TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN TRANH:
-Trên cơ sở lập trường duy vật biện chứng,HỒ CHÍ MINH đã sớm đánh giá đúng đắn bản chất,quy luật của chiến tranh tác động đến bản chất đời sống của xã hội.
-Khi nói đến bản chất của chủ nghĩa đế quốc HỒ CHÍ MINH đã khái quát bằng hình ảnh "con đỉa 2 vòi",một vòi hút máu nhân dân lao động chính quốc,một vòi hút máu nhân dân lao động thuộc địa.
-Xác định tính chất xh của chiến tranh,phân tích tính chất chính trị xh của chiến tranh xâm lược thuộc địa,chiến tranh ăn cướp của chủ nghĩa đế quốc,chỉ ra tính chất chính nghĩa của chiến tranh giải phóng dân tộc.
 +trên cơ sở mục đích chính trị của chiến tranh,HỒ CHÍ MINH đã xác định tính chất xh của chiến tranh,chiến tranh xâm lược là phi nghĩa,chiến tranh chống xâm lược là chính nghĩa,từ  đó xác định thái độ của chúng ta là ủng hộ chính nghĩa,phản đối chiến tranh phi nghĩa.
-HỒ CHÍ MINH  khẳng định: ngày nay chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta là chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
 +Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.Người chủ trương phải dựa vào dân,coi dân là gốc,là cội nguồn của sức mạnh để" xây dựng lầu thắng lợi".
 +chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng là cuộc chiến tranh toàn dân,phải động viên toàn dân,vũ trang toàn dân và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
 +theo tư tưởng HỒ CHÍ MINH,đánh giặc phải bằng sức mạnh toàn dân,trong đó phải có lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.kháng chiến toàn dân phải đi đôi với kháng chiến toàn diện,phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân,đánh địch trên tất cả các mặt trận: qs,ct,kt,vh... 
2/Quan điểm của chủ nghĩa MAC-LENIN,tư tưởng HỒ CHÍ MINH về quân đội
2.1/quan điểm của chủ nghĩa M-LN về quân đội:
*nguồn gốc ra đời của quân đội:
chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sự phân chia xh thành giai cấp đối kháng là nguồn gốc ra đời của quân đội.
*bản chất giai cấp của quân đội:
chủ nghĩa M-LN khẳng định:bản chất giai cấp của quân đội phụ thuộc vào bản chất giai cấp của nhà nước đã tổ chức ra quân đội đó,bản chất giai cấp của quân đội là tương đối ổn định nhưng không phải là bất biến.
sự vận động phát triển bản chất giai cấp của quân đội bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: giai cấp,nhà nước,các lực lượng,tổ chức chính trị xã hội và làm việc giải quyết các mối quan hệ trong quân đội.
 do sự tác động của các yếu tố trên mà bản chất giai cấp của quân đội có thể được tăng cường hoặc bị phai nhạt,thậm chí bị biến chất và tuột khỏi tay nhà nước,giai cấp đã tổ chức ra,nuôi dưỡng quân đội đó.
*Sức mạnh chiến đấu của quân đội:
 bảo vệ và phát triển tư tưởng của C.MÁC-PH.AWNGGHEN,V.Í LEENIN chỉ rõ sức mạnh chiến đấu của quân đội phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:yếu tố quân số,tổ chức,cơ cấu biên chế,yếu tố chính trị tinh thần và kỉ luật;số lượng,chất lượng,vũ khí trang bị kĩ thuật; trình độ huấn luyện và thể lực,trình độ khoa học và nghệ thuật quân sự;bản lĩnh lãnh đạo,trình độ tổ chức chỉ huy của cán bộ các cấp.
 giữa các yếu tố trên có mối quan hệ biện chứng với nhau.tuy nhiên,trong những điều kiện xác định,yếu tố chính trị tinh thần giữ vai trò quyết định đến sức mạnh chiến đấu của quân đội.
*nguyên tắc  xây dựng quân đội kiểu mới của V.I LÊNIN. 
Bản chất của chiến tranh
Theo VI.Lenin :”chiến tranh là sự kế tục của chính trị bằng những biện pháp khác”(cụ thể là bạo lực)
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin:chiến tranh là một thời đoạn,một bộ phận của chính trị,nó không làm gián đoạn chính trị.Ngược lại,mọi chức năng,nhiệm vụ của chính trị đều phải thực hiện tiếp tục trong chiến tranh.
Giữa chiến tranh và chính trị có quan hệ chặc chẽ với nhau:
+ chính trị chỉ đạo,chi phối,quyết định toàn bộ tiến trình và kết cục chiến tranh,quy định mục tiêu và điều chỉnh mục tiêu,hình thức tiến hành đấu tranh vũ trang; use kết quả sau chiến tranh để đề ra những nhiệm vụ,mục tiêu mới cho giai cấp ,xã hội trên cơ sở những thắng lợi hay thất bại của chiến tranh.
+ ngược lại chiến tranh là một bộ phận,một phương tiện của chính trị,là kết quả phản ánh những cố gắng cao nhất của chính trị.
Trong thời đại ngày nay mặc dù chiến tranh có những thay đổi về phương thức tác chiến,vũ khí, trang bị,song bản chất chiến tranh vẫn không có gì thay đổi,chiến tranh vẫn là sự tiếp tục chính trị của nhà nước và giai cấp nhất định.
Đường lối chính trị của đế quốc và các thế lực thù địch vẫn luôn chứa đựng nguy cơ chiến tranh
Nội dung bản quyền thuộc về Spiderum.com, liên hệ với admin để được sao chép!

Bản chất của chiến tranh Việt Nam?
Bài viết này bắt nguồn từ việc page nhận được nhiều ý kiến phản đối cách gọi tên “kháng chiến chống Mỹ”. Những ý kiến này cho rằng cuộc chiến 1954-1975 là một cuộc nội chiến. Đây là chủ đề luôn có sự bất đồng, tuy nhiên bài viết này mong muốn đưa ra nhiều góc nhìn, và sử dụng các dữ kiện lịch sử để chọn góc nhìn hợp lý nhất.




* Hỏi: Cuộc chiến 1954-1975 ở Việt Nam có phải là một cuộc nội chiến không? Đáp: Không. Hãy hỏi chính những người Mỹ. Họ ý thức rất rõ sự can dự của mình vào cuộc chiến này. Có 4 tên gọi thường gặp: - Vietnam war (phổ biến nhất). - Kháng chiến chống Mỹ (tiếng Việt). Dịch ra tiếng Anh là Resistance War Against America, thỉnh thoảng người Mỹ dịch tắt thành “American War”. - Chiến tranh Đông Dương lần 2 (Second Indochina War)
* Hỏi: Người Việt Nam đánh nhau không phải là nội chiến à? Đáp: Chưa chắc. Ví dụ như các trường hợp sau. - Tháng Giêng năm 1285, Trần Kiện đem bọn Lê Tắc cùng vài vạn người, dâng binh khí xin đầu hàng nhà Nguyên. Trấn Nam vương Thoát Hoan khen ngợi và ban thưởng xiêm áo, yên cương. Nhưng khi rút lui theo quân Nguyên, Trần Kiện vừa đến vùng Lạng Sơn ngày nay thì bị thổ hào đất này là Nguyễn Thế Lộc, Nguyễn Lĩnh cho dân binh bao vây và tập kích dữ dội. Trong trận này gia nô của Trần Hưng Đạo là Nguyễn Địa Nô đã bắn chết Trần Kiện. - Lương Nhữ Hốt là tướng nhà Hồ ra hàng quân Minh, 2 lần sang Yên Kinh chầu vua Minh Thành Tổ (lần 2 mang cả vợ con sang). Khi Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa Lam Sơn thì Nhữ Hốt đang giữ đồn Đa Căng. Năm 1424, Lê Lợi hạ được thành, Nhữ Hốt chạy về thành Tây Đô và cố thủ ở đây, quân Lam Sơn đánh mãi không được, viết thư dụ hàng cũng không xong. Mãi về sau Vương Thông rút thì tay này mới chịu ra hàng. - Năm 1789, trước khi chạm trán với quân chủ lực nhà Thanh, đạo quân do vua Quang Trung chỉ huy phải vượt sông Giao Thủy vây đánh đồn Gián Khẩu do quân cần vương nhà Lê trấn giữ. Quân Lê tan vỡ, Hoàng Phùng Tứ bỏ chạy.
- Khi thực dân Pháp sang xâm lược Việt Nam, có thuê rất nhiều lính tập, khố xanh, khố đỏ tham gia bình định và đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa. Trận Điện Biên Phủ, phía Pháp có hơn 4000 lính bản xứ người Việt tham chiến, chủ yếu là của quân đội Quốc gia Việt Nam. Trong chiến tranh Đông Dương 1946-1954, tỉ lệ lính Việt trong quân đội Pháp chiếm 63%.




* Hỏi: Vậy còn trên thế giới thì sao?
Đáp: Có thể tạm dẫn ra các ví dụ sau.
- Trận Bailén năm 1808 trong chiến tranh Napoleon, tham chiến phía Pháp có lính Thụy Sĩ (mặc đồ đỏ) còn Tây Ban Nha đưa ra các trung đoàn Thụy Sĩ (mặc đồ xanh). Đây là ví dụ điển hình cho việc các phe đối lập tuyển lính đánh thuê của cùng một quốc gia.





Mặc quân phục Đức nhưng tất cả là người Nga

- Trong biên chế phát xít Đức có các sư đoàn của “Quân đội giải phóng nước Nga” (ROA – viết tắt tiếng Nga). Chỉ huy các đơn vị 100% người Nga này là Andrey Vlasov, viên tướng Liên Xô phản bội duy nhất trong thế chiến 2. Với trang bị như quân chính quy Đức, ROA đánh trực diện với Hồng Quân cho đến tận lúc kết thúc chiến tranh.
- Chiến tranh Cách mạng Mỹ (1775-1783), có khoảng 15-20% dân da trắng bản địa ủng hộ chính phủ Anh, 19.000 người trong số này trực tiếp tham chiến chống lại quân đội do Washington chỉ huy. Khi Anh thua và Mỹ giành được độc lập, khoảng 65,000-70,000 người đã chạy sang Canada và định cư ở đây.




Trận King's Mountain, dân quân Mỹ trung thành với Hoàng gia Anh giao chiến với dân quân của phe đòi độc lập.

- Khi tấn công Iraq năm 2003, người Mỹ nhận được sự hỗ trợ lớn của dân Peshmerga (thuộc vùng tự trị Kurdistan ở Iraq). Ước tính lực lượng này khoảng 70.000 người, biên chế thành 36 lữ đoàn. Chính các đơn vị Peshmerga đã giúp tình báo Mỹ bắt sống tổng thống Iraq Saddam Hussein.




Tất cả các ví dụ trên đều không phải nội chiến, dù có chung công thức “người nước A đánh nhau với người nước A (trong hoặc ngoài) đất A”.
* Hỏi: Vậy trong tình huống có nhiều lực lượng trong và ngoài một quốc gia tham chiến, đâu là ranh giới để phân biệt? Đáp: Vai trò quyết định trên chiến trường. Nếu lực lượng chủ lực của 2 hay nhiều phe tham chiến là người trong quốc gia đó, vậy đây là cuộc nội chiến. Nếu có binh sĩ nước ngoài tham gia nhưng chỉ có vai trò hỗ trợ, đó vẫn là nội chiến (chẳng hạn như ở Nga năm 1917-1922 và Tây Ban Nha năm 1936-1939, hay dễ hình dung hơn là các cuộc chiến thời Trịnh-Nguyễn). Còn nếu chủ lực một phe hoàn toàn là một hay nhiều đội quân nước ngoài, vậy thì cuộc xung đột vũ trang đó không phải nội chiến nữa.

* Hỏi: Vậy trong chiến tranh 1954-1975 ở Việt Nam? Đáp: Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ là 2 lực lượng chính, còn lại đóng vai trò hỗ trợ.




Nguồn: Vietnamball

* Hỏi: Quân đội Việt Nam Cộng Hòa có hơn 1 triệu lính đấy, Mỹ và đồng minh cao nhất cũng hơn 60 vạn quân thôi? Đáp: Trong chiến tranh quân số là 1 ưu thế, nhưng không phải yếu tố quyết định. Người Mỹ đưa lực lượng viễn chinh vào chính vì họ nhận thấy quân đội VNCH không thể tự mình chống lại “Việt Cộng”. Không chỉ cung cấp 100% vũ khí và đào tạo cho VNCH, lính Mỹ trực tiếp tham gia ở tất cả các mặt trận trong chiến tranh Việt Nam (6,5 triệu lượt người được luân chuyển). Năm 1968, mỗi ngày chi tiêu của quân Mỹ ở Việt Nam hết 100 triệu USD. Quân đội Mỹ có hỏa lực và trang bị vượt trội, lại có các vũ khí cấp chiến lược như tàu sân bay và máy bay ném bom B52 nên có thể khẳng định là chủ lực của một bên tham chiến. Giai đoạn Mỹ đưa quân vào (1965-1972) là giai đoạn ác liệt nhất, tổn thất các bên nặng nề nhất trong toàn bộ cuộc chiến này (ví dụ Mậu Thân 68, Xuân Hè 72).




Trận Huế 1968

* Hỏi: Nhưng năm 1973 quân Mỹ đã rút đi rồi, 2 năm sau đó toàn là người Việt đánh nhau?




Tổng thống Ford tuyên bố kết thúc chiến tranh Việt Nam ngày 23/4/1975

Đáp: Có 2 vấn đề cần làm rõ ở đây.
Thứ nhất: khi xét bản chất 1 cuộc chiến không thể xắt nhỏ ra từng đoạn như vậy, người ta phải nghiên cứu liền mạch và tổng quát từ khi nó bắt đầu đến khi nó kết thúc hoàn toàn.
Thứ hai là người Mỹ rút lính đi nhưng vẫn để lại nhân viên tình báo (CIA), cố vấn quân sự dưới lốt dân sự và viện trợ vũ khí cho VNCH. Trong một bài phát biểu được truyền hình trực tiếp tại đại học Tulane, bang New Orleans ngày 23/4/1975, tổng thống Ford lúc đó mới tuyên bố "Đối với Mỹ, chiến tranh Việt Nam đã kết thúc" (The war in Vietnam, is finished as far as America is concerned).
* Hỏi: Có ví dụ nào tương tự để đối chiếu không? Đáp: Có. Ngày chủ nhật 25 tháng 6 năm 1950, quân đội Bắc Triều Tiên tấn công xuống phía Nam, chỉ sau 3 ngày họ chiếm được thành phố Seoul. Giai đoạn này hoàn toàn là người Triều Tiên đánh nhau trên đất nhà mình và không hề có can thiệp bên ngoài. Tuy nhiên ngay sau đó Mỹ dưới danh nghĩa Liên Hiệp Quốc và Trung Quốc dưới danh nghĩa Chí nguyện quân (quân tình nguyện) tham chiến (2 đạo quân này là chủ lực trên chiến trường). Ngày nay mọi nguồn tài liệu đều ghi tên chiến tranh Triều Tiên (Korean War) chứ không phải “Nội chiến Triều Tiên”. Có thể so sánh với tên gọi “Nội chiến Trung Quốc” (Chinese Civil War).
* Hỏi: Vậy sao người ta lại gọi đây là chiến tranh Việt Nam hay cuộc chiến ủy nhiệm của Chiến tranh Lạnh? Có mâu thuẫn gì với tên gọi “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước” mà hiện Việt Nam đang dùng hay không? Đáp: Không. Họ nhìn theo quan điểm của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, và theo sự kiện thuần túy. Đại khái là “Ở đây, thời kỳ này, có các phe ABC đánh nhau? OK chúng tôi sẽ ghi chép lại như vậy”. Việt Nam khi đó được coi là cùng phe với Liên Xô do thể chế XHCN, mặc dù các quyết định của Hà Nội là độc lập với Moskva.
Chẳng hạn thời Trần, chúng ta gọi là “Kháng chiến chống Nguyên Mông” nhưng tài liệu nước ngoài viết về nó dưới cái tên “Chiến tranh Việt-Mông Cổ” (Mongol-Vietnamese War) hoặc (Mongol invasions of Vietnam). Hay “Chiến tranh Vệ Quốc vĩ đại” là cách gọi của Liên Xô, còn lại phương Tây đều ghi là “Mặt trận phía Đông của thế chiến 2”. Nói cách khác, một cuộc chiến có thể tồn tại nhiều tên gọi tùy theo hướng mà người ta tiếp cận nó, nhưng chỉ tồn tại một bản chất mà thôi. Người Mỹ đã tự vẽ ra thuyết đôminô chống cộng sản, tự cho mình quyền can thiệp vào nội bộ các quốc gia mà họ thấy là có nguy cơ ngắn hoặc dài, đe dọa các lợi ích của nước Mỹ (dù nguy cơ này phần lớn là tưởng tượng).



Học thuyết Domino

Đối với đa số người Việt Nam thì việc quân đội nước ngoài tràn vào đất Việt, bắn giết dân Việt không bao giờ chấp nhận được, dù nấp dưới danh nghĩa nào đi chăng nữa. Ở miền Bắc lúc đó có những đơn vị cao xạ Trung Quốc, chuyên gia tên lửa Liên Xô, một số phi công Triều Tiên nhưng họ đánh nhau với không quân Mỹ chứ không phải dân Việt.
Kết luận: Cuộc chiến 1954-1975 không thể gọi là nội chiến. Người Mỹ đóng vai trò chủ chốt từ chính trị, trang thiết bị cho đến quân sự. Một số người của phía VNCH muốn gọi đây là cuộc nội chiến để chính thể họ có được danh chính ngôn thuận, tuy nhiên mong muốn của họ không thể đi ngược lại với những gì đã xảy ra trong lịch sử. Thêm cái ảnh solo:




Ai sợ Mỹ chứ Việt Nam không sợ nhá!



10 câu nói lưu danh muôn đời của anh hùng nước Việt


Lịch sử nước ta từng xuất hiện nhiều anh hùng kiệt xuất. Họ để lại những câu nói lưu danh muôn đời, trở thành bài học cho hậu thế noi theo.
10 cau noi luu danh muon doi cua anh hung nuoc Viet hinh anh 1
Bà Triệu (225-248) lãnh đạo nhân dân chống lại ách đô hộ của nhà Ngô vào thế kỷ III. Ở tuổi 19, khi bị ép làm tì thiếp cho một người giàu, bà đã thẳng thừng tuyên bố: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người". Sau đó, bà cùng anh trai Triệu Quốc Đạt tập hợp nghĩa quân, dựng cờ khởi nghĩa. Năm 248, cuộc khởi nghĩa thất bại, để không bị rơi vào tay giặc, bảo vệ danh tiết, bà tự sát ở núi Tùng (Thanh Hóa).
10 cau noi luu danh muon doi cua anh hung nuoc Viet hinh anh 2
Lý Thường Kiệt là danh tướng chỉ huy quân đội đánh tan quân Tống xâm lược vào các năm 1075, 1076,1077. Tư tưởng quân sự nổi bật của ông là chủ động tiến công để làm suy giảm sức mạnh và nhuệ khí của kẻ thù. Năm 1075, biết tin quân Tống chuẩn bị đem quân sang xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đã nhận định: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra phá thế mạnh của giặc”. Với tư tưởng lấy tấn công làm phòng thủ, ông đem quân đánh thẳng vào các châu Khâu, Liêm, Ung, làm phá sản kế hoạch tấn công Đại Việt của quân Tống.
10 cau noi luu danh muon doi cua anh hung nuoc Viet hinh anh 3
Cuối năm 1257, đầu 1258, Mông Cổ kéo quân sang xâm lược nước ta, thế giặc rất mạnh. Khi vua Trần Thái Tông ngự thuyền đến hỏi thái úy Trần Nhật Hiệu kế sách chống giặc, ông viết hai chữ "Nhập Tống” (đầu hàng). Sau đó, vua dời thuyền đến hỏi Trần Thủ Độ. Thái sư đầu triều tâu ngay rằng: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo gì khác". Câu nói đã thể hiện tính cách cương trực và quyết tâm đánh giặc đến cùng của Trần Thủ Độ. Nó cũng củng cố thêm quyết tâm cho vua Trần Thái Tông. Cuối năm 1258, quân dân nhà Trần đánh bại kẻ thù, buộc quân Mông Cổ phải chạy về phương Bắc.
10 cau noi luu danh muon doi cua anh hung nuoc Viet hinh anh 4
Quốc công Tiết chế thống lĩnh quân đội nhà Trần 3 lần đánh bại giặc Mông -Nguyên, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, hiểu rõ hơn ai hết sức mạnh của nhân dân. Tháng 6/1300, Hưng Đạo Vương ốm nặng, vua Trần Anh Tông tới thăm và hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, giặc phương Bắc lại sang xâm lược, kế sách như thế nào?”. Trần Quốc Tuấn nói rằng: "Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước muôn đời vậy”.
10 cau noi luu danh muon doi cua anh hung nuoc Viet hinh anh 5
Trần Bình Trọng (1259-1285) là danh tướng của nhà Trần. Theo một số tài liệu, ông chính là con trai của Lê Phụ Trần, dòng dõi vua Lê Đại Hành. Cha ông có công cứu gia vua Trần Thái Tông nên được đổi sang quốc tín (họ vua). Trong trận chiến chống Mông - Nguyên năm 1285 tại bãi Thiên Mạc, vì lực lượng quá chênh lệch, ông bị giặc bắt. Để dụ dỗ, giặc hỏi ông có muốn làm vương đất Bắc không? Trần Bình Trọng hét lớn: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Dù sau đó bị kẻ thù sát hại, câu nói của Trần Bình Trọng đã trở thành lời tuyên bố đanh thép trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
10 cau noi luu danh muon doi cua anh hung nuoc Viet hinh anh 6
Hơn 500 năm đã trôi qua kể từ khi quân đội nhà Hồ bị quân Minh đánh bại, câu nói của tướng quốc Hồ Nguyên Trừng vẫn còn nguyên giá trị. Dù cho cha con Hồ Quý Ly đã xây dựng đội quân tinh nhuệ, được các nhà sử học đánh giá là mạnh nhất so với các thời kỳ trước đó, nhưng khi lòng dân không theo, đội quân đông đảo đó nhanh chóng thất bại. Nhà Hồ sụp đổ chỉ sau 7 năm thành lập. Đúng như Hồ Nguyên Trừng - nhà quân sự tài năng - đã nói với vua cha trước đó: "Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo".
10 cau noi luu danh muon doi cua anh hung nuoc Viet hinh anh 7
Trải qua hơn 10 năm “nếm mật nằm gai” cùng Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh xâm lược, cũng như chứng kiến sự sụp đổ của nhà Hồ trước đó, Nguyễn Trãi hiểu rất rõ thế nào là sức mạnh của nhân dân. Sinh thời, ông từng tâm niệm: “Đẩy thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân”.
10 cau noi luu danh muon doi cua anh hung nuoc Viet hinh anh 8
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là danh nhân lịch sử lớn nhất của nước ta ở thế kỷ XVI. Không chỉ có hiểu biết sâu rộng, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có tầm nhìn chiến lược xuất sắc. Ông từng khuyên chúa Trịnh đừng cuớp ngôi nhà Lê để sự nghiệp được vững bền. Trước khi vào Nam, Chúa Tiên (Nguyễn Hoàng) cũng đến hỏi ý kiến ông và được Trạng Trình chỉ kế cho với câu nói nổi tiếng: “Hoành Sơn nhất đái / Vạn đại dung thân” - một dãy Hoành Sơn có thể lập nên cơ nghiệp. Câu nói của quan Trạng đã mở đầu cho cơ nghiệp của dòng họ Nguyễn bền vững tới hàng trăm năm ở Đàng Trong, đồng thời cũng mở ra vận mệnh mới cho lịch sử dân tộc.
10 cau noi luu danh muon doi cua anh hung nuoc Viet hinh anh 9
Trên chiến trường, vua Quang Trung chỉ có tiến không lùi bước, như lời hịch gửi nhân dân hai tỉnh Quảng Ngãi, Quy Nhơn: “Nơi nào ta mang quân tới, nơi đó quân thù bị đánh tan tành”. Trước khi mang quân tiêu diệt 29 vạn quân Thanh ở Thăng Long vào Tết Kỷ Dậu 1789, nhà vua cũng khẳng định: “Đánh cho để dài tóc / Đánh cho để đen răng / Đánh cho nó chích luân bất phản / Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn / Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.
10 cau noi luu danh muon doi cua anh hung nuoc Viet hinh anh 10
Nguyễn Trung Trực (1837-1868) là lãnh tụ chống Pháp nổi tiếng ở miền Nam trong thế kỷ XIX với chiến công đánh cháy chiến hạm của kẻ thù trên sông Nhật Tảo năm 1861. Về sau, cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị giặc bắt, mang ra hành hình ở tuổi 30. Ông hùng hồn tuyên bố: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”. Dù hy sinh, câu nói của Nguyễn Trung Trực đã trở thành lời hiệu triệu cho biết bao thế hệ thanh niên ra đi tìm đường cứu nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét