Lương Ngọc Huỳnh, siêu quần hay siêu quậy?
(ĐC sưu tầm trên NET)
Cuộc đời như tiểu thuyết của võ sư Việt lừng danh quốc tế
Cuộc đời Giáo sư Viện sĩ Lương Ngọc Huỳnh có thể ví như một cuốn tiểu thuyết mà tất cả những điều thần kì đều do sự nỗ lực cố gắng và bàn tay lao động tạo nên.
Sự sống là món quà lớn nhất của cuộc đời
Nghe báo đài nói nhiều về anh như một "dị nhân không huyết áp", một "thần y" có biệt tài chữa bệnh cho người bằng phương pháp châm cứu và bấm huyệt, đến khi gặp anh ngoài đời, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi sự giản dị và trẻ trung của vị Giáo sư này. Ở thời điểm hiện tại, không chỉ là bác sĩ, võ sư, Giáo sư, anh còn đảm nhiệm vai trò như chiếc cầu nối quan trọng trong mối quan hệ Việt - Nga cũng như trong mối hảo hữu với chính quyền nhiều quốc gia trên thế giới.
Lương Ngọc Huỳnh sinh năm 1966 tại làng Dương Cốc, Quốc Oai, Hà Tây. Lúc mới sinh ra, do bị đẻ rơi trong chuồng trâu, cắt rốn sơ sài nên cậu bé Huỳnh bị nhiễm trùng uốn ván, đến lúc được người nhà đưa đến bệnh viện thì các bác sĩ đều lắc đầu, trả về cho người nhà để lo hậu sự. Ôm đứa nhỏ còn đỏ hỏn trong tay đi chôn, ai nấy đều thấy đau lòng. Cũng may, bà nội cậu bé vốn cũng là một võ sư nghe tin buồn vội vã từ Hải Phòng trở về. Thương đứa cháu bất hạnh, bà đòi bới mộ lên để nhìn mặt cháu một lần. Nhờ đó mà cậu bé chết lâm sàng có được cơ hội sống sót cuối cùng.
Tiếng tăm môn phái Lâm Sơn Động được anh đem đi khắp nơi trên thế giới
Vốn có nghề thuốc gia truyền, bà cậu đã chiến đấu giành lại đứa cháu từ tay tử thần như một kì tích. May mắn thoát chết, nhưng cậu bé lại bị bại liệt toàn thân. Một lần nữa, bà cậu lại cất công đi khắp các hang cùng ngõ hẻm, lặn lội kiếm thuốc để điều trị cho cháu. Nỗ lực của bà cuối cùng cũng được đền đáp khi 5 năm sau, cậu bé Huỳnh lần đầu tiên cử động được.
Trong câu chuyện của mình, Viện sĩ Lương Ngọc Huỳnh nhắc nhiều tới bà với tất cả tình yêu thương của một người cháu, một người học trò đối với bà nội. Bà thương cháu nhưng rất nghiêm, từ việc truyền dạy y đức cho tới võ thuật đều tuân thủ gắt gao. Nhờ có bà mà đến năm 17 tuổi, chàng thanh niên trẻ Lương Ngọc Huỳnh đã có thể bốc thuốc, khám bệnh cho bà con xung quanh.
Yêu võ và được bà truyền cho hết tinh hoa của võ thuật truyền thống gia đình, năm 27 tuổi, một mình Lương Ngọc Huỳnh lặn lội sang Trung Quốc để học hỏi tinh hoa võ thuật bên ngoài. Trước đó, anh đã là trưởng môn phái Lâm Sơn Động nức tiếng trong làng võ Việt.
Sang nước bạn với hai bàn tay trắng, nhiều khi cũng phải "mãi võ kiếm sống", thậm chí phải chiến đấu lại với những lời thách thức của những môn phái xung quanh, anh luôn giữ vững tiêu chí "Muốn không bị rắc rối thì buộc mình phải chiến thắng trong tất cả các cuộc tỉ thí". Quả vậy, cho tới mãi về sau, đến khi lập nghiệp ở xứ sở Bạch Dương, chàng trai đất Việt ấy chưa một lần thất bại trên sàn đấu.
Ngoài những câu chuyện về nghiệp võ, Lương Ngọc Huỳnh chia sẻ với chúng tôi cả những tiếc nuối mà mình không thể nào thực hiện được. Có thời gian, gia đình anh từng lập ra một ban nhạc dân tộc đi biểu diễn khắp nơi nhưng có lẽ không có duyên nên đành đứt đoạn mộng cầm ca. Cũng vì kế mưu sinh mà mở lò võ, chiêu sinh học trò khi còn rất trẻ. Năm 1990, khi học trò kéo đến càng ngày càng đông, anh mới khấn tổ sư để xin thành lập môn phái của riêng mình, lấy tên là Lâm Sơn Động.
Gia đình nhỏ của Viện sĩ Lương Ngọc Huỳnh
Con đường bang giao như một sự ngẫu nhiên đầy đam mê
Đến năm 2001, cơ duyên dẫn anh đến với nước Nga trong vai trò là phái viên của Đông Nam Dược Bảo Long. Anh sang Nga để phụ trách việc phân phối sản phẩm của hãng ra thị trường. Lúc bấy giờ, hội võ thuật Việt Nam tại Liên bang Nga được thành lập, anh được mời đồng thời với tư cách phó chủ tịch thường trực, ủy viên Hội người Việt tại Liên bang Nga.
Do một vài lý do khách quan, anh dừng việc hợp tác với công ty Đông Nam Dược Bảo Long. Anh bắt đầu mở lò võ, chỉ vài dòng quảng cáo đơn giản, nhưng học trò kéo đến đông, trở thành một võ đường có tiếng.
Cái tự ti của một nước nhỏ, buộc Lương Ngọc Huỳnh phải chiến đấu để bảo vệ danh tiếng võ thuật của nước nhà trước những lời thách đấu của bạn. Anh nhớ lại, trong vòng 2 năm đầu, gần như ngày nào anh cũng phải thượng đài tỉ thí. Đến 1/6/2002 liên hoan võ thuật toàn Nga được tổ chức, anh trở thành khách mời duy nhất là người Việt tại liên hoan.
Chính trong dịp này, anh đã làm rạng danh người Việt khi lập nên kỉ lục thế giới bằng biểu diễn động lực giáp pháp công. Đây là phương pháp hít bát vào bụng để nhấc mình lên khỏi mặt đất dưới sự hỗ trợ của cần cẩu. Kỉ lục của Việt Nam trước đó là 3 phút 35 giây thì lần này anh phá kỉ lục lên tới 15 phút. Các kênh truyền hình giải trí của Nga rầm rộ phát lại buổi biểu diễn. Đây là một trong những mốc đặc biệt trong sự nghiệp của anh ở nước Nga.
Với uy tín của mình, lại thêm sự giới thiệu của đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga, anh được mời vào dạy võ cho một số tổ chức an ninh Nga. Tiếp đó lại được các bệnh viện mời hợp tác để hỗ trợ cho phương pháp chữa bệnh bằng đông y. Tên tuổi Lương Ngọc Huỳnh ngày càng được biết đến rộng rãi trong giới chính khách Nga, anh được mời chữa trị cho cả những tên tuổi lớn trên chính trường như Thủ tướng V.Putin (nguyên tổng thống Nga), thị trưởng Matxcova Y.Luzkov, tỉ phú Abramovick, Tổng thống nước cộng hòa Canmuc…
Năm 2006, anh trở về nước chữa bệnh cho một số nguyên thủ quốc gia Việt Nam. Tới năm 2007, sau 5 năm học quy đổi, Lương Ngọc Huỳnh nhận được bằng bác sĩ dân tộc học của trường Y 1- Mátxcova, chứng nhận về thần kinh và dược học.
Với đề tài khoa học về cách chữa bệnh dựa trên phương pháp châm cứu và bấm huyệt theo dịch lý phương Đông, kiến thức về phong thủy truyền thống, quy luật tương sinh trong ngũ hành và những biến quái, biến quẻ. Công trình này được viện hàn lâm nhân dân thế giới chuyển về chi nhánh ở Ulan-Bator (Mông Cổ), anh lại được tấn phong Viện sĩ hàn lâm Mông Cổ.
Đỗ Huệ
(Văn hóa) - Võ sư, Giáo sư – Viện sỹ Lương Ngọc Huỳnh khẳng định, ông đã dùng phương pháp của mình để “đuổi mưa” giúp cho thời tiết Hà Nội ngày 2/9 không mưa và có gió nhẹ, phục vụ quốc lễ.
“Kỳ nhân” đã “đuổi mưa” như thế nào?
Trên một số trang mạng xã hội đang lan truyền thông tin Võ sư, Giáo sư – Viện sỹ Lương Ngọc Huỳnh khẳng định mình đã “đuổi mưa” cho ngày Quốc khánh 2/9 tại Hà Nội.
Cụ thể, vào lúc 1h18 phút ngày 1/9, trên trang facebook cá nhân, Giáo sư – Viện sỹ này đã đăng nội dung: “Theo dự báo thời tiết, từ đêm 1 đến hết 4/9, trời Hà Nội có mưa to rất to và giông tố.
Đây là ngày lễ kỷ niệm trọng đại của đất nước, không cho phép ảnh hưởng đến danh dự và uy tín Quốc gia. Ngày mùng 2/9, trời Hà Nội sẽ có gió nhẹ mát mẻ và không mưa để phục vụ cho Quốc lễ…”.
Đồng thời, vị này cũng đưa ra một hình ảnh với các dòng chữ được ghi: “Bảo vệ Hà Nội 2/9/2015 khí hậu mát mẻ, trời khô” và kèm theo thông tin của mình ở dưới.
Thông tin này sau đó đã nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều của các thành viên cộng đồng mạng.
Để làm rõ hơn về việc “đuổi mưa” này, chúng tôi đã liên hệ và có cuộc trao đổi với Võ sư, Giáo sư – Viện sỹ Lương Ngọc Huỳnh.
Ông Huỳnh cho biết, ông là người sáng lập môn phái Lâm Sơn Ðộng, được Học viện An ninh Quốc gia Liên bang Nga phong hàm Giáo sư.
Trước đó, ông được Viện Hàn lâm Chiêm tinh Mông Cổ phong danh hiệu Viện sĩ, do đã chọn Viện Hàn lâm này để gửi đề án về cách dùng khí công nâng cao sức khỏe và hiệu quả chữa bệnh.
Tại phòng khám ở phố Núi Trúc (Hà Nội), ông Huỳnh khẳng định, mình đã dùng phương pháp “khoa học thần bí” để “đuổi mưa” trong ngày 2/9.
Theo GS Huỳnh, vào ngày 31/8, ông theo dõi dự báo thời tiết thấy có báo sáng 2/9, tại Hà Nội vẫn có thể có mưa rải rác và chiều hửng nắng dần.
“Rất nhiều người bảo tôi rằng, ngày 2/9 là ngày lễ trọng đại của đất nước, làm thế nào ngăn mưa được thì tốt. Khi đó, tôi bảo để tôi sẽ tính toán, sẽ làm.
Lúc 1h sáng 1/9, tôi làm và đưa lên facebook. Sau khi tôi làm, cả ngày 1/9 nắng rất đẹp.
Đến chiều hôm đó, một số người có gọi và mong muốn tôi giữ cho ngày 2/9 thời tiết tốt. Tôi có hứa và nói sẽ cố giữ đến 4 giờ chiều, nhưng nếu cố giữ thì chiều tối sẽ mưa to.
Sau đó đúng như vậy, đến lúc bắn pháo hoa thì chính khu vực hồ Hoàn Kiếm cũng mưa…”, GS. VS Huỳnh cho hay.
Vị này liên tục nhấn mạnh, ông là nhà khoa học nên nhìn mọi thứ đều dưới con mắt khoa học.
Phương pháp ông dùng “đuổi mưa” là khoa học được thực hiện bằng việc đặt, biến các “cung” trong bát quái của Đạo giáo, đại diện cho các yếu tố cơ bản trong vũ trụ và “pháp” của Cửu Thiên Huyền Nữ (!?).
GS.VS Huỳnh đã vẽ một bản đồ Việt Nam mô phỏng để giải thích phương pháp của mình.
“Muốn giải quyết vấn đề mưa thì phải đẩy được cơn mưa ra ngoài bằng cách tạo ra áp suất, bởi khi có sự chênh lệch áp suất trong không khí thì nó sẽ tự di chuyển mây.
Mây bay đi được hay không là do gió…”, GS.VS Huỳnh nói và chỉ vào bản đồ.
Ngay sau đó, ông bắt đầu “thi triển” việc đặt các “cung” vào quanh khu vực Hà Nội trên bản đồ để “đuổi mưa”.
Bên trong quanh khu vực Hà Nội trên bản đồ, ông đặt cung khôn (thổ/đất – PV) và cho rằng, cung khôn nằm ở đây vì thổ với thủy tương khắc.
Ông Huỳnh đặt tiếp các cung xung quanh theo chiều thái dương (ngược chiều kim đồng hồ – PV). Tất cả khu vực bên ngoài, ông đặt cung ly (hỏa/lửa – PV).
“Để dung hòa hai cung này và giữ cho Hà Nội mát thì đặt xung quanh cung tốn (phong/gió – PV).
Trong quá trình này, để hỏa khí bên ngoài mạnh cho cơn gió đảo chiều, chạy ngược hết ra. Đây là phương pháp làm giãn mây, tạo trạng thái đảo chiều…”, vị này giải thích.
Tuy nhiên, theo GS.VS Huỳnh, đây chỉ là bản đồ mô phỏng còn thực tế “đuổi mưa” ông làm ở “trên trời” và đặt rất chính xác (!?).
Theo ông, quan trọng nhất để “đuổi mưa” là các “pháp” được để trên trời và khi ông đã đưa “pháp” lên trời thì không một pháp sư nào trên thế giới có thể giải được.
Ông nói: “Muốn viết “pháp” phải có ấn quyết. Trước khi làm quyết phải có “pháp” vào tay của mình va làm thế nào để đẩy “pháp” lên thì thổi. Trước khi thổi “pháp” đó ra phải có thần chú.
Khi tôi đã đưa pháp lên trời thì không một pháp sư nào trên thế giới có thể giải được, vì làm sao có thể biết được tôi đặt quẻ, pháp ở vị trí, góc nào…”.
Vị này cũng nhấn mạnh, “pháp” là bí mật của pháp sư, chỉ được “mật khẩu tâm truyền”.
“Ở Việt Nam, chỉ có một mình tôi biết những thứ này, còn tất cả những người khác nói có thể làm được thì tôi đố luôn!
Bây giờ, tôi có thể thách tất cả các pháp sư ở Việt Nam có thể làm được, tôi bảo chỗ này mưa, tôi đố ông làm được nắng. Ngược lại, nếu người khác bảo nắng, tôi có thể làm mưa.
Việc này hoàn toàn có thể thi thố và thành lập một hội đồng khoa học để chứng minh. Còn tất nhiên có xác suất chứ chẳng ai khẳng định được, nhưng trên 70% là thắng lợi. Như thế tốt lắm rồi”, GS.VS Huỳnh bày tỏ.
Theo ông, với năng lực hiện tại, cơn mưa chuẩn bị diễn ra, ông có thể làm trong khoảng 1 tiếng để “đuổi mưa” và cơn mưa đang diễn ra, ông có thể làm để trong vòng 15 phút sau đó mưa tạnh.
Việc làm này có thể thực hiện ngay trong một quán cà phê bình thường.
Làm mưa “vàng” cho Ninh Thuận?
Theo GS.VS Huỳnh, “đuổi mưa” là một quá trình làm chứ không phải ai cũng làm được. Những người làm phải học và có đủ đức, tài, tầm, duyên, phúc, theo sự chân truyền của sư phụ và không phải ai học phong thủy cũng có thể làm.
Nếu làm không đúng sẽ ảnh hưởng đến bản thân. Khi ông làm, theo tuổi, năm sinh vào cung nào, ông sẽ đứng hướng chính xác và không ai biết được hướng đứng đó.
Trong cuộc trao đổi với chúng tôi, GS.VS Huỳnh khẳng định, ông không chỉ “đuổi mưa” cho lễ 2/9 ở Hà Nội mà còn thường xuyên “đuổi mưa” hay “tạo mưa”, làm lệch đường di chuyển của một số cơn bão lớn…
Thậm chí, vị GS.VS này còn cho hay, chính ông đã tạo cơn mưa “vàng” ở Ninh Thuận hồi tháng 6/2015.
“Lúc đó, trong Ninh Thuận nắng to liên tục và hạn hán, dân kêu trời. Một số người dân Ninh Thuận là bệnh nhân ra bảo thầy có thể giúp được tỉnh của con không.
Tôi có dùng “phương pháp thần bí” làm và từ khi tôi làm đến 5 ngày sau thì Ninh Thuận có mưa. Báo chí cũng viết về cơn mưa đó rất nhiều.
Tôi có đưa lên facebook nói rõ là mưa từ thời điểm nào, đến thời điểm nào, bắt đầu từ ngày 18 mưa đến ngày 24. Một số em ở Ninh Thuận còn điện ra bảo thầy làm bớt mưa đi không ngập”, GS. VS Huỳnh kể.
Khi chúng tôi đặt nghi vấn về khả năng và hỏi ông có dám đối chất với các nhà khoa học cũng như dám làm thử nghiệm không, GS.VS Huỳnh khẳng định, ông sẵn sàng.
“Tôi biết có nhiều người còn nghi vấn, chưa tin nhưng tôi là một nhà khoa học nên nhìn mọi việc dưới góc nhìn khoa học.
Tôi sẵn sàng đối chất và giải thích cho mọi người. Nếu cần có thể mời cả hội đồng khoa học theo dõi. Trong thời gian tới, những gì tôi làm sẽ đưa công khai lên facebook để mọi người theo dõi”, GS Huỳnh nói.
Ông cũng tái khẳng định, sẵn sàng làm thí nghiệm “tạo mưa” hoặc “đuổi mưa”, kể cả những trận mưa đang diễn ra.
(Theo Trí Thức Trẻ)
Nghe báo đài nói nhiều về anh như một "dị nhân không huyết áp", một "thần y" có biệt tài chữa bệnh cho người bằng phương pháp châm cứu và bấm huyệt, đến khi gặp anh ngoài đời, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi sự giản dị và trẻ trung của vị Giáo sư này. Ở thời điểm hiện tại, không chỉ là bác sĩ, võ sư, Giáo sư, anh còn đảm nhiệm vai trò như chiếc cầu nối quan trọng trong mối quan hệ Việt - Nga cũng như trong mối hảo hữu với chính quyền nhiều quốc gia trên thế giới.
Lương Ngọc Huỳnh sinh năm 1966 tại làng Dương Cốc, Quốc Oai, Hà Tây. Lúc mới sinh ra, do bị đẻ rơi trong chuồng trâu, cắt rốn sơ sài nên cậu bé Huỳnh bị nhiễm trùng uốn ván, đến lúc được người nhà đưa đến bệnh viện thì các bác sĩ đều lắc đầu, trả về cho người nhà để lo hậu sự. Ôm đứa nhỏ còn đỏ hỏn trong tay đi chôn, ai nấy đều thấy đau lòng. Cũng may, bà nội cậu bé vốn cũng là một võ sư nghe tin buồn vội vã từ Hải Phòng trở về. Thương đứa cháu bất hạnh, bà đòi bới mộ lên để nhìn mặt cháu một lần. Nhờ đó mà cậu bé chết lâm sàng có được cơ hội sống sót cuối cùng.
Tiếng tăm môn phái Lâm Sơn Động được anh đem đi khắp nơi trên thế giới
Vốn có nghề thuốc gia truyền, bà cậu đã chiến đấu giành lại đứa cháu từ tay tử thần như một kì tích. May mắn thoát chết, nhưng cậu bé lại bị bại liệt toàn thân. Một lần nữa, bà cậu lại cất công đi khắp các hang cùng ngõ hẻm, lặn lội kiếm thuốc để điều trị cho cháu. Nỗ lực của bà cuối cùng cũng được đền đáp khi 5 năm sau, cậu bé Huỳnh lần đầu tiên cử động được.
Trong câu chuyện của mình, Viện sĩ Lương Ngọc Huỳnh nhắc nhiều tới bà với tất cả tình yêu thương của một người cháu, một người học trò đối với bà nội. Bà thương cháu nhưng rất nghiêm, từ việc truyền dạy y đức cho tới võ thuật đều tuân thủ gắt gao. Nhờ có bà mà đến năm 17 tuổi, chàng thanh niên trẻ Lương Ngọc Huỳnh đã có thể bốc thuốc, khám bệnh cho bà con xung quanh.
Yêu võ và được bà truyền cho hết tinh hoa của võ thuật truyền thống gia đình, năm 27 tuổi, một mình Lương Ngọc Huỳnh lặn lội sang Trung Quốc để học hỏi tinh hoa võ thuật bên ngoài. Trước đó, anh đã là trưởng môn phái Lâm Sơn Động nức tiếng trong làng võ Việt.
Sang nước bạn với hai bàn tay trắng, nhiều khi cũng phải "mãi võ kiếm sống", thậm chí phải chiến đấu lại với những lời thách thức của những môn phái xung quanh, anh luôn giữ vững tiêu chí "Muốn không bị rắc rối thì buộc mình phải chiến thắng trong tất cả các cuộc tỉ thí". Quả vậy, cho tới mãi về sau, đến khi lập nghiệp ở xứ sở Bạch Dương, chàng trai đất Việt ấy chưa một lần thất bại trên sàn đấu.
Ngoài những câu chuyện về nghiệp võ, Lương Ngọc Huỳnh chia sẻ với chúng tôi cả những tiếc nuối mà mình không thể nào thực hiện được. Có thời gian, gia đình anh từng lập ra một ban nhạc dân tộc đi biểu diễn khắp nơi nhưng có lẽ không có duyên nên đành đứt đoạn mộng cầm ca. Cũng vì kế mưu sinh mà mở lò võ, chiêu sinh học trò khi còn rất trẻ. Năm 1990, khi học trò kéo đến càng ngày càng đông, anh mới khấn tổ sư để xin thành lập môn phái của riêng mình, lấy tên là Lâm Sơn Động.
Gia đình nhỏ của Viện sĩ Lương Ngọc Huỳnh
Con đường bang giao như một sự ngẫu nhiên đầy đam mê
Đến năm 2001, cơ duyên dẫn anh đến với nước Nga trong vai trò là phái viên của Đông Nam Dược Bảo Long. Anh sang Nga để phụ trách việc phân phối sản phẩm của hãng ra thị trường. Lúc bấy giờ, hội võ thuật Việt Nam tại Liên bang Nga được thành lập, anh được mời đồng thời với tư cách phó chủ tịch thường trực, ủy viên Hội người Việt tại Liên bang Nga.
Do một vài lý do khách quan, anh dừng việc hợp tác với công ty Đông Nam Dược Bảo Long. Anh bắt đầu mở lò võ, chỉ vài dòng quảng cáo đơn giản, nhưng học trò kéo đến đông, trở thành một võ đường có tiếng.
Cái tự ti của một nước nhỏ, buộc Lương Ngọc Huỳnh phải chiến đấu để bảo vệ danh tiếng võ thuật của nước nhà trước những lời thách đấu của bạn. Anh nhớ lại, trong vòng 2 năm đầu, gần như ngày nào anh cũng phải thượng đài tỉ thí. Đến 1/6/2002 liên hoan võ thuật toàn Nga được tổ chức, anh trở thành khách mời duy nhất là người Việt tại liên hoan.
Chính trong dịp này, anh đã làm rạng danh người Việt khi lập nên kỉ lục thế giới bằng biểu diễn động lực giáp pháp công. Đây là phương pháp hít bát vào bụng để nhấc mình lên khỏi mặt đất dưới sự hỗ trợ của cần cẩu. Kỉ lục của Việt Nam trước đó là 3 phút 35 giây thì lần này anh phá kỉ lục lên tới 15 phút. Các kênh truyền hình giải trí của Nga rầm rộ phát lại buổi biểu diễn. Đây là một trong những mốc đặc biệt trong sự nghiệp của anh ở nước Nga.
Với uy tín của mình, lại thêm sự giới thiệu của đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga, anh được mời vào dạy võ cho một số tổ chức an ninh Nga. Tiếp đó lại được các bệnh viện mời hợp tác để hỗ trợ cho phương pháp chữa bệnh bằng đông y. Tên tuổi Lương Ngọc Huỳnh ngày càng được biết đến rộng rãi trong giới chính khách Nga, anh được mời chữa trị cho cả những tên tuổi lớn trên chính trường như Thủ tướng V.Putin (nguyên tổng thống Nga), thị trưởng Matxcova Y.Luzkov, tỉ phú Abramovick, Tổng thống nước cộng hòa Canmuc…
Năm 2006, anh trở về nước chữa bệnh cho một số nguyên thủ quốc gia Việt Nam. Tới năm 2007, sau 5 năm học quy đổi, Lương Ngọc Huỳnh nhận được bằng bác sĩ dân tộc học của trường Y 1- Mátxcova, chứng nhận về thần kinh và dược học.
Với đề tài khoa học về cách chữa bệnh dựa trên phương pháp châm cứu và bấm huyệt theo dịch lý phương Đông, kiến thức về phong thủy truyền thống, quy luật tương sinh trong ngũ hành và những biến quái, biến quẻ. Công trình này được viện hàn lâm nhân dân thế giới chuyển về chi nhánh ở Ulan-Bator (Mông Cổ), anh lại được tấn phong Viện sĩ hàn lâm Mông Cổ.
Một trong 72 người của thiên niên kỷ
Cũng trong 2007, Lương Ngọc Huỳnh được tôn vinh là một trong 72 con người của thiên niên kỷ trong cuốn Những con người của thiên niên kỷ chúng ta do nhà xuất bản Tuyến đường mới của Nga ấn hành. Tên tuổi của anh đã được đặt cạnh những nhân vật nổi tiếng như Thủ tướng V.Putin, Thị trưởng Mátxcơva Y.Luzkov nhằm tôn xưng những cá nhân xuất sắc có nhiều đóng góp cho cộng đồng không phân biệt tôn giáo, đẳng cấp và quốc tịch. Sau sự kiện này, anh được mời về giảng dạy tại học viện An ninh Nga, tham gia viết một số đề tài nghiên cứu chiến lược bảo vệ đất nước trong thời kì mới. Tới 3/3/2012, anh được đích thân Đại tướng Tephanov- Trưởng học viện An ninh Nga phong tặng Giáo sư. |
(Văn hóa) - Võ sư, Giáo sư – Viện sỹ Lương Ngọc Huỳnh khẳng định, ông đã dùng phương pháp của mình để “đuổi mưa” giúp cho thời tiết Hà Nội ngày 2/9 không mưa và có gió nhẹ, phục vụ quốc lễ.
“Kỳ nhân” đã “đuổi mưa” như thế nào?
Trên một số trang mạng xã hội đang lan truyền thông tin Võ sư, Giáo sư – Viện sỹ Lương Ngọc Huỳnh khẳng định mình đã “đuổi mưa” cho ngày Quốc khánh 2/9 tại Hà Nội.
Cụ thể, vào lúc 1h18 phút ngày 1/9, trên trang facebook cá nhân, Giáo sư – Viện sỹ này đã đăng nội dung: “Theo dự báo thời tiết, từ đêm 1 đến hết 4/9, trời Hà Nội có mưa to rất to và giông tố.
Đây là ngày lễ kỷ niệm trọng đại của đất nước, không cho phép ảnh hưởng đến danh dự và uy tín Quốc gia. Ngày mùng 2/9, trời Hà Nội sẽ có gió nhẹ mát mẻ và không mưa để phục vụ cho Quốc lễ…”.
Đồng thời, vị này cũng đưa ra một hình ảnh với các dòng chữ được ghi: “Bảo vệ Hà Nội 2/9/2015 khí hậu mát mẻ, trời khô” và kèm theo thông tin của mình ở dưới.
Thông tin này sau đó đã nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều của các thành viên cộng đồng mạng.
Để làm rõ hơn về việc “đuổi mưa” này, chúng tôi đã liên hệ và có cuộc trao đổi với Võ sư, Giáo sư – Viện sỹ Lương Ngọc Huỳnh.
Ông Huỳnh cho biết, ông là người sáng lập môn phái Lâm Sơn Ðộng, được Học viện An ninh Quốc gia Liên bang Nga phong hàm Giáo sư.
Trước đó, ông được Viện Hàn lâm Chiêm tinh Mông Cổ phong danh hiệu Viện sĩ, do đã chọn Viện Hàn lâm này để gửi đề án về cách dùng khí công nâng cao sức khỏe và hiệu quả chữa bệnh.
Tại phòng khám ở phố Núi Trúc (Hà Nội), ông Huỳnh khẳng định, mình đã dùng phương pháp “khoa học thần bí” để “đuổi mưa” trong ngày 2/9.
Theo GS Huỳnh, vào ngày 31/8, ông theo dõi dự báo thời tiết thấy có báo sáng 2/9, tại Hà Nội vẫn có thể có mưa rải rác và chiều hửng nắng dần.
“Rất nhiều người bảo tôi rằng, ngày 2/9 là ngày lễ trọng đại của đất nước, làm thế nào ngăn mưa được thì tốt. Khi đó, tôi bảo để tôi sẽ tính toán, sẽ làm.
Lúc 1h sáng 1/9, tôi làm và đưa lên facebook. Sau khi tôi làm, cả ngày 1/9 nắng rất đẹp.
Đến chiều hôm đó, một số người có gọi và mong muốn tôi giữ cho ngày 2/9 thời tiết tốt. Tôi có hứa và nói sẽ cố giữ đến 4 giờ chiều, nhưng nếu cố giữ thì chiều tối sẽ mưa to.
Sau đó đúng như vậy, đến lúc bắn pháo hoa thì chính khu vực hồ Hoàn Kiếm cũng mưa…”, GS. VS Huỳnh cho hay.
Vị này liên tục nhấn mạnh, ông là nhà khoa học nên nhìn mọi thứ đều dưới con mắt khoa học.
Phương pháp ông dùng “đuổi mưa” là khoa học được thực hiện bằng việc đặt, biến các “cung” trong bát quái của Đạo giáo, đại diện cho các yếu tố cơ bản trong vũ trụ và “pháp” của Cửu Thiên Huyền Nữ (!?).
GS.VS Huỳnh đã vẽ một bản đồ Việt Nam mô phỏng để giải thích phương pháp của mình.
“Muốn giải quyết vấn đề mưa thì phải đẩy được cơn mưa ra ngoài bằng cách tạo ra áp suất, bởi khi có sự chênh lệch áp suất trong không khí thì nó sẽ tự di chuyển mây.
Mây bay đi được hay không là do gió…”, GS.VS Huỳnh nói và chỉ vào bản đồ.
Ngay sau đó, ông bắt đầu “thi triển” việc đặt các “cung” vào quanh khu vực Hà Nội trên bản đồ để “đuổi mưa”.
Bên trong quanh khu vực Hà Nội trên bản đồ, ông đặt cung khôn (thổ/đất – PV) và cho rằng, cung khôn nằm ở đây vì thổ với thủy tương khắc.
Ông Huỳnh đặt tiếp các cung xung quanh theo chiều thái dương (ngược chiều kim đồng hồ – PV). Tất cả khu vực bên ngoài, ông đặt cung ly (hỏa/lửa – PV).
“Để dung hòa hai cung này và giữ cho Hà Nội mát thì đặt xung quanh cung tốn (phong/gió – PV).
Trong quá trình này, để hỏa khí bên ngoài mạnh cho cơn gió đảo chiều, chạy ngược hết ra. Đây là phương pháp làm giãn mây, tạo trạng thái đảo chiều…”, vị này giải thích.
Tuy nhiên, theo GS.VS Huỳnh, đây chỉ là bản đồ mô phỏng còn thực tế “đuổi mưa” ông làm ở “trên trời” và đặt rất chính xác (!?).
Theo ông, quan trọng nhất để “đuổi mưa” là các “pháp” được để trên trời và khi ông đã đưa “pháp” lên trời thì không một pháp sư nào trên thế giới có thể giải được.
Ông nói: “Muốn viết “pháp” phải có ấn quyết. Trước khi làm quyết phải có “pháp” vào tay của mình va làm thế nào để đẩy “pháp” lên thì thổi. Trước khi thổi “pháp” đó ra phải có thần chú.
Khi tôi đã đưa pháp lên trời thì không một pháp sư nào trên thế giới có thể giải được, vì làm sao có thể biết được tôi đặt quẻ, pháp ở vị trí, góc nào…”.
Vị này cũng nhấn mạnh, “pháp” là bí mật của pháp sư, chỉ được “mật khẩu tâm truyền”.
“Ở Việt Nam, chỉ có một mình tôi biết những thứ này, còn tất cả những người khác nói có thể làm được thì tôi đố luôn!
Bây giờ, tôi có thể thách tất cả các pháp sư ở Việt Nam có thể làm được, tôi bảo chỗ này mưa, tôi đố ông làm được nắng. Ngược lại, nếu người khác bảo nắng, tôi có thể làm mưa.
Việc này hoàn toàn có thể thi thố và thành lập một hội đồng khoa học để chứng minh. Còn tất nhiên có xác suất chứ chẳng ai khẳng định được, nhưng trên 70% là thắng lợi. Như thế tốt lắm rồi”, GS.VS Huỳnh bày tỏ.
Theo ông, với năng lực hiện tại, cơn mưa chuẩn bị diễn ra, ông có thể làm trong khoảng 1 tiếng để “đuổi mưa” và cơn mưa đang diễn ra, ông có thể làm để trong vòng 15 phút sau đó mưa tạnh.
Việc làm này có thể thực hiện ngay trong một quán cà phê bình thường.
Làm mưa “vàng” cho Ninh Thuận?
Theo GS.VS Huỳnh, “đuổi mưa” là một quá trình làm chứ không phải ai cũng làm được. Những người làm phải học và có đủ đức, tài, tầm, duyên, phúc, theo sự chân truyền của sư phụ và không phải ai học phong thủy cũng có thể làm.
Nếu làm không đúng sẽ ảnh hưởng đến bản thân. Khi ông làm, theo tuổi, năm sinh vào cung nào, ông sẽ đứng hướng chính xác và không ai biết được hướng đứng đó.
Trong cuộc trao đổi với chúng tôi, GS.VS Huỳnh khẳng định, ông không chỉ “đuổi mưa” cho lễ 2/9 ở Hà Nội mà còn thường xuyên “đuổi mưa” hay “tạo mưa”, làm lệch đường di chuyển của một số cơn bão lớn…
Thậm chí, vị GS.VS này còn cho hay, chính ông đã tạo cơn mưa “vàng” ở Ninh Thuận hồi tháng 6/2015.
“Lúc đó, trong Ninh Thuận nắng to liên tục và hạn hán, dân kêu trời. Một số người dân Ninh Thuận là bệnh nhân ra bảo thầy có thể giúp được tỉnh của con không.
Tôi có dùng “phương pháp thần bí” làm và từ khi tôi làm đến 5 ngày sau thì Ninh Thuận có mưa. Báo chí cũng viết về cơn mưa đó rất nhiều.
Tôi có đưa lên facebook nói rõ là mưa từ thời điểm nào, đến thời điểm nào, bắt đầu từ ngày 18 mưa đến ngày 24. Một số em ở Ninh Thuận còn điện ra bảo thầy làm bớt mưa đi không ngập”, GS. VS Huỳnh kể.
Khi chúng tôi đặt nghi vấn về khả năng và hỏi ông có dám đối chất với các nhà khoa học cũng như dám làm thử nghiệm không, GS.VS Huỳnh khẳng định, ông sẵn sàng.
“Tôi biết có nhiều người còn nghi vấn, chưa tin nhưng tôi là một nhà khoa học nên nhìn mọi việc dưới góc nhìn khoa học.
Tôi sẵn sàng đối chất và giải thích cho mọi người. Nếu cần có thể mời cả hội đồng khoa học theo dõi. Trong thời gian tới, những gì tôi làm sẽ đưa công khai lên facebook để mọi người theo dõi”, GS Huỳnh nói.
Ông cũng tái khẳng định, sẵn sàng làm thí nghiệm “tạo mưa” hoặc “đuổi mưa”, kể cả những trận mưa đang diễn ra.
“Dị nhân đuổi mưa” nói gì về tuyên bố của GS “đuổi mưa” dịp 2/9?
"Dị
nhân đuổi mưa" Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho rằng, có thể GS.VS Lương Ngọc
Huỳnh có khả năng thật nhưng cần phải làm thử nghiệm để kiểm chứng,
tránh việc "ăn may".Mời xem...
Nhiều ý kiến trái chiều về dị nhân “hô mưa gọi gió” ở Hà Nội
Sau
khi tòa soạn đăng tải thông tin về anh Lê Minh Hoàng – người tuyên bố
có khả năng “hô mưa”, có thể làm giảm mực nước biển, hạn chế băng tan…
Chỉ là dự báo thời tiếtTrước...
“Dị nhân đuổi mưa” phàn nàn về sách 12 con giáp Trung Quốc
"Dị
nhân đuổi mưa" Nguyễn Vũ Tuấn Anh nhận định: “12 con giáp trong cung
hoàng đạo của Việt Nam và Trung Quốc đã có sự khác biệt”.Thời gian qua,
dư luận trong nước chưa hết bức...
Những “siêu dị nhân ngoài hành tinh” ở Việt Nam
Ở
Sơn La xuất hiện một “siêu dị nhân” cao thủ hơn cả “dị nhân đuổi mưa” ở
Hà Nội. Không hiểu vì sao, mấy năm nay, nước ta xuất hiện rất nhiều “dị
nhân” siêu cao thủ hơn cả người...
Lá thư từ Nga làm khó "kỳ nhân đuổi mưa" Lương Ngọc Huỳnh
Hồng Quân | 16/09/2015 22:15
Nhiều người đang đặt ra những nghi vấn xung quanh bằng cấp Giáo sư, Viện sĩ của Chưởng môn Lương Ngọc Huỳnh - người đã đánh cả nghìn trận mà không lần nào quá 1 phút.
Sau khi tuyến bài về khả năng đuổi mưa, võ thuật của Chưởng môn Lương Ngọc Huỳnh được đăng tải, một độc giả từ Nga đã thay mặt nhiều người có cùng nghi vấn, gửi những thắc mắc đến "Dị nhân 1 phút".
Chúng tôi xin được đăng nguyên văn:
"Chúng tôi mới đọc được bài viết về Giáo sư, Viện sĩ (GS.VS) Lương Ngọc Huỳnh, kể chuyện ông Huỳnh có tài đuổi mưa hôm 2/9, từng chữa bệnh cho tỷ phú Abramovich, được ngôi sao bóng đá Pháp - Zidane cảm phục.
Hay chuyện đánh võ trên nghìn trận, trận nào cũng thắng khi chưa đấu đến 1 phút.
Khâm phục thêm nữa khi theo lời ông Huỳnh kể nhiều lần với báo giới Việt Nam từ nhiều năm nay, không chỉ là võ sư, ông còn là Giáo sư, Viện sĩ, từng làm việc trong bệnh viện Tổng thống Nga.
Tìm hiểu thêm, chúng tôi đọc được 1 bài báo về "kỳ nhân" Lương Ngọc Huỳnh, đăng 2/2015, tức cũng gần đây thôi. Tác giả của bài báo kể đã gặp trực tiếp võ sư để được nghe thuật lại những kỳ tích rất ấn tượng.
Chỉ mới sang Nga năm 2001, trong 14 năm mà ông Lương Ngọc Huỳnh đã thu được những kết quả quá to lớn, về mặt học thuật cũng như võ thuật, y thuật. Thật hiếm có ai được như vậy từ trước đến nay.
Điều đó thôi thúc chúng tôi tìm hiểu thêm về ông và từ đó xuất hiện nhiều nghi vấn mà chỉ có ông Huỳnh mới giải đáp được.
Ông Lương Ngọc Huỳnh có là Giáo sư?
Theo như một bài báo ở Việt Nam, và nhiều bài khác, ông Huỳnh sang Nga năm 2001. Bài báo ra ngày 8/11/2008 viết, ông kể được Công ty Đông nam dược Bảo Long cử sang Nga để “phát triển việc bán thuốc hiệu Bảo Long và truyền bá võ thuật”.
Trả lời một báo khác mới đây, ông Huỳnh lại nói Đại sứ VN tại Nga thời đó là Ngô Tất Tố mời sang để phát triển Võ thuật VN bên Nga. PV tờ báo khác nữa, đầu năm nay lại nghe chính ông Huỳnh kể Hội võ thuật VN tại Nga "mời anh sang làm Phó Chủ tịch thứ nhất của hội".
Chưa biết lý do nào sang Nga theo như các lời kể mỗi lúc một khác, duy nhất về mặt thời gian là thống nhất, năm 2001.
Theo một tờ báo "Ở Nga, anh học tại Trường ĐH Y khoa Moskva để lấy bằng bác sĩ”.Chúng tôi biết ở Moskva có 3 trường Đại học Y, không biết ông Lương Ngọc Huỳnh học Y số mấy (chắc không phải Y3 chuyên Răng Hàm Mặt, học 4 năm)?
Tức là ông có thể học Y1, Y2, trường nào cũng mất 6 năm. Mới sang năm 2001, ngôn ngữ chưa thạo, coi như ông mất 1 năm học tiếng, cộng 6 năm học là 7 năm, tức đến 2008 ông Huỳnh mới có thể tốt nghiệp, mới có diplom để được cấp giấy hành nghề bác sĩ.
Nhưng trong một thời gian ngắn, theo báo đăng thì "GS.VS. Lương Ngọc Huỳnh được Học viện An ninh Quốc gia Liên bang Nga phong hàm Giáo sư".
Trước đó, ông được Viện Hàn lâm Chiêm tinh Mông Cổ phong danh hiệu Viện sĩ do đã chọn Viện Hàn lâm này để gửi đề án về cách dùng khí công nâng cao sức khỏe và hiệu quả chữa bệnh.
Nhưng còn danh hiệu Giáo sư, không biết ông được phong hàm vì điều gì?
Học viện an ninh quốc gia Liên bang Nga là cơ quan gì?
Tìm hiểu kỹ, chúng tôi thấy ở Nga không có Học viện nào tên như vậy. Có lẽ phóng viên ghi nhầm chăng?
Truy ra thì có Học viện tư nhân với tên khá giống, mà ông Lương Ngọc Huỳnh kể là làm Phó Chủ tịch, có tên tiếng Nga: Межрегиональная общественная организация "ОБЩЕСТВЕННАЯ АКАДЕМИЯ НАЦИОНАЛЬНОЙ БЕЗОПАСНОСТИ", viết tắt là ОАНБ (OANB)
Dịch ra tiếng Việt là: "Tổ chức xã hội liên vùng "HỌC VIỆN XÃ HỘI AN NINH QUỐC GIA". Tức là không phải Học viện nhà nước, mà là dạng một tổ chức tư nhân, đang có rất nhiều ở Nga.
(Cũng cần chú ý, tên của Học viện này na ná với tên của một Học viện khác thành lập năm 1997 ở Saint Peterburg, Học viện an ninh quốc gia - «Академия национальной безопасности», viết tắt АНБ, dưới sự hậu thuẫn của Chủ tịch Duma quốc gia thời đó, Ghenady Seleznev).
Cũng trên trang của tổ chức OANB cho biết "Học viện xã hội an ninh quốc gia" mới kỷ niệm 5 năm thành lập hôm 4/4/2014, suy ra nó mới thành lập năm 2009.
Dù có chữ “Học viện” trong tên gọi, nhưng OANB không đào tạo một ai. Điều kiện trở thành thành viên của “Học viện” cũng vô cùng đơn giản: Công dân Nga trên 18 tuổi, công dân nước ngoài có giấy tờ cư trú hợp pháp và đóng tiền gia nhập.
Sau khi hoàn tất thủ tục, thành viên sẽ được cấp 1 thẻ bìa da chứng nhận có giá trị... 1 năm và 1 huy hiệu cài ve áo.
Tại trang web của tổ chức xã hội này (http://www.oanb.ru/index-105.html) có ghi rõ các chức danh của ông Lương Ngọc Huỳnh:
(Phó Chủ tịch Tổ chức xã hội liên vùng OANB Lương Ngọc Huỳnh (doctor Li), sáng lập viên Trung tâm y học phương Đông, tiến sĩ y khoa, Viện sĩ Viện hàn lâm y học Mông Cổ, Chưởng môn phái LÂM SƠN ĐỘNG).
(Вице-президент МОО «ОАНБ» Лыонг Нгок Хуинь (доктор Ли), основатель Центра Восточной медицины, личный врач Президента Вьетнама, Доктор медицинских наук, Академик Академии медицинских наук Монголии ,основатель авторской шкоы боевых искусств «Лам.Шон.Донг»).
Cứ theo trang này, ông Lương Ngọc Huỳnh còn là tiến sĩ y khoa. Chúng
ta chú ý là tiến sĩ khoa học (Доктор), không phải là Phó tiến sĩ
(Кандидат) mà ở VN cứ gọi chung là Tiến sĩ.
Không rõ ông Huỳnh bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ, rồi Tiến sĩ, đề tài gì, ở đâu mà mấy năm sau khi ra trường đã làm được điều đó nhanh đến thế?
Trang này cũng không cho biết Học viện OANB phong Giáo sư cho ông Lương Ngọc Huỳnh vào năm nào, với lý do gì.
Điều kỳ lạ, trong các bản tin về Hội nghị khoa học lần thứ 2 (30/11-1/12/2013), lần thứ 3 (6-7/12/2014) của Học viện này, tất cả những người khác được ghi đầy đủ là GS.TS, hay Viện sĩ (đa số là các Viện hàn lâm tư nhân).
Thì họ và tên ông Lương Ngọc Huỳnh bao chưa giờ được gắn với bất kỳ học hàm, học vị nào, ví dụ như GS. Thậm chí, các bản tin còn gọi ông Huỳnh là “vị khách từ Việt Nam”.
Theo như ông Huỳnh kể, ông là nhà khoa học, là GS do Liên bang Nga phong, tuy nhiên các trang tìm kiếm hàng đầu của Nga như Yandex, Rambler, hay Google.ru, khi chúng tôi gõ cụm từ “GS.Lương Ngọc Huỳnh” bằng tiếng Nga, kết quả tìm kiếm là... không có.
Ông Lương Ngọc Huỳnh là Viện sĩ của Viện gì?
Như đã viết trên, trang web của Học viện tư nhân OANB ghi ông Lương Ngọc Huỳnh là “Viện sĩ Viện hàn lâm y học Mông Cổ”.
Ông Huỳnh kể với một tờ báo Việt Nam "ông được Viện Hàn lâm Chiêm tinh Mông Cổ phong danh hiệu Viện sĩ".
Tớ báo khác (17/10/2010), và một tờ nữa (31/5/2011) cũng như nhiều báo, đều viết: Lương Ngọc Huỳnh được phong viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học Mông Cổ.
Một trang của Nga có tên "Đế chế sức khỏe", đó là tên Trung tâm y học phục hồi nơi ông Huỳnh làm việc, có giới thiệu ông là Viện sĩ "Viện hàn lâm quốc tế chiêm tinh và y học dân tộc Mông Cổ" (Академик «Международной академии астрологии и народной медицины» Монголии)
Không biết ông Huỳnh thật sự là Viện sĩ của Viện hàn lâm nào bên Mông Cổ?
Ngay từ cuối năm 2008, phóng viên một tờ báo nổi tiếng ở Việt Nam cũng ghi: Ông Huỳnh cho biết ông đã “được phong Viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm khoa học Mông Cổ”.
Và ông Huỳnh cho PV biết: Viện Hàn lâm Khoa học Mông cổ được 18 nước trên thế giới công nhận và có trụ sở chính ở Mỹ. Sau này, một số báo cũng viết như thế.
Chúng tôi tìm hiểu thì biết chính xác Viện Hàn lâm Khoa học Mông Cổ được thành lập từ năm 1961, và đương nhiên, nó đã, và hiện đang được đặt tại thủ đô Ulan Bator của nước này, ở địa chỉ Улаанбаатар 14200, Монгол улс Шуудангийн салбар 20А Харйцаг – 34.
Như vậy, không rõ Viện Hàn lâm khoa học Mông Cổ có trụ sở ở Mỹ là thuộc cơ quan nào quản lý?"
Chúng tôi xin được đăng nguyên văn:
"Chúng tôi mới đọc được bài viết về Giáo sư, Viện sĩ (GS.VS) Lương Ngọc Huỳnh, kể chuyện ông Huỳnh có tài đuổi mưa hôm 2/9, từng chữa bệnh cho tỷ phú Abramovich, được ngôi sao bóng đá Pháp - Zidane cảm phục.
Hay chuyện đánh võ trên nghìn trận, trận nào cũng thắng khi chưa đấu đến 1 phút.
Khâm phục thêm nữa khi theo lời ông Huỳnh kể nhiều lần với báo giới Việt Nam từ nhiều năm nay, không chỉ là võ sư, ông còn là Giáo sư, Viện sĩ, từng làm việc trong bệnh viện Tổng thống Nga.
Tìm hiểu thêm, chúng tôi đọc được 1 bài báo về "kỳ nhân" Lương Ngọc Huỳnh, đăng 2/2015, tức cũng gần đây thôi. Tác giả của bài báo kể đã gặp trực tiếp võ sư để được nghe thuật lại những kỳ tích rất ấn tượng.
Chỉ mới sang Nga năm 2001, trong 14 năm mà ông Lương Ngọc Huỳnh đã thu được những kết quả quá to lớn, về mặt học thuật cũng như võ thuật, y thuật. Thật hiếm có ai được như vậy từ trước đến nay.
Điều đó thôi thúc chúng tôi tìm hiểu thêm về ông và từ đó xuất hiện nhiều nghi vấn mà chỉ có ông Huỳnh mới giải đáp được.
Chưởng môn Lâm Sơn Động - Lương Ngọc Huỳnh.
Theo như một bài báo ở Việt Nam, và nhiều bài khác, ông Huỳnh sang Nga năm 2001. Bài báo ra ngày 8/11/2008 viết, ông kể được Công ty Đông nam dược Bảo Long cử sang Nga để “phát triển việc bán thuốc hiệu Bảo Long và truyền bá võ thuật”.
Trả lời một báo khác mới đây, ông Huỳnh lại nói Đại sứ VN tại Nga thời đó là Ngô Tất Tố mời sang để phát triển Võ thuật VN bên Nga. PV tờ báo khác nữa, đầu năm nay lại nghe chính ông Huỳnh kể Hội võ thuật VN tại Nga "mời anh sang làm Phó Chủ tịch thứ nhất của hội".
Chưa biết lý do nào sang Nga theo như các lời kể mỗi lúc một khác, duy nhất về mặt thời gian là thống nhất, năm 2001.
Theo một tờ báo "Ở Nga, anh học tại Trường ĐH Y khoa Moskva để lấy bằng bác sĩ”.Chúng tôi biết ở Moskva có 3 trường Đại học Y, không biết ông Lương Ngọc Huỳnh học Y số mấy (chắc không phải Y3 chuyên Răng Hàm Mặt, học 4 năm)?
Tức là ông có thể học Y1, Y2, trường nào cũng mất 6 năm. Mới sang năm 2001, ngôn ngữ chưa thạo, coi như ông mất 1 năm học tiếng, cộng 6 năm học là 7 năm, tức đến 2008 ông Huỳnh mới có thể tốt nghiệp, mới có diplom để được cấp giấy hành nghề bác sĩ.
Nhưng trong một thời gian ngắn, theo báo đăng thì "GS.VS. Lương Ngọc Huỳnh được Học viện An ninh Quốc gia Liên bang Nga phong hàm Giáo sư".
Trước đó, ông được Viện Hàn lâm Chiêm tinh Mông Cổ phong danh hiệu Viện sĩ do đã chọn Viện Hàn lâm này để gửi đề án về cách dùng khí công nâng cao sức khỏe và hiệu quả chữa bệnh.
Nhưng còn danh hiệu Giáo sư, không biết ông được phong hàm vì điều gì?
Học viện an ninh quốc gia Liên bang Nga là cơ quan gì?
Tìm hiểu kỹ, chúng tôi thấy ở Nga không có Học viện nào tên như vậy. Có lẽ phóng viên ghi nhầm chăng?
Truy ra thì có Học viện tư nhân với tên khá giống, mà ông Lương Ngọc Huỳnh kể là làm Phó Chủ tịch, có tên tiếng Nga: Межрегиональная общественная организация "ОБЩЕСТВЕННАЯ АКАДЕМИЯ НАЦИОНАЛЬНОЙ БЕЗОПАСНОСТИ", viết tắt là ОАНБ (OANB)
Dịch ra tiếng Việt là: "Tổ chức xã hội liên vùng "HỌC VIỆN XÃ HỘI AN NINH QUỐC GIA". Tức là không phải Học viện nhà nước, mà là dạng một tổ chức tư nhân, đang có rất nhiều ở Nga.
(Cũng cần chú ý, tên của Học viện này na ná với tên của một Học viện khác thành lập năm 1997 ở Saint Peterburg, Học viện an ninh quốc gia - «Академия национальной безопасности», viết tắt АНБ, dưới sự hậu thuẫn của Chủ tịch Duma quốc gia thời đó, Ghenady Seleznev).
Cũng trên trang của tổ chức OANB cho biết "Học viện xã hội an ninh quốc gia" mới kỷ niệm 5 năm thành lập hôm 4/4/2014, suy ra nó mới thành lập năm 2009.
Dù có chữ “Học viện” trong tên gọi, nhưng OANB không đào tạo một ai. Điều kiện trở thành thành viên của “Học viện” cũng vô cùng đơn giản: Công dân Nga trên 18 tuổi, công dân nước ngoài có giấy tờ cư trú hợp pháp và đóng tiền gia nhập.
Sau khi hoàn tất thủ tục, thành viên sẽ được cấp 1 thẻ bìa da chứng nhận có giá trị... 1 năm và 1 huy hiệu cài ve áo.
Ảnh minh họa về mẫu thẻ của OANB.
(Phó Chủ tịch Tổ chức xã hội liên vùng OANB Lương Ngọc Huỳnh (doctor Li), sáng lập viên Trung tâm y học phương Đông, tiến sĩ y khoa, Viện sĩ Viện hàn lâm y học Mông Cổ, Chưởng môn phái LÂM SƠN ĐỘNG).
(Вице-президент МОО «ОАНБ» Лыонг Нгок Хуинь (доктор Ли), основатель Центра Восточной медицины, личный врач Президента Вьетнама, Доктор медицинских наук, Академик Академии медицинских наук Монголии ,основатель авторской шкоы боевых искусств «Лам.Шон.Донг»).
Không rõ ông Huỳnh bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ, rồi Tiến sĩ, đề tài gì, ở đâu mà mấy năm sau khi ra trường đã làm được điều đó nhanh đến thế?
Trang này cũng không cho biết Học viện OANB phong Giáo sư cho ông Lương Ngọc Huỳnh vào năm nào, với lý do gì.
Điều kỳ lạ, trong các bản tin về Hội nghị khoa học lần thứ 2 (30/11-1/12/2013), lần thứ 3 (6-7/12/2014) của Học viện này, tất cả những người khác được ghi đầy đủ là GS.TS, hay Viện sĩ (đa số là các Viện hàn lâm tư nhân).
Thì họ và tên ông Lương Ngọc Huỳnh bao chưa giờ được gắn với bất kỳ học hàm, học vị nào, ví dụ như GS. Thậm chí, các bản tin còn gọi ông Huỳnh là “vị khách từ Việt Nam”.
Theo như ông Huỳnh kể, ông là nhà khoa học, là GS do Liên bang Nga phong, tuy nhiên các trang tìm kiếm hàng đầu của Nga như Yandex, Rambler, hay Google.ru, khi chúng tôi gõ cụm từ “GS.Lương Ngọc Huỳnh” bằng tiếng Nga, kết quả tìm kiếm là... không có.
Ông Lương Ngọc Huỳnh là Viện sĩ của Viện gì?
Như đã viết trên, trang web của Học viện tư nhân OANB ghi ông Lương Ngọc Huỳnh là “Viện sĩ Viện hàn lâm y học Mông Cổ”.
Ông Huỳnh kể với một tờ báo Việt Nam "ông được Viện Hàn lâm Chiêm tinh Mông Cổ phong danh hiệu Viện sĩ".
Tớ báo khác (17/10/2010), và một tờ nữa (31/5/2011) cũng như nhiều báo, đều viết: Lương Ngọc Huỳnh được phong viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học Mông Cổ.
Một trang của Nga có tên "Đế chế sức khỏe", đó là tên Trung tâm y học phục hồi nơi ông Huỳnh làm việc, có giới thiệu ông là Viện sĩ "Viện hàn lâm quốc tế chiêm tinh và y học dân tộc Mông Cổ" (Академик «Международной академии астрологии и народной медицины» Монголии)
Không biết ông Huỳnh thật sự là Viện sĩ của Viện hàn lâm nào bên Mông Cổ?
Ngay từ cuối năm 2008, phóng viên một tờ báo nổi tiếng ở Việt Nam cũng ghi: Ông Huỳnh cho biết ông đã “được phong Viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm khoa học Mông Cổ”.
Và ông Huỳnh cho PV biết: Viện Hàn lâm Khoa học Mông cổ được 18 nước trên thế giới công nhận và có trụ sở chính ở Mỹ. Sau này, một số báo cũng viết như thế.
Chúng tôi tìm hiểu thì biết chính xác Viện Hàn lâm Khoa học Mông Cổ được thành lập từ năm 1961, và đương nhiên, nó đã, và hiện đang được đặt tại thủ đô Ulan Bator của nước này, ở địa chỉ Улаанбаатар 14200, Монгол улс Шуудангийн салбар 20А Харйцаг – 34.
Như vậy, không rõ Viện Hàn lâm khoa học Mông Cổ có trụ sở ở Mỹ là thuộc cơ quan nào quản lý?"
Trước những nghi vấn của độc giả, chúng tôi đã liên hệ với Chưởng môn Lâm Sơn Động - Lương Ngọc Huỳnh để làm rõ vấn đề. Bài viết về phản hồi của Lương Ngọc Huỳnh sẽ được đăng tải vào ngày mai.
Ông Lương Ngọc Huỳnh tỏ ra vô cùng ức chế khi bị nhiều người chỉ trích, thắc mắc những câu chuyện tưởng như đã rất hiển nhiên.
Trong bài “Lá thư từ Nga làm khó "kỳ nhân đuổi mưa" Lương Ngọc Huỳnh”, đã có rất nhiều nghi vấn của độc giả về bằng cấp Chưởng môn Lâm Sơn Động có được khi còn ở xứ Bạch Dương.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Lương Ngọc Huỳnh cho biết anh cảm thấy ức chế, khi có nhiều người tìm cách bới móc, chỉ trích mình. Về những vấn đề liên quan tới bằng cấp, anh khẳng định đều đã chia sẻ kĩ càng, công khai trên facebook cá nhân.
“Nếu còn ai muốn thắc mắc, cứ đến những nơi tôi được cấp bằng mà hỏi, đều có tên và địa chỉ rõ ràng tôi đã đăng trên facebook” – Chưởng môn Lâm Sơn Động nói.
Khi được hỏi về việc tại sao chia sẻ 3 lý do khác nhau dẫn tới chuyến sang Nga năm 2001, anh chia sẻ:
“Cả 3 lý do đó đều đúng. Đầu tiên ông Ngô Tất Tố liên hệ với tôi, rồi đại diện của Hội võ thuật VN tại Nga cũng về mời. Khi biết tôi sắp đi, phía Công ty Bảo long cũng bảo sang đó thì làm trưởng đại diện của họ".
Khi mới sang Nga, ông Ngọc Huỳnh đúng là có học y bên đó, nhưng không phải theo diện chính quy, mất 6 năm.
“Khi tôi sang đó, có làm việc ở bệnh viện Tổng thống - tên nó là như vậy, chứ không phải bệnh viện của Tổng thống Nga hay chỉ dành cho Tổng thống Nga.
Vì làm việc ở đó, nên bệnh viện có tạo điều kiện cho tôi học chuyển đổi, để có văn bằng phù hợp mà tác nghiệp. Lúc ở Việt Nam thì tôi cũng đã có giấy tờ hành nghề rồi.
Chuyện chuyển đổi bên đó thì cũng như ở nhà mình học tại chức vậy, thậm chí bên đó, tôi cũng không phải đến trường học. Quá trình chuyển đổi từ năm 2001 đến 2004".
Liên quan tới nghi vấn được Học viện xã hội An ninh Quốc gia Liên bang Nga phong hàm Giáo sư, chưa đợi hỏi, chưởng môn Ngọc Huỳnh cũng thẳng thắn chia sẻ:
“Đó là một tổ chức xã hội, không thuộc nhà nước Nga. Tuy nhiên tổ chức đó là do những vị tướng tá của Nga đứng ra thành lập, có vai trò cố vấn an ninh ở xứ Bạch Dương".
Cuối cùng, chưởng môn Ngọc Huỳnh cũng trả lời cả về nơi anh được phong hàm Viện sĩ:
"Đó là Viện Hàn lâm của Mông Cổ, giống như Đại học Bách khoa người ta sẽ nói là của Việt Nam. Còn nó có trực thuộc nhà nước hay không thì các bạn có thể trực tiếp sang đó hỏi".
Trong cuộc nói chuyện dài, Ngọc Huỳnh nhiều lần chia sẻ, anh cảm thấy không cần phải thanh minh với bất cứ ai về vấn đề bằng cấp của mình.
Chưởng môn Lâm Sơn Động cũng nhắc lại nhiều lần việc nếu có bất cứ ai vẫn hoài nghi, có thể đến Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, hay những nơi anh từng tham gia, để hỏi về vấn đề bằng cấp.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Lương Ngọc Huỳnh cho biết anh cảm thấy ức chế, khi có nhiều người tìm cách bới móc, chỉ trích mình. Về những vấn đề liên quan tới bằng cấp, anh khẳng định đều đã chia sẻ kĩ càng, công khai trên facebook cá nhân.
“Nếu còn ai muốn thắc mắc, cứ đến những nơi tôi được cấp bằng mà hỏi, đều có tên và địa chỉ rõ ràng tôi đã đăng trên facebook” – Chưởng môn Lâm Sơn Động nói.
Khi được hỏi về việc tại sao chia sẻ 3 lý do khác nhau dẫn tới chuyến sang Nga năm 2001, anh chia sẻ:
“Cả 3 lý do đó đều đúng. Đầu tiên ông Ngô Tất Tố liên hệ với tôi, rồi đại diện của Hội võ thuật VN tại Nga cũng về mời. Khi biết tôi sắp đi, phía Công ty Bảo long cũng bảo sang đó thì làm trưởng đại diện của họ".
Khi mới sang Nga, ông Ngọc Huỳnh đúng là có học y bên đó, nhưng không phải theo diện chính quy, mất 6 năm.
“Khi tôi sang đó, có làm việc ở bệnh viện Tổng thống - tên nó là như vậy, chứ không phải bệnh viện của Tổng thống Nga hay chỉ dành cho Tổng thống Nga.
Vì làm việc ở đó, nên bệnh viện có tạo điều kiện cho tôi học chuyển đổi, để có văn bằng phù hợp mà tác nghiệp. Lúc ở Việt Nam thì tôi cũng đã có giấy tờ hành nghề rồi.
Chuyện chuyển đổi bên đó thì cũng như ở nhà mình học tại chức vậy, thậm chí bên đó, tôi cũng không phải đến trường học. Quá trình chuyển đổi từ năm 2001 đến 2004".
Liên quan tới nghi vấn được Học viện xã hội An ninh Quốc gia Liên bang Nga phong hàm Giáo sư, chưa đợi hỏi, chưởng môn Ngọc Huỳnh cũng thẳng thắn chia sẻ:
“Đó là một tổ chức xã hội, không thuộc nhà nước Nga. Tuy nhiên tổ chức đó là do những vị tướng tá của Nga đứng ra thành lập, có vai trò cố vấn an ninh ở xứ Bạch Dương".
Lương Ngọc Huỳnh chia sẻ ảnh về Học viện xã hội An ninh Quốc gia Liên bang Nga.
"Đó là Viện Hàn lâm của Mông Cổ, giống như Đại học Bách khoa người ta sẽ nói là của Việt Nam. Còn nó có trực thuộc nhà nước hay không thì các bạn có thể trực tiếp sang đó hỏi".
Trong cuộc nói chuyện dài, Ngọc Huỳnh nhiều lần chia sẻ, anh cảm thấy không cần phải thanh minh với bất cứ ai về vấn đề bằng cấp của mình.
Chưởng môn Lâm Sơn Động cũng nhắc lại nhiều lần việc nếu có bất cứ ai vẫn hoài nghi, có thể đến Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, hay những nơi anh từng tham gia, để hỏi về vấn đề bằng cấp.
theo Trí Thức Trẻ
Bạn đọc có thể báo tin, gửi bài viết, clip, ảnh về email thethao@ttvn.vn để nhận nhuận bút cao trong vòng 24h.
"Ông già Ozon" dùng đàn gà để phản bác "kỳ nhân đuổi mưa"
"Ông già Ozon" Nguyễn Văn Khải
cho rằng, không cần ông Huỳnh đưa ra việc "đuổi mưa" vào 1h sáng 1/9 mà
ngay từ ngày 31/8, ông đã khẳng định, ngày 2/9 sẽ không mưa.
"Tôi đã dự đoán trước cả ông Huỳnh"
Xung quanh tuyên bố "đuổi mưa" cho ngày
Quốc khánh 2/9 ở Hà Nội của Võ sư, Giáo sư - Viện sỹ Lương Ngọc Huỳnh,
chúng tôi tiếp tục có cuộc trao đổi với người được mệnh danh là "ông già
Ozon" - TS Vật lý Nguyễn Văn Khải để ghi nhận ý kiến.
Ngay khi vừa nghe chúng tôi nhắc lại
tuyên bố "đuổi mưa" cho ngày 2/9 của GS Huỳnh, "ông già Ozon" Nguyễn Văn
Khải đã liên tục cười lớn.
Theo "ông già Ozon" thực tế, đúng là
trong ngày 2/9 thời tiết rất đẹp, mát mẻ và lễ diễu binh chào mừng Quốc
khánh đã diễn ra thành công.
Tuy nhiên, về việc dự báo thời tiết
không mưa trong ngày 2/9 thì không phải chờ đến khi GS Huỳnh đưa ra mà
ngay ngày 31/8, khi ngồi nói chuyện với bạn bè, TS Khải đã khẳng định
chắc chắn điều này.
"Tôi chẳng hô mưa hoán vũ gì cả,
nhưng ngay ngày 31/8, khi ngồi ăn cơm với một số người bạn, tôi đã khẳng
định là ngày 2/9 sẽ không mưa. Nếu ai không tin có thể đi hỏi những
người bạn ngồi ăn cùng tôi.
Còn tại sao tôi có thể nói được từ
ngày 31/8 là vì tôi theo dõi dự báo thời tiết qua ảnh mây vệ tinh. Nếu
hôm đó ta nhìn kỹ nữa sẽ thấy như dân gian truyền là "ráng mỡ gà thì
nắng, ráng mỡ trắng thì mưa", nắng chiều rất đẹp.
Do đó, chỉ cần nhìn là có thể đoán
được một phần thời tiết những ngày sau. Chưa kể, bản tin dự báo thời
tiết của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương phát đi cả nước
cũng nói rõ là ngày 2/9 không mưa", TS Khải nói.
Cũng theo TS Khải, gia đình ông nuôi rất
nhiều gà và trong những ngày đó, đàn gà nhà ông không hề lên chuồng hay
nhảy lên các nơi cao mà nằm dưới nền đất, nên đây cũng là một kinh
nghiệm để cho thấy trời sẽ không mưa.
Không hiểu kiến thức vật lý (?)
Trong giải thích của mình, GS Huỳnh cho
rằng, muốn giải quyết vấn đề mưa thì phải đẩy được cơn mưa ra ngoài bằng
cách tạo ra áp suất, bởi khi có sự chênh lệch áp suất trong không khí
thì nó sẽ tự di chuyển mây. Mây bay đi được hay không là do gió.
Về thông tin này, TS Nguyễn Văn Khải cho
rằng, đúng là muốn đẩy mây đi thì phải tạo ra gió và muốn có gió phải
tạo ra sự chênh lệch về áp suất.
Thế nhưng, để tạo chênh lệch áp suất thì
phải có một vùng bị đốt nóng hoặc bị lạnh đi. Nói cách khác là phải làm
nồng độ phân tầng ở chỗ nào rất thấp thì dồn vào hoặc từ chỗ rất cao
dồn đến.
"Về vật lý, chúng ta tưởng tượng cả
một bầu trời Hà Nội rộng như thế này, muốn tạo gió đuổi mây đi thì phải
có một vùng bị đốt nóng cực mạnh hoặc bị rất lạnh trải dài hàng trăm km,
ví dụ như ở Phú Yên hay Ninh Thuận...
Như vậy, ở đây, tôi muốn hỏi, ông
Huỳnh đã tạo chỗ nào không khí loãng để làm việc này? Ông đã hút hay ông
đã đốt nóng? Với bầu trời Hà Nội mênh mông thế thì ông đã phải hút một
khoảng mây rất lớn hoặc đốt một khu vực cực nóng.
Chưa kể, nếu hút không đều có thể
tạo thành xoáy. Tuy nhiên, nếu xem lại chúng ta sẽ thấy, cả nước ngày
hôm đó đều không có gió to. Rõ ràng ở đây, ông Huỳnh không hiểu kiến
thức vật lý nên mới tuyên bố như vậy!", TS Khải phân tích.
Cũng theo TS Khải, việc GS Huỳnh tuyên
bố "đuổi mưa" tức là có thể đuổi mây từ chỗ này sang chỗ kia, nói cách
khác có thể làm chỗ này nắng, chỗ kia mưa.
"Nên nếu sang năm có vùng nào đó của
chúng ta bị hạn hán thì chúng tôi sẽ nhớ điều này, để mời ông đến làm
mưa xem có làm được không", TS Khải đặt vấn đề.
Ông cho biết thêm, để tạo ra cơn mưa
trong phòng thí nghiệm thì có thể để chai nước vào tủ lạnh, sau đó cho
ra ngoài, hơi nước bắn xuống thành mưa.
"Nhưng để làm thí nghiệm mưa rộng bằng nhà tôi thôi thì đã rất khó rồi, còn để làm mưa cho cả một vùng thì là điều không tưởng.
Rõ ràng ở đây, ông Huỳnh không hiểu kiến thức vật lý ở cấp trung học, nhưng lại có những tuyên bố không chính xác", TS Khải nhấn mạnh.
Đồng thời, ông cũng đề nghị, nếu được,
GS Huỳnh có thể cùng ông đến một nơi nào đó như nhà hay văn phòng, quán
nào đó để làm một thí nghiệm nhỏ.
"Tôi sẽ treo cách trước mặt tôi hoặc
ông Huỳnh khoảng 2m một tấm vải mỏng và tôi chỉ đề nghị, ông dùng cách
nào để có thể điều khiển tấm vải đó bay về phía tôi hoặc ông.
Chỉ có vậy thôi còn cá nhân tôi nghĩ rằng, tôi không cần phải đối chất thêm", "ông già Ozon" đề nghị.
Nhận xét
Đăng nhận xét