MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 115
(ĐC sưu tầm trên NET)
(TNO) 'Lúc tài xế định rời khỏi hiện trường, tôi
thấy anh ta không tỉnh táo, đi loạng choạng. Sau khi cơ quan chức năng
đến hiện trường, tôi yêu cầu phải đo nồng độ cồn và test ma túy ngay với
tài xế này', anh Lê Văn Huynh, một trong những nạn nhân của xe 'điên'
container, kể lại.
Lặn bùn, vượt cạn
Sau dự án chế tạo tàu ngầm Trường Sa 1 gây sự chú ý của dư luận, doanh nhân người Thái Bình Nguyễn Quốc Hòa lại bắt tay thực hiện tiếp dự án chế tạo tàu ngầm mini có khả năng lặn bùn và vượt cạn, sử dụng nhiều công nghệ mới.
Dự án tàu ngầm mini này được ông Hòa bắt tay thực hiện từ tháng 10/2014 và có tên gọi là Hoàng Sa. Theo kế hoạch, con tàu mới này sẽ được tiến hành thử nghiệm vào tháng 10 tới. Hiện tại, ông Nguyễn Quốc Hòa vẫn đang cùng các cộng sự gấp rút hoàn thiện những công đoạn chế tạo và lắp ráp cuối cùng.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Quốc Hòa cho biết, so với tàu ngầm Trường Sa 1 thì tàu ngầm mới này có nhiều tính năng vượt trội hơn. Tàu có trọng lượng khoảng 9 tấn, vỏ ngoài được chế tạo bằng thép cường lực cao. Bên trong sử dụng động cơ hiện đại hơn. Đặc biệt, toàn bộ hệ thống lái tập trung trước mặt người lái tàu, giúp việc điều khiển thuận tiện, dễ dàng hơn.
Ngoài ra, theo thiết kế, tàu ngầm mini Hoàng Sa có thể vượt qua bùn, bãi cạn nhờ hệ thống vít và trục xoắn ở dưới bụng con tàu.
Doanh nhân người Thái Bình này cho hay: “Tàu ngầm Hoàng Sa chắc chắn sẽ khắc phục được những nhược điểm mà tàu ngầm Trường Sa mắc phải. Đặc biệt, toàn bộ thiết bị của con tàu cũng do Việt Nam sản xuất và chế tạo …”. Tuy nhiên khi hỏi cụ thể về các thông số kỹ thuật cũng như công nghệ sử dụng trong việc chế tạo tàu ngầm mới này, ông Hòa từ chối tiết lộ. Doanh nhân người Thái Bình này nói: “Đến giờ phút này tôi muốn tập trung chế tạo con tàu. Khi nào các công đoạn thiết kế, lắp ráp cuối cùng được hoàn thiện, chắc chắn tôi sẽ công bố và tiến hành thử nghiệm rộng rãi…”.
Được biết, tàu ngầm Hoàng Sa được ông Hòa trang bị thêm một số thiết bị mới như hệ thống camera quan sát, máy tính dẫn đường, tự động phát ra cảnh báo khi gặp chướng ngại vật.
Bước đầu thử nghiệm thành công
Thời gian này, doanh nhân người Thái Bình đang tiến hành thử nghiệm tính năng lặn, chức năng liên lạc thủy âm, camera quang học… của tàu ngầm Hoàng Sa trong bể ngầm. Bể có chiều sâu 4m, dài 9,5m và chiều ngang là 3,5m vừa đủ đặt lọt thỏm con tàu. Bước đầu thử nghiệm trong nước, tàu ngầm mini hoạt động tốt, thời gian lặn khá lâu. Tuy nhiên, ông Hòa vẫn đang tiếp tục chỉnh sửa, nâng cấp một số bộ phận bên trong để phù hợp với các điều kiện thời tiết và môi trường.
Tổng chi phí nghiên cứu, chế tạo tàu ngầm mới này lớn hơn nhiều so với việc chế tạo tàu ngầm Trường Sa 1. Ông Hòa cho hay: “Năm nay, tôi bỏ toàn bộ chi phí cho việc chế tạo và thiết kế động cơ của tàu ngầm nên khá tốn kém. Đây là một con tàu rất đặc biệt, được tôi đầu tư nhiều công sức nên sẽ có nhiều tính năng vượt trội…”.
Doanh nhân người Thái Bình cũng bật mí, tàu ngầm Hoàng Sa được thiết kế với mong muốn có thể sử dụng vào mục đích quân sự cũng như hỗ trợ sản xuất, đánh bắt cá của bà con ngư dân. Với việc chế tạo và sản xuất tàu ngầm mini, ông Hòa hi vọng sẽ tạo ra cái nhìn mới về nghành công nghệ chế tạo tàu ngầm ở Việt Nam.
“Một con tàu chưa thành công, hai con tàu chưa thành công thì chắc chắn đến cái thứ 3, thứ 4 sẽ thành công. Việc quan tâm của dư luận vào các dự án của tôi chứng tỏ ngành công nghiệp này ở Việt Nam rất triển vọng. Tôi hi vọng một lúc nào đấy, Việt Nam có thể tự mình tạo ra những chiếc tàu ngầm hiện đại chứ không phải chỉ nhập từ nước ngoài về…”.
Ông Hòa cũng cho biết, hiện tại tàu ngầm Trường Sa 1 do ông chế tạo vào năm 2013 đang được một đơn vị tiếp nhận và nghiên cứu.
Vào năm 2013 dư luận từng “dậy sóng” khi ông Hòa tuyên bố chế tạo tàu ngầm thành công khi sử dụng công nghệ AIP và trang bị hai động cơ 90Hp. Nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực cơ khí đã bày tỏ nghi ngại và cho rằng những điều doanh nhân Thái Bình này tuyên bố là “phi thực tế”, không có cơ sở và vượt xa thực tiễn ở Việt Nam.
Nguyễn Hùng/VOV.VN
Theo AFP, đại sứ Sergei Andreev đã cáo buộc Ba Lan - quốc gia có thiệt hại lớn nhất về người xét theo tỷ lệ dân số - đã "ngăn trở liên minh chống phát xít" nên "cũng phải chịu trách nhiệm về Chiến tranh Thế giới thứ hai."
Những phát biểu trên cũng đã gây ra phản ứng dữ dội từ phía Ba Lan, nói rằng bình luận của đại sứ Nga gây tổn hại nghiêm trọng đến quan hệ hai nước, vốn đã xấu đi nhiều từ sau khi xảy ra cuộc chiến tại Ukraine.
"Những gì được đại diện cao nhất của nhà nước Nga tại Ba Lan trình bày đã thách thức sự thực lịch sử," thông cáo của Bộ Ngoại giao Ba Lan viết.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, có khoảng 6 triệu người Ba Lan, trong đó có hơn 3 triệu người Do Thái đã bị giết hại, chiếm hơn 1/6 dân số nước này trước chiến tranh.
Tuyên bố của ông Andreev đưa ra sau khi Ba Lan có kế hoạch hạ bức tượng Tướng Ivan Chernyakhovsky, anh hùng trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Bộ Ngoại giao Nga cũng đã triệu đại sứ Ba Lan ở Moskva là ông Pelczynska-Nalecz, tới để phản đối việc Warsaw dỡ bỏ bức tượng đặt tại thành phố Pieniezno./.
"Theo chẩn đoán y tế, bà Hà Thúy Linh bị tổn thương tuyến tụy và vỡ
thực tràng 12 do ngoại lực tác động…” - công điện khẩn số 2015/682, ngày
23-9-2015 của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc cho
biết.
Chiều 26-9, luật sư Trương Quang Quý, người nhận tư vấn pháp lý cho Công ty TNHH Hà Linh, hiện ông được ủy quyền điều hành mọi hoạt động công ty này, cho biết có thể các đối tượng đã có dã tâm sát hại bà Hà Thúy Linh từ trước.
“Qua nội dung công điện của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu cho thấy bà Linh ngoài bị bỏ thuốc mê còn bị đánh đập tạo ra những vết thương nặng, đó có thể là nguyên nhân chính dẫn đến việc bà bị tử vong. Nếu đây là vụ cướp tài sản đơn thuần thì khi bà Linh bị bỏ thuốc mê, bất tỉnh là các đối tượng dễ dàng đạt được mục đích phạm tội.
"Không việc gì phải đánh đập, gây thương tích cho nạn nhân” - Luật sư Quý phân tích.
Theo luật sư Trương Quang Quý, một manh mối đáng chú ý cần được cơ quan chức năng nước sở tại tập trung điều tra, làm rõ nguyên nhân cái chết của bà Hà Thúy Linh là “người bạn hàng”.
Tại sao hai người cùng vào quán uống nước mà chỉ có mình bà Linh bị trúng thuốc mê? Bị đánh đập? Tại sao người đi cùng không việc gì? Hiện nay người đó ở đâu? Đó là những câu hỏi được ông Quý đặt ra.
Vị luật sư này cũng cho biết, trước khi sang Trung Quốc ký kết hợp đồng, mở rộng thị trường tiêu thụ trà ôlong, bà Hà Thúy Linh đã có một số lần đàm phán với khách hàng Trung Quốc tại TP. HCM.
Sau khi các bên đạt được những thỏa thuận, ông Trương Quang Quý được giao soạn thảo một hợp đồng bằng tiếng Việt (sau đó được dịch thành tiếng Trung Quốc). Tại hợp đồng này mục bên mua hàng (trà) bị bỏ trống mà theo bà Hà Thúy Linh khi đó cho biết là sang Trung Quốc mới điền thông tin, đó là yêu cầu của đối tác.
Thông tin mới nhất mà ông Trương Quang Quý nhận được, đến ngày 26-9, người nhà vẫn chưa được tiếp cận thi thể bà Hà Thúy Linh bởi phải chờ làm thủ tục hành chính cũng như chờ nhà chức trách sở tại tiến hành khám nghiệp tử thi.
Hiện xác nạn nhân đang được bảo quản tại Nhà tang lễ TP Đông Quán, tỉnh Quảng Đông.
Bà Hà Thúy Linh, sinh năm 1970, quê ở TP Cao Lãnh (Đồng Tháp), xuất phát từ một hướng dẫn viên du lịch, chuyên thông dịch tiếng Trung Quốc cho du khách. Năm 2002, bà kết hôn với một người Đài Loan. Cả hai có Công ty TNHH Haiyih, chuyên sản xuất, chế biến và xuất khẩu chè ôlong sang thị trường Đài Loan.
Thời gian này, chồng bà làm giám đốc, bà làm phó giám đốc. Năm 2008, Hà Thúy Linh tách khỏi HaiYih để thành lập doanh nghiệp riêng có tên là Công ty TNHH Hà Linh, chuyên sản xuất và chế biến trà olong cao cấp sau khi quan hệ vợ chồng có nhiều rạn nứt rồi ly hôn.
Hai công ty này đều có vùng sản xuất nguyên liệu tại các xã Xuân Trường, Trạm Hành (Đà Lạt), được xem là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau nhiều năm qua.
THẠCH THẢO
Tòa nhà 17 tầng cao hơn Lăng Hồ Chủ tịch như thế nào
Từ công trình 17 tầng ở số 8B Lê
Trực có thể bao quát toàn bộ khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tòa nhà
Quốc hội, tòa nhà Văn phòng Quốc hội.
Xe 'điên' container lao thẳng vào đám đông chờ đèn đỏ: Nghi vấn tài xế chơi hàng đá
26/09/2015
(TNO) 'Lúc tài xế định rời khỏi hiện trường, tôi
thấy anh ta không tỉnh táo, đi loạng choạng. Sau khi cơ quan chức năng
đến hiện trường, tôi yêu cầu phải đo nồng độ cồn và test ma túy ngay với
tài xế này', anh Lê Văn Huynh, một trong những nạn nhân của xe 'điên'
container, kể lại.
Chúng tôi đã liên hệ anh Lê Văn Huynh, người may mắn thoát chết
trong gang tấc khi ngồi trên chiếc ô tô bị húc văng hơn 20 mét trong vụ
tai nạn "xe điên container đại náo quận 7".
Anh Huynh bàng hoàng nhớ lại:“Lúc tôi đang dừng đèn đỏ còn khoảng 5
giây thì bất ngờ chiếc container lao nhanh như chớp khiến tôi không kịp
trở tay. Cú đâm mạnh khiến tôi choáng váng, khi tôi tỉnh dậy thì thấy
xe mình văng xa khoảng 20 mét. May mà tôi thắt dây an toàn và chiếc xe
đâm vào mép phải bánh xe trước nếu đâm trực diện thì chắc tôi không sống
nổi. Bây giờ nghĩ lại tôi thấy rùng mình thật, cảm giác như mình được
tái sinh”.
Anh Huynh cũng cho biết thêm, khi tài xế xe container cố rời khỏi hiện trường, anh Huynh cùng người dân đã giữ tài xế và gọi lực lượng công an đến hiện trường.
“Lúc đó thấy anh tài xế này đi loạng choạng, thần thái bất ổn. Tôi
nghi anh ta sử dụng chất kích thích. Ngay sau đó, tôi yêu cầu công an đo
nồng độ cồn và xét nghiệm thử anh ta có sử dụng chất ma túy
không. Tôi hoạt động trong ngành y, có điều kiện nghiên cứu về người sử
dụng các loại chất kích thích, nên biết rất rõ” anh Huynh nói.
Theo lời kể của anh Huynh, một tài xế khác, bạn với tài xế xe
'điên' container, nói với anh rằng: “Thằng cha này chơi hàng đá chắc
luôn”.
Cùng với anh Huynh, hai nạn nhân bị thương nặng trong vụ tai nạn
trên là cha con ông Nguyễn Văn Hiếu (SN1963, ngụ Quận 7, TP.HCM). Ông
Hiếu được Bệnh viện Pháp Việt chuyển đến khoa Cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy
lúc 12 giờ ngày 24.9, sau đó được chuyển đến khoa Ngoại Chấn thương
chỉnh hình của Bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị.
Chiều 25.9, bác sĩ Phạm Thanh Việt, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng Hợp
Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết: Bệnh nhân là ông Nguyễn Văn Hiếu bị
container “điên” đâm khi dừng đèn đỏ trên đường Nguyễn Văn Linh. Bệnh
nhân bị gãy bên trái xương chậu, rất may là không phải phẫu thuật mà chỉ
cần điều trị bằng cách nằm nghỉ tại giường và uống thuốc theo toa. Từ
sáng 25.9, tình trạng bệnh nhân đã ổn định và được xuất viện điều trị
tại nhà.
Còn cháu Nguyễn Công Hiển (13 tuổi) con trai ông Hiếu cũng bị thương
nặng đang được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Hiện tại tình trạng
sức khỏe ổn định, tuy nhiên vẫn đang được bác sĩ theo dõi.
Hoài Nhơn - Viên An
Doanh nhân Thái Bình chế tạo tàu ngầm mini lặn bùn, vượt cạn
Sau dự án chế tạo tàu ngầm Trường Sa 1 gây sự chú ý của dư luận, doanh nhân người Thái Bình Nguyễn Quốc Hòa lại bắt tay thực hiện tiếp dự án chế tạo tàu ngầm mini có khả năng lặn bùn và vượt cạn, sử dụng nhiều công nghệ mới.
Dự án tàu ngầm mini này được ông Hòa bắt tay thực hiện từ tháng 10/2014 và có tên gọi là Hoàng Sa. Theo kế hoạch, con tàu mới này sẽ được tiến hành thử nghiệm vào tháng 10 tới. Hiện tại, ông Nguyễn Quốc Hòa vẫn đang cùng các cộng sự gấp rút hoàn thiện những công đoạn chế tạo và lắp ráp cuối cùng.
Khoang lái của tàu ngầm Hoàng Sa (Ảnh: Quốc Hòa)
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Quốc Hòa cho biết, so với tàu ngầm Trường Sa 1 thì tàu ngầm mới này có nhiều tính năng vượt trội hơn. Tàu có trọng lượng khoảng 9 tấn, vỏ ngoài được chế tạo bằng thép cường lực cao. Bên trong sử dụng động cơ hiện đại hơn. Đặc biệt, toàn bộ hệ thống lái tập trung trước mặt người lái tàu, giúp việc điều khiển thuận tiện, dễ dàng hơn.
Ngoài ra, theo thiết kế, tàu ngầm mini Hoàng Sa có thể vượt qua bùn, bãi cạn nhờ hệ thống vít và trục xoắn ở dưới bụng con tàu.
Doanh nhân người Thái Bình này cho hay: “Tàu ngầm Hoàng Sa chắc chắn sẽ khắc phục được những nhược điểm mà tàu ngầm Trường Sa mắc phải. Đặc biệt, toàn bộ thiết bị của con tàu cũng do Việt Nam sản xuất và chế tạo …”. Tuy nhiên khi hỏi cụ thể về các thông số kỹ thuật cũng như công nghệ sử dụng trong việc chế tạo tàu ngầm mới này, ông Hòa từ chối tiết lộ. Doanh nhân người Thái Bình này nói: “Đến giờ phút này tôi muốn tập trung chế tạo con tàu. Khi nào các công đoạn thiết kế, lắp ráp cuối cùng được hoàn thiện, chắc chắn tôi sẽ công bố và tiến hành thử nghiệm rộng rãi…”.
Theo ông Nguyễn Quốc Hòa, tàu
ngầm mới có những cải tiến vượt trội so với tàu Trường Sa 1 được chế tạo
vào năm 2013 (Ảnh: Quốc Hòa)
Được biết, tàu ngầm Hoàng Sa được ông Hòa trang bị thêm một số thiết bị mới như hệ thống camera quan sát, máy tính dẫn đường, tự động phát ra cảnh báo khi gặp chướng ngại vật.
Bước đầu thử nghiệm thành công
Thời gian này, doanh nhân người Thái Bình đang tiến hành thử nghiệm tính năng lặn, chức năng liên lạc thủy âm, camera quang học… của tàu ngầm Hoàng Sa trong bể ngầm. Bể có chiều sâu 4m, dài 9,5m và chiều ngang là 3,5m vừa đủ đặt lọt thỏm con tàu. Bước đầu thử nghiệm trong nước, tàu ngầm mini hoạt động tốt, thời gian lặn khá lâu. Tuy nhiên, ông Hòa vẫn đang tiếp tục chỉnh sửa, nâng cấp một số bộ phận bên trong để phù hợp với các điều kiện thời tiết và môi trường.
Tổng chi phí nghiên cứu, chế tạo tàu ngầm mới này lớn hơn nhiều so với việc chế tạo tàu ngầm Trường Sa 1. Ông Hòa cho hay: “Năm nay, tôi bỏ toàn bộ chi phí cho việc chế tạo và thiết kế động cơ của tàu ngầm nên khá tốn kém. Đây là một con tàu rất đặc biệt, được tôi đầu tư nhiều công sức nên sẽ có nhiều tính năng vượt trội…”.
Bể ngầm được ông Hòa xây dựng để thử nghiệm các tính năng của con tàu (Ảnh: Quốc Hòa)
Doanh nhân người Thái Bình cũng bật mí, tàu ngầm Hoàng Sa được thiết kế với mong muốn có thể sử dụng vào mục đích quân sự cũng như hỗ trợ sản xuất, đánh bắt cá của bà con ngư dân. Với việc chế tạo và sản xuất tàu ngầm mini, ông Hòa hi vọng sẽ tạo ra cái nhìn mới về nghành công nghệ chế tạo tàu ngầm ở Việt Nam.
“Một con tàu chưa thành công, hai con tàu chưa thành công thì chắc chắn đến cái thứ 3, thứ 4 sẽ thành công. Việc quan tâm của dư luận vào các dự án của tôi chứng tỏ ngành công nghiệp này ở Việt Nam rất triển vọng. Tôi hi vọng một lúc nào đấy, Việt Nam có thể tự mình tạo ra những chiếc tàu ngầm hiện đại chứ không phải chỉ nhập từ nước ngoài về…”.
Trước đó, tàu ngầm Trường Sa 1 do ông Hòa chế tạo vào năm 2013 từng khiến dư luận dậy sóng (Ảnh: Quốc Hòa)
Ông Hòa cũng cho biết, hiện tại tàu ngầm Trường Sa 1 do ông chế tạo vào năm 2013 đang được một đơn vị tiếp nhận và nghiên cứu.
Vào năm 2013 dư luận từng “dậy sóng” khi ông Hòa tuyên bố chế tạo tàu ngầm thành công khi sử dụng công nghệ AIP và trang bị hai động cơ 90Hp. Nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực cơ khí đã bày tỏ nghi ngại và cho rằng những điều doanh nhân Thái Bình này tuyên bố là “phi thực tế”, không có cơ sở và vượt xa thực tiễn ở Việt Nam.
Hà Trang
Việt Nam kiên quyết phản đối Trung Quốc xây dựng ở Trường Sa và Hoàng Sa
Việt
Nam khẳng định mọi hoạt động xây dựng của nước ngoài trên các đảo đá,
bãi ở Hoàng Sa và Trường Sa, mà không được phép của Hà Nội, đều phi pháp
và vô giá trị.
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng. Ảnh: Quý Đoàn
|
"Một lần nữa chúng tôi tuyên bố, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp
lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa", Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng hôm nay trả
lời câu hỏi của phóng viên, về phản ứng của Việt Nam đối với phát biểu
trả lời phỏng vấn báo chí Mỹ gần đây của lãnh đạo Trung Quốc, liên quan
đến quần đảo Trường Sa.
Ông Tập Cận Bình hôm qua ngang nhiên cho rằng Trung Quốc duy trì
chủ quyền với các vùng lãnh thổ ở Biển Đông, nơi nước này xây các đường
băng trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ông Tập còn nói
các đảo ở Biển Đông "từ thời xa xưa đã là lãnh thổ Trung Quốc", nên tự
cho rằng nước này có quyền và lợi ích hàng hải hợp pháp.
Lãnh đạo Trung Quốc cũng ngang nhiên nói việc xây dựng trên quần đảo
Trường Sa không ảnh hưởng đến bất cứ nước nào, và Bắc Kinh không theo
đuổi việc quân sự hoá các đảo.
"Mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài trên các đảo đá, bãi ở
khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được phép của chính phủ
Việt Nam là hoàn toàn phi pháp và vô giá trị", Phó phát ngôn Bộ Ngoại
giao Việt Nam khẳng định
"Việt Nam kiên quyết phản đối các hành động nói trên và đề nghị các bên
liên quan nghiêm túc thực hiện DOC, đóng góp thiết thực vào việc duy
trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông", bà Hằng nhấn mạnh.
Phương Vũ
Hỗ trợ sinh viên Việt Nam trong vụ tai nạn xe bus tại Seattle, Hoa Kỳ
VOV.VN - Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco
đang phối hợp với các cơ quan chức năng sở tại để làm các thủ tục hỗ trợ
sinh viên Việt Nam gặp nạn.
Ngay
sau khi nhận được thông tin liên quan đến vụ tai nạn giao thông nghiêm
trọng xảy ra tại Seattle (Hoa Kỳ) ngày 24/9, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco khẩn trương tìm hiểu những
thông tin liên quan đến sinh viên Việt Nam gặp nạn, cử ngay đoàn cán bộ
do Phó Tổng Lãnh sự Cao Vũ Mai dẫn đầu đến hiện trường để phối hợp với
các cơ quan chức năng sở tại tiến hành các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ đối
với những sinh viên này.
Hiện trường vụ tai nạn tại Seattle. Ảnh: AP |
Theo thông tin mới
nhất, hiện không có sinh viên Việt Nam thiệt mạng. Trong số 4 sinh viên
Việt Nam bị thương, 3 sinh viên đã ra viện và sinh viên còn lại đang dần
hồi phức sức khoẻ.
Tổng Lãnh sự quán Việt
Nam đang phối hợp với các cơ quan chức năng sở tại cùng đại diện trường
North Seattle Community College làm các thủ tục để gia đình, người thân
có thể sang thăm các em trong theo nguyện vọng của gia đình.
Đại diện Tổng Lãnh sự
quán Việt Nam tại San Francisco cũng sẽ làm việc với Giám đốc Phòng sinh
viên quốc tế của trường North Seattle Community College để làm các thủ
tục hỗ trợ sinh viên Việt Nam.
Các gia đình có con, em
tham gia chương trình trao đổi và học tập với trường North Seattle
Community College cần biết thêm thông tin xin liên hệ vào đường dây
nóng: 415-425-0228 hoặc gọi điện trực tiếp đến số điện thoại: Phó Tổng
Lãnh sự Cao Vũ Mai: + 1 (415) 645 3198; Phó lãnh sự Phạm Ngọc Cường: + 1
(415) 309 7238./.
Đại sứ Nga: Ba Lan cũng phải chịu trách nhiệm về Thế chiến II
Tuyên
bố của ông Andreev đưa ra sau khi Ba Lan có kế hoạch hạ bức tượng
Tướng Ivan Chernyakhovsky, anh hùng trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ
đại.
Đại sứ Nga tại Ba Lan vừa tuyên bố Warsaw cũng phải chịu trách nhiệm
về Chiến tranh Thế giới thứ hai, gây nên làn sóng phản đối tại quốc gia
được xem là nạn nhân lớn nhất của cuộc chiến.Theo AFP, đại sứ Sergei Andreev đã cáo buộc Ba Lan - quốc gia có thiệt hại lớn nhất về người xét theo tỷ lệ dân số - đã "ngăn trở liên minh chống phát xít" nên "cũng phải chịu trách nhiệm về Chiến tranh Thế giới thứ hai."
Những phát biểu trên cũng đã gây ra phản ứng dữ dội từ phía Ba Lan, nói rằng bình luận của đại sứ Nga gây tổn hại nghiêm trọng đến quan hệ hai nước, vốn đã xấu đi nhiều từ sau khi xảy ra cuộc chiến tại Ukraine.
"Những gì được đại diện cao nhất của nhà nước Nga tại Ba Lan trình bày đã thách thức sự thực lịch sử," thông cáo của Bộ Ngoại giao Ba Lan viết.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, có khoảng 6 triệu người Ba Lan, trong đó có hơn 3 triệu người Do Thái đã bị giết hại, chiếm hơn 1/6 dân số nước này trước chiến tranh.
Tuyên bố của ông Andreev đưa ra sau khi Ba Lan có kế hoạch hạ bức tượng Tướng Ivan Chernyakhovsky, anh hùng trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Bộ Ngoại giao Nga cũng đã triệu đại sứ Ba Lan ở Moskva là ông Pelczynska-Nalecz, tới để phản đối việc Warsaw dỡ bỏ bức tượng đặt tại thành phố Pieniezno./.
Bà Hà Thúy Linh đã bị âm mưu sát hại từ trước?
TTO - "Bà Hà Thúy Linh được bạn
hàng buôn bán mời uống nước sau đó hôn mê và bị cướp toàn bộ tài sản, hộ
chiếu. Sau đó, bà được đưa tới bệnh viện cấp cứu tuy nhiên không qua
khỏi, tử vong vào sáng sớm ngày 22-9".
Bà Hà Thuý Linh tại một sự kiện được tổ chức tại TP. Đà Lạt - Ảnh: Lâm Thiên |
Chiều 26-9, luật sư Trương Quang Quý, người nhận tư vấn pháp lý cho Công ty TNHH Hà Linh, hiện ông được ủy quyền điều hành mọi hoạt động công ty này, cho biết có thể các đối tượng đã có dã tâm sát hại bà Hà Thúy Linh từ trước.
“Qua nội dung công điện của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu cho thấy bà Linh ngoài bị bỏ thuốc mê còn bị đánh đập tạo ra những vết thương nặng, đó có thể là nguyên nhân chính dẫn đến việc bà bị tử vong. Nếu đây là vụ cướp tài sản đơn thuần thì khi bà Linh bị bỏ thuốc mê, bất tỉnh là các đối tượng dễ dàng đạt được mục đích phạm tội.
"Không việc gì phải đánh đập, gây thương tích cho nạn nhân” - Luật sư Quý phân tích.
Theo luật sư Trương Quang Quý, một manh mối đáng chú ý cần được cơ quan chức năng nước sở tại tập trung điều tra, làm rõ nguyên nhân cái chết của bà Hà Thúy Linh là “người bạn hàng”.
Tại sao hai người cùng vào quán uống nước mà chỉ có mình bà Linh bị trúng thuốc mê? Bị đánh đập? Tại sao người đi cùng không việc gì? Hiện nay người đó ở đâu? Đó là những câu hỏi được ông Quý đặt ra.
Vị luật sư này cũng cho biết, trước khi sang Trung Quốc ký kết hợp đồng, mở rộng thị trường tiêu thụ trà ôlong, bà Hà Thúy Linh đã có một số lần đàm phán với khách hàng Trung Quốc tại TP. HCM.
Sau khi các bên đạt được những thỏa thuận, ông Trương Quang Quý được giao soạn thảo một hợp đồng bằng tiếng Việt (sau đó được dịch thành tiếng Trung Quốc). Tại hợp đồng này mục bên mua hàng (trà) bị bỏ trống mà theo bà Hà Thúy Linh khi đó cho biết là sang Trung Quốc mới điền thông tin, đó là yêu cầu của đối tác.
Thông tin mới nhất mà ông Trương Quang Quý nhận được, đến ngày 26-9, người nhà vẫn chưa được tiếp cận thi thể bà Hà Thúy Linh bởi phải chờ làm thủ tục hành chính cũng như chờ nhà chức trách sở tại tiến hành khám nghiệp tử thi.
Hiện xác nạn nhân đang được bảo quản tại Nhà tang lễ TP Đông Quán, tỉnh Quảng Đông.
Bà Hà Thúy Linh, sinh năm 1970, quê ở TP Cao Lãnh (Đồng Tháp), xuất phát từ một hướng dẫn viên du lịch, chuyên thông dịch tiếng Trung Quốc cho du khách. Năm 2002, bà kết hôn với một người Đài Loan. Cả hai có Công ty TNHH Haiyih, chuyên sản xuất, chế biến và xuất khẩu chè ôlong sang thị trường Đài Loan.
Thời gian này, chồng bà làm giám đốc, bà làm phó giám đốc. Năm 2008, Hà Thúy Linh tách khỏi HaiYih để thành lập doanh nghiệp riêng có tên là Công ty TNHH Hà Linh, chuyên sản xuất và chế biến trà olong cao cấp sau khi quan hệ vợ chồng có nhiều rạn nứt rồi ly hôn.
Hai công ty này đều có vùng sản xuất nguyên liệu tại các xã Xuân Trường, Trạm Hành (Đà Lạt), được xem là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau nhiều năm qua.
Vụ giẫm đạp ở thánh địa Mecca: Số người chết lên đến 2.000 người
VOV.VN - Đã có tới 2.000 người chết trong vụ giẫm đạp kinh hoàng ở thánh địa Mecca, theo nguồn tin từ giới chức Saudi Arabia.
Tổ chức Hành
hương Haji của Iran trích dẫn nguồn tin từ các quan chức Saudi Arabia
cho biết, số người thiệt mạng trong thảm họa giẫm đạp xảy ra bên ngoài
thánh địa Mecca của Saudi Arabia đã lên đến 2.000 người.
Ông Said Ohadi, người đứng đầu tổ chức hành
hương Haji cho biết, hiện tại chính phủ Iran đã thành lập 4 ủy ban có
nhiệm vụ điều tra những người hành hương Iran bị thương trong thảm họa
này.
Iran cũng triển khai hai máy bay vận chuyển thi thể các nạn nhân Iran bị thiệt mạng về nước sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý. Việc đưa thi thể nạn nhân về nước dự kiến diễn ra vào ngày 28-29/9 tới đây.
Theo Tổ chức Hành hương Haji, có khoảng 131 người Iran đã thiệt mạng, 80 người khác bị thương và 366 người bị mất tích trong thảm họa giẫm đạp vừa qua.
Cũng trong ngày hôm qua, chính phủ Iran đã triệu tập đại biện lâm thời của Saudi Arabia để yêu cầu Saudi Arabia hợp tác đưa thi thể của các nạn nhân người Iran về nước và tiến hành chữa trị cho những người bị thương./.
Những người bị thương trong vụ giẫm đạp vừa qua ở Mecca. Ảnh: AP. |
Iran cũng triển khai hai máy bay vận chuyển thi thể các nạn nhân Iran bị thiệt mạng về nước sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý. Việc đưa thi thể nạn nhân về nước dự kiến diễn ra vào ngày 28-29/9 tới đây.
Theo Tổ chức Hành hương Haji, có khoảng 131 người Iran đã thiệt mạng, 80 người khác bị thương và 366 người bị mất tích trong thảm họa giẫm đạp vừa qua.
Cũng trong ngày hôm qua, chính phủ Iran đã triệu tập đại biện lâm thời của Saudi Arabia để yêu cầu Saudi Arabia hợp tác đưa thi thể của các nạn nhân người Iran về nước và tiến hành chữa trị cho những người bị thương./.
Nhận xét
Đăng nhận xét