Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

SIÊU QUẬY 38

(ĐC sưu tầm trên NET)

Bạch Công Tử, tay chơi bậc nhất trời Nam

Ăn chơi nhất xứ Nam Kỳ những năm 1920 -1930 phải kể đến hai nhân vật nổi đình nổi đám là Hắc Công Tử và Bạch Công Tử.Nhưng trong khi Hắc Công Tử vẫn duy trì được cuộc sống phong lưu xa hoa cho tới lúc chết, chỉ đến đời hậu thế mới phải chịu cảnh khánh kiệt, thì Bạch Công Tử đã phải nếm trải cảnh “lên voi, xuống chó” từ khi còn khá trẻ. Những ngày cuối đời bên bàn đèn thuốc phiện cộng với hệ lụy từ đam mê tửu sắc đã khiến “ông hoàng phong lưu” một thuở rơi vào cảnh bi thảm, đến chết không mảnh đất chôn thây.
Ông hoàng giữa Paris tráng lệ
Thời ấy, cha của Bạch Công Tử là ông Đốc phủ Lê Công Sủng, người làng Điểu Hòa, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc phường 3, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) nổi tiếng giàu có tột bậc và có thế lực trong vùng. Năm 1909, ông Đốc phủ Sủng được cử đi dự hội chợ bên Pháp. Trong chuyến đi ấy, ông Sủng đã gửi gắm cậu con trai quý tử Lê Công Phước đi du học sang Pháp với mong muốn sau này trở về sẽ làm rạng danh dòng tộc. Nhưng ông đâu ngờ, khi sang bên kia trời Tây, cậu Tư Phước như “chim sổ lồng” chỉ lo thỏa chí ăn chơi, mải mê “chinh chiến và yêu đương”. Vì thế, gần 40 năm sau ngày Đốc phủ Sủng qua đời, gia sản kếch xù ông để lại cho cậu thừa kế cũng lần lượt đội nón ra đi.
Trong dòng hồi ức qua những câu chuyện được cha là ông Nguyễn Hoàng Phi (từng là tài xế cho cậu Phước –PV) kể lại, ông Sáu Hiệp còn nhớ: “Sau khi ông Đốc phủ Sủng mới mất, để thỏa chí ăn chơi, trong túi tiền bạc lúc nào cũng rủng rỉnh, cậu Tư đã cùng với gánh hát Phước Cương qua Pháp biễu diễn. Cậu đem theo một đầu bếp riêng để qua bên đó nấu ăn cho cậu nhưng chỉ duy nhất bữa trưa. Bởi các bữa ăn còn lại đều được diễn ra ở những nơi sang trọng nhất Paris”.
công-tủ. hắc, bạch, bạc-liêu, tieenfgiang, ăn-choi, phá-sản
Ông Sáu Hiệp - con của ông Nguyễn Hoàng Phi (từng là tài xế cho cậu Phước)
Tại Paris hoa lệ, cậu Tư nhanh chóng kết thân với giới quý tộc ở Pháp và nhờ đó, phong cách ăn chơi của cậu cũng rất “châu Âu”. Trong suốt hai năm từ 1931 – 1932, cậu Tư được giới ăn chơi quý tộc ở Pháp tôn sùng là “ông hoàng” và gọi bằng cái tên rất “Tây”: George Phước.
Tỏ ra là một “tay chơi” thời thượng và đẳng cấp, George Phước thuê hẳn một phòng đặc biệt tại khách sạn ở trung tâm Paris để ở dài hạn. Mỗi ngày, cậu Tư mặc một bộ quần áo khác nhau được may từ loại vải đắt tiền nhất ở Pháp lúc bấy giờ để không phải “đụng hàng”, phong cách rất đậm chất quý tộc với chiếc nón Flécher, tay cầm ba - ton bằng gỗ mun bịt vàng, điếu xì – gà và khoác lên mình chiếc áo choàng bằng da thú vào mùa đông. Tối đến, cậu lại cùng những người bạn Việt tại Pháp và giới quý tộc đến nhà hàng Table des Mandarins danh tiếng ăn nhậu, rồi cùng nhau lả lướt trên từng bước nhảy đầm… George Phước là vị khách quen tại các hộp đêm khu Montmartre, Saint Germain des Pres, Champs Élysée…
Hai năm trên đất Pháp, những thắng cảnh nổi tiếng không một nơi nào thiếu vắng dấu chân của “ông hoàng”. Đó là dãy núi Alpes tuyết phủ trắng xóa hay những bãi biển tuyệt đẹp bên bờ Địa Trung Hải thuộc nước Pháp như Canne, Nice…Tại đây, cậu Tư được đắm mình trong bầu không khí trong lành, thỏa chí tắm biển, câu cá giải trí. Thậm chí, George Phước đã cùng với cô gái xinh đẹp người Nga Pricesse Olga vượt qua dãy núi Pyrenees để đến xứ sở Tây Ban Nha xem đấu bò tót.
Thời gian ăn chơi trên đất Pháp, những mảnh đất cả đời ông Phủ Sủng cất công gây dựng cũng theo gót chân Bạch Công Tử không cánh mà bay tứ tán. Cuối năm 1932, sau những tháng ngày ăn chơi bạt mạng dường như đã thỏa chí, cậu Tư quyết định rời khỏi xứ Paris tráng lệ để quay về cố hương.
Kiểu bán đất có một không hai
Cho đến tận bây giờ không ai nhớ rõ có bao nhiêu mỹ nhân từng được Bạch Công Tử “sủng ái”, nhưng cái tên luôn được người đời nhắc đến song hành cùng với ông chính là cô đào Phùng Há. Bà cũng là người phụ nữ duy nhất có thể trói đôi chân của “ông hoàng phong lưu” Lê Công Phước suốt quãng thời gian chưa thể gọi là dài nhưng lại đủ sức nặng khiến ông suy sụp sau khi mối tình này tan vỡ.
Sau hai năm ngao du trên đất Pháp trở về, Lê Công Phước đã phải lòng cô đào Phùng Há. Để có thể chiếm trọn trái tim của người đẹp, Bạch Công Tử đã bỏ tiền thành lập gánh hát Huỳnh Kỳ mà Phùng Há làm đào chính, đi lưu diễn khắp miền lục tỉnh. Thời ấy, phương tiện đi lại giữa miền đất khắp bốn bề sông nước chủ yếu là bằng xuồng ghe.
Nhưng khác với đám dân đen đi lại bằng ghe bầu, những đại điền chủ giàu có miền Tây sẵn sàng sắm lấy chiếc ca nô để ngao du miệt sông. Chỉ riêng cậu Tư Phước từng được đi du học ở bên Pháp nên ít nhiều có sự tiếp thu Tây hóa. Ông đã cho người đóng chiếc ghe bầu loại lớn giống như chiếc du thuyền, di chuyển bằng động cơ nhập từ Pháp về, cao hai tầng, có phòng ngủ riêng của từng người, gian ăn uống, khu câu cá giải trí, nhà vệ sinh. Ở trên “du thuyền” còn được lắp đèn điện sáng cả một vùng mỗi lần chiếc ghe đi qua.
Vốn là người phóng khoáng, nên trong chuyện tiền bạc Bạch công tử lại chưa bao giờ có sự “cân đong đo đếm” thiệt hơn. Trong việc kinh doanh gánh hát cũng không ngoại lệ, khi cậu phó thác chuyện lời lỗ mỗi đêm diễn cho người quản lý. Chỉ cần kẻ hầu thưa chuyện, vé diễn bán ế ẩm không đủ tiền trả cho gánh hát, cậu liền về nhà bán đất, lấy tiền bù lỗ. Đến đây phải kể tới cách bán đất có lẽ “trần đời có một” của cậu Tư. Bán đất nhưng tuyệt nhiên cậu không bao giờ đo diện tích mà cậu bán theo “mớ” ước chừng như bán mớ rau, mớ cá. Người mua chỉ cần đem tiền đến nhưng cảm thấy chưa vừa lòng thì cậu sẽ cho thêm một “mớ” nữa. Chính vì vậy, người mua thường lời bốn đến năm lần sau mỗi lần giao dịch “bất động sản” với Bạch Công Tử.
Chết không có đất chôn
Cuộc chơi nào rồi cũng đến lúc phải kết thúc. Chỉ vì quá tin tưởng người quản lý của gánh Huỳnh Kỳ mà đến chuyện lời lãi thế nào, Bạch Công Tử cũng không hề hay biết. Đến nỗi sau này, cậu Tư không còn đất bán để lấy tiền bù lỗ như trước đây. Dần dần, vì không có tiền trả cho gánh hát, mọi người lần lượt ra đi, duy chỉ có cô đào Phùng Há là ở lại với cậu Tư. Những ngày sau, cậu Tư trở nên buồn bã, hay âu sầu. Thế nhưng, khi thói ăn chơi sa đọa đã ngấm vào huyết quản dù thời thế có xoay chuyển thì Bạch Công Tử vẫn mải mê bên những người đẹp, để mặc Phùng Há lúc này đã có con chung với cậu một mình chơ vơ trên chiếc ghe mỗi đêm.
Của nả trong nhà đã hết “sạch sành sanh”, nhưng nhờ những người bạn được cậu đối đãi tốt trước đây giúp đỡ, cậu Tư vẫn có thể vùi mình thâu đêm trong những trò ăn chơi trác táng. Vì không chịu đựng được thói ăn chơi vô độ của Bạch Công Tử, Phùng Há đã quyết dứt tình ra đi. Những ngày tháng cuối đời nằm trong một căn nhà trọ tuyềnh toàng, cậu Tư mới nghĩ đến quãng đời trai trẻ của mình đã trôi qua lẫn trong những ký ức hào nhoáng một thời ăn chơi là mối tình kéo dài 7 năm với cô đào Phùng Há “sắc nước hương trời”. Đến lúc cậu Tư ngoảnh lại nhìn thì đã chẳng còn ai ở bên, cộng với hậu quả của những tháng ngày làm bạn với nàng tiên nâu, nên cậu ngày đêm phải chịu sự phát tác hành xác đau khổ.
Nhờ ông Nguyễn Hoàng Phi - người em nuôi và cũng là tài xế chở cậu Tư đi khắp miền lục tỉnh ngày ấy - thương tình đã lên tận Sài Gòn tìm đến căn nhà trọ nơi Bạch Công Tử nằm dài chờ chết đem về nhà chăm sóc cho đến hết đời. Năm 1950, cậu Tư qua đời tại Chợ Gạo (Tiền Giang). Lúc sinh thời, cậu nổi đình nổi đám, lúc nằm xuống thì lặng lặng u sầu. “Đám tang của cậu Tư ngày ấy chỉ có gia đình tôi và một vài người bạn thân cận lúc còn sống của Bạch Công Tử, chẳng hề có sự xuất hiện của người tình hay giai nhân nào. Hồi đó, cha tôi có ý định đem xác về bên ngoại cậu Tư để chôn cất, nhưng người ta bảo không chấp nhận đứa cháu phá gia chi tử nên không còn cách nào khác, cha về đem cậu Tư chôn ở trên phần đất nhà tôi”, ông Sáu Hiệp bùi ngùi nhớ lại.
Bây giờ về ấp Thạnh Khiết, xã An Thạnh Thủy, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang hỏi thăm mộ phần của Bạch Công Tử ai nấy đều biết. Mộ của cậu Tư nằm lọt thỏm, khiêm tốn giữa những rặng dừa bạt ngàn, xung quanh lác đác vài tán lá khô càng gợi lên nỗi hiu quạnh, cô độc hành nơi người đối diện. Nhìn nấm mộ ghi “Bạch Công Tử - George – Lê Công Phước”, ít ai ngờ rằng đây là nơi an nghỉ của một con người từng vang danh ông hoàng ở Paris tráng lệ, nổi đình nổi đám ở vùng đất trù phú bên bờ sông Tiền ngày ấy.
Bạch Công Tử ăn chơi nổi tiếng
Bàn về cách ăn chơi phóng túng, tiêu tiền như nước của cậu Tư, học giả nổi tiếng sống cùng thời Vương Hồng Sển đã từng nhắc đến trong Sài Gòn tạp pín lù: “Nói chí đáng, cậu (Bạch Công Tử) bụng dạ rất rộng rãi và đối xử với bọn nghèo đã không khinh mà còn giúp đỡ nhiều bề.
Thiếu nón đội, cậu cho, thiếu tiền xài, cậu giúp, và khi gánh hát diễn tuồng trên sân khấu (thiếu đạo cụ) cậu cho mượn bộ ghế salon của cha để lại và diễn xong cậu không đòi lại và chẳng bao nhiêu năm ruộng vườn nhà cửa đều theo ngón hào hiệp của cậu mà bay tứ tán…”.

Hắc – Bạch công tử đốt tiền nấu chè để chinh phục mỹ nhân

Đăng Bởi -
Hac – Bach cong tu
ắc Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (trái) và Bạch Công tử Mỹ Tho Lê Công Phước (phải). Ảnh tư liệu

Theo giai thoại, để nấu sôi được ni chè có 1kg đậu xanh trong thời gian gn 1 tiếng đồng hồ, Hắc Công tử đã đốt hết 10.000 đồng Đông Dương mà vn thua. Còn Bạch Công tử chỉ đốt số tiền 1.000 đồng mà lại thắng.

2 m nhân khiến 2 công tử mê mệt là ai?
Người xưa kể rằng, Bạch công tử Mỹ Tho Lê Công Phước và Hắc công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy ngoài việc ganh đua nhau về các ngón nghề ăn chơi thì cả hai cùng ngấm ngầm đổ tiền chinh phục 2 người đẹp nổi tiếng lúc bấy giờ. Hai người đẹp đó là cô đào cải lương Phùng Há và cô Ba Trần Ngọc Trà. Chính 2 người đẹp này đã khiến Hắc - Bạch công tử cùng chơi ngông... đốt giấy bạc trong nhiều dịp và tạo nên giai thoại bất hủ về sau.
Cô đào cải lương Phùng Há tên thật là Trương Phụng Hảo (1911 - 2009) ở làng Điều Hòa, tổng Thuận Trị, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Cha của bà quê gốc ở huyện Hạc Sạn, tỉnh Quảng Đông,Trung Quốc. Thân mẫu của bà là Lê Thị Mai, người làng Điều Hòa, tỉnh Mỹ Tho. Bà Phùng Há là con thứ 6 trong gia đình, nhưng theo thứ bậc gia đình của người miền Nam thì bà là thứ bảy. Tên Phụng Hảo phát âm theo Quảng Đông là Phùng Há, vì vậy bà còn được gọi là Bảy Phùng Há.
Do hoàn cảnh gia đình, bà Hảo sớm nghỉ học để đi làm kiếm tiền nuôi gia đình. Năm 13 tuổi, bà đi làm công trong 1 lò gạch. Một dịp tình cờ, giọng ca thiên phú của bà đã lọt vào tai ông bầu Hai Cu của gánh hát Nam Đồng Ban. Năm 1924, khi ông bầu Hai Cu thành lập gánh hát Tái Đồng Ban, bà được mời tham gia với vai đào chính để đóng cặp với kép chính Năm Châu. Ông Năm Châu cũng là người gợi ý bà sử dụng cái tên Phùng Há làm nghệ danh. Từ đó mới xuất hiện cô đào cải lương sau này cực kỳ nổi danh: Bảy Phùng Há.
Hac – Bach cong tu dot tien nau che de chinh phuc my nhan-hinh-anh-1
 Chân dung Bạch công tử và cô đào Bảy Phùng Há
Còn cô Ba Trần Ngọc Trà, theo nhiều người kể lại thì quê ở làng Phước Khánh, huyện Cần Giuộc, Tân An, không ai rõ năm sinh, năm mất. Ở Nam Kỳ, vào các thập niên 1920 và 1930, cô Ba Trà là người nổi tiếng về sắc đẹp, thường được phong cho danh hiệu “Hoa hậu Đông Dương” mặc dù chẳng có cuộc thi Hoa hậu Đông Dương nào được tổ chức lúc đó. Cô Ba Trà đẹp nổi tiếng trong giai đoạn Hắc công tử và Bạch công tử thi nhau ăn chơi. Vì vậy không lạ gì khi cả 2 ông cùng ném tiền vào để chinh phục “Hoa hậu Đông Dương”.
Sau khi cha mất, cô Ba Trà theo mẹ rời Tân An về Sài Gòn sinh sống và trở nên nổi tiếng nhờ sắc đẹp. Có nhiều người cho rằng cô Ba Trà đẹp đến nỗi ngân hàng lúc đó đã in hình của cô trên giấy bạc. Nhà dây thép (bưu điện) Đông Dương hoạ hình cô để in thành tem thư. Hãng xà bông Trương Văn Bền lớn nhất Việt Nam lúc đó cũng xin phép được in hình cô làm nhãn hiệu “Xà bông Cô Ba” bán trên toàn cõi Đông Dương. Tuy nhiên theo sách Sài Gòn Tạp Pí Lù của học giả Vương Hồng Sển, cô Ba Trà thực ra là 1 gái làng chơi cao cấp ở Sài Gòn và nghiện cờ bạc nặng.
Do có sắc đẹp, cô Ba Trà đã làm các ông phủ, ông huyện, các công tử con nhà giàu, thầy thông, thầy ký đều thèm thuồng. Hắc công tử và Bạch công tử cũng không phải là ngoại lệ! Chuyện kể rằng không cần cô Ba Trà mở lời, hễ Bạch công tử nghe nói Hắc công tử tặng cô Ba Trà món quà quý nào thì ông hỏi giá và tìm mua cho kỳ được món quà đắt hơn để tặng người đẹp. Ngược lại Hắc công tử cũng làm như Bạch công tử, nên cô Ba Trà nghiễm nhiên sở hữu rất nhiều quà tặng quý giá của 2 công tử, kể cả những món đắt tiền như nhà cửa, xe hơi.
Hac – Bach cong tu dot tien nau che de chinh phuc my nhan-hinh-anh-2
 Cô Ba Trần Ngọc Trà
Giai thoại về trò đốt tiền chinh phục người đẹp
Trong chuyện Hắc - Bạch công tử đua nhau chinh phục 2 người đẹp, dân gian truyền tụng nhiều nhất giai thoại 2 công tử thi nhau đốt tiền. Lần đốt tiền thứ nhất, ai cũng có thể kể vanh vách nhưng không ai nhớ rõ năm nào, là khi Bạch công tử đưa gánh hát của mình về Bạc Liêu biểu diễn “lấy le” với Hắc công tử. Trong lúc này, Hắc công tử Ba Huy đang muốn “khoe mẽ” chinh phục cô đào Phùng Há là đào chính trong đoàn cải lương của Bạch công tử.
Chuyện kể, trong lúc đào kép đang diễn trên sân khấu thì Bạch công tử ngồi kề bên Hắc công tử móc túi lấy thuốc lá ra hút, vô tình làm rơi tờ giấy bạc mệnh giá 5 đồng (giấy bạc có hình bộ lư) xuống đất, nên khom xuống loay hoay tìm. Do trong rạp hát quá tối nên Bạch công tử tìm không thấy tờ bạc. Lúc đó Hắc công tử quay sang hỏi một câu nửa Tây nửa Việt: “Toa (anh - đại từ nhân xưng tiếng Pháp) làm gì vậy?”. Bạch công tử thật thà trả lời: “Moa (tôi) làm rớt tờ bạc 5 đồng, tìm hoài không thấy”. Nghe vậy, Hắc công tử không nói không rằng, móc túi lấy tờ giấy bạc 100 đồng (giấy cent, có hình con công) bật quẹt đốt làm đuốc cho Bạch Công tử tìm tờ bạc 5 đồng. Bạch công tử chết lặng vì “quê độ” giữa đám đông quan khách.
Sự việc này làm Bạch công tử Tư Phước rất tức giận nên tìm cách trả đũa. Bạch công tử nghiên cứu kỹ càng và thách đấu Hắc công tử đốt giấy bạc lần nữa. Nội dung Bạch công tử thách đấu như sau: Ông và Hắc công tử Ba Huy mỗi người dùng giấy bạc, đốt từng tờ để thay củi nấu nồi chè, trong đó có 1kg đậu xanh. Ai nấu nồi chè sôi trước, tức phải châm giấy bạc liên tục, thì người đó thắng. Hắc công tử Ba Huy nhận lời thách đấu, địa điểm được tổ chức là trước sảnh nhà của Hắc công tử ở Bạc Liêu.
Cô Ba Trà, người mà cả 2 công tử đang theo đuổi, chinh phục, được mời từ Sài Gòn xuống Bạc Liêu làm trọng tài của cuộc tỉ thí đốt tiền nấu chè, với sự theo dõi của hàng trăm người hiếu kỳ. Người ta kể rằng do giấy bạc làm bằng loại giấy khó cháy, tỏa nhiệt không nhiều nên 2 công tử mất gần 1 giờ để nấu chè. Hắc công tử đốt những tờ giấy bạc có mệnh giá lớn 100 đồng Đông Dương, còn Bạch Công tử chỉ đốt những tờ giấy bạc mệnh giá 10 đồng để thi nấu đậu. Kết thúc cuộc thi, Bạch công tử lại chiến thắng. Hắc công tử đã thua trận, chỉ biết nói 1 câu cho đỡ quê: “Chú em mày nhỏ tuổi nên háo thắng, qua nhường cho chú em thắng đó”.
Theo giai thoại, Hắc công tử đã đốt hết 10.000 đồng Đông Dương mà vẫn thua, còn Bạch công tử chỉ đốt số tiền 1.000 đồng mà lại thắng.
Theo Tuổi Trẻ & Đời Sống
                                       

Những cuộc tỉ thí sặc mùi tiền giữa Hắc công tử và Bạch công tử




Trong lịch sử hơn 300 năm từ lúc những lưu dân miền Trung đầu tiên đặt chân khai phá vùng đất Nam bộ từ cuối thế kỷ 17 tới nay, Hắc công tử Trần Trinh Huy và Bạch công tử Lê Công Phước là 2 người đàn ông ăn chơi nổi tiếng hơn cả trên đất miền Tây.

Ngẫu nhiên mà cả hai đều sống trong cùng thời kỳ (vào các thập niên 1920 và 1930), thậm chí là cùng ăn chơi, thi thố ăn chơi với nhau, trước họ và sau họ không có ai ngấp nghé tới tầm ăn chơi hoang phí cỡ họ.
Giữa họ có nhiều có nhiều điều trùng hợp: Kế thừa gia sản kếch sù của cha mẹ để lại và ăn chơi đến tan hoang gia sản; cùng đi du học ở Tây nhưng không ai học hành gì mà chỉ lo ăn chơi; cùng theo đuổi cô Bảy Phùng Há (sau đó chỉ 1 người trong họ chiến thắng và cưới bà P.H. làm vợ) và cô Ba Trà và cùng chơi ngông… đốt giấy bạc để tạo nên giai thoại bất hủ về sau. Thời còn sở hữu cả núi của cải, hai người đã có những cuộc tỉ thí mà cái giá phải trả mỗi lần tương đương với hàng trăm triệu đồng theo thời giá hiện nay.
Thi ăn chơi giữa Paris
Theo các nguồn tư liệu hiện có thì Hắc công tử (tức công tử Bạc Liêu) lớn hơn Bạch công tử một tuổi (Hắc công tử sinh năm 1900, Bạch công tử sinh năm 1901). Thế nhưng, trong khi năm sinh của Hắc công tử còn lưu lại rõ ràng trên giấy tờ, thì Bạch công tử khi chết đi không để lại giấy tờ gì, vì vậy không ai biết đích xác năm sinh của ông.
Có ý kiến cho rằng, năm sinh 1901 của Bạch công tử do chính ông đưa ra là đã “khai gian” khoảng 3 – 4 tuổi nhằm làm giảm tuổi thật của mình để cho tuổi của ông không quá chênh lệch so với tuổi của cô đào P.H. (sinh năm 1913) khi ông quen bà vào đầu thập niên 1930. Có khả năng Bạch công tử sinh khoảng năm 1897 – 1898, tức lớn hơn Hắc công tử 2 – 3 tuổi.
Nhà của Hắc công tử, nơi diễn ra cuộc thi đốt tiền nấu đậu xanh.

Điều này không phù hợp với câu chuyện kể: đã có lần Hắc công tử khi thi đốt tiền để nấu chè đậu xanh với Bạch công tử và bị thua, đã nói với Bạch công tử: “Chú em mày nhỏ tuổi, háo thắng, nên qua (cách xung hô của người lớn hơn nói với người nhỏ hơn ở Nam bộ thời xưa) nhường cho chú mầy thắng đó”. Hắc công tử và Bạch công tử cùng được cha (hội đồng Trần Trinh Trạch ở Bạc Liêu và đốc phủ Lê Công Sủng ở Mỹ Tho) cho sang Pháp du học vào cuối thập niên 1910, đầu thập niên 1920. Cả hai cùng tiêu hàng núi tiền của gia đình ở giữa Paris tráng lệ nhưng không ai học hành nên trò trống gì, ngoài bộ môn nhảy đầm (Hắc công tử nhảy rất giỏi) và sân khấu amateur (Bạch công tử mê cải lương nên theo học “hàm thụ” về sân khấu).
Tại Paris, cả Hắc công tử và Bạch công tử đều nổi tiếng không chỉ trong giới du học sinh người Việt, mà ngay cả người Việt định cư tại Pháp và dân Pháp cũng biết tiếng. Nếu như Hắc công tử nổi tiếng trong các vũ trường, thì Bạch công tử hay la cà trong các nhà hát nổi tiếng, tất nhiên cả hai đều là khách hàng quen thuộc của các nhà hàng sang trọng, nổi tiếng ở Paris. Nếu như Hắc công tử sống như vợ chồng với một cô gái Pháp chính hiệu (có nguồn tin cho rằng họ có với nhau một người con), thì Bạch công tử lại cặp kè với một cô gái Nga có dòng dõi Sa Hoàng, có mái tóc vàng ánh, cặp mắt màu xanh lơ, đẹp như hoa hậu.
Sau khi về nước, cả hai ông đều không ai còn liên hệ với người tình cũ của mình trên đất Pháp. Khi còn “du học” bên Pháp, Hắc công tử và Bạch công tử có quen biết nhau, vì cùng là dân “Lục tỉnh Nam kỳ” ở nơi quê người, nhưng không chơi thân với nhau.
Thời trên đất Pháp họ cũng không hề ganh đua với nhau trong ăn chơi, vì họ chỉ là dân ăn chơi đến từ nước thuộc địa, tiền cho ăn học bên nhà gửi sang Pháp dù thật dồi dào nhưng dù sao cũng là tiền “đi ăn học” chịu sự kiểm soát và chi phối của gia đình, đâu thấm tháp gì so với cách ăn chơi của những “ông hoàng bà chúa” ở tại “mẫu quốc”. Trên đất Pháp họ chưa biết “tức nhau tiếng gáy”, điều mà sau này khi trở về nước họ đã không ai chịu thua ai, bởi vì cả nước Nam khi ấy không ai ăn chơi bằng họ, người ăn chơi “trội” hơn người kia nghiễm nhiên trở thành “đệ nhất thiên hạ” trong chốn ăn chơi.
Người chơi máy bay, kẻ sắm du thuyền
Sau 5- 6 năm đi du học, nhưng thực ra là ăn chơi trên nước Pháp, Hắc công tử và Bạch công tử trở về nước trong sự kỳ vọng và chào đón như ông hoàng của gia đình họ. Ông hội đồng Trần Trinh Trạch đã mua hẳn chiếc xe hơi từ Pháp mới nhập cảng qua nước ta để đi đón cậu quý tử từ Pháp về sân bay Sài Gòn. Sau đó, ông đã tổ chức bữa tiệc linh đình tại Bạc Liêu, mà khách mời không thiếu vị quan chức hay người giàu có nào khắp Nam kỳ, để mừng ngày “cậu Ba Huy” học “thành tài” về nước.
Ông đốc phủ Lê Công Sủng ở Mỹ Tho đón cậu quý tử của mình khiêm tốn hơn, nhưng cả tỉnh Mỹ Tho ngày ấy đi đâu cũng nghe mọi người bàn tán chuyện “cậu George Phước” vừa “vinh quy bái tổ”. Ông hội đồng Trạch đã không chút nghi ngờ, không cần biết con mình học ở Pháp đạt bằng cấp gì, ông thật sự hài lòng với phong cách lịch lãm của cậu Ba Huy, nhất là khi cậu còn biết lái ca nô, xe hơi và lái cả máy bay.
Vì vậy mà hội đồng Trách đã tin tưởng giao cả cơ ngơi, sản nghiệp cho cậu Ba Huy quản lý, điều hành, mà cơ ngơi của ông hội đồng Trạch khi ấy thật khó mà hình dung: khoảng 100 ngàn hecta đất trồng lúa, hơn 100 ngàn hecta sở ruộng trồng muối. Ông là người cung cung nguồn lúa gạo xuất khẩu chủ lực khi ấy, ông cũng chi phối độc quyền chuyện sản xuất và tiêu thụ muối khắp Nam kỳ.
Trong khi đó, vốn là người có học, ông đốc phủ Sủng đã sớm nhận ra con mình từ Pháp trở về không học hành được trò trống gì, ngoài chuyện ăn chơi. Vì vậy mà ông đã không giao cho đứa con George Phước bất cứ điều kiện nào để có thể tiếp tục ăn chơi, thậm chí ông còn bắt đứa con “hư” phải làm việc, lao động chân tay (phụ làm “phu” xây dựng khi ông cất ngôi nhà mới ở Mỹ Tho) như là cách phạt về cái tội không chịu học hành trên đất Pháp.
Vì vậy mà vào giữa thập niên 1920, khi Hắc công tử đã bắt đầu nổi tiếng về ăn chơi ở đất Bạc Liêu và cả Nam kỳ thì Bạch công tử hầu như chưa được ai biết tới, ngoài một số người ở Mỹ Tho biết đến từ cái dạo Bạch công tử mới từ Pháp trở về. Thế nhưng, cơ hội ăn chơi đã đến với Bạch công tử khi đốc phủ Sủng cha ông đã sớm qua đời vào năm 1927, trước đó mẹ ông cũng đã mất vì bệnh lao, để lại cho Bạch công tử toàn bộ gia sản kếch sù mà cả một đời làm quan của cha và hoạt động kinh doanh, làm ăn bên gia đình mẹ tạo ra. Kể từ đó Hắc công tử bắt đầu có đối thủ ăn chơi, chứ không còn “một mình một chợ” như trước.

Cô Bảy P.H., ngưởi được cả 2 công tử theo đuổi, cuối cùng thành vợ của Bạch công tử.

Được cha là hội đồng Trạch giao cai quản hàng trăm ngàn hecta ruộng lúa và ruộng muối, với huê lợi hàng năm không thể tính xuể, Hắc công tử với đầu óc phóng túng đã thuê hẳn một nhà quản lý giỏi từ Pháp sang làm thuê cho mình, với tiền thuê hàng năm bằng 10% lợi nhuận mà Hắc công tử thu được. Nhờ có người quản lý tài ba người Pháp, Hắc công tử không lo lắng chuyện gì khác, ngoài việc chú tâm vào ăn chơi, thỉnh thoảng đi thăm điền thổ như là thú vui của mình. Lái xe hơi trên bờ mãi cũng chán, Hắc công tử sắm ca nô (là phương tiện cực kỳ xa xỉ thời đó, cả nước chỉ có 5 – 7 chiếc). Rồi ca nô cũng chán, Hắc công tử sắm cả máy bay để đi thăm ruộng và đi du hí, ông trở thành người Việt Nam đầu tiên sở hữu máy bay tư nhân chứ không phải ông bầu Đoàn Nguyên Đức – chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và chủ đội bóng đá cùng tên – khi ông này sắm máy bay riêng vào năm 2006. Trong khi đó, Bạch công tử cũng chọn cách chơi nổi không kém, khi tậu về cho mình cả một đoàn hát cải lương và thuê đóng hẳn những chiếc du thuyền sang trọng để đích ông đưa đoàn cải lương đi hát khắp Nam kỳ.
Thời ấy, cải lương là bộ môn nghệ thuật giải trí phổ biến, nếu không nói là duy nhất, khắp nông thôn, thành thị miền Tây. Vì vậy nghệ sĩ rất được coi trọng, ông bầu các đoàn cải lương rất có uy, được xã hội trọng vọng. Bạch công tử đã tậu về cả một gánh hát cải lương và đặt tên là Huỳnh Kỳ (cờ màu vàng, tuợng trưng cho vua chúa), càng nổi bật hơn khi Bạch công tử đã biến một đoàn cải lương vốn ăn ở tạm bợ, sinh hoạt bề bộn, thành một đoàn hát chính quy, sang trọng, được tổ chức chặt chẽ, ăn ở tươm tất, được đầu tư các phương tiện kỹ thuật tiên tiến nhất bên Pháp vào thời đó.
Dù đã sắm hẳn máy bay, nhưng Hắc công tử đã thấy “nóng mũi” khi Bạch công tử đi trước một bước với việc thuê đóng hẳn mấy chiếc du thuyền sang trọng đi theo đoàn hát của mình. Ở bên Tây thời ấy, chơi du thuyền là mốt thời thượng của giới quý tộc, những triệu phú giàu có nhất. Là dân chơi từ bên Tây về, hẳn cả Hắc công tử và Bạch công tử đều biết điều đó và đều thầm mơ được sở hữu một chiếc du thuyền. Thế nhưng, thời ấy du thuyền chưa xuất hiện ở nước ta, cũng chưa ai đủ sức bỏ hàng triệu phơ-răng để sắm du thuyền. Ấy vậy mà Bạch công tử đã nghĩ ra cách trang bị cho mình một chiếc du thuyền sang trọng không kém gì những chiếc du thuyền mà ông từng đặt chân lên bên trời Âu.
Với phương châm “cây nhà lá vườn”, Bạch công tử đã thuê 1 cơ sở đóng ghe lớn nhất ở Mỹ Tho đóng cho mình chiếc ghe bầu loại “khủng”, cao 2 tầng, trên ấy ông thiết kế không gian giống như du thuyền bên Tây. Xong Bạch công tử đặt mua các trang bị kỹ thuật, trang trí nội thất…từ bên Pháp về để lắp vào, để chiếc ghe bầu không khác gì du thuyền.
Ngoài chiếc du thuyền dành cho riêng mình, Bạch công tử cũng cho đóng thêm 3 chiếc ghe bầu khác nhỏ hơn, trang bị ít hiện đại hơn chiếc đầu tiên, dành cho đào kép, thầy đờn và cả một đội bóng đá đi theo đoàn hát. Nếu như chiếc máy bay của Hắc công tử có làm cho một số người trầm trồ khi nó bay ngang qua, nhưng không phải ai cũng biết người ngồi trên máy bay là ai, thì mỗi khi đoàn du thuyền chở gánh hát của Bạch công tử ghé vào một bến chợ nào đó để chuẩn bị biểu diễn, đó thật sự là sự kiện trong vùng, tiếng tăm của Bạch công tử nhờ vậy mà nổi như cồn.
Với việc tổ chức tiệc tùng linh đình mời cả “lục tỉnh Nam kỳ” đến dự và với việc sắm máy bay riêng, Hắc công tử đã vượt trội lên trên Bạch công tử trong đường ăn chơi. Nhưng ngay sau đó, Bạch công tử đã gỡ điểm với việc tậu cả một đoàn hát nổi tiếng và sắm hẳn cho mình chiếc du thuyền sang trọng như mơ.
Trong năm 2011 này, ai có dịp đến thành phố Cần Thơ sẽ hình dung được chiếc du thuyền của Bạch công tử ngày trước ra sao. Tại khách sạn Xuân Khánh (đường 40/4, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) có chiếc du thuyền bằng gỗ đậu bên bờ sông Cái Răng. Chiếc du thuyền có 2 tầng này dùng để đưa khách quốc tế đi theo tour tham quan dọc theo dòng sông Hậu và chợ nổi Cái Răng. Theo thời giá hiện nay, để đóng chiếc du thuyền này phải cần đến 5 – 6 tỉ đồng.
Theo mô tả của người xưa, chiếc du thuyền của Bạch công tử ngày nào quy mô hơn và đẹp hơn chiếc du thuyền ở khách sạn Xuân Khánh hiện nay. Mà Bạch công tử từng có 3 – 4 chiếc ghe bầu lớn cỡ đó. Điều đó cho thấy, chỉ riêng phương tiện đi lại của Bạch công tử ngày ấy đã lên đến hàng chục tỉ đồng theo thời giá hiện nay. Dân ăn chơi “chính hiệu” không bao giờ họ lập lại món ăn chơi của đối thủ cạnh tranh, mặc dù họ thừa khả năng, mà bao giờ họ cũng tìm tòi những ngón độc chiêu cho riêng mình, vì vậy mà cuộc tỉ thí trên con đường ăn chơi giữa Hắc công tử và Bạch công tử tiếp tục diễn ra đầy kịch tính, bất phân thắng bại.
Thi chinh phục người đẹp
Ở Nam kỳ, vào các thập niên 1920 và 1930, có một người đàn bà nổi tiếng về sắc đẹp, thường được phong cho danh hiệu “Hoa hậu Đông Dương” mặc dù trên thực tế chưa có cuộc thi Hoa hậu Đông Dương nào được tổ chức tới lúc đó. Bà tên là Trần Ngọc Trà (không rõ năm sinh), là con thứ ba trong gia đình, lại quê ở Trà Vinh, nên người ta gọi bà cô cô Ba Trà. Cô Ba Trà đẹp nổi tiếng trong giai đoạn Hắc công tử và Bạch công tử thi nhau ăn chơi, vì vậy không lạ gì khi cả hai ông cùng ném tiền vào để chinh phục “Hoa hậu Đông Dương” này.
Cô Ba Trà là con gái thầy Thông Chánh và bà Ngô Thị Đen. Bà Đen nổi tiếng xinh đẹp ở Trà Vinh, vì vậy mà viên chánh án Trà Vinh tên Jaboin cứ theo ve vãn, tức mình thầy Thông Chánh Chung đã rút súng bắn chết kẻ ve vản vợ mình ngay tại lễ độc lập của Pháp. Thầy Thông Chánh bị kết án tử hình, cô Ba Trà rời Trà Vinh về Sài Gòn và trở nên nổi tiếng nhờ sắc đẹp.


Hình cô Ba Trà, người phụ nữ được Hắc công tử và Bạch công tử mê mệt.

Học giả Vương Hồng Sển trong tác phẩm "Sài Gòn tạp pí lù" miêu tả cô Ba Trà: "Cô đẹp tự nhiên không ai bì được. Không răng giả, không vú cao su, tóc dài chấm gót, mướt mượt và thơm dầu dừa mới thắng". C ô Ba Trà đẹp đến nỗi Ngân hàng lúc đó đã in nổi hình của cô trên giấy bạc. Nhà Dây thép Đông Dương hoạ hình để in thành tem thư. Hãng xà bông Trương Văn Bền lớn nhất Việt Nam lúc đó cũng xin phép được in hình cô làm nhãn hiệu tượng trưng cho sự trong sạch thơm tho. "Xà bông Cô Ba" với hình ảnh người thiếu nữ đẹp tuyệt trần đeo chuỗi ngọc trai trong khung hình bầu dục đã bán rộng khắp ba kỳ và trên toàn cõi Đông Dương.
Cô Ba Trà thực sự là một bà hoàng không ngai làm các ông phủ, ông huyện, các công tử, thầy thông, thầy ký đều nhìn cô thán phục, thèm thuồng... Các công tử ăn chơi nổi tiếng thời đó như Hắc công tử, Bạch công tử...đều xem việc chinh phục cô Ba Trà là mục tiêu, là uy tín, danh dự của mình, vì vậy mà ai cũng tranh nhau phá của cha mẹ để lại để cung phụng cho cô. Chuyện kể rằng, không cần cô Ba Trà mở lời, hễ Bạch công tử nghe nói Hắc công tử tặng cô Ba Trà món đồ gì quý, ông hỏi giá và tìm mua cho kỳ được món quà đắt hơn để tặng.
Đến lượt Hắc công tử cũng làm tương tự, vì vậy mà cô Ba Trà sở hữu không biết bao nhiêu quà tặng quý giá của hai ông, từ túi xánh tay, quần áo hàng hiệu, dây chuyền, nhẫn hột xoàn, nhà cửa, xe cộ…Trong việc “giành gái” là cô Ba Trà, có một giai thoại về giữa Hắc công tử và Bạch công tử còn lưu truyền đến ngày nay. Đó là cuộc thi đốt tiền đun một ký đậu nấu chè của hai đại công tử này trước sự chứng kiến của cô Ba Trà.
Dù cả Hắc công tử và Bạch công tử đổ rất nhiều tiền của để tranh nhau chinh phục trái tim của “Hoa hậu Đông Dương”, nhưng cuối cùng không ai sở hữu được đóa hoa rực rỡ nhất Nam kỳ thời đó. Có một người đàn bà tài sắc vẹn toàn khác cũng được cả Hắc công tử và Bạch công tử thi nhau chinh phục, nhưng cuối cùng phần thắng thuộc về Bạch công tử, đó là cô đào cải lương nổi tiếng nhất thời đó, cũng là nữ nghệ sĩ có đóng góp nhiều nhất cho cải lương trong thế kỷ XX, đó là cô Bảy P.H.
Bạch công tử không giàu tiềm lực kinh tế bằng Hắc công tử, nhưng nhờ lợi thế là người am hiểu nghệ thuật sân khấu (ông rất mê cải lương và từng theo học về sân khấu khi ở Pháp) và là đồng hương Mỹ Tho của cô Bảy P.H., nên ông đã chiến thắng trong cuộc đua vào trái tim của người nghệ sĩ tài danh này. Cô Bảy P.H. đã về làm vợ của Bạch công tử thời gian dài 7 năm, sinh được 2 đứa con, nhưng người phụ nữ giàu lòng nhân hậu này đã đau khổ cùng cực vì thói ăn chơi của chồng. Nếu ngày ấy Hắc công tử chiến thắng để cưới được cô Bảy P.H., tôi tin là đời cô cũng không khá gì hơn, vì cả 2 người đàn ông này đều giống nhau ở thói ăn chơi vô độ, trong khi cô Bảy là người đa cảm, tôn sùng nghệ thuật và cái đẹp, cô không thể thích nghi được với họ.
Họ đã đốt tiền như thế nào?
Trong các cuộc ăn chơi vô độ của 2 đại công tử nổi tiếng nhất Nam kỳ thuở ấy, trong các cuộc tỉ thỉ triền miền giữa họ, có lẽ nổi tiếng hơn cả là việc họ thi nhau đốt tiền để chứng tỏ đẳng cấp, sự giàu có, bản lĩnh của mình. Không phải đốt tiền 1 lần, mà đến 2 lần.
Thực ra trong lần đốt tiền thứ nhất, Bạch công tử là người bị động, không tham gia, chính Hắc công tử đã chứng tỏ là người sành đời, đã tung độc chiêu hạ gục đối thủ.
Đó là khi gánh hát Huỳnh Kỳ do Bạch công tử mới thành lập về hát ở Bạc Liêu, ngay tại nhà của Hắc công tử. Lúc đó cả 2 người đang đua nhau trên còn đường dẫn đến trái tim của cô Bảy P.H., đào chính của gánh hát Huỳnh Kỳ. Bạch công tử đã mời Hắc công tử đến xem tuồng hát để khoe việc mình tậu được đoàn hát nổi tiếng, hai người ngồi gần nhau trên hàng ghế đầu, xung quanh là nhiều quan chức tỉnh bạc Liêu.
Khi tuồng hát đang diễn ra, trong rạp lờ mờ ánh sáng từ sân khấu hắt xuống, khi rút thuốc hút từ trong túi, tình cờ Bạch công tử làm rơi tờ giấy bạc “bộ lư” (mệnh giá 5 đồng Đông Dương) xuống nền. Người chủ gánh hát cúi xuống tìm nhặt tờ giấy bạc, nhưng trong rạp tối mờ, nên tìm không ra. Hắc công tử hỏi: “Toa làm gì đó?”. Bạch công tử thiệt thà đáp: “Moa làm rớt tờ giấy bạc “bộ lư””.
Không nói không rằng, Hắc công tử móc túi lấy tờ giấy bạc “con công” (mệnh giá 100 đồng Đông Dương, tương đương khoảng 10 triệu đồng hiện nay) rồi lạnh lùng bật hộp quẹt đốt để làm “đuốc’ soi cho Bạch công tử tìm tờ giấy bạc “bộ lư” bị rớt mất.
Vụ việc ấy diễn ra trước mắt nhiều người, sau đó họ đồn thổi thành câu chuyện ly kỳ giữa Bạch công tử và Hắc công tử. Tất nhiên, Bạch công tử đã bị Hắc công tử chơi 1 vố quá nặng, quá mất mặt trước mọi người và trước cô đào P.H. Thế nhưng, câu chuyện đó chẳng có ý nghĩa gì với cô Bảy P.H., bởi sau đó bà và Bạch công tử đã thành hôn với nhau.
Bị thua 1 vố quá đau trong vụ đốt tiền làm đuốc ở Bạc Liêu, Bạch công tử rắp tâm nghiên cứu cách trả đủa lại Hắc công tử, và ông đã thách đấu cũng liên quan đến chuyện đốt giấy bạc. Nội dung thách đấu là: Mỗi người dùng giấy bạc, đốt từng tờ nấu nồi chè 1kg đậu xanh, ai nấu nồi chè sôi trước người ấy thắng. Hắc công tử đã nhận lời thách đấu, địa điểm được tổ chức là trước sảnh nhà của Hắc công tử, người làm chứng (trọng tài) là cô Ba Trà, cũng là đối tượng mà cả 2 đại công tử đang theo đuổi.
Giấy bạc làm bằng loại giấy khó cháy, khi cháy tỏa nhiệt không nhiều, vì vậy phải mất gần 1 giờ cuộc thi mới kết thúc. Hàng trăm người căng thẳng theo dõi cuộc thi có một không hai này. Cả Hắc công tử và Bạch công tử đều chăm chú đốt tiền nấu nồi đậu xanh, mồ hôi nhễ nhại. Hắc công tử đốt những tờ giấy bạc có mệnh giá lớn, từ 50 đến 100 đồng Đông Dương, vì ông nghĩ tờ giấy lớn sẽ cháy lửa lớn, nồi chè mau sôi.
Thế nhưng, do là người chủ động đề xuất cuộc thi, Bạch công tử đã nghiên cứu và đốt thử trước nên biết rằng, tờ giấy bạc 10 đồng Đông Dương tuy nhỏ nhưng cháy nhanh và tỏa nhiệt nhiều, vì vậy ông chuẩn bị toàn tờ 10 đồng để thi nấu đậu xanh. Tất nhiên là Bạch công tử đã chiến thắng sau gần 1 giờ thi đấu căng thẳng. Hắc công tử đã thua mà không biết vì sao mình thua, ông chỉ biết nói cho đỡ quê: “Chú em nhỏ tuổi nên háu thắng, qua nhường cho chú em thắng đó”.
Theo tính toán của nhiều người, để nấu sôi được nồi chè có 1kg đậu xanh, trong thời gian gần 1 giờ, mỗi công tử đã đốt gần 100 tờ giấy bạc. Nếu Hắc công tử đã đốt toàn giấy 50 đồng trở lên, thì chí ít ông cũng phải đốt 5 ngàn đồng Đông Dương, số tiền có thể mua được 3 ngàn giạ lúa lúc đó, tương đương với khoảng 300 triệu đồng hiện nay.
Dù vậy Hắc công tử vẫn cứ bị thua trong cuộc thi. Quả là quá đau! Người đời sau thắc mắc 1 chuyện: ngày ấy trên tờ giấy bạc có ghi “Ai làm giả hoặc hủy hoại giấy bạc sẽ bị phạt tù khổ sai”, vậy tại sao các công tử công khai đốt giấy bạc mà chẳng ai làm gì họ? Câu trả lời thật đơn giản: bởi vì họ là các đại công tử, số tiền họ đốt chỉ là phần nhỏ trong gia sản của họ, họ có thể dùng số tiền tương tự để “chữa cháy” vụ đốt tiền nói trên!
Theo Đất Việt/Phụ nữ Thủ đô

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét