KIẾP GIANG HỒ 33
(ĐC sưu tầm trên NET)
Cuộc đấu súng, tiêu diệt băng cướp khét tiếng ở ngã ba 'tử thần'
Thấy tài xế không chịu dừng xe theo lệnh, Thắng rút súng bắn vào xe làm hai người thiệt mạng, 5 hành khách bị thương.
24 năm đã trôi qua, chuyên án triệt phá nhóm cướp khét tiếng do Đỗ Cao
Thắng cầm đầu vẫn lưu giữ trong trí nhớ của nhiều công an tỉnh Lạng Sơn.
Theo Công an tỉnh Lạng Sơn, năm 1991 và 1992 ở ngã ba Đình Lập, còn gọi
là ngã ba “tử thần”, thuộc huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn - nơi có thể
sang Tiên Yên (Quảng Ninh) hay về Lục Ngạn (Bắc Giang) hoặc lên cửa khẩu
Bắc Chắ, sang Trung Quốc, xảy ra hàng chục vụ cướp dùng vũ khí chặn
đường xe khách “xin” tiền, tài sản.
Một trong những băng cướp liều mạng và tàn bạo nhất bị tiêu diệt ngày
đó là băng cướp do Đỗ Cao Thắng (50 tuổi) cầm đầu. Tên này đã nhiều lần
bị bắt về các tội Trộm cắp, Cố ý gây thương tích nhưng đều trốn trại và
ngày càng nguy hiểm hơn khi luôn có súng bên người.
Chưa học hết lớp 6, Thắng đã bỏ học, giao du với đám thanh niên hư hỏng
trong vùng. Ngày 13/12/1986, sau khi uống rượu trở về, Thắng cùng Sái
Việt Chinh nhìn thấy anh Âu Xuân Tuyên, bộ đội đang đi bộ ngược chiều,
liền rút lê AK, dọa đâm để xin chiếc mũ vải mềm anh đang đội. Khi anh
Tuyên đưa chiếc mũ, hai tên lại bắt anh này cởi thêm chiếc áo mút đang
mặc. Anh Tuyên còn đang ngần ngừ thì bị Chinh nhảy vào đấm đá, khiến sợ
hãi, bỏ chạy về đơn vị ở gần đó. Lực lượng Công an, Quân đội vây bắt, nổ
súng mới khiến hai tên côn đồ buông vũ khí sau khi đã đâm hai chiến sĩ
bị thương.
Băng cướp của Thắng tụ tập được nhiều tên cướp có bề dày án tích như Tô
Văn Phương, Sái Văn Lợi, Tô Văn Thành, Nguyễn Văn Thường, đều là những
kẻ có “máu mặt” ở Đình Lập. Để có đủ vũ khí sử dụng, tháng 7/1991, Thắng
dẫn đàn em đột nhập vào kho vũ khí của Huyện đội Đình Lập, trộm 4 khẩu
AK và mấy quả lựu đạn.
Ngày 27/7/1991, Thắng rủ Phương mang súng AK ra xã Hữu Sản, Sơn Động,
Hà Bắc để chặn xe khách cướp. Thấy xe khách của anh Nông Quang Trung đi
qua, Thắng xông ra giữa đường chặn xe để Phương lên xe, cướp tiền của
khách. Hai tên vòng về khe Dăm, Đình Lập, Lạng Sơn, chặn xe máy của anh
Quỳnh để cướp nhưng không được nên đã xả súng bắn nát chiếc xe và bắn bị
thương anh Quỳnh.
Liên tiếp những ngày sau đó, Thắng dẫn đàn em sang Bình Liêu, Quảng
Ninh gây ra nhiều vụ cướp ôtô, tài sản trong đó có 2 vụ chặn cướp đúng
vào xe của Công an huyện Đình Lập. Cả hai lần này, Thắng đều chỉ đạo đàn
em bắn trả, làm một số công an bị thương, xe hư hỏng nặng còn bọn chúng
chạy thoát vào rừng.
Xác định tính chất nghiêm trọng của vụ việc, ngày 19/9/1991, ông Đỗ
Hùng, khi đó là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Nội
vụ đã chủ trì cuộc họp giữa Công an 3 tỉnh Lạng Sơn, Hà Bắc và Quảng
Ninh. Tại cuộc họp, Ban chuyên án được thành lập nhằm triệt phá băng
cướp này.
Sau hai tháng thực hiện, công an đã bắt được 4 tên trong nhóm, vận động
được 2 người, trong đó có Phương ra đầu thú cùng tiền, tài sản và súng
cướp được.
Điên cuồng vì hai đệ tử thân tín ra đầu thú, Thắng cùng đàn em tiếp tục
gây ra nhiều vụ cướp khác, hễ thấy ai chống cự là bắn chết không tha.
Điển hình như chiều 10/12/1991, Thắng, Hải chặn xe khách để cướp tài sản
nhưng bị lực lượng Công an Đình Lập tấn công.
Thấy đồng bọn bị tiêu diệt, Thắng xả súng bắn tử vong một công an cùng
lái xe khách. Kinh hoàng nhất là vụ trả thù gây ra tối 13/1/1992. Thắng
dẫn theo một toán cướp đến xã Bắc Lãng, Đình Lập, chặn xe khách để cướp.
Thấy tài xế không chịu dừng xe theo lệnh của hắn, Thắng rút súng bắn
vào xe làm hai người thiệt mạng, 5 hành khách bị thương. Nhóm cướp nhảy
lên xe định lấy tài sản thì bị công an truy đuổi, phải chạy tháo thân.
Ngay tối hôm đó, cho rằng ông Đàm Văn Ký, Trưởng thôn Nà Nát, Bắc Lãng
báo tin cho cơ quan công an kế hoạch chặn cướp của mình, Thắng xách súng
tới nhà ông Ký, bắt cả nhà ra sân, xếp thành hàng dọc. Cả nhà ông Ký
quỳ sụp xuống lạy hắn xin được tha tội nhưng kẻ máu lạnh vẫn không lay
động. Hắn giương súng bắn hai loạt đạn AK vào người ông Ký rồi mới đồng ý
cho cả nhà đưa xác nạn nhân vào nhà. Mỗi khi gây án, trong khi đồng bọn
đều bịt mặt riêng Thắng thì không. Khi bắn ai, hắn gí sát mặt mình vào
như muốn khắc sâu trong tâm khảm nỗi sợ hãi của bị hại.
Ông Nông Văn Định, Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn, khi đó là Trưởng
phòng Cảnh sát hình sự nhớ lại: Đến ngày 14/3/1992, qua trinh sát, biết
Thắng đang lẩn trốn trên một chòi canh nương, tổ công tác nhanh chóng
triển khai lực lượng bao vây. Cuộc đấu trí căng thẳng diễn ra nhiều
tiếng đồng hồ, lực lượng công an với phương châm dùng lý lẽ để thuyết
phục tên cướp đầu hàng, tuy nhiên Thắng đáp trả bằng những loạt đạn để
tìm cách thoát thân.
Biết không thể thu phục được tên cướp, tổ công tác quyết định khép chặt
vòng vây và nổ súng tiêu diệt. Sau khi băng cướp do tên Thắng cầm đầu
bị triệt phá, người dân không còn lo sợ khi đi qua địa bàn giáp ranh
giữa ba tỉnh nữa và biệt danh về ngã ba “tử thần” dần trở thành dĩ vãng.
Theo Công an nhân dânCuộc vây bắt tên cướp khét tiếng từng là trinh sát đặc công
Gây ra
một loạt vụ cướp tàn độc, bắn chết công an, tướng cướp Hoàng Văn Chung
(Chung "Chón") được liệt vào danh sách "tiêu diệt tại chỗ" của cả lực
lượng công an và quân đội tỉnh Lạng Sơn hồi những năm 1990.
Từng là trinh sát đặc công, giỏi sử dụng các loại vũ khí, hành tung
"xuất quỷ nhập thần" của tướng cướp Chung "Chón" (54 tuổi) nỗi ám ảnh
kinh hoàng của người dân và các thương lái vùng biên ải Lạng Sơn những
năm 1990.
Đại tá Triệu Văn Điện (hiện là Trưởng phòng Cảnh sát truy nã - Công an
tỉnh Lạng Sơn) khi đó là Phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự cho hay vụ
cướp nào Chung "Chón" cũng vác AK, lựu đạn và nhiều loại súng khác đi
theo để sẵn sàng tiêu diệt nạn nhân. Biệt danh "Chón" theo tiếng Nùng
nghĩa là "sóc", di chuyển nhanh như sóc. Tên tướng cướp này vốn là trinh sát đặc công tinh nhuệ, giỏi sử dụng các loại vũ khí.
Đầu tháng 1/1989, Chung "Chón" từng "xộ khám" vì tổ chức đồng bọn vác
súng đi chặn xe và cướp tài sản của những người đi đường tại khu vực cầu
Bản Liếp, xã Phú Xá, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn. Đi tù chưa được bao lâu,
tháng 5/1990, Chung "Chón" dùng lửa đốt phá cánh cửa buồng giam trốn
thoát.
Như con sói thoát bẫy, đi tới đâu, hắn cũng thâu nạp thêm "tay chân",
lấy cướp bóc làm kế sinh nhai, bắn nạn nhân làm trò giải trí và "thử
súng". Điều lạ là mỗi lần đám đệ tử "xộ khám", hắn đều lọt lưới một cách
ngoạn mục, lẩn trốn đi nơi khác và tiếp tục lập băng cướp mới.
Gây ra những vụ cướp táo tợn, tàn độc, băng cướp Chung "Chón" cũng
không "chừa" những vụ cướp vặt. Từ cướp một con gà, nồi khoai lang đến
hàng trăm triệu đồng, vụ nào chúng cũng vác súng ra bắn. Cuối tháng
2/1992, chúng từng xả hết 6 băng đạn chỉ để cướp một nồi khoai lang. Rất
may nạn nhân kịp thời chạy thoát. Khoảng tháng 3/1992, hết tiền ăn
tiêu, Chung lại cùng đồng bọn xách súng và lựu đạn đến khu vực xã Phú Xá
để rình. Lần này, chúng cướp được 300.000 đồng và một con vịt góp giỗ
sau khi đã bắn nạn nhân bị thương vào đùi.
Một tuần sau, đồng bọn của Chung sa lưới nhưng hắn trốn thoát. Ngày
27/12/1992, Chung cùng đồng bọn ra cầu Khánh Khê, huyện Văn Quan chặn xe
cướp được 15 triệu đồng, bắn nạn nhân trọng thương.
Sự xuất hiện của băng cướp của Chung "Chón" khiến nhiều người dân ở mấy
huyện biên giới như Cao Lộc, Bình Gia, Văn Quan, Bắc Sơn của tỉnh Lạng
Sơn, cứ tối tối vội vàng cửa đóng then cài, không dám ra đường. Cánh lái
xe tải đường dài từ miền xuôi lên hay các thương lái chuyên đánh hàng
Trung Quốc đều phải đổi quy luật làm ăn, chỉ dám qua những vùng này vào
ban ngày…
Trong khi các hoạt động điều tra đang được tiến hành thì một vụ án mạng
nghiêm trọng nữa lại xảy ra. Ngày 24/4/1993, sau khi thành lập thêm một
băng mới gồm Hoàng Văn Long, Đồng Văn Eng, Lăng Văn Nhàn, giao vũ khí
cho từng tên, cả bọn ra đoạn đường rẽ vào xã Thụy Hùng, cách Dốc Quýt
500m ngồi rình. Tối hôm đó, anh Hoàng Văn Tiệp, cán bộ Thanh tra Công an
tỉnh Lạng Sơn chở người nhà đi qua bị bọn cướp lao ra bắn nên đã dùng
súng bắn trả khiến Eng trúng đạn.
Sau hồi đấu súng không cân sức, anh Tiệp bị Nhàn dùng súng AK bắn chết
tại chỗ. Nhóm cướp tháo hạy, bỏ lại tên đồng bọn bị thương nặng.
Xác định đây là băng cướp nguy hiểm, chỉ có thể bắt hoặc tiêu diệt được
Chung "Chón" mới làm tan rã được, kế hoạch vây bắt được vạch ra tỉ mỉ.
Hàng ngày, các trinh sát tuần tra công khai dọc tuyến quốc lộ 1, các
tuyến đường liên huyện, liên xã ở các huyện: Văn Quan, Bình Gia, Bắc
Sơn, Cao Lộc - nơi Chung "chón" và đám tay chân thường hoạt động để
chúng không dám lộ diện, dần dần co cụm lại. Mặt khác, cơ quan điều tra
đồng thời phối hợp với lực lượng quân đội đóng trên địa bàn sẵn sàng bắt
giữ, hoặc tiêu diệt tại chỗ nếu hắn manh động chống trả.
Về phía Chung, sau khi bắn chết anh Tiệp đã tiếp tục thu nạp đệ tử, lập
một băng cướp mới. Tuy nhiên, chúng hoạt động cầm chừng hơn bởi sự tuần
tra gắt gao của công an. Biết nhóm cướp lẩn trốn trong rừng hồi thuộc
huyện Cao Lộc nhưng các trinh sát không thể tìm ra chỗ ở, bởi rừng núi
mênh mông, bạt ngàn, chúng lại thường xuyên thay đổi địa điểm.
Thời điểm này, nguồn tin trinh sát cho hay, Chung dù có vợ con đề huề
nhưng cặp bồ với Vi Thị Vị, ở huyện Cao Lộc và có với nhau một con trai.
Dù không về thăm nhà, nhưng hàng tháng Chung lại đến thăm bồ và con
riêng. Vị có 3 em trai từng tham gia các băng cướp của Chung. Trong số
này, một người lãnh án 7 năm, một bị tuyên phạt hơn 10 năm tù. Sau khi
được vận động, thuyết phục, người em trai thứ ba tên là Hạt chọn con
đường lập công chuộc tội, hợp tác với công an.
Thượng uý Triệu Văn Điện được Ban chuyên án giao nhiệm vụ phụ trách tổ
truy bắt. Anh cùng trinh sát Đoàn Minh Hà và Đội trưởng Đặc nhiệm Phòng
Cảnh sát hình sự Hoàng Văn Nam (hiện là Phó phòng Cảnh sát bảo vệ và hỗ
trợ tư pháp, Công an tỉnh Lạng Sơn) theo dõi sát sao nhà Vị, đưa tiền
cho Hạt thường xuyên mua đồ tổ chức ăn uống mời Chung đến.
Gần đến Tết nửa năm (ngày 6/6 âm lịch) của đồng bào dân tộc Nùng, Ban
chuyên án quyết định lựa chọn làm thời điểm phá án. Đêm 1/8/1993, đúng
kế hoạch sau khi ăn uống no say, Chung lên giường đi ngủ. Hạt lẩn ra
ngoài báo tin cho trinh sát. Ngay lập tức, các lực lượng tác chiến của
Cục Cảnh sát hình sự và Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Lạng Sơn đã
đi bộ hơn 5km vào đến nhà của Vị để tổ chức vây bắt.
Mọi hành động đều đảm bảo bí mật tuyệt đối. Tuy nhiên, trong nhà có
người già và trẻ nhỏ, lại đề phòng Chung "Chón" cảnh giác đổi chỗ ngủ,
nên các trinh sát phải áp sát tận nơi để xác định vị trí. Kiên trì bao
vây đến 4 rưỡi sáng thì mẹ Vị dậy trước để vệ sinh cá nhân. Ngay lập
tức, anh Điện tiến lại rút thẻ ngành và dặn dò bà lão vào gọi hai cháu
dậy, thả trâu ra khỏi chuồng để tránh đạn lạc.
Tiếng loa kêu gọi đầu hàng vang lên nhưng tên tướng cướp vẫn cố thủ
trong nhà. Trinh sát ném quả lựu đạn hơi cay thứ 3, hắn mới chịu ra
ngoài. Đề phòng hắn cất giấu lựu đạn, vũ khí trong người nên các trinh
sát yêu cầu phải cởi hết quần áo, xoè tay, kiễng chân đi ra. Nhưng vừa
ra khỏi đám khói, hắn đã vụt chạy ra cửa sau hòng tẩu thoát vào rừng.
Thượng uý Điện và anh Nam nhanh như cắt đã dùng võ thuật quật ngã tên
tướng cướp. Kiểm tra trong nhà, các trinh sát thu được một khẩu súng
Colt, 60 viên đạn, một quả lựu đạn đã rút chốt mà Chung mưu mô để ngay
trước cửa khi hắn phải ra khỏi nhà.
Ngay sau đó, tay chân của hắn là Long, An cũng sa lưới. Chung bị kết án
tử hình, Long lãnh án 14 năm tù, An bị án 7 năm tù. Vị thì mới đây bị
Công an tỉnh Hải Dương bắt về tội Lưu hành tiền giả, đang thụ án tù.
Kết thúc chuyên án, với những thành tích xuất sắc, thượng uý Điện được
phong quân hàm vượt cấp, được mời đi báo cáo điển hình tiên tiến tại
nhiều hội nghị của Bộ Công an.
Theo Công an nhân dân
SBC xoá sổ băng sát thủ bắn chết vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga
Vụ bắt
cóc con nghệ sĩ Kim Cương và sát hại vợ chồng tài tử cải lương Thanh
Nga chưa có kết quả, đội SBC gánh thêm trọng trách điều tra vụ bắt cóc
con một bác sĩ nổi tiếng. Từ đây, Đội trưởng Hai Thành đã xóa sổ được
băng tội phạm khét tiếng.
Những ngày đầu tháng 2/1979, đội SBC Sài Gòn đang phân tán lực lượng ráo riết truy tìm băng nhóm bắt cóc con nghệ sĩ Kim Cương và hạ sát vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga
thì nhận được trình báo về vụ bắt cóc con bác sĩ Nguyễn Lã Hỷ. Ngày
6/2/1979, sau khi nghiên cứu gia đình vị bác sĩ nổi tiếng, Nguyễn Thanh
Tân cùng đồng bọn đã đến trường cấp 1, cấp 2 Tân Nhì (TP HCM) để thực
hiện kế hoạch bắt cóc bé Nguyễn Phương. Chúng vào trong lừa bé trai ra
cổng nhận thư của mẹ rồi đưa đi.
|
Để cắt dấu vết, trên đường đi, chúng chuyển bé trai sang xe đồng
bọn để đưa về Sóc Trăng nhốt. Tân sau đó gọi điện cho gia đình vị bác sĩ
yêu cầu đưa 100 lượng vàng. Tiếp nhận vụ án, lãnh đạo Công an TP HCM
chỉ đạo Đội trưởng Võ Tấn Thành (Hai Thành) cùng toàn bộ lực lượng SBC
khẩn trương điều tra. Hồ sơ vụ án thể hiện, chiều hôm đó, một cuộc gọi
đến cho vợ bác sĩ Hỷ. Sau khi thương lượng, chúng chấp thuận giảm tiền
chuộc. "Tổ chức chúng tôi đã đồng ý nhận 20 lượng vàng. Bà đi bằng xe
đạp, mặc quần đen, áo nâu đến số nhà 95 Phan Đăng Lưu quận Bình Thạnh
giao vàng cho người cầm mảnh vải áo của con bà", đầu dây bên kia nói rồi
cúp máy.
|
Đến giờ hẹn, Tân giao quả lựu đạn cho đàn em Nguyễn Văn Hóa bảo ra
nhận vàng của gia đình vị bác sĩ. Lúc này, nhiều trinh sát được lệnh bám
sát, theo dõi mọi di biến của cuộc trao đổi. Đội trưởng Hai Thành không
rời bộ đàm, chỉ huy các trinh sát quyết bắt bằng được nhóm bắt cóc này
bởi thủ đoạn và hành vi của chúng rất giống với những tên đã bắt bé TaRo
con nghệ sĩ Kim Cương 2 năm trước.
|
Tân đón đầu, theo dõi vợ bác sĩ Hỷ chạy xe đạp trên đường Phan Đăng
Lưu. Các trinh sát trong vai xe ôm, xích lô đạp chầm chậm theo người
phụ nữ. Gần đến điểm hẹn, cảnh sát phát hiện người đàn ông khả nghi chạy
xe 67 đứng bên kia đường.
|
Theo yêu cầu của chúng, người phụ nữ mặc quần đen, áo nâu đứng chờ ở
điểm hẹn. Tại ngã ba gần đó, Hóa vung áo của bé Nguyễn Phương ra hiệu
rồi tiến đến lấy vàng. Sau cuộc trao đổi chớp nhoáng, tên này nhanh
chóng phóng lên chiếc 67 vừa lướt tới của Tân, nhanh chóng bỏ chạy.
|
Ngay lập tức, trinh sát hình sự nổ súng vào bánh xe nhằm bắt sống
chúng nhưng viên đạn trúng pô xe, tóe lửa. Tên cầm lái tăng ga đột ngột,
nhấc bổng đầu chiếc xe máy rồi lao đi vun vút. Quyết không cho nhóm này
tẩu thoát, trinh sát nổ thêm phát súng nữa. Lần này viên đạn găm thẳng
vào lưng Hóa, kẻ ngồi sau.
|
Dù bị thương nặng, Hóa cố gắng ghì sát vào lưng Tân, quay người ném
quả lựu đạn về nhóm trinh sát. Nhiều thành viên đội SBC nằm rạp xuống
đường tránh thương vong nhưng may mắn quả lựu đạn không nổ, chiếc 67
phóng mất dạng. Xác định nghi phạm bị thương nghiêm trọng, Đại úy Hai
Thành và nhiều trinh sát giỏi ém mình tại khắp các bệnh viện trong thành
phố, đón đầu kẻ bị thương.
|
Sau khi trốn thoát, Tân chở Hóa về và chia lại phần vàng cho đồng
phạm. Do Hóa bị thương, số vàng này anh ta đưa mẹ giữ hộ.
|
Sau khi về tiệm sửa xe của đồng phạm tại quận 5, Tân thay quần áo
và cùng đàn em quay lại thuê xích lô đưa Hóa đến bệnh viện Chợ Rẫy rồi
bỏ đi. Tại phòng cấp cứu, Hóa biến sắc mặt khi nhận ra nhiều cảnh sát
đang đón lõng mình nên thật thà khai: "Tôi là Hóa, người đi chung là
Tân. Cháu Phương không biết ở đâu nhưng Tân nhà ở Ngan Rô, Sóc Trăng".
|
Nhiều trinh sát tức tốc phóng về miền Tây. Qua rà soát, cảnh sát
phát hiện bé Phương đang ở nhà Tân. Một điều khiến Hai Thành phải "giật
mình" là ở đây có nhiều đặc điểm trùng hợp với nơi bé TaRo (con trai
nghệ sĩ Kim Cương) bị bọn bắt cóc nhốt gần 2 năm trước. Đó là phía trước
căn nhà có ống khói lớn và xung quanh nhiều rơm rạ, mẹ Tân là một cụ
già và các bé "Đức Mập", "Bé Sáu" đều có mặt ở đây. Tuy nhiên, Tân không
có mặt.
|
Qua nhiều đầu mối, Hai Thành phát hiện có dấu vết của Tân tại tiệm
sửa xe trên đường Nguyễn Biểu (quận 5). Sau thời gian dài theo dõi, các
trinh sát lần ra chỗ ẩn núp của Tân là nhà của người quen chủ tiệm sửa
xe, trong con hẻm trên đường Nguyễn Thiện Thuật, quận 3. Đúng 0h ngày
9/4/1979, Đội trưởng SBC cùng nhiều trinh sát "cày" nát con hẻm thì phát
hiện căn nhà Tân tá túc. Ông Thành xộc lên gác, vung báng súng hạ gục
Tân khi hắn định chống cự.
|
Khám xét chỗ hắn ngủ, các trinh sát thu được số vàng là tang vật
của các vụ bắt cóc tống tiền trước đó. Tuy nhiên, Tân chỉ thừa nhận đã
bắt cóc con của Kim Cương và bác sĩ Hỷ. Thêm một thời gian điều tra, Đại
úy Hai Thành đã khiến hắn phải thừa nhận là hung thủ sát hại nghệ sĩ
Thanh Nga gây chấn động dư luận khi tìm được khẩu súng gây án mà hắn nhờ
vợ chồng người em chôn giấu dưới đường ống nước. Tuy nhiên, trước đó, 2
chiến sĩ Công an TP HCM đã phải thiệt mạng trong quá trình truy tìm khẩu súng gây án của Tân.
|
Tên tuổi ông Võ Tấn Thành (Hai Thành) - Đội trưởng SBC đầu tiên của
Sài Gòn - còn gắn liền với nhiều vụ án chấn động khác như vụ thảm sát
tại nhà Quận chúa Mộng Hoa; giải cứu 11 em bé bị bắt cóc bán lên vùng
rừng núi Lâm Đồng; phá nhiều băng cướp có súng như Võ Tùng Hội, Phú
“Salem”; truy bắt tên cướp khét tiếng Điềm Khắc Kim…
Sau này, ông Thành về làm Đội trưởng Cảnh sát hình sự Công an quận
Tân Bình rồi chuyển sang làm Chánh án TAND quận Tân Bình trước khi về
hưu. Do mắc căn bệnh ung thư máu, người thầy của các cảnh sát hình sự
Công an TP HCM vừa qua đời ngày 23/11.
|
Quốc Thắng
Nhận xét
Đăng nhận xét