Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 112

(ĐC sưu tầm trên NET)

Người tự nhận chủ 5 cây vàng trong rác bị kiện

TPO - Ngày 23/9, bà Phạm Tuyết Mai, SN 1980, ở ấp Tân Thành A, xã Tân Dân (Đầm Dơi, Cà Mau) nộp đơn tại TAND thành phố Cà Mau khởi kiện bà Nguyễn Thị Bích Ngân, SN 1984, ở khóm 7, phường 8 (thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau) về chuyện 5 cây vàng trong rác.
Bà Phạm Tuyết Mai. Bà Phạm Tuyết Mai.
Theo đơn bà Mai, ngày 4/8/2004, khi đang làm việc tại Nhà máy xử lý rác thải Cà Mau của Cty TNHH Xây dựng – Thương mại – Du lịch Công Lý, phát hiện bóp da bên trong có nhiều nữ trang kim loại màu vàng, với trọng lượng 5 cây vàng. Sau đó, ông Nguyễn Tiến Tân, Giám đốc Điều hành Nhà máy lập biên bản tạm giữ số tài sản đó và giao nộp Công an địa phương.
Liên tục trong 3 ngày, 13 đến 15/ 8/ 2014, Công an thành phố Cà Mau đã thông báo công khai trong 30 ngày tìm chủ sở hữu số tài sản này. Nhưng sau đó, Công an thành phố Cà Mau áp dụng thời hạn (đúng luật định) là 1 năm nhưng chủ sở hữu không đến nhận.
Quá thời hạn 15 ngày, bà Nguyễn Thị Bích Ngân đến Công an thành phố Cà Mau trình báo đã mất vàng vào ngày 1/4/2014, có trình báo với Công an phường 8 (thành phố Cà Mau).
Tuy quá hạn nhưng Công an thành phố Cà Mau chấp nhận việc trình báo tìm tài sản đã mất và ngày 16/9/2015, Công an thành phố Cà Mau mời bà Mai và bà Ngân đến để thương lượng với nhau. Bà Ngân thương lượng cho 10 triệu đồng nhưng bà Mai không chấp nhận.
Trong đơn, bà Phạm Tuyết Mai trình bày: “Là người nghèo, chịu đựng làm việc trong môi trường hôi thúi để tìm miếng cơm. Giả sử, tôi không phát hiện ra số vàng trên thì bà Ngân cũng mất trắng làm gì có như ngày hôm nay mà bà đòi lại. Tôi làm đúng theo quy định của pháp luật và đạo lý làm người, khi tôi phát hiện được tài sản, tôi đã trình báo Công an đi tìm chủ sở hữu. Nếu trong hạn luật định bà Ngân chứng minh mình thực sự là chủ số vàng trên thì tôi đâu yêu cầu gì, nhưng đây lại quá hạn luật định cho nên tôi mới yêu cầu”.
Bà Mai yêu cầu TAND thành phố Cà Mau công nhận cho bà được sở hữu số tài sản trên theo quy định của pháp luật.

Việt Nam phản đối Trung Quốc quy hoạch Trường Sa và Hoàng Sa

Việt Nam kiên quyết phản đối việc Trung Quốc thông qua quy hoạch với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đồng thời yêu cầu hủy bỏ hành động này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình 
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình. Ảnh: Quý Đoàn
Quốc vụ viện Trung Quốc mới đây thông qua "Quy hoạch khu chức năng chính về biển trên toàn quốc", trong đó bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình hôm nay nhấn mạnh Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với hai quần đảo trên. 
Mọi hoạt động của các bên nước ngoài ở khu vực này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và vô giá trị.
"Việt Nam kiên quyết phản đối hành động nói trên của Trung Quốc, đồng thời yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hủy bỏ ngay hành động sai trái đó, đóng góp thiết thực vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông", ông Bình nêu rõ.
Anh Ngọc

Nữ doanh nhân Mỹ nói bị Trung Quốc bắt vì động cơ chính trị

(TNO) Nữ doanh nhân người Mỹ bị bắt tại Trung Quốc trước cáo buộc do thám và trộm bí mật quốc gia cho biết việc bắt giữ bà là có động cơ chính trị, giữa lúc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm Mỹ.

Bà Sandy Phan-Gillis - Ảnh: ReutersBà Sandy Phan-Gillis - Ảnh: Reuters
Chính quyền Trung Quốc đã giam giữ bà Sandy Phan-Gillis (55 tuổi), người Mỹ gốc Hoa sinh ra tại Việt Nam, trong khoảng 6 tháng vì bị tình nghi do thám và trộm bí mật quốc gia, theo Reuters.
Các hãng tin quốc tế đưa tin về vụ bắt giữa bà Phan-Gillis ngay khi ông Tập bắt đầu chuyến thăm Mỹ vào ngày 22.9.
“Đây không phải là một vụ tội phạm hình sự. Đây là vụ bắt người có động cơ chính trị”, bà Phan-Gillis cho biết trong một lá thư được một quan chức lãnh sự Mỹ ở Trung Quốc ghi lại vào ngày 23.9 và gửi cho gia đình bà ở bang Texas, Mỹ.
Lá thư cho hay bà Phan-Gillis đang chờ hầu tòa ở Trung Quốc, nhưng chưa rõ vào ngày nào.
“Hoặc là tôi đang phải đợi để vận động hành lang trao đổi tù nhân chính trị”, bà Phan-Gillis nói trong cuộc gặp gỡ với quan chức lãnh sự Mỹ vào ngày 23.9.
Bà Phan-Gillis điều hành một công ty tư vấn cho các doanh nghiệp Trung Quốc và Mỹ. Bà Phan-Gillis đã đến Trung Quốc vài lần mà không gặp rắc rối gì, chồng của bà là ông Jeff Gillis cho hay, đồng thời khẳng định vợ mình không phải là gián điệp hay một kẻ trộm.
Ông Gillis cho hay vợ ông bị tạm giam và bị thẩm vấn một hoặc hai lần mỗi ngày. Và hiện vẫn chưa rõ liệu bà Phan-Gillis có bị truy tố hay không trước khi bị bắt.
Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest ngày 23.9 bày tỏ sự bất bình trước việc các quan chức Trung Quốc không hề đưa ra câu trả lời nào trước những câu hỏi của chính phủ Mỹ về tình hình bà Phan-Gillis. Vấn đề này có thể được đưa ra thảo luận trong cuộc hội đàm của Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập, ông Earnest cho biết thêm.
Phúc Duy

Đoàn xe nhân đạo thứ 39 của Nga tới miền Đông Ukraine

TPO - Đoàn xe nhân đạo thứ 39 của Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga tới vùng miền Đông Nam Ukraine dự kiến sẽ có mặt tại Donbass vào ngày 24/9.
Thêm chuyến hàng viện trợ nhân đạo của Nga tới miền Đông Ukraine. Ảnh: RIA Novosti Thêm chuyến hàng viện trợ nhân đạo của Nga tới miền Đông Ukraine. Ảnh: RIA Novosti
Hãng Interfax-AVN tối ngày 23/9 dẫn thông báo từ Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga cho biết, đoàn xe nhân đạo thứ 39 của Nga viện trợ cho người dân các tỉnh miền Đông Nam Ukraine sẽ có mặt ở lưu vực sông Donetsk và Lugansk vào ngày 24/9.
“Trung tâm cứu hộ của Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga ở vùng Rostov đã hoàn tất công tác chuẩn bị, sẵn sàng đưa hàng viện trợ nhân đạo tới người dân các tỉnh Donetsk và Lugansk. Dự kiến, sáng 24 tháng 9, đoàn xe sẽ tới vùng Donbass”, dịch vụ báo chí của Bộ tình trạng khẩn cấp Nga thông báo.
Theo thông báo, hơn 100 xe tải với khoảng 1.200 tấn viện trợ nhân đạo, phần lớn là thực phẩm tươi, thực phẩm đóng hộp, ngũ cốc, mì ống, trà, dầu, thuốc men… sẽ được chia thành hai đoàn xe, một về Donetsk, một về Lugansk.
“Hàng hóa được cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức công đoàn ở nhiều vùng khác của Liên bang Nga quyên góp”, Bộ tình trạng khẩn cấp Nga cho biết.
Kể từ tháng 8/2014, Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga đã thực hiện 38 chuyến hàng viện trợ nhân đạo cho các tỉnh miền Đông Ukraine.
Chính quyền Ukraine thường xuyên lên án các chuyến hàng viện trợ nhân đạo đến từ Nga, đồng thời yêu cầu Moscow vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo qua đường tàu hỏa thay vì đường bộ.
Theo Interfax-AVN

Quân nổi dậy Syria chỉ trích Nga 'thêm dầu vào lửa'

(TNO) Lực lượng nổi dậy chống Tổng thống Bashar al-Assad cáo buộc Nga can dự vào chuyện nội bộ của Syria, cho rằng Moscow đang đổ "thêm dầu vào lửa", làm cuộc nội chiến leo thang.

Quân của lực lượng nổi dậy chống chính phủ của Tổng thống Syria - Ảnh: AFP 
Quân của lực lượng nổi dậy chống chính phủ của Tổng thống Syria - Ảnh: AFP
Nga tăng cường hiện diện quân sự trong mấy tháng gần đây bằng cách gửi vũ khí, máy bay và cả quân sang Syria với lời giải thích đang hỗ trợ Tổng thống Assad chống khủng bố. Trong khi đó, Mỹ cảnh báo hành động này của Moscow đang gây thêm căng thẳng cho tình hình chiến sự ở Syria.
Phe chống chính phủ Syria nói rằng cuộc chiến giữa nhóm này với quân chính phủ đã qua năm thứ 5 và sẽ trở nên căng thẳng hơn trong thời gian tới khi có sự tham gia của người Nga, tờ Japan Times dẫn nguồn tin từ Reuters hôm nay 23.9 cho hay.
“Chúng tôi tính toán cuộc chiến sẽ kéo dài hơn khi có người Nga”, Abu Yousef al-Mouhajer, chiến binh của lực lượng Ahrar al-Sham chiếm đóng ở vùng Latakia, nói với Reuters. Latakia là nơi Nga triển khai căn cứ quân sự. “Sự can dự của người Nga nhằm bảo vệ chế độ của Tổng thống Assad”, al-Mouhajer nói. Nga có căn cứ hải quân duy nhất ở thành phố Tartus gần Latakia của Syria.
Lực lượng chống chính phủ Assad lâu nay được sự ủng hộ của những chính phủ muốn lật đổ ông Assad, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar và Ả Rập Xê út. Binh lính của các lực lượng chống chính phủ được trang bị vũ khí tốt hơn và được huấn luyện kỹ hơn, đang kiểm soát vùng tây bắc và tây nam Syria.
“Giờ đây chúng tôi có kẻ thù mới mạnh hơn và chuyên nghiệp hơn”, al-Mouhajer nhận định khi đề cập đến quân đội Nga.
Phe chống đối trông đợi sự viện trợ quân sự mạnh hơn từ các chính phủ muốn lật đổ ông Assad. Abu Ghiath al-Shami, người phát ngôn của nhóm Alwiyat Seif al-Sham, nói rằng Nga không có mục tiêu nào khác là duy trì chế độ hiện có ở Syria. “Đối với những chính phủ ủng hộ chúng tôi, tôi nghĩ sẽ có sự thay đổi trong thái độ của họ thông qua việc ủng hộ hoặc có thể thay đổi chính trị”, người này phát biểu.
Minh Quang

Malaysia bắt 6 nghi phạm hỗ trợ thủ phạm đánh bom Bangkok

(TNO) Malaysia đã bắt giữ 6 người bị tình nghi tham gia một mạng lưới buôn người và đã hỗ trợ kẻ đánh bom ở đền thờ Erawan, thủ đô Bangkok (Thái Lan).

Cảnh sát Thái đứng canh gác bên đền thờ Erawan, trung tâm thủ đô Bangkok (Thái Lan) ngày 9.9 - Ảnh: ReutersCảnh sát Thái đứng canh gác bên đền thờ Erawan, trung tâm thủ đô Bangkok (Thái Lan) ngày 9.9 - Ảnh: Reuters
Cảnh sát Malaysia và Thái Lan ngày 23.9 cho biết 6 nghi phạm này cấu kết với hai nghi phạm khác (đã bị bắt trước đó và đang bị tạm giam ở Malaysia) đã hỗ trợ kẻ đánh bom, Reuters dẫn thông tin từ cảnh sát Malaysia và Thái Lan. Kẻ đánh bom được xác định là một người nước ngoài chưa rõ danh tính và quốc tịch, đã rời Thái Lan sang Malaysia.
Ông Ayob Khan Mydin Pitchay, giám đốc đơn vị chống khủng bố của lực lượng cảnh sát Malaysia, nói 4 trong số 6 nghi phạm này bị bắt hồi tuần rồi là người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (từ khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc).
Thủ phạm đánh bom được cho là người đàn ông mặc áo thun vàng xuất hiện trong đoạn video camera an ninh, người này đặt balô chứa bom tại băng ghế đền thờ ngay trước khi quả bom phát nổ.
Ông Ayob cho biết 6 nghi phạm bị bắt có dính líu đến một mạng lưới tội phạm buôn người, không liên quan trực tiếp đến vụ đánh bom.
“Chúng tôi tin rằng 6 nghi phạm này đã giúp nghi phạm mặc áo vàng, nhưng chúng tội chưa thể xác nhận thông tin vào thời điểm này vì đang tiến hành điều tra”, ông Ayob nói.
Trước đó, cảnh sát Thái Lan đã loại trừ khả năng động cơ vụ đánh bom là nhằm trả đũa việc chính quyền Thái Lan trục xuất 109 người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc hồi tháng 7.2015.
Theo cảnh sát Thái, một mạng lưới tội phạm buôn người (chuyên đưa người Duy Ngô Nhĩ, chủ yếu sống ở khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc, sang Thái Lan để đến Thổ Nhĩ Kỳ) có khả năng tiến hành vụ đánh bom nhằm trả đũa chiến dịch chống buôn người của Thái Lan.
Người phát ngôn cảnh sát Thái Prawut Thawornsiri ngày 23.9 cho hay những kẻ dính líu đến vụ đánh bom không phải là “những phần tử khủng bố bởi họ không tuyên bố họ muốn gì”.
Phúc Duy

Lo xây nhà trái phép bất thành, cán bộ đô thị phường bị bắt

(TNO) Trao đổi với phóng viên, 21 giờ ngày 23.9, một lãnh đạo UBND P.12 (TP.Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết, chiều cùng ngày, Cơ quan CSĐT Công an TP.Vũng Tàu đã đến UBND phường đọc lệnh khám xét và bắt giam ông Bùi Đức Thọ (36 tuổi) để điều tra làm rõ về hành vi nhận hối lộ.

Lo xây nhà trái phép bất thành, cán bộ đô thị phường bị bắt - ảnh 1
Ông Thọ là cán bộ trật tự đô thị phường 12. Cùng bị bắt với ông Thọ còn có Lê Văn Hiệu (38 tuổi), vừa là thầu và cò xây dựng, để điều tra làm rõ cùng về hành vi trên.
Theo thông tin ban đầu, anh H. có mảnh đất nông nghiệp tại đường Đô Lương, P.12 muốn xây nhà trên mảnh đất này nên gọi cho Hiệu (đây là đất nông nghiệp nên anh H. không được phép xây dựng).
Khoảng tháng 8.2015, anh H. gọi cho Hiệu hỏi có xây được nhà không, thì Hiệu gọi cho Thọ hỏi ý kiến.
Đến ngày 21.8, dù chưa lo lót để anh H. xây nhà nhưng Thọ vẫn gọi điện cho Hiệu nói là lo được việc xây nhà trên đất nông nghiệp của anh H. với giá 30 triệu đồng. Sau đó, Hiệu gọi cho anh H. thông báo vụ việc là đã lo được cho anh H. xây nhà.
Sau đó, anh H. hẹn Hiệu ra quán cà phê đưa trước 27 triệu đồng và hứa khi nào làm xong phần móng sẽ đưa tiếp 3 triệu còn lại. Hiệu còn ký vào giấy nhận tiền của anh H.
Đến chiều cùng ngày, Hiệu gọi điện thoại cho Thọ ra quán cà phê để giao 27 triệu đồng.
Tuy nhiên, sau đó anh H. xây nhà thì bị Tổ trật tự đô thị P.12 lập biên bản và UBND P.12 ra quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình trái phép. Thấy không thể lo cho anh H. xây nhà được nên Thọ đưa 27 triệu đồng lại cho Hiệu. Sau khi nhận tiền từ Thọ, Hiệu mang đến trả cho anh H. nhưng anh  hông nhận.
Đến ngày 22.9, Hiệu mang tiền đến Công an TP.Vũng Tàu giao nộp.
Lãnh đạo UBND P.12 cho biết, Thọ từng là cán bộ kiểm tra xây dựng nhưng từ tháng 5.2015 đã được chuyển công tác làm cán bộ trật tự đô thị chuyên dọn dẹp chợ tự phát, lấn chiếm lòng lề đường.
Nguyễn Long

Kiểm soát lỏng lẻo, tiền ảo 'tung hoành'

Các cơ quan chức năng hiện nay đều biết đến sự có mặt của các loại tiền ảo tại VN nhưng chưa có một vụ việc nào được xử lý khi quy định còn quá lỏng lẻo.

Ba loại tiền ảo được giới thiệu với các nhà đầu tư - Ảnh: Thanh XuânBa loại tiền ảo được giới thiệu với các nhà đầu tư - Ảnh: Thanh Xuân
Tiền ảo đã xâm nhập vào VN từ 2 năm trở lại đây. Ban đầu là Bitcoin và nay đến Onecoin, Gemcoin… Các hoạt động mời chào nhà đầu tư (NĐT) mới tham gia hệ thống, những buổi hội thảo, giới thiệu cho NĐT phương thức đầu tư vào các đồng tiền ảo diễn ra công khai tại các khách sạn lớn.
Đăng ký kinh doanh trá hình
Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch cho rằng pháp luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề tiền ảo, vì vậy việc đi huy động vốn là hoạt động bất hợp pháp. Để diễn ra các hoạt động huy động vốn công khai thì các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm.
Là một trong những cơ quan quản lý nhà nước, ông Trần Ngọc Tâm, Phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM, khẳng định loại tiền ảo chưa được cho phép giao dịch ở VN, vì vậy khó có việc cấp giấy phép kinh doanh. Nếu có, chỉ có thể trá hình thông qua hoạt động khác. Hiện nay, việc đăng ký kinh doanh và cấp mã số thuế đã liên thông với nhau, doanh nghiệp sau khi đăng ký xong là được gắn mã số thuế. “Hoạt động (trên giấy tờ) chưa hình thành thì làm sao thu thuế?!”, ông nói.
Trong khi đó, một cán bộ công an cho rằng việc xử lý tiền ảo “không hề dễ” vì các công ty này thường núp dưới dạng tư vấn, dịch vụ, thương mại… và các gói đầu tư được “phủ” lên với cái tên “chi phí học” để tránh cơ quan chức năng.
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, tiền ảo cũng là cái “mỏ vàng” ảo đầy rủi ro. Để ngăn chặn, kiểm soát tiền ảo nhằm hạn chế tổn thất cho người tiêu dùng ngay từ đầu thì các cơ quan cần kiểm tra sớm các hoạt động đăng trên website và việc huy động vốn công khai.
Cần nghiêm cấm các hoạt động tiền ảo
Từ cuối năm 2014 đến nay, một số vụ việc liên quan đến tiền ảo được phát hiện nhưng lại bị vướng luật không thể xử lý. Cuối năm 2014, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 3 cá nhân để điều tra về tội kinh doanh trái phép. Cả 3 người này sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin để khai thác, mua bán Bitcoin và các loại tiền ảo khác. Thế nhưng Viện KSND cho rằng không cấu thành tội “kinh doanh trái phép” vì kinh doanh, mua bán Bitcoin và các loại tiền ảo khác không phải là kinh doanh tiền tệ; Bitcoin và tiền ảo không nằm trong danh mục hàng hóa kinh doanh bị cấm.
Một số vụ kinh doanh tiền ảo tương tự khác trên địa bàn TP.HCM được cơ quan công an phát hiện trong thời gian qua nhưng theo một cán bộ công an cũng không xử lý đến đâu. Trường hợp NĐT không được trả tiền đi tố cáo thì công an có cơ sở để xử lý và có thể cấu thành tội “lừa đảo”. Nhưng với hệ thống mạng lưới chi trả tiền hoa hồng cao theo kiểu đa cấp nên những người đã lỡ tham gia, biết mình bị lừa rồi thì sẽ cố gắng đi lừa lại người khác để lấy lại tiền thay vì đi tố cáo. “Chúng tôi lúng túng trong xử lý khi pháp luật không thừa nhận đồng tiền ảo nhưng lại không có quy định nào cấm”, vị công an này nói.
Một luật sư tại TP.HCM cho rằng, trước đây khi chưa có quy định cấm sàn vàng, hoạt động của các sàn vàng phát triển và quảng cáo rầm rộ. Đến khi có quy định cấm, cơ quan công an có cơ sở để xử lý những công ty kinh doanh sàn vàng. Đối với các đồng tiền ảo cũng khá giống vậy. Ngân hàng Nhà nước chỉ mới cảnh báo chung chung là pháp luật không thừa nhận đồng tiền này và NĐT tham gia không được pháp luật bảo vệ, NĐT tự chơi tự chịu trách nhiệm.
Đã đến lúc Ngân hàng Nhà nước cần có những quy định cụ thể hơn về việc cấm kinh doanh, sử dụng các đồng tiền ảo, nếu không sẽ để lại nhiều hệ quả sau này.
Thanh Xuân - Hồng Sương

Báo Trung Quốc: Máy bay chở ông Tập không thể sánh được với chuyên cơ “Không lực Một”






Dân trí Báo chí Trung Quốc cho biết, chiếc máy bay mà Chủ tịch Tập Cận Bình sử dụng cho chuyến thăm Mỹ lần này sẽ được các hành khách bình thường sử dụng sau chuyến công du.

Video máy bay chở ông Tập hạ cánh tại Mỹ:


Máy bay chở ông Tập và phái đoàn cấp cao Trung Quốc chuẩn bị hạ cánh tại Mỹ ngày 22/9 (Ảnh: AP)
Máy bay chở ông Tập và phái đoàn cấp cao Trung Quốc chuẩn bị hạ cánh tại Mỹ ngày 22/9 (Ảnh: AP)
Trung Quốc không có chuyên cơ dành riêng cho nguyên thủ quốc gia. Hiện tại, tất cả các máy bay chuyên chở các lãnh đạo Trung Quốc trong những chuyến công du nước ngoài là của hãng hàng không Air China. Các máy bay được sử dụng sau khi chúng trải qua các công đoạn nâng cấp tạm thời.
Thủ tục để chuyển một máy bay thương mại thành chuyên cơ khá đơn giản, chỉ bằng việc lắp đặt một số thiết bị mới.

Ông Tập Cận Bình và phu nhân bước xuống từ chiếc Boeing 747 (Ảnh: The Herald)
Ông Tập Cận Bình và phu nhân bước xuống từ chiếc Boeing 747 (Ảnh: The Herald)
Theo Trung Quốc Nhật báo, chiếc Boeing 747 của Air China mà chính phủ Trung Quốc thuê để đưa Chủ tịch Tập Cận Bình tới Mỹ chắc chắn không thể sánh được với chuyên cơ "Không lực Một" của tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, tờ báo này nói rằng việc làm đó mang tính kinh tế hơn.
Air China là nhà cung cấp dịch vụ bay duy nhất cho các lãnh đạo Trung Quốc, với ít nhất 3 máy bay của hãng này đang được các lãnh đạo Trung Quốc sử dụng. Air China cũng chịu trách nhiệm bảo dưỡng và sửa chữa máy bay.
An Bình
Rà soát các công trình xây dựng có dấu hiệu nguy hiểm hoặc hết niên hạn sử dụng
Thứ năm, 24/09/2015 - 01:59 AM (GMT+7)
 
Ngày 23-9, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức giải quyết sự cố công trình 107 Trần Hưng Đạo (Hà Nội) và rà soát các công trình xây dựng có dấu hiệu nguy hiểm hoặc hết niên hạn sử dụng trong cả nước.
Theo đó, đề nghị UBND thành phố Hà Nội yêu cầu chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng khai thác công trình tại 107 Trần Hưng Đạo tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và tài sản, hạn chế, ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra, tổ chức bảo vệ hiện trường sự cố, thực hiện báo cáo theo quy định. Căn cứ theo mức độ và phạm vi sự cố để xem xét, quyết định tạm dừng khai thác sử dụng đối với các hạng mục công trình lân cận. Bảo đảm an toàn cho người, tài sản, công trình và các công trình lân cận. Tổ chức giám định nguyên nhân sự cố… Đồng thời, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, phát hiện các công trình, hạng mục công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác, sử dụng; khẩn trương tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng các công trình, hạng mục công trình này và có biện pháp xử lý theo đúng quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP. Yêu cầu các chủ sở hữu, người quản lý sử dụng phải thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo quy định…

PV

​Đông Âu quyết phản đối chia sẻ người tị nạn

22/09/2015 18:48 GMT+7
    TTO - Ngày 22-9, các nước Liên minh châu Âu (EU) lại nhóm họp ở Brussels (Bỉ) để thảo luận kế hoạch chia sẻ gánh nặng người tị nạn. Tuy nhiên một số quốc gia Đông Âu vẫn thể hiện quan điểm cứng rắn.
    Người tị nạn chờ đợi tại một trung tâm ở Croatia để được vào Tây Âu - Ảnh: Reuters
    Người tị nạn chờ đợi tại một trung tâm ở Croatia để được vào Tây Âu - Ảnh: Reuters
    Theo AFP, trước cuộc họp tại Brussels, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cảnh báo “lý do tồn tại” của châu Âu đang bị đe dọa nếu các nước không đạt được thỏa thuận về việc chia sẻ 120.000 người tị nạn đang mắc kẹt ở Ý, Hungary và Hi Lạp.
    Tính từ đầu năm đến nay, hơn 430.000 người tị nạn từ châu Phi và Trung Đông đã vượt biển vào châu Âu. Trong đó 2.800 người thiệt mạng. Hôm qua, Quốc hội Hungary thông qua luật cho phép lính biên phòng sử dụng đạn cao su, hơi cay và lưới để cản trở người tị nạn đi vào nước này.
    Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) khẳng định châu Âu có đủ nguồn lực và “có nghĩa vụ” tiếp nhận người tị nạn.
    Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) cho rằng cuộc đàm phán ở Brussels là “cơ hội cuối cùng” để xử lý cuộc khủng hoảng tị nạn đang gây căng thẳng tại châu Âu.
    Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon cho rằng các nhà lãnh đạo EU cần thể hiện lòng cảm thông với người tị nạn. Thủ tướng Hi Lạp Alexis Tsipras cũng kêu gọi các nước EU chia sẻ trách nhiệm, “nếu không thì việc nói về một châu Âu thống nhất chẳng có ý nghĩa gì”.
    Tuy nhiên, Thủ tướng CH Czech Bohuslav Sobotka tuyên bố quốc gia này cương quyết phản đối mọi “hạn ngạch” tiếp nhận người tị nạn do EU đề ra. “Các nước EU cần phải gìn giữ quyền tự chủ trong vấn đề này. Chính phủ các nước phải tự quyết định” - ông Sobotka nhấn mạnh.
    Ông Sobotka cũng ca ngợi các nước Đông và Trung Âu khác như Hungary, Ba Lan, Slovakia, Romania và Phần Lan vì phản đối sáng kiến “hạn ngạch” tiếp nhận người tị nạn. Ông cứng rắn: “Kể cả các nước lớn bỏ phiếu thông qua kế hoạch này thì nó cũng khó thực hiện được”.
    NGUYỆT PHƯƠNG

    9 năm tù cho bị cáo đánh chết người vụ cự cãi CSGT

    23/09/2015 19:41 GMT+7
      TTO - Ngày 23-9, TAND Q.Tân Phú đã xét xử theo trình tự sơ thẩm lần thứ 3 vụ án cố ý gây thương tích do bị cáo Lê Thanh Bằng và Võ Văn Tòng làm chết ông Nguyễn Văn Hiền.
      Hai bị cáo Lê Thanh Bằng (trái) và Võ Văn Tòng - Ảnh: Tuyết Mai
      Hai bị cáo Lê Thanh Bằng (trái) và Võ Văn Tòng - Ảnh: Tuyết Mai
      Theo đó, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Lê Thanh Bằng (38 tuổi) 9 năm tù giam và Võ Văn Tòng (20 tuổi) 4 năm tù giam.
      Trước phiên tòa sơ thẩm lần thứ ba, gia đình bị cáo Bằng đã thỏa thuận được mức bồi thường cho gia đình nạn nhân, phía gia đình nạn nhân cũng đã viết đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo.
      Trong phiên tòa sơ thẩm lần hai vào tháng 11-2014, Hội đồng xét xử đã xử Bằng 12 năm tù, Tòng 4 năm tù.
      Theo hồ sơ vụ án, tối 9-4-2013, ông Hiền (43 tuổi, ngụ Q. Bình Tân) trên đường từ quán nhậu về, bị nhóm CSGT Công an Q.Tân Phú kiểm tra nồng độ cồn, lập biên bản vi phạm hành chính và tạm giữ phương tiện.
      Ông Hiền không đồng ý, cự cãi và có lời nói khiếm nhã với nhóm CSGT này.
      Lúc đó, bị cáo Tòng (chủ bãi giữ xe ô tô, nơi nhóm CSGT lập chốt kiểm tra) đã bức xúc, rủ thêm Tòng đánh dằn mặt ông Hiền.
      Khi ông Hiền rời khỏi nơi nhóm CSGT làm việc được vài chục mét, hai bị cáo này ra tay với ông Hiền khiến ông Hiền tử vong sau đó vì bị chấn thương sọ não.
      Trước khi xét xử vụ án sơ thẩm lần hai vào tháng 11-2014, TAND Q.Tân Phú đã nhiều lần trả hồ sơ yêu cầu điều tra làm rõ mối quan hệ giữa nhóm của Bằng, Tòng với nhóm CSGT Công an Q.Tân Phú.
      Ngay tại phiên tòa sơ thẩm lần thứ hai, các luật sư bảo vệ quyền lợi cho gia đình người bị hại đã nêu ra rất nhiểu điểm vô lý về nguyên nhân dẫn tới việc Bằng, Tòng đánh chết ông Hiền.
      Theo các luật sư, các bị cáo trả lời có quen biết với thành viên của tổ CSGT, cho sử dụng bàn ghế, bóng đèn để nhóm CSGT làm nhiệm vụ ngay trước bãi giữ xe của bị cáo Bằng và trong điện thoại có nhiều tin nhắn, cuộc gọi nghi của Bằng, Tòng với nhóm CSGT, điều này được thể hiện rất rõ trong hồ sơ.
      Hội đồng xét xử cũng nhiều lần yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ các nghi vấn này nhưng cơ quan điều tra khẳng định nhóm CSGT và hai bị cáo không có liên quan gì tới nhau.
      Tại phiên tòa sơ thẩm lần hai, đại diện viện kiểm sát - người giữ quyền công tố tại tòa cũng xác nhận nhóm CSGT có mối quan hệ với các bị cáo, tuy nhiên không đủ cơ sở để khẳng định họ là người có liên quan hay chủ mưu chỉ đạo nhóm bị cáo đánh ông Hiền.
      Hội đồng xét xử cho rằng đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, làm rõ những nghi vấn trên nhưng không điều tra ra nên không cần thiết phải trả hồ sơ thêm lần nữa.
      Sau khi tòa tuyên án, gia đình bị hại đã kháng cáo.
      Tại phiên tòa phúc thẩm vào tháng 1-2015, TAND TP.HCM đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử lại theo trình tự sơ thẩm do những sai sót nghiêm trọng về tố tụng như: thư ký ghi biên bản phiên tòa và thư ký trong bản án sơ thẩm là 2 người khác nhau; HĐXX sơ thẩm không biểu quyết thông qua đối với kết quả bản án và nhiều chi tiết khác không thống nhất giữa lời khai và kết quả khám nghiệm hiện trường. Do đó, HĐXX đã tuyên hủy án sơ thẩm, điều tra xét xử lại.
      GIA MINH

      Bổ nhiệm Giám đốc Sở KH-ĐT trẻ nhất nước






      Dân trí Ngày 23/9, tỉnh Quảng Nam đã bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo giữ chức Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư. Ông Bảo năm nay 30 tuổi, là Giám đốc Sở trẻ nhất Quảng Nam cũng như trên cả nước.

      Ông Lê Phước Hoài Bảo (SN 1985) từng học tại ĐH Kinh tế Đà Nẵng, chuyên ngành Tài chính tín dụng, sau đó ông học thạc sĩ chuyên ngành Quản trị tài chính và chiến lược tại trường Claremont Graduate University (Hoa Kỳ).
      
Ông Lê Phước Hoài Bảo (đứng giữa) - con trai Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Quảng Nam.
      Ông Lê Phước Hoài Bảo (đứng giữa) - con trai Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Quảng Nam.

      Ông Bảo từng giữ chức Trưởng phòng Xúc tiến đầu tư thuộc Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai trong giai đoạn 2012-2014, sau đó được bổ nhiệm Phó chủ tịch UBND huyện Thăng Bình (nhiệm kỳ 2011-2016) rồi được điều động về làm Phó giám đốc Sở KH-ĐT.
      Ông Bảo là con trai của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - ông Lê Phước Thanh. Ông Thanh được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam vào tháng 2/2015 vừa qua. Ông Thanh cũng vừa được Bộ Chính trị chấp thuận cho thôi chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam trước tuổi theo nguyện vọng của cá nhân ông.
      Năm nay ông Lê Phước Hoài Bảo vừa tròn 30 tuổi và là Giám đốc Sở trẻ nhất ở Quảng Nam cũng như trên cả nước.
      Công Bính

      Nếu Mỹ đưa bom nguyên tử tới Đức, Nga đưa tên lửa sát châu Âu

      23/09/2015 17:56 GMT+7
        TTO - Ngày 23-9, Nga cảnh báo sẽ triển khai tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tới sát biên giới châu Âu nếu Mỹ đưa bom nguyên tử tới Đức.
        Tên lửa Iskander của Nga có thể mang đầu đạn hạt nhân Ảnh: Russia-Insider
        Tên lửa Iskander của Nga có thể mang đầu đạn hạt nhân Ảnh: Russia-Insider
        Theo RIA Novosti, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố Matxcơva rất lo ngại trước thông tin Mỹ sẽ triển khai 20 quả bom hạt nhân thế hệ mới tới lãnh thổ Đức.
        Bà Zakharova cảnh báo đây là hành vi vi phạm Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
        “Ở châu Âu, vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ vẫn đang được triển khai tại cả Đức cùng Bỉ, Hà Lan, Ý và Thổ Nhĩ Kỳ. Mỹ đang hiện đại hóa bom hạt nhân còn các thành viên NATO ở châu Âu hiện đại hóa máy bay có thể chở bom hạt nhân” - bà Zakharova chỉ trích.
        Trong khi đó người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo hành động của Mỹ sẽ làm thay đổi cán cân quyền lực ở châu Âu. “Nga sẽ buộc phải thực hiện các biện pháp chống trả để khôi phục lại sự cân bằng quyền lực” - ông Peskov nhấn mạnh.
        Interfax dẫn nguồn tin từ quân đội Nga tiết lộ Điện Kremlin đang xem xét đưa hàng loạt tên lửa mang đầu đạn hạt nhân Iskander tới vùng Kaliningrad sát biên giới châu Âu để đối phó với vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Đức. “Chúng tôi sẽ phân tích chi tiết mối đe dọa và đưa ra quyết định cuối cùng” - một quan chức quốc phòng Nga cho biết.
        Mới đây, kênh truyền hình ZDF TV của Đức đưa tin Mỹ sẽ đưa 20 quả bom hạt nhân B61-12 tới căn cứ Buchel tại Đức trong năm nay. Mỗi quả bom này có sức công phá mạnh gấp bốn lần quả bom nguyên tử đã phá hủy thành phố Hiroshima ở Nhật thời cuối Thế chiến II.
        Theo chương trình chia sẻ vũ khí hạt nhân của NATO, Mỹ đang triển khai bom hạt nhân tới nhiều quốc gia châu Âu. Ở lục địa già chỉ có Anh và Pháp có kho vũ khí hạt nhân riêng.
        Trog thời gian qua, quan hệ giữa Nga và phương Tây xấu đi nghiêm trọng vì khủng hoảng Ukraine. Tên lửa Iskander của Nga nếu đặt tại Kaliningrad có thể bắn tới mọi địa điểm ở châu Âu.
        NGUYỆT PHƯƠNG

        Sân bay Amsterdam náo loạn vì vỏ iPhone hình khẩu súng






        Dân trí Ngày 21/9, một sân bay ở Amsterdam đã được đặt trong tình trạng báo động an ninh khi một hành khách bị phát hiện mang theo “một vật có hình dáng giống một khẩu súng”. Nhưng thật ra đó chỉ là một chiếc vỏ bảo vệ iPhone được làm mô phỏng theo hình khẩu súng lục.


        Chiếc vỏ bảo vệ iPhone hình khẩu súng (Ảnh: Mirror)
        Chiếc vỏ bảo vệ iPhone hình khẩu súng (Ảnh: Mirror)
        Sự việc hi hữu này xảy ra tại sân bay Schiphol của Amsterdam khi tất cả sân bay được đặt trong tình trạng báo động cao và một cửa ra máy bay đã bị đóng “vì lý do an ninh”.
        Một vài chuyến bay đã bị hoãn. Các hành khách vừa hoang mang vừa náo loạn vì không biết lý do khiến máy bay chậm giờ, đồng thời phải tiến hành kiểm tra an ninh lần thứ 2.
        Lý do của sự cố dở khóc dở cười này là một hành khách đã mang theo chiếc điện thoại iPhone có vỏ bọc hình khẩu súng, khiến các nhân viên an ninh sân bay tưởng nhầm người này có ý đồ xấu. Vị khách này sau đó đã được lên máy bay sau khi trải qua một cuộc kiểm tra an ninh nghiêm ngặt.
        Schiphol là một trong những sân bay sôi động nhất châu Âu và lực lượng an ninh ở đây có lý do để lo ngại về các vụ tấn công. Hồi tháng 8/2012, sân bay này từng được cho là mục tiêu của các không tặc sau khi xảy ra một loạt sự cố liên quan đến kiểm soát không lưu. Giới chức Hà Lan lo ngại sau khi 180 hành khách bị bắt làm con tin trên một chiếc chiếc Airbus A320 và khi máy bay này ngừng phát tín hiệu về trạm kiểm soát. Hai chiếc máy bay chiến đấu F-16 của Hà Lan sau đó được triển khai để ép chiếc máy bay này hạ cánh. Lực lượng an ninh có vũ trang xông vào trong máy bay và phát hiện báo động trên là giả.
        Các phụ kiện điện thoại có hình dáng giống các loại vũ khí đang trở thành chủ đề tranh cãi tại nhiều nước. Có ý kiến cho rằng chúng đơn thuần chỉ thể hiện cá tính và tính độc đáo của những người sở hữu, trong khi nhiều người lo ngại kẻ xấu có thể lợi dụng điều này để giấu vũ khí thật và qua mắt lực lượng an ninh.
        Nhật Minh
        Theo Mirror

        Pháp và Ai Cập đạt thỏa thuận mua bán tàu Mistral

        Ban Thời sựCập nhật 05:00 ngày 24/09/2015

        Hai tàu lớp Mistral Sevastopol (trước) và Vladivostok ở Saint-Nazaire, phía Tây nước Pháp. (Ảnh: Reuters)

        VTV.vn - Ai Cập đã đồng ý mua lại 2 tàu lớp Mistral mà Pháp sản xuất cho Nga nhưng hợp đồng với Nga sau đó đã bị hủy do những bất đồng liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine.

        Phủ Tổng thống Pháp hôm 23/9 cho biết, Tổng thống Francois Hollande và người đồng cấp Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi đã thống nhất về việc Pháp sẽ bán lại 2 chiếc tàu lớp Mistral cho Ai Cập. Như vậy, Paris và Cairo đã đạt thỏa thuận 6 tuần sau khi Paris và Moscow nhất trí về số tiền 1,2 tỷ Euro mà Pháp sẽ bồi thường cho Nga do không thực hiện hợp đồng bàn giao tàu giữa hai nước này.
        Theo hợp đồng ban đầu, hai chiếc tàu lớp Mistral Pháp đã đóng lẽ ra phải được chuyển cho Nga vào năm 2014 và 2015 song khi quan hệ giữa Nga và phương Tây xấu đi do cuộc khủng hoảng tại Ukraine, hợp đồng này đã không được thực hiện.

        Thương Tín và bi hài câu chuyện “cha già nuôi con mọn“

        Làm cha khi sắp bước qua tuổi 60, Thương Tín gặp bao chuyện dở khóc dở cười, thậm chí lúc vào chăm vợ đẻ, ông còn bị trêu là vào bệnh viện thăm... cháu ngoại.
        Vào bệnh viện chăm con tưởng... chăm cháu
        Sau những mệt nhoài, chán nản, đặc biệt là từ sau vụ bị bắt vì đánh bạc năm 2007, Thương Tín trở nên lặng lẽ hơn. Một dạo, nam tài tử lao vào những cuộc vui quên cả ngày tháng nhưng rồi có những lúc, người ta thấy ông lầm lũi ra vô trong căn nhà gạch ở quê mà ông đã dùng tiền dành dụm để xây cho bố mẹ. Thế nhưng, cái duyên với nghề diễn dường như vẫn trói chặt Thương Tín với phim trường, cái duyên mà Thương Tín từng bảo rằng có tránh cũng không tránh khỏi.
        Câu chuyện Thương Tín "đùng một cái" lên chức bố ở tuổi 58 từng trở thành chủ đề "nóng hổi" trong dư luận. Người vợ trẻ của Thương Tín tên Kim Chi, 27 tuổi, cùng quê với ông và là người yêu của bạn thân Thương Tín. Khi bạn trai Kim Chi qua đời, Thương Tín là người thường xuyên thăm hỏi, động viên cô vượt qua nỗi đau này, thế rồi, lửa gần rơm lâu ngày cũng bén. 
        thuong tin va bi hai cau chuyen "cha gia nuoi con mon" hinh 0
        Làm cha ở tuổi đáng ra phải làm ông nội, ông ngoại nên Thương Tín gặp không ít chuyện dở khóc dở cười
        Con gái chào đời có thể xem là bước ngoặt lớn trong cuộc đời Thương Tín. Cảnh "cha già nuôi con mọn" nhiều chuyện dở khóc dở cười mà chỉ người trong cuộc mới hiểu nó... éo le thế nào. "Lần vào bệnh viện khi con mới sinh, gặp người quen chọc: "Vào thăm cháu ngoại hả". Lúc đó mình biết người ta chọc vì ở tuổi này, đáng ra phải làm ông nội, ông ngoại, chứ ai lại làm cha. Nhưng cái duyên nợ đã vậy, mình không tránh được", Thương Tín kể.
        Có con rồi, "Sáu Tâm" phải trở lại phim trường. Phim nào cũng nhận để... kiếm tiền lo cho con. Ông không xem đó là áp lực mà là niềm vui và là trách nhiệm. Nam tài tử nói thẳng: "Dù đời sống diễn viên không mấy khá giả nhưng tôi vẫn ráng quay lại chứ không còn đường khác vì không đóng phim tôi cũng chả biết làm gì, chả lẽ đóng... bàn ghế. Một là đóng phim, hai là... làm biếng thôi (Cười). Giờ vai nào tôi cũng đóng để có tiền sau này cho con một cuộc sống tốt đẹp, không thua sút mọi người. Nghĩ mà đau lắm! Trước đây kinh tế ổn định thì lại không có con gái, giờ thỏa ước nguyện thì con mình lại sinh ra trong hoàn cảnh như vầy".
        "Lần vào bệnh viện khi con mới sinh, gặp người quen chọc: "Vào thăm cháu hả". Lúc đó mình biết người ta chọc vì ở tuổi này, đáng ra phải làm ông nội, ông ngoại, chứ ai lại làm cha. Nhưng cái duyên nợ đã vậy, mình không tránh được".
        Diễn viên Thương Tín
        Đóng phim ở TP HCM nên Thương Tín vẫn đều đặn đi đi, về về giữa Sài Gòn và Phan Rang. Nhắc về con gái, đôi mắt của người cha hiện đã 59 tuổi lúc nào cũng ánh lên niềm hạnh phúc khó tả. Ông bảo con gái được trời ban cho sự dạn dĩ, đáng yêu, hơn 1 tuổi đã biết cầm hoa lên sân khấu tặng cho cha, theo chân cha đến phim trường. "Nhiều lúc con nói những câu mà mình giật mình. Chẳng hạn như khi mẹ nó trêu không thương ba nữa, con bé lại năn nỉ: "Tội nghiệp ba mà mẹ, ba đi đóng phim nuôi mẹ con mình mà". Nghe vậy ai chẳng thương, bởi thế tôi cứ muốn ở gần con, nói chuyện với con hoài hoài. Đó giờ không hình dung cảnh "cha già nuôi con mọn" ra sao, giờ thấy cực mà cũng thú vị lắm", Thương Tín chia sẻ.
        thuong tin va bi hai cau chuyen "cha gia nuoi con mon" hinh 1
        Thương Tín lên chức bố ở tuổi 58 từng trở thành chủ đề "nóng hổi" trong dư luận - Ảnh: Độc Lập
        Trở lại phim trường, Thương Tín nhận được những ánh mắt tò mò xen lẫn cảm thương hơn là ánh nhìn ngưỡng mộ của 20 năm về trước. Ông bảo số phận của mình đã như vậy nên dù có vẫy vùng thì cũng không làm khác được. "Ai nói nhân định thắng thiên chứ mình vùng vẫy thì chỉ bớt đi phần nào, làm sao mà nghịch ý trời được. Dù như vậy là hơi bi quan nhưng tôi chiêm nghiệm cả đời mới rút ra được điều đó. Cũng như đứa con nhè lúc mình khổ nhất lại xuất hiện, đó cũng là số phận. Mình cứ để mặc, cải thiện chút nào hay chút nấy thôi".
        Hiện tại, sau bộ phim "Hy sinh đời trai", Thương Tín tiếp tục góp mặt trong bộ phim "Già gân, mỹ nhân và găng tơ"Đây cũng là lần đầu tiên ông đóng hài. Thương Tín bảo bây giờ ai mời đóng gì mà có thể làm được, ông cũng... nhắm nhận hết, kể cả những vai không thích cũng nhận. Ông cười cười: "Cũng phải ráng thôi!".
        Đóng phim được 1 chỉ vàng, tiêu xài hết 2-3 cây vàng
        Nhìn Thương Tín hiện tại, không ít người đặt ra câu hỏi thời đỉnh cao, ông đã làm gì để phải lâm vào cảnh khốn khó khi bước vào hàng U60? Khởi đầu là diễn viên kịch, tình cờ, Thương Tín được đạo diễn Lâm Tới mời đóng bộ phim đầu tay mang tên "Nắng đỏ". Đây không chỉ là bộ phim đầu tay của đạo diễn Lâm Tới mà còn là vai diễn đầu tiên trên màn ảnh của Thương Tín. Khi nhận kịch bản, ông hơi "hoảng" vì nhân vật trong phim... đẹp toàn diện. Đó là một anh bộ đội yêu nước, sau làm giám đốc nông trường và có tình yêu rất đẹp.
        thuong tin va bi hai cau chuyen "cha gia nuoi con mon" hinh 2
        Thương Tín với vai Sáu Tâm trong Biệt động Sài Gòn - Ảnh: T.L
        Thương Tín phải hỏi đi hỏi lại đạo diễn Lâm Tới: "Anh suy nghĩ kỹ chưa? Chứ em ngày nào cũng soi gương, thấy mặt mình dữ quá, sợ không làm được thì hư bộ phim đầu tay của anh. Có ai giới thiệu nhầm cho anh không vậy?". Đạo diễn Lâm Tới nghe Thương Tín trình bày thì phá lên cười: "Mày yên tâm. Tao đi coi kịch thấy mày diễn được mới mời chứ ai giới thiệu gì đâu".
        Phim ra rạp, khổ nỗi bị báo chí "đập" te tua. Tuy nhiên, diễn xuất của Thương Tín lại được ghi nhận là "thể hiện tốt nhân vật". Đó cũng chính là động lực để nam tài tử bước chân vào lĩnh vực phim ảnh với bộ phim thứ hai mang tên "Bài ca không quên", sau đó là hàng loạt vai diễn đình đám làm nên một Thương Tín phong trần và đầy gan góc như vai thiếu tá Lưu Kỳ Vọng trong "Ván bài lật ngửa", Sáu Tâm trong "Biệt động Sài Gòn", Tám Thương trong "Chiến trường chia nửa vầng trăng"... 

        thuong tin va bi hai cau chuyen "cha gia nuoi con mon" hinh 3
        Thương Tín (trái) trong phim Ván bài lật ngửa - Ảnh: T.L
        Năm 1991, Thương Tín lập kỷ lục "Diễn viên đóng phim nhựa nhiều nhất trong năm" với 12 phim, toàn vai chính và thứ chính. Thời gian này, ông chạy sô liên tục từ phim trường này đến phim trường khác, lịch gần như kín hết cả ngày nhưng đạo diễn nào cũng muốn mời cho bằng được ông vào phim của mình.
        "Xưa yêu nghề và cũng không phải lo kinh tế vì đã có vợ hậu thuẫn chứ nếu không thì khó mà trụ nổi vì ngày đó lương diễn viên thấp lắm, đóng một phim chỉ được 1 chỉ vàng nhưng lại tiêu hết 2-3 cây vàng" -
        Diễn viên Thương Tín
        Thời đỉnh cao, đóng vai chính cũng chỉ mua được 1 chỉ vàng trong khi đó, một phim phải quay từ 3-6 tháng. Rồi "khổ gì bằng trời nắng đứng ngoài đường mà đánh phản quang vào mặt", những bộ phim chiến tranh, diễn viên phải băng rừng, lội suối... mà thời đó làm gì có cascadeur nên những cảnh té ngã, đánh đấm, nổ mìn, nổ súng... đều do diễn viên tự thực hiện. Trên người của Thương Tín giờ vẫn còn đầy thẹo vì đóng phim.
        Thời của Thương Tín, cát sê không nhiều trong khi đó đi diễn xa, gặp bạn bè, thậm chí phải tốn nhiều hơn vì "bạn bè mời 3-4 bữa thì mình cũng phải mời lại một bữa". Về khoảng này, Thương Tín có thể xem là một "tay chơi" thực thụ. Bạn bè của ông không những đông mà còn đủ thành phần trong xã hội từ đại gia cho đến cả dân giang hồ, đa phần là yêu mến ông qua những vai diễn rồi kết thành bằng hữu. Nhiều lần, "giang hồ" còn cho ô tô đỗ trước nhà, chỉ để đón ông đi chơi.
        Bỏ bê điện ảnh vì bị coi như "tội phạm quốc tế"
        Phim ảnh không phải lúc nào cũng "hái ra tiền". Có thời gian, ông phải đi hát cho đoàn Kim Cương khắp các miền theo dạng "tăng cường", nghĩa là dùng tên tuổi để thu hút khán giả nhưng cũng chỉ được một thời gian ngắn. Chán nản, một thời gian dài, ông rời xa phim trường, rời xa sân khấu làm dấy lên nhiều tin đồn thất thiệt.
        thuong tin va bi hai cau chuyen "cha gia nuoi con mon" hinh 4
        Thương Tín vẫn đi đi, về về giữa Sài Gòn và Phan Rang 
        Tuy nhiên, khoảng thời gian đầy sóng gió trong cuộc đời của Thương Tín là vào những năm 2000, khi không còn đắt show như trước, ông phải chuyển sang kinh doanh quán cà phê để kiếm thêm thu nhập. Quán cà phê của Thương Tín ở quận Gò Vấp, TP.HCM, thời gian đầu, khách kéo đến rất đông, phần nhiều là vì tò mò và hâm mộ Sáu Tâm trong "Biệt động Sài Gòn" nhưng cũng được một thời gian thì thưa thớt dần.
        Chưa được bao lâu thì đến năm 2007, Thương Tín khiến dư luận một phen ngã ngửa khi bị bắt vì tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc ngay chính tại quán cà phê của mình. Dù được cho hưởng án treo, không phải ngồi tù nhưng với Thương Tín, đó là khoảng thời gian khủng hoảng nhất khi các báo đồng loạt mổ xẻ chuyện ông đánh bạc, thậm chí đưa hình ảnh lên trang nhất. "Họ làm tôi có cảm giác như tôi là tội phạm quốc tế và phạm tội gì rất nghiêm trọng", Thương Tín nói.
        thuong tin va bi hai cau chuyen "cha gia nuoi con mon" hinh 5
        Ông tự chạy xe đến phim trường - Ảnh: Độc Lập
        Có người khuyên ông nên kiện những người viết sai và phao tin đồn không đúng về mình nhưng ông nói trong chua xót: "Thôi, nếu kiện mà thắng được vài triệu USD thì kiện chứ kiện để nổi tiếng thì tôi nổi tiếng quá rồi. Ai còn không biết tôi sau vụ đánh bạc nữa". 
        Thời gian sau đó, Thương Tín sang lại quán cà phê cho người khác, đổi chỗ ở và hầu như không còn liên lạc với người trong giới. Tuy nhiên, ông vẫn xuất hiện ở Sài Gòn để... người ta thấy rằng ông không bị bắt bỏ tù. Vậy mà vẫn có những tin đồn như Thương Tín ở tù 3-4 năm, Thương Tín theo vợ sang Mỹ, thậm chí còn có thông tin Thương Tín vào chùa nghệ sĩ, hằng ngày sám hối vì những lỗi lầm đã gây ra...

        Trải qua bao biến cố, Thương Tín bây giờ cũng coi như không còn gì để luyến tiếc, bởi nổi tiếng hay tai tiếng, ông cũng đều đã nếm qua. Ông bảo: "Tôi sợ nổi tiếng quá rồi. Làm nghề ai cũng muốn làm thật tốt, tạo được tiếng tăm nhưng khi làm được thì mới thấy, ở xã hội khác sự nổi tiếng có thể kiếm ra tiền còn ở VN khó lắm. Bản thân diễn viên ở các nước khác hưởng được nhiều thứ, mỗi phim ngoài cát sê, diễn viên còn được hưởng phần trăm doanh thu phim nữa. Chỉ cần một phim nổi tiếng, khán giả đông thì diễn viên có thể sống được cả đời. Còn ở VN thì khác, nghề diễn không giúp diễn viên đảm bảo cuộc sống. Thậm chí, sự nổi tiếng còn đem lại nhiều phiền toái. Đói cũng phải tỏ ra mình đang no, nghèo khổ cũng phải kiếm cái áo lành lặn mặc vào để người ta không trầm trồ diễn viên nổi tiếng sao sống khổ vậy. Rồi nhiều khi thèm ăn một tô bún riêu lề đường cũng ngại người ta dòm ngó nữa".

        Trước khi khép lại cuộc trò chuyện này, nam tài tử đình đám một thời buột miệng nói: "Chuyến vào Sài Gòn chờ quay phim nhưng mãi mà đoàn làm phim chưa báo lịch nên giờ phải đặt vé tàu về lại Phan Rang để chăm sóc vợ con. Cứ ra vô vầy hoài tốn kém quá. Gửi xe ngoài ga càng lâu thì càng tốn nữa..."./.
        Theo Thiên Hương/Thanh niên

        Hai vợ chồng chết đuối khi đi hút cát trên sông Lam

        TPO - Trong lúc đang hút cát trên sông Lam, thấy vợ sẩy chân rơi xuống sông, người chồng liền lao xuống cứu nhưng do nước chảy mạnh khiến cả hai tử vong.
        Thi thể hai vợ chồng đã được chính quyền địa phương và người thân đưa về nhà an táng. Thi thể hai vợ chồng đã được chính quyền địa phương và người thân đưa về nhà an táng.
        Ngày 23/9, thông tin từ UBND xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho biết, trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ đuối nước thương tâm, làm 2 vợ chồng tử vong. Theo đó, sáng 23/9, anh Nguyễn Hữu Lâm (39 tuổi) cùng vợ Lê Thị Lợi (40 tuổi), trú tại xã Lĩnh Sơn đi hút cát trên sông Lam chảy qua địa bàn. 
        Trong lúc đi lại trên thuyền, người vợ không may sẩy chân rơi xuống nước. Thấy vậy, anh Lâm vội nhảy xuống cứu vợ nhưng do dòng nước chảy siết, sâu nên cả hai bị nhấn chìm. Lúc này, một số bạn thuyền đi cùng chạy đến cứu nhưng cả hai đã mất tích nên gọi điện báo với chính quyền địa phương.
        Nhận tin báo, lực lượng cứu hộ địa phương có mặt phối hợp cùng người dân dùng thuyền, câu vương để rà tìm. Hơn 1 giờ sau, thi thể vợ chồng anh Lâm được tìm thấy cách nơi gặp nạn khoảng 100 m. Cả hai nạn nhân được đưa lên bờ và bàn giao cho gia đình tổ chức mai táng vào chiều cùng ngày.
        Ông Nguyễn Thanh Tùng (xã đội trưởng Lĩnh Sơn) cho biết, vợ chồng anh Lâm có ba người con, cháu lớn nhất học lớp 7, cháu nhỏ nhất mới 1 tuổi, gia đình thuộc diện hoàn cảnh khó khăn.
        Cách đây hơn một tháng, hai vợ chồng mới vay ngân hàng 200 triệu đồng để đóng tàu hút cát và xảy ra chuyện đau lòng nói trên.
        Cũng theo ông Quý, mẹ anh Lâm cũng mới mất cách đây hơn ba tháng do bị ung thư. Hiện chính quyền địa phương đã tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình và hỗ trợ 4 triệu đồng để lo hậu sự.

        Hai vợ chồng chết đuối khi đi hút cát trên sông Lam

        TPO - Trong lúc đang hút cát trên sông Lam, thấy vợ sẩy chân rơi xuống sông, người chồng liền lao xuống cứu nhưng do nước chảy mạnh khiến cả hai tử vong.
        Thi thể hai vợ chồng đã được chính quyền địa phương và người thân đưa về nhà an táng. Thi thể hai vợ chồng đã được chính quyền địa phương và người thân đưa về nhà an táng.
        Ngày 23/9, thông tin từ UBND xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho biết, trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ đuối nước thương tâm, làm 2 vợ chồng tử vong. Theo đó, sáng 23/9, anh Nguyễn Hữu Lâm (39 tuổi) cùng vợ Lê Thị Lợi (40 tuổi), trú tại xã Lĩnh Sơn đi hút cát trên sông Lam chảy qua địa bàn. 
        Trong lúc đi lại trên thuyền, người vợ không may sẩy chân rơi xuống nước. Thấy vậy, anh Lâm vội nhảy xuống cứu vợ nhưng do dòng nước chảy siết, sâu nên cả hai bị nhấn chìm. Lúc này, một số bạn thuyền đi cùng chạy đến cứu nhưng cả hai đã mất tích nên gọi điện báo với chính quyền địa phương.
        Nhận tin báo, lực lượng cứu hộ địa phương có mặt phối hợp cùng người dân dùng thuyền, câu vương để rà tìm. Hơn 1 giờ sau, thi thể vợ chồng anh Lâm được tìm thấy cách nơi gặp nạn khoảng 100 m. Cả hai nạn nhân được đưa lên bờ và bàn giao cho gia đình tổ chức mai táng vào chiều cùng ngày.
        Ông Nguyễn Thanh Tùng (xã đội trưởng Lĩnh Sơn) cho biết, vợ chồng anh Lâm có ba người con, cháu lớn nhất học lớp 7, cháu nhỏ nhất mới 1 tuổi, gia đình thuộc diện hoàn cảnh khó khăn.
        Cách đây hơn một tháng, hai vợ chồng mới vay ngân hàng 200 triệu đồng để đóng tàu hút cát và xảy ra chuyện đau lòng nói trên.
        Cũng theo ông Quý, mẹ anh Lâm cũng mới mất cách đây hơn ba tháng do bị ung thư. Hiện chính quyền địa phương đã tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình và hỗ trợ 4 triệu đồng để lo hậu sự.

        Vẫn chưa rõ nguyên nhân nữ doanh nhân trẻ đột ngột tử vong ở Trung Quốc

        (TNO) Cuối giờ chiều nay 23.9, ông Trần Thanh Hoài, Phó giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Lâm Đồng, cho biết vẫn chưa xác định được nguyên nhân cái chết đột ngột của bà Hà Thúy Linh (45 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH Hà Linh), tại Trung Quốc.

        Bà Hà Thúy Linh, Giám đốc Công ty TNHH Hà Linh - Ảnh: Lâm ViênBà Hà Thúy Linh, Giám đốc Công ty TNHH Hà Linh - Ảnh: Lâm Viên
        Cũng theo ông Hoài, suốt 2 ngày qua, sở này tích cực phối hợp với các cơ quan Bộ Ngoại giao như Cục Ngoại giao, Cục Lãnh sự và Sở Ngoại vụ TP.HCM để xác minh nguyên nhân tử vong của bà Linh nhưng vẫn chưa có thông tin chính thức.
        “Với chức năng của mình Sở Ngoại vụ Lâm Đồng làm hết trách nhiệm để bảo hộ công dân, hỗ trợ người thân bà Linh nhanh chóng qua Trung Quốc”, ông Hoài cho biết thêm.
        Bà Linh hiện là Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Lâm Đồng, là người có nhiều đóng góp cho tỉnh Lâm Đồng phát triển ngành trà Ô long cao cấp.
        Chiều 23.9, Tổng lãnh sự Trung Quốc đã cấp nhanh visa cho 2 người thân bà Linh và một đại diện Công ty TNHH Hà Linh kịp qua Trung Quốc để nhận thi thể bà Linh đưa về Đà Lạt (Lâm Đồng) lo chuyện hậu sự.
        Như Thanh Niên Online đã phản ánh, trưa 22.9, Sở Ngoại vụ và Hội Doanh nhân trẻ Lâm Đồng nhận được tin từ gia đình bà Linh cho biết bà Linh đột ngột tử vong khi đang đi Trung Quốc mở rộng thị trường tiêu thụ trà.
        Năm 2002, bà Hà Thúy Linh cùng chồng (người Đài Loan) thành lập Công ty TNHH Hai Yih, trụ sở tại vùng Cầu Đất (Đà Lạt). Năm 2008, sau khi chia tay chồng, bà Linh thành lập Công ty TNHH Hà Linh, có trụ sở đóng tại TP.Đà Lạt. Bà Linh đã liên kết với nhiều nông dân Cầu Đất để sản xuất trà Ô long cao cấp xuất khẩu với diện tích hơn 200 ha. Thị trường xuất khẩu chính của Công ty TNHH Hà Linh là Đài Loan, Trung Quốc. Đây là doanh nghiệp xuất khẩu trà Ô long lớn bậc nhất của tỉnh Lâm Đồng và vừa được trao “Thương hiệu phát triển bền vững ASEAN 2015”.
        Lâm Viên
        >> Nữ doanh nhân trẻ Lâm Đồng đột ngột tử vong ở Trung Quốc
        >> Một hành khách bất ngờ chết trên máy bay
        >> Người dẫn chương trình đột tử trước hàng ngàn khán giả

        Cuộc sống của diễn viên phim 'Làng Vũ Đại ngày ấy' sau 30 năm

        Nhà văn Kim Lân thành người thiên cổ, "thầy giáo Thứ" theo nghề giáo ở tuổi ngũ tuần, diễn viên Bùi Cường thành đạo diễn của nhiều bộ phim gây tiếng vang.

        Làng Vũ Đại ngày ấy được đạo diễn Phạm Văn Khoa chỉ đạo sản xuất năm 1982 dựa trên ba truyện ngắn Sống mòn, Chí Phèo  Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Phim gây tiếng vang vào thập niên 1990 khi khắc họa cuộc sống nông thôn trong xã hội phong kiến, nửa thuộc địa của Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám. Qua sự chứng kiến của giáo Thứ (NSƯT Hữu Mười thủ vai), nông thôn Việt Nam hiện lên với sự mâu thuẫn giai cấp gay gắt với những số phận cùng khổ của người nông dân Chí Phèo, Thị Nở, Lão Hạc...
        Năm 2007, đạo diễn - Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Văn Khoa nhận Giải thưởng nhà nước về Văn học Nghệ thuật cho phim Làng Vũ Đại ngày ấy cùng hai tác phẩm điện ảnh khác là Chị Dậu (1980) và Lửa trung tuyến(1961).
        Diễn viên phim 'Làng Vũ Đại ngày ấy' sau hơn 30 năm - ảnh 1Poster phim "Làng Vũ Đại ngày ấy".
        Sau hơn 30 năm, cuộc sống của những nhân vật trong phim có nhiều thay đổi. Ngoại trừ nghệ sĩ Đức Lưu - người đóng vai Thị Nở, các nhân vật chính vẫn theo đuổi sự nghiệp điện ảnh với nhiều cương vị khác nhau.
        "Lão Hạc" Kim Lân
        Ngoại hình và gương mặt khắc khổ cùng diễn xuất chân thực của nhà văn Kim Lân đem đến nhiều xúc động cho khán giả trước số phận nghiệt ngã của người nông dân dưới chế độ thực dân phong kiến. Lão Hạc trong Làng Vũ Đại ngày ấy cũng là vai diễn chào sân điện ảnh của tác giả Vợ nhặt. Cố nhà văn còn ghi dấu ấn với vai Lý Cựu trong phim Chị Dậu, lão Pẩu trongCon Vá, cụ Lang Tâm trong Hà Nội 12 ngày đêm... 
        Diễn viên phim 'Làng Vũ Đại ngày ấy' sau hơn 30 năm - ảnh 2Cố nhà văn Kim Lân trong phim (trái) và cuộc sống những ngày cuối đời tại Hà Nội (phải).
        Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920 tại Từ Sơn, Bắc Ninh. Ngoài điện ảnh, ông được biết đến là một trong những nhà văn tiêu biểu của dòng văn học hiện thực trước và sau năm 1945. Các tác phẩm của ông như Nên vợ nên chồng, Làng, Vợ nhặt... gây tiếng vang mạnh mẽ khi phản ánh thực trạng nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

        Kim Lân mất năm 2007, thọ 87 tuổi. Ngoài những tác phẩm văn học và một số vai diễn để đời, ông còn đóng góp cho nền văn học nghệ thuật nước nhà những nghệ sĩ nổi tiếng như họa sĩ Thành Chương (con trai), họa sĩ Nguyễn Thị Hiền (con gái).
        "Thị Nở" Đức Lưu
        NSƯT Đức Lưu sinh năm 1937 tại Hà Nội, thuộc lớp diễn viên khóa đầu tiên của trường Điện ảnh Việt Nam (nay là Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội). Trước khi đóng vai Thị Nở trong Làng Vũ Đại ngày ấy, Đức Lưu từng tham gia vài vở kịch và đóng vai Mận trong phim Cô gái công trường.
        Vai diễn Thị Nở đến với bà hết sức tình cờ. Khi nhiều diễn viên thử vai thất bại, những người khác từ chối nhận vai, Đức Lưu được đạo diễn Phạm Văn Khoa tin tưởng gửi gắm nhân vật Thị Nở. Chỉ xuất hiện vài phân đoạn ngắn ngủi nhưng hình ảnh người đàn bà thô kệch, xấu xí đã trở thành một nhân vật kinh điển của điện ảnh Việt Nam.
        Nghệ sĩ Đức Lưu cho biết để hóa trang xấu đi, bà phải đeo răng giả, ngậm hai cục bông hai bên miệng, gắn mũi cao su có bôi phẩm đỏ. Bà kể lúc diễn cảnh Thị Nở ra sông lấy nước, khi nhìn mặt mình dưới sông, nghệ sĩ cười ngặt nghẽo đến mức rơi cả răng giả.
        Diễn viên phim 'Làng Vũ Đại ngày ấy' sau hơn 30 năm - ảnh 3NSƯT Đức Lưu trong phim (trái) và hiện nay.
        Sau vai diễn để đời trong Làng Vũ Đại ngày ấy, NSƯT Đức Lưu còn tham gia kịch Những cô gái nông trường, Đêm tháng bảy, Con tôi cả... Những vai diễn sau này đều không vượt qua cái bóng của Thị Nở. Nghệ sĩ từ bỏ nghiệp diễn, về làm việc một thời gian ở Đại học Kinh doanh và Công nghệ (Hà Nội). Sau đó, bà về Thành ủy Hà Nội làm ở ban Đối ngoại, giữ chức thư ký thường trực của Ủy ban Đoàn kết với các nước cho đến khi nghỉ hưu.
        Ở tuổi 78, nữ nghệ sĩ sống tuổi già bên con cháu. Thú vui hàng ngày của bà là đọc sách, nghe nhạc, đi chùa, tham gia các hoạt động Đoàn, hội. 
        "Chí Phèo" Bùi Cường
        Bùi Cường là "đàn em" của nghệ sĩ Đức Lưu ở trường Điện ảnh Việt Nam. Ông thuộc lớp diễn viên khóa hai cùng NSƯT Phương Thanh, Thanh Quý, Minh Châu... Trước khi ghi dấu ấn với vai Chí Phèo, Bùi Cường từng đóng một vai nhỏ trong phim Tội lỗi cuối cùng.
        Năm 1982, đạo diễn Phạm Văn Khoa gọi Bùi Cường đến và giao cho ông vai Chí Phèo. "Tôi vừa mừng vừa lo vì có vai hay để diễn nhưng không biết diễn có ra không. Tôi tự uống rượu say, tự cười, tự khóc trước gương không biết bao nhiêu lần để nhào nặn ra một anh Chí Phèo không giống ai", nghệ sĩ tâm sự. Vai diễn đem đến cho Bùi Cường huy chương vàng hạng mục "Diễn viên chính xuất sắc" trong Liên hoan phim Việt Nam lần thứ sáu (1983).
        Diễn viên phim 'Làng Vũ Đại ngày ấy' sau hơn 30 năm - ảnh 4Từ trái qua: Bùi Cường trong các phim "Làng Vũ Đại ngày ấy", "Biệt động Sài Gòn" và hình ảnh ngoài đời.
        Sau Làng Vũ Đại ngày ấy, Bùi Cường trở nên nổi tiếng. Ông liên tiếp ghi dấu ấn trong các phim Biệt động Sài Gòn, Không có đường chân trời, Kẻ giết người. Những năm đầu thập niên 1990, Bùi Cường chuyển sang làm đạo diễn. Bộ phim đầu tay của ông mang tên Người hùng râu quặp. Đến nay, ông đã sản xuất khoảng 80 tập phim truyền hình. Trong đó, Vị tướng tình báo và hai bà vợ giành huy chương vàng Liên hoan phim truyền hình toàn quốc năm 2004.
        "Giáo Thứ" Hữu Mười
        NSƯT Nguyễn Hữu Mười là bạn đồng môn với Bùi Cường trong lớp diễn viên khóa hai trường Điện ảnh Việt Nam. Trước khi vào vai giáo Thứ trong Làng Vũ Đại ngày ấy, ông đã tham gia nhiều phim như Khôn dại, Ngày ấy ở sông Lam, Phương án ba bông hồng...
        "Chỉ đến vai giáo Thứ, tôi mới tìm được đất diễn. Tôi háo hức chừng nào thì lo lắng chừng ấy. Đây là lần đầu tiên trong đời, tôi được giao một vai chính dài hơi, nhiều thử thách. Tôi dồn thời gian nghiên cứu các tác phẩm của Nam Cao để có thể đắm mình trong không khí chung của làng Vũ Đại ngày ấy. Tôi may mắn được đóng phim cùng nhà văn Kim Lân nên được nghe ông kể nhiều chuyện về nhà văn Nam Cao", nghệ sĩ chia sẻ.
        Diễn viên phim 'Làng Vũ Đại ngày ấy' sau hơn 30 năm - ảnh 5"Giáo Thứ" Hữu Mười trong phim (trái) và ngoài đời.
        Ông cho biết ngoài chuyện vất vả mặc comple giữa tiết trời nắng nóng miền Bắc, kỷ niệm đáng nhớ nhất khi đóng giáo Thứ còn là cảnh khóc trước mộ Lão Hạc dưới trời mưa.
        "Đoàn ra một cánh đồng cách làng 2 km, người phục vụ lấy một cái bình tưới đi múc nước và trèo lên cây để phun mưa xuống đầu tôi. Tìm cả cánh đồng được một hố nước đã sắp cạn. Khi anh ấy vục xuống để múc nước lên, bên dưới trồi lên cái tiểu sành còn xương người bên trong. Trong cảnh quay đó, khuôn mặt tôi rõ đau khổ, không phải vì thương Lão Hạc mà thương chính mình khi hứng thứ nước ngâm xương người đang tưới lên đầu mình", Hữu Mười nhớ lại.
        Sau vai giáo Thứ, Hữu Mười tiếp tục thành công với vai giáo Khang trong phim Bao giờ cho đến tháng 10. Vai diễn đem đến cho ông Bông Sen Vàng hạng mục "Nam diễn viên chính xuất sắc" tại Liên hoan phim quốc gia lần thứ bảy (1985).
        Năm 1987, nghệ sĩ sang Nga theo học ngành đạo diễn. Phim điện ảnh Mùi cỏ cháy do ông đạo diễn đoạt Cánh Diều Vàng năm 2011. Hiện ngoài công việc đạo diễn, NSƯT Hữu Mười còn giảng dạy tại Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội./.
        Theo VNE

        Không có nhận xét nào:

        Đăng nhận xét