VIỆT NAM HIỀN HÒA 80



(ĐC sưu tầm trên NET)

Trần Nhân Tông

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trần Nhân Tông
Hoàng đế Việt Nam (chi tiết...)
Trần Nhân Tông TLĐSXSCĐ.png
Trần Nhân Tông trong tác phẩm Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ được cho là của Trần Giám Như
Hoàng đế nhà Trần
Trị vì 1278 - 1293
Tiền nhiệm Trần Thánh Tông
Thái thượng hoàng Quang Nghiêu Thái thượng hoàng đế
Kế nhiệm Trần Anh Tông
Thông tin chung
Thê thiếp Khâm Từ hoàng hậu
Tuyên Từ hoàng hậu
Hậu duệ
Tên húy Trần Khâm (陳昑)
Niên hiệu Thiệu Bảo (紹寶; 1278 - 1285)
Trùng Hưng (重興; 1285 - 1293)
Thụy hiệu Pháp Thiên Sùng Đạo Ứng Thế Hóa Dân Long Từ Hiển Hiệu Thánh Văn Thần Võ Nguyên Minh Duệ Hiếu Hoàng Đế
法天崇道應世化民隆慈顯惠聖文神武元明睿孝皇帝
Miếu hiệu Nhân Tông (仁宗)
Hoàng tộc Nhà Trần
Thân phụ Trần Thánh Tông
Thân mẫu Nguyên Thánh hoàng hậu
Sinh 7 tháng 12, 1258
Thăng Long
Mất 16 tháng 12, 1308 (50 tuổi)
am Ngọa Vân, núi Yên Tử
An táng Đức Lăng
Tôn giáo Phật giáo
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12, 125816 tháng 12, 1308), là vị hoàng đế thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì 15 năm (12781293) và làm Thái thượng hoàng 15 năm.
Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị hoàng đế nổi tiếng anh minh trong lịch sử Việt Nam, có vai trò lãnh đạo quan trọng trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2lần 3. Lúc này, quân đội Đại Việt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn đã đánh tan tác quân đội hùng mạnh của Nhà Nguyên, bảo vệ bờ cõi Đại Việt trước vó ngựa nổi tiếng vô địch của người Mông Cổ. Ngay sau khi dẹp yên quân giặc, ông cho giảm thuế, phát lương chẩn, tích cực khôi phục các công trình đã bị quân Nguyên hủy hoại, mau chóng sau đó quốc gia hồi phục, Đại Việt dần lấy lại sự hưng thịnh và phát triển cực thịnh thêm nữa.
Năm 1293, Nhân Tông thoái vị, nhường ngôi cho Thái tử Trần Thuyên (陳烇) kế vị, tức Anh Tông hoàng đế, ông lui về làm Thái thượng hoàng, chuyên tâm vào nghiên cứu Phật giáo. Ông là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nổi tiếng. Sau khi nhường ngôi, ông thường hay lấy pháp hiệu là Đầu đà Giác Hoàng Điều ngự.
Bên cạnh là một vị hoàng đế tài năng, Nhân Tông còn nổi tiếng là một nhà thơ xuất sắc của triều đại nhà Trần. Thơ ông có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm quan triết học và cảm quan thế sự, có tinh thần lạc quan, yêu đời, tấm lòng vị tha của một nhân cách cỡ lớn và sự rung động tinh tế, lòng yêu tự do thích thảng của một nhà nghệ sĩ. Ở đấy cũng thể hiện sự hoà hợp khó chia tách giữa một ngòi bút vừa cung đình vừa giản dị, có cả những kiến thức sách vở uyên bác lẫn với sự từng trải lịch lãm.
Trần Nhân Tông đã có các tác phẩm Trần Nhân Tông thi tập, Đại hương hải ấn thi tập, Tăng già toái sự, Thạch thất mỵ ngữ và bộ Trung hưng thực lục do ông sai văn thần biên soạn. Tuy nhiên, hiện chỉ còn tìm thấy 31 bài thơ, hai cặp câu thơ lẻ, một bài minh và một bài tán. Ngoài ra, trong sách Thiền tông bản hạnh còn có hai bài văn Nôm biền ngẫu ghi tên ông là tác giả.

Thân thế

Ông tên thật là Trần Khâm (陳昑), là con trai trưởng của Trần Thánh Tông, mẹ là Thiên Cảm hoàng hậu Trần Thiều, sinh ngày 11 tháng 11 âm lịch năm Mậu Ngọ, niên hiệu Thiệu Long năm thứ 1 (tức 7 tháng 12 năm 1258).
Ngay từ khi sinh ra, ông được tả là được tinh anh thánh nhân, thuần túy đạo mạo, sắc thái như vàng, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng, và cha mẹ ông gọi ông là Kim Tiên đồng tử (金仙童子).

Cai trị

Ngày 22 tháng Mười âm lịch năm Mậu Dần (tức 8 tháng 11 năm 1278), ông được Thánh Tông hoàng đế nhường ngôi, tự xưng là Hiếu Hoàng (孝皇). Ông ở ngôi 14 năm, nhường ngôi 5 năm, xuất gia 8 năm, thọ 51 tuổi, qua đời ở am Ngoạ Vân núi Yên Tử, đưa về táng ở Đức Lăng (nay thuộc tỉnh Thái Bình).

Chống quân nhà Nguyên

Năm 1258, quân Mông Cổ từng thất bại ở Đại Việt trong việc tìm cách mở một hướng từ phía Nam để đánh vào lãnh thổ Nam Tống.
Năm 1279, Nam Tống hoàn toàn bị Đại Nguyên thôn tính. Tháng 8 năm này, hoàng đế nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt ra lệnh đóng thuyền chiến chuẩn bị đánh Đại Việt và Nhật Bản.
Bấy giờ nhà Nguyên sai sứ sang hạch điều này, trách điều nọ, triều đình cũng có nhiều việc bối rối. Nhưng nhờ có Thượng hoàng Thánh Tông còn coi mọi việc và các quan trong triều nhiều người có tài trí, Nhân Tông lại là một vị vua thông minh và quả quyết, mà trong nước từ vua quan đến dân chúng đều một lòng cả, nên từ năm 1285 đến 1287, Nguyên Mông hai lần sang đánh Đại Việt nhưng bị đập tan.
Ngoài ra, quân Ai Lao thường hay quấy nhiễu biên giới, bởi vậy năm 1290 nhà vua phải thân chinh đi đánh dẹp.
Năm 1293, ông nhường ngôi cho con trưởng là Trần Thuyên để làm Thái thượng hoàng, tôn hiệu là Hiến Nghiêu Quang Thánh Thái Thượng Hoàng Đế (憲堯光聖太上皇帝), lui về phủ Thiên Trường theo lệ truyền thống của các Thượng hoàng. Trần Thuyên lên ngôi tức Trần Anh Tông.

Cứng rắn với con cái

Bấy giờ Anh Tông còn mê rượu chè, một hôm vua uống rượu say khướt. Lúc đó Thượng hoàng từ phủ Thiên Trường trở về kinh sư, các quan trong triều không ai biết.
Thượng hoàng không thấy Anh Tông, bèn hỏi. Cung nhân vào trong nội đánh thức, nhưng không tỉnh. Thượng hoàng giận lắm, lập tức trở về Thiên Trường, xuống chiếu cho các quan ngay ngày mai đều phải tới phủ Thiên Trường để điểm danh, ai trái lệnh sẽ bị xử tội.
Anh Tông tỉnh rượu sợ hãi, may nhờ được học trò Đoàn Nhữ Hài soạn tờ biểu tạ tội, đi gấp tới phủ Thiên Trường, dâng biểu tạ tội. Sau một lúc lâu Nhân Tông nhận biểu để xem, thấy lời lẽ khẩn thiết cho gọi Anh Tông vào răn bảo và tha tội.

Xuất gia

Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông vào năm 1293, Vua Trần Nhân Tông xuất gia tu hành tại hành cung Vũ Lâm, Ninh Bình.[1] Đến năm 1299 Vua mới rời đến Yên Tử (Quảng Ninh), ngự tại am Ngự Dực, tu hành khổ hạnh và thành lập Thiền phái Trúc Lâm, còn gọi là Trúc Lâm Yên Tử hay Trúc Lâm Tam tổ[2]. Thượng hoàng lấy đạo hiệu là Trúc Lâm đại sĩ (竹林大士), là tổ thứ nhất của dòng Thiền Việt Nam này, đệ tử là Pháp Loa chính là vị Thiền sư kế vị dòng thiền. Về sau ông được gọi cung kính là Phật Hoàng (佛皇) nhờ những việc này.
Ông qua đời ngày 3 tháng 11 âm lịch năm Mậu Thân (tức 16 tháng 12 năm 1308), được an táng ở lăng Quy Đức, phủ Long Hưng, xá lỵ cất ở bảo tháp am Ngọa Vân; miếu hiệu là Nhân Tông, tên thụy là Pháp Thiên Sùng Đạo Ứng Thế Hóa Dân Long Từ Hiển Hiệu Thánh Văn Thần Võ Nguyên Minh Duệ Hiếu Hoàng Đế (法天崇道應世化民隆慈顯惠聖文神武元明睿孝皇帝).

Tác phẩm

Tác phẩm của Trần Nhân Tông có:
  • Thiền lâm thiết chủy ngữ lục (Ngữ lục về trùng độc thiết chủy trong rừng Thiền)
  • Tăng già toái sự (Chuyện vụn vặt của sư tăng)
  • Thạch thất mỵ ngữ (Lời nói mê trong nhà đá)
  • Đại hương hải ấn thi tập (Tập thơ ấn chứng của biển lớn nước thơm)
  • Trần Nhân Tông thi tập (Tập thơ Trần Nhân Tông)
  • Trung Hưng thực lục (2 quyển): chép việc bình quân Nguyên xâm lược.
Các phẩm trên đều đã thất lạc, chỉ còn lại 25 bài thơ chép trong Việt âm thi tậpToàn Việt thi lục[3].

Giới thiệu thi phẩm

Trần Nhân Tông còn là một nhà thơ Thiền xuất sắc trong dòng thơ thời Lý-Trần.
Xuân hiểu
Thụy khởi khải song phi
Bất tri xuân dĩ quy
Nhất song bạch hồ điệp
Phách phách sấn hoa phi
Buổi sớm mùa xuân
Ngủ dậy ngỏ song mây
Xuân về vẫn chửa hay,
Song song đôi bướm trắng,
Phất phới sấn hoa bay.
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
Hạnh Thiên Trường hành cung
Cảnh thanh u vật diệc thanh u
Thập nhất tiên châu thử nhất châu.
Bách bộ sinh ca, cầm bách thiệt,
Thiên hàng nô bộc, quất thiên đầu
Nguyệt vô sự chiếu nhân vô sự
Thủy hữu thu hàm thiên hữu thu.
Tứ hải dĩ thanh, trần dĩ tĩnh
Kim niên du thắng tích niên du.
Dạo chơi hành cung Thiên Trường
Cảnh thanh u vật cũng thanh u
Mười mấy châu tiên ấy một châu.
Trăm tiếng đàn chim, dàn nhạc hát
Nghìn hàng đám quýt, đám quân hầu
Trăng vô sự chiếu người vô sự
Nước có thu lồng trời có thu.
Vừa bốn bể trong, vừa bụi lặng
Độ xưa so với độ nay thua.
(Bản dịch Khuyết danh)
Cư trần lạc đạo phú
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.[4]
Dịch nghĩa:
Sống giữa phàm trần, hãy tùy duyên mà vui với đạo
Đói thì ăn, mệt thì ngủ
Trong nhà sẵn của báu, đừng tìm đâu khác
Đối diện với cảnh mà vô tâm, thì không cần hỏi thiền nữa.
Cảnh thanh u vật cũng thanh u[5]

Gia quyến

  1. Khâm Từ hoàng hậu Trần thị (欽慈皇后陳氏; ? - 1293), húy Trinh (貞), con gái trưởng của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn.
  2. Tuyên Từ hoàng hậu Trần thị (宣慈皇后陳氏; ? - 1318), em gái của Khâm Từ hoàng hậu, mẹ là thị thiếp của Hưng Đạo đại vương.
  • Hậu duệ:
  1. Trần Thuyên [陳烇], Anh Tông Nhân Hiếu hoàng đế (英宗仁孝皇帝), con của Khâm Từ hoàng hậu.
  2. Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn [惠武大王陳國瑱], có thể mẹ là Tuyên Từ hoàng hậu.
  3. Thượng Trân công chúa [上珍公主], lấy Văn Huệ công Trần Quang Triều, cháu nội Trần Hưng Đạo.
  4. Thiên Trân công chúa [天珍公主; ? - 1309], lấy Uy Túc công Trần Văn Bích, con Văn Túc vương Trần Đạo Tái, cháu nội Trần Quang Khải.
  5. Huyền Trân công chúa [玄珍公主], lấy Jaya Sinhavarman III của Chiêm Thành.
Tượng Giác Hoàng Trần Nhân Tông đặt trong tháp Huệ Quang

Nhận định

Đại Việt sử ký toàn thư của các sử gia thời Hậu Lê nhận định về ông:

Đền thờ

Tượng đài

Công trình tượng đài Trần Nhân Tông được xây dựng tại khu vực An Kỳ Sinh, trên non thiêng Yên Tử, thành phố Uông Bí có kinh phí đầu tư gần 70 tỷ đồng.
Tượng đài với các phần: Đài sen và tượng được đúc bằng đồng liền khối (nguyên liệu nhập từ Australia), nặng khoảng 100 tấn, cao 9,9 m. Bệ đỡ tượng cao 2,9m; rộng 7,25m, kết cấu bằng bê tông cốt thép cường độ chịu lực cao; sân hành lễ, bậc đá, khuôn viên được lát bằng đá phiến tự nhiên.

Chú thích

  1. ^ Cung Vũ Lâm là nơi xuất gia tu Phật đầu tiên của đức Phật hoàng Trần Nhân tông. Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Thượng hoàng đến Vũ Lâm vào chơi hang đá, cửa núi đá hẹp, thượng hoàng ngự chiếc thuyền nhỏ, Tuyên Từ thái hậu ngồi đằng đuôi thuyền" Thời gian này vào khoảng tháng 7 năm Giáp ngọ (1294). Sang năm Ất mão (1295) Đại Việt sử ký toàn thư tờ 540 lại ghi: "Mùa hạ, tháng 6, thượng hoàng về kinh sư. Đã xuất gia ở hành cung Vũ Lâm, lại trở về vậy"
  2. ^ Vì sao vua Trần Nhân Tông về Yên Tử tu hành?. Theo Thiền sư Việt Nam của HT. Thích Thanh Từ, thì: "Năm Quý Tỵ (1293), Ngài nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông, lên làm Thái thượng hoàng. Ở ngôi Thái thượng hoàng để chỉ dạy cho con được sáu năm, Ngài sắp đặt việc xuất gia. Đến tháng 10 năm Kỷ Hợi (1299), Ngài xuất gia vào tu ở núi Yên Tử. Ở đây, Ngài chuyên cần tu tập theo hạnh đầu-đà (khổ hạnh) lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu-đà. Sau đó Ngài lập chùa, cất tinh xá, khai giảng để tiếp độ chúng Tăng. Học chúng đua nhau đến rất đông. Sau, Ngài đến chùa Phổ Minh ở phủ Thiên Trường lập giảng đường, giảng dạy mấy năm. Ngài lại vân du đến trại Bố Chánh lập am Tri Kiến, rồi ở đó" [1].
  3. ^ Theo GS. Nguyễn Huệ Chi, Từ điển văn học (bộ mới). Nxb Thế giới, 2004, tr. 1790.
  4. ^ Họa bài Cư trần lạc đạo
  5. ^ Thơ văn Lý Trần - tập 2 - NXB Khoa Học Xã Hội - Hà Nội - 1989. Trang 510
  6. ^ Nhân Tông hoàng đế

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH