Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

BÍ ẨN LỊCH SỬ 113

(ĐC sưu tầm trên NET)

Giả kim thuật

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

"Renel the Alchemist", by Sir William Douglas, 1853
Giả kim thuật đã có lịch sử hàng mấy nghìn năm. Nó là tiền thân của môn hóa học cận đại và có ảnh hưởng sâu sắc đến khoa học kỹ thuật thời cổ cũng như đời sống loài người.

Lịch sử

Mục đích của giả kim thuật là nghiên cứu phương pháp biến đổi các kim loại thường như chì thành các kim loại quý như vàng hoặc phương pháp luyện thuốc trường sinh bất tử. Giả kim thuật sử dụng quan điểm của Aristoteles làm cơ sở lý thuyết: có thể chuyển hóa được chất này thành một chất khác, kim loại này thành kim loại khác.
Ý nghĩ điều chế được vàng từ kim loại thường đã nảy nở từ ngày xưa khi mà sự phát triển của thương mại đã dần dần biến vàng thành thứ kim loại quý giá nhất mang đến tiền bạc và quyền lực cho con người.
Từ rất lâu trước Công nguyên, ở Ai Cập, Ấn Độ, Trung QuốcHy Lạp cổ đại người ta đã biết rằng vàng có thể hỗn hợp với bạc, đồng và nhiều thứ kim loại khác. Thế là xuất hiện vàng nhân tạo bằng cách đưa thêm đồng và các kim loại khác vào vàng. Ngoài ra người ta còn trộn đồng màu đỏ và thiếc màu trắng thành hợp kim đồng-thiếc có màu giống vàng. Điều đó chừng như xác nhận rằng có thể biến các kim loại khác thành vàng.
Năm 296, Hoàng đế La Mã buộc phải ra sắc lệnh hủy bỏ những cách điều chế vàng nói trên vì vàng giả tràn ngập thị trường. Để trốn tránh lệnh truy nã, các nhà giả kim thuật chạy từ Ai Cập sang Babylon, Syria và dựng các phòng thí nghiệm kiên trì biến kim loại thường thành vàng.
Khát vọng điều chế được vàng của các nhà giả kim thuật có thể tồn tại dai dẳng như vậy vì họ chịu ảnh hưởng học thuyết của Aristotle, một nhà triết học cổ Hy Lạp sống ở thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà giả kim thuật đã góp phần tìm ra các hợp chất mới: kim loại (Bi, Zn), muối (Hg, NH4+,…), các axit vô cơ H2SO4, HCl, HNO3, nước cường thủy,... và hoàn thiện nhiều kĩ thuật thí nghiệm quan trọng: nung, chưng cất, hòa tan, lọc, bay hơi, kết tinh, thăng hoa,...
Ngày nay, việc chế tạo vàng vẫn còn là một mục tiêu theo đuổi của một số nhà khoa học, người ta đã hiểu rõ bản chất của vàng cũng như cấu tạo hạt nhân của nó; Do đó, việc biến các kim loại rẻ tiền khác thành vàng là điều có thể làm được nhưng đòi hỏi kĩ thuật rất cao, tốn kém và không kinh tế, vì thế các nghiên chế tạo vàng theo hướng này hầu như ít được theo đuổi mà hiện nay có một hướng nghiên cứu mới không phải chế tạo vàng mà là trích xuất vàng có trong tự nhiên. Dựa vào lượng vàng khổng lồ có sẵn trong các đại dương cũng như lượng vàng rơi rãi trong các quặng nghèo mà người ta có ý tưởng dùng công nghệ biến đổi gien để tạo ra những bãi rong biển có khả năng hấp thụ vàng trong nước biển cũng như những thảm cỏ có khả năng hấp thụ vàng cao trong đất để phủ đầy trên bề mặt các quặng nghèo. Nếu việc nghiên cứu này thành công thì lúc đó chúng ta có thể có những mùa gặt vàng bội thu.

Giả kim thuật của người Ả Rập

Vào thế kỷ thứ 8, sau khi người Ả Rập chinh phục Ai Cập, Syria và hàng loạt các quốc gia ở vùng Cận Đông thì trung tâm khoa học đã chuyển về Ả Rập. Vào đầu thế ký thứ 9, họ đã có giả kim thuật riêng và khác với giả kim thuật của người Hy Lạp.
Các nhà giả kim thuật Ả Rập không tiếp thu một cách đơn thuần thuyết Aristotle mà còn giải thích chúng theo ý họ và bổ sung các khái niệm mới. Họ giải thích sự xuất hiện của các kim loại trong thiên nhiên là do 2 chất ban đầu là lưu huỳnh và thủy ngân vì:
  • Thủy ngân có điểm đặc biệt là khả năng hòa tan các kim loại khác, kể cả vàng và đặc quánh lại tạo thành hỗn hống.
  • Lưu huỳnh có tính chất lí thú là khi kết hợp với chìthiếc nó sẽ cho các kim loại đó vẻ sáng và màu sắc của bạc, kết hợp với đồng và sắt sẽ cho các kim lại đó màu sắc và vẻ sáng của vàng.
Theo ý kiến của các nhà giả kim thuật Ả Rập muốn điều chế vàng và bạc từ kim loại thường thì cần tỉ lệ kết hợp giữa thủy ngân và lưu huỳnh là đủ và hàng loạt cách điều chế vàng đã ra đời. Tuy nhiên tất cả đều thất bại.
Nhưng các nhà giả kim thuật Ả Rập không chỉ điều chế vàng mà còn nghiên cứu các chất và phương pháp điều chế các chất đó. Từ đó nhiều loại axít, bazơ, khoáng chất đã dược phát hiện. Đó là sự đóng góp vô cùng to lớn của các nhà giả kim thuật Ả Rập cho sự phát triển của hóa học.
Chính người Ả Rập đã thêm vào từ chymeia, nghĩa là "hóa học", tiếp đầu ngữ al để thành alchymeia, nghĩa là "giả kim thuật". Tên gọi này tồn tại đến cuối thế kỷ 18.

Giả kim thuật của người Trung Quốc

Giả kim thuật của người Trung Quốc khác hẳn với giả kim thuật của người Hy Lạp. Trong khi người Hy Lạp cố biến kim loại thường thành vàng thì người Trung Quốc cố tìm kiếm thuốc trường sinh bất lão. Vì thế giả kim thuật Trung Quốc có tên gọi là luyện đan, dựa trên cơ sở học thuyết thần tiên. Các đạo gia chia luyện đan thành ngoại đannội đan. Ngoại đan là dùng lửa luyện các khoáng chất như chì, thủy ngân trong các lò đặc biệt biến chúng thành đan dược nuốt vào có thể thành tiên hay trường sinh bất lão.
Thứ được các nhà giả kim thuật Trung Quốc ưa sử dụng nhất là đan sa, công thức hóa học là HgS, luyện trong các lò thành vàng, uống vàng đó sẽ trường sinh bất lão. Các đạo sĩ cho rằng đan sa có màu đỏ là màu cao quý, có khả năng chữa bách bệnh, ngoài ra khi đun nóng còn phân tích thành thủy ngân là thứ kim loại kì lạ và có những đặc điểm lí thú. Chính vì thế mà đan sa được xem là tiên dược để luyện thuốc trường sinh.
Do đan sa có độc tính cao nên nhiều trường hợp người xưa đã chết khi sử dụng nó. Thời nhà Đường, Đường Thái Tông, Đường Hiến Tông, Đường Mục Tông, Đường Kính Tông trúng độc do uống kim đan. Vì thế, ngoại đan dần dần suy vi chỉ còn luyện đan là khởi thủy của ngành luyện kim ngày nay.

Bí ẩn thuật biến kim loại thành vàng thời xa xưa

Trong các tác phẩm giả tưởng của loài người, pháp sư hay phù thủy là người có thể chế tạo ra “thuốc thần” giúp hàn gắn vết thương, cứu giúp người hay để trở thành bất tử… Trong quá khứ, có nhiều người luôn cố gắng làm được những điều kỳ diệu ấy.



phu thuy, Nicholas Flamel, hoi sinh, bất tử, Abraham,
Nicholas Flamel xưa kia vô cùng nghèo đói…
Dưới đây là câu chuyện về thuật giả kim – phương pháp nghiên cứu biến kim loại thành vàng thời xa xưa cùng bí ẩn về Nicholas Flamel – nhân vật huyền thoại được cho rằng có khả năng lĩnh hội thuật giả kim thành công nhất.

Quyển sách “thuật giả kim” quyền năng

Nicholas Flamel (1330-1418) sinh ra trong một gia đình nghèo ở Pháp. Khi trưởng thành, để có tiền mưu sinh ông phải làm việc trong tiệm sách cũ ở Paris.
Đêm nọ, Flamel bất chợt có giấc mơ kỳ lạ về một thiên thần cầm trên tay cuốn sách có bìa ngoài bằng gỗ cây được trang trí bằng các ký tự lạ mắt.
Vài ngày sau, Flamel vô tình được một thương nhân kỳ lạ tặng cho cuốn sách y hệt trong giấc mơ của ông, viết bằng chữ Do Thái và chữ Hy Lạp, dòng đầu tiên có nghĩa là “Cuốn sách của Abraham” (Abraham là một nhân vật nổi tiếng trong Kinh Thánh, ông được coi là tổ tiên của dân Do Thái. Ông có thể nói chuyện với Chúa và được ngài chúc phúc, ban cho phép màu).


phu thuy, Nicholas Flamel, hoi sinh, bất tử, Abraham,
… nhưng ông đã trở nên giàu có nhờ vào tài thuật giả kim của mình.
Tuy nhiên, Flamel không thể hiểu được cuốn sách này đang nói tới vấn đề gì nên đã để nó qua một bên. Mãi tới khi ông kết bạn với một nhà thuật giả kim (người nghiên cứu các phương pháp biến đổi kim loại thành vàng thời bấy giờ) thì mọi chuyện mới được sáng tỏ.
Nhà thuật giả kim sau khi nghe câu chuyện và đọc cuốn sách liền giải thích:>“Tài liệu này liên quan tới việc chuyển đổi vật chất, năng lượng, các phép thuật cổ đại của nhân loại. Tôi nghĩ rằng, nó nằm ngoài sự hiểu biết của chúng ta”.
Quá hứng thú, Nicholas Flamel hạ quyết tâm tìm hiểu bằng được những bí ẩn trong “Cuốn sách của Abraham”. Năm 1368, ông quyết định cùng vợ rời quê hương, đi bôn ba khắp nơi để tìm những nhà thuật kim giỏi giúp ông giải mã bí ẩn này. Flamel đã đến một trường ĐH tại Andalusia để nhờ những nhà chuyên môn giúp dịch nghĩa cuốn sách.
Đến Tây Ban Nha, ông kết thân với các nhà giả thuật kim nơi đây. Họ đã dạy cho ông thuật giả kim, từ đó Flamel dần hiểu rõ những nghệ thuật ẩn chứa trong cuốn sách.


phu thuy, Nicholas Flamel, hoi sinh, bất tử, Abraham,
Cuốn sách Abraham chính là chìa khóa giúp cho Flamel hiểu được mọi bí ẩn trong thuật giả kim.
Nhiều năm sau, hai vợ chồng quay trở về Paris, tất cả bạn bè cùng người thân đã rất ngạc nhiên khi thấy diện mạo của Nicholas Flamel cùng vợ không hề thay đổi, thậm chí còn có phần trẻ trung, đầy sức sống.
Nhưng đây chưa phải là điều khó hiểu nhất, Nicholas giàu lên một cách bất ngờ. Ông mang tiền đi xây dựng bệnh viện, nhà thờ, giúp đỡ những người nghèo khổ. Không chỉ vậy, mặt trước của nhà thờ Sainte Genevieve ở Paris được Flamel tài trợ tiền để xây mới, ông còn cung cấp miễn phí các loại sách, mở các buổi thuyết giảng, các phòng sám hối trong trại giam.

Hòn đá phù thủy và sự bất tử…

Nicholas Flamel đã chia sẻ hiểu biết của mình về các tài liệu thuật giả kim. Ông cho rằng, một vật chất đều được tạo ra bởi bốn yếu tố: lửa, không khí, đất, nước.


phu thuy, Nicholas Flamel, hoi sinh, bất tử, Abraham,
Ông tạo ra “hòn đá phù thủy”, một vật ma thuật có thể chuyển chì thành vàng.
Mỗi chất là kết quả của sự phối hợp 4 nhân tố theo tỷ lệ khác nhau, muốn tạo ra chất mới ta chỉ cần thay đổi tỉ lệ các nhân tố trong chất cũ. Một công việc nghe thì dễ nhưng để thực hiện cần phải có một vật ma thuật mang tên “hòn đá phù thủy”. Con người hoàn toàn có thể biến thủy ngân thành vàng nếu sở hữu hòn đá thần kỳ này.
Vậy “hòn đá phù thủy” là gì? Đó chính là một vật huyền thoại xuất hiện trong rất nhiều văn bản cổ đại ở châu Âu và được nhắc tới trong các câu chuyện thần bí, huyền diệu.
Người sở hữu “hòn đá phù thủy” sẽ tạo ra được mọi vật chất, chữa lành tất cả bệnh tật, thắp sáng nơi tăm tối, hồi sinh người chết và giữ chìa khóa của sự bất tử. Các tài liệu của Flamel đã miêu tả cụ thể về hòn đá phù thủy, nó có 2 màu là trắng, đỏ. Màu trắng dùng để tạo ra bạc, chữa bệnh, màu đỏ dùng để tạo ra vàng ròng và làm bất tử mọi thứ.
phu thuy, Nicholas Flamel, hoi sinh, bất tử, Abraham,
Đá có thể ở dạng rắn nhưng khi cần sẽ chuyển đổi qua trạng thái lỏng và hơi. Khi nghiền nhỏ thành bột có thể hòa tan trong nước tạo ra một loại chất lỏng kỳ lạ. Đổ chất lỏng này vào bất cứ kim loại nào sẽ tạo ra vàng, bạc, ngoài ra, nó còn là một thứ “nước thánh” chữa bách bệnh.
Nhưng thật đáng tiếc, Nicholas Flamel chưa bao giờ tiết lộ cách tạo ra “hòn đá phù thủy”. Bởi ông cho rằng, một vật quyền năng như vậy nếu rơi vào tay kẻ xấu sẽ là một thảm họa.
Theo ông, “hòn đá phù thủy” là quà tặng của Thiên Chúa, nên chỉ được sử dụng vào những mục đích cao cả, cứu nhân độ thế mà thôi. Ngoài ra, muốn chế tạo ra hòn đá quyền năng này cần phải có đức tin to lớn cùng tấm lòng cao thượng.
Nhiều người cho rằng, Nicholas Flamel chỉ là kẻ bịp bợm không hơn không kém. Số khác lại vô cùng tin tưởng những kiến thức của ông, không ít người mạnh miệng tuyên bố đã thấy Flamel dùng “hòn đá phù thủy” cứu người, tạo ra vàng từ chì, thủy ngân.


phu thuy, Nicholas Flamel, hoi sinh, bất tử, Abraham,
Nhiều người tin, Flamel dùng “hòn đá phù thủy” cứu người, tạo ra vàng từ chì, thủy ngân. (Ảnh minh họa)
Câu chuyện này truyền tới tai vua Charles VI, người đã ra lệnh Cramoisi – thành viên của Hội đồng nhà nước đi điều tra vấn đề này. Cramoisi quyết định tới gặp Flamel để ép nhà giả kim đưa ra bí kíp làm đá ma thuật. Nhưng sau cuộc gặp gỡ, vị công tước lại trở nên sùng bái, thần tượng Flamel đến lạ lùng. Cramoisi trở về, hết mực khuyên vua Charles VI không nên sử dụng vật thần bí trên và nên để cho Flamel được sống yên ổn.
Tranh cãi tưởng chừng đã chấm dứt khi Flamel và vợ chết vào năm 1418 nhưng từ đây, huyền thoại về ông mới bắt đầu. Cả hai được chôn cất ở nghĩa trang của nhà thờ Saint Jacques. Lúc đó rất nhiều người tò mò đã đột nhập vào nhà của Flamel để tìm kiếm vàng, hòn đá phù thủy, hay quyển sách của Abraham… nhưng tất cả đều thất bại.


phu thuy, Nicholas Flamel, hoi sinh, bất tử, Abraham,
Đây là một trong những cuốn sách ông viết cho thấy khái niệm về chim phượng hoàng, một sinh vật thần thoại được sinh ra trong đống tro tàn của cuộc sống.
Nhiều năm sau, một nhóm người đã lẻn vào hầm mộ của Nicholas Flamel và vợ để tìm kiếm vàng, của cải. Thế nhưng, trong ngôi mộ đó, chẳng những không có vàng mà họ cũng không tìm thấy thi thể của Nicholas cùng vợ.
Tin đồn lan truyền rằng, Nicholas Flamel không thực sự chết và vẫn còn sống bất tử mãi cho đến ngày nay. Rất nhiều người dân nói đã nhìn thấy ông và vợ lang thang khắp Paris. Thỉnh thoảng, nhiều người ở đây lại thấy một người mang trang phục kỳ lạ, rao bán những quyển sách hay bản chép tay mang tên Nicholas Flamel.


phu thuy, Nicholas Flamel, hoi sinh, bất tử, Abraham,
Dubois một hậu duệ của Nicholas Flamel đã trình diễn trước mắt vua Louis XII pháp thuật biến chì thành vàng.
Một câu chuyện truyền miệng vào thế kỷ XVII kể rằng, một người tên Dubois đã dùng một chất bột màu đỏ để biến quả chì thành vàng trước mặt vua Louis XII. Thắc mắc vì điều kì diệu ấy, Đức Hồng Y Richelieu yêu cầu Dubois giải thích về màn trình diễn.
Dubois lúc này thừa nhận trước nhà vua và Đức Hồng Y rằng, anh là hậu duệ của Nicholas Flamel. Và chất bột này chính là món đồ gia bảo được tạo ra từ Nicholas Flamel.
Dubois còn tặng một bản chép tay từ “Cuốn sách của Abraham” cho Đức Hồng Y Richelieu. Tuy nhiên, không có tài liệu nào cho thấy, Richelieu giải nghĩa được bản chép tay kia. Nhưng trong triều đại của vua Louis XII, nước Pháp trở nên vô cùng hùng mạnh, tổ chức nhiều cuộc chiến tranh xâm lược Ý.


phu thuy, Nicholas Flamel, hoi sinh, bất tử, Abraham,
Trên bia mộ của ông chứa nhiều ký tự đặc biệt.
Trên bia mộ của ông chứa nhiều ký tự đặc biệt.
Cho tới nay, cuộc đời với nhiều điều bí ẩn đã khiến ông trở thành huyền thoại của thế giới. Tên ông được nhắc đến trong nhiều cuốn sách và truyện như “Harry Potter và hòn đá phù thủy” của J.K Rowling, hay là nhân vật chính xuyên suốt loạt truyện của Michael Scott – “Bí mật của Nicholas Flamel bất tử”…

Câu chuyện "nhà giả kim" sáng chế ra vật chất quý hơn vàng

00:00:01 29/09/2014

Bằng sự say mê nghiên cứu hóa học, Johann Böttger từ một nhà giả kim thuật "quèn" đã thay đổi cả thế giới với sáng chế của mình.

Giả kim thuật là một trong những nghề nghiệp phổ biến nhất trong xã hội phương Tây xưa. Với ước mơ biến các kim loại rẻ tiền thành vàng khối, không ít người đã lao tâm khổ tứ, dành cả cuộc đời để nghiên cứu với các thí nghiệm hóa học thô sơ. 

Phần lớn trong số đó đều thất bại bởi vàng không thể chế ra từ các vật liệu khác. Tuy nhiên, cũng có một số ít người may mắn thay vì tạo ra được vàng lại có được những phát minh khác. Nhà giả kim thuật Johann Böttger là một người như vậy khi phát minh ra cách làm gốm sứ - thứ vật chất quý hơn vàng vào thời đó...

Tương lai đầy hứa hẹn của nhà "giả kim thuật" tí hon

Johann Böttger (1682 - 1719) có một tuổi thơ khá êm đềm. Ông sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống làm nghề kim hoàn tại Berlin, Đức. Böttger từ nhỏ đã rất sáng dạ và đam mê với hóa học. Vì thế khi lớn lên ông bắt đầu theo học ngành dược sĩ. 


Chân dung nhà giả kim thuật Johann Böttger.

Năm 19 tuổi, với niềm say mê vô tận, ông đã bắt đầu bí mật đi sâu vào nghiên cứu những lĩnh vực thú vị hơn ngành học của mình rất nhiều. Böttger dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu với đủ thể loại hóa chất dù có bị gia đình và nhà trường cấm đoán. 

Mục tiêu cả đời của ông chỉ có một - chính là biến chì hoặc các kim loại không đáng giá khác thành vàng. Với nhiều kinh nghiệm thu được, ông đã dần thuyết phục được hàng xóm gần nhà rằng mình đã thành công.

... bước ngoặt của cuộc đời...

Sau đó, chàng thiếu niên Böttger quyết định tổ chức một buổi biểu diễn đường phố. Ông tập hợp đám đông xung quanh rồi vẫy những mảnh bạc cho họ xem. 


Böttger cũng giống các nhà giả kim thuật khác, luôn tìm mọi cách để biến chì thành vàng.

Với vài kĩ năng giả kim cùng những phương pháp xử lý hóa học, ông đã biến đổi những mảnh bạc ấy thành một mảnh kim loại màu vàng duy nhất. 

Böttger đã thuyết phục hoàn toàn đám đông và câu chuyện này truyền đến tai August  - đại cử tri bang Saxony và là vua của Ba Lan không lâu sau đó.

August lúc đó đang ngập chìm trong nợ nần, nhanh chóng tìm đến Böttger. Nhà vua yêu cầu Böttger sản xuất ra vàng và chàng thiếu niên đã nhận lời sẽ hoàn thành chỉ trong vòng vài tuần. 


Bước ngoặt cuộc đời đến khi Böttger gặp vua August.

Thế nhưng, thời gian cứ thế trôi qua và vẫn không có kết quả nào. August bắt đầu mất bình tĩnh và cuối cùng tống Böttger vào ngục với tối hậu thư : “Hoặc tạo ra vàng, hoặc phải chết”.

... phát minh thay đổi thế giới phương Tây...

Böttger bị giam suốt 7 năm ròng rã. Trong khoảng thời gian đó, ông đã gặp Ehrenfried Walther von Tschirnhaus cũng là một giả kim thuật sư kiêm nhà toán học.

Tschirnhaus không muốn chế tạo vàng mà lại hứng thú hơn với việc tạo ra sứ - loại vật chất được coi là còn quý hơn cả vàng thời đó. Bởi lẽ vàng có thể tìm thấy ở mọi nơi, nhưng vào thời đó, sứ chỉ có ở phương Đông và người Trung Hoa kiên quyết giữ bí mật sản xuất của họ. 


Tấm biển phía trước địa danh Böttger từng bị giam giữ.

Nhờ có Tschirnhaus, Böttger biết được rằng cao lanh (đất sét trắng) có một lượng nhất định trong sứ. Đó là thành phần chính, vậy còn những nhân tố khác thì sao? 

Trầm tích của cao lanh được tìm thấy ở dãy núi Alps, vì thế Böttger đã bắt tay ngay vào thí nghiệm với những công thức khác nhau mong chế tạo được ra gốm sứ.

Chỉ có gia đình quyền quý ở châu Âu bấy giờ mới sở hữu được gốm sứ Trung Hoa.

Bước đột phá đến vào ngày 15/1/1708. Trong khi thử nghiệm các tỉ lệ giữa cao lanh và thạch cao, Böttger đã tìm ra ba tỉ lệ đồng nhất với thông số thu được từ một mảnh sứ có sẵn. 

Sau đó, Böttger cùng đồng nghiệp tiếp tục miệt mài nghiên cứu. Không lâu sau, ông đã tìm được công thức cuối cùng để sản xuất sứ, bên cạnh đó còn cả nhiệt độ cần thiết của lò nung và cách tráng men các bình sứ. 

Sau bảy năm nghiên cứu cực khổ, ông đã tạo ra vật chất quý hơn vàng. Nhà vua vì thế đã tài trợ cho ông để mở xưởng nung sứ đầu tiên ở châu Âu, đặt tại Meissen.


Quá trình làm ra sứ của giả kim thuật sư Böttger.

Böttger được tuyên bố tự do, nhưng nhà vua lo sợ việc lộ công thức sản xuất nên ông và cả những công nhân ở xưởng đều gần như bị giam lỏng. 

Böttger mất năm 1719 nhưng những thí nghiệm vẫn được tiếp tục. Cuối cùng đến năm 1724, xưởng Meissen đã tìm ra được công thức hiệu quả như dùng thạch anh thay thế cho thạch cao. Công thức này vẫn được áp dụng cho tới tận ngày nay.

Việc phát minh ra cách sản xuất gốm sứ của Johann Böttger khi đó đã thay đổi cả châu Âu. Thành công của ông giúp châu Âu không còn quá phụ thuộc vào nguồn cung gốm sứ từ Trung Hoa nữa. 

Đồng thời, phát minh này cũng mở ra cuộc đua để tranh giành những mảnh đất màu mỡ chứa cao lanh và các khoáng chất cần thiết khác ở khắp nơi. 

(Nguồn: Io9, Wikipedia, Getty, Pottery)
Theo
Hoàng Mạnh / MASK Online

Khám phá thuật giả kim thời trung cổ

Trong thời Trung cổ, mơ ước về một cuộc sống vĩnh cửu và giàu sang đã khiến các nhà giả kim thuật lao đầu vào những thuật giả kim hão huyền. Dù vậy, trong cuộc tìm kiếm vô vọng này, họ ít nhiều cũng có những đóng góp nhất định cho nhân loại.

Xuất phát từ ham muốn giàu sang và trường sinh bất lão
Trong suốt nhiều thế kỷ của thời kì cổ đại và trung đại, hoá học chưa phải là một ngành khoa học, nó chỉ dừng lại ở mức độ thuật và được biết đến với cái tên giả kim thuật (alchemy). Đây là thời mà những hiểu biết của con người về nền hóa học xung quanh rất mông muội, ấu trĩ.
Dựa trên các văn bản cổ đại thì con người thời kì này mới chỉ biết đến chín nguyên tố hoá học (vàng, bạc, đồng, chì, thiếc, sắt, thuỷ ngân, lưu huỳnh, cacbon). Mãi đến đầu thế kỉ 18, mới xuất hiện thêm một số nguyên tố mới là photpho, asen, antimon, bitmut và kẽm. Thuật giả kim bắt đầu từ thế kỷ 4 đến đầu thế kỷ 16, thịnh hành ở hầu hết khắp các nước phương Tây và phương Đông. Mục đích kiếm tìm của các nhà giả kim thuật hai phương này cũng khác nhau.
Trong khi các nhà giả kim phương Tây tìm kiếm sự giàu sang thông qua các thuật biến bất cứ kim loại bình thường nào thành vàng, thì những đồng nghiệp của họ ở các triều đại phong kiến cổ đại phương Đông lại lao đầu vào điều chế những phương thuốc trường sinh bất tử.
Các nhà giả kim châu Âu Trung cổ được khuyến khích bởi học giả Hy Lạp lỗi lạc - nhà bác học, triết gia cổ đại Aristot. Ông đề cao quan điểm cho rằng có thể chuyển hóa được chất này thành chất khác, kim loại này thành kim loại khác. Và đặc biệt, có thể biến tất cả các kim loại thông thường thành vàng, nếu biết cách. Một cuộc tìm kiếm vô vọng kéo dài nhiều thế kỷ, lôi kéo cả những con người thông thái nhất.
Ngày cũng như đêm, trong những căn hầm tối tăm của các lâu đài bằng đá, ngọn lửa trong lò của các nhà giả kim thuật tỏa sáng, các chất lỏng huyền bí trong các bình cổ cong sôi lên sùng sục trên ngọn lửa và toả ra đủ mọi màu sắc cầu vồng, khói ngột ngạt bốc lên từ các nồi nung. Họ mong muốn tìm ra hòn đá mầu nhiệm để biến các kim loại khác thành vàng, một ước mơ viển vông nhưng cũng đầy hấp dẫn.
Hoạt động của các nhà giả kim thuật thường có tính bí mật. Bên cạnh những phương pháp mò mẫm, thử nghiệm với tinh thần phát kiến ra cái mới, rất đáng trân trọng thì cũng có một số trường phái giả kim theo đuổi xu hướng tà thuật, hoàn toàn không biết gì đến những nguyên tắc hoá học cơ bản nhất. Để lưu trữ lại, đồng thời giữ bí mật các công trình nghiên cứu của mình với những người ngoại đạo, các nhà giả kim đã sử dụng một hệ thống kí hiệu đặc biệt được thống nhất và quy ước với nhau.
Chỉ những nhà giả kim mới hiểu nổi mớ ký hiệu rối rắm này. Cho đến tận thế kỉ 18, những ký hiệu này vẫn còn được sử dụng trong các văn bản, tài liệu về hoá học. Phải đến khi bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học của nhà bác học Nga Mendeleev ra đời, hóa học mới có một ngôn ngữ chung thay cho những ký hiệu thần bí đó.
  Khám phá thuật giả kim thời trung cổ - Ảnh 1
Những nhà giả kim có một vị trí khá cao trong xã hội châu Âu thời Trung cổ.
Trong lịch sử, nhiều nhà khoa học lỗi lạc từng khẳng định đã thực hiện hoặc chứng kiến việc biến kim loại thành vàng. Nhà hoá học Jan Baptist Van Helmont viết: "Tôi đã tận mắt chiêm ngưỡng loại đá tạo ra vàng và đã cầm nó trong tay nhiều lần. Nó nặng, có màu vàng nghệ và phản chiếu ánh sáng lấp lánh như bột thuỷ tinh. Ông thậm chí cũng không che dấu bí quyết thuật giả kim của mình: Hoà 16 miligam loại đá tạo vàng đó vào 230gam thuỷ ngân rồi nung lên. Thuỷ ngân sôi sùng sục rồi đông đặc lại ngay, có màu hơi vàng. Sau khi được lấy ra khỏi đĩa và làm nguội, khối đông đặc đó chính là vàng nguyên chất.
Cùng thời với Van Helmont, nhà vật lý và hoá học nổi tiếng người Đức là Johann Rudolf Glauber cũng loan báo rằng ông đã khám phá ra loại đá tạo vàng trong một vùng suối khoáng. Thực chất, thứ mà ông phân lập được (mang tên ông muối Glauber) thật ra chỉ là sulfat natri, có đặc tính nhuận tràng chứ hoàn toàn không thể biến kim loại thành vàng. Danh sách các nhà bác học tin rằng việc biến kim loại thành vàng là có thể thực hiện được còn có cả Isaac Newton, Descartes và Leibniz. Một số lời trong Kinh thánh cũng nhắc đến việc một số tác giả Kinh thánh cũng từng là nhà giả kim, chẳng hạn như Joan - tác giả kinh Phúc âm.
Giả kim thuật của người Trung Hoa cổ đại khác hẳn với giả kim thuật của người châu Âu. Trong khi người châu Âu cố biến kim loại thông thường thành vàng thì người Trung Quốc lại tìm kiếm thuốc trường sinh bất lão. Vì thế, giả kim thuật Trung Quốc còn có tên riêng, gọi là thuật luyện đan, dựa trên những học thuyết thần tiên. Các nhà giả kim dùng lửa luyện các khoáng chất như chì, thủy ngân trong các lò đặc biệt biến chúng thành đan dược, nuốt vào có thể thành tiên hay trường sinh bất lão.
Thứ được các nhà giả kim thuật Trung Quốc ưa chuộng nhất là đan sa, một hợp chất của chì với thủy ngân. Do có màu vàng đỏ rất đẹp mắt sau khi tinh luyện được trong lò nên các đạo sĩ tin rằng đan sa chính là thứ thuốc tiên cao quý mà họ cất công kiếm tìm bất lâu nay, con người khi uống thứ này vào có khả năng chữa khỏi bách bệnh. Chính vì thế mà đan sa được xem là tiên dược để luyện thuốc trường sinh. Họ không biết rằng cả thủy ngân và chì đều là những kim loại độc chết người. Nhiều người đã chết khi sử dụng nó.
Những đóng góp cho ngành khoa học hóa học hiện đại
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật bùng nổ trong thế kỷ 19 đã đặt dấu chấm hết cho thuật giả kim ở cả phương Đông và phương Tây. Chúng nhanh chóng bị coi là những trò ảo tưởng, phi khoa học, thậm chí lừa bịp. Nhưng giả kim thuật không hẳn vô tích sự như vậy. Nó cũng đóng góp cho hóa học hiện đại một số thành tựu nhất định. Việc các nhà giả kim dùng thủy ngân trong các thuật giả kim của mình đã gợi ý cho các nhà khoa học nghĩ đến việc dùng thủy ngân để tách vàng nguyên chất trong đá sa khoáng chứa vàng.
Phương pháp này vẫn được áp dụng phổ biến cho đến tận ngày nay. Một số dụng cụ của thuật giả kim xưa như nồi hấp, lò nung, bình cổ cong ngày nay là những thiết bị không thể thiếu trong bất kỳ phòng thí nghiệm hóa học nào, dù hiện đại cỡ mấy.
Các nhà giả kim thuật cũng đã góp phần tìm ra nhiều hợp chất mới: Kim loại (Bitum, Kẽm), muối (muối thủy ngân, muối nitơrit), các axit vô cơ quan trọng như axit Sulphuric, axit CloHidric, axit Nitơrat, nước cường thủy,... Nhiều kĩ thuật thí nghiệm hóa học quan trọng cũng được họ hoàn thiện như: Nung, chưng cất, hòa tan, lọc, bay hơi, kết tinh, thăng hoa,... Đặc biệt, các nhà giả kim thuật Ả Rập không chỉ tìm cách điều chế vàng mà còn nghiên cứu các chất khác và tìm phương pháp điều chế ra các chất đó. Từ đó, nhiều loại axít, bazơ, khoáng chất đã được phát hiện. Đó là sự đóng góp vô cùng to lớn của các nhà giả kim thuật Ả Rập cho sự phát triển của hóa học.
Những nhà giả kim Trung Hoa với thuật luyện đan của mình cũng đã đặt những nền tảng ban đầu cho ngành luyện kim. Thực tế cho thấy, kỹ thuật luyện kim của Trung Hoa cổ đại khá phát triển, trùng hợp với thời hoàng kim của thuật giả kim nước này. Có lẽ, nhiều nhà giả kim thuật đã thực tế hơn khi chuyển sang những mục tiêu gần gũi với đời thường, thay vì nhắm mắt theo những ảo tưởng về một cuộc sống bất tử.
Không phải ai cũng có thể trở thành nhà giả kim. Các triều đại phong kiến châu Âu coi vàng là một thứ đảm bảo tuyệt đối cho quyền lực của mình, nên chỉ có giới giáo sĩ mới được tiến hành các thuật giả kim. Do đó, các nhà giả kim thời Trung cổ có một địa vị khá cao trong xã hội. Họ thường nhận được tài trợ của các vị vua chúa, đổi lại, toàn bộ vàng thu được sẽ phải nộp cho nhà vua. Không biết bao nhiêu của cải đã bị tiêu tan vào các thí nghiệm giả kim vô căn cứ này, còn những vị vua chỉ nhận được những thứ giống như vàng. Thứ mà các nhà giả kim khẳng định là vàng, thực chất chỉ là Oxit chì một chất chưa từng được biết đến vào thời kỳ đó.
Thanh Tùng
Xem tiếp...

KIẾP GIANG HỒ 109

(ĐC sưu tầm trên NET)

'Cú đúp' trong vụ bắt đại ca khét tiếng


Tại cơ quan công an, Võ Thị Thúy Dung nước mắt như mưa khiến nhiều người thương cảm. Nhưng khó ai ngờ người phụ nữ đài các, đẹp mặn mà từng cưu mang trùm giang hồ khét tiếng Dũng “ben” cũng là đối tượng đang bị truy nã.
Như đã đưa tin, vào lúc 15 giờ chiều 14/8, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (PC52 - Công an Hà Nội) đã bắt giữ Dương Hoàng Dũng (tức Dũng "ben", 47 tuổi, quê ở Tiền Giang) tại căn nhà 3 tầng ở quận Tây Hồ, Hà Nội.

Phải bỏ bao công săn lùng và theo dõi, cảnh sát mới lần ra dấu vết tên trùm xã hội đen khét tiếng này.
Cu dup
Dung tại cơ quan công an

Sau nhiều giờ mật phục, cảnh sát đã tóm gọn được Dũng “ben” đưa về trụ sở. Tại đây hắn tỏ ra ăn năn và mềm yếu, thốt ra những lời chỉ có trong tiểu thuyết diễm tình, khác hẳn với hình ảnh của một “đại ca” khét tiếng.

Sau đó không lâu, Võ Thị Thúy Dung (SN 1962, HKTT tại phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), người tình của Dũng “ben” cũng bị đưa về trụ sở cảnh sát để làm rõ hành vi che giấu tội phạm.

Tại đây, Dung "lòi đuôi" chính cô ta cũng đang bị Công an TP.HCM truy nã về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” từ tháng 4/2011.

Hơn Dũng “ben” 3 tuổi, Dung sở hữu nhan sắc mặn mà, vóc dáng gọn gàng, ăn mặc sang trọng, nói năng nhẹ nhàng.

Từng tốt nghiệp trường cao đẳng xiếc, có nhan sắc và tài năng, Dung được cử đi đào tạo ở nước ngoài. Tương lai rộng mở với Dung, nhưng cô ta “theo chồng bỏ cuộc chơi” vào năm 1987.

Dung theo chồng vào TP.HCM, cuộc sống sau hôn nhân với vật chất đủ đầy, gia đình nhà chồng thuộc hàng có vai vế, những tưởng đời Dung là những trang toàn mầu hồng. Nhưng khi cậu con trai tròn 10 tuổi, anh Trương Đức T., chồng Dung chết vì đột quỵ.

Tuổi trẻ, có nhan sắc, lại sớm góa bụa, Dung ở vậy nuôi con. Được sự hậu thuẫn của bố mẹ chồng Dung, con trai Dung đi du học ở Anh.

Sau đó, Dung bập vào mối tình với Dũng “ben”, một đại ca khét tiếng, từng là cảnh sát hình sự, chiêu nạp dưới trướng nhiều đàn em, chuyên nghề đâm thuê chém mướn, đòi nợ thuê, bảo kê vũ trường, quán karaoke...

Dù Dũng “ben” vẫn nhùng nhằng giữa vợ cũ, khiến Dung không ít lần phải khốn khổ vì ghen tuông, nhưng khi nhắc đến Dũng “ben”, Dung vẫn quả quyết: “Anh ta là người tốt, là kẻ đa tài, rất đáng tiếc khi anh ta lại trở thành tội phạm giết người”.

Dung cũng không ngần ngại bày tỏ tình yêu sâu sắc của mình dành cho người tình.

“Cú đúp”


Biết rõ việc Dũng “ben” đã bắn chết ông Phan Văn Lan, Giám đốc Doanh nghiệp Lan Thảo, chuyên kinh doanh tôn - thép- xà gồ ở tỉnh Bình Dương nhưng Dung vẫn không thể dứt tình.

Được thừa kế từ bố mẹ đẻ ngôi nhà ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nhưng Dung không ở đó mà thuê một căn nhà 3 tầng ở đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ. Dung bỏ nhiều tiền để sửa sang căn nhà thành nơi ở sang trọng, tiện nghi, cùng người tình sống chui lủi ở đó.

Dung cho hay, dù sống chui lủi nhưng họ vẫn kinh doanh ăn uống và việc buôn bán “xuôi chèo mát mái”.

Hàng xóm không ai nhìn thấy Dũng “ben” ló mặt ra ngoài bao giờ. Nhốt mình trong căn nhà 3 tầng, Dũng “ben” giải trí bằng ti vi và chiếc ipad.

Về lệnh truy nã của mình, Dung nói, đã cầm số tiền 10.000 USD của người phụ nữ tên N., quê tỉnh Đồng Nai, hứa sẽ “chạy án” cho chị N. rồi sau đó “chuồn êm”.

Bắt được cả 2 đối tượng truy nã cùng lúc, Thượng tá Phạm Ngọc Anh, Phó Trưởng phòng truy nã tội phạm (PC 52), Công an TP Hà Nội nói vui, các anh đã thực hiện được “cú đúp”. Ít ai biết rằng, để tóm được tên tội phạm nguy hiểm, hơn 20 trinh sát đã phải sẵn sàng đối mặt với nguy hiểm.

Họ đã “lên dây cót” cho cuộc đọ súng với Dũng “ben” nếu tình huống đó xảy ra, bởi hắn đã từng tuyên bố “sẽ thịt tất cả, kể cả công an”.

Theo VNN
Việt Báo (Theo_VTC News )

Cạnh tranh địa bàn làm ăn, một đại ca chết thảm

Cuộc hỗn chiến đã khiến một người bị tử vong sau khi được đưa đi cấp cứu. Hàng trăm giang hồ đã tụ tập định "báo thù" và sau đó đưa tiễn "đại ca".
Vụ việc xảy ra vào khoảng 21h ngày 16/12/2012, ở khu vực diễn ra Hội chợ thương mại tại chợ Yên Mỹ (huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên).
Nhiều người dân chứng kiến vụ hỗn chiến kể lại: Trong khi xô xát, có đối tượng đã rút dao chọc tiết lợn mang theo sẵn trong người đâm nhiều nhát vào đối thủ của mình. Dã man hơn là khi đối phương đã ngã xuống, kẻ cầm dao vẫn đâm tiếp vài nhát vào người nạn nhân. Sau đó chúng điềm nhiên bỏ đi.
Hậu quả của vụ hỗn chiến này đã khiến Chu Văn H. (SN 1980 ở xã Đồng Than, Yên Mỹ, Hưng Yên) tử vong. Theo một số nguồn tin, nạn nhân cũng là một "đại ca" thường được gọi với biệt danh là H. "jambo".
Canh tranh dia ban lam an mot dai ca chet tham
Khu vực chợ Yên Mỹ - tỉnh Hưng Yên - Nơi xảy ra án mạng.
Sau vụ hỗn chiến, nạn nhân bị đâm trọng thương đã được đàn em đưa đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa Phố Nối (Hưng Yên). Tuy nhiên vì vết thương quá nặng nên H. "jambo" đã tử vong. Được biết, đi cùng nạn nhân lúc xảy ra xô xát còn có hai người bị thương khác là Nguyễn Văn D. (SN 1992, ở Trung Hoà, Yên Mỹ, Hưng Yên)  và Nguyễn Quang H. (SN 1980, ở Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên). Trong đó, Nguyễn Quang H. bị thương nặng hơn, hiện đang điều trị tại bệnh viện Việt Đức (Hà Nội).
Một số người dân chứng kiến vụ truy sát cho biết, sau khi đưa các nạn nhân vào viện cấp cứu, đã có rất nhiều "đàn anh, đàn chị" trong giới giang hồ  từ các tỉnh, thành phố xung quanh như Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nội,... tìm về trung tâm Thương mại huyện Yên Mỹ để nhằm trả thù nhóm đã đâm H. "jambo".
Trong khi đó cũng có những nhóm khác cũng đi theo vào bệnh viện để truy sát H “Jambo” đến cùng. Tuy nhiên sau khi biết H.. "jambo" đã chết thì những nhóm thù địch bỏ đi.
Nhiều người còn cho biết, khi xác H. "jambo" được đưa lên xe ôtô để đưa về Hà Nội, đã có đến vài chục chiếc taxi đi "hộ tống", chưa kể đến vài chục chiếc xe máy làm "nhiệm vụ" rải vàng hương trên đường.
Trước đó, khi còn nằm trong nhà xác, đã có đến cả trăm người với bộ dạng dữ tợn, xăm trổ đầy mình ngồi ngay cửa nhà xác canh làm lực lượng công an phải huy động cảnh sát cơ động đến làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an ninh trên địa bàn.
Theo nguồn tin từ công an huyện Văn Lâm, vụ việc xảy ra là do có mâu thuẫn từ trước. Khi phát hiện ra nhóm của H. "jambo" đang có mặt tại trung tâm Thương mại Yên Mỹ, nhóm thanh niên kia đã dùng dao nhọn đâm vào ngực và bụng khiến nạn nhân tử vong ngay tại chỗ.
Ngay sau khi gây án, nhóm đối tượng trên đã bỏ trốn khỏi hiện trường. Theo nhận định của một vị lãnh đạo công an tỉnh Hưng Yên, có khả năng đây là một vụ thanh toán lẫn nhau, nhằm tranh giành địa bàn "làm ăn" bởi nạn nhân Chu Văn H. hay còn gọi là H. "jambo" cũng là một nhân vật "cộm cán" trong giới giang hồ tại khu vực chợ Long Biên (Hà Nội) cũng như khu vực huyện Yên Mỹ (Hưng Yên). Một đàn em của H. "jambo" xác nhận, vụ truy sát xuất phát từ việc "cạnh tranh" địa bàn "làm ăn".
Hiện cơ quan công an vẫn đang tiếp tục điều tra vụ việc và có phương án đối phó với những sự trả thù có thể xảy ra.

Cuộc truy sát chết người chỉ vì túi hoa quả

Xách túi trái cây trên tay bước ra từ cửa hàng, va phải một người đang bước vào cửa hàng khiến túi trái cây rơi tứ tung. Sự cãi vã, tranh giành đúng sai, ai phải xin lỗi ai xảy ra và trở nên gay gắt.
Kết thúc là một cuộc ẩu đả và chủ nhân của túi trái cây đã dùng dao đâm trọng thương đối phương rồi nhanh chóng bỏ đi.
Nhưng tất cả chưa dừng lại ở đó, để thoả mãn tự ái cá nhân và "rửa hận", anh ta tiếp tục quay lại hòng truy sát đối phương và những người liên quan, để rồi không ngờ lại bị truy sát ngược và phải nhận một cái chết thảm cho chính mình.
Mâu thuẫn nhỏ nhặt
Trong chuyến đi công tác ngoại tỉnh, chúng tôi có dịp làm việc với đồng chí Ngô Đức (chánh án TAND tỉnh Quảng Ninh). Khi chúng tôi đề cập đến vấn đề trẻ hóa tội phạm với những vụ án xuất phát từ những mâu thuẫn hết sức nhỏ nhặt, vụn vặt xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây, vị chánh án tỏ rõ sự băn khoăn, lo lắng.
Theo ông Đức cho biết, có nhiều vụ án giết người hết sức máu lạnh, có tính chất côn đồ chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ gây hoang mang dư luận, thậm chí đối với những người làm luật pháp trong quá trình điều tra, xét hỏi cũng phải rùng mình trước nguyên nhân gây nên cái chết của bị hại và cảm thấy hết sức bất bình.
Để minh chứng cho vấn đề này, ông chia sẻ về một vụ án đã xảy ra trên địa bàn tỉnh cách đây không lâu. Về nhân thân của cả bị cáo và bị hại đều có phần bất hảo nên khi "gặp chất xúc tác" từ những mâu thuẫn rất nhỏ cũng dễ dàng gây án. Vụ án có tính chất bầy đàn, hiệu ứng số đông của những kẻ phạm tội.
Theo đó, chiều 13/3/2011 anh Phạm Minh T. (SN 1980, trú tại phường Hà Tu, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) cùng bạn là Trần Danh Th. đi xe taxi và dừng lại mua trái cây tại một cửa hàng ở TP. Hạ Long.
Xách túi trái cây trên tay đi ra cửa, T., Th. có va phải anh Đàm Đình L. và Nguyễn Xuân S. (cùng thuê trọ tại phường Cao Xanh, TP. Hạ Long) đang đi ngược chiều vào cửa hàng. Cú va chạm nhẹ làm túi trái cây trên tay T. rơi xuống đất và lăn tứ tung. Song anh L. và S. cũng không hề nhặt giúp T. hay có một lời xin lỗi cần thiết.
Bản chất T. vốn là một kẻ có máu yêng hùng, hành động có phần côn đồ vì thường xuyên muốn thể hiện mình là dân anh chị, sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề bằng bạo lực để khẳng định vị thế của mình trên địa bàn sinh sống.
T. thường mang theo dao trên người để phòng thân và sẵn sàng sử dụng khi cần thiết. Trước tình huống dù nhỏ nhặt nhưng trớ trêu đó càng khiến T. thêm cay mũi. Sự cãi vã giữa nhóm của T. với nhóm của L. xảy ra đầy lời lẽ tục tĩu và thách thức. Hai bên tranh giành phần đúng, phần sai, ai phải xin lỗi ai,...
Và tất nhiên không bên nào chịu nhún nhường. Cuộc ẩu đả xảy ra giữa hai bên như là điều tất yếu. Trong cuộc ẩu đả, T. lạnh lùng rút dao bấm mang theo trong người đâm một nhát chí mạng vào sườn trái, thấu phổi của L. rồi nhanh chóng lên taxi bỏ đi. L. được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh và may mắn thoát chết với thương tích tổn hại 15% sức khỏe.
Cuoc truy sat chet nguoi chi vi tui hoa qua
Loại vũ khí tự chế này đã được Huân dùng để gây ra cái chết thảm cho đối phương.
Gậy ông đập lưng ông
Về đến nhà, vẫn cay cú vì sự việc xảy ra lúc chiều, T., Th. rủ thêm hai người bạn của mình là Bùi Đ. và Nguyễn Thành U. (cùng trú tại phường Hà Tu, TP. Hạ Long). Sau chầu nhậu để bàn bạc và lên kế hoạch tìm nhóm của L. trả thù tất cả đều đồng ý.
Đến khoảng 20h ngày 13/3/2011 cả bốn người trong nhóm của T. bắt taxi tìm đến cửa hàng trái cây nơi xảy ra va chạm lúc chiều. Trên đường đi T. mua thêm 4 con dao nhọn mang lên xe. Vì T. cũng không xác định rõ nhóm của L. đang trọ cụ thể tại địa chỉ nào nên khi đến cửa hàng trái cây, T. xông vào và gặp cậu con trai của chủ cửa hàng. Trên tay T. lăm lăm con dao sẵn sàng lấy mạng đối thủ, điên cuồng hỏi: "Có phải buổi chiều mày đánh tao không?".
Th. cho biết là không phải, còn cậu bé sợ quá bỏ chạy mất dạng khi T. chưa hỏi dứt lời. T. như càng điên cuồng và trở lên phấn khích hô hào đồng đội lên xe, giục lái xe chạy lòng vòng vào những con ngõ cạnh đó lùng sục tiếp.
Lúc này, Nguyễn Văn Hải (SN 1987, thị trấn Đông Triều, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) đang lang thang ngồi quán nước gần ngõ phát hiện nhóm T. tìm đánh. Vì Hải vừa là bạn, vừa là chiến hữu, vừa cùng nhà trọ và cũng đã biết sự việc anh L. bị nhóm T. đâm trọng thương lúc  chiều, liền chạy về nhà trọ thông báo cho tất cả mọi người.
Ngay lập tức một nhóm côn đồ gần chục tên gồm: Nguyễn Văn Hải, Vũ Văn Huân (SN 1990 trú tại phường Yên Thanh, TP. Uông Bí), Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Quang Hào, Nguyễn Văn Hão, Nguyễn Chí Xuân, Nguyễn Thanh Tùng (đều đang ở độ tuổi 21-25, cùng trú trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh).
Nhóm của Hải triển khai dàn trận mang vác đủ loại vũ khí được tích sẵn trong phòng trọ: Dao quắm, súng, tuýp sắt, tuýp sắt gắn dao nhọn (giáo) huỳnh huỵch chạy ra đường để đánh trả nhóm của T.. Nhưng vì không thấy nhóm của T. nên bọn Hải tập trung quân tại cổng trào Khu 3 (phường Cao Xanh) với mục đích chờ đợi nhóm của T. quay lại để đánh tiếp.
Về phần T., sau khi cả bọn điều khiển lái xe đi lòng vòng vẫn không tìm được đối phương để trả thù nên T. bảo lái xe chở cả bọn ra đường quốc lộ 337.
Chiếc taxi chở bọn T. vừa ló ra đến đầu đường quốc lộ 337 thì bị nhóm của Hải nhìn thấy hô lớn: "Chúng nó kia rồi!". T. đang ngồi ngay ghế phụ (cạnh lái xe) thấy nhóm của đối phương đông quân hơn, tập trung nhiều xe máy cơ động hơn và đặc biệt là đang mang vác toàn vũ khí hạng nặng để chặn đánh lại mình. Biết mình yếu thế hơn nên T. lập tức bảo lái xe quay đầu đưa nhóm của mình bỏ chạy.
Cuộc truy sát đẫm máu
Thấy nhóm của T. là kẻ chủ động tìm nhóm của mình để trả thù nhưng lại đang sợ hãi bỏ chạy trước một đội quân hùng hậu nên nhóm của Hải như càng có thêm sự hưng phấn để đuổi theo.
Bọn chúng kẻ chở nhau bằng xe máy, kẻ chạy bộ vác theo hung khí rầm rập bắt kịp chiếc taxi chở nhóm của T. sau khoảng 100m (tại khu 4, phường Cao Xanh). Bọn chúng chặn chiếc xe lại, lái xe sợ hãi và nhanh chóng mở cửa chạy thoát ra đường.
Ngay lập tức Huân, Xuân nhào đến đập vỡ kính phía trước và sau của chiếc xe. T. đang ngồi bên ghế phụ sợ hãi nhoài người sang ghế lái định lái xe chạy tiếp nhưng đã bị Huân dùng giáo đâm qua cửa kính xe (không đóng kín) nhiều nhát khắp cơ thể gây thủng phổi, thấu qua tim,... bị chết ngay tại chỗ.
Hòa, Tùng mỗi tên cầm một khẩu súng col tự chế bắn thẳng vào trong xe hai phát khiến Th., Đ., U. (bạn của T., ngồi ghế sau xe) may mắn chỉ bị thương phần mềm.
Cuộc hỗn chiến diễn ra trong chớp mắt nhưng những tiếng hô hào, đâm chém và súng nổ đã khiến tất cả những người dân trong khu phố bàng hoàng, khiếp đảm.
Trước sự tập trung đông đúc nhưng vẫn còn đang ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra của người dân, Huân đã cùng đồng bọn nhanh chóng thu dọn vũ khí lên xe rồi bỏ trốn. Tuy nhiên, với tính chất giết người manh động, dã man theo lối bầy đàn, bọn Huân đã nhanh chóng ra đầu thú và bị cơ quan cảnh sát điều tra bắt.
Quá trình điều tra, cơ quan cảnh sát điều tra đã xác định, luận tội, phân cấp mức độ phạm tội khác nhau đối với từng đối tượng cụ thể trong vụ án. Riêng với đối tượng Huân, trong vụ án này, hắn không những là hung thủ chính trực tiếp gây ra cái chết của T. mà hắn còn là một thành phần bất hảo, cộm cán trên địa bàn.
Huân chỉ học hết lớp 2 rồi chơi bời, lang thang lêu lổng kiếm sống bằng mọi mánh khóe xã hội. Trước khi gây án, hắn đã có một tiền án về tội Trộm cắp tài sản và đang bị TAND TP. Uông Bí xử phạt 9 tháng tù, cho hưởng án treo (ngày 30/9/2010).
Đáng chú ý, trong quá trình điều tra, cơ quan công an còn xác định được chỉ trong khoảng thời gian ngắn (từ 6/2010 đến 12/2010) Huân đã cùng đồng bọn thực hiện trót lọt 6 vụ ăn cắp xe máy trên địa bàn...  
Mới đây, TAND tỉnh Quảng Ninh đã đưa vụ án ra xét xử. Với các tội danh Giết người, Trộm cắp tài sản, Cố ý làm hư hỏng tài sản và 9 tháng tù do TAND TP. Uông Bí đã tuyên phạt buộc bị cáo Vũ Văn Huân phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai bản án là 24 năm 3 tháng tù.
Tòa tuyên phạt bị cáo Nguyễn Quang Hào 10 năm tù, Nguyễn Văn Hòa 7 năm tù về tội Giết người và hàng loạt các bị cáo Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Văn Hão,... bị tuyên từ 9 đến 12 tháng tù về tội Cố ý gây thương tích.

Chân dung gã giang hồ hành hung, ép nữ tiếp viên karaoke “quan hệ”

Dù không được nhắc tên như những ông trùm khét tiếng và giàu có ở các mỏ vàng hay quặng tặc, Thà “rồng” được giới anh chị nể nang vài phần vì độ ngông và liều lĩnh của một tên lưu manh mới lớn. Có lẽ chính bởi sự liều lĩnh đến có “số” nên hắn có cả chục vết sẹo trên đầu, rất nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau. Thà “Rồng” cũng đã từng nhận, những dấu tích này là do quá trình đi trộm chó trước kia.


Từ trộm chó thành trùm bảo kê dọc quốc lộ
Như đã đưa tin, ngày 8/9, Cơ quan CSĐT- CAH Hoài Đức (Hà Nội) cho biết, vừa khởi tố bị can, tạm giam Nguyễn Công Thà (tức Thà “rồng”, 28 tuổi, ở xã Đức Giang, huyện Hoài Đức), để điều tra về các hành vi “tàng trữ trái phép ma túy", "cố ý gây thương tích" và "hiếp dâm”.
Dù không được nhắc tên như những ông trùm khét tiếng và giàu có ở các mỏ vàng hay quặng tặc, Thà “rồng” được giới anh chị nể nang vài phần vì độ ngông và liều lĩnh của một tên lưu manh mới lớn. Có lẽ chính bởi sự liều lĩnh đến có “số” nên hắn có cả chục vết sẹo trên đầu, rất nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau.
Nói về biệt danh Thà “rồng”, hắn bảo có thể do tay trái xăm hình con rồng nên anh em gán ghép. Về chục vết sẹo trên đầu, tên giang hồ nói là các vết thương bị dân làng đánh những lần đi trộm chó trước kia.
Thà là con thứ 3 trong gia đình có 5 anh chị em. Dù chỉ học hết lớp 2, Thà vẫn may mắn cưới được một cô gái ưa nhìn, có 2 bằng đại học, quê Hải Phòng. Hắn bảo quen vợ từ ngày mở quán kinh doanh thịt chó ở trung tâm huyện.
Kẻ có 3 tiền án cũng tỏ ra lo lắng khi nhắc đến 2 cô con gái đang ở độ tuổi mẫu giáo. Anh ta cho biết, tiền học và tiền sữa của con tốn đến 2 triệu, trong khi lương công nhân của vợ chỉ có 4 triệu.
Hình ảnh Chân dung gã giang hồ hành hung, ép nữ tiếp viên karaoke “quan hệ” số 1

Nguyễn Công Thà tại cơ quan công an.

Chị H. (một người bán nước trà đá trên địa bàn xã Đức Giang) cho biết, Thà là một người có bản tính lưu manh, học hành không đến nơi, trước đây hắn là một tên trộm chó khét tiếng. Chó nhà nào đi qua cửa nhà hắn, thì y rằng là phải chuẩn bị dây xích mà cột chặt trong nhà, đố có thả. Còn cuộc sống đời tư của Thà chẳng ai dám quan tâm.
Trả xong án tù về, Thà “rồng” đã nhanh chóng quy tụ được dưới “trướng” của mình một nhóm các đối tượng lưu manh cộm cán trên địa bàn.
Với thủ đoạn manh động, liều lĩnh và tàn nhẫn của mình và đàn em mà chỉ trong thời gian ngắn, Thà “Rồng” đã “làm giá” thành công với các ông, bà chủ quán karaoke trên địa bàn để hắn và đàn em bảo kê. Không những chỉ có các ông chủ quán hát karaoke, nhà hàng mà ngay đến những người dân sống trên địa bàn cũng lo sợ với sự xuất hiện của hắn trên địa bàn, thậm chí giới anh chị Hà Thành cũng phải nể nang vài phần.
Hành hung, cưỡng hiếp nữ tiếp viên quán karaoke
Rạng sáng 25/8, Thà đạp cửa phòng trọ, đánh đập chị Nguyễn Như Loan (17 tuổi, nhân viên làm việc quán karaoke). Nhân viên làm cùng tên Thu khuyên Loan không nên dính dáng đến Thà. Không ngờ Thà nghe thấy lập tức ra tay đánh Thu rồi dọa giết.
Đêm đó, bạn trai của Thu là Nguyễn Văn Kiên (28 tuổi, ở Hải Dương) đã đưa cô đi trốn nhưng bị Thà đuổi theo bắt được và đánh đập. Sau đó, Thà đưa Loan vào nhà nghỉ ở xã Kim Chung ép phải quan hệ tình dục.
Ngày 26/8, khi Thà đang cùng một số đối tượng "chơi" ma túy tại nhà của Nguyễn Mạnh Hùng (39 tuổi, ở thôn 2, xã Lại Yên), cảnh sát đã ập vào bắt giữ. Kiểm tra trong người Thà, cảnh sát thu giữ 5 viên ma túy tổng hợp.
Hiện cơ quan điều tra đã khởi tố Nguyễn Công Thà về tội “tàng trữ trái phép chất ma túy", "cố ý gây thương tích" và "hiếp dâm”. Thà đã có 3 tiền án về tội "trộm cắp tài sản" và "gây rối trật tự công cộng".
Về mức án mà đối tượng Nguyễn Công Thà phải chấp hành, Luật sư Phạm Hoài Nam nhận định trên tờ ĐS & PL: “Đối với tội “Hiếp dâm”, do người bị hại mới 17 tuổi nên căn cứ quy định tại khoản 4 điều 111 Bộ Luật Hình sự, hành vi hiếp dâm đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì mức hình phạt tù là từ 5 năm đến 10 năm; liên quan đến hành vi này Cơ quan điều tra cũng cần giám định mức độ thương tật đối với chị Ý, nếu mức độ thương tật của nạn nhân trên 61% thì đối tượng Thà phải chịu mức án cao nhất là chung thân.
Đối với tội “Cố ý gây thương tích”, vì hiện tại nạn nhân là anh Nguyễn Văn Kiên vẫn đang phải điều trị tại bệnh viện sau khi bị đối tượng Thà đánh bằng hung khí vào đầu, nên mức án đối với tội này còn phải chờ sức khoẻ của anh Kiên hồi phục và căn cứ vào kết luận cơ quan điều tra về giám định tỷ lệ thương tật đối với anh Kiên thì mới xác định khung hình phạt được; nếu hậu quả nghiêm trọng xảy ra mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng cho Nguyễn Công Thà theo điều 104 Bộ Luật Hình sự là phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, tử hình.
Đối với tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”, tại hiện trường công an thu giữ được 5 viên ma túy tổng hợp có trọng lượng 1,139 g. Căn cứ vào trọng lương của số ma túy trên thì mức hình phạt tù cao nhất  dành cho Nguyễn Công Thà theo khoản 1 điều 194 BLHS hình phạt tù từ hai đến bảy năm tù.
Như vậy, việc xác định khung hình phạt và tổng hợp hình phạt với các tội danh nêu trên đối với bị cáo Nguyễn Công Thà còn tuỳ thuộc vào mức độ hậu quả của hành vi phạm tội do y gây ra đối với mỗi loại tội phạm, mặt khác còn căn cứ vào kết luận của cơ quan Công an về việc giám định tỷ lệ thương tật các nạn nhân, nhưng chắc chắn một bản án tù có thời hạn nhiều năm và trách nhiệm phải bồi thường tổn hại sức khoẻ, danh dự cho các nạn nhân liên quan tới vụ án mà đối tượng Thà phải chấp hành là không tránh khỏi, rồi đây y buộc phải trả giá cho hành động của mình trước pháp luật”.
Theo Người đưa tin

Giang hồ phố Hội chém thiếu úy CA sa lưới vì hình xăm cá chép

Bước vào giang hồ với nhiều "thành tích" từ khi chỉ 15 tuổi, Nhị “Thập nhất A ca" từng chém thiếu úy công an để giải cứu cho đàn em.

Giang hồ tuổi 15
Trần Văn Nhị (biệt danh “Thập nhất A ca”, SN 1988, Điện Nam Đông, Điện Bàn, Quảng Nam) là một đối tượng nổi lên trong giới giang hồ phố Hội bởi gã chạm trán với công an từ khi mới 15 tuổi. Một yếu tố nữa làm nên "danh tiếng" của gã côn đồ đó là độ lì, sẵn sàng “sống chết” với mọi người nên rất được lòng các anh em.
10 tuổi gã đã bỏ nhà lang bạt khắp nơi, trộm cắp tài sản để sinh sống, Nhị ghi mốc đầu tiên trong bước đường giang hồ của mình năm 15 tuổi với việc bị Công an huyện Điện Bàn xử lý hành chính về hành vi trộm cắp tài sản tháng 7 năm 2003.
Sau "tiếng súng" đầu tiên, Nhị liên tiếp lao vào con đường tội lỗi. Chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn từ tháng 9/2003 đến tháng 2/2004, gã lại bị Công an quận Ba Đình (Hà Nội) và Công an TP Hội An xử lý hành chính về hành vi trộm cắp tài sản rồi đưa đi trường giáo dưỡng.
Tuy nhiên, ngay sau khi ra khỏi cánh cổng trường giáo dưỡng (tháng 4 năm 2006), Nhị lại tiếp tục "ngựa quen đường cũ" để rồi chính thức "bóc lịch" 24 tháng tù giam vào năm 18 tuổi (năm 2006).
Hình ảnh Giang hồ phố Hội chém thiếu úy CA sa lưới vì hình xăm cá chép số 1

Chân dung đại ca giang hồ khét tiếng Trần Văn Nhị (Ảnh: Giadinh.net)

Những tưởng năm tháng trong tù sẽ làm cho gã tỉnh ngộ và làm lại từ đầu trước khi quá muộn. Tuy nhiên dường như với gã, những tháng ngày trong tù có khi lại là "bàn đạp" để tạo nên tên tuổi trong giới giang hồ sau khi ra tù. Đầu năm 2008, Nhị ra tù, lao vào giang hồ với cái tên tự phong đậm chất "chưởng" là Thập nhất A ca. Hắn quy tụ đàn em nhậu nhẹt, quậy phá để khuếch trương thanh thế và cũng để có chỗ đứng trong giang hồ.
Ngay trong năm 2008, với bản tính côn đồ, hung hãn, Trần Văn Nhị với vai trò cầm đầu đã cùng đồng bọn gây ra 3 vụ đâm chém người gây rúng động trong nhân dân địa phương.
Mãn hạn tù, Nhị về địa phương và quy tụ thêm nhiều đàn em để hành nghề bảo kê các vũ trường, nhà hàng, khách sạn, quán bar… trên địa bàn Quảng Nam và những vùng giáp ranh Quảng Nam – Đà Nẵng. Để dễ bề “làm ăn”, Nhị cùng đàn em sắm nhiều “hàng nóng” và sẵn sàng chém người, cướp bóc, trấn lột, gây kinh hoàng cho người dân quanh khu vực Nhị sinh sống.
Đặc biệt, mỗi khi đàn em gặp nạn, Nhị thường có mặt và lao vào chém giết để giải cứu nên hắn rất được lòng “cấp dưới”. Vì thế, dưới tay Nhị “đại ca” ngày càng có nhiều đàn em quy phục, tạo thành một băng nhóm giang hồ khét tiếng.
Chém thiếu úy công an để giải cứu cho đồng bọn
Sau những tháng ngày hoành hành cũng đã đến lúc giang hồ phố Hội sa lưới. Tuy nhiên, lý do khiến hắn xộ khám có lẽ lại làm danh tiếng của gã nổi như cồn. Sự việc xảy ra vào khoảng 23 giờ ngày 27/7/2013, lực lượng Cảnh sát 113 (Công an TP Hội An) trên đường tuần tra phát hiện hai đôi nam nữ đi xe máy lạng lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm.
Khi bị ra lệnh dừng xe kiểm tra thì những người này có hành vi cản trở, đồng thời gọi Trần Văn Nhị ra ứng cứu.
Hình ảnh Giang hồ phố Hội chém thiếu úy CA sa lưới vì hình xăm cá chép số 2

Hình xăm “cá chép hóa rồng” sau lưng Nhị đã “lật tẩy” bộ mặt thật của y (ảnh công an cung cấp).

Khi nghe tin đồng bọn của mình cùng bạn gái bị công an kiểm tra, Nhị đã gọi thêm khoảng 20 tên đàn em đến hiện trường uy hiếp lực lượng cảnh sát. Không chỉ chửi bới, lăng mạ, Nhị còn dùng mã tấu chém tới tấp vào lực lượng chức năng.
Bất ngờ, Nhị rút mã tấu và lao đến chém thẳng vào người Thiếu úy Hồ Trang Phương (Công an TP Hội An) khiến Thiếu úy Phương vỡ xương cùi chỏ tay trái, đa chấn thương vùng ngực, mặt và tay chân. Sau khi gây án, Nhị bỏ trốn khỏi địa phương và bị Công an TP Hội An đã ra quyết định truy nã.
Đến ngày 8/5, Công an TP Hội An, Quảng Nam đã bắt giữ Trần Văn Nhị khi gã đang điều trị tại Bệnh viện Quân đội ở Gia Lai với cái tên Nguyễn Thanh Phong.
Đại úy Trần Hữu Trí (Điều tra viên vụ án, Công an TP Hội An) chia sẻ trên trang Gia đình rằng khi biết mình đang bị theo đuổi ráo riết, hắn đã đổi tên thành Nguyễn Thanh Phong và rất hạn chế giao tiếp với người lạ.
Đại úy Trí kể: “Khi lần được tin Nhị đang điều trị tại Bệnh viện Quân đội ở Gia Lai, chúng tôi đã nhanh chóng có mặt tại địa phương. Sau khi bàn phương án với lãnh đạo bệnh viện, chúng tôi “hóa” thành bác sĩ để vào phòng bệnh khám cho Nhị. Vì chưa ai biết mặt Nhị mà chỉ biết đối tượng này có hình xăm cá chép đầu rồng sau lưng nên chúng tôi phải kiểm tra thật kỹ xem có phải đúng là hắn hay không. Sau khi vào phòng bệnh để “khám” cho Nhị, chúng tôi lật sau lưng hắn ra thì phát hiện hình xăm đúng như mô tả nên đã tiến hành bắt giữ đối tượng ngay tại giường bệnh trước sự ngỡ ngàng của y…”.
Trên đường di lý từ Gia Lai về Quảng Nam, Nhị cho biết việc y ra tay chém trọng thương Thiếu úy Phương không phải là chuyện cá nhân mà là vì cái tình nghĩa với đàn em. Có lẽ, chính vì hành động “tình nghĩa” ấy nên đi đâu Nhị “Thập nhất A ca" cũng “được lòng” các đàn em.
Theo Soha/ Trí thức trẻ
 
Xem tiếp...

HIỆN THƯC KỲ ẢO 107

(ĐC sưu tầm trên NET)

Sự bí ẩn của con tàu gỗ gụ "ma quái" trên biển

Cập nhật lúc 15h25' ngày 10/12

Sau hàng trăm năm, tung tích của con tàu bí ẩn này vẫn chìm trong bóng tối…
Lịch sử hàng hải thế giới chứa đựng đầy những huyền thoại, truyền thuyết bí ẩn. Đó là hình ảnh vùng biển ma quái Tam giác quỷ Bermuda, là chân dung tên cướp biển khét tiếng Black Beard hay "con tàu ma" làm khiếp sợ mọi thủy thủ…
Có những câu chuyện đã tìm được lời giải, song cũng không ít cho tới nay vẫn là một ẩn số. Điển hình là sự mất tích của xác “Tàu gỗ gụ” ở miền Nam Australia…

Xuất hiện rồi lại biến mất - vòng lặp ma quái…

Cách khoảng 3 - 6km về phía Tây Warrnambool, Tây Nam bang Victoria, vịnh Armstrong sở hữu vùng bờ biển nguy hiểm bậc nhất ở Australia. Theo ước tính, có khoảng 200 tàu, thuyền khác nhau đã tử nạn tại vùng biển này. Tất cả xác tàu trong số đó đều được phát hiện, ngoại trừ “Tàu gỗ gụ” (Mahogany Ship).
Sự bí ẩn của con tàu gỗ gụ "ma quái" trên biển
Câu chuyện bắt đầu vào tháng Giêng năm 1836, thuyền trưởng Smith - người phụ trách trạm đánh bắt cá voi ở cảng Fairy cùng 2 người đàn ông là Wilson và Gibbs bị đắm tàu.
Trên hành trình tìm đường về nhà, họ phát hiện ra xác một con tàu cũ kỹ, khác hẳn với cấu trúc của con tàu thông thường vào thời điểm thập niên 1800. Gỗ tàu màu tối sậm và nhiều người cho rằng, nó được làm từ gỗ gụ - một loại gỗ gần như không bao giờ xuất hiện trong công nghệ đóng tàu. Cũng từ đó, cái tên “Tàu gỗ gụ” ra đời. Điều đáng ngạc nhiên là sau phát hiện của ba người đàn ông trên, không ai nhìn thấy xác của “Tàu gỗ gụ” đâu.
Sự bí ẩn của con tàu gỗ gụ "ma quái" trên biển
Hình ảnh xác "Tàu gỗ gụ" trong tranh vẽ
10 năm sau sự phát hiện của thuyền trưởng Smith, một lần nữa câu chuyện về “Tàu gỗ gụ” lại làm dậy sóng dư luận miền Nam Australia. Một thuyền trưởng khác tên Mills đã lại nhìn thấy xác “Tàu gỗ gụ”.
Thậm chí, ông này còn đứng hẳn lên trên boong của xác tàu trên cát. Ông cũng là người mô tả cụ thể vị trí của xác tàu trong các văn bản sau này. Tuy nhiên, xác tàu đã biến mất sau đó, giống như điều xảy ra trước đây 10 năm.
Sự bí ẩn của con tàu gỗ gụ "ma quái" trên biển
Gỗ gụ được cho là nguyên liệu đóng nên con tàu kì quái này
Tình tiết bí ẩn này cứ lặp đi lặp lại trong suốt những năm 1800. Cuối thế kỷ XIX, người ta ước tính đã có hơn 30 lần xác “Tàu gỗ gụ” xuất hiện rồi lại mất tích bí ẩn.
Chuyến thám hiểm đầu tiên đi tìm xác “Tàu gỗ gụ” được thực hiện tháng 6/1890 do người phụ trách bảo tàng Warrnambool - Joseph Archibald dẫn đầu nhưng không thu được kết quả gì.
Liên tiếp sau sự kiện này, người người đổ xô đi tìm kiếm xác con tàu huyền thoại song đều công cốc. Dần dà, sự lập lờ, mơ hồ của câu chuyện này khiến nó bỗng rơi vào quên lãng. Những gì còn lại về “Tàu gỗ gụ” chỉ là câu chuyện dân gian mà thôi.
Sự bí ẩn của con tàu gỗ gụ "ma quái" trên biển
Sau này, tới cuối thế kỷ XX, một lần nữa người ta khơi lại câu chuyện về “Tàu gỗ gụ”. Năm 1992, chính quyền bang Victoria đã treo giải thưởng 250.000 USD (tương đương gần 5,2 tỷ đồng) cho ai tìm được xác “Tàu gỗ gụ”. Bất chấp sự vào cuộc của rất nhiều nhà khảo cổ học có uy tín, xác con tàu huyền bí này vẫn nằm trong bóng tối.

Giả thuyết khoa học…

Ngay từ thế kỷ XIX, phần lớn các tài liệu cổ đều cho rằng “Tàu gỗ gụ” là một con tàu Tây Ban Nha. Theo nhà văn địa phương Jack Loney, có hai giả thuyết về nguồn gốc “Tàu gỗ gụ”. Nó có thể là thuyền Santa Ysabel khởi hành từ Peru năm 1522 hoặc Santa Anna - con tàu bị đắm năm 1812 khi mang theo 45 tấn dầu cá nhà táng.
Sự bí ẩn của con tàu gỗ gụ "ma quái" trên biển
Mô hình tàu Santa Anna của đế chế Tây Ban Nha
Nhiều người cho rằng, không cần thiết phải tìm hiểu tung tích, ngọn nguồn sự thật về một con tàu chỉ có trong lời đồn như “Mahogany Ship”. Tuy nhiên, thực tế nếu đây là một con tàu có tồn tại, nó sẽ làm thay đổi không ít lịch sử hàng hải thế giới.
Nếu “Tàu gỗ gụ” không có nguồn gốc từ Anh, người ta sẽ phải nghiên cứu lại xem lại ai mới là người lập bản đồ bờ biển phía Nam Australia thay vì coi đó là thuyền trưởng người Anh - James Cook danh tiếng.
Sự bí ẩn của con tàu gỗ gụ "ma quái" trên biển
Nếu "Tàu gỗ gụ" có thật, danh tiếng của James Cook sẽ phải được nghiên cứu lại
Nhiều chuyên gia còn tin rằng, “Tàu gỗ gụ” là một phần của nhiệm vụ bí mật đi tìm mảnh đất phía Nam huyền thoại của đế chế Bồ Đào Nha xưa. Con tàu có thể bị đắm năm 1522, trong chuyến hải trình đi tìm những hòn đảo giấu vàng. Sự bí mật của chuyến đi chính là lý do việc mất tích của con tàu không được ghi chép lại trong các văn bản cổ xưa.
Sự bí ẩn của con tàu gỗ gụ "ma quái" trên biển
Mô hình thuyền của đế chế Bồ Đào Nha thời xưa
Năm 2002, một lý thuyết được nhà văn người Anh - Gavin Menzies đưa ra: “Tàu gỗ gụ” là một con tàu Trung Hoa. Ông căn cứ vào những bằng chứng về cấu tạo làm nên con tàu bí ẩn: gỗ gụ, lá cây và thiết kế kỳ lạ, độc đáo, không giống với phương Tây. Tất nhiên, lập luận chưa đủ sắc bén này bị bác bỏ và không nhiều người ủng hộ.
Sự bí ẩn của con tàu gỗ gụ "ma quái" trên biển
Mô hình tàu Trung Hoa thời xưa
Dẫu thế nào đi chăng nữa, giả thuyết vẫn cứ là những giả thuyết. Câu chuyện về “Tàu gỗ gụ” vẫn đang chìm trong bóng tối và chờ đợi lời giải đáp trong tương lai…

Bí ẩn những con tàu ma (phần 1)

Cập nhật lúc 16h51' ngày 16/09

Hàng thế kỷ nay, sự thật về những con tàu ma vẫn luôn là nỗi ám ảnh của những người đi biển. Số phận và nguyên nhân biến mất đầy bí hiểm của những thủy thủ đoàn như thế nào?... có lẽ vẫn sẽ là một ẩn số không có lời giải.

Những con tàu ma bí ẩn nhất của ngành hàng hải thế giới

“Tôi là người duy nhất còn sống sót….”

Vào khoảng những năm 40 của thế kỷ trước, sự biến mất đầy bí hiểm của toàn bộ thuỷ thủ đoàn trên con tàu Urang Medana của Hà Lan được cho là một bí ẩn lớn nhất trong lịch sử ngành hàng hải thế giới.
Ở thời điểm đó, một vài trạm rada của Anh đặt tại Singapore và Sumatra (Indonesia) thông báo có nhận được tín hiệu cấp cứu từ tàu Urang Medana của Hà Lan với nội dung: “SOS… SOS tất cả đã chết… tôi là người duy nhất còn sống sót…”, tiếp sau đó là hàng loạt các ký tự lộn xộn và các dấu chấm. Một lát sau tín hiệu được nối lại, nhưng chỉ có một câu duy nhất là “Tôi đang chết dần”, rồi kết thúc bằng một sự im lặng đến ghê rợn. 
Bí ẩn những con tàu ma (phần 1)
Con tàu ma Urang Medana
Các cuộc tìm kiếm cứu hộ nhanh chóng được thiết lập và đã cho kết quả. Con tàu được tìm thấy tại vịnh Malacca, cách nơi phát tín hiệu trước đó khoảng 80 km. Khi bước chân lên Urang Medana, ngay lập tức các nhân viên cứu hộ phải sởn gai ốc trước cảnh tượng kinh hoàng trước những cái chết một cách bất thường của toàn bộ thủy thủ đoàn.
Vị thuyền trưởng nằm ngay tại tại vị trí điều khiển, còn các sĩ quan và thuỷ thủ thì nằm rải rác khắp nơi trên tàu. Một nhân viên điện đài có lẽ là người đã phát ra tín hiệu cấp cứu, đã chết trong trạng thái làm việc. Ngay đến con chó trên tàu phải nhận một cái chết hết sức bất thường khi mõm của nó vẫn còn đang nhe nanh như đe dọa ai.
Điểm chung duy nhất là trên khuôn mặt của tất cả mọi người đều hiện rõ một nỗi sợ hãi khủng khiếp. Càng kỳ lạ hơn, không hề có bất kỳ một dấu hiệu tổn thương nào trên tất cả các tử thi. Giả thuyết về một vụ tấn công của cướp biển ngay lập tức bị loại bỏ bởi toàn bộ những thứ có giá trị trên tầu đều còn nguyên vẹn. 
Tuy nhiên, trong suốt chiều dài của thế kỷ 20, đây vẫn chưa phải là thảm hoạ duy nhất.
Vào năm 1955, trên biển Thái Bình Dương người ta còn tìm thấy một chiếc thuyền buồm của Mỹ mang tên MB Elip cũng có những hiện tượng tương tự. Trên tàu, nước ngọt và đồ ăn dự trữ vẫn còn nguyên vẹn, các phương tiện cứu hộ vẫn chưa hề được sử dụng, vậy mà không có lấy một bóng người.
Khoảng 5 năm sau, trên biển Đại Tây Dương cũng xuất hiện hai chiếc thuyền buồm của Anh trôi dạt. Năm 1970, tất cả thuỷ thủ đoàn cùng với con tàu trở hàng của Anh mang tên Minton đột ngột mất tích một cách lạ lùng mà cho đến nay vẫn còn là một ẩn số. Rồi đến năm 1973, một tai nạn đã xảy ra và làm đắm chiếc tàu đánh cá Anna của Na Uy. Những thủy thủ trên những con tàu khác gần đó vô tình chứng kiến vụ tai nạn lấy làm lạ khi sự việc diễn ra, họ không thấy có bất kỳ ai trên boong tàu.

Giọng nói từ biển khơi 


Một trong những bức tranh đầu tiên mô tả về việc những thủy thủ Anh trên tàu Jea Grasia phát hiện con tàu ma Maria Chelesta
Trong lịch sử ngành hàng hải, sự mất tích kỳ lạ của toàn bộ thuỷ thủ đoàn trên con tàu nổi tiếng Maria Chelesta luôn được nhắc đến như một bí ẩn vĩ đại nhất của đại dương. Vào tháng 12/1872, thuỷ thủ trên tàu Jea Grasia của Anh bất ngờ gặp một chiếc thuyền buồm di chuyển một cách không bình thường. Đến khi tiến lại gần, họ rất đỗi ngạc nhiên khi trên boong thuyền Chelesta không có bóng dáng của con người mà vô lăng lái lại không được cố định.
Một hoa tiêu và hai thuỷ thủ người Anh quyết định thâm nhập vào con thuyền này để tìm hiểu tình hình. Không hề có bất kỳ dấu hiệu nào của con người. Vật giá trị nhất mà họ tìm được chính là cuốn nhật ký đi biển, trong đó ngày cuối cùng được đặt bút có đề ngày 24/11/1872 (con thuyền được tìm thấy vào ngày 02/12).
Con thuyền này được đưa về eo biển Gibraltar của Anh để các chuyên gia giàu kinh nghiệm điều tra bí ẩn đã xảy ra với nó, tuy nhiên mọi nỗ lực đều trở nên vô vọng.
Năm 1937, nhà vật lý của Liên Xô là Vladimir Suleykin đã đưa ra một giả thuyết được cho là tương đối thuyết phục. Trong một hành trình trên biển Kaspi trên tàu thuỷ văn Taimưr, một nhà khoa học đi cùng Vladimir Suleykin đã thực hiện thí nghiệm với một quả cầu thám không chứa đầy khí hydro: khi quả cầu này được đưa đến gần ai thì người đó bỗng xuất hiện một cảm giác đau buốt trong màng nhĩ, còn khi đưa ra xa cảm giác đau đớn đó dần tan biến.
Vladimir Suleykin liền để ý tới hiện tượng lạ lùng này để rồi không lâu sau đó đưa ra nhận định của mình trên báo chí rằng, gió thổi qua các cơn sóng trong những ngày biển động đã tạo ra trong không khí các dao động sóng hạ âm mà tai con người không nghe thấy. Sóng hạ âm này rất có hại đối với con người. Trong dải tần thấp hơn 15 héc, sóng hạ âm không chỉ gây tổn thương cho màng, mà còn gây rối loạn hệ thần kinh trung ương và ảnh hưởng đến thị giác. Ở dải tần dưới 7 héc, sóng hạ âm đôi khi gây tử vong đối với con người. Như vậy, nơi nào xuất hiện bão thì ở đó xuất hiện sóng hạ âm. Hiệu ứng này được V. Suleikyn gọi là “âm thanh của biển cả”.

Bí ẩn những con tàu ma (phần 2)

Cập nhật lúc 11h55' ngày 17/09

Liệu con người đã tìm ra được bí mật của những con tàu ma xấu số? Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến những cái chết vô cùng bí hiểm của các thủy thủ trên tàu?

    Những con tàu ma bí ẩn nhất của giới hàng hải thế giới 

    Sóng âm gây chết người ?

    Trong các nghiên cứu về tác động vật lý của sóng hạ âm có cường độ lớn đối với cơ thể sống, người ta đã phát hiện một hiện tượng đáng kinh ngạc.
    Thí nghiệm trên các loài động vật cho thấy, chúng đều có một cảm giác lo lắng, sợ hãi không rõ nguyên nhân. Thí nghiệm trên cơ thể một số người tình nguyện cũng cho kết quả tương tự: họ đều cảm thấy đau đầu, lo lắng với một nỗi sợ hãi khủng khiếp không rõ nguyên nhân.
    Theo giáo sư Gavro người Pháp, âm thanh ở tần số 7 héc có thể gây tử vong. Trong thời gian xuất hiện bão trên biển, sóng hạ âm dao động từ 15 héc xuống đến gần 6 héc. Như vậy, cường độ dao động càng thấp thì nguy cơ tử vong đối với con người là khó có thể tránh khỏi, khi đó, họ sẽ phải hứng chịu một cái chết với nỗi khiếp sợ và kinh hoàng không rõ nguyên nhân. Hơn nữa, nếu thân và cột buồm của tàu cộng hưởng trở thành nguồn sóng hạ âm thứ sẽ càng tác động mạnh mẽ lên con người, làm họ mất lý trí để rồi nhảy ra khỏi tàu để trốn chạy hoảng loạn. Không phải vô cớ mà trên nhiều chiếc thuyền, những chiếc cột buồm bị gãy và hỏng trong khi thời tiết được dự báo là không có gió to.

    Truyền thuyết về tàu ma xuất hiện từ đâu? 

    Chúng ta ít nhiều đều đã từng nghe danh một con tàu đã đi vào truyền thuyết với tên gọi “Người Hà Lan bay”. Một con tàu ma không có bóng người. Bất kỳ ai chẳng may gặp nó đều sẽ phải hứng chịu những bất hạnh kinh khủng.
     Bí ẩn những con tàu ma (phần 2)
    Tàu "người Hà Lan bay" với những hiện tượng bí ẩn đã được xuất hiện trong phim ảnh. (Ảnh minh họa)
    Theo truyền thuyết, trong một cơn bão lớn, viên thuyền trưởng Van Staaten đã vô cùng khó khăn để điều khiển tàu vòng qua được mũi Hảo Vọng. Trong cơn hỗn loạn, toàn bộ thủy thủ trên tàu đều yêu cầu thuyền trưởng quay trở lại. Không thèm để ý đến đề nghị của đa số mọi người, Van Staaten trong cơn tức giận đã bắt đầu phỉ báng chúa trời và tuyên bố rằng sẽ đổ bộ vào mũi Hảo Vọng, thậm chí có phải bơi cho đến ngày chúa tái lâm. Ngay lập tức, một giọng nói khủng khiếp từ trên trời vang lên để đáp trả lời phỉ báng đó: “Được, vậy thì các người hãy bơi đi”.
    Kể từ đó, mỗi khi xuất hiện bão ở quanh mũi đất này, nếu nhìn vào mắt bão, người ta cho rằng có thể nhìn thấy hình ảnh của con tàu ma quái và vị thuyền trưởng của nó đang buộc phải hứng chịu lời nguyền lang thang mãi mãi trên đại dương mênh mông.

    Một biên niên sử buồn…

    Sự biến mất bí ẩn của con người và các con tàu vẫn tiếp tục trong thế kỷ 21. Liệu có phải, những trường hợp đó đều có liên quan đến “giọng nói từ biển khơi” hay không may chạm trán với “người Hà Lan bay”? 
    Năm 2003, máy bay thuộc Cục bảo vệ bờ biển Autraulia đã tìm thấy một chiếc thuyền buồm của Indonesia gần bờ biển nước này. Tàu vẫn trong tình trạng hoạt động tốt, khoang chứa đầy cá, thế nhưng trên tàu lại không có một bóng người. (trước đó, tàu ra khơi với 14 thuỷ thủ). 
    Bí ẩn những con tàu ma (phần 2)
    Năm 2006, Cục bảo vệ bờ biển Sardinhia (Italia) nhận thấy một chiếc thuyền buồm hai cột mang tên “Bel Amika” bị trôi dạt tự do mà không có người trên đó. Trên thuyền vẫn còn thức ăn thừa và những tấm bản đồ địa lý của Pháp. Cảnh sát đã nghi ngờ chiếc thuyền đã được những kẻ buôn lậu sử dụng để vận chuyển ma tuý. Tuy nhiên giả thuyết này ngay sau đó bị bác bỏ khi họ sử dụng chó nghiệp vụ để điều tra. Cùng năm đó, cũng cách Australia không xa, người ta lại tìm thấy chiếc tàu chở dầu Yan Seng cũng không có bóng người. 
    Bí ẩn những con tàu ma (phần 2)
    Ảnh minh họa.
    Năm 2007 một chiếc tàu dài 12 m trống không có tên “Kaz II” được tìm thấy khi đang trôi dạt ở vùng biển Đông Bắc Australia. Điều lạ là động cơ của tàu vẫn đang hoạt động, một máy tính xách tay và hệ thống định vị toàn cầu GPS, một bàn ăn đã dọn sẵn. Tất cả các phương tiện cứu hộ vẫn còn nguyên trên tàu. Cánh buồm vẫn được căng lên nhưng đã bị rách nát. 
    Bí ẩn những con tàu ma (phần 2)
    Năm 2008, Cục an ninh biển Nhật Bản thông báo phát hiện một chiếc xà lan đang trôi dạt không có tên có số hiệu và người trên boong. 
    Bí ẩn những con tàu ma (phần 2)Tàu chở hàng MV Joyita. (Ảnh minh họa).
    Năm 1955, tàu chở hàng MV Joyita cùng với 25 hành khách và thủy thủ đoàn đã biến mất một cách khó hiểu tại khu vực Nam Thái Bình Dương. 5 tuần sau đó, nó được tìm thấy trong tình trạng rất xấu nhưng không bị chìm hẳn. "Số phận của toàn bộ thủy thủ đoàn và hành khách ra sao?" là câu hỏi cho đến nay vẫn chưa tìm ra lời giải đáp hợp lý.
    5 tuần sau, vào ngày 10/11, Gerald Douglas, thuyền trưởng của tàu buôn Tuvalu phát hiện con tàu tại nơi cách điểm đến dự kiến khoảng 1.000 km. Con tàu đã bị chìm một phần và không có một ai trên tàu, 4 tấn hàng hóa cũng không còn tăm tích.
    Bí ẩn những con tàu ma (phần 2)Toàn bộ thủy thủ đoàn trên Carroll A. Deering mất tích để lại dấu hỏi lớn về những hiện tượng bí ẩn con tàu đã trải qua. (Ảnh minh họa).
    Carroll A. Deering - tàu có 5 cột buồm này được tìm thấy trong tình trạng bị mắc cạn tại vùng biển ngoài khơi Cape Hatteras, Bắc Carolina năm 1921 khi nó rời cảng Rio de Janeiro của Brazil để trở về cảng Norfolk, bang Virginia (Mỹ). Toàn bộ thủy thủ đoàn, đồ đạc cá nhân, xuồng cứu sinh đều mất tích.
    Có giả thuyết cho rằng, có thể con tàu đã bị cướp biển hoặc bọn buôn lậu tấn công, tàu gặp bão hoặc các thủy thủ đã nổi loạn rồi rời tàu. Cho đến nay, người ta vẫn chưa thể giải thích thỏa đáng về sự mất tích của Carroll A. Deering và đây được cho là một trong những bí mật hàng hải lớn nhất trong lịch sử.
    Bí ẩn những con tàu ma (phần 2)
    Tàu Baychimo trong một lần xuất hiện. (Ảnh minh họa).
    Được sử dụng làm phương tiện chuyên chở và buôn bán da động vật dọc theo bờ biển Canada, tàu Baychimo không lạ gì với thời tiết khắc nghiệt. Ngày 8-10-1931, tàu Baychimo đã bị mắc kẹt trong băng. Sau đó, nó thoát ra được nhưng đến ngày 24-11 thì mất tích và được cho là đã bị chìm. Tuy nhiên, 3 ngày sau, nó xuất hiện trở lại tại vùng biển cách đó chừng 45 dặm. Khi đó, thủy thủ đoàn đã rời bỏ tàu.
    Những thập kỷ sau đó, tàu Baychimo lại xuất hiện, và một số người thậm chí còn trèo lên tàu. Lần cuối cùng người ta nhìn thấy tàu Baychimo là vào năm 1969 khi nó mắc kẹt trong băng ngoài khơi bờ biển Alaska. Từ đó, không ai biết tin tức gì về nó nữa.

    Tàu ma Mary Celeste và bí ẩn hơn 100 năm

    Cập nhật lúc 11h24' ngày 09/01

    Tàu ma là một trong những hiện tượng bí ẩn nhất mọi thời đại. Qua hàng thế kỷ, những con tàu lạ kỳ này vẫn đang kích thích con người tìm hiểu, suy đoán và đưa ra những lý giải thú vị.
    Ngày 4/11/1872, hai vị thuyền trưởng David Reed Morehouse (thuyền trưởng tàu chở hàng Dei gratia của Anh) và Benjamin Briggs (thuyền trưởng tàu Mary Celeste của Mỹ) ngồi ăn tối cùng nhau ở New York.
    Họ là những người bạn cũ và cùng dừng chân ở New York trước khi Morehouse ra khơi vào ngày 15, còn Briggs đi vào hôm sau với vợ và con gái, cả hai cùng hướng tới châu Âu.

    Thủy thủ đoàn biến mất không dấu vết

    Không lâu sau, ngày 5/12, thuyền trưởng Morehouse vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy con tàu Mary Celeste của Briggs lênh đênh ở khu vực giữa Bồ Đào Nha với quần đảo Azores, dường như đang nằm ngoài tầm kiểm soát và di chuyển một cách vô định theo hướng gió. Tiếp cận con tàu, họ nhận thấy Mary Celeste tuy có bị nước tràn vào một chút nhưng nhìn chung trong tình trạng rất tốt. Hàng hóa gồm 1701 thùng cồn, lương thực thực phẩm và nước ngọt đủ cho 6 tháng vẫn còn, không bị xáo trộn, chỉ duy nhất một thùng cồn bị hư hỏng, vật dụng cá nhân của cả đoàn đều ở nguyên vị trí, một chiếc bơm đang hoạt động với 2 cánh buồm được giương lên.
    Hầu hết giấy tờ và thiết bị định vị trên tàu đã biến mất, không hề có bất kỳ dấu hiệu nào của con người. Tuy nhiên, cuốn nhật ký hàng hải thì vẫn còn, trong đó ngày cuối cùng được đặt bút có đề 25/11/1872, khi con tàu gần tới đảo St Mary, cách nơi người ta tìm thấy nó khoảng 700 dặm.
    Điều kỳ lạ là tất cả đột nhiên mất tích không dấu vết mặc dù thời tiết lúc đó tốt và thuỷ thủ đoàn là những người đi biển rất có kinh nghiệm.
    Bức họa tàu Mary Celeste năm 1861.
    Bức họa tàu Mary Celeste năm 1861. (Ảnh: Toptenz)

    Các giả thuyết giàu… trí tưởng tượng

    Người đầu tiên đưa ra giả thuyết về số phận của thủy thủ đoàn trên con tàu là Frederick Solly Flood, luật sư tại tòa án Hải quân Anh.
    Flood suy đoán toàn bộ thủy thủ đã đột nhập vào khoang hàng hóa, uống những thùng cồn và sau đó giết chết thuyền trưởng Briggs, vợ và con gái ông, cùng vị phó thuyền trưởng Richardson. Sau đó, chính Flood lên tiếng loại bỏ giả thuyết này và chuyển sang “sống chết” với quan điểm rằng cồn đã bị biến chất và nhiều khả năng là nguyên nhân dẫn đến cái chết cho ai chẳng may uống phải.
    Chưa dừng lại, ông tiếp tục đưa ra giả thuyết Briggs và Morehouse, trong cuộc gặp ở New York, đã âm mưu lừa gạt thủy thủ trên tàu Mary Celeste. Theo kế hoạch, Briggs là người ra tay giết chết nhóm thủy thủ đoàn của mình, Morehouse sau đó sẽ yêu cầu bồi thường cho việc cứu hộ tàu Celeste và chia tiền với Briggs. Tuy nhiên, cả Briggs và Morehouse được biết đến là những con người đáng kính, có lý lịch tốt, không thể là hung thủ giết người.
    Mặc dù vậy, Flood vẫn không từ bỏ suy nghĩ của mình. Nếu Briggs không làm điều đó thì nhất định là Morehouse. Flood tố cáo các thủy thủ của Dei Gratia đã tấn công tàu Mary Celeste vì lợi ích có thể nhận được với tư cách là người cứu hộ. Sau nhiều tháng đưa ra lời vu khống chống lại Morehouse, tòa án Admiralty cuối cùng đã minh oan và thanh toán mọi chi phí cho đoàn của Morehouse.
    Mary Celeste là "tàu ma" bí ẩn nhất mọi thời đại của ngành hàng hải thế giới.
    Mary Celeste là "tàu ma" bí ẩn nhất mọi thời đại của ngành hàng hải thế giới.
    Thời điểm đó, thế giới rất quan tâm đến những cáo buộc của Flood, thậm chí trong một bài viết trên tờ New York Times, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ William Richard cũng đưa ra nhận định của riêng mình với vụ án này và đồng ý với giả thuyết của Flood khi cho rằng đây là một cuộc nổi loạn.
    Sau đó, vào tháng 1/1884, tạp chí Cornhill Magazine đăng tải một truyện ngắn với tiêu đề “J. Habakuk Jephson's Statement”, tác giả là bác sĩ trẻ Arthur Conan Doyle (người sau này viết bộ tiểu thuyết trinh thám Sherlock Holmes nổi tiếng). Truyện xây dựng từ sự cố tàu Mary Celeste, trong đó, tác giả nói đã tìm thấy những giấy tờ của Abel Fosdyk, một người được cho là hành khách trên tàu. Theo Fosdyk, vị thuyền trưởng đã cùng tranh luận với 2 thủy thủ của mình về tốc độ bơi. Và để chứng tỏ mình đúng, cả 3 cùng nhảy xuống nước bơi mà không biết sắp làm mồi cho cá mập. Những người còn lại chạy đến xem chuyện gì đang xảy ra. Bất ngờ phần mũi tàu họ đứng gãy tan, tất cả cùng chịu chung số phận với vị thuyền trưởng. Fosdyk là người duy nhất sống sót vì đã bám được một mảnh ván và trôi dạt vào bờ biển ở châu Phi. Theo nhiều chuyên gia, đây chỉ là một giả thuyết mơ hồ, không có cơ sở khi mà nhân chứng Fosdyk đã chết và chẳng ai có thể kiểm chứng được.
    Câu chuyện tiếp theo xuất hiện vào cuối những năm 20, khi Lee Kaye của tạp chí Chamber's Journal viết về một “Người duy nhất còn sống sót” khác là John Pemberton, về những chi tiết đã xảy ra trên tàu. Câu chuyện Pemberton sau đó đã được Laurence Keating xuất bản thành cuốn sách có tên “Mary Celeste Hoax” vào năm 1929 và trở thành cuốn sách bán chạy nhất toàn khu vực Đại Tây Dương cho đến khi Kaye bị tố cáo là dàn dựng trò lừa bịp này.

    Suy đoán của chuyên gia

    Tất cả các giả thuyết đều bị bác bỏ, vậy thực sự điều gì đã xảy ra với toàn bộ thủy thủ trên con tàu?
    Ở thời điểm chuyển giao thế kỷ, một số ý kiến tin rằng Mary Celeste đã bị tấn công bởi một con mực khổng lồ hoặc một con quái vật biển. Nhưng cứ cho đó là Kraken (con quái vật xúc tu chuyên đánh chìm tàu bè trên biển) thì tại sao nó lại lấy đi các loại giấy tờ trên tàu, và tại sao con tàu bị tấn công nhưng không có ai rút thanh gươm trên tàu ra chiến đấu, nó vẫn nằm nguyên trong vỏ? Khi tìm thấy nhiều vết đỏ trên tàu, người ta kết luận đó là máu nhưng thực chất chúng đơn giản chỉ là gỉ.
    Về chiếc xuồng cứu sinh, có một sự đồng thuận giữa những người nghiên cứu vấn đề này, bao gồm cả tòa án, rằng con tàu đã bị bỏ lại. Các dấu hiệu lộn xộn trên chiếc giường của thuyền trưởng, quần áo của thủy thủ đoàn thì vương vãi xung quanh cho thấy một cuộc tháo chạy trong vội vã. Ngoài ra, vài sợi dây thừng cũng biến mất dẫn đến kết luận thủy thủ đoàn đã rời hết xuống con xuồng, dùng dây thừng buộc nó vào sau tàu Celeste.

    Về lý do di chuyển, có ba giả thuyết được ủng hộ nhiều nhất

    Thứ nhất, có thể thực phẩm trên tàu đã bị nhiễm độc, gây ảo giác và khiến các thủy thủ bỏ tàu. Người ta tìm thấy một chất trong bánh mì lúa mạch đen trên tàu có thể tạo ảo giác. Tuy nhiên, thủy thủ đoàn từ tàu Dei Gratia cũng đã sử dụng chính đồ ăn trên tàu Celeste trong hơn một tuần mà không thấy hiện tượng gì bất thường. Vì vậy, giả thuyết thứ nhất có thể loại bỏ.
    Thứ hai, vấn đề có thể nằm ở số hàng hóa trên tàu. Khi thùng cồn cuối cùng được mở ra, 9 thùng hoàn toàn trống rỗng, rõ ràng đã bị rò rỉ trong chuyến đi. Thuyền trưởng cho rằng lượng hơi bốc ra lại bị giới hạn trong một không gian nhỏ rất dễ phát nổ. Vì vậy, khoang tàu đã được mở toang để hơi thoát đi và trong khi đó, thủy thủ đoàn sơ tán lên chiếc xuồng cứu sinh, giữ một khoảng cách an toàn.
    Thứ ba, giả thuyết của Tiến sĩ James H. Kimble: tàu Celeste đã gặp phải cơn lốc xoáy trên biển, thường xuất hiện và tiêu tan một cách nhanh chóng. Nó không gây thiệt hại gì đáng kể và là lời giải thích hợp lý cho lượng nước trong tàu lúc được tìm thấy. Nhưng Briggs thì không nghĩ thế. Ông cho rằng con tàu sắp chìm.
    Trong cả hai trường hợp 2 và 3, các thuyền viên và gia đình Briggs nhanh chóng nhận lệnh rời tàu. Tuy nhiên, khu vực Bắc Đại Tây Dương vào mùa đông được coi là nơi khá nguy hiểm cho nên hành động này có thể là nguyên nhân dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
    Hàng thế kỷ qua, đã có rất nhiều giả thuyết được đưa ra phân tích, mổ xẻ nhưng không có lời giải thích nào thoả đáng. Kết quả là cứ nhắc đến những “con tàu ma” thì cái tên Mary Celeste bao giờ cũng đứng ở vị trí đầu tiên và trở thành bí ẩn lớn nhất mọi thời đại của ngành hàng hải thế giới.

    Xem tiếp...