Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

DƯ LUẬN XÃ HỘI 34

-Nếu đúng như dư luận xã hội phân tích, thì từ ngày thành lập nước CHND Trung Hoa đến nay (1-10-1949), mục đích sự tồn tại của đảng CS Trung Quốc là gì, có vì nhân dân Trung Quốc hay không? Chỉ có thể trả lời một câu chắc nịch: không!
-Lúc đầu là phát triển kinh tế theo định hướng sai lầm của Mao. Theo Bình luận án blog: "Năm 1958, sau kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Đảng cộng sản TQ, Mao kêu gọi phát triển một "chủ nghĩa xã hội triệt để", nhằm đưa TQ bước sang một tầm cao mới, xây dựng một xã hội cộng sản theo mô hình tự cung tự cấp. Để thực hiện, Mao khởi xướng kế hoạch có tên gọi là Đại nhảy vọt, thiết lập các "Xã Nhân dân đặc biệt" (thường gọi là Công xã nhân dân) ở nông thôn TQ - thông qua việc sử dụng lao động tập thể và vận động quần chúng. Rất nhiều "Công xã nhân dân đặc biệt" được huy động chỉ để sản xuất một mặt hàng duy nhất là thép.Với Đại nhảy vọt, Mao tuyên bố sẽ tăng sản lượng nông nghiệp tại TQ lên mức lên gấp đôi so với mức năm 1957. Nhưng trên thực tế, sản lượng nông nghiệp của TQ thời kì này thậm chí còn không bằng so với thời vua Càn Long và thời nhà Tống. Điều đó cho thấy Đại nhảy vọt đã thất bại. Đến năm 1958, Đảng Cộng sản TQ buộc phải thừa nhận rằng những số liệu thống kê về sản xuất đã bị phóng đại. Phần lớn lượng thép sản xuất ra là kém chất lượng và vô ích. Trong khi đó, do thời tiết xấu và việc xuất khẩu lương thực, đã dẫn đến một trận đói kém cực lớn tại TQ. Thực phẩm trong tình trạng hết sức khan hiếm và sản xuất giảm đáng kể.Theo nhiều nguồn khác nhau, số người chết do nạn đói này gây ra ước tính khoảng 20-30 triệu người.Sự thất bại của Đại nhảy vọt đã tác động lớn vào uy tín của Mao trong Đảng. Năm 1959, Mao phải từ chức Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ( nhưng vẫn nắm ghế Chủ tịch đảng cộng sản TQ), Lưu Thiếu Kỳ là người lên thay".
-Để giành lại quyền lực, "Cách mạng văn hóa được Mao Trạch Đông khởi xướng từ ngày 16-5-1966, với mục tiêu chính thức là loại bỏ những phần tử "tư sản tự do", để tiếp tục sự nghiệp đấu tranh của tầng lớp cách mạng, cộng sản. Tuy nhiên, ngày nay người TQ thừa nhận rằng đây chính là phương cách để Mao giành lại quyền kiểm soát Đảng Cộng sản TQ, giành lại quyền điều hành đất nước - sau thất bại của cuộc "Đại nhảy vọt" trước đó - vốn dẫn đến sự tổn thất quyền lực đáng kể của Mao so với đối thủ chính trị là Lưu Thiếu Kỳ. Cách mạng văn hóa cũng được Mao dùng để loại bỏ những người bất đồng ý kiến với ông ta...". Mười năm Đại cách mạng văn hóa là mười năm sống trong địa ngục trần gian của nhân dân Trung Hoa. Theo "Việt đại kỷ nguyên" thì:
"Trong Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương nhiệm kỳ thứ 12, ông Diệp Kiếm Anh đã báo cáo về số người thiệt mạng trong Cách Mạng văn hóa như sau:
  1. Các sự kiện đấu tố quy mô có hơn 4.300 sự kiện, số người chết 123.700 người;
  2. 500.000 cán bộ bị đấu tố, hơn 302.700 cán bộ bị bắt bớ phi pháp, hơn 115.500 cán bộ tử vong bất bình thường.
  3. Ở thành thị có 4.180.000 nhân sĩ các giới bị chụp mũ là từng phản cách mạng, đang phản cách mạng, phần tử chống đối giai cấp, phần tử chủ nghĩa xét lại, phản động học thuật, số người tử vong bất bình thường có hơn 630.000 người.
  4. Nông thôn có hơn 5.200.000 gia đình địa chủ, phú nông (bao gồm cả bộ phận thượng – trung nông) bị bức hại, có 1.200.000 địa chủ, phú nông cùng gia đình tử vong bất bình thường.
  1. Có tới hơn 130.000.000 người hứng chịu các xâm hại mang tính chất chính trị theo nhiều mức độ khác nhau, hơn 557.000 người mất tích."
" Đây là cuộc vận động chính trị do lãnh đạo ĐCSTQ đương thời Mao Trạch Đông phát khởi, nhằm thanh trừ những thành phần bất đồng chính kiến trong nội bộ đảng. Về sau, cuộc vận động này được ĐCSTQ gọi là “Thảm họa mười năm Văn Cách”. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, hàng trăm triệu công dân Trung Quốc, đặc biệt là phần tử tri thức, quan chức cấp cao trong đảng đã bị bức hại, bị cưỡng chế lao động hoặc bị hành quyết. Số người chết trong sự kiện này cho đến nay vẫn còn là điều bí ẩn, các nhà sử học dự tính con số có thể đạt đến 2 triệu người. Cố Tổng Bí thư Trung ương Đảng Hồ Diệu Bang từng trả lời phỏng vấn của phóng viên Nam Tư rằng: “Lúc đó có khoảng 100 triệu người bị liên lụy, chiếm gầm 1/10 dân số Trung Quốc”.
"Trong cuốn sách “Sự thật về vận động chính trị từ lúc kiến quốc cho đến nay” do Phòng Nghiên cứu Lịch sử Đảng của Trung ương Đảng tiết lộ: “Tháng 5 năm 1984, Trung ương Đảng đã từng có cuộc điều tra kéo dài trong khoảng thời gian 2 năm 7 tháng, một lần nữa thống kê, xác nhận những con số liên quan đến Cách mạng Văn hóa: hơn 4.200.000 người bị bắt giữ và thẩm tra; hơn 1.728.000 người tử vong bất bình thường; hơn 135.000 người bị hành quyết vì bị khép tội phản cách mạng; số người chết trong những cuộc đấu tố có hơn 237.000 người, hơn 7.030.000 người bị tàn phế; hơn 71.200 gia đình tan nát”. Các chuyên gia còn căn cứ trên những ghi chép tại các huyện thị địa phương, ước đoán những các trường hợp tử vong bất bình thường ít nhất cũng đạt đến con số 7.730.000 người.
Trừ số người chết ra, lúc cuộc Cách mạng Văn hóa vừa mới bắt đầu, Trung Quốc còn nổi lên phong trào tự sát, rất nhiều phần tử tri thức nổi tiếng của Trung Quốc như Lão Xá, Phó Lôi, Tiễn Bá Tán, Ngô Hàm, Chư An Bình đều bị dồn đến đường cùng trong thời kỳ đầu Văn Cách. Cách mạng Văn hóa là thời kỳ phe “cực tả” điên cuồng nhất, tàn sát những “kẻ địch của giai cấp” một cách dã man nhất."
-Thời đoạn Đặng Tiểu Bình: Sau khi Mao chết, đời sống xã hội-kinh tế của Trung Quốc trở nên tan hoang, đòi hỏi cấp bách của nhân dân Trung Quốc là phải định hướng lại sự phát triển kinh tế theo hướng thị trường hóa (phù hợp với tiến trình chung của xã hội loài người) của xã hội Trung Quốc. Như vậy, tư hữu hóa trong phát triển kinh tế của xã hội Trung Quốc là tất yếu. Đảng CS Trung Quốc buộc phải theo định hướng ấy và Đặng như một Thiên sứ thực hiện sứ mạng ấy một cách không hoàn hảo. Trong "Nguyên cứu quốc tế", chúng ta đọc được:
"Đặng, lãnh tụ tối cao từ 1978 cho đến khi chết năm 1997, ngày nay được tôn sùng như một anh hùng. Và, cũng giống như Mao Trạch Đông trước ông ta và Tập Cận Bình sau ông ta, Đặng đang được Đảng trưng ra như một nhà lý‎ luận chính trị. Tuy nhiên, chẳng hề có cái gì là Lý luận Đặng Tiểu Bình, cũng như không hề có cái Lý luận Tần Thuỷ hoàng.

Giống như Tần Thuỷ hoàng, vị hoàng đế đầu tiên đã xây dựng chế độ trung ương tập quyền của Trung Quốc, Đặng sử dụng vũ lực, chứ không phải lý luận. Ông ta sử dụng quyền lực mà Mao đã giành được cho Đảng Cộng sản, làm đòn bẩy đưa Trung Quốc đi theo con đường mới của ông ta “con đường Đặng Tiểu Bình” – tới vực thẳm tham nhũng.

Song có một điểm khác biệt. Chỉ còn có ít người ngày hôm nay ca tụng việc Tần Thuỷ hoàng “phần thư khanh nho” (焚書坑儒 – đốt sách, chôn nhà nho), nhưng khói từ những nén nhang được đốt lên để ngợi ca “con đường Đặng Tiểu Bình”, tiếp tục bay tới tận thiên đình.

Tập trung chú ý vào việc tham nhũng tràn lan ở Trung Quốc ngày hôm nay mà quên đi vai trò của Đặng, thì cũng chả khác gì chuyện đổ tội cho “Bè lũ bốn tên” về việc phá hoại ầm ĩ thời Cách mạng Văn hoá (1966-1976) mà tảng lờ vai trò của Mao." Và:
"Thoạt tiên, khi tôi đọc những văn bản được công bố công khai, tôi quả thật không hiểu, ông ta nhắm tới mục tiêu gì. Cái điều gây ấn tượng sâu sắc chính là giọng điệu cứng rắn của ông ta, được minh họa bằng ba dòng, và được trích dẫn khắp mọi nơi: “Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ đi vào ngõ cụt! Ai không tán thành cải cách, hãy từ chức đi! Một số người sẽ làm giàu trước!”

"Mặc dù giọng điệu của Đặng cứng rắn, nhưng những nét đại cương và cả thực chất chính sách của ông ta thì lại không rõ ràng. Ai sẽ là những người đó, những người làm giàu trước?

Đặng có thể ám chỉ những người mà lẽ ra Đảng Cộng sản phải đại diện: “liên minh Công Nông”. Hoặc, có lẽ, những giai cấp mà chỉ gần đây mới được Đảng phục hồi: “địa chủ, phú nông, phản cách mạng, phần tử xấu, phần tử hữu khuynh”. Ông ta có thể, thậm chí, nói tới tầng lớp trí thức, với hiểu biết và những kỹ năng công nghệ của họ. Song câu trả lời đúng không nằm trong những câu trên. Những người làm giàu trước hoá ra là các đảng viên và gia đình, cùng các cộng sự gần gũi của họ.

Câu hỏi “ai sẽ phải làm giàu trước” chẳng phải là trừu tượng. Đặng chắc chắn hiểu rất rõ điều đó – cũng như câu ngạn ngữ - tòa nhà sát mép nước sẽ nhận được ánh trăng đầu tiên. Nói cách khác, có những nhóm người nhất định sẽ ở vào vị trí tốt nhất để tận dụng những cơ hội mới." 
-Kết luận lại: "Mao Trạch Đông quốc hữu hoá tài sản cá nhân. Đặng Tiểu Bình chuyển giao tài sản quốc gia, với cái giá rất hời, chủ yếu mang tính tượng trưng, vào tay giới tinh hoa của đảng. Kết quả là hiện nay, “các thái tử” – hậu duệ của thế hệ cách mạng sáng lập đảng, kiểm soát phần lớn của cải ở Trung Quốc."."Nhưng vì thiếu quyết tâm cải cách chính trị nên Trung Quốc không có hệ thống nào có thể ngăn chặn được lực lượng thống trị chiếm đoạt những giá trị cũng như thành quả mà đất nước đã đạt được, và họ đã không phân bổ sự giàu có một cách cân xứng đến cho người dân. Tiết lộ gần đây về nạn tham nhũng có hệ thống ở tất cả các cấp chính quyền chứng minh rằng đây là mối đe dọa lớn nhất đối với sự thành công kinh tế mang tính dài hạn của Trung Quốc, và hiện tệ nạn này không có đối thủ ngăn chặn chúng cũng như nhà nước một đảng đã trở nên quá bất lực.". Đất nước Trung Quốc lại đứng trước vận hạn mới.
-Đến đây chúng ta đã hiểu vì sao Tập Cận Bình phải "đả hổ diệt ruồi"! Có thể nói thêm rằng, quá trình tồn tại và hoạt động của ĐCS Trung Quốc từ khi giải phóng Trung Quốc cho đến nay không phải là "Đông phương hồng" của nhân dân Trung Quốc, mà trái lại, là giai đoạn lịch sử gặp điều quá sui rủi của họ!
-Nhưng rồi Tập Cận Bình sẽ thất bại trong việc trong sạch hóa bộ máy nhà nước Trung Quốc, trừ phi giải tán ĐCS Trung Quốc và nhận thức lại CN Mác!

----------------------------------------
Đặng Tiểu Bình, lãnh đạo tối cao của Trung Quốc từ năm 1978 cho đến khi ông qua đời vào năm 1997, ngày nay được tôn kính như một vị anh hùng. Và, giống như người tiền nhiệm Mao Trạch Đông và người kế nhiệm Tập Cận Bình, Đặng Tiểu Bình được Đảng mô tả như một nhà lý luận chính trị. Nhưng không hề có cái gọi là “Học thuyết Đặng Tiểu Bình,” cũng giống như chẳng có cái gọi là “Học thuyết Tần Thủy Hoàng.”
Giống như Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên, người tập trung quyền lực chính trị của Trung Hoa, Đặng Tiểu Bình cũng sử dụng vũ lực chứ không phải lý thuyết. Ông thừa hưởng quyền lực mà Mao Trạch Đông đã giành cho Đảng Cộng sản để đưa Trung Quốc đi theo “con đường Đặng Tiểu Bình” – hướng đến một vực sâu tham nhũng.
Giữa hai người cũng có một sự khác biệt. Ngày nay, rất ít người ca tụng chính sách đốt sách chôn nho của Tần Thủy Hoàng. Nhưng khói hương ca tụng con đường Đặng Tiểu Bình vẫn tiếp tục bay lên các tầng trời.
Chỉ tập trung vào nạn tham nhũng tràn lan ở Trung Quốc ngày nay mà lãng quên vai trò của Đặng Tiểu Bình thì cũng như đổ lỗi cho bè lũ bốn tên về sự tàn phá dữ dội của Cách mạng văn hóa (1966-1976) mà bỏ qua vai trò của Mao Trạch Đông.
- See more at: http://nghiencuuquocte.net/2015/06/18/dang-tieu-binh-da-giup-tao-nen-mot-trung-quoc-tham-nhung-nhu-the-nao/#sthash.9yZw8gyl.dpuf
Trên thực tế, trong suốt hai thập niên sau chuyến thăm miền Nam Trung Quốc nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình vào năm 1992 – khi mà trong thời kỳ “bán hưu trí” của mình, ông đến tỉnh Quảng Đông để thúc đẩy mạnh mẽ tự do hóa kinh tế – cán bộ các cấp của Đảng Cộng sản đã âm thầm trở nên giàu có. Dung túng cho tham nhũng, về thực chất, là một phần của những gì Đặng Tiểu Bình đưa ra.
Đặng Tiểu Bình, lãnh đạo tối cao của Trung Quốc từ năm 1978 cho đến khi ông qua đời vào năm 1997, ngày nay được tôn kính như một vị anh hùng. Và, giống như người tiền nhiệm Mao Trạch Đông và người kế nhiệm Tập Cận Bình, Đặng Tiểu Bình được Đảng mô tả như một nhà lý luận chính trị. Nhưng không hề có cái gọi là “Học thuyết Đặng Tiểu Bình,” cũng giống như chẳng có cái gọi là “Học thuyết Tần Thủy Hoàng.”
Giống như Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên, người tập trung quyền lực chính trị của Trung Hoa, Đặng Tiểu Bình cũng sử dụng vũ lực chứ không phải lý thuyết. Ông thừa hưởng quyền lực mà Mao Trạch Đông đã giành cho Đảng Cộng sản để đưa Trung Quốc đi theo “con đường Đặng Tiểu Bình” – hướng đến một vực sâu tham nhũng.
Giữa hai người cũng có một sự khác biệt. Ngày nay, rất ít người ca tụng chính sách đốt sách chôn nho của Tần Thủy Hoàng. Nhưng khói hương ca tụng con đường Đặng Tiểu Bình vẫn tiếp tục bay lên các tầng trời.
Chỉ tập trung vào nạn tham nhũng tràn lan ở Trung Quốc ngày nay mà lãng quên vai trò của Đặng Tiểu Bình thì cũng như đổ lỗi cho bè lũ bốn tên về sự tàn phá dữ dội của Cách mạng văn hóa (1966-1976) mà bỏ qua vai trò của Mao Trạch Đông.
- See more at: http://nghiencuuquocte.net/2015/06/18/dang-tieu-binh-da-giup-tao-nen-mot-trung-quoc-tham-nhung-nhu-the-nao/#sthash.9yZw8gyl.dpuf
Đặng Tiểu Bình, lãnh đạo tối cao của Trung Quốc từ năm 1978 cho đến khi ông qua đời vào năm 1997, ngày nay được tôn kính như một vị anh hùng. Và, giống như người tiền nhiệm Mao Trạch Đông và người kế nhiệm Tập Cận Bình, Đặng Tiểu Bình được Đảng mô tả như một nhà lý luận chính trị. Nhưng không hề có cái gọi là “Học thuyết Đặng Tiểu Bình,” cũng giống như chẳng có cái gọi là “Học thuyết Tần Thủy Hoàng.”
Giống như Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên, người tập trung quyền lực chính trị của Trung Hoa, Đặng Tiểu Bình cũng sử dụng vũ lực chứ không phải lý thuyết. Ông thừa hưởng quyền lực mà Mao Trạch Đông đã giành cho Đảng Cộng sản để đưa Trung Quốc đi theo “con đường Đặng Tiểu Bình” – hướng đến một vực sâu tham nhũng.
Giữa hai người cũng có một sự khác biệt. Ngày nay, rất ít người ca tụng chính sách đốt sách chôn nho của Tần Thủy Hoàng. Nhưng khói hương ca tụng con đường Đặng Tiểu Bình vẫn tiếp tục bay lên các tầng trời.
Chỉ tập trung vào nạn tham nhũng tràn lan ở Trung Quốc ngày nay mà lãng quên vai trò của Đặng Tiểu Bình thì cũng như đổ lỗi cho bè lũ bốn tên về sự tàn phá dữ dội của Cách mạng văn hóa (1966-1976) mà bỏ qua vai trò của Mao Trạch Đông.
- See more at: http://nghiencuuquocte.net/2015/06/18/dang-tieu-binh-da-giup-tao-nen-mot-trung-quoc-tham-nhung-nhu-the-nao/#sthash.9yZw8gyl.dpuf

(ĐC sưu tầm trên NET)

Bức tranh sinh động và toàn vẹn về cuộc đấu đá nội bộ của ĐCS Trung Quốc 

Người đứng đầu ĐCSTQ Tập Cận Bình (trái), cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào (giữa) và cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân (phải). Vì sao Tập Cận Bình phải tận diệt phe phái Giang Trạch Dân? (Getty Image)
Người đứng đầu ĐCSTQ Tập Cận Bình (trái), cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào (giữa) và cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân (phải). Vì sao Tập Cận Bình phải tận diệt phe phái Giang Trạch Dân? (Getty Image)
Hiện nay dư luận thế giới đều quan tâm đến chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” ở Trung Quốc, những con “hổ” to nhất tưởng chừng như không thể xâm phạm là ông Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, hay như cựu Phó Chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng đều lần lượt ngồi tù và bị quản thúc nội bộ.
Khi các con “hổ” lớn đều lần lượt vào tù thì người ta đồn đoán rằng, con “hổ” lớn nhất đang bị rơi vào tầm ngắm chính là “siêu hổ” Giang Trạch Dân.
Còn “ruồi” thì rất nhiều, hàng ngàn quan chức lớn nhỏ bị điều tra và ngồi tù. Các quan chức trốn ra nước ngoài cũng không yên khi cảnh sát Trung Quốc phối hợp với Interpol lên danh sách 100 quan chức trốn ra nước ngoài để truy bắt.

Vậy rốt cuộc chuyện gì đã xảy ra tại Trung Quốc? Thực chất của hết thảy những điều đó là gì? Liệu Đảng Cộng Sản Trung Quốc có thực tâm chống tham nhũng hay không?

Câu trả lời rằng chiến dịch chống tham nhũng mà ông Tập Cận Bình đang phát động, thực chất là một cuộc đấu giữa hai phe phái lớn nhất tại Trung Quốc, cụ thể là phe của ông Tập Cận Bình nhắm vào phe ông Giang Trạch Dân.
1. Vì sao Tập Cận Bình phải tận diệt phe phái Giang Trạch Dân?
Từ trước Đại hội Đảng lần thứ 17 (năm 2007), ông Giang Trạch Dân đã lo tính đến việc tìm người của mình kế vị ông Hồ Cẩm Đào, và Giang Trạch Dân đã chọn ông Bạc Hy Lai, với mong muốn đưa Bạc Hy Lai lên làm Phó Thủ Tướng rồi sau sẽ thay Hồ Cẩm Đào.
Tuy nhiên, Thủ tướng Ôn Gia bảo lại thẳng thừng gạt Bạc Hy Lai, ông đã đưa ra lý do mà không ai có thể phản đối được, đó là vì ông Bạc Hy Lai đã bị tòa án quốc tế tại Tây Ban Nha truy tố về tội ác diệt chủng đối với Pháp Luân Công, phải đối mặt với sự dẫn độ nếu đi tới một đất nước có hiệp ước dẫn độ với Tây Ban Nha. Quyết định này được thực hiện đúng theo nguyên tắc thực thi pháp lý của thẩm quyền phổ quát, điều cho phép tòa án trong nước thụ lý tội diệt chủng và tội ác chống lại loài người.
Vì thế ông Bạc Hy Lai không thể ra nước ngoài được, mà trọng trách của Phó Thủ tướng đòi hỏi phải có công du nước ngoài. Do vậy Bạc Hy Lai dần bị loại khỏi ứng viên kế nhiệm, hơn nữa ông Hồ Cẩm Đào lại thích bạn của mình là Lý Khắc Cường lên nắm quyền.
Những tiết lộ của WikiLeaks cho thấy các lãnh đạo đã về hưu đều tỏ ra thích ông Tập Cận Bình, người vốn rất thận trọng trong những việc làm của mình. Vì thế ông Tập Cận Bình đã đột ngột nổi lên trong Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lần thứ 17.
Để ngăn ông Tập Cận Bình lên nắm quyền thay Hồ Cẩm Đào, ông Giang Trạch Dân cùng Tăng Khánh Hồng và những người thân cận đã lên kế hoạch ép Tập Cận Bình rời bỏ quyền lực giống như ngày xưa Đặng Tiểu Bình đã ép Hoa Quốc Phong về hưu.
Kế hoạch này được giao cho Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang tiến hành hết sức trôi chảy, thì đúng lúc đó phát sinh sự kiện làm đảo lộn tất cả, đó là vào ngày 6/2/2012 cánh tay phải của Bạc Hy Lai là Giám đốc Công an tỉnh Trùng Khánh Vương Lập Quân phải chạy trốn vào Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô để bảo toàn mạng sống, ông Bạc Hy Lai hốt hoảng hạ lệnh đuổi gấp với 70 xe cảnh sát và bọc thép, đây cũng chính là sự kiện mở đầu cho cuộc đấu đá quyền lực cấp cao nhất của ĐCSTQ.
Vậy ông Vương Lập Quân đã trao cho Mỹ tài liệu gì? Đó là một lượng lớn tài liệu cơ mật các loại về nội tình trong Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ông Vương Lập Quân đã khai báo chi tiết kế hoạch bí mật của Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang nhằm ngăn cản Tập Cận Bình. Hai người này đã lên một kế hoạch hoàn chỉnh để công kích Tập Cận Bình, dự tính thực thi sau Tết Nguyên đán 2012. Kế hoạch là thông qua truyền thông hải ngoại để tung ra các chỉ trích và phê phán ông Tập Cận Bình, nhằm làm suy yếu quyền lực của Tập Cận Bình, sau đó giúp ông Bạc Hy Lai tiếp nhận chức Bí thư Ủy ban Chính trị và Tư pháp. Sau khi nắm được hệ thống cảnh sát vũ trang và công an, Bạc Hy Lai cùng Chu Vĩnh Khang sẽ thừa cơ cưỡng bức Tập Cận Bình trao quyền.
Trong các tài liệu mà ông Vương Lập Quân giao Chính phủ Mỹ, không chỉ có tài liệu về sự hủ bại của các quan chức cấp cao ĐCSTQ, hay tài liệu nội tình về sắp đặt chính biến, mà còn bao gồm một lượng lớn tài liệu về đàn áp Pháp Luân Công, gồm cả tài liệu mật nội bộ về mổ lấy nội tạng sống học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
Ông Giang Trạch Dân để đàn áp Pháp Luân Công đã sắp xếp tay chân của mình vào các vị trí trọng yếu, ai mà tích cực đàn áp Pháp Luân Công đều sẽ được tưởng thưởng thăng quan tiến chức. Vì thế các tay chân của Giang Trạch Dân như Tăng Khánh Hồng, La Cán, Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang đều tích cực đàn áp Pháp Luân Công để thăng quan tiến chức, kể cả tội ác to lớn nhất trong lịch sử nhân loại là mổ cắp nội tạng người đang sống. Ông Bạc Hy Lai là mẫu đàn em điển hình của Giang Trạch Dân nhờ tích cực phạm tội ác đàn áp Pháp Luân Công mà càng được ông Giang Trạch Dân tin tưởng giao cho các chức vụ ngày càng cao.
Sau đại hội lần thứ 18, ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông ta hiểu rằng để thực sự nắm quyền thì phải chặt đứt sự tháo túng của Giang Trạch Dân. Vì thế ông Tập Cận Bình lên kế hoạch tận diệt phe cánh của Giang Trạch Dân .
Vậy Giang Trạch Dân có điểm yếu gì? Ông Tập Cận Bình tìm ra 3 điểm yếu của Giang Trạch Dân, mà điểm yếu nào cũng là tử huyệt.
Tham nhũng
Từ khi ông Giang Trạch Dân còn đang nắm quyền, để có sự trung thành của đàn em, Giang Trạch Dân đã làm lơ tất cả các tham nhũng của các quan chức, nhưng đổi lại họ phải phục vụ ông ta thật trung thành.
Vì thế các quan chức tay chân của Giang Trạch Dân đều có chung đặc điểm là tham nhũng.
Giang Trạch Dân xuất thân gia đình Hán gian, bán đất cho Nga
Cha đẻ của ông ta là Giang Thế Tuấn (còn được biết đến với cái tên Giang Quan Thiên), là một tên Hán gian làm việc cho người Nhật khi Trung Quốc bị chiếm đóng,  đảm nhiệm chức Phó Bộ trưởng Tuyên truyền kiêm Chủ tịch Ủy ban Xã luận của chính phủ bù nhìn Uông Tinh Vệ tại Nam Kinh. Ông Giang Trạch Dân cũng từng theo học trường ĐH Trung ương Nam Kinh được điều hành bởi Nhật Bản. Ông Giang Trạch Dân cũng bịa ra là được chú của ông ta nhận nuôi, mặc dù người chú kỳ thực đã qua đời vào thời gian ấy.
Sau khi nắm quyền trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Giang Trạch Dân đã giấu kín xuất thân Hán gian của mình, và để có thể leo cao, ông ta bắt đầu ngụy tạo hồ sơ, bịa đặt rằng mình được người chú là đảng viên cộng sản Giang Thượng Thanh nuôi từ năm mới 13 tuổi (mặc dù trên thực tế lúc ấy Giang Thượng Thanh đã qua đời). Vậy là từ một tên Hán gian ông ta đã trở thành “cháu của một liệt sĩ cách mạng”; thủ đoạn này có lẽ ông ta đã học được từ lớp đào tạo đặc vụ(?)
Ông Giang Trạch Dân đã tốt nghiệp đại học vào tuổi 21, vậy ai đã nuôi Giang giữa lúc ông ta 13 tuổi và 21 tuổi? Con gái của Giang Thượng Thanh là bà Giang Trạch Huệ đã từng nói rằng gia đình họ sống trong cảnh “vô cùng bần cùng và đói khổ” . Nếu là như vậy, thì ai là người đã trả học phí để Giang Trạch Dân học tập tại một trường trung học dành cho quý tộc và Trường Đại học Trung ương Nam Kinh? Ai là người đã chi trả để ông Giang học nghệ thuật và âm nhạc trong những năm loạn lạc, chiến tranh và lạm phát phi mã ấy? Ai đã cho ông ta lái một chiếc xe jeep ngay sau khi tốt nghiệp đại học? Nói cách khác, là ai đây ngoài người bố đẻ đã hậu thuẫn cho ông ta? Liệu ông Giang Thượng Thanh, người đã qua đời bảy tám năm trước, có thực sự làm được vậy không?
Khi được đào tạo ở Nga, có thời gian ông Giang đã chìm đắm trong một vụ bê bối tình ái với một phụ nữ người Nga và trở thành một điệp viên cho KGB (Ủy ban An ninh Quốc gia), khi có quyền lực, ông Giang Trạch Dân cũng bán rẻ một phần đất ở phương bắc cho Nga.
Đàn áp Pháp Luân Công
Từ năm 1992 Pháp Luân Công bắt đầu được phổ truyền tại Trung Quốc, đây là môn khí công với 5 bài công pháp (rèn luyện thân thể), và sống theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn (tu luyện tâm tính) được dân chúng theo tập rất đông, đến năm 1999 ước tính có đến 100 triệu người theo tập.
Ông Giang Trạch Dân vốn là người đã quen nghe người khác ca ngợi bản thân mình. Nhưng thời điểm đó, đi đâu ông ta cũng đều nghe nói về sự tốt đẹp do tập Pháp Luân Công. Đọc báo hay nghe tin đều thấy nhiều tấm gương người tốt việc tốt là các học viên Pháp Luân Công. Điều này khiến sự đố kỵ của ông ta dâng cao.
Ông Giang Trạch Dân cảm thấy tầm ảnh hưởng của ông ta đối với người dân Trung Quốc càng ngày càng giảm dần, trong khi ảnh hưởng của Pháp Luân Công đối với sức khỏe người dân ngày càng tăng cao.
Ông Giang Trạch Dân quyết định phải đàn áp Pháp Luân Công bất chấp sự phản đối của 6 vị Thường ủy trong Bộ Chính trị, cũng như các quan chức cấp cao khác như Thủ tướng Chu Dung Cơ, Hà Kiều Thạch.
Ngày 20/7/1999 theo lệnh của Giang Trạch Dân tất cả các phương tiện phát thanh truyền hình báo chí đang ca ngợi Pháp Luân Công bỗng quay ngược trở lại vu khống đả kích môn tập này để dọn đường cho cuộc đàn áp.
Đến nay sau 16 năm đàn áp, Pháp Luân Công không những không bị tiêu diệt mà còn được phổ biến khắp 114 nước trên thế giới.
Trong khi đó ông Giang Trạch Dân cùng các tay chân khác như La Cán, Bạc Hy Lai, Giả Khánh Lâm bị tòa án quốc tế ở Tây Ban Nha truy tố về tội diệt chủng đối với Pháp Luân Công.
Với 3 tử huyệt này của Giang Trạch Dân thì ông Tập Cận Bình chọn đánh vào tử huyệt nào?
Việc Giang Trạch Dân xuất thân từ gia đình Hán gian có thể xem là con át chủ bài sẽ được dùng trong tình huống cần thiết.
Việc đàn áp Pháp Luân Công là một việc quá lớn, và ảnh hưởng mạnh đến từng người dân, nếu công khai việc này, thì uy tín của ĐCSTQ sẽ bị mất hết, vì một Đảng để một cá nhân thao túng là không thể. Việc công khai này sẽ kéo theo nguy cơ cả ĐCSTQ cũng bị sụp đổ theo, vì thế Tập Cận Bình không dám chọn cách này.

Cuối cùng chỉ còn việc chống tham nhũng là tốt nhất, vì tay chân của ông Giang Trạch Dân ai cũng tham nhũng cả, chống tham nhũng cũng chính là tiêu diệt phe cánh của Giang Trạch Dân. Đồng thời việc chống tham nhũng cũng dễ dàng được người dân ủng hộ.

Sau này sự thật về đàn áp Pháp Luân Công nếu dân chúng có biết được, thì ông Tập Cận Bình cũng xem như là có công vì đã đứng ra tiêu diệt phe cánh Giang Trạch Dân, nhất cử lưỡng tiện.
2. Diễn biến cuộc chiến
Sau khi Tập Cận Bình tuyên bố chống tham nhũng đến cùng, phe cánh Giang Trạch Dân từ “hổ” đến “ruồi” lần lượt vào tù. Ông Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, đến Cựu Phó Chủ tịch nước là Tăng Khánh Hồng lần lượt ngã ngựa vào tù, hay quản thúc nội bộ.




Chu Vĩnh Khang (trái), Tăng Khánh Hồng (giữa) và Bạc Hy Lai (phải)
Chu Vĩnh Khang (trái), Tăng Khánh Hồng (giữa) và Bạc Hy Lai (phải)

Còn “ruồi” bị bắt nhiều không kể xiết, số lượng quan chức tự tử và chết bất thường xảy ra liên tục khiến dân chúng xôn xao. Chỉ tính riêng trong năm 2013 hơn 6.500 quan chức Trung Quốc biến mất không dấu vết, hơn 8.000 quan chức đã ra nước ngoài, và khoảng 1.250 người đã tự sát.
Ở Trung Quốc cũng xuất hiện một căn bệnh mới, đó là bệnh trầm cảm của các quan chức.
Khi đoàn thanh tra đến địa phương nào, các quan chức nơi đấy đều hoảng hốt. Điển hình là ở thành phố Thượng Hải, khi đoàn thanh tra đến đây, lập tức doanh số bán hàng điện thoại di động có mã hóa tăng cao kỷ lục và phải huy động thêm hàng từ nơi khác về để bán.
Các đơn đặt hàng điện thoại được mã hóa chủ yếu là từ các cơ quan chính phủ của thành phố Thượng Hải, Ủy ban Thành phố Thượng Hải, Hội đồng nhân dân thành phố Thượng Hải, và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Thượng Hải.




Thiệp mừng sinh nhật Giang Trạch Dân ngày 17/8 2014 là hình con hổ bị xén mất bộ lông. Bức hình đã bị xóa khỏi trang Sina Weibo, một phiên bản Trung quốc của Twitter, nhưng vẫn đứng đầu trong bảng xếp hạng được tìm kiếm nhiều nhất trên freeweibo.com
Thiệp mừng sinh nhật Giang Trạch Dân ngày 17/8 2014 là hình con hổ bị xén mất bộ lông. Bức hình đã bị xóa khỏi trang Sina Weibo, một phiên bản Trung quốc của Twitter, nhưng vẫn đứng đầu trong bảng xếp hạng được tìm kiếm nhiều nhất trên freeweibo.com

3. Giang Trạch Dân phản công
Có rất nhiều các vụ khủng bố đẫm máu xuất hiện tại Trung Quốc như vụ đánh bom tại chợ sáng ở Urumqi Tân Cương năm 2014,  vụ tấn công khủng bố bạo lực tại Ga tàu Côn Minh, nhiều cuộc khủng bố đều do tập đoàn Giang Trạch Dân dàn dựng, mưu toán dùng máu của dân chúng để khiến xã hội bất ổn, từ đó lấy lý do để lật đổ Tập Cận Bình.
Sau cuộc khủng bố tại nhà ga Côn Minh, có 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc đã triển khai các bài tập phòng ngừa bạo động và chống khủng bố.
Đặc biệt ở Bắc Kinh trong nửa tháng có 3 đợt tập chống khủng bố quy mô lớn.




Không khí khủng bố bao trùm, trong vòng nửa tháng, Bắc Kinh đã tiến hành 3 cuộc diễn tập chống khủng bố quy mô lớn. (Ảnh từ Internet)
Không khí khủng bố bao trùm, trong vòng nửa tháng, Bắc Kinh đã tiến hành 3 cuộc diễn tập chống khủng bố quy mô lớn. (Ảnh từ Internet)

khung bo 1
Theo Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh, trong chiến dịch chống khủng bố, chính quyền Bắc Kinh đã triển khai 100.000 “cán bộ thông tin” và 850.000 “tình nguyện viên bảo vệ” để kiểm tra thành phố và giám sát các vùng lân cận, bắt đầu từ ngày 30 tháng 5 năm 2014.
Vào tháng 5/2014 trong tình trạng lo lắng bị khủng bố, các quan chức an ninh tại Liêu Ninh thông báo rằng cảnh sát sẽ thắt chặt kiểm soát việc mua diêm, bật lửa dễ cháy, xăng dầu, pháo hoa và các sản phẩm gây nổ khác. Hơn thế nữa, bất cứ ai mua những mặt hàng đó phải đăng ký bằng tên thật của họ.




Tỉnh Liêu Ninh – một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của Trung Quốc – phát động chiến dịch một năm “hành động đặc biệt chống khủng bố” vào ngày 1/6/2014 và thắt chặt kiểm soát việc mua bán các thành phần có trong thuốc nổ. Nhưng trong số các mặt hàng bị cấm có các mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày như diêm và bật lửa. (Screenshot via secretchina.com)
Tỉnh Liêu Ninh – một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của Trung Quốc – phát động chiến dịch một năm “hành động đặc biệt chống khủng bố” vào ngày 1/6/2014 và thắt chặt kiểm soát việc mua bán các thành phần có trong thuốc nổ. Nhưng trong số các mặt hàng bị cấm có các mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày như diêm và bật lửa. (Screenshot via secretchina.com)

Đến nay cuộc đấu đá nội bộ ĐCS Trung Quốc đang tiếp diễn, kết cục của cuộc đấu đá này sẽ thế nào, phe nào sẽ chiến thắng và giành quyền lực?
Dù kết cục có thế nào đi nữa, thì người cất tiếng nói sau cùng không phải là Tập Cận Bình hay Giang Trạch Dân, mà chính là người dân Trung Quốc. Khi người dân biết được sự thật và cất tiếng nói của mình thì đó sẽ là thảm họa dành cho ĐCS Trung Quốc.
Ngọn Hải Đăng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét