Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 17

-Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường".  
-Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội!

------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ta hiện nay

Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn.
 Xem thêm:
>> Thực trạng ô nhiễm môi trường vùng Tây Nam Bộ
>> tư vấn môi trườngxử lý môi trườngphân tích môi trường
          
         Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Trong ba loại ô nhiễm đó thì ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề là nghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.

         Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%, như tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí. Đến nay, mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt động có trạm xử lí nước thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận hành) và 20 khu công nghiệp đang xây dựng trạm xử lí nước thải. Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác. Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động xấu đến chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận... Có nơi, hoạt động của các nhà máy trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra những cánh đồng hạn hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.
 ô nhiễm tại các khu công nghiệp
Tình trạng ô nhiễm các các khu công nghiệp. Ảnh minh họa
        Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối mặt với thảm hoạ về môi trường. Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp... Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản ứng, đấu tranh quyết liệt của người dân đối với những hoạt động gây ô nhiễm môi trường, có khi bùng phát thành các xung đột xã hội gay gắt.

        Cùng với sự ra đời ồ ạt các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề thủ công truyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc phát triển các làng nghề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm ở các địa phương. Tuy nhiên, hậu quả về môi trường do các hoạt động sản xuất làng nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm không khí, chủ yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than, lượng bụi và khí CO, CO2, SO2 và Nox thải ra trong quá trình sản xuất khá cao. Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có 2.790 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống, đang giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động, bao gồm cả lao động thường xuyên và lao động không thường xuyên. Các làng nghề được phân bố rộng khắp cả nước, trong đó các khu vực tập trung phát triển nhất là đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Hoạt động gây ô nhiễm môi trường sinh thái tại các làng nghề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của những người dân làng nghề mà còn ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân cận, gây phản ứng quyết liệt của bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt.

Ô nhiễm tại các làng nghề
Các làng nghề tự phát gây ô nhiễm môi trường. (hình minh họa)

        Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi trường, tại các đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm cũng ở mức báo động. Đó là các ô nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn... Những năm gần đây, dân số ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thoát nước không đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi trường mà không có bất kỳ một biện pháp xử lí môi trường nào nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn lấp. Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các thành phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước thải độc hại; các phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc. Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 1/3; bầu khí quyển của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có mức benzen và sunfua đioxit đáng báo động. Theo một kết quả nghiên cứu mới công bố năm 2008 của Ngân hàng Thế giới (WB), trên 10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất, nước, không khí, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn ô nhiễm đất nặng nhất. Theo báo cáo của Chương trình môi trường của Liên hợp quốc, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu châu Á về mức độ ô nhiễm bụi.

Ô nhiễm tại các thành phố lớn
Tình trạng ô nhiễm ở các thành phố lướn đang là bài toán khó giải.
Theo  Bộ TNMT

Biển "ăn" đất liền

Biển ngày càng tiến sâu vào đất liền trong khi mặt đất đang có dấu hiệu chìm xuống. Không chỉ là ĐBSCL mà có thể là cả khu vực Nam bộ đang phải đối mặt với sự nguy hiểm từ tác động kép này.

Biển Triều cường gây ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân vùng đất Mũi - Ảnh: H.Lâm 
Người dân nhiều nơi ở ĐBSCL mà đặc biệt là ở khu vực mũi Cà Mau có thể dễ dàng nhận thấy mực nước thủy triều năm sau luôn cao hơn năm trước.
Ở khu vực này, các công trình xây dựng, nhà cửa thường xuyên phải nâng cấp, sửa chữa để “chạy đua” với thủy triều ngày một cao.
Ông Võ Công Trường - Phó chủ tịch UBND xã Đất Mũi cho biết: Số liệu quan trắc mực nước biển những năm gần đây của Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau cho thấy đỉnh triều cường năm sau đều cao hơn năm trước với biên độ khá lớn.
Cụ thể, năm 2008 mực nước biển tăng thêm 10 cm so với năm trước; năm 2009 tăng 20 cm; năm 2010 tăng 15 cm; năm 2011 tăng 25 cm.
Biển tiến, đất chìmTriều cường tàn phá nhiều công trình xây dựng ven biển - Ảnh: H.Lâm
Tháng 8 vừa qua, TS Lê Anh Tuấn, Trường ĐH Cần Thơ có một cuộc khảo sát kéo dài ở 2 huyện Ngọc Hiển và Năm Căn. Ở mỗi nơi, TS Tuấn đã gặp khoảng 200 người dân và thu thập thông tin qua hình thức thảo luận nhóm. Kết quả cho thấy, trong khoảng 5 năm nay mực nước tăng trung bình từ 40 - 50 cm.
TS Tuấn cho biết một kết quả quan trắc gần đây cho thấy, hiện tượng mặt đất lún là có thật và trong vòng 8 tháng (từ 6.2011 - 2.2012) mũi Cà Mau đã "chìm" 45 mm, Cần Giờ (TP.HCM) là 20 mm. Như vậy, ĐBSCL và thậm chí là khu vực Đông Nam bộ đang đối mặt với mối đe dọa từ hiện tượng nước biển dâng kết hợp với lún sụt. Song, TS Tuấn cũng lưu ý: Đây mới chỉ là một số liệu đầu tiên trong chuỗi số liệu cần phải thu thập trong một thời gian dài, khoảng 10 năm.
Biển tiến, đất chìm
Theo TS Tuấn, hiện tượng sụt lún mặt đất ở các vùng châu thổ có thể là sự kết hợp của nhiều nguyên nhân như: sụt lún tự nhiên vì đây là khu vực có nền đất yếu, do khai thác nước ngầm quá mức và có thể là do lượng phù sa thay đổi.
Trong những năm gần đây, hiện tượng lượng phù sa trong nước giảm là điều có thể khẳng định được.
TS Tuấn dẫn một nghiên cứu từ ĐH Quốc gia Singapore cho biết, lượng phù sa trung bình ở các trạm đo trên trục chính sông Mê Kông trước (1962 - 1992) và sau (1993 - 2000) khi có đập thủy điện Mạn Loan (Manwan) ở Trung Quốc đã suy giảm rõ rệt (xem biểu đồ). Điều này đồng nghĩa với việc nếu các đập thủy điện ở phía thượng nguồn tiếp tục được xây dựng thì ĐBSCL sẽ càng bị tác động nặng nề.
Tình trạng này cũng xảy ra phổ biến ở nhiều địa phương khác ở ĐBSCL.
Chí Nhân

Nguy cơ mất các bãi biển đẹp nhất Việt Nam

Cửa Đại, một trong những bờ biển đẹp nhất Việt Nam có nguy cơ biến mất bởi hiện tượng xói lở diễn ra ngày càng nghiêm trọng, trong khi các giải pháp đưa ra chưa hiệu quả. Các bãi biển khác cũng trong tình cảnh tương tự.
Nằm cách đô thị cổ Hội An 5 km về phía Đông, Cửa Đại là bãi tắm đẹp của tỉnh Quảng Nam và được bầu chọn là một trong 20 bãi biển đẹp nhất thế giới. Bãi tắm này rộng khoảng vài chục ha với dải cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng nhỏ và luôn được mặt trời chiếu sáng. Tuy nhiên, hơn 3 km bờ biển Cửa Đại đang bị sạt lở nặng nề, một số khách sạn, khu nghỉ dưỡng trước kia xây cách mép nước khoảng 150 mét giờ đây biển đã tiến sát công trình. Một số dự án xây dựng dang dở phải bỏ hoang.
Để bảo vệ đất đai và các công trình, tất cả khách sạn, khu nghỉ dưỡng tại Cửa Đại đã phải xây kè bảo vệ bờ. Nhưng các kè này đang phát huy rất ít tác dụng, thậm chí còn tác động xấu tới cảnh quan chung. Thành phố Hội An đang sử dụng giải pháp đóng cừ lá sen (cừ thép) để ngăn xói lở. Các chuyên gia cảnh báo nếu không có giải pháp thích hợp, xói lở có thể sẽ làm mất toàn bộ dải đất ven biển của Hội An nói chung và bãi biển Cửa Đại nói riêng.
hiều ngôi nhà chòi tại các khu nghỉ dưỡng bị sóng biển đánh sát vào tận móng.
Nước biển ngày càng lấn sâu vào đất liền ở Hội An khiến nhiều ngôi nhà chòi tại các khu nghỉ dưỡng bị đổ sụp. Ảnh: Tiến Hùng.
Các bãi biển ở Phú Yên những năm gần đây cũng luôn trong tình trạng báo động về xói lở. Xóm Rớ (phường Phú Đông, TP Tuy Hòa) là nơi thường xuyên bị triều cường và nước biển xâm thực. Cách đây ít hôm hiện tượng này tái diễn. Dù không gây thiệt hại về người, nhưng sóng biển đã "gặm" vào đất liền hàng trăm mét, đánh sập hàng chục mét kè chắn sóng bằng đá hộc, đe dọa an toàn của nhiều hộ dân.
Khoảng giữa tháng 10 năm nay, triều cường xuất hiện ở khu vực trên với những cột sóng cao 3-4 mét, đánh sập toàn bộ nhà anh Trương Tấn Hùng; làm sập tường hàng chục nhà dân ven biển và một cơ sở sản xuất tôm giống; gần 200 mét đường Đinh Tiên Hoàng bị cát biển bồi lấp dày hơn 50 cm.
Năm ngoái, Phú Yên đã đầu tư 12 tỷ đồng xây dựng kè chống xói lở bờ biển với chiều dài gần 700 mét để cứu hàng trăm hộ dân. Nhưng ngay khi xây xong, kè này bị sóng biển đánh sập. Mới đây, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình kè chống xói lở ven biển khu vực này, với tổng đầu tư là 151 tỷ đồng. Biện pháp đưa ra là kè áp mái kết hợp với hệ thống mỏ hàn, đỉnh kè kết hợp làm đường giao thông, chân kè bằng cấu kiện bê tông đúc sẵn kết hợp đổ đá.
Cửa Đại (Quảng Nam), Phú Yên là điển hình chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của xói lở biển. Nhiều nơi khác ở miền Trung, biển đã lấn sâu vào đất liền gần 100 mét như Bình Định, Khánh Hòa, Đà Nẵng.
Theo Viện nghiên cứu biển và hải đảo thì miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận - nơi sở hữu những bãi biển đẹp, có giá trị kinh tế cao - lại bị xói lở mạnh. Khu vực này dài 1.765 km, trong đó tổng chiều dài đường bờ biển bị xói lở là 392 km, trung bình cứ 6 km thì có một đoạn bị xói lở.
"Những năm gần đây, tình hình xói lở bờ biển miền Trung ngày càng phức tạp do thiếu hụt nguồn cung cấp cát từ các cửa sông, lượng cát bồi vào mùa hè không đủ bù đắp lượng cát xói lở vào mùa đông", tiến sĩ Vũ Thanh Ca, Viện trưởng Viện nghiên cứu biển và hải đảo nói.
ũi Cà Mau có nguy cơ& biến mất do xâm thực từ biển,
Mũi Cà Mau có nguy cơ biến mất do xâm thực từ biển. Ảnh: Vũ Thành Ca.
Không chỉ miền Trung, xói lở biển cũng đang xảy ra tại nhiều địa phương ở miền Bắc và miền Nam. Gò Công Đông (Tiền Giang) là trường hợp điển hình. Trước kia, một số khu vực ven biển có rừng ngập mặn ở cách đê biển hiện nay tới 800 mét, nhưng mấy chục năm gần đây xói lở bờ biển đã làm toàn bộ rừng ngập mặn bị đổ xuống biển và ở một số vị trí, biển đã tiến sát vào chân đê. Tốc độ biển tiến trung bình hàng năm khoảng 30 mét. Dù địa phương đã xây dựng kè bảo vệ bờ với chiều dài trên 3 km và hàng năm các đoạn kè này được tu bổ nhưng nhiều đoạn bờ vẫn đang xảy ra xói lở, gây sạt lở kè.
Bờ biển bán đảo Cà Mau dài 254 km thường chịu ảnh hưởng của cả chế độ thủy triều biển Đông và Tây (vịnh Thái Lan). Từ xa xưa, mũi Cà Mau là nơi có tốc độ bồi tụ lớn nhất, tạo ra dáng vẻ uyển chuyển của phần lãnh thổ đất liền Việt Nam. Có nhà khoa học từng nói quá trình bồi tụ sẽ biến Cà Mau thành dải đất chắn (barrier) một phần vịnh Thái Lan, và với tốc độ bồi như vậy nó sẽ nối với bán đảo Malaysia.
Nhưng hiện bán đảo Cà Mau đối diện với hiểm họa xói lở bờ biển và sạt lở hai bờ sông, cùng hiện tượng sụt lún mặt đất tự nhiên không đều trên toàn bộ diện tích. Tốc độ xói/sạt lở khu vực này trung bình từ 25 đến 50 mét mỗi năm, nghiêm trọng nhất là các đoạn bờ biển Gành Hào - Hố Gùi (huyện Đầm Dơi), Cửa Lớn - cửa Ông Trang. Kè biển kiên cố đang được xây dựng để bảo vệ mũi Cà Mau.
Xói lở và bồi tụ được cho là thiên tai nặng nề nhất ở dải ven biển. Việt Nam hiện có khoảng 1/5 chiều dài đường bờ biển bị xói lở với tốc độ từ vài mét tới hàng chục mét mỗi năm và hiện tượng này có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Xói lở biển sẽ ảnh hưởng đến các công trình ven bờ và hoạt động dân sinh, kinh tế ven biển, biến đổi cảnh quan môi trường. Đặc biệt, nó còn làm vỡ đê kè, gây ngập lụt trên diện rộng, dẫn đến thiệt hại nặng nề về tính mạng, tài sản.
Hương Thu

Rừng tàn, biển tiến


Đê biển bê tông ở phường Nhà Mát (TP Bạc Liêu) biến rừng ngập mặn ven biển chỉ còn những vạt lơ thơ ngoài đê.

Biển lùi
Trung tuần tháng 5-2012, chúng tôi đi cùng đoàn chuyên gia của Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên nước khảo sát rừng ngập mặn và đê biển ở ĐBSCL.
Huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) nằm trên hòn cù lao lớn nhất và cuối cùng của sông Hậu, một mặt giáp với biển Đông. Nơi bờ biển, huyện cách tỉnh Trà Vinh phía đông bắc bởi cửa Định An, còn phía tây nam cách huyện khác của tỉnh Sóc Trăng bởi cửa Trần Đề.
Trưởng phòng TN-MT huyện Cù Lao Dung Trần Kim Chưởng cho biết: “Xã An Thạnh Nam giáp biển mỗi năm được bồi thêm khoảng 50 ha”. Ông Chưởng nói thêm, trong lúc xã An Thạnh 1 của huyện ở đầu trên cùng cù lao, dăm năm nay mỗi năm lại bị xói lở mất 1.000-2.000 m2 ruộng vườn.
“Sông Mê Công đang diễn biến phức tạp từ khi có đập thủy điện ngăn dòng chính ở thượng nguồn”, nhận xét của Thạc sỹ Nguyễn Hữu Thiện, Chuyên gia tư vấn độc lập, Thành viên nhóm Đánh giá môi trường chiến lược 12 dự án thủy điện dòng chính Mê Công.
Đất của xã An Thạnh Nam mỗi năm rộng thêm, nhờ giữ được 1.200 ha rừng bần phòng hộ ven biển. Nếu tính cả rừng bần phòng hộ ở xã An Thạnh 3 kế bên, mênh mông bãi biển nơi đây hút mắt một vẻ đẹp hoang sơ kỳ thú.
Người dân địa phương cho biết, phía đuôi cù lao, mấy năm nay xuất hiện cả vạn con dơi quạ, dơi ngựa, tín hiệu môi trường được cải thiện tốt.
Trong lúc đó, xuôi phương nam đến tỉnh Bạc Liêu tiếp theo, tình hình không được như thế. Rừng phòng hộ ở tỉnh Bạc Liêu, so với 3 năm trước đã giảm gần 10%, hiện còn khoảng 4.600 ha; nếu chia đều cho 56 km bờ biển của tỉnh thì chỉ được một dải lơ thơ không còn khả năng bảo vệ bờ biển. Nhưng có nơi rừng còn dày 1,3 km. Nhiều nơi rừng không còn.
Khu vực phường Nhà Mát (TP Bạc Liêu), trước đây mênh mông rừng ngập mặn. Đê biển đầu tiên, nay như đường phố có nhà cửa đông đúc. Đi về phía biển 1-2 cây số, gặp đê thứ hai, vài chục năm trước còn đường đất chạy giữa rừng hoang sơ, nay đã được tráng nhựa, hai bên san sát ao nuôi tôm. Tiếp tục tiến ra biển chừng 1 km, gặp con đê biển thứ ba, nhiều đoạn xây bằng bê tông đứng trơ trọi trước biển.
Ông Nguyễn Kim Huỳnh, 49 tuổi, một vợ 5 con ở phường Nhà Mát, đẩy te bắt tôm cá trên biển, chỉ đoạn đê bê tông ở ấp Giồng Nhãn đứng trơ trọi trước biển, nói, đê đã bể mấy lần do không chịu được sóng.
Ông kể, vào mùa gió chướng, sóng biển cao hơn đê hàng mét “đập không gì chịu nổi”. Trước đây bờ biển nhiều rừng thì nhiều tôm cá, nay ít rừng, mỗi ngày chỉ kiếm được trên dưới trăm ngàn đồng.
Tiến sĩ Dương Văn Ni, giảng viên Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Đại học Cần Thơ, nói, rừng ngập mặn mà chỉ còn vài đám lơ thơ ngoài đê thì sẽ biến mất.
Tiến sỹ Ni giải thích, rừng ven biển là một hệ thống thực vật hỗn hợp đa dạng liền mạch sống theo diễn thế từ cao xuống thấp, có khả năng tiến và lùi, đê bê tông đã làm đứt mạch sống và chặn mất đường lùi của rừng.
Đê ở Gành Hào kéo nhà dân ra cùng đứng trơ trọi trước biển. Ảnh: Sáu Nghệ.

Biển tiến
Con sông Gành Hào, đoạn ngăn cách tỉnh Bạc Liêu với tỉnh Cà Mau, dài khoảng 50 km, đổ ra biển làm nên cảng cá Gành Hào tấp nập tàu thuyền. Non trăm năm trước, hai bên cửa Gành Hào chủ yếu là rừng hoang “Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua”.
Bài hát “Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang” của Vũ Đức Sao Biển có câu: “Gành Hào ơi, nửa đêm ai hát lên câu hoài lang/Vầng trăng nghiêng xuống trên vạt rừng tràm (…) Rừng nước mênh mông đêm Gàng Hào chợt thương nhớ ai”. Nay rừng hầu như không còn.

Ông Nguyễn Văn Bé ở ấp 1, thị trấn Gành Hào (Đông Hải, Bạc Liêu) kể chuyện dâu bể xảy ra trước mắt ông. Ông Bé sống ở thị trấn Gành Hào từ năm 1970, đã phải chuyển nhà nhiều lần vì bờ sông sạt lở: “Họng cửa Gành Hào ngày trước ngoài đó, có nguyên ấp 1 nhưng đã bị xói lở hết trơn rồi, xói lở mạnh nhất là từ cơn bão số 5, năm 1997.
  Có lẽ đã kết thúc thời kỳ biển lùi, mà theo dấu vết để lại thì có lúc hầu hết ĐBSCL hiện nay chìm trong nước biển. Đang bắt đầu thời kỳ biển tiến, sẽ nhấn chìm trở lại nhiều vùng đất ven biển
Tiến sỹ Dương Văn Ni
Chỗ tôi đang ở đây, trước gọi là ấp 2, có 3 dãy nhà cũng bị xói lở mất 2 dãy khoảng 100 căn. Khi bị xói lở, dân ấp 1 phải dời sâu vô bên trong nữa và ấp 2 cũ được đổi thành ấp 1 bây giờ”.
Sau đợt xói lở dữ dội, cửa biển Gành Hào được xây dựng con đê bê tông, vòng từ ngoài bờ biển vào theo bờ sông, gọi là “lá chắn bảo vệ thị trấn”. Ông Bé nói, trước mắt thấy cũng được bảo vệ an toàn nhưng lâu dài thì không biết thế nào. Nhà ông Bé sát bên đê, vào mùa gió chướng sóng biển cao hơn mặt đê 1-2 m đổ ầm ầm vào cửa nhà.
Cuối năm 2011, nước biển dâng cao ở tỉnh Bạc Liêu được đánh giá là “bất thường”, kèm theo sóng to đã làm chìm ngập cảng cá Gành Hào, cô lập hàng trăm hộ dân.
Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Bạc Liêu, đỉnh triều cường tại cửa biển Gành Hào sáng 31-10-2011 là 2,14 m, vượt báo động ba 0,14 m, cao nhất trong vòng hơn 20 năm qua.
Tiến sỹ Lê Anh Tuấn ở Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, Đại học Cần Thơ, nói các nghiên cứu đã khẳng định, nước biển còn tiếp tục dâng cao trong rất nhiều năm tới.
Mỏng mảnh thân đê
Cuộc hội thảo “Tham vấn định hướng chiến lược phát triển bền vững vùng ĐBSCL trong bối cảnh biến đổi khí hậu” do Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ tổ chức ngày 30-4 tại Cần Thơ, cũng đặt việc nâng cấp đê biển là một giải pháp khẩn cấp. Các địa phương có biển ở ĐBSCL đều đang đặt kỳ vọng vào đê biển để chống lại nước biển dâng, hạn chế tổn thất do biến đổi khí hậu.
Vùng ven biển ĐBSCL chịu tác động rất mạnh của biến đổi khí hậu, và hậu quả còn nhân lên nếu khi dòng chính sông Mê Công bị đắp loạt đập thủy điện.
Những con đập đã xuất hiện trong các dự án mà chưa có cách gì ngăn cản sẽ hiện diện trong thực tế. Tăng xâm nhập mặn, lũ lụt, cạn kiệt phù sa đi kèm xói lở và giảm nguồn lợi thủy sản là những hậu quả dự đoán được.
Tất cả những điều đó càng làm cho bờ biển dịch chuyển liên tục, không đứng yên. Xây nhiều đê biển bằng bê tông để muốn bắt bờ biển đứng yên là không thể, mà còn làm chết bờ biển như đã làm chết rừng.
Các chuyên gia của Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên nước cho rằng, cần coi trọng đê biển nhưng để ứng phó với biến đổi khí hậu phải coi trọng nhiều giải pháp, sử dụng giải pháp hỗn hợp mới có hiệu quả.
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn nói, các địa phương phải đánh giá hiện trạng, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp khả thi, “chỉ tập trung đê biển, loại bỏ các giải pháp khác sẽ không thành công”.
Tiến sỹ Dương Văn Ni đặt vấn đề trực tiếp, làm đê biển nhưng không xem nhẹ rừng: “Ở những nơi phải lựa chọn giữa rừng ngập mặn và đê biển, theo tôi nên ưu tiên giữ rừng”.
Rừng là khu đệm bảo vệ đất và bảo vệ cả đê biển, cốt lõi sức sống của biển, yếu tố quyết định tài nguyên phong phú biển, các chuyên gia kết luận, nếu mất rừng thì sinh kế của người dân ven biển cũng mất.
Cần có giải pháp chống biển xâm thực khu dân cư
BT- Những năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền thành phố Phan Thiết luôn quan tâm đến vấn đề chống biển xâm thực tại các khu dân cư ven biển, nhất là khu dân cư khu phố 5, phường Đức Long và thôn Tiến Đức xã Tiến Thành, nên đã có nhiều hoạt động, dự án xây kè chắn sóng biển, giúp dân di dời chỗ ở ổn định cuộc sống… nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra. Hiện dự án kè chắn sóng Đức Long đang được khẩn trương thi công nên tình trạng xâm thực của biển đã được hạn chế. Nhưng khu vực thôn Tiến Đức, xã Tiến Thành người dân đang lo ngại sóng biển xâm thực làm hư hại nhà cửa, tài sản của các hộ dân ven biển.
Biển xâm thực làm hư hỏng nhà dân
Trước tình hình trên, UBND thành phố Phan Thiết đã chỉ đạo phòng kinh tế phối hợp với đơn vị thi công tiếp nhận các túi vải còn thừa từ dự án kè mềm Đồi Dương do Văn phòng Ban quản lý PCLB và TKCN tỉnh bàn giao. Trong năm 2013, TP Phan Thiết đã triển khai thi công và hoàn thành kè tạm chống biển xâm thực với chiều dài hơn 200 m tại khu vực xung yếu của thôn Tiến Đức, xã Tiến Thành. Mặt khác, UBND thành phố Phan Thiết đã chỉ đạo xã Tiến Thành phối hợp với các đơn vị liên quan có kế hoạch và dự trù số lượng bao, bạt, cây…để chủ động gia cố các khu vực xung yếu, ứng phó kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra trong mùa mưa bão, hoặc khi gió đông bắc thổi mạnh. Tuy nhiên, về lâu dài, UBND thành phố Phan Thiết đã chỉ đạo phòng kinh tế phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch đăng ký ghi vốn trình tỉnh, trung ương để xây dựng kè chống biển xâm thực tại thôn Tiến Đức, xã Tiến Thành với chiều dài 1.500 m từ chương trình ứng phó biến đổi khí hậu.
NhẬt BẢo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét