Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

TIẾU LÂM KIM CỔ 103

(ĐC sưu tầm trên NET)

Châu Đốc thu hồi văn bản cấm bình luận, like, chia sẻ trên Facebook

Nhiều ý kiến cho rằng, văn bản cấm nhân viên, giáo viên, học sinh bình luận trên Facebook do phòng giáo dục TP Châu Đốc của tỉnh An Giang ban hành đã vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân. (Hình minh họa/Internet)
Nhiều ý kiến cho rằng, văn bản cấm nhân viên, giáo viên, học sinh bình luận trên Facebook do phòng giáo dục TP Châu Đốc của tỉnh An Giang ban hành đã vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân. (Hình minh họa/Internet)
UBND TP Châu Đc (An Giang) đã thu hi văn bn cm nhân viên, giáo viên, học sinh bình lun trên Facebook do Phòng Giáo dc ca tnh ban hành trước đó.  
Liên quan tới vụ việc 3 cá nhân bị kỷ luật, phạt 5 triệu đồng vì bình luận chê bai lãnh đạo tỉnh An Giang trên Facebook, Phòng giáo dục TP Châu Đốc (An Giang) đã có văn bản cấm cấm nhân viên, giáo viên, học sinh bình luận, thích (like), chia sẻ (share) một số nội dung khi sử dụng mạng xã hội Facebook.
Văn bản số 1192 ra ngày 2/11/2015 yêu cầu: “Khi tham gia mng xã hi, nghiêm cm các cá nhân bình lun, thích (like), chia s (share), đăng ni dung các vn đ liên quan đến chế đ chính sách, chính tr, tôn giáo, phn đng, chng phá chính quyn, làm nh hưởng uy tín cá nhân người khác.
“T chc kim tra, giám sát cán b, công chc, viên chc không được s dng gi hành chính đ lên mng xã hi phc v cho nhu cu gii trí cá nhân”, theo nội dung văn bản.
Văn bản số 1192 của Phòng GD-ĐT Châu Đốc. (Nguồn: phapluattp.vn)
Văn bản số 1192 của Phòng GD-ĐT Châu Đốc. (Nguồn: phapluattp.vn)
Đến chiều ngày 21/11, ông Trần Quốc Tuấn – Phó chủ tịch UBND TP Châu Đốc (tỉnh An Giang) cho biết, đã quyết định thu hồi văn bản do Phòng GD&ĐT TP Châu Đốc ban hành gây tranh cãi nói trên, nhưng cho biết “nếu cn thì thay đi bng văn bn khác vi câu t đúng chuyên ngành và quy đnh ca pháp lut“, theo thông tin từ News Zing.
Nhiều ý kiến cho rằng, quy định trên đã vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do cá nhân đang được pháp luật bảo vệ.
Hiến pháp quy đnh người dân có quyn t do ngôn lun, tt nhiên ai cũng phi t biết điu chnh hành vi ca mình sao cho phù hp pháp lut. Trong khi Điu 5 Ngh đnh 72/2013 ca Chính Ph đã quy đnh rõ các hành vi b cm khi tham gia mng Internet. Trong đó không đ cp đến vn đ chế đ chính sách xã hi.
Như vy, vic Phòng GD&ĐT TP Châu Đc yêu cu như trên là hn chế quyn công dân ca nhng đi tượng chu tác đng bi văn bn đó (…)“, luật sư Phan Ngọc Nhàn – Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk cho hay trên báo Pháp luật TP.HCM.
Luật sư Nguyễn Tấn Thi (Văn phòng luật sư Hoa Sen, Sài Gòn) nhận định văn bản này đã xâm phạm quyền tự do ngôn luận.
Nếu hiu văn bn này ch đ áp dng ni b cũng không đúng vì ni quy ch có giá tr đi vi vic thc hin công vic ca cơ quan, t chc. Trong khi đây là đang cm công dân thc hin nhng quyn liên quan đến vn đ chung ca xã hi mà mi công dân điu có quyn t do ngôn lun“, luật sư Thi cho hay.
Khi văn bản được công bố, một giáo viên nói trên báo Một Thế Giới: “Nhng vn đ như chính tr thì tôi chp nhn, nhưng riêng v chế đ, chính sách, chng l tôi b n lương cũng không được nêu bc xúc? Làm giáo viên kh vy?”.
Một độc giả bày tỏ: “Chưa bao gi thy vn đ dân quyn được đưa ra bình lun tích cc như bây gi! Không th cm tiếng nói ca người dân. Chính quyn phi tha nhn thc tế & sa đi ch không th c đi mãi li mòn bưng bít thông tin như my chc năm đã qua!
Phan A tng hp

Like Facebook chê Chủ tịch UBND tỉnh ‘nhìn kênh kiệu’, bị phạt 5 triệu đồng

Đăng và like bình luận chê Chủ tịch UBND tỉnh nhìn kênh kiệu, 3 cá nhân bị xử phạt. (Ảnh minh họa/Internet)
Đăng và like bình luận chê Chủ tịch UBND tỉnh nhìn kênh kiệu, 3 cá nhân bị xử phạt. (Ảnh minh họa/Internet)
Đăng và like bình luận chê Chủ tịch UBND tỉnh nhìn kênh kiệu, ba cá nhân bị xử lý, trong đó có 2 người bị xử phạt hành chính mỗi người 5 triệu đồng.
Bà Lê Thị Thùy Trang – Tổ trưởng tổ chuyên môn Ngữ văn Trường THPT Long Xuyên (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) và ông Huỳnh Nguyễn Huy Phúc – nhân viên Điện lực An Giang bị phạt mỗi người 5 triệu đồng vì chê Chủ tịch UBND tỉnh “nhìn cái mặt kênh kiệu” trên Facebook, theo báo Tuổi Trẻ đưa tin.
Theo thông tin được biết, sau khi đọc báo có nội dung Thanh tra Chính phủ đề nghị kiểm điểm Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, bà Trang đã tải lại thông tin này lên trang Facebook cá nhân rồi viết bình luận chê Chủ tịch UBND tỉnh: nhìn cái mặt kênh kiệu… Từ đó, nhiều người, trong đó có ông Phúc cũng vào bình luận và like trên Facebook của bà Trang.
Theo ông Trương Minh Thuần – Giám đốc Sở TT-TT tỉnh An Giang: “Hành vi của bà Trang và ông Phúc vi phạm truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin nhằm xúc phạm uy tín danh dự người khác”. Theo đó, bà Trang và ông Phúc, mỗi người bị phạt 5 triệu đồng vì vi phạm trong lĩnh vực Bưu chính tần số viễn thông công nghệ thông tin và tần số vô tuyến.
Người thứ ba có liên quan tới vụ việc là bà Phan Thị Kim Nga – Phó Văn phòng Sở Công thương, vợ của ông Phúc. Bà Nga cho biết, bà không trực tiếp sử dụng tài khoản của mình, mà sử dụng tài khoản của chồng bà là ông Phúc để like theo nên bà Nga không bị phạt tiền.
Cùng với việc xử phạt hành chính, cả 3 người đều bị xử lý kỷ luật tại đơn vị. Trong đó, bà Trang bị Trường THPT Long Xuyên khiển trách, ông Phúc bị phê bình trong toàn đơn vị điện lực nơi ông đang làm việc, còn bà Nga bị điều chuyển công tác khác.
Dư luận nói gì?
Sau khi thông tin vụ việc, có nhiều luồng ý kiến cho rằng, nếu cân nhắc xem xét kỹ thì mức độ vi phạm thì 3 người trên chưa đáng bị xử lý nặng như thế, vô tình tạo thêm dư luận không tốt.
Trên báo Tri Thức Trẻ, luật sư Lê Văn Thiệp (Trưởng VP Luật sư Toàn Cầu, Hà Nội) bày tỏ quan điểm:
“Việc thể hiện quan điểm cá nhân trên các trang cá nhân như facebook là bình thường, đặc biệt trong trường hợp này thì hoàn toàn logic và bình thường.
Bởi vì bài báo được chia sẻ có nội dung thông báo về những sai phạm của Chủ tịch tỉnh trong quá trình lãnh đạo, quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh và đã để xảy ra sai phạm”.
Cũng theo luật sư Thiệp, việc đánh giá của người dân địa phương về phong thái, tư cách, lề lối làm việc chính là sự giám sát của nhân dân đối với các viên chức, công chức, đặc biệt là các chức danh trong cơ quan dân cử.
“Hành vi giám sát rất đa dạng và đó là quyền Hiến định của người dân. Ở đây có hay không tự ái cá nhân của ai đó rồi tiến hành xử phạt. Nếu đúng như thế sẽ cho thấy sự không cầu thị, cửa quyền, coi thường người dân, thiếu hiểu biết Pháp luật nghiêm trọng.
Tôi cho rằng vụ việc trên đi ngược lại với các quy định của pháp luật cũng như chủ trương đường lối của Nhà nước về việc tôn trọng quyền tự do ngôn luận, về sự giám sát của nhân dân đối với các chức danh lãnh đạo…”.
Hòa An tổng hợp
Xem thêm:

Nói xấu Chủ tịch tỉnh trên Facebook: Cá nhân bị phạt có thể khởi kiện?

VOV.VN - Vợ chồng cô giáo Trang có quyền khởi kiện quyết định xử phạt hành chính của đoàn thanh tra chuyên ngành.

Mấy ngày qua dư luận xã hội xôn xao về quyết định xử phạt hành chính của Đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Thông tin-Truyền thông An Giang về hành vi vi phạm các qui định trong lĩnh vực Internet đối với vợ chồng cô giáo Lê Thị Thùy Trang và chồng là ông Nguyễn Huy Phúc với mức xử phạt là 5 triệu đồng.
Dư luận đang băn khoăn rằng, ông Chủ tịch tỉnh không chỉ đạo thuộc cấp xử lý hành chính những vị “nói xấu ông trên mạng” liệu có phải cấp dưới vì quá “sốt sắng” bảo vệ uy tín cho cấp trên mà quá vội vàng dẫn đến cẩu thả trong việc áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính?
Phân tích rõ hơn về các văn bản được cơ quan chức năng ngành Thông tin – Truyền thông tỉnh An Giang đưa ra, Luật sư Nguyễn Đăng Quang (Văn phòng Luật sư Đăng Quang và Cộng sự) phân tích: “Biên bản vi phạm hành chính ghi bà Lê Thị Thùy Trang vi phạm điều 5, khoản 1, điểm g Nghị định số 72/2013 NĐ-CP ngày 15/7/2013 về quản lý, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.
Quyết định xử phạt hành chính số 09/QĐ-XPHC ngày 16/10/2015 căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 1/7/2013?1 (thực tế không có luật này) và áp dụng điểm g, khoản 3 điều 66 Nghị định 174/2013 NĐ-CP ngày 13/11/2013”.
Luật sư Đăng Quang phân tích rõ hơn: Căn cứ biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính của đoàn thanh tra thấy biên bản nêu “hành vi vi phạm là vi phạm qui định về quản lý, sử dụng dịch vụ internet và thông tin mạng”. Nhưng quyết định xử phạt hành chính thì lại xử về hành vi “cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ sử dụng thông tin số”. Vậy hành vi đăng tải lên Facebook, like, câu like có phải là sử dụng thông tin số? Nếu hành vi đăng trên trang cá nhân Facebook là sử dụng thông tin số thì qui định ở đâu? Nếu không thì phải giám định xem cô giáo Trang có sử dụng thông tin số để đăng tải bình luận: “Ông chủ tịch này có cái mặt kênh kiệu, xa lánh dân nhất trong các đời chủ tịch”. Đây là ý kiến nhận xét cá nhân của một công dân trong tỉnh đối với người đứng đầu cơ quan Hành chính nhà nước của tỉnh mình. Nhận xét này mang tính cảm nhận chủ quan của cá nhân bà Trang đối với ông Chủ tịch chứ không phải với cá nhân ông Vương Bình Thạnh. Cảm nhận này không mang thông tin đe dọa, quấy rối, xuyên tạc hay xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân ông Chủ tịch cũng như cá nhân ông Vương Bình Thạnh. Theo đó, nó không gây hậu quả làm mất uy tín, danh dự cá nhân ai cả. Vậy hành vi đăng tải nội dung trên không có lỗi nên không cấu thành hành vi vi phạm hành chính, nhất là hành vi sử dụng thông tin tần số. “Mặt kênh kiệu, xa dân nhất”… chỉ là cảm nhận mơ hồ không cân đo, đong đếm được và chưa có qui định trong văn bản qui phạm pháp luật nào cả.
noi xau chu tich tinh tren facebook: ca nhan bi phat co the khoi kien? hinh 0
Thông tin xử lý vụ việc được đăng tải trên cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang
Đoàn thanh tra xử phạt 5 triệu đồng có quá thẩm quyền?
Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính qui định thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ được xử phạt đến 500.000 đồng.
Đối chiếu với các qui định của pháp luật, vợ chồng cô giáo Trang nếu thấy bị oan và không đồng đồng ý với quyết định xử phạt hành chính của Đoàn thanh tra Sở Thông tin-Truyền thông tỉnh An Giang thì có quyền khiếu nại đến Giám đốc Sở Thông tin – Truyền thông tỉnh An Giang hoặc có quyền khởi kiện quyết định xử phạt hành chính của đoàn thanh tra chuyên ngành. “Chúng tôi tin rằng, các luật sư đồng nghiệp sẽ sẵn sàng đồng hành cùng vợ chồng cô giáo Trang trong việc tìm kiếm lẽ phải” – Luật sư Đăng Quang nói./.
Luật sư Đăng Quang

Thái Bình: Không tập thể dục sau giờ làm việc, nhân viên bị phạt tiền

Nhiều nhân viên nữ phản ứng vì sau giờ làm việc phải chợ búa, đón con, cơm nước..., nếu không tập thể thao sẽ bị phạt 15.000 đồng/buổi.


 


Khách đến Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình dễ dàng nhìn thấy bảng “Những quy định đối với cán bộ, viên chức, nhân viên cơ quan”, trong đó có nêu hết giờ làm việc, cán bộ, nhân viên tham gia thể dục thể thao.
Quy định trên có từ hơn một năm nay, địa điểm tập thể dục thể thao là ở tầng 3 tòa nhà trụ sở Trung tâm. Nhân viên không tập sẽ bị phạt 15.000 đồng/buổi.
khong-tap-the-duc-sau-gio-lam-viec-nhan-vien-bi-phat-tien
Nội quy của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thái Bình. Ảnh: Nhật Quang
Khẳng định tập thể dục thể thao tốt cho sức khỏe, giúp người đẹp hơn, nhưng nhiều người cho rằng không phù hợp với nhân viên nữ. "Đã là quy định thì ai cũng phải làm theo, vướng con nhỏ hay ốm đau cũng phải tập. Trừ khi ốm đến mức có giấy tờ của bệnh viện, còn không cứ bỏ tập là bị phạt 15.000 đồng/buổi. Công đoàn cơ quan sẽ thu tiền phạt”, một nữ nhân viên kể.
Chị này cho biết thêm, công việc văn phòng khá nhiều, có hôm phải mang hồ sơ về nhà làm đêm. Đàn ông thường chẳng ai ý kiến gì, có thể chơi thể thao đến 19-20h, nhưng phụ nữ còn chợ búa, cơm nước, đón con cái, giặt giũ... "Tan làm, chúng tôi vắt chân lên cổ cũng không hết việc, giờ lại phải tập thể dục, mệt đến không thở được”, nhân viên này than thở.
Theo bà Cao Thị Hải, Phó chủ tịch tỉnh Thái Bình, quy định hết giờ làm việc tham gia tập thể thao có thể là quy chế hoạt động công đoàn cơ quan đưa ra. Các công đoàn viên thỏa thuận, thống nhất cùng thực hiện. "Tuy nhiên, nếu Trung tâm chỉ khuyến khích nhân viên tập thể dục để rèn luyện, nâng cao sức khỏe thì tốt. Còn bắt buộc thực hiện, hoặc phạt là không được”, bà Hải khẳng định.
Lãnh đạo tỉnh Thái Bình nhấn mạnh sẽ xác minh thông tin trên để sớm có biện pháp xử lý.
Theo Nhật Quang - VnExpress

'Quy định CSGT không mang quá 100.000 đồng là buồn cười'

"Chẳng lẽ ngành công an không còn cách nào kiểm soát tiêu cực nên mới đưa ra quy định như vậy. Nếu ...

"Chẳng lẽ ngành công an không còn cách nào kiểm soát tiêu cực nên mới đưa ra quy định như vậy. Nếu cảnh sát nhận hối lộ nhưng thông qua cô hàng nước giữ dùm thì sao", đại biểu HĐND TP HCM Võ Văn Sen lên tiếng.
> CSGT TP HCM không được mang quá 100.000 đồng

Theo ông Võ Văn Sen, quy định trên sẽ gây khó khăn cho người làm nhiệm vụ giao thông. Chẳng hạn, khi anh cảnh sát chẳng may bị hỏng xe giữa đường thì đành chịu vì số tiền 100.000 ngàn chỉ đủ ăn uống, đổ xăng…
"Quy định này hơi buồn cười, giống như ngày xưa cấm lực lượng công an uống rượu thì họ về nhà đóng cửa trước, uống phía sau. Giờ cảnh sát vẫn nhận hối lộ nhưng thông qua cô hàng nước giữ dùm thì cũng không có gì khó khăn. Chẳng lẽ ngành công an không còn cách nào để kiểm soát cảnh sát tiêu cực nên mới đưa ra quy định như vậy" ông Sen nói.
Ông Lâm Thiếu Quân, đại biểu HĐND cũng cho rằng, biện pháp này hoàn toàn không khả thi và không thể đạt được mục đích. Ông Quân đưa ra dẫn chứng, trước đây khi có tình trạng nhân viên của các trạm thu phí ở Bình Dương ăn bớt tiền, người ta cũng đã nghĩ ra việc may túi của nhân viên thu phí dính chặt lại để họ khỏi dấu tiền thu được nhưng không hiệu quả.
Quy định của ngành công an thành phố bị đánh giá là không khả thi. Ảnh: Quốc Thắng.
Quy định của công an thành phố bị đánh giá là không khả thi. Ảnh: Quốc Thắng.
"Tôi nghĩ quy định 100.000 đồng này cũng là phiên bản mới của việc may túi như trên mà thôi, chẳng giải quyết được gì. Thêm nữa, việc này ảnh hưởng tới cá nhân mỗi chiến sĩ CSGT", ông Quân nêu quan điểm.
Theo ông Quân, lập luận 100.000 là đã đủ để các CSGT ăn sáng, uống nước không thuyết phục. CSGT ngoài việc thực hiện pháp luật, công vụ thì họ cũng là một công dân bình thường. Họ vẫn phải có những khoản chi tiêu, sinh hoạt. Nếu chỉ đem theo 100.000 trên người khi gặp sự cố như hỏng xe thì tiền đâu để sửa?
Cũng theo ông Quân, chuyện cấm CSGT không được sử dụng điện thoại trong khi làm nhiệm vụ cũng không đúng. "CSGT đang làm nhiệm vụ mà cần đồng nghiệp hỗ trợ, hoặc gặp tình huống nguy hiểm cần giúp đỡ thì sẽ giải quyết thế nào trong khi bộ đàm chưa trang bị đầy đủ?", ông Quân thắc mắc.
Ngoài lo ngại về tính khả thi của biện pháp này, các đại biểu HĐND cũng đóng góp những giải pháp mong có thể giải quyết tận gốc rễ tiêu cực của CSGT.
Ông Lê Trương Hải Hiếu cho rằng, ngoài việc tăng cường giáo dục đạo đức, về trách nhiệm, nghĩa vụ của người chiến sĩ công an thì cũng cũng cần có chính sách, chế độ đãi ngộ hợp lý hơn như về lương, thưởng... Thành phố nên cho phép CSGT được hưởng phần trăm "hoa hồng" trên biên bản xử lý như đối với thanh tra xây dựng, trật tự đô thị hiện nay được hưởng 10% cho người trực tiếp lập biên bản. Đây mới là những biện pháp căn cơ, lâu dài để giải quyết gốc rễ tình trạng tiêu cực trong CSGT.
Còn ông Lâm Thiếu Quân thì đề nghị, Công an thành phố nên thường xuyên tổ chức những đợt thanh tra, kiểm tra đột xuất khi các CSGT đang làm nhiệm vụ, nếu phạt hiện thì xử lý thật nghiêm bằng cách sa thải ngay.
Đại biểu Võ Văn Sen thì cho rằng trước mắt vẫn có thể chấp nhận quy định này nhằm hạn chế được nạn nhũng nhiễu bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Nhưng về cơ bản phải đi sâu vào cơ chế mang tính nghiệp vụ như có những hình thức kiểm tra đột xuất, bí mật bắt tại chỗ cảnh sát giao thông đang nhận hối lộ.
"Đối với những người này phải xử lý mạnh tay, nên sa thải khỏi ngành công an để làm gương. Sau đó, tuyên truyền giáo dục lực lượng, lựa chọn con người có phẩm chất đạo đức tốt vào ngành công an", ông Sen khẳng định.
Hữu Công - Tá Lâm

Nhiều loại phí vô lý, buồn cười

29/05/2015 22:40

Làm luật phải hết sức thận trọng, rút kinh nghiệm nhiều loại phí vừa qua không phù hợp, tăng gánh nặng cho dân

Sáng 29-5, Quốc hội (QH) đã thảo luận tổ về dự thảo Luật Phí và lệ phí. Nhiều đại biểu (ĐB) đề nghị Bộ Tài chính rà loại phí bảo trì đường bộ dành cho xe máy, nếu không phù hợp thực tiễn thì nên bỏ.
Đường dân làm, sao phải đóng phí?
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP HCM) kể: “Nhiều người dân than với tôi rằng họ sắm chiếc xe máy chỉ để đi chợ, đón con. Con đường họ đi ngay trong xóm, trong khu phố của mình. Mà đường đó do chính họ và cư dân xung quanh tự cắt đất, bỏ tiền ra làm. Xe họ mua, đường họ làm, sao họ phải đóng phí? Như vậy là quá vô lý!”.
Cùng quan điểm, ĐB Trương Thị Ánh (TP HCM) cho biết ĐB HĐND TP đặt rất nhiều vấn đề xung quanh việc thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy. “Muốn vận hành được xe máy, người dân phải đổ xăng mà khi mua xăng là đã trực tiếp đóng một khoản phí cho nhà nước. Nếu cứ thu thêm một khoản nữa thì sợ rằng đó là tận thu của dân” - BĐ Ánh phân tích.
Ngoài ra, ĐB Ánh cũng nêu thực tế xe máy là phương tiện gắn nhiều với đời sống và mưu sinh của người nghèo. Nhiều khi xe máy chỉ đáng giá mấy triệu đồng mà hằng năm phải đóng phí. Như vậy, cần tính đến sự hợp lý khi thu loại phí này; đồng thời đề nghị Bộ Tài chính rà soát lại các loại phí để khi ban hành phù hợp với thực tế.
ĐB Nguyễn Văn Minh (TP HCM) dẫn chứng có những loại phí không cần phải thu như phí bảo trì đường bộ. Phí này không nhiều nhưng tác động đến cả hoạt động quản lý nhà nước, đến đại bộ phận người dân bởi “đẻ” ra cả một bộ máy hoặc kiêm nhiệm nhân sự. Như vậy, chưa hẳn nhà nước đã có thêm ngân sách mà người dân lại bị thiệt thòi.
Nhiều loại phí và lệ phí quy định không rõ ràng nên cần thu là đi vận động. 10 người hết 9 người đóng thì mình cũng phải đóng. Người dân rất khó chịu. Đề nghị luật phải quy định rõ ràng, thống nhất, tuyệt đối tránh trường hợp vận động” - ông Minh kiến nghị.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (giữa): “Đường dân làm, sao phải đóng phí?” Ảnh: Phan Anh
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (giữa): “Đường dân làm, sao phải đóng phí?” Ảnh: Phan Anh

Tránh phí chồng phí
Một băn khoăn khác được nhiều ĐB nêu ra là tình trạng phí chồng phí. ĐB Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc) bày tỏ có địa phương, xã phí, phường phí, thậm chí là xuất hiện những loại phí rất vô lý. Vì vậy, dự thảo luật cần quy định rõ đối tượng điều chỉnh, thẩm quyền thu phí và lệ phí. Ngoài ra, luật nên làm rõ nguyên tắc cái nào là phí, cái nào là lệ phí, cái nào là xã hội hóa để tránh tình trạng nhập nhằng, lạm dụng để thu.
Còn ĐB Lê Đình Khanh (Hải Dương) phản ánh trong dự thảo có nhiều loại phí đọc lên thấy rất buồn cười, không thể hiểu nổi như lệ phí hoa hồng chữ ký. Để chứng minh thêm cho câu chuyện “phí chồng phí”, ĐB Khanh nói tiếp: “Khi tàu thuyền chạy trên sông thì phải đóng phí luồng lạch; vào cảng lại phải đóng thêm phí cập cảng, phí neo đậu, phí lưu trú. Nhiều phí quá! Đã nộp phí cập cảng rồi thì nên thôi phí neo đậu vì người ta vào cảng thì phải neo đậu chứ”.
Đánh giá luật này rất quan trọng và nhạy cảm vì đụng đến quyền, nghĩa vụ không chỉ nhà nước, doanh nghiệp mà còn liên quan đến nghĩa vụ của người dân, ĐB Bùi Đức Thụ (Lai Châu) lưu ý việc làm luật phải hết sức thận trọng, rút kinh nghiệm nhiều loại phí vừa qua không phù hợp, tăng gánh nặng cho dân.
Chia sẻ quan điểm này, ĐB Bùi Thanh Quyến (Hải Dương) nói việc thu phí, lệ phí là đúng nhưng nhà nước cần nghĩ rằng đó chỉ là khoản bù đắp một phần nào thôi, chứ không phải là đóng góp hết.

Không nên cào bằng phí ở các địa phương
Theo ĐB Trần Du Lịch (TP HCM), tồn tại lớn nhất của Pháp lệnh Phí và Lệ phí hiện hành là chính quyền địa phương chỉ quyết định mức thu trên danh mục, mức khung theo quy định nhưng thực tế có vùng đô thị, vùng nông thôn. Vì vậy, cần cho địa phương quyết định một số loại phí đặc quyền mà không trái với lợi ích quốc gia chứ không cào bằng các loại phí, lệ phí cho tất cả các địa phương.
Từ quan điểm trên, BĐ Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng phí và lệ phí cần được quy định “mềm”, giao quyền cho địa phương cân nhắc thu hoặc không thu và thu ở mức nào vì chỉ có địa phương mới nắm rõ được thực tế. Nếu không sẽ còn nhiều người phải đóng phí oan mà địa phương cũng không có điều kiện để điều chỉnh quản lý, thiết kế, nâng cấp đô thị.

Thế Dũng - Phan Anh

Gọi lớp trưởng là chủ tịch thì buồn cười quá!

Trong lớp có chủ tịch, phó chủ tịch thì giống… UBND chứ không phải là lớp học.

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý xây dựng dự thảo Điều lệ trường tiểu học thay thế điều lệ ban hành năm 2010. Chung quanh vấn đề này, chiều 16-7, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng dự thảo quy định một lớp có lớp trưởng, lớp phó hoặc chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản học sinh (theo hướng mô hình trường tiểu học mới - VNEN) là câu chuyện hơi buồn cười.
Đừng để các cháu đóng vai cán bộ sớm quá
GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng thông tư này đưa trẻ con vào hệ thống quan chức sớm quá, cho trẻ con đóng vai cán bộ sớm quá. Không nên trao quyền khi các em còn ở độ tuổi quá non nớt.
“Trong lớp có chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản học sinh, mỗi lớp học chia thành các ban có trưởng ban, phó ban, rồi thư ký... Cái này giống như… UBND chứ không phải là lớp học nữa. Chuyện này quá nặng nề đối với học sinh tiểu học. Các cháu tiểu học còn nhỏ lắm, đừng đưa các cháu vào hệ thống quan chức rối ren” - GS Thuyết nói.
GS Thuyết cho rằng vẫn nên giữ tên gọi lớp trưởng, lớp phó và chia thành các tổ, còn việc có tổ trưởng, tổ phó không thì để các trường tự giải quyết.
GS Thuyết đồng tình quan điểm cử các cháu là lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó thì nên luân phiên, không nên để các cháu làm mãi. Các cháu khác không có điều kiện để rèn luyện kỹ năng tổ chức, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm.
“Một cháu có khi làm lớp trưởng, lớp phó mãi thì có thể cháu đó chủ quan, dẫn đến nhiều cái không hay. Bởi trẻ nắm giữ chức vụ quá lâu sẽ quen với chức quyền, hình thành tâm lý ra oai” - GS Thuyết bình luận.
Với học sinh tiểu học, dùng những
từ lớp trưởng, lớp phó là hợp lý, gần gũi. Ảnh: HUY HÀ

Với học sinh tiểu học, dùng những từ lớp trưởng, lớp phó là hợp lý, gần gũi. Ảnh: HUY HÀ
Tuy nhiên, GS Thuyết cho rằng giáo viên nên quán triệt rõ từ đầu mỗi chức danh nắm giữ trong bao lâu để tránh tình trạng trẻ sốc khi “mất chức”.
Đồng quan điểm này, một giáo viên tiểu học ở Hà Nội (đề nghị không nêu tên) chia sẻ tên gọi chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản trong nhà trường là không gần gũi với học sinh. “Từ trước tới nay, từ lớp trưởng, lớp phó giản dị, dễ hiểu, gần gũi với học sinh, chỉ đúng chức năng vai trò của lớp trưởng, lớp phó trong một lớp học. Chủ tịch là từ chỉ những vị trí ở ngoài xã hội. Dùng những từ này có thể tạo cho học sinh tâm lý chức tước, quyền hành ngay từ nhỏ” - giáo viên này nói.
Tuy nhiên, TS Vũ Thu Hương, khoa Giáo dục tiểu học Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, lại đồng tình với cách gọi chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản. Theo bà Hương, chức danh này giúp các cháu tự tin, mạnh dạn và làm được nhiều việc hơn. Nếu lớp trưởng, chỉ đơn thuần kiểm soát các bạn, mách cô thì chủ tịch giúp trẻ làm được nhiều việc hơn về ý thức tự quản, đánh giá các bạn.
35 học sinh/lớp có khả thi?
Theo dự thảo Điều lệ trường tiểu học, quy định lớp học chỉ có tối đa 35 học sinh. Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, nhiều ý kiến đồng tình với quy định này. GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng đưa ra quy định như vậy thì mới có điều kiện để đổi mới phương pháp dạy học và tiến tới là thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa.
“Tôi nghĩ lớp học cứ 50-60 học sinh không thể nào thay đổi được phương pháp dạy học, mà vẫn phải sử dụng phương pháp truyền thụ một chiều theo kiểu đọc chép. Tuy nhiên, chỉ sợ khó thực hiện điều này bởi điều lệ trước đây đã đưa ra quy định sĩ số lớp nhưng ở các TP lớn như Hà Nội và TP.HCM thì vẫn quá tải, mỗi lớp 50 học sinh. Để như hiện tại thì căng quá” - GS Thuyết nói.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Kế Hào, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT), cho rằng phải có quy định lớp học dưới 35 học sinh vì không có quy định thì các địa phương không có trách nhiệm.
“Nơi nào không làm được thì cần phải suy nghĩ và giải quyết vấn đề đó chứ không thể để dai dẳng. Theo tôi nghĩ thì 35 học sinh vẫn là nhiều” - ông Hào nói.
Cũng theo đánh giá của ông Hào thì dự thảo điều lệ lần này giảm sổ sách cho giáo viên là hợp lý, bởi nếu mất thời gian quá nhiều với sổ sách thì giáo viên sẽ không có thời gian để đầu tư cho bài giảng.
Đừng gán quyền lực cho các em quá sớm
Trong Điều 20 và 21 của dự thảo có quy định hiệu trưởng phải tham gia giảng dạy bình quân hai tiết/tuần và hiệu phó dạy bốn tiết/tuần là rất hình thức, đối phó. Đây là những quy định cũ còn giữ lại nhưng rõ ràng không khả thi trong thực tế lâu nay. Theo tôi, Bộ GD&ĐT nên mạnh dạn đừng quy định điều này, thay vào đó nên quy định hiệu trưởng, hiệu phó dự giờ bao nhiêu tiết của một giáo viên trong một tuần hoặc một tháng thì đúng hơn.
Ở Điều 22 quy định tổng phụ trách là giáo viên tiểu học được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh cũng rất không thực tế. Vì với giáo viên tiểu học, trong trường sư phạm không dạy về công tác đoàn, đội. Chúng ta có thể thay đổi là cán bộ đoàn được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tiểu học thì sẽ thu hút những người có chuyên môn hơn, rồi trong quá trình làm họ có thể học nâng cao hơn.
Trong dự thảo này, tôi rất không đồng tình với Điều 17 dùng các từ chủ tịch, phó chủ tịch, trưởng ban, phó ban trong một lớp học. Chúng ta nên dành cho các em những từ ngữ, khái niệm thân thuộc, dễ mến, dễ hiểu nhất. Với học sinh tiểu học, dùng những từ như lớp trưởng, lớp phó là hợp lý, gần gũi nhất. Từ “lớp trưởng” nó đã bao hàm sự quản lý, tự chủ, dân chủ với vai trò một học sinh trong lớp học rồi. Nếu chúng ta dùng từ chủ tịch thì nó bao hàm cả một xã hội. Bình thường các em đã nghe rất nhiều từ này bên ngoài như chủ tịch phường, chủ tịch quận, rồi khi vào lớp học lại nghe từ này sẽ cảm thấy nó rất uy quyền. Từ đó về sau học sinh sẽ nặng uy quyền, chức vụ, nó sẽ không hay trong nhận thức của các em.
Chúng ta không nên gán cho các em quyền lực quá lớn ngay từ lúc nhỏ, mà chỉ nên giao cho các em nhiệm vụ nào đó trong lớp để các em thấy được trách nhiệm của mình đối với lớp học.
Đừng làm phức tạp môi trường học đường hơn nữa.
VÕ NGỌC THU, nguyên Trưởng phòng
GD&ĐT quận 5 (TP.HCM)
PHẠM ANH ghi
Theo Huy Hà (phapluattp.vn)
 
Có nên quy định cứng thời lượng cảnh “nóng” trong phim?
(Thứ Ba, 22/09/2015 15:42)
Radiovietnam - Bỏ qua thực trạng lạm dụng cảnh nóng trong phim Việt, trong sáng tạo nghệ thuật việc quy định cứng nhắc 5s, 10s cho những cảnh ôm hôn, ân ái… e là cơ học quá.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Lại liên tưởng tới việc quy định về cái chân váy nơi công sở một dạo. Cũng đầy đủ các hội thảo, các văn bản… nhưng người ta thấy đáng buồn cười hơn là việc phải chấp hành nó.

Liên quan đến cảnh nóng trong phim Việt, lần này các nhà quản lý và giới chuyên môn vừa ngồi bàn với nhau về chuyện phải phân loại phim theo độ tuổi. Tất nhiên là sau hội thảo mà Cục Điện ảnh tổ chức cuối tuần vừa rồi, giới chuyên môn vẫn còn nhiều băn khoăn, có người không đồng tình với các tiêu chí và quy định của cơ quan quản lý văn hoá về việc thẩm định và dán mác phân loại cho phim Việt.
Cảnh trong phim “Bi, đừng sợ” của đạo diễn Phan Đăng Di
Cảnh trong phim “Bi, đừng sợ” của đạo diễn Phan Đăng Di
Bởi theo dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thẩm định và cấp giấy phép phổ biến phim, tiêu chí phân loại phim của Việt Nam sẽ được chia thành 4 cấp độ: P (phổ biến rộng rãi): Chủ đề của phim phù hợp với khán giả ở mọi lứa tuổi; C13 (không phổ biến đến trẻ em dưới 13 tuổi): Chủ đề phim phù hợp với khán giả từ 13 tuổi trở lên; C16 (không phổ biến đến trẻ em dưới 16 tuổi): Chủ đề phim phù hợp với khán giả từ 16 tuổi trở lên và C18 (không phổ biến đến người xem dưới 18 tuổi): Chủ đề phim phù hợp với khán giả từ 18 tuổi trở lên. Trong đó, những quy định liên quan đến cảnh khỏa thân, tình dục, sử dụng chất kích thích… trong phim nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu trong cuộc hội thảo.

Nhiều đạo diễn băn khoăn rằng trong dự thảo thông tư, mới chỉ thấy nói chuyện khỏa thân nữ mà chưa quy định khỏa thân nam. Rồi thì Luật Điện ảnh cũng đã có những quy định liên quan, nhưng thời gian qua phim gắn mác 18+ vẫn vô tư ra rạp mà đâu có ai chịu trách nhiệm…

Bỏ qua thực trạng lạm dụng cảnh nóng trong phim Việt (chủ yếu là phim truyền hình hiện nay), trong sáng tạo nghệ thuật việc quy định cứng nhắc 5s, 10s cho những cảnh ôm hôn, ân ái… e là cơ học quá. Lại liên tưởng tới việc quy định về cái chân váy nơi công sở một dạo. Cũng đầy đủ các hội thảo, các văn bản… nhưng người ta thấy đáng buồn cười hơn là việc phải chấp hành nó. Xét cho cùng đó là những quy định thiếu thực tế.

Sau hội thảo góp ý cho Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thẩm định và cấp giấy phép phổ biến phim ban hành theo Quyết định số 49/2008/QĐ-VHTTDL nói trên, theo kế hoạch, cuối năm 2015, tiêu chí phân loại phim sẽ được áp dụng. Người đứng đầu Cục Điện ảnh cho biết việc xây dựng dự thảo Thông tư này bắt đầu từ đầu năm 2014, nhưng thực tế đã được chuẩn bị từ nhiều năm trước đó. Với 9 lần soạn thảo, tham khảo ý kiến rộng rãi từ phía công chúng, các nhà làm phim, sản xuất, phát hành, chuyên gia, các hãng phim nhà nước, tư nhân..., bản dự thảo mới có thể hoàn thiện.

Người đứng đầu Cục Điện ảnh cũng cho hay, việc phân loại phim được thực hiện không phải để bỏ cấp phép phim. Thông tư này được áp dụng cùng với Luật Điện ảnh, Nghị định 54 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện ảnh và Quyết định ban hành Quy chế thẩm định và cấp giấy phép phổ biến phim. Như vậy tới đây để một bộ phim truyện nhựa ra rạp, sẽ phải qua nhiều “cửa” giám sát. Chỉ nghe đến đó thôi cũng đã thấy mệt cho phim Việt quá.

Bởi trong khi những nhà làm phim Việt còn đang loay hoay với việc chọn đề tài; công tác phát hành phim ở những đơn vị Nhà nước vẫn trông chờ vào cơ chế bao cấp; điện ảnh chưa được phát huy để trở thành một “kênh” đại sứ văn hóa của Việt Nam… nay lại thêm những quy chuẩn mới- mà chính những người làm nghề cũng thấy khó khả thi. Vậy thì chưa rõ là việc phân loại phim tới đây có góp phần tạo ra cú hích nào cho phim Việt hay không?
Theo: Triết Giang (Đại đoàn kết)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét