Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 15




-Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường".  
-Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội!

------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Ký túc xá hàng trăm tỷ, chỉ phục vụ… vài sinh viên

Với tổng mức quyết toán 232 tỷ đồng cho một phần công trình của dự án KTX tập trung TP. Đà Lạt, mỗi năm tỉnh Lâm Đồng cấp 310 triệu đồng để vận hành khu KTX gồm 140 phòng, nhưng năm 2014, KTX chỉ có 1 sinh viên đến ở. (Ảnh: baolamdong.vn)
Với tổng mức quyết toán 232 tỷ đồng cho một phần công trình của dự án KTX tập trung TP. Đà Lạt, mỗi năm tỉnh Lâm Đồng cấp 310 triệu đồng để vận hành khu KTX gồm 140 phòng, nhưng năm 2014, KTX chỉ có 1 sinh viên đến ở. (Ảnh: baolamdong.vn)
Bạc Liêu: Ký túc xá có tổng đầu tư hơn 260 tỷ đồng, chỉ có 10 sinh viên ở
Trong khi cả tỉnh chỉ có một trường ĐH và một trường CĐ với lượng sinh viên đăng ký nội trú vào khoảng vài trăm sinh viên, nhưng tỉnh Bạc Liêu lại cho xây dựng khu ký túc xá với sức chứa hàng ngàn người và hiện tại, chỉ có… 10 sinh viên đến ở.
Theo phản ánh của PV báo Người Lao Động, khu ký túc xá dành cho sinh viên tỉnh Bạc Liêu gồm 2 tòa nhà 5 tầng vừa được đưa vào sử dụng. Khu ký túc xá nằm trong khu đô thị Hoàng Phát (TP. Bạc Liêu), được đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước với tổng mức đầu tư hơn 260 tỷ đồng, chủ đầu tư là Sở Xây dựng tỉnh Bạc Liêu.

Dự án Nhà ở sinh viên tỉnh Bạc Liêu rất khang trang. (Ảnh: laodong.com.vn)

Hai tòa nhà có tổng cộng 150 phòng, đáp ứng chỗ ở cho 1.200 sinh viên. Mỗi phòng được trang bị giường tầng, bàn học, tủ, quạt, đèn, nhà vệ sinh… Theo quy định, 8 người sẽ ở một phòng với giá thuê 100.000 đồng/ người/ tháng.
Tuy nhiên, sau khi giai đoạn 1 của dự án được hoàn thành với 2 tòa nhà khang trang và được bàn giao lại cho Trung tâm Phát triển Quỹ nhà và Đất tỉnh Bạc Liêu khai thác từ tháng 7/2015, hiện nay, mới có 10 sinh viên vào ở.
Sinh viên Nguyễn Minh Đạt (trường ĐH Bạc Liêu) chia sẻ: “Em đã từng đến khu nhà này quan sát, thấy rất sạch đẹp nhưng sau khi suy tính kỹ đã thuê trọ gần trường với giá cao hơn nhiều. Bởi ngoài việc tốn tiền xăng, em còn lo ngại thời tiết, mưa gió, chưa kể nửa đêm đói bụng phải đạp xe vào thành phố rất phiền”. Còn các bạn sinh viên nữ thì ngại đường vắng, đa số chọn ký túc xá trong trường để tiện đi học, nhất là phải học thêm nhiều buổi.
Lâm Đồng: Hơn 200 tỷ đồng xây dựng ký túc xá, chỉ có… 1 sinh viên đến ở
Với tổng mức quyết toán 232 tỷ đồng cho một phần công trình của dự án ký túc xá tập trung TP. Đà Lạt, mỗi năm tỉnh Lâm Đồng cấp 310 triệu đồng để vận hành khu ký túc xá gồm 140 phòng, nhưng do không thu hút được sinh viên, năm 2014, ký túc xá gần như không có thu (chỉ có 1 sinh viên ở). Năm 2015, dự kiến tiếp tục lỗ, nguồn thu dự kiến chỉ khoảng… 48 triệu đồng, theo báo Tuổi Trẻ đưa tin.

Hai tòa nhà cao 13 tầng, quy mô cho 2.000 sinh viên nhưng không thu hút được sinh viên đến ở. Năm 2014, chỉ có duy nhất em Nguyễn Thị Bảo Ch. (sinh viên trường ĐH Yersin Đà Lạt) đăng ký ở. Sau khi ở được 1 tháng, em rời đi tìm chỗ trọ mới. (Nguồn: thanhtra.com.vn)

Ông Nguyễn Văn Đức – Phó trưởng ban quản lý ký túc xá tập trung TP. Đà Lạt cho biết, theo kế hoạch khi xây ký túc xá, ngoài sinh viên 6 trường đại học, cao đẳng, trung cấp sẽ chuyển vào nội trú tại ký túc xá thì còn có học viên các trường chính trị, trung học nghề. Tuy nhiên, sau hơn một năm ký túc xá hoạt động, học viên của các trường này vẫn chưa đến ở.
Lý giải về điều này, các sinh viên cho rằng quãng đường đến trường xa, vắng vẻ, khó đi lại, nhất là mỗi khi trời mưa. Ký túc xá nằm xa các trường đại học, cao đẳng lớn tại TP. Đà Lạt. Điểm trường gần ký túc xá nhất là Đại học Yersin Đà Lạt: khoảng 3km; điểm xa nhất là Trường CĐ nghề Du lịch Đà Lạt: khoảng 10km.
Sinh viên Nguyễn Quang Nguyên (ĐH Đà Lạt) cho biết mình từng tính vào ký túc xá ở nhưng khi đi một vòng xem thì đành thuê trọ bên ngoài với giá cao gấp hàng chục lần giá của ký túc xá. Nguyên cho rằng: “Ký túc xá sạch sẽ nhưng các tiện nghi khác đều không có như: chỗ tập thể dục, chỗ ăn cơm,… nên tính đi tính lại rất bất tiện”.

Khu vực đọc sách rộng rãi và giường để không vì không có sinh viên nào ở
Khu vực đọc sách rộng rãi (hình trái) và giường để không vì không có sinh viên nào ở. (Nguồn: baolamdong.vn)

Theo ông Nguyễn Dũng – Phó Giám đốc Sở Xây Dựng (đại diện đơn vị chủ đầu tư), tình trạng hiện nay của khu ký túc xá này là do dự báo chưa sát. Khi lập dự toán vào năm 2009, nhiều trường có lập dự án đầu tư vào TP. Đà Lạt như ĐH Kiến trúc TP.HCM, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Bách khoa TP.HCM, tuy nhiên, sau đó, các trường lại chuyển hướng đầu tư hoặc không đầu tư nữa. Điều này khiến số lượng sinh viên ở ký túc xá bị hụt so với dự kiến.
Ông Dũng cũng cho biết thêm, việc xây dựng khu ký túc xá tập trung TP. Đà Lạt được học hỏi từ mô hình ký túc xá của trường ĐH Quốc gia TP.HCM, nhưng, do điều kiện khác nhau và mức đầu tư đồng bộ cũng khác nên dự án này không thành công.
Trong năm học này, số lượng sinh viên đăng ký ở đây cũng chỉ có 120 em, trong khi sức chứa của ký túc xá lên đến 2.000 sinh viên.
Nhiều công trình ký túc xá sinh viên tại nhiều trường ĐH, CĐ khác cũng rơi vào tình trạng không có sinh viên tới ở. Trao đổi với PV báo Tuổi Trẻ, PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp – nguyên Phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM – Giảng viên khoa xây dựng ĐH Bách khoa TP.HCM cho rằng, điều đầu tiên cần thực hiện trước khi quy hoạch là điều tra xã hội học để xác minh mục đích, yêu cầu cần thiết phải đầu tư. Trước khi quy hoạch cần phải tính toán xem ký túc xá sinh lời hay phúc lợi, phí mỗi tháng bao nhiêu, hỗ trợ sinh viên bao nhiêu phần trăm, khi nào thu hồi vốn, chi phí bảo trì và vệ sinh ra sao?
Còn PGS.TS Đỗ Văn Xê – Phó hiệu trưởng trường ĐH Cần Thơ cho rằng, xây xong mà sinh viên không cần thì chứng tỏ đã tính toán sai. Theo ông Xê: “Sinh viên ngày nay đòi hỏi sự thực tiễn, việc xây ký túc xá tập trung cho nhiều trường thì dĩ nhiên sẽ có những trường ở vị trí xa. Ở xa mà không có phương tiện đi lại thì sinh viên không chọn là tất nhiên, các em sẽ tìm đến những nơi tiện nghi, phù hợp hơn.”
Hòa An tổng hợp
                                     

Hàng loạt công trình nước sạch tiền tỷ ‘đắp chiếu’, dân… ‘khát khô cổ’

Tại Quảng Bình có 103 công trình nước sạch nông thôn được đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Hiện nay, có tới 26 công trình “đắp chiếu”, 14 công trình sắp phải khai tử, số còn lại hoạt động kém hiệu quả. (Ảnh: nld.com.vn)
Tại Quảng Bình có 103 công trình nước sạch nông thôn được đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Hiện nay, có tới 26 công trình “đắp chiếu”, 14 công trình sắp phải khai tử, số còn lại hoạt động kém hiệu quả. (Ảnh: nld.com.vn)
Vấn đề thiếu nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất của người dân không phải là vấn đề mới khi trong nhiều năm qua, hàng nghìn hộ dân phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch và nguy cơ nhiễm bệnh từ việc sử dụng nguồn nước không đảm bảo.
Điều đáng nói là, nhà nước đã đầu tư hàng tỷ đồng cho những công trình cấp nước sạch tại địa bàn dân cư khiến người dân ai nấy đều vui mừng, mong ngóng. Chỉ có điều, hàng loạt những công trình ấy đã không mang lại hiệu quả như mong đợi, thậm chí có công trình còn chưa được đưa vào sử dụng ngày nào đã hỏng hóc, hư hại, gây lãng phí hàng tỷ đồng của nhân dân, còn người dân thì đến nay vẫn âu lo với “khát nước” và “khản cổ”.
Dân nghèo khát nước sạch
Tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, trong nhiều năm qua, hàng trăm hộ dân thuộc xã Đại Hồng mòn mỏi chờ nước sạch. Để có nguồn nước sinh hoạt, nhiều người dân tại thôn Hòa Hữu Tây và Hòa Hữu Đông (xã Đại Hồng) phải vay mượn hàng chục triệu đồng để khoan giếng, nhưng khi khoan xong đành phải bỏ vì nguồn nước bị nhiễm phèn, không sử dụng được.
Ông Ngô Đình Hóa – Trưởng thôn Hòa Hữu Đông thông tin trên báo Dân Việt: “Năm 2005, thôn có một công trình nước sạch được nước ngoài tài trợ nhưng khi bàn giao cho thôn sử dụng chưa được bao lâu thì bị hư hỏng, trở thành phế tích từ nhiều năm nay rồi”.

Nhiều giếng khoan của người dân có chi phí đào tới cả chục triệu đồng nhưng không sử dụng được vì nước giếng nhiễm phèn. (Ảnh: danviet.vn)

Để có nguồn nước sử dụng, nhiều hộ phải chắt chiu từng đồng để mua ống dẫn nước từ suối về nhà. Song, đây chỉ là giải pháp tình thế vào mùa mưa, còn khi trời nắng thì các dòng suối trơ đáy, lượng nước sinh hoạt của người dân bị thiếu hụt trầm trọng.
Tại một địa bàn khác của tỉnh Quảng Nam – huyện Duy Xuyên, người dân ở hai xã Duy Hòa và Duy Phú, trong nhiều năm lâm vào cảnh thiếu nước trầm trọng do hệ thống xử lý nước đã bị xuống cấp. Ông Lê Văn Hùng – Phó Chủ tịch UBND xã Duy Hòa thông tin trên báo Tuổi Trẻ: “Hệ thống xử lý nước sạch xây dựng vào năm 2008 hoạt động được đôi ba năm thì xuống cấp. Đến nay (2014), chỉ có khoảng 15% hộ dân trên địa bàn xã sử dụng nguồn nước ngọt này, còn lại phải tự đào giếng và kết hợp hứng nước mưa để sử dụng.”
Người dân tại xã Duy Hòa cho hay, họ phải tự đào giếng sâu đến vài chục mét mới tìm thấy nguồn nước trong nhưng nước lại nhiễm phèn, nhiễm mặn.
Gần ngay công trình nước sạch tiền tỷ, dân… vẫn “khát”
Tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, người dân các thôn Nam Phước, An Chánh và Xuân Tây (xã Đại Tân) gần 10 năm trước đã từng rất phấn khởi khi được tổ chức Đông Tây Hội Ngộ tài trợ xây dựng 2 công trình nước sạch để phục vụ sinh hoạt.
Công trình tại thôn Nam Phước cung cấp nước sạch cho hơn 200 hộ dân của 2 thôn trong xã với vốn đầu tư trên 1 tỷ đồng, hoạt động chỉ trong một thời gian ngắn, hệ thống dẫn nước từ công trình đến các hộ dân bị gãy, vỡ do được làm bằng nhựa và được chôn lấp quá nông, nguồn nước bị thất thoát khiến việc cung cấp nước bị gián đoạn một thời gian dài. Đến năm 2013, công trình này dừng hoạt động, người dân phải sử dụng nước giếng khoan và giếng đào nhưng nguồn nước bị nhiễm phèn nặng.

nuoc sach
Người dân thôn Nam Phước phải dùng nước giếng nhiễm phèn ngay cạnh công trình nước sạch tiền tỷ. (Ảnh: nld.com.vn)

Anh Võ Anh (52 tuổi, ngụ thôn Nam Phước) bức xúc chia sẻ trên báo Người Lao Động: “Công trình đầu tư cả tỷ đồng mà đến khi cung cấp nước lại xử lý không sạch, vẫn có bùn nên chúng tôi không dùng được. Hệ thống ống dẫn nước bị hư hỏng gần như hoàn toàn, nước không có nên các hộ phải chuyển sang dùng nước giếng tự đào”.
Tại thôn Xuân Tây, công trình nước hoạt động đúng một năm, đến năm 2006 thì “đắp chiếu” cho tới nay. Do không có người quản lý, túc trực sửa chữa máy bơm nên hệ thống cung cấp nước bị xuống cấp nhanh chóng.
Không chỉ riêng Quảng Nam, tại nhiều địa phương khác, người dân cũng rơi vào tình trạng thiếu nước sạch nghiêm trọng khi địa phương có những công trình nước sạch trị giá tiền tỷ nhưng chỉ hoạt động được trong một thời gian rất ngắn, thậm chí chỉ hoạt động được 1, 2 tháng rồi “đắp chiếu” hàng năm trời.
Tại Hà Tĩnh, hàng chục công trình nước sạch trên địa bàn tỉnh này đã nhanh chóng bị “chết yểu” hoặc phải “khai tử”, một số khác thì xuống cấp, hư hỏng khiến người dân ngao ngán, báo Lao Động cho hay.
Ông Nguyễn Xuân Huy (82 tuổi, trú thôn Đông Tây, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân) kể về công trình nước sạch của xã có tổng vốn đầu tư 2,3 tỷ đồng được đưa vào sử dụng năm 2006: “Nước bơm về chảy quá yếu, hứng cả ngày chỉ được vài ba xô. Đã vậy, khi nấu nước chè lên thì đỏ ngầu nhìn rất sợ, không ai dám uống. Vì rứa mà cả làng không ai dám dùng nữa. Rồi người ta bỏ hoang trạm bơm đến chừ luôn”. Ông Huy cũng cho biết thêm, công trình này đã “chết” ngay sau khi bơm thử được vài tuần.

Nhà máy nước xã Cương Gián bị bỏ hoang nhiều năm. (Ảnh: laodong.com.vn)

Tại tỉnh Vĩnh Phúc, công trình cấp nước sạch tại xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô có giá trị hàng tỷ đồng vẫn “nằm phơi nắng” suốt từ năm 2005. Còn người dân chỉ biết kêu trời vì “khát” nước sạch.

Chục năm qua, công trình cấp nước sạch tới xã Bạch Lưu bị bỏ hoang chưa một lần sử dụng, cầu thang đã xuống cấp và có nguy cơ sập bất cứ lúc nào. Một người dân của thôn Hồng Sen tâm sự: “Mười năm nay, người dân chúng tôi vẫn thường nói vui với nhau rằng có công trình nước sạch to thế kia, mà cổ họng ai cũng khát khô”.(Ảnh: phapluattp.vn)

Chờ nước sạch của nhà nước đến cả chục năm không thấy “động tĩnh” gì, nhiều gia đình tại đây đã phải bỏ tiền túi, bỏ công sức tự mình đào những chiếc giếng cách xa nhà mình đến hàng cây số. Báo Pháp Luật TP.HCM cho biết, công trình này được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt với tổng vốn khoảng 2 tỷ đồng.
Tại tỉnh Lào Cai, ở một số thôn, bản ở xã Tà Chải và Na Hối huyện Bắc Hà, hệ thống cấp nước sạch được đầu tư hàng tỷ đồng vừa mới đi vào hoạt động chưa lâu nhưng đã hư hỏng nặng trong năm 2005.

Bể chứa bỏ hoang lâu ngày, bên trong đầy bùn đất. (Ảnh: baogiaothong.vn)

Vào cuối năm 2005, công trình hồ chứa và đường ống dẫn nước sạch dài hơn 3km phục vụ nước sạch cho nhân dân tại một số thôn của 2 xã Tà Chải và Na Hối với nhiều hạng mục được hoàn thành và đi vào sử dụng, nhưng chỉ hoạt động được 2 năm thì ngừng. Cho tới năm 2014, hàng trăm người dân ở các khu vực trên vẫn phải chịu cảnh thiếu nước.
Bác Sơn, sinh sống tại thôn Km3, xã Na Hối bức xúc trên báo Giao Thông: “Công trình của nhà nước để như vậy lãng phí quá. Không có nước dùng, nhà tôi phải mua thêm đường ống nối từ hàng xóm dẫn từ suối lên, nhưng chỉ buổi tối mới cắm được máy để bơm lên téc vì ban ngày nhiều hộ dùng nên khan hiếm”.
Hòa An tổng hợp
Xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét