Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

KIẾP GIANG HỒ 48 (Tám Lũy)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Nữ tướng cướp Tám Lũy một thời ngang dọc:

Kỳ 1- Khét tiếng vùng sông nước Đồng Nai

Đăng Bởi -
nu tuong cuop
Ảnh minh họa

Sau năm 1975, lợi dụng địa hình phức tạp, hiểm trở nhiều sông rạch chằng chịt, rừng rậm còn hoang sơ trong thời chiến tranh của vùng Phú Đông, Nhơn Trạch Đồng Nai nhiều băng cướp nhen nhóm nổi lên.

Những băng cướp này đã chọn nơi đây làm cứ điểm hoạt động, gây nên nỗi ám ảnh kinh hoàng cho cư dân địa phương. Đặc biệt là  người lương thiện làm ăn buôn bán, xuôi ngược qua các nhánh sông, cửa sông của Đồng Nai về TP. Hồ Chí Minh và ngược lại.
Công an Đồng Nai nhiều năm đã đổ công sức truy quét bọn cướp, giữ vững an ninh trật tự, bảo vệ sinh mạng và tài sản cho người dân. Nhưng có một băng cướp khá xảo quyệt đông đến 25 tên gồm 13 thành viên trong gia đình, nếu tính tuổi tác đã trải qua 4 thế hệ đều là họ hàng, thân thuộc.
 Băng cướp này sau năm 1975 vẫn tồn tại, hoạt động cướp bóc rất táo tợn do một nữ tướng cướp cầm đầu, rất giỏi võ nghệ, lặn như rái cá, lái tàu, thuyền như bay trên sông nước và bắn súng dài, súng ngắn đều thiện nghệ. Nữ tướng cướp khét tiếng vùng sông nước Đồng Nai một thời này tên cúng cơm là Trần Thị Tép, còn gọi là Trần Thị Liễu biệt danh Tám Lũy (lấy theo tên chồng).
Từ vụ cướp tiệm vàng táo bạo
Tiệm vàng Kim Hồng nằm ở trung tâm khu vực chợ Phước Lý, xã Đa Phước, huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai khá nổi tiếng vì đây là một thương hiệu lớn, có uy tín lâu năm tại địa phương. Tối 12-10-2006, phố chợ vừa lên đèn, người đi đường vẫn còn tấp nập, tiệm vàng Kim Hồng chờ mấy người khách cuối cùng giao dịch xong thì đóng cửa . Lúc đó vợ chồng chủ tiệm vàng là ông Trương Đệ, bà Lê Thị Hồng đang có mặt tại tiệm. Bà Hồng đang đứng ở quầy giao dịch, ông Trương Đệ đang chuẩn bị dọn hàng, gom số vàng trưng bày cho vào một thùng carton chút nữa mang cất.
 Bỗng từ bên ngoài có hai thanh niên chở nhau trên chiếc xe Honda, người choàng áo mưa trờ tới trước cửa tiệm. Tên ngồi sau dáng cao to xuống xe bước lững thững đi vào tiệm như một người khách vào hỏi mua vàng. Vừa tới cửa tiệm tên này bất ngờ rút trong chiếc áo mưa khoác lên người ra khẩu AK bắn như vãi đạn vào tiệm ra đòn phủ đầu khiến một số người khách đang có mặt tại tiệm hoảng sợ bỏ chạy.
 Bà Lê Thị Hồng lúc đó đang đứng trước quầy kính bị viên đạn bay sượt đỉnh đầu khiếp hãi ngã ra bất tĩnh. Ông Trương Đệ cố giữ bình tĩnh kêu lớn “cướp, cướp…” để cầu cứu, liền bị tên cướp chĩa súng bắn thẳng khiến ông chết ngay tại chỗ.
Tên cướp tay huơ huơ súng thị oai, tay gom số vàng khoảng 70 lượng quay ra ngồi lên yên xe Honda cho đồng bọn phóng chạy về hướng QL51 tẩu thoát.
nu tuong cuop
Một khúc sông Đồng Nai-một thời là địa bàn hoạt động của các băng cướp sông nước
Cuộc truy đuổi ráo riết
Phóng xe được khoảng 50m, phát hiện anh Trần Bảo Khương, một người dân bình thường chạy phía sau, tên cướp tưởng bị trinh sát hình sự mặc thường phục truy đuổi nên quay người bắn về phía anh Khương một phát đạn chát chúa, nhưng may mắn viên đạn đi trượt chỉ làm anh Khương bị thương ở bã vai.
Ngay sau khi vụ cướp xảy ra người dân quanh khu vực đã đổ xô tới hiện trường, công an huyện Nhơn Trạch cũng đã được báo tin khẩn cấp nên xuất quân chốt chặn, đón bắt bọn cướp.
 Khi hai tên cướp tháo chạy tới ngã ba đường 25B-QL51 thì gặp đèn đỏ, phía sau lại có công an xã Hiệp Phước mặc sắc phục trên đường tuần tra địa bàn thường lệ, bọn cướp tưởng đã bị lộ diện và bị truy đuổi nên hoảng sợ vất chiếc xe Honda BS 67L2-4729 lại giữa đường rồi cùng nhau chạy bộ sang địa phận xã Long An huyện Long Thành tẩu thoát.
Lúc này người dân quanh khu vực đã kéo ra cùng nhau đuổi theo bọn cướp với khí thế áp đảo dù biết chúng có súng. Trước khí thế bắt cướp của người dân hai tên cướp đã hoảng sợ thật sự, tên cầm súng AK chĩa súng bắn bừa bãi để trấn áp người truy đuổi hòng tìm cơ hội thoát thân làm chị Nguyễn Thị Nhung bán cháo vịt bên đường bị thương. Thừa lúc náo loạn, hai tên cướp chạy vào bìa rừng với mong muốn lợi dụng đêm tối trốn thoát.
 Nhưng lúc này vòng vây của công an phối hợp từ tỉnh tới huyện và xã có tăng cường bộ đội, dân phòng dẫn theo chó nghiệp vụ đã siết chặt. Cùng đường hai tên cướp chui vào một bụi cây rậm rạp để lẫn trốn cách lực lượng truy bắt chỉ 5m và bị 4 chú chó nghiệp vụ đánh hơi phát hiện chỗ ẩn nấp nên nhào tới sủa inh ỏi. Ánh đèn pin lóe sáng về phía hai tên cướp đang lẫn trốn, lập tức 4 trinh sát cơ động lao tới quật ngã hai tên cướp không cho chúng có cơ hội manh động.
 Khẩu AK của tên cướp cao to bị công an tước ngay, trong hộp tiếp đạn còn 15 viên, chưa tính 1 viên đã lên nòng. Tên còn lại thủ con dao cũng bị khống chế tước vũ khí ngay tức khắc. Hai tên cướp bị bập còng số 8 vào cổ tay, dẫn giải về trụ sở công an phường làm thủ tục lấy lời khai ban đầu, mở rộng việc truy xét. Số vàng của tiệm Kim Hồng được thu lại đầy đủ.
nu tuong cuop
Chợ Phước Lý xã Đa Phước từng là nơi ăn hàng của băng cướp Tám Lũy
(còn tiếp)
 Phan Tường

Kỳ 2- Lộ diện băng cướp do nữ tướng cướp khét tiếng cầm đầu

Đăng Bởi -
nu tuong cuop
"Nữ tướng cướp" Tám Lũy bây giờ. Ảnh: Tư liệu

Tại cơ quan công an, tên cướp cao to, trực tiếp bắn chết ông Trương Đệ và vợ là bà Lê Thị Hồng cùng hai người dân khai tên là Đinh Văn Thắng SN 1970 quê Nghệ An. Tên này có tới 3 tiền án về tội trộm cắp.

Còn tên thứ hai khai tên Hà Văn Thành SN 1971, quê Quảng Bình cũng chẳng kém cạnh gì đồng bọn với 3 tiền án trộm cắp và đào thoát khỏi nơi giam giữ.
Điều làm lực lượng vây bắt giật mình khi tên Thắng khai nhận lúc 4 trinh sát sơ động nhào vào bụi rậm quật ngã hắn và tên Thành đúng lúc hắn bấm ĐTDĐ để xem tin nhắn của đồng bọn chỉ đường cho hắn trốn chạy nên không kịp bóp cò khẩu AK nên mới chịu thúc thủ. Còn các trinh sát cơ động thì ớn lạnh khi nghĩ tới hộp tiếp đạn của khẩu AK lạnh tanh với 15 viên đạn và 1 viên đã lên nòng.
 Nếu các anh không làm nhanh, gọn, khống chế tên Thắng ngay để cho hắn có chút thời gian rảnh tay thì khẩu AK trong tay tên sát thủ này sẽ nhả hết cả 16 viên đạn về lực lượng truy bắt thì lúc đó hậu quả thật kinh hoàng!
Tin nhắn trên ĐTDĐ của người bí ẩn
Ngay lập tức CQĐT kiểm tra tin nhắn trong điện thoại của tên Thắng. Dòng tin nhắn nội dung như sau:”Nghe máy đi em, chỉ đường cho chạy”. Vậy ai đã nhắn cho tên sát thủ dòng tin nhắn “oan nghiệt” này? Tất nhiên đây là đồng phạm của bọn cướp và phải là người tại địa phương. 
Nhưng Thắng nhất quyết không mở miệng khai ra chủ nhân của dòng tin nhắn này vì hơn ai hết Thắng biết rằng với tội dùng súng bắn như mưa vào người dân, làm chết chủ tiệm vàng và bị thương nhiều người khác, cướp số vàng lớn như thế thì tội hắn không còn cửa để thoát án tử.
Do đó CQĐT mở rộng hướng truy xét về đối tượng hiềm nghi đã có sẵn trong “danh sách đen” tại khu vực chung quanh hiện trường vụ án.
Nổi cộm lên trong “danh sách” này là gia đình bà Tám Lũy, nữ tướng cướp khét tiếng một thời bây giờ đã hoàn lương. Đây là một gia đình có truyền thống… ăn cướp qua 4 thế hệ, đặc biệt với 13 người con của Tám Lũy thì máu trộm cướp đã lưu thông trong huyết quản của chúng từ khi ở tuổi theo chân mẹ đi cờ bạc. 
Trong đám con 13 đứa của Tám Lũy có hai cái tên làm các điều tra viên phải khoanh tròn bằng bút đỏ vì “chiến tích” giang hồ cũng lắm mà máu lạnh, giết người không rung tay cũng thuộc hạng có số má.
Đó là Nguyễn Văn Tùng tức Tùng “sát thủ” do hắn bắn người không run tay và Nguyễn Văn Hoàng tức Hoàng “phổi” do hắn bị chứng khò khè liên tục trong cổ họng. Nguyễn Văn Tùng đã từng bắn một phó công an xã và hai du kích xã Phú Hữu nhằm trả thù. 
Biết không thể thoát án tử vì tội tày đình nên sau đó khi bị bắt Tùng đã tự sát. Còn Hoàng “phổi” cũng gan liền mật lớn từng dùng súng AK bắn trả lực lượng CA lúc vây bắt hắn đã thoát thân.
Đụng độ sát thủ Hoàng “phổi”
 Vụ án này xảy ra vào năm 1986, lúc đó băng cướp gia đình Tám Lũy gồm con, cháu, người trong họ hàng lên đến 25 tên đang hoành hành trên sông nước Đồng Nai mà Hoàng “phổi” nổi lên như một cánh tay đắc lực của Tám Lũy, hắn liều lĩnh, nguy hiểm, táo tợn chẳng kém gì mẹ. 
Khi nhận được tin báo của quần chúng cơ sở rằng Hoàng “phổi” dẫn đầu một nhóm cướp chuẩn bị gây án, Đại úy Bùi Văn Sơn lúc đó là Trưởng Công an xã dẫn quân mật phục. Do mất cảnh giác, trong tổ mật phục có chiến sĩ hút thuốc lá nên Hoàng “phổi” phát hiện bắn trước làm một du kích bị thương rồi tẩu thoát mất dạng.
 Sau đó không lâu Bùi Văn Sơn lại dẫn quân mật phục đón bắt Hoàng “phổi” khi hắn dẫn nhóm cướp đi “ăn hàng”. Lần này một di kích trong tổ mật phục chủ quan nổ súng quá sớm nên Hoàng “phổi” có cơ hội tẩu thoát trước khi lọt vào vòng vây. 
Đã vậy Hoàng “phổi” đang ở lợi thế dưới sông, hắn bắn AK như vãi đạn, Bùi Văn Sơn phải dán mình vào chiếc ghe sát góc bần tránh đạn. Rất may Sơn không bị gì nhưng chiếc ghe thì lỗ chỗ vết đạn. Cuộc vây bắt chỉ thành công một nửa vì chỉ tóm được 5 tên đàn em của Hoàng “phổi” còn hắn thì lặn mất.
Không thể để cho Hoàng “phổi” ngạo mạn chống trả lại  công an nên lực lượng vây bắt được tăng cường cả bộ đội truy đuổi hắn tới bìa rừng thành Tuy Hạ. Lùng sục tới sáng hôm sau Hoàng “phổi” mới bị bắt giữ, một mình hắn thủ một khẩu AK, một khẩu Carbin và một quả lựu đạn để sẵn sàng “nghênh chiến” với lực lượng vây bắt. 
Điều đặc biệt là khi khám xét Hoàng “phổi” đã lộ ra một bản danh sách cán bộ, chiến sĩ bị hắn đưa vào sổ khai tử hơn 10 người gồm: Bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch, trưởng phó công an xã, phó phòng CSHS, trong danh sách này có cả Bùi Văn Sơn người từng đối mặt với Hoàng “phổi”. Lần đó Nguyễn Văn Hoàng bị tòa xử 20 năm tù giam.
 Hoàng “phổi” ở tù tới ngày 18-1-2006 thì hết hạn. Trở về nhà Hoàng “phổi” cặp bồ với một cô gái bán quán bia ở An Giang. Một lần Hoàng “phổi” và Thâu “ròm” rũ nhau lên Gia Lai thăm hai bạn tù là Đinh Văn Thắng và Hà Văn Thành. Thâu “ròm” đã đưa tiền cho Thắng tìm mua súng để “thủ” đi cướp. Sau khi mang khẩu AK xuống Đồng Nai, ngày 5-10-2006 cả ba bàn bạc kéo nhau xuống Chợ Mới, An Giang để tăm tia cướp tiệm vàng. 
Để có phương tiện hoạt động chúng… ăn trộm chiếc xe Honda Wave BS 62L2-4729 của một người dân địa phương. Nhưng sau mấy ngày tăm tia thấy khu vực tiệm vàng ở Chợ Mới quá đông người không thể tổ chức cướp được nên chúng lại kéo về Đồng Nai.
 (còn tiếp)
Phan Tường

Kỳ 3 - Tướng cướp Mười Rốp thế hệ đầu của Tám Lũy

Đăng Bởi -
tuong cuop
Nữ tướng cướp Tám Lũy (bìa trái)

Để tránh bị nhận mặt tại địa phương tướng cướp Hoàng “phổi” đã bàn bạc giao nhiệm vụ cho Đinh Văn Thắng và Hà Văn Thành đi cướp tiệm vàng Kim Hồng ở Nhơn Trạch. Trong vụ này chiếc xe Honda BS 62L-4729 đã được hai tên cướp Đinh Văn Thắng và Hà Văn Thành dùng làm phương tiện chở nhau đi cướp theo kế hoạch.


Khi CQĐT truy tìm chủ nhân số máy ĐTDĐ có dòng tin nhắn “vẽ đường cho cướp chạy” thì lòi ra cô L.T.M, cô gái này đang sống với Nguyễn Văn Thâu SN 1977 tức Thâu “ròm”, em út của 13 anh em trong gia đình Tám Lũy. Máy ĐTDĐ này của Thâu “ròm” sử dụng, nhưng có lẽ đánh hơi thấy chuyện chẳng lành Thâu “ròm” đã vứt chiếc điện thoại nhằm phi tang.
Lần theo dấu vết
         Nhưng trời bất dung gian, do tiếc chiếc điện thoại cô vợ hờ của hắn đã lượm lên sử dụng tiếp. Đến đây thì Đinh Văn Thắng có muốn im lặng cũng không được nữa nên hắn đành khai nhận hai tên đồng phạm của vụ án cướp tiệm vàng Kim Hồng là Nguyễn Văn Hoàng tức Hoàng “phổi” và Nguyễn Văn Thâu tức Thâu “ròm”.
        CQĐT đã cho bắt khẩn cấp hai anh em Hoàng “phổi” và Thâu “ròm” tại nhà bà Tám Lũy một thời là “chủ soái” của băng cướp gia đình 4 thế hệ chuyên cướp của, giết người vào ngày 10-11-2006. Và đầu năm 2009 Nguyễn Văn Hoàng, Nguyễn Văn Thâu,  Đinh Văn Thắng đã bị xử tử hình còn Hà Văn Thành lãnh án chung thân.
        Trước năm 1945, Thủ Đức còn là khu ngoại vi của Sài Gòn, giáp với vùng sông nước Phú Đông, Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai. Cả một khu giáp biên rộng lớn mênh mông này hãy còn hoang sơ, cư dân chủ yếu sống bằng nghề nông, đánh bắt tôm cá, đốt củi… phương tiện lưu thông thuận lợi trên vùng sông nước chằng chịt này là ghe, thuyền.
        Thời ấy ở chợ Nhỏ, Thủ Đức có một thanh niên lực điền, thuộc dạng “vai năm tấc rộng, lưng mười thước cao” giỏi võ nghệ tên Trần Văn Rốp còn gọi là Mười Rốp. Do giỏi võ nghệ và máu háo thắng của một thanh niên nên khi nhậu lên tưng tưng là Mười Rốp múa võ, đi quyền để “giựt le” với đám trai tráng và các cô gái trong vùng. Ngoài thời gian nhậu và múa võ Mười Rốp ngược xuôi trên sông nước vùng giáp biên làm nghề đốn củi bán, đây là nghề mưu sinh chủ yếu của Mười Rốp.
        Nhưng làm nghề đốn củi bán lấy tiền mua gạo cũng chỉ đắp đổi qua ngày, Mười Rốp muốn khá hơn nên thỉnh thoảng đi… trộm cắp để “cải thiện”. Nhờ giỏi võ nghệ, sức khỏe dẻo dai, ngụp lặn trên sông rạch như rái cá, chèo ghe, thuyền như bay mà không cần định hướng đường đi, lối về ngay trong đêm tối ba mươi, kết giao bằng hữu giang hồ xuôi ngược khá tốt nên Mười Rốp nhanh chóng nổi lên như một đại ca và từ kẻ trộm cắp cò con Mười Rốp “chuyển nghề”… tướng cướp chỉ bằng một bước nhảy ngắn với đám đàn em dưới trướng khá đông. Băng cướp Mười Rốp hoạt động mạnh khắp vùng sông nước từ Thủ Đức tới Biên Hòa.
Chơi nổi để lấy tiếng
        Có lẽ muốn chơi nổi, và một chút máu nghĩa khí trong người tướng cướp Mười Rốp sau những lần “ăn hàng” thành công đều chia bớt tài sản cướp được cho người nghèo trong vùng. Điều đặc biệt là Mười Rốp chỉ đánh cướp những gia đình giàu có, máu mặt, tấn công cả vào đồn lính Tây, các tàu buôn nên gây dựng được uy tín giang hồ và trong một xã hội nhiểu nhương, mạnh được yếu thua, chính quyền thờ ơ với nạn bạo lực hoành hành băng cướp Mười Rốp tồn tại một thời gian dài.
        Người cố cựu ở Thủ Đức kể rằng vào giai đoạn Nhật bại trận, Mười Rốp đã dẫn một nhóm đàn em bắt sống 3 lính Nhật, trói gô lại lấy một số súng, cả lính Nhật và súng chở trên xe bò giải giao cho Việt Minh nên tạo được cảm tình và tăng thêm uy tính với người dân trong vùng. Khi Pháp theo chân quân đồng minh trờ lại tái chiếm Nam Bộ thiết lập lại chính quyền thuộc địa thì Mười Rốp bị tầm nã gắt gao rồi bị bắt đi tù, băng cướp Mười Rốp tan rã.
       Mười Rốp mãn hạn tù vào năm 1950, trở về đời sống trong căn chòi dột nát ở Thủ Đức với vợ con một thời gian để nghe ngóng tình hình tìm hướng đi cho đời mình. Thấy không thể sống được ở chốn cũ, sau nhiều đêm thức trắng tìm lối thoát, Mười Rốp quyết định đốt căn chòi dột nát, chồng vợ, con cái bồng bế nhau lên chiếc ghe chở củi ngày xưa rời bỏ mành đất Thủ Đức bé nhỏ, ngột ngạt vượt con sông Đồng Nai rộng dài mênh mông tìm đến vùng hoang sơ Phú Hữu, Nhơn Trạch phát hoang rừng lấy đất dựng chòi làm nơi trú ngụ.
       Từ thời điểm đó Mười Rốp “rửa tay gác kiếm” quyết làm lại cuộc đời bằng nghề đốn củi mưu sinh. Tất nhiên một người trải đời, từng là tướng cướp, nếm mùi lao tù, gây nhiều tội ác, nếm đủ sự vinh nhục như Trần Văn Rốp hơn ai hết ông không muốn cho con cái mình lớn lên trong ô nhục và đi vào con đường trộm cướp như cha chúng.
                                                                   
 (còn tiếp)                                                             
  Phan Tường

Kỳ 4- Tên trộm mặc áo nhà binh

ten trom mac ao nha binh
Nhà bà Tám Lũy hiện đang sinh sống - Ảnh: Tư liệu
Nhưng ở đời thường không ai muốn mà được như ý nguyện dù đó là ước nguyện lương thiện, ít ra đã đúng trong trường hợp tướng cướp Mười Rốp. Bởi vì ngoài ước nguyện của cái tâm hướng thiện còn hoàn cảnh xã hội, cuộc sống gia đình và môi trường giáo dục, trình độ văn hóa. Trong trường hợp này thật đúng với câu “gieo nhân nào, gặt quả ấy”. Tên trộm mặc áo nhà binh...
Trần Văn Rốp có vợ tên Nguyễn Thị Tôm, cả hai vợ chồng đều ít học, nghèo túng, cuộc sống từ nhỏ gần “mực” hơn gần “đèn” nên những đứa con sinh ra cũng không khá gì hơn cha mẹ chúng. Ngay như việc đặt tên cho những đứa con cũng cho thấy “tư duy” họ rất giản đơn như hình ảnh mà họ tiếp cận hàng ngày trong môi trường sông rạch.
Cô gái giỏ võ miền sông nước hút hồn anh lính đồn Tây
         Con gái đầu lòng của vợ chồng Rốp-Tôm là Trần Thị Tép, các em gái sinh kế tiếp là Trần Thị Rái, Trần Thị Cá… toàn những “đặc sản” nhỏ bé sống trong sông rạch, gần gũi với cuộc sống đốn củi đổi gạo, mò cua bắt ốc, chài lưới cá, tép. Và cứ thế, ngày lại qua ngày, những cô gái quê mùa, lam lũ như chẹ đã lớn lên trong căn chòi giữa cánh đồng không mông quạnh.
        Tuy nhiên dù cuộc sống lam lũ, nghèo khó nhưng cô con gái lớn Trần Thị Tép ở tuổi dậy thì lại trở thành một hoa khôi chốn đồng nội. Cô được cha truyền cho võ nghệ để phòng thân khi xuôi ngược mưu sinh trên sông nước nên ngoài vóc dáng nẩy nở, khỏe mạnh cô càng thêm hấp dẫn bởi sự mặn mòi, quyến rũ của con gái ở lứa tuổi 19-20.
        Nhà Mười Rốp ở gần đồn lính, trong đám thanh niên người Việt đi lính cho Tây có một thanh niên tên Nguyên Thanh Liêm còn gọi là Tám Lũy, lúc rảnh rỗi không phải trực, gác, anh thanh niên này hường qua nhà Mười Rốp chơi và “kết mô đen” cô Hai Tép. Tình yêu của họ nẩy nở nhanh chóng và cách tấn công, cưa đổ trái tim cô gái trẻ Hai Tép của anh lính trẻ Tám Lũy cũng khá giản đơn chỉ là ánh mắt, nụ cười, những lần hò hẹn và quà tặng tình yêu là những cục xà bông Cô Ba thơm dịu nổi tiếng thời bấy giờ.
        Vợ chồng Mười Rốp cũng thương anh lính trẻ Tám Lũy nên ho đồng ý cho tổ chức đám cưới. Hai Tép và Tám Lũy thành vợ chồng vào năm 1953, cưới vợ xong Tám Lũy xin ra lính ở nhà xây dựng hạnh phúc gia đình. Đôi vợ chồng trẻ được cha mẹ vợ cho mượn 1.000 đồng làm vốn chuẩn bị ra riêng, họ bàn nhau bỏ vốn ra mua một chiếc ghe trọng tải 2 tấn để hàng ngày hai vợ chồng vào rừng đốn củi, rồi Hai Tép lái ghe chở củi ra chợ bán, Tám Lũy ở nhà làm ruộng, chăn nuôi, đóng đáy với quyết tâm thay đổi cuộc sống nghèo khó.
       Nhờ chí thú làm ăn nên lần hồi họ trả hết nợ và mua vài công đất cất ngôi nhà nhỏ ra riêng. Anh chồng hiền lành Tám Lũy thương vợ dãi nắng, dầm mưa cặm cụi làm ăn, chắt bóp được số vốn nhỏ định xây lại ngôi nhà cho khang trang để vợ chồng con cái sống thoải mái hơn vì sau mấy năm chung sống họ đã lần lượt sinh hạ được ba đứa con.
Tên trộm mặc áo lính chạy dưới trăng
         Trong lúc Tám Lũy tưởng rằng hạnh phúc đã ở trong tầm tay thì đùng một hôm cận Tết có một số người ngoài chợ tìm tới tận nhà… đòi nợ, số tiền nợ không nhỏ, những 10.000 đồng (khoảng 4-5 lượng vàng). Tám Lũy choáng váng vì rõ ra số nợ ấy do bà vợ “lam lũ” Hai Tép “ngày ngày chở củi đi bán” gây ra. Không phải do… bán củi lỗ mà đó là nợ đánh bạc.
         Không còn cách nào khác, anh chồng hiền lành Tám Lũy vét hết số tiền dành xây nhà ra trả nợ để tránh điều tiếng không hay cho gia đình. Khi lên tiếng trách vợ thì Hai Tép giận dữ đốp lại: “ Đánh bài, cờ bạc nếu không thắng người ta thì mình thua chứ sao. Tôi đang lo gỡ lại mà ông cằn nhằn càng xui thêm”. Tám Lũy bị vợ sững cồ thì… xìu ngay, thái độ nín nhịn, vì nếu cương lại thì biết đâu dẫn đến cãi vã, đánh lộn, mà đánh lộn với vợ thì Tám Lũy cầm chắc cái thua do Hai Tép có sức khỏe và giỏi võ, chỉ vài chiêu ra đòn là Tám Lũy đo ván.
        Biết mình trên cơ chồng nên Hai Tép càng lấn tới, dính sâu vào cờ bạc và tuy giỏi võ nhưng đánh bạc khác với đánh võ, Hai Tép càng đánh càng thua, càng thua càng đánh đến nỗi nợ nần triền miên không còn khả năng chi trả. Thời điểm này ở vùng Phú Hữu bỗng nổi lên những vụ trộm đêm, nhà nhà đều mất gà, vịt, kể cả những con heo nặng 50-60 kg.
        Những khổ chủ bị mất trộm quyết tâm “canh me” bắt cho được tên trộm, qua theo dõi, nhất là vào những đêm trăng mờ mờ người ta thấy tên trộm dáng cao, to, mặc áo lính, đầu độn nón kết nhà binh, chân mang giầy sô vác bao gà, vịt đi ngờ ngờ có khi trong bao bỏ một con heo trên nửa tạ mà con heo không la một tiếng. Bị dân truy đuổi “tên trộm nhà binh” này phóng chạy như gió không ai đuổi kịp. Người bị mất trộm không dám vào đồn lính thưa kiện mà cứ đứng bên ngoài chửi xéo cho hả sự căm tức.
         Một đêm trăng sáng, tên trộm mặc áo nhà binh lộng hành sau khi “ăn hàng” đã tới một chỗ vắng giở bỏ nón kết nhà binh, áo lính, giày sô cất vào bao chung với gà, vịt để bước đi cho thoải mái, bất ngờ… lòi ra mái tóc dài lõa xõa ngang bờ vai của một phụ nữ. Tên trộm “nhà binh” không ai khác hơn là Hai Tép, vợ Tám Lũy mà lâu nay đã khéo ngụy trang, che giấu tung tích, khiến cư dân trong vùng cứ nghĩ tên trộm là một anh lính táo tợn trong đồn bót gần đó.                                                  
(còn tiếp)   
1TG

Kỳ 5- Bà vợ dữ dằn với chiêu mỹ nhân kế... lấy kho báu

Đăng Bởi -
ba vo du dan
Hoàng Phổi, con trai nữ tướng cướp Tám Lũy khi còn “đóng vai” hoàn lương - Ảnh: Tư liệu

Biết được vợ mình là một tên trộm, ngày càng sa chân xuống hố sâu, Tám Lũy vô cùng ngao ngán, ông không còn cách nào khác là quyết định ly thân, cất căn chòi gần nơi ở cũ giành quyền nuôi con, bỏ “tổ ấm” có nguy cơ sụp đổ lại cho vợ mặc tình muốn làm gì thì làm. Bà vợ dữ dằn...



Sau khi Tám Lũy đắt theo đám con ra ở riêng, Hai Tép buồn tình, thấy khó sống với hàng xóm láng giềng nên đổi tên là Trần Thị Liễu, ra Long Thành xin vào làm sở Mỹ. Hồi đó, phụ nữ làm lao động phổ thông cho sở Mỹ cũng được trả lương khắm khá, hàng tháng lãnh lương ra Hai Tép lại ngồi sòng bạc và nướng sạch tháng lương kiếm được.
“Tái hồi Kim Trọng”
       Một thời gian sau Hai Tép bỏ làm sở Mỹ trở về khu Nhơn Trạch mua một miếng đất gần cầu Cháy thuộc xã Phú Đông cất căn chòi ở tạm. Miếng đất này rộng 4.000m2, còn rất hoang sơ, bốn bề sông rạch, đầm lầy. Ngày ngày Hai Tép hay Hai Liễu nai thân ra đào ao, giăng lưới bắt tôm cá, căm cụi làm nông với quyết tâm cải tạo khu này thành trang trại trong tương lai và có thể Hai Liễu cũng muốn thể hiện quyết tâm “tự cải tạo” mình, ăn năn, hối lỗi với chồng con.
      Nhờ có sức khỏe, tinh cách như đàn ông, Hai Liễu làm việc không ngơi nghĩ khiến Tám Lũy ở gần đó cảm động… khi bắt được tôm cá ngon, Hai Liễu mang qua nhà Tám Lũy, tự tay nấu cơm, chế biến thức ăn cho chồng con như ngày nào còn chung sống. Dần dần, trước sự chịu thương, chịu khó của vợ, Tám Lũy nguôi giận, tạm quên chuyện cũ.
      Năm 1971 Tám Lũy và Hai Liễu về sống chung với nhau sau ba năm ly thân. Lần này Tám Lũy lại nuôi hy vọng làm lại cuộc đời, xây dựng lại hạnh phúc gia đình và cả hai vợ chồng chí thú làm ăn lo cho tương lai những đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn. Chính nhờ lòng quyết tâm và sự cần mẫn làm ăn mà cơ ngơi Tám Lũy mở rộng, hai vợ chồng mua trâu, bò, tích cóp được một số vốn lớn với hy vọng xây nhà lầu, tạo dựng cuộc sống mới để đón Tết.
      Trong lúc Tám Lũy rất kỳ vọng vào sự ăn năn, hối lỗi của vợ để tạo dựng lại cuộc sống cho gia đình và xây nhà mới đón cái Tết sum họp thì cũng trong những ngày này máu cờ bạc của vợ lại nổi lên. Hai Liễu liên tiếp thua bạc, gây thêm nợ nần và nguy hiểm hơn mỗi khi đi đánh bạc bà thường dẫn theo 3 đứa con trai Nguyễn Văn Tùng, Nguyễn Văn Sanh, Nguyễn Văn Hoàng. Chính trong môi trường đỏ đen, sát phạt, hơn thua quyết liệt này cả ba đứa con trai đã tiếp thu “văn hóa” chiếu bạc, mánh khóe, thủ đoạn và ngôn ngữ của những kẻ giang hồ để hình thành nên tính cách của mỗi tên tường cướp sau này.
       Nhưng trước hết hãy nói về Hai Tép, hay Hai Liễu, tức bà Tám Lũy vì thua bạc, nợ nần nên lần lượt sang bán tất cả những tài sản mà hai vợ chồng từng chung lưng, đấu cật làm lụng, tích cóp mới có được sau khi “hàn gắn” lại mối rạn nứt cũ. Thấy tài sản mua sắm được, trong đó có cả trâu, bò… bị vợ bán sạch để trả nợ thua bạc, ông Tám Lũy khuyên can cũng bằng thừa nên đã chôn giấu số vàng dành dụm để xây nhà mới vào một nơi bí mật.
Trúng kế vợ, chồng mất sạch số vàng dành dụm
       Một ngày nọ, ông Tám Lũy ngạc nhiên khi thấy vợ  đi chợ về có mua một mớ lòng heo, rau thơm và chai rượu nếp nước nhất mà ông rất thích. Hai Tép, Hai Liễu (từ bây giờ ta nên gọi một cái tên chung cho nhân vật nữ tướng cướp khét tiếng của vụ án là  bà Tám Lũy) đã tính sẵn một âm mưu thuyết phục chồng nói ra chỗ chôn giấu số vàng không bằng lời mà bằng biện pháp ảo diệu của người phụ nữ từng trải. Bà Tám Lũy im lặng vào bếp, lui cui chế biến mớ lòng heo thành món khoái khẩu rồi dọn lên mâm cùng chồng “đối ẩm”.
        Sau vài ly đế do chính tay vợ chuốc, tay kia gắp mồi đưa tận miệng mời “tướng công”, ông Tám Lũy sớm say líu lưỡi và khi bà mới thỏ thẻ nhắc tới số vàng thì ông chồng hiền lành trúng “mỹ nhân kế” chỉ tay… xuống gầm giường. Khi tỉnh rượu, ông Tám Lũy giật mình kiểm tra lại chỗ chôn giấu vàng thì hỡi ơi chỉ còn lại một cái lỗ đào giống như hang chuột bị lấp đất. Ông Tám Lũy như muốn khuỵu xuống, giấc mơ xây nhà mới, tạo lập lại cuộc sống gia đình đã tan thành mây khói và không bao giờ có cơ hội làm lại. Từ đó ông Tám Lụy trở thành một kẻ say sưa, thụ động mặc sức cho vợ tung hoành cho đến hết cuộc đời. Bà vợ dữ dằn...
        Ngày giải phóng 30-4-1975 quân lính chế độ Sài Gòn đua nhau trốn chạy, súng ống các loại vứt đầy đường, các con của bà Tám Lũy đã thành những thanh thiếu niên, trong lúc mọi người dân đổ xô ra đường mừng chiến thắng, thanh thiếu niên địa phương cũng hòa vào niềm vui chung của người lớn, kéo nhau đi thu gom súng đạn trong đồn bót giặc rút chạy, vứt bỏ đầy đường giao nộp cho chính quyền quân quản thì các con của bà Tám Lũy cũng tham gia hoạt động này nhưng lại… mang về nhà cất giấu nhiều nơi.
        Bà Tám Lũy chứng kiến chúng ôm về nhiều súng đạn, tất nhiên đây không phải là những món đồ chơi để chúng đánh trận giả mà là thứ vũ khí giết người, ai cất giấu nó là vi phạm pháp luật nhưng bà Tám Lũy vẫn làm ngơ. Trong đầu người đàn bà nhiều mưu mô, toan tính này đã hình thành chuyện làm ăn phi pháp và có cả kho vũ khí trong tay do các con bà mang về cất giấu là một phương tiện không thể thiếu. Đồng thời người phụ nữ giỏi võ, liều lĩnh, hám tiền bạc cũng không thể chỉ là một tay trộm cắp vặt. Bà Tám Lũy mỉm cười nghĩ tới tương lại trở thành... tướng cướp.
                                                            
 (còn tiếp)
 Phan Tường

Kỳ 6- Đào vũ khí lên chuẩn bị gây án

Đăng Bởi -
tuong cuop Tam Luy


Những năm đầu sau ngày giải phóng an ninh trật tự xã hội chưa ổn định, vùng Nhơn Trạch, Đồng Nai cũng như nhiều nơi khác còn khá phức tạp bởi nạn trộm cướp lọt lưới truy quét của cơ quan chức năng, chúng nhen nhóm hoạt động, gây án táo tợn không chỉ cướp tài sản mà sẵn sàng bắn chết người truy cản bằng vũ khí đánh cắp, chôn giấu được trong thời gian binh lính Sài Gòn rút chạy hỗn loạn.

Mặc dù cơ quan chức năng của chính quyền cách mạng tích cực tảo thanh, truy quét để sớm ổn định an ninh trật tự xã hội nhưng vẫn không thể dẹp sạch trong thời gian ngắn. Ở tỉnh đồng Nai cũng thế và đặc biệt là vùng Nhơn Trạch, khu giáp biên giữa Thủ Đức và Biên Hòa với địa thế sông rạch chẳng chịt, đầm lầy mênh mông, rừng ngập mặn bạt ngàn trong đó có những khu rừng toàn dừa nước rập rạp là nơi ẩn náu lý tưởng cho bọn cướp đường sông.
Nữ tướng cướp khét tiếng
Được ở một nơi thuận lợi như thế, nhất là trong thời điểm những toán người tổ chức vượt biên lén lút bằng đường biển qua cửa ngõ sông Đồng Nai và người làm ăn, buôn bán xuôi ngược sông nước qua địa bàn này bà Tám Lũy từ chỗ đơn thân độc mã trộm cắp vặt đã nuôi ý tưởng chuyển “nghề” cướp của trên vùng sông nước mênh mông mà bà thuộc như lòng bàn tay. Sẵn số vũ khí các con bà lén cất giấu, bà Tám Lũy “chỉ đạo” chúng đào lên tổ chức gây án.
Việc đầu tiên là bà Tám Lũy tham gia vào một đường dây đưa người vượt biên trái phép, người phụ nữ giảo quyệt này đã “tương kế tựu kế” tổ chức cưỡng đoạt luôn tài sản của họ. Những đứa con trai, con gái của bà Tám Lũy trong môi trường này lớn lên đều trở thành những tên cướp đắc lực dưới trướng của mẹ. Để giữ tuyệt đối bí mật, bà Tám Lũy chỉ thu nhận đàn em là con cháu, họ hàng trong gia đình, băng cướp có đến 25 thành viên, hoạt động gây án táo bạo và sẵn sàng chống trả lại lực lượng công an vây bắt bằng súng, có cả lựu đạn và mìn.
tuong cuop Tam Luy
Đối tượng trong băng cướp Tám Lũy ra tòa lãnh án
Không chỉ cướp giật trên sông mà băng cướp của bà Tám Lũy còn gây án trên bờ nhất là đối với những người dân chăn nuôi ven mép sông. Băng cướp này đụng gì cướp nấy, tôm cá của người dân đóng đáy thu hoạch được định mang ra chợ bán, vịt, gà, heo nuôi trong chuồng trại, bà Tám Lũy đã huấn luyện cho đàn em, con cháu một cách bắt heo tinh quái, hiệu quả từ kinh nghiệm của chính mình khi ngụy trang giả làm một tên lính đồn đi trộm trước đây.
Đó là cách bắt heo không tiếng kêu bằng một cái bao bố sau khi vãi vào đó một nắm tro bếp rồi chụp miệng bao vào đầu heo. Khi bị chụp đầu bằng bao bố có tro bếp, heo cay mắt cứ lo nhắm tít hai mắt mà… quên cả tiếng kêu la rồi tên cướp heo cứ thế ôm bao mà chạy, kể cả một con heo trên nửa tạ cũng phóng xuống sông bơi thoát như làm xiếc.
Gây án táo tợn
Dưới sự chỉ huy của bà Tám Lũy, một lần băng cướp gia đình này cướp luôn cả một… cán bộ công an mặc thường phục đi công tác qua địa bàn xã Phú Hữu gần cầu Cháy. Vị cán bộ này tên S. ăn mặc sang trọng, tay ôm chiếc cặp tài liêu mà chúng ngỡ rất nhiều tiền. Khi ông S. lọt vào vòng vây phục kích của nhóm cướp, chúng nhào tới giật chiếc cặp rồi nhảy xuống sông tẩu thoát. Được tin, lực lượng phối hợp truy bắt gồm công an, xã đội bao vây, những tên cướp gia đình bà Tám Lũy bắn trả không tiếc đạn rồi rút chạy mất dạng trên một địa hình sông nước chằng chịt.
Qua quá trình điều tra, bám sát, truy quét quyết liệt bằng lực lượng phối hợp từ CA tỉnh Đồng Nai, CA huyện, xã có tăng cường Đặc công rừng Sác, một lần lực lượng đông đảo này đã bắt nóng được nữ tướng cướp Tám Lũy, 3 cán bộ, chiến sĩ CA được giao áp giải nữ tướng cướp nguy hiểm này về trụ sở để khai thác, điều tra. Lúc này bà Tám Lũy mới sinh đứa con út, hai tay bị trói chặt, nhưng tới một khúc sông, do sự sơ hở của lực lượng áp giải bà Tám Lũy đã bất ngờ sử dụng liên hoàn cước, tung những cú đá bằng cả hai chân tấn công vào “chỗ hiểm” của 3 thành viên áp giải khiến họ rơi vào thế bị khắc chế không phản ứng kịp rồi nữ tướng cướp nhảy luôn xuống sông, lặn mất dạng.
tuong cuop Tam Luy
Nỗi ân hận tuổi xế chiều của bà Tám Lũy
Điều này không phải bịa đặt mà được chứng minh trước đây vào thời con gái trẻ đẹp, cô Hai Tép tức bà Tám Lũy bây giờ có việc phải ra khỏi nhà vào ban đêm bất ngờ chạm mặt với đám lính chế độ cũ đi tuần tra, dẫn đầu là một sĩ quan cấp bậc trung úy. Thấy một cô gái trẻ đẹp, hấp dẫn đi trong đêm tối đám lính mừng rỡ tưởng gặp “mồi ngon”, tên sĩ quan và toán lính sáp lại tán tỉnh, giở trò. Cô Hai Tép khôn ngoan dùng kế hoãn binh, giả vờ “chịu đèn” với tên sĩ quan nhằm chia bớt lực lượng chúng ra, trúng kế gã trung úy và 3 tên đàn em đi theo cô gái.
Tới một chỗ vắng, cô Hai Tép bất ngờ tung liên hoàn cước trúng chỗ hiểm của cả 4 tên “dê xồm” khiến chúng ngã lăn ra đất, nghẹn cứng họng, chỉ ú ớ rồi bỏ chạy. Đám lính tức giận bắn vãi đạn theo cô gái quá dữ dằn chứ không phải là con “nai tơ” như chúng lầm tưởng. Nhưng cô Hai Tép đã phóng xuống sông lặn mất.
 (còn tiếp)
Phan Tường

Kỳ 7- Quyết tâm bắt sống nữ tướng cướp

Đăng Bởi -
ba Tam Luy

Sau lần tẩu thoát đó, lực lượng truy bắt bà Tám Lũy được tăng cường những trinh sát không chỉ giỏi võ nghệ mà có tài bơi lặn trên sông nước lập thành thế trận khống chế nữ tướng cướp khét tiếng Tám Lũy với quyết tâm bắt sống kẻ cầm đầu, quét sạch băng cướp gia đình này.

Chiến dịch truy quét kéo dài và khá phức tạp nhưng  cuối cùng bà Tám Lũy và các thành viên trong băng cướp gia đình, từng hoạt động dọc ngang trên sông nước Đồng Nai lần lượt thúc thủ. Tuy nhiên, để có được thành quả này về phía lực lượng truy bắt cũng bị tổn thất lớn.
Nghiệp báo và lời nguyền qua 4 thế hệ
Còn nhớ khi còn sống Mười Rốp, cha ruột cô Hai Tép kẻ cầm đầu băng cướp thế hệ thứ nhất, tiền thân của băng cướp Tám Lũy sau này đã từng chứng kiến cảnh con cháu mình “nối nghề” cướp giật mà ông không mong muốn, cũng như không thể khuyên giải gì được đã phải hốt hoảng thốt lên như một lời nguyền: “Thằng Mười Rốp này một thời sống đời ngang dọc, đầu đội trời, chân đạp đất, cướp giật tung hoành trên sống nước, khi hối lỗi đã rửa tay gác kiếm, đọc kinh Phật sám hối tội lỗi nhưng con cháu lại nối nghiệp báo đi vào con đường gây nên cái ác, âu cũng là định mệnh do Trời”.
ba Tam Luy
Bà Tám Lũy đã hết thời ngang dọc
Sau nữ tướng cướp khét tiếng Tám Lũy, nổi lên trong băng cướp gia đình 25 thành viên và trong 13 anh chị em con bà Tám Lũy là Nguyễn Văn Tùng SN 1962 còn gọi là Tùng “sát thủ”, đứa con thứ tư của bà Tám Lũy. Chính tên này khi còn niên thiếu đã được bà Tám Lũy dẫn theo kè kè vào sòng bạc nên tiêm nhiễm thói hư tật xấu từ rất sớm. Lớn lên Tùng học ở mẹ sự lì lợm, liều lĩnh gần như vô cảm khi cầm súng bắn người và trở thành cánh tay đắc lực của bà Tám Lũy.
Khi CA Đồng Nai  kết thúc chiến dịch truy quét các băng trộm cắp, cướp giật ở vùng sông nước Nhơn Trạch mà chưa lần ra băng cướp Tám Lũy thì Nguyễn Văn Tùng thấy cơ hội đã tới nên cùng Nguyễn Văn Sanh tức Sanh”cụt” do hắn thử kíp mìn bị mất 3 ngón tay và Nguyễn Văn Hoàng tức Hoàng “phổi” đào số vũ khí chôn giấu trước đây lên tập bắn. Thấy súng đạn ngon lành, bắn nổ giòn dã, cả bọn thu nạp thêm thành viên và chuẩn bị xuất quân ăn hàng.
Sau đó Nguyễn Văn Tùng cầm đầu bọn cướp gây ra hàng loạt vụ án trên sông rạch thuộc một địa bàn rộng lớn của các xã như Đại Phước, Phú Hữu, Phước Khánh… khiến người dân hoang mang và lực lượng CA phải dồn sức truy quét, phong tỏa các tuyến đường sông để chặn bắt, nhưng bọn cướp lẫn tránh như có phép tàn hình.
Cặp song sát Tùng “sát thủ” và Sanh “cụt”
Thấy các tuyến đường trên sông rạch đã bị vây chặt, Nguyễn Văn Tùng bèn chuyển phương án hoạt động lên bờ. Sau khi điều nghiên tiệm may Tiến Thịnh ở khu vực chợ Đại Phước, bọn cướp thấy thuận lợi nên Tùng “sát thủ” quyết định chọn thời điểm tấn công, không phải để cướp vải mà cướp tiền, vàng của chủ tiệm may chuẩn bị làm đám cưới cho con trai. Khoảng 19 giờ ngày 15-2-1982 Tùng dẫn đồng bọn đột nhập vào tiệm bằng cửa trước, Tùng thủ khẩu AK, Sanh “cụt” ôm khẩu M16. Cả hai chĩa súng vào mọi người trong tiệm quát, buộc phải lui vào góc nhà đưa tay lên đầu ai giữ chìa khóa tủ tiền mau đưa ra nếu không chúng sẽ bắn từng người.
Ra lệnh xong Tùng “sát thủ” bóp cò khẩu AK bắn một loạt thị oai, mọi người khiếp vía mặt không còn hột máu. Anh K, con trai chủ tiệm bị trúng một viên đạn ở bàn tay máu tuôn xối xã. Nhưng bọn cướp nôn nóng quá mất khôn, tiếng súng nổ đã đến tai lực lượng CA, du kích đang làm nhiệm vụ giữ ANTT tại bãi diễn văn nghệ cách đó không xa. Lập tức một toán CA, du kích triển khai đội hình chạy nhanh về hướng tiếng súng nổ. Sanh “cụt” thấy tình thế bất lợi, đang đứng ngoài yểm trợ cho Tùng “sát thủ” liền báo động và giục Tùng tẩu thoát hướng cửa sau có chiếc ghe của đồng bọn chờ sẵn để tháo thân theo đường sông. Vụ cướp này đã không thành.
Sau vụ cướp tiệm may Tiến Thịnh thất bại, và có lẽ thấy chiếc ghe cũ chạy không nhanh khi bị truy đuổi, Nguyễn Văn Tùng bèn nghĩ tới cách đổi mới phương tiện di chuyển trên sông. Tất nhiên chúng không bỏ tiền ra mua mà tính kế hoạch đi cướp ghe. Thời điểm đó các phương tiện ghe, thuyền chở người vượt biên trái phép bị bắt đưa về giữ tại bến đò Phú Hữu rất nhiều, muốn có ghe “chiến đấu” chỉ tới nơi đây mà lấy, Nguyễn Văn Tùng “sát thủ” liền rũ Hoàng “phối” thực hiện vụ lấy ghe.
Kế hoạch được chúng tính toán khá chu đáo, Tùng và Hoàng mỗi tên thủ một khẩu AK đầy đạn khoác áo mưa ngụy trang, hai tên đàn em đi hai xe đạp chở Tùng và Hoàng tới cách bến đò Phú Hữu không xa thì thả xuống để Tùng và Hoàng thong thả tới bến đò. Nếu thuận lợi, hai tên này sẽ cướp ghe rồi tẩu thoát bằng đường sông về bản doanh nhà bà Tám Lũy lấy những thứ cần thiết rồi tẩu thoát xuống Cần Giờ ẩn náu một thời gian. Nếu Tùng và Hoàng đụng bảo vệ bến đò thì hai tên đàn em thủ hai cây Carbine cưa báng sẵn sàng bắn yểm trợ rồi mạnh ai nấy rút chạy.
Đúng như tính toán của bọn cướp, lúc này bảo vệ bến đò, giữ phương tiện phạm pháp gồm có anh Sài CA xã đang đi lại canh gác trên bờ, và anh Quân du kích xã đang ngồi trên mui ghe. Cả hai đều có súng. Tùng và Hoàng đi chậm tới, giả dạng là người tìm đường hỏi thăm hướng đi về bến đò Phước Khánh. Trong lúc anh Sài chỉ đường thì Tùng “sát thủ” ra tay nhanh như điện xẹt hướng mũi súng AK thẳng về hướng anh Sài ở cự ly rất gần bắn một loạt đạn tóe lửa. Anh Sài gục xuống chết tại chỗ, cũng nhanh chớp, tên Hoàng đẩy mũi súng AK về phía anh Quân siết cò làm anh ngã vật xuống sạp ghe, thương tích nghiêm trọng. Nghe tiếng súng nổ giòn dã, CA xã Phú Hữu ở cách bến đò khoảng 100m đã kéo lực lượng tới, Tùng “sát thủ” và Hoàng “phổi” lợi dụng đêm tối và địa hình có nhiều cây cối rậm rạp nhanh chóng tẩu thoát.
(còn tiếp)
Phan Tường

Đại gia đình tướng cướp khét tiếng miền Đông - Kỳ 8: Cuộc tái ngộ định mệnh

Thứ bảy, 2015-01-31 - Nguồn: SoHa.vn 
Khi mãn hạn tù Nguyễn Văn Hoàng, (tự Hoàng “phổi”) SN 1965, dường như đã biết quý trọng hơn những ...
Ai cũng nghĩ hắn đã tìm ra chân trời mới, đã cải tà quy chính thì đùng một cái, những tháng cuối năm 2006 hắn cùng với Nguyễn Văn Thâu, SN 1977 lên kế hoạch cướp tiệm vàng Kim Hồng ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Cuộc điện thoại bất ngờ
Một ngày giữa tháng 9-2006 Hoàng đang xả nước tắm cho đàn heo thì chuông điện thoại vang lên. Không một ai ở nhà, hắn bực bội bước vào trong cầm máy.
Đầu dây bên kia, một giọng nói miền Trung pha Nam lơ lớ cất lên: “A, may quá, còn tưởng không ai ở nhà, có phải anh Hoàng đó không?”.
Hắn khẽ ừm một tiếng. Người bên kia vẫn liến thoắng: “Em Thắng ở cùng trại cải tạo Đăk Trung và trại Xuân Lộc ngày xưa đây, người anh từng cho số điện thoại nhà hẹn lúc nào mãn hạn thì ghé nhà chơi đó”.
Hoàng á lên bất ngờ rồi hỏi dồn dập: “Chú Thắng đấy hả, được ra hồi nào, đang ở đâu, sống ổn chứ?”. Thắng ỉu xìu than thở: “Bết lắm anh ơi, mà thôi chuyện dài dòng lắm, em đang ở Gia Lai, mời anh lên Tây Nguyên một chuyến để anh em hàn huyên, tâm sự”.
Hoàng hớn hở nhận lời rồi cúp máy, chạy băng ra đường lôi Thâu thằng em ruột chí cốt về bàn chuyện gấp. Ba ngày sau, cả hai đón xe khách lên Gia Lai thăm Thắng.
Chuyến đi thăm lại “tri kỷ” biến thành một cuộc hoạch địch kế sách làm ăn lâu dài, sau khi đã bàn bạc kỹ đường đi nước bước hai anh em nhà Tám Lũy trở về Đồng Nai chờ tin.
Trước khi về Thâu ân cần trao lại số điện thoại liên lạc riêng cho đàn anh và không quên dặn dò, cố gắng kiếm “hàng” càng nhanh càng tốt.
Được ủy thác một nhiệm vụ liên quan đến tương lai, ngay khi chia tay bạn cũ, Thắng gấp rút liên hệ với các mối quen cũ tìm súng. Sau một tuần lùng sục hắn được một bạn tù giới thiệu một người đang sở hữu hai “em” súng cần sang nhượng.
Thắng mừng rỡ gọi điện báo tin cho Thâu chuyển gấp 7 triệu lên lấy hàng. Thâu đưa ngay cho Hoàng 6 triệu đồng dặn Hoàng thay mình đi lấy “hàng”, nếu gặp hàng ngon, cần thêm tiền hắn sẽ thân chinh đưa thêm.
Song mọi chuyện không như dự đoán, suốt ba ngày lùng sục khắp nơi, nhóm Hoàng vẫn không tìm được người bán. Không thể ở lại lâu, hắn đành đưa tiền cho “tri kỷ” dặn chủ động mua bán, khi mua được thì gọi điện báo tin, rồi quay về Đồng Nai.
Tiền đã có nhưng “hàng” có vẻ khan hiếm hơn hắn tưởng, song cũng không thể thất bại trong lần ra mắt đầu tiên, Thắng vắt óc suy nghĩ rồi chợt nhớ đến khẩu AK và 24 viên đạn đã mua nhiều năm trước đó đang chôn giấu bên Lào, liền đón xe qua cửa khẩu, đợi đêm xuống lẻn vào rừng hì hục đào bới.
Dưới ánh trăng, khẩu AK hiện lên vẫn nguyên vẹn, gã đút súng nhanh vào túi mò ra đường lộ bắt xe. Khi đã an toàn trong phòng trọ gã gọi điện cho đồng bọn. Thâu nhảy cẫng lên giục giã: “Tốt rồi, anh đưa ngay súng xuống Đồng Nai để lên phương án hành động”.
Ảnh minh họa
Hai lần cướp hụt
Hai ngày sau, y có mặt tại TP HCM trong sự vui mừng của đồng bọn, chúng thuê một phòng trọ tại quận 9 cho Thắng tá túc. Sau khi xem súng một lượt, Thâu chép miệng bảo tuy hơi cũ nhưng vẫn còn xài tốt.
Hắn nhẹ nhàng đặt súng xuống nền nhà, chạy nhanh ra ngoài chừng 10 phút sau cầm lưỡi cưa đi vào cưa luôn cái báng súng. Xong đâu đấy Thâu giấu súng vào bao quần vợt nhét ở góc phòng, gọi đồng bọn ngồi xuống bàn bạc địa điểm ăn hàng.
Thâu cho rằng, đây là thời điểm nhạy cảm vì Hoàng mới được ra tù còn bị CA để ý, bởi vậy nếu ra tay ở Đồng Nai rất dễ bại lộ, để an toàn tốt nhất là xuống An Giang “ăn hàng”.
Cả bọn đồng ý, ngay tối hôm đó chúng đón taxi xuống bến xe miền Tây bắt xe đò xuống An Giang.
Hai giờ sáng hôm sau cả ba đã yên vị trong một nhà nghỉ ven đường ở An Giang. Ăn sáng, anh em nhà Tám Lũy bắt xe ôm thị sát tình hình một vòng tìm “con mồi”.
Cách nhà nghỉ chúng ở chừng 30km, Thâu phát hiện có hai tiệm vàng khá bề thế, liền nói bác xe ôm quay về để lên kế hoạch và chuẩn bị thêm hung khí gây án. 18g cả ba đã có mặt tại địa điểm săn mồi chờ thời cơ hành động.
Hơn 19g, tiệm vàng đã rậm rịch dọn hàng nhưng lượng người qua lại trên phố vẫn  đông đúc, Thâu quay sang nói với anh trai: “Coi bộ không ổn, nếu không có phương tiện di chuyển cho dù có lấy được vàng chúng ta cũng khó lòng trốn thoát, trước mắt phải đi kiếm cho được con xe hãy tính tiếp”.
Dứt lời, cả bọn nhanh chóng rảo bước vào một phố chợ vắng. Trong khi Hoàng, Thắng tản ra hai đầu đường cảnh giới thì Thâu thể hiện đẳng cấp một tên “đá xế” chuyên nghiệp, chỉ một loáng đã yên vị trên chiếc Ware phóng vút ra đường đón hai “đồng nghiệp”.
Đêm hôm đó chúng thuê nhà nghỉ ngay gần phố chợ vạch kế hoạch ngày mai. Theo phân công, Thâu sẽ cầm súng khống chế chủ tiệm và người xung quanh để hai tên còn lại xông vào cướp vàng, sau đó điều khiển xe chở đồng bọn tẩu thoát.
18g như đã bàn bạc, chúng mang hung khí đến điểm đã định, nhưng khi đường phố vẫn còn nhộn nhịp cả hai tiệm vàng đã bắt đầu đóng cửa. Biết chắc ra tay giờ này thì sẽ tự chui đầu vào rọ, một lần nữa chúng đành hủy bỏ kế hoạch gây án.
Thâu sốt ruột: “Cứ thế này thì khó làm ăn được, thôi bỏ An Giang về tiệm vàng Kim Hồng ở Nhơn Trạch, cho rồi”.
Thoáng chút đắn đo, hắn lên tiếng tiếp: “Kẹt nỗi ở đó chẳng ai lạ mặt anh em nhà này, nếu hành động tụi em chỉ có thể yểm trợ ở vòng ngoài, phía trong anh phải tùy cơ hành sự, nếu suôi sẽ đảm bảo đổi đời.
Kế họach coi như được thông qua, ngay trong đêm chúng đón xe quay về Đồng Nai. Để trấn an đồng nghiệp, Thâu động viên: “Dù không cùng vào trong hành động nhưng anh cứ yên tâm, chỉ cần đưa vàng ra khỏi tiệm thì mọi chuyện sẽ đâu vào đấy”.
Xe lăn nhanh đến bến, bộ ba xuống xe chạy về hướng phà Cát Lái qua Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Khi chạy ngang chợ Đại Phước, Thâu cho xe chạy chậm lại đánh mắt ra hiệu Thắng địa điểm tiệm vàng Kim Hồng, khoảng 5g sáng 7-10-2006 chúng quay về nhà.
Để tránh sự chú ý, anh em Hoàng giao xe lại cho đồng bọn hẹn 16g gặp nhau tại quán cà phê, rồi xách súng tự đi bộ về nhà. Còn một mình Thắng chạy xe quay lại tiệm vàng tới xẩm tối mới phóng xe đến điểm giao hẹn.
Đúng hẹn, bộ đôi nhà Tám Lũy lẹ làng lách vào quán, Thâu hắng giọng, em nghĩ kỹ rồi, nếu chỉ có mình anh Thắng xông vào tiệm vàng rất dễ sai sót, tốt nhất ta nên tìm thêm ai đó đáng tin để hỗ trợ.
Thật lòng Thắng cũng không tự tin khi phải hành động một mình nhưng ngại ngần không dám nói, đúng lúc được đứa em mở lời thì mừng ra mặt bảo sẽ lên Gia Lai tìm Thành, một bạn tù cũ.
Tuy nhiên vào đúng thời gian này, Thâu liên lạc được với Thành, Thắng gặp Thành trước kể sơ bộ kế hoạch. Ngày hôm sau chúng lại gặp nhau tại quán cũ phân công nhiệm vụ từng người và ấn định ngày giờ hành động.
Thành được giao nhiệm vụ điều khiển xe chạy vào tiệm vàng, sau đó sẽ nhảy vào cướp trong lúc Thắng dùng súng khống chế chủ tiệm và người xung quanh kiêm việc hỗ trợ để đồng bọn rút lui an toàn.
Sau đó dù gặp sự cản trở nào cũng phải chạy về được ngã ba đường Mới. Tại đây Thâu, Hoàng đã đợi sẵn cất giấu vũ khí và tang vật rồi chỉ đường cho chúng thoát thân.
Theo quan sát của chúng, thời gian tiệm vàng đóng cửa rất vắng người qua lại, thuận tiện gây án.
20g ngày 1-10-2006, Thâu giao hết dụng cụ ngụy trang, hung khí cho Thắng và Thành một mình đi đến gần để quan sát.
Khi thấy tiệm bắt đầu dọn hàng, hắn gọi điện báo tin, song chính giờ phút quyết định nỗi sợ hãi xâm chiếm Thắng, hắn bịa chuyện súng bị kẹt đạn không hành động được.
Thâu gằn giọng buông một câu chửi thề rồi nói như ra lệnh: “Thôi rút, mang súng về đây kiểm tra mai còn hành động”.
Vừa thấy hai đàn anh, hắn giật ngay khẩu súng, chỉ vài thao tác đơn giản Thâu ngẩng mặt lên chửi đổng: “Nhát như cáy còn bịa chuyện kẹt đạn”. Bị đàn em mắng, Thắng, Thành chỉ im như thóc, kế hoạch được dời lại vào ngày 12.

Kỳ cuối: Những “con hổ” cuối cùng sa lưới

Thiên Long |

Đại gia đình tướng cướp khét tiếng miền Đông - Kỳ cuối: Những “con hổ” cuối cùng sa lưới

Lập kế hoạch bài bản, để giết người nhưng “lưới trời lồng lộng”cuối cùng anh em nhà Tám Lũy cũng sa lưới pháp luật.

Năm 2012 Nguyễn Văn Hoàng (SN 1965) tức Hoàng “phổi” tự tử trong thời gian chờ thi hành án tử, nên Nguyễn Văn Thâu được ân xá xuống mức án chung thân, khiến người ta đồ rằng, sự ra đi của hắn không đơn thuần chỉ để giải thoát mà là nước cờ có toan tính kỹ lưỡng của một tướng cướp lọc lõi nhằm giải cứu em trai khỏi cảnh “dựa cột”.
Vụ cướp tàn độc
Như thường lệ, ông Trương Đệ (SN 1953) chủ tiệm vàng Kim Hồng khá nổi tiếng tại chợ Phước Lý, xã Đa Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai dọn hàng vào khoảng 20g30.
Đêm 12-10-2006, trong tiệm vàng có mặt ông Đệ, vợ ông là bà Lê Thị Hồng, một cậu con trai, một con rể và một người làm công. Số vàng khoảng 70 lượng được ông Đệ cho vào thùng mì gói để mang về nhà.
Bỗng có tiếng xe máy đỗ xịch trước tiệm ngay sát QL25B. Hai bóng đen trùm kín áo mưa nhào xuống đứng chặn ngay cửa tiệm.
Ông Đệ giật mình, chưa kịp phản ứng thì tên cao to rút ra khẩu AK báng xếp chĩa thẳng về phía mọi người rồi quay nhanh mũi súng nổ liên tiếp hai phát vào tủ đựng vàng.
Lại “đoàng! Đoàng!”, ông Đệ trúng đạn ngã xuống nhà, bà Hồng giật mình nghiêng người, viên đạn xoẹt qua đỉnh đầu bà Hồng, máu thấm ướt đẫm tóc.
Nhanh như chớp một tên lao vào giật ngay thùng vàng chạy ra xe rú ga, tên cầm súng cũng nhảy lên xe huơ huơ khẩu AK quát: “Đứa nào lại gần tao bắn bỏ”. Chiếc xe lao vút ra đường chạy theo hướng ngã ba đường Mới qua KCN Nhơn Trạch.
Nhìn thấy anh Trần Văn Khương vừa thuê băng đĩa chạy theo sau tưởng là người truy đuổi, tên ngồi sau bắn luôn hai phát cản đường, viên đạn trúng vai, anh Khương ngã xuống đường bị thương nặng.
Tiếng súng nổ đã làm Đại úy Nguyễn Thành Phú-Trưởng CA xã Đa Phước – hiểu ngay có chuyện chẳng lành.
Anh bật dậy, điều động lực lượng xuống hiện trường cùng người dân tổ chức đưa các nạn nhân đi cấp cứu, song viên đạn găm trúng ngực nên ông Đệ không qua khỏi.
Vụ án được cấp báo lên CA tỉnh Đồng Nai, ngay lập tức thủ trưởng CQCSĐT CA tỉnh Đồng Nai triệu tập cuộc họp khẩn cấp, chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp với CA địa phương truy bắt hung thủ.
Bà Tám Lũy nhớ lại quá khứ lầm lỗi.    Ảnh: Thiên Long
Cuộc vây bắt nghẹt thở
Nhận định bọn cướp sẽ không dám dừng chân trú ẩn mà tiếp tục tẩu thoát theo đường lộ hướng về phía Bà Rịa – Vũng Tàu, đích thân đồng chí Nguyễn Phi Hùng - Phó GĐ – TTCQCSĐT trực tiếp xuống hiện trường theo dõi tiến trình khám nghiệm và chỉ đạo CA huyện Long Thành, CA huyện Nhơn Trạch huy động toàn bộ lực lượng CA, du kích tập trung chốt chặn tại các ngã ba ngã tư trên địa bàn mình để vây bắt đối tượng.
Các thông tin của đối tượng liên tục được cập nhật về tổ đánh án.
Theo trình báo của người dân, sau khi tẩu thoát khỏi hiện trường, hai tên cướp đã lái xe chạy theo hướng ngã ba đường Mới qua KCN Nhơn Trạch.
Lần theo dấu vết đối tượng, tổ trinh sát phát hiện hai chiếc áo mưa nghi là bọn chúng vứt lại trên đoạn đường vắng trong KCN.
Với tuyến đường này, chắc chắn hai tên cướp sẽ thẳng ra QL51, ngay lập tức tổ đánh án thông báo tới các tổ chốt chặn trên QL51 tập trung cao độ không để lọt nghi phạm.
Hai giờ sau, thông tin từ xã Hiệp Phước báo về, đối tượng vừa xuất hiện tại đường 25B, bị vây ráp đã nổ súng chống trả làm trọng thương một người dân sau đó chạy vào khu rừng chồi giáp với khu dân cư lẩn trốn.
Trong khi đó tên Thâu liên tục gọi điện hỏi thăm tình hình và chỉ đường từ xa, song bị truy đuổi gắt gao, Thắng không thể nghe điện thoại. Hoảng quá, hắn nhắn tin: “Anh đang ở đâu, nghe máy đi em chỉ đường cho mà thoát".
Đây đúng là tin vui, cuối cùng sau hai giờ truy lùng ban đánh án đã khoanh vùng được đối tượng. Thế nhưng một khó khăn mới lại xuất hiện, nơi bọn cướp lẩn trốn chính là vùng sinh sống của hàng trăm hộ dân.
Với sự hung hãn sẵn có, nếu bị bao vây chắc chắn chúng sẽ khống chế người dân để làm bia đỡ đạn. Việc truy bắt làm sao để tránh gây thương vong cho người dân được đặt lên hàng đầu.
Thủ trưởng CQCSĐT Nguyễn Phi Hùng trực tiếp nghiên cứu địa hình, địa thế nơi đối tượng ẩn nấp, sau khi hội ý nhanh với ban đánh án đã đưa ra quyết định: Phải hành động nhanh, dứt khoát nhưng có sự phối hợp chặt chẽ.
Hàng chục chiến sĩ được huy động bao vây chốt chặn làm nhiều vòng. Mũi chủ công gồm 20 cảnh sát hình sự, cảnh sát cơ động to khỏe, giỏi võ nghệ được giao nhiệm vụ tiếp cận hung thủ, chia làm ba nhóm bò sát mặt đất nghe ngóng động tĩnh nhằm siết chặt vòng vây.
Khi bò cách bụi tre trước mặt khoảng 5m thì phát hiện có tiếng sột soạt phát ra rất đáng ngờ, đặc biệt trời không gió nhưng ngọn cây lại rung rinh lá. Rất có thể là nơi ẩn nấp của đối tượng, các trinh sát ra ám hiệu thống nhất hành động.
Đúng 2g sáng 13-10-2006, bốn chiếc đèn pin đồng loạt rọi thẳng vào mặt 2 tên cướp, liền đó bốn trinh sát lao vào khống chế tóm gọi cả hai tên cướp cùng hung khí là khẩu AK và 16 viên đạn trong đó một viên đã lên nòng, một ĐTDĐ.
Toàn chuyên án thở phào nhẹ nhõm, ngay trong đêm 2 đối tượng bị áp giải về trại tạm giam CA tỉnh Đồng Nai.
Bốn tháng “đấu trí”
Việc vây bắt đối tượng muôn vàn khó khăn nhưng việc tìm ra kẻ đứng sau chúng cũng nan giải không kém.
Ngay từ khi tiếp xúc với đối tượng, bằng linh cảm nghề nghiệp các cán bộ CA đã biết đây là những tên có bề dày “thành tích xộ khám” chẳng dễ khai thác nếu chưa đủ chứng cứ, đối phó với những tên này điều tra viên bắt buộc phải nắm được lý lịch để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của chúng.
Đối tượng cầm súng bắn khai  là Đinh Văn Thắng (SN 1970, xã Nghi Hoa, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) không nghề nghiệp, đang sống lang thang tại Kon Tum và Gia Lai.
Tên còn lại là Hà Văn Thành (SN 1971, thôn Lộc Long, xã Xuân Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình) cũng không nghề nghiệp đang sống lang thang cùng đồng bọn.
Cả hai quen nhau từ trong trại giam, sau khi ra trại thì bắt tay hợp tác thêm một số vụ trộm cắp tài sản ở khu vực Tây Nguyên, bị bắt đưa đi thi hành án tù tại trại cải tạo Đăk Trung, Đăc Lăk và Xuân Phước, Phú Yên.
Ngay từ giây phút đầu tiên bị lấy cung, bọn chúng đã rất ma mãnh, Thành vờ ngây thơ: “Mọi chuyện đều do anh Thắng sắp xếp, em chỉ tuân lệnh chứ có biết gì đâu” trong khi tên Thắng ngổ ngáo tuyên bố: “Bắn chết người trước sau gì cũng bị tử hình, nói nhiều chi cho mệt”.
Rồi hai tên cướp kẻ giả điên, tên tuyệt thực chống đối.
Không khai thác được thêm, nhưng vụ cướp tiệm vàng Kim Hồng đánh thức những hồi ức của người dân và cán bộ điều tra chống tội phạm ở hai huyện Long Thành, Nhơn Trạch.
Hơn 30 năm trước từng có một băng cướp chuyên sử dụng tiểu liên không ghê tay bắn vào những người bất tuân lệnh chúng.
Cầm đầu là những tên tội phạm cực kỳ nguy hiểm như: Sanh “cụt”, Tùng “sát thủ”, Hoàng “phổi”... là con của nữ tướng cướp khét tiếng Tám Lũy.
Câu hỏi được đặt ra, làm sao hai đối tượng từ Nghệ An, Quảng Bình chỉ sống ở Tây Nguyên lại nắm được quy luật kinh doanh, địa hình một nơi chưa từng đặt chân tới?
Chắc chắn phải có kẻ chỉ đường cho chúng, kẻ này phải là dân địa phương mới rành rẽ đường ngang lối tắt đến vậy, nhưng kẻ đó là ai?
Quay lại điều tra lý lịch hai tên cướp thì thấy, trong thời gian thụ án ở Đăk Trung và trại Xuân Lộc… chúng từng ở chung với Hoàng “phổi”.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, kinh nghiệm nghề nghiệp, sau 28 ngày đêm “cân não” với thái độ cương quyết tấn công tội phạm, tên Thắng đã khai ra toàn bộ sự thật, kẻ đứng đằng sau chỉ điểm, chỉ đạo là hai anh em nhà Tám Lũy Nguyễn Văn Hoàng (SN 1965) và tên Nguyễn Văn Thâu (SN 1977), trong đó tên Thâu kiêm luôn vai trò chủ mưu vụ án, lệnh bắt khẩn cấp Hoàng, Thâu về hành vi giết người, cướp tài sản lập tức được thủ trưởng CQ CSĐT phê duyệt.
Trong khi đó Hoàng, Thâu vẫn tin tưởng đồng bọn không bao giờ mở miệng khai tên chúng vẫn ung dung sinh hoạt tại địa phương như không có chuyện gì. Tên Thâu còn đóng vai vô can thong thả sang CA quận 2, TP HCM nhận lại xe máy đang bị tạm giữ.
Kế hoạch bắt 2 đối tượng trên được Ban chuyên án lập ra hết sức tỉ mỉ, chi tiết, nghiên cứu kỹ quy luật đi lại sinh hoạt của hai đối tượng và địa hình, địa thế nơi ở và các mối quan hệ đối tượng thường lui tới.
Vì nơi ở của Hoàng, Thâu biệt lập với khu dân cư bên ngoài lại được làm trên rạch nước chảy ra sông lớn. Khi có động các đối tượng dễ dàng nhảy sông trốn thoát.
Bản thân chúng có nhiều tiền án tiền sự rất manh động, khả năng sẽ chống trả quyết liệt để tẩu thoát khi có biến. Gia đình Tám Lũy hầu hết là đối tượng hình sự, trong đó số đối tượng mãn hạn tù về tương đối đông.
Hơn nữa số phụ nữ trong gia đình này cũng manh đông không kém, đã từng nhiều lần chống trả lực lượng CA khi thi hành nhiệm vụ.
Hàng chục chiến sĩ CA, lực lượng dân quân tự vệ được huy động bao vây thi hành lệnh bắt. Đến 11g ngày 15-11-2006, 2 đối tượng đã bị khống chế, áp giải an toàn về CQCSĐT. Trước những chứng cứ không thể chối cãi, bọn chúng bắt đầu khai nhận toàn bộ sự việc.
Nhật ký trinh sát Nguyễn Thanh Sơn (nay là phó phòng PC45) trực tiếp tham gia phá án ghi lại rằng, cuộc gặp gỡ với tên Hoàng là cuộc gặp gỡ giữa hai “cố nhân” bất đắc dĩ. Cách đây 20 năm sau một đêm vất vả đọ súng nảy lửa, Hoàng đã bị bắt giữ.
Khám xét phát hiện trong túi Hoàng trinh sát phát hiện một bản danh sách các chiến sĩ hắn định sát hại. Lần đó Hoàng bất chấp, ngang tàng nhưng lần này hắn tỏ ra mệt mỏi. Gặp lại người trinh sát xưa, Hoàng bỗng sững người.
Hỏi còn nhớ ai không, gã bảo, cán bộ cứ đùa, làm sao quên được. Hoàng còn bảo, từ lúc bị bắt hắn đã hạ quyết tâm không mở miệng, nếu không gặp cán bộ sợ, hoặc nếu chỉ bị đánh một cái nhẹ thôi thì đừng hòng chịu nhận tội.
Sau khi kể lại toàn bộ sự việc, Hoàng thổ lộ: “Có thể đây là lần sau cùng tôi gặp cán bộ, bởi lẽ những năm tháng còn lại tôi phải trả giá trong lao tù, thậm chí cả mạng sống này”
Hơn 4 tháng điều tra, vụ án đã kết thúc. Hơn một năm sau, TAND tỉnh Đồng Nai và tòa phúc thẩm tại TP HCM  đã xét xử vụ án với các bản án rất nghiêm khắc, Thâu, Hoàng đều bị kết án tử hình.
Tuy nhiên năm 2012 Hoàng đã tự tử chết trong trại giam, nên Thâu được Chủ tịch nước ký ân xá giảm xuống án tù chung thân.
Đây là một hệ quả tất nhiên dành cho những kẻ lười lao động ham hưởng thụ, coi thường tính mạng người khác, xem thường kỷ cương phép nước, âu cũng là cái kết “tốt đẹp” nhất dành cho gia đình nữ tướng cướp Tám Lũy.
theo Pháp luật Xã hội


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét