Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 44

-Mọi người đều mù quáng đi trên con đường đời của mình! Vì đố ai thấy chính xác con đường ấy!
-Đường đời riêng đã không thấy thì làm sao thấy được đường đời chung, tức định mệnh của nhân loại?
-Chỉ toàn suy đoán và tưởng tượng thôi! Vì vậy, hãy thận trọng trước những " tiên tri" về xã hội!
-Và đời ta, ta không thể đánh giá đúng được mà phải để đời sau đánh giá!

-----------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Ngũ đại gia của sân khấu cải lương

Gia đình nghệ sĩ Thành Tôn - Bạch Lê

Đăng Bởi -
nghe si Bach Le, nghe si Thanh Ton, nghe si Thanh Loc, nghe si Bach Long
NSND Thành Tôn và vợ NS Huỳnh Mai cùng hai con trai NS Bạch Long - NSƯT Thành Lộc.

Gia đình nghệ sĩ có nhiều thế hệ nối tiếp nhau theo nghề hát, sau gia đình Minh Tơ phải kể đến gia đình nghệ sĩ Thành Tôn.

Ông Thành Tôn tên thật là Nguyễn Thành Tôn, sinh năm 1913 tại xã Trường Thọ, quận Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, mất ngày 8.11.1997 tại bệnh viện Nguyễn Trãi, Sài Gòn. Ông cố là Nguyễn Văn Sĩ, ông nội là Nguyễn Văn Luông (bầu Luông), thân phụ ông là Nguyễn Văn Nở và một số rất đông bà con thân thuộc đều theo nghề hát bội từ cuối thế kỷ trước đến hết thế kỷ này. Riêng ông Thành Tôn đã có 65 năm nổi trôi với nghề hát bội.
NGHỆ SĨ THÀNH TÔN VÀ CÁI NÔI HÁT BỘI 
Từ năm 13 tuổi, ông đã thôi học chữ, trở về quê để đi theo gánh Phước Long Ban của ông nội ông là bầu Luông. Phước Long Ban là một đại ban, chuyên hát bội ở các tỉnh miền Tây, mỗi lần di chuyển phải sử dụng hơn 10 chiếc ghe chài lớn nhỏ mới đủ chuyên chở các nghệ sĩ, công nhân khuân vác và những dụng cụ dựng rạp hát như vải bố, tăng, ghế sắt. Đến địa phương nào không có đình, miễu, rạp hát thì Phước Long Ban sẽ bao nhà lồng chợ. Tuy là theo gánh hát nhà nhưng ông Thành Tôn vẫn phải học hát theo đúng trình tự, nghĩa là phải học từ vai quân hầu, quân canh, quân chạy hiệu, cho đến khi Thành Tôn được 17 tuổi mới được đóng vai kép con. Ông Nhưng Sửu (Bến Tre) là người thầy đầu tiên dạy cho ông Thành Tôn đóng vai Hoàng tử trong tuồng San Hậu. 
Lúc tôi còn cộng tác ghi chép tuồng hát bội cho anh Thành Tôn trong Ban Vân Hạc (Sáu Vững) ở Đài phát thanh Sài Gòn, anh Thành Tôn thường kể cho chúng tôi nghe những cực nhọc khó khăn khi anh mới bước vô nghề hát. Hồi xưa đó… Gánh hát Phước Long Ban cứ “6 tháng làm, 6 tháng ăn”, nghĩa là từ tháng giêng đến cuối tháng 4 là “hết chầu”, gánh hát quay về quê quán, chia tiền cho anh em, sau đó vừa tập tuồng mới vừa làm ruộng để sống. Chia tiền thù lao là theo thứ tự cao thấp trong gánh hát, trước hết là ông bầu Luông, ông Nhưng, ông biện tuồng (tức là soạn giả), người có nghề giỏi rồi mới đến kép, đào, sau đó mới đến tướng, quân chạy hiệu. Thu nhập chính là nhờ làm ruộng và có vậy người yêu nghề mới gắn bó với hát bội được. 

nghe si Bach Le, nghe si Thanh Ton, nghe si Thanh Loc, nghe si Bach Long
NSND Thành Tôn và con trai út NSƯT Thành Lộc
Từ năm 1930 đến 1945, hát bội càng lúc càng mất khán giả. Ở thành thị, gánh hát cải lương được khán giả ưa thích vì cũng là những tuồng Tàu như bên hát bội, nhưng hát cải lương y trang đẹp hơn, lời ca điệu hát dễ nghe, dễ hiểu hơn. Gánh Phước Long Ban của bầu Luông muốn tồn tại phải cải tiến thành hát bội “kim thời”, có vẽ phong cảnh thay vì dàn cảnh tượng trưng một cách thô sơ như xưa. Bớt hát Nam, bớt hát khách, thay vào đó đào kép phải học ca cải lương (những bài bản nhỏ, ba Nam, sáu Bắc và vọng cổ). Anh Thành Tôn đã lên Vĩnh Long rước được ba nhạc sĩ nổi danh là Hai Bá (đờn tranh), Năm Bửu (đờn cò) và anh Bảy Thu (đờn gáo) để về dạy cho đào kép Phước Long Ban ca cải lương, và có được thêm sự cộng tác của soạn giả cải lương Nguyễn Thành Thế nên gánh Phước Long Ban sửa chữa những vở hát bội đã có, thêm nhiều lớp diễn và bài bản như bên cải lương. Về trang phục thì mua y trang mũ mãng của các đoàn hát Quảng Đông ở Chợ Lớn. Sau thời gian canh tân hóa hát bội nầy, anh Thành Tôn đã biến gánh hát của ông nội anh (bầu Luông) thu hút được đông đảo khán giả hơn các gánh đồng nghiệp khác. Thành Tôn cũng học ca cải lương và học được đờn kìm, đờn cò, đờn sến của thầy Hai Bá ở Thiềng Đức nên khả năng của anh về nghệ thuật hát bội và cải lương đều vượt trội hơn các bạn đồng trang lứa. 
Năm 1940, ông nội anh mất, cha anh buồn không muốn tiếp tục lèo lái gánh hát nên cho Phước Long Ban rã, anh đi hát cho gánh Thạnh Hưng Ban của ông bầu Hùng ở huyện Trà Ôn (Cần Thơ). Năm 26 tuổi, anh đã làm kép chánh khi anh rời quê hương lên Sài Gòn hát cho gánh Tấn Thành Ban của bầu Cung ở đình Cầu Muối. Một năm sau anh qua gánh Vĩnh Xuân Ban của bầu Thắng, anh là kép chánh ăn khách nhất lúc bấy giờ. 
nghe si Bach Le, nghe si Thanh Ton, nghe si Thanh Loc, nghe si Bach Long
NSƯT Thành Lộc và chị gái Bạch Lựu
Mang danh một kép hát nhà quê, anh ráng học hỏi, tự rèn luyện nghề ca hát nên được báo chí và bạn bè đồng nghiệp nhìn nhận anh là một diễn viên có thực tài, giỏi về mọi mặt trong nghệ thuật hát bội truyền thống và trong nghệ thuật cải lương tân thời. Anh nổi danh các vai võ mặt trắng như: Triệu Tử Long, Chu Du, Lữ Bố, Dương Tôn Bảo, Tiết Nhơn Quý, Tiết Đinh San, Tiết Ứng Luông, La Thành… Rất thành công trong các vai kép võ mặt đỏ: Cao Quân Bảo, Ngũ Vân Thiệu, Địch Thanh, Địch Luông, Nhạc Lôi… Và đóng rất đạt các vai quan trọng như: Tống Nhơn Tôn, Dự Nhượng, Trần Nhựt Chánh, Lý Đán, Bá Ấp Khảo…
Anh đã cộng tác với nhiều ban hát ở Sài Gòn: Nghĩa Thành (Biện Dực), Hoa Xuân (Mười Vàng), Minh Tơ, Huỳnh Long. Từ những ngày mới thành lập, anh Thành Tôn được bầu vào Ban chấp hành Hội Nghệ sĩ tương tế ai hữu ở Sài Gòn. 
Anh là tác giả kiêm chỉ huy nghiệp vụ cho Ban hát bội Vân Hạc, Đài phát thanh Sài Gòn từ 1948 đến 1975. Năm 1952, anh Thành Tôn là một thành viên quan trọng trong việc điều hành mọi hoạt động của Hội Khuyến lệ cổ ca Sài Gòn, một hội đoàn tư nhân có chủ trương duy trì, phục hồi sân khấu hát bội đang hồi sa sút từ những thập niên 50, 60, 70… 
MỘT TẤM GƯƠNG SÁNG VỚI NGHỀ 
Anh Thành Tôn là một tấm gương sáng cho những nghệ sĩ ham học, siêng năng trau dồi nghề nghiệp. Anh thấy nghệ sĩ nào hay, “miếng nghề” nào giỏi có thể ứng dụng nâng cao nghệ thuật ca hát, anh đều cố gắng học hỏi, ghi chép và nhờ có tài năng riêng, anh sáng tạo sao cho thích ứng với sàn diễn và đem kinh nghiệm chỉ dạy lại cho các thế hệ diễn viên đàn em, đàn cháu. 
nghe si Bach Le, nghe si Thanh Ton, nghe si Thanh Loc, nghe si Bach Long
Nghệ sĩ Bạch Lê cùng chồng, nghệ sĩ Thanh Bạch
Khi ban Vân Hạc mới thành lập, anh đã viết lại 9 vở tuồng Tàu mà trước đó các gánh thường diễn cương. Biện tuồng nói lớp, phân vai rồi mỗi diễn viên diễn cương theo tài năng riêng của mình, do đó tuồng không được “lập thành”, văn chương thiếu phần trau chuốt và cũng không đoàn nào hát giống đoàn nào, thậm chí đêm nay lớp nầy hát như vầy, đêm sau cũng lớp đó mà hát lại khác đi. 
Chín vở tuồng Tàu mà anh viết cho ban Vân Hạc hát trên Đài phát thanh Sài Gòn được các hãng đĩa Béka, Asia, Oria thâu ép thành đĩa nhựa, bán rộng rãi giúp cho sự truyền bá và cổ vũ cho nghệ thuật hát bội. 
65 năm trong nghề hát bội, anh Thành Tôn đã viết lại 9 vở tuồng Tàu cũ (trước đó tác giả là vô danh): Thần nữ dâng ngũ linh kỳ, Mộc Quế Anh dâng cây, Phụng Nghi Đình, Lưu Kim Đính giải giáp Thọ Châu, Tiết Giao đoạt ngọc, Hạng Võ biệt Ngu Cơ, La Thông tảo Bắc, Xử nữ Phi Giao, Tiết Đinh San chinh Tây. Sáng tác 15 tuồng lịch sử và dã sử: Hận Nam Quan, Dưới cờ Thuận Thiên, Trưng Nữ Vương khởi nghĩa, Triệu Thị Trinh, Ngô Quyền hưng quốc, Mai Hắc Đế, Lý Bôn lập quốc, Đinh Bộ Lĩnh cờ lau, Triệu Quang Phục, Lê Triều Lý Thị, Trần Hưng Đạo - Bạch Đằng giang, Tổng đốc Hoàng Diệu, Thục Phán hưng vương, Trọng Thủy - Mỵ Châu, Triệu Vũ Vương. 
Ngoài ra, anh còn sáng tác 3 tuồng Phật (Thích Ca đắc đạo, Quan Âm Thị Kính, Thiện hữu - Ác hữu), 3 tuồng đồ (Bá Nha ngộ Tử Kỳ, Lý Bạch đầu Đường, Văn Ngươn Hạnh, Võ Lợi Trinh), 4 tuồng giễu: Hồng Cẩm Miêu, Cao Phi viễn tẩu, Kén rể đầu xuân, Em bé ngoan cường (viết chung với Đinh Bằng Phi). 
THẾ HỆ TIẾP NỐI 
Học trò hát bội của anh Thành Tôn có nhiều người rất nổi danh như danh hề Châu Kỹ, cô đào Kim Thanh mà người trong giới khen là giỏi tương đương với cô Năm Đồ đang thời xuân sắc, cô Ngọc Khanh và những tài năng trẻ như Minh Tốt, Ngọc Sanh, Xuân Qua, Hữu Danh, Nguyễn Hoàn, Ngọc Nga, Kiều Nga, Kim Nên, Thiên Kim. Những tài năng trẻ hát bội được nêu danh trên đây tương đương với các nghệ sĩ bên cải lương mà nhiều người quen tên biết tiếng như: Thanh Thanh Hoa, Ngọc Hương, Tài Linh… 
Ngoài việc đào luyện thế hệ trẻ, anh Thành Tôn còn đạo diễn dàn dựng cho nhiều tuồng hát bội và tổ chức tái diễn những vở tuồng thầy như: San Hậu (trọn tuồng ba thứ), Tam nữ đồ vương, Hộ sanh đàn, để các vở hát bội mẫu mực đừng bị mất chìm trong quên lãng.
Sau năm 1975, khi có cơ hội thuận tiện, anh tập hợp những diễn viên có tay nghề, làm thành nhóm để diễn các trích đoạn: Phàn Diệm đại chiến Tạ Ôn Đình, Triệu Tử Long đoạt ấu chúa, Thần nữ dâng ngũ linh kỳ. Nhờ kiên trì, anh lôi cuốn được anh em đồng nghiệp trở lại sàn diễn, đào tạo thêm thế hệ diễn viên trẻ, làm nền cho việc xây dựng lại đoàn hát bội chuyên nghiệp của thành phố. 

nghe si Bach Le, nghe si Thanh Ton, nghe si Thanh Loc, nghe si Bach Long
Những người con của NSND Thành Tôn đều thành danh trên sân khấu. Trong ảnh: Nghệ sĩ Bạch Lê và NSƯT Thành Lộc trong vở cải lương tuồng cổ thuộc hàng kinh điển: Câu thơ yên ngựa - Ảnh: Hòa Bình
Năm 1985, anh sáng tác và đạo diễn tuồng Trần Liễu, tập cho các diễn viên trẻ và anh thủ diễn vai Trần Liễu, đi lưu diễn miền Trung (Quy Nhơn, nơi đã sản sinh ra nghệ thuật hát bội) được ngợi khen nhiệt liệt. Đây là vai diễn sau cùng của cuộc đời nghệ thuật của anh Thành Tôn vì lúc nầy anh đã cảm thấy yếu lắm rồi (73 tuổi).
Người bạn đời của anh: Chị Bảy Huỳnh Mai (em ruột của nghệ sĩ Minh Tơ) cũng là một nghệ sĩ hát bội tài danh. Các con như: Bạch Liên, Bạch Lê, Bạch Lựu, Bạch Lý, Bạch Long, Thành Lộc, đều là những nghệ sĩ sân khấu có thực tài. 
Bạch Liên và Bạch Lý chuyên hát tân nhạc. Bạch Liên là công chức Tòa Đô chánh Sài Gòn, có chồng sĩ quan, đi diện HO, hiện nay định cư tại San José, California. Bạch Lê có chồng là nghệ sĩ Thanh Bạch, cả hai đều nổi danh về cải lương và Hồ Quảng. Bạch Lê có thu nhiều tuồng Hồ Quảng, vai đào chánh với nghệ sĩ Hùng Cường như: Vạn lý trường thành, Thanh xà - Bạch xà, Thượng Dương hoàng hậu, Mạnh Lệ Quân thoát hài... Bạch Lê từng là đào chánh đoàn cải lương tuồng cổ Minh Tơ và đoàn Huỳnh Long một thời gian dài. Nghệ sĩ Thanh Bạch (chồng của Bạch Lê) là con của đôi nghệ sĩ hát bội tài danh Bảy Huỳnh - Ngọc Hương. Thanh Bạch có những anh chị em là nghệ sĩ cải lương tuồng cổ lừng danh như đào Bạch Mai, chồng là Đức Lợi, các em Bạch Lan, Kim Phượng, Tám Anh, và hai đứa em trai, chuyên viên làm mão, may phục trang tuồng cổ. Thanh Bạch và Bạch Lê hiện nay định cư ở Pháp (Paris). Bạch Lê và Thanh Bạch đã có 3 con, thôi hành nghề nghệ sĩ sân khấu. Thỉnh thoảng nhớ nghề và khi có điều kiện thì đôi nghệ sĩ tài danh tuồng cổ này hát giúp cho Hội người Việt ở Pháp. 
Bạch Lựu từ năm 1978 làm Phó trưởng đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long, chuyên lo về hành chính và kiểm soát thu chi của đoàn; năm 1987, theo chồng định cư ở Úc.
BẠCH LONG VÀ THÀNH LỘC 
Bạch Long thừa hưởng được chân truyền nghệ thuật của cha là nghệ sĩ tài năng Thành Tôn, đã nối chí cha, mở lớp Đồng Ấu Bạch Long, đào tạo nhiều diễn viên trẻ. Ba huy chương vàng giải Trần Hữu Trang 1995 - 1996, 1996 - 1997, 1997 - 1998 được trao cho các cô Trinh Trinh, Tú Sương, Quế Trân, và các cô huy chương vàng này đều được đào tạo trong lớp Đồng Ấu Bạch Long. Có đến tận nơi xem cách dạy hát, dạy vũ đạo, dạy ca của lớp Đồng Ấu Bạch Long mới thấy bề dày kinh nghiệm qua nhiều chục năm trui rèn trên sân khấu tuồng cổ của nghệ sĩ Thành Tôn đã được đứa con yêu nghề Bạch Long nâng niu, chọn lọc những nét đẹp nhất, hay nhất, có hiệu quả sân khấu nhiều nhất để truyền dạy lại cho các học viên trẻ. Các trường sân khấu chính quy cũng chưa thể nào đào tạo được mỗi năm một diễn viên huy chương vàng và liên tục được trong 3 năm như Đồng Ấu Bạch Long. Mỗi lớp diễn mẫu được phân tích kỹ, vũ đạo đâu ra đó, không có động tác thừa trong cách ra bộ của các học viên: vai văn ra văn, võ ra võ, chứ không nhập nhằng giữa các loại vai với nhau. Về ca, ngâm, bài bản cải lương, ca Hồ Quảng đều được phân biệt cho đúng cách. Lớp học của Đồng Ấu Bạch Long làm tôi nhớ lại lớp Đồng Ấu Minh Tơ, nơi đã đào tạo ra nhiều nhân tài sân khấu mà đến nay khó có người thay thế như Thanh Tòng, Ngọc Đáng, Bửu Truyện, Thanh Thế, Đức Lợi, Bạch Mai… Lớp của Đồng Ấu Bạch Long đã đào tạo được Vũ Luân, Tâm Tâm, Binh Tinh, Trinh Trinh, Tú Sương, Quế Trân… Và hiện nay Bạch Long thực hiện những chương trình truyền hình cho thiếu nhi và trên sân khấu kịch Idecaf. 
Thành Lộc, đứa con trai út của nghệ sĩ hát bội và cải lương tuồng cổ Thành Tôn lại rẽ bước sang ngành kịch nói. Không phải Thành Lộc không có hơi ca, ca không hay mà đành bỏ cái sở trường được cha mẹ và anh chị truyền dạy để dấn thân vào một môi trường nghệ thuật mới lạ. Từ khi Thành Lộc mới tham gia ngành kịch nói, báo chí và giới am hiểu nghệ thuật đã khẳng định Thành Lộc là một tài năng không chỉ biểu thị cho một cá nhân xuất chúng mà còn biểu thị cho một thế hệ nghệ sĩ kịch nói Việt Nam từ sau 1975. Ở Thành Lộc, mỗi bước di chuyển trên sân khấu, mỗi động tác, mỗi liếc mắt, một nụ cười, mỗi giọng nói đối thoại vui, buồn hay giận dữ đều như được hấp thụ và phát huy từ nguồn sân khấu truyền thống: Hát bội, cải lương kết hợp với cái tinh xảo của phương pháp biểu diễn hiện đại. Có thể kể các vai diễn “để đời” của Thành Lộc trong các vở kịch: Lôi vũ, Dạ cổ hoài lang, Tiếng chim vườn Ngọc Lan, Giấc mộng kê vàng… 
Có thể tôi không nhớ đầy đủ hết các hoạt động nghề nghiệp của các con của anh Thành Tôn, nhưng chỉ bằng những gì tôi nhớ được, kể ra trên đây cũng có thể nói ra được rằng gia đình nghệ sĩ Thành Tôn quả xứng đáng được vinh danh là MỘT ĐẠI GIA của sân khấu cải lương.
SG Nguyễn Phương/Duyên Dáng Việt Nam

'Cuộc sống khốn khó của anh trai NSƯT Thành Lộc' nóng nhất mạng XH


Bạch Long cũng góp không ít cho nghệ thuật, mà bây giờ lận đận quá. Trái ngược với sự nổi tiếng của Thành Lộc, người anh trai Bạch Long không có nhà cửa cũng chẳng có con cái. Sau khi lĩnh vực cải lương thoái trào, anh sống lang bạt như kẻ “ở trọ trần gian”. Đúng là đời nghệ sĩ bèo bọt, vừa xót xa cho số phận của Bạch Long mà cũng xót xa cho những nghệ sĩ cải lương thời nay không được công chúng chú ý.

Buồn cho số phận Nghệ sĩ Bạch Long là anh trai ruột của NSƯT Thành Lộc.

Là anh trai ruột của NSƯT Thành Lộc, Bạch Long ngày trước cũng từng khá nổi tiếng trong giới cải lương, khi đó Thành Lộc đang theo học lớp diễn viên của trường Sân Khấu Điện Ảnh. Sau này cải lương không còn phổ biến, ít người đi xem và thưởng thức, không có kinh phí để duy trì hoạt động của bộ môn này nên đoàn hát tan rã. Bạch Long lại bén duyên với nghề diễn với hàng loạt những vai diễn nhỏ, vai quần chúng, khi thì đóng thế cho rất nhiều nghệ sĩ tên tuổi.

Không có việc làm, không có đoàn nào mời hát, tài sản của Bạch Long cũng lần lượt ra đi để trang trải, cuộc sống của nghệ sĩ chèo bắt đầu rơi vào những tháng ngày cùng cực. Gia tài chỉ còn lại duy nhất là chiếc đồng hồ cũ kĩ, anh cũng sai học trò đem đi bán nốt, thế nhưng người ta trả lại vì nó quá cũ kĩ và không còn giá trị. Bạch Long nhiều đêm khóc ròng vì cuộc sống khốn khó và cơ cực của cuộc đời mình. Nhờ Tổ phù hộ, anh được gọi về đoàn kịch Idecaf đóng thế trong vở kịch Ba chàng lính ngự lâm.

Nhiều năm thất nghiệp, cuộc sống khó khăn, Thành Lộc có gọi Bạch Long về ở cùng thế nhưng vì lòng tự trọng của người nghệ sĩ, anh đã từ chối vì sợ làm gánh nặng cho người em trai. Anh chị bên nước ngoài gọi về để hỗ trợ, Bạch Long cũng từ chối và nói rằng mình vẫn ổn.

Sau khi mẹ nuôi mất cũng là lúc căn nhà nhỏ của mẹ con anh bị tịch thu, anh trở thành người vô gia cư. Sau này, anh thuê một căn nhà nhỏ có diện tích thoải mái một chút để thầy trò thi thoảng tập tuồng, nấu ăn cùng nhau cho vui cửa vui nhà. Sự nghiệp, cuộc sống khốn khó, chuyện tình cảm của anh cũng chẳng đi đến đâu. Năm 20 tuổi, anh nảy sinh tình cảm với cô gái bán nước trước sân khấu kịch, hai người rất yêu thương nhau và có khoảng thời gian 4 năm chúng sống như vợ chồng. Cũng vì nghèo khó nên hai người không đến được với nhau, anh đành buông tay để người con gái ấy đi tìm hạnh phúc mới. Mười mấy năm sau, anh có quen một người con gái khác nhưng rồi chuyện tình cảm cũng đổ vỡ và chẳng thể đi đến đâu.

Buồn cho số phận Cuộc sống của anh rơi vào khó khăn khi không nhà cửa, không công việc và cũng chẳng có con cái.

Nguồn: VnExpress

Tâm sự Bạch Long

27/05/2012 08:10 GMT+7
TT - Vào ngày 1-6 tới đây, sân khấu cải lương Ánh Dương - Bạch Long sẽ chính thức ra mắt tại Nhà Thiếu nhi quận Tân Bình (194 Âu Cơ, TP.HCM). Nhân dịp này, Nhân vật hằng tuần đã trò chuyện cùng anh.
NS Bạch Long - Ảnh : Gia TiếnPhóng to
NS Bạch Long - Ảnh : Gia Tiến
Sân khấu này ra đời đánh dấu sự trở lại của nghệ sĩ Bạch Long, người mà hơn 10 năm trước đã có công giới thiệu một thế hệ nghệ sĩ cải lương trẻ như Vũ Luân, Tú Sương, Trinh Trinh, Quế Trân... trong nhóm Đồng ấu Bạch Long do anh đào tạo. 10 năm sau, hoạt động cải lương đang ngày một khó khăn nhưng anh vẫn âm thầm dạy và truyền nghề.
Tôi có niềm tin
"Tôi có niềm tin rằng nếu chúng tôi diễn tốt thì sẽ thu hút được công chúng"
NS Bạch Long
* Hơn 10 năm gần như không còn dính dáng tới cải lương tuồng cổ, việc anh tiếp tục hợp tác với một ông bầu ra mắt sân khấu cải lương khiến nhiều người bất ngờ đấy.
- Bạch Long: Tuy không còn hoạt động ở lĩnh vực này nhưng đam mê trong tôi thì còn đầy. Không ca trên sân khấu nhưng tôi tranh thủ mọi nơi, tắm cũng ca, giặt đồ cũng ca. Diễn chương trình Ngày xửa ngày xưa cho sân khấu Idecaf cũng... ăn gian, tự chế để trong bất cứ vở nào nhân vật của tôi cũng được ca một câu vọng cổ cho đỡ nhớ nghề và cố tình để khán giả nhí nghe vừa quen vừa thêm yêu cải lương. Trong dịp tình cờ tôi gặp bạn Nhật Quang đề nghị cùng hợp tác để mở sân khấu cải lương tại Nhà Thiếu nhi quận Tân Bình, tôi mừng quá đỗi. Hiện chúng tôi có khoảng 20 em, cũng khá đủ cho việc thành lập một gánh hát! (cười)
* Có gì đó để “nhận dạng” sân khấu cải lương của anh so với những nơi khác?
- Trước mắt chúng tôi sẽ hát những gì thuộc về sở trường của mình, đặc sản chính là các vở cải lương tuồng cổ phục vụ cho thiếu nhi. Đợt đầu tiên từ ngày 1 đến 3-6 (suất 20g mỗi ngày) với hai kịch bản Hầu nhi cứu chủ và Tiểu anh hùng Nam quốc. Chúng tôi đang chuẩn bị tiếp hai kịch bản Hoa Mộc Lan và Na Tra để tiếp tục phục vụ các bé trong mùa hè này.
* Trong tình hình hoạt động sân khấu cải lương nhiều khó khăn như hiện nay, anh có thấy quyết định thành lập sân khấu cải lương mới là quá liều lĩnh?
- Tôi làm vì tôi yêu cải lương, muốn có một sân khấu cải lương dành cho thiếu nhi. Thực lòng tôi rất sợ sân khấu cải lương sẽ mất đi. Dù đã ăn cơm sân khấu kịch nói hơn chục năm trời nhưng tôi luôn tâm niệm mình là người của cải lương, không bao giờ bỏ cải lương. Vừa rồi, tôi có nghe việc đoàn xiếc đến Nhà Thiếu nhi Tân Bình diễn ba đêm, đêm nào cũng chật kín khán giả. Tôi cảm nhận rằng có lẽ đã đến lúc khán giả muốn trở về với cái thật, xem những gì diễn thật trên sân khấu chứ xem qua băng đĩa hoài cũng chán. Tôi có niềm tin rằng nếu chúng tôi diễn tốt sẽ thu hút được công chúng.
Không phải con nít không thích cải lương
Sống nhờ gạo lứt muối mè!
Bạch Long đến chỗ hẹn chúng tôi với một bịch nilông gồm... ba nắm gạo lứt muối mè! Anh cười cho biết đây là khẩu phần ăn nguyên ngày. Cách đây một năm Bạch Long bị bệnh khá nặng, bác sĩ bảo phải chích mũi thuốc 8 triệu đồng, anh chặc lưỡi: “Một tháng kiếm 5 triệu đã khó, lấy tiền đâu chích thuốc”. Có người chỉ ăn gạo lứt muối mè, anh thử ăn liền bốn tháng trời và ốm đến nỗi dân trong giới đồn anh dính... si đa. May sao căn bệnh bị đẩy lùi, vậy là từ đó anh trở thành “fan” của món này. Anh cười hề hề: “Vừa hiệu quả mà đỡ tốn kém thấy rõ, mỗi ngày chỉ tốn 30.000 đồng cho chuyện ăn!”.
* Anh nghĩ gì về sân khấu phục vụ thiếu nhi hiện này?
- Nhìn tưởng nhiều nhưng thật ra chưa đủ. Còn thiếu những vở diễn đảm bảo sức hấp dẫn để lôi kéo các em, đánh trúng tâm lý của các em. Khán giả nhí ngày nay được tiếp cận với nhiều loại hình giải trí nên các em nhanh nhạy và thông minh hơn ngày xưa. Làm vở cho con nít xem bây giờ phải năng động lắm, phải cập nhật thông tin xem các em đang khoái cái gì để đưa vô vở cho sinh động.
* Như anh nói, trẻ em bây giờ tiếp cận với quá nhiều loại hình giải trí hấp dẫn, liệu sàn diễn cải lương của anh có đủ sức để tranh thủ tình cảm các em? Tôi đã xem qua vở Tiểu anh hùng Nam Quốc do anh dàn dựng, thấy nó vẫn còn giữ sự chân phương của cải lương tuồng cổ chứ không chú trọng lắm đến nhiều trò, nhiều màu sắc?
- Khi diễn chương trình Ngày xửa ngày xưa của Idecaf tôi phát hiện không phải con nít không thích cải lương, khi tôi lên câu vọng cổ chúng khoái chí vỗ tay rần rần. Lúc các đạo diễn dựng vở Tề thiên, Na Tra... tôi ngồi coi rồi giật mình, những vở này chỉ cần bỏ tân nhạc ra thay vọng cổ vô là y chang cải lương. Có nghĩa cải lương cũng làm được, quan trọng là biết cách làm sao cho hấp dẫn thôi. Về mặt đầu tư, tôi cố gắng liệu cơm gắp mắm vì tôi không muốn làm khó cho các ông bà bầu, vì có thể nói làm cải lương bây giờ khó thu hồi vốn nhất. Trong điều kiện có thể, tôi sẽ cố gắng làm cho các bé thích thú.
Ông trời không cho tôi vướng chuyện vợ con
* Vì khó nuôi nên từ nhỏ anh đã được gia đình gửi cho bà (cô ruột của cha anh - NSND Thành Tôn), anh gắn bó với người mẹ này cho đến khi bà mất, sau đó anh cũng không về ở với gia đình mà bắt đầu một cuộc sống và sự nghiệp cũng khá lận đận. Dưới mắt nhiều người, cuộc đời anh khá kỳ lạ. Điều này do tính cách hay số phận của anh tạo ra?
- Tôi nghĩ là do số phận. Có những cái tôi không may mắn (chẳng hạn như không sống gần mẹ cha) nhưng lại có những mặt khác bù lại. Ông trời chắc cũng chẳng “đì” ai đến mức tối đa. Mọi người đánh giá tôi ca diễn tốt nhưng tạo hóa không cho vóc dáng cao ráo để tôi làm kép chánh, vậy thì tôi làm diễn viên đóng đa dạng các loại vai, tôi dạy nghệ sĩ trẻ, tôi viết và dàn dựng cải lương. Sống tốt cho xã hội, cho mọi người đến ngày nhắm mắt là được rồi. Giờ nói thật tôi chẳng ham danh vọng gì cả.
* Ở nhà thuê, ăn cơm bụi và khá kín tiếng, người ta dễ có cảm giác cuộc sống của anh long đong và cô độc?
- Ngẫm lại thấy cuộc đời tôi giống như phim kiếm hiệp rày đây mai đó, cơm hàng cháo chợ. Lộc (NSƯT Thành Lộc - em trai nghệ sĩ Bạch Long) nhiều lần kêu tôi về nhà nhưng tôi đã quen cuộc sống này rồi. Tôi thuê một căn phòng nhỏ trong một con hẻm đường Lê Văn Sĩ đã 11 năm nay, mới đầu chỉ 800.000 đồng/tháng đến giờ là 3 triệu đồng. Nói thật lòng là tôi không thấy cô đơn, tôi sống rất lạc quan, sau những buồn vui trên sân khấu tôi trở về phòng trọ và thích cảm giác nằm một mình.
* Với thu nhập khá khiêm tốn nhưng thấy anh vẫn không nháo nhào chạy sô như các nghệ sĩ khác?Phải chăng anh không cần tiền?
- Tiền ai không cần. Ví dụ như tôi tốn tiền xe ôm dữ lắm, vì biết chạy xe nhưng không rành đường nên đi xe ôm cho tiện. Nhưng tôi không quá thiết tha kiếm tiền. Đi diễn, thấy mọi người bàn tán mua đất mua nhà tôi cũng chẳng quan tâm. Hồi xưa nhà mẹ nuôi tôi ở mặt tiền đường Phạm Ngũ Lão, sau đó bị giải tỏa làm nhà vệ sinh công cộng, mỗi lần đi ngang tôi cứ ngó và nghĩ còn cái nhà đó là giờ mình giàu rồi. Thôi số mình nó thế, gói ghém đủ là được.
* Được biết anh có một mối tình đầu rất sâu sắc thuở đôi mươi nhưng dang dở. Đến nay đã ngoài 50 tuổi, đi qua một vài mối tình nhưng cũng không thành vì nhớ hoài người đầu tiên. Anh có vẻ hay sống với ký ức?
- Kỷ niệm đẹp tôi giữ mãi trong lòng. Ai đối xử tốt với tôi thì tôi nhớ hoài. Người đầu tiên đã cùng tôi đồng cam cộng khổ, không tiếc những đồng tiền dành dụm chắt chiu để cùng tôi lo cho mẹ nuôi khi bà bị bệnh. Gặp người khác chắc không làm như vậy được đâu. Nhưng rốt cuộc cũng không vượt qua được rào cản gia đình. Đến nay đã mấy chục năm, chắc cái duyên với phụ nữ tôi chưa gặp thôi. Chưa gặp thì từ từ sẽ gặp, mà không gặp cũng không sao. Chắc ông trời không cho tôi vướng bận chuyện vợ con để toàn tâm toàn ý cho nghệ thuật vậy mà...(cười)
Phóng to
Bạch Long trong vở Chú bé khoai lang tây và ba bà tiên - Ảnh: Gia Tiến
* NSND Thanh Tòng:
Người có tài mà không có thời
Bạch Long là nghệ sĩ siêng năng, cần mẫn, rất mát tay trong việc đào tạo học trò. Cậu ấy giỏi uốn nắn những người chưa biết gì để trở thành một ngôi sao. Điều này không phải ai cũng làm được. Bạch Long biết khắc phục khuyết điểm, biến nó trở thành ưu điểm nên có những vai nổi bật như Thánh Gióng, Quách Hải Thọ, Kim Đồng... Thương cái là người có tài mà không có thời, học trò đã có người lên NSƯT nhưng cậu ấy lại chưa có danh hiệu gì cả.
* Nghệ sĩ Chấn Cường:
Thầy rất nghiêm khắc với nghề
Tôi là lớp học trò đầu tiên được đào tạo từ nhóm Đồng ấu Bạch Long (khoảng năm 1990). Lúc đó tôi chỉ mới 6 tuổi. Ngày đó, tùy vào khả năng của mỗi đứa, thầy sẽ có cách dạy phù hợp, như tôi có thế mạnh về vũ đạo nhưng chưa có hơi ca tốt, thầy đào tạo chuyên về những vai tướng. Nhờ thầy mà tôi đã tham gia được khá nhiều phim từ lúc còn bé xíu như Ngôi nhà oan khốc, Người bất hạnh, Người thừa, Chú bé có tài mở khóa... Bình thường thầy sống rất tình cảm nhưng khi dạy thầy rất nghiêm khắc, tập tành chểnh mảng là thầy phạt, không cho ra sân khấu nữa.
LINH ĐOAN thực hiện

Ngỡ ngàng phận đời đau xót của nghệ sĩ hài xứ Việt

Mang tiếng cười sảng khoái mà thâm sâu cho đời nhưng góc khuất đời họ lại thấm đẫm nước mắt.

Nghệ sĩ Hoài Linh

Khác với một Hoài Linh đa dạng, góc cạnh và rộn ràng trên sân khấu, luôn mang tới tiếng cười sảng khoái cho khán giả, ngoài đời, anh như chắt chiu tiếng cười với chính mình bởi có lẽ đã cho đi quá nhiều. "Ngoài đời ai gặp cũng hỏi tại sao Hoài Linh trầm chứ không rộn ràng, tưng bừng như trên sân khấu. Khi đã quá thấm chữ 'nghề' và 'đời', con người ta sẽ như thế. Đúng là ngoài đời tôi có nhiều khoảng lặng quá, nhất là mười năm gần đây” - Hoài Linh chia sẻ trong một bài phỏng vấn cách đây vài năm.

Hoài Linh tâm sự: “Đã là diễn viên, diễn bi hay hài đều bạc. Cười đó rồi khóc đó. Tâm lý không ổn định, cảm xúc cứ bấp bênh. Người diễn viên hài trải lòng với khán giả bằng tiếng cười còn nỗi buồn phải giữ lại, ép lại. Cái hài không giải tỏa được nỗi buồn mà cứ ấp ủ hoài nên nặng nề đầu óc, thành ra trầm cảm, lặng đi, lừ đừ và càng thấm đẫm cái buồn”.

Niềm vui thì sẻ chia, nỗi buồn thì giữ lại và bệnh tật thì giấu cho riêng mình chịu đựng - đó là những gì mà đồng nghiệp nhận xét về anh. Ít ai biết, một trong những người đàn ông được đánh giá là quyền lực nhất showbiz đã âm thầm chống chọi từng ngày với nhiều căn bệnh nguy hiểm: hở van tim, tụt đường huyết, hạ canxi, đau dạ dày. Lúc nào trong túi của Hoài Linh cũng có máy đo huyết áp, thuốc tim và thuốc huyết áp.
Hình ảnh Ngỡ ngàng phận đời đau xót của nghệ sĩ hài xứ Việt số 1

Nghệ sĩ hài Hoài Linh


Trong hậu trường của live show Hoài Linh cách đây vài năm, có hẳn một “bệnh viện dã chiến” với xe cứu thương, các loại thuốc, phương tiện, dụng cụ y tế cấp cứu tại chỗ, một bác sĩ túc trực cùng hai bình ôxy. Hoài Linh cứ diễn xong một màn là vào cánh gà để bác sĩ đo huyết áp, đưa bình ôxy cho thở. Một đêm diễn bốn màn là bốn lần anh phải thở ôxy.
Nghệ sĩ Xuân Hương

Gắn bó với sân khấu hài kịch, mang lại tiếng cười cho không biết bao nhiêu thế kệ khán giả Việt song nghệ sĩ Xuân Hương lại ngậm ngùi ví mình như Kép Tư Bền, ra sân khấu chọc cười khán giả, ăn mặc sặc sỡ nhưng nhìn xuống giật mình thấy móng tay còn bẩn vì dọn dẹp, nấu nướng ở nhà vội quá chưa kịp rửa.

Nghệ sĩ Xuân Hương từng tâm sự: "Nước mắt mới là con người thật của tôi. Từ một con bé được gửi ăn nhờ ở đậu nhà người ta vì ba tôi đi kháng chiến, mẹ tôi chạy loạn, chén cơm của tôi đã chan đầy nước mắt. Lớn lên có chồng sinh con, những năm tháng tất tả kiếm cơm, lặn lội xuống tới tỉnh, bồng con theo, nhìn nó bệnh, nó uống thuốc, nó gầy còm, nước mắt tôi lại phải rơi. Rồi vợ chồng hục hặc, ly hôn, vừa khóc vừa viết kịch bản nuôi con. Cho nên tôi đã đóng vai bi suốt cuộc đời mình".
Hình ảnh Ngỡ ngàng phận đời đau xót của nghệ sĩ hài xứ Việt số 2

Dẫu vậy, đúng như câu nói “Phải bỏ đôi giày dơ bẩn của mình ngoài nhà hát”, người nghệ sĩ này luôn biết cách giấu nước mắt vào bên trong để hết mình với những vai diễn trên sân khấu.

Chị bộc bạch: "Vai bi thường được giấu đi, chỉ để vai hài xuất hiện trên sân khấu mà thôi. Nhưng tôi cười đâu có nghĩa là tôi vui. Tôi đau vì con người, vì xã hội, với biết bao điều bất công, gai mắt, hành hạ dân tình. Đau nhưng phải trị nỗi đau đó bằng nụ cười châm biếm. Giống như uống thuốc có bọc đường vậy mà, cho người ta dễ uống, rồi mau hết bệnh".

Nghệ sĩ Minh Nhí

Câu chuyện của Kép Tư Bền dường như gắn liền với cuộc đời nhiều người nghệ sĩ. Giữa tiếng cười của khán giả và sự thăng hoa của chính mình trên sân khấu, không ít người từng bật khóc vì khi nghĩ tới cuộc đời truân chuyên, nhều gian khó của mình, Minh Nhí là một trong số đó. Trong suốt cuộc đời, có lẽ Minh Nhí sẽ chẳng thể quên vở diễn được anh thực hiện ngay sau khi hay tin cha mất.

Anh từng tâm sự: "Rất kinh khủng. Tôi nhắm mắt lại và không muốn mở mắt ra nữa... Tôi như lơ lửng giữa bóng tối, khoảng trống cùng với nỗi đau quá đột ngột. Vừa lúc đó, người dẫn chương trình đã giới thiệu tên Minh Nhí và Hữu Châu. Đã diễn hài thì phải làm khán giả cười. Khán giả đâu cần biết đêm đó cha mình vừa mất. Có lúc đang diễn bất chợt nhớ ra tôi như mất hồn nhưng mình không được phân tâm vì đang là diễn viên trên sân khấu”.
Hình ảnh Ngỡ ngàng phận đời đau xót của nghệ sĩ hài xứ Việt số 3

Danh hài chia sẻ trong đau xót: "Lúc đó tôi mới thấm thía nỗi đau của Kép Tư Bền vì thấy mình giống quá. Đau, đau lắm, đau đến quắt queo và trống rỗng như vô hồn nhưng vẫn phải chọc cười thiên hạ, trong khi chỉ muốn về ngay để thấy mặt cha lần cuối. Tôi nhớ hồi mới đi làm, mỗi lần cha lên thăm gặp được chút xíu phải về ngay vì không có chỗ ngủ. Hồi nhỏ tôi hay nói mai mốt giàu sẽ nuôi ba má. Vậy mà tới lúc vừa mua được nhà mấy ngày, tính đón cha lên ở thì cha lại không còn. Tôi nghiệm thấy cuộc đời mình cứ mỗi lần được cái này thì mất cái kia. Hai lần mất người thân đều là lúc tôi vừa mua nhà mới”.

Những vất vả, tủi nhục và mất mát của Minh Nhí đâu chỉ dừng lại ở đó. Luôn là người nghệ sĩ hết lòng vì khán giả và công việc, đã không ít lần, Minh Nhí đánh cược cả sức khoẻ của bản thân để hoàn thành vai diễn. Cái giá để đổi lấy nụ cười của người xem đâu có rẻ khi hiện tại, giọng Minh Nhí lúc nào cũng khàn khàn sau nhiều lần chích thuốc để diễn khi bị tắt tiếng. Cũng có lần, khi diễn hài ở sân khấu thì đèn tắt, Minh Nhí đang di chuyển sát mép sân khấu nên lỡ đà, ngã dúi dụi xuống bục sân khấu cao gần 3m.

Cú ngã bất ngờ làm chân phải anh rách toạc một đường dài gần 10cm. Khi đèn bật sáng, cẳng chân đã loang đỏ máu tươi. Vậy mà, người nghệ sĩ ấy vẫn lấy khăn cột tạm vết thương lại và tiếp tục vở diễn. Hơn một giờ sau, khi hoàn thành công việc, anh mới được chuyển tới bệnh viện. Tai nạn nghề nghiệp "tặng" cho Minh Nhí một vết sẹo nhớ đời bên chân phải.

Nghệ sĩ Cát Phượng

Nhắc đến Cát Phượng là người ta nghĩ ngay đến diễn viên hài có biệt tài chỉ cần nói thôi là khán giả đã cười rung ghế. Thế nhưng, chuyện đời của người nghệ sĩ này phía sau sân khấu lại chẳng thể nào khiến người ta cười nổi. Cái nghịch lý ấy dường như quấn lại những nghệ sĩ hài, ẩn sau tiếng cười trên sân khấu chính là những giọt nước mắt vất vả và khổ đau.

Nhiều người nhận xét, Cát Phượng có đôi mắt buồn nên cuộc đời chị cũng có không ít truân chuyên. Người nghệ sĩ này từng tâm sự: "Tôi lúc nào cũng thấy buồn, có điều, đứng trước công chúng, mình phải khoả lấp đi. Hơn nữa, lên sân khấu, sống cho nhân vật, mình cũng phải quên đi. Đó là lí do tôi thích diễn hài, rất sợ diễn vai bi như 'Tám Bính', 'Phận làm gái'... Hồi diễn vở Tám Bính đêm về tôi khóc hoài. Vì diễn những vai đó, tâm lí nặng nề, bi kịch quá, trong khi cuộc đời mình đã đủ bi kịch rồi".
Hình ảnh Ngỡ ngàng phận đời đau xót của nghệ sĩ hài xứ Việt số 4

Sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ sống không hạnh phúc, Cát Phương tự học, tự nuôi mình và tự bươn chải với cuộc sống ngoài thành phố sau khi rời quê. Không chỉ lo cho bản thân, chị còn phải chăm sóc và bảo vệ những đứa em của mình. Chị từng tâm sự: "Thời đó tôi phải đi quay karaoke, đóng vai quần chúng để có tiền ăn học, để nuôi mấy đứa em. Khi không được đóng phim thì tôi phải đi bán máu để sống. Hỏi như vậy có buồn không? Lúc nào trong đầu tôi cũng vang lên câu hỏi: “Cuộc sống của mình như thế này đến bao giờ?”.

Trong chuyện tình cảm, may mắn và hạnh phúc dường như cũng là thứ xa xỉ với người phụ nữ này khi chị không ít lần bị lừa gạt tình cảm bởi những người đàn ông tồi. Ngay cả Thái Hoà, người Cát Phương nhận xét tốt, cũng không thể đi cùng chị tới cuối con đường. Sau cuộc hôn nhân đổ vỡ với nam diễn viên Thái Hoà, Cát Phương chia sẻ, nếu nói không buồn là không đúng, nhưng chỉ là buồn thoáng qua thôi. Còn "cái dằm trong tim" khiến chị luôn đau đáu chính là do lo nghĩ cho con trai.

"Tôi có một đứa con mà không biết mình có đem lại cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp cho nó không? Có phải mình đẻ nó ra là xong đâu, đó là bổn phận, trách nhiệm to lớn nhất. Một điều khiến tôi buồn nữa là, khi chui ra từ bụng mẹ để làm một kiếp con người, tôi khổ lắm. Cuộc đời mình bị đưa đẩy, bị bầm dập nhiều quá. Xung quanh mình lúc nào cũng là đau khổ, tôi cảm thấy cuộc sống này chẳng có gì để vui. Cảm giác đó đeo đẳng mình từ nhỏ đến giờ" - những lời chia sẻ đầy xót xa của Cát Phượng.

Nghệ sĩ Quốc Anh

Nhắc tới Quốc Anh, khán giả sẽ nghĩ ngay tới cái vẻ tí ta tí tởn, đểu đểu và "đĩ" mà anh thể hiện trong các tiểu phẩm hài. Mang lại tiếng cười sảng khoái cho người xem song cuộc đời Quốc Anh có nhiều nỗi cay đắng. Quốc Anh thường nói, nếu nói về cuộc đời bão tố, có lẽ khó ai nhiều bão tố như anh. Hình ảnh Ngỡ ngàng phận đời đau xót của nghệ sĩ hài xứ Việt số 5
Khi còn trẻ, cuộc sống đang ủ đầy những ước mơ, những khát vọng, nghệ sĩ Quốc Anh gặp cú sốc quá lớn trong đời là bị đuổi khỏi Nhà hát Chèo Việt Nam. Lý do chỉ bởi vì sự nóng nảy, nông nổi lúc tức giận của Quốc Anh. Ngày đó do không được đi nước ngoài cùng Thúy Hường, Thu Hiền theo lời mời bên Nhà hát Tuổi trẻ, Quốc Anh bực tức, uống rượu và đập mạnh tay cái quạt diễn vào đầu mình làm hỏng quạt diễn, người ta quy ra anh phá hoại tài sản công. Sự bực tức vì dồn nén, Quốc Anh từng cầm dao và doạ ông trưởng phòng tổ chức hát. Lúc đó Quốc Anh nóng giận, tuổi trẻ nông nổi, bồng bột mới có hành động liều lĩnh thế chứ chính anh cũng biết mình hiền lành, nào dám động vào ai.Khi sự cố xảy ra, anh đã gắn bó với nhà hát hơn 2 thập kỷ, đã có 6 huy chương Vàng, bị đuổi vừa là những tiếc nuối, vừa là những đau đớn và xót xa. Sau này, Quốc Anh về đầu quân cho Nhà hát Chèo Hà Nội và nhanh chóng trở thành nghệ sĩ nổi tiếng.

Không chỉ sự nghiệp gặp biến cố lớn, cuộc sống sau cánh gà của người nghệ sĩ này cũng lắm truân chuyên. Nhiều người tiếc cho nghệ sĩ Quốc Anh vì anh không thể có con. Sự cố lớn trong đời cũng là nỗi đau hằn rõ trên khuôn mặt buồn của người nghệ sĩ.

Trải qua hai đời vợ, đều tên là Thu và đều từng qua một lần đò, có những đứa con riêng, nghệ sĩ Quốc Anh dành toàn bộ sự quan tâm, chăm sóc cho con vợ. Còn "hậu duệ” của anh chính là con trai của người em ruột. Anh thấy cậu bé rất có duyên với chèo nên cũng muốn được truyền những ngón nghề của mình cho bé, hy vọng sẽ có người “nối dõi” nghiệp chèo của mình.

NSƯT Phạm Bằng

Khởi nghiệp từ sân khấu kịch nhưng nghệ sĩ Phạm Bằng được đông đảo khán giả biết đến và yêu mến sau khi gắn bó với truyền hình. Đóng rất đạt những vai chính diện nhưng ông lại ghi dấu ấn trong lòng người ở những vai diễn hài cười đến chảy nước mắt khi vào vai sếp Bằng hói, về nhà sợ vợ, ở cơ quan sợ các cô thư ký "mặt hoa da phấn" vì thói "ăn vụng".
Hình ảnh Ngỡ ngàng phận đời đau xót của nghệ sĩ hài xứ Việt số 6

Tiếng là vui vẻ, hài hước vậy, nhưng trong đời sống thực, ít ai biết, thường trực bên Phạm Bằng là một nỗi cô đơn xâm chiếm mỗi lần trở về nhà sau những vai diễn hài mua vui cho thiên hạ. Bố ông mất sớm, để lại người vợ góa trẻ 24 tuổi và 3 người con. Mẹ ông ở vậy nuôi chị em ông khôn lớn, một tay cụ chèo lái con thuyền gia đình. Chính điều đó khiến cụ thành một người "gia trưởng", độc đoán và khắc nghiệt.

Phạm Bằng ít khi cảm nhận được tình yêu thương của mẹ mình ngay từ hồi còn là một đứa trẻ. Cụ từng muốn con trai mình sẽ làm nghề thầy giáo như người cha quá cố, nên khi Phạm Bằng rẽ sang hướng khác, cụ đã luôn mỉa mai cái nghiệp diễn Phạm Bằng theo đuổi với những câu nói chua chát: "Nó là con hát mua vui cho thiên hạ", "Nó là loại xướng ca vô loài", "Thằng hề"...

Ông bảo: "Tôi là diễn viên hài, nhưng trong đời sống thường nhật, tôi ít khi 'phát tiết ra ngoài' cái sự hài hước của mình như một số diễn viên hài khác, một phần cũng là do dấu ấn của mẹ tôi để lại. Sự nghiêm ngặt của bà khiến tôi sợ, nhưng vô hình nó đã ăn vào tâm thức tôi. Tôi không đối xử với con cái theo cách của mẹ tôi, nhưng tôi cũng không xuề xòa với con cái giống như cách của ông Bằng hói trên màn ảnh. Giờ đây cuộc sống càng buồn vì không có người vợ dịu hiền bên cạnh. Tôi lặng lẽ như chính con người mà bạn đang thấy đây."

"Cuộc đời người nghệ sĩ hài là vậy, chẳng khác gì Kép Tư Bền. Ai sống chẳng có niềm vui nỗi buồn, nhưng phàm đã là nghệ sĩ hài thì lên sân khấu là phải làm cho khán giả cười" - nghệ sĩ Phạm Bằng chia sẻ.

Nghệ sĩ Minh Vượng

Nhắc tới Minh Vượng, người hâm mộ nghĩ ngay đến một danh hài sở hữu thân hình ngoại cỡ, luôn mang tới tiếng cười cho khán giả ở mọi độ tuổi, đặc biệt là các bạn nhỏ với cách xưng hô "tớ, bạn". Thế nhưng, ít ai biết, cuộc sống phía sau ánh đèn sân khấu của người nghệ sĩ này lại nhiều truân chuyên, vất vả.
Hình ảnh Ngỡ ngàng phận đời đau xót của nghệ sĩ hài xứ Việt số 7

Dẫu vậy, nói về được mất, nghệ sĩ Minh Vượng từng trải lòng, người nghệ sĩ luôn phải chịu thiệt thòi, mất mát. Song, không nên lấy đó làm buồn, hãy cứ sống hết mình, làm hết mình. Bà thấy thanh thản, bằng lòng với con đường đã chọn dù có gập ghềnh và chông gai. Nếu có kiếp sau, Minh Vượng vẫn muốn chọn nghề mang lại nụ cười cho người khác.

Cố nghệ sĩ Văn Hiệp

Cố nghệ sĩ Văn Hiệp gắn liền với hình ảnh ông trưởng thôn, lão nông dân thật thà, tốt bụng và hài hước với thân hình gầy gò, khuôn mặt khắc khổ, phong cách xuề xòa trong các tiểu phẩm hài. Mang lại tiếng cười cho khán giả song cố nghệ sĩ Văn Hiệp lại có cuộc sống riêng nhiều bất hạnh. Tháng 4/2013, gương mặt kỳ cựu của màn ảnh Việt cũng ra đi mãi mãi sau khi chống chọi với cơn bạo bệnh.

Trong những năm cuối đời, nghệ sĩ Văn Hiệp đối mặt với tình trạng ốm đau bệnh tật liên miên nhưng tình trạng tài chính sống không mấy dư dả. Ông bị đại tràng, suy thận, tràn dịch màng phổi. Theo chia sẻ của con trai cố nghệ sĩ, ông biết mình bị bệnh nhưng gan lì, nhất định không chịu vào viện và "kỳ cạch đi đóng phim" cho tới ngày đổ bệnh hẳn.
Hình ảnh Ngỡ ngàng phận đời đau xót của nghệ sĩ hài xứ Việt số 8


"Mọi người thường gọi bố là bác trưởng thôn, lúc nào cũng mang theo cái điếu cày, vậy mà từ khi phát hiện ra bị bệnh tới lúc mất, hơn 6 tháng, bố tôi chỉ hút trộm đúng một điếu thôi. Nhưng lúc mất ông gầy lắm, tôi bế lên mà nhẹ bẫng, đoán chừng bố chỉ còn 32 kg" - lời chia sẻ khiến nhiều người khán giả nghẹn lòng của con trai cố nghệ sĩ Văn Hiệp về bố.

Không chỉ đối mặt với tử thần, chống chọi với bệnh tật trong những năm cuối đời, nghệ sĩ Văn Hiệp còn cô đơn tuổi già khi "xa vợ" hơn 20 năm. Ông tâm sự, hồi xưa cuộc sống khốn khó, vợ ông đi xuất khẩu lao động sang Đức rồi không về. Mặc dù ông cũng đã khuyên can, thậm chí… cảnh cáo: "Về đi, không là mất chồng đấy" nhưng vẫn không xoay chuyển được tình thế.

Trước khi nhắm mắt xuôi tay, khi đã ở cái tuổi gần "thất thập cổ lai hy" với đủ "chiếu" lớn nhỏ trong làng kịch, Văn Hiệp vẫn chưa có một danh hiệu nào. Thậm chí, ông vẫn phải đối diện với "cơm áo gạo tiền", phải tự lo cho mình như vốn dĩ xưa nay ông đã phải thế. Cứ có lời mời hợp lý là ông vẫn nhận "sô" ở các tỉnh và phóng xe máy đi diễn, một phần là để kiếm thêm thu nhập nhưng một phần là để ông quên đi nhiều căn bệnh mãn tính giày vò cơ thể, quên đi cả nỗi cô đơn trong cuộc sống thường ngày.

Cố nghệ sĩ Tuấn Dương

Là nghệ sĩ, diễn viên kỳ cựu của Đoàn kịch Công an nhân dân song cố nghệ sĩ Tuấn Dương bén duyên với phim truyền hình và ghi dấu ấn trong lòng những khán giả màn ảnh nhỏ qua các phim: Đất và người, Làng ven đô, Chuyện đã qua, Lều chõng... Cố nghệ sĩ Tuấn Dương "chết vai" với hình ảnh một người nông dân, một trưởng thôn, một ông chồng, một tay buôn... sợ vợ và luôn mang lại tiếng cười cho mọi người qua những vai hài dí dỏm nhưng sâu sắc.
Hình ảnh Ngỡ ngàng phận đời đau xót của nghệ sĩ hài xứ Việt số 9

Nghệ sĩ Tuấn Dương kết hôn muộn vào năm 2009 và không có con. Vợ ông đã trải qua một lần đò và có con riêng. Tuấn Dương rất muốn có một đứa con nhưng tâm nguyện này chưa thể hoàn thành trước lúc ông nhắm mắt xuôi tay. Ông từng nói: "Nhìn lại, vèo một cái đã chạm đến tuổi già mà mình vẫn chưa có một gia sản gì đáng giá trong tay. Có lúc tôi cũng chạnh lòng thương cho chính mình, nhưng biết sao được, đó là số phận rồi. Cũng không vì thế mà tiếng cười của mình bớt đi sự thoải mái".

Tháng 11/2013, khán giả yêu mến "Xuân tóc đỏ" bàng hoàng trước thông tin người nghệ sĩ ra đi mãi mãi do căn bệnh ung thư thực quản. Theo chia sẻ của vợ nghệ sĩ, trước đó, ông cảm thấy khó nuốt, gặp vấn đề trong ăn uống nên đã đi vào bệnh viện khám và kiểm tra một mình. Lúc biết mình bị ung thư ông giấu tất cả mọi người, không cho ai biết một thời gian. Thậm chí, thời gian đầu, do vẫn còn nhiều hợp đồng đóng phim, nên cố nghệ sĩ Tuấn Dương nhất quyết không chịu điều trị hóa chất mà chỉ chữa bằng đông y để giảm những cơn đau.Nguồn : Zing

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét