Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 13

-Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường".  
-Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội!

------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Thủ tục hành chính rườm rà và tệ tham nhũng: “Cái sảy nảy cái ung”

Thủ tục hành chính rườm rà làm nảy sinh chi phí "bôi trơn" để đẩy nhanh thời gian làm thủ tục, bớt hạch sách quan liêu. Nền kinh tế, xã hội cứ theo đó mà bị "ì". (Hình minh họa/Internet)
Thủ tục hành chính rườm rà làm nảy sinh chi phí "bôi trơn" để đẩy nhanh thời gian làm thủ tục, bớt hạch sách quan liêu. Nền kinh tế, xã hội cứ theo đó mà bị "ì". (Hình minh họa/Internet)
Thủ tục rườm rà làm tăng cơ hội cho phí “bôi trơn” phát triển. Theo đó, ngân sách thất thoát trong khi nền kinh tế thì chậm chạp. Còn đời sống người dân cũng không ngừng bị nhũng nhiễu nhiều mặt bởi tệ quan liêu.
40% thời gian bị thất thoát
Đầu tháng 4, Bộ Nội vụ cho biết từ năm 2012 tới nay đã đơn giản hoá 167 thủ tục hành chính. Việc đơn giản hóa này tiết kiệm được 2,15 tỷ đồng, theo thông tin từ Vnexpress.
Trước đó cũng trên tờ Vnexpress, nói về Đề án 30 (đề án cải cách thủ tục hành chính theo quyết định 30), Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ – ông Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng cho hay: Với việc cắt giảm 256 thủ tục mà Bộ này đã rà soát, sẽ giúp tiết kiệm được hơn 6.000 tỷ đồng. “Nếu chúng ta rà soát, hoàn thiện toàn bộ hơn 5.000 thủ tục hành chính thì số tiền còn lớn hơn rất nhiều”, ông Phúc nói.
Điều này gián tiếp chỉ ra sự cồng kềnh gây hao phí quá mức vì những quy định hành chính của Việt Nam. Chỉ riêng một Bộ Tài chính, sau khi dỡ bỏ thủ tục phiền hà, thời gian nộp thuế của các doanh nghiệp (DN) đã giảm từ 1.000 giờ xuống còn 600 giờ (thời điểm năm 2010).
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) về môi trường thuế DN Việt Nam năm 2013, bình quân cho một DN FDI nhỏ lẻ tiêu tốn khoảng 827 giờ để thực thi các quy tắc về luật thuế thu nhập. Con số này cao hơn gấp 4 lần so với thời gian bình quân tại các nước khác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Xét riêng trong ngành xuất-nhập khẩu, ông Oliver Massmann – thành viên Ban lãnh đạo Hiệp hội các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam cho biết trên Thời báo Tài chính Việt Nam:
Nhìn chung, quy trình xuất khẩu tại Việt Nam cần 4 ngày, trong khi thời gian bình quân trong khu vực chỉ cần 2 ngày và quy trình nhập khẩu cần 4 ngày, trong khi bình quân khu vực chỉ là 3 ngày. Với lượng thời gian tiêu tốn đó, các DN ở Việt Nam cần lượng thời gian dài nhất trong 12 nước châu Á, để quyết toán thuế trong 1 năm”.
Như thế, khi Việt Nam mất 4 ngày để xuất khẩu được một lô hàng, thì trong cùng khoảng thời gian, các nước khác đã xuất được 2 lô hàng. Về nhập khẩu, với quy trình giản gọn, nước bạn tiết kiệm dc 25% thời gian và nhân lực so với quy trình tại Việt Nam.
Xét trong bài toán kinh tế, đây là một khoảng hở lớn gây nhiều thiệt hại về uy tín thương mại và khả năng hợp tác. Ví dụ, rủi ro ‘mắc cạn’ vì thủ tục này có thể khiến hàng hóa bị biến chất (ví dụ, hàng hải sản, nông sản bị hư thối), hoặc khiến các mặt hàng (ví dụ, dòng điện thoại mới) bị chuyển tới chậm tại thời điểm sốt hàng; bạn hàng lựa chọn đơn vị gia công ở nước khác có thể chuyển hàng tới nhanh hơn..v.v…
Chi phí “đen”
Đó là xét về quy trình thủ tục. Xét về tính chất hành chính công, ông Phạm Thanh Bình – chuyên gia hải quan cho hay trên báo Tuổi Trẻ: thủ tục rất rườm rà là cơ hội cho sự vòi vĩnh, nhũng nhiễu.
Khảo sát do Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI) thực hiện và công bố vào ngày 12/11 cho thấy 28% doanh nghiệp phải trả chi phí “đen” cho cán bộ hải quan, cũng theo thông tin từ Tuổi Trẻ.


(Hình minh họa/Internet)
Thủ tục rườm rà là cơ hội cho sự vòi vĩnh, nhũng nhiễu. (Hình minh họa/Internet)

Trong số những Cục Hải quan bị phản ánh có tỷ lệ chi trả chi phí “đen” cao, TP.HCM đứng thứ nhất với 53,35% (trong tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát), tiếp đến là Bà Rịa-Vũng Tàu: 52,36%, Bình Dương: 51,29%, Lạng Sơn: 51,16%…
Câu chuyện kiểm tra một mẫu son tốn hơn 2 triệu đồng đã từng được báo Pháp luật TPHCM nêu ra hồi tháng 8.
Theo quy định, trước khi nhập hàng phải kiểm tra chất lượng. “Tiền kiểm tra mẫu là 2,1 triệu đồng/mẫu bất kể mẫu lớn hay nhỏ. Cộng thêm 500.000 đồng nếu lấy mẫu tại DN (vì DN thường không biết cách cắt mẫu, lấy mẫu đúng chuẩn theo yêu cầu của bên xét nghiệm). Chi phí quá cao khiến không ít DN hàng nhập về nhưng đành “bỏ của chạy lấy người” vì chịu không nổi phí”, đại diện một công ty chuyển phát nhanh cho hay.
Quy định chồng chéo, chi phí quá lớn, thủ tục mất nhiều thời gian, thế nhưng cả lô hàng lại phụ thuộc vào kết quả kiểm tra mẫu. Do đó, “phải chạy thôi”, ông Nguyễn Thanh Nghĩa – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đại Thiên Lộc cho hay.
Doanh nghiệp  bỏ một đống tiền nhập thép về, chẳng lẽ vì kết quả kiểm tra mẫu không đạt chuẩn mà bỏ cả lô hàng sao? Do vậy phải… chạy thôi! Lần này kiểm không đạt thì lần sau kiểm lại đạt! Không ai không chạy. Vậy là quy định tạo ra tiêu cực rồi!”, ông Nghĩa chỉ ra trên báo Pháp luật TPHCM.
Vì thế mà nảy sinh tới việc nhũng nhiễu để có phí ‘bôi trơn’, như việc ông Thái Bình Quốc (nhân viên Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận Bình Tân, nay là Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Bình Tân) hoàn thiện hồ sơ xin giấy phép xây nhà cho bà Phạm Ngọc Yến (ngụ Q.Tân Bình) với giá 5.000 USD và 50 triệu đồng, theo báo Tuổi Trẻ đưa tin.
Tại Cần Thơ, ông P.T.S. bị buộc phải chi 32 triệu đồng để được đo đạc địa chính và làm thủ tục cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất cho 4 bộ hồ sơ (20 triệu tiền ‘bồi dưỡng’, 12 triệu ‘tiền công’ làm hồ sơ) do viên chức đo đạc Phòng TN&MT quận Ninh Kiều, Cần Thơ cố tình kéo dài thời gian đo đạc, theo Báo Giao thông.
Làm thế nào để thay đổi?
Thủ tục rườm rà làm nối dài tệ tham nhũng trong hành chính công. Còn nhũng nhiễu khiến các công việc kinh doanh, dân sự bị đình trệ. Điều này khiến ngân sách thất thoát, kinh tế chậm chạp, đời sống người dân bị ảnh hưởng. Mức độ ảnh hưởng cũng không giới hạn trong bất cứ lĩnh vực nào, từ kinh doanh, quản lý đô thị cho đến an sinh xã hội hay giáo dục.
GS Pierre Darriulat – nhà vật lý hạt cơ bản nổi tiếng thế giới, người đã sống ở Hà Nội 15 năm qua, đã từng gửi thư ngỏ tới Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo với đề xuất ngành giáo dục cần “phải bỏ ngay những thủ tục ngớ ngẩn”, điều khiến nhiều nghiên cứu sinh người Việt nhận được bằng quốc tế nhưng lại không được công nhận tại Việt Nam.
Còn trong cái tệ quan liêu phổ biến, nảy sinh thêm việc nhiều người có năng lực, dư sức làm nhưng lại vừa làm vừa chơi. Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cho biết, nếu có toàn quyền, ông có thể sa thải được 40% công chức ra khỏi bộ máy, theo thông tin từ Việt Nam Net.


(Hình minh họa/Internet)
(Hình minh họa/Internet)

Vậy thì cần phải thay đổi. Nhưng để một bộ hành chính vốn nặng nề có thể cựa mình để thay đổi chính nó, thì phải làm thế nào?
Câu trả lời bắt đầu bằng câu hỏi: Vì sao bộ máy hành chính “ì”? Vì sao các cửa hành chính có thể “ngâm” thủ tục tới vài tuần, vài tháng mà không sợ bất cứ định chế kiểm soát nào?
Là vì có một tư duy “công” tồn tại cố định tại đó. “Cha chung không ai khóc”, thủ tục có thể bị “ngâm” tới hàng tuần cũng không ảnh hưởng tới lương công chức của vị nhân viên.
Theo đó, cần một hệ thống kiểm soát độc lập để giám sát hoạt động của bộ máy hành chính công này. Cần những tiếng nói phản ánh từ người dân, kèm theo sự tự chủ để mỗi đơn vị tự hoạch định mình như một đơn vị cung cấp dịch vụ (có tuyển dụng, có sai thải, điều chỉnh lương theo năng lực, định biên lượng công việc theo vị trí…).
Có thể nhìn vào Singapore. Quốc gia này từng sở hữu một nền hành chính yếu kém và vô cảm với nhu cầu của dân chúng. Sau khi đạt chính quyền tự chủ vào năm 1959, ‘sư tử biển’ đã thực hiện những cuộc cải cách hành chính mạnh mẽ.
Trong số những biện pháp mà quốc gia này tiến hành, đáng chú ý là chủ trương cải cách hành chính theo hướng cung cấp các dịch vụ chất lượng cao. Về tài chính, áp mức chi trần cho các bộ, cắt giảm ngân sách… dưới sự giám sát của Bộ Tài chính; cân bằng việc hợp tác công-tư. Về nhân sự, trọng dụng nhân tài, xếp hạng công chức theo thị trường để quyết định giữ lại hay đào thải. Trong đó, chống tham nhũng một trong những cải cách quan trọng nhất, được đặt lên vị trí ưu tiên hàng đầu…, theo báo Sài Gòn Đầu Tư cho hay.
Phan A
Xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét