Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

SIÊU QUẬY 32

(ĐC sưu tầm trên NET)

Edmund Kemper - Tên sát nhân thiếu niên máu lạnh nhất nước Mỹ - Kỳ 1: Những nạn nhân đầu tiên

08/4/2015 09:22 UTC+7

    (Công lý) - Ngay từ khi còn nhỏ, Kemper đã muốn tất cả mọi người trên thế giới này phải chết và hình dung ra cái chết của nhiều người. Kemper cho biết: “Giết người là cách hắn làm để trả thù bố mẹ”.

    Edmund Emil Kemper (18/12/1948) chỉ mới 15 tuổi mà đã cao tới 1,75 mét và có cách ứng xử rất kỳ quặc. Edmund có hình dáng làm cho người khác sợ hãi, khiến cho mọi người thường tránh né hắn. Hắn ngày càng trở nên hung dữ và đã tự mô tả mình là "quả bom nổ chậm biết đi".
    Edmund Kemper - Tên sát nhân thiếu niên máu lạnh nhất nước Mỹ - Kỳ 1: Những nạn nhân đầu tiên
    Edmund Emil Kemper
    Vào ngày 27/8/1964, Kemper được bố mẹ gửi tới sống cùng với ông bà nội tại một trang trại rộng lớn phía bắc California. Kemper từng ở đây với ông bà vào kỳ nghỉ Giáng sinh và học tại đây một thời gian trước đó.
    Lần này quay trở lại, Kemper không được ông bà và những người trong trang trại chào đón. Bản thân Kemper cũng không thích quay lại đây. Kemper ghét cách mẹ cậu đối xử với cậu, và cũng không thích bị ông bà mình quản lý. Cả hai luôn yêu cầu và ép cậu phải làm mọi điều theo ý họ. Kemper đã sớm có ý định chống lại và “trả thù” ông bà mình.
    Trong cuốn sách viết về “những kẻ giết người nổi tiếng và chứng bệnh tâm thần của chúng” của bác sĩ tâm thần Donald Lunde có viết nhiều về Kemper.
    Ngay từ khi còn nhỏ, Kemper đã muốn tất cả mọi người trên thế giới này phải chết, và hình dung ra cái chết của nhiều người. Kemper thích hành hạ những con mèo, đánh đập chúng, sau đó chôn sống hoặc giết chết.
    Một buổi chiều tháng 8, bà Maude 66 tuổi, bà nội của Kemper có nặng lời quát mắng Kemper trong bếp. Trước đó, Kemper bị mẹ mình mắng vì không nghe lời. Kemper dồn mọi sự tức giận lên bà và tỏ ra hỗn láo. Đỉnh điểm của sự việc là Kemper chạy tới góc nhà, vớ lấy khẩu súng trường, hướng về phía bà và nổ súng. Sau khi bà Maude gục xuống sàn, Kemper hạ súng xuống, nhặt con dao làm bếp trên tay bà và đâm liên tiếp cho đến khi bà gục hẳn.
    Với thân hình to cao hơn nhiều so với tuổi 15 của mình, Kemper dễ dàng kéo xác bà vào phòng ngủ. Việc tiếp theo Kemper nghĩ mình cần phải làm để che dấu chuyện này là giết ông nội. Ông nội Kemper đã 72 tuổi nhưng còn khá khỏe mạnh, chính ông đã dạy Kepmer cách sử dụng súng vào kỳ nghỉ Giáng sinh năm ngoái.
    Sau khi kéo xác bà Maude vào phòng ngủ, Kemper đã nghe thấy tiếng xe của ông ngoài hiên. Ngay khi ông Edmund vừa bước ra khỏi xe, Kemper đã nổ hai phát súng về phía ông. Sau đó, Kemper giấu xác ông trong gara ôtô.
    Khi đã bình tĩnh hơn, Kemper gọi điện cho mẹ ở Montana và kể lại mọi chuyện đã xảy ra ở trang trại. Cô Clarnell, mẹ của Kemper vô cùng hoảng hốt, không tin vào những gì con trai nói những vẫn gọi điện ngay cho cảnh sát để thông báo mọi chuyện.
    Ở trang tại, Kemper cũng đã chủ động gọi điện cho cảnh sát. Cảnh sát nhanh chóng có mặt tại hiện trường. Khi họ tới trang trại, Kemper đã ngồi sẵn ngoài hiên, dáng vẻ bình tĩnh, sẵn sàng bị bắt giữ.
    Kemper bị coi là một kẻ sát nhân máu lạnh nhất ở độ tuổi thanh thiếu niên. Theo Kemper khai nhận, việc giết hại bà Maude là do vô tình. Sau đó quá sợ hãi, hắn đã bắn ông nội để giữ kín mọi chuyện.
    Edmund Kemper - Tên sát nhân thiếu niên máu lạnh nhất nước Mỹ - Kỳ 1: Những nạn nhân đầu tiên
    Kemper bị coi là một kẻ sát nhân máu lạnh nhất ở độ thuổi thanh thiếu niên
    Vào thời điểm đó, hệ thống pháp luật ở California chưa đưa ra những điều luật cụ thể để trừng trị một kẻ tội phạm giết người mới chỉ 15 tuổi.
    Kemper được chuyển đến trung tâm y tế để kiểm tra về tâm lý. Kết quả xác định Kemper có dấu hiệu hoang tưởng, tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, chỉ số  IQ của Kemper lại khá sao, gần như chỉ số IQ của một thiên tài.
    Tòa án California xử Kemper theo khung hình phạt cao nhất dành cho trẻ vị thành niên, 5 năm tù giam không ân xá trước thời hạn.
    Kemper bị quản thúc tại Bệnh viện Atascadero của phòng điều tra. Tại đây, Kemper được kiểm tra tâm lý bởi những thiết bị hiện đại nhất.
    Trong thời gian bị giam trong bệnh viện tâm thần, với sự thông minh và tinh ranh, Kemper đã học thuộc tất cả các câu trả lời của 28 thiết bị đánh giá bệnh trạng khác nhau. Hắn có đủ lý lẽ để làm cho các bác sĩ tin rằng hắn đã trở thành người an toàn trong xã hội, nên hắn được thả tự do khi vừa tròn 21 tuổi.
    Được trả tự do, nhưng 1 kẻ vốn sẵn mang trong mình dòng máu sát nhân như Kemper không hề biết hối hận. Hắn tiếp tục gây nên những vụ ám sát kinh hoàng hơn.
      Hoàng Hà

      Edmund Kemper - Tên sát nhân thiếu niên máu lạnh nhất nước Mỹ (Kỳ 2): Thành phố của tử thần

      11/4/2015 09:44 UTC+7

        (Công lý) - Chỉ trong vòng 4 tháng từ cuối năm 1972 đến đầu năm 1973, hàng loạt các vụ giết người đã xảy ra tại thị trấn Santa Cruz. Thời gian này được coi là thời gian kinh hoàng nhất ở Santa Cruz.

        Thị trấn bên bờ biển Santa Cruz nằm phía Nam thành phố San Francisco, trên bờ biển Thái Bình Dương. Nơi đây được bao quanh bởi các dãy núi, đại dương và những cây gỗ đỏ cao chót vót. Rất nhiều những khu nghỉ dưỡng cao cấp được xây dựng ở đây.
        Tuy nhiên, chỉ trong vòng 4 tháng từ cuối 1972 đến đầu năm 1973, hàng loạt vụ giết người xảy ra tại Santa Cruz. Santa Cruz trở thành vùng đất nổi tiếng với các vụ giết người, mất tích…Nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.
        Cùng với những cái tên hay gắn liền với bạo lực và giết người như Frazier và Mullin, cảnh sát ở đây còn nhắc đến cái tên Edmund Kemper, một thanh niên trẻ nhưng đã từng chịu án tù 5 năm vì tội giết người.
        Edmund Kemper - Tên sát nhân thiếu niên máu lạnh nhất nước Mỹ (Kỳ 2): Thành phố của tử thần
        Tên sát thủ bệnh hoạn John Linley Frazier
        Trước đó, John Linley Frazier đã giết chết toàn bộ gia đình nhà bác sĩ Ohta, gồm 5 người cùng người thư ký của ông. Hắn giết người là để ngăn chặn điều mà hắn nghĩ, là sự lan tràn tiến trình hủy diệt môi trường thiên nhiên. Là một người có những quan điểm cực đoan và có lối sống "hippie", Frazier được chẩn đoán là mắc chứng loạn tinh thần hoang tưởng.
        Tuy nhiên, bác sĩ đã kết luận hắn không điên, nên hắn đã bị kết án tử hình. Nhưng trong năm 1972, án tử hình đã bị cấm ở California, nên án phạt dành cho hắn được giảm xuống tù chung thân. Phiên toà của hắn lúc đó đã trở thành một hoạt cảnh rất sôi nổi, một phần bởi vì hắn muốn xuất hiện như một người điên.
        Về phía Edmund Kemper, sau khi được tạm tha vào năm 1969, các bác sĩ tâm thần đã khẳng định Kemper không nên quay về sống với mẹ hắn. Thái độ thù ghét vốn có với mẹ của Kemper có thể khiến hắn trở nên bạo lực hơn.
        Bà Clarnell, mẹ của Kepmer sau khi chia tay người chồng thứ 3 thì làm trợ lý hành chính tại trường đại học ở Santa Cruz. Bà vẫn kiên quyết muốn Kemper trở về sống với mình. Những năm tháng gắn với bạo lực giết người đã ảnh hưởng lớn đến hành động của Kemper. Hai người thường xuyên tranh cãi với nhau về rất nhiều vấn đề.
        Sau khi tốt nghiệp trung học, Kemper muốn theo học ở học viện cảnh sát. Tuy nhiên, điều đó là không thể đối với một người đã từng phạm tội giết người như Kemper.
        Một thời gian đi làm và tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ, Kemper quyết định sống tách khỏi người mẹ "đáng sợ" của mình. Hắn chuyển đến Alemada sống với một người bạn. Tuy nhiên, Kemper vẫn thường xuyên về nhà để nhận sự hỗ trợ từ mẹ mình.
        Thời gian này, Kemper mua một chiếc xe máy để tiện việc đi lại. Hắn chuẩn bị sẵn trong xe của mình dao, còng tay, súng... Kemper đã nghĩ đến việc sẽ giết người và đang chờ đợi cơ hội.
        Hắn thường xuyên cho các cô gái đi nhờ xe của mình, ước tính có khoảng hơn 150 người. Bất kỳ ai trong số họ cũng có thể là nạn nhân nếu hắn thích ra tay.
        Ngày 7/5/1972, Mary Ann Pesce và Anita Luchessa đi nhờ xe một thanh niên. Gia đình hai cô gái này đã liên hệ với cảnh sát khi không thấy con mình quay về. Cả hai được thông báo mất tích.
        Ngày 15/8, một phần cơ thể của Mary Ann Pesce đã được phát hiện tại một khu vực đồi núi gần đó. Xác Anita Luchessa không được tìm thấy. Cảnh sát cho rằng cả hai cô gái này đã bị giết chết cùng một ngày.
        Ngày 14/9, Aiko Koo, một sinh viên nữ biến mất khi đi nhờ xe từ Berley về trường.
        Edmund Kemper - Tên sát nhân thiếu niên máu lạnh nhất nước Mỹ (Kỳ 2): Thành phố của tử thần
        Nạn nhân Aiko Koo
        Đến đầu năm 1973, Cindy Schall, 18 tuổi, biến mất trong khi đi du lịch. Có thông tin xác nhận Cindy đã đi nhờ xe một thanh niên lạ trước khi được thông báo mất tích. Hai ngày sau đó, xác Cindy được tìm thấy trên một vách đá hướng ra biển.
        Ngày 25/1, hai gia đình sống tại Santa Cruz bị bắn chết ngay tại nhà. Hung thủ rất liều lĩnh và ra tay dã man. Người dân ở đây thực sự hoảng loạn và lo lắng.
        Liên tiếp những vụ mất tích xảy ra khiến mọi người hoang mang. Cảnh sát cảm thấy bế tắc trong quá trình điều tra.
        Ngày 23/4/1973, cảnh sát Santa Cruz nhận được một cuộc điện thoại. Một thanh niên 24 tuổi đã thú nhận những tội ác của mình. Người đó chính là Edmund Kemper.
        Kemper đã thú nhận giết rất nhiều người và nạn nhân gần đây nhất của hắn chính là mẹ mình, Clarnell Strandberg. Clarnell đã bị giết 4 ngày trước đó, hiện tại xác đang được giấu trong tủ quần áo.
        Qua cuộc điện thoại, Kemper tỏ ra hoảng loạn và muốn có ai đó đến đón mình. Hắn còn khai nhận thêm mình có hơn 200 viên đạn và 3 khẩu súng ngắn.
        Edmund Kemper - Tên sát nhân thiếu niên máu lạnh nhất nước Mỹ (Kỳ 2): Thành phố của tử thần
        Sau khi giết mẹ mình, Kemper tỏ ra hoảng loạn và muốn có ai đó đến đón mình
        Nhân viên cảnh sát tiếp nhận cuộc điện thoại không tin những gì mình vừa nghe thấy. Anh đề nghị Kemper gọi điện lại cho mình sau đó vài phút và Kemper đã làm đúng như vậy. Kemper một lần nữa “thuyết phục” nhân viên cảnh sát đến nhà mình.
        Theo thông tin Kemper cung cấp, Trung sĩ Aluffi đã có mặt tại nhà Clarnell Strandberg để xác minh thông tin.
        Vừa bước vào nhà, Aluffi đã ngửi thấy mùi kinh khủng của xác người đang phân hủy. Khi ông mở tù quần áo kiểm tra, ông đã tìm thấy xác một người phụ  nữ. Cảnh sát và các nhân viên điều tra nhanh chóng được điều động đến hiện trường.
        (Pháp luật) - Dung “Hà” bước vào giang hồ như một định mệnh và cũng chính cuộc sống trong thế giới ngầm đã thay đổi toàn bộ con người này biến Dung thành “gã đàn ông dở” và dấn thân vào con đường tội lỗi của một đại ca giang hồ.Dung “Hà” tên thật là Vũ Hoàng Dung- sinh năm 1965, nhà ở ngõ 23 phố Trạng Trình (thành phố Hải Phòng).

        Chân dung "bà trùm" Dung "Hà" cộm cán đất Cảng  - Ảnh 1
        "Bà trùm" Dung "Hà". Nơi Dung "Hà"
        Sinh ra và lớn lên ở một khu vực gần bến xe nơi thông thương bến phà cửa sông Tam Bạc, từ nhỏ, Dung “Hà” đã sớm tiếp xúc với sự phức tạp của Xã hội. Bản thân vốn là một người sống phóng túng, Dung “Hà” sớm bỏ học và nhanh chóng trở thành một thiếu nữ giang hồ ở bến xe Tam Bạc.
        Theo chân một số đàn anh, đàn chị, Dung “Hà” lấy nghề móc túi, cướp giật vặt làm nghề mưu sinh. Giữa năm 1986, trong một lần cướp giật người đi đường, Dung bị bắt rồi lãnh án 12 tháng tù. Ra tù Dung “Hà” càng ngày càng lấn sâu vào thế giới ngầm.
        Dung “Hà” kết thân và yêu Hùng “chim chích” – một đại ca rất có tiếng tăm ở khu vực quanh bến xe và các khu vực tập kết hàng hóa dọc bến xe Tam Bạc.
        Chuyện tình giữa Dung Hà và Hùng “chim chích” dần nổi tiếng theo thời gian, đặc biệt là những người sống trong thế giới ngầm. Tuy nhiên, khi mà tiền tài bắt đầu đổ về túi thì Hùng “chim chích” bắt đầu sa đọa. Cho đến khi, cơ đồ tích cóp từ công việc ở bến xe Tam Bạc bị Hùng phá nát hoàn toàn thì Dung “Hà” đã quyết định “đường ai nấy đi”.
        Năm 26 tuổi, Dung “Hà” quen và yêu Hùng “Cốm”. Đi đâu Hùng “Cốm” cũng dẫn Dung “Hà” theo, giới thiệu bằng tất cả những lời lẽ kinh hoàng nhất, chính thế mà giang hồ nể sợ Hùng “Cốm” bao nhiêu thì cũng ngại người yêu của hắn bấy nhiêu.
        Để mở rộng địa bàn hoạt động cho băng nhóm của mình, Dung “Hà” đã nhờ uy danh của Hùng “Cốm” và đám đao búa đi “dọn dẹp” rất nhiều đối tượng thuộc diện đầu trâu, mặt ngựa ở những nơi khác. Khi mọi việc đang diễn ra hết sức tốt đẹp thì Hùng “Cốm” bị bắt và tòa tuyên án tử hình. Khi Hùng “Cốm” bị nhận bản án tử, Dung “Hà” vẫn ấp ủ ý định giải cứu cho người tình.
        Sau khi Hùng “Cốm” được chuyển vào phòng biệt giam dành cho tử tù ở trại giam Hải Phòng, ở bên ngoài Dung “Hà” đã ngấm ngầm một kế hoạch động trời với mục đích cướp tù. Mặc dù thất bại nhưng hành động của Dung Hà khiến cho không ít kẻ khâm phục, cái tên Dung “Hà” càng ngày càng trở thành một đàn chị khét tiếng ở đất cảng.
        Trắc trở chuyện tình với đàn ông, Dung “Hà” quay sang yêu chiều cô gái trong đám đệ tử. Cô này không phải dân đao búa, cũng không phải là loại trộm cắp, bụi đời mà là con nhà tử tế, có nhan sắc nhưng đua đòi, thích nổi nên chập với Dung “Hà”.
        Dân chơi Hải Phòng thời ấy đã quá quen với hình ảnh Dung “Hà” tóc ngắn như đàn ông, trang phục cũng như đàn ông, điều khiển Xe máy Ringbell lạng lách trên đường phố. Phía sau là một cô gái cao hơn Dung “Hà” cả một cái đầu, tóc dài tha thướt, xõa che nửa mặt ngồi ghì sát lấy Dung “Hà”, ôm eo thật chặt.
        Tuy nhiên, mối tình cháy bỏng này đã bị gián đoạn vì tới năm 1995, Dung “Hà” bị bắt và kết án 7 năm tù. Bóc lịch hơn ba năm thì Dung “Hà” được trả tự do. Được thả tự do, nhưng công việc làm ăn của Dung “Hà” chẳng còn thuận lợi như trước do bị công an soi rất kỹ. Hết cửa làm ăn, Dung “Hà” đã ”Nam tiến”. Cuộc đời của bà trùm này rẽ theo một hướng khác.
        Chân dung "bà trùm" Dung "Hà" cộm cán đất Cảng  - Ảnh 2
        Dung "Hà" (thứ hai từ trái sang) chụp cùng với các "anh em" (Ảnh gia đình xã hội).
        Những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, Dung “Hà” ở phía Bắc và Năm Cam ở phía Nam là hai thế lực lớn.
        Biết Hải “Bánh”- một trùm giang hồ đất Bắc di cư vào Nam được ông trùm Năm Cam đỡ đầu trở nên giàu có nên Dung “Hà” hết sức tức tối. Nhiều lần Dung Hà điều đàn em đến các tụ điểm mà Năm Cam và Hải “Bánh” bảo kê để quậy phá như: Cho đàn em tới quậy phá vũ trường Monaco của Năm Cam; tổ chức chém nhau tại một sòng bạc ở cầu Hang (Đồng Nai) và những sòng bạc khác do Năm Cam bảo kê.
        Đêm 29/9/2000, Dung Hà tiếp tục phá vũ trường Phi Thuyền do Hải “Bánh” bảo kê bằng cách tổ chức một tiệc sinh nhật giả rồi cho khoảng 20 đàn em vào vũ trường này quậy phá ném mắm tôm, chuột chết, phân người, rắn rết xuống sàn nhảy…
        Trước sự quậy phá của Dung “Hà”, Năm Cam đã coi bà trùm này như một cái gai trong mắt nên đã gọi Hải “Bánh” tìm gặp nữ quái này dàn xếp.
        Khoảng 0 giờ 25 ngày 2/10/2000, nhận được điện thoại chỉ đạo của Hải “Bánh”, Nguyễn Việt Hưng và Nguyễn Xuân Trường đi tìm Dung “Hà”. Khi phát hiện bà trùm đang ngồi chơi ở trước quán karaoke số 17 Bùi Thị Xuân (quận 1, TP HCM), Hưng cùng đồng bọn đã dùng súng bắn thẳng vào đầu bà trùm. Cũng từ vụ thanh toán này, Hải “Bánh” và băng nhóm của Năm Cam đã bị công an triệt phá với nhiều án tử dành cho các đối tượng.
        Ngày thi thể Dung “Hà” trở về Bắc, giới giang hồ Hải Phòng đến đưa tang cứ nối hàng kéo dài từ phố Trạng Trình (nhà riêng của Dung “Hà”) tới tận Nhà hát Lớn (khoảng 2km). Nhưng sau ngày giỗ 49 Dung “Hà”, khách và đệ tử không còn mấy ai đến thăm nom, cái tên Dung “Hà” dần trôi vào quên lãng.
        (Xã hội) - “Bà trùm” Dung Hà đã nói ra những câu rất “gở miệng” mà sau này trở thành sự thật. Nguyên do là ở gần ngôi mộ của cha Dung lúc ấy có mấy cái huyệt đã được đào sẵn, Dung bất ngờ kêu Hải “Bánh” tới rồi lạnh lùng nói: “Trên cõi đời này người giết tao chỉ có mày! Nếu tao chết, đừng bó chiếu mà hãy hòm ván đàng hoàng và đưa tao về nằm chỗ cái huyệt này nhé”.

        Tiết lộ về cái chết được “ứng trước” của chị cả giang hồ đất Cảng Dung Hà
        Bà trùm Dung Hà bị bắn chết giữa đường năm 2000.
        Chị cả giang hồ đất Cảng
        Con phố Trạng Trình nằm gần ngay Chợ Sắt và Bến xe Tam Bạc nên rất thuận lợi cho việc thông thương buôn bán. Nhưng đã là quy luật, những chỗ chợ búa tấp nập, dân tứ xứ tụ hội lại cũng là nơi nảy sinh những vấn đề xã hội phức tạp. Buôn gian bán lận, trộm cắp, bảo kê, anh chị… cũng từ đó mà ra. Nhà của Dung “Hà” nằm trong con hẻm nhỏ số 23 phố Trạng Trình. Chính sự phức tạp của cuộc sống bên lề chợ Sắt cộng với bản tính ngỗ ngược vốn có đã khiến Dung “ra đường” từ rất sớm. Nhắc đến “cô Dung”, ông tổ trưởng dân phố và những người hàng xóm ở đây vẫn còn nhớ rất rõ.
        Hiện nay cha mẹ Dung đều đã mất, căn nhà cũ chỉ còn vợ chồng người anh cả sinh sống nhưng kinh tế cũng không ổn định. Dung “Hà” tên đầy đủ là Vũ Hoàng Dung (SN 1965). Dung được sinh ra trong một gia đình lao động với cha quê ở Hưng Yên, mẹ quê ở Hải Dương.
        Những năm bao cấp, đời sống kinh tế gia đình Dung gặp rất nhiều khó khăn. Cũng may nhờ cái nghề chạy xe lam của người cha và việc tham gia tổ dịch vụ mua bán của người mẹ mà 6 anh em Dung đều được cho đi học, người ít nhất cũng học đến lớp 7, lớp 8. Thậm chí, Dung còn từng được đi học nghề ở nước ngoài.
        Tiếc rằng khi về nước, Dung không kiếm sống bằng cái nghề mình học được mà vào đời bằng những trò trộm cắp, giật đồ lặt vặt quanh khu vực chợ Sắt. Người dân địa phương thời ấy đã quá quen với hình ảnh một cô gái mặt còn non choẹt nhưng nom rất ngông nghênh. Dung thường diện cho mình bộ trang phục “cực dị” đầy nam tính nhưng là mốt thời đó với quần bộ đội thùng thình, áo mông-tơ-ghi cổ bẻ, dép đúc ăn vận. Giữa năm 1986, trong một lần cướp giật người đi đường, Dung bị bắt rồi lãnh án 12 tháng tù. Tiền án đó là “con thuyền” chở Dung vào thế giới ngầm.
        Dung có hai mối tình với hai người đàn ông thì cả hai đều tên Hùng. Đó là Hùng “chim chích”, và Hùng “cốm” đều là những tay “cộm cán”, có máu mặt ở đất cảng. Phần nào nhờ vào hai mối quan hệ này, số má trong giới giang hồ Hải Phòng của Dung cũng được nâng lên. Lúc người yêu Hùng “cốm” mang án tử hình, Dung đã bày ra âm mưu đưa lựu đạn vào trại giam, giải cứu người tình rất táo tợn. Dù kế hoạch không thành nhưng danh tiếng của “chị Dung” bắt đầu nổi như cồn từ thời điểm ấy.
        Thời kỳ từ năm 1993 đến 1995 được coi là hoàng kim của Dung “Hà”. Lợi nhuận thu được từ việc tổ chức đánh bạc quá lớn nên song song với việc hùn hạp vốn đóng tẩy vào các “công ty cờ bạc” ở nhiều nơi, Dung còn trực tiếp mở một sòng bạc ở tư gia với hệ thống “ong ve” dày đặc. Sới bạc của Dung không chỉ có hoạt động cờ bạc mà còn là một hệ thống khép kín bao gồm cả cho vay nặng lãi, cầm đồ ngay trên chiếu bạc.
        Không biết có phải để tranh thủ thiện cảm của người dân địa phương hay không nhưng trong quan hệ với bà con lối xóm, Dung luôn hòa nhã, chào hỏi thân tình hàng xóm láng giềng. Trong xóm, gia đình nào có hiếu hỷ, Dung đều có mặt. Những dịp lễ tết hay đi chùa về, Dung cũng đều mang quà bánh sang chia lộc với người dân xung quanh.
        Cái chết được ứng trước
        Trong khi Dung “Hà” trở thành một thế lực đáng gờm ở Hải Phòng thì ở trời Nam cũng xuất hiện một “ông trùm của các ông trùm”. Tháng 10/1997, sau một thời gian tập trung cải tạo được tha về, Trương Văn Cam (Năm Cam) với tham vọng trở thành thống lĩnh các băng nhóm tội phạm đã xảo quyệt đề ra sách lược “tiền – chính quyền – thế lực đen” để phục vụ âm mưu đen tối của hắn.
        Thời gian này, lực lượng công an thường xuyên tổ chức các đợt truy quét tội phạm hình sự ở phía Bắc khiến đám giang hồ “trà Bắc” cộm cán như Thành “chân”, Thắng “chập”; Hải “Bánh”, Dũng “Bắc Cạn”… lần lượt phải vào Nam nương náu.
        Thông qua Thắng “Tài Dậu”, Năm Cam biết tiếng và bắt quen với  Dung “Hà”. Thật là trùng hợp khi lúc này “chị cả” cũng đang cần “bóng” của anh Năm để nâng tầm tên tuổi của mình trong giới giang hồ. Vì thế khi chị ruột của Năm Cam chết, Dung đã điều gần 20 đàn em thân tín bay từ Hải Phòng vào TP.Hồ Chí Minh để viếng đám ma.
        Vậy mà ít lâu sau, khi cha của Dung qua đời, Năm Cam lại tỏ ra coi thường khi chỉ nhờ Thắng “Tài Dậu” cho một đệ tử từ Hà Nội mang vòng hoa xuống Hải Phòng viếng. Vụ này đã làm cho “cọp cái đất Cảng” giận sôi máu.
        Năm 1999, Năm Cam dự định mở rộng lĩnh vực cá độ bóng đá ra các tỉnh phía Bắc, tiến tới hợp nhất giới giang hồ cả nước. Muốn đạt được mục đích đó, tất nhiên Năm Cam phải bước qua “cửa ải” Dung “Hà”. Mùa đông năm đó, Hải Bánh tháp tùng Năm Cam bay ra Hà Nội. 2 ngày sau, Năm Cam xuống Hải Phòng để gặp Dung “Hà”. Bà trùm cho đàn em lái xe hơi ra Hà Nội đón nhưng “anh Năm” đề phòng Dung chơi xấu nên nhảy sang ngồi cùng xe với Hải “Bánh”. Gặp Dung, Năm Cam vờ hạ giọng xin lỗi và xin được ra mộ thắp hương cho cha của Dung.
        Chính ở nghĩa trang hôm đó, “bà trùm” đã nói ra những câu rất “gở miệng” mà sau này trở thành sự thật. Nguyên do là ở gần ngôi mộ của cha Dung lúc ấy có mấy cái huyệt đã được đào sẵn, Dung bất ngờ kêu Hải “Bánh” tới rồi lạnh lùng nói: “Trên cõi đời này người giết tao chỉ có mày! Nếu tao chết, đừng bó chiếu mà hãy hòm ván đàng hoàng và đưa tao về nằm chỗ cái huyệt này nhé”. Năm Cam thấy Dung nói nhảm liền ngăn lại, ai dè bà trùm tuyên bố “xanh rờn”: “Tôi chết còn có chỗ chôn, còn anh chết không biết chôn ở chỗ nào đâu!”.
        Sau này, khi chỉ đạo Hải “Bánh” lấy mạng Dung “Hà”, không biết trùm Năm Cam có khi nào mảy may giật mình nhớ lại chuyện cũ hay không? Chỉ biết rằng chính phi vụ trừ khử Dung “Hà” đã trở thành điểm khởi đầu cho hành trình sụp đổ “đế chế giang hồ” của Năm Cam với việc ông trùm này bị cơ quan công an đem ra trước ánh sáng công lý. Sau ngày Năm Cam nhận án tử, mộ huyệt bị đồn đại là bị lung xục đào bới và rất ít người biết đích xác mộ huyệt của ông trùm này đang được chôn cất ở đâu. Từ đó mới thấy câu nói tưởng như vô căn cứ của Dung “Hà” ngày nào đã vô tình có vài điểm ứng nghiệm./.
        (Pháp luật) - Sau tiệc sinh nhật kinh hoàng đêm 29/9/2000 tại vũ trường Phi Thuyền, Năm Cam tức giận đến mức ăn không ngon, ngủ không yên. Công cuộc kinh doanh của “ông trùm” đang ngon trớn thì bị một con tiểu yêu phá phách. Hắn đã nghĩ đến việc “cần phải trừ khử mẹ già đất Cảng” và thời cơ sử dụng Hải “Bánh” vào việc lớn đã đến.
        Năm Cam giả bộ nhiều lần điện thoại cho Hải “Bánh” than vãn về Dung “Hà” với giọng điệu gay gắt. Khi biết Hải “Bánh” đã hiểu ý mình thì, Năm Cam gọi điện liên tục cho Hải “Bánh” và chửi thề trong điện thoại: “Đ.M anh không thể chịu đựng được nữa em biết không… anh không muốn nhìn thấy mặt con Dung “Hà” nữa… anh muốn nó “biến khỏi” mảnh đất này – Năm Cam dằn giọng”. Sau đó Năm Cam đã trực tiếp gặp Hải “Bánh” và ngầm chỉ đạo cho Hải “Bánh” giết Dung “Hà”: “Từ giờ đi đâu em cũng phải mang theo súng”. Hải “Bánh” thừa hiểu, Năm Cam nói thế nghĩa là chỉ thị cho Hải “Bánh” phải lấy mạng Dung “Hà”.

        Hải "Bánh" (bên phải) và đàn chị Dung "Hà".
        Lúc này Hải “Bánh” có rất nhiều đàn em bị Cơ quan điều tra Việt Nam truy nã đã lẩn trốn sang các nước Đông Âu như Đức, Nga… Bọn chúng vẫn sống bằng nghề “bảo kê” cho các doanh nhân mới người Việt làm ăn ở nước ngoài và luôn có mối liên hệ với Hải “Bánh”. Nhận được “lệnh” của ông trùm, Hải “Bánh” thừa biết, nếu đàn em trong nước ra tay thì sớm muộn gì công an cũng lần ra. Vì thế hắn đã điều động hai tên đàn em từ Nga về Việt Nam hạ sát Dung “Hà”. Kế hoạch này được Hải “Bánh” giữ kín cho đến khi thành án và đưa lên Trại cải tạo Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai thì Hải “Bánh” mới tiết lộ với chúng tôi trong một lần cao hứng.

        Trong trại giam Công An tỉnh Tiền Giang, Hải "Bánh" vẫn chăm chỉ tập thể thao.
        Trong lúc hai tên đàn em Hải “Bánh” từ Nga bay về Việt Nam để thực hiện việc lấy mạng Dung “Hà” thì Năm Cam tỏ ra nôn nóng và không kiềm chế được nên gặp Hải “Bánh” càm ràm về vụ Dung “Hà”: “Chú đã nhận việc của anh rồi mà sao không thực hiện… Đ.M. không thì phá banh luôn đi có gì liên quan đến pháp luật thì để anh lo liệu… em làm sao thì làm miễn là anh không còn nhìn thấy nó…”.
        Hải “Bánh” báo cáo việc hắn đã điều hai tên đàn em từ Nga về và sẽ ra tay trong ngày một ngày hai, Năm Cam thừa biết Hải “Bánh” sẽ sớm xử Dung “Hà” nên hắn ranh ma hẹn hôm sau đi ăn cơm trưa với Hải “Bánh”. Chẳng ngu gì mà đi ăn trưa với tên giết người để “lạy ông tôi ở bụi này”, sáng hôm sau, Năm Cam gọi điện lại cho Hải “Bánh” nói là phải đi Nha Trang có việc gấp để tạo chứng cứ ngoại phạm và đánh lạc hướng điều tra của cơ quan luật pháp. Sau đó Năm Cam tiếp tục gọi nhiều cuộc điện thoại liên lạc với một số bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy để xin nhập viện và hắn đã làm thủ tục nhập viện thật.
        Cùng thời điểm này, lúc nào bên cạnh Hải “Bánh” cũng có hai tên đàn em máu lạnh là Hưng “phi nhon” (Nguyễn Việt Hưng) và Trường “xoăn” luôn trung thành với Hải “Bánh”, cả hai sẵn sàng thực hiện việc giết người nếu Hải “Bánh” bật tín hiệu. Việc Năm Cam la rầy Hải “Bánh” làm Hải “Bánh” bực dọc và một lần không kiềm chế được, Hải “Bánh” đã thổ lộ với hai tên đàn em Hưng “phi nhon” và Trường “xoăn” việc Năm Cam chỉ đạo lấy số Dung “Hà”.

        Hình xăm trên người Hải "Bánh".
        Đêm 1/10/2000, Minh “sứt” điện thoại cho Dung “Hà” hẹn đến nhà Dung “Hà” bàn việc cần. Gội đầu song, Dung “Hà” vẫn chưa thấy Minh “sứt” tới, do nóng ruột, Dung “Hà” mất cảnh giác một mình ra trước cửa nhà số 17 đường Bùi Thị Xuân, phường Bến Thành, quận 1, TP HCM vừa hong tóc cho khô, vừa đợi Minh “sứt”. Gần nửa đêm, Minh “sứt” chở vợ hai tên là Nguyễn Thị Nghiệp đến gặp Dung “Hà”. Cả ba ngồi luôn ngoài đường nói chuyện.
        Trời xui đất khiến thế nào, Hưng “phi nhon” và Trường “xoăn” đi chơi về ngang qua đường Bùi Thị Xuân, thấy Dung “Hà” xuất hiện ngon quá, cả hai nghĩ tới thời cơ ngàn năm có một đã đến, phải lập công với đàn anh. Cả hai hộc tốc chạy về tâu với Hải “Bánh”. Hải “Bánh” không suy nghĩ lấy luôn điện thoại di động của mình cùng khẩu súng ngắn của Lưu Tấn Nhơn “Đằng tây” gửi và đưa luôn chiếc xe Spacy của Anh Thư cho hai tên “tiểu yêu” chạy đi lấy số Dung “Hà”. Sau này khi đang thụ án, Hải “Bánh” có kể lại với chúng tôi rằng:
        0h20′, ngày 2/10/2000 Trường và Hưng rời vũ trường Phi Thuyền trên chiếc xe Spacy của Hải “Bánh” đưa chạy về đường Bùi Thị Xuân. Lúc này Hải “Bánh” bồn chồn như đứng trên đống lửa, chưa bao giờ Hải “Bánh” có tâm trạng lo lắng đến như vậy.
        Hai tên “tiểu yêu” chạy xe ra chỗ Dung “Hà” thì phát hiện Minh “sứt” đang bỏ đi ra cách xa chỗ Dung “Hà” ngồi để nghe điện thoại. Lúc này chỉ còn Dung “Hà” và chị Nghiệp đang ngồi tâm sự. Không bỏ lỡ thời cơ, Hưng “phi nhon” cầm lái chạy xe thẳng đến trước mặt Dung “Hà” dừng lại. Trường “xoăn” lạnh lùng rút khẩu súng ngắn trong bụng ra dí thẳng vào đầu Dung “Hà” siết cò. Sau tiểng nổ vang trong đêm vắng, Dung “Hà” ngã vật ra đường. Hai tên “tiểu yêu” tăng ga bỏ chạy ra đường Cách Mạng Tháng Tám mất hút.
        Khoảng 30′ sau, chuông từ máy điện thoại của Anh Thư ré lên, thấy số máy của Hải “Bánh” hiện trên màn hình, Hải “Bánh” biết là Trường và Hưng điện thoại cho mình nên cầm máy lên nghe: “Em đã bắn Dung “Hà” rồi, Hưng đã vứt súng, em đang đứng ở đầu đường Trần Quốc Thảo – Lê Văn Sỹ, anh ra lấy xe và điện thoại…”, Trường “xoăn” lạnh lùng thông báo.
        Nghĩ đến chuyện xuống tay giết Dung “Hà”, một người từng có nhiều ân nghĩa với Hải “Bánh”, lúc ấy Hải “Bánh” run bắn người và không thể nhấc nổi chân để rời vũ trường Phi Thuyền. Sau này Hải “Bánh” tâm sự thật với chúng tôi: “Trong đời chưa bao giờ em có cảm giác sợ hãi đến như vậy”.
        Ít phút sau, hai tên được Hải “Bánh” điều từ Nga về điện thoại cho Hải “Bánh” hậm hực: “Anh giao nhiệm vụ cho tụi em mà thằng nào đã thịt nó rồi”.
        Hải giả tảng: “Đứa nào thịt đứa nào?”.
        – Dung “Hà” bị đứa nào bắn chết rồi còn gì…! Hai thằng đàn em giận dỗi.
        – Thế thì chúng phắn khỏi Việt Nam ngay – Hải “Bánh” chỉ đạo.
        Sau một hồi lâu trấn tĩnh, Hải “Bánh” gọi điện thoại nhờ Đằng “tây” đi lấy xe và súng giùm, Đằng “tây” đang ở Bar Ca Dao nhưng giả bộ cáo ốm không đi. Hải “Bánh” huỵch toẹt việc bắn Dung “Hà”. Đến lúc ấy, Đằng “tây” mới chịu chạy đi lấy xe và điện thoại đem về Bar Ca Dao ở 38 Lý Tự Trọng cất. Sau đó Đằng “tây” nhờ Long “tây” chạy xe đến 21 Thủ Khoa Huân giao lại cho Hải “Bánh”. Để đánh lạc hướng Cơ quan điều tra rằng mình ngoại phạm, Hải “Bánh” điện thoại rủ nhiều người quen đến cuối đường Pasteur ăn phở. Sau đó mọi người chia tay nhau, Hải “Bánh” về 21 Thủ Khoa Huân, Anh Thư về phường 15, quận 11, TP HCM.

        Bà trùm Dung Hà: Kẻ “gieo gió… gặp bão” và ngôi mộ hoang lạnh

        Chủ nhật, 18/01/2015, 10:00 (GMT+7) (Pháp luật) - Giang hồ Hải Phòng coi ngày Dung Hà bị bắn chết là một ngày ám ảnh của giang hồ đất Cảng. Đám tang của Dung Hà cũng là một đám tang được dân giang hồ truyền tai nhiều tình tiết cho đến nay vẫn đầy kỳ bí. Những bí mật về nó dần được hé lộ.
        Điều đáng nói có không ít chuyện kỳ quái quanh ngôi mộ của bà trùm xã hội đen này… Mấy tháng cuối năm, mộ hoang vắng bát hương nguội lạnh. Cây mai bên cạnh mộ, do người bạn “bà trùm” từ miền Nam mang ra trồng giờ đã héo khô.
        Đám tang không ít xã hội đen?
        Khoảng 0h25 ngày 2/10/2000, một tiếng súng khô khốc, lạnh lùng vang lên trong đêm vắng trước quán karaoke ở số 17 Bùi Thị Xuân, quận 1, TP.Hồ Chí Minh. Ngay sau đó là một phụ nữ ngã gục xuống. Sát thủ mang tên Hưng “phi nhon”, còn nạn nhân là Vũ Thị Hoàng Dung, tức Dung Hà, một “bà trùm” nổi danh giang hồ đất Cảng.
        Đến nay, dân giang hồ đất Cảng nói riêng và giang hồ cả nước nói chung đều coi đêm mùng 2/10/2000 là một “bước ngoặt của lịch sử tội phạm Việt Nam”, khi “bà trùm” khét tiếng bị hạ thủ lúc đang đứng trên “đỉnh cao của quyền lực đen”. Đêm đó, những quán rượu tại đất Cảng đóng cửa khuya hơn thường lệ… Đệ tử của Dung Hà ở đất Cảng tên Gi. “trâu” đã khóc thét khi nghe tin “chị trùm” chết và tru tréo lên rằng, thủ phạm đích thị là Năm Cam – tức Trương Văn Cam – “ông trùm” nổi danh Sài thành. Gi. “trâu” còn thề rằng, sẽ trả thù cho “chị trùm” sau khi chị đã “mồ yên, mả đẹp”.

        Bà trùm Dung Hà (thứ 2 từ trái sang) cùng đám đệ tử một thời. (Ảnh nguồn internet)
        Việc “chị trùm” Dung Hà bị hạ thủ khiến giang hồ đất Cảng ở Sài thành như “rắn mất đầu”. Bởi, thời điểm đó chưa giang hồ đất Cảng nào đủ “lực” và “tầm” để làm “đối thủ” với Năm Cam tại Sài thành. Ngô Đức Minh (tức Minh “Sứt”), người tự nhận là anh kết nghĩa của Dung Hà, một giang hồ đất Cảng thứ thiệt tại Sài thành, khi đó đang là Giám đốc công ty Vận tải biển Cửu Long đã ” bao tiêu” toàn bộ việc đưa em gái kết nghĩa từ Sài thành về đất Cảng mai táng.
        Với “uy” có được trong giới giang hồ đất Cảng, nghe tin Dung Hà chết, nhiều gã giang hồ mong được đưa xác “chị” về quê nhà an táng. Minh “Sứt” cũng không ngoại lệ. Hắn đã “thừa nước đục thả câu”, “bắn một mũi tên trúng nhiều đích”. Việc “bao tiêu” đám tang em gái kết nghĩa của Minh “Sứt” rõ ràng là muốn thể hiện vị thế giang hồ của mình và hơn thế nữa là muốn thâu nạp đám đàn em của Dung Hà về dưới trướng. Vì thế, Minh “Sứt” đã tổ chức một đám tang sặc mùi xã hội đen Hồng Kông và cho đến nay, đây vẫn là đám tang độc nhất vô nhị ở đất Cảng. Đám tang vừa thể hiện được độ “chịu chơi” của Minh “Sứt”, vừa thể hiện được vị thế của “bà trùm” danh tiếng.
        Chắc hẳn, nhiều người dân Hải Phòng vẫn chưa quên được những ngày diễn ra đám tang Dung Hà. Dọc phố Trạng Trình nơi Dung Hà đã từng sống, dân giang hồ, xã hội đen diện toàn vest đen, đeo kính đen đứng trang nghiêm đón khách. Trong đám tang, rất nhiều loại “thầy” được mời đến như thầy cúng, thầy địa lý, thầy phong thủy… Theo Gi. “trâu” kể lại, chỉ riêng khoản hoa tươi cũng đã “ngốn” của đám đệ tử bạc triệu.
        Gi. “trâu” cho biết, những đệ tử trong giới giang hồ đất Cảng được chọn phục vụ cho tang lễ của “chị trùm” đều có mặt mũi sáng sủa. Những người đến tham dự đám tang cũng được “ban tổ chức” yêu cầu mặc comple đen với nam giới và áo váy đen với nữ giới. Trước giờ đưa “chị trùm” về nơi an nghỉ cuối cùng, mọi ngả đường dẫn về nghĩa trang Ninh Hải đều được giới xích lô, xe ôm, xe thồ, bốc vác… “làm trật tự”. Không một phương tiện nào được phép xâm phạm con đường đưa “chị trùm” về nơi an nghỉ cuối cùng? Trong đám tang của Dung Hà, một đoàn người kéo dài kín phố. Không ít người dân đất Cảng đã gác lại công việc của buổi sáng hôm đó để đến tận mục sở thị.
        Tiết lộ bất ngờ và cây mai không thể nở hoa?
        Khi còn sống, Dung Hà “lừng lẫy” trong giới tội phạm là thế nhưng sau cái chết của “chị trùm”, đám đệ tử thân tín cũng đã tan tác bởi sự nghiêm trị của pháp luật . Gã anh kết nghĩa Minh “Sứt”, kẻ từng được “xưng tụng” là đại gia đất Cảng một thuở, nay cũng đã phải ngồi tù vì hành vi vi phạm pháp luật. “Chị cả” Oanh Hà cũng vừa “nhập kho” vì tội tổ chức đánh bạc.
        “Oai chấn” giang hồ của Dung Hà nơi đất Cảng, giờ chỉ còn sót lại duy nhất nấm mồ hoang lạnh, nằm trong góc khuất của nghĩa trang Ninh Hải. Theo ông Đ., người làm vệ sinh đã nhiều năm ở nghĩa trang này thì “mộ của “bà trùm” Dung Hà thuộc vào loại “lì” nhất nghĩa trang bởi cả khu chỉ còn lại hai ngôi mộ đã chôn quá lâu mà vẫn chưa được người thân tiến hành cải táng. Bình thường, mộ ở khu địa táng chỉ chôn 3-5 năm, cùng lắm là 6 năm rồi cải táng, chuyển đi nơi khác. Thế nhưng, mộ của “bà trùm” Dung Hà ở khu địa táng đã gần 15 năm rồi. Hai bên ngôi mộ là hai cây cau vua, sai trĩu quả.

        Hoang lạnh mộ bà trùm xã hội đen Dung Hà.
        Ông Đ. cho biết: “Trước kia, ngày Rằm, mồng Một vẫn có người đến thắp hương. Trên mộ vẫn có hương và diêm để những người viếng thăm có thể thắp cho người đã khuất. Thời gian đầu, mộ của Dung Hà được chăm sóc bởi đám thanh niên trông rất bụi bặm. Sau đó có cả nữ giới, người lớn tuổi… chắc là người thân của người đã khuất. Hiện tại, vẫn có người chăm sóc mộ nhưng đó không phải là những “đệ tử” thân tín của “bà trùm” nữa. Hàng gạch lát trước bia mộ nay đã xộc xệch và vỡ nát đi rất nhiều.
        Một phụ nữ chuyên nhặt hoa tươi ở vòng hoa các mộ tại nghĩa trang này tiết lộ: “Tôi vẫn mua và cắm hoa tươi lên mộ chị Dung theo lời dặn dò của người nhà chị ấy. Trước kia, thỉnh thoảng vẫn có người đến viếng và để lại hoa quả. Từ ngày chị Oanh bị bắt, người đến viếng mộ giảm đi một nửa so với trước. Mấy tháng cuối năm, mộ hoang vắng luôn. Các bác thấy đấy, bát hương cũng đã nguội lạnh. Cây mai bên cạnh mộ, do người bạn từ miền Nam mang ra trồng giờ đã héo khô. Đặc biệt, gần 15 năm qua, nó chưa một lần nở hoa. Không biết có phải do thời tiết quá lạnh hay vía của “bà trùm” quá nặng?”.
        “Trước đó có thông tin, gia đình cải táng chuyển cốt của cô ấy về Thủy Nguyên, quê gốc. Nhưng ngần ấy năm qua, chẳng thấy ai đến cải táng. Dưới huyệt này vẫn là quan tài kẽm”, vị quản trang cho biết.
        Hoang lạnh như mồ Cu Nên
        Đến nay, giang hồ Hải Phòng vẫn nhắc đến Cu Nên (Phạm Đình Nên), một trong những gã giang hồ khiến người dân đất Cảng sợ hãi. Hồ sơ của Công an Hải Phòng cho thấy, từ năm 1970 đến năm 1989, Nên có 11 tiền sự về hành vi trộm, cướp giật, cố ý gây thương tích, 2 lần bị đi cải tạo tập trung. Cho đến khi bị bắt vào ngày 15/3/1995, sau đó bị tuyên án tử hình, Nên có khoảng 22 tiền án, tiền sự. Trong giang hồ, nhiều kẻ hận Cu Nên đến thấu xương.
        Ngay khi Cu Nên bị thi hành tử hình (ngày 7/4/1997) tại trường bắn Xuân Sơn (huyện An Lão), người nhà đã tổ chức đưa xác Nên đi mai táng, nhằm tránh bị những kẻ vì hận Nên mà trả thù. Đến nay mộ Phạm Đình Nên cũng nằm trong một góc nhỏ heo hút ở nghĩa trang Phương Lưu (phường Đông Hải, quận Hải An). Nấm mồ đó nhỏ đến mức không ai nghĩ đó là ngôi mộ của một trong những kẻ một thời gieo rắc nỗi kinh hoàng ở đất Cảng.
        (Theo Đời Sống Pháp Luật)

        Xem tiếp...

        Xem phim: Cô gái báo thù

        (ĐC sưu tầm trên NET)

        Nội dung phim

        Jennifer là một nhà văn trẻ tài năng. Cô quyết định dành 1 kỳ nghỉ ngắn tại một căn nhà trong rừng gỗ để chuẩn bị cho cuốn sách tiếp theo của mình. Nhưng cô không biết rằng, nguy hiểm đang rình rập cô. Ngay đêm đầu tiên tại căn nhà gỗ, cô đã bị một nhóm côn đồ tấn công. May mắn tưởng chừng như đã mỉm cười với cô khi cô vùng thoát được bàn tay bọn đốn mạt và gặp cảnh sát trưởng của thị trấn. Nhưng trớ trêu thay, cảnh sát trưởng lại là kẻ cầm đầu lũ du côn. Và điều gì đến cũng đến, cô lại bị bắt trở lại. Bằng sự mạnh mẽ từ nội lực, Jennifer nhảy xuống sông và trốn thoát. Và cuộc báo thù bắt đầu...

        http://www.phimmoi.net/phim/co-gai-bao-thu-ngay-cua-dan-ba-1767/
        Xem tiếp...

        ĐÃ TỪNG HIỆN THỰC 8 (tàu không số)

        (ĐC sưu tầm trên NET)

        Đường Hồ Chí Minh trên biển

        Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
        Về các con đường khác cùng tên "Đường Hồ Chí Minh", xem Đường Hồ Chí Minh (định hướng).
        Đường Hồ Chí Minh trên biển là tên gọi của tuyến đường vận tải quân sự do Hải quân nhân dân Việt NamQuân giải phóng miền Nam Việt Nam thực hiện bí mật trên biển Đông được thành lập ngày 23 tháng 10 năm 1961, trong Chiến tranh Việt Nam, để vận chuyển vũ khí từ miền Bắc Việt Nam vào chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam.
        Trước sự phát triển của phong trào cách mạng miền Nam Việt Nam, năm 1959, Bộ Chính trị Việt NamQuân ủy Trung ương quyết định nghiên cứu mở tuyến đường vận tải trên biển chi viện trực tiếp cho Quân Giải phóng miền Nam. Võ Bẩm là người đầu tiên được truyền đạt chủ trương và giao nhiệm vụ này cũng chính là người đoàn trưởng đầu tiên của Đoàn 559 là người có kinh nghiệm mở đường vận tải xuyên Trường Sơn trong chiến tranh Đông Dương, ông đã từng chỉ huy tàu gỗ vượt biển chở vũ khí mua từ nước ngoài về chi viện cho chiến trường Khu 5...
        Tháng 7-1959, tiểu đoàn vận tải biển 603 được thành lập, đóng tại cửa biển sông Gianh- Quảng Bình với tên gọi là "Tập đoàn đánh cá Sông Gianh". Thuyền được nguỵ trang giống thuyền đánh cá của ngư dân miền Nam. Sau một thời gian tập luyện, thăm dò và chuẩn bị mọi mặt, đêm ba mươi Tết Canh Tý (ngày 27 tháng 1 năm 1960), chuyến tàu đặc biệt đầu tiên xuất phát, gồm 6 người, do Nguyễn Bất chỉ huy đã đi chuyến đầu tiên vào Nam. Trong suốt quá trình tồn tại, đường Hồ Chí Minh trên biển có hai nghìn lần tàu thuyền vượt biển, vận chuyển gần 160 nghìn tấn vũ khí, cập 19 bến bãi thuộc địa bàn 9 tỉnh miền Nam, góp phần quan trọng vào thắng lợi cuối cùng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

        Thành lập

        Tiền thân đường Hồ Chí Minh trên biển là hải lộ ven bờ do những người trong hàng ngũ Việt Minh ở Nam Bộ thực hiện lần đầu tiên. Năm 1946, lực lượng Việt Minh ở Nam Bộ đã tổ chức chuyến đi của một thuyền đánh cá xuất phát từ Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre ra Bắc xin tiếp tế vũ khí. Tàu cập bến trong vùng Việt Minh kiểm soát tại Tuy Hòa, Phú Yên. Những người trên tàu ra Bắc bằng tàu hỏa. Số vũ khí được Quân đội nhân dân Việt Nam cung cấp cũng được chuyển vào Phú Yên bằng tàu hỏa và chất lên thuyền chở vào Bến Tre.
        Từ tháng 6 năm 1961 đến tháng 2 năm 1962, những người lãnh đạo của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ở các tỉnh Bến Tre, Cà Mau, Trà Vinh, Bà Rịa đã cử 5 con thuyền gỗ từ miền Nam ra miền Bắc để báo cáo tình hình, xin tiếp tế vũ khí và sau đó trực tiếp vận chuyển vũ khí cũng như dẫn đường cho các tàu tiếp tế giả dạng tàu đánh cá từ Bắc vào Nam. Những người chỉ huy chủ chốt gồm các ông Phan Văn Nhờ (tức Tư Mau), bà Nguyễn Thị Định, ông Bông Văn Dĩa... Trong số 5 chiếc thuyền gỗ, chiếc thuyền của Bà Rịa đã bị lực lượng tuần duyên của Hải quân Việt Nam Cộng hòa chặn bắt tại ngoài khơi Cam Ranh. Không phát hiện thấy nghi ngờ, con thuyền này được trả tự do. Sau đó nó bị bão đánh trôi dạt đến đảo Hải Nam. Đây là chiếc thuyền do ông Dương Quang Đông, nguyên Ủy viên thường vụ Xứ ủy Nam Kỳ của Đảng Cộng sản Đông Dương trước năm 1945, nguyên là cán bộ hậu cần của Việt Minh tại Khu VIII trong Kháng chiến chống Pháp được giao nhiệm vụ mua sắm. Tuy nhiên, khi di chuyển đến Bà Rịa, ba người cũng đi với ông Đông đã bị quân Việt Nam Cộng hòa bắn chết và tịch thu số tiền mà tổ công tác của ông được tổ chức giao cho để mua thuyền. Nhờ có bà Nguyễn Thị Mười ở Phước Hải, Long Đất đã dồn tiền của trong nhà tổng cộng 10 cây vàng để đóng góp, chiếc thuyền này được mua về và được sử dụng trong chuyến liên lạc, vận chuyển đầu tiên. Tham gia chuyến vượt biển trên con thuyền của Bà Rịa còn có ông Lê Hà, con trai bà Mười, sau này trở thành một trong các thuyền trưởng đầu tiên trên các con tàu không số.
        Ngày 23 tháng 10 năm 1961, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương Việt Nam quyết định mở tuyến đường biển Bắc-Nam. Trung tướng Trần Văn Trà, Phó Tổng tham mưu trưởng được Quân ủy Trung ương giao nhiệm vụ thành lập tuyến đường này. Ngày 23-10-1961, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoàng Văn Thái ký Quyết định số 97/QP thành lập Đoàn 759, sau này trở thành Lữ đoàn 125 thuộc Hải quân nhân dân Việt Nam[1]. Đoàn 759 có trách nhiệm chi viện vũ khí cho miền Nam bằng đường biển. Trung tá Đoàn Hồng Phước được giao nhiệm vụ làm Đoàn trưởng.[2] Đây là đơn vị đầu tiên đảm nhận nhiệm vụ vận tải vũ khí, hàng hóa vào chiến trường miền Nam bằng các con tàu không số, mở ra sự phát triển mới của Đường Hồ Chí Minh trên biển. Tại Nam Bộ, Bộ Chỉ huy quân khu IX của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam được giao nhiệm vụ thành lập Trung đoàn 962 chuyên trách nhiệm vụ chuẩn bị bến bãi tại bờ biển các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Cà Mau. Bộ chỉ huy các Khu V, VI, VIII cũng được lệnh thiết lập các bến bãi bí mật để đón nhận vũ khí, đạn dược, phương tiện và các hàng hóa khác từ miền Bắc Việt Nam chuyển vào bằng đường biển.

        Phát triển phương tiện và các tuyến vận tải quân sự trên biển

        Các đơn vị

        • Đoàn 759
        Ngày 23 tháng 10 năm 1961, Quân ủy Trung ương Việt Nam quyết định thành lập Đoàn hải quân 759, sau này trở thành Lữ đoàn 125 của Hải quân nhân dân Việt Nam. Đây là đơn vị đầu tiên đảm nhận nhiệm vụ vận tải vũ khí, hàng hóa vào chiến trường miền Nam bằng các con tàu không số, mở ra sự phát triển mới của Đường Hồ Chí Minh trên biển.
        • Đoàn 962
        Tại Nam Bộ, Bộ Chỉ huy quân khu IX của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam được giao nhiệm vụ thành lập Trung đoàn 962 chuyên trách nhiệm vụ chuẩn bị bến bãi tại bờ biển các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Cà Mau. Bộ chỉ huy các Khu V, VI, VIII cũng được lệnh thiết lập các bến bãi bí mật để đón nhận vũ khí, đạn dược, phương tiện và các hàng hóa khác từ miền Bắc Việt Nam chuyển vào bằng đường biển.
        • Đoàn 950

        Phương tiện

        • Tàu, thuyền gỗ
        • Tàu sắt
        • Tàu hai đáy

        Các tuyến chính

        • Tuyến ven bờ
        • Tuyến tiếp giáp lãnh hải
        • Tuyến hàng hải quốc tế

        Các căn cứ và bến bãi

        • K15
        K15 là bí danh được đặt tên cho bến tàu xuất phát có quy mô lớn đầu tiên của các con tàu không số vận chuyển người và vũ khí từ Bắc vào Nam bằng đường biển trong Chiến tranh Việt Nam. Nó còn có tên khác là "Vạn Xép". Bến này được mở lần đầu tiên tại các thôn Vạn Hoa và Vạn Sơn (Đồ Sơn, Hải Phòng), do Trung đoàn công binh 83 xây dựng. Đây là một vịnh nhỏ ăn sâu vào đất liền ở bờ Đông bán đảo Đồ Sơn, Hải Phòng. Vịnh này có ba phía là núi, đường ra biển duy nhất nằm ở hướng Tây Nam, độ sâu khoảng 3 m khi thủy triều xuống và đến 4 m khi thủy triều lên. Cầu cảng được xây hình chữ T. Thân chính rộng 6 m, dài 60 m; thân ngang rộng 6 m, dài 12 m. Toàn bộ cầu tàu được làm bằng bê tông cốt thép dạng khung chịu lực kiểu dầm gác hai đầu. Ngày 15 tháng 5 năm 1964, cầu tàu K15 bắt đầu hoạt động. Tuy ra đời sau tuyến vận tải quân sự bí mật trên biển đầu tiên từ Quảng Bình vào miền Nam và các chuyến tàu từ miền Nam ra miền Bắc nhận vũ khí và trở lại miền Nam nhưng lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam vẫn coi đây như "Cột km số 0" của các tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.
        Cầu cảng K15 đánh dấu một bước chuyển biến lớn của Đường Hồ Chí Minh trên biển. Đó là việc các tàu sắt được đưa vào sử dụng, dần thay thế cho các con tàu gỗ kém an toàn. Trong quá trình hoạt động, cảng K15 đã tổ chức xếp hàng và xuất phát cho 88 chuyến vận tải quân sự trên biển, gồm 4.919 tấn vũ khí đạn dược và hàng nghìn tấn hàng hóa khác. Do được ngụy trang rất kín đáo nên trong suốt cuộc Chiến tranh Việt Nam, không quân và hải quân Hoa Kỳ vẫn không phát hiện được cầu cảng K15. Sau nửa thế kỷ, đặc biệt từ năm 1975 đến nay không còn được hoạt động, công trình đã hư hại nặng. Hiện nay, tại bãi biển Vạn Sơn (Đồ Sơn, Hải Phòng) chỉ còn lại di tích các cọc bê tông của cầu tàu trên bến cảng quân sự bí mật K15.
        • Cửa Hội
        • Cửa Sót
        • Cửa Gianh
        • Cửa Nhật Lệ
        • Hố Chuối
        • Sa Huỳnh
        Sa Huỳnh là một làng chài cổ đồng thời là một bãi biển nổi tiếng ở miền Trung Trung Bộ với nghề đánh cá từ lâu đời. Trong quá trình hoạt động của "Đường Hồ Chí Minh trên biển"; Sa Huỳnh là một trong những bến bãi tiếp nhận vũ khí, đạn dược, hàng hóa do các chuyến tàu không số chuyên chở từ miền Bắc gửi vào cho Quân giải phóng miền Nam Việt Nam tại chiến trường Khu V.
        • Quy Thiện
        Địa điểm Quy Thiện thuộc xã Phổ Hiệp, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Là một trong các bến đỗ dự bị của các chuyến tàu không số trong trường hợp tàu bị hỏng, là nơi tránh trú khi gặp bão lớn hoặc bị hải quân Việt Nam Cộng hòa vây ráp. Tháng 3 năm 1968, tại đây đã diễn ra cuộc hội ngộ không hẹn mà gặp giữa các cán bộ, nhân viên của Bệnh xá Đức Phổ nổi tiếng do bác sĩ Đặng Thùy Trâm lãnh đạo với các thủy thủ Tàu 43 khi tàu bị không quân và hải quân Việt Nam Cộng hòa bắn hỏng. Các thủy thủ phải đổ bộ lên bờ và được người dân trong vùng bí mật đưa đến trạm xá này để cứu chữa. Sau đó, họ được Bộ Chỉ huy Khu V của Quân giải phóng miền Nam tổ chức vượt Trường Sơn trở lại miền Bắc.[3]
        • Ba Làng An
        • Lộ Diêu
        Bến này nằm trên địa bàn xã Hoài Diêu, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Ở vào vị trí giữa đèo Lộ Diêu trong và đèo Lộ Diêu ngoài, phía Tây là núi, phía Đông là bãi biển, Lộ Diêu được chọn làm bến trung chuyển vũ khí, đạn dựoc và hàng hóa do các con tàu không số chở từ miền Bắc vào chiến trường khu V. Bến Lộ Diêu bắt đầu hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1964 khi đón con tàu đầu tiên chở hàng chục tấn vũ khí xuất phát từ Hòn Dấu, Hải Phòng đi vào.
        • Vũng Rô
        • Hòn Hèo
        • Phước Thiện
        • Lộc An
        Địa điểm này nay thuộc huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là bến xuất phát của một trong 5 con thuyền gỗ đầu tiên mở tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển từ Nam ra Bắc và ngược lại. Trong quá trình hoạt động, bến này đã đón 3 tàu không số cập bến, vận chuyển 109 tấn vũ khí cho Quân giải phóng miền Nam Việt Nam tại Khu IX.
        • Rạch Cỏ
        • Cồn Tàu
        Đây là bến chính trong hệ thống bến bãi Trà Vinh, nằm ở gần cửa Cung Hầu, một trong ba cửa chảy ra biển của sông Hậu, thuộc huyện Duyên Hải. Bến này bắt đầu hoạt động từ tháng 6 năm 1963 khi đón chuyến tàu sắt đầu tiên chở 44 tấn vũ khí từ Bắc vào Nam.
        • Khâu Lầu
        • Bến "Ông Hai Ghiền"
        Đây là biệt danh được những người lính của Trung đoàn vận tải 962 đặt cho Bến Thạnh Phong. Địa điểm này nay thuộc xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Đây là nơi xuất phát của con tàu đầu tiên của Việt Minh ở vùng Tây Nam Bộ ra Bắc xin vũ khí để tổ chức kháng chiến chống Pháp từ năm 1946. Từ năm 1961 đến năm 1962, 2 chuyến tàu của lực lượng Quân giải phóng miền Nam Việt Nam ở Tây Nam Bộ cũng xuất phát từ đây ra Bắc xin chi viện vũ khí và trở về an toàn. Bến này cũng với các bến Cồn Tra và Cồn Lợi hợp thành một hệ thống bến bãi đón nhận vũ khí, đạn dược, hàng hóa của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam tại tỉnh Bến Tre. Mặc dù theo sự bố trí của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, Thạnh Phong thuộc khu VIII nhưng lại đóng vai trò là bến trung chuyển lớn cho cả miền Đông và miền Tây Nam Bộ trong thời kỳ 1961-1963. Kho cất giữ vũ kí bí mật phục vụ cho bến Thạnh Phong được xây dựng dưới lòng đất tại xã Thạnh Thới A, gần bến phà Cầu Ván, thuộc huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tra. Xã Thạnh Thới A cũng là nơi đóng sở chỉ huy Trung đoàn vận tải 962 của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam tại Khu IX.
        • Vàm Lũng
        Bến này do ông Bông Văn Dĩa (sau này là thượng tá hải quân) lựa chọn và xác định thay cho hai con lạch Bồ Đề và Rạch Gốc tuy sâu và rộng hơn nhưng dễ bị lộ hơn. Địa điểm này thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Tại đây có một con rạch lớn sâu từ 2 đến 3 m. Hai bên có rừng đước rộng lớn che phủ. Các tàu pha sông biển cỡ nhỏ có trọng tải dưới 100 tấn có thể ra vào được và dễ dàng ẩn nấp dưới các rặng đước cao và rậm rạp. Tháng 10 năm 1962, bến này bắt đầu hoạt động khi đón con tàu gỗ mang mật danh "Phương Đông 1" chở 30 tấn vũ khí từ miền Bắc vào cho Quân giải phóng miền Nam Việt Nam tại Khu IX. Trong toàn bộ thời gia hoạt động, bến này đã dón 68 chuyến tàu tiếp tế từ miền Bắc vào.
        • Rạch Gốc
        • Bồ Đề
        • Rạch Tàu
        • Rạch Giá
        Cảng cá Rạch Giá là căn cứ nửa công khai, nửa bí mật của đoàn tàu hai đáy do Trung đoàn vận tải 950 thuộc Khu IX, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phụ trách. Bến này đi vào hoạt động từ nửa sau năm 1968. Gọi là nửa công khai vì bề ngoài, đây là một cảng cá, gọi là nửa bí mật vì đây là một bến tiếp nhận vũ khí vận chuyển bằng đường biển. Bến cảng này đánh dấu một phương pháp vận chuyển mới: "trên cá, dưới súng đạn". Do tàu gỗ có cấu tạo hai đáy nên bề ngoài, nó giống như một tàu đánh cá bình thường. Nhưng giữa hai lớp đáy có một khoảng trống để cất giấu vũ khí, đạn dược và các hàng hóa khác. Do sự kiểm soát gắt gao của Hải quân Việt Nam Cộng hòa khi phát hiện một tàu hai đáy bị hỏng máy và được kéo về bờ, bến này phải tạm ngừng hoạt động từ giữa năm 1973 đến đầu năm 1975, khi Chiến dịch Mùa Xuân 1975 bắt đầu được khởi động.

        Một số trận đánh quan trọng

        Sự kiện Vũng Rô

        Sự kiện tàu 235 và thuyền trưởng Phan Vinh

        Một số tàu hoạt động trên tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển

        Tàu 43

        Cho đến nay, nguồn tư liệu viết về tàu 43 rất ít ỏi. Theo thông tin từ phóng sự "Huyền thoại tuyến "Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển", được Nhà báo Nguyễn Thành Luân (Báo Đại Đoàn Kết) thuật lại, qua lời kể của ông Nguyễn Văn Đức, thuyền phó tàu 43.
        Trong ký ức không thể quên, Thuyền phó Nguyễn Văn Đức kể lại một trong những trận chiến đấu ác liệt vào đêm 27-2-1968, khi tàu 43 bị truy đuổi quyết liệt, buộc phải rút về hướng Sa Huỳnh (Quảng Ngãi).
        Khi tàu vào gần đến bờ thì bất ngờ bị cả tàu và trực thăng quần đảo nã đạn dữ dội, tàu bị hư hỏng nặng, dạt vào bờ, có 3 thủy thủ hi sinh ngay trên tàu, số còn lại từ bị thương đến trọng thương phải nhảy xuống biển. Thuyền phó Nguyễn Văn Đức cũng bị trọng thương. Trước tình thế nguy kịch, thuyền trưởng Nguyễn Đắc Thắng lệnh cho hủy tàu và đưa số anh em bị thương lội vào bờ nhờ nhân dân che chở.
        Về trận càn ác liệt trên, sau này được thuyền trưởng Nguyễn Đức Thắng kể lại với nhà văn Nguyên Ngọc khi ông đi làm bộ phim Đường mòn trên biển Đông. Đến sáng 28-2-1968, khi một số ngư đi dân đánh cá ven biển thuộc thôn Quy Thiện, xã Phổ Hiệp đã phát hiện các thủy thủ và đưa đi trú ẩn. Sau đó, họ được du kích địa phương cáng lên băng bó và điều trị vết thương tại bệnh xá Đức Phổ (nay là bệnh xá Đặng Thùy Trâm).

        Danh sách Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Đường Hồ Chí Minh trên biển

        Cá nhân

        Dưới đây là danh sách các cán bộ chiến sĩ của Hải quân Nhân dân Việt Nam được phong hoặc truy phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì thành tích đối với Đường Hồ Chí Minh trên biển.
        STT Họ tên Năm sinh Năm phong Quê quán
        1 Lê Văn Một (liệt sĩ) 1921 2011[4] Châu Thành, Tiền Giang
        2 Hồ Đắc Thạnh 1934 2011[4] Tuy Hòa, Phú Yên
        3 Đỗ Văn Sạn 1936 2011[4] Thiệu Hóa, Thanh Hóa
        4 Đinh Đạt (liệt sĩ) 1915 2011[4] Thăng Bình, Quảng Ngãi
        5 Huỳnh Văn Sao (liệt sĩ) 1912 2011[4] thành phố Trà Vinh, Trà Vinh
        6 Dương Văn Lộc (liệt sĩ) 1915 2011[4] Tam Kỳ, Quảng Nam
        7 Bông Văn Dĩa 1905 1967[5] Ngọc Hiển, Cà Mau
        8 Đặng Văn Thanh 1928 1967[6] Thuận Nam, Ninh Thuận
        9 Nguyễn Phan Vinh (liệt sĩ) 1933 1970[7] Điện Bàn, Quảng Nam
        10 Nguyễn Văn Hiệu (liệt sĩ) 1932 1978[8] Thăng Bình, Quảng Nam
        11 Nguyễn Văn Cứng 1927 2005[9] Ngọc Hiển, Cà Mau
        12 Hồ Đức Thắng 1922 1967[10] Cầu Ngang, Trà Vinh
        13 Nguyễn Chánh Tâm 1935 2005[11] Bình Thủy, Cần Thơ
        14 Phan Văn Nhờ 1925 1985[12] Giá Rai, Bạc Liêu

        Tập thể

        Tưởng niệm

        Ngày 16, 17 tháng 10 năm 2010, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã đến xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre để lập đàn cầu siêu cho vong linh các liệt sĩ trên biển đã chết do chìm tàu. Xây dựng bia tưởng niệm gần biển là một tảng đá nặng 2 tấn viết dòng chữ: "Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trên biển".

        Chú thích

        Những bức ảnh lịch sử về đoàn tàu không số

        Cải trang thành tàu đánh cá, giả dạng tàu nước ngoài, đoàn tàu không số đã vận chuyển hàng nghìn tấn vũ khí kịp thời chi viện cho chiến trường miền Nam, mở ra con đường huyền thoại trên biển.
        > Kỷ niệm 50 năm đường Hồ Chí Minh trên biển
        Trên 200 bức ảnh tư liệu, tài liệu, hiện vật lịch sử đã được trưng bày, tái hiện những chiến công của huyền thoại "Đoàn tàu không số", đường Hồ Chí Minh trên biển tại cuộc triển lãm "Biển đảo và người chiến sĩ Hải quận - Truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển". Triển lãm do Cục Chính trị Quân khu 7 phối hợp với Cục Chính trị Hải quân nhằm kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển tại TP HCM.
        ád
        50 năm trước, 5 con thuyền gỗ của các tỉnh Bến Tre, Cà Mau, Trà Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu đã dò đường trên biển ra Bắc thành công tạo tiền đề mở đường Hồ Chí Minh trên biển. Trong ảnh là 6 thủy thủ đội thuyền tỉnh Bà Rịa xuất phát tại bến Lộc An dùng thuyền đánh cá vượt biển ra Bắc, thăm dò tình hình địch trên biển và nhận vũ khí chi viện cho miền Nam, tháng 2/1962.
        ád
        Sau thành công của 5 chiếc thuyền này, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định thành lập đoàn tàu không số và mở đường Hồ Chí Minh trên biển để vận chuyển vũ khí chi viện cho miền Nam đánh Mỹ cứu nước. Trong ảnh là tàu gỗ gắn máy Phương Đông 2 (do Xưởng đóng tàu I Hải Phòng đóng) xuất phát tại bến Đồ Sơn chở 14 tấn vũ khí vào Cà Mau thành công, tháng 10/1962.
        ád
        Tàu vận tải Đoàn 125 cải trang thành tàu đánh cá, trên đường vận chuyển vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam, tháng 4/1966.
        ád
        Không chỉ cải trang thành tàu đánh cá, tàu vận tải Đoàn 125 còn giả dạng thành tàu nước ngoài để chuyển vũ khí vào miền Nam.
        ád
        Bến Lộc An (xã Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Tại bến này, 3 chiếc tàu của Đoàn 125 Hải quân đã cập bến thành công, vận chuyển được 109 tấn vũ khí, trang bị cho quân dân các tỉnh miền Đông, Khu 6 tham gia các chiến dịch, góp phần làm nên những chiến thắng vang dội: Bình Giã, Đồng Xoài, Dầu Tiếng, Bầu Bàng (năm 1965).
        ád
        Đội tiếp nhận hàng của Đoàn 962 (Quân khu 9), tiếp nhận vũ khí do đoàn tàu "không số" chuyển vào tại bến Rạch Mốc (Cà Mau) năm 1963.
        ád
        Đảo Phan Vinh (Quần đảo Trường Sa) mang tên người anh hùng Nguyễn Phan Vinh - thuyền trưởng tàu "không số".
        ád
        Cán bộ, chiến sĩ Đoàn 125 Hải quân đón nhận lẵng hoa bác Tôn tặng, năm 1970.
        d
        Cán bộ, chiến sĩ tàu 621 (thuộc Đoàn 125 Hải quân) trong chuyến đi trinh sát mở đường, chụp ảnh lưu niệm tại đảo Song Tử Tây, năm 1972.
        ád
        Cựu chiến binh Đoàn tàu không số chụp ảnh lưu niệm tại bến Lộc An (Bà rịa - Vũng Tàu).
        ád
        Tay lái của tàu C41 - chiếc tàu đã chuyển 11 chuyến vũ khí cập bến an toàn.
        ád
        Đèn hành trình, ống nhòm và máy điện thoại P600 là những dụng cụ được dùng trên hành trình vượt biển chuyển vũ khí vào Nam.
        Tá Lâm (Ảnh chụp từ triển lãm)

        Huyền thoại tàu không số 235: Trận chiến sinh tử

        (Kiến Thức) - Trận hải chiến kiên cường của cán bộ, thủy thủ tàu 235 đã đi vào huyền thoại, là dấu son chói lọi của Hải quân nhân dân VN anh hùng.

        Năm này tròn 53 năm kỷ niệm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại (23/10/1961 – 23/10/2014). Đây là dịp tưởng nhớ và tôn vinh hàng ngàn thủy thủ, những con người quả cảm, từng một thời “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” trên biển. Công lao của các anh hùng, liệt sĩ thật lớn lao và luôn được trân trọng, mãi là những bài học cho thế hệ trẻ về phẩm chất truyền thống cao đẹp “ Bộ đội Cụ Hồ”.
         Tưởng niệm tàu không số anh hùng.
        Con tàu (không số) anh hùng mang bí số 235 đã anh dũng “cảm tử” tại vùng biển Hòn Hèo, thuộc xã Ninh Vân, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa). Xuất phát từ một cảng biển hậu phương miền Bắc, con tàu được biên chế 20 thủy thủ, do Trung úy Nguyễn Phan Vinh, một người con quê hương đất Quảng chỉ huy. Đây là con tàu nhận lệnh đưa hàng trăm tấn vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam. Đêm 29/2/1968, sau khi tàu đã gần tới vùng biển Hòn Hèo thì bị địch phát hiện. Trời tối, tàu phải tắt hết các tín hiệu, thế nhưng Phan Vinh vẫn chỉ huy tàu vào gần đến bến.
        Phía sau là 7 tàu chiến địch đuổi theo, trực thăng trên cao pha đèn, thả pháo sáng, bắn xối xả vào tàu… Các thủy thủ còn sống sót như Lâm Quang Tuyến, Nguyễn Văn Phong, Hà Minh Thật bùi ngùi kể lại: “Thuyền trưởng Vinh của chúng tôi rất giỏi, rất quyết đoán, tàu 235 là tàu cao tốc, có 4 máy nên khi bị bao vây, thuyền trưởng đã tính đến việc phá vòng vây địch. Tất cả đều đặt niềm tin vào anh. Nhưng do địch huy động lực lượng quá đông và liên tục nã đạn ác liệt làm máy hỏng, ý đồ của địch là bắt sống tàu. Nhưng thuyền trưởng đã thực hiện nhanh phương án tiếp theo, gói bọc kín hàng thả xuống biển. Đồng thời cho tàu chạy ra nơi khác để bảo toàn nơi thả hàng…
        Lúc này đã có một số thủy thủ hy sinh ngay trên tàu. Sau khi đã thả hết hàng xuống đáy biển, Phan Vinh thét lên, tất cả bơi vào bờ, lên núi, còn anh và thợ máy ở lại chuẩn bị thuốc nổ để phá hủy tàu... Cả tấn thuốc nổ đã được kích hoạt, một tiếng nổ long trời, kèm cột lửa bốc cao, cắt đôi và văng mảnh lớn con tàu lên sườn núi. Suốt 13 ngày trong rừng, các thủy thủ ăn lá cây, ve sầu, kể cả ốc sên… mà sống… không còn đạn, không lương thực…
        Kẻ địch lại bao vây, lùng sục, do đó anh em đã phải phân tán ra nhiều nơi. Do bị thương nặng, thuyền trưởng Phan Vinh đã hy sinh. Quá khát nước, nên Mai Xuân Khung xung phong đi tìm nước uống, đi được vài phút thì nghe có tiếng súng nổ, rồi không thấy Khung về, ai cũng nghĩ Khung đã hy sinh. Nhân kỷ niệm lần thứ 50 ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (2011), bất ngờ chúng tôi mới có dịp gặp lại nhau, thế là cứ ôm chặt nhau đến không còn kẽ hở. Là những người may mắn còn sống, những thủy thủ sống sót như chúng tôi thật vui mừng, bởi đã kiên cường trước sự tấn công của kẻ địch, vẫn bảo vệ được số vũ khí, hủy gọn con tàu để giữ mãi bí mật con đường huyền thoại. Chúng tôi nhớ mãi cái đêm năm ấy (1/3/1968), 14 thủy thủ đã anh dũng hy sinh, trong đó có thuyền trưởng Phan Vinh. Máu xương các anh đã vĩnh viễn hòa vào vùng biển đại dương đất Mẹ”.
        Các thủy thủ tàu không số 235 gồm thủy thủ Hà Minh Thật, Lâm Quang Tuyến, Nguyễn Văn Phong và phóng viên báo Dân Việt (từ trái sang).
        Đã 53 năm trôi qua, giờ đây con tàu 235 và cùng nhiều con tàu không số khác được vinh danh Anh hùng. Những đồng đội năm xưa đã có dịp tìm gặp lại nhau, cùng về đây thắp cho nhau nén nhang và thầm gọi tên nhau, vẫn cứ xưng hô bằng “mày – tao” thật dung dị, nhưng ai cũng nghẹn trào cảm xúc. Trong khi trò chuyện với cựu thủy thủ Hà Minh Thật (hiện sống tại TP.HCM), bỗng dưng ông lặng người đi, khóe mắt đỏ hoe và ông chỉ cho chúng tôi xem nơi còn nguyên mảnh đạn nằm sát cột sống gần hông suốt 46 năm qua...
         Anh hùng Nguyễn Phan Vinh (1933-1968)
        Nhắc tới con đường huyền thoại trên biển, là Tổ quốc và nhân dân nhắc tới các thủy thủ đã anh dũng hy sinh. Trong đó có trận hải chiến kiên cường của 20 cán bộ, thủy thủ tàu 235 đã đi vào huyền thoại, là dấu son chói lọi của Hải quân Nhân dân Việt Nam anh hùng. Với chiến công phi thường ấy, ngày 25/8/1970, liệt sỹ Nguyễn Phan Vinh được Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu cao quý Anh hùng LLVTND. Nhân kỷ niệm 15 năm ngày giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1990), tên người thuyền trưởng tàu 235 đã thành tên một hòn đảo trong quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa) – đảo Phan Vinh, một trường trung học cơ sở ở Ninh Hòa, một đường phố ở Nha Trang cũng đã mang tên người anh hùng Phan Vinh...
        Thắp hương tại Bia tưởng niệm các Anh hùng, liệt sĩ tàu 235 tại sườn núi Bà Nam, thuộc dãy núi Hòn Hèo. 
        Miếu thờ và bia tưởng niệm các Anh hùng, liệt sĩ tàu 235 đã được người dân, chính quyền địa phương và Quân chủng Hải quân xây dựng tại sườn núi Bà Nam thuộc dãy núi Hòn Hèo, nơi có mảnh xác tàu 235 văng lên khi tàu “cảm tử”. Ngày 26/4/2014, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích lịch sử Địa điểm lưu niệm tàu 235 - đường Hồ Chí Minh trên biển tại xã Ninh Vân, thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa).
        Hà Trang 

         
        Xem tiếp...