Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

TỰ SƯỚNG 9

(ĐC sưu tầm trên NET)

Tai nạn nghề nghiệp.Ảnh độngẢnh động: Siêu nhân ra tay
Xem tiếp...

HÌNH ẢNH 22

(ĐC sưu tầm trên NET)

Những bức ảnh nude mang tính lịch sử

Không chỉ bởi thu hút đông người, nhiều lứa tuổi và xảy ra ở những bối cảnh đặc biệt mà nó còn là nghệ thuật hình thể vô cùng đặc sắc.

20 năm trở lại đây, nhiếp ảnh gia gốc người New York (Mỹ) tên là Spencer Tunick đã đi khắp nơi trên thế giới để thực hiện bộ sưu tập ảnh khỏa thân nghệ thuật. Các ý tưởng độc đáo của ông đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của hàng trăm, hàng nghìn tình nguyện viên. Mỗi lần chụp hình trở thành một lần hoạt động hoành tráng.
Không chỉ bởi thu hút đông người với đủ mọi giới tính và lứa tuổi, giai cấp, các hoạt động do Spencer khởi xướng còn lựa chọn những bối cảnh đặc biệt : sườn núi tuyết, quảng trường, viện bảo tàng, đường phố, giữa đại dương…
Xuất hiện trong trạng thái không mảnh vải che thân, các người  mẫu không chuyện biến thân thể của mình thành "dụng cụ sáng tạo". Họ chẳng ngại lộ diện nơi công cộng hay ráng chịu thời tiết khắc nghiệt để góp phần làm nên những sản phẩm nghệ thuật đáng kính nể.
Cùng chiêm ngưỡng những tấm ảnh nude ấn tượng của Spencer Tunick :

Những bức ảnh nude mang tính lịch sử - 1
Những bức ảnh nude mang tính lịch sử - 2
Những bức ảnh nude mang tính lịch sử - 3
Những bức ảnh nude mang tính lịch sử - 4
Không chỉ gây sửng sốt về số lượng người tham gia...
Những bức ảnh nude mang tính lịch sử - 5
Những bức ảnh nude mang tính lịch sử - 6
Những bức ảnh nude mang tính lịch sử - 7 
Những bức ảnh nude mang tính lịch sử - 8 
Những bức ảnh nude mang tính lịch sử - 9
... mà người ta còn phải ngưỡng mộ sự dũng cảm của các tình nguyện viên cũng như nhiếp ảnh gia khi đặt bối cảnh sáng tác ở nhiều nơi công cộng, trên vị trí hiểm trở
Những bức ảnh nude mang tính lịch sử - 10
Những bức ảnh nude mang tính lịch sử - 11
Và đặc biệt hơn nữa là đủ mọi lứa tuổi, giới tính, giai cấp đều tham gia hoạt động này
Những bức ảnh nude mang tính lịch sử - 12
Những bức ảnh nude mang tính lịch sử - 13
Những bức ảnh nude mang tính lịch sử - 14
Những bức ảnh nude mang tính lịch sử - 15
Choáng ngợp vì sự sáng tạo bất tận của nghệ sỹ tài ba
HChâu (Theo QQ)

"Nữ quỷ" khỏa thân náo loạn triển lãm

Một fan cuồng đã hóa thân thành "nữ quỷ" xuất hiện tại triển lãm truyện tranh hoạt hình tại Thẩm Quyến, Trung Quốc.

Ngày 18/7 vừa qua, liên hoan truyện tranh và hoạt hình lần thứ 4 đã được tổ chức tại Thẩm Quyến, Trung Quốc. Trong ngày khai mạc long trọng ở trung tâm hội nghị triển lãm thành phố, một cô gái trẻ khoảng 20 tuổi đã cải trang thành "nữ quỷ" bán nude, dùng tóc dài che "chỗ kín" xuất hiện ngay giữa tiền sảnh. Tạo hình gây sốc này lập tức đã thu hút sự chú ý của tất cả mọi người, làm náo loạn hiện trường sự kiện.
Theo giới thiệu, đây là một fan cuồng truyện tranh Nhật Bản, tiến hành màn biểu diễn "cosplay quái chiêu" nhằm mục đích khoe thân thể sexy và bày tỏ sự ngưỡng mộ tuyệt đối dành cho thể loại sách truyện này. Tuy nhiên, hành vi táo bạo của cô gái đã bị người xung quanh la ó lên án, cấp báo cho nhân viên an ninh tới đuổi ra ngoài triển lãm.
Những hình ảnh gây sốc của fan cuồng quái tính tại sự kiện ở Thẩm Quyến vừa qua:
"Nữ quỷ" khỏa thân náo loạn triển lãm - 1
Cô gái khỏa thân trang điểm thành nữ quỷ khiến mọi người có mặt tại triển lãm kinh ngạc thảng thốt
"Nữ quỷ" khỏa thân náo loạn triển lãm - 2
"Nữ quỷ" khỏa thân náo loạn triển lãm - 3
Rất nhiều người rút điện thoại chụp lại hình cô gái quái đản này
"Nữ quỷ" khỏa thân náo loạn triển lãm - 4
Cô gái cầm trên tay tấm biển với dòng chữ "Xin được bao nuôi"
"Nữ quỷ" khỏa thân náo loạn triển lãm - 5
Cô gái bị nhân viên an ninh đưa ra ngoài. Từ góc độ này có thể thấy "nữ quỷ" vẫn mặc quần màu be, không hề khỏa thân hoàn toàn
HChâu (Theo QQ)

BẦY ĐÀN
 

____________________________________

Thú thật là không thể hiểu nổi tâm trí con người nữa ! 
Và loài người hiện đại vẫn đang trên hướng đường tiến hóa-thăng hoa lên ngày một thiện-mỹ để duy trì tồn tại hay đã bắt đầu hướng xuống thoái hóa-suy đồi đến với sự tự diệt vong ?
Thôi, mặc kệ, hết thời gian rồi, cứ vui là chính!
Góp thêm:

Xem tiếp...

Tư liêu về bí ẩn khảo cổ 13

(Đại Chúng sưu tầm trên NET)

Kỳ dị cột sắt 1.500 năm không han gỉ

    Điều làm người ta kinh ngạc là cột sắt đứng lộ thiên đã hơn 1.500 năm, trải qua bao mưa nắng cho tới tận ngày nay vẫn không một vết gỉ, mà theo lý thuyết thì sắt tạp chất dễ gỉ hơn bất cứ kim loại nào

    Cột sắt này hiện vẫn hiện hữu tại vùng nông thôn miền Tây Ấn Độ. Theo tương truyền thì cây cột sắt được đúc vào thế kỷ V sau Công nguyên.

    Cây cột sắt đặc cao 7m có đường kính 0,37m, trên đỉnh cột được trang trí hoa văn cổ. Theo những người dân địa phương thì cây cột sắt này được đúc để tưởng nhớ nhà vua Chamdaro.
    Kỳ dị cột sắt 1.500 năm không han gỉ
    Cây cột sắt đáng tự hào của người Ấn Độ. 

    Hiện nhiều nhà nghiên cứu vẫn không lý giải được tại sao cây cột sắt này đã đứng lộ thiên hơn 1.500 năm mà vẫn sáng loáng không hề bị gỉ sét. Trong khi đó, sắt là kim loại rất dễ gỉ, nhất là sau vài chục năm.

    Dù hiện đã là thời đại của công nghệ nhưng người ta vẫn chưa tìm ra được phương pháp hiệu quả để chống lại sự gỉ sét của các đồ vật làm bằng sắt.
    Kỳ dị cột sắt 1.500 năm không han gỉ
    Kỳ dị cột sắt 1.500 năm không han gỉ
    Từ xa xưa cây cột sắt này đã là mối quan tâm của nhân loại. 

    Nếu theo lý thuyết thì sắt nguyên chất không bị gỉ nhưng vô cùng khó luyện, giá thành lại rất cao. Nhưng theo một số nhà khoa học đã phân tích thì thành phần của cột sắt có rất nhiều tạp chất chứ không phải là sắt nguyên chất. Theo bản báo cáo thì đáng lẽ ra, cột sắt này dễ gỉ sét hơn tất cả những đồ vật làm bằng loại sắt thông thường.

    Một số nhà nghiên cứu hiện nay cũng thắc mắc rằng, nếu như người Ấn Độ cổ đại đã sớm nắm được kỹ thuật luyện sắt không gỉ và kỹ thuật này đã bị thất truyền thì tại sao họ lại không luyện ra những đồ sắt không gỉ khác?
    Kỳ dị cột sắt 1.500 năm không han gỉ
    Kỳ dị cột sắt 1.500 năm không han gỉ
    Cột sắt là một biểu tượng của văn minh Ấn Độ. 

    Hơn nữa trong cuốn chế tạo đồ sắt của người Ấn Độ cổ cũng không có một dòng ghi chép nào nói về vấn đề này khiến cho cột sắt không gỉ ở Ấn Độ vẫn là một bí ẩn lịch sử chưa có lời giải đáp.

    Và, cột sắt không gỉ vẫn đứng đó như thử tài trí thông minh khám phá của nhân loại, đồng trời cũng là tượng trưng cho nền văn minh bí ẩn của Ấn Độ cổ.

    (Theo 24h) 


    Hãi hùng những công trình làm bằng... xương người

      Điều này xem chừng vô cùng hoang tưởng nhưng trên thực tế đây hoàn toàn là sự thật và gây bất ngờ với công chúng bởi hình ảnh vô cùng ấn tượng.
      Nhà thờ xương sọ Bolanqieer Sumner (Cộng hòa Séc)
      Hãi hùng những công trình làm bằng... xương người
      Dù mốc thời gian không mấy ấn tượng nhưng câu chuyện được cho là hoang tưởng về nhà xương này vẫn là câu hỏi bí ẩn chưa lời giải đáp đến ngày hôm nay. Từ năm 1776 đến 1804, liên tục có những lần sắp xếp di chuyển từ phòng kho này sang đến gian phòng khác nhưng hơn 3000 bộ xương cổ vẫn không chịu nghe theo sự sắp đặt của con người. Chúng tự “chỉ huy” và luôn sát cạnh nhau “1 bước không rời”.

      Kho xương cổ Bull (Cộng hòa Séc)
      Hãi hùng những công trình làm bằng... xương người
      Được mệnh danh là "thiên đường bị lãng quên" khi mãi đến tận năm 2001 kho xương cổ này mới được phát hiện. Hơn 5 vạn bộ xương không cùng thời đại, hình dáng, kích cỡ được sắp xếp nghiêm chỉnh đến kỳ lạ khiến Bull được xếp vị trí thứ 2 trong số những kho xương cổ vĩ đại nhất tại Châu Âu. Một trong những sản phẩm tuyệt tác được đưa tới viện bảo tàng quốc gia thành phố để trưng bầy. Tuy nhiên, chỉ sau đó một thời gian ngắn, những sự việc bất thường xảy ra khiến lãng đạo lập tức phải mang di vật trên trở về vị trí cũ. Hiện tại, chính phủ đang lên kế hoạch tu bổ khu di tích này vào năm 2010 và kết thúc năm 2011.

      Lễ đường Chapel - Evora (Bồ Đào Nha)
      Hãi hùng những công trình làm bằng... xương người
      Một trong những địa danh thu hút khách du lịch nhiều nhất tại Bồ Đào Nha - Evora. Ngoài cảnh quan tuyệt đẹp thì nơi đây còn gây được sự chú ý đặc biệt từ lễ đường Chapel với những câu chuyện lịch sử thú vị. Theo lời kể của người dân địa phương lưu truyền thì hai bộ xương đặc biệt nhất được treo trên vách đường trong Chapel là một người cha và con trai bị sự hãm hại của chính người mẹ, người vợ bất lương. Người phụ nữ này luôn cảm giác mất an toàn, không cảm nhận được tình yêu thương từ người thân và ảo giác về cuộc sống của mình. Cuối cùng, bà ta đã lựa chọn hình thức: kết liễu sự sống của chồng và con để chiếm đoạt cả linh hồn và thể xác của họ mãi mãi.

      Hầm mộ Paris (Pháp)
      Hãi hùng những công trình làm bằng... xương người
      Được ghi nhận là hầm mộ chứa hàng nghìn bộ xương lớn nhỏ khác nhau được xây dựng từ thế kỷ 18. Liên tục được cập nhật số lượng và thông tin nhưng cho đến nay vẫn chưa có bản báo cáo chi tiết về những điều kỳ bí ẩn sâu dưới lòng đất này. Người ta không thể giải thích cho sự xuất hiện của những bộ xương khác nhau nằm ở những vị trí khó tin nhưng lại có quan hệ mật thiết.

      Tháp xương Tower (Serbia)
      Hãi hùng những công trình làm bằng... xương người
      Đây là khu vực duy nhất được xây dựng từ năm 1809 sau cuộc nội chiến Serbia. Người dân phát hiện hơn 952 khu mộ cổ nằm sâu trong lòng đất và đào thấy 58 loại dụng cụ khác nhau của người dân cổ. Hàng loạt những bộ xương được đặt ngay ngắn bên huy hiệu, kỷ niệm chương “hy sinh vì tổ quốc” cho đến nay vẫn là nỗi ám ảnh của người dân địa phương. Người ta cho rằng sự khốc liệt của cuộc tàn sát này khiến cho những oan hồn không thể siêu thoát.

      Kho xương Sedlec (Cộng hòa Séc)
      Hãi hùng những công trình làm bằng... xương người
      Nằm tại ngoài ô Sedlec (Cộng hòa Séc), giáo đường này nổi tiếng với kho xương hội tụ hơn 40.000 bộ xương khác nhau được lưu giữ từ những tăm 1278. Cho đến nay vẫn chưa ai tìm hiểu được khởi điểm, mục đích của việc làm này mà các nhà nghiên cứu chỉ có thể chỉ ra những phương pháp bảo quản và lưu giữ của người dân cổ xưa. Do số lượng các bộ xương quá nhiều nên từ năm 1511 thì họ phải liên tục thay thế những “sản phẩm cũ” bằng những “tác phẩm” mới để bảo đảm vấn đề không gian và diện tích cư trú.

      Giáo đường Santa Maria della - Rome (Italy)
      Hãi hùng những công trình làm bằng... xương người
      Không một cảm giác sợ hãi khi thực hiện công việc tìm kiếm và nghiên cứu khu di tích này. Những nhà khoa học Ý đã tìm thấy hơn 4.000 bộ xương của những kỵ sĩ cổ đại vẫn còn giữ được nguyên vẹn quần áo, tư trang đi kèm. Tuy số lượng không nhiều như kho xương Sedlec nhưng những lời “thần chú” nằm rải rác trên khắp các vách tường nơi đây vẫn luôn là câu hỏi bí ẩn hấp dẫn dân chúng.

      (Theo 24h)
      Xem tiếp...

      Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

      NHẠC PHIM "OST FOR A FEW DOLLARS MORE" (VÌ VÀI ĐỒNG TIỀN LẺ)

      (ĐC sưu tầm trên NET)


      Xem tiếp...

      Tư liệu về thiên nhiên kỳ bí 10

      (Đại Chúng sưu tầm trên NET)

      "Lỗ hổng thời gian" và những vụ mất tích bí ẩn
      Giới học giả chuyên nghiên cứu bí ẩn siêu nhiên ở châu Âu và Mỹ gần đây xôn xao về một số vụ mất tích - tái hiện một cách thần bí. Nhiều người cho rằng hiện tượng có liên quan đến “lỗ hổng thời gian”.


      Ngày 14/4/1912, con tàu thủy siêu cấp Titanic trong chuyến đi đầu tiên đã gặp nạn do va phải băng, khiến 1.500 người mất tích. Vậy mà vào giữa năm 1990 và 1991, tại khu vực gần núi băng Bắc Đại Tây Dương, người ta đã phát hiện và cứu sống hai nhân vật đã biến mất cùng con tàu Titanic gần 80 năm về trước.

      Ngày 24/9/1990, con tàu Foshogen đang đi trên vùng biển Bắc Đại Tây Dương. Thuyền trưởng Karl đột nhiên phát hiện một bóng người từ vách núi. Qua kính viễn vọng, ông nhìn rõ một phụ nữ đang dùng tay ra hiệu cấp cứu. Người phụ nữ này mặc trang phục quý tộc Anh thời kỳ đầu thế kỷ 20, toàn thân ướt sũng và rét run cầm cập.

      Khi được cứu lên tàu, trả lời câu hỏi của thủy thủ, cô nói: “Tôi tên là Wenni Kate, 29 tuổi, một hành khách trên con tàu Titanic. Khi tàu đắm, một con sóng lớn đánh giạt tôi lên núi băng này, thật may mắn là các ngài đã kịp cứu giúp”. Nghe câu trả lời đó, mọi người đều cảm thấy hết sức kỳ lạ và họ nghĩ rằng có lẽ do sốt cao, cô gái này đã nói nhảm. Kate được đưa đến bệnh viện để kiểm tra. Sức khỏe của cô không có gì đáng ngại ngoài việc cô quá sợ hãi do bị lạc nhiều ngày, thần kinh cũng không có dấu hiệu rối loạn. Các xét nghiệm về máu, tóc, cho thấy cô khoảng chừng 30 tuổi.

      Vậy là nảy sinh một vấn đề khó tin đến kinh người: Chẳng lẽ từ năm 1912 đến nay, trải qua gần 80 năm mà Kate không hề già đi chút nào? Thẩm tra, đối chiếu với bản danh sách hành khách trên tàu Titanic, người ta nhận thấy mọi nội dung đều trùng khớp với những gì Kate nói. Trong khi mọi người đang tranh luận thì sự việc thứ hai xảy ra.

      Ngày 9/8/1991, một tổ khảo sát khoa học hải dương trong khi khảo sát tại khu vực phía Tây Nam cách núi băng Bắc Đại Tây Dương chừng 387 km, đã phát hiện và cứu sống một người đàn ông 60 tuổi. Ông ta mặc bộ quần áo màu trắng, khá gọn gàng, rít sâu điếu thuốc. Không ai có thể nghĩ rằng đó chính là thuyền trưởng danh tiếng Smith của con tàu Titanic.

      Nhà hải dương học nổi tiếng, tiến sĩ Marwen Iderlan, sau khi cứu được Smith đã phát biểu trước báo chí rằng không thể có sự việc nào đáng kinh ngạc hơn. Người đàn ông này không thể là tên lừa đảo, ông ta đích thực là thuyền trưởng của con tàu Titanic, người cuối cùng chìm xuống biển cùng với con tàu .  Khó tin hơn nữa là Smith đến nay đã 140 tuổi nhưng trên thực tế mới chỉ là một ông già 60 tuổi. Khi được cứu, ông một mực khẳng định rằng hôm đó là ngày 15/9/1912.

      Sau khi được cứu, ông được đưa đến Viện tâm thần Oslo (Nauy) để chữa trị. Nhà tâm lý học Jale Halant đã tiến hành hàng loạt thử nghiệm và kết quả là Smith hoàn toàn bình thường. Ngày 18/9/1991, trong một đoạn tin vắn, Halant khẳng định, người được cứu đích xác là thuyền trưởng Smith vì ngay việc đối chiếu vân tay cũng đã cho thấy điều đó.

      Sự việc cần được giải thích rõ ràng. Một số cơ quan hải dương Âu - Mỹ cho rằng thuyền trưởng Smith và hành khách Kate đã bị rơi vào “hiện tượng mất tích - tái hiện xuyên thời gian”.

      800 lính Anh mất tích trong mây

      Trong Đại chiến Thế giới lần thứ nhất, vào ngày 21/8/1915, hơn 800 lính thuộc Trung đoàn Norfolk 5 của quân đội Anh được lệnh cơ động lên một ngọn núi cao thuộc vùng Dardanelles, Thổ Nhĩ Kỳ. Theo lời kể của các nhân chứng, có một đám mây lớn bay sà xuống và bao phủ lên đoàn quân, lúc đó đang tiến vào thung lũng. Đội quân càng lên cao thì càng chìm dần vào trong khối mây mờ.

      Khi người cuối cùng khuất hẳn, cả khối mây đã bốc lên cao và biến mất, người ta không thấy bất kỳ người lính nào bước ra khỏi đám mây đã bay đi đó. Từng ngọn cây, bụi rậm trên đỉnh núi đều có thể nhìn rõ, nhưng một đội quân hơn 800 người đã mất tích hoàn toàn. Khi đó, 22 người lính của New Zealand cũng đang tập cùng trận địa với đội quân này, trên một ngọn đồi nhỏ khác cách đó khoảng 600 m. Họ đã tận mắt chứng kiến cảnh tượng bí hiểm trên.

      Có giả thuyết cho rằng toàn bộ đội quân đã bị lực lượng đặc nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ bắt làm tù binh. Tuy nhiên, sau chiến tranh, phía Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết khẳng định rằng họ chưa từng nhìn thấy đội quân này. 800 người lính đã bị mất tích không nằm trong danh sách những lính Anh bị tử trận, đồng thời cũng không có trong danh sách tù binh chiến tranh được Thổ Nhĩ Kỳ trao trả sau khi chiến tranh kết thúc.
      Ở Trung Quốc, năm 1945, một đoàn tàu chở hàng trăm khách từ Quảng Đông đi Thượng Hải đã biến mất khỏi hành trình khi gần đến ga cuối, không để lại bất kỳ một dấu tích nhỏ nào.

      Quan điểm của các học giả

      Một số người cho rằng lỗ hổng thời gian thực chất là thế giới phản vật chất đang tồn tại trong vũ trụ. Họ dựa vào công thức tổng năng lượng vật chất của Einstein, theo đó tổng năng lượng vật chất có hai giá trị là chính và phụ. Vậy khi giá trị phụ xuất hiện, chúng ta cần phải làm thế nào? Nhận thức nó ra sao? Một số học giả liền đưa nó vào mối liên hệ với thế giới phản vật chất. Hiện nay, chúng ta mới hiểu biết chưa đầy một nửa vũ trụ chúng ta đang sống, là phạm vi thế giới vật chất, còn nửa kia là một hệ thống tạo thành từ phản vật chất.

      Hai bộ phận này tiếp cận với nhau dưới tác động qua lại của lực hấp dẫn. Khi tiếp cận đến một mức độ nhất định, tác dụng “đổ vỡ” do thế giới vật chất và phản vật chất sinh ra sẽ tạo ra một nguồn năng lượng vô cùng lớn, tạo thành một áp lực tách đôi hai hệ thống. Theo đó, có thể thấy rằng mất tích chính là hiện tượng phát sinh khi hai hệ thống vật chất và phản vật chất tiếp cận ở mức độ cao nhất, sinh ra năng lượng tạo nên áp lực phân tách. Khi hiện tượng “đổ vỡ” kết thúc, trường lực hấp dẫn trở lại trạng thái ban đầu, hiện tượng tái hiện xảy ra.

      Trong cuộc tranh cãi giữa các nhà khoa học, nhiều giả thuyết khác cũng được đưa ra. Một trong số đó là thuyết “thời gian đứng lại”. Thế giới vật chất sau khi tiến vào lỗ hổng thời gian đồng nghĩa với việc mất tích, và từ đó đi ra cũng có nghĩa là được tái hiện. Như vậy, lỗ hổng thời gian và trái đất không cùng một hệ thống, và thời gian trong “lỗ hổng” là tương đối tĩnh. Do đó dù có mất tích 3-5 năm hay vài chục năm đi nữa, người ta sẽ không có gì thay đổi so với lúc ban đầu.

      Giả thuyết thứ hai được đưa ra là thuyết “thời gian ngược”, cho rằng thời gian trong lỗ hổng thời gian là quay ngược so với bình thường. Người mất tích sau khi rơi vào đó có khả năng sẽ quay ngược về quá khứ. Tuy nhiên, khi thời gian quay ngược một lần nữa, người này lại được đưa trở về thời điểm họ bị mất tích, kết quả là xảy ra hiện tượng tái hiện thần bí.

      Trong thuyết thứ ba “đóng cửa thời gian”, lỗ hổng thời gian là hiện tượng tồn tại khách quan trong thế giới vật chất, không nhìn thấy và cũng không thể sờ thấy. Đối với thế giới vật chất mà con người đang tồn tại, nó vừa đóng lại vừa mở. Thỉnh thoảng khi nó mở ra một lần, sẽ có hiện tượng mất tích; mở thêm một lần nữa, người mất tích tái hiện.

      Trước mắt, quanh vấn đề “lỗ hổng thời gian” vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Chưa một học thuyết nào đủ sức thuyết phục vì chưa đưa ra được những chứng cứ xác thực. Hiện tượng “mất tích - tái hiện” vẫn còn là bí ẩn đang chờ con người khám phá...
                                                                                           Theo Sức Khoẻ & Đời Sống, Vnexpress

      Hồ thủng ở Kirghizistan
      Kirghizistan, miền trung Á, được nuôi dưỡng bởi các đỉnh núi cao đến 7.000 mét, con sông băng Inylchek chứa đựng một bí ẩn chưa giải thích được từ trăm năm nay, nó là duy nhất trên thế giới mà cứ mỗi mùa hè, hồ Merzbacher ở đó lại cạn khô nước trong 3 ngày. Tại sao?


      Các câu hỏi này đặt ra từ đúng một thế kỷ nay, khi nhà địa chất người Đức Gottfried Merzbacher khám phá chiếc hồ năm 1904 (và từ đó nó được mang tên ông). Với mong muốn phá vỡ bí ẩn của hồ Merzbacher, một đoàn thám hiểm quốc tế do GFZ Berlin tiến hành đã lên đường đến chiếc hồ này vào mùa hè năm nay. Lần đầu tiên, các nhà khoa học cố gắng trả lời câu hỏi đó.

      Con sông băng khổng lồ Inylchek dài 65 km, với hai nhánh chính hội tụ nhau cách đoạn cuối sông 15 km. Tại chỗ giao nhau của hai nhánh, ở độ cao 3.300 m, đó là hồ Merzbacher, sâu 130 mét, một phần bị bao phủ bởi các núi băng trôi. Mỗi năm, nước hồ rút sạch đi trong 3 ngày, vào khoảng đầu tháng 8.

      Điều không thể đã diễn ra. Vào lúc 16h ngày 6/8/2004, hồ Merzbacher bắt đầu tự tháo cạn nước đi! Cứ mỗi năm, hiện tượng lạ lùng trên lại xảy đến vào thời gian này. Với vẻ ngoài bình lặng, lượng nước đông giá của nó dần dần đổ vào đáy sâu của con sông băng Inylchek. Thấp hơn 30 km và sau vài giờ, đến lượt thung lũng bao la bị ngập nước. Từ một con sông khiêm tốn trên núi, Inylchek đã trở thành một đại dương hung dữ, chiếm trọn cả không gian. Trong 3 ngày đêm, chiếc hồ tháo sạch 250 triệu m3 nước của mình, chỉ để lại trong lòng hồ một thảm các khối băng khổng lồ u buồn. Ngày 9/8, hiện tượng nước rút hoàn tất trong thung lũng. Con sông băng chấm dứt sự thay hình đổi dạng của nó. Còn hồ Merzbacher đã trống rỗng. Nhờ điều kỳ diệu nào mà chiếc hồ bắt nguồn từ sông băng này có thể tự tháo nước đi trong vòng 3 ngày? Nước đã chảy đi đâu? Sự tháo sạch nước đã xảy ra như thế nào? Và bằng cách nào hồ lại đầy nước trở lại?

      Ngày 19/7/2004. Khi đến Bichkek, thủ đô Kirghizistan, khó khăn đã lộ ra. Serguei Dushavili, một trong những lãnh đạo của đoàn thám hiểm, thông báo: "Có thể chúng ta buộc phải dùng ngựa cho 4 ngày đường, nếu như trực thăng không sử dụng được". Không thể bỏ lại những người Nga, chiếm đại đa số trong đoàn, cho dù ở Kirghizistan chỉ có một chiếc trực thăng duy nhất. Nhưng rồi cuối cùng một chiếc MI-8 khổng lồ cũng xuất hiện đón chúng tôi sau hai ngày đường vất vả trên con đường xấu.

      Chúng tôi dựng lên hai trại, cách nhau 20 km: một trại nằm dưới chân con sông băng, nơi mà sông Inylchek bắt nguồn và trại thứ hai nằm ngay trên con sông, đối diện với hồ Merzbacher. Trong liên lạc vô tuyến hằng ngày với nhau, chúng tôi gọi tên hai trại lần lượt là Paliana và Basa. Con sông băng được chia cắt thành nhiều khu vực, từ tây sang đông, và mỗi êkip chịu trách nhiệm nghiên cứu các khu vực gần với trại của mình. Lúc này hồ còn đầy nước, do chúng tôi đã quan sát trước bằng máy bay vào buổi sáng. Thậm chí là rất đầy nước, theo các phi công thường bay tới đây để thả các nhà leo núi xuống chân ngọn núi Khan Tengri cao 7.000 mét. Trong tháng 7, hồ Merzbacher đạt mức lưu lượng nước kỷ lục.

      Mỗi người một giả thuyết riêng Đặc điểm của mỗi cuộc thám hiểm là sự may rủi đè nặng trước các bí ẩn của tự nhiên. Cuộc thám hiểm của chúng tôi cũng không thoát khỏi quy luật đó. Chúng tôi muốn có nhanh những câu trả lời sau khi có mặt tại hiện trường được vài hôm. Tuy nhiên, cuộc thám hiểm được lên chương trình cho 4 năm. Mục tiêu của năm đầu tiên này là thiết lập mạng lưới các điểm GPS, để đo đạc, nhờ vào các vệ tinh định vị mọi sự di chuyển của con sông băng. Tiến sĩ Wasili Michaljow, trưởng đoàn thám hiểm, dự đoán: "Có lẽ chúng ta sẽ có nhiều câu trả lời vào vài tuần nữa. Nhưng hiện thời chúng ta nên giảm thiểu bớt các giả thuyết". Mặc dù vậy, các giả thuyết vẫn kích thích trí tò mò của mọi người. Lúc đó, Serguei Dudashvili đưa ra giả thuyết của mình:

      Đã không có bất kỳ một lỗ thủng nào cho phép hồ Merzbacher tháo nước đi, nhưng nhiều miệng lỗ bị tắc nghẽn do các khối băng khổng lồ. Vào mùa đông, các khối băng này vẫn còn áp sát bề mặt đáy nhiều lỗ xốp như là một loại rào cản tự nhiên. Nhờ thế mà chiếc hồ ngập nước, vì các "nắp van" vẫn bị đóng lại do hiệu quả của áp suất và nhiệt độ thấp. Khi mùa hè đến, nước nóng dần lên và các khối băng to bắt đầu tan chảy, cho đến lúc mà - theo Serguei - chúng mất đi sự bám dính, đột ngột trồi lên bề mặt. Hiện tượng này tương ứng với sự mở đột ngột các "nắp van". Một giả thuyết như thế chỉ có thể đứng vững nếu như mực nước hồ dâng lên về phía hạ lưu cũng đột ngột không kém. Do đó chúng ta còn phải chờ đợi để biết sự thật nằm ở đâu.

      Ngày 28/7/2004. 6 ngày đã trôi qua kể từ lúc chúng tôi đặt chân đến trại Paliana. Chúng tôi kẻ ô vuông khu vực một vùng khoảng 10 km. Độ cao trung bình 3.000 mét. Vì lý do an toàn, trại của chúng tôi nằm ở phía tây con sông Inylchek, điều đó khiến chúng tôi buộc phải lội nước để đến con sông băng. Nhiệt độ nước là 1 độ C.

      Trong khi chúng tôi lắp đặt các cột mốc trên khu vực cuối sông băng, nhà nghiên cứu hang động Wasili Filipienko xác định được hai hang động khổng lồ. Ở cách hồ chưa đầy 2 km, hai hang này có thể nằm trong mạng lưới thủy văn tiêu nước của chúng. Trong thời kỳ "nóng", sự tan chảy và lưu lượng nước đóng băng trong hai hang động trên, không kể đến chiếc hồ đang đe dọa rạn vỡ bất cứ lúc nào, không cho phép các nhà khoa học thăm dò chúng được. Sau hai lần mạo hiểm thâm nhập hang bất thành, chúng tôi đành bỏ cuộc. Công việc nghiên cứu hang động phải rời sang mùa thu.

      Ngày 1/8/2004. Như không màng đến sự chờ đợi của đoàn thám hiểm, hồ Merzbacher vẫn cứ đầy nước. Serguei lúc đó đề nghị tiến về hướng nam. Ở đây sông băng rộng hơn, khoảng 4 km và đặc biệt xáo trộn. Từ trại chúng tôi, phải mất 3 giờ đi bộ mới đến được vùng đất bí mật tách nước khỏi hồ, khỏi con sông băng nói riêng. Chúng tôi biết chiếc hồ thủng nằm tại vùng này, nhưng không có ai đến được đó. Điều gì xảy ra trong cái rào chắn tự nhiên này? Sự chuyển tiếp giữa yếu tố nước và băng đã diễn ra như thế nào?

      Yếu tố đơn giản, và rất có thể giải thích cho sự tồn tại của chiếc hồ, là sự dâng lên của băng từ nhánh nam của con sông băng tại nơi này. Thay vì tan chảy cùng nhánh bắc trong một chữ Y hoàn hảo, như mọi con sông băng trên thế giới, nhánh này lại dâng lên hình thành một rào cản băng giá khiến nước hồ Merzbacher được giữ lại.
      Chúng tôi không bao giờ đến được bờ nam của hồ. Càng đến gần, các núi băng càng to ra, hòa vào nhau và tạo ra nhiều khe nứt. Chúng tôi có một điều chắc chắn: mặt băng dâng lên này của nhánh nam là nguyên nhân của hiện tượng hồ thủng duy nhất trên thế giới. Không có sự bất thường này sẽ chẳng có chiếc hồ. Trong một thế kỷ, hồ Merzbacher dịch chuyển từ 2 đến 3 km đến hạ lưu. Từ nay rào cản băng giá rất gần chỗ giao nhau của hai nhánh sông, và có lẽ hồ sẽ biến mất trong một tương lai khá gần.

      Ngày 3/8/2004. Kết thúc cuộc thám hiểm tạm thời. Chiếc hồ vẫn đầy nước. Tôi quyết định ở lại một mình cho đến lúc hồ cạn nước. Không phải tại trại Basa, nơi khó quan sát, mà trong thung lũng, cách 30 km về phía dưới, nơi hiện tượng dâng nước sẽ rất ngoạn mục.

      Ngày 5/8/2004. Tatiana chia sẻ với tôi nhiều dấu hiệu cho thấy chiếc hồ bắt đầu rút nước. Những điểm nước mới xuất hiện trong lòng sông. Lưu lượng sông băng Inylchek tăng dần...

      Ngày 6/8/2004. Lúc 16 giờ. Lần này con sông đã gấp 3, 4 lần khối lượng. Thung lũng tràn nước. Chắc chắn chiếc hồ đang tan rã. Giả thuyết của Serguei bị loại bỏ. Lưu lượng nước không ngừng tăng lên trong 2 ngày. Rõ ràng là sự khai mở "các nắp van" không diễn ra đột ngột. Chắc chắn là sự tan chảy của các nút băng giải phóng dần dần nước của hồ Merzbacher, chứ không phải sự dâng lên mặt của các nút băng.

      Cuối cùng, để giải được bí ẩn hồ thủng Merzbacher, có lẽ chúng ta phải chờ vài năm nữa...
         
      Xem tiếp...

      MẸ VIỆT NAM ƠI, CON KÍNH YÊU MẸ VÔ CÙNG!


      (ĐC sưu tầm trên NET)


      Xem tiếp...

      Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

      NHẠC PHIM "THE GOOD, THE BAD AND THE UGLY"

      (ĐC sưu tầm trên NET)

          


      Xem tiếp...

      HẠT KHÔNG GIAN*




                           ("Thiên cơ bất khả lậu"? Không!)

      Cắm cổ dò tìm khóa mã Thiên Tri
      Để phanh phui, tóm Hòn Thiêng bất tử
      Ngày qua ngày u đầu mệt lử
      Lạc quẻ rồi hay tại Thiên Cơ?

      Hay tại ta là đứa gà mờ
      Não tưng tửng, vĩ cuồng, bố láo
      Ngồi thuyền giấy vượt trùng khơi gió bão
      Còn nhe răng cười, khiến Ông Tạo nổi điên?

      Lỡ bật cung rồi, cứ bay hết đường tên
      Lỡ vung tay ra, cứ múa hết bài quyền
      Niềm tin vẫn còn thì cứ còn hy vọng
      Hăng hái lên ta, mặc Trời-Đất ưu phiền!

                                          Trần Hạnh Thu



      * Không gian có cấu trúc > Tồn tại hạt KG (không gian). Tôi tìm nó miệt mài và hình như nó đã ló dạng!...Rồi đây loài người sẽ "nắm bắt" được nó? Chắc!!!

       

      (Em nhiếc móc bằng bài thơ anh viết
      Anh giật mình, hổ thẹn với non sông
      Hết nản, vươn vai, âm thầm bước tiếp
      Góp nhặt dâng đời đạo lý CÓ-KHÔNG)


        

      Xem tiếp...

      Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

      HIỆN THỰC KỲ ẢO 14

      (ĐC sưu tầm trên NET)

      +TỰ TÌNH

      Ngoảnh đi cho bớt bận thân-tâm
      Bớt buồn, bớt khổ, bớt long đong
      Khối tình đỏ hỏn, quăng lên núi
      Bầu lệ mặn lè, đổ xuống sông

      Hơ hóng lòng khô vũng mơ mòng

      Hong hồn ráo hoảnh vạt nhớ nhung
      Cho tim giải thoát tình vướng víu
      Nhẹ nhõm nhịp xưa, tiếng thong dong

      Yêu đời đã đến đoạn cuối cùng
      Thương người bề bộn vẫn chưa xong
      Câu chuyện thực-hư còn dang dở
      Chừng mãi ngàn thu phải khóc ròng...

      Thôi nhé, nhé thôi, thôi nhé nhé,
      Ta về kẻo lỡ chuyến đò không!...

                                       Trần Hạnh Thu

      +HƠN CẢ THIÊN ĐƯỜNG


      Nữ sinh Châu Âu khoe ảnh vú to giữa thiên nhiên vô cùng quyến rũ phần 5


      +NGƯỜI ĐI XÂY HỒ KẺ GỖ
         

      +HẸN GẶP LẠI ! (SEE YOU AGAIN !)

                                              
      Xem tiếp...