Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

Xem phim: "Vụ Án Bí Ẩn"

(ĐC sưu tầm trên NET)
Mesrine Part One Death Instinct (2008)
Vụ Án Bí Ẩn 1 
Status:
HD VietSub

Thể loại:
Phim lẻ, Hành Động, Phiêu Lưu,

Quốc gia:
Mỹ,

Đạo diễn:
Jean-François Richet

Diễn viên:
Vincent Cassel, Cécile De France, Gérard Depardieu, Gilles Lellouche, Roy Dupuis, Elena Anaya, Florence Thomassin

Thời lượng:
113 phút

Năm phát hành:
2008

Đăng bởi:

148
7.5
0 / 0 lượt
Thông tin
Vụ Án Bí Ẩn 1
Phần một của bộ phim hình sự hai phần dựa trên câu chuyện có thật, với sự góp mặt của Vincent Cassel trong vai một trong những tên tội phạm khét tiếng nhất nước Pháp

HD Vụ Án Bí Ẩn 2

Vụ Án Bí Ẩn 2

Mesrine Part Two Public Enemy (2008)
Status:
HD VietSub

Thể loại:
Phim lẻ, Hành Động, Phiêu Lưu,

Quốc gia:
Mỹ,

Đạo diễn:
Jean-François Richet

Diễn viên:
Vincent Cassel, Ludivine Sagnier, Mathieu Amalric, Samuel Le Bihan, Gérard Lanvin, Olivier Gourmet

Thời lượng:
133 phút

Năm phát hành:
2008

Đăng bởi:

211
7.4
0 / 0 lượt
Thông tin
Vụ Án Bí Ẩn 2
 Đây là phần 2 của bộ phim hình sự về tên tội phạm Jacques Mesrine, kẻ được xem là kẻ thù số 1 của nước Pháp trong những năm 1970. Sau gần hai thập kỷ với nhiều vụ cướp, bắt cóc và giết người của Masrine ,Tháng 10.1979, Tổng thống Pháp Giscard d’Estaining đã tuyên bố rằng: “Chúng ta thực sự phải kết thúc Masrine”.Ngày 2.11.1979, Masrine đã bị cảnh sát Pháp hạ gục trên xe ô tô với 20 phát đạn....
Phim này đã đạt rất nhiều giải lớn và là phim có doanh thu kỉ lục của nước Pháp

Xem tiếp...

HƯƠNG VỊ QUÊ HƯƠNG 46

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Đặc sản thịt chuột đồng nướng muối ớt ở Bến Tre 
Khi những thửa ruộng còn trơ gốc rạ cũng là lúc chuột đồng đã no lúa, béo tốt và chắc thịt. Mùa này đi về du lịch miền Tây, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy nhiều bà con nông dân bài bán chuột. Chuột đồng nướng muối ớt là món nổi bật trong các đặc sản miền Tây được người dân chế biến nhiều sau mùa gặt miền tây. Có nhiều cách bắt chuột. Nếu khi lúa chín nhưng chưa cắt thì người dân sẽ dùng lưới vây, đặt bẫy lồng sau đó dùng dây có treo vỏ lon để tạo ra tiếng động, khiến chuột chạy ra khỏi lúa, rồi kéo cho chuột gom lại bắt. Tuy nhiên, hiện cách săn chuột phổ biến nhất là dùng chó săn để đánh hơi những hang chuột đang sống. Ngoài ra, bà con còn đào hang, bẫy, xiên từ trong ruộng lúa hoặc chỉ cần hun khói vào hang là chuột sẽ đua nhau chạy ra… Từ thịt chuột đồng, người dân miền Tây có thể chế biến thành nhiều món khác nhau, nướng rơm với phần da vàng ươm, thơm nức, tốn thời gian thì có chuột đồng quay lu, áp chảo, xào sả ớt, khìa nước dừa, rô ti… món nào cũng béo và ngon miệng. Chuột đồng nướng muối ớt là món ăn ngon phổ biến, không thể thiếu trên bàn nhậu và được nhiều người ưa thích môi khi có dịp đi tour du lịch miền Tây, song không phải ai cũng đủ can đảm để thưởng thức. Nhiều người tò mò xen lẫn sợ hãi khi nếm hương vị của món ăn này. Tuy nhiên, hãy thử một lần được trải nghiệm qua món chuột đồng nướng muối ớt, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn những dư vị tuyệt vời mà món ăn độc đáo này mang lại. 


CHUỘT ĐỒNG RÔ TI hoặc NƯỚNG

Ai đã yêu món ăn đồng quê thì không thể không thưởng thức món "Chuột đồng nướng hoặc roi ti" thơm phức mùi hư...xem thêm


binhpham

Nguyên Liệu

5 phần ăn
  1. 1 kg chuột đồng (nên chọn đúng chuột ở đồng, ăn lúa thì lông mượt, thẳng , vàng nhẹ thì càng ngon và an toàn
  2. bột ngũ vị hương, 1củ tỏi, 2 củ hành tím khô, 2 cây xả bằm, 3 trái ớt, tiêu, nước mắm, muối, đường, dầu ăn, tiêu hạt.
  3. 1 quả xoài xanh to. 20gr rau răm, 2 quả khế. 1 quả chuối xanh

Cách Làm

90p

Top 10 món ăn ngon nhất được chế biến từ chuột đồng

05-01-2017 10 5422 1 0
Món ăn được chế biến từ chuột đồng đã trở thành món đặc sản của nhiều du khách khi đến miền Tây của vùng sông nước, thịt chuột không chỉ là món ăn ngon lạ đối với nhiều du khách ở vùng miền núi mà nó còn là món khoái khẩu, đặc biệt đối với du khách nước ngoài. Dưới đây là top 10 những món ngon được chế biến từ chuột đồng đã níu chân nhiều du khách khi cùng nơi đây để thưởng thức những món đặc sản này.

Chuột đồng luộc ép lá chanh

Chuột cống nhum (chuột đồng) là loài chuột to hơn rất nhiều loài chuột đồng khác, chuột hấp lá chanh là món khoái khẩu nhất của nhiều đấng mày râu để nhâm nhi vài lít rượu, không những thế nó còn là món ăn của nhiều du khách nước ngoài khi đến với miền đất Việt Nam, nhất là người dân vùng miền sông nước, với những nguyên liệu thịt chuột, lá chanh, muối tiêu, chanh, ớt, tỏi… Với giá chỉ từ 100.000 – 120.000 VNĐ. Chỉ có ở miền Tây mới có những món ăn lạ và đặc biệt này, hãy đến với vùng đất của người dân miền Tây để cùng nhau thưởng thức món ăn ngon này nhé.


Chuột đồng luộc ép lá chanh
Chuột đồng luộc ép lá chanh


Chuột xào sả ớt

Với vị ngon, dai đặc trưng mà ít nơi nào có thể có được, thịt chuột đã trở thành món ăn đặc sản của nhiều du khách gần xa khi đến tham quan du lịch và thưởng thức những món ăn tại vùng đất miền Tây. Bản thân thịt chuột rất chắc thịt nhưng vị hơi nhạt, chính vì vậy sau khi làm sạch thịt chuột sẽ được ướp với nhiều nguyên liệu như sả, ớt, hành tây, cà ri, ngũ vị hương, nước dừa xiêm cùng nhiều gia vị khác như muối, ớt, chanh, hạt tiêu, đường... Ướp thịt khoảng 30 phút với gia vị sau đó đem chiên, ăn kèm với nó là nước tương đen hoặc nước muối chanh, với vị the the, cay cay của ớt và vị thơm của xả, vị đậm đặc của nước sốt làm nên một đĩa thịt chuột xào xả ớt thơm ngon tròn vị, với giá chỉ từ 110.000 – 120.000 VNĐ


Chuột xào xả ớt
Chuột xào xả ớt

Chuột đồng áp chảo

Chuột cống nhum là loại thích hợp nhất để làm món đặc sản chuột đồng áp chảo. Với các nguyên liệu thịt chuột, tỏi, ớt, muối, bột ngọt, mật ong. Ướp chuột khoảng 2 – 3 tiếng cho thịt thấm gia vị, sau đó cho thịt chuột ra chảo chống dính và rán lên. Chúng ta sẽ có một món đặc sản được chế biến từ thịt chuột với hương vị mới lạ, đậm đà. Món ăn này rất thích hợp dùng chung với thịt bò xào hành tây trong những buổi tiệc của Nhà hàng và cũng là món ăn hàng ngày trong gia đình. Du khách khi đến tham quan nơi đây đảm bảo sẽ không uổng phí thời gian khi đến với miền đất sông nước với giá chỉ 120.000 VNĐ.


Chuột đồng áp chảo
Chuột đồng áp chảo

Chuột quay lu

Món chuột quay lu cũng là một trong những món ăn được chế biến từ thịt chuột và là món ăn đặc sản khiến nhiều du khách nước ngoài phải trầm trồ khen ngợi. Những con chuột được chọn là chuột thật béo cùng với cách làm khá đơn giản, chỉ cần làm sạch ruột, cắt móng, rồi tẩm ướp gia vị, sau đó đốt rơm hun khói, để trong khoảng 15 phút, sau đó lấy từng con cho vào lu, vừa quay vừa trở tay. Trong lúc quay, liên tục thêm mỡ, thêm nước gia vị, khoảng một tiếng thì chuột chín. Món ăn này tuy hơi mất công một chút nhưng bù lại khi ăn sẽ rất ngon. Chuột đồng quay lu là một món ăn vừa ngon vừa lạ miệng, đây là một trong những món đặc sản của Miền Tây Nam Bộ với giá chỉ từ 15.000 – 20.000 VNĐ/con.


Chuột quay lu
Chuột quay lu

Chuột đồng rang muối

Chuột đồng rang muối với các nguyên liệu (thịt chuột, muối). Sau khi làm sạch, chuột được chặt thành từng miếng nhỏ và đem ướp với hỗn hợp muối, chanh, ngũ vị hương, bột ngọt... cho thấm rồi rang chín với lửa lớn. Món ăn này không chỉ có hương thơm khó cưỡng, vị đậm đà mà thịt chuột còn dai, săn chắc, đảm bảo khi ăn xong sẽ không thể nào quên, và đây cũng là một trong những món ăn đặc sản được chế biến từ chuột đồng với giá chỉ từ 70.000 – 80.000 VNĐ.


Chuột đồng rang muối
Chuột đồng rang muối

Chuột nướng

Thịt chuột nướng là một trong các món có thể nói được nhiều du khách ưa chuộng nhất khi đến tham quan vùng đất này với các nguyên liệu chế biến như thịt chuột cùng các gia vị khác: muối, đường, tỏi… Sau khi thui rơm, làm sạch, ướp với muối hột, kẹp vào thanh tre nướng trên than đỏ rực. Khi chuột gần chín, trộn thêm muối hột, sả băm nhuyễn rang với ít mật ong phết lên trên. Khi du khách thưởng thức món này, nên xé từng miếng thịt chuột nướng nóng hổi, kẹp chung với các món rau răm, rau thơm, khế, xoài xanh, chuối chát, chấm muối sả. Món ăn này có giá chỉ từ 30.000 – 40.000 VNĐ.


Chuột nướng
Chuột nướng

Chuột khìa nước dừa

Chuột khìa nước dừa với những nguyên liệu đơn giản nhưng rất đặc biệt, với các nguyên liệu như thịt chuột, nước dừa, rau thơm… Thịt chuột sau khi làm sạch được nhồi vào bụng hỗn hợp gồm: hành tỏi, ngũ vị hương, đường, muối, bột ngọt, sau đó cho vào chảo, rán chín. Món ăn này không chỉ đặc biệt, mới lạ ở cách thực hiện mà còn bởi vị rất ngon, thơm lừng của thịt chuột, vị béo của dừa đã làm nên một món ăn đặc sản của nhiều vùng, với giá rẻ chỉ từ 25.000 - 30.000 VNĐ.


Chuột khìa nước dừa
Chuột khìa nước dừa

Chuột nướng chao

Chuột săn hay mua về chúng ta làm sạch, sau đó ướp với ngũ vị hương, tiêu, ớt, sả, đường, bột ngọt cho ngấm. Sau khi thịt thấm gia vị trong khoảng 30 phút thì đem nướng. Chao được xay nhuyễn, trộn ít mỡ heo, phết từ từ lên mình chuột trong quá trình nướng, khi chuột chín vàng, giòn rụm thì du khách có thể thưởng thức ngay, để thêm tròn vị ngon chúng ta nên ăn món này dùng kèm rau thơm và chao, với giá chỉ từ 20.000 – 25.000 VNĐ.


Chuột nướng chao
Chuột nướng chao

Chuột xào lăn

Chuột xào lăn là món ăn được chế biến rất đơn giản, thịt chuột sau khi làm sạch được chặt ra từng miếng nhỏ và ướp với bột cà ri, ngũ vị hương, sả và ớt. Sau đó bắc chảo mỡ phi hành tỏi rồi cho thịt vào xào là sẽ có một đĩa thịt chuột xào thơm ngon tròn vị chưa từng thấy. Thịt vừa chín tới, rưới thêm nước cốt dừa, sau khi nước dừa ngấm đều vào thịt thì chúng ta có thể thưởng thức, khi đến với Miền Tây Nam Bộ, du khách sẽ được chứng kiến những đầu bếp tài giỏi sẽ thực hiện nấu những món ăn được làm từ thịt chuột cho tất cả những du khách gần xa đến tham quan, món ăn này đi kèm theo nó là rau thơm, chuối non cắt mỏng là rất tuyệt vời với giá chỉ từ 20.000 – 25.000 VNĐ.


Chuột xào lăn
Chuột xào lăn

Chuột xào lá cách

Chuột xào lá cách – món ngon mỗi ngày trong bữa cơm gia đình hay món nhậu của nhiều chú bác. Cách thức thực hiện rất đơn giản, bạn cần chuẩn bị thịt chuột tươi sống, làm sạch sau đó để ráo,rồi ướp cùng bột cà ri, tỏi, sả, đậu phộng rang vàng giã nhỏ. Phi hành, tỏi băm nhuyễn sau đó cho thịt chuột vào xào khô, khi chín cho lá cách cắt nhỏ và trộn đều. Món này được ăn kèm với bánh tráng nướng và giá cho mỗi đĩa chuột xào lá cách trung bình khoảng 25.000 - 30.000 VNĐ.


Chuột xào lá cách
Chuột xào lá cách

Xem tiếp...

NỖI NIỀM OAN KHUẤT

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Tiểu Sử LÊ MINH BẰNG || Sự Ra Đi Oan Khuất Của Nhạc Sĩ MINH KỲ Trong Trại An Dưỡng Của Lính VNCH
Trong nhóm Lê Minh Bằng có 1 người mang thân thế đặc biệt nhất nhưng cũng là người đoản mệnh vô cùng, đó là nhạc sĩ Minh Kỳ: Nhạc sĩ Minh Kỳ sinh năm 1930 tại Nha Trang nhưng nguồn gốc gia tộc thuộc đất Thần Kinh. Theo gia phả của dòng họ thuộc triều Nguyễn tại Huế, nhạc sĩ Minh Kỳ là cháu đời thứ 5 của Vua Minh Mạng. Ông là tác giả của một loạt bài hát nổi tiếng như: "Phận tơ tằm", "Năm ngọn núi Ngũ Hành", "Chuyện đêm mưa", "Chuyến tàu hoàng hôn"... Minh Kỳ có tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ, có vai vế ngang hàng với vua Bảo Đại (Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy). Hiện nay, tại thôn Vĩ Dạ vẫn còn nơi ở, mộ phần và phủ thờ dòng họ bên ông. Tuy có gốc Huế nhưng nhạc sĩ Minh Kỳ là người con duy nhất trong một gia đình hoàng tộc khá giả tại thành phố Nha Trang. Ông sống ở đây cho đến khi lập gia đình vào năm 1952. Nha Trang cũng là nơi để lại nhiều kỷ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời của nhạc sĩ Minh Kỳ… Năm 1949, ông bắt đầu viết nhạc, ca khúc đầu tay mang tên "Chị Hằng". Nhạc phẩm của nhạc sĩ Minh Kỳ có một số được sáng tác riêng, còn lại được sáng tác chung với nhóm Lê Minh Bằng và đồng sáng tác với một số nhạc sĩ khác như Thu Hồ, Huyền Sơn, Văn Ký... Sau năm 1975, ông gia nhập vào ngành Cảnh Sát. Mang chức vụ cuối cùng là Đại Úy Cảnh Sát, sau ngày Sài Gòn sụp đổ, ông đã bị bắt đi “học tập cải tạo” ở trại An Dưỡng, Biên Hòa nơi những người bạn tù cùng thời cho biết là ông đã chết oan khi đang ngồi ăn cơm cùng bạn tù trong sân, ngày 31 tháng 8 năm 1975. khi vừa bước sang tuổi 45, để lại 1 vợ và 9 người con.
 
Lệ Chi Viên - Án Oan Chấn Động Nhất Lịch Sử Phong Kiến Việt Nam 
Vụ án Lệ Chi Viên chính là vụ án oan nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam. Triều đình đã quy tội cho Nguyễn Thị Lộ, Nguyễn Trãi giết vua và tru di tam tộc. Sau này, vua Lê Thánh Tông minh oan cho Ức Trai Nguyễn Trãi nhưng không đề cập tới việc điều tra cái chết và nguyên nhân tử vong của vua Lê Thái Tông. Đến nay, vụ án Lê Chi Viên nổi tiếng ấy còn nhiều bí ẩn, nhưng hầu hết các nhà sử học đều thống nhất rằng cả gia tộc của Nguyễn Trãi bị xử oan.

Ai là hung thủ khiến Nguyễn Trãi bị giết oan ba họ?

Vụ án “Lệ Chi viên” được xem là vụ án oan kinh hoàng nhất trong sử Việt, khiến cho vua Lê Thái Tông chết đột ngột ở tuổi 20, thậm chí người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi cũng bị mang án “tru di tam tộc” vô cùng thảm khốc.
22 năm sau, vua Lê Thánh Tông lên ngôi mới giải oan cho gia đình Nguyễn Trãi nhưng cũng chỉ là gỡ bỏ đi cái nỗi oan giết vua, chứ không đi vào chi tiết sự thật. Trong suốt hàng trăm năm qua, nhiều nhà sử học đều nghiên cứu về vụ án “Lệ Chi viên” và nỗi oan khuất của Nguyễn Trãi.


Ai là hung thủ khiến Nguyễn Trãi bị giết oan ba họ?
Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. (Ảnh minh họa qua kienthuc.net.vn)

Định mệnh

Cuốn “Đông A di sự” có ghi chép rằng ông ngoại của Nguyễn Trãi chính là quan tư đồ Trần Nguyên Đán, trụ cột của nhà Trần, rất giỏi về mệnh lý.
Về tài mệnh lý của Trần Nguyên Đán, “Đông A di sự” kể rằng ông từng xem lá số tử vi của thái thượng hoàng Nghệ Tôn, thấy có Vũ Phá thủ mệnh, coi người thân như cừu thù, coi kẻ ác như ruột gan, chắc chắn sẽ nghe Hồ Quý Ly; lại thấy Quý Ly có Tử Phá thủ mệnh, biết y sẽ cướp ngôi, và nhà Trần mất. Khuyên can thượng hoàng nhiều lần mà không được, cuối cùng Trần Nguyên Đán quyết định kết làm thông gia với Hồ Quý Ly.
Đúng như dự đoán của Trần Nguyên Đán, năm 1399, Hồ Quý Ly cho thanh trừng 370 tướng lĩnh tôn thất nhà Trần, dẹp tan thế lực nhà Trần, năm 1400 thì lên ngôi vua. Tuy nhiên gia đình Trần Nguyên Đán không hề bị Hồ Quý Ly đụng đến, nhờ thế cháu nội và cháu ngoại của ông là Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi mới có điều kiện ăn học thành tài, sau này đều là anh hùng dân tộc.


Ai là hung thủ khiến Nguyễn Trãi bị giết oan ba họ?
Nguyễn Trãi. (Tranh qua unescovietnam.vn)

Trần Nguyên Đán khi xem lá số của Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi biết 2 cháu mình sau này sẽ thành nghiệp lớn. Với Trần Nguyên Hãn thì ông không lo lắng lắm, nhưng ông lại rất lo cho Nguyễn Trãi. Sau khi xem lá số tử vi của Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Đán đoán biết rằng đây là lá số của anh hùng dân tộc, nhưng lại gặp phải họa đến ba họ, vì thế mà dặn Nguyễn Trãi cẩn thận rằng: “Chiếm thành thì lui binh”, dù Trần Nguyên Đán biết rằng số mệnh khó lòng thay đổi được.
Xem thêmCâu chuyện định mệnh của vị thư sinh thời Trần làm quan đầu triều khi chưa đến 20 tuổi

Thăng trầm chốn quan trường

Nguyễn Trãi là người có công lớn trong cuộc chiến chống lại quân Minh, ông là người cùng hoạch định các kế sách cho nghĩa quân Lam Sơn, và đã cùng quân Lam Sơn đi từ không có gì nổi bật trong số hàng chục cuộc khởi nghĩa lúc đó dần dần thành cuộc khởi nghĩa mạnh nhất cho đến khi giành được thắng lợi hoàn toàn vào năm 1427.
Đầu năm 1428, dù chưa chính thức lên ngôi vua, Lê Lợi đã tổ chức đại hội để ban thưởng. Lúc đó, Nguyễn Trãi được ban tước Quan Phục hầu, chức danh đầy đủ của ông là “Tuyên phụng đại phu, Nhập nội hành khiển Môn hạ Hữu gián nghị đại phu, Đồng Trung thư lệnh sự, tứ Kim tử ngư đại, Thượng hộ quốc, Quan phục hầu, tứ tính Lê Trãi”.
Trong đó đáng chú ý có “Tứ Kim ngư đại” là được ban cái túi thêu con cá vàng, một đặc ân đối với đại thần từ quan tam phẩm trở lên. “Thượng hộ quốc” là một huân hàm dùng để tặng riêng cho người có công lao lớn. Quan phục hầu là phẩm tước gia ban mà cao nhất là Huyện Thượng hầu, cũng thời gian này được ban cho Lê Vấn, á Thượng hầu ban cho Lê Ngân, hai vị khai quốc công thần của nhà Lê. Tứ tính Lê Trãi là Nguyễn Trãi được đặc ân ban quốc tính, tức được đổi theo họ của nhà vua.
Với những chức tước nêu trên, ở thời điểm ngay sau chiến thắng, Nguyễn Trãi cũng có vị thế nhất định trong triều đình nhà Lê. Tuy nhiên sau đó không lâu, nhất là sau sự kiện tự trẫm của Trần Nguyên Hãn và cái chết của Phạm Văn Xảo, hai vị đại thần và là người thân thiết với Nguyễn Trãi, ông dần dần bị hạn chế quyền hành. Nguyễn Trãi chủ yếu chỉ được giao cho san định lễ nhạc, sử sách, ông từng hiệu đính nhã nhạc, định quy chế mũ áo…
Nguyễn Trãi vừa tài giỏi lại chính trực, mọi việc làm của ông đều là “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, vì thế khi chiến tranh nổ ra ông là lựa chọn số một của nghĩa quân; thế nhưng trong vương triều thì Nguyễn Trãi lại không hợp lòng nhiều người.


Ai là hung thủ khiến Nguyễn Trãi bị giết oan ba họ?
Nguyễn Trãi. (Tranh qua elib.vn)

Chẳng vậy mà trong lạc khoản bài văn bia soạn cho lăng mộ Lê Thái Tổ năm Thuận Thiên thứ 6 (1433), Nguyễn Trãi chỉ tự đề là: “Vinh lộc đại phu, Nhập nội hành khiển tri Tam quán sự, thần Nguyễn Trãi vâng soạn”. Tam quán bao gồm Chiêu văn quán, Tập hiền viện và Sử quán, coi việc sưu tập điển tịch, đồ thư và soạn sử. Rõ ràng là Nguyễn Trãi chỉ đảm nhận những chức vị hết sức khiêm tốn. Ngay cả đặc ân ban quốc tính, cũng không thấy nêu ở đây.
Nhưng rồi sau đó, Nguyễn Trãi được Lê Thái Tông khôi phục quyền chức và được trọng dụng mà trong biểu tạ ơn năm 1439 ghi là “Vinh lộc đại phu, Nhập nội hành khiển Môn hạ sảnh Tả ty Hữu gián nghị đại phu kiêm Hàn lâm viện Thừa chỉ học sĩ, tri Tam quán sự, đề cử Côn Sơn Tư Phúc tự, á đại trí tự, tứ quốc tính Lê Trãi”. Như vậy, hầu như các chức tước cũ của Nguyễn Trãi đã được khôi phục.
Cũng chính vì sự trọng dụng của vua Lê Thái Tông đối với Nguyễn Trãi mà nhiều lộng thần muốn trừ ông.

Vụ án “Lệ Chi viên”

Cuối năm 1437, Nguyễn Trãi thực hiện lời căn dặn của ông ngoại Trần Nguyên Đán xưa kia – “chiếm thành thì lui binh”. Ông xin từ quan về quê nhà ở Côn Sơn.
Tuy nhiên vua Lê Thái Tông lúc bấy giờ tỏ ra rất xem trọng Nguyễn Trãi và cố mời ông lại ra làm quan cho triều đình. Năm 1439, Nguyễn Trãi được mời ra làm quan ban cho tước Vinh lộc Đại phu, Nhập nội Hành khiển Môn hạ sảnh Tả ty Hữu Gián nghị Đại phu kiêm Hàn Lâm viện Học sĩ Tri Tam quán sự Đề cử Côn Sơn Tư Phúc tự.
Ngày 27 tháng 7 âm lịch năm 1442 vua Thái Tông đi tuần về miền Đông, duyệt quân ở thành Chí Linh. Nguyễn Trãi mời vua ngự ở chùa Côn Sơn. Đến ngày 4 tháng 8 âm lịch vua đi chơi ở “Lệ Chi viên” (vườn Vải), xã Đại Lại, ven sông Thiên Đức thì bất ngờ băng hà.
Nguyễn Trãi cùng vợ là Nguyễn Thị Lộ bị bắt vì nghi mưu sát vua. Ngày 12 tháng 8 âm lịch năm 1442 triều đình tôn thái tử Bang Cơ mới 2 tuổi lên ngôi vua.
Ngày 16 tháng 8 âm lịch triều đình khép Nguyễn Trãi vào tội giết vua và bị “tru di tam tam tộc”.


Ai là hung thủ khiến Nguyễn Trãi bị giết oan ba họ?
Tru di tam tộc. (Tranh: Trí Thức VN)

Nỗi oan khuất không chỉ của Nguyễn Trãi

Về vụ án “Lệ Chi viên”, “Đại Việt sử ký toàn thư” chép:
Tháng 8, ngày mồng 4, vua về đến vườn Vải huyện Gia Định1688, bỗng bị bạo bệnh rồi băng.
Trước đây, vua thích vợ của Thừa chỉ Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ, người rất đẹp, văn chương rất hay, gọi vào cung phong làm Lễ nghi học sĩ, ngày đêm hầu bên cạnh. Đến khi đi tuần miền đông, xa giá về tới vườn Vải, xã Đại Lại, ven sông Thiên Đức, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng, các quan bí mật đưa về.
Ngày mồng 6 về tới kinh, nửa đêm đem vào cung rồi mới phát táng. Mọi người đều nói là Nguyễn Thị Lộ giết vua.
Ngày 16 tháng 8 (tức ngày 19 tháng 9 năm 1442), giết Hành khiển Nguyễn Trãi và vợ lẽ là Nguyễn Thị Lộ, giết đến 3 đời.
Trước đây, Nguyễn Thị Lộ ra vào cung cấm, Thái Tông trông thấy rất ưa, liền cợt nhả với thị. Đến đây, vua đi tuần về miền Đông, đến chơi nhà Trãi rồi bị bạo bệnh mà mất, cho nên Trãi bị tội ấy.
Tuy nhiên, sau này rất nhiều nhà sử học đặt nghi vấn về việc này và cố công tim hiểu vụ án “Lệ Chi viên” để tìm ra thủ phạm thật của vụ án, cũng là để minh oan cho người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi.
Các nhà nghiên cứu Phan Duy Kha, Đinh Công Vĩ, Lã Duy Lan đã trình bày lại kết quả nghiên cứu của mình trong cuốn sách “Nhìn lại lịch sử” xuất bản năm 2003.
Trước khi mất, vua Lê Thái Tông đã truất ngôi thái tử của Nghi Dân để phong cho Bang Cơ. Bang Cơ là con của bà phi Nguyễn Thị Anh. Thời điểm này một bà phi khác là Ngô Thị Ngọc Dao (mẹ vua Lê Thánh Tông) mang thai, Nguyễn Thị Anh đã tìm cách hãm hại khiến bà Ngọc Dao bị giam ở lãnh cung. Tuy nhiên vợ chồng Nguyễn Trãi lại hết lòng bảo vệ, xin vua tha cho bà Ngô Thị Ngọc Dao.


Ai là hung thủ khiến Nguyễn Trãi bị giết oan ba họ?
Một cảnh trong vở “Mặt trời vườn Lệ Chi”. (Ảnh qua maivang.nld.com.vn)

Xin được rồi, vợ chồng Nguyễn Trãi lại tiếp tục đưa bà Ngọc Dao ra tá túc tại chùa Huy Văn (nay ở đường Chùa Bộc, Hà Nội) và đã sinh hoàng tử Tư Thành ở đấy vào ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất (dương lịch 24-8-1442). Sau đó lại đưa mẹ con bà Ngọc Dao về tá túc tại một ngôi chùa ở Từ Liêm (hiện chùa mang tên Thánh Chúa, nằm trong khuôn viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tên chùa là do vua Lê Thánh Tông đặt khi mới lên ngôi, ý nói nơi đây vị chúa thánh minh đã từng tá túc; việc này văn bia ở hai ngôi chùa trên có ghi lại). Tiếp theo Nguyễn Trãi mới đưa mẹ con bà Ngọc Dao ra trú ở vùng An Bang (nay là Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh), nơi ông trị nhậm với cương vị Ngự sử Đông Bắc đạo.
Việc làm của vợ chồng Nguyễn Trãi khiến họ trở thành cái đinh trong mắt hoàng hậu Nguyễn Thị Anh.
Hơn nữa lúc bấy giờ, có nhiều lời đồn đại rằng Bang Cơ không phải là con của vua Thái Tông, vì Nguyễn Thị Anh đã mang thai trước khi vào cung. Các nhà nghiên cứu nói trên đã tìm được cuốn gia phả họ Đinh là “Ngọc phả họ Đinh” của thái sư Đinh Liệt, trong có chép bài thơ nói về chuyện này:
茸新六个月開花,
不識何人寶種多.
主靠送胎為靈藥,
舊瓶新酒盛醫科.
Dịch nghĩa là:
Nhung tân lục cá nguyệt khai hoa,
Bất thức hà nhân chủng bảo đa.
Chủ kháo Tống khai vi linh dược,
Cựu binh tân tửu thịnh y khoa.
“Nhung tân” đọc lái là Nhân Tông, tức ý chỉ thái tử Bang Cơ, “Thịnh Y” tức là Thị Anh (tất nhiên đây chỉ là giải nghĩa phiên âm sang tiếng Việt, còn cách đọc chính xác phải là phát âm tiếng Hán). Bài thơ trên được dịch như sau:
Nhân Tông sáu tháng đã ra hoa
Dòng máu ai đây quý báu à?
Núp bóng Thái Tông làm linh dược
Thị Anh dùng ngón đổi dòng cha
Việc này ngoài vợ chồng Nguyễn Trãi, Đinh Phúc và Đinh Thắng, còn có vài đại thần khác có thể đã biết như Thái sư Đinh Liệt, Thái uý Trịnh (Lê) Khả và con là Trịnh (Lê) Quát (bởi được ban quốc tính), Tư khấu Trịnh Khắc Phục và con là Phò mã Đô uý Trịnh Bá Nhai. Chính cái biết rõ này là mầm mống tai vạ về sau cho Nguyễn Trãi và tộc họ của ông cùng các vị trên.
Khi nhà vua đi tuần miền Đông, duyệt binh ở thành Chí Linh, Nguyễn Trãi đón vua về ngự ở Côn Sơn. Lúc này, ở địa vị của mình, Nguyễn Thị Anh thực sự lo sợ rằng gốc gác của thái tử bị tiết lộ, khiến con mất ngôi báu, khiến bà ta và gia tộc bị tội đại hình. Đứng trước áp lực đó, Nguyễn Thị Anh đã tìm cách giết vua Lê Thái Tông tại địa phận của Nguyễn Trãi để dễ dàng đổ oan cho ông, một mũi tên trúng nhiều mục đích: diệt trừ hậu hoạn, giành ngôi báu cho con, giành lấy quyền lực nhiếp chính do thái tử chưa đầy 2 tuổi.


Ai là hung thủ khiến Nguyễn Trãi bị giết oan ba họ?
Một cảnh trong vở “Mặt trời vườn Lệ Chi”. (Ảnh qua maivang.nld.com.vn)

Nhưng chỉ diệt Nguyễn Trãi thôi là chưa đủ với Nguyễn Thị Anh, “Đại Việt sử ký toàn thư” chép:
Tháng 9, ngày 9, [năm 1442] giết bọn hoạn quan Đinh Phúc, Đinh Thắng, vì khi Nguyễn Trãi sắp bị hành hình có nói là hối không nghe lời của Thắng và Phúc.
Có lẽ hai hoạn quan Đinh Thắng và Đinh Phúc (là người ghi chép những chuyện cụ thể ở nội cung) đã khuyên Nguyễn Trãi sớm nói cho vua biết thái tử không phải con vua, nhưng Nguyễn Trãi đã chần chừ không thực hiện. Sau khi hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh giết Đinh Phúc, Đinh Thắng, lại tiếp tục bắt giam Thái sư Đinh Liệt (Đại Việt sử ký toàn thư không nêu lý do):
Mùa thu, tháng 7 [năm 1443] bắt giam Thái phó Lê Liệt (Đinh Liệt).
Mãi đến tận 5 năm sau là Mậu Thìn, Thái Hoà năm thứ 6 (1448), mới thả:
Mùa hạ, tháng 6 tha cho Lê Liệt ra khỏi lao hầm. Vì cớ bọn người là Lê (Trịnh) Khắc Phục và công chúa Ngọc Lan, tám người làm trạng tâu khẩn khoản xin nới phép rộng ơn.
Tới đây có thể nói rằng, vụ án “Lệ Chi viên” chính là do bà Nguyễn Thị Anh dàn dựng. Sau này vua Lê Thánh Tông, người minh oan cho Nguyễn Trãi cũng có thể đã biết, nhưng nhà vua vì thể diện của triều đình, của nội bộ hoàng tộc mà không muốn làm to chuyện ra, đành phải giữ kín.
Tháng 8 năm 1464, sau 22 năm, vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu chiêu tuyết cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước hiệu là Tán Trù bá, bãi bỏ lệnh truy sát của triều đình với gia quyến Nguyễn Trãi và ra lệnh bổ dụng con cháu ông làm quan.
Nỗi oan của Nguyễn Trãi coi như đã được giải, nhưng nỗi oan của nữ danh nhân Nguyễn Thị Lộ thì vẫn còn đó. Vì vậy, nhiều cuộc khảo cứu và tọa đàm khoa học đã được tổ chức nhằm minh oan cho bà.
Dựa vào những kết quả thu lượm được, một số nhà nghiên cứu, dưới sự chủ biên của nhà giáo Hoàng Ðạo Chúc, đã biên soạn thành cuốn “Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ với thảm án Lệ Chi Viên” (xuất bản năm 2004). Sau hơn 560 năm, vụ án “Lệ Chi viên” mới chính thức khép lại với sự minh oan trọn vẹn nhất dành cho bà Nguyễn Thị Lộ.
Trần Hưng

Nỗi oan khuất trăm năm của Thoại Ngọc hầu


(Kiến Thức) - Là một trong những công thần khai quốc của nhà Nguyễn, Thoại Ngọc hầu chịu án oan ngay khi vừa nhắm mắt, khiến con cháu điêu linh, và đến đời vua “áp chót” của vương triều mới được minh oan.

    Người mà sông núi mượn tên

    Thoại Ngọc hầu (1761 – 1829) vừa có công với triều Nguyễn vì đã phù tá Gia Long giành ngôi báu, vừa có ơn với người dân, nhất là nhân dân miền Nam, nhờ việc mở mang bờ cõi, khai phá đất đai miền sông Hậu, bảo vệ biên cương ở Châu Đốc, Hà Tiên, xây dựng kênh Vĩnh Tế, một công trình thủy lợi – giao thông - quốc phòng lớn. Ông tên thật là Nguyễn Văn Thoại, quê ở vùng Sơn Trà, Đà Nẵng ngày nay, từ đời bố mẹ đã vào Vĩnh Long định cư.

    Từ năm 16 tuổi, Nguyễn Văn Thoại đã theo phò Nguyễn Phúc Ánh, vị chúa tuổi thiếu niên đầy tham vọng và chí khí phục thù. Ngoài việc tham gia nhiều trận đánh chống Tây Sơn, ông thường xuyên được cử đi công cán các nước láng giềng như Lào, Xiêm, Chân Lạp và lập nhiều công lao. Vì thế, sau khi nhà Nguyễn thành lập, Nguyễn Văn Thoại có thời gian được bổ làm Bảo hộ Chân Lạp kiêm trấn thủ tỉnh Định Tường. Chính vì thế người dân sau này vẫn gọi ông là ông Bảo hộ, lăng Nguyễn Văn Thoại được gọi là lăng ông Bảo hộ.


    Tượng Thoại Ngọc Hầu trong đền thờ ông tại núi Sam
     Tượng Thoại Ngọc Hầu trong đền thờ ông tại chân núi Sam. Ảnh: Wikipedia.org.

    Mùa xuân năm 1818, sau khi được đổi làm Trấn thủ Vĩnh Thanh, Nguyễn Văn Thoại chỉ huy việc đào kênh Đông Xuyên dài 31 km nối từ Long Xuyên xuống Rạch Giá, có vai trò rất lớn trong việc phục vụ nông nghiệp và giao thông ở vùng Kiên Giang. Hoàng đế Gia Long ghi nhận công lao đó, bèn cho lấy tên ông đặt tên cho con kênh mới đào và ngọn núi ở đó, gọi là kênh Thoại Hà và núi Thoại Sơn, người dân vẫn gọi là kênh Ông Thoại và núi Ông Thoại.

    Năng lực và tâm huyết của Nguyễn Văn Thoại không bị vua Nguyễn bỏ qua khi ngay năm 1819, ông được triều đình giao phụ trách việc đào con kênh lớn theo biên giới Tây Nam, nối từ sông Châu Đốc ra đến biển Hà Tiên, dài gấp 3 lần kênh Thoại Hà. Công trình vĩ đại này không chỉ là tâm huyết của Nguyễn Văn Thoại đối với sự hưng vượng của đất nước mà còn là mồ hôi, xương máu của 80.000 dân binh, mất 5 năm mới hoàn thành.

    Chính thất của Nguyễn Văn Thoại là bà Châu Thị Tế cũng dốc lòng cho việc đào kênh. Bà lo việc việc hậu cần, cung cấp lương thực, đồng thời động viên dân chúng tham gia phục vụ công trình. Để ghi nhận công lao của họ, con kênh đã được nhà vua cho đặt tên theo vợ ông, đó là kênh Vĩnh Tế.

    Đánh giá về vai trò của con kênh này, sách Đại Nam nhất thống chí viết: “Từ đó đường sông lưu thông, từ kế hoạch trong nước, phòng giữ ngoài biên cho tới nhân dân buôn bán đều được thuận lợi vô cùng”. Hoàng đế Minh Mạng hoan hỷ và tự hào đến mức vào năm 1936, khi đúc Cửu đỉnh làm quốc bảo, vua cho chạm vào một chiếc đỉnh hình con kênh Vĩnh Tế.

    Vị công thần này cũng là người chỉ huy làm con đường Núi Sam – Châu Đốc, lập 5 làng trên bờ kênh Vĩnh Tế. Chính ông cũng bỏ tiền túi ra trả bù cho dân số tiền mà nhà nước nợ mãi không trả, khi vận động họ đến vùng biên thùy ở để lập làng, giữ đất. Những công trình ông xây dựng được cho là có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì bền vững chủ quyền của người Việt tại những vùng đất mới.

    Vì nhiều công lao, Nguyễn Văn Thoại được vua nhà Nguyễn phong là Thoại Ngọc hầu, bố mẹ ông cũng được phong tước hầu.


    Liên tiếp hàm oan

    Năm 1829, Thoại Ngọc hầu mất trong sự thương tiếc của vua Minh Mạng. Ông không những được truy thăng chức vụ, thưởng thêm nhiều tiền và gấm lụa, mà con trai trưởng còn được tập ấm chức Ân kỵ úy.

    Tuy nhiên, ngay sau đó, bao nhiêu công lao của ông gần như bị “phủi” sạch khi vua Minh Mạng nhận được tờ biểu tâu rằng, trong thời gian làm Bảo hộ Chân Lạp, Thoại Ngọc hầu thường bắt dân Chân Lạp đi lấy gỗ táu đem nộp nhưng không cấp tiền gạo mà triều đình quy định phát cho họ, lại còn bắt dân Chân Lạp phục dịch các việc riêng của mình. Lập tức, Minh Mạng xuống lệnh tịch thu gia sản, rồi truy giáng ông từ hàm nhị phẩm xuống thất phẩm, tước quyền tập ấm của con trai, bao nhiêu gia sản đều sung công.

    Vụ việc này khiến Minh Mạng ghét Nguyễn Văn Thoại đến nỗi vào tháng 7 năm 1830, khi một vị quan ở Gia Định dâng sớ xin cấp phu trông coi mộ ông, nhà vua thẳng thừng từ chối.



    Phát hiện bất ngờ ở lăng Thoại Ngọc Hầu - ảnh 1
    Cổng vào lăng Thoại Ngọc Hầu ở núi Sam, Châu Đốc (An Giang) - Ảnh: Hội đồng giám định cung cấp

    Năm 1832, không biết có phải vì thấy quá nặng tay với công thần không mà Minh Mạng xuống dụ rằng, tội của Thoại nếu còn sống thì phải chém đầu để bêu, nhưng đã chết rồi thì xét có công lao nên chỉ giáng xuống hàm ngũ phẩm, tước quyền tập ấm của con, tịch thu gia sản, còn sắc phong cho cha mẹ Thoại thì không bị thu hồi.

    Nhà vua chỉ biết Thoại Ngọc hầu bị oan sau khi đưa một sắc thư sang cho vua Chân Lạp, đại ý khuyên ông ta không nên vì một vị quan hư hỏng là Nguyễn Văn Thoại mà bận lòng, hãy cứ nên kính cẩn giữ lễ với hoàng đế nhà Nguyễn, vì ông quan Bảo hộ quấy nhiễu dân ấy đã bị trị tội, tiền còn thiếu của dân trong việc lấy gỗ thì sẽ ban đủ. Vua Chân Lạp liền dâng biểu tâu rõ là không cần cấp tiền gạo cho việc ấy nữa, vì quan bảo Bộ Nguyễn Văn Thoại đã cấp đủ cho dân rồi.

    Rõ chuyện, nhà vua trừng trị kẻ tấu sai, nhưng vẫn kết tội Nguyễn Văn Thoại là bắt dân Chân Lạp phục dịch việc riêng nên không giảm án cho ông.

    Năm 1835, cuộc tạo phản của Lê Văn Khôi được dẹp yên, người ta phát hiện có sự tham gia của con rể Thoại Ngọc hầu là Võ Vĩnh Lộc. Cái tên Nguyễn Văn Thoại một lần nữa lại bị nhà vua xuống lệnh tra xét về mối liên quan đến nghịch đảng. Thật may là Vĩnh Lộc chỉ cưới con gái nuôi chứ không phải cưới con đẻ của ông, nên vị công thần đã chết không bị khép thêm tội. Nhưng sự liên đới đó cũng đủ làm cái tên của ông bị bôi đen thêm lần nữa trước mắt triều đình. Nó làm cho cách nhìn của Minh Mạng với ông ngày càng thiên kiến, sai lệch, khiến bao nhiêu công lao trước đó bị quên lãng.

    Tội nghiệt vẫn chưa buông tha linh hồn Thoại Ngọc hầu. Vào tháng 3/1838, cháu họ ông là Nguyễn Văn Quang, đang là tù phạm ở Gia Định, đã tham gia vào âm mưu vượt ngục chiếm thành, phản lại triều đình. Quang bị xử lăng trì. Nguyễn Văn Thoại vì thế mà bị truy đoạt các văn bằng, sắc phong đã cấp, tước luôn cả hàm ngũ phẩm.

    Với những sấm sét liên tiếp giáng xuống từ cửu trùng, con cháu vị công thần mấy đời phải sống cảnh khổ cực. Con trai trưởng là Nguyễn Văn Tâm bỏ đi biệt tích, con thứ là Nguyễn Văn Minh sống cuộc đời nghèo khổ như mọi thứ dân.

    Đến đời Khải Định mới được minh oan

    Án oan của Thoại Ngọc hầu vẫn còn đó trải qua mấy triều vua. Đến năm 1880, dưới thời Tự Đức, đền Trung Nghĩa thờ những người có công với vương triều được khánh thành ở Huế. Bộ Lễ tâu lên vua đưa thêm 1.532 người vào thờ, trong đó có Nguyễn Văn Thoại. Vua Tự Đức chuẩn y. Nghĩa là công lao của Thoại Ngọc hầu đã được nhớ đến, tuy chưa được ghi nhận đúng mức, nhưng nỗi oan của ông vẫn chưa được cởi bỏ.

    Phải đến năm 1924, hai thập kỷ trước khi vương triều nhà Nguyễn kết thúc, danh dự của Thoại Ngọc hầu mới được phục hồi. Ông được phong thần, danh hiệu là Đoan Tức Dực Bảo Trung Hưng Tôn thần.

    Năm 1943, ông vua cuối cùng của triều Nguyễn là Bảo Đại lại sắc phong cho ông là Quang Ý Dực Bảo Trung Hưng Trung Đẳng thần.

    Thế nhưng không chờ đến những đạo sắc của triều đình, lòng người dân vùng sông Hậu đã luôn coi Thoại Ngọc hầu là vị phúc thần ngay từ thời ông còn sống và cả những năm sau đó.

    “Truy” nguyên nhân cái chết oan nghiệt của “Thần tướng” VN


    (Kiến Thức) - Một cuộc đời oanh liệt, nhưng chỉ vì phản đối việc lập vua Trần Dụ Tông mà Nguyễn Chế Nghĩa đã bị sát hại. Với đức cao vọng trọng, ông vẫn được nhân dân lập đền thờ và các triều đại sau ghi nhận công đức.

    Từ quan về quê mở phường dạy võ

    Trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần 2 và lần 3, Nguyễn Chế Nghĩa được vua Trần phong chức đại tướng quân, được cử đi giữ các cửa ải ở Lạng Sơn 6 năm liền. Nguyễn Chế Nghĩa lập các đồn trại dọc biên giới, tiễu trừ giặc cướp, thổ phỉ. Ông còn thành lập các đội dân binh, giúp họ khai khẩn đất đai làm ruộng để tự túc lương thực, giao cho các thổ hào tin cậy quản lý trông coi. Các đội dân binh này đã cùng quân triều đình bảo vệ vững chắc vùng biên cương.

    Khi vùng biên ải được bình yên, ông được nhà vua triệu về triều ban tước Nghĩa Xuyên công và lần lượt tới các chức vụ Đô uý, Thái uý. Nguyễn Chế Nghĩa được cử đi sứ Nguyên ba lần vào các năm 1302, 1321, 1331. Ông được nhà vua và triều đình quý trọng. Vua Trần gả công chúa Nguyệt Hoa cho ông và phong chức Phò mã đô uý. Nguyễn Chế Nghĩa và Nguyệt Hoa sinh được một con trai là công tử Sùng Phúc.

    Nguyễn Chế Nghĩa làm quan trải bốn triều vua: Trần Nhân Tông (1279 - 1293), Trần Anh Tông (1293 - 1314), Trần Minh Tông (1314 - 1329) và Trần Hiến Tông (1329 - 1341). Ông lần lượt giữ chức Nhập nội thị thái uý, Thái tể Nguyễn Xuyên công, có thời gian đứng đầu ban võ, có lúc kiêm chức Lễ bộ Thượng thư.

    Đến cuối đời Trần Minh Tông, triều đình nhiễu nhương, vua ham chơi bời không lo đến quốc sự, bọn gian thần nhũng loạn. Nguyễn Chế Nghĩa khuyên can vua không được bèn từ quan về nghỉ ở đất Cối Xuyên quê hương ông và ở Kiêu Kỵ là đất vua ban cho ông làm thái ấp. Tại Cối Xuyên ông giúp dân mở mang nghề nông, mở chợ Cối Xuyên, mở phường dạy võ cho thanh niên.
    Tại Kiêu Kỵ, ông cũng khuyến khích nông dân mở mang đồng ruộng, phát triển nghề tằm tang, bảo vệ đê sông Hồng. Ông lập quán Ninh Kiều làm nơi nghỉ ngơi thưởng ngoạn cảnh thiên nhiên, nơi xướng họa thơ văn, ngoài ra ông còn khuyến khích mọi người dân trong vùng giữ thuần phong mỹ tục.
    Khu lăng mộ Nguyễn Chế Nghĩa ở thôn Hội Xuyên, thị trấn Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
    Khu lăng mộ Nguyễn Chế Nghĩa ở thôn Hội Xuyên, thị trấn Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.



    Bị vua Trần Dụ Tông sai người phục kích chém chết

    Khi vua Trần Hiến Tông mất, Trần Dụ Tông lên ngôi (1341 - 1369) khi đã củng cố được địa vị. Dụ Tông liền trả thù ông vì ông là một trong ba người phản đối việc lên ngôi của Dụ Tông. Dụ Tông đã sai bọn võ sĩ phục kích chém chết ông ở quán Ninh Kiều, xã Kiêu Kỵ. Khi đó ông 76 tuổi. Mặc dù vậy nhưng với công lao hiển hách và đức cao vọng trọng của ông, triều đình vẫn cử Bộ Lễ về tổ chức tang lễ theo nghi thức vương giả và phong thần cho ông là An Nghĩa đại vương. Nhân dân làng Kiêu Kỵ lập đền thờ An Nghĩa Đại vương, công chúa Nguyệt Hoa và Công tử Sùng Phúc.

    Công tử Sùng Phúc và mẹ là công chúa Nguyệt Hoa còn dựng chùa thờ Phật ở cạnh đền An Nghĩa Đại Vương. Sau chùa này được mang tên Sùng Phúc tự. Khi công chúa Nguyệt Hoa và công tử Sùng Phúc mất cũng được nhân dân Kiêu Kỵ đưa vào thờ ở đền ở đình Kiêu Kỵ làm thành hoàng của làng.

    Đền An Nghĩa Đại vương và Nguyệt Hoa công chúa được các triều đại phong 87 đạo sắc (trong đó đời vua Lê Thần Tông 30 đạo sắc; đời vua Lê Huyền Tông 7 đạo sắc; đời vua Lê Gia Tông 8 đạo sắc; đời vua Lê Dụ Tông 9 đạo sắc; đời vua Lê Hiển Tông 10 đạo sắc; đời vua Quang Trung 11 đạo sắc và đời vua Cảnh Thịnh 12 đạo sắc).

    Cụm di tích trên đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử năm 1996.


    Dương Tuấn

    Nguyễn Chế Nghĩa và hai ngôi đền thờ ông

    Đăng lúc: Thứ hai - 10/04/2006 07:44 - Người đăng bài viết: Administrator

    Nguyễn Chế Nghĩa người xã Cối Xuyên, huyện Trường Tân, lộ Hồng Châu (nay thuộc thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương). Xã Cối Xuyên, đến đời Lê Gia Tông (1672-1675) vì kỵ huý vua là Lê Duy Cối nên đổi là Hội Xuyên. Ông sinh và mất vào năm nào đều chưa rõ. Căn cứ vào bản Thần tích chép về Nguyễn Chế Nghĩa, hiện lưu trữ tại Thư viện Nghiên cứu Hán Nôm, thì ông là người đời Trần và được vua Trần Anh Tông (1293-1314) gả công chúa Nguyệt Hoa cho.

    Có điều hơi lạ và khó hiểu: một người từng là Phò mã đời Trần Anh Tông, lại là một vị tướng tài giỏi, văn võ song toàn như Nguyễn Chế Nghĩa mà không một bộ sử nào - kể cả chính sử và tư sử - của nước ta chép lấy vài dòng về ông. Từ triều Nguyễn, thế kỷ XIX trở lại đây, để nghiên cứu về tiểu sử và hành trạng của Nguyễn Chế Nghĩa, các tác giả đều phải dựa chủ yếu vào bản Hội Xuyên xã thần sự tích (từ đây gọi  Thần tích Hội Xuyên), hiện lưu giữ tại Thư viện Nghiên cứu Hán Nôm.
    Bản Thần tích Hội Xuyên là thần tích của ngôi đền thờ An Nghĩa Đại vương Nguyễn Chế Nghĩa, từng hiện diện trước cách mạng tháng Tám 1945 tại xã Hội Xuyên, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Chúng tôi có thể khẳng định như trên, bởi vì bản Thần tích này được Thư viện Viễn Đông Bác Cổ của Pháp (EFEO) tại Hà Nội cho sưu tầm vào những thập niên đầu thế kỷ XX. Hiện nay, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam còn lưu giữ được những bản thần tích của các xã trong huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương nói trên. Các xã thần tích là thần tích của 11 xã thuộc huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương do EFEO tại Hà Nội yêu cầu sao chép (1).
    Bản Thần tích Hội Xuyên được lưu giữ tại Thư viện Nghiên cứu Hán Nôm là thần tích được vị Quản giám Bách thần, Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính soạn theo chỉ thị của bộ Lễ vào năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) đời vua Lê Anh Tông (1557-1573). Vào đầu thế kỷ XVIII, được Nguyễn Hiền sao lục vào năm Vĩnh Hựu thứ 5 (1739) đời vua Lê Ý Tông (1735-1740). Có thể khẳng định, với tình trạng tư liệu hiện nay, đây là văn bản thư tịch sớm nhất mà chúng ta có thể có được để nghiên cứu về tiểu sử, hành trạng của Nguyễn Chế Nghĩa.
    Thần tích Hội Xuyên cho ta biết mảnh đất và vị thần được thờ tại Hội Xuyên như sau: “Hải Dương tỉnh, Hồng Châu (Kim cải Ninh Giang phủ), Gia Phúc huyện (Kim cải vị Gia Lộc), Hội Xuyên xã, sơn Hội, Xuyên niêm, chiếm Nam phương chi chính khí vi Đông thổ chi danh khu, lai mạch liệt bình, quần sơn củng phục, vạn thuỷ lai hội, hình như bạch tượng quyển hổ. Bản xã tam thôn vu thử lập miếu an tam vị Đại vương, Vương tính Nguyễn, tự Chế Nghĩa, bản xã nhân…” (nghĩa là: Xã Hội Xuyên, huyện Gia Phúc – nay đổi là huyện Gia Lộc, Hồng Châu - nay đổi là phủ Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, núi sông hội tụ, lại ở vùng chính khí của nước Nam, thực là khu vực danh tiếng của Xứ Đông, mạch đất giăng bày, quần sơn chầu về, muôn sông hội tụ, có hình thế như voi trắng hút nước hồ. Ba thôn của xã đã lập miếu ở đất này để thờ 3 vị Đại vương. Vương họ Nguyễn, tên Chế Nghĩa, người xã Hội Xuyên”) (2). Với đoạn văn trên, chúng ta thấy quan Quản giám Bách thần Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính đã cố ý “thích nghĩa” tên xã Hội Xuyên là “Sơn Hội, Xuyên niêm…” (quần sơn chầu về, muôn sông hội tụ).
    Từ văn bản Thần tích Hội Xuyên trên, nhiều tác giả đời sau đã căn cứ vào đấy để ghi chép về nhân vật Nguyễn Chế Nghĩa.
    Các sử thần của triều Nguyễn, cuối thế kỷ XIX, trong bộ địa lý học - lịch sử nổi tiếng: Đại Nam nhất thống chí, khi chép về chợ Hội Xuyên, huyện Gia Lộc, có viết như sau: “… Có thuyết nói chợ này do Nguyễn Chế Nghĩa, người xã ấy là Phò mã Đô uý triều Trần lập ra, lại để 3 mẫu 5 sào ruộng lập chùa quán (TG - nhấn mạnh), sau khi Nghĩa chết, dân Hội Xuyên và Phương Trạm (tức Phương Điếm - TG) cùng thờ” (3). Mấy dòng chép trên đây là do các sử thần triều Nguyễn căn cứ vào đoạn văn ở Thần tích Hội Xuyên như sau: “Bản xã tam thôn viết: Đức Phong, viết: Mỹ Long, viết: Đại Liêu, cựu binh tại Mỹ Long thôn, tam mẫu ngũ sào. Kỳ trung hựu kiến vi phụng sự từ, tục viết: Đình Thó…” (nghĩa là: Ba thôn trong xã [Hội Xuyên] là: Đức Phong, Mỹ Long, Đại Liêu, trên dinh cũ của Vương ở thôn Mỹ Long, với diện tích gồm 3 mẫu 5 sào, lại xây dựng đền thờ [Vương], tục gọi là Đình Thó…)
    Theo các cố lão, thì cách đây trên 60 năm, tại Hội Xuyên vẫn tồn tại 2 ngôi đền thờ An Nghĩa Đại vương Nguyễn Chế Nghĩa. Điều này trùng hợp với những gì được ghi chép trong bản Thần tích Hội Xuyên. Ngôi đền thờ ở thôn Mỹ Long được xây trên mảnh đất 3 mẫu 5 sào vốn là dinh cũ của Nguyễn Chế Nghĩa đã được chúng tôi nhắc đến ở trên. Còn ngôi đền ở thôn Đức Phong, được Hoàng tử Sùng Phúc - con trai Nguyễn Chế Nghĩa và Công chúa Nguyệt Hoa - xây dựng cùng năm với việc xây dựng hồ Nghiêm Quang. Thần tích Hội Xuyên chép rõ: “Nãi ư Đức Phong dinh sở sáng lập châu cung bảo điện cực kỳ luân hoán; hương nhân cạnh dĩ tư tắc trợ phúc quả, danh viết Nguyễn Quang Tự, hựu kiến miếu ư giá tự hữu biên dữ hậu phòng tương liên…” (nghĩa là: Thế rồi [hoàng tử] xây dựng chùa ở dinh Đức Phong, cung vàng điện ngọc cực kỳ diễm lễ; người trong làng tranh nhau đem của riêng để làm phúc, đặt tên là chùa Nghiêm Quang. Sau đó [hoàng tử] lại cho xây miếu [[thờ An Nghĩa Đại vương Nguyễn Chế Nghĩa - TG thêm vào] ở bên phải của chùa liền với hậu phòng…).
    Cụ Nguyễn Văn Bách, năm nay 81 tuổi - là nhà thư pháp chữ Hán có tiếng ở thủ đô, người từng tham gia dịch thơ Đường, thơ Cao Bá Quát… hiện ở số nhà 51 Tràng Tiền, Hà Nội, quê gốc tại xã Hội Xuyên, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương cho chúng tôi biết vào khoảng các năm 1937-1938, vẫn thường sang chơi chùa Nghiêm Quang và miếu thờ Nguyễn Chế Nghĩa, còn được gọi là Đền Bung (Bung là tên Nôm của thôn Đức Phong), có hình chuôi vồ (hoặc chữ Đinh): hậu cung 1 gian thờ Nguyễn Chế Nghĩa, tiền tế 5 gian có thờ bài vị Đức Khổng Tử. Đền Bung được xây khá lớn, cột lim to, một người ôm chưa xuể. Hàng năm, Văn hội huyện Gia Lộc thường về tế Đức Khổng Tử tại đền.
    Đền Cuối (tên Nôm của thôn Mỹ Long), như trên, theo ghi chép của Thần tích Hội Xuyên, còn có tục danh là Đình Thó. Thực ra, trong các làng quê ở miền Bắc nước ta, việc “Đình từ hợp nhất” (Đình và Đền là một) là chuyện thường xảy ra. Ngay ở phường Kim Liên, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, ngôi đền thờ Cao sơn Đại Vương - một trong Thăng Long tứ trấn - trấn giữ phía Nam kinh thành, cũng được người dân ở đây gọi là: “Đình Kim Liên”. Theo tôi, nếu có tục danh là Đình Thó, thì không phải vì thế Đền Cuối ở thôn Mỹ Long, thị trấn Gia Lộc sẽ kém giá trị hơn. Đối với các nhà nghiên cứu sử học, trong làng xã Việt Nam, nếu so sánh về mặt chức năng thì Đình giữ vai trò quan trọng hơn Đền. Giáo sư Hà Văn Tấn, Viện trưởng Viện Khảo cổ học từng nhận định: “Có thể coi đình là một toà thị chính, một nhà thờ, và một nhà văn hoá cộng lại của làng xã Việt Nam. Ngôi đình là biểu tượng cho cộng đồng làng xã Việt Nam, là một yếu tố hữu hình của văn hoá làng Việt Nam” (4).
    Tôi đã về khảo sát kỹ ngôi Đền Cuối ở thôn Mỹ Long, thì thấy kiến trúc của nó là phong cách kiến trúc của đền hơn là phong cách kiến trúc của đình. Tuy nhiên, gọi tục danh là Đình Thó, là bởi hai lý do: thứ nhất thôn Mỹ Long (và cả xã Hội Xuyên) thờ Nguyễn Chế Nghĩa làm thần thành Hoàng, mà thần Thành Hoàng thường được thờ ở đình làng; thứ hai, nơi đây trong các dịp lễ hội, diễn ra vào hai ngày 27 và 28 tháng 9 âm lịch; thường tổ chức “đánh thó”. Bên cạnh đình, xưa có Ao Cuối để nuôi cá, tới ngày lễ, dân làng đánh bắt các con cá chép to nhất để cúng thần Thành Hoàng. Người dân ở đây, kỵ húy của An Nghĩa Đại vương Nguyễn Chế Nghĩa, đọc chệch ra là “Ngỡi”, còn tên Nguyệt Hoa công chúa cũng được đọc chệch ra là “Huế”.
    Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay, người dân Hội Xuyên với tấm lòng ngưỡng mộ vị thần thành hoàng Nguyễn Chế Nghĩa, đồng tâm đoàn kết, góp công sức, tiền của đã xây lại hai ngôi đền: một ở thôn Mỹ Long, một ở thôn Đức Đại (tức Đức Phong là Đại Liêu sát nhập). Cả hai ngôi đền nói trên đều đẹp đẽ, tôn nghiêm, và có nhiều hoành phi, câu đối do các bậc khoa bảng địa phương cung tiến. Tôi đặc biệt chú ý tới đôi câu đối dưới đây của cụ Nguyễn Văn Trang đỗ Hoàng giáp khoa Nhã sĩ niên hiệu Tự Đức thứ 18 (1865) người thôn Mỹ Long (cả hai ngôi đền ở thôn Mỹ Long và thôn Đức Đại đều có đôi câu đối này):
    Phò mã đổng nhung uy tại Lê quan, công tại quốc
    Tiên phong Khống Bắc, hiển ư Cối địa, đức ư dân.
    (Lạc khoản ghi: Nguyễn triều Hoàng giáp Nguyễn Văn Trang cung đề).
    (Tạm dịch:
    Đã là Phò mã lại được kiêm chức Đổng nhung, uy danh trong trận Ải Lê Hoa, công lao còn thấy trong quốc sử.
    Vừa là Tiên phong lại là tướng quân Khống Bắc, hiển linh ở đất xã Cối Xuyên, đức độ bao trùm khắp dân thôn).
    (Hoàng giáp dưới triều Nguyễn là Nguyễn Văn Trang cung kính đề).
    Thế mới biết: Các cụ xưa với tấm lòng khoáng đạt, và lấy sự hoà mục trong hương thôn làm trọng, chẳng bao giờ phân biệt đền Mỹ Long, hay đền Đức Phong (Đức Đại), đền nào là chính, đền nào là phụ!
    Đền Mỹ Long đã được Bộ Văn hoá - Thông tin cấp bằng Công nhận Di tích Lịch sử - Văn hoá vào năm 1989, với danh xưng: “Đền Cuối và khu lăng mộ Nguyễn Chế Nghĩa”. Theo tôi đó là một danh xưng chính đáng, vì lẽ đơn giản: Cuối là tên Nôm của thôn Mỹ Long!
    Vì thế, trong tương lai gần, nếu Bộ Văn hoá - Thông tin có cấp bằng Công nhận Di tích Lịch sử - Văn hoá cho Đền thờ Nguyễn Chế Nghĩa ở thôn Đức Phong, thì cũng theo tiền lệ, nên ghi là: “Đền Bung thờ An Nghĩa Đại vương Nguyễn Chế Nghĩa”. Còn như ai đó, cứ muốn ghi là “Đền Hội Xuyên…” thì theo thiển ý của tôi, như vậy sao gọi là chính danh được?
    _______________________
    (1) Cùng với việc sao chép thần tích, EFEO còn cho dập hàng nghìn văn bia trên đá, trên gỗ v.v… cũng vào khoảng vài thập niên đầu thế kỷ XX. Thác bản văn bia này, hiện được lưu giữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm - Hà Nội.
    (2) Ba vị đại vương là: An Nghĩa Đại vương Nguyễn Chế Nghĩa, phu nhân của thần là Nguyệt Hoa công chúa, và Hoàng tử Sùng Phúc.
    (3) Đại Nam nhất thống chí. NXB KHXH, H. 1971, tập 3, tr. 394.
    (4) Hà Văn Tập - Nguyễn Văn Kự. Đình Việt Nam. NXB TP Hồ Chí Minh, 1988, tr. 1.
    Nguồn: Xưa và Nay, số 248, 11/2005, tr 31 – 33
    Tác giả bài viết: Nguyễn Minh Tường
    Xem tiếp...

    TÌNH YÊU VÔ BỜ 18/c (Máu mủ gặp lại)

    (ĐC sưu tầm trên NET)
     
    Randy khóc hết nước mắt vẫn chưa tìm thấy mẹ | HTV HÁT CÂU CHUYỆN TÌNH | HCCT #2

    Hành trình tìm mẹ của ca sĩ gốc Việt lai Mỹ

    Thứ sáu, 3/8/2012 10:07 GMT+7
    32 0 chia sẻ
    Từ khi biết mình tồn tại trên cõi đời này, anh đã có cái tên Trần Quốc Tuấn và sống trong một cô nhi viện của nhà thờ.
    Từ đầu năm 2012, nhiều người thấy bóng một chàng trai Mỹ đen có giọng ca buồn ảo não thấp thoáng khắp các đường phố Hà Nội, Quảng Nam, TP HCM để… tìm người mẹ ruột và cội nguồn bí ẩn của mình.
    Chàng trai ấy là Randy, nổi lên từ năm 1992 trong làng giải trí cộng đồng người Việt ở Mỹ với giọng ca mộc, không trau chuốt như lời tự sự trào ra từ cõi lòng, khiến khán thính giả phải rơi nước mắt. Giọng ca của anh đã đưa ca khúc "Nó" chu du khắp cộng đồng người Việt trên thế giới, rồi theo con đường record đĩa lậu tràn về các miệt vườn sâu tận quê nhà Việt Nam. Giai đoạn đó, hầu như đi đâu người ta cũng nghe giọng anh nỉ non: "Thằng bé âm thầm đi vào ngõ nhỏ…".
    Chuyến về Việt Nam lần này là chuyến thứ 4 trong hành trình tìm cội nguồn bí ẩn của Randy - ca sĩ mang hai dòng máu Mỹ - Việt. Chuyến đầu tiên vào năm 2007. Chuyến này, anh đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất đúng vào ngày giao thừa Tết Dương lịch 2011-2012.
    randy-495273-1368248812_500x0.jpg
    Ca sĩ Randy.
    Từ khi bắt đầu nhận biết mình tồn tại trên cõi đời này, anh đã thấy mình mang tên Trần Quốc Tuấn và đang sống trong một cô nhi viện của nhà thờ. Như bao đứa trẻ mồ côi khác, anh sống những ngày ấu thơ vô ưu trong vòng tay thương yêu của những dì sơ. Mặc dù có cái tên Việt chính thức trong khai sinh là Trần Quốc Tuấn, sinh năm 1971 nhưng anh vẫn lờ mờ nhận ra gốc gác hai dòng máu Mỹ - Việt của mình qua lời nói của những người xung quanh: "Đó là thằng nhóc lai Mỹ đen".
    Theo chính sách của Viện mồ côi, các dì sơ tìm cho anh một gia đình nhận làm con nuôi. Cuối năm 1975, một gia đình nông dân ở thôn 3, Cẩm Hà (nay là Thanh Hà), Hội An nhận nuôi anh. Người mẹ nuôi tên Nguyễn Thị Nữ và cha nuôi tên Nguyễn Húy. Họ có tất cả 7 người con gồm 5 trai 2 gái nhưng không hiểu sao, tất cả những người con trai trong gia đình này đều chết non. Họ xin nhận anh làm con nuôi để khỏa lấp nỗi đau mất con. Dù mang tiếng là con nuôi nhưng anh chỉ được phép gọi mẹ nuôi bằng "thím" và cha nuôi bằng "chú".
    Thời điểm đó, đất nước đang trong giai đoạn phục hồi, nền kinh tế bị khủng hoảng do di chứng chiến tranh, nhiều gia đình khu vực nông thôn thiếu đói. Do cái nghèo cái khó bủa vây, bà mẹ nuôi phải lãnh bò về cho anh chăn thuê để kiếm thêm tiền gạo. Do mặc cảm thân phận con lai, anh mang ý nghĩ mình như một người ngoài hành tinh lạc loài giữa trái đất nên tự xa lánh mọi người, chui rúc vào rừng hoang, ruộng vắng, buồn một mình.
    Đến năm 1983, khi nghe tin Chính phủ Mỹ có chính sách cho những gia đình nuôi con lai Mỹ ở Việt Nam nhập cư. Một gia đình người Hoa ở Hội An muốn nhập cư Mỹ nên đề nghị mẹ nuôi giao anh cho họ. Đổi lại, họ trao cho mẹ nuôi anh 3 cây vàng. Đang vật vã với cái nghèo, cái khổ, người mẹ nuôi đồng ý giao anh. Anh nhập hộ khẩu vào gia đình người Hoa này để hợp thức hóa thủ tục xin di trú vào Mỹ. Dù nhận làm con nuôi nhưng gia đình người Hoa nọ hoàn toàn không có chút thiện cảm nào với anh. Để chứng minh "công nuôi dưỡng", họ cho anh đi học.
    Đến năm 1987, lại có nguồn tin cho biết chính phủ Mỹ bỏ chính sách nhập cư trẻ lai, gia đình người Hoa này cho rằng mình "đầu tư nhầm chỗ" nên không cho anh đi học nữa. Họ hoàn toàn bỏ mặc anh. Mang nỗi mặc cảm, tự ti thân phận anh lang thang đi tìm việc làm thuê để tự nuôi sống mình.
    Anh xin vào một xưởng chế biến xì dầu để có cơm ăn, chỗ ở và nhận chút tiền lương. Năm 1987, cha nuôi anh bị chứng ung thư bộc phát. Lần đầu tiên đem món tiền làm thuê về thăm cha nuôi, anh rất hạnh phúc. Trong cơn đau, cha nuôi muốn được ăn tô bún bò. Anh dùng đồng tiền của mình đi mua bún bò cho ông. Ông vừa ăn vừa khóc vì sung sướng. Đang ăn, ông ho ra máu rồi qua đời.
    Đến năm 1990, gia đình người Hoa tất tả đi tìm anh về vì có thông báo chính thức từ Đại sứ quán Mỹ. Anh cùng gia đình người Hoa này được sang California định cư.
    Những tưởng chính phủ của "quê cha" sẽ dang tay chào đón giọt máu của những người "chết vì lá cờ Mỹ", không ngờ, họ chẳng đoái hoài gì đến thân phận của hơn 20.000 đứa trẻ lai ở chiến trường Việt Nam. Anh chỉ nhận được tấm "thẻ xanh" như những người lưu vong khác. Khi gia đình người Hoa đã đạt được mục đích, thì họ cũng chẳng thiết đoái hoài đến anh nữa.
    Theo quy chế, hàng tháng Chính phủ Mỹ trợ cấp cho gia đình người Hoa đó một khoản tiền tính theo số đầu người. Họ sòng phẳng trao cho anh 220 USD. Anh phải trả 100 USD cho họ để được ngủ ở phòng khách, 80 USD còn lại cho tiền ăn.
    Lạ khí hậu, anh đổ bệnh nhưng không ai chăm sóc. Nằm bẹp gí trong căn phòng khách cô đơn, nhớ về quê mẹ Việt Nam, anh khóc tủi thân một mình. Lạc lõng giữa đất Mỹ, anh lại muốn quay về quê mẹ nhưng không thể. Sau 7 tháng làm quen môi trường mới, anh tự mò mẫm đi làm hồ sơ xin nhập học. Nhờ bản tính hòa đồng, thân thiện anh có được nhiều bạn bè ở ngôi trường này.
    Năm 1992, anh tham gia một cuộc thi karaoke có 80 thí sinh và đạt được giải khuyến khích. Phấn khích, anh tiếp tục tham gia cuộc thi hát karaoke được tổ chức ở quán cà phê Văn - California, lần này anh đã đoạt giải nhất với ca khúc "Lần đầu cũng là lần cuối". Giọng ca lạ, u buồn của anh đã thu hút sự chú ý của một nhạc sĩ (nay đã qua đời). Nhờ sự giới thiệu của nhạc sĩ ấy mà anh được Trung tâm Hải Âu ký hợp đồng mời hát. Trung tâm Hải Âu giao cho anh ca khúc "Nó". Lần đầu tiên thể hiện ca khúc này, anh cảm nhận được "thằng bé" mồ côi trong nhạc phẩm chính là thân phận thật của mình. Đồng cảm với ca khúc, anh đã hát như khóc than cho chính số phận con lai của mình. Những uất ức, buồn tủi ứ đọng từ thuở ấu thơ tràn hết qua giọng ca của anh. Những người lần đầu nghe anh hát đều rơi lệ thổn thức. Có người đã ôm lấy anh khóc òa.
    Kiểu hát tự sự bằng giọng mộc, tự do phiêu, không cầu kỳ của anh đã khiến làng ca nhạc Việt ở hải ngoại có thêm màu sắc mới. Anh bắt đầu xuất hiện thường xuyên ở các sân khấu ca nhạc Việt ở Mỹ. Ở buổi hát nào anh cũng chạm đến tuyến lệ của người nghe.
    Advertisement
    Sau này, anh được một số ca sĩ có tên tuổi khác mời hát chung. Thời điểm vàng son, trung bình mỗi tháng anh thu nhập khoảng 20.000 USD. Đời anh rẽ sang trang mới, đầy ánh hào quang.
    Không còn vật lộn với miếng ăn, chỗ ở nữa, anh có thời gian để nghĩ đến quá khứ của mình.
    Câu hỏi "mẹ là ai ở quê nhà" bắt đầu trào dâng trong tâm khảm Randy. Những đêm cô đơn quạnh hiu, anh tưởng tượng mẹ ruột của mình là một bà lão mặc áo bà ba, tóc sương, hiền hậu. Cứ mỗi dịp đến ngày Mother's day, anh thèm được tặng quà cho mẹ như mọi người. Nỗi day dứt ấy xui khiến anh tự sáng tác một ca khúc về mẹ. "Cuộc đời tôi nơi đây, bước chân trên đường xa lạ. Dù là nơi quê cha, vẫn mang nhiều chua xót... Ôi nói sao cho vừa, bao nhớ nhung trong tim tràn dâng...".
    Randy đến với nghiệp hát như một sự tình cờ của số phận. Anh không có chút kiến thức nhạc lý khi đã đăng quang trên sân khấu. Vì thế, ca khúc "Mẹ" của anh cũng chỉ nằm trong ý tưởng sáng tác. Anh quyết định đi học một lớp nhạc lý căn bản tại trường Golden West để có thể tự sáng tác. Đến năm 2000, anh mới hoàn chỉnh ca khúc "Mẹ". Ca khúc lập tức được nhiều người đón nhận, bởi nó được sáng tác bằng tất cả nỗi niềm khát khao của một đứa trẻ mồ côi.
    Dù sống trên đất Mỹ, Randy chưa bao giờ có ý định tìm cha mình là ai, mặc dù, chuyện đó hoàn toàn không khó. Ở Mỹ, muốn tìm cha, anh chỉ việc đến Trung tâm lưu trữ hồ sơ lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam thử ADN là có kết quả. Nhưng anh không làm. Anh hận cuộc chiến tranh của quê cha đã tạo ra những nghịch cảnh ở quê mẹ. Anh căm ghét cái giả dối, đạo đức giả của chính phủ quê cha lúc bấy giờ, với ý nghĩ: "Họ thực hiện các chính sách đón con lai để kiếm phiếu bầu của cử tri chứ họ không hề đoái hoài đến số phận của những con người này".
    Randy tâm sự trong anh chỉ có duy nhất tình yêu quê mẹ đã cưu mang đùm bọc anh từ thuở lọt lòng. Anh hướng lòng về quê mẹ trong những ca khúc buồn và tự hứa sẽ về Việt Nam tìm mẹ ruột.
    Dấu tích ở viện mồ côi
    Trở thành ca sĩ nổi tiếng, Randy đi diễn khắp các cộng đồng người Việt trên thế giới. Sau mỗi lần hát xong, anh luôn nhắn nhủ lời tìm mẹ với khán giả. Nhiều lần anh tự hỏi rồi tự trả lời với lương tâm mình: Điều tôi cần duy nhất trong đời này là chính thức một lần gặp mẹ, được cảm nhận tình cảm máu mủ ruột rà.
    Năm 2007, sau nhiều lần thu xếp, anh quyết định về Việt Nam tìm về cội nguồn thật của mình.
    Nơi đầu tiên anh tìm đến là nhà mẹ nuôi đã hơn 80 tuổi để hỏi thăm một số thông tin về gốc gác của mình. Lần theo thông tin này, Randy đến Viện mồ côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng. Sơ Diệu Thới đặt trước mặt anh một quyển sổ ghi chép khá dày. Anh và sơ dò tìm suốt ngày mới tìm ra cái tên Trần Quốc Tuấn của mình. Theo ghi chép, anh sinh vào ngày 25/1/1971 tại Bệnh viện Hải Châu, Đà Nẵng. Một tháng sau, tức ngày 26/2/1971, chính mẹ ruột của anh mang anh đến gửi vào Viện. Tiếc rằng, tên mẹ ruột của anh không được ghi vào sổ. Bí mật này, có lẽ bà sơ ghi chép nắm giữ, nhưng bà đã qua đời. Cũng theo thông tin trong sổ ghi chép, ngày 15/11/1975, anh được giao cho người mẹ nuôi mà anh biết.
    Sơ Diệu Thới phân tích, tất cả những đứa trẻ mồ côi không lai lịch, khi đến Viện đều được mang tên lót là "Bảo" và mang họ của người tiếp nhận. Riêng anh mang tên lót là "Quốc", chứng tỏ, khi vào Viện, anh đã có tên sẵn do chính mẹ ruột đặt cho. Điều đó mang cho anh chút hy vọng mong manh rằng mẹ đang sống đâu đó trên đất nước Việt Nam và anh vẫn còn có cơ hội tìm gặp mẹ. Nhưng những dòng chữ ít ỏi lưu trong sổ không hề có chỉ dấu nào để anh lần ra tông tích của bà. Randy bật khóc như đứa trẻ bị số phận đời chối bỏ. Anh còn khóc vì lần đầu tiên biết thân phận, gốc gác thật của mình.
    Chân dung mẹ của Randy vẽ từ nhà ngoại cảm.
    Chân dung mẹ của Randy vẽ từ nhà ngoại cảm.
    Anh đi tìm nhà ngoại cảm Đoàn Việt Tiến với hy vọng mong manh. Nhà ngoại cảm cho biết, mẹ anh đã chết, đồng thời vẽ lại chân dung mẹ cho anh. Đi đâu anh cũng mang theo bức ảnh này. Nhà ngoại cảm hứa sẽ tìm mộ mẹ cho Randy. Nhưng trong tâm khảm mình, anh không tin mẹ đã chết. Chính sự khao khát về mẹ đến vô bờ như vậy nên mỗi lần về Việt Nam anh vẫn mòn mỏi kiếm tìm…
    Sau 4 lần về Việt Nam, chuyến này, anh dự định ở lại 2 năm để tìm cho ra tông tích mẹ.
    Randy chia sẻ: "Tôi vẫn tin rằng, khi giao tôi cho Viện cô nhi, mẹ tôi rất khổ đau. Có lẽ do áp lực gia đình, áp lực chiến tranh, mẹ tôi buộc lòng phải làm thế. Nếu mẹ nhẫn tâm, có thể mẹ bỏ tôi đâu đó ngoài đường. Mẹ mang tôi đến tận Viện cô nhi, tức là mẹ mong tôi được các sơ chăm sóc tốt, sống nên người".
    Anh tự hào về dòng máu Việt trong huyết quản của mình, thế nên trong tất cả các sáng tác của mình, anh đều hướng về quê mẹ. Ca khúc "Ước gì cho quê hương" là nỗi lòng thật của anh dành cho quê mẹ: "Ước mơ ngày trở về quê mẹ hiền tôi thương nhớ. Đường làng cây đa đó có bao giờ tôi quên. Ta cùng nhau ước cho quê hương hết những nhọc nhằn, cho mọi người ta thương ta mến…".
    Mới đây một bà cụ 72 tuổi đang sống ở Đồng Nai đã lên tiếng nhận Randy là con ruột bỏ rơi của mình với nhiều cơ sở cho rằng câu chuyện cuộc đời của anh tương đồng với đứa con lai bà gửi vào Viện mồ côi Thánh Tâm Đà Nẵng. Bận chuẩn bị chương trình ca nhạc tại Hà Nội, Randy vẫn chưa vào Nam để gặp mặt người phụ nữ này. "Cũng có thể không phải là con tôi, nhưng tôi vẫn muốn gặp Randy một lần để nói rằng nếu nỗi tủi thân của đứa con lai mồ côi là một thì nỗi tủi nhục, đau đớn của bà mẹ có con lai như tôi phải là 10. Hãy thông cảm và tha thứ cho những bà mẹ giống tôi", bà cụ chia sẻ.
    An Ninh Thế Giới

                                                                          MẸ - Randy
     
    Bài hát khiến lay động cả triệu trái tim

    Khát khao đong đầy nước mắt trong hành trình tìm mẹ của ca sỹ gốc Việt Randy

    Dân trí 47 năm tồn tại trong cuộc đời, từng đi qua không ít bão giông… nhưng ca sĩ Randy vẫn chưa bao giờ nguôi niềm khát khao được tìm lại mẹ. Nỗi khát khao ấy đong đầy nước mắt và cũng vợi vợi nỗi niềm.

    “Cuộc sống đói rách bơ vơ... Mẹ ơi! con yêu mong chờ...”
    Randy (tên thật là Trần Quốc Tuấn) là ca sĩ da màu duy nhất của Việt Nam hoạt động nghệ thuật ở hải ngoại. Từ những năm 90, ca khúc “Nó” mà Randy thể hiện đã từng khiến hàng triệu người nghe nhạc phải khắc khoải bởi đó là tiếng lòng của một đứa con luôn khát khao tình mẫu tử. Lời bài ca “Thằng bé âm thầm đi vào ngõ nhỏ. Tuổi ấu thơ đã mang nhiều âu lo... Cuộc sống đói rách bơ vơ, mẹ ơi con yêu mong chờ, bao giờ cho đến bao giờ...” như đã vô tình vận vào cuộc đời anh bao nhiêu năm qua.
    Ca sỹ Randy thời trẻ. Ảnh: Youtube.
    Ca sỹ Randy thời trẻ. Ảnh: Youtube.
    Randy kể rằng, anh về Việt Nam để bắt đầu hành trình tìm mẹ ruột từ năm 2007. Tính đến nay đã 10 năm ròng rã nhưng anh vẫn chưa tìm được mẹ của mình. Năm 2010, khi anh về lại cô nhi viện Thánh Tâm ở Đà Nẵng, anh mới biết mình tên thật là Trần Quốc Tuấn, sinh ngày 25/1/1971. Cái cảm xúc của một người đàn ông ngoại tứ tuần mới biết mình là ai đã khiến anh khóc “tu tu” như một đứa trẻ.
    “Randy về nước biểu diễn năm 2007 nhưng đến năm 2010 Randy mới về đến cô nhi viện Thánh Tâm. Phải mất một ngày cùng các sơ lật cuốn sổ ghi chép đã cũ kỹ Randy mới biết tên mình là Trần Quốc Tuấn, sinh ngày 25/1/1971 tại bệnh viện Paulo, nay là bệnh viện Hải Châu – Đà Nẵng. Randy đã ôm lấy cuốn sổ ghi chép với những tờ giấy úa màu đã nhoè nét mực ấy mà khóc không kìm lại được. Trong hồ sơ còn lưu tại cô nhi viện, Randy mới biết sau khi được 1 năm 1 tháng thì mình được đưa vào cô nhi viện Thánh Tâm. Và đến 15/11/1975 thì Randy được một người phụ nữ xin về làm con nuôi. Cho đến bây giờ, Randy vẫn không quên được cái cảm giác tìm ra thân phận của mình qua bao cơn nổi chìm của số phận...
    Nam ca sỹ này cũng từng tâm sự với người viết rằng, những tưởng rời khỏi cô nhi viện Thánh Tâm về sống với gia đình mẹ nuôi, anh sẽ được lan truyền hơi ấm tình thương và một cuộc sống hạnh phúc. Nhưng số phận đã “trêu ngươi” khi 8 năm sống cùng người mẹ nuôi ở Cẩm Hà (Quảng Nam), anh đã phải hằn in trên thân thể không biết bao nhiêu vết thẹo của những trận đòn roi và cả những vết thương lòng không bao giờ nguôi ám ảnh.
    Mặc dù, bây giờ, vết thương lòng trong quá khứ đã mờ phai. Anh đã học được cách tha thứ để những kỷ niệm cũ không đè nặng tâm can trong cuộc sống đời thường. Nhưng mỗi khi ai đó vô tình gợi chuyện, anh vẫn không thể kiểm soát được cơn nhói lòng đầy tủi hờn và nặng trĩu mà anh từng đi qua trong thuở ấu thơ.
    Ký ức ấu thơ trong Randy là những nỗi ám ảnh kinh hoàng. Ảnh: TL.
    Ký ức ấu thơ trong Randy là những nỗi ám ảnh kinh hoàng. Ảnh: TL.
    Năm 1983, người mẹ đã nuôi bán Randy cho một gia đình người Hoa ở Hội An với giá 3 cây vàng. Anh cứ nghĩ, biến cố này sẽ giúp anh thoát khỏi “địa ngục trần gian” nhưng cuộc sống ở gia đình người Hoa của anh cũng chẳng khá hơn là mấy. Mãi sau này anh mới biết, hóa ra gia đình này “mua” anh về không phải để nhận làm con mà vì anh nằm trong diện “những đứa trẻ lai được trở về đất cha” nên nếu có anh họ sẽ hợp thức hóa được hộ khẩu để có cơ hội qua Mỹ.
    Đến năm 1990, Randy cùng gia đình người Hoa được giải thủ tục qua Mỹ. Lúc ra đi, anh nghĩ mình sẽ không bao giờ trở về nữa bởi nơi anh được sinh ra và lớn lên có nhiều kỷ niệm buồn.
    “Lúc rời khỏi đó, Randy cảm thấy hân hoan lắm, không muốn trở về để đối diện với những nỗi đau ám ảnh trong quá khứ. Nhưng sau này, khi lớn lên, Randy đã suy nghĩ khác đi. Nghĩ rằng, phải trở về mới tìm được mẹ nên bằng mọi giá Randy phải trở về”, Randy tâm sự.
    "Tình phụ thân ai nỡ lòng chia sẻ, hỏi sao dòng đời lắm trái ngang?"
    Nam ca sĩ cũng chia sẻ trong chương trình “Hát câu chuyện tình” rằng, trong suốt ngần đó năm khát khao tìm mẹ, anh đã mơ về mẹ không biết bao nhiêu lần. Những khát khao cháy bỏng tự đáy sâu tâm khảm đã khiến anh hình dung về mẹ với nhiều hình hài trong giấc mơ. Đó cũng là ngọn nguồn cảm hứng để anh đã viết những ca khúc về mẹ với lời lẽ thiết tha, nồng nàn, sâu lắng...
    Randy đã lặn lội khắp mọi nơi trong 10 năm để tìm mẹ mà vẫn chưa tìm ra.
    Randy đã lặn lội khắp mọi nơi trong 10 năm để tìm mẹ mà vẫn chưa tìm ra.
    “Có một lần đang đi diễn ở bang Boston (Mỹ) Randy đã mơ mẹ mặc một bộ đồ trắng mắc màn cho Randy ngủ. Đó là giấc mơ đặc biệt nhất của Randy trong những ngày tháng chưa tìm thấy mẹ bởi giấc mơ đó khiến tôi cảm thấy ấm áp, hạnh phúc và ngọt ngào chưa bao giờ có”, Randy nói.
    Nam ca sĩ bảo rằng, sau giấc mơ ấy, bao nỗi nhớ mong và khao khát được tìm thấy mẹ lại trỗi dậy trong anh mãnh liệt. Vì lẽ đó mà trong các bài hát anh viết về mẹ luôn có những màn đối đáp giữa mẹ và con. Anh vừa hỏi mẹ nhưng cũng đóng vai mẹ để tự giải đáp những điều mình khắc khoải.
    “Có lần tôi nghĩ, nếu mình tìm được mẹ, chắc lúc đó mẹ đã lớn tuổi rồi. Vì thế, tôi mới viết một bài hát “Xin lỗi mẹ”. Lời bài hát là nỗi thiết tha tự đáy sâu tâm khảm của một người con thiếu vắng tình mẫu tử: “Mẹ đừng rời xa bỏ con mẹ ơi. Thiếu tình mẹ con biết sống sao đây. Trời phủ mây bóng tối sẽ giăng đầy. Và ngục tù đời cướp dần từng hơi thở. Mồ côi mẹ rồi khổ có ai hay”.
    Randy thú nhận, anh đã khóc rất nhiều trong quãng thời gian chưa tìm thấy mẹ. Có người thấy anh khóc nhiều đã hỏi vì sao anh không đi tìm cha để nghe cha kể về mẹ. Và biết đâu qua những lời kể của cha anh sẽ có manh mối để dễ tìm ra mẹ hơn. Nhưng Randy cho rằng, bản thân anh vẫn nhớ đến cha và vẫn có một vài sáng tác về cha. Chẳng hạn: “Cha ơi cha! Cha ở phương nào, sao không về quê mẹ tìm con? Tình phụ thân ai nỡ lòng chia sẻ, hỏi sao dòng đời lắm trái ngang…” hoặc “Cha ra đi xa khuất chân trời... Con giận đời ghét nghĩa mồ côi”. Tuy nhiên, tự trong sâu thẳm nỗi lòng, anh vẫn nhớ về mẹ nhiều hơn vì lẽ đó anh viết tới 9 ca khúc dành cho người mẹ của mình.
    Quyền Linh nghẹn ngào khi nghe Randy kể về hành trình tìm mẹ. Ảnh: Vũ Duy.
    Quyền Linh nghẹn ngào khi nghe Randy kể về hành trình tìm mẹ. Ảnh: Vũ Duy.
    Randy cho rằng, trong 10 lần về Việt Nam tìm mẹ, lần nào anh cũng tin là mình sẽ tìm ra mẹ. Nhưng sau nhiều lần thất bại, anh mới ngộ ra rằng, tất cả chỉ vì mình quá mong mỏi mà trái tim lại quặn lên nhiều hơn.
    “Trong lần thứ 8 mới đây, Randy đã sôi sục lên vì có một người phụ nữ gọi điện cho Randy. Cô thương Randy vô cùng. Nghe người đó kể, Randy thấy có nhiều điều khá trùng hợp với hoàn cảnh của mình nên đã rất sung sướng. Nghe tin cô từ miền Trung vào TP.HCM để gặp Randy, Randy đã chạy từ quận 12 sang gặp cô. Khi gặp nhau, nghe cô tâm sự, trong lòng tôi dường như chắc nịch cô chính là mẹ mình. Tuy nhiên, sau khi thử AND thì kết quả lại không trùng huyết thống. Sau đó, tôi không muốn liên lạc với cô nữa…”, Randy nức nở.
    Nghe những lời tâm sự của Randy, MC Quyền Linh cũng nghẹn ngào theo. Anh đã rất cố để có thể thốt ra được những lời an ủi nam ca sỹ và cầu mong anh sớm gọi được tiếng “Mẹ ơi!” sau bao năm khao khát, mòn mỏi…
    Hà Tùng Long

    Những con lai gốc Việt thổn thức tìm lại cha mẹ ruột

     

    “Tôi là người Đức đang tha thiết tìm lại được bố đẻ của tôi là một người Việt Nam", Stephan Neubauner đăng lên mạng câu chuyện của mình. Bố ông là du học sinh VN ở Đông Đức, thời đó người VN không được phép yêu và có con với người Đức, vì thế ông đã thất lạc cha.

    Chàng trai Đức thổn thức tìm cha
    Những con lai gốc Việt thổn thức tìm lại cha mẹ ruột 1
    Stephan Neubauer, một người Đức gốc Việt đã đăng lên mạng câu chuyện của mình để tìm kiếm người cha Việt Nam. “Tôi là người Đức đang tha thiết tìm lại được bố đẻ của tôi là một người Việt Nam. Tôi tên gọi Stephan; tên họ là Neubauer – tôi mang họ mẹ người Đức. Tôi được sinh ra năm 1982 tại thành phố Jena vùng Thueringen nước Đức, thời đó thuộc Đông Đức. Vì nhiều trắc trở, mẹ tôi không nuôi được tôi, trao tôi cho bà ngoại tôi nuôi từ khi tôi mới một tuổi. Bố tôi là một người Việt Nam.
    Theo bà ngoại tôi kể lại, bố tôi thương tôi, muốn được nuôi tôi và mang về Việt Nam nuôi, nhưng ông đã không thể ra chính quyền nhận là bố đẻ ra tôi. Thời đó người Việt Nam không được phép yêu và có con với người Đức. Ai làm những việc đó bị đuổi học, đuổi làm và phải trở về Việt Nam ngay lập tức. Bố tôi kết thúc thời gian học tập và làm việc của ông tại Cộng hòa Dân chủ Đức năm 1984, rồi rời Đức về Việt Nam. Từ đó cho tới hôm nay không ai có thể liên lạc được với ông nữa.
    Nay tôi gửi tin này tới các cơ quan truyền thông Việt Nam, xin các vị đăng tải rộng, may ra cha tôi đọc được và hồi âm cho tôi. Trong trường hợp xấu nhất, ông không còn sống nữa, tôi mong ai biết ông lúc sinh thời, tạo điều kiện cho tôi trao đổi để tôi tìm hiểu về cha tôi.
    Mong muốn duy nhất của anh là tìm được thông tin về cha. Anh viết thổn thức: 'Nếu vì gia đình, con cái ở Việt Nam mà bố không muốn lập lại quan hệ với con, con hoàn toàn tôn trọng và chấp nhận điều này như một điều dễ hiểu, không có gì xấu xa. Chỉ cần bố lên tiếng cho biết để con chấm dứt cuộc đi tìm bố từ nhiều năm nay'.
    Những con lai gốc Việt thổn thức tìm lại cha mẹ ruột 2
    Bức hình người cha duy nhất mà anh Stephan còn giữ
    Stephan không rõ bố tên là Trần Sang Sửu hay Trần Say Sửu hay Trần Duy Sửu. Anh cũng không rõ ngày tháng năm sinh của bố là ngày 28/4 hoặc 28/8, năm 1953 hoặc 1954. Bố anh học nghề và làm việc từ 1978 tới 1984 tại nhà máy VEB Carl Zeiss Jena, Xưởng Goeschwitz, ngành quang học chính xác (Optik).
    "Hồi ở ký túc xá, bố tôi ở cùng một người Việt Nam tên là Dong (Đồng, Đông, Đổng, Dóng, Dòng…?). Hình như bố tôi có một người anh ruột đã học đại học hay cao đẳng tại thành phố Erfurt, CHDC Đức" anh viết.
    Stephan để lại những dòng địa chỉ của mình:
    - Stephan Neubauer, Telefon: 0049-17641101544
    - Email: franzi_stephan@gmx.de
    - Facebook: facebook.com/stephan.neubauer.581
    Rapper người Mỹ gốc Việt tìm mẹ suốt 20 năm
    Randy là một ca sĩ nổi tiếng người Mỹ gốc Việt. Ngay từ nhỏ, anh đã biết tên mình là Trần Quốc Tuấn. Anh được các sơ của cô nhi viện nuôi dưỡng, sau đó được nhận làm con nuôi.
    Những con lai gốc Việt thổn thức tìm lại cha mẹ ruột 3
    Chàng ca sĩ Randy đã miệt mài tìm mẹ suốt hơn 20 năm
    Đến năm 1983, khi nghe tin Chính phủ Mỹ có chính sách cho những gia đình nuôi con lai Mỹ ở Việt Nam nhập cư. Một gia đình người Hoa ở Hội An muốn nhập cư Mỹ nên đề nghị mẹ nuôi giao anh cho họ nhận làm con nuôi. Đổi lại, họ trao cho mẹ nuôi anh 3 cây vàng. Người mẹ mất liên lạc với đứa con của mình từ khi ấy; còn cậu bé Randy sau này lại được chuyển làm con nuôi trong một gia đình gốc Hoa với mục đích giúp nhà cha mẹ nuôi cùng xuất cảnh sang Mỹ theo diện con lai. Khi đã sang được Mỹ, trái với hy vọng, cuộc sống của chàng trai gặp rất nhiều khó khăn gian khổ. Dòng đời đưa đẩy, Randy bén duyên với âm nhạc, nổi tiếng dần trong cộng đồng người Việt tại Mỹ.
    Anh đi diễn khắp các cộng đồng người Việt trên thế giới. Mỗi lần hát xong, anh luôn nhắn nhủ lời tìm mẹ với khán giả. 'Điều tôi cần duy nhất trong đời này là chính thức một lần gặp mẹ, được cảm nhận tình cảm máu mủ ruột rà', anh tự nhủ.
    Những con lai gốc Việt thổn thức tìm lại cha mẹ ruột 4
    Randy gặp mặt một người phụ nữ cũng bị thất lạc con
    Randy đã trở về Việt Nam nhiều lần và gặp một số bà mẹ bị thất lạc con nhưng vẫn chưa tìm thấy người mẹ ruột của mình. Dù vậy, Randy đã cảm nhận được tình yêu từ những người đồng bào mà anh mang trong mình nửa dòng máu.
    Kiện tướng bóng ném người Đức hội ngộ người cha Việt
    Năm 2011, Franziska Garcia – một kiện tướng trong đội tuyển bóng ném quốc gia ở Bayern, Đức đã gửi thư đến Thời báo Việt Đức với mong muốn tìm được cha ruột.
    Những con lai gốc Việt thổn thức tìm lại cha mẹ ruột 5
    Franziska Garcia
    “Tôi tên là Franziska Garcia Almendaris, 27 tuổi, xưa kia sống ở Guben, tiểu bang Brandenburg, sau này chuyển tới Leverkusen. Cha đẻ tôi là người Việt. Trước đây tôi không hề biết gì về cha, kể cả ảnh cũng như tin tức. Cứ mỗi lần hỏi, mẹ tôi lại trả lời đơn giản, cha phải trở về Việt Nam. Năm nay, tôi 27 tuổi và đang cố gắng làm cho mình một giấy khai sinh với tên tuổi đúng người cha Việt của tôi, bởi tôi rất mong mỏi gặp mặt cha của mình. Liệu toà soạn có thể giúp tôi được không?”, lá thư viết.
    Những con lai gốc Việt thổn thức tìm lại cha mẹ ruột 6
    Cuộc đoàn tụ của cô gái Đức với cha và ông
    Nhờ có chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly”, sau hơn 1 năm tìm kiếm, cô đã được đoàn tụ cùng người cha và gia đình ở Việt Nam của mình.
    Theo Người Đưa Tin

     
    Sau Cuộc Chiến| Randy 2016  

    Xuân Này Con Không Về

    Có 3 con nhưng vẫn là "trai tân"

    Có 3 con nhưng vẫn là "trai tân"

    GiadinhNet - Cứ ngỡ, đánh đổi ngần đấy nỗi đau, ngần đấy sự mất mát… Randy sẽ được bù đắp bằng những tháng ngày hạnh phúc khi đã trở thành ca sĩ, khi có một mái ấm của riêng mình.

    Nhưng, ba lần anh xây dựng gia đình thì đã có tới hai lần đổ vỡ. Bất hạnh cũ chưa vơi, nỗi đau mới lại chồng chất. Đớn đau, bế tắc, Randy càng khắc khoải hơn trong những câu hát tự sự về đời mình.
    Sau đổ vỡ của hôn nhân, Randy đã vùi mình vào âm nhạc.
    Hạnh phúc không trọn vẹn

    Randy kể, từ năm 1992 đến 1995 là khoảng thời gian vàng son nhất trong sự nghiệp ca hát của anh. Anh được mời biểu diễn ở rất nhiều nơi, đi đến đâu anh cũng được đông đảo người yêu nhạc hâm mộ và ủng hộ. Thu nhập của anh thời đó không dưới khoảng 20.000 USD mỗi tháng. Chuyến xuất ngoại lưu diễn đầu tiên của anh là Australia và đó cũng là cơ duyên giúp anh bén duyên với người vợ đầu tiên.

    Năm 1996, sau hai năm yêu nhau, anh quyết định chuyển qua Australia sống với mối tình đầu. Vợ của anh là một cô gái gốc Hoa, kém anh 2 tuổi, làm nghề bán hàng thuê. "Tôi mến cô ấy bởi cô ấy là một người thật thà, chân tình. Thực ra, hai đứa quen nhau từ năm 1993. Đến năm 1995 cô ấy qua Mỹ thăm và sống với tôi được khoảng 6 tháng thì trở về Australia. Đầu năm 1996 thì tôi qua Australia sống với cô ấy. Đó cũng là lí do tôi vắng mặt trên các sân khấu ca nhạc ở Mỹ trong thời gian này" - Randy tâm sự.

    Thời gian đầu, khi mới bước vào cuộc sống hôn nhân, Randy như chìm trong cơn "mộng du" của hạnh phúc. Những kí ức kinh hoàng tuổi thơ nhanh chóng đi vào dĩ vãng, nhường chỗ cho yêu thương và hạnh phúc. Khi qua Australia, anh không hoạt động âm nhạc thường xuyên như ở Mỹ, bởi bà xã không muốn, tuy vậy thời kỳ này anh vẫn có những cống hiến về âm nhạc cho bà con Việt kiều tại đây.
    Đến tháng 9/1996, bé trai Juston ra đời trong sự mong chờ của cả hai vợ chồng. Tuy nhiên, không lâu sau đó, do cái tôi trong mỗi người quá lớn khiến cuộc sống gia đình  thường xuyên rơi vào trạng thái "cơm không lành, canh không ngọt". Thêm vào đó, gia đình vợ anh cũng thường bàn ra, tán vào khiến khoảng cách giữa anh và vợ cứ lớn dần lên. Cuối cùng, không thể chấp nhận, tha thứ cho nhau được nữa hai người quyết định chia tay.
    Buồn chán, Randy quay về Mỹ. Anh chia sẻ: "Chúng tôi có hàng ngàn lý do để yêu nhau thì cũng có hàng ngàn lý do để chia tay. Cô ấy có gia đình, tôi thì không. Gia đình cô ấy có nhiều tác động đến cô ấy. Trước đây, Juston mang họ Trần của tôi nhưng sau này mẹ Juston nói, nên đổi họ để thuận tiện cho Juston đến trường, vì cô ấy là người ký mọi giấy tờ. Tôi đồng ý bởi suy cho cùng chỉ đổi họ chứ không đổi máu".

    Năm 2000, Randy gặp người vợ thứ hai tại một câu lạc bộ. Người này cũng là một người Mỹ gốc Hoa. Năm 2002, hai người quyết định về sống chung với nhau và đến 2004 thì bé gái Tuyết Nhi ra đời. Và mặc dù rất yêu nhau nhưng cuộc hôn nhân này lại đi vào vết xe cũ, gia đình người vợ đã không chấp nhận Randy. Những cuộc cãi cọ giữa hai người xảy ra thường xuyên hơn. Rồi khi không thể chịu đựng được nhau, lại "đường ai nấy đi". Sau này, khi mẹ Tuyết Nhi cảm thấy tiếc nuối bởi những ứng xử của gia đình mình thì mọi chuyện đã quá muộn.

    "Ai chẳng mong có một mái ấm, nhất là với người từng trải qua nhiều mất mát như tôi. Thật lòng, tôi không muốn làm vợ con đau khổ nhưng hai vợ chồng sống với nhau mà suốt ngày cãi nhau sẽ không tốt cho con trẻ. Mỗi lần chia tay tôi đắn đo và suy nghĩ rất nhiều nhưng bỏ thì thương mà  vương thì tội. Tôi quyết định chia tay mà lòng như bị bao vết dao đâm" - Randy nói.

    Sau hai lần đổ vỡ hôn nhân, Randy thấy mình đầy hụt hẫng. Anh vùi mình vào âm nhạc để quên đi nỗi niềm riêng. Nhiều người biết chuyện riêng của anh đã tìm đến chia sẻ và muốn giúp anh xóa bớt thương đau nhưng trái tim anh dường như đã chai sạn. Anh không thể mở lòng để yêu được một ai khác. Những ám ảnh hôn nhân đã quá khiếp hãi với Randy. Tuy nhiên, cuộc đời khó ai đoán trước được chữ "ngờ".
    Randy bên cô con gái Tuyết Nhi

    Chưa một lần làm chú rể

    Cho đến một ngày, những đớn đau, khắc khoải ấy của Randy đã vô tình len lỏi vào được trái tim của một thiếu nữ. Phượng - tên người thiếu nữ gốc Hoa, kém Randy 16 tuổi đã quyết định mang trái tim của mình sưởi ấm cho anh, sau khi nghe hết những bản nhạc của anh trên mạng. Cuối cùng, hạnh phúc cũng đã "nẩy mầm" và nụ cười trở lại. Những giọt lệ buồn tan biến dần để nhường chỗ cho hy vọng về một ngày đoàn tụ không xa.

    Randy đã cười rất nhiều khi kể về cuộc hôn nhân hiện tại. Trong suốt buổi trò chuyện, đây là lần đầu tiên nụ cười ngời lên trong cả ánh mắt lẫn giọng nói của Randy với ngập tràn hạnh phúc. Thậm chí, trong cách kể, cách chia sẻ... câu từ cũng được anh thể hiện rất "dí dỏm".

    Âu cũng phải thôi. Một con người đã từng phải trải qua hàng nghìn ngày khổ đau sẽ không vui sao được khi có một mái ấm với vợ đẹp, con ngoan, gia đình thuận hòa. Niềm hạnh phúc đó đối với Randy đó là cả một trời may mắn. Tuy nó đến muộn màng nhưng lại giúp Randy thay đổi rất nhiều. Nó giúp anh có thêm nghị lực và lạc quan hơn để sống, để hát và để đi tìm mẹ.

    Randy chia sẻ, anh đã từng hứa với lòng mình, sẽ không bao giờ xây dựng gia đình nữa để được toàn tâm toàn ý với âm nhạc sau thì "biến cố" mới lại xảy ra. Phượng, cô gái có nước da trắng hồng và đôi mắt long lanh, nói tiếng Huế lơ lớ đã làm những khối băng trong trái tim chàng ca sĩ da màu tan chảy. Một lần nữa, anh lại mở lòng đón nhận sự chăm sóc ân cần và những tình cảm chân tình của Phượng như định mệnh bắt anh phải thế.

    "Trước khi đến với nhau, Phượng lên mạng tìm hiểu về tôi. Rồi thấy tôi hát bài "Sau cuộc chiến" cảm động quá cô ấy nhất định "cua" tôi. Cô ấy thua tôi 16 tuổi và là người gốc Thừa Thiên- Huế, nhà có tiệm làm nail (chăm sóc tay chân) ở Mỹ" - Randy hài hước kể.

    Vợ chồng Randy hiện đã có một bé trai tên là Kendon (tên việt là Đăng Khoa) 9 tháng tuổi. Anh rất hài lòng với hôn nhân và cuộc sống hiện tại bởi cả hai vợ chồng khá tâm đầu ý hợp nên rất hiếm khi có chuyện cãi cọ, xung đột như những cuộc hôn nhân trước. Phượng là một người biết xin lỗi và cũng rất biết tha thứ. Cô quan tâm đến cuộc sống của Randy, đó là điều khiến anh hạnh phúc.

    "Ðiều mà tôi thích nhất ở người phụ nữ là sự chịu đựng. Họ biết thông cảm để cuộc sống chung tốt đẹp hơn. Họ biết hiểu và biết tha thứ cho nhau ở những lỗi lầm vì không có ai là hoàn hảo cả. Tất nhiên, để cuộc sống yên ấm hơn tôi cũng phải bỏ bớt những thói quen bất lợi cho hôn nhân như hơn thua lời nói, rồi cái tôi đàn ông quá lớn".

    Anh cũng thừa nhận, trong ba cuộc hôn nhân thì có thể nói cuộc hôn nhân đầu là quá vội nhưng anh không cảm thấy ân hận, tiếc nuối. Bởi anh quan niệm trong cuộc sống, mất cái này sẽ được cái kia. Ít ra, trong hai cuộc hôn nhân không trọn vẹn đó Randy cũng đã có những tháng ngày hạnh phúc và cũng có nhiều bài học hơn cho cuộc sống hôn nhân sau này. Cũng may, do ở nước ngoài, quan niệm "thoáng" hơn nên thi thoảng Randy vẫn có thể liên lạc với vợ cũ như những người bạn.

    Với các con thì anh liên lạc thường xuyên: "Trong ba con thì Juston là giống tôi nhiều nhất. Cả ngoài hình lẫn tính cách đều rất giống. Juston nay đã 14 tuổi còn Tuyết Nhi cũng lên 6 tuổi. Bây giờ một tháng không được nói chuyện với các con là tôi không thể chịu được dù ở bất cứ đâu. Tôi đã trải qua một tuổi thơ không cha, không mẹ nên tôi hiểu được nỗi đau của các con, tôi không bao giờ thôi lo nghĩ và tìm cách bù đắp cho chúng".

    Và mang tiếng là đã từng trải qua ba cuộc hôn nhân nhưng Randy thú thật là vẫn chưa một lần được làm chú rể bởi đơn giản "yêu thương nhau thì về sống với nhau, cưới hỏi chỉ là thủ tục". Có lẽ vì thế mà đôi lúc anh vẫn đùa với bạn bè rằng, nếu xét theo giấy tờ thì anh vẫn là "trai tân", vẫn còn có thể lấy được vợ mà không vi phạm pháp luật.
    Vợ và con trai hiện tại của Randy

    Làm cha mới thấu nỗi lòng của mẹ

    Randy thú nhận, lúc còn nhỏ, chưa lập gia đình anh chưa hiểu được sự đời có những trái ngang, những nỗi khổ riêng mà mỗi người trong cuộc đời không ai tránh được. Nhưng giờ đã có gia đình, đã được làm bố, đã được chứng kiến vợ mình làm mẹ... Randy hiểu hơn những áp lực khó khăn mà một người mẹ phải trải qua. Bởi thế, khi nghĩ về người mẹ chưa một lần gặp mặt và người mẹ nuôi từng tàn ác với anh, những oán hận trong anh không nặng nề như trước. Nhất là với người mẹ đẻ chưa từng biết mặt, anh bỗng cảm thấy yêu thương và muốn được gặp, được nhìn thấy bà hơn bao giờ hết.

    "Trong tôi vẫn luôn tin, chẳng có người mẹ nào lại tàn nhẫn đến mức vứt bỏ con mình ở vào thời điểm đó cả, nhưng có thể do chiến tranh hoặc áp lực gia đình mà mẹ buộc phải mang mình gửi vào cô nhi viện. Tôi không trách bà bởi tôi biết chắc bà cũng khổ tâm lắm khi buộc phải làm như thế".

    Randy kể, thời mới nổi danh, anh rất muốn được về Việt Nam hát cho bà con quê hương Quảng Nam nghe, dù hồi đó, anh rất hay mặc cảm bởi màu da khác người của mình. Sự mặc cảm lớn đến mức: "Người ta không né mình thì mình cũng né người ta, trong tôi lúc nào cũng thường trực một nỗi tự ti, mặc cảm và càng lớn thì sự mặc cảm đó càng lớn". Thế nhưng lòng anh lúc nào cũng hướng về quê hương. Với anh khi chưa tìm được mẹ đẻ thì quê hương cũng chính là người mẹ mà anh hết mực yêu thương. Để rồi, sau 17 năm xa cách, khi lần đầu tiên được trở lại quê mẹ Randy cảm động đến nỗi phải chạy vào một góc khuất để khóc.

    Cũng nhờ được trở lại mảnh đất xưa mà những trực cảm về người mẹ chưa một lần biết mặt trong anh cứ lớn dần. "Tôi có thể nghe lầm, có thể nhìn lầm nhưng trực cảm sâu xa trong tôi chắc chắn không thể lầm: mẹ tôi còn sống và bà ở đâu đó rất gần tôi" - Randy nói.

    Và với những thông tin mà anh vừa tìm thấy ở cô nhi viện Thánh Tâm, trong đợt trở về Việt Nam sắp tới, Randy sẽ nhờ tới chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly" để họ giúp anh lần tìm manh mối về mẹ. Randy cũng chia sẻ rằng, chưa bao giờ nghĩ đến cảnh khi tìm thấy mẹ, mình sẽ như thế nào nhưng theo bản năng của một người con, chắc chắn khi gặp lại được mẹ, bao nhiêu tình thương anh sẽ dành hết cho bà.
    Tôi là một độc giả trung thành của Báo GĐ&XH Cuối tuần.

    Tôi đã rớt nước mắt khi đọc loạt bài về ca sỹ hải ngoại Randy. Từ lâu lắm rồi, tôi đã tình cờ được nghe ca khúc “Nó” do Randy trình bày và tôi cũng đã nghẹn ngào. Vì sao? Vì ca từ quá xúc động, vì cách thể hiện của Randy quá tuyệt vời... và vì một lý do thẳm sâu nữa: Tôi cũng là một đứa trẻ mồ côi giống Randy!

    Tôi không biết mặt cha. Mẹ cũng bỏ ra đi khi tôi còn đang ẵm ngửa. Có mẹ mà cũng khác gì mồ côi. Bà ngoại nuôi tôi lớn khôn, lo cho tôi từng chút... nhưng tôi vẫn là đứa trẻ mồ côi. Mãi đến sau này khi tôi hơn 20 tuổi, mẹ tôi mới tìm về nhận lại đứa con trai mà bà từng hắt hủi, vứt bỏ.

    Tôi giận mẹ ghê gớm, tôi nhớ những đêm nằm trong lòng bà ngoại mà thèm có mẹ đến phát cuồng, tôi khóc, tôi kêu gào khản cổ mà không thấy mẹ thưa. Mẹ đã bỏ tôi như bỏ một tấm áo cũ... Vậy mà bây giờ lại quay về tìm tôi...

    Nhưng thời gian cũng giúp tôi nguôi ngoai phần nào, tôi hiểu ra rằng: Người ta có thể lựa chọn mọi thứ nhưng không thể lựa chọn được người sinh ra mình. Mẹ tôi dù thế nào cũng là người đã sinh ra tôi, cho tôi sự sống trên cõi đời này. Làm sao có thể sống mãi với lòng hận thù với chính người đã sinh ra ta.

    Tôi đã tha thứ cho mẹ mặc dù lòng dạ vẫn ngổn ngang. Tôi nghe bài hát do Randy trình bày, biết về cuộc đời cay đắng, tủi hờn của anh và khóc... vì tôi cũng  đã từng chịu nỗi xót xa như Randy.

    Tôi biết Randy trở về Việt Nam hát và tìm mẹ mình. Tôi muốn nhờ tác giả Hà Tùng Long nhắn lời chia sẻ của tôi đến với Randy: Nếu có thể, anh hãy liên lạc với Chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” của VTV.

    Biết đâu, điều kỳ diệu lại xảy ra.

    Tận đáy lòng, tôi luôn cầu mong Randy tìm được mẹ, cầu mong không có ai trên thế gian này chịu cảnh mồ côi như tôi đã từng chịu...
    Hà Tùng Long

    Cô gái ‘con lai’ và hành trình tự tìm được cha và nguồn gốc

    Ngọc Lan/Người Việt

    Mindy Millwee Nguyễn, cô gái lai tự thực hiện hành trình tìm kiếm người cha Mỹ của mình (Hình: Facebook Mindy Millwee Nguyễn)
    OHAMA, Nebraska (NV) – “Tôi tìm được cha là nhờ chị Minh, cũng là con lai. Chị Minh tự đi tìm người cha Mỹ của chị, và giúp tôi tìm được cha của mình trong thời gian rất nhanh.”
    Những thông tin đầu tiên chúng tôi có về “chị Minh” chỉ như vậy, qua lời của chị Nguyễn Thị Kim Nga, nhân vật chính trong bài “Ông người Mỹ, bà người Việt, và đứa con lai trùng phùng sau 48 năm.”
    Chi tiết một người con lai không chỉ có thể tự đi tìm cha cho mình mà còn giúp nhiều con lai khác tìm được cha khiến tôi cảm thấy nể phục.
    Không chỉ vậy, khi tiếp xúc, chuyện trò với chị Minh với mục đích hỏi cách thức “tìm cha” như thế nào để hướng dẫn lại cho nhiều độc giả trong hoàn cảnh tương tự đang chờ đợi để biết, thì câu chuyện của riêng chị quả thật cũng đáng để nhiều người cùng đọc để thấy mình được truyền cảm hứng như thế nào cho những điều tưởng chừng như tuyệt vọng.
    Chị Minh tên đầy đủ là Mindy Millwee Nguyễn, hiện sống ở thành phố Ohama thuộc tiểu bang Nebraska.
    Ly kỳ câu chuyện tự mình đi tìm nguồn gốc
    Qua Mỹ theo diện con lai năm 1990, hành trang chuẩn bị cho chặng đường đi tìm cha của Minh chỉ vỏn vẹn có “Ba tên John, nghề nghiệp kỹ sư, làm cho hãng RMK.”
    Nhưng, những thông tin đó không đủ để Hội Hồng Thập Tự giúp Minh tìm cha. Những thông tin đó cũng không khiến hãng RMK cung cấp thêm cho Minh bất cứ chi tiết cá nhân nào về cha cô bởi sự bảo mật riêng tư. “Nếu ba tôi từng là lính thì mọi chuyện sẽ dễ hơn, bởi bên Bộ Quốc Phòng họ sẽ giúp. Còn ba tôi chỉ là kỹ sư ký hợp đồng làm việc cho các đơn vị quốc phòng nên họ không giúp được,” Minh nói.
    Tuy nhiên, người con gái từng lấy câu nói của bà ngoại “ngoại tin chắc rằng một ngày nào đó ba con sẽ về tìm con, ba con không bỏ con đâu” để làm nghị lực sống, vượt lên những nghiệt ngã, ngang trái của xã hội, vẫn không từ bỏ ý định phải tìm cho bằng được cha đẻ của mình, phải để ông được nhìn thấy con gái ông đã thành nhân và biết sống tốt như thế nào.
    Không tìm được bằng cách này, Minh lần mò những cách khác, cho đến lúc hiểu về tính di truyền DNA là Minh lại chìm đắm trong hành trình tìm cha, từ việc lên Google tìm kiếm, ghi danh vào những nhóm cùng mục đích để san sẻ thông tin, học hỏi kinh nghiệm, rồi tự lên mạng tìm mua bộ dụng cụ thử DNA để làm và gửi mẫu đi. Chờ kết quả gửi về, và tìm hiểu cách đọc. Đó là chưa kể hãng này không cho kết quả trùng khớp nhiều thì lại phải chuyển qua hãng khác. Cứ thế trong suốt nửa năm với từng đêm mày mò với AncestryDNA, FamilytreeDNA.

    Mindy Millwee Nguyễn cùng chồng và hai con. (Hình: Facebook Mindy Millwee Nguyễn)
    Minh nhớ lại, “Khi tìm, tôi không may mắn có kết quả trùng khớp gần, mà tế bào di truyền của tôi lại khớp với ‘second cousin’ của ba tôi lận, nghĩa là người đó với tôi là chung ông bà sơ, tức ông bà sơ của tôi là ông bà cố của người đó.”
    “Tôi nghĩ có lẽ Chúa giúp tôi vì khi kết quả thử DNA mà ‘match’ quá xa như vậy thì việc tìm không dễ, vậy mà  tôi lại làm được. Cứ nhẩm tính đời ông bà là mỗi người có 4 ông bà nội ngoại, đến đời ông bà cố là 8, đến ông bà sơ là 16. Trong đó có một nửa là nhánh bên mẹ là Việt Nam, thì còn lại 8 người Mỹ. Tôi phải lần tìm ra hết coi ông bà sơ của mình có bao nhiêu người con, rồi tôi lại ghi ra mỗi người con đó có gia đình là ai. Rồi con của họ là ai. Tôi mất 6 tháng, ngồi từng đêm để mày mò tìm kiếm như thế,” chị kể.
    Nhưng Minh cho rằng chị “may mắn” bởi vì “khi đã xác định được ông bà cố của mình thì chỉ có trong vòng một ngày thôi là tôi tìm ra được ba của tôi.”
    Chị giải thích, “Lý do là đến đời ông bà cố của tôi thì họ chỉ có hai người con trai là ông nội tôi và anh của ông nội. Khi tôi vào xem phần của anh ông nội thì thấy ông ấy không có con trai, chỉ có con gái, thế là tôi loại ra liền. Vậy tôi biết chắc người còn lại là ông bà nội của mình. Khi tôi vào danh sách ông bà nội của tôi thì thấy họ có hai người con trai và một con gái, trong đó có một người tên John, mà tôi biết ba tôi tên John.”
    Niềm vui của người đến đích khiến Minh như ngạt thở.
    Thế nhưng. Đời luôn có những chữ “nhưng” nghiệt ngã
    “Khi tôi tìm vào tên John thì thấy ghi ‘chết.’ Tim tôi như vỡ vụn liền ngay lúc đó,” Minh kể lại khoảnh khắc đau đớn ngay lúc chạm đến đích mà mình đã lần theo từ mấy mươi năm qua.
    Coi tiếp, Minh thấy thêm chi tiết cha cô mất năm 1975 vì tai nạn. “Khi đó tôi tin chắc 95% đây là cha của mình rồi,” người con gái kể lại bằng giọng nghèn nghẹn.
    Theo gia phả đó, Minh có một người cô tên Melinda và một người chú tên Charle. Cô Melinda là nữ, có thể đã theo chồng đổi họ, Minh không thể lần tìm được. Nhưng với chú Charle thì Minh tìm kiếm và biết ông hiện đang ở đâu. Chị viết ngay cho ông một lá thư, gửi bảo đảm yêu cầu có người ký nhận.
    Để rồi chị hiểu chuyện gì đã xảy ra, sau khi xâu chuỗi các dữ kiện.

    Mindy Millwee Nguyễn tìm được người chú ruột của mình, ông Charle Millwee (Hình: Mindy Millwee Nguyễn cung cấp)
    ‘Ba mất vì tai nạn xe máy trong khi đi tìm tôi và mẹ tại Việt Nam’
    Trong thư gửi cho người chú, Minh cho biết, chị được sanh ra vào năm 1968 từ mối tình của cha chị, ông John, một kỹ sư làm theo hợp đồng cho sân bay khi đó, và má chị, một người phụ nữ có sạp buôn bán trái cây cùng gia đình tại Sài Gòn.
    Khi Minh được hơn 1 tuổi, tức năm 1969, ba chị cho biết ý định không muốn quay trở lại Việt Nam nữa khi hết hợp đồng với hãng, bởi chiến tranh càng lúc càng khắc nghiệt. Ông muốn mang mẹ con chị sang Mỹ cùng ông. Mẹ chị lại không muốn rời xứ sở với lý do người em trai của bà vừa mất, bà không thể để mẹ của bà ở lại Việt Nam một mình. Thế là hai người giận nhau.
    Tuy nhiên, sau đó ông John đề nghị sẽ làm khai sanh cho đứa bé để ông cấp dưỡng nuôi con cho đến khi đứa bé được 18 tuổi thì muốn đi Mỹ hay ở Việt Nam là tùy.
    Thoạt đầu mẹ chị đồng ý. Nhưng rồi bà lại nghĩ nếu lỡ như vậy ba bắt Minh đi luôn sang Mỹ thì sao. Nỗi lo lắng đó khiến bà bất an và quyết định ẵm Minh bỏ trốn.
    Mẹ con chị mất liên lạc với ba cô từ đó, năm 1969.
    Cũng trong lá thư, Minh kể cho chú Charle biết cách thức chị đã lần theo chuỗi DNA để tìm ra nguồn cội của mình như thế nào. Chị nói chị biết rằng ông bà nội chị có hai người con trai, trong đó 95% cô nghĩ người tên John là cha đẻ của chị đã chết, nhưng chị hy vọng 5% còn lại ông Charle là cha của mình.
    Đếm từng ngày từ lúc lá thư gửi đi, lẽ ra đã phải có người nhận, lẽ ra phải có hồi âm. Nhưng sau hơn một tuần lễ trôi qua mọi thứ vẫn bặt tăm. Đây cũng là lúc Minh tìm ra được luôn cả nơi yên nghỉ của cha chị, tên ngôi trường ngày xưa ba chị từng cắp sách ở San Antonio tiểu bang Texas.
    Nhiều câu hỏi thi nhau nảy nở trong đầu Minh, thậm chí có cả nỗi hoài nghi “Hay là chú Charle đã chết luôn rồi?”
    Hoang mang. Nóng ruột. Và lớn hơn cả là nỗi khao khát của một đứa con muốn đặt chân đến nơi có người cha đang nằm xuống, Minh quyết định lái xe đi San Antonio. Dĩ nhiên, chồng và hai người con trai của Minh cũng tháp tùng chuyến đi tìm nguồn cội.
    “Đầu tiên tôi đi thăm mộ ba tôi. Do đã tìm hiểu trước nên tôi biết mộ ba ở đâu, mộ ông bà nội, ông bà cố ở đâu, vì nghĩa trang đó toàn là dòng họ không à. Tôi đi vô trường trung học ngày xưa ba tôi học, và điểm cuối cùng là nhà chú Charle,” Minh kể.
    Đến nơi, nhìn thấy “cả đống thơ để ngoài trước, trong đó có cả lá thư của tôi, lúc đó mới nghĩ là họ đi vacation nên không ai ở nhà hết.”
    Tại đây, Minh viết thêm một lá thư tay cho biết chị đã tới nơi này.
    Chị nhớ lại, “Khi đó hai thằng con tôi đứng mà run lắm, nó nói không biết người ta có nhìn mẹ không mà mẹ đi ngay đến nhà người ta như vậy. Tôi nói tôi không quan tâm đến việc người ta có nhận mình hay không, mục đích của tôi chỉ là đến xem chú còn sống hay chết mà thôi.”
    Một tuần sau khi trở về nhà, Minh nhận được một cú điện thoại từ San Antoino gọi đến. Nhìn thấy số điện thoại, chị đoán ngay người gọi. Và “tự dưng tôi thấy run.”
    Sau khi “A lô,” Minh nghe từ phía bên kia tiếng một người đàn ông nói, “I think I’m your uncle.” (Chú nghĩ chú là chú của con.)”
    Niềm xúc động vỡ òa. Cô không nói được lời nào sau khi cố gắng hẹn với chú cho cô được gọi lại sau 10 phút nữa.
    Và họ đã nhận ra nhau, là họ hàng, rất gần.
    Câu chuyện từ phía người chú đã giúp Minh chắp nối lại được những hình ảnh sau cùng của cha cô.
    Ra là, sau khi mẹ Minh bồng cô chạy trốn, cha cô đã mỗi ngày chạy xe Honda đến ngôi nhà cũ để tìm, để chờ đợi trong đau khổ – theo lời của người hàng xóm kể lại.
    Và ông bị té xe Honda ở Việt Nam chỉ một tuần sau ngày mẹ Minh mang cô đi trốn.
    Hãng nơi ông làm việc lập tức đưa ông trở lại Mỹ để điều trị. Dù vậy, não ông đã bị tổn thương, trí nhớ không bình thường nữa. Ông sống thêm được mấy năm, bị động kinh rồi chết.
    “Theo lời chú, ba tôi không có vợ, nên xem như tôi là con duy nhất của ba,” Minh cho biết.
    Theo lời Minh kể, mấy tuần sau cuộc điện thoại đó, vợ chồng chú Charle cùng vợ chồng cô Melinda qua Nebraska để gặp mặt đứa cháu “đích tôn” của họ Millwee.
    “Giờ thì mọi người gọi nói chuyện hằng tuần. Tôi cũng có qua thăm gia đình cô chú. Chú tôi cũng không có con, thành ra coi như tôi là người mang họ cuối cùng của dòng họ Millwee từ đời ông cố tôi luôn, tại vì anh của ông nội không có con trai. Nếu tôi là con trai thì sẽ đổi họ để duy trì tiếp dòng họ nhưng tiếc rằng tôi là con gái,” Minh kể với nụ cười hạnh phúc.

    Vợ chồng chị Mindy Millwee Nguyễn cùng vợ chồng người cô Melinda Millwee. (Hình: Facebook Mindy Millwee Nguyễn)
    Mỗi người con lai đều có một câu chuyện rất hấp dẫn”
    Đó là lời nhận xét của Minh khi chị cho tôi biết, ngoài việc tự tìm được nguồn gốc con lai của mình, chị còn giúp thêm mười mấy người khác và kết quả đến nay là có thêm bốn người bạn đi cùng nhà thờ với chị tìm được cha của họ.
    Điều may mắn của Minh so với phần lớn những người con lai khác là chị được học hành đến nơi đến chốn.
    Minh kể, sau 1975, bị buộc đi “kinh tế mới” mẹ chị ẵm chị trốn về quê ngoại ở Mỹ Tho.
    “Giai đoạn đầu 1975 thì sợ lắm, ngoại không dám cho tôi đi học vì sợ trả thù con lai, ngoại giấu tôi trong nhà, không cho ra đường. Lúc đó mỗi lần ai tới là tôi phải chạy đi trốn. Sau mấy tháng thấy êm êm thì mình mới ‘trồi’ lên. Mà khi đó ngoại cạo đầu tôi trọc lóc vì tóc tôi màu vàng. Ngoại sợ vậy thôi chứ cái mặt tôi lai thì giấu đi đâu được,” Minh nhớ lại.
    Tuổi thơ hồn nhiên, được đi học cũng thích được múa hát như bạn bè, “nhưng mỗi lần có mấy ông cấp trên xuống dự lễ thì thầy cô phải thế người khác, không cho tôi biểu diễn, vì thầy cô cũng sợ.”
    “Nhiều lúc buồn vì bị kỳ thị, bị trêu chọc, tôi cũng muốn nghỉ học, nhưng may là nhờ có ngoại khuyến khích. Ngoại hay nói ‘con phải cố gắng, phải đi học, tại vì ngoại tin là ba con sẽ trở lại tìm con.’ Lời nói của ngoại cứ ở trong đầu tôi,” Minh tâm sự.
    Phương châm sống mà bà ngoại truyền lại cho Minh là “con đi học với cộng sản thì con phải nghĩ giống như con ăn cơm với cá. Con phải biết lừa xương, thịt thì con nuốt, xương thì con nhả, chứ đừng nuốt hết. Họ dạy cái gì đúng thì nghe, dạy cái gì không đúng thì không có nghe, nhưng không cần trả lời, không cần đấu tranh gì hết. Nhưng con phải đi học.”
    Minh nhận xét, “Ngoại là người rất thông minh, là người nâng đỡ tinh thần cho tôi suốt tuổi thơ.”
    Chính vì vậy Minh cũng học được đến hết lớp 12 không để ý đến những ưu phiền, quên mất mình là con lai, cứ hồn nhiên hòa nhập vào cuộc sống, vào xã hội, cũng mang nhiều hoài vọng với ước mơ được trở thành cô giáo.
    Cho đến khi nộp hồ sơ thi đại học, thực tế đã giáng thẳng vào cô thiếu nữ 18 tuổi cái tát đầu đời choáng váng đến tái tê.
    “’Thành phần gia đình tốt, thành phần bản thân Mỹ ngụy’ tôi còn nhớ rất rõ những dòng chữ mà người ta ghi trong bản lý lịch của mình. Cầm tờ xác nhận của địa phương về nhà, tôi khóc như chưa bao giờ được khóc. Tôi tưởng như có thể đập nát ngôi nhà mình. Một điều gì đó tổn thương rất lớn trong lòng tôi. Lúc đó tôi trách mẹ tôi ‘tại sao mẹ đẻ con là con lai? Tại sao?’ Tôi nhớ tôi hét lên như vậy nhưng mẹ tôi chỉ ngồi khóc. Giờ nghĩ lại thấy thương mẹ tôi lắm. Nhưng lúc đó mình đâu có suy nghĩ được, mình bị xã hội ức chế thì chỉ còn biết về nhà bung ra,” Minh kể lại sự khắc nghiệt mà xã hội đã dành cho cô từ mấy mươi năm trước như vẫn còn hằn nguyên một lằn roi.
    Khi đó, bà ngoại nghe lén đài VOA, BBC hằng đêm nên biết có chương trình con lai, chương trình H.O. Bà ngoại khuyên Minh nên tập trung lo học tiếng Anh để “đi Mỹ.”
    Minh kể, “Thế là tôi lên Sài Gòn, ở trọ nhà người bà con, ban ngày đi làm, ban tối đi học thêm tiếng Anh ở những trung tâm ở Sài Gòn. Bắt đầu ổn định lại tinh thần mình. Bất cần mọi thứ và xa lánh bạn bè, không liên lạc với ai hết. Lúc đó chỉ tập trung hướng tới  tương lai mới cho mình, đi học Anh văn, học đánh máy, học những gì có thể đi Mỹ.”
    Cuộc đời Minh thực sự bước sang trang mới khi cô đặt chân đến Mỹ năm 1990. Và, một lần nữa, mảnh đất ngày khiến cô cảm thấy yêu thương, gắn bó hơn khi cô tìm được nguồn gốc của mình vào cuối Tháng Bảy, 2016.
    Hiện tại, Minh đang làm kế toán tại nhà phụ giúp chồng trong công việc điều hành một tiệm pizza. Chị có hai con trai đều đang học đại học.
    Quan trọng hơn, Minh vẫn luôn sẵn lòng giúp đỡ những người con lai mà chị quen biết trong việc tìm kiếm lại nguồn gốc của họ, bởi, như cô nói, “Những người con lai tội nghiệp lắm. Chỉ vì hoàn cảnh, vì sự kỳ thị của xã hội mà đôi khi họ đã không được sống một cách đàng hoàng, tử tế. Nhưng tôi nghĩ, mỗi người con lai đều có một câu chuyện rất hấp dẫn. (Ngọc Lan/Người Việt)

      
    Mỹ Hương Lê và câu chuyện tìm mẹ - 26/07/2015

    Xem tiếp...