Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

TÌNH YÊU VÔ BỜ 17/c (Chuyện tình thời chiến)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Chia ly còn lại - Mối tình thời chiến xa cách 52 năm với người chồng Nhật Bản
Tình yêu vốn dĩ là một thức tình cảm kì lạ của con người, vừa lung linh vừa khó đoán. Có người dành cả đời mình chỉ để tìm kiếm một tình yêu đích thực. Có người chỉ mới quen vài ba câu đã yêu nhau. Sâu đậm ,mãnh liệt nhưng cũng mong manh như một giấc mơ, khiến người ta khắc khoải hoài niệm . Đó chính là tình yêu thời chiến. Bởi nó được viết nên ngay dưới những cuộc chia ly không lời từ biệt.

Chuyện tình cảm động của đôi vợ chồng già Syria: Mất hết tất cả trong chiến tranh, nhưng họ vẫn còn có nhau

Hiccup, Theo Thời Đại 21:49 17/05/2017

Những lời tâm sự đẫm nước mắt của cụ ông và cụ bà tới từ Syria đã khiến nhiều người rơi nước mắt, phần vì cảm động trước tình yêu của họ, phần vì nhói đau trước những tội ác dã man mà chiến tranh đem lại.

Mới đây, câu chuyện cảm động của một cặp vợ chồng già người Syria đã chạm tới trái tim của biết bao người trên khắp thế giới, sau khi những thước phim cảm động về họ được sử dụng với mục đích kêu gọi từ thiện. Đó là chuyện tình giữa cụ ông Ahmed 90 tuổi và cụ bà Khadijah 75 tuổi.
Khi xưa, thực ra hai ông bà đến với nhau không phải bởi tình yêu. Họ nên vợ nên chồng do sự hứa hôn của gia đình hai bên, bởi cha của hai ông bà vốn là bạn rất thân. Khi đó, bà Khadijah mới chỉ 11 tuổi. "Lúc đó tôi chỉ là một cô bé còn không hiểu hôn nhân là gì. Tôi không biết anh ấy là người thế nào, và anh ấy cũng vậy", bà tâm sự.
Thế nhưng may mắn thay, không như nhiều nạn nhân đáng thương khác của nạn tảo hôn, cuộc hôn nhân gượng ép ấy lại nhanh chóng biến thành tình yêu. Sau 65 năm đầu gối tay ấp, giờ đây họ yêu thương nhau bằng tất cả trái tim. Họ đã có với nhau 8 người con.
Trước máy quay, đôi vợ chồng già không ngại ngần thể hiện tình cảm. Ông Ahmed nắm tay vợ, trao cho bà những lời dịu dàng: "Tôi rất yêu bà ấy. Yêu nhiều tới mức không thể diễn tả bằng lời. Bà ấy là mẹ của các con tôi mà". Có khoảnh khắc, cụ ông còn đầy hóm hỉnh và tinh nghịch hôn má vợ, trong khi bà Khadijah ngại ngùng, dùng hết sức đẩy ông ra, nhưng lại vẫn nở nụ cười tươi rói hạnh phúc.
Cụ ông hôn cụ bà đầy tinh nghịch, trong khi cụ bà ngại ngùng đẩy ra, nhưng miệng vẫn nở nụ cười hạnh phúc.
Cụ ông Ahmed tự hào chia sẻ, hai vợ chồng sống với nhau vô cùng êm ấm  và chưa một lần cãi vã. Bà Khadijah cũng nói về chồng và các con một cách đầy yêu thương và biết ơn: "Tôi yêu những đứa con của tôi còn hơn cả bản thân mình. Chồng của tôi đã làm việc rất vất vả để chăm lo cho gia đình chúng tôi. Không có lý do gì để chúng tôi giận dữ, xích mích với nhau cả".
Thế nhưng, bom đạn chiến tranh đã gieo rắc bất hạnh xuống cuộc sống vốn hạnh phúc và viên mãn của gia đình họ. Gia đình của ông bà phải chịu cảnh ly tán đã 4 năm nay, từ sau khi đôi vợ chồng già phải rời thành phố nơi họ từng sinh sống và chuyển tới trại tị nạn. Điều kiện sinh hoạt tại đây hết sức khó khăn khi thức ăn, nước uống đều là những thứ xa xỉ.
Đau lòng hơn cả, họ phải chia xa với những người con mà họ hết mực yêu thương. Trước đây khi đau ốm, 8 người con vẫn luôn ở bên để chăm sóc cha mẹ già, nhưng giờ đây, do mỗi người ly tán mỗi ngả, bên họ không còn ai cả. Bà Khadijah lạc giọng khi nói về nỗi nhớ các con: "Liệu tôi có bao giờ được gặp lại các con tôi nữa không? Chúng tôi chỉ có thể nghe giọng chúng qua điện thoại mà thôi".
Chuyện tình cảm động của đôi vợ chồng già Syria: Mất hết tất cả trong chiến tranh, nhưng họ vẫn còn có nhau - Ảnh 3.
Đôi vợ chồng già bật khóc khi nói về các con cùng cuộc sống bế tắc, khổ sở hiện tại.
"Trái tim của chúng tôi đã trở nên trống rỗng bởi nỗi đau buồn, bởi sự đàn áp và đói nghèo", ông Ahmed nói trong nước mắt. Ông cũng đau đớn kể lại câu chuyện về những người tị nạn Syria đã phải rao bán bộ phận cơ thể, thậm chí bán cả con trai mình để đổi lấy đồ ăn, thức uống. Suốt cuộc nói chuyện, hai ông bà liên tục nhắc tới cái chết, rằng chỉ có khi nhắm mắt xuôi tay, nỗi bi kịch này mới có thể chấm dứt.
Câu chuyện đầy đau buồn của đôi vợ chồng già Syria khiến cả thế giới một lần nữa nhói lòng trước tội ác dã man mà chiến tranh đem lại. Nó đã tước đoạt đi cuộc sống và hạnh phúc của biết bao người dân vô tội, đẩy họ lâm vào cảnh chia ly, bần cùng.
Thế nhưng, giữa khổ đau và thiếu thốn, tình yêu vẫn là viên kim cương vĩnh cửu mãi sáng lấp lánh, vượt lên trên sức hủy diệt và tàn phá của bạo lực phi nghĩa. Thật may là đối với cặp vợ chồng già Syria, họ đã mất tất cả, nhưng vẫn còn có nhau.
"Tôi yêu bà nhiều lắm. Nhiều bằng khoảng cách từ đây cho tới ngôi làng đằng kia kìa".
"Chỉ có tới ngôi làng ấy thôi à?"
"Không, cho tới tận ngôi làng xa nhất!".
Chuyện tình cảm động của đôi vợ chồng già Syria: Mất hết tất cả trong chiến tranh, nhưng họ vẫn còn có nhau - Ảnh 4.

Những chuyện tình cảm động ở nơi “chưa bao giờ hết chiến tranh”

GiadinhNet - Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ở các trung tâm điều dưỡng thương binh nặng thì dấu tích của một thời bom đạn vẫn còn mãi. “Ở nơi chưa bao giờ hết chiến tranh” này, có những câu chuyện cảm động đến ứa nước mắt vì sự đồng cảm, vì tình yêu thương và tình đồng đội.

Những chuyện tình cảm động ở nơi “chưa bao giờ hết chiến tranh” 1
Bà Mai Thị Hường: “Với chúng tôi, ở đây chưa bao giờ hết chiến tranh”.  Ảnh: Q.K
“Nơi này chưa bao giờ hết chiến tranh”

Bốn mươi năm sống ở Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh), đối với bà Mai Thị Hường (70 tuổi), ngày 27/7 luôn là ngày ý nghĩa và hạnh phúc nhất. Đó là lúc được đông đảo khách ở thập phương đến hỏi thăm sức khỏe và tặng quà, là lúc bà được ngồi trò chuyện về mình, về những ký ức thời chiến.

Bà Hường cho biết, khi mới 21 tuổi, bà viết đơn tình nguyện đi thanh niên xung phong vào tuyến đường 20 dọc Trường Sơn. Sau 3 năm tham gia san lấp, sửa chữa hàng chục tuyến đường cùng đồng đội, một ngày cuối năm 1968, bà bị thương nặng ở cột sống vì trúng phải bom bi của địch ném xuống. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng với bà, những vết thương vẫn âm ỉ, ngày nào bà cũng phải dùng thuốc giảm đau. “Với chúng tôi, ở đây toàn những thương bệnh binh nặng, những mảnh bom, vết đạn vẫn còn trong người, nó vẫn hành hạ chúng tôi hàng giờ, hàng phút. Hòa bình nhưng với chúng tôi, nơi đây vẫn chưa bao giờ hết chiến tranh cả”, bà Hường lặng đi vì xúc động.

Thương binh Bùi Đức Bảng (73 tuổi) quê ở huyện Trấn Yên (Yên Bái), nhiều năm nay sống cuộc sống thực vật. Chiến tranh đã cướp đi của ông sự linh hoạt của đôi tay, đôi chân nên mỗi khi di chuyển, ông phải có người dìu lên xe 3 bánh. Sau khi bị tai biến, ông không nói, không vận động được nhưng khi nghe vợ là bà Vương Thị Nho kể chuyện thời chiến, ông lại khóc lên nức nở.
Những chuyện tình cảm động ở nơi “chưa bao giờ hết chiến tranh” 2
Chấp nhận lấy người chồng là thương binh nặng 91%, nhưng hạnh phúc vẫn luôn mỉm cười với bà Nho suốt 25 năm qua.  Ảnh: Q.K

Đến với nhau vì tình thương và sự đồng cảm, đến nay, cuộc hôn nhân của cựu binh Bùi Đức Bảng và bà Vương Thị Nho đã được 25 năm. “Thời đó, tôi là giáo viên mầm non trong xã đưa các cháu đến biểu diễn văn nghệ. Được tận mắt chứng kiến sự đau thương, mất mát của các anh, tôi cảm thấy thương xót vô cùng. Từ sự đồng cảm đó, tôi dần mến thương anh ấy, rồi chúng tôi tổ chức lễ cưới trong sự ủng hộ của gia đình và cán bộ của trung tâm. Bên nhau 25 năm cùng bao khó khăn, vất vả trong việc chăm sóc chồng nhưng với tôi, mọi thứ vẫn luôn là tình yêu rất lớn”, bà Nho chia sẻ.
Hạnh phúc vì sự đồng cảm

Khi chúng tôi đến, vợ chồng cựu binh Trần Thị Hồng và Hoàng Văn Uyên (đều 71 tuổi) đang chuẩn bị bữa cơm trưa, thấy có khách đến, ông bà lật đật từ trong khu nhà bếp ra tiếp khách. Cả bà Hồng và ông Uyên đều là thương binh nặng, họ cùng quê Hà Tĩnh nên từ đồng cảm, thương yêu mà trở thành vợ chồng mấy chục năm qua.

Sinh ra và lớn lên ở huyện Hương Sơn, năm 18 tuổi, bà Hồng tình nguyện xin vào lực lượng thanh niên xung phong đi san lấp hố bom mìn tại khu vực phía Tây Quảng Bình. Năm 1968 bà bị trúng bom và mất đôi cánh tay. Còn ông Hoàng Văn Uyên lúc bấy giờ là lính giao thông gần khu mà bà Hồng đóng quân. Mới ngày đầu gặp nhau hai người đã cảm thấy là của nhau. Biết người yêu bị thương nặng, nhưng vì tình yêu cháy bỏng ông Uyên đã không ngần ngại về Hương Sơn xin phép gia đình được lấy bà Hồng. “Vừa nghe tôi nói sẽ cưới làm vợ, bà Hồng đã ngất xỉu”, ông Uyên nhớ lại. Khi bà ấy đã tỉnh rồi thì nhất quyết từ chối vì mặc cảm với những vết thương trên người. Tuy nhiên, với sự chân thành và những lời động viên, hai ngày sau, chúng tôi đã tổ chức đám cưới. Năm 1977, khi bà Hồng được đưa về điều trị tại Trung tâm Điều dưỡng Thuận Thành (Bắc Ninh) thì ông Uyên xin ra công tác tại Trung tâm để có cơ hội phục vụ chăm sóc vợ. Thế rồi lần lượt hai người con được sinh ra, đến nay hai con của ông bà đã trưởng thành, lấy vợ và đã sinh cho ông bà 2 đứa cháu nội.

Bà Mai Thị Hường bảo, ở trong trung tâm này, có đến hàng chục trường hợp thành vợ, thành chồng khi đến đây điều dưỡng. “Mỗi cặp nên vợ nên chồng có mỗi hoàn cảnh khác nhau nhưng có một điểm chung là họ đến với nhau vì sự đồng cảm, yêu thương, tình đồng đội, đồng chí chứ không một chút vụ lợi hay vật chất nào”, bà Hường chia sẻ.
Quang Khánh
 
Tình Ca - Trọng Tấn

Người anh hùng thời chiến và chuyện tình ngàn dặm

00:04 28/12/2012

Đánh giặc giỏi trên chiến trường nhưng ngoài đời thường, chàng trai Nguyễn Huy Hiệu khi đã là Trung đoàn trưởng vẫn có lúc bẽn lẽn trước mặt các cô gái, chưa từng có mối tình đầu.

Tơ duyên đã đến với ông tình cờ khi trên một chuyến tàu, anh quen cô gái bạn đồng hành cùng quê. Chuyện tình của người anh hùng thời chiến dù phải chờ đợi qua những năm tháng chiến tranh, vượt qua ngàn dặm cách xa nhưng họ vẫn đợi ngày đất nước thống nhất để tính chuyện hạnh phúc riêng. Tướng Hiệu tâm sự, đến nay dù đã có cháu nội, ngoại, tình yêu ấy vẫn nồng nàn như thuở nào...
Vợ chồng Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu
Chuyến tàu nối tơ duyên
Nhắc lại câu chuyện tình yêu, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu bỗng thấy mình như đang ngược thời gian trở về với những ngày miệt mài với những trang thư viết tay, hồi hộp đếm ngày nhận thư của người yêu từ phương xa gửi về.
Ông tâm sự: "Yêu nhau, chờ nhau trong thời chiến vốn là lẽ thường tình. Nhưng hai vợ chồng tôi lại tình cờ gặp nhau và đến với nhau từ những địa danh có chữ Hải (Hải Long, Hải Hậu, Hắc Hải). Chính vì thế, hai đứa con của vợ chồng tôi sau này đều được lấy chữ đệm là Hải (Nguyễn Thị Hải Yến và Nguyễn Hải Anh) để nhớ về cội nguồn nơi bố mẹ gặp gỡ, yêu nhau".
Năm 1973, Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu về thăm quê để chuẩn bị đi học văn hóa ở Lạng Sơn đã gặp cô sinh viên Đại học y khoa ô-đéc-xa đi tàu hỏa từ Liên Xô về thăm nhà.
Tướng Hiệu kể: "Tôi hơn nhà tôi 2 tuổi nên thuở đi học không cùng lớp. Gia đình cùng ở một xã nhưng cũng chỉ biết nhau sơ sơ nên chẳng để lại những kỷ niệm đặc biệt. Trong chiến tranh những lần bị thương tôi được các y bác sỹ quân y cứu chữa tận tình nên có ấn tượng mạnh mẽ với những người công tác trong ngành y. Tôi thường nói đùa với đồng đội, nếu kết thúc chiến tranh còn sống sẽ lấy vợ ngành y để trả nghĩa, ai ngờ chuyện đùa hóa chuyện thật...".
Chỉ hành trình ngắn ngủi nhưng qua những câu chuyện, anh Trung đoàn trưởng trẻ tuổi đã có cảm tình với cô sinh viên cùng quê. Cô tên là Lại Thị Xuân, nhà nghèo nhưng học giỏi, là một trong số rất ít những người con gái quê học đến cấp ba. Để được bước chân vào trường Đại học, cô đã phải trải qua những năm tháng khó khăn, vất vả.
Đó là những năm cả nhà có một cái giường, mấy mẹ con cùng nằm chung chật cứng không dám trở mình. Những đêm đói, xách đèn chai ra cánh đồng bới khoai ăn sống đỡ đói để học đêm. Hay những sớm đông rét cắt da cắt thịt, cô chân đất đi bộ trên con đường dài, áo mặc không đủ ấm nên người co ro, da tím tái đến lớp học. Chịu đựng tất cả, cô vẫn học giỏi. Sau một năm học dự bị Đại học cô sang Liên Xô (cũ) học y khoa tại trường ô-đéc-xa.
Cô sinh viên không ngần ngại khi tâm sự chuyện đời mình với anh bộ đội, không giấu chuyện năm học dự bị Đại học ở Hải Dương, cô là cô gái nghèo khổ nhất khi các bạn đều quần là, áo lượt, giầy dép đủ cả, còn cô chỉ có tấm áo vải phin, quần lụa đen. Đôi dép rọ nhựa màu đen khi đi học mẹ cô phải bán một thùng thóc mới mua được.
Anh bộ đội xúc động khi nghe bạn đồng hành trải lòng ngày ấy, mặc cảm với bạn bè vì cảnh nghèo mà cô đã có ý định bỏ học; nhưng rồi nhớ đến chuyện người cha chiến đấu hy sinh, nhớ hình ảnh mẹ tảo tần khuya sớm, mắt thâm quầng mong ngóng tin con, chờ vào tương lai tốt đẹp của cô, cô quyết tâm vượt qua tất cả khó khăn để học thật tốt.
Tình yêu ngàn dặm
Chính vì thế, ngay từ ngày gặp đầu tiên ấy, họ đã có những ấn tượng tốt đẹp về nhau. Cô cảm phục người anh hùng trẻ tuổi ghi nhiều chiến công trong trận mạc. Còn Nguyễn Huy Hiệu thì cảm mến người con gái có nghị lực phi thường, vượt qua khó khăn để vươn lên bầu trời tri thức.
Trong lễ trao bằng viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học Quân sự Liên bang Nga (tướng Hiệu đứng thứ 3 từ trái sang)
Họ chia tay nhau sau lần gặp ngắn ngủi ấy, cô Xuân lại sang trời âu xa xôi học tiếp, Nguyễn Huy Hiệu khoác ba lô lên Lạng Sơn học văn hóa, rồi trở về đơn vị chiến đấu đối mặt với bom đạn, khói lửa chiến tranh, ranh giới mong manh của sự sống - cái chết. Giữa hai người, sự liên hệ giờ chỉ qua những cánh thư bay qua bay lại. Tướng Hiệu kể lại, ông thích khôi hài và lãng mạn nên những bức thư gửi cho bạn gái, ông thường viết rất dài, có bức thư dài tới 20 trang giấy học trò.
Tướng Hiệu dí dỏm: "Ngày đi học ở Liên Xô, nhà tôi cũng có nhiều người thích lắm, trong đó có những chàng trai Hà Nội lịch thiệp, gia đình khá giả. Nhưng cũng là duyên trời, chúng tôi gặp nhau, thông cảm với hoàn cảnh của nhau để hôm nay cùng lên chức ông bà ngồi ngắm các cháu".
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu kể: "Sau ngày thống nhất đất nước, tôi được tham gia đoàn Việt Nam đi cảm ơn các nước bạn bè trên thế giới. Khi đoàn đến Liên Xô, chúng tôi tham quan Hạm đội Hắc Hải đóng ở biển Hắc Hải. Tại đây, tôi đã gặp các bạn của Xuân cùng với các lưu học sinh khác tại trường Đại học Y khoa ô-đéc-xa".
Đến năm 1976, cô Xuân về nước công tác tại Bệnh viện E, còn người anh hùng Nguyễn Huy Hiệu học xong văn hóa trở về chỉ huy đơn vị, họ mới tổ chức lễ cưới, thành cặp vợ chồng hạnh phúc.
Đến nay, tình yêu đã kết trái, con cháu đề huề, bác sĩ Lại Thị Xuân đã cống hiến hết mình cho y học và được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu đã cống hiến nhiều nghiên cứu cho khoa học quân sự và đã được bầu làm Viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học Quân sự Liên bang Nga. Ngoài giờ làm việc, công tác nghiên cứu khoa học, họ trở về vui bên cháu con, chăm sóc vườn cây cảnh, tham gia công tác từ thiện.
Vương Hà
 
Đắp Mộ Cuộc Tìn Đan Nguyên

Chuyện xúc động về nụ hôn 76 năm sau trận đánh 'Trân Châu Cảng'

Nếu không có cuộc tấn công Trân Châu Cảng năm 1941, có lẽ hai người bạn già này đã có một tình yêu học trò đẹp đẽ, thậm chí có thể "về chung một nhà".
Đó là câu chuyện xúc động của hai người bạn thời trung học từng phải lòng nhau, nhưng bị chiến tranh chia cắt: Carl Warner, cụ ông 92 tuổi và Abby Deutsch, cụ bà 91 tuổi.
Hơn 7 thập kỷ xa nhau, họ gặp lại nhau, trao nhau nụ hôn ở cái tuổi "gần đất xa trời" mà nhẽ ra phải là nụ hôn đầu đời từ 76 năm về trước.
Chuyện xúc động về nụ hôn 76 năm sau trận đánh Trân Châu Cảng-1

Carl Warner và Abby Deutsch giờ đã ngoài 90 tuổi
Năm 1941, Carl Warner khi đó là cậu học sinh trung học sống ở Miami, đã bị cô bạn Abby Deutsch, kém 1 tuổi "hớp hồn". Carl đã dự định sẽ ngỏ lời với Abby; thế nhưng cuộc chiến tàn khốc không cho phép anh thực hiện điều đó.
Buổi sáng chủ nhật định mệnh ấy, ngày 7/12/1941, quân đội Nhật Bản giáng một đòn bất ngờ vào vào căn cứ hải quân của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng, Hawaii. Cú tấn công này kéo Mỹ vào Thế chiến thứ 2. Vài ngày sau vụ tấn công Trân Châu Cảng, Carl gia nhập thủy quân lục chiến. Tình cảm đôi lứa vừa được nhen nhóm đã vội bị chiến tranh chia cắt.
Chuyện xúc động về nụ hôn 76 năm sau trận đánh Trân Châu Cảng-2
Abby thủa trung học
Cuộc sống của họ rẽ sang 2 hướng khác nhau; cho đến 10 năm trước họ tình cờ có số điện thoại của nhau thông qua những người bạn. Khi đó, Carl Warner sống ở Sherman Oaks, California; còn Abby sống ở Florida. Kể từ đó, họ thường xuyên giữ liên lạc qua điện thoại, nhưng chưa một lần gặp gỡ.
Suốt quãng thời gian ấy, những cuộc trò chuyện xa đã nhen nhóm lại tình cảm đặc biệt trong lòng họ, dù 2 người đã lập gia đình từ lâu. Năm 2012, chồng Abby qua đời. Dù đã về hưu, bà vẫn làm thêm tại Đại học Miami với tư cách là thư ký của hiệu phó trường.
Còn Carl Warner, khi chiến tranh kết thúc ông từng làm phóng viên cho hãng thông tấn Hoa Kỳ UPI (United Press International). Tại đây, ông đã kể lại nhiều trải nghiệm chinh chiến và bị bắt làm tù binh ở Cuba, cũng như bị thương khi tham chiến ở Venezuela.
Thậm chí, đài CBS còn đưa tin rằng ông đã qua đời. Tuy nhiên, Carl Warner vẫn sống khỏe mạnh. Ông kết hôn 2 lần và người vợ thứ 2 đã qua đời năm 2015 vì bệnh viêm phổi mãn tính, sau 22 năm chung sống.
Chuyện xúc động về nụ hôn 76 năm sau trận đánh Trân Châu Cảng-3
Carl Warner từng làm phóng viên chiến tranh
Chia sẻ với tạp chí People, cụ bà Abby khiêm tốn nói rằng hai người chỉ là bạn trung học; nhưng cụ ông Carl không ngần ngại bộc bạch: "Abby Deutsch là một người tốt bụng. Cho đến bây giờ, bà ấy vẫn là người phụ nữ ngọt ngào nhất mà tôi biết".
Tuy nhiên, ông nói thêm khi đó thật sự không phải thời điểm phù hợp cho mối quan hệ của 2 người. Cậu thanh niên Carl Warner thủa đó mới 17 tuổi, sự nghiệp học hành vẫn chưa xong, việc làm chưa có và chiến tranh lại nổ ra.
Cả thập kỷ trao đổi qua điện thoại, nhiều lần hẹn hò gặp nhau nhưng đều không thành cho đến ngày 17/8 vừa qua, Carl và Abby mới có một cuộc gặp gỡ thực sự nhờ sự trợ giúp của một hội người cao tuổi.
"Tôi thích cảm giác được chờ đợi, và thật tuyệt vời khi cuối cùng tôi cũng gặp được ông ấy", Abby thổ lộ. Bà cũng tiết lộ thêm cuộc hẹn hò với "người trong mộng" từ 76 năm về trước đã vượt xa sự mong đợi của bà.
Họ đã trải qua một cuộc hẹn hò thú vị ở Warner Bros, Burbank, Los Angeles; sau đó ăn tối tại nhà của Carl. "Chúng tôi ôm và rồi hôn nhau. Tôi biết điều này sẽ xảy ra", Carl chia sẻ với People.
"Chúng tôi thật may mắn vì còn sống khỏe mạnh ở tuổi này... Nụ hôn ấy thật tuyệt vời. Nếu đây là cách bạn hôn một ai đó sau 76 năm, thì tôi có thể ra đi và trở lại sau 76 năm nữa để được hôn ông ấy", Abby nói.
Còn Carl cho biết được gặp lại Abby là điều vô cùng hạnh phúc.
Chuyện xúc động về nụ hôn 76 năm sau trận đánh Trân Châu Cảng-4
Gặp lại "người trong mộng" 76 năm sau, cả 2 đều vô cùng hạnh phúc
Trận đánh Trân Châu Cảng (hay còn gọi là Chiến dịch Hawaii) là một sự kiện lớn trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Đây là đòn tấn công quân sự bất ngờ của quân đội Nhật Bản nhằm vào căn cứ hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng, tiểu bang Hawaii ngày 7/12/1941. Trận đánh này cũng lôi kéo Mỹ vào Thế chiến 2.
Cuộc tấn công bao gồm hai đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay, xuất phát từ 6 tàu sân bay Nhật Bản, đã gây thiệt hại lớn cho quân đội Mỹ. Theo thống kê, 4 thiết giáp hạm Hoa Kỳ bị đánh chìm, 3 tàu tuần dương, 3 tàu khu trục, 1 tàu thả mìn, 188 máy bay bị phá hủy; hơn 2.000 người tử vong và hơn 1.000 người bị thương.
Về phía quân Nhật cũng thiệt hại ít hơn, 29 máy bay và 4 tàu ngầm bỏ túi bị hư hại, với 65 người thương vong.
LEO
Theo Vietnamnet
 

“Cưới nhau xong là đi”, một chuyện tình trong chiến tranh

28/02/2016 13:29 GMT+7

TT - Cuộc tình thời chiến của hai người khiến người trung tá cưu binh liên tưởng đến bài thơ Màu tím hoa sim của nhà thơ Hữu Loan, trong đó có chi tiết y chang nỗi niềm của bà Vui: “Cưới nhau xong là đi”.

Bà Đào Thị Vui (trái) tặng áo len cho chị gái của chồng trong ngày gặp mặt năm 2016 - Ảnh: V.Toàn
Bà Đào Thị Vui (trái) tặng áo len cho chị gái của chồng trong ngày gặp mặt năm 2016 - Ảnh: V.Toàn
Bà Đào Thị Vui, ở xã Cao Viên, huyện Thanh Oai (tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội), năm nay đã 71 tuổi. Bà lấy chồng năm 1968 khi làm công nhân Nông trường Trần Phú đóng tại Yên Bái. Lễ cưới được ba hôm thì chồng nhập ngũ.
  Đầu xuân 2016, dẫn tôi đến căn nhà thấp mái của bà Vui, trung tá cựu binh Lê Ngọc Khánh kể: “Ngày 15-4-1968, tôi là trung đội trưởng, đại đội 3, tiểu đoàn 11 trực thuộc sư đoàn 316 (Quân khu Tây Bắc) đến Nông trường Trần Phú nhận quân. Ngay trong đêm đó, nông trường có tổ chức một đám cưới mà chàng rể là anh Lê Tiến Tửu, cán bộ quản lý đội chế biến chè và chị Đào Thị Vui”.
“Cưới nhau xong là đi”
Sau đêm động phòng của đôi vợ chồng trẻ, trung đội trưởng Khánh đến gặp họ và cho biết anh Tửu có quyết định nhập ngũ, nhưng vì mới cưới vợ nên đơn vị hoãn cho anh nhập ngũ đợt này, để đi đợt sau. Nhưng anh Tửu cương quyết “vui duyên mới không quên nhiệm vụ” và khẳng định mình vẫn nhập ngũ đợt này.
Khánh hỏi ý kiến chị Vui. Chị Vui nói: “Anh Tửu quyết thì tôi cũng quyết”. Chiều hôm đó anh Tửu đến đơn vị nhận quân trang rồi mặc quần áo bộ đội, mang balô đạp xe về nông trường với vợ. Theo lời hẹn, khi đơn vị hành quân qua nông trường thì anh Tửu gia nhập đơn vị.
Cuộc tình thời chiến của hai người khiến tôi nhớ đến bài thơ Màu tím hoa sim của nhà thơ Hữu Loan, trong đó có chi tiết y chang nỗi niềm của bà Vui: “Cưới nhau xong là đi”. Sang Lào, anh Tửu là điệp báo viên vô tuyến điện cùng đơn vị trung đội trưởng Khánh.
Đầu năm 1970 đơn vị di chuyển xuống mặt trận Trung Lào thuộc tỉnh Xiêng Khoảng.
Nhìn hai bàn tay già nua của bà Vui giữ chặt di ảnh người chồng, anh Khánh tiếp tục kể về ngày 1-4-1970: “Hôm ấy bộ đội ở Xẩm Thoong bị thương quá nhiều. Đơn vị tôi đi hai ngày đường rừng mới đưa thương binh nặng ra đến cánh đồng Mường Pốt.
Anh Tửu, anh Hào vừa gác cái võng cáng một thương binh lên hai nạng cây đối diện nhau để ngồi nghỉ thì bất ngờ máy bay địch xẹt tới ném bom và hai người không thoát khỏi.
Đêm đó, lúc cùng đơn vị nhặt nhạnh thi thể anh Tửu và 13 đồng đội khác để chôn cất, tôi muốn khóc khi thấy trên chiếc bật lửa, bút kim tinh, cái lược bằng đuya-ra và khăn thêu trong ngực áo anh Tửu đều có ghi khắc hai chữ Tửu Vui.
Những vật dụng đánh dấu kỷ niệm một cuộc tình ấy được chúng tôi chôn vào lòng đất cùng với thi hài anh Tửu”.
Ở vậy thờ chồng
Sau khi anh Tửu hi sinh, từ Yên Bái, chị Vui xin nghỉ việc rồi quay về quê nhà với mẹ, sống quãng đời đơn thân khép kín để thờ chồng. Kể từ đó, tuổi xuân cũng như hạnh phúc mong đợi của cuộc đời một người phụ nữ coi như khép lại.
Bà Vui chảy nước mắt nói với tôi và cựu binh Khánh: “Bố mẹ đặt tên tôi là Vui mà sao phận người thì ngược”.
Nhà anh Tửu ở xã Đông Lĩnh, huyện Đông Quan, tỉnh Thái Bình. Do đám cưới xong là đi ngay nên anh Tửu không kịp đưa vợ về giới thiệu với họ hàng nhà mình. Anh Tửu mồ côi bố mẹ từ bé, ở với một người chị gái.
Do anh không thông báo đám cưới cho gia đình nên chị Vui nghĩ nếu mình tìm về đó tự giới thiệu là dâu thì chắc không ai tin. Thế là chị cứ sống thờ chồng trong nỗi ám ảnh chưa được làm dâu suốt cho đến năm 2010.
Năm 2010, cựu binh Khánh cùng đoàn quy tập tỉnh Nghệ An sang Lào tìm mộ liệt sĩ Tửu. Ông Khánh bảo chính ông là người tuyển anh Tửu vào lính, chiến đấu cùng anh rồi cũng chính tay ông chôn cất anh ấy ở nghĩa trang Mường Pốt. Biết mộ đồng đội mà không giúp đoàn quy tập đi tìm mộ thì sống không yên.
Tại Mường Pốt, người ta thông báo cho ông Khánh biết mộ liệt sĩ Tửu đã được đưa về nghĩa trang quốc tế Việt - Lào ở Nghệ An năm 2006.
Tại nghĩa trang quốc tế Việt - Lào, ông Khánh tìm thấy 14 ngôi mộ của đồng đội mình hi sinh trong lần ném bom hồi ấy, trong đó có mộ anh Tửu.
Rồi ông đến Sở LĐ-TB&XH Yên Bái, Cục Người có công (Bộ LĐ-TB&XH) tìm danh sách liệt sĩ để thấy tên anh Lê Tiến Tửu kèm theo nội dung “khi cần báo tin cho vợ là Đào Thị Vui ở Thanh Oai, Hà Tây”.
Dù vậy, cho đến năm 2010 bà Vui vẫn chưa được hưởng chế độ gì từ người chồng đã mất.
Nhận dâu ở tuổi 65
Tháng 7-2010, ông Khánh dẫn bà Vui đến UBND xã Đông Lĩnh, Thái Bình. Hôm ấy có cả bí thư, chủ tịch xã, ông tự giới thiệu: “Tôi là Lê Ngọc Khánh, nguyên cán bộ tuyển quân đồng chí Lê Tiến Tửu và cùng đồng chí ấy sang Lào chiến đấu. Đồng chí Tửu hi sinh năm 1970, mộ đã quy tập về nước.
Đây là bà Đào Thị Vui, vợ đồng chí Tửu. Giờ tôi đưa con dâu về quê hương liệt sĩ để họ hàng nhận dâu sau 42 năm kể từ khi cưới”.
Nghe vậy, cả bí thư, chủ tịch xã nói: “Cảm ơn thông tin của đồng chí về liệt sĩ Tửu và đưa vợ liệt sĩ về quê chứ từ trước tới giờ gia đình và chính quyền địa phương không hề biết liệt sĩ Tửu có vợ”.
Lúc này bà Vui đã 65 tuổi và vẫn còn hồi hộp vì “sợ sau 42 năm lấy chồng giờ bị từ chối làm dâu”.
Tại nhà bà Lê Thị Xuân (86 tuổi, chị liệt sĩ Tửu), khi đại diện UBND xã giới thiệu xong, cựu binh Khánh đưa đầy đủ giấy tờ photo từ hồ sơ liệt sĩ của liệt sĩ Tửu báo cáo với gia đình anh Tửu. Bà Xuân giục con gọi điện báo tin gấp cho họ hàng.
Trong cảnh đoàn viên, bà Xuân nhìn em dâu nghẹn ngào: “Mất cậu Tửu rồi thì còn có em dâu”. Rồi hai chị em ôm nhau như hai cây si già ngả bóng vào nhau.
VŨ TOÀN

Câu chuyện tình của người lính Pháp và cô gái Việt trong chiến tranh

“Bầu trời đỏ” sẽ đưa người xem trở về khung cảnh Việt Nam năm 1946 với câu chuyện tình giữa một cô gái người bản xứ ngoan cường với một người lính ngoại quốc giàu lòng trắc ẩn.
Câu chuyện tình của người lính Pháp và cô gái Việt trong chiến tranh - Ảnh 1
Cảnh trong phim "Bầu trời đỏ" (Ảnh: Viện Pháp tại Việt Nam)
“Bầu trời đỏ” - tác phẩm điện ảnh Pháp được quay hoàn toàn tại Việt Nam sẽ có buổi chiếu ra mắt tối 28/6 tại Trung tâm Văn hóa Pháp (số 24 Tràng Tiền, Hà Nội) và tối 29/6 tại IDECAF (số 31 Thái Văn Lung, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).
[Đạo diễn phim “Đông Dương” cảm ơn Việt Nam sau 1/4 thế kỷ]
Philippe nhập ngũ, tham gia chiến đấu tại một đất nước xa lạ, bao phủ bởi rừng rậm và núi đồi hiểm trở. Một cú sốc lớn xảy đến với Philippe khi anh biết mình phải thực hiện mệnh lệnh tra tấn một cô gái Việt Minh trẻ tuổi, đấu tranh vì độc lập.
Anh quyết định bỏ trốn cùng cô trong một hành trình vô định giữa rừng nhiệt đới hoang vu. Trong quá trình tự vấn và đối chất, họ khám phá chính bản thân mình. “Bầu trời đỏ” (đạo diễn Oliver Lorelle) là câu chuyện tình yêu của họ.
Bộ phim được quay vào năm 2015 tại khu vực hồ Ba Bể (Bắc Kạn) và Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang). Những góc máy tập trung làm nổi bật vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên Việt Nam. Chiến tranh chỉ là phông nền để tôn lên câu chuyện tình yêu của hai nhân vật chính.
Nói khác đi, “Bầu trời đỏ” sẽ đưa người xem ngược dòng thời gian, trở về khung cảnh Việt Nam năm 1946 với câu chuyện tình giữa một cô gái người bản xứ ngoan cường với một người lính ngoại quốc giàu lòng trắc ẩn.
Câu chuyện tình của người lính Pháp và cô gái Việt trong chiến tranh - Ảnh 2
Thông tin từ Viện Pháp tại Việt Nam cho hay, “Bầu trời đỏ” sẽ chính thức được công chiếu tại các rạp chiếu phim trên toàn nước Pháp từ ngày 19/7. Dự kiến, phim sẽ ra rạp tại Việt Nam vào tháng Mười./.

Chuyện kỳ lạ về mối tình “I-va-nốp và Na-ta-sa” ở Điện Biên

Chủ nhật, 05/02/2017 | 08:38 GMT+7
Sự kiện:

Tin tức hôn nhân gia đình - xã hội

(ĐSPL) - Trong căn nhà ở làng Võng Thị, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội, ông Nguyễn Văn Vượng kể cho chúng tôi nghe những kỷ niệm, dấu ấn khó quên của ông và người vợ vừa qua đời, bà Nguyễn Thị Ngọc Bích về những ngày tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ…
“I-va-nốp và Na-ta-sa” ở Điện Biên
Đều là thanh niên Hà Nội, ông Nguyễn Văn Vượng và bà Nguyễn Thị Ngọc Bích đến với nhau khi cả hai cùng về công tác tại Thái Nguyên. Ông ở phòng Y chính, bà ở phòng Thú y thuộc cục Quân y. Trước khi cưới nhau một tháng, ông đã cùng bà đi xem bộ phim Xô Viết “Công phá Béc-lin”. Mối tình của chàng trai và cô gái Nga có tên I-va-nốp và Na-ta-sa trong phim đã làm ông bà xúc động. Tình yêu đang ở độ thắm, I-vanốp và Na-ta-sa đã phải chia xa, tham gia cùng đoàn quân Xô-viết đánh trả phát xít Đức. Một là y tá, một là chiến sĩ bộ binh, cả hai tâm nguyện cùng dành tâm huyết cho cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc và hẹn gặp nhau trong ngày chiến thắng trở về. Ông Vượng, bà Bích đã tìm thấy trong mối tình của mình niềm đồng cảm với tình yêu của đôi bạn trẻ Nga…
Đất nước có chiến tranh, ông bà xác định bao giờ hòa bình mới làm đám cưới, nhưng lãnh đạo hai cơ quan đều khuyên họ nên làm lễ thành hôn. Thế là ngày 3/3/1953, một hôn lễ đơn giản, thanh bạch thời chiến đã được tổ chức để hai người nên duyên chồng vợ. Nhớ lại buổi tổ chức hôn lễ, ông kể:
- Ngày ấy, tôi đã phát biểu trong lễ cưới của mình rằng: Tình yêu là ngọn lửa hồng. Chúng tôi sẽ dùng ngọn lửa hồng ấy nâng cao lòng yêu nước, đun sôi chí căm thù…
Theo tiêu chuẩn, hai người được nghỉ phép 10 ngày, đến ngày thứ 6, ông được triệu tập lên cơ quan, lên đường tập kết ở Bộc Nhiêu để xây dựng đơn vị mới. Mặc dù chỉ được gần người vợ trẻ có 5 ngày, ông vẫn vui vẻ, hăng hái lên đường. Ông bà chia tay và hẹn gặp lại giống như chàng trai I-va-nốp và cô gái Na-ta-sa đã từng có cuộc hẹn ước lịch sử.
Sau đó, ông cùng đoàn cán bộ hành quân sang nước bạn Trung Quốc học, rồi về tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong đội hình của Trung đoàn Pháo cao xạ 367. Khi ông đi vài tuần, bà cũng theo học lớp y tá phục vụ cho nhiệm vụ đánh lớn. Tháng 11/1953, tốt nghiệp lớp đào tạo y tá, bà được điều về đội điều trị 2, thuộc cục Quân y. Đội hành quân từ Phú Thọ lên Điện Biên, chỉ cách trận địa vài trăm mét, cứu chữa thương binh tại hỏa tuyến. Bà thấy mình thật giống cô Na-ta-sa trong bộ phim đã được xem vài tháng trước. Cả hai vợ chồng cùng có mặt ở Điện Biên Phủ, chồng ở đơn vị pháo binh, vợ là y tá (có người gọi vui là chồng pháo, vợ y) nhưng ngày đó vì phải tuyệt đối giữ bí mật nên phải sau ngày chiến thắng hơn hai tháng, họ mới biết. Với bà Bích, ngày ấy, bận rộn với công tác chăm sóc, cấp cứu bệnh nhân, cũng không có thời gian nghĩ nhiều đến chuyện riêng tư.
Sau này, bà có tâm sự với chồng về những ngày công tác ở đội trọng thương, rằng, cứ nghĩ chồng mình nếu tham gia chiến dịch thì chuyện thương vong là lẽ thường nên bà đã chăm sóc anh em thương binh giống như đang chăm sóc chồng vậy. Chứng kiến cảnh anh em được đưa về đội, người mất chân tay, người thủng ngực, người chấn thương sọ não nặng, tim bà lại quặn đau; bao nhiêu tình cảm và trách nhiệm, bà dồn hết vào nhiệm vụ chuyên môn.
Thấy thương binh mệt mỏi, đau đớn, bà cùng các chiến sĩ quân y chăm sóc rất tận tình. Có đồng chí bị thương ở ngực, sau khi gắp đạn ra vẫn bị khó thở, không thể nằm ngủ được, mấy chị em quân y phải ngồi trên sàn nứa cho chiến sĩ ấy ngồi dựa lưng. Với những thương binh không tự di chuyển được, bà và các nhân viên quân y đã phải cắt ống tre để thay bô cho anh em. Coi thương binh là những người ruột thịt của mình, bà không nề hà việc gì… Tổng kết đợt 2 của chiến dịch, bà đã được đội điều trị số 2 và anh em thương binh bầu là chiến sĩ thi đua và ngày 1/5/1954, được Bộ tổng tư lệnh tặng Huân chương Chiến công hạng ba.
Tháng 7/1954, ông Vượng ở đơn vị, ba lô đã sẵn sàng trên vai chuẩn bị đi công tác thì được tin tổ chức tạo điều kiện cho về gặp vợ đang đi dự đại hội chiến sĩ thi đua của Tổng cục Cung cấp. Sau đại hội, hai người được về thăm nhà. Về quê trong không khí những ngày đầu hòa bình lập lại, niềm vui chung và tình cảm riêng như được nhân lên bội phần...
Chuyện kỳ lạ về mối tình “I-va-nốp và Na-ta-sa” ở Điện Biên - Ảnh 1
Thư ký của “Ông chống tham nhũng”
Vài năm nay, sức khỏe ông giảm sút. Mắt phải bị mờ từ năm 1996, mắt trái bắt đầu mờ từ năm 2003, đến năm 2007 thì cả hai mắt mờ hẳn. Mọi việc trong sinh hoạt và cuộc sống, đều do đôi bàn tay và tình yêu của cô y tá ngày nào lo toan cả.
Tháng 3/2009, tại một hội nghị điển hình về công tác phòng, chống tham nhũng, ông được tôn vinh là một trong mười gương mặt tiêu biểu. Ông đã góp phần đòi lại cho Nhà nước gần 3.000m2 đất tại phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội, trị giá hàng trăm tỷ đồng đã bị giao cho tư nhân sử dụng trái phép.
Khi tôi hỏi chuyện này, ông rưng rưng:
- Đồng đội tôi, bao người đã không tiếc máu xương, hy sinh thân mình để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Chẳng lẽ bây giờ mình may mắn được trở về lại ngồi yên khoanh tay nhìn đất công rơi vào tay những kẻ tham lam?
Cuộc chiến đấu chống tham nhũng của ông kéo dài suốt 8 năm ròng. Ông bảo, muốn chống tham nhũng hiệu quả, trước hết, phải hiểu biết về luật Khiếu nại và luật Đất đai. Các tài liệu liên quan, bà đã thu thập rồi đọc cho ông nghe. Bà cứ đọc đi, đọc lại nhiều lần đến khi ông thấm, ông ngấm mới thôi. Thứ nữa là phải có bản lĩnh, kiên trì, quyết liệt.
Đến giờ, nhìn lại chặng đường đã qua, mới thấy quả là một kỳ tích. 8 năm, với những người còn trẻ, đã là khoảng thời gian đằng đẵng. Với ông, càng là quãng đường dài. Ông nói với tôi:
- Trong quá trình tôi đấu tranh, không ít lần nhiều kẻ đã đến dụ dỗ, mua chuộc. Dụ dỗ không được, chúng đe dọa tính mạng của tôi và gia đình. Những kẻ tham nhũng trong vụ kiện nhiều lần đã mong tôi “đi” sớm để vụ án rơi vào quên lãng.
Tinh thần đấu tranh của ông đã đánh thức được tinh thần sống có trách nhiệm với cộng đồng của những người xung quanh. Những ngày đầu, tại chi bộ 9, phường Bưởi chỉ một mình ông dám đứng ra làm đơn tố cáo những kẻ chiếm dụng đất công. Bằng tấm gương dũng cảm và khéo thuyết phục, vận động của ông, nhiều cán bộ, đảng viên và nhân dân trong khu vực đã ủng hộ và cùng ông chống tiêu cực.
Kết thúc câu chuyện, ông đưa cặp mắt đã mờ, nhìn về phía bàn thờ người vợ đã gắn bó một đời:
- Cháu ạ, tôi được tôn vinh, có công của bà nhà tôi một nửa. Những năm mắt kém chẳng nhìn thấy gì, bà vừa chăm sóc sức khỏe cho tôi, vừa làm nhiệm vụ của một thư ký. Bà thường xuyên phải đọc các tài liệu liên quan đến những vấn đề tôi quan tâm; khi tôi cần hoàn thành một văn bản, một lá đơn, thì bà là người chắp ý tưởng của tôi thành con chữ. Việc tôi đấu tranh chống tham nhũng thành công cũng giúp bà ấy yên lòng mà nhắm mắt, xuôi tay.
*Bài viết đã được đăng tải trên báo giấy Đời sống & Pháp luật
KỲ LIÊM

Mối tình 13 năm của hai người lính đồng tính vượt qua chiến tranh, sự kì thị để đến bên nhau

Vượt qua cuộc chiến tranh Iraq, sự kì thị, hai người lính đồng tính vẫn giữ trọn tình yêu, cùng nhau rời khỏi quê hương đi tìm cuộc sống hạnh phúc mới.
moi tinh 13 nam cua hai nguoi linh dong tinh vuot qua chien tranh su ki thi de den ben nhau 9X đồng tính nổi tiếng với chuyện tình đam mỹ vẫn coi tình cũ là bạn
13 năm trước, Betu Allami và Nayyef Hrebid đã phải lòng nhau tại Ramadi, ở thời điểm cuộc chiến tranh Iraq đang diễn ra căng thẳng.
Hrebid, một thông dịch viên cho Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, và Allami, một người lính trong quân đội Iraq đã gặp nhau lần đầu tiên vào năm 2004. Họ đã có buổi gặp gỡ đầy ấn tượng, sau khi kết thúc bữa ăn là khoảng thời gian trò chuyện hàng giờ ngoài vườn.
Chia sẻ với truyền thông, Hrebid kể lại rằng những cuộc trò chuyện hay gặp gỡ với Allami vô cùng khó khăn. "Bởi bạn biết đấy, chúng tôi đang nhìn thấy người rời xa thế giới này mỗi ngày. Chúng tôi phải chiến đấu. Những gì chúng tôi có thể nói đến là cuộc sống hiện tại và quá khứ của mình, về cảm giác mong muốn được bình yên trong tương lai. Trong những giây phút khó khăn ấy, chúng tôi đã có một kỷ niệm hẹn hò thật đẹp".
moi tinh 13 nam cua hai nguoi linh dong tinh vuot qua chien tranh su ki thi de den ben nhau
Hrebid và Allami.
4 ngày sau lần gặp đầu tiên, Allami đã thổ lộ rằng: "Anh yêu em" và ngay sau đó Hrebid đã dành trọn nụ hôn cho người bạn đời. "Tôi đã không ăn trong vòng hai ngày sau nụ hôn ấy. Thời điểm đó, chúng tôi chỉ dám thú nhận là có tình cảm với nhau mà cũng không dám nhận mình là gay."
Thế nhưng, cặp đôi ấy đều lớn lên trong những gia đình và xã hội coi đồng tính luyến ái là một căn bệnh. Họ đã phải giữ chuyện tình yêu của mình trong yên lặng suốt 5 năm trôi qua.
"Nếu bạn là đồng tính, bạn sẽ có thể mất mạng. Bạn được cho là nỗi xấu hổ của gia đình. Và bạn sẽ mất bạn bè, mất đi gia đình, mất gần như tất cả mọi thứ. Đó là lý do tại sao chúng tôi chỉ dám hẹn hò trong lén lút."
moi tinh 13 nam cua hai nguoi linh dong tinh vuot qua chien tranh su ki thi de den ben nhau Chuyện tình 'cưới vợ phải cưới liền tay' của chàng trai chuyển giới đất Quảng
moi tinh 13 nam cua hai nguoi linh dong tinh vuot qua chien tranh su ki thi de den ben nhau Những chuyện tình đồng giới trong showbiz Việt truyền cảm hứng cho cộng đồng LGBT
Allami và Hrebid đã xác định rằng, nếu ở lại quê nhà, họ sẽ không thể nào tiếp tục được cuộc sống vợ chồng hạnh phúc bên nhau. Ở thời điểm cuộc chiến tranh trở nên căng thẳng, Nayyes phải đối mặt với những cáo buộc tội phản bội của mình. Không thể liên lạc được với gia đình của mình, Nayyes đã nộp đơn xin đi tị nạn ở Mỹ. Mặc dù Nayyes được chấp thuận sớm nhưng anh vẫn phải đợi đến 4 năm sau khi Allami cũng được đồng ý tị nạn sang Mỹ.
Cuối cùng thì cả hai đã được đoàn tụ trước thời điểm gia đình Allami phát hiện ra anh là đồng tính.
Đến năm 2015, cặp đôi đã được cấp thị thực tại Mỹ. "Ngày đó là một trong những ngày lớn nhất của tôi, hơn bao giờ hết. Chúng tôi đến đó mang theo những bức thư, ảnh để chứng minh mối quan hệ của mình. Và cuộc phỏng vấn chỉ kéo dài 10 phút. Cô ấy hỏi những câu rất cụ thể về cách chúng tôi gặp nhau, chúng tôi đã ở bên nhau bao lâu và cách chúng tôi liên lạc với nhau. Cuối cùng, cô ấy nói, "Bạn đã được chấp thuận để xin thị thực sống ở Mỹ", Hrebid nói.
Sau đó là tiếng la hét và những giọt nước mắt vì xúc động, Hrebid nhận ra rằng, anh có thể sống một cuộc sống thực sự của cuộc đời mình với người đàn ông mà anh yêu.
"Tôi muốn thức dậy để thấy anh ấy ở phía trước tôi. Và khi tôi nhắm mắt lại, anh ấy là gương mặt cuối cùng tôi thấy", anh nói.
Hiện tại, đôi vợ chồng Hrebid hiện đang sống trên trên ngọn đồi Capitol ở Seattle. Họ miêu tả cuộc sống của mình như một cung điện, ngập tràn hạnh phúc.
"Hãy tin tôi," Hrebid nói, "sau tất cả, tình yêu sẽ thắng."
moi tinh 13 nam cua hai nguoi linh dong tinh vuot qua chien tranh su ki thi de den ben nhau Ghen tỵ với những mối tình đồng tính đẹp không hề giấu diếm của sao Việt Không còn giấu diếm, khá nhiều sao Việt giờ đây thoải mái chia sẻ về một nửa đồng tính của mình trên mạng xã hội.
moi tinh 13 nam cua hai nguoi linh dong tinh vuot qua chien tranh su ki thi de den ben nhau Những sao Việt úp mở chuyện tình đồng tính khiến fan bấn loạn Hoà Mizzy, Chi Pu, Vicky Nhung... là ba trong rất nhiều ngôi sao Việt vướng tin đồn 'tình yêu đồng tính'.
Nhật Minh (dịch)
Theo Đời sống & Pháp lý

Chuyện tình diệu kỳ ở Triều Tiên

Ngô Linh |
Chuyện tình diệu kỳ ở Triều Tiên

Trong suốt gần 40 năm, Charles Jenkins sống như một tù nhân ở Bình Nhưỡng cho đến khi trở thành người tự do nhờ vợ ông.

Charles Jenkins, binh sĩ Mỹ trốn sang Triều Tiên, đã qua đời tại quê vợ ở Nhật Bản vì bệnh tim hôm 11-12, ở tuổi 77.
Quyết định sai lầm
Trước khi đào ngũ, Jenkins, quê ở thị trấn Rich Square, bang North Carolina - Mỹ, đóng quân tại khu phi quân sự (DMZ) giữa 2 miền Triều Tiên.
Một đêm mùa đông tháng 1-1965, sau khi nốc 10 chai bia và cảm thấy chán nản, viên trung sĩ 24 tuổi đã vượt qua biên giới với chiếc áo thun trắng quấn quanh khẩu súng trường và đầu hàng lính gác Triều Tiên.
Về sau, ông ta gọi quyết định chạy trốn của mình là sai lầm lớn nhất cuộc đời, dẫn đến hàng chục năm sống thiếu thốn và gian khổ ở đất nước khó khăn này.
Jenkins kể lúc đó ông ta sợ rằng mình có thể trúng đạn trong lúc đi tuần hoặc tệ hại hơn là có thể bị đưa sang chiến trường nào đó rồi bỏ mạng...
Trong suốt gần 40 năm, Jenkins sống như một tù nhân ở Bình Nhưỡng cho đến khi trở thành người tự do nhờ vợ ông - Hitomi Soga, một trong những công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc.
Thoạt đầu, Jenkins bị nhốt trong một căn phòng đơn cùng với 3 lính Mỹ khác đã đào ngũ từ năm 1962... Đến năm 1972, họ được cấp nhà riêng và được tuyên bố là công dân Triều Tiên mặc dù vẫn còn bị giám sát.
Họ buộc phải dạy tiếng Anh ở một trường quân sự (nơi cuối cùng đã sa thải Jenkins vì ông nói giọng miền Nam) và được lệnh đóng vai những người Mỹ ác độc trong loạt phim tuyên truyền "Unsung Heroes"
(tạm dịch: Những anh hùng không được ca ngợi) gồm 20 phần - công việc này đã làm cho họ một thời trở thành người nổi tiếng. Jenkins đóng vai tiến sĩ Kelton, một người Mỹ hiếu chiến có mục đích duy trì cuộc chiến tranh Triều Tiên để làm lợi cho các nhà sản xuất vũ khí Mỹ.
Bất ngờ hơn nữa, 4 lính Mỹ nói trên bị ép kết hôn với 4 phụ nữ nước ngoài bị bắt cóc đến Triều Tiên. Năm 1980, ông Jenkins, khi đó 40 tuổi, phải sống chung với Soga, 21 tuổi. Cô gái này bị bắt cóc từ đảo Sado, ngoài khơi bờ biển phía Tây Nhật Bản, 2 năm trước đó khi đang là một y tá.
Tạp chí Newsweek cho biết Soga là 1 trong 17 công dân Nhật Bản bị bắt cóc theo thừa nhận chính thức của Triều Tiên. Soga bị bắt để làm giáo viên dạy tiếng Nhật và lối cư xử của người Nhật cho điệp viên Triều Tiên.
Khi đó, ông Jenkins tin rằng Triều Tiên gán ghép họ với nhau vì nước này muốn có một thế hệ điệp viên giống người phương Tây để ra nước ngoài hoạt động.
Như trong cổ tích
Sau khi gặp nhau, Jenkins cho biết ông đã cố hết sức để làm cho người vợ tương lai của mình cảm thấy an toàn, được bảo vệ và được tôn trọng. Mỗi đêm trước khi đi ngủ, Jenkins đều trao cho Soga 3 nụ hôn và nói lời chúc ngủ ngon bằng tiếng Nhật và nhận lại lời chúc bằng tiếng Anh từ cô.
"Làm như vậy để nhắc nhở mình không bao giờ quên chúng tôi thực sự là ai và từ đâu đến" - Jenkins viết trong hồi ký. Theo đài BBC, mối quan hệ của họ khởi đầu trong tăm tối, kỳ lạ và khép lại bằng một chuyện tình đẹp.
Trước khi 2 người kết hôn năm 1980, Jenkins đã có 15 năm cô đơn ở Bình Nhưỡng. "Tôi chưa bao giờ thấy người nào đẹp đến thế.
Cô ấy mặc chiếc áo trắng, váy trắng và đi đôi giày cao gót màu trắng. Ở giữa môi trường cũ kỹ, bẩn thỉu đó, cô ấy như bước ra từ giấc mơ hoặc đến từ một hành tinh khác" - Jenkins kể lại.
Thoạt tiên, cô khước từ lời cầu hôn của anh nhưng cuối cùng đã đồng ý sau khi Jenkins thuyết phục rằng ngay cả nếu như họ chưa yêu nhau, thì việc lấy anh ít nhất cũng bảo đảm rằng chắc chắn cô được an toàn, hơn là không biết sau này cô sẽ bị đưa đi đâu.
Điều lạ lùng là cặp đôi này chẳng có điểm gì chung khi mới cưới nhưng dần dần họ đã phải lòng nhau và 2 đứa con lần lượt chào đời - Mika và Brinda, nay đều trong độ tuổi 30.
Đến năm 2002, một diễn biến đặc biệt đã làm thay đổi cuộc đời họ: Chủ tịch Triều Tiên lúc đó Kim Jong-il thừa nhận nước này đã bắt cóc 13 công dân Nhật Bản trong 2 thập niên 1970 và 1980.
Ông Kim Jong-il cho biết 8 người trong số đó đã chết nhưng đồng ý cho phép 5 người còn sống được trở về Nhật Bản (dù Tokyo nghi ngờ thông tin này) trong chuyến đi kéo dài 10 ngày. Đó là 2 cặp vợ chồng và Hitomi Soga. Dĩ nhiên, sau khi về Nhật, họ không bao giờ trở lại Bình Nhưỡng.
Đến năm 2004, sau khi được phép rời Triều Tiên đến Indonesia để gặp vợ, ông Jenkins chấp nhận đối mặt nguy cơ ra tòa án quân sự để trở về Nhật Bản đoàn tụ với người nhà. Rốt cuộc, ông chỉ bị kết án 30 ngày vì tội đào ngũ nhưng được phóng thích sớm 5 ngày.
Người ta tin rằng ông được khoan hồng vì chia sẻ toàn bộ những gì mình biết về Triều Tiên. Sau khi ra tù, ông tìm được việc làm tại một điểm du lịch trên đảo Sado và ở đó cho đến ngày từ giã cõi đời.
Trong những năm cuối đời, Jenkins chia sẻ ông đã sai lầm khi chạy sang Triều Tiên nhưng hoàn toàn đúng đắn khi liều mình đối mặt nguy cơ bị ra tòa án binh Mỹ và "chết rục xương trong tù" (vì tội đào ngũ) để đưa các con gái rời khỏi đất nước bí ẩn nhất thế giới.
Ông tâm sự mình luôn bị ám ảnh với suy nghĩ các con đã bị Triều Tiên đào tạo để làm gián điệp.
theo Người lao động
 
Đan Nguyên - Một mai giã từ vũ khí

Chiến tranh Việt nam và một chuyện tình không may

T.Vấn
Khóa NT3/TĐH/CTCT/Đà Lạt


t
 Bà Cecile bên cạnh bức hình của Henri Huet

36 năm sau ngày tiếng súng chấm dứt, cụm từ “chiến tranh Việt Nam“ (Vietnam war) lại được nhắc đến. Lần này không phải vì những tranh cãi, những hệ lụy, những ám ảnh quá khứ, những mặc cảm kẻ thua người thắng, mà là vì nó có liên quan đến một chuyện tình. Một chuyện tình không may tưởng đã chìm sâu trong quên lãng của nhiều lớp bụi thời gian.
Chuyện tình ấy bắt đầu từ một tiếng sét nổ vang giữa bầu trời New York. Nàng là một nhân viên phụ trách lưu trữ, tiếp tân của hàng thông tấn AFP. Chàng là nhiếp ảnh thường trực cho AP (1). Khi gặp nhau, chàng đã 40 tuổi. Nàng mới 20 cái xuân xanh.
Những cuộc tình không may thường ngắn ngủi. Hương vẫn còn nồng, lửa vẫn còn đượm, chàng đã phải lên đường làm nhiệm vụ một nhiếp ảnh gia chiến trường cho một trong những hãng thông tấn lớn nhất thế giới.
Khi ấy, cuộc chiến Việt nam đang ở vào những ngày tháng khốc liệt nhất. Và đó cũng là điểm nóng cần đến tài năng của chàng. Thế là họ xa cách nhau. Buổi chia tay, nàng tặng chàng cái ảnh tượng đức mẹ đồng trinh, món quà vô giá nàng nhận được trong ngày rửa tội , ngày trọng đại nhất của một người Công giáo.
Từ ấy, hai con tim yêu đương chỉ còn biết gởi lòng qua những cánh thư vượt muôn trùng đại dương . Ba năm thư đi tin lại, ba năm mòn mỏi mong được gặp gỡ nhau chỉ một lần.
Ngày 10 tháng 2 năm 1971, chàng nhận nhiệm vụ tháp tùng chiếc trực thăng quân sự của quân đội Nam Việt Nam đi thám thính đường tiếp liệu của Việt cộng dọc theo biên giới Lào.
Chiếc trực thăng bị bắn hạ. Cùng với 4 nhiếp ảnh gia khác và 7 quân nhân Nam Việt Nam, trong đó có một nhiếp ảnh gia quân đội, chàng tử nạn (2). Vùi sâu dưới lòng đất xa lạ ngày ấy còn có các trang thiết bị chụp ảnh, các trang bị quân sự và tất nhiên cả chiếc ảnh tượng mẹ đồng trinh lúc nào cũng ở trong người chàng.
Không ai biết – ngòai chàng và nàng – bức ảnh tượng ấy, một bên là hình chạm nổi đức mẹ, một bên khắc hàng chữ bằng tiếng Pháp : Cecile, nee le 16-06-1947. Có nghĩa là sinh ngày 16 tháng 6 năm 1947. Còn Cecile là tên của nàng.
Cùng với xương thịt những người chết, bức ảnh tượng ấy nằm trong lòng đất, dọc theo sười đồi cây cỏ phủ đầy vùng biên giới Lào Việt trong khỏang thời gian 27 năm.
Năm 1998, khu vực chiếc trực thăng bị bắn rơi năm nào được phát hiện. Người ta đã tìm thấy những mảnh vụn của máy chụp hình, của những chiếc đồng hồ bể nát, và cả chiếc ảnh tượng mang hình đức mẹ đồng trinh.
Viên cựu trưởng nhiệm sở ở Sài Gòn của hãng thông tấn AP có mặt tại hiện trường đào bới. Ông ta tin rằng chiếc ảnh tượng ấy thuộc về chàng nhiếp ảnh gia của mình – tức chàng trai 40 tuổi Henri Huet, một người mang trong mình hai dòng máu cha Pháp, mẹ Việt – vì hàng chữ tiếng Pháp khắc ở mặt sau ảnh tượng. Nhưng ông chưa bao giờ nghe chàng nhắc đến tên Cecile, người tình trẻ hơn chàng 20 tuổi .
Trong lúc đó, con trai của một nhiếp ảnh gia cũng tử nạn cùng lúc với chàng, tiếp xúc với tóan tìm kiếm di vật để mong nhận lại được những ì thuộc về cha mình.Ông ta nhận được cả chiếc ảnh tượng của nàng tặng chàng 30 năm trước, do tóan tìm kiếm không xác định được rõ ràng sở hữu chủ của nó.
Năm 2004, Helen Gedouin, một người họat động trong ngành xuất bản ở Pháp, do biết đến một quyển sách nói về những nhiếp ảnh gia tử nạn trong lúc thi hành nhiệm vụ như trường hợp của chàng, bà có ý định đào sâu thêm về cuộc đời của chàng, vì giữa chàng và bà có một sợi dây họ hàng qua cuộc hôn nhân giữa người anh của chàng với bà dì ruột của mình. Cùng với tác giả tập sách nói trên, bà bắt đầu công cuộc tìm kiếm để hòan thành quyển sách về chàng.
Năm 2006, sau khi dự một hội nghị báo chí ở miền Nam nước Pháp trở về, bà nhận được mảnh điện thư quý báu từ một người hòan tòan xa lạ.
“Xin chào bà ! Tôi chẳng có quan hệ gì với ông Henri Huet mà bà đang nghiên cứu, nhưng do một tình cờ hết sức vĩ đại, tôi có trong tay những bức thư mà ông Huet viết cho một người phụ nữ. Đó là những bức thư tình với tổng số khỏang 400 bức. Tôi muốn gặp bà!”
Những bức thư tình ấy có tên người nhận là Cecile Schrouben. Một trong những bức thư ấy, có nhắc đến tên một thành phố nhỏ bé ở Bỉ, nơi nàng chào đời. Helen cất công lục lọi khắp cùng quyển danh bạ nơi thành phố ấy, gọi điện thọai cho tất cả những Schrouben mà bà gọi được. Ở lần gọi thứ tư, Helen nói chuyện được với một người anh của Cecile.
Khi nhận được tin của người anh, nàng gọi cho Helen ngay lập tức.
Nàng kể rằng, khi ở trong một căn phòng chung cư ở Paris, nàng cất những bức thư trong một cái hộp. Rồi khi phải vội vã lìa Paris, nàng đã bỏ quên cái hộp thư ấy . Một thanh niên trẻ tuổi trong lúc phụ dọn dẹp căn phòng cho người mới tới dọn vào, tìm thấy hộp thư và đưa cho mẹ mình cất giữ.
Trong 15 năm trời, mẹ chàng thanh niên ấy đã âm thầm cất giữ cái hộp có chứa những bức thư tình không phải của mình. Tại sao bà giữ chúng, và tại sao sau 15 năm im lặng, cuối cùng bà mẹ ấy lại quyết định đi tìm người chủ nhân thực sự của những bức thư tình ấy để trả lại, là những điều bí mật riêng tư mà chỉ có hai người đàn bà biết được. Họ sẽ không bao giờ thố lộ
Trong một buổi triển lãm những tác phẩm điện ảnh của chàng, tức nhiếp ảnh gia Pháp lai Việt Henri Huet tại thủ đô Paris của nước Pháp ngày 8 tháng 2 năm 2011, nàng – tức Cecile Blumental ( Blumental là họ của chồng nàng , kết hôn năm 1978. Họ có với nhau 2 con gái và hiện nay ở tuổi 63 là bà ngọai của 5 đứa cháu ) - nhận được từ tay người con trai của một nhiếp ảnh gia cùng tử nạn với chàng chiếc ảnh tượng thiêng liêng, kỷ vật năm xưa của mối tình năm 20 tuổi.

tulips-content
  Hoa Tulip (ảnh minh họa)

Cầm chiếc ảnh tượng nhỏ xíu trên tay, nàng ngậm ngùi nói với mọi người . “Một vật tuy nhỏ, nhưng đã tạo nên một câu chuyện thật lớn.” Đó là câu chuyện của chiến tranh , của tình yêu, trải qua một cuộc hành trình dài hằng mấy chục năm, nay kẻ đã chết người còn sống nhưng kỷ niệm vẫn nguyên vẹn. Như chiếc ảnh tượng thiêng liêng. Như tình yêu nàng dành cho chàng, người đi vào gío cát một đêm nào chia tay vội vã. Chàng đã không trở về. Nàng đành gạt kỷ niệm đau thương để sống cuộc đời mình. Khi cuối đời, một tình cờ của số phận đã khiến câu chuyện tình riêng tư của hai người bỗng đượfc cả thế giới biết đến. Dù vậy, nàng từ chối lời đề nghị công bố nội dung những bức thư tình chàng viết cho nàng. Với lý do : chàng chỉ viết cho một mình nàng đọc.
Nhưng chiếc ảnh tượng nhỏ xíu, kỷ vật thiêng liêng kia, nàng hứa rằng một ngày nào đó nó sẽ được trao cho đứa cháu ngọai hiện nay mới 5 tuổi của nàng
Câu chuyện tình buồn, nhưng đẹp. Vì thế, nó được người đời nhắc tới.
Còn bao nhiêu những câu chuyện tình khác, vì chiến tranh mà phải chịu đựng những kết cuộc đau thắt lòng, liệu có ai còn nhớ mà nhắc tới ?
T.Vấn
Chú thích:
(1) Henri Huet là tên của chàng phóng viên. Henri sinh năm 1927 tại thành phố Đà lạt, mẹ là người Việt và cha là một kỹ sư người Pháp . Lên 5 tuổi, Henri theo cha mẹ về Pháp, học ngành hội họa và khởi đầu nghề nghiệp là một họa sĩ. Sau đó, ông gia nhập Hải quân Pháp, được huấn luyện đặc biệt về nhiếp ảnh rồi được phái qua Việt Nam với tư cách phóng viên chiến trường . Sau khi Pháp rút ra khỏi Việt Nam năm 1954, ông giải ngũ, nhưng vẫn ở lại Việt làm phóng viên dân sự cho các cơ quan quân sự Pháp và Mỹ. Trước khi chuyển qua làm phóng viên chính thức cho AP năm 1965, ông cũng đã từng làm việc UPI.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét