Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2018

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 62/b

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Bộ Tộc - Bí ẩn bộ tộc ăn thịt người Aztec

Phát hiện dấu tích bộ tộc ăn thịt người Aztec cổ đại tại thủ đô Mexico

  • 1 2 3 4 5
  • 1.724
Ngay tại trung tâm thủ đô Mexico City (Mexico), các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích của ngôi đền lớn thờ thần gió của bộ tộc ăn thịt người Aztec cai trị miền Trung và Nam Mexico trong thế kỷ 14 và 15.
Những dấu vết quý hiếm của một ngôi đền cổ hình bán nguyệt nơi thờ phụng thần gió Ehecatl-Quetzalcoatl của bộ tộc Aztec và sân bóng nơi từng diễn ra một trận đấu bóng đẫm máu được tìm thấy sau khi các nhà khảo cổ học tiến hành khai quật trên diện rộng khu vực từng là thủ đô của đế chế Aztec cổ đại được biết đến là Tenochtitlan.
Khu vực tìm thấy dấu tích.
Khu vực tìm thấy dấu tích. (Nguồn: Reuters).
Tại địa điểm khai quật, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy khoảng 32 mẫu xương cổ có thể là những bộ phận còn lại của những người đã bị xử tử làm vật tế trong trận bóng. Theo ghi chép sử sách, trận bóng diễn ra năm 1528 trước sự chứng kiến của Hoàng đế Tây Ban Nha Hernan Cortes, người sau này đã đưa quân đi xâm chiếm Aztec và Hoàng đế Aztec Montezuma.
Với những dấu tích còn sót lại của một bậc thang và một phần của khán đài, các nhà khảo cổ ước tính sân bóng này dài khoảng 50m. Trong khi đó, đền thờ là một cấu trúc bán nguyệt lớn tọa lạc trên một khu đất hình chữ nhật rộng lớn, với chiều dài đường chéo khoảng 34m và cao 4m. Khu đền thờ được cho là xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1486 đến năm 1502.
Đế chế Aztec được coi là đế chế tàn bạo nhất thời kỳ tiền Colombo với các nghi thức tế lễ bằng vật tế là người còn sống. Những cấu trúc cổ đại tồn tại ngay trong trung tâm thành phố Mexico city sôi động náo nhiệt này là một trong những dấu tích cổ đại mới nhất được phát hiện, hé lộ những hiểu biết mới về một thời kỳ hưng vượng của đế chế này. Giới chức sẽ cho mở cửa khu khai quật này để khách du lịch có thể tham quan trong thời gian tới.
Cập nhật: 08/06/2017 Theo TTXVN/Vietnam+

Bí ẩn về bộ tộc ăn thịt người Aztec

Tùng Hương, Theo Mask Online 00:00 12/08/2012

Mặc dù tục lệ ăn thịt người này vô cùng dã man, tàn độc nhưng với người Aztec, đó là điều thiêng liêng đối với cả người chết lẫn người sống...

Aztec là một nền văn minh, một đế chế được coi tàn bạo nhất thời kì tiền Columbia America. Việc ăn thịt đồng loại trong xã hội của họ diễn ra cách đây hàng nghìn năm, thường diễn ra tại các buổi tế lễ long trọng.

bi-an-ve-bo-toc-an-thit-nguoi-aztec

Nền văn minh Aztec là một đế chế có nhiều bản sắc văn hóa đặc biệt với những nghi lễ hiến tế rùng rợn nhất trong lịch sử Mexico. Trong tín ngưỡng của người Aztec, nhật thực xảy ra là khi Mặt trời đã hết sinh lực để tồn tại, lúc này họ phải tổ chức tế lễ để cầu xin thần linh. Sau khi nghi lễ hoàn thành, các nạn nhân bị hiến tế sẽ trở thành bữa ăn của người trong bộ tộc. 


bi-an-ve-bo-toc-an-thit-nguoi-aztec

Những con vật, phụ nữ, trẻ em thậm chí là cả trẻ sơ sinh đều bị mang đi hiến tế, đặt lên bệ thờ ở Kim tự tháp lớn tại Tenochtitlan. 


bi-an-ve-bo-toc-an-thit-nguoi-aztec

Những buổi tế lễ diễn ra thường xuyên, mỗi năm có hàng nghìn người trở thành vật tế lễ trong các buổi cầu xin thần linh của họ. Trẻ em là đối tượng chủ yếu vì chúng được coi là trong sạch, thuần khiết và tiếng la hét, gào khóc của chúng sẽ đem lại... may mắn. 


bi-an-ve-bo-toc-an-thit-nguoi-aztec

Những người sắp “bị ăn thịt” được cho ăn một loại nấm gây ảo giác hoặc uống một thứ chất cồn làm từ nước cây xương rồng lên men để không còn cảm giác điều gì sắp xảy ra. 


bi-an-ve-bo-toc-an-thit-nguoi-aztec

Trong một cuộc khai quật ở Mexico, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những bộ xương người được cho là bằng chứng của việc người Aztec từng bắt sống, đem hiến tế và ăn thịt hàng trăm người trong quân đội Tây Ban Nha khi họ đến xâm chiếm vùng đất người Aztec. 


bi-an-ve-bo-toc-an-thit-nguoi-aztec

Những bộ xương được tìm thấy ở Mexico cũng được phát hiện có nhiều lỗ hổng, rỗ hay vết tiêm chích, vết dao cắt và dấu răng vẫn còn in trên xương. Nhiều dụng cụ nấu nướng cũng được tìm thấy quanh những hố chôn tập thể.


bi-an-ve-bo-toc-an-thit-nguoi-aztec

Nhiều quan điểm cho rằng, tục lệ ăn thịt người của người Aztec là do việc thiếu protein động vật trong chế độ ăn uống khiến thịt người trở thành món ăn có lợi cho sức khỏe và họ rất thèm muốn.
Nhưng trên thực tế, với nguồn thực phẩm tự nhiên dồi dào thì việc ăn thịt người ở đế chế Aztec được tiến hành hoàn toàn vì nghi lễ tôn giáo và được quy định hết sức nghiêm ngặt. Chẳng hạn, những kẻ địch bị bắt ăn thịt theo nghi lễ thì chỉ ăn phần cẳng chân hoặc cẳng tay, trinh nữ hoặc trẻ em thì dùng tim và máu…


bi-an-ve-bo-toc-an-thit-nguoi-aztec

Người Aztec man rợ rất tôn sùng thần thánh, họ sợ rằng, thế giới sẽ bị diệt vong nếu không có các nghi lễ hiến tế, nạn nhân trước khi chết không phải là những nô lệ mà là thánh thần. Bởi vậy mà họ thường lấy xương người được tẩy trắng bằng vôi và đeo trên người như những lá bùa hộ mệnh, một số đầu lâu và xương còn được để trong nhà như đồ trang trí và ngăn chặn ma quỷ.


bi-an-ve-bo-toc-an-thit-nguoi-aztec

Mặc dù với góc nhìn của người hiện đại, tục lệ “ăn thịt người” của người Aztec vô cùng dã man tàn độc nhưng với họ, đó là điều thiêng liêng đối với cả người chết lẫn người sống. Trong đó, những người bị hiến tế coi đó là một vinh dự lớn trong đời.

văn minh Aztec

1. Thế giới khủng khiếp của người Aztec


Điêu khắc của người Aztec
chủ yếu phục vụ tôn giáo.
Viện Hàn lâm Hoàng gia London đang mở một triển lãm quy mô chưa từng có về nền văn minh Aztec cổ đại. Hơn 380 kho báu Aztec - trong đó có cả những thứ mới khám phá được từ khu Templo Mayor huyền thoại... - đã thực sự làm loá mắt khán giả. Người ta phải cảm ơn rất nhiều những công nhân điện lực ở Mexico. Trong khi đào bới đường phố Mexico City, họ đã đào ra di tích Templo Mayor lừng danh, là trái tim của thành phốTenochtitlán - trung tâm nền văn minh Aztec cổ.


Những kẻ xâm lược người Tây Ban Nha đã phá huỷ khu đền mà họ mô tả là nồng nặc "y như một lò sát sinh" do hàng nghìn vụ hiến tế mà người Aztec tiến hành ở đây. Tuy nhiên, khi các nhà khảo cổ học khai quật khu đền, họ đã bắt gặp một nền văn hoá phức tạp hơn rất nhiều so với những gì truyền thuyết để lại về một thứ văn minh bạo lực và dùng người để hiến sinh.

Cuộc triển lãm mang cái tên rất giản dị "Aztecs" (Những người Aztec), trình bày gần như toàn diện nền văn minh của những người thổ dân Trung Mỹ thời Trung Cổ. Khán giả cũng được xem những bản thảo viết tay của người Aztec cổ với số lượng nhiều chưa từng thấy. Và đối với phương Tây, "Những người Aztec" cũng hấp dẫn tương tự như văn minh Ai Cập vậy: hơn 10 nghìn vé đã bán hết sạch từ khi triển lãm chưa mở. Xứ Mexico thời Trung cổ được trưng bày một cách hoàn hảo: 11 phòng chủ đề đã chứng tỏ một nền văn hoá giàu có và rực rỡ. Văn minh Aztec gắn bó chặt chẽ với mặt trời, mưa, và đất, những thứ nuôi dưỡng cây lương thực của họ - và cả  chiến tranh, thứ có thể làm họ sống sung túc nhờ đồ cống nạp từ các bộ lạc bị chinh phục.Tất cả những thứ sinh lợi này đều được cai quản bởi các hung thần quyền uy. Thần mưa chẳng hạn, yêu cầu phải được hiến sinh bằng một đứa trẻ với hai nhúm tóc; còn thần mặt trời thì lại thích những kẻ bạch tạng, vì những kẻ đó rất sáng.
Tục ăn thịt người rất thông dụng.
Đối với người Aztec, nghệ thuật không phải là để trang trí xa xỉ. Mỗi một đồ vật đều có thể được dùng trong nghi lễ tôn giáo. Sức mạnh các tác phẩm điêu khắc của họ đều bắt nguồn từ lòng tin của họ vào vai trò dung hoà của nghệ thuật: - dung hoà giữa sống và chết, giữa bóng tối và ánh sáng, giữa mất mùa và bội thu. Một trong những điểm nhấn của triển lãm: bức tượng Thần Chết của khu Templo Mayor được làm bằng đất nung và vữa. Gan của thần lủng lẳng ở ngoài khung xương sườn được phanh ra, và thần  đứng thẳng, móng tay sắc nhọn, miệng cười thèm khát, như chờ đợi nạn nhân kế tiếp. Một tác phẩm khác, chưa bao giờ rời khỏi Mexico, cũng có mặt tại đây.  Đó là cái đầu của một chiến binh được quắp trong mỏ một con đại bàng, tượng trưng cho thần mặt trời. Với hàm nghĩa: ai chết trong chiến trận sẽ được thần đưa lên trời.

Triển lãm cũng khiến người ta ghê sợ vì tính tàn bạo của của người Aztec. Đó là những dụng cụ chuyên dùng để hiến sinh người. Thân thể một nạn nhân, thường là tù binh chiến tranh, sẽ được đặt lên bệ thờ, làm vỡ lồng ngực để moi lấy tim. Một số nguồn sử liệu cho rằng có thời điểm người Aztec đã hiến sinh 80.400 nạn nhân trong vòng 4 ngày! Có hàng nghìn đàn ông, đàn bà xếp hàng chờ chết cho các vị thần của Tenochtitlán - một trong những đô thị lớn nhất trên trái đất lúc bấy giờ. Đích thân lãnh chúa Aztec cùng các quan chức bắt đầu trước. Và khi họ đã chán mở ngực và moi tim các nạn nhân thì các thầy cúng mới chính thức bắt đầu công việc tàn sát vô tận này. Cảnh tượng thật ghê gớm: máu chảy thành suối trên tường, trên những bậc thang ngôi đền hình kim tự tháp Templo Mayor. Alva Ixtlilochtitl - một nhà sử học thời Phục Hưng - đã viết: "Cái lò mổ này là có một không hai trong lịch sử." Người Aztec cổ tin rằng hiến sinh là dâng cho thần thánh thứ quý nhất trên đời: đó là máu người. Người Aztec còn theo cả tục ăn thịt người (anthropophagy) mà những người Tây Ban Nha phải kinh sợ. "Người ta chặt ra từng khúc, rồi gửi một đùi cho bữa ăn của Chúa Montezuma, phần còn lại thì chia cho các chủ gia đình... Người ta nấu thịt này với ngô, rồi cho mỗi người một miếng trong một cái thìa có cả ngô, và nước, miếng ăn này gọi là tlacatlolli" -  một nhà sử học Tây Ban Nha đã mô tả như vậy. 

Cảnh hiến sinh của người Aztec.

Thật trớ trêu, chính do quá tin thần thánh mà người Aztec đã giúp cho quân Tây Ban Nha xâm nhập Tenochtitlán và tàn phá nó. Khi đoàn quân viễn chinh của Hernando Cortés đến thành phố vào năm 1520, Chúa Montezuma của người Aztec đã chào mừng nhiệt liệt vì tin rằng Cortés là hiện thân của thần Quetzalcoatl, là thần của gió và học vấn. Quân đội của Cortés đã bắt giam Montezuma và bỏ tù vị chúa này cho đến khi Tenochtitlán đầu hàng năm 1521. Đá của khu đền Templo Mayor được dùng lại để xây nhà thờ. Thành phố được gọi là Mexico và được dựng lại bởi kiến trúc sư Tây Ban Nha thời Phục Hưng là García Bravo. Đến khoảng 1540, những người Aztec bắt đầu học tiếng Latinh và đọc Kinh Thánh. Và cho dù người Tây Ban Nha làm gì đi nữa, văn hoá Aztec vẫn không bao giờ tàn lụi hẳn. Ngày nay, trên lá cờ của Mexico - một con đại bàng đậu trên cây lê gai - là xuất xứ từ một truyền thuyết Aztec cho rằng đó là điềm báo cho họ phải dựng lại ngôi đền vĩ đại Templo Mayor.   T.N.T(Theo Newsweek)




2. Tập tục, quan niệm thú vị của bộ tộc ăn thịt người thời xưa

Những góc rất khác trong cuộc sống của bộ tộc Aztec - một bộ tộc từng ăn thịt người nổi tiếng trong lịch sử…


Nhắc tới thổ dân Aztec (nền văn minh ở Trung Mỹ kéo dài từ năm 1248 - 1521), nhiều người sẽ liên tưởng ngay tới tục lệ ăn thịt người vô cùng ghê rợn. Ít ai biết rằng, trong cuộc sống của họ vẫn còn ẩn chứa nhiều điều thú vị khác…

Aztec trên thực tế không phải tên thật của tộc người mà chúng ta nhắc đến. Người dân bộ lạc này tự gọi mình là Mexica, nguồn gốc đất nước Mexico sau này. Tên Aztec chỉ là cách mà người châu Âu gọi khi lần đầu tiên gặp họ tại Atlanz, phía Bắc Mexico thế kỷ XII.
Người Aztec duy trì chế độ nô lệ rất bài bản. Thông thường, khi gia đình nào đó gặp khó khăn, không đủ điều kiện sống, cha mẹ sẽ bán con mình làm nô lệ, hoặc trong trường hợp làm ăn thất bại, người ta cũng bán mình để nuôi sống bản thân.
Tuy nhiên, chế độ nô lệ của người Aztec không quá tàn ác, khắc nghiệt. Nô lệ vẫn có quyền làm ăn, sở hữu tài sản, đất đai riêng, sinh con đẻ cái bình thường và bất cứ lúc nào cũng có thể mua lại tự do bản thân nếu có thể.
Người Aztec sở hữu luật hôn nhân rất chặt chẽ. Họ cho phép chế độ đa thê song chỉ có người vợ cả là được tiến hành hôn lễ trọng đại, các vợ thứ thì chỉ được “đăng kí” với quan lại và chức sắc. 
Người Aztec cho phép cả hai được ly dị nếu đồng thuận. Họ đặc biệt coi trọng sự chung thủy, dù là vợ hay chồng mà ngoại tình thì sẽ đều bị xử tội chết.
Người Aztec chôn cất người chết xung quanh nhà mình. Thông thường, họ giết một con chó và chôn theo người đã khuất. Họ tin rằng, làm như vậy, con chó sẽ dẫn dắt linh hồn người chết đi đúng đường tới thế giới bên kia.
Đối với những người có địa vị cao trong xã hội hoặc chiến binh, người Aztec sẽ hỏa thiêu, mong cho linh hồn họ bay thẳng lên thiên đàng.
Tục lệ hiến tế thần linh và ăn thịt người của bộ tộc Aztec là có thật. Theo các nhà nghiên cứu, mỗi năm người Aztec hiến tế khoảng 20.000 người sống. 
Những người này thường là trẻ em hoặc trinh nữ, tù binh. Trước khi bị ăn thịt, họ được cho ăn một loại nấm gây ảo giác hoặc uống chất cồn nước cây xương rồng để không còn cảm giác được gì nữa.
Nhiều quan điểm cho rằng, tục lệ ăn thịt người của người Aztec là do việc thiếu protein động vật trong chế độ ăn uống khiến thịt người trở thành món ăn có lợi cho sức khỏe và họ rất thèm muốn. 
Ngày nay, chúng ta cho đó là man rợ song với người Aztec, đó là một sự hy sinh thiêng liêng cho sự tồn tại của cả tộc người.
Nếu quy kết tộc người Aztec là tàn bạo thì chưa hẳn chính xác. Họ có đời sống tinh thần phong phú và tâm hồn nghệ thuật. 
Người Aztec thích thơ, xăm mình, vẽ nghệ thuật để tôn vinh các chiến binh. Họ cũng thích chơi thể thao đồng đội, nổi tiếng nhất là trò bóng Ullamaliztli.
Sự tiến bộ, văn minh của họ cũng rất đáng nể. Xã hội Aztec thi hành việc giáo dục bắt buộc. Con trai quý tộc được học trong trường Calmecac - nơi giảng dạy kiến thức lịch sử, thiên văn, nghệ thuật. 
Con trai thường dân phải học ở Cuicacalli - nơi đào tạo họ thành các chiến binh. Còn tất cả bé gái được dạy ở các trường riêng biệt các kĩ năng bếp núc, nội trợ.
Người Aztec cũng có chữ viết riêng, gọi là N’ahuatl. Từ xa xưa, họ đã có ý thức về việc truyền lại tư liệu, kiến thức cho đời sau. 
Các thầy thông giáo Aztec dùng da hươu hay vỏ cây làm giấy. dùng than viết lên, ghi chép lại lịch sử, nghi lễ tôn giáo, kiến thức thiên văn… Những bản thảo này được cất giữ cẩn thận, truyền lại cho con cháu qua các đời bảo quản, sử dụng.
Thực tế, người Aztec biến mất không phải vì bị thực dân Tây Ban Nha tàn sát. Tộc người này tuyệt chủng bởi dịch bệnh. 
Nhiều khả năng đó là bệnh đậu mùa mà thế giới phương Tây mang đến khi phát hiện ra châu Mỹ. Trong vòng 5 năm, khoảng 20 triệu người Mexico đã lìa đời bởi dịch bệnh truyền từ Tây Ban Nha sang.


3. Thần thánh trong đời sống tâm linh của người Aztec


Người Aztec tôn thờ nhiều vị thần, trong đó thần Quetzalcoalt là vị khai sáng, được coi là thần quan trọng nhất của họ. Quetzacoatl là biểu tượng của tín ngưỡng vua – thần, được thể hiện dưới hình dáng một ông già đeo mặt nạ, khi khác lại là một con rắn có lông.
Người dân Aztec cổ đại giải thích sự suy tàn của dân Toltec là do sự ra đi của thần Quetzacoatl. Niềm tin này về sau đã làm hại họ. Khi thực dân Tây Ban Nha tới xâm lược, tất cả các bộ tộc Aztec lại tin rằng họ là hiện thân của thần Quetzacoatl trở về và cung phụng, kính ngưỡng họ một cách khó hiểu. 
Quetzacoalt
Thần Huizilopochtli, vị thần hiện thân của Mặt trời và Chiến tranh cũng là vị thần vô cùng quan trọng trong đời sống của người Aztec. Chính Huizilopochtli đã chỉ cho họ con đường đi tìm đất thánh, là nơi có con đại bàng đậu trên cành xương rồng.
Cũng chính vì vậy, người Aztec luôn gánh trọng trách phải cung phụng và giữ gìn vị thánh của họ nếu không cuộc đời họ sẽ bị đe dọa. Mỗi khi đêm về, họ sợ hãi trước những thế lực bóng đêm, thú dữ. 
Những ngôi đền của thần Mặt trời được xây dựng đồ sộ và linh thiêng, mình đầy trang sức, tay cầm con rắn lửa Xiuhcoalt. Món mà thần Mặt trời của người Aztec yêu thích nhất là máu, vì vậy chiến tranh đã thấm vào con người Aztec, họ rất hiếu chiến, thực hiện những cuộc chiến tranh để lấy máu tù binh hiến tế cho thần Mặt trời. 
Tàn tích đền thờ thần Mặt trời ở thành phố Mexico ngày nay
Ngoài 2 vị thần tối cao trên, người Aztec còn thờ cúng một loạt các vị thần linh quan trọng khác như thần Chalchiuhtlicue, nữ thần sông suối, Chantico, nữ thần của lửa trong gia đình và núi lửa, Chicomecoalt: nữ thần mùa màng và sự màu mỡ, Coyolzauhqui: nữ thần mặt trăng với ma thuật bí ẩn..

Coyolzauhqui: nữ thần mặt trăng


5. CÁC NỀN VĂN MINH ĐÃ MẤT Ở CHÂU MỸ 5: ĐẾ QUỐC AZTEC
ThS. Nguyễn Ngọc Thơ
(Đại học Quốc gia Tp.HCM)

Image
Chiến binh Aztec dũng mãnh 
     Người Aztec – còn gọi là người Mexica, dậu duệ của các bộ lạc Chichimec và Toltec - thời kì hậu cổ điển (thế kỷ 5 – 15) là những người thừa kế các di sản văn hóa lừng danh trước đó như Teotihuacan và Tula (xem các kỳ trước).Đầu thế kỷ 13, thành Tula của người Toltec bị các bộ lạc Chimitec lạc hậu hơn từ phía bắc tràn xuống tiêu diệt. Người Chimitec dung nạp văn hóa Toltec, tiếp tục kéo về phía nam đến thung lũng Mexico, thống nhất tên gọi dân tộc mình là Aztec - Mexica. Người Aztec khẳng định văn hóa và tôn giáo của họ bắt nguồn từ văn minh Toltec, song các học giả đều thừa nhận rằng họ tiến xa hơn rất nhiều so với các nền văn minh trước.
Theo truyền thuyết, thuở mới đến thung lũng Mexico, Aztec là những cư dân bị cho là kém văn minh hơn các cộng đồng cư dân bản địa nên đành chịu số phận phụ thuộc, hằng năm phải cống nạp vật phẩm quý giá cho thành bang địa phương. Ý thức được trình độ văn minh kém của mình, họ không ngừng học hỏi, khiêm nhường để tồn tại. Quá trình rèn luyện vươn lên cộng với tinh thần học hỏi đã giúp họ dần lớn mạnh và giữ thế độc lập với các cộng đồng khác. Ban đầu, người Aztec chinh phục và phát triển một số thành bang quy mô nhỏ như Tlaxcalan, Cholula, Morelos, Toluca v.v., tiếp đến, họ bắt tay xây dựng một đô thị theo kiểu sáng tạo riêng của họ - thành phố Tenochitlan. Đầu thế kỷ 14, cộng đồng Aztec chuyển mình hình thành một đế quốc hùng mạnh vùng Trung Mỹ.
Năm 1428, đế quốc Aztec thống nhất ba thành bang lớn mạnh là Tenochtitlan, Texcoco và Tlacopan và mở rộng chiến dịch chinh phục các thành bang khác ở thung lũng Mexico, ở miền trung và nam Mexico. Người Aztec chọn Tenochtitlan  làm thủ đô. Tại mỗi nơi họ chinh phục được đều đặt hệ thống quản lý chính trị, hành chính, kinh tế và tôn giáo theo dạng “tỉnh” trực thuộc. Thời thịnh hành nhất, đế quốc Aztec có khoảng 10 đến 15 triệu dân.
Đế quốc Aztec trải qua 11 đời vua, trong đó nổi tiếng nhất phải kể hoàng đế Motecuhzoma Ilhuicamina (trị vì 1440-1468). Dưới tài lãnh đạo của vị hoàng đế này, liên minh ba thành bang Aztec đã mở rộng lãnh thổ đến mức tối đa. Tuy nhiên, trong suốt thời gian tồn tại, đế quốc Aztec vẫn gặp phải những thành bang khó khuất phục như trường hợp Tlaxcalans, Huexotzinco và Cholula nằm gọn trong lòng đế quốc Aztec. Đối với các lãnh thổ lân cận vòng ngoài, người Aztec dùng quyền lực chính trị và quân sự uy hiếp, bắt buộc phải thần phục nhưng được hưởng quy chế tự trị tối đa. Lúc này, cả châu Mỹ nổi lên bốn tập đoàn lớn nhất, gồm Aztec, Taracsan, Maya và tập đoàn Nam Mỹ (vùng ven biển Thái Bình Dương). Đế quốc Aztec giữ quan hệ “anh cả - em út” với đế quốc Taracsan, quan hệ trên mức bình đẳng với Maya lân cận, đồng thời duy trì quan hệ ngoại giao, thương mại với tập đoàn Nam Mỹ xa xôi.
Image 
Chợ Tlateloloco trong hội họa Aztec 
Nghệ thuật Aztec mang tính đa dạng, phong phú do được tập hợp từ nhiều nguồn gốc. Trong nghệ thuật tạo hình, tiểu biểu nhất phải kể đến phong cách kiến trúc đền đài, thành trì mang dấu ấn tổng hợp của người Aztec mà một số vẫn còn hiện hữu tại Mexico hôm nay. Nghệ thuật hoa văn trang phục của họ cũng rất độc đáo, thường là sặc sỡ với nhiều mô típ hoa, lá, chim, chóc. Các trang phục dành cho giới quý tộc thường được làm công phu hơn và thiên về mang ý nghĩa tôn giáo. Trong nghệ thuật diễn xướng, người Aztec rất thạo làm thơ và ca hát. Các hoàng đế Aztec thường tổ chức hội thi thơ trong cung đình để chọn nhà thơ tốt nhất. Lễ hội ca hát mừng năm mới, mừng thu hoạch và mừng chiến thắng là những dịp sinh hoạt cộng đồng quan trọng.
Đế quốc Aztec được cho là nhà nước đầu tiên trong lịch sử châu Mỹ coi trọng giáo dục phổ thông. Trẻ em từ 1 đến 14 tuổi được giáo dục tại nhà, song 15 tuổi tất cả đều được đến trường, dù rằng trẻ em gái thường chỉ được học các kỹ thuật nữ công, nội trợ và y thuật. Trường học Aztec phân hai loại: trường phổ thông (telpuchcalli) và trường quý tộc (calmecac). Trẻ em nam ở các trường phổ thông được dạy các kiến thức cơ bản, nâng cao và kỹ thuật chiến tranh. Các trường quý tộc dành riêng để đào tạo nguồn lãnh đạo xã hội, giáo viên, các thầy tu và các nghệ nhân cao cấp. Trẻ em nam bình dân nhưng có tài năng vượt trội sẽ được thiên chuyển sang học trường quý tộc.
Chữ viết Aztec phát triển từ trên truyền thống chữ viết của văn minh Teotihuacan và  đặc biệt là văn minh Toltec nên phong phú hơn về nguồn từ vựng và loại hình. Về cơ bản, văn tự Aztec gồm cả loại chữ tượng hình, chữ tượng ý, dấu tốc ký và các ký hiệu quy ước đặc thù khác. Văn tự Aztec được phổ cập rộng rãi nên các bộ lạc nội thuộc dù nói các thứ tiếng khác nhau nhưng vẫn có thể hiểu được văn tự chung. Người Aztec ghi thành văn bản các nội dung quan trọng liên quan đến quản lý hành chính, luật pháp, tôn giáo, chiến tranh và các công việc dân sự quan trọng. Đặc biệt, các hoàng đế Aztec rất coi trọng việc ghi chép chính sử cũng nhu những khối kiến thức quan trọng dành cho giáo dục nên cho đào tạo hẳn lực lượng chuyên biệt để viết sách.
Image        Image
Rồng Quezalcoatl                                                                   Thủ lĩnh Aztec trong Codex Mendoza
Luật pháp Aztec được cho là khá hoàn chỉnh và rất nghiêm khắc. Giới cầm quyền Aztec là những chiến binh nên luật pháp được áp dụng rất hà khắc nhằm giữ gìn thành quả đạt được sau những cuộc chiến. Các loại tội phạm dù nhỏ nhất như tên trộm vặt cũng có thể bị liệt vào danh sách hiến tế cho thần linh. Dưới sự quản lý chặt chẽ bằng pháp luật, đời sống xã hội đế quốc Aztec được duy trì một cách khá ổn định.
Trong y học, các thầy thuốc người Aztec có thể tiến hành phẫu thuật, điều trị các căn bệnh thường gặp, các bệnh ngoài da v.v. khá hữu hiệu. Thảo dược Aztec thời kì này rất phát triển, có ý kiến cho rằng còn tốt hơn thảo dược châu Âu cùng thời kì. Qua tìm tòi, thí nghiệm và gom góp, các thầy thuốc Aztec tập hợp tất cả các tri thức đó lại thành một khối để giảng dạy trong các trường y học.
Trong lĩnh vực luyện kim, vàng là sản phẩm nổi bật nhất của đế quốc Aztec. Và đó cũng là lý do tại sao năm 1519 tướng Tây Ban Nha là Hernan Cotez chọn Tenochtitlan làm mục tiêu chinh phục quan trọng nhất. Khi Cotez đến, vua Aztec là Moctezuma chào đón trọng thể vì nghĩ rằng thần Quetzalcoatl trở lại. Khi biết được Comtez không phải thần thánh gì, vua Moctezuma ban bố rất nhiều vàng ngọc với hy vọng đoàn quân Cotez sẽ ra đi. Không ngờ chính nguồn vàng phong phú ấy hấp dẫn nhiều đoàn quân Tây Ban Nha hơn lại vào, cuối cùng thành Tenochtitlan bị hạ, đế quốc Aztec lụi tàn.
Image 
Tôn giáo Aztec theo hướng đa thần. Thần thoại sáng thế của họ kể rằng thần Coatlique sản sinh ra mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Người Aztec thờ thần Huitzilopochtli – thần mặt trời và thần chiến tranh; thần Quetzalcoatl – thần văn minh. Theo niềm tin của họ, hai vị thần này tạo ra lửa, tạo ra con người, lịch pháp, đất, nước, vàng, thiên đàng và địa ngục. Thứ ba là Tlaloc – thần mưa và thần sinh sôi. Ngoài các vị thần này, người Aztec còn thờ nữ thần Đất mẹ Tonantzin. Trong một số giai đoạn lịch sử, người Aztec coi các vị thần có vị trí ngang nhau. Một số giai đoạn khác thì coi trọng thần  Huitzilopochtli hơn. Dưới các vị thần này còn có hàng loạt các vị thần nhỏ khác, mỗi vị thần cai quản một lĩnh vực nhất định. Người Aztec tin rằng tục hiến tế nhân mạng phải được duy trì đều đặn để vũ trụ tiếp tục luân chuyển.
Image
Lịch pháp Aztec gắn liền với tôn giáo, được phát triển dựa trên nền tảng lịch pháp Olmec, Teotihuacan và Toltec trước đó, nghĩa là cũng chia ra hai loại thánh lịch (260 ngày) và dương lịch (365 ngày).  Người Aztec đặt tên gọi 20 ngày trong mỗi tháng theo cách riêng của mình. Điều đặc biệt là người Aztec quan niệm thời điểm kết thúc mỗi chu kì 52 năm có thể sẽ là ngày tận thế. Họ cho rằng sau chu kỳ 52 năm, thần linh có thể sẽ tiêu diệt hết toàn vũ trụ. Trong 5 ngày cuối cùng, người Aztec dập tắt hết lửa, vứt hết đồ đạc trong nhà, âm thầm cầu nguyện trong khu thánh địa. Vị tu sĩ cao nhất (thường là hoàng đế) lên đài thiên văn chờ đợi. Khi chòm sao Kim ngưu vừa ló dạng là lúc vị tu sĩ này đốt lên một ngọn lửa, báo hiệu muôn dân rằng thần linh đã cho phép loài người tiếp tục sống thêm 52 năm nữa. Mọi người đổ xô ra đường múa hát. Những ngày tiếp theo sẽ là nghi lễ hiến tế nhân mạng để đền ơn thần thánh. Hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngìn tù nhân, phạm nhân sẽ lần lượt bị hiến tế.
 Đế quốc Aztec – Mexica về sau suy yếu dần do mất mùa và bệnh dịch. Đầu thế kỷ 16, bệnh đậu mùa và sốt châu Mỹ đã giết chết hơn phân nửa số dân Aztec. Cũng vào thời ấy, người Tây Ban Nha bắt đầu chinh phục, cuối cùng họ đã làm chủ thủ đô Tenochtitlan vào ngày 13 tháng 8 năm 1521. Đế quốc Aztec mất. Từ trên đống đổ nát ấy của thành Tenochtitlan, một quốc gia mới hình thành lấy tên gọi của người Aztec – Mexica làm tên quốc gia: Mexico.
Image
Người Mexico gốc Aztec và quốc kỳ Mexico 

Thành phố Tenochtitlan
Tenochtitlan được xây dựng từ năm 1325 trên một hòn đảo giữa hồ Texcoco. Tenochtitlan trở thành thủ đô đế quốc Aztec từ năm 1428. Theo niềm tin Aztec, họ chọn nơi này để làm thủ đô thông qua điềm báo của thần Huitzilopochtli: một con chim ưng đang ăn thịt một con rắn trên cây xương rồng. Hình tượng này về sau được chọn làm biểu tượng quốc gia của Mexico. Tenochtitlan nằm giữa vùng thung lũng Mexico trù phú, dân cư đông đúc nên các mặt kinh tế, thương mại rất sầm uất. Theo ghi nhận của người Tây Ban Nha, vào năm 1519 thành phố Tenochtitlan rộng khoảng 13 km2 với quy mô dân số khoảng 200.000 người.
Image 
Kiểu kiến trúc thành Tenochtitlan mô phỏng và cách tân phong cách kiến trúc hai thành phố Teotihuacan và Tula trước đó. Trong thành phố có nhiều hệ thống kênh đào, cư dân di chuyển cả bằng đường bộ và đường thủy. Họ xây dựng đập để ngăn nguồn nước mặn từ hồ Texcoco và giữ nguồn nước ngọt cho sinh hoạt. Cư dân thành Tenochtitlan nhiều thành phần, từ nghệ nhân, thương buôn, tu sĩ đến nông dân. Chợ đầu mối được dựng ở thành phố Tlateloco lân cận, trong khi Tenochtitlan  chỉ xây chợ tiêu dùng. Tenochtitlan   vượt trội hơn tất cả các thành phố Trung Mỹ trước đó ở tầm quy hoạch, hệ thống chợ và hệ thống thương mại. Các hoạt động chính trị và tôn giáo đều diễn ra ở khu thánh địa trung tâm Tenochtitlan. Trong thánh địa, người Aztec xây dựng nhiều kim tự tháp, đền đài với quy mô lớn, phong cách tập trung đủ loại kiến trúc của hầu hết các khu thánh địa nổi tiếng khác như Tikal, Monte Alban, Xochicalco và Teotihuacan. Ngôi đền trung tâm tuy không quy mô bằng kim tự tháp Mặt trời ở Teotihuacan nhưng lại có kiến trúc tinh xảo và mang nhiều hình tượng tôn giáo độc đáo. Gần thánh địa là hai sân bóng, nơi cư dân thành phố tiến hành các hoạt động thể thao.
Thành phố Tenochtitlan bị phá hủy thời kì Tây Ban Nha chinh phục (đầu thế kỷ 16). Từ trên đống điêu tàn, người Mexico về sau xây dựng lại thành phố và biến nó thành thủ đô Mexico với dân số hơn 20 triệu người như hôm nay. Di tích thành Tenochtitlan nằm sâu dưới lòng đất thủ đô Mexico hiện đại, mãi đến thời kì 1978-1988 người ta mới bắt đầu khai quật, duy tu và trưng bày với thế giới.
Ngoài thành phố Technochitlan, đế quốc Aztec còn nổi tiếng với hàng loạt các đô thị nhỏ khác, trong đó có thành Cholula với kim tự tháp cao nhất châu Mỹ (66m).
Image 
Số đếm Aztec
Số đếm trong văn hóa Aztec tính theo hệ nhị thập phân (lấy số 20 làm đơn vị chuẩn trong tính toán). Mỗi chấm đen (hoặc vòng tròn nhỏ có hai hình tròn đồng tâm) ký hiệu số 1, lá cờ biểu thị số 20; một chiếc lông trị giá 400; một túi hương tương đương 8000:
Image 
Riêng số 5 có thể biểu thị theo hai cách: 5 chấm đen; hoặc 1 thanh ngang dài. Số 10 có 3 cách: 10 chấm đen; hai thanh ngang dài; hoặc 1 hình thoi. Song với các con số dưới 20, cách thể hiện bằng các chấm là phổ biến nhất.
Cách biểu thị số lượng khá đơn giản bằng cách cộng các tích của từng đơn vị 1, 20, 400 và 8000. Dưới dây là 3 ví dụ điển hình:
Image





6. Những người Aztec thời nay trở thành tín đồ đạo Ðấng Ki-tô
“Các đền thờ trở thành tro bụi, các tượng thần bị phá hủy và các sách thánh bị thiêu rụi, nhưng các vị thần cổ xưa vẫn sống trong trái tim của người da đỏ”.—Theo cuốn Văn hóa Mexico cổ xưa (Las antiguas culturas mexicanas).
Mexico là quê hương của người Aztec. Vào thế kỷ 13 họ chỉ là một bộ tộc di cư nhỏ bé nhưng rồi trở thành một đế chế hùng mạnh ngang tầm với đế chế Inca ở Peru. Mặc dù đế chế Aztec đã sụp đổ năm 1521 khi Tây Ban Nha chinh phục Tenochtitlán, nhưng ngôn ngữ của người Aztec là tiếng Nahuatl thì vẫn được sử dụng*. Khoảng một triệu rưỡi người dân bản địa tại ít nhất 15 bang của Mexico vẫn sử dụng ngôn ngữ này. Như nhà nghiên cứu Walter Krickeberg nói ở đầu bài, ngôn ngữ này đã góp phần gìn giữ một số niềm tin từ xa xưa của người Aztec. Những niềm tin đó là gì?
Những phong tục lạ mà quen
Có lẽ thực hành được biết đến nhiều nhất của người Aztec là hiến tế người sống. Thực hành này dựa trên niềm tin cho rằng mặt trời sẽ chết nếu không được nuôi bằng tim và máu của con người. Theo tu sĩ Tây Ban Nha Diego Durán thì vào năm 1487, trong dịp dâng hiến đền thờ vĩ đại hình kim tự tháp ở Tenochtitlán, hơn 80.000 người đã bị hiến tế trong bốn ngày.
Thực hành này khiến người Tây Ban Nha khiếp sợ nhưng họ cũng ngạc nhiên khi thấy nhiều niềm tin của người Aztec có nét tương đồng với Giáo hội Công giáo của họ. Thí dụ, người Aztec cử hành một dạng bí tích thánh thể mà theo đó, họ ăn các tượng thần làm bằng bắp hoặc đôi lúc ăn thịt của những người bị hiến tế. Người Aztec cũng xưng tội, dùng thập tự giá và làm báp-têm cho trẻ sơ sinh. Có lẽ điểm tương đồng đáng ngạc nhiên nhất là họ thờ nữ thần đồng trinh Tonantzin, là “Mẹ của các vị thần”. Người Aztec gọi nữ thần này một cách thân thương là “Người mẹ nhỏ bé của chúng con”.
Người ta nói vào năm 1531, trên ngọn đồi mà người Aztec thờ nữ thần Tonantzin, Ðức mẹ Ðồng trinh của Guadalupe có da màu sẫm và nói tiếng Nahuatl đã hiện ra với một người da đỏ Aztec. Ðiều này đã thúc đẩy người Aztec cải sang đạo Công giáo. Một điện thờ dành cho nữ thần đồng trinh này đã được xây dựng trên nền của đền thờ nữ thần Tonantzin. Vào ngày 12 tháng 12 hằng năm, có hàng trăm ngàn người Mexico sùng đạo đến viếng thánh đường này, nhiều người trong số họ nói tiếng Nahuatl.
Tại những cộng đồng người Aztec ở vùng núi xa xôi, những người nói tiếng Nahuatl có rất nhiều lễ hội dành cho các vị thánh hộ mệnh, một số lễ hội kéo dài vài ngày hoặc thậm chí vài tuần. Một sách nói về người Aztec (El universo de los aztecas) bình luận rằng những người bản xứ “kết hợp việc thờ phượng các thánh của Công giáo với những lễ hội được cử hành trước thời tướng Cortés*”. Văn hóa Nahuatl cũng liên hệ rất nhiều đến tà thuật. Khi mắc bệnh, họ đi đến thầy lang, tức người làm nghi lễ tẩy uế và hiến tế thú vật. Ngoài ra, nạn mù chữ cũng lan tràn, hầu hết người dân không thể đọc cả tiếng Tây Ban Nha lẫn tiếng Nahuatl. Sự đói nghèo cùng với việc bám vào các truyền thống và ngôn ngữ đã khiến họ bị những người xung quanh cô lập.
Sự thật trong Kinh Thánh đến với người Aztec
Trong nhiều năm, Nhân Chứng Giê-hô-va ở Mexico đã nỗ lực đem ‘tin mừng về Nước Ðức Chúa Trời’ đến cho mọi người (Ma-thi-ơ 24:14). Vào năm 2000, chi nhánh của Nhân Chứng Giê-hô-va tại Mexico đã tiến hành kế hoạch rao giảng cho người nói tiếng Nahuatl bằng chính ngôn ngữ của họ. Chi nhánh cũng tổ chức các hội thánh tiếng Nahuatl cho những người đang phải dự nhóm họp tiếng Tây Ban Nha. Một nhóm dịch đã được thành lập để phát hành những ấn phẩm dựa trên Kinh Thánh bằng tiếng Nahuatl. Các Nhân Chứng cũng nỗ lực dạy người nói tiếng Nahuatl biết đọc và viết. Kết quả là gì? Hãy xem những kinh nghiệm sau.
Khi một phụ nữ bản xứ lần đầu tiên nghe bài giảng dựa trên Kinh Thánh bằng tiếng Nahuatl, bà thốt lên: “Chúng tôi đã dự nhóm họp từ mười năm nay, lần nào ra về cũng nhức cả đầu vì không hiểu rõ tiếng Tây Ban Nha. Nhưng giờ đây, đời sống chúng tôi như được bắt đầu lại!”. Ông Juan, 60 tuổi, đã học Kinh Thánh và cùng vợ con đi nhóm họp bằng tiếng Tây Ban Nha trong tám năm mà không tiến bộ. Sau đó, ông học Kinh Thánh bằng tiếng Nahuatl. Chưa đầy một năm, ông đã báp-têm trở thành Nhân Chứng!
Như các kinh nghiệm trên cho thấy, nhiều người đã biết đến Kinh Thánh lần đầu tiên bằng tiếng Tây Ban Nha, nhưng họ không hiểu hết ý nghĩa. Việc dự nhóm họp, hội nghị và đọc các ấn phẩm trong tiếng mẹ đẻ đã giúp họ nắm vững sự thật trong Kinh Thánh và hiểu rõ trách nhiệm của tín đồ đạo Ðấng Ki-tô.
Vượt qua trở ngại
Ðể tiến bộ về tâm linh, những người nói tiếng Nahuatl đã gặp phải nhiều trở ngại. Chẳng hạn như họ bị áp lực phải tham dự các lễ hội tôn giáo. Tại San Agustín Oapan, Nhân Chứng Giê-hô-va không được phép rao giảng từng nhà. Người ta sợ việc rao giảng từng nhà sẽ khiến dân chúng ngừng góp tiền cho các lễ hội. Khi anh Florencio và một nhóm Nhân Chứng địa phương đang rao giảng thì ba trong số họ bị bắt. Trong vòng 20 phút, một đám đông kéo đến để quyết định sẽ xử họ thế nào.
Anh Florencio nhớ lại: “Họ muốn giết chúng tôi ngay tại chỗ. Một số người đòi trói chúng tôi lại rồi quăng xuống sông cho chết đuối! Chúng tôi bị nhốt suốt đêm trong tù. Hôm sau, một luật sư là Nhân Chứng cùng hai anh khác đến giúp chúng tôi, nhưng họ cũng bị nhốt vào tù. Cuối cùng, chính quyền thả chúng tôi với điều kiện là phải rời khỏi thị trấn”. Bất chấp những gì xảy ra, một hội thánh được thành lập vào năm sau, với 17 Nhân Chứng và khoảng 50 người dự nhóm họp.
Tại cộng đồng nói tiếng Nahuatl ở Coapala, một Nhân Chứng tên là Alberto được mời tham dự một lễ hội địa phương. Vì từ chối, anh đã bị bỏ tù. Người ta triệu tập một cuộc họp, và nhiều người la hét đòi treo cổ anh để cảnh cáo những ai dám từ bỏ phong tục địa phương cũng như có ý định gia nhập tôn giáo của anh. Một số Nhân Chứng cố gắng giải thoát anh nhưng họ cũng bị bắt. Khi lễ hội kéo dài một tuần kết thúc, mọi người mới được thả ra. Vì sự chống đối vẫn tiếp diễn, các Nhân Chứng địa phương cần sự giúp đỡ của cơ quan có thẩm quyền cao hơn. Sau đó, một lệnh được ban hành và sự ngược đãi chấm dứt. Ðiều thú vị là chỉ trong một thời gian ngắn sau đó, người dẫn đầu sự chống đối lại chấp nhận sự thật từ Kinh Thánh và làm báp-têm. Giờ đây, tại thị trấn ấy có một hội thánh.
Sẵn sàng cho mùa gặt
Nhận thấy tiềm năng phát triển của cánh đồng Nahuatl, nhiều Nhân Chứng đang học ngôn ngữ này. Dù vậy, cũng có nhiều thử thách. Người nói tiếng Nahuatl rất nhút nhát, dùng ngôn ngữ của mình một cách dè dặt vì trước đó họ đã bị bạc đãi. Ngoài ra, ngôn ngữ này cũng có nhiều biến thể hoặc phương ngữ.
Một người rao giảng trọn thời gian tên là Sonia đã giải thích tại sao chị quyết định học tiếng Nahuatl: “Gần nhà tôi có khoảng 6.000 lao động nhập cư nói tiếng Nahuatl sống ở một khu nhà ọp ẹp và có người canh gác. Họ dễ bị tổn thương và xấu hổ”. Chị Sonia nói tiếp: “Ðiều kiện sống của họ khiến tôi cảm thấy rất buồn, vì người nói tiếng Nahuatl từng là một dân tộc đáng tự hào, là cội nguồn văn hóa của chúng tôi. Chúng tôi đã rao giảng cho họ suốt 20 năm qua bằng tiếng Tây Ban Nha, nhưng họ không thể hiểu hết và cũng không chú ý nhiều. Tuy nhiên, việc học một vài từ trong tiếng Nahuatl đã cho tôi nhiều cơ hội nói chuyện với họ. Họ vây quanh tôi để lắng nghe. Tôi đề nghị với một phụ nữ rằng sẽ dạy cô ấy đọc và viết, còn cô ấy dạy tôi tiếng Nahuatl. Giờ đây, tất cả họ đều biết tôi là người phụ nữ nói tiếng Nahuatl. Tôi cảm thấy như đang được làm giáo sĩ trên chính quê hương mình”. Ngày nay, ở vùng đó có một hội thánh nói tiếng Nahuatl.
Một người rao giảng trọn thời gian khác tên là Maricela cũng đang cố gắng hết sức học tiếng Nahuatl. Ban đầu, chị hướng dẫn Kinh Thánh bằng tiếng Tây Ban Nha cho một cụ ông 70 tuổi tên là Félix. Khi đã biết tiếng Nahuatl nhiều hơn, chị Maricela bắt đầu giải thích Kinh Thánh bằng tiếng của ông. Ðiều này có tác động tích cực. Chị cảm động biết bao khi ông Félix hỏi: “Ðức Giê-hô-va có lắng nghe khi tôi nói với ngài bằng tiếng Nahuatl không?”. Ông Félix rất vui khi biết Ðức Giê-hô-va hiểu mọi ngôn ngữ. Dù phải đi bộ mất một tiếng rưỡi để đến nhóm họp, ông vẫn tham dự đều đặn. Giờ đây, ông đã làm báp-têm. Chị Maricela nói: “Tôi vui mừng biết bao khi được hợp tác với các thiên sứ để loan báo tin mừng cho mọi người!”.—Khải huyền 14:6, 7.
Thật vậy, cánh đồng Nahuatl “đã chín và đang chờ gặt hái” (Giăng 4:35). Chúng ta cầu xin Ðức Giê-hô-va tiếp tục mời người từ mọi nước, bao gồm những người Aztec có lòng thành, lên núi của ngài để được dạy về đường lối ngài.—Ê-sai 2:2, 3.
[Chú thích]
Tiếng Nahuatl thuộc nhóm ngôn ngữ Uto-Aztec, được các bộ tộc như Hopi, Shoshone và Comanche ở Bắc Mỹ sử dụng. Nhiều từ trong tiếng Nahuatl như “avocado”, “chocolate”, “coyote” và “tomato” được sử dụng trong tiếng Anh.
Hernán Cortés là một nhà chinh phục đã khiến đế chế Aztec phục dưới quyền hoàng gia Tây Ban Nha trong những năm 1519-1521.
[Bản đồ nơi trang 13]
(Ðể có thông tin đầy đủ, xin xem ấn phẩm)
THÀNH PHỐ MEXICO
MẬT ÐỘ NGƯỜI AZTEC THEO BANG
150.000
DƯỚI 1.000

7. Theo dấu nền văn minh Aztec hoành tráng một thời

Dân tộc một thời hùng mạnh này nổi tiếng với các lễ nghi hiến tế rùng rợn.

Aztec là tên một dân tộc sinh sống tại khu vực Mexico ngày nay. Nền văn minh của họ phát triển rực rỡ từ khoảng giữa thế kỷ 13 tới khi bị người Tây Ban Nha tiêu diệt vào thế kỷ 16. Đây cũng là đỉnh cao nhất của các sắc dân bản địa sống tại khu vực Mexico trước khi người phương Tây khám phá ra châu Mỹ.
Tôn giáo Aztec có nhiều vị thần như Thần Mặt trời, thần Mặt trăng, thần Mùa xuân, thần Chiến tranh… Họ tin vào nhiều vị thần khác, và họ cũng xây rất nhiều kim tự tháp để thờ các vị thần. Họ thờ thần rất nhiều thứ... kể cả thịt người. Những hình thức man rợ như vậy rất phổ biến ở Aztec. (theo Wikipedia)
Khi xảy ra Nhật thực, họ lo ngại rằng Mặt Trời sẽ không còn đủ sức tỏa sáng và vì thế giết rất nhiều phụ nữ, trẻ em, thậm chí cả trẻ sơ sinh và các con vật để tế lễ. Các lễ hiến tế trẻ em cũng thường diễn ra mỗi khi người Aztec muốn tìm thấy điềm lành. Đúng là thời xưa khi khoa học chưa phát triển thì người ta cũng chỉ biết tin vào các yếu tố "thần thánh" đầy may rủi.
Khi các phiến đá nứt nẻ vẫn còn chưa được di chuyển, các nhà khoa học sử dụng ánh sáng laser để chụp lại hình ảnh 3 chiều của tác phẩm điêu khắc này. Trong đường hầm cạnh đó cũng có tới 6 món cổ vật.
Tượng đá Thần Đất bị "khuyết" phần ngực
30 kỹ thuật viên và 2 cần cẩu đã làm việc hết sức để chuyển cổ vật này về viện bảo tàng. Đó là khối đá nặng 12 tấn có hình thần đất Tlaltecuhtli (một vị thần vô cùng quan trọng đối với nền văn minh Aztec do họ sống chủ yếu dựa vào trồng trọt) đã bị vỡ thành 4 mảnh. Quá trình phục chế kéo dài 2 năm rưỡi đã khôi phục các khoảng đá được nhuộm màu xanh, đỏ, trắng và đen nhưng không thể lấp được khoảng giữa đã bị mất.
Các nhà khảo cổ học đã tìm ra hàng ngàn cổ vật giúp họ có cái nhìn toàn diện về vũ trụ của người Aztec. Giờ đây, họ tập trung tìm các đường hầm của thành phố cổ nằm tại Mexico City ngày nay thay vì lùng sục các khu mộ hoàng gia.
Ánh đèn soi sáng khu vực khảo cổ để phục vụ các khách thăm quan ban đêm tại khu vực đền Mayor. Quá trình đào bới đã làm lộ ra 13 giai đoạn xây dựng khác nhau của công trình này từ năm 1375 tới năm 1519, trong đó có cả một kim tự tháp 2 bậc.
Cái hố này nằm ngay dưới tảng đá có hình thần đất Tlaltecuhtli. Nó chứa đầy vỏ sò, một chiếc mặt nạ, một cái kéo làm từ xương cá, khoảng 8.000 khúc xương động vật, một lọ nhỏ chứa não, một vương trượng và một bức tượng nhỏ của thần lửa.
Đây là ảnh cận cảnh của chiếc mặt nạ nhỏ làm bằng gỗ thông tìm thấy ở hố trên.
Ở đường hầm hẹp gần nơi tìm thấy khối đá của thần đất, các nhà khoa học phát hiện ra nhiều món đồ được xem là hình ảnh thu nhỏ về vũ trụ theo quan niệm của người Aztec. Đây là một trong các món trang sức được dâng lên thần linh của họ.
Chuỗi hạt làm bằng đá xanh.
Một con dao làm từ đá lửa và nhựa cây cũng được tìm thấy tại đó.
Đây là hình ảnh nữ thần mặt trăng được chạm trổ vào khoảng năm 1470. Nó từng nằm ở phía chân đền Mayor trước khi bị vùi lấp để lấy chỗ xây kim tự tháp hai bậc. Phiến đá này được tìm thấy vào năm 1978 và gợi nhớ lại về việc nữ thần mặt trăng đã bị anh trai mình sát hại.
Đây là một chuỗi hạt biểu trưng cho sự cao quý. Khi được tìm thấy, nó đang nằm trên cổ một con đại bàng cũng được tạo tác từ vàng. Ngoài ra, các chuỗi chuông như thế này cũng dùng để trang trí cho quần áo của các nhà quý tộc.
Một bức tượng nhỏ của thần lửa, các bó hương làm bằng nhựa cây, lưỡi kéo làm từ xương cá là những cổ vật tiêu biểu trong số hàng ngàn thứ tìm thấy ở cái hố này. Các món đồ này được dâng lên thần linh mà đại diện là bức tượng nhỏ.

8. Hệ thống toán học Aztec cổ được giải mã

Không chỉ có bộ luật thuế ngày nay mới phức tạp. Người Aztec cổ có hệ thống thuế cũng không hề đơn giản hơn. Để đo đạc những dải đất bị đánh thuế, các nhà toán học Aztec phải phát triển phương pháp đại số chuyên dụng mà chỉ mới được giải mã gần đây.
Bằng cách nghiên cứu những tài liệu Aztec của chính quyền bang Tepetlaoztoc, hai nhà khoa học đã hình dung được những phương trình và phân số phức tạp mà các quan chức địa phương dùng để xác định kích cỡ mảnh đất phải trả thuế. Hai bộ luật cổ được viết từ năm 1540 đến năm 1544 sau Công nguyên còn tồn tại thuộc vùng Tepetlaoztoc. Chúng ghi lại mỗi hộ gia đình và số lượng thành viên; số đất sở hữu và loại đất ví dụ như đất đá, đất cát hay còn gọi là ìđất vàng”. 
Theo Maria del Carmen Jorge y Jorge thuộc Đại học tự trị quốc gia ở Mexico City, Mexico, ìNhững văn tịch cổ được trình bày cực kỳ chi tiết và chặt chẽ vì những người chủ đất phải trả thuế dựa trên giá trị tài sản của họ.” Người Aztec chỉ thống kê tổng diện tích của mỗi lô đất và chu vi của nó. Các quan chức tính toán đo đạc mỗi khoảnh đất bằng một loạt năm phép toán trong đó có một cách mà người Sumeria cổ từng sử dụng.
Thước đo là chính cơ thể. Số học của người Aztec bao gồm những biểu tượng phân số như trái tim, bàn tay và mũi tên trông có vẻ bất thường dưới con mắt người hiện đại. Nhưng với người Aztec thì chúng dường như liên quan mật thiết với một đối tượng rất quen thuộc - cơ thể con người.
ìHãy lấy ví dụ là biểu tượng trái tim. Nếu bạn giang tay trái ra thì đó sẽ là khoảng cách từ trái tim đến đầu ngón tay. Nếu bạn giang cả hai tay, khoảng cách tay sẽ là khoảng cách giữa hai đầu ngón tay. Điều này hoàn toàn tự nhiên. Cơ thể là thứ bạn mang đi được khắp mọi nơi và rất dễ dùng bộ phân cơ thể để làm thước đo.” Đơn vị đo đất chủ yếu có thể là khoảng cách từ mặt đất cho đến đầu ngón tay của một người lớn khi họ giơ cao tay phải – tức vào khoảng 2,5m.
Jorge y Jorge và đồng tác giả B. J. Williams thuộc Đại học hạt Wiscosin-Rock đã trình bày phát hiện của họ trên tờ Science.
Michael Smith, một nhà khảo cổ học và chuyên gia về văn minh Aztec tại Đại học bang Arizona, cho biết ìTôi nghĩ công trình rất rõ ràng vì nó cho thấy loại hình toán học và khoa học này khá thực tế trong việc định hướng. Chúng ta đã biết những xã hội cổ xưa bị tôn giáo chi phối. Đúng là tôn giáo rất quan trọng nhưng những người này là những người thực tế và làm những việc thực tế. Với loại hình toán học của nhân viên thuế vụ này, họ có thể làm được những điều thực tế trên.” 

Hình đã gửi 
Một bản đồ được vẽ vào năm 1540 miêu tả những khoảnh đất gần Texcoco, một thủ đô Aztec cổ. Một công trình nghiên cứu mới đã giải mã những ký hiệu được dùng để đo đạc những khoảnh đất như trên, bao gồm những biểu tượng như trái tim, bàn tay và mũi tên, mang ý nghĩa phân số. (Ảnh: National Geographic)
Tuệ Minh - www.khoahoc.com.vn (Theo National Geographic)

9. Bí ẩn ngọc thạch cổ

Lịch bằng ngọc thạch, hai mắt ở giữa bằng đá quí của người Aztec

Người Olmec, người Maya và người Aztec đặc biệt thích sử dụng ngọc thạch (jade) để gắn vào những mặt nạ, tượng cũng như các đồ vật chế tác khác. Nhưng họ lấy các viên đá quý màu xanh này ở đâu? Khoa học hiện đại đã tìm được câu trả lời.


Hàng trăm đồ vật làm bằng ngọc thạch tìm thấy ở châu Mỹ Latinh chứng tỏ rằng các nền văn minh tiền hiện đại ở nơi này (nền văn minh của châu Mỹ La tinh trước cuộc chinh phục của Tây Ban Nha) rất thích sử dụng loại đá quí này, loại đá phổ biến ở châu Á thời kỳ đó. Người Maya thậm chí đã áp dụng một loại thuế đặc biệt đối với loại ngọc thạch này.

Nhưng loại ngọc bích này từ đâu đến là một câu hỏi không dễ trả lời. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra trong đó có giả thuyết cho rằng chúng đến từ Trung Quốc. Nhưng dù rằng điều này có thể xảy ra nhưng không ai nghĩ rằng những trao đổi thương mại như vậy đã được thực hiện vào thời kỳ đó. Và nếu không phải là vậy thì phải chăng đã có những mỏ ngọc thạch ở châu Mỹ?

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu được thực hiện tại Mêhicô đều chưa đưa ra được bất cứ kết luận nào về chuyện này. Và rồi, các nhà khoa học lại chuyển cái nhìn của mình sang nước láng giềng bên cạnh, Guatemala.



Tìm hiểu rõ được nguồn gốc của ngọc thạch đôi khi không phải là chuyện dễ dàng

Những thăm dò địa chất đầu tiên được thực hiện tại Guatemala vào những năm 1950 cho thấy trên triền dốc Bắc của sông Rio Motagua có một loại đá tương tự như ngọc thạch và hoàn toàn khác so với tất cả những loại đá quí từng được khai thác ở khu vực này. Vào năm 1996, một đoàn địa chất của Pháp đã tìm thấy một mỏ đá quí lớn ở triền dốc đối diện của dòng sông.

Có đúng ngọc thạch hay không?

Người ta đã tìm thấy rất nhiều đá màu xanh khác nhau, từ ngọc lục bảo cho tới những loại đá bình thường khác, hay cả ngọc thạch nữa. Nhưng loại đá được tìm nhiều nhất là một loại đá xanh, rất cứng và có độ trong mờ. Đó là loại ngọc thạch nổi tiếng nhất, nhưng không phải là loại duy nhất trong họ đá quí này.

Ngọc thạch jadeit (jadéite) là loại mà chúng ta biết nhiều nhất. Chúng thường (tuy nhiên không phải luôn) có màu xanh. Loại ngọc thạch này có thành phần là nhôm và natri (aluminium và sodium). Chúng rất tinh khiết và nặng. Còn loại ngọc thạch nefrit (néphrite) thì cũng có màu xanh, nhưng lại hình thành từ magnet và canxi (magnésium và calcium). Loại ngọc này có trọng lượng nhẹ hơn ngọc thạch jadeit, vì thế chúng thường được sử dụng để chế tạo các dụng cụ trơn.



Chiếc mặt nạ của người Olmec được xác định làm ra vào khoảng thế kỷ thứ 10-6 trước Công nguyên

Có điều, hai loại đá quí này nhìn bằng mắt thường trông giống hệt nhau. Vậy thì có cách nào để phân biệt chúng? Và đặc biệt là làm sao biết được loại ngọc thạch mà người cổ đại châu Mỹ Latinh sử dụng để gắn lên mặt nạ và các bức tượng nhỏ là loại nào?

Bất ngờ thú vị


Để làm được điều này, người ta phải phân tích các mẫu đá lấy từ cổ vật bằng máy phân tích cấu trúc phân tử Raman bởi chỉ riêng trọng lượng riêng thì không đủ để đánh giá rõ được đặc tính của mỗi loại ngọc thạch. Cần phải biết cụ thể những thành phần hóa học (và tỉ lệ của chúng) cấu tạo lên mỗi loại đá quí. Ở đây, kết quả cho thấy là nhôm và natri, tức là ngọc của người cổ đại châu Mỹ Latinh dùng là loại ngọc thạch jadeit.

Điều thú vị là máy phân tích Raman còn cho phép đi ngược lại lịch sử địa chất của chất liệu được phân tích và biết rõ nơi nào loại ngọc thạch đó đến. Cho dù có cùng một loại đá thì mỗi loại ngọc thạch đều có dấu hiệu hóa học khác nhau, tùy theo tính chất địa lý nơi chúng được tìm thấy.



Một mặt nạ bằng ngọc thạch của người Maya

Đối với loại ngọc thạch mà người châu Mỹ cổ đại sử dụng thì đã có sự ngạc nhiên thú vị: hai triền dốc của sông Rio Motagua (nơi đã tìm ra mỏ ngọc thạch) lại tạo ra hai loại ngọc thạch khác hẳn nhau và đây là điều có một không hai trên thế giới. Đơn giản là trong quá trình hình thành, cụ thể là trong quá trình làm lạnh tự nhiên của chúng, hai loại ngọc thạch này không cùng chịu các điều kiện môi trường như nhau, đặc biệt là ở áp suất khác nhau.

Tại khu vực này, niềm đam mê ngọc quí đã chấm dứt khi những người chinh phục Tây Ban Nha tới. Đối với những người này, cái thu hút họ nhiều nhất là vàng. Chính vì vậy mà các mỏ đá quí mới tìm được đã bị “ngủ quên” trong nhiều thế kỷ.

        Vương Tiến theo L’Internaute

Mexico: Phát hiện dấu tích đền thờ và sân bóng Aztec cổ đại

Báo Quốc Tế7 tháng trước
Ngay tại trung tâm thủ đô Mexico City (Mexico), các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích của ngôi đền lớn thờ thần gió của bộ tộc ăn thịt người Aztec cai trị miền Trung và Nam Mexico trong thế kỷ 14 và 15.
Những dấu vết quý hiếm của một ngôi đền cổ hình bán nguyệt nơi thờ phụng thần gió Ehecatl-Quetzalcoatl của bộ tộc Aztec và sân bóng nơi từng diễn ra một trận đấu bóng đẫm máu được tìm thấy sau khi các nhà khảo cổ học tiến hành khai quật trên diện rộng khu vực từng là thủ đô của đế chế Aztec cổ đại được biết đến là Tenochtitlan.
Tại địa điểm khai quật, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy khoảng 32 mẫu xương cổ có thể là những bộ phận còn lại của những người đã bị xử tử làm vật tế trong trận bóng. Theo ghi chép sử sách, trận bóng diễn ra năm 1528 trước sự chứng kiến của Hoàng đế Tây Ban Nha Hernan Cortes, người sau này đã đưa quân đi xâm chiếm Aztec và Hoàng đế Aztec Montezuma.
Mexico Phát hiện dấu tích đền thờ và sân bóng Aztec cổ đại
Dấu tích của ngôi đền lớn thờ thần gió tại Mexico City. (Nguồn: AFP)
Với những dấu tích còn sót lại của một bậc thang và một phần của khán đài, các nhà khảo cổ ước tính sân bóng này dài khoảng 50m. Trong khi đó, đền thờ là một cấu trúc bán nguyệt lớn tọa lạc trên một khu đất hình chữ nhật rộng lớn, với chiều dài đường chéo khoảng 34m và cao 4m. Khu đền thờ được cho là xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1486 đến năm 1502.
Đế chế Aztec được coi là đế chế tàn bạo nhất tời kỳ tiền Colombo với các nghi thức tế lễ bằng vật tế là người còn sống. Những cấu trúc cổ đại tồn tại ngay trong trung tâm thành phố Mexico City sôi động náo nhiệt này là một trong những dấu tích cổ đại mới nhất được phát hiện, hé lộ những hiểu biết mới về một thời kỳ hưng vượng của đế chế này.
Được biết, chính quyền thành phố sẽ cho mở cửa khu khai quật này để khách du lịch có thể tham quan vào thời gian tới.
Báo Thế giới và Việt Nam
Những người Aztec thời nay trở thành tín đồ đạo Đấng Ki-tô
“Các đền thờ trở thành tro bụi, các tượng thần bị phá hủy và các sách thánh bị thiêu rụi, nhưng các vị thần cổ xưa vẫn sống trong trái tim của người da đỏ”.—Theo cuốn Văn hóa Mexico cổ xưa (Las antiguas culturas mexicanas).
Mexico là quê hương của người Aztec. Vào thế kỷ 13 họ chỉ là một bộ tộc di cư nhỏ bé nhưng rồi trở thành một đế chế hùng mạnh ngang tầm với đế chế Inca ở Peru. Mặc dù đế chế Aztec đã sụp đổ năm 1521 khi Tây Ban Nha chinh phục Tenochtitlán, nhưng ngôn ngữ của người Aztec là tiếng Nahuatl thì vẫn được sử dụng*. Khoảng một triệu rưỡi người dân bản địa tại ít nhất 15 bang của Mexico vẫn sử dụng ngôn ngữ này. Như nhà nghiên cứu Walter Krickeberg nói ở đầu bài, ngôn ngữ này đã góp phần gìn giữ một số niềm tin từ xa xưa của người Aztec. Những niềm tin đó là gì?
Những phong tục lạ mà quen
Có lẽ thực hành được biết đến nhiều nhất của người Aztec là hiến tế người sống. Thực hành này dựa trên niềm tin cho rằng mặt trời sẽ chết nếu không được nuôi bằng tim và máu của con người. Theo tu sĩ Tây Ban Nha Diego Durán thì vào năm 1487, trong dịp dâng hiến đền thờ vĩ đại hình kim tự tháp ở Tenochtitlán, hơn 80.000 người đã bị hiến tế trong bốn ngày.
Thực hành này khiến người Tây Ban Nha khiếp sợ nhưng họ cũng ngạc nhiên khi thấy nhiều niềm tin của người Aztec có nét tương đồng với Giáo hội Công giáo của họ. Thí dụ, người Aztec cử hành một dạng bí tích thánh thể mà theo đó, họ ăn các tượng thần làm bằng bắp hoặc đôi lúc ăn thịt của những người bị hiến tế. Người Aztec cũng xưng tội, dùng thập tự giá và làm báp-têm cho trẻ sơ sinh. Có lẽ điểm tương đồng đáng ngạc nhiên nhất là họ thờ nữ thần đồng trinh Tonantzin, là “Mẹ của các vị thần”. Người Aztec gọi nữ thần này một cách thân thương là “Người mẹ nhỏ bé của chúng con”.
Người ta nói vào năm 1531, trên ngọn đồi mà người Aztec thờ nữ thần Tonantzin, Đức mẹ Đồng trinh của Guadalupe có da màu sẫm và nói tiếng Nahuatl đã hiện ra với một người da đỏ Aztec. Điều này đã thúc đẩy người Aztec cải sang đạo Công giáo. Một điện thờ dành cho nữ thần đồng trinh này đã được xây dựng trên nền của đền thờ nữ thần Tonantzin. Vào ngày 12 tháng 12 hằng năm, có hàng trăm ngàn người Mexico sùng đạo đến viếng thánh đường này, nhiều người trong số họ nói tiếng Nahuatl.
Tại những cộng đồng người Aztec ở vùng núi xa xôi, những người nói tiếng Nahuatl có rất nhiều lễ hội dành cho các vị thánh hộ mệnh, một số lễ hội kéo dài vài ngày hoặc thậm chí vài tuần. Một sách nói về người Aztec (El universo de los aztecas) bình luận rằng những người bản xứ “kết hợp việc thờ phượng các thánh của Công giáo với những lễ hội được cử hành trước thời tướng Cortés*”. Văn hóa Nahuatl cũng liên hệ rất nhiều đến tà thuật. Khi mắc bệnh, họ đi đến thầy lang, tức người làm nghi lễ tẩy uế và hiến tế thú vật. Ngoài ra, nạn mù chữ cũng lan tràn, hầu hết người dân không thể đọc cả tiếng Tây Ban Nha lẫn tiếng Nahuatl. Sự đói nghèo cùng với việc bám vào các truyền thống và ngôn ngữ đã khiến họ bị những người xung quanh cô lập.
Sự thật trong Kinh Thánh đến với người Aztec
Trong nhiều năm, Nhân Chứng Giê-hô-va ở Mexico đã nỗ lực đem ‘tin mừng về Nước Đức Chúa Trời’ đến cho mọi người (Ma-thi-ơ 24:14). Vào năm 2000, chi nhánh của Nhân Chứng Giê-hô-va tại Mexico đã tiến hành kế hoạch rao giảng cho người nói tiếng Nahuatl bằng chính ngôn ngữ của họ. Chi nhánh cũng tổ chức các hội thánh tiếng Nahuatl cho những người đang phải dự nhóm họp tiếng Tây Ban Nha. Một nhóm dịch đã được thành lập để phát hành những ấn phẩm dựa trên Kinh Thánh bằng tiếng Nahuatl. Các Nhân Chứng cũng nỗ lực dạy người nói tiếng Nahuatl biết đọc và viết. Kết quả là gì? Hãy xem những kinh nghiệm sau.
Khi một phụ nữ bản xứ lần đầu tiên nghe bài giảng dựa trên Kinh Thánh bằng tiếng Nahuatl, bà thốt lên: “Chúng tôi đã dự nhóm họp từ mười năm nay, lần nào ra về cũng nhức cả đầu vì không hiểu rõ tiếng Tây Ban Nha. Nhưng giờ đây, đời sống chúng tôi như được bắt đầu lại!”. Ông Juan, 60 tuổi, đã học Kinh Thánh và cùng vợ con đi nhóm họp bằng tiếng Tây Ban Nha trong tám năm mà không tiến bộ. Sau đó, ông học Kinh Thánh bằng tiếng Nahuatl. Chưa đầy một năm, ông đã báp-têm trở thành Nhân Chứng!
Như các kinh nghiệm trên cho thấy, nhiều người đã biết đến Kinh Thánh lần đầu tiên bằng tiếng Tây Ban Nha, nhưng họ không hiểu hết ý nghĩa. Việc dự nhóm họp, hội nghị và đọc các ấn phẩm trong tiếng mẹ đẻ đã giúp họ nắm vững sự thật trong Kinh Thánh và hiểu rõ trách nhiệm của tín đồ đạo Đấng Ki-tô.
Vượt qua trở ngại
Để tiến bộ về tâm linh, những người nói tiếng Nahuatl đã gặp phải nhiều trở ngại. Chẳng hạn như họ bị áp lực phải tham dự các lễ hội tôn giáo. Tại San Agustín Oapan, Nhân Chứng Giê-hô-va không được phép rao giảng từng nhà. Người ta sợ việc rao giảng từng nhà sẽ khiến dân chúng ngừng góp tiền cho các lễ hội. Khi anh Florencio và một nhóm Nhân Chứng địa phương đang rao giảng thì ba trong số họ bị bắt. Trong vòng 20 phút, một đám đông kéo đến để quyết định sẽ xử họ thế nào.
Anh Florencio nhớ lại: “Họ muốn giết chúng tôi ngay tại chỗ. Một số người đòi trói chúng tôi lại rồi quăng xuống sông cho chết đuối! Chúng tôi bị nhốt suốt đêm trong tù. Hôm sau, một luật sư là Nhân Chứng cùng hai anh khác đến giúp chúng tôi, nhưng họ cũng bị nhốt vào tù. Cuối cùng, chính quyền thả chúng tôi với điều kiện là phải rời khỏi thị trấn”. Bất chấp những gì xảy ra, một hội thánh được thành lập vào năm sau, với 17 Nhân Chứng và khoảng 50 người dự nhóm họp.
Tại cộng đồng nói tiếng Nahuatl ở Coapala, một Nhân Chứng tên là Alberto được mời tham dự một lễ hội địa phương. Vì từ chối, anh đã bị bỏ tù. Người ta triệu tập một cuộc họp, và nhiều người la hét đòi treo cổ anh để cảnh cáo những ai dám từ bỏ phong tục địa phương cũng như có ý định gia nhập tôn giáo của anh. Một số Nhân Chứng cố gắng giải thoát anh nhưng họ cũng bị bắt. Khi lễ hội kéo dài một tuần kết thúc, mọi người mới được thả ra. Vì sự chống đối vẫn tiếp diễn, các Nhân Chứng địa phương cần sự giúp đỡ của cơ quan có thẩm quyền cao hơn. Sau đó, một lệnh được ban hành và sự ngược đãi chấm dứt. Điều thú vị là chỉ trong một thời gian ngắn sau đó, người dẫn đầu sự chống đối lại chấp nhận sự thật từ Kinh Thánh và làm báp-têm. Giờ đây, tại thị trấn ấy có một hội thánh.
Sẵn sàng cho mùa gặt
Nhận thấy tiềm năng phát triển của cánh đồng Nahuatl, nhiều Nhân Chứng đang học ngôn ngữ này. Dù vậy, cũng có nhiều thử thách. Người nói tiếng Nahuatl rất nhút nhát, dùng ngôn ngữ của mình một cách dè dặt vì trước đó họ đã bị bạc đãi. Ngoài ra, ngôn ngữ này cũng có nhiều biến thể hoặc phương ngữ.
Một người rao giảng trọn thời gian tên là Sonia đã giải thích tại sao chị quyết định học tiếng Nahuatl: “Gần nhà tôi có khoảng 6.000 lao động nhập cư nói tiếng Nahuatl sống ở một khu nhà ọp ẹp và có người canh gác. Họ dễ bị tổn thương và xấu hổ”. Chị Sonia nói tiếp: “Điều kiện sống của họ khiến tôi cảm thấy rất buồn, vì người nói tiếng Nahuatl từng là một dân tộc đáng tự hào, là cội nguồn văn hóa của chúng tôi. Chúng tôi đã rao giảng cho họ suốt 20 năm qua bằng tiếng Tây Ban Nha, nhưng họ không thể hiểu hết và cũng không chú ý nhiều. Tuy nhiên, việc học một vài từ trong tiếng Nahuatl đã cho tôi nhiều cơ hội nói chuyện với họ. Họ vây quanh tôi để lắng nghe. Tôi đề nghị với một phụ nữ rằng sẽ dạy cô ấy đọc và viết, còn cô ấy dạy tôi tiếng Nahuatl. Giờ đây, tất cả họ đều biết tôi là người phụ nữ nói tiếng Nahuatl. Tôi cảm thấy như đang được làm giáo sĩ trên chính quê hương mình”. Ngày nay, ở vùng đó có một hội thánh nói tiếng Nahuatl.
Một người rao giảng trọn thời gian khác tên là Maricela cũng đang cố gắng hết sức học tiếng Nahuatl. Ban đầu, chị hướng dẫn Kinh Thánh bằng tiếng Tây Ban Nha cho một cụ ông 70 tuổi tên là Félix. Khi đã biết tiếng Nahuatl nhiều hơn, chị Maricela bắt đầu giải thích Kinh Thánh bằng tiếng của ông. Điều này có tác động tích cực. Chị cảm động biết bao khi ông Félix hỏi: “Đức Giê-hô-va có lắng nghe khi tôi nói với ngài bằng tiếng Nahuatl không?”. Ông Félix rất vui khi biết Đức Giê-hô-va hiểu mọi ngôn ngữ. Dù phải đi bộ mất một tiếng rưỡi để đến nhóm họp, ông vẫn tham dự đều đặn. Giờ đây, ông đã làm báp-têm. Chị Maricela nói: “Tôi vui mừng biết bao khi được hợp tác với các thiên sứ để loan báo tin mừng cho mọi người!”.—Khải huyền 14:6, 7.
Thật vậy, cánh đồng Nahuatl “đã chín và đang chờ gặt hái” (Giăng 4:35). Chúng ta cầu xin Đức Giê-hô-va tiếp tục mời người từ mọi nước, bao gồm những người Aztec có lòng thành, lên núi của ngài để được dạy về đường lối ngài.—Ê-sai 2:2, 3.
[Chú thích]
Tiếng Nahuatl thuộc nhóm ngôn ngữ Uto-Aztec, được các bộ tộc như Hopi, Shoshone và Comanche ở Bắc Mỹ sử dụng. Nhiều từ trong tiếng Nahuatl như “avocado”, “chocolate”, “coyote” và “tomato” được sử dụng trong tiếng Anh.
Hernán Cortés là một nhà chinh phục đã khiến đế chế Aztec phục dưới quyền hoàng gia Tây Ban Nha trong những năm 1519-1521.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét