Thứ Ba, 16 tháng 1, 2018

DANH BẤT HƯ TRUYỀN 5

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Trần Quới: Thiên tài phương Nam | Ván 5: Pha thụt Pháo kinh dị của Quái nhân
  
Trần Quới: Thiên tài phương Nam | Ván 6: Bỏ nhà bỏ luôn cả XE | Hạ gục "nhất sát" Lê Thiên Vị

Thiên tài cờ tướng Trần Quới

Trần Quới
Trần Quới
Trần Quới sinh năm 1957, con của danh thủ Trần Anh Minh – một tay giang hồ người Hoa khét tiếng hồi thập niên 40, 50 của thế kỷ trước. Trình độ cờ của Trần Anh Minh so với các cao thủ đồng thời như Lý Anh Mậu, Trần Mỹ, Tất Kiến Dương … thì kém một bậc, nhưng những tay cờ hạng lục lục thường tài nghe tên anh Lác – một biệt danh của Trần Anh Minh đều khiếp đảm vì anh ta đi cờ nhanh như gió và ra đòn rất độc địa. Chỉ có ông Năm Sáng mới có thể so sánh biệt tài này với anh ta mà thôi. Ngày trước có lần Trần Anh Minh mò lên xứ chùa Tháp đi giang hồ kiếm tiền, gặp lúc cộng đồng người Hoa ở đây tổ chức giải vô địch, anh tag hi tên tham dự và đoạt được cúp, khiến quần hùng ở Phnom Penh khiếp đảm tôn vinh anh ta là Kỳ vương Nam Vang.
Như vậy Trần Quới là con của kỳ vương Lác nên cũng mang biệt danh như cha là Lác chảy, nghĩa là Lác con, ai hiểu là con của Lác cũng không sai. Bạn bè rất thích gọi biệt danh này, mà Trần Quới thì không bao giờ tỏ ra khó chịu hay phản đối, bởi bản thân Quới không hề bị tí lác nào. Mẹ của Quới là người Kinh, do hoàn cảnh rất nghèo, Quới phải bỏ học từ năm lớp 8 để đi giang hồ kiếm sống bằng nghiệp đánh cờ của cha. Với dáng tầm thước, gương mặt sáng láng, đôi mắt hơi nhỏ nhưng linh động, thông minh khiến Trần Quới có vẻ điển trai là đàng khác. Quới suy nghĩ tính toán các nước cờ cực kỳ nhanh lẹ. Đặc biệt trong những thế cờ căng thẳng, Quới luôn tìm được nước đi chính xác nhằm củng cố thế trận mình và gây lung túng cho đối phương. Nhiều người nói chính Trần Anh Minh dạy cho Quới những nước đi đầu tiên cho cờ, diều này không sai nhưng thường anh Lác có rảnh đâu mà dạy. Chủ yếu dẫn con ra song cờ cho nó chạy chơi quanh quẩn, còn bản thân ông bố tìm người cáp độ rồi mãi miết đánh cờ có dạy gì đâu. Nhưng từ khi biết cái hay của cờ, Trần Quới tự mày mò theo dõi, học tập và thỉnh thoảng về nhà mới hỏi cha vài chổ khó mà thôi.

Khẳng định vị trí là kỳ thủ số một của làng cờ miền Nam
Lần đầu tiên Quới chính thức xuất hiện trước làng cờ là năm 1977 tại giải Mừng Xuân. Lúc đó Quới đúng 20 tuổi và mặc dù tại giải này Quới không thành công nhưng d94 để lại một dấu ấn sâu sắc. Ngay 2 ván thua danh kỳ Lý Anh Mậu cũng là 2 ván lịch sử đầy kịch tính, vừa chứng tỏ sự thông minh của Quới vừa cho thấy sự non kém, thiếu kinh nghiệm của con tuấn mã vừa mới trưởng thành. Không phải đợi lâu, ngay giải Mừng Xuân năm sau 1978, Quới đã vươn mình lớn nhanh như Phù Đổng , dũng mãnh đè bẹp quần hùng, đoạt chức vô địch một cách oanh liệt. Rồi liên tiếp các năm sau, Trần Quới luôn khẳng định vị trí số một của mình tại các giải lớn nhỏ của thành phố. Những danh kỳ lỗi lạc một thời như Phạm Thanh Mai, Hứa Kim Thành, Trần Đình Thuỷ và Phạm Tấn Hoà đều phải nhường bước cho tuổi trẻ tiến lên. Vì ngay năm 1979, tại giải các Danh Thủ hàng đầu của Thành phố, Trần Quới chiếm giữ ngôi quán quân một cách thuyết phục trước các đàn anh. Thời kỳ này Quới mạnh dạn đi giang hồ từ các tỉnh thành miền nam ra các tỉnh miền trung. Bất cứ nơi nào có tay cờ nổi tiếng, Quới đều tìm kiếm khiêu chiến. Các cao thủ miền trung nổi tiếng lúc bấy giờ như Nguyễn Thọ Phú tức Xí (Nha Trang), Nguyễn Minh Trưng (Bình Định), Phan Hiền Khánh (Phan Thiết), Hà Hồng Quan (Mỹ Tho) … đều đã so tài và tất cả đều là bại tướng của Trần Quới. Danh thủ Phan Hiền Khánh của Phan Thiết là tay cờ nhiều năm đoạt vô địch tại địa phương này xưa nay chưa hề lùi bước trước bất cứ cao thủ nào ở suốt dãi miền trung. Thế mà khi gặp Trần Quới, anh bị đánh bại liên tục để cuối cùng Trần Quới phải chấp anh 1 Mã mà anh vẫn thua! Sau này Phan Hiền Khánh nhớ lại và nói với bạn bè : “Trong cuộc đời chơi cờ của tôi, người mà tôi khâm phục nhất là Trần Quới. Vào thời kỳ tôi sung sức thì dù các danh thủ như Phạm Thanh Mai, Phạm Tấn Hoà …. Chưa ai có thể chấp nổi tôi 3 tiên. Thế nhưng thằng nhóc Lác chảy chấp tôi 1 Mã, thì thử hỏi có tức không ? Tổng kết lại, tôi vẫn còn lỗ nhiều. Mà càng tức, càng chơi thì càng thua. Thật là lạ!”
Biệt tài đánh cờ tưởng
Trong một thời gian dài từ những năm 1980 đến 1982, tại Nhà Văn Hoá Quận 5 (địa điểm của Đại Thế Giới ngày xưa) có tổ chức một kỳ đàn mà người thủ đài chính là Trần Quới. Luật chơi trước nay vẫn thế: ai thắng được đài chủ sẽ được thưởng và thay làm đài chủ mới. Vậy mà chưa có một cao thủ nào hạ được Trần Quới! Có một lần vào mùa Xuân năm 1978, Phòng VHTT huyện Thuận An, tỉnh Sông Bé nay thuộc tỉnh Bình Dương có tổ chức một trận đấu biểu diễn Cờ Tướng: Trần Quới bịt mắt đánh cờ mù cùng một lúc với hai đối thủ mở mắt đánh 2 bàn cờ riêng biệt. Thế mà Quới thắng cả hai.
Ván cờ tàn Mã, Chốt và 1 Tượng thắng đối phương chỉ còn 1 Chốt (đã sang sông) và 2 Sĩ mà nhiều năm đa số cao thủ cho rằng hoà, thì chính Trần Quới đã tìm ra được cách đánh thắng. Tất cả những thành tích và tài năng tuyệt vời trên đủ để mọi người khâm phục coi là thiên tài cờ. Đúng vậy, thiên tài cờ phải bộc lộ là một tài năng thiên bẩm đặc biệt về cờ rất hiếm người có được, và phải bằng những việc làm cụ thể cho thấy tài năng ấy vượt hẳn mọi người. Những chuyện sau đây chứng minh Trần Quới là loại người như thế.

Cờ chấp
Khoảng những năm 1983-1984, có một tay cờ khá cao ở Hải Dương vào TP.HCM có việc, gặp cao thủ Hoàng Đình Hồng nói chuyện cờ. Cuối cùng anh này nói :
– Ở đây có ai dám chấp tôi 1 con Mã không ? Nếu có thì đánh cá cược bao nhiêu tôi cũng đánh.
Hoàng Đình Hồng không dám khẳng định là có, nhưng hứa sẽ tìm và đưa đến. Sau vài hôm, Hoàng Đình Hồng dẫn Trần Quới đến giới thiệu và Quới chịu chấp người khách lạ 1 Mã.
Người khách lạ chính là anh Hồng ở Hải Dương, một cao thủ rất nổi tiếng ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Danh thủ Nguyễn Tấn Thọ nói mình chỉ có thể cất “Hồng quán trọ” – biệt danh của anh Hồng Hải Dương một nước mà thôi.
Thế rồi Trần Quới đã chấp anh Hống quán trọ 1 Mã và đánh suốt đêm. Sáng bữa sau tạm nghĩ, tính ra có thắng qua lại nhưng kết quả Trần Quới lời 5 ván. Đến chiều hai bên lại đấu tiếp suốt đêm và sáng hôm sau Trần Quới lại lời thêm 3 ván. Trận đấu thứ ba, cũng diễn ra suốt đêm, cuối cùng trận này Trần Quới lỗ 2 ván. Trước khi chia tay, Trần Quới thú nhận với Hồng quán trọ rằng sức cờ của anh không ai có thể chấp 1 Mã được, Quới nói mình đã chơi cật lực mới được như thế và sau này Quới sẽ không chấp quá sức như vậy nữa. Nhiều cao thủ miền Bắc vào thành phố nghe chuyện này không ai tin. Vì chấp 1 Mã nặng hơn chấp 3 nước tiên, nhưng đó lại là sự thật.
Đặng Vũ Dũng, người Hà Nội đã 3 lần đoạt chức vô địch Cờ Vua toàn quốc hạng A1, được phong là kiện tướng quốc gia. Trước khi chuyển sang chơi Cờ Vua, Đặng Vũ Dũng là kỳ thủ cờ Tướng và đã từng đoạt chức vô địch cờ Tướng ở Hà Nội. Trình độ cờ Tướng của Dũng lúc đó, danh kỳ Nguyễn Tấn Thọ xác nhận mình cũng chỉ cất được 1 nước tiên. Năm 1984, Đặng Vũ Dũng vào thành phố dự giải cờ Vua, sau đó lưu lại chơi vài ngày, chủ yếu thăm làng cờ Tướng ở đây. Tại CLB Cờ An Đông, Đặng Vũ Dũng gặp Trần Quới dang học cờ Vua do Lê Thiên Vị chỉ dẫn. Dũng biết tiếng Trần Quới từ lâu nhưng đây là lần đầu tiên Dũng mới thấy mặt. Nhân nói chuyện vui, Dũng đề nghị:
– Anh Quới này! Anh đánh cờ Tướng cao, hãy chấp tôi 4 nước tiên đi. Còn tôi chơi cờ Vua giỏi chấp lại anh 1 Mã và 2 tiên. Anh có dám chơi không ? Tất nhiên là phải có cá cược.
Trần Quới vui vẻ nhận lời ngay, rồi tất cả kéo về nhà của Lê Thiên Vị ở gần đó (góc đường Nguyễn Trãi – Nguyễn Văn Cừ) để thử tài nhau. Ai cũng nghĩ Trần Quới sẽ thua xiểng liểng, vì cờ Vua mới học, Dũng có thể chấp cả con Xe, còn cờ Tướng làm sao Quới có thể chấp cựu vô địch Hà Nội 4 nước, nặng hơn 1 Mã.? Ấy vậy mà tình hình không đến nổi nào! Chơi cờ Vua đánh suốt đêm Dũng thắng hơn Trần Quới 1 ván. Sáng sớm hôm sau, hai bên dẫn nhau đi ăn điểm tâm xong về đấu tiếp cờ Tướng … cuối cùng Quới thắng Dũng 1 ván. Tính chung lại thì tất cả đều hoà, chẳng anh nào lỗ ván nào. Nhưng vì quá phục tài của Trần Quới, nên Vũ Dũng xin được chiêu đãi Quới ăn bữa cơm trưa hôm đó để thể hiện tình cảm quý mến của mình!
Còn chuyện sau đây do Lê Thiên Vị chứng kiến kể lại: trên đường Lạc Long Quân thuộc Quận 11 có một tay rất mê cờ và thích đánh độ. Anh ta khiêu khích Trần Quới :
– Nghe nói chú mày đánh cờ mù giỏi, thế chú mày dám đánh cờ mù chấp tao mở mắt không ?
– Sẳn sàng chấp ! Tôi sẽ đánh cờ mù, còn ông thì đánh cờ sáng. Thế cá cược bao nhiêu nào ? Trần Quới trả lời không do dự.
– Tao có một điều kiện, nếu mày chịu tao sẽ chấp lại mày một con Xe. Tay mê cờ nói xong chờ đợi.
Trần Quới chẳng biết đối phương đưa ra điều kiện gì, ngẫm nghĩ một lúc rồi đáp:
– Điều kiện gì ông nói thử xem ! Tuy hỏi vậy nhưng thâm tâm Trần Quới cho rằng anh ta chọc mình chơi thôi, bây giờ ra điều kiện quá quắc để đánh bài chuồn đây. Nhưng anh ta nghiêm chỉnh nói :
– Tao sẽ chấp lại chú mày 1 con Xe, nếu chú mày đồng ý cho tao đi một nước kín. Nghĩa là trong suốt ván cờ diễn ra, tao sẽ đi một nước nhưng không nói ra tao đi nước gì. Tao chỉ nói rằng: tao đi nước kín! Lúc đó đến lượt chú mày đi. Nếu chú mày đi mà vi phạm luật thì cho phép chú mày đi lại. Nếu nước đi lại mà phạm luật nữa thì chú mày bị xử thua. Tao nói như vậy, chú mày hiểu rỏ chứ ?
– Chỉ đi nước kín một lần duy nhất phải không? Và tôi cũng chỉ được vi phạm luật một lần mà thôi, phải không ? Trần Quới thận trọng hỏi lại.
Và tay mê cờ kia xác nhận đúng là điều kiện như vậy. Thế là dưới sự chứng kiến của hàng chục người, bạn bè của hai bên, Trần Quới đã thắng cược liên tục mà không bao giờ vi phạm luật lần thứ hai, khiến tay mê cờ kia thua quá chạy luôn, không dám chơi nữa. Cho đến ngày nay kẻ bại trận kia không hiểu tại sao Trần Quới lại giỏi như vậy. Quới không biết nước cờ kín, đi mà không nói ra của đối phương nên phải dự đoán và chấp nhận vi phạm. Nhưng sau khi thử vi phạm một lần thì Trần Quới đoán chính xác quân cờ đi kín của đối phương.
Sau khi kể lại chuyện này, ngay Lê Thiên Vị cũng rất khâm phục Trần Quới và cũng không đoán ra nhờ bí quyết gì mà Trần Quới biết được nước cờ kín kia.
Rõ ràng Trần Quới có được “gien” cờ di truyền của bố, đó là năng khiếu bẩm sinh, đồng thời cậu ta có một trí thông minh đặc biệt, lại cần cù chuyên tâm học hỏi – học hỏi trực tiếp bạn bè chứ không hề đọc sách. Hồi mới ra giang hồ, các thế trận công thủ Trần Quới không biết nhiều, nhờ lăn lộn thường xuyên trong giới cờ, chú tâm theo dõi và học hỏi các kiểu ra quân của các cao thủ bậc thầy là Trần Dụ Thám, Tất Kiến Dương, Trần Đình Thuỷ, Phạm Tấn Hoà, Hứa Kim Thành …. rối bắt chước chơi theo và tự trang bị cho mình một kiểu khai cuộc riêng. Những gì còn chưa hiểu rõ thì đi hỏi sư phụ Văn Thuận, một lý thuyết gia chỉ dẫn không lấy tiền và rất tận tình. Khi mới nổi danh có lần Trần Quới đấu với Mong Nhi, không rõ cố tình hay ngớ ngẩn Quới đi tiên P2-7, một nước hoàn toàn mới lạ, không phải trận Quá Cung Pháo, cũng không phải trận Pháo tai Sĩ, còn nếu chơi trận Liễm Pháo thì phải đi hậu chống trận Tiên nhân chỉ lộ của đối phương. Thế là sau nước đi bậy, cậu ta bị Mong Nhi bao vây trói chặt nhưng có lẽ do quá khớp trước đối phương và do thiếu bản lĩnh nên Mong Nhi phạm nhiều sai lầm giai đoạn trung cuộc, bị Trần Quới quật lại phải đầu hàng.

Trí nhớ đặc biệt nhờ học lóm thành cao thủ
Ai chơi cờ, trí nhớ cũng đều tốt nhưng trường hợp Trần Quới trí nhớ rất lạ thường. Như đã nói ở trên, chơi cờ nhiều người đọc hết sách này qua sách khác mà chẳng nhớ bao nhiêu, còn Trần Quới chỉ học lóm mà nhớ không sót một biến hay phương án nào. Nhiều ván cờ đấu sau mấy tháng mà cậu ta biểu diễn lại không sai một nước nào. Chơi 2 ván cờ mù cùng một lúc thì Quới đã biểu diễn ở Thuận An rồi, còn lên 3 bàn thì Quới chỉ mới dự định biểu diễn ở Quận 5. Nhưng đáng tiếc Ban tổ chức vụng về không tổ chức được. Cuối cùng chỉ có mỗi mình cao thủ Mã Đồng Sanh chơi, còn 2 bàn không có người. Nhờ có trí nhớ đặc biệt mà khi ai giảng vấn đề gì thì Quới nhớ rất dai. nhất là khi đã thua ai trận nào, thua chổ nào, Quới cũng nhớ rất lâu và không bao giờ phạm phải lần thứ hai những sai lầm cũ. Một nhà nghiên cứu cờ nhận định, đánh giá về trình độ và tài năng của Trần Quới thời kỳ Quới đang ở đỉnh cao, vào năm 1988 như sau:
“Quới suy tính như thần long biến hoá, thấy đầu mà không thấy đuôi. Khi thắng thế thì bao giờ cũng thắng, lúc thất tiên thì cũng dễ cầu hoà. Lối chơi công, thủ kiêm toàn, đúng là một tài năng hiếm thấy. Xưa kia hồi thập niên 40 của thế kỷ trước chỉ có Hứa Văn Hải xứng đáng gọi thiên tài, ngày nay chỉ có Trần Quới xứng đáng đem so sánh với Hứa Văn Hải mà thôi”
Khen ngợi Trần Quới như thế cũng không có gì quá đáng, nhưng cũng phải thấy những mặt hạn chế của cậu ta. Tháng 4 năm 1988, hai danh kỳ đất Bắc là Nguyễn Tấn Thọ và Đinh Trường Sơn vào thăm và thi đấu hữu nghị với các cao thủ thành phố. Trần Quới được mời trực tiếp đấu với Nguyễn Tấn Thọ, trước sau chơi 3 ván, tất cả đều hoà, mà Quới không hề chiếm ưu thế nào. Lúc đó Quới vừa mới 30 tuổi trong khi ông Thọ đã 60, sức cờ đã sa sút nhiều. Trong 3 ván, có 1 ván cả hai đều bịt mắt, đánh cờ mù, Trần Quới cũng không thắng được.
Với thể thức thi đấu có đồng hồ kiểm tra và buộc các đấu thủ phải tự ghi biên bản như hiện nay, Trần Quới tỏ ra lúng túng. Tại giải Mừng Xuân năm 1978, Trần Quới vào chung kết với Hứa Kim Thành, cậu ta vừa đi vừa bấm đồng hồ mà tay run thấy rõ. Giải cờ khu vực năm 1985 Quới thua Nguyễn Văn Xuân 1 ván và thua Lê Bỉnh 1 ván, nhưng Lê Bỉnh đã nhường Quới 1 ván nên tỉ số 1-1 cuối cùng Quới đứng sau Mai Thanh Minh cũng vì không quen kiểu thi đấu này.
(Sưu tầm nhiều nguồn)


  
Trần Quới: Khai cuộc kì dị nhất làng cờ
  
Trận chung kết tuyệt hay đáng nhớ của cố danh thủ Trần Quới

Thiên tài cờ tướng Trần Quới – Mãi mãi một huyền thoại


Để tiếp nối các bài viết về danh thủ cờ tướng đất Việt, hôm nay mình xin viết tiếp về cao thủ Trần Quới, một trong “Võ Lâm Tam Sát” chốn Sài Thành xưa. Một thiên tài cờ tướng Việt tuy nhiên đoản mệnh, và còn lại đây mãi mãi một huyền thoại trong giới cờ tướng việt, đặc biệt là “cờ độ giang hồ“.
🚩 Mục lục [hiện]

Thiên tài cờ tướng Trần Quới

Nhắc đến cờ độ giang hồ, không thể bỏ qua nhóm “Giang hồ Tam Ác”. Trước khi lập nhóm, cả ba đã “đụng” nhau nẩy lửa bằng cách nào đó mà về sau họ đã lập nên nhóm giang hồ tam ác huyền thoại.
Trong cờ độ giang hồ ngày nay vẫn tồn tại một giai thoại về Võ Lâm Tam sát, đứng đầu Nhất Sát – Lê Thiên Vị, Nhị Sát – Lê Nhị Trí và cuối cùng là Tam Sát – Trần QuớiHọ là những cao thủ cờ tướng trong giới giang hồ cờ độ xưa. Cuộc sống của Trần Quới lại không hoàn toàn là một màu xanh hay màu hồng giống như bao người đã nghĩ. 

Trần Quới là ai?

Danh thủ Trần Quới sinh năm 1957 tại Sài gòn. Cha là kỳ thủ Trần anh Minh – một tay cờ người Hoa khét tiếng hồi thập niên 50 của thế kỷ 20 (thường được gọi là Lác) cũng là một cao thủ cờ độ Sài gòn xưa. Chính vì vậy mà Trần Quới mới có biệt hiệu là “Lác chảy” theo tiếng Quảng Đông có nghĩa là “đứa con trai”. Bạn bè rất thích gọi biệt danh này, mà Trần Quới thì không bao giờ tỏ ra khó chịu hay phản đối, bởi bản thân Quới không hề bị tí lác nào.
Với dáng tầm thước, gương mặt sáng láng, đôi mắt hơi nhỏ nhưng linh động, thông minh khiến Trần Quới có vẻ điển trai là đàng khác. Quới suy nghĩ tính toán các nước cờ cực kỳ nhanh lẹ. Đặc biệt trong những thế cờ căng thẳng, Quới luôn tìm được nước đi chính xác nhằm củng cố thế trận mình và gây lung túng cho đối phương.
Danh thủ Trần Quới những năm thời còn trẻ
Danh thủ Trần Quới những năm thời còn trẻ

Hìn hảnh: Võ lâm Nhị Ác - Lê Thiên Vị và Lê Nhất trí hiện nay
Hình ảnh: Võ lâm Nhị Ác – Lê Thiên Vị (bên trái) và Lê Nhất trí hiện nay

Tài năng bộc phát

Ngay từ thời nhỏ, Trần Quới đã thường xuyên xem cha mình đánh cờ và đã sớm bộc lộ tài năng thiên bẩm. Trần Quới vào đời rất sớm, chỉ 11 hay 12 tuổi đã cầm con cờ kiếm sống. Năm 1974 khi danh thủ Hongkong là Lê Huệ Đông sang nước ta giao hữu với 4 danh thủ Sài gòn lúc đó (Lê Văn Tám, Phạm Thanh Mai ,Phạm Tấn Hòa, Trần Đình Thủy) thì bên lề, danh thủ Hongkong này cũng có đánh độ với Trần Quới.
Lúc bấy giờ Lê Huệ Đông chấp Trần Quới 2 tiên, kết quả Trần Quới thắng. Sau 1975, Trần Quới đã đạt đến trình độ cao thủ hạng nhất, đủ khả năng đánh phân tiên với Phạm Tấn Hòa (là quán quân giải toàn thành 1976).

Sự nghiệp

Mẹ của Quới là người Kinh, do hoàn cảnh rất nghèo, Quới phải bỏ học từ năm lớp 8 để đi giang hồ kiếm sống bằng nghiệp đánh cờ của cha. Trần Anh Minh chủ yếu dẫn con ra song cờ cho nó chạy chơi quanh quẩn, còn bản thân ông bố tìm người “cáp độ” rồi mãi miết đánh cờ có dạy gì đâu. Nhưng từ khi biết cái hay của cờ, Trần Quới tự mày mò theo dõi, học tập và thỉnh thoảng về nhà mới hỏi cha vài chổ khó mà thôi.
Khi tham gia giải toàn thành 1977 (20 tuổi), Trần Quới lại thua Lý anh Mậu, không vào được 8 hạng đầu. Sang năm 1978, Trần Quới mới có được thành tựu ban đầu là vô địch giải toàn thành (TPHCM) lúc ông 21 tuổi. Trận chung kết với danh thủ Hứa kim Thành (còn gọi Tiều Nam vang) diễn ra giằng co đến ván thứ 5 thì Trần Quới mới thắng được đối thủ trong một ván cờ kéo dài 123 nước.

Mãi mãi một huyền thoại

Anh được trời phú cho một tư duy chơi cờ hơn hẳn người thường. Sức cờ của anh ở bậc thượng thừa Việt Nam ở giai đoạn lúc bấy giờ và anh tự tin tuyên bố khả năng của Hồ Vinh Hoa chấp anh tối đa là nửa nước (hai ván anh đi tiên, một ván anh đi hậu) mặc dù anh chưa gặp Phượng hoàng bất tử – Hồ Vinh Hoa.
Anh ra kèo chấp khá nặng vì anh quan niệm sức cờ chỉ bộc phát tối đa khi chơi những kèo chấp nặng. Lối cờ anh nhiều biến hoá và thật khó lường. Anh chính là một trong những niềm tự hào của lịch sử cờ tương Việt Nam.

Khẳng định vị trí  kỳ thủ số 1 làng cờ Đất Phương Nam

Lần đầu tiên Quới chính thức xuất hiện trước làng cờ là năm 1977 tại giải Mừng Xuân. Lúc đó Quới đúng 20 tuổi và mặc dù tại giải này Quới không thành công nhưng để lại một dấu ấn sâu sắc. Ngay 2 ván thua danh kỳ Lý Anh Mậu cũng là 2 ván cờ lịch sử đầy kịch tính, vừa chứng tỏ sự thông minh của Quới vừa cho thấy sự non kém, thiếu kinh nghiệm của con tuấn mã vừa mới trưởng thành.
Không phải đợi lâu, ngay giải Mừng Xuân năm sau 1978, Quới đã vươn mình lớn nhanh như Phù Đổng, dũng mãnh đè bẹp quần hùng, đoạt chức vô địch một cách oanh liệt. Rồi liên tiếp các năm sau, Trần Quới luôn khẳng định vị trí số một của mình tại các giải lớn nhỏ của thành phố.
Những danh kỳ lỗi lạc một thời như Phạm Thanh Mai, Hứa Kim Thành, Trần Đình ThuỷPhạm Tấn Hoà đều phải nhường bước cho tuổi trẻ tiến lên. Vì ngay năm 1979, tại giải các Danh Thủ hàng đầu của Thành phố, Trần Quới chiếm giữ ngôi quán quân một cách thuyết phục trước các đàn anh.

Bá đạo giang hồ

Thời kỳ những năm 1978-1979 Quới mạnh dạn đi giang hồ từ các tỉnh thành miền nam ra các tỉnh miền trung. Bất cứ nơi nào có tay cờ nổi tiếng, Quới đều tìm kiếm khiêu chiến. Các cao thủ miền trung nổi tiếng lúc bấy giờ như Nguyễn Thọ Phú tức Xí (Nha Trang), Nguyễn Minh Trưng (Bình Định), Phan Hiền Khánh (Phan Thiết), Hà Hồng Quan (Mỹ Tho) … đều đã so tài và tất cả đều là bại tướng của Trần Quới.
Danh thủ Phan Hiền Khánh của Phan Thiết là tay cờ nhiều năm đoạt vô địch tại địa phương này xưa nay chưa hề lùi bước trước bất cứ cao thủ nào ở suốt dải miền trung. Thế mà khi gặp Trần Quới, anh bị đánh bại liên tục để cuối cùng Trần Quới phải chấp anh 1 Mã mà anh vẫn thua!
Sau này Phan Hiền Khánh nhớ lại và nói với bạn bè : “Trong cuộc đời chơi cờ của tôi, người mà tôi khâm phục nhất là Trần Quới. Vào thời kỳ tôi sung sức thì dù các danh thủ như Phạm Thanh Mai, Phạm Tấn Hoà …. Chưa ai có thể chấp nổi tôi 3 tiên. Thế nhưng thằng nhóc “Lác Chảy” chấp tôi 1 Mã, thì thử hỏi có tức không? Tổng kết lại, tôi vẫn còn lỗ nhiều. Mà càng tức, càng chơi thì càng thua. Thật là lạ!”
Trong tình thế hoàn toàn bị ép (vì chấp cờ), Trần Quới vẫn có nhiều nước điều quân quân phòng thủ khéo léo, đồng thời trực chờ và tự tạo cơ hội để đánh trả. Khả năng sửa cờ và công sát của Trần Quới quả thật đã đạt đến trình độ siêu đẳng. Chỉ tiếc là các ván cờ loại này không có ai ghi chép lại.

Kết nghĩa kim lan

Vào một buổi hẹn ông Trí đến nơi hội ngộ và phát hiện đây chính thật là Lê Thiên Vị (đặc điểm nhận dạng là ngón tay cái có tật. Nếu là tay quái kiệt này thì trình độ phải hơn Trí đến 3 nước tiên). Chẳng nói chẳng rằng, ông lôi bàn cờ ra và đi liền 3 nước tiên. Đối thủ ngạc nhiên nhưng rồi chợt hiểu, phì cười mà rằng: “Biết tui là ai rồi hả?”. Hai người kết nghĩa từ đó. Nhất Ác Lê Thiên Vị nổi danh với việc đánh hay, nhưng giả dạng trí thức để lấy tiền thiên hạ.
Về sau,  Trần Quới (tức Lác Chảy, vô địch 11 năm liên tục) góp mặt, dĩ nhiên cũng phải qua hàng chục ván đấu cờ độ cùng với nhóm của Vị và Trí, họ kết nghĩa huynh đệ và biệt danh “Giang Hồ Tam Ác ra đời từ đấy. Ông Trí cho biết: “Thật ra ngôi thứ chỉ là phân cấp theo tuổi tác chứ về đẳng cấp thì Trần Quới đứng đầu, nhì là anh Vị. Tôi thì được anh em nể ở tài mưu lược và chiến thuật… gài độ”. Ông Trí thừa nhận đó là thời điểm sống không lý tưởng, nhưng tình nghĩa anh em quả là “tình thân như thủ túc”.

Tam sát chốn Cờ Độ Sài Thành

Khoảng năm 1980, “Song kiếm hợp bíchLê Nhị Trí – Trần Quới ra giang hồ và được Thập Tam tìm đến. Lúc này, có cao thủ Hồng “quán trọ” mới ngoài Bắc vô đòi sới độ với Thập Tam để đánh lớn. Thập Tam sức cờ yếu, thua Hồng “quán trọ” khoảng một nước rưỡi, bèn nhờ “nhị sát”. Cuộc đấu được diễn ra ở một căn nhà yên tĩnh.
Ông Trí nhớ lại: “Hồng “quán trọ” cực kỳ khôn ngoan, đánh cờ chỉ cho hai người vô phòng. Trước lúc đánh ổng cũng đi một vòng kiểm tra trần nhà, bức vách xem có bị hở khe nào không”. Phải đợi cho hai bên đang say máu thì “nhị sát” mới lẻn vô phòng sát bên. Trần Quới phải khẽ khàng trèo lên cao, nhìn qua bức vách để xem thế trận. Ở bên dưới, ông Trí mới luồn qua đáy bức vách một sợi dây.
Chờ lúc Hồng “quán trọ” mất cảnh giác, Thập Tam ngoắc đầu sợi dây vô ngón chân cái. Thế là Trần Quới ở trên cao “morse – đánh tiếng” xuống cho ông Trí, ông Trí lại giật dây “morse” sang cho Thập Tam. Trận đó thắng lớn, sau này Hồng “quán trọ” mới biết chuyện. “Đi dạo gặp nhau, ổng chỉ mặt tụi tôi là ba con vịt ( Lê Thiên Vị, Lê Nhị Trí, Trần Quới) khôn nhất Sài Gòn!”, “Nhị ca” nhớ lại.
Cũng phải nhắc lại rằng vào những thập niên 70 – 80, vùng Sài Gòn – Chợ Lớn có nhiều ông chủ Việt, nhiều “xì thẩu” người Hoa giàu có và rất mê cờ tướng, thích chơi độ lớn. Đây có thể coi là “nguồn thu” chủ yếu của giang hồ cờ độ. Chưa kể nhiều đại phú miệt đồng bằng sông Cửu Long cũng xách tiền xuống Sài Gòn, tìm gặp đánh độ với các “kỳ vương”. Tất nhiên là họ thua nhiều nhưng ông Trí lý giải: “Mấy ổng vẫn thích gặp tụi tôi, có người coi đánh độ là học hỏi, có người lại coi được đánh với Trần Quới là vinh dự, cũng có người mê quá, thua rồi ghiền, đòi đánh hoài”.

Thiên tài bạc mệnh

Vì không cân đối được bài toán thu – chi, nợ nần quá nhiều (khoảng 5 lượng vàng), Trần Quới đã quyết định vượt biên vào một ngày hạ tuần tháng 7/1988. Chuyến đi đó đã lấy mất của làng cờ Việt nam một thiên tài trăm năm có một. Trần Quới chính là điển hình rõ ràng cho cái mà người ta hay nói là “có tài mà không gặp thời“.  Hay là… ông trời khi ban cho một người cái này thì ngài lại lấy đi cái khác. Có người nói: “Sự khôn ngoan giúp ta tồn tại, đam mê giúp ta sống”. Danh thủ Trần Quới đã sống 31 năm trọn vẹn với niềm đam mê của mình, dù sao cũng hơn là tồn tại vật vờ, kể ra cũng không uổng một kiếp người…

Những trận cờ để đời

Rất nhiều ván đấu hay của Trần Quới không được ghi lại, tuy nhiên nhiều ván trong giải vô địch thành phố và giải quốc gia đều có, sau đây mình xin chia sẻ lại một số ván tiêu biểu.

Video ván cờ hay


Kịch chiến Trần Quới vs Trềnh A Sáng

Trong sự phát triển cờ tướng Việt Nam giai đoạn hiện đại, Trềnh A Sáng là một tượng đài với bảy lần lên ngôi Vương tại giải vô địch quốc gia. Phong cách cờ là sự kết hợp giữa nghiên cứu sâu sắc từng thế trận với chất giang hồ, Hà Chảy đã gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp thi đấu của mình.
Trong giới cờ tướng nước nhà, Túy Kỳ Tiên Trềnh A Sáng kết hợp cùng Trương Á Minh và Đào Quốc Hưng tạo nên bộ ba Xe – Pháo – Mã huyền thoại. Nếu ví Bạch Mi Ưng Vương Trương Á Minh là một thiết giáp Xa, Đào Công Tử Đào Quốc Hưng là tuấn Mã thì Trềnh A Sáng được ví như một khẩu thần công.
Ván cờ tuy diễn ra khá lâu, nhưng nó vẫn có một sức sống mãnh liệt. Tinh hoa của những vị kỳ vương đã được khắc hoạ một cách rõ nét trong ván này. Người bản lĩnh hơn đã giành phần thắng xứng đáng. Tuý Kỳ Tiên thể hiện một phong thái của bậc kỳ vương khi còn rất trẻ, anh không sợ hãi trước cường địch mà tự tin ở những đòn đánh của mình.
Tuý Kỳ Tiên thua trận là do đi cờ sơ suất dẫn đến quân lực bị chia cắt. Sau này, Tuý Kỳ Tiên trở thành tượng đài cờ tướng Việt Nam với 7 lần lên ngôi vương. Thiên tài Trần Quới tuy mất đi, nhưng linh hồn của anh luôn sống mãi qua những ván đấu lừng danh. Trở thành một phần không thể thiếu trong kho tàng đối cuộc thực chiến của cờ tướng Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét