Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2018

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 219

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Cuộc Truy Đuổi Đầu Mối Tình Báo Số 1 Của Việt Nam Cộng Hòa Tại Miền Nam VN

Lật mặt đầu mối tình báo số 1 ở miền Nam Việt Nam

Trong 10 năm hoạt động của tên nội gián Võ Văn Ba, bí số X92, đã gây cho Cách mạng những tổn thất đáng kể. Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đánh giá X92 "là một đầu mối tình báo số 1 ở miền Nam Việt Nam, là nguồn nước không bao giờ cạn".


Lớp lớp cán bộ Công an hăng hái lên đường chi viện cho An ninh miền Nam, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Ảnh tư liệu.
Lớp lớp cán bộ Công an hăng hái lên đường chi viện cho An ninh miền Nam, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Ảnh tư liệu.


Bài 1: “Nguồn nước không bao giờ cạn” 
Là một điển hình trong hàng trăm đầu mối nằm dưới sự chỉ đạo của địch ở khu vực núi Bà Đen, địa bàn chiến lược về quân sự và hoạt động tình báo của ta và cả địch trong những năm kháng chiến chống Mỹ, hoạt động trong 10 năm của tên nội gián Võ Văn Ba, bí số X92, đã gây cho Cách mạng những tổn thất đáng kể. Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đánh giá X92 "là một đầu mối tình báo số 1 ở miền Nam Việt Nam, là nguồn nước không bao giờ cạn".
Sinh năm 1923 tại Kiến Tường, Long An, X92 từng là du kích xã, nhưng y đã bỏ hoạt động, chạy dài từ Mộc Hóa, Kiến Tường lên chợ Long Hoa, Tây Ninh làm ăn. Tháng 2/1960, X92 cộng tác với Nguyễn Văn Yên, Trưởng chi Cảnh sát Quốc gia (CSQG) quận Phú Khương. Tới tháng 12/1962, X92 chuyển sang cộng tác với Nguyễn Văn Phước, tức Năm Giáng, cảnh sát Tây Ninh. Thấy X92 hoạt động tích cực và cung cấp nhiều thông tin có giá trị, cơ quan tình báo Mỹ, ngụy đã nghiên cứu về X92 và từng bước sử dụng vào hoạt động chống phá Cách mạng.
Tháng 4/1963, Ty Cảnh sát Tây Ninh đã chính thức làm thủ tục tuyển mộ X92 vào ngành cảnh sát, hoạt động dưới hình thức nhân viên ngoại vi, do Nguyễn Tấn Danh, Trưởng G công tác, F đặc biệt của Cảnh sát Đặc biệt (CSĐB) Tây Ninh điều khiển. Để tạo điều kiện cho X92 chui sâu vào hàng ngũ Cách mạng, chúng điều X92 đến cư trú tại chân núi Bà Đen, là địa bàn mà cán bộ Cách mạng thường về móc ráp cơ sở. X92 được chỉ thị của địch là phát nương, làm rẫy, chờ cơ hội móc nối với Cách mạng. Giữa năm 1963, X92 báo cáo đã móc nối với cán bộ Cách mạng và được "trở lại" sinh hoạt Đảng, CSĐB Tây Ninh quyết định vạch kế hoạch để X92 "chui sâu, leo cao" vào hàng ngũ Cách mạng.
Thực hiện kế hoạch, X92 hoạt động tích cực và hoàn thành "xuất sắc" mọi nhiệm vụ Cách mạng giao phó. Trong khi đó, địch tăng cường đánh phá một số đường dây, cơ sở vùng phụ cận, làm cho X92 ngày càng có tín nhiệm với tổ chức. Do đơn vị cơ sở mất cảnh giác, không phát hiện được hành vi chống phá Cách mạng của X92 mà còn tín nhiệm cử y làm Bí thư Chi bộ vào cuối năm 1965.
Kể từ đó, CSĐB và CIA cùng phối hợp chỉ đạo mọi hoạt động của X92. Chúng lần lượt lập các kế hoạch Thu Đông (1966), Bảo Quốc (1968), Sao Mai (1970) nhằm đánh giá nội gián X92 "chui sâu, leo cao" vào cơ quan lãnh đạo của Cách mạng ở một huyện điểm của tỉnh Tây Ninh. X92 còn được đặt những bí danh khác nhau như: Nguyễn Tị Mười, Lê Văn Mười, Chí Hùng, Năm Huỳnh… với các bí số A1, X1, X33, X69, X92 để tuyệt đối giữ bí mật đầu mối nội gián có tầm chiến lược này. Ngay Nguyễn Tấn Danh, sĩ quan điều khiển X92 cũng được chúng đặt cho các bí danh như Dũ, Chí Công… với các bí số F45, F72… để đảm bảo tuyệt đối an toàn trong hoạt động. Toàn bộ giấy tờ điều hành các kế hoạch với đầu mối X92 cũng được chúng bảo quản nghiêm ngặt.
Bởi những hoạt động như vậy, nên đầu mối nội gián X92 có vỏ bọc rất an toàn và càng gây tín nhiệm với Cách mạng. Cuối năm 1968, X92 được cử làm Huyện ủy viên dự khuyết và hai năm sau đó đã trở thành Huyện ủy viên chính thức Huyện ủy Hòa Thành. Cương vị công tác mới này giúp X92 càng được CIA và CSĐB coi trọng. Chúng đã thiết lập một hệ thống giao liên hết sức chặt chẽ để liên lạc từ X92 đến Nguyễn Tấn Danh và trực tiếp tới CIA, CSĐB.
Ban đầu, các cuộc chuyển giao tài liệu, tin tức được thực hiện tại nhà riêng. Sau đó, chúng thay đổi phương thức, bố trí cho 2 liên lạc viên thực hiện trao chuyển "đổi cặp" cho nhau trên một chiếc xe lôi Honda do CIA và CSĐB trang bị, hoạt động dưới hình thức chở đi chợ, đi học… và chạy theo một lộ trình được quy định sẵn, do người của chúng trực tiếp điều khiển. Với quy ước lên, xuống xe, trao chuyển theo đúng mật hiệu và thời gian quy định. Từ năm 1972, chúng tiếp tục xây dựng kế hoạch liên lạc đặc biệt giữa X92 và Danh. Thông qua hai địa điểm là tại cây xăng Bà Tư Thanh và tại ngã tư Phú Nhuận, chúng trang bị cho mỗi tên một máy bộ đàm có khả năng mã hóa tự động từ lời nói ra tín hiệu và ngược lại. Việc đi lại tiếp xúc tại một trong hai địa điểm trên đều bằng xe lôi và có quy định, ngày, giờ cụ thể.

Lật mặt đầu mối tình báo số 1 ở miền Nam Việt Nam - ảnh 1 Con dấu của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo ngụy.
Ngoài ra, CIA và CSĐB còn xây dựng nhiều hộp thư bí mật dưới các hình thức ngụy trang khác nhau để sinh hoạt giữa sĩ quan điều khiển với tình báo viên ở Tây Ninh, Sài Gòn và Biên Hòa. Tại những hộp thư này, CIA và CSĐB thường xuyên gặp gỡ X92, khai thác và chỉ đạo hoạt động. X92 đã cung cấp nhiều tài liệu về đường lối, chủ trương của ta. Đặc biệt, X92 đã cung cấp những đầu mối cơ sở, danh sách đảng viên mà y trực tiếp phụ trách trong nội ô Tòa thánh, những cán bộ Tỉnh ủy, Huyện ủy, vai trò và địa bàn hoạt động của từng người. Cuối năm 1972, Trung ương Đảng chuyển dự thảo các điều kiện ký Hiệp định Paris để tham khảo ý kiến của các đồng chí từ Tỉnh ủy trở lên và Bí thư Huyện ủy trọng điểm. Khi nhận được tài liệu, X92 đã báo cáo ngay cho địch, giúp chúng có chủ trương đối phó, gây khó khăn cho ta trong đàm phán và bố trí lực lượng. Do những tin tức mà X92 cung cấp nên CIA đánh giá đầu mối nội gián này "là một đầu mối tình báo số 1 ở miền Nam Việt Nam, một nguồn nước không bao giờ cạn". Cũng vì vậy mà X92 được nhiều cơ quan tình báo địch ở miền Nam Việt Nam giành giật để sử dụng.
Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, âm mưu sử dụng X92 hoạt động nội gián trong kế hoạch hậu chiến của địch được quan tâm và tập trung một cách khẩn trương hơn. Cùng với việc CIA bỏ ra một khoản tiền lớn xây cất văn phòng riêng để bảo mật tài liệu của X92, chúng còn xây dựng các kế hoạch để đảm bảo bí mật cho X92 tiếp tục hoạt động nội gián khi Mỹ - ngụy thất bại ở Tây Ninh cũng như toàn miền Nam. Trong thời gian cuối của cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ, trước khí thế tấn công của quân và dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, X92 tiếp tục thu thập tin tức và đã cung cấp cho địch nhiều tài liệu, báo cáo mà y biết về các chủ trương đấu tranh của ta.
Trước khí thế tấn công mãnh liệt của quân và dân ta, mặc dù nắm được những tài liệu rất quan trọng, nhưng Mỹ - ngụy cũng không cứu vãn được tình thế. Ngày 12/3/1975, ta giải phóng Buôn Ma Thuột, bắt giữ được Jame Lewis - Chỉ huy CIA ở Tây Nguyên và Nguyễn Sĩ Phong (hay Nguyễn Văn Phong), CIA đội lốt thông dịch viên Mỹ. Chúng khai báo cho cơ quan an ninh về CIA và CSĐB Tây Ninh có đánh một tình báo viên tên là Võ Văn Ba, tức X92 vào nội bộ ta. Mặc dù tình hình chiến sự đang rất khẩn trương, lực lượng an ninh vẫn triển khai gấp kế hoạch rà soát trong nội bộ ta. Tập trung vào khu vực mà Phong đã khai báo, đặc biệt là địa bàn huyện Hòa Thành.
Ngày 30/4/1975, chế độ Sài Gòn sụp đổ. Ta bắt được Phan Tấn Ngưu, Thiếu tá, Trưởng F đặc biệt Tây Nguyên. Mặc dù có nhiều thủ đoạn hoạt động và đã được tạo vỏ bọc chắc chắn, nhưng qua lời khai của Ngưu và đồng bọn, kết hợp với khai thác tài liệu thu được, lực lượng An ninh miền Nam đã làm rõ toàn bộ quá trình hoạt động nội gián của X92 và bắt giữ tên này.
Theo An Ninh Thế GiớI

Lật mặt những “quân cờ đen” trong kế hoạch hậu chiến của địch

Thảo luận trong 'Quán cafe Otofun' bắt đầu bởi bpq, 3/10/15.


  1. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Mỹ và chính quyền Sài Gòn ngoài việc tăng cường nhiều chiến dịch tổng lực nhằm tiêu diệt lực lượng Cách mạng, họ còn liên tục mở nhiều chiến dịch đàn áp phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng nhân dân; dồn dân vào ấp chiến lược, nhằm thực hiện kế hoạch "tách cá khỏi nước"

    Bên cạnh đó, họ còn xây dựng một đội quân ngầm, cài cắm sâu vào nội bộ ta để thu thập thông tin tình báo, phục vụ cho trước mắt và hậu chiến. Sau ngày đất nước thống nhất, lực lượng An ninh kết hợp với các cơ quan chức năng đã tiến hành xác minh và kiểm tra hàng ngàn mét khối hồ sơ do địch để lại. Từ đó làm rõ được nhiều đầu mối nội gián nguy hiểm. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc hai trong số hàng ngàn những "quân cờ đen" mà lực lượng An ninh đã vạch trần.

    Vụ nội gián mang bí số 109 tại Long An

    Thực hiện chỉ thị của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) về bóc gỡ mạng lưới nội gián của địch, với yêu cầu trước mắt là tập trung điều tra xác minh, làm rõ những vấn đề về lý lịch chính trị chưa rõ ràng của một số cán bộ đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh, Ty Công an (nay là Công an tỉnh) Long An đã triển khai lực lượng trên toàn địa bàn tỉnh, bước đầu xác định được một số đầu mối trước đây làm việc cho địch, đã cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho địch đánh phá Cách mạng. Trong đó có vụ T.H.P. là Phó ban Cải tạo Công thương nghiệp Tư bản tư doanh tỉnh Long An. Ban lãnh đạo Ty chỉ đạo Phòng Bảo vệ An ninh nội bộ cùng một số cán bộ an ninh phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra xác minh làm rõ vụ này.

    [​IMG]
    Các chiến sĩ An ninh vũ trang miền Nam đánh chiếm Bộ Chỉ huy Cảnh sát quốc gia phi Cảng Sài Gòn, tháng 4/1975.
    T.H.P. (bí danh Ba Ký, Hai Hùng) sinh năm 1928 tại huyện Mộc Hóa - Kiến Tường, tham gia Cách mạng năm 1946, vào *** Việt Nam năm 1948. Quá trình hoạt động Cách mạng liên tục từ năm 1946 - 1979, đã có nhiều thành tích trong công tác và chiến đấu. Gia đình có nhiều người tham gia Cách mạng và có người đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Năm 1970, P. là Ủy viên Ban chấp hành Đ.ảng bộ thị xã Kiến Tường, phụ trách khối dân vận.

    Nắm rõ tư tưởng cầu an, thiếu rèn luyện về đạo đức, phẩm chất chính trị, ham sống sợ chết, ngại gian khổ, khó khăn của P., Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) bước đầu đã tổ chức móc nối với Năm L., là vợ lẽ và cũng là giao liên của P., và kết nạp Năm L. vào mạng lưới bí mật của CIA. Sau đó, CIA giao nhiệm vụ cho Năm L. vận động P. gia nhập vào CIA, với phần thưởng cho P. là một khoản chế độ ưu đãi lớn, như được cung cấp một số đồ dùng cá nhân, gia dụng loại đắt tiền, đồng thời CIA sẽ bảo vệ cuộc sống lâu dài, khi đi đến đâu hoạt động Cách mạng cũng không bị đánh phá… Do mang tư tưởng ham sống sợ chết, sau khi nghe vợ lẽ đặt vấn đề này và các yêu cầu đã nêu, P ngay lập tức đồng ý, làm tình báo viên cho CIA ở Kiến Tường từ tháng 2/1970 (mang bí số 109).

    Đầu năm 1972, Tỉnh ủy Kiến Tường bầu lại Ban Chấp hành mới. Do chưa có thông tin chính thức về hoạt động phản Cách mạng của P nên trong danh sách dự kiến vẫn có tên P.. Tuy nhiên, qua trao đổi bước đầu của lực lượng An ninh, Tiểu ban Bảo vệ Chính trị nội bộ đã báo cáo Tỉnh ủy đưa P. ra khỏi danh sách bầu Ban Chấp hành. Qua khai thác hồ sơ địch sau ngày giải phóng, lực lượng An ninh đã bắt đối tượng truy nã Nguyễn Văn Đ. là tình báo CIA đặc trách Vùng IV chiến thuật vào tháng 6/1975 tại phường Nhật Tảo, quận 10, TP HCM.

    Qua đấu tranh, Đ. đã khai nhận về P. là nội gián cho CIA từ năm 1971 và nói rõ hoạt động của Năm L. là giao liên cho P.; nói rõ Võ Văn A. (Tư Trí) là giao liên giữa P và Đô. Về phía P., sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, y đã tìm mọi cách bịt các đầu mối trước đây biết hoạt động của mình nhằm che giấu thời gian làm việc cho CIA. Năm 1978, P. được bầu làm Phó ban Cải tạo Công thương nghiệp Tư bản tư doanh tỉnh Long An. Thực hiện phương châm chỉ đạo của Bộ Công an về công tác phòng, chống nội gián, với phương châm "Thận trọng, chính xác, không để lọt đối tượng, không để oan sai đối với cán bộ, đ.ảng viên và quần chúng…", lực lượng An ninh tỉnh Long An phối hợp với Cục Trinh sát nghiệp vụ của Bộ chỉ đạo Phòng Bảo vệ An ninh nội bộ, Phòng Công tác hồ sơ… tập trung lực lượng sưu tầm tài liệu, thẩm tra xác minh làm rõ vụ này.

    Tháng 3/1979, thực hiện chỉ đạo của cấp trên, Phòng Bảo vệ An ninh nội bộ mời P. đến làm việc. Với những chứng cứ rõ ràng như bản cam kết làm việc cho CIA, lý lịch, ảnh, bí số, lời khai của những tên trong tổ chức, liên lạc… P. đã thú nhận toàn bộ hành vi tội lỗi của mình. Cơ quan thẩm quyền tỉnh Long An đã quyết định khai trừ P. ra khỏi ĐCSViệt Nam, cách chức Phó ban Cải tạo Công thương nghiệp Tư bản tư doanh tỉnh Long An, đưa về quản lý tại địa phương.

    Việc xác định T.H.P. làm nội gián cho CIA do địch cài trong tổ chức của ta là sự nỗ lực rất lớn của Công an Long An, góp phần làm trong sạch nội bộ. Đây là một trong nhiều vụ mà lực lượng An ninh đã bóc gỡ trong thời gian đó. Qua công tác khai thác hồ sơ địch để lại, tiến hành thẩm tra xác minh, một mặt ta đã bóc gỡ được mạng lưới nội gián của địch, mặt khác cũng góp phần minh oan cho một số cán bộ trung kiên của ta bị địch bắt, dựng hồ sơ giả để vô hiệu hóa.

    Vụ nội gián Sông Hồng tại Đồng Tháp

    Tháng 7/1980, qua nguồn tin ban đầu do quần chúng cung cấp, ta tiến hành xác minh và kiểm tra hồ sơ do địch để lại, kết hợp xét hỏi một số sĩ quan cảnh sát đặc biệt cũ của ngụy và qua các biện pháp nghiệp vụ của trinh sát, cuối năm 1979 đến tháng 7/1980, ta đã xác minh được chính xác đầu mối nội gián mang bí danh "Thanh Bạch" của Ty Cảnh sát Quốc gia tỉnh Kiến Phong (trước năm 1975) đánh vào nội bộ ta (Tỉnh ủy Kiến Phong trong kháng chiến chống Mỹ) do tên L.V.C. (tự Ba Ngân), Quyền Trưởng ty Tài chính Đồng Tháp làm nội gián, và vợ y là N.T.D. (tự Bẹp) làm tình báo liên lạc.

    Từ tháng 8/1972, Ba Ngân đã cung cấp cho địch các chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy, Huyện ủy và hàng trăm báo cáo, tin tức, danh sách cán bộ an ninh, cán bộ các ban, ngành của tỉnh, cơ sở nội tuyến của ta… gây nhiều thiệt hại cho Cách mạng.

    [​IMG]
    Được cảm hóa, những tên gián điệp biệt kích đã làm việc cho ta, đang điện "câu nhử" địch.
    Sau ngày đất nước giải phóng, Ba Ngân tiếp tục chui sâu, leo cao theo kế hoạch hậu chiến, lên đến chức Quyền Trưởng ty kiêm Bí thư Đ.ảng ủy Ty Tài chính. Ba Ngân còn khai man lý lịch để tránh sự phát hiện của ta. Lợi dụng danh nghĩa Quyền Trưởng ty Tài chính, Ba Ngân quan hệ với một số tên phản động và nhân viên tình báo CIA cũ, đưa nhiều phần tử xấu vào làm việc trong các cơ quan của tỉnh.

    Ngoài ra, y còn câu kết, móc nối với một số đồng bọn ngoài xã hội có tư tưởng và hành động chống phá Cách mạng. Qua đấu tranh với Ba Ngân, lực lượng An ninh phát hiện nhiều tối tượng khác đã chui vào nội bộ ta. Bằng các biện pháp nghiệp vụ trinh sát, đến tháng 7/1980, Ban chuyên án đã thu thập toàn bộ tài liệu, chứng cứ để đấu tranh, kết thúc chuyên án, bóc gỡ toàn bộ mạng lưới này của địch, nắm rõ ý đồ hoạt động hậu chiến của CIA ở Đồng Tháp, bắt 25 đối tượng, thu nhiều tang vật, tài liệu phản Cách mạng.

    Đây là vụ nội gián đặc biệt nghiêm trọng, đối tượng có nhiều thủ đoạn nguy hiểm, ngụy trang che giấu để chui sâu, leo cao vào nội bộ ta. Với tinh thần cảnh giác Cách mạng cao, qua hơn một năm kể từ ngày xác lập (ngày 11/3/1979 đến ngày 31/7/1980), chuyên án đã kết thúc. Thắng lợi trên còn là bài học quý báu về công tác bảo vệ an ninh nội bộ, bảo vệ an toàn cơ quan, xây dựng chính quyền các cấp ngày càng trong sạch, vững mạnh.

    Bắt tên nội gián Nguyễn Thúc Tuân

    Từ kết quả phong trào quần chúng Bảo vệ an ninh Tổ quốc, đầu năm 1977, Công an Bình Trị Thiên nhận được một số thông tin về hoạt động mờ ám của một cán bộ đầu ngành trong tỉnh - một người từng hoạt động Cách mạng, tham gia kháng chiến chống Pháp ở Liên khu V, trở thành kẻ đầu hàng, phản bội, làm tay sai cho địch. Đó là Nguyễn Thúc Tuân (từ đây gọi tắt là T.), vào thời điểm đó đang giữ chức vụ Trưởng ty Thể dục Thể thao, đại biểu Quốc hội khóa IV.

    Khẩn trương khai thác hồ sơ địch để lại và số đối tượng bị bắt kết hợp với công tác trinh sát nghiệp vụ, các đơn vị chức năng tỉnh Bình Trị Thiên (cũ), mà chủ yếu là lực lượng Công an, đã từng bước làm rõ về kẻ phản bội, tên nội gián nguy hiểm này.

    Từ năm 1955, ngay sau khi thiết lập tổ chức mang tên Đoàn công tác đặc biệt miền Trung (ĐCTĐBMT), Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm chủ trương sử dụng một số cán bộ của ta bị bắt nhằm âm mưu tiếp tục chống phá Cách mạng. Trong số đầu hàng phản bội có Lê Văn Tu, tức Hoàng Nguyên, đã khai báo chi tiết về T., cán bộ hoạt động tình báo Liên khu V trong phong trào hướng đạo tại Thừa Thiên Huế. ĐCTĐBMT đã cho nhận diện và bố trí giám sát mọi quan hệ, hoạt động của T..

    Ngày 2//958, chúng đã bố trí bắt T. tại nhà thuốc Ngọc Diệp trên đường Trần Hưng Đạo, thành phố Huế. Trưởng Cơ quan Đặc biệt Huế Lê Văn Dư cùng hai phụ tá là Lê Khắc Lự và Lê Phước Thưởng (đều là cán bộ Cách mạng đã đầu hàng, phản bội) liên tục thẩm vấn T.. T. đã khai báo hoạt động của mình và nhận công tác với địch chống lại Cách mạng.

    Sinh ngày 1//914 tại Thừa Thiên Huế, T. xuất thân trong một gia đình quan lại Nam Triều (cũ), tham gia Cách mạng và được vào *** Việt Nam. Từ tháng 8/1945, hoạt động trong cơ quan tình báo Liên khu V tại Huế. Đã được Cách mạng cho dự học các lớp chính trị, nghiệp vụ. Nội dung thể hiện trong các tài liệu lưu trữ cho thấy T. đã khai chi tiết toàn bộ hệ thống tổ chức của Ủy ban Kháng chiến Liên khu V, số lượng và tình hình đ.ảng viên trong chi bộ, cấp ủy và các cơ quan khác mà y biết. Đặc biệt nghiêm trọng là T. đã khai toàn bộ kế hoạch tình báo của Liên khu V giao cho y thực hiện, gồm nhiệm vụ, ý đồ chiến lược, thời gian tiến hành và nội dung, phương châm, phương pháp hoạt động trong lòng địch.

    T. khai báo tỉ mỉ về các đường dây, cán bộ làm giao liên trong tổ chức và các cơ sở nội tuyến của ta ở Huế. Trong đó có đồng chí Phan Mạnh Lương, cán bộ tình báo được phái từ Hà Nội vào hoạt động tại Huế từ năm 1954 và đang làm việc tại Liên vụ Thông tin Hoa Kỳ (USIS). T. còn chỉ điểm cho địch biết một số cán bộ của ta được phái vào hoạt động tình báo ở Huế, Đà Nẵng, Nha Trang…

    Từ tin tức khai báo và qua một số thử thách ban đầu, địch đã kết luận: T. "thành khẩn và chuyển hướng tốt", đủ khả năng để chúng thực hiện ý đồ chiến lược "đánh" vào nội bộ "Cộng sản". Theo đó, T. được ĐCTĐBMT xác lập hồ sơ theo đúng thủ tục một mật báo viên quan trọng.

    Tháng 2/1958, T. nhận nhiệm vụ của địch và rời trại giam Tòa khâm dưới hình thức "phóng thích", trở lại bình phong hành nghề tại hiệu thuốc Ngọc Diệp và hoạt động trong phong trào hướng đạo của Huế. Mọi hoạt động của T. đều đặt dưới sự điều khiển trực tiếp của các tên Dư, Thưởng, Lự. Do tạo được vỏ bọc hợp pháp và với kinh nghiệm nghề nghiệp đã được trang bị nên T. nhanh chóng gây được ảnh hưởng và uy tín đối với cán bộ cấp trên cũng như trong phong trào của quần chúng Cách mạng.

    Cảnh giác với âm mưu của địch và do chủ trương sách lược của ta trong giai đoạn đó nên việc T. tự tìm bắt liên lạc với cán bộ cơ sở của ta đang hoạt động nội thành không thực hiện được. Vì vậy, một mặt T. phải trường kỳ mai phục, chờ thời cơ, đồng thời thực hiện chỉ đạo của địch đi sâu vào tổ chức hướng đạo Huế nắm tình hình các phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên, nắm xu hướng và tư tưởng của một số trí thức có tên tuổi. T. coi đây là một thử thách nên đã hăng hái hoạt động và đã cung cấp cho địch nhiều tin tức quan trọng để chúng sử dụng đàn áp phong trào Cách mạng, lùng bắt cán bộ, gây nhiều tổn thất cho ta. Mặt khác chúng còn chú ý tạo điều kiện để T. được tiếp xúc với nhiều sĩ quan Mỹ, ngụy để học tập và củng cố tư tưởng chống phá Cách mạng.

    Cuối năm 1965, lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh và sự mất cảnh giác của ta, T. đã móc nối được với đường dây liên lạc của tổ chức Đ.ảng tại thành nội Huế và trở thành cán bộ của đường dây này. Ngay lập tức, T. thông báo cho Lê Văn Trốn (mới được địch bố trí trực tiếp điều khiển T.) và báo công luôn bằng một số tin tức ban đầu về tình hình đường dây này mà y nắm được. Cũng từ đó, một số chủ trương và chỉ đạo kế hoạch đấu tranh của phong trào Cách mạng đã gặp nhiều khó khăn, có lúc bị tổn thất nặng.

    [​IMG]
    Các chiến sĩ An ninh đang thu thập tài liệu của địch tại chi khu quân sự Gio Linh - Quảng trị, năm 1972. Ảnh: Tư liệu.
    Tháng 6/1967, Cố vấn Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) David Hayes từ Sài Gòn ra Thừa Thiên Huế chỉ đạo Ty Cảnh sát Quốc gia nhanh chóng thành lập toán tình báo đặc biệt, lấy bí số là T115, do Trốn làm trưởng toán và T. trở thành một trong 10 đầu mối tình báo viên của toán này. T. được giao nhiệm vụ xâm nhập nội bộ các tổ chức Cách mạng dưới sự điều khiển trực tiếp của cố vấn Mỹ và Trốn, có quy ước liên lạc riêng. Kể từ đây, T. vừa làm việc cho CIA (thông qua T115), vừa làm việc cho cơ quan Cảnh sát Đặc biệt ngụy.

    Tuy vậy, ĐCTĐBMT vẫn nuôi ý đồ tình báo chiến lược là đưa T. chui vào đơn vị hoạt động bí mật của ta. Năm 1968, T. được đưa ra khu căn cứ Cách mạng để tham gia thành viên của liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ Huế. Kẻ địch xác định đây là cơ hội để T. trở thành con bài dự trữ nằm trong các ý đồ hậu chiến của chúng sau này. Tháng 9/1968, khi đã được ra Bắc an dưỡng và học tập, T. vẫn tìm mọi cách để ngấm ngầm tạo dựng vỏ bọc kín đáo hơn chờ cơ hội leo cao, chui sâu.

    Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, T. trở lại Huế và được giao chức vụ Ủy viên Ủy ban nhân dân Cách mạng kiêm Trưởng phòng Thể dục Thể thao Thừa Thiên. Ở cương vị công tác mới, T. càng có điều kiện "đánh bóng" mình, tạo uy tín để củng cố địa vị.

    Khi chính thức trở thành đại biểu Quốc hội thống nhất (Khóa VI) và được giao chức vụ Ủy viên Ủy ban nhân dân kiêm Trưởng ty và Phó bí thư Chi bộ Ty Thể dục Thể thao (thời đó đ.ảng viên còn ít, nhiều cơ quan cấp sở, ty chưa đủ yếu tố thành lập Đ.ảng bộ), T. đã lợi dụng quyền hành để thực hiện một số hoạt động che giấu tội ác quá khứ của bản thân và âm mưu lôi kéo tụ tập tay chân bằng cách chứng nhận lý lịch "có hoạt động Cách mạng" cho một số phần tử địch trước đây để đưa chúng vào làm việc trong các cơ quan nhà nước, đoàn thể Cách mạng…

    Sau khi dựng lại quá trình phản bội của T. thông qua các nguồn tài liệu và thẩm tra các đầu mối T. đang củng cố, Cơ quan an ninh đã tập hợp báo cáo kịp thời lên Trung ương Đ.ảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ngày 31/8/1978, Công an Bình Trị Thiên (cũ) thực hiện chỉ đạo của Bộ đã thi hành Quyết định số 312/NQ/QH6 ngày 25/8/1978 của Quốc hội, bắt khẩn cấp Nguyễn Thúc T. và công khai mở cuộc điều tra.

    Trước những chứng cứ, tài liệu xác đáng, T. đã phải khai báo toàn bộ quá trình làm tay sai cho địch. Ngày 27/4/1980, tại Huế, Tòa án nhân dân mở phiên tòa công khai xét xử Nguyễn Thúc T. can tội làm gián điệp cho Mỹ - ngụy, và phạm tội gián điệp (Điều 5 pháp lệnh trừng trị các tội phản Cách mạng). Trước sự chứng kiến của đông đảo quần chúng nhân dân, Tòa tuyên phạt T. mức án 18 năm tù giam. Đồng bọn của y cũng lần lượt bị bắt và bị xử phạt thích đáng.

    Khám phá, triệt tiêu đầu mối nội gián Nguyễn Thúc T. đã góp phần vô hiệu hóa một mũi trong kế hoạch tình báo chiến lược sau chiến tranh của địch. Đó là một chiến công lớn của quân và dân Bình Trị Thiên mà Lực lượng Công an là nòng cốt. Sự kiện trên cũng là bài học xương máu về tinh thần cảnh giác cách mạng trong mọi tình huống - thời chiến tranh cũng như trong hòa bình xây dựng đất nước. Nếu không, sẽ khó tránh khỏi hậu quả khôn lường.

    * Theo lời kể của Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Nguyễn Đình Bảy - tự Bảy Khiêm
    ĐIỆP VIÊN GIỎI NHẤT CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA
    (Tài liệu được phổ biến bởi BBC)
    Phan Tấn Ngưu     

                 Trong hai ngày 20 và 21 tháng 10 năm 2008, Trung tâm Việt Nam thuộc Đại học Công nghệ Texas, cùng Trung tâm Nghiên cứu Tình báo thuộc CIA, đã tổ chức hội thảo mang chủ đề:                           
    “Tình báo trong chiến tranh Việt Nam”.

    -(Tường trình của BBC ......
        ... Nhiều chuyên viên đang và từng làm trong ngành tình báo của Mỹ và Nga đến nói chuyện về kinh nghiệm của họ trong cuộc chiến.
        Có bảy buổi thuyết trình với bảy chủ đề lớn như: CIA ở Việt Nam, Chương trình Phượng Hoàng, Công nghệ và Tình báo, Cuộc chiến bí mật ở Lào, Hoạt động tình báo Nga và Việt Nam…
        Một trong các diễn giả, Merle Pribbenow, đem đến hội thảo bài thuyết trình: “Những điệp viên vô danh nổi tiếng nhất trong cuộc chiến Việt Nam.”
        Merle Pribbenow, cựu nhân viên CIA và chuyên gia tiếng Việt, từng phục vụ ở Sài Gòn từ 1970 đến 1975. Sau khi rời khỏi CIA năm 1995, ông dành thời gian để dịch các sách lịch sử của Việt Nam và viết về cuộc chiến. Bộ lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam được ông dịch sang tiếng Anh, và được NXB Đại học Kansas ấn hành năm 2002.
        Trong bài thuyết trình ở hội thảo, Pribbenow mô tả ba nhân vật hoạt động cho ba cơ quan tình báo khác nhau: CIA, Phòng Tình Báo Chiến Lược của Trung Ương Cục Miền Nam, và Tình báo Quân đội Liên Xô.
        Được sự cho phép của tác giả, BBC xin giới thiệu hai phần trong bài thuyết trình, nói về Nguyễn Văn Minh (Ba Minh) và Võ Văn Ba (người được gọi là điệp viên số một của CIA ở ViệtNam).....)
        - Ngưng trích.

        Vì chủ đề viết về Điệp Viên ở Tây Ninh, nên chúng tôi không đề cập đến đoạn nói về các Điệp Viên nằm trong văn phòng Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, mà chỉ viết theo đề tài chính mà thôi.

        - Trích tiếp:
    I/- PHẦN THUYẾT TRÌNH CỦA MERLE PRIBBENOW:    
        Trong chiến tranh Việt Nam, Quân đội Mỹ sử dụng nhiều tình báo trong cuộc chiến Việt Nam (undefined).
        Tiếp theo phần một loạt bài về các điệp viên ít được biết đến trong cuộc chiến Việt Nam, BBC giới thiệu nhân vật Võ Văn Ba, người được gọi là điệp viên “giỏi nhất của CIA ở Việt Nam”.
    (Tư liệu dựa trên bài thuyết trình “Những điệp viên vô danh nổi tiếng nhất trong cuộc chiến Việt Nam" của ông Merle Pribbenow).
        Bài này đã đọc tại hội thảo “Tình báo trong Chiến tranh Việt Nam”, ở Trung tâm Việt Nam thuộc Đại học Công nghệ Texas (undefined).
        Đọc phần một loạt bài tại đây:
        Orrin De.Forest, một nhân viên CIA phục vụ sáu năm ở Việt Nam, nhắc đến con người này với mật danh “Reaper” trong cuốn sách “Slow Burn: The Rise and Bitter Fall of American Intelligence in Vietnam.” Một chuyên viên khác của CIA, John Sullivan, nói ông ta là “điệp viên giỏi nhất mà chúng ta từng có ở Việt Nam.” Còn trong cuốn tiểu sử về sếp CIA ở Sài Gòn Ted Shackley, tác giả David Corn dẫn ra một sự đánh giá thời hậu chiến của CIA rằng điệp viên này là “nguồn tin đáng tin cậy nhất về ý định của cộng sản” ở Việt Nam.
        Frank Snepp, một nhà phân tích tình báo có đôi lần gặp con người này, gọi ông ta là “điệp viên hàng đầu của chúng ta” ở Việt Nam. Văn phòng của CIA ở Sài Gòn thì đơn giản gọi ông này là “nguồn tin Tây Ninh”. Sau 1975, những người cộng sản mô tả nhân vật này là “điệp viên nguy hiểm trung thành với CIA” và nói CIA xem ông ta là “điệp viên có giá nhất tại Đông Dương” của CIA.
         Con người này là ai?
        Tên của người này là Võ Văn Ba. Theo các ghi chép của phía cộng sản, nhân vật này, sinh năm 1923, là một đảng viên cộng sản phụ trách tuyển mộ đảng viên mới ở khu vực Tòa thánh Cao Đài và thành phố Tây Ninh.
        Có những ghi nhận khác nhau về cách làm thế nào và nhờ ai mà điệp viên này được tuyển mộ cho CIA. Orrin DeForest nói chú của ông Ba, ban đầu theo Việt Minh nhưng sau trở thành sĩ quan phục vụ trong ngành An Ninh Quân Đội của miền Nam, đã thu dụng người cháu. David Corn và John Sullivan viết rằng chú của Ba, người mà họ chỉ nói là một sĩ quan miền Nam, đã tuyển Ba làm chỉ điểm cho Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa.
        Trước khi CIA vào cuộc, có vẻ Ba làm việc một thời gian cho quân đội Mỹ. Theo John Sullivan, một người trong CIA nói Ba từng làm cho tình báo quân đội Mỹ.
        Không lâu sau khi đến tỉnh Tây Ninh năm 1969, sĩ quan CIA đầu tiên phụ trách Ba đã nhanh chóng chuyển điệp vụ mà lâu nay tiến hành khá nghiệp dư trở thành một hoạt động tình báo chuyên nghiệp, đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của CIA.
        Hoạt động:
        Từ nay ông Ba được yêu cầu báo cáo về những mục tiêu chiến lược, các kế hoạch hành động mang tính chất toàn quốc, chứ không còn là những mục tiêu chiến thuật cấp thấp. Ông Ba ở trong vị trí lợi thế để lấy được những thông tin chiến lược vì trong suốt giai đoạn này, trụ sở chính của Trung Ương Cục Miền Nam đặt rất gần chỗ ông, có lúc bên trong tỉnh Tây Ninh, có lúc ở tỉnh Bình Long kế cận. Các báo cáo của người này được chuyển qua các kênh thông tin của CIA, và chỉ một số ít người biết về sự tồn tại của Ba.
        Quân Mỹ sử dụng thông tin tình báo để tiến hành các cuộc tấn công.
        Để bảo đảm bí mật, chỉ một sĩ quan Cảnh Sát Đặc Biệt miền Nam và một nhân viên người Việt ở văn phòng CIA ở Tây Ninh được phép gặp mặt Ba ở Tây Ninh. Chỉ thỉnh thoảng Ba mới gặp nhân viên CIA người Mỹ và cũng chỉ gặp ở địa điểm mật tại Sài Gòn.
        Thông tin mà ông Ba cung cấp thường xuyên được sử dụng trong các đánh giá của tình báo Mỹ về kế hoạch của phe cộng sản. Ngoài ra, mặc dù Ba chuyên môn theo dõi các khía cạnh chính trị chứ không phải quân sự, nhưng thỉnh thoảng ông cũng báo trước các cuộc tấn công ở khu vực Tây Ninh.
        Tuy nhiên, vẫn có những câu hỏi về sự trung thành của ông Ba đối với CIA. Mấy lần kiểm tra ông bằng máy thử nói dối đều có kết quả không làm CIA hài lòng. Năm 1971, hai năm sau khi CIA tuyển mộ Ba, họ phát hiện rằng Ba vẫn ngầm liên lạc và báo cáo cho tình báo quân đội Việt Nam Cộng Hòa. CIA ngay lập tức liên lạc và yêu cầu quân đội Miền Nam ngừng mọi giao thiệp với Ba. Một số sĩ quan CIA cũng đặt câu hỏi làm sao Ba lại không bị Việt Cộng phát hiện mặc dù các điệp viên cộng sản đã xâm nhập vào toàn bộ các tổ chức tình báo của miền Nam, những nơi biết về sự tồn tại của con người này. Nhưng rốt cuộc, sự chính xác trong các báo cáo của Ba làm tan biến mọi hồ nghi, và giới tình báo miền Nam và Mỹ xem Ba là tài sản quý giá của họ.
        Những người cộng sản cũng ngày một nhận ra là họ có kẻ phản bội trong hàng ngũ. Những thiệt hại ở khu vực Tây Ninh năm 1969, những dấu hiệu là đối phương biết trước ý định tấn công, khiến những người cộng sản nghi ngờ trong nội bộ của họ có điệp viên. Một nữ cán bộ được cử điều tra tại Tây Ninh, nơi Ba có nhiệm vụ tuyển mộ và tổ chức chi bộ đảng. Nhưng nhà nữ điều tra này lại bị an ninh miền Nam bắt được khi bà đi vào địa giới do Việt Nam Cộng Hòa kiểm soát, và bà bị giam cho đến hết cuộc chiến. Không có tư liệu cho biết liệu có phải ông Ba đã báo cho an ninh miền Nam bắt người này hay không.
        Cuộc truy tìm nội gián trở nên gấp rút tới mức, theo một loạt các bài báo đăng trên báo chí Việt Nam năm 2004, một trong những điệp viên cao cấp của cộng sản trong chính quyền miền Nam, Nguyễn Văn Tá (tức Ba Quốc), được giao nhiệm vụ săn lùng nội gián vào năm 1972. Ông Ba Quốc đoán rằng hồ sơ mà ông muốn có thể nằm trong một tủ khóa ở Nha điệp báo (ban K) thuộc Phủ Đặc ủy trung ương tình báo. Ông vào được nơi này và định mở khóa, nhưng lại có người vào bất thình lình, khiến ông đành bỏ dở. Hai năm sau, các hoạt động của chính ông Ba Quốc bị phát hiện và ông phải trốn vào căn cứ cách mạng ở đồng bằng sông Cửu Long.
        Đoạn kết:
         Hồ sơ mật về ông Võ Văn Ba được an toàn cho đến ngày Sài Gòn sụp đổ hôm 30-4-1975. Khi quân đội cộng sản chiếm văn phòng Phủ Đặc ủy trung ương tình báo ở Sài Gòn. Viễn Chi, Cục Trưởng Cục Tình Báo của Bộ Công an Bắc Việt, được nói là đã tìm thấy hồ sơ về Ba trong ngăn khóa của Nguyễn Khắc Bình, Tổng giám đốc cảnh sát quốcgia.
        Cho đến khi cuộc chiến gần kết thúc, ông Ba tiếp tục có những báo cáo giá trị cho CIA. Thế nhưng đến tháng một năm 1975, khi Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Bắc Việt ra Nghị Quyết tổng tấn công để “dứt điểm” Miền Nam Việt Nam, Võ Văn Ba đã không báo động trước cho CIA về Nghị Quyết nầy. Đây không phải lỗi của Ba mà là do Cộng sản nghi là có người phản bội trong hàng ngũ của họ, thành ra giới lãnh đạo Trung Ương Cục Miền Nam đã quyết định không phổ biến Nghị Quyết mới cho cấp dưới.
        Vào giữa tháng Tư 1975, ông Ba cho CIA một loạt báo cáo cuối cùng mô tả chung chung kế hoạch tấn công Sài Gòn của Bắc Việt. Những báo cáo này được xem trọng đến mức chúng được đưa vào bản phúc trình hàng năm của đại sứ Mỹ Martin trước một ủy ban của Quốc hội Mỹ về việc sơ tán khỏi Sài Gòn. Nhưng vào lúc Ba chuyển những báo cáo này thì số phận của miền Nam đã được định đoạt. Thực tế, số phận của chính ông Ba cũng được định đoạt, mặc dù lúc này ông chưa biết.
         Điệp viên Võ Văn Ba bị bắt đúng ngày 1-5-1975.
         Khi Sài Gòn sắp sụp đổ, CIA đề nghị đưa Ba và gia đình sang Mỹ. Nhưng ông này lại từ chối, nói là muốn ở Việt Nam thay vì khởi nghiệp từ đầu ở xứ người trong lúc tuổi đã cao. CIA hứa họ sẽ làm mọi cách để ngăn không cho hồ sơ về ông Ba rơi vào tay đối phương. Tuy vậy, lúc đó quân đội cộng sản đã bắt được và tra hỏi một người mà có lẽ biết hoạt động của ông Ba rõ hơn ai hết.
        Theo các ghi chép hậu chiến của Việt Nam, ông Nguyễn Văn Phong (hay Nguyễn Sĩ Phong) là một người di cư miền Bắc 33 tuổi làm việc cho văn phòng CIA ở Tây Ninh. Ông Phong là người liên lạc của Ba ở CIA kể từ 1969, ngay sau khi CIA tuyển mộ Ba. Sau nhiều năm làm việc trực tiếp với Ba, sau này ông Phong rời khỏi Tây Ninh và làm ở văn phòng CIA ở Ban Mê Thuột.
        Ngày 10-3-1975, lực lượng cộng sản nhanh chóng chiếm được Ban Mê Thuột. Ông Phong và gia đình chạy đến nhà của Paul Struharik, đại diện của USAID và là nhân viên người Mỹ duy nhất còn ở lại trong tỉnh. Nhưng ngôi nhà lập tức bị bao vây và mọi người trong đó bị bắt. Ông Phong thú nhận ông đã làm việc cho CIA và khai ra tên của Võ Văn Ba. Ngày 30-4-1975, quân cộng sản chiếm thành phố Tây Ninh và bắt được Phan Tấn Ngưu, sĩ quan miền Nam phụ trách trường hợp ông Ba. Bản thân ông Ba bị bắt ngày 01- 5-1975.
        Phía Việt Nam nói ông Ba tự sát ngày 8-6-1975 trong lúc đang bị giam trong trại của Bộ Công an. Sự thật về cái chết của Võ Văn Ba – có phải đó là tự sát hay là một điều gì khác- có lẽ sẽ không bao giờ được biết.
        Đoạn kết khác:
        Còn có thêm một đoạn kết khác cho câu chuyện về điệp viên Tây Ninh. Vào năm 1980, trong cao trào thuyền nhân, Paul Struharik, đại diện của USAID ở Buôn Mê Thuột và là người có nhà bị bao vây hồi tháng Ba 1975, nhận được lá thư gửi về địa chỉ nhà ông ở Mỹ. Lá thư được gửi từ Malaysia, và người viết là Nguyễn Văn Phong.
        Phong nói ông đã trốn được khỏi trại giam Bắc Việt bằng cách nhảy khỏi xe trong lúc chuyển tù. Ông nói sau khi trốn thoát, ông tìm thấy vợ con và cả nhà sắp ra đi trên con thuyền với những người tị nạn vừa đến được bờ biển Malaysia. Theo Phong viết thì vì thuyền của ông vẫn còn đi biển được, phía Malaysia muốn đẩy họ đi tiếp, nhưng Phong nói ông thuyết phục được người ta gửi lá thư này về Mỹ. Phong nhờ Struharik giúp đỡ.
        Câu chuyện của ông Phong nghe khó tin vì̀ làm sao một người tù quan trọng như ông có thể trốn thoát, lại mang theo được cả vợ con. Tuy vậy người Mỹ biết rằng trong đời này cũng thỉnh thoảng gặp trường hợp phép lạ, thành ra họ vẫn gửi tin nhắn yêu cầu nhân viên chức trách để ý khi thuyền của ông Phong đến được trại tị nạn.
        Khoảng hơn một tuần sau, một người Việt Nam lênh đênh trên biển Đông được một chiếc tàu đi ngang cứu được. Người này nói ông ta có mặt trên con thuyền của ông Phong. Ông nói con thuyền đó đã chìm trên đường tới Indonesia, và mọi người trên thuyền, kể cả ông Phong và gia đình, đã chết.
        (theo BBC). Hết/-
    -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

    Điệp viên CIA giấu mình trong vùng chiến sự thế nào?

    Thứ Tư, 14/9/2016 10:54 GMT+7
    (PLO) -Bước vào thế giới điệp viên khi còn rất trẻ, ít ai nghĩ Douglas Laux lại dày dặn kinh nghiệm thu thập thông tin cho Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA)  tại những vùng đất chiến sự như Syria hay Afghanistan đến như vậy....  
      Điệp viên CIA giấu mình trong vùng chiến sự thế nào?
      Suốt 1 thập kỷ, Douglas Laux sống với những lời nói dối. Ngoại trừ anh trai, tất cả thành viên gia đình, bạn bè và cả người yêu đều tin rằng anh đang sống ở Hawaii và thỉnh thoảng ở Washington DC.

      Nhưng thực tế, Laux đã làm việc cho CIA suốt khoảng thời gian đó và nơi ở của anh là Trung Đông và Trung Á. Chỉ khi mới đây anh xuất bản cuốn sách "Left of Boom “ (tạm dịch: Phía sau bom đạn) thì tất cả mọi người mới vỡ lẽ về công việc bí mật của Laux. 

      Giấu mình tài tình

      Laux sinh ra và lớn lên ở một thị trấn phía đông bang Indiana, Mỹ. Cha anh là một cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam. Trong cuốn sách của mình, Laux miêu tả về quê hương:

      “Trong một cuộc thăm dò năm 2014, 98,1% dân số ở đó là người da trắng nhưng chỉ có 9,5% cư dân trên 25 tuổi tốt nghiệp trung học. Do đó, một đứa trẻ ở đây là nhân viên CIA hay ra tham chiến ở nước ngoài là điều hiếm thấy”. 

      Khi Laux đang là sinh viên năm nhất đại học với ước mơ trở thành bác sĩ, thảm kịch tấn công khủng bố 11/9/2001 nổ ra làm rúng động nước Mỹ. Đó cũng là bước ngoặt trong cuộc đời Laux khi anh đăng ký tham dự một buổi nói chuyện của CIA. Rồi anh nộp hồ sơ trực tuyến xin việc.

      Bất ngờ, Laux nhận được tin nhắn bí ẩn và khó hiểu từ người phụ nữ có tên Mary. Laux nghĩ cô ấy nhắn sai số, nhưng rồi Mary đề nghị Laux làm việc cho CIA ở Washington DC.

      Yêu cầu công việc buộc Laux phải tuyệt đối giữ bí mật. Laux cho biết, phải giấu giếm người yêu về cuộc đời hai mặt của mình là điều khó nhất. Các cô người yêu luôn nghĩ rằng anh đang lừa dối họ, làm việc cho một nhóm mafia hoặc buôn bán ma túy. “Tôi chỉ còn cách nịnh nọt họ cho qua chuyện”.  

      Khi được điều đến Afghanistan làm nhiệm vụ, Laux nói với cha mẹ rằng anh đang làm kinh doanh và phải chuyển đến Hawaii công tác.

      “Họ sống ở miền Tây, khoảng cách xa xôi nên họ sẽ khó có thể đến thăm tôi. Nhưng cũng có lần cha mẹ dự định đến thăm nơi ở mới, tôi buộc phải nói dối là bận rộn hoặc không thể sắp xếp thời gian theo kế hoạch của họ”, Laux viết.

      Tuy vậy, Laux cũng cho biết anh đã tiết lộ sự thật với người duy nhất là anh trai, phòng khi tử nạn ở nước ngoài. 

      Thâm nhập 2 tổ chức khủng bố

      Khi ra mắt cuốn sách “Left of Boom”, Laux nhận mình là nhân viên CIA đầu tiên thâm nhập vào hai tổ chức khủng bố khét tiếng là Taliban và Al-Qaeda.

      Laux đến Afghanistan năm 2010 khi chính quyền của Tổng thống Barack Obama triển khai hàng chục nghìn binh sĩ đến Afghanistan với hy vọng đánh bại Taliban. Laux cũng có mặt trong chiến dịch Neptune's Spear (Ngọn giáo thần biển) kết liễu trùm khủng bố Osama bin Laden năm 2011 ở Pakistan.

        Anh không tiết lộ nhiều về vai trò của mình trong các chiến dịch của CIA, nhưng cho biết việc chủ yếu là trà trộn vào lực lượng al-Qaeda và Taliban để thu thập tình báo.

      Laux sống trong một pháo đài bê tông, từng là một nhà tù được xây dựng từ thời chiến tranh Liên Xô - Afghanistan những năm 1980.

      Anh nói tiếng Pashto, thứ ngôn ngữ bản địa anh đã được học trong thời gian được CIA đào tạo. Laux làm việc bí mật, mặc trang phục Ả Rập và để râu dài. “Người Afghanistan xem đó như là dấu hiệu của sự tôn trọng”, anh giải thích.

      Không giống như một số đồng nghiệp của mình, Laux nói anh đối xử khá thân thiết và hiểu người dân bản địa. Anh có thể ngồi tán gẫu, uống trà, hút thuốc lá để làm quen họ, từ đó thâm nhập sâu và bắt đầu thu thập tin tức.

      Chẳng bao lâu, Laux đã kết nối được một mạng lưới các gián điệp trong hàng ngũ Taliban. Họ đã cung cấp cho anh hình ảnh, số điện thoại di động và các chi tiết có giá trị khác về phiến quân Taliban.

      Khi chiếc trực thăng Chinook của Mỹ bị Taliban bắn rơi ở Afghanistan năm 2011, khiến 22 lính biệt kích SEAL thiệt mạng, Laux đã dò hỏi một chỉ huy Taliban – một trong số người đã bắn chiếc máy bay đó. Tên này vui mừng kể về cú đánh vào kẻ thù nhưng không tiết lộ 3 người khác hỗ trợ.

      Vài giờ sau đó, những tên giăng bẫy và bắn hạ chiếc Chinook đều thiệt mạng. Tuy nhiên, Laux không tiết lộ, làm thế nào để cơ quan mật vụ và Lầu Năm Góc xác định những kẻ lập kế hoạch tấn công chiếc trực thăng của Mỹ.

      Laux hoạt động ở Afghanistan giữa thời điểm binh lính Mỹ bị tử trận nhiều, phần lớn do dính bom được đặt ở dọc biên giới với Pakistan. Một trong những nhiệm vụ của Laux là truy tìm ra những kẻ chế tạo bom và cung cấp cho Taliban.

      Laux cũng phải thuộc vị trí địa lý của khu vực để có thể thoát khỏi những “cái đuôi” theo dõi. Với những gì được đào tạo, Laux thể nhận ra đâu là cảnh sát Afghanistan, đâu là nhân viên FBI hay CIA. Anh cũng phải đối phó với khủng bố, những kẻ bệnh hoạn và những gã vũ phu – những kẻ Laux miêu tả là “tồi tệ nhất trên hành tinh". 

      Trở thành một gián điệp nằm vùng của CIA trong thời gian từ 2010 tới 2012 khiến Laux chịu áp lực rất lớn. Anh quay lại Mỹ trong năm 2012 và cảm thấy mình lạc lõng giữa chính quê hương mình buộc Laux phải dựa vào ma túy và rượu bia để giải tỏa căng thẳng. 

      Kế hoạch lật đổ Tổng thống Syria

      Mùa xuân năm 2012, cuộc nội chiến ở Syria nổ ra, Laux được cử đến quốc gia Trung Đông này với nhiệm vụ tiếp xúc với lực lượng nổi dậy ở Syria. Anh đã có 1 năm ở Syria, gặp gỡ với các nhóm phiến quân tại đất nước này cùng với một số quan chức tình báo đến từ các nước đối tác của Mỹ.

      Trong cuốn sách, Doug Laux cho biết chính anh là người đã “soạn thảo” một kế hoạch đa diện để lật đổ Tổng thống Syria Bashar Assad từ năm 2012. 

      “Nhà Trắng và các lãnh đạo của CIA đã xác định rõ ngay từ đầu là mục tiêu của đội đặc nhiệm chúng tôi là tìm cách để loại bỏ Tổng thống Assad”, Laux cho biết. Kế hoạch này bao gồm “củng cố cho quân nổi dậy Syria” và “gây sức ép, trả tiền cho các thành viên cấp cao trong chính quyền Assad để buộc ông từ chức”. Một số thành viên đội đặc nhiệm Mỹ còn tin rằng đây là cách để giải quyết cuộc nội chiến Syria một cách hòa bình.

      Giám đốc CIA khi đó, David Petraeus, cựu đại sứ Mỹ tại Syria Robert Ford,  và cựu bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta cũng ủng hộ kế hoạch này. Ông Petraeus, Ford và các quan chức khác đã có những cuộc họp hàng tuần về vấn đề này vào năm 2012.

      Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng đứng về phía ông Petraeus trong các cuộc tranh luận của Nhà Trắng, đặc biệt ủng hộ cho ý tưởng bí mật vũ trang cho phiến quân Syria của CIA. 

      Tuy nhiên, kế hoạch chứa nhiều lời đề xuất của ông Laux cuối cùng lại bị Tổng thống Barack Obama từ chối. Không lâu sau đó, chính quyền Obama đã phê duyệt một kế hoạch hành động khác của CIA, “khiêm tốn” hơn kế hoạch được đệ trình trước đó.

      Cụ thể, CIA đã huấn luyện và vũ trang một số tay súng nổi dậy vào năm 2013 và sau đó cung cấp cho họ tên lửa chống tăng. Tuy nhiên, những nỗ lực này đã không mang lại hiệu quả có tính quyết định trên chiến trường.

      Trong khi nội bộ nước Mỹ vẫn đang chia rẽ cách thức ủng hộ lực lượng đối lập ở Syria thì Saudi Arabia, Qatar và các nước khác ở vùng Vịnh bắt đầu tài trợ và vũ trang cho những nhóm tay súng khác nhau cũng như theo đuổi con đường riêng của họ.

      Nhìn lại quá khứ, ông Laux thừa nhận mình không tin rằng kế hoạch này hay bất cứ kế hoạch nào khác có thể chấm dứt được nội chiến Syria hoặc ngăn IS trỗi dậy.

      “Chẳng có phe ôn hòa nào cả”, ông nhắc tới các nhóm đối lập tại Syria. Đồng thời, Laux đã lên án chính sách của Mỹ tại Syria vào năm 2012 là “yếu ớt” và điều này đã phá vỡ sự tín nhiệm đối với Mỹ tại khu vực này.

      Laux chính thức giã từ cuộc đời điệp viên CIA năm 2013 với lý do đã “chán ngấy” sự quan liêu mà anh đã chứng kiến ở cả trong và ngoài nước. Cựu điệp viên cho biết, dù cuốn sách của anh được xuất bản nhưng đã bị cắt xén nhiều sau khi CIA thẩm tra.

      Tuy vậy, theo Laux, cuốn sách phần nào cho thế giới hiểu về nước Mỹ sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 và những thay đổi trong cách tiếp cận của CIA tại những vùng chiến sự.


      Lâm Vy

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét