Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

THƯỢNG VÀNG HẠ CÁM 7/b (Đồng den)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 

 Pho tượng đồng Trấn Vũ chùa Cự Linh
 
Thông điệp từ cổ vật: Kỳ bí tượng Huyền Thiên Trấn Vũ đền Quán Thánh

Đồng đen và những chiêu trò lừa đảo

Thứ năm - 15/11/2012 10:12
Thông tin quả chuông có giá trị lên đến hàng trăm tỷ đồng đã khiến nhà chùa và nhân dân địa phương vô cùng vất vả trong việc giữ gìn an ninh trật tự.

Từ trước tới nay đồng đen luôn được gán với những giá trị khôn tả về tâm linh, sức khỏe... Ảnh: TL
Từ trước tới nay đồng đen luôn được gán với những giá trị khôn tả về tâm linh, sức khỏe... Ảnh: TL
Trước các tin đồn thất thiệt về đồng đen, nhiều ý kiến cho rằng đây chính là các chiêu trò của những thương lái thiếu lương tâm. Họ tung tin đồn về các giá trị của đồng đen để nhiều người hám lợi mua đi bán lại. Sau khi đã lừa được các con mồi vào bẫy, chúng sẽ chỉ bán mà không bao giờ mua lại.
Những tin đồn kỳ quái về đồng đen

Các tin đồn về quả chuông cổ ở chùa Phú Sơn - huyện Tuy Phong khiến địa phương này trở nên ồn ào trong những ngày gần đây. Chính vì thông tin quả chuông có giá trị lên đến hàng trăm tỷ đồng đã khiến nhà chùa và nhân dân địa phương vô cùng vất vả trong việc giữ gìn an ninh trật tự. Nhà chùa và địa phương phải ngày đêm cắt cử người canh gác cho quả chuông. Nhà chùa cũng đã phải xây hẳn một “lô cốt” để bảo vệ chuông quý.

Lý do xuất hiện tin đồn về giá trị khủng khiếp của quả chuông vì chuông được cho là làm từ chất liệu đồng đen và có những giá trị khôn tả về mặt tâm linh, sức khỏe...
Nhìn rộng ra các câu chuyện được đồn thổi về đồng đen, đây là loại kim loại được thêu dệt rất nhiều tình tiết huyền bí. Các thông tin về đồng đen thường khá kỳ quái, khó hiểu và thường gắn với những những giá trị vật chất vô cùng lớn.

 Một cá nhân đã viết trên mạng Internet: "Tôi đã gặp một người từng có chân trong một đường dây mua bán đồng đen, đã từng bán nhà để theo đến cùng và mất hơn 200 triệu đồng để tận mắt chứng kiến một thỏi đồng đen bé bằng hộp diêm. Thực sự tôi đã cầm đồng đen trên tay, một thỏi chỉ bằng ngón tay cái nhưng nặng đến 2,7kg, thế nhưng khi bỏ vào xô nước bằng sắt (phải là sắt chứ không phải nhôm hoặc thiếc) thỏi đồng đen chìm nhưng không nằm sát đáy mà lơ lửng. Nếu áp đồng đen vào gương soi mặt, gương sẽ rạn ra nhiều mảnh rồi vỡ; áp nó vào hộp quẹt gas có đá lửa hoặc hộp diêm, cả hai sau đó sẽ không thể phát ra lửa được nữa; áp nó vào đèn neon, đèn sẽ đen thui ngay lập tức và nếu để lâu đường dây điện sẽ nóng lên rồi cháy; áp nhẫn vàng thật vào nó thì màu vàng sẽ thành màu trắng như nhôm...

Trong đó, hai cách thử đồng đen phổ biến nhất là thả vào xô nước bằng sắt và áp vào vàng thật. Người nào chạm vào nó xong, cơ thể mệt mấy ngày chưa hết... Không thể giải thích được các tính chất kỳ lạ của đồng đen ngoài giả thuyết cho rằng đồng đen chính là những mảnh vỡ của một phi thuyền của người ngoài Trái đất rơi xuống cách nay đã hàng triệu năm. Rằng, mua bán đồng đen là chuyện vô cùng thần bí, nó như có tánh linh và biết chọn người để cho hưởng lộc, nhiều người tán gia bại sản vì nó nhưng cũng có người phất lên nhờ nó (?). Người không có số cầm nó trên tay thì tiền chồng hàng bao tải rồi nhưng vẫn không mua được."

Các đồn đoán cũng tung hỏa mù bằng cách lôi cả Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ NASA vào cuộc và cho rằng đây là đơn vị cuối cùng mua đồng đen qua các tay môi giới Thái Lan với giá hàng triệu hoặc chục triệu USD. Chính vì những thông tin này thường được truyền tai nhau một cách kỳ ảo nên nhiều thương vụ lừa đảo bán đồng đen giả đã diễn ra mà người mua thường phải ngậm đắng nuốt cay khi bỏ ra nhiều tỷ đồng để thu về những cục đồng đen được bán đầy rẫy trên thị trường với giá rất rẻ.

Cú lừa ngoạn mục

Ngày 1/11, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45), Công an tỉnh An Giang đã có kết luận điều tra ban đầu về vụ án lừa đảo mua bán đồng đen, trị giá hàng chục tỉ đồng trên địa bàn huyện Châu Thành. Trong vụ lừa bán đồng đen cho anh Lâm Văn Tân (26 tuổi, ngụ Bình Phước) với giá 10 tỉ đồng, nhóm đối tượng do Lý Hồng Tâm cầm đầu đã thực hiện một màn kịch khá hoàn hảo. Chúng giả làm người mua, đặt hàng mua của anh Tân thỏi đồng đen giá 25 tỉ đồng. Đồng thời, nhóm khác liên hệ với anh Tân rao bán đồng đen với giá 10 tỉ đồng. Bọn chúng "điều" nạn nhân từ TP.HCM xuống huyện Châu Thành (An Giang) để thử đồng đen và thỏa thuận giá cả. Khi thấy các dụng cụ thử đồng đen bị biến dạng, anh Tân tin thật và đồng ý mua cục "đồng đen" với giá 10 tỉ đồng, đặt cọc trước cho bọn chúng 400 triệu đồng. Nhận được tiền, nhóm bán và nhóm mua cùng bỏ trốn.

Chỉ là hợp kim đơn giản

Trước các tin đồn thất thiệt về đồng đen, nhiều ý kiến cho rằng đây chính là các chiêu trò của những thương lái thiếu lương tâm. Họ tung tin đồn về các giá trị của đồng đen để nhiều người hám lợi mua đi bán lại. Sau khi đã lừa được các con mồi vào bẫy, chúng sẽ chỉ bán mà không bao giờ mua lại.

PV Báo GĐ&XH Cuối tuần đã liên hệ với ông Nguyễn Văn Hảo - một chuyên gia trong giới cổ vật Hà thành. Ông Hảo cho rằng ở Việt Nam không có cổ vật nào mà giá trị của nó
lên đến con số 200 tỷ đồng. Theo ông Hảo: Các cổ vật được đồn thổi là "đồng đen" chỉ là hợp kim đồng, khi bị oxy hóa thì chúng có màu đen. Những bức tượng này thường được lưu giữ tại đền, chùa nên thường được áp các yếu tố tâm linh huyền ảo vào chứ bản thân ông chưa bắt gặp cổ vật nào bằng hợp kim đồng lại có những khả năng đặc biệt về từ trường. Theo ông Hảo, việc tung hô giá trị của các cổ vật như trên là sự thiếu hiểu biết hoặc nhằm mục đích nâng cao giá trị của đồng đen để thực hiện bán các đồ vật khác có chất liệu tương tự.

Để hiểu hơn về loại vật chất này, chúng tôi liên hệ với Tiến sỹ Đặng Hồng Côn - ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội). Ông Côn cho biết: Đồng đen vốn được biết tới từ thời cổ xưa tại Ấn Độ. Tại đây, người ta đã tìm ra một mỏ kim loại bao gồm nhiều kim loại khác nhau, trong đó có đồng. Họ đem nấu các kim loại này lên và đúc thành các pho tượng, đồ dùng... Giai đoạn này chỉ tồn tại khoảng 300 năm vì sau đó con người đã biết tinh chế các kim loại, đặc biệt là đồ đồng thì tinh chế ra đồng thau. Từ đó, con người không còn sử dụng loại hợp kim đồng có màu đen nói trên để đúc tượng và đồ dùng nữa. Theo Tiến sỹ Côn: Các loại tượng và đồ vật làm từ hợp kim đồng nói trên có rất ít và nếu nó tồn tại cho đến ngày nay thì đó là những món đồ vô cùng đắt giá. Nó có giá trị lớn không phải vì nó làm từ vật liệu gì mà vì giá trị nghệ thuật và thời gian.

Chính vì những món đồ quý hiếm được làm trong giai đoạn trên chỉ có số lượng hạn chế nên ngày nay có rất nhiều tượng cổ giả. Việc pha chế hợp kim đồng để tạo thành đồng đen rất đơn giản, người nấu đồng chỉ cần cho thêm chì và một vài kim loại khác lẫn với đồng rồi nấu lên là có sản phẩm đồng đen. Vì thế, ngày nay, đồng đen không phải là những thứ quá quý hiếm, có thể dễ dàng mua trên thị trường với giá trị như những loại đồ dùng thông thường.

Các nhóm lừa đảo bán đồng đen thường dùng nhiều chiêu trò bằng các loại sóng viba, sóng điện từ, laze…để khiến kim đồng hồ ngừng chạy hoặc các vật liệu gương, kính…rạn nứt để tạo niềm tin với người mua. Đây là những mánh khóe dễ dàng thực hiện, nếu người mua không cảnh giác sẽ rất dễ bị "dính quả đắng".

Phượng Hoàng- Gia đình và xã hội cuối tuần.- 2012.- Số 45 (ngày 8 tháng 11).- Tr.4

Giải mã giá trị thật của đồng đen


Vì đồn thổi đồng đen có giá trị đắt hơn vàng và có thể chữa được bệnh nan y, nên người ta lừa đảo, tranh giành, thậm chí chém giết để có được thứ vàng đen đó. Thực hư chuyện này là gì? Kỳ lạ chia vàng bạc, đồng đen cho… người chết Truyền thuyết về đồng đen
Truyền thuyết kể rằng: Nguyễn Minh Không - Không lộ Thiền sư, vị cao tăng đắc đạo ở Tây Trúc, được Phật truyền cho lục trí thần thông, có thể biến hóa khôn lường. Vị Thiền sư này giỏi chữa bệnh và các nghề luyện kim. Tiếng tăm của thần y Minh Không vang sang Bắc quốc. Con vua Tống Thái Tông khi đó bị bệnh nan y, nhà vua cho mời Minh Không sang chữa bệnh, ông đã nhận lệnh lên đường.
Tương truyền khi về nước, ông dùng đồng đen lấy được đúc thành chuông Phả Lại. Số đồng đen còn lại hòa thượng đúc tượng An Nam Đại Tứ Khí (tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh và tượng Phật chùa Quỳnh Lâm). Chuông Phả Lại đúc xong, khi gióng lên tiếng kêu xa khắp thiên hạ. Lúc đó, tại cung điện Trung Hoa có tượng một con trâu đúc bằng vàng rất lớn. Theo truyền thuyết thì đồng đen chính là mẹ của vàng, nghe tiếng chuông của mẹ đồng đen gọi, con Trâu Vàng cựa mình và phóng sang Đại Việt đi tìm mẹ. Ngài Minh Không lo lắng, cho rằng nếu tiếp tục gióng chuông thì vàng từ các nước lân bang sẽ tụ về Đại Việt. Ngài bèn ném chuông xuống Hồ Tây. Tiếng chuông âm vang lần cuối, con Trâu Vàng theo mẹ nhảy xuống hồ. Từ đó Hồ Tây còn có tên gọi là hồ Kim Ngưu (Trâu Vàng).
Ông Trương Tín Hồi, Phó ban Ban di tích phủ Tây Hồ cho biết, truyền thuyết dân gian biến hóa theo dòng chảy của cuộc đời, từ xa xưa trâu được coi là một con vật thiêng có khả năng trừ ma quái, bảo vệ dân làng. Tín ngưỡng thờ Trâu Vàng là một tín ngưỡng tích cực, phù hợp với nguyện vọng cầu mong một cuộc sống yên ổn của nhân dân xưa. Đây là truyền thuyết rất linh thiêng về đồng đen và Trâu Vàng.
Giai ma gia tri that cua dong den  Bức tượng đồng đen Thánh Trấn Vũ, đền Quán Thánh, Hà Nội. 
"Vua" đồ cổ cũng bị lừa
Ông Bùi Xuân Hải (cầu Rào, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, TP Hải Phòng) rất am hiểu về đồ cổ nhưng cũng từng bị một quả lừa liên quan tới đồng đen.
Thời đó, biết ông là người sành đồ cổ, buôn bán và xuất khẩu đồ cổ sang cả Trung Quốc, nhiều người đã đến giới thiệu cho ông về thứ đồ cổ lưu truyền trong dân gian còn quý hơn vàng. Một nhóm người từ Vũ Thư, Thái Bình đã tìm về Hải Phòng gặp ông để nói về mặt hàng này. Nhóm người này khoe với ông Hải rằng, thứ đồng đen mà họ tìm được mối có từ thời nhà Lý, cách đây vài trăm năm. Đó là một báu vật đối với nhiều người.
Họ còn nói rằng, loại đồng đen này có thể trừ tà ma, chữa bệnh, ai bị trúng gió dùng áp vào trán có thể khỏi. Vốn là người yêu thích đồ cổ, trong dân gian ông cũng đã nghe huyền thoại về đồng đen, nhưng để tận mắt thấy, tay sờ thì chưa. Nghe nhóm người nói vậy ông Hải mừng rỡ trong lòng. Ông nóng lòng muốn về mua ngay.
Về Thái Bình, ông Hải đem theo số tiền lớn, với ý nghĩ sẽ mua cổ vật với bất cứ giá nào. "Bọn chúng dẫn tôi đến một gia đình có một cụ già chừng 70 tuổi. Thấy tôi đến gia chủ mời nước tiếp tôi. Ông ta nói rằng cha ông để lại một số đồ cổ, trong đó có một số đồ đồng đen như đĩa, bát hương thờ. Gia đình có việc cần tiền gấp nên phải bán đi", ông Hải kể. Nghe gia chủ nói vậy, ông Hải không chút nghi ngờ. Xem các đồ đồng đen với màu sắc, hoa văn cổ ông hoàn toàn tin tưởng. Nhưng khi ông vừa thanh toán tiền cho chủ nhà thì đã bị lực lượng công an ập vào, tịch thu toàn bộ tiền và tang vật.
Sau này ông mới biết mình đã bị những kẻ chuyên lừa đảo bịp bợm. Bọn chúng đã thuê một ông già đóng vai chủ nhà, một số đồ cổ làm mồi. Hôm đó khi công an ập vào thì bọn chúng đã tháo chạy, ông Hải bị lừa mất số tiền lớn.
Giai ma gia tri that cua dong den Chiếc ấm đầu gà của ông Hùng có giá nghìn đô la Mỹ. 
Đồng đen dễ bị làm giả
Nghệ nhân Nguyễn Văn Dũng (81 tuổi ở phố Nghĩa Dũng, phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội) có 60 năm đúc đồng cho biết: "Nói về đồng đen thì Ấn Độ, Trung Quốc là cái nôi sản sinh ra nhiều bức tượng đồng đen lớn nhất thế giới. Đồng đen là một hợp kim, có chứa chất phóng xạ. Nhiều người vẫn đồn đại rằng giá trị của nó còn như bố, mẹ của vàng. Nhưng thực ra nó là giá trị ảo. Hơn nữa, để xác định được đồng đen thật rất khó, đến người làm nghề cũng có thể bị lừa".
Cụ Dũng đúc hàng nghìn bức tượng đồng, nhưng cụ cũng chưa biết cụ thể hợp chất tạo nên đồng đen là gì. Xưa nay cụ chỉ biết bức tượng thờ ông Trấn Vũ trong đền Quán Thánh là tượng đồng đen. Còn cũng chỉ nghe dân gian truyền tụng. Cụ Dũng bảo, làm giả đồng đen không khó. Để làm một đồ vật nào như đồng đen thật, chỉ cần đúc đồng xong, pha chế nước mạ bên ngoài sao cho thật tinh xảo, những người sành chơi đồ cổ cũng khó phát hiện là đồ giả.
TS Vũ Thế Khanh, Giám đốc Liên hiệp  Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng (UIA) cho hay, ông không biết những lời đồn thổi, lừa bịp về đồng đen như thế nào, nhưng thực tế hiện nay bức tượng Trấn Vũ là đồng đen. Ông cho rằng, tượng đồng đen có thể chữa được một số bệnh như cảm gió, thương hàn. Để xác định đồng đen rất khó, nhưng theo kinh nghiệm của ông thì có thể thử bằng cách mài đồ đồng xuống nền xi măng hoặc lấy dao cắt nếu vết cắt đó đen trở lại thì là đồng đen.
Giai ma gia tri that cua dong den Cụ Dũng cho biết, có thể mạ tượng đồng bình thường thành đồng đen. 
Đồng đen không còn công thức để đúc?
Ông Vũ Tá Hùng (62 tuổi ở số 134 phố Tân Ấp, quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết: "Tôi có hơn 40 năm kinh nghiệm chơi đồ cổ, dù được nghe nói nhiều về đồng đen nhưng thực sự để cầm một đồ vật bằng đồng đen thì chưa".
Trước đây, ông Hùng lang thang khắp nơi để đi tìm thứ đồ cổ này, thậm chí hao tiền, tốn của truy tìm nhưng bất thành. Hơn 10 năm trước ông được nghe anh bạn giới thiệu ở huyện Thường Xuân, Thanh Hóa người dân đi làm nương đào được đồng đen. Anh tức tốc lên đường vào tận nơi để mua. Để xem bức tượng đó anh phải trả cho gia chủ 10 triệu đồng. Nhưng khi xem xong bức tượng, anh thất vọng ra về vì nó là dạng đồng cổ chứ không phải đồng đen.
Ông Hùng cho hay, có lẽ đồng đen đắt giá vì nó hiếm, công thức chế tác và khuôn mẫu đúc đồng đen đã mất từ xưa. Chất để chế tác đồng đen là hợp kim rất quý, chịu được nhiệt rất tốt.
Trong kho đồ cổ của mình, ông Hùng thích nhất là chiếc ấm đầu gà cổ của Trung Quốc khoảng 3.000 nghìn năm tuổi. Ông Hùng bảo, chiếc ấm này có thể là dạng đồng đen. Nó được đúc bằng đồng với kỹ thuật tinh xảo, hơ lửa đốt vào chiếc ấm, đồng sẽ đỏ một thời gian, sau đó lại đen trở lại. Cách đây vài năm, có đại gia đến ngả giá vài trăm nghìn đô la Mỹ nhưng ông Hùng không bán.
"Theo các câu chuyện mà nhiều người kể về sự huyền bí của đồng đen, tôi đã đi săn lùng rất nhiều nơi. Tôi đi sang cả Ấn Độ, Trung Quốc để tìm hiểu, nhưng vẫn không tìm được bức tượng nào là đồng đen thật. Đồng đen hiện nay chỉ là những câu chuyện kể trong dân gian".
Ông Vũ Tá Hùng 
Đức Lợi
Việt Báo (Theo_Kiến Thức )

Chuyên mua Đồng đen, đồng lạnh, đồng đổi màu, đá ăn sắt, đá đổ mồ hôi.

Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi ThanhClub, 11/10/13.
ID Topic : 7001777
Ngày đăng:
11/10/13 lúc 08:33
  1. ThanhClub Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    11/10/13
    Tuổi tham gia:
    4
    Bài viết:
    15

    1. Đồng đen (ô kim)
    - Rất nặng
    - Có tính phóng xạ rất mạnh
    - Thường có màu đen, đen bóng...
    - Dưới tác động của ánh nắng có thể thay đổi màu liên tục
    - Tuy rất nặng nhưng khi thả vào chai nước Lavie lại không chìm hẳn mà nổi cách đáy vài cm
    - Khi để thủy Ngân nước bên cạnh, vài phút hoặc hơn Thủy Ngân bị đông cứng
    - Làm rạn đều gương kính
    * Giá: Quí vị gọi điện hoặc nhắn tin vào hòm thư

    2. Đồng lạnh
    - Tương đối nặng
    - Màu sắc: Bất kỳ
    - Khi nung trong bếp lửa khoảng 1 giờ bỏ ra đồng thời lấy cây nến (đèn cầy) dí vào. Cây nến không chảy là chính xác
    - Tồn tại trong các đồ cổ, đồ thờ cúng
    * Giá: Quí vị gọi điện hoặc nhắn tin vào hòm thư

    3. Đồng đổi màu
    - Tương đối nặng, nặng hơn đồng bình thương
    - Thường có màu đen, xám đen, đen hạt nhãn, xám lông chuột, xám (trên toàn bộ hiện vật)
    - Lấy dũa thép dũa mạnh, chỗ bị dũa chuyển sang màu vàng, vàng nhạt, đỏ đun, đỏ hồng. Sau khoảng thời gian nào đó chỗ bị dũa trở lại màu gốc ban đầu ( hoặc khò bằng đèn khò)
    - Lấy đinh sắt quẹt mạnh không tóe lửa
    Đạt các yếu tố trên là chính xác
    - Tồn tại trong các đồ cổ, đồ thờ cúng
    * Giá: Quí vị gọi điện hoặc nhắn tin vào hòm thư

    4. Đá ăn sắt:
    - Nặng hơn đá bình thường
    - Màu sắc: Bất kỳ
    - Để con bu long to bằng sắt thép lên trên hiện vật. Sau khoảng thời gian (Tùy mức độ mạnh yếu) con bu lông bị mục (hủy), lấy ngon tay cấu, bẻ dễ dàng.
    * Giá: Quí vị gọi điện hoặc nhắn tin vào hòm thư

    5. Đá đổ mồ hôi
    - Nặng hơn các đá thông thường
    - Đá thường ẩm ướt
    - Màu sắc: Bất kỳ
    - Khi lấy giấy ăn (hoặc giấy bản) quấn quanh hòn đá cùng vài chục que diêm. Sau khoảng thời gian (tùy độ mạnh yếu), thương trên 1 giờ. Sau đó đem que diêm tốt đốt thấy diêm không xòe (bình thường thì Xòe 1 cái), giấy lúc này đã bị ướt nhưng đem đốt vẫn cháy bình thường và ngọn lửa có màu xanh, tro đốt cứng giòn khác với đốt bình thường
    * Giá: Quí vị gọi điện hoặc nhắn tin vào hòm thư

    TB: Giá cao bất ngờ, cao hơn hàng trăm lần quí vị được nghe.
    Xin chân thành cảm ơn
    Liên hệ: 0969488355 Mr.Thành

Sự thật ly kỳ về báu vật đồng đen ở Việt Nam

(Kienthuc.net.vn) - Vì những đặc tính kì lạ mà đồng đen trở thành một báu vật nhiều người muốn sở hữu.
Theo quan niệm dân gian, đồng đen quý hơn vàng, có nhiều tính năng kỳ lạ như khi để gần bên thỏi đồng đen thì miếng vàng sẽ chuyển sang màu trắng, nặng hơn chì nhưng thả vào nước không chìm hẳn mà lơ lửng sát đáy. Đem áp đồng đen vào bật lửa bằng gas, que diêm thì không thể nào tạo ra lửa, áp lên thiết bị điện tử thì khiến các thiết bị này ngừng hoạt động… Cho đến nay, bản chất của đồng đen vẫn là một câu hỏi lớn với các nhà khoa học.
Tượng nghi đồng đen “phá sóng ra đa” ở Quảng Trị
Thôn Trà Liên Tây, thuộc xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị là nơi đang lưu giữ một pho tượng cổ được đồn đại là tượng đồng đen. Bức tượng này có niên đại gần 500 năm, tạc Thái phó Nguyễn Ư Dĩ - một nhân vật có thật trong lịch sử. Tên tuổi của ông gắn liền với sự kiện chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, bắt đầu hành trình mở mang bờ cõi Tổ quốc về phía Nam của các chúa Nguyễn và vương triều nhà Nguyễn sau này.
Người dân đã đúc tượng thờ Thái phó Nguyễn Ư Dĩ vì xem ông là vị thần linh nghiệm, luôn có mặt đúng lúc ra tay giúp đỡ dân nghèo.
Tượng được làm bằng kim loại có màu cánh gián, tạc ở tư thế ngồi trên ghế thấp, hai chân gấp khuỷu hơi dang ra. Khuôn mặt chữ điền, mắt nhìn xuống, mũi cao, môi mỏng, cằm vuông, râu dài, dái tai rộng, đầu đội mũ quan hai lớp, chân đi hia chỉ để lộ phần mũi.
Bức tượng thiêng ở Quảng Trị. Ảnh: Tiền Phong.
Toàn thân tượng khoác áo choàng rộng phủ từ vai xuống vắt trùm cả hai chân. Hai tay vòng phía trước bụng khuất trong vạt áo choàng chỉ để hở một ngón tay cái của bàn tay phải. Phần bụng để hở to, tròn. Trên ngực có một dãi đai vòng. Trọng lượng pho tượng hơn 300 kg.
Theo lời kể của dân địa phương, năm 1972, một đơn vị bộ đội ra đa về đóng doanh trại ngay bên cạnh vị trí đặt pho tượng. Chẳng hiểu vì lý do gì mà từ lúc đến đây hệ thống máy móc của đơn vị này không bắt được sóng, sửa mãi không xong nên các anh đành phải dời đến đóng trại ở địa phương khác thì chuyện bắt sóng lại trở nên dễ dàng? Người ta cho rằng người xưa đã dùng đồng đen để đúc tượng quan Thái phó vì vậy mà pho tượng đã làm nhiễu sóng ra đa.
Do tin đồn về tượng quý mà pho tượng đã nhiều lần bị kẻ gian đánh cắp. Vào năm 1975, pho tượng bị kẻ gian đánh cắp và chôn ở giấu ở bờ sông nhưng dân làng đã tìm lại được. Năm 1989, do không thể mang tượng đi, kẻ gian đã cưa mất hai dải bách trên chiếc mũ của pho tượng.
Từ đó, dân làng Trà Liên xây kín ba mặt của nhà thờ tượng, chỉ để lại một phần nhỏ mặt tiền, rồi cử hẳn ông từ của làng canh gác hàng ngày.
Tượng Phật đồng đen kỳ lạ ở Hải Dương
Vào thập niên 1970, vợ chồng bà Điếm ở Thôn Trại Sen, phường Văn An, thị xã Chí Linh làm rẫy cạnh tàn tích của một ngôi chùa cổ nổi tiếng là chùa Vân Tiên, một trong “Chí Linh bát cổ” của đất Hải Dương.
Thiện căn, sùng Phật nên bà đã mở lối lên chùa, bỏ công sức dọn dẹp đống hoang tàn và đều đặn lên đó khói hương. Một hôm, vợ chồng bà đang làm việc dưới vườn nhà thì giật mình khi thấy có tiếng động ở cột tháp gần nền chùa cổ. Khi ông bà tới nơi, một nhóm người đang hì hục đào bới dưới chân tháp vội vàng bỏ chạy, bỏ lại đống đồ nghề là cuốc, thuổng, xẻng, choòng… Thì ra chúng là những tên chuyên săn tìm cổ vật.
Vợ chồng bà phát hiện thấy cột tháp đã bị phường đạo tặc đào tận gốc theo kiểu hàm ếch, nghiêng gần đổ. Vợ chồng bà bảo nhau xúc đất, kèn đá để dựng tháp lại như cũ. Trong quá trình đó, những báu vật đã lộ ra từ dưới chân tháp. Đó là hai pho tượng có màu đen thẫm, bóng loáng, gồm tượng Phật Thích Ca và tượng Phật A Di Đà. Tượng Phật Thích Ca cao 40cm còn tượng Phật A Di Đà là 35cm và cả hai đều nặng tới gần chục ký.
Bà Điếm và một bức tượng Phật. Ảnh: Nông thôn ngày nay.
Vợ chồng bà Điếm lấy làm lạ khi thấy những bức tượng này nặng hơn rất nhiều so với dáng vẻ bể ngoài. Bên cạnh đó, tượng nằm trong đất bao nhiêu năm rồi mà không hề hoen ố, bề ngoài vẫn đen thẫm, bóng loáng như hàng ngày vẫn được cọ lau nên mọi người nghĩ tượng phải được làm từ thứ vật liệu gì đó đặc biệt.
Bà Điếm kể, khi rước các “ngài” về nhà, bà không nghĩ đó là khối tài sản khổng lồ mà chỉ đơn giản, đức Phật nhờ bà trông coi thì bà phải hoàn thành nhiệm vụ, khi nào chùa được trùng tu thì bà sẽ đem trả lại.
Thế nhưng khi biết chuyện, cánh buôn đồ cổ đã lũ lượt tìm đến gạ gẫm bà chuyện bán chác. Nhiều người còn chồng cả một khoản tiền lớn đến độ cả đời bà nằm mơ cũng không thể hình dung. Bà đoán chắc các “ngài” được làm từ đồng đen, vì chỉ có thứ kim loại đó người ta mới sẵn sàng đánh đổi số tiền khủng khiếp đến thế. Sự đeo bám của giới săn đồ cổ khiến gia đình bà Điếm gặp nhiều bận nguy nan, khốn khổ, có lúc phải bỏ nhà đi để bảo vệ tượng. Chỉ sau khi chủ động tung tin rằng mình đã bán pho tượng, gia đình bà mới được yên ổn.
Giờ đây, hai pho tượng quý do bà Điếm phát hiện đã nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương. Vào năm 2004, bà đã có cam kết với các cơ quan quản lý văn hóa, di tích Hải Dương về việc trông coi bảo quản 2 pho tượng này. Theo cam kết đó, nếu để mất mát, hư hỏng, bà sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và bà sẽ phải trao lại 2 pho tượng trên khi chùa Huyền Thiên được tôn tạo xong.
"Kho báu đồng đen" gây xôn xao ở TP. HCM
Thời gian gần đây, giới chơi đồ cổ ở TP HCM đã râm ran thông tin về một ngôi chùa cổ ở quận Bình Tân đang lưu giữ những cổ vật bằng đồng đen vô cùng giá trị. Người ta rỉ tai nhau rằng những pho tượng làm bằng thứ kim loại quý hơn vàng ấy là vật báu mà các tổ sư của ngôi cổ tự truyền cho các thế hệ hậu nhân.
Có người quả quyết chỉ cần ngắt một mẩu nhỏ trong kho báu thì vị sư trụ trì hiện tại có thể mua hàng trăm lô đất… Nhưng do tiền nhân truyền dặn "không được bán quốc bảo" nên dẫu đang hành đạo tại ngôi chùa cấp 4 xập xệ, vị trụ trì không dám trái lời.
Ngôi chùa mà thiên hạ đồn đại đó là Minh Quang Tự, nằm sâu trong con hẻm ngoằn ngoèo ở khu phố 1, phường Tân Tạo, quận Bình Tân. Vị sư trụ trì là sư thầy Minh Quang, có biệt tài bốc mạch kê đơn chuyên khám chữa bệnh cho người nghèo. Trên thực tế, đây không phải chùa cổ mà được chính tay thầy Minh Quang xây dựng vào năm 1992.
Theo lời kể của sư thầy, khi đào sâu vào lòng đất, ở độ sâu 3m, thầy tiến hành đóng cừ làm móng và đụng vật cản cứ ngỡ là đá nhưng khi moi lên mới biết đó là chiếc bình tích khắc chữ Tàu dịch tiếng Việt là Minh Mạng Vương. Chiếc bình cao khoảng 11cm, nặng 700gam, màu đồng, khắc cảnh sông nước ôm quanh ngôi cổ tự nằm trên sóng gió lồng lộng.
Sư thầy Minh Quang và tượng cặp gà.
Sau khi moi được chiếc bình, thầy tiếp tục đóng cừ và lại đụng chướng ngại vật. Lần này là cặp gà trống cao 24cm lằm bằng kim loại màu đen, mỗi con nặng 1,1kg. Cặp gà được tạo hình với đuôi uốn cong như những chiếc lá, ngực ưỡn về phía trước, mắt có thần sắc. Dưới chân mỗi con gà là những đồng tiền với họa tiết sắc sảo, cùng 2 chữ "Sanh tài" bằng chữ Nho.
Cùng với cặp gà, sư thầy còn phát hiện pho tượng Phật cao 12cm, nặng 450gam, ngồi ở thế thiền định. Toàn thân pho tượng gõ nhẹ chỗ nào cũng phát ra âm thanh, càng gõ lên trên âm thanh càng vang, trong như tiếng chuông.
Theo sư thầy Minh Quang, chất liệu cặp gà, chiếc bình và pho tượng không phải bằng sắt, thiếc, đồng bởi nếu đúng như vậy thì khi nằm dưới đất sâu các món vật sẽ bị oxy hóa. Nhưng thầy không tin rằng đó là đồng đen mà chỉ là một hợp kim như sắt, đồng, chì, kẽm…
H.P (tổng hợp)

Việt Nam là một trong những nước có nhiều thiên thạch nhất thế giới

Như đã phân tích trong bài viết trước, thiên thạch có thể rơi xuống bất cứ nơi đâu trên Trái đất nhưng đa số chúng có kích thước rất nhỏ nên không nhiều người nhận ra. Nhưng điều đáng chú ý là Việt Nam là một trong những nước phát hiện được nhiều thiên thạch nhất thế giới.
Báo Công an TP.HCM dẫn lời Thạc sĩ - bác sĩ Trần Hoàng Tùng (Hội Đá quý Hà Nội) cho biết, theo tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học thì Việt Nam là một trong những nước có nhiều thiên thạch nhất thế giới. Tại Việt Nam có nhiều cách gọi loại đá này như thiên thạch, tektite, đá trời, ngọc thiên thạch...
Viên thiên thạch Grave Nunataks được tìm thấy năm 1995  (ảnh: Internet)
Theo cuốn Tất cả về khoáng vật chữa bệnh màu nhiệm và cuốn Tất cả về đá quý của Jasper Stone, thiên thạch được hình thành do sự va đập của mảnh vỡ các tiểu hành tinh lên bề mặt trái đất. Sự va đập này tạo nên một vụ nổ lớn, những mảnh vỡ của tiểu hành tinh và những mảnh vật chất của trái đất bị nóng chảy, bắn lên không trung, lại bị nóng chảy một lần nữa do ma sát với tầng khí quyển khi rơi xuống, xoay tròn trong không khí tạo nên vô vàn hình thù đặc biệt.
Theo tài liệu nghiên cứu của David C. Knight (Mỹ), nhiều loại thiên thạch có thể là mảnh vụn của sao băng khi rơi qua tầng khí quyển vào trái đất hoặc hình thành do sự va chạm của thiên thạch lên trái đất, hấp thu năng lượng từ vụ va chạm này tạo nên thiên thạch.
Qua nghiên cứu địa tầng và phân tích đồng vị phóng xạ thì thiên thạch có tuổi khoảng 10 triệu năm với thành phần chủ yếu là Silic Dioxit (68 - 82%), kích thước trung bình hiếm khi vượt quá 5 cm, nặng chừng 500 g. Loại thiên thạch phân lớp có thể có trọng lượng lớn hơn. Ngày nay chủ yếu chỉ còn xuất hiện thiên thạch loại nhỏ, được chế tác thành đồ trang sức hoặc để thô bán cho người sưu tầm. Nhiều người trong giới sưu tầm đá quý, kể cả những tay trùm buôn bán đá quý trong và ngoài nước, đôi khi cũng mua nhầm phải những loại đá có hình dạng bề ngoài gần giống với thiên thạch. Những loại đó có thể là thủy tinh núi lửa (obsidian), bom núi lửa, tro của hỏa thạch và một loại sỏi màu đen có nhiều ở vùng Yên Bái, Lâm Đồng.
Về bề ngoài thiên thạch thường có màu đen gần giống với nham thạch núi lửa, nhưng khi đập vỡ thì thiên thạch có tính chất trong của đá quý và có thêm sắc màu nâu sáng ở viền. Trên bề mặt thiên thạch có những nốt lỗ chỗ li ti do vết tích của bọt khí vỡ và có những đường lằn xoắn ốc chứng tỏ bị làm nguội, đông đặc khi rơi trong khí quyển.
Cảnh giác với thiên thạch giả
Gần đây trên thị trường xuất hiện nhiều viên thiên thạch có trọng lượng lên đến vài chục ký không rõ xuất xứ được bán với giá "trên trời". Người mua cần thận trọng với những loại này, có thể nó được làm giả với mục đích lừa đảo. Do thiên thạch bị nóng chảy hai lần trong vụ va chạm giữa thiên thạch và trái đất nên nó không dễ gì bị đốt cháy. Hãy lấy một mảnh thiên thạch nhỏ đốt dưới ngọn lửa bếp gas, nếu nó cháy và có mùi khét nghĩa là thiên thạch giả.
Thiên thạch là loại đá mang năng lượng ở mức độ thấp. Nếu giả sử có loại thiên thạch khác có năng lượng mạnh làm gương vỡ... thì cũng không nên mang về nhà vì năng lượng phóng xạ của nó có thể gây ra những tác hại đến sức khỏe như biến loạn nhiễm sắc thể, ung thư...
Cũng giống như các loại đá quý khác, giá trị của thiên thạch phụ thuộc vào kích thước, trọng lượng, hình dạng đặc biệt và mức độ say mê của người mua. Có những loại giá khoảng 100.000đ/kg, cũng có loại mà người sưu tập sẵn sàng bỏ ra vài nghìn USD chỉ để sở hữu một viên vẻn vẹn vài ba trăm gram. Ai cũng có thể mua cho mình một viên đá thiên thạch tại các cửa hàng bán đá trang sức, đá thiên nhiên tại Việt Nam. Còn ở các nước Đông Nam Á khác, nó được bày bán ê hề tại các quầy lưu niệm với giá vài đôla Mỹ cho du khách.
Thực tế giá trị màu nhiệm đặc biệt của thiên thạch chính là nguồn gốc ngoài trái đất hay chí ít là nguồn gốc hấp thu năng lượng ngoài trái đất của nó. Chứ nó hoàn toàn không hề có những tính năng thần kỳ đến mức phải bỏ ra hàng chục, thậm chí hàng trăm tỉ đồng để sở hữu như những kẻ lừa đảo cố ý thổi phồng. Qua lời kể của nạn nhân các vụ lừa đảo mua bán thiên thạch, hầu hết người tung tin muốn mua và người có thiên thạch để bán đều là đồng bọn của nhau. Chúng dựng lên một kịch bản để đưa người trung gian hám lời vào tròng. Thực ra thủ đoạn lừa đảo này đã cũ, kẻ gian từng áp dụng trong các phi vụ lừa đảo mua bán sừng tê giác, đồng đen, hài cốt lính Mỹ chết trận... mà báo chí vô số lần đăng tải.
Theo Công an TP.HCM

Đồng đen là gì? Khám phá những bí ẩn về đồng đen


Thắc mắc:

Xin chào,
Từ trước tới nay, tôi đã nghe khá nhiều về đồng đen. Điển hình là buổi “tọa đàm”chiều nay ở quán nước đầu ngõ, rất đông người tham gia bàn luận, các thanh niên hóng hớt có, mấy bác trung niên có, mấy bác trong hội người cao tuổi cũng có mặt. Tôi thấy mỗi người đều đưa ra những ý kiến riêng, mỗi bác một câu chuyện, ai cũng cho rằng mình đúng, nói chung là sau khi nghe các bác ấy bình luận và phản biện hay như các bạn trẻ gọi là “chém gió” thì tôi thực sự như bị tung hỏa mù. Mọi người nói chuyện về đồng đen rất hấp dẫn, kích thích trí tò mò nhưng vẫn chưa thống nhất được quan điểm. Vì vậy, tôi muốn biết chính xác đồng đen là gì? Những công dụng của đồng đen, tại sao nó lại đắt đến như vậy? Có người nói trên đời này không thứ gọi là đồng đen, vậy nó có thật hay chỉ là huyền thoại?

đồng đen là gì
Đồng đen là gì? (Ảnh minh họa)

Giải đáp:

Từ cuối thế kỷ trước, đã có nhiều tin đồn về đồng đen, về chuyện có người sẵn sàng trả hàng trăm triệu đồng (so với hiện tại thì trị giá hàng tỉ đồng) để mua đồng đen, cho đến bây giờ thì vẫn chưa thể xác minh những tin đồn này là có thật hay không.

Từ đó đến nay, xuất hiện rất nhiều các vụ lừa đảo liên quan đến mua bán đồng đen, nếu bạn là người quan tâm đến vấn đề này sẽ biết đặc điểm chung của các vụ này người bán đã sử dụng nhiều phương pháp thử để chứng minh rằng mình đang sở hữu đồng đen thật, người bán thì giao tiền đặt cọc khoảng vài trăm triệu đồng (chỉ là tiền đặt cọc vì giá trị của đồng đen là hàng tỉ đồng, thậm chí hàng chục tỉ đồng), sau đó người mua chỉ nhận được hàng giả hoặc gặp sự cố trong quá trình giao hàng như bị công an phát hiện, ập tới, người giao hàng tháo chạy... Đến đây, ta chưa thể biết được đồng đen có thật hay không, nhưng không thể nào người mua lại dễ dàng bỏ ra hàng trăm triệu tiền đặt cọc để mua một thứ không có thật, người mua đã được nhìn thấy đồng đen, được tận mắt chứng kiến “sự lợi hại” của đồng đen thì mới có thể đặt cọc một số tiền lớn như thế.

Vậy đồng đen là gì? Giá trị thật của đồng đen như thế nào mà khiến mọi người xôn xao, nhiều người đánh đổi số tiền lớn để chạy theo những thương vụ mà cho đến hiện nay, chưa thể khẳng định đã có người nào mua bán thành công hay chưa?

Báo chí trong giai đoạn giữa những năm 80 của thế kỷ trước có rất nhiều những bài đăng về đồng đen, có quan điểm cho rằng: đồng đen chính là các thỏi Uranium với hàm lượng thấp có trong các thiết bị phục vụ quân sự của quân đội Mỹ. Trên thực tế, Uranium rất có giá trị, được bán rất đắt nhưng những người chuyên tìm hiểu, mua bán đã khẳng định quan điểm này là không đúng.

Sau khi phỏng vấn ông Lại Hồng Thanh (Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam) thì chúng tôi vẫn chưa hài lòng về câu trả lời nhận được. Ông cho biết, chính ông cũng chỉ nghe nói chứ trên thực tế chưa có cơ hội để phân tích đồng đen, theo ông, đồng đen là từ do người dân tự đặt để chỉ loại kim loại vô cùng quý hiếm được con người luyện ra.

Chúng tôi lại tìm đến Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim, gặp gỡ chuyên gia nghiên cứu luyện kim, ông này cho biết, ông cũng là một trong những người nghiên cứu về đồng đen, trong các tài liệu nước ngoài đã nhắc đến từ thời cổ xưa con người đã có thể luyện ra được đồng đen từ quặng. Đồng đen có chứa các kim loại quý như vàng, bạc... về màu thì đồng đen có màu chủ đạo là màu đen, nếu tách những tập chất ra khỏi đồng đen thì sẽ là màu đồng đỏ đẹp. Ông cho biết thêm, nhiệt độ nóng chảy của kim loại đồng là vào khoảng 1.085 độ C nhưng đồng đen lại có nhiệt độ nóng chảy rất thấp. Ông cũng thừa nhận, mặc dù rất thích nghiên cứu về đồng đen nhưng vẫn chưa được tiếp xúc trên thực tế.

Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng cũng từng đưa ra câu trả lời cho câu hỏi đồng đen là gì trong một chương trình truyền hình: Ở thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác 100% về đồng đen, chỉ có thể biết nó chứa đồng, vàng và các thành phần bí ẩn khác vẫn chưa khám phá ra.

Có người đã có cơ hội được tận mắt chứng kiến một cuộc thử đồng đen và chụp lại những bức ảnh này:

đồng đen là gì 1
Sau khi áp đồng đen vào gương soi, mặt gương đã rạn vỡ ra nhiều mảnh,
không theo đường thẳng mà là những đường vòng tròn.

đồng đen là gì 2
Đặt đồng đen lên bao diêm, sau đó lấy que diêm ra đốt,
que diêm không thể xì cháy như bình thường.

đồng đen là gì 3
Những viên đá lửa không thể phát sáng được nữa.

đồng đen là gì 4
Chiếc nhiệt kế sau khi áp đồng đen vào đã vỡ tan.

đồng đen là gì 5
Chiếc điện thoại Nokia đã bị cháy xém phần pin.

Sự thật về câu chuyện của những hình ảnh trên chưa hề được kiểm chứng, nó cũng có thể chỉ là một màn ảo thuật đánh lừa người xem nhưng cũng có thể là sự thật?
Trong xã hội chúng ta đang sống vẫn luôn có những điều huyền bí mà cho đến nay khoa học vẫn chưa thể lý giải.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét