Thứ Bảy, 27 tháng 1, 2018

CÓ BIG BANG KHÔNG?

-Ngày nay hầu hết các nhà vật lý và nhân loại đều thừa nhận thuyết Big Bang. Nghĩa là họ đều cho rằng Vũ Trụ được sinh ra từ Vụ Nổ Lớn bởi một điểm gọi là Điểm Kỳ Dị.
-Dù vật lý học đã đưa ra nhiều bằng chứng khá thuyết phục, nhưng chúng ta không tin vì còn nhiều nghịch lý, phi lý chưa giải quyết được, thậm chí là vĩnh viễn không giải quyết nổi!
-Khoa học là phải có lý! Một học thuyết khoa học khó lòng trở thành chân lý hoàn thiện khi nó còn chứa chấp những nghịch lý, phi lý.
-Muốn thuyết Big Bang có lý, nó phải làm minh bạch được những vấn đề sau đây:
1/Tại sao lại có Điểm Kỳ Dị?
2/Điểm Kỳ Dị là điểm được các nhà vật lý hình dung là một điểm bé vô cùng nhưng lại bao hàm tất cả mọi thứ tạo ra Vũ Trụ sau này, kể cả không gian, thời gian, vật chất... Lúc đó, bên ngoài điểm ấy là gì? Làm sao hình dung được?
3/Khi nói đến sự "nổ" thì phải nói đến sự đột ngột vượt giới hạn chịu đựng. Cái gì đã giữ cho Điểm Kỳ Dị bảo toàn trước vụ nổ và đâu là nguyên nhân gây ra vụ nổ?
4/Cái gì làm cho Vũ Trụ giãn nở ngày  càng nhanh một cách lạm phát?
5/Nếu Vũ Trụ giãn nở ngày  càng nhanh một cách lạm phát như thế thì phải nghĩ rằng sẽ đến lúc các thiên hà di dời trong không gian với vận tốc  lớn hơn vận tốc ánh sáng C. C là vận tốc cực đại bất biến trong Vũ Trụ và đó là một tiên đề cơ bản mà Anhxtanh đặt ra để làm nên thuyết tương đối. Có bao giờ tiên đề đó sụp đổ không?
-Dù trừu tượng thì vụ nổ nào cũng phải có tâm. Tâm của vụ nổ Big Bang chính là vị trí của Điểm Kỳ Dị. Vậy tâm đó (cũng là tâm Vũ Trụ ?) bây giờ ở đâu?
-Vũ Trụ có tâm thì Vũ Trụ phải hữu hạn. Vậy loài người đã xác đị được giới hạn đó chưa? Nó ở đâu?

--------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Đi tìm nguyên nhân gây ra vụ nổ Big Bang

Vụ nổ Big Bang là gì?

  • 1 2 3 4 5 48
  • 10.396
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận". Nhưng đến thế kỷ 20, với sự tích luỹ các kiến thức của vật lý vi mô và vật lý thiên văn, cho phép một học thuyết mới ra đời, cho rằng vũ trụ có một điểm khởi đầu để hình thành. Đó là vụ nổ lớn Big Bang.
Như vậy Big Bang là vụ nổ đầu tiên để từ đó đồng thời sinh ra không gian, năng lượng và vật chất để tạo ra vụ trụ như hiện nay. Một thời gian dài, lý thuyết này bị coi là một lý thuyết siêu hình nhưng các thành tựu gần đây của vật lý hạt cơ bản và kết quả quan sát những cấu trúc thiên văn lớn nhất đã cung cấp một kịch bản phù hợp với cấu trúc và sự phức tạp hoá dần dần của vật chất trong lòng vũ trụ nên ngày càng được thừa nhận rộng rãi.
Theo kịch bản này, khởi thuỷ vũ trụ nguyên thuỷ chỉ là một đại dương cực kỳ đặc và nóng (đây vẫn là điều phải thừa nhận). Rồi vụ nổ lớn Big Bang xảy ra, từ đó bắt đầu toàn bộ các biến cố sau này.
Hình ảnh tưởng tượng về vụ nổ Big Bang.
Hình ảnh tưởng tượng về vụ nổ Big Bang.
Vũ trụ nguyên thuỷ chỉ là một thứ "cháo đặc" gồm những hạt quark và electron chuyển động theo một hướng gần với vận tốc của ánh sáng. Tuỳ theo những va chạm không ngừng diễn ra, mà một số hạt huỷ lẫn nhau, một số khác lại sinh ra. Trong pha đầu tiên, thứ "cháo" đó bao gồm các đối tượng lượng tử mang điện tích, quark và phản quark. Rồi thứ "cháo" đó giàu thêm những hạt và phản hạt nhẹ được gọi chung là lepton (electron, nơtron và những phản hạt của chúng).
Một phần triệu giây sau Big Bang, nhiệt độ hạ xuống tới 10.000 tỉ độ Kenvin (thường gọi tắt là độ K. Về giá trị, O độ K bằng -273,16 độ C), lúc này xuất hiện các hạt nặng đầu tiên (proton và nơtron) nhờ các hạt quark kết hợp với nhau. Rồi các lepton sinh sôi nảy nở rất nhanh, đến lượt chúng chiếm hàng đầu trong vũ trụ. Nhưng nở ra nên vũ trụ nguội dần đi. Khi nhiệt độ hạ xuống tới 10 tỷ độ K thì proton và nơtron bắt đầu kết hợp với nhau để tạo thành đơteri. Lúc đó đồng hồ vũ trụ chỉ 1 giây, nhưng năng lượng của các photon vẫn đủ lớn để nhanh chóng phá vỡ hạt nhân đầu tiên đó. Mãi 3 phút sau, khi nhiệt độ hạ xuống tới 1 triệu độ K thì photon mới không còn khả năng phá vỡ các liên kết hạt nhân.
Khi ấy trong vũ trụ đã có hoạt động hạt nhân rất mạnh dẫn tới sự hình thành các hạt nhân nguyên tử nhẹ như đơteri, heli 3, liti 7 và heli 4... 15 phút sau Big Bang, quá trình tổng hợp hạt nhân ban đầu đó mới kết thúc, nhiệt độ hạ xuống quá thấp, không đủ đảm bảo cho phản ứng hạt nhân xảy ra.
Vật chất, ánh sáng và các loại bức xạ khác tràn xa ngày càng mỏng dần khi vũ trụ giãn nở.
Vật chất, ánh sáng và các loại bức xạ khác tràn xa ngày càng mỏng dần khi vũ trụ giãn nở.
300.000 năm sau, vũ trụ nguội đi xuống dưới 3000 độ K và trở nên trong suốt, electron không chuyển động nhanh như trước nữa. Các hạt nhân có thể giữ các electron lại, tạo thành các nguyên tử, tạo ra các "viên gạch xây" của vũ trụ. Do tương tác giữa photon và các nguyên tử rất nhỏ nên chúng có thể lan truyền tự do.
Vật chất, ánh sáng và các loại bức xạ khác tràn xa ngày càng mỏng dần khi vũ trụ giãn nở. Hàng tỉ năm sau, những đám mây khí khổng lồ bắt đầu phân tán. Mỗi đám mây trở thành một thiên hà rồi dưới tác dụng của lực hấp dẫn hình thành các chùm sao, các vì sao trong khi vũ trụ vẫn tiếp tục mở rộng.
Kịch bản "thú vị" về Big Bang sau này được hỗ trợ bởi 3 dẫn chứng của Vật lý thiên văn:
  • Thứ nhất, năm 1929, Hubble (Mỹ) chứng minh được sự dịch chuyển có hệ thống trong quang phổ của các thiên hà về phía màu đỏ, chỉ ra rằng chúng đang rời xa chúng ta với tốc độ tỷ lệ với khoảng cách tới chúng ta. Đó là dấu hiệu cho thấy rằng vũ trụ đang nở ra và không gian trong đó các thiên hà cùng chuyển động cũng đang nở ra theo thời gian.
  • Thứ hai, năm 1965, Penzias và Wilson (Mỹ) khám phá: luồng bức xạ vô tuyến thể hiện những tính chất giống nhau trong mọi hướng và tương ứng với bức xạ nhiệt của vật đen ở nhiệt độ khoảng 3 độ K. Điều này phù hợp với giả định về vụ nổ Big Bang: bức xạ đó là thông điệp của ánh sáng cổ nhất đến từ vũ trụ ban đầu. Đó là những photon đầu tiên bắt đầu lan truyền tự do sau khi vũ trụ đã trở nên trong suốt và ánh sáng dịch chuyển về phía những bước sóng lớn.
  • Thứ ba, từ những năm 1970, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều nguyên tố nhẹ như đơteri, heli 3, heli 4 và liti 7 trong vũ trụ, đặc biệt heli 4 chiếm đến 25% bất kể vùng không gian nào, phù hợp với giả định heli là chất khí sinh ra ở những khoảnh khắc đầu tiên của vụ nổ Big Bang.
Từ những năm 1980, với sự phát triển của Vật lý hạt nhân và Vật lý lý thuyết gắn với nó, người ta giải thích được nốt 2 điều "khó hiểu" còn lại của Big Bang là sự vắng mặt của phản vật chất và không tồn tại sự cong của vũ trụ ở những quy mô lớn.
Theo thang thời gian thì ranh giới cuối cùng của tri thức hiện nay ở vào quãng 10-43 giây sau Vụ nổ lớn.
Theo thang thời gian thì ranh giới cuối cùng của tri thức hiện nay ở vào quãng 10-43 giây sau Vụ nổ lớn.
Tuy nhiên, cái điểm 0, từ đó mọi thứ bắt đầu thì rõ ràng đối với các nhà khoa học vẫn chỉ là một... giấc mơ vì nó cực kỳ khó dưa ra một giả thuyết, thậm chí nhiều người còn cho là "quá sức" của kiến thức nhân loại. Đó là thời khắc mà cái lò lửa ban đầu có nhiệt độ 1032 K (tức 100.000 tỷ tỷ tỷ độ) thì vật chất sẽ diễn biến như thế nào? Theo thang thời gian thì ranh giới cuối cùng của tri thức hiện nay ở vào quãng 10-43 giây sau Vụ nổ lớn. Đó là thời điểm Planck. Chỉ có thể nghiên cứu được điểm đó khi một nhà khoa học thiên tài nào đó đưa ra được lý thuyết về sự hấp dẫn lượng tử.
Cái thời điểm 0 bí hiểm ấy hiện được các nhà khoa học gọi là "điểm kỳ dị ban đầu" để che giấu sự lúng túng của mình. Có lẽ tạm thời người ta đành phải dựa vào niềm tin tôn giáo chăng?
Đây là chuyện học thuật với nội dung chuyên môn hơi sâu. Chỉ có thể giải thích một cách "đơn giản" như thế.
Hy vọng với kiến thức phổ thông, chúng ta vẫn có thể hiểu được Big Bang là gì và những diễn biến sau đó như thế nào để tạo ra vũ trụ của chúng ta.
Cập nhật: 04/05/2017 Theo Vietnamnet

Vũ trụ ra đời trước vụ nổ Big Bang?

  • 1 2 3 4 5 311
  • 20.160
Hai nhà khoa học uy tín trên thế giới cho biết, họ vừa phát hiện bằng chứng cho thấy vũ trụ đã tồn tại trước vụ nổ Big Bang. Tuyên bố này đang gây chấn động giới khoa học toàn thế giới.

Một bản đồ của bức xạ nền vũ trụ (CMB) trong vũ trụ với những hình tròn có thể biểu hiện các sự kiện diễn ra trước vụ nổ Big Bang. (Ảnh: Daily Mail).
Tờ Daily Mail đưa tin, khám phá gây tranh cãi về sự ra đời của vũ trụ được Roger Penrose - nhà khoa học, vị giáo sư đáng kính của Đại học Oxford (Anh) và giáo sư Vahe Gurzadyan từ Đại học quốc gia Yerevan (Armenia) cho đăng tải trực tuyến trên trang web arXiv.org. Theo hai chuyên gia này, vũ trụ không phải khởi phát từ vụ nổ Big Bang mà là một chu kỳ của những cái được đặt tên là aeon.

Hầu hết các nhà khoa học tin rằng, vũ trụ được tạo ra trong vụ nổ Big Bang cách đây khoảng 13,7 tỉ năm. Các ngôi sao và thiên hà bắt đầu hình thành khoảng 300 triệu năm sau đó. Mặt Trời của chúng ta được sinh ra khoảng 5 tỉ năm trước, trong khi sự sống đầu tiên xuất hiện trên Trái đất cách đây gần 3,7 tỉ năm.

Bức xạ nền vi sóng vũ trụ (CMB) cũng được đông đảo giới chuyên môn nhận định ra đời 300 triệu năm sau vụ nổ Big Bang và hiện đã bị làm lạnh tới khoảng -270 độ C.

Tuy nhiên, hai giáo sư Penrose và Gurzadyan chỉ ra rằng, bằng chứng mà Chương trình Thăm dò vi sóng bất đẳng hướng Wilkinson của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thu được trong CMB lại cho thấy: các dấu vết trong nền bức xạ có tuổi đời cao hơn vụ nổ Big Bang.

Họ nói đã khám phá được 12 ví dụ về các vòng tròn đồng tâm như trên trong CMB. Một vài trong số đó có năm vòng, đồng nghĩa với việc đối tượng đã trải qua năm sự kiện vô cùng lớn trong lịch sử của nó. Các vòng tròn xuất hiện quanh những cụm thiên hà có biến thể trong bức xạ nền thấp một cách kỳ lạ.

Nghiên cứu dường như đã loại bỏ giả thuyết "lạm phát" được đông đảo chấp nhận về nguồn gốc của vũ trụ, rằng nó bắt đầu được hình thành nhờ vụ nổ Big Bang và sẽ tiếp tục mở rộng tới một thời điểm trong tương lai khi quá trình đó chấm dứt.

Penrose Gurzadyan tin rằng, các vòng tròn là dấu vết của những sóng hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ khởi phát từ các vụ va chạm lỗ đen siêu lớn trong một aeon trước đó, trước vụ nổ lớn cuối cùng. Điều này có nghĩa là, các chu kỳ vũ trụ thông qua các aeon nằm dưới sự chi phối của những vụ nổ lớn và va chạm lỗ đen siêu lớn.

Giáo sư Penrose bày tỏ, lý thuyết mới của ông về "vũ trụ tuần hoàn bảo giác" có nghĩa rằng, các lỗ đen cuối cùng sẽ phá hủy mọi vật chất trong vũ trụ. Theo lý thuyết của ông, khi các lỗ đen hoàn thành tất cả những việc này thì còn lại trong vũ trụ sẽ chỉ là năng lượng, vốn sau đó sẽ kích hoạt một vụ nổ Big Bang mới và aeon mới.

Giáo sư Penrose phát biểu với hãng thông tấn BBC: "Trong giả thuyết mà tôi đưa ra, chúng ta có một sự mở rộng theo cấp số nhân nhưng không thuộc aeon của chúng ta - Tôi sử dụng thuật ngữ để mô tả [giai đoạn] từ vụ nổ Big Bang của chúng ta cho đến tương lai xa. Tôi cho rằng, aeon này là một trong hàng loạt sự việc, nơi tương lai xa của các aeon trước bằng cách nào đó trở thành vụ nổ Big Bang của aeon chúng ta".
Cập nhật: 01/12/2010 Theo Vietnamnet

Hình ảnh ngoạn mục về vụ nổ Big Bang

  • 1 2 3 4 5 52
  • 10.869
Các nhà khoa học đã sử dụng phần mềm máy tính chuyên dụng để tạo ra những hình ảnh gần giống nhất về vụ nổ Big Bang khai sinh ra vũ trụ.
Hình ảnh tái dựng bằng máy vi tính này cho thấy sự vận động của các hạt trong những thử nghiệm tại CERN. Ảnh: Barcroft Media
Hình ảnh tái dựng bằng máy vi tính này cho thấy sự vận động của các hạt trong những thử nghiệm tại CERN. Ảnh: Barcroft Media
Theo tờ Daily Mail, các bức hình tái dựng bằng máy vi tính về những vụ nổ hạt trên trông giống như ảnh chụp một cuộc trình diễn pháo hoa rực rỡ trên bầu trời đêm. Chúng là kết quả của các thử nghiệm mô phỏng vụ nổ Big Bang do các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) - nơi đặt máy gia tốc hạt lớn ở Geneva, Thụy Sỹ, tiến hành.
Khi các hạt va chạm với tốc độ của ánh sáng trong môi trường chân không lạnh hơn -271 độ C, chúng tạo nên một cuộc trình diễn ngoạn mục của ánh sáng, sức nóng và vận động theo các kiểu mẫu phức tạp. Ảnh: Barcroft Media
Khi các hạt va chạm với tốc độ của ánh sáng trong môi trường chân không
lạnh hơn -271 độ C, chúng tạo nên một cuộc trình diễn ngoạn mục của ánh sáng,
sức nóng và vận động theo các kiểu mẫu phức tạp. Ảnh: Barcroft Media
Trong nỗ lực nhằm xác định chính xác việc vũ trụ được hình thành như thế nào, các nhà khoa học đã tái tạo những vụ nổ hạ nguyên tử - giống những gì có thể đã xảy ra quanh khoảng thời gian vụ nổ Big Bang - bằng cách sử dụng các hạt có kích thước nguyên tử của chì. Họ bắn các hạt chì xuyên qua một máy gia tốc dài 25,7km với tốc độ của ánh sáng và khi các hạt va chạm trong chân không lạnh hơn -271 độ C, chúng tạo nên một cuộc trình diễn ngoạn mục.
Hướng của các đường kẻ thể hiện sự vận động của các hạt sau khi va chạm. Màu sắc biểu trưng cho cường độ của chúng, ví dụ như màu vàng cường độ thấp và màu đỏ là cường độ cao. Ảnh: Barcroft Media
Hướng của các đường kẻ thể hiện sự vận động của các hạt sau khi va chạm. Màu sắc biểu trưng cho cường độ của chúng, ví dụ như màu vàng cường độ thấp và màu đỏ là cường độ cao. Ảnh: Barcroft Media
Hướng của các đường kẻ thể hiện sự vận động của các hạt sau khi va chạm. Màu sắc biểu trưng cho cường độ của chúng, ví dụ như màu vàng cường độ thấp và màu đỏ là cường độ cao. Ảnh: Barcroft Media
Christine Sutton - phát ngôn viên của CERN cho biết: "Khi hai ion chì va chạm, các hạt cơ bản như pion (một trong các hạt cơ bản cấu tạo nên nguyên tử) sẽ bị bắn ra ngoài. Những hạt hạ nguyên tử như vậy bao gồm cả các khối xây dựng cơ bản của nguyên tử và phổ biến trong vũ trụ. Vì vậy, thông qua quá trình nghiên cứu chúng, chúng ta có thể biết nhiều hơn về cấu tạo của vũ trụ cũng như việc vũ trụ đã bắt đầu như thế nào".
Khi các nhà khoa học CERN sử dụng 9.300 nam châm để cho 2 ion chì siêu nhanh va chạm với nhau và phát nổ, năng lượng được giải phóng có sức nóng gấp 100.000 lần mặt trời. Ảnh: Barcroft Media
Khi các nhà khoa học CERN sử dụng 9.300 nam châm để cho 2 ion chì siêu nhanh va chạm với nhau và phát nổ, năng lượng được giải phóng có sức nóng gấp 100.000 lần mặt trời. Ảnh: Barcroft Media
"Chúng tôi đã tiến hành đo đạc các dấu vết cho thấy sự tồn tại và vận động của các hạt. Bạn không thể nhìn thấy các hạt mà chỉ là những dấu vết còn sót lại, giống như vệt do máy bay tạo thành. Các chuyên gia vật lý đã tô màu những dấu vết này. Ví dụ, màu xanh lam có thể đại diện cho mức năng lượng cao hơn còn màu đỏ biểu trưng cho mức năng lượng thấp hơn", bà Sutton nói thêm.
Cập nhật: 03/08/2011 Theo Vietnamnet
 
Trở lại vụ nổ BIGBANG | máy gia tốc hạt
 

Phát hiện khoa học: Không có vụ nổ Big Bang?

Một nhà khoa học vũ trụ đã bác bỏ giả thuyết về vụ nổ Big Bang và cho rằng dải thiên hà hình thành theo một cách khác.
Phát hiện khoa học: Không có vụ nổ Big Bang? - Ảnh 1
Nhà khoa học Juliano Cesar Silva Neves cho rằng vụ nổ Big Bang không xảy ra.
Giả thuyết về “Vụ nổ lớn” (Big Bang) vẫn luôn được chấp nhận rộng rãi như một cách giải thích về sự khởi đầu của vũ trụ. Nhưng hiện nay, các chuyên gia đang đưa ra những quan điểm thách thức điều này.
Juliano Cesar Silva Neves, một nhà khoa học vũ trụ tại trường đại học Campinas ở Brazil, khẳng định thuyết Big Bang có vấn đề và cho rằng một sự kiện “theo chu kỳ” khác đã tạo ra vũ trụ như hiện tại.
Thuyết Big Bang cho rằng vũ trụ bắt đầu với một điểm kỳ dị nhỏ, sau đó điểm này giãn nở và mở rộng ra qua hàng tỷ năm để hình thành vũ trụ như chúng ta biết ngày nay.
“Một trong các kết quả nghiên cứu của tôi có thể là cách nhìn khác về vũ trụ”, ông Juliano cho biết. “Mô hình của tôi thừa nhận sự mở rộng của vũ trụ và các hiện tượng khác như phóng xạ vũ trụ”.
Phân tích đột phá của chuyên gia Juliano có thể bác bỏ lý thuyết khoa học tồn tại nhiều thập kỷ qua, nếu phát hiện này được chứng thực. Nghiên cứu cũng có thể giúp định nghĩa thời gian vũ trụ và giới hạn tối đa của vũ trụ.
Nghiên cứu của nhà khoa học Juliano được công bố đúng vào thời điểm thế giới háo hức chờ đón hiện tượng siêu trăng vào đêm 3.12. Hiện tượng này xảy ra khi khoảng cách giữa Trái đất và mặt trăng gần nhau nhất.
Huy Phong (Theo Daily Star)

vụ nổ Big Bang



Stephen Hawking và 32 nhà Vật lý hàng đầu vừa ký vào một bức thư bảo vệ học thuyết về nguồn gốc vũ trụ

Wesper Spiderum |
Stephen Hawking và 32 nhà Vật lý hàng đầu vừa ký vào một bức thư bảo vệ học thuyết về nguồn gốc vũ trụ
Hình minh họa.

Tháng 2 vừa qua, 3 nhà khoa học đã công bố một bài báo nhằm phản bác thuyết “Vũ trụ giãn nở”, giả thuyết nói về nguồn gốc vũ trụ. Điều này đã làm cho cộng đồng khoa học xôn xao và 33 nhà Vật lý hàng đầu thế giới đã quyết định sẽ “không để yên".

Con người đã luôn thắc mắc về cội nguồn của vũ trụ trong hàng thế kỷ qua. Gần đây một sự kiện trong giới khoa học đã xảy ra khiến mọi người phải bàn tán, khi 33 nhà Vật lý nổi tiếng nhất thế giới đã công bố một bức thư khá gay gắt, nhằm bảo vệ luận điểm chính về giả thiết nguồn gốc vũ trụ.
Stephen Hawking và 32 nhà Vật lý hàng đầu vừa ký vào một bức thư bảo vệ học thuyết về nguồn gốc vũ trụ - Ảnh 1.
Lá thư là lời phản bác tới một bài nghiên cứu trên tờ Scientific American đầu tháng 2 vừa qua. Bài viết này có chủ đề phản bác thuyết Vũ trụ giãn nở (Inflation Theory) được viết bởi 3 nhà khoa học khác. Ý tưởng của thuyết Vũ trụ giãn nở là miêu tả về việc vũ trụ nở ra sau vụ nổ Big Bang như một quả bóng bay.
Nhưng bài viết của 3 nhà khoa học trên cho rằng mô hình này “không thể đánh giá được tính đúng sai bằng phương pháp khoa học". Điều này không khác gì việc nói rằng giả thuyết Vũ trụ giãn nở là không có cơ sở khoa học.
Đáp trả lại, 33 nhà Vật lý hàng đầu thế giới, trong đó có Stephen Hawking, Lisa Randall and Leonard Susskind, đã phản bác bằng việc cho ra một bài luận của riêng mình để đăng lên Scientific American . Và có vẻ họ thực sự rất tức giận.
Thuyết Vũ trụ giãn nở lần đầu được ra mắt công chúng bởi nhà vũ trụ học Alan Guth năm 1980, ông hiện đang là giáo sư ở Viện Công nghệ Massachusetts MIT. Thuyết dựa trên khái niệm: Sau khi vụ nổ Big Bang diễn ra một tích tắc, vũ trụ giãn nở một cách nhanh chóng và chi phối toàn bộ các thiên hà theo dao động lượng tử.
“Khi quá trình này chậm lại, thế giới lượng tử bị dãn ra rất mỏng và trơn, tạo ra những hạt vật chất đặc sau này trở thành những ngân hà, ngôi sao và các hành tinh.” Josuah Sokol viết trong tờ The Alantic.
Những năm sau, ý tưởng của Gruth được những nhà vật lý của Standford, trong đó có Andrei Lind, chấp nhận và ứng dụng rộng rãi. Từ đó, họ cống hiến toàn bộ sự nghiệp của mình định nghĩa để hoàn thiện học thuyết Vũ trụ giãn nở – mô hình tiên phong trả lời câu hỏi “Vũ trụ được tạo ra như thế nào?”.
Sau khi bài viết bác bỏ thuyết này được đăng lên, Guth, Lind, David Kaiser, Yasunori Nomura và 29 nhà vũ trụ học khác đã tập hợp lại với nhau.
Điều thú vị là, một trong những cựu đồng nghiệp của Guth và Linde, nhà vật lý học Paul Steinhardt, là một trong 3 người đã bác bỏ thuyết Vũ trụ giãn nở. Guth, Linde, and Steinhardt đã cùng nhau nhận được giải thưởng Dirac danh giá cho “Những nỗ lực và cống hiến cho khái niệm giãn nở trong vũ trụ” năm 2002.
Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo, Steinhardt đã quay lưng lại và chỉ trích thuyết giãn nở rất mạnh mẽ. Ông này là môt trong 3 tác giả của bài báo mang tên “Pop goes the Universe" trên mục Tiêu điểm Scientific American's vào tháng 2 vừa qua.
Bài viết là sự hợp tác giữa ông với nhà vật lý của trường Princeton Anna Ijjas và nhà thiên văn học Abraham Loeb tới từ Harvard.
Stephen Hawking và 32 nhà Vật lý hàng đầu vừa ký vào một bức thư bảo vệ học thuyết về nguồn gốc vũ trụ - Ảnh 2.
Bài viết này nhấn mạnh vào những nghiên cứu gần đây về bức xạ nền vi sóng vũ trụ - và những nghiên cứu này đi ngược lại những dự đoán của thuyết giãn nở. Đồng thời, bài viết phản bác rằng:
Khi Vũ trụ giãn nở, nó sẽ phải tạo ra những đợt sóng hấp dẫn nguyên thủy, thứ mà đến giờ vẫn chưa có nghiên cứu nào tìm ra được.
Dữ liệu trong bài cho rằng những nhà vũ trụ học cần phải xem lại mô hình và cân nhắc lại những tư tưởng khác về nguồn gốc của vũ trụ.
Những tranh luận thế này không có gì to tát, và cũng là chuyện bình thường trong cộng đồng khoa học. Nhưng điều khiến Gruth, Lind và 31 nhà khoa học khác thực sự phẫn nộ là việc bài viết trên cho rằng thuyết giãn nở ngay từ đầu đã không thể kiếm chứng được nên suy ra học thuyết không có cơ sở khoa học.
“Họ tuyên bố hùng hồn rằng thuyết Vũ trụ giãn nở ‘không thể đánh giá bằng những phương pháp khoa học hiện tại’ và công kích những người tin vào thuyết Vũ trụ giãn nở. Bài viết quy kết rằng những người tin vào thuyết Vũ trụ giãn nở đã bỏ qua một khái niệm vô cùng quan trọng trong khoa học:
“Kiểm tra thực tế” và từ đó ‘dung túng cho một loại khoa học chỉ được chứng minh bằng kinh nghiệm và quan sát, không chứng minh được bằng phương pháp khoa học nào’, 33 nhà khoa học cho biết trong bức thư của mình.
“Chúng tôi không hề biết những nhà khoa học này đang ám chỉ điều gì. Chúng tôi bất đồng quan điểm với một số kết luận trong những bài viết của họ, nhưng trong bức thư này, chúng tôi sẽ tập trung phản bác những kết luận vào việc kiểm tra tính đúng sai của thuyết giãn nở.”
Họ giải thích rằng thuyết giãn nở dựa vào quá nhiều mô hình và không thể nào tất cả các mô hình đều đúng. T
rong 37 năm vừa qua, một vài mô hình đã được kiểm chứng là chính xác, có những dự đoán có thể kiểm tra được – như độ đặc trung bình của vũ trụ hay hình dạng phẳng của nó; nhưng vẫn còn rất nhiều mô hình chưa được giải thích cặn kẽ.
Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, tất cả mô hình đều có khả năng kiểm tra được trong tương lai, điều đấy có nghĩa chúng có cơ sở khoa học. Dù đúng hay sai, ta sẽ chứng minh được tùy thuộc vào những bằng chứng tìm được vào những năm tới.
Ryan F. Mandelbaum cũng đã phản bác lại 3 nhà vật lý trong bài viết gốc một cách ngoạn mục trên trang Gizmodo:
`“Chúng ta đánh giá một lý thuyết bằng những giả định có thể kiểm chứng được, chứ không phải bằng những giả định không thể kiểm tra. Đương nhiên, có những điều quan trọng mà mô hình giãn nở chưa thể giải thích.
Nhưng phản ứng phù hợp ở đây nên là cố tiếp tục nghiên cứu để giải đáp những bí ẩn đó, hoặc bỏ qua chuyển sang nghiên cứu thứ khác (mặc dù đó đều là những lựa chọn tùy thuộc vào cá nhân mỗi nhà khoa học). Đừng vội khẳng định rằng lý thuyết đó là không có căn cứ, và cho rằng nó không có cơ sở khoa học".
Nhóm tác giả của bài viết gốc đã cho ra một bản FAQ (những câu hỏi thường gặp) sau đó.
Quan điểm của họ không đổi – Thuyết giãn nở đã từng có thể kiểm chứng được nhưng thuyết này “khi được công bố vào những năm 80 với mục đích cho ra những nhận định chính xác, đã trở thành một lý thuyết không thể đưa ra nổi bất kì dự đoán chuẩn xác nào.”
Điều nay đưa chúng ta quay lại điểm xuất phát. Một vài nhà vụ trụ học đã công khai bác bỏ thuyết giãn nở. Trong khi đó, một vài người vô cùng phẫn nộ phản đối lại những ý kiến đó.
Đáng tiếc là chúng ta không có cách nào để giải quyết vấn đề này rõ ràng khi lập trường hai bên khá chắc chắn. Hai bên đều đồng ý rằng, thuyết giãn nở không chính xác tuyệt đối và có lẽ, chúng ta nên có một cái nhìn cởi mở hơn về nguồn gốc sinh ra của vũ trụ khi những dữ liệu mới xuất hiện.
Theo như lời cha đẻ của thuyết Vũ trụ giãn nở, Alan Guth nói về kết quả của cuộc tranh cãi này, “Tôi nghĩ chúng ta cứ quay lại nghiên cứu tiếp đi rồi xem”.
Hiểu biết của chúng ta vẫn quá hạn hẹp trước Vũ trụ bao la này, một ngày nào đó, có lẽ ta sẽ phải viết lại toàn bộ nền vật lý, thay đổi toàn bộ những gì ta biết về thế giới và về Vũ trụ này. Nhưng hiện tại thì, cứ hạnh phúc với những gì ta đang có đi.
Nguồn: Sciencealert
theo Trí Thức Trẻ

Vũ trụ không phải được hình thành từ vụ nổ Big Bang?

Một người đàn ông kỳ lạ khẳng định bản thân từng bị người ngoài hành tinh bắt cóc và được họ cho biết rằng vụ nổ Big Bang không phải là khởi nguồn khai sinh của vũ trụ.

vụ nổ Big Bang, người ngoài hành tinh bắt cóc,
Người ngoài hành tinh nói với người đàn ông rằng vũ trụ không phải được hình thành từ vụ nổ Big Bang.
Một người đàn ông giấu tên đã chia sẻ chi tiết kinh nghiệm của mình trên một diễn đàn âm mưu phổ biến, và kể lại những gì họ nói với ông.
Theo đó, sự hình thành vũ trụ không phải bắt nguồn từ vụ nổ Big Bang và người ngoài hành tinh có thể giao tiếp với nhau thông qua thần giao cách cảm.
Nhân chứng này tuyên bố, bản thân đã tiếp xúc với sự sống thông minh ngoài không gian lần đầu tiên khi còn trẻ, họ đã liên lạc với ông qua sóng não. Kể từ đó ông liên tục trò chuyện với họ.
Trong 17 năm qua liên lạc lúc có lúc không. Tôi vừa đi 5 năm mà không gặp bất kỳ sự cố liên lạc hoặc giao tiếp nào, nhưng vào tháng 8/2016, mọi việc trở nên rất nghiêm trọng, rất nhanh“, ông nói.
Tôi đi ngủ vào đêm thứ Bảy như bao đêm khác. Nhưng sáng Chủ Nhật lại không có gì giống những đêm Chủ Nhật trước đó“.
Tôi tỉnh dậy và lập tức nhận ra chuyện gì đang xảy ra. Tôi bị đóng băng, và ướt đẫm. Và tôi cảm thấy như mình đang ở trong một giấc mơ“.
Người này cho biết, trong cuộc gặp ông được nói rằng vũ trụ được tạo ra bởi cái gì đó gọi là “The One” – một thứ không còn sống mà cũng chưa chết, không phải đàn ông hay phụ nữ nhưng chịu trách nhiệm về tất cả mọi thứ trong sự sống.
vụ nổ Big Bang, người ngoài hành tinh bắt cóc,
Ảnh đồ họa vụ nổ Big Bang được cho là khởi nguồn của vũ trụ.
Người đàn ông này còn đưa ra một loạt tuyên bố kỳ lạ về lịch sử Trái Đất từ Vườn Địa Đàng (Vườn Eden) đến ngày nay.
Đây không phải là trường hợp đầu tiên tuyên bố bị người ngoài hành tinh bắt cóc, còn có nhiều người khác cũng tuyên bố tương tự. Thậm chí một hội nghị về chủ đề này sẽ được tổ chức tại Byron Bay, New South Wales, Australia, trong tuần này.
Theo một báo cáo, khoảng 40.000 người Mỹ đã cố gắng để chống lại những người tuyên bố bị người ngoài hành tinh bắt cóc.
Những người hoài nghi cho rằng, cái gọi là bị người ngoài hành tinh bắt cóc thức chất chỉ là ảo tưởng, những người này có thể đang kể lại các câu chuyện họ đọc được trên mạng, hoặc thậm chí bị bệnh tâm thần. Và những câu chuyện mới nhất đang được điều tra với thái độ hoài nghi tương tự.
Iris, theo Express

Tại sao vũ trụ không sụp đổ sau vụ nổ Big Bang?

  • 108
Theo các mô hình vật lý chính xác nhất hiện nay, vũ trụ chắc chắn phải sụp đổ ngay sau khi phình ra từ vụ nổ Big Bang.
Vấn đề nằm ở hạt Higgs boson, được sinh ra trong thời gian vũ trụ bắt đầu phình ra và giúp giải thích lý do các hạt khác có khối lượng. Những nghiên cứu trước đây chỉ ra, trong vũ trụ sơ khai, các trường Higgs có thể dao động đủ lớn để vượt qua rào cản năng lượng, đưa vũ trụ chuyển từ trạng thái chân không tiêu chuẩn tới trạng thái chân không năng lượng âm. Quá trình chuyển dịch này có thể khiến vũ trụ nhanh chóng sụp đổ vào bên trong của nó.
Nhà vật lý Matti Herranen tại Đại học Copenhagen, Đan Mạch, và các cộng sự đã tiến một bước gần hơn để giải thích vấn đề. Trong nghiên cứu mới công bố hôm 8/12 trên tạp chí Physical Review Letters, nhóm nghiên cứu của Herranen xác định cường độ tương tác của trường Higgstrường hấp dẫn, thông số cuối cùng còn thiếu trong mô hình chuẩn.
Vũ trụ phình ra nhưng không sụp đổ sau vụ nổ Big Bang.
Vũ trụ phình ra nhưng không sụp đổ sau vụ nổ Big Bang. (Ảnh: NASA).
Theo các nhà khoa học, trường Higgs tương tác với trường hấp dẫn càng mạnh thì năng lượng dao động càng lớn, và có thể đạt tới ngưỡng cần thiết cho quá trình chuyển dịch sang trạng thái chân không năng lượng âm.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học tính toán sự sụp đổ của vũ trụ sau khi nở rộng chỉ xảy ra khi cường độ tương tác có giá trị lớn hơn một.
Việc tìm ra giới hạn cho cường độ tương tác giữa trường Higgs và trường hấp dẫn sẽ giúp các nhà vật lý phân tích số liệu thực nghiệm với độ chính xác cao hơn. Dữ liệu về bức xạ nền điện từ và sóng hấp dẫn của vũ trụ sẽ tiếp tục giúp thu hẹp phạm vi của cường độ tương tác. Khi kết hợp với các thông số khác, cường độ tương tác giữa trường Higgs và trường hấp dẫn sẽ giúp các nhà nghiên cứu chứng minh vũ trụ không chuyển sang trạng thái sụp đổ như các mô hình hiện nay.
"Kết quả của chúng tôi là sự kết hợp chặt chẽ giữa các thông số, cho phép xác định nếu quá trình vũ trụ chuyển trạng thái diễn ra, bao gồm tương tác trường Higgs và trường hấp dẫn, quy mô năng lượng từ quá trình nở rộng của vũ trụ, điều các phép đo hiện tại không chỉ ra được", Herranen cho biết trên Phys Org.
"Vì vậy, hiện nay chúng ta không thể đưa ra kết luận về việc liệu mô hình chuẩn có vấn đề hay không, nhưng sẽ rất thú vị nếu tương tác giữa trường Higgs và trường hấp dẫn cũng như quy mô nở rộng của vũ trụ được xác định chính xác hơn trong tương lai bằng phép đo độc lập. Ví dụ như bằng cách quan sát các sóng hấp dẫn nguyên thủy sinh ra bởi sự nở rộng của vũ trụ".
Những giá trị này sẽ giúp các nhà khoa học điều chỉnh mô hình vật lý để mô tả vũ trụ chính xác hơn.

Đi tìm nguyên nhân gây ra vụ nổ Big Bang

Một nhóm các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc bắt đầu hành trình tìm lời giải về nguyên nhân gây ra vụ nổ Big Bang.
di-tim-nguyen-nhan-gay-ra-vu-no-big-bang
Các nhà khoa học tiến gần hơn đến nguyên nhân gây nên vụ nổ Big Bang. Ảnh: gremlin/iStock.
Theo International Business Times, phát hiện mới được công bố hôm 22/1 trên Tạp chí Vũ trụ học và Vật lý Hạt thiên thể Physics là kết quả của lý thuyết gây nhiều tranh cãi về sự hình thành vụ nổ Big Bang cách đây 13,8 tỷ năm.
Kể từ lần đầu tiên được đề cập vào những năm 1920, bí ẩn về những gì xảy ra trước vụ nổ Big Bang luôn khiến các nhà khoa học đau đầu. Tuy nhiên, với những kết quả đột phá gần đây, các nhà vật lý tin rằng họ đang tiến gần tới câu trả lời cuối cùng. Khi đó, con người sẽ biết được vũ trụ được sinh ra từ một vụ nổ hay do sự sụp đổ của một vũ trụ khác.
Lời giải thích phổ biến nhất được đưa ra vào năm 1981 cho rằng vũ trụ đột ngột phình to và gia tăng kích thước theo cấp số nhân trong giây đầu tiên tồn tại của nó. Lý thuyết này từng được sử dụng để giải thích thành công nhiều hiện tượng khác trong thiên văn học.
Tuy nhiên, một nhóm nhà khoa học khác kết luận một vũ trụ giống hệt có thể đã tồn tại trước vũ trụ của chúng ta. Theo họ, vũ trụ này bị co lại trước vụ nổ Big Bang. Sự co lại diễn ra đến khi vũ trụ trở thành một điểm duy nhất trong không gian, và sau đó phình ra trong hiện tượng gọi là Big Bounce.
"Mỗi lý thuyết đều để lại những dấu hiệu vật lý thiên văn khác nhau có thể được quan sát thấy ngày nay," Yi Wang, đồng tác giả nghiên cứu nêu trên cho biết. "Một số dấu hiệu xuất hiện ở cả hai kịch bản, nhưng có một số dấu hiệu đặc biệt chỉ có thể xảy ra với một kịch bản duy nhất, đó là cách để chúng ta xác định sự kiện trước vụ nổ Big Bang".
Các nhà vật lý tìm dấu vết của những dấu hiệu đặc biệt gọi là nền vi sóng vũ trụ để nghiên cứu Big Bang xảy ra thế nào. Theo Xingang Chen, nhà vũ trụ học ở Đại học Texas, Mỹ, tác giả chính của nghiên cứu, nhóm của họ có đầy đủ dấu vết nhưng cần sắp xếp chúng theo trật tự để đi đến kết luận cuối cùng.
Nhóm nghiên cứu của Chen phát hiện các hạt nặng có chức năng như những đồng hồ nguyên thủy tồn tại trước Big Bang trong cả hai kịch bản. Các nhà khoa học đang phân tích kho dữ liệu và sắp xếp chúng vào khung thời gian tương tích để tạo ra một bộ phim về quá khứ của Big Bang.
Các nhà khoa học tin rằng họ sẽ sớm có câu trả lời về vụ nổ Big Bang, để kết luận xem nó là kết quả của hiện tượng vũ trụ nở ra hay co lại. Thông tin về nguồn gốc của Big Bang sẽ được công bố trong vòng 10 năm tới.
"Các dấu hiệu đồng hồ chúng tôi đang tìm kiếm là những cấu trúc dao động tinh tế thông qua các phép đo nền vi sóng vũ trụ", Wang nói. "Mỗi kịch bản vũ trụ nguyên thủy chỉ ra một cấu trúc dao động độc nhất."

Vòng xoắn trên các Lỗ Đen cho thấy vụ nổ lớn Big Bang chưa từng xảy ra



Chúng ta có thể đang sống trong một vũ trụ co giãn thay vì hình thành bởi vụ nổ lớn Big Bang.
Juliano César Silva Neves – nhà vật lý từ trường Đại học Campinas ở Brazil không phải là một người hâm mộ ý tưởng ‘thời gian được bắt đầu với cái gọi là Big Bang’. Thay vào đó, ông hình dung ra một sự co lại theo sau bởi sự nở ra, điều mà thậm chí có thể vẫn đang mang những vết tích của mốc thời gian trước đó.
Ý tưởng này tự nó không phải là mới, nhưng Neves đã sử dụng một mẹo toán học 50 năm tuổi mô tả lỗ đen để cho thấy Vũ trụ của chúng ta không cần thiết phải có một sự khởi đầu nhỏ bé như vậy để tồn tại.
Thoạt nhìn, vũ trụ của chúng ta dường như không có nhiều điểm tương đồng với các Lỗ đen. Một là không gian nở ra chứa đầy các đám nhỏ lộn xộn; tiếp theo là khối lượng kéo trong không gian nặng đến nỗi thậm chí ánh sáng cũng không có hy vọng có thể thoát ra được.
Nhưng điểm trung tâm của cả hai nằm ở một khái niệm gọi là điểm kỳ dị (singularity) – một khối năng lượng vô cùng dày đặc, chúng ta thậm chí không thể bắt đầu việc giải thích những gì đang diễn ra bên trong nó.
Neves nói: “Có hai loại điểm kỳ dị Vũ trụ. Một trong số đó được cho là điểm kỳ dị vũ trụ, hay Big Bang. Điểm còn lại ẩn sau chân trời sự kiện của một lỗ đen.”


Báo cáo được công bố dựa trên kết quả nghiên cứu các vòng xoáy hố đen (Ảnh: TopTenz)

Tiến thêm một bước xa hơn, một số đề xuất rằng Vũ trụ được hình thành từ một lỗ đen trong vài bong bóng thời gian – không gian khác.
Cho dù chúng ta đang nói đến loại nào, những điểm kỳ dị là các vùng mà Thuyết tương đối rộng của Einstein trở nên mù quáng và cơ học lượng tử phải vật lộn để có thể thay thế được.
Các nhà văn viết về khoa học viễn tưởng có thể yêu thích chúng, nhưng bản chất không thể của điểm kỳ dị làm cho chúng trở thành một điểm gây tranh cãi giữa các nhà vật lý.
Vấn đề là, nếu chúng ta tua lại cảnh Vũ trụ đang nở ra, chúng ta sẽ tới được một điểm mà tất cả khối lượng và năng lượng đó tập trung ở một điểm cực kỳ dày đặc. Và nếu chúng ta tính toán số lượng các khối vật chất đang co lại, chúng ta sẽ có cùng một loại vật chất.
Những điểm kỳ dì có thể phá vỡ các quy tắc vật lý, nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa thể chế ngự chúng.
Mặt khác, một số nhà vật lý nghĩ rằng có một số điểm có thể cần suy xét lại. Về mặt lý thuyết mà nói, không phải tất cả các loại lỗ đen đều cần một điểm kỳ dị để tồn tại.
Neves cho biết: “Không có điểm kỳ dị nào trong các lỗ đen thông thường.”
Năm 1968, một nhà vật lý có tên James Bardeen đưa ra giải pháp cho vấn đề điểm kỳ dị này. Ông đã đưa ra một cách mô tả toán học về các lỗ đen đã thoát khỏi nhu cầu cần một điểm kỳ dị ở một nơi nào đó vượt ra khỏi chân trời sự kiện của nó, chúng được gọi là “những lỗ đen thông thường”.
Lịch sử và lý luận đằng sau mô hình của Bardeen là siêu dày đặc; nhưng đối với một phiên bản tl;dr (too long; didn’t read – dài quá không đọc) ông cho rằng khối lượng ở trung tâm của một lỗ đen không nhất thiết phải là một hằng số, mà có thể mô tả bằng cách sử dụng một hàm số phụ thuộc vào việc bạn đã cách xa trung tâm của nó bao nhiêu.


Vụ nổ Big Bang có thể không tồn tại (Ảnh: Genk)
Điều đó có nghĩa là chúng ta có thể không cần quan tâm tới bất kỳ điểm kỳ dị ngu ngốc nào, vì khối lượng vẫn hoạt động như thể nó có trọng lượng. Ngay cả khi nó vẫn còn bị ép chặt không gian chật hẹp.
Neves gợi ý rằng chúng ta sẽ mang công trình của Bardeen thậm chí còn đi xa hơn nữa và áp dụng nó vào các điểm kỳ dị phiền toái khác – loại vũ trụ trước cả Big Bang.
Bằng cách giả định tốc độ nở ra của Vũ trụ không chỉ phụ thuộc vào thời gian, mà cả phạm vi của nó, ông cho thấy không cần phải có một bước nhảy vọt lượng tử từ một điểm kỳ dị vào một không gian dày đặc và rộng lớn vào khoảng 13.82 tỷ năm trước.
Vậy điều gì đã xảy ra thay vào đó?
Neves cho biết: “Việc loại trừ điểm kỳ dị hay Big Bang đã mang Vũ trụ co giãn nảy trở lại sân khấu lý thuyết của vũ trụ học.
“Vũ trụ co giãn” này thực sự là một ý tưởng thâm niên mà Vũ trụ đang nở ra như chúng ta trải nghiệm ngày hôm nay là không gian co giãn trở lại ra phía ngoài sau sự co lại trước đó.
Mặc dù hiện tại nó là một khái niệm giao thoa trong vũ trụ học, Neves ủng hộ quan điểm cho rằng dấu vết của Vũ trụ co lại trước đó có thể đã tồn tại trong Vụ co lớn (Big Crunch). Nếu vậy, việc tìm ra những vết tích này có thể giúp xác minh giả thuyết đó.
Neves cho biết: “Hình ảnh về chuỗi kéo dài vĩnh cửu của các vũ trụ với sự nở ra và co lại xen kẽ được gọi là Vũ trụ tuần hoàn, bắt nguồn từ các vũ trụ luận về sự giãn nở.”
Cho đến khi chúng ta có được những quan điểm vững chắc, mô hình vũ trụ giãn nở ắt hẳn sẽ luôn có mặt trong danh sách những ý tưởng tuyệt vời.
Tuy nhiên, bất cứ điều gì có thể giải quyết vấn đề về điểm kỳ dị đều đáng được điều tra. Công trình của Neves chỉ là một trong một số giải pháp khả quan quanh các giả định để loại bỏ sự cần thiết của việc không thể phá vỡ các định luật vật lý. Đó là một điểm nổi bật mà chúng ta sẽ cần phải giải quyết dù sớm hay muộn.
Nhật Quang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét