Thứ Bảy, 27 tháng 1, 2018

THIÊN ĐƯỜNG Ở ĐÂU? 4/b (Trên đất Úc)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
CUỘC SỐNG ÚC |CHI TIÊU CUỘC SỐNG Ở ÚC NHỮNG NGÀY ĐẦU 

Sinh con ở Úc: Mỗi tháng bé được trợ cấp hơn 30 triệu đồng

Sau khi sinh, chị Nga nhận được một khoản tiền thai sản là 7.000 đô la Úc (khoảng 110 triệu đồng) còn em bé sẽ nhận được tiền bỉm sữa hàng tháng lên tới 2.200 đô la Úc (khoảng 34 triệu đồng).

Bà Bầu EVA chia sẻ những Dấu Hiệu Có Thai sớm nhất, Sự Phát Triển Của Thai Nhi. Cẩm nang về dinh dưỡng, sức khỏe, tâm sinh lý Phụ Nữ mang thai, Món Ngon Cho Bà Bầu tốt nhất. Tư vấn Thời Trang Bà Bầu hay Quan Hệ Khi Mang Thai an toàn cho mọi bà bầu.
Chia sẻ về ca sinh con đầu lòng của mình tại Úc cách đây ít ngày, chị Nguyễn Nga (thành viên Hội xúc tiến thương mại của Hiệp hội Úc) cho biết, chị cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với dịch vụ y tế ở đây. “Mình không phải đóng bất cứ một đồng tiền viện phí hay mất một xu nào cho bác sĩ, nhưng vẫn được phục vụ như tiêu chuẩn khách sạn 5 sao. Ở đây chính phủ trả tiền cho bác sĩ là để lo cho sức khỏe người dân và không hề phân biệt nghèo giàu.”, chị Nga cho biết.
Ngoài ra, chế độ thai sản với công dân Úc cũng vô cùng ưu đãi. Sau sinh, mỗi sản phụ sẽ được nhận một khoản tiền không hề nhỏ để bồi dưỡng và các bé cũng nhận được tiền hỗ trợ bỉm, sữa mỗi tháng.
Dù mới sinh con khá bận rộn nhưng chị Nga vẫn dành chút thời gian rảnh rỗi để chia sẻ với các mẹ về chuyện đi đẻ ở “xứ người” của mình.
Bầu bí ăn uống thoải mái
Chị Nguyễn Nga hiện tại đang sinh sống ở Úc nhưng hầu hết thời gian làm việc của chị là ở Việt Nam. Dù bầu bí nhưng trong suốt thời gian qua, chị vẫn đi lại 2 nước để lo công việc ở công ty do chị làm chủ tịch hội đồng quản trị. Chị cho biết dù mang thai nhưng may mắn là chị khá khỏe mạnh. Chị luôn chú ý đến việc ăn uống để nạp đầy đủ dưỡng chất cho con phát triển mà mẹ không bị tăng cân quá nhiều. Khi bước lên bàn đẻ, chị tăng tổng cộng 12kg.
Chị cho biết trong chế độ ăn uống hàng ngày, chị không kiêng khem nhiều, ăn uống thoải mái nhưng luôn chú ý uống sữa và các loại vitamin để con đủ chất phát triển.
Vì có sức khỏe thai kỳ tốt nên chị Nga luôn nghĩ rằng mình sẽ đẻ thường và các bác sĩ Úc cũng luôn khuyến khích sản phụ sinh thường để tốt cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, chị bị vỡ ối sớm trước ngày dự sinh 10 ngày, “chiến đấu” với những cơn đau đẻ suốt một ngày một đêm mà em bé vẫn không chịu chào đời nên cuối cùng chị phải sinh mổ.
 Sinh con ở Úc: Mỗi tháng bé được trợ cấp hơn 30 triệu đồng - 1
Chị sống ở Úc nhưng làm việc chủ yếu tại Việt Nam. (Trong ảnh là ngài Đại sứ Hugh Borrowman, Đại sứ Australia tại Việt Nam. Ảnh: NVCC)
Đi đẻ không mất tiền vẫn được phụ vụ theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao
Kể lại ca sinh con của mình, chị Nga cho biết: “Mình vật vã với những cơn đau đẻ suốt 1 ngày 1 đêm. Đến gần 2 giờ sáng hôm sau thì bố Gấu bay từ Việt Nam về tới Úc. Bố Gấu quyết định ký giấy cho mình sinh mổ. 4 giờ 11 phút Gấu cất tiếng khóc chào đời… trở thành công dân người Úc gốc Việt tại bệnh viện Joondalup Preth Úc.”
Chị Nga cũng kể lại khi chồng ký quyết định cho chị sinh mổ, chị không hề biết, một phần vì chồng sợ chị lo lắng nên không nói, phần nữa là do chị được gây tê tủy sống để chuẩn bị sinh thường nhưng do bé bị dây rốn quấn cổ nên buộc phải gây tê phần bụng dưới lần 2 để mổ đẻ. “Khi đó mình vô cùng ngạc nhiên sao đẻ gì mà nhanh và dễ thế. Tới lúc bố đón con đưa cho mẹ nhìn, cảm giác lúc này thật khó tả, hai hàng nước mắt cứ chảy dài vì hạnh phúc, so với một ngày một đêm đau thì dường như quên hết.
Chị cho biết chị rất hài lòng với ca sinh của mình, với 11 người (gồm 7 bác sĩ, 4y tá) đỡ đẻ và chỉ hết khoảng 15 phút. Thêm nữa, dịch vụ sau sinh ở bệnh viện thì vô cùng hoàn hảo. “Những ngày mình ở bệnh viện từ vệ sinh cho tới ăn uống, tắm rửa thay băng thay đồ đều được các bác sĩ thay nhau chăm sóc, người nhà không phải đụng chạm bất cứ một việc gì. Đêm đầu chồng được ở lại, còn những đêm sau thì chỉ có hai mẹ con. Mẹ phải học cách chăm sóc con, từ cách tắm và cách cho con bú, cách pha sữa, da tiếp da hàng ngày… thật sự là rất chuyên nghiệp.”
 Sinh con ở Úc: Mỗi tháng bé được trợ cấp hơn 30 triệu đồng - 2
Trong thai kỳ chị Nga ăn uống điều độ và không tăng quá nhiều kg.
Mặc dù được chăm sóc rất chu đáo nhưng khi xuất viện, chị Nga không phải trả bất cứ khoản viện phí nào. Khi về nhà, hàng ngày còn có bác sĩ của bệnh viện tới kiểm tra sức khỏe cho 2 mẹ con chị và cũng hoàn toàn miễn phí. Thái độ của bác sĩ, y tá phục vụ rất chuyên nghiệp, luôn nở nụ cười thân thiện với bệnh nhân.
Sau sinh, mỗi tháng con được 2.200 đô la (khoảng 34 triệu đồng)
Điều tuyệt vời hơn cả mà mỗi bà mẹ sinh con ở Úc đều cảm thấy hài lòng đó là chế độ thai sản ở đây rất ưu đãi. Chế độ thai sản ở đây áp dụng theo từng tiểu bang và có chế độ riêng cho người đi làm, chế độ an sinh xã hội, chế độ y tế, chế độ phụ cấp gia đình có con nhỏ…
Với bà mẹ đi làm (chế độ cho người đi làm), sau khi sinh sẽ được nghỉ dưỡng khoảng 1 năm và vẫn được lĩnh lương đầy đủ theo từng công việc. Còn chế độ an sinh xã hội là chế độ mỗi đứa trẻ sẽ được bộ an sinh xã hội phụ cấp tiền nuôi trẻ (mà các bà mẹ Việt kiều bên này gọi là tiền bỉm, sữa, thường thì lĩnh 2 tuần một lần lên tới 2.000 đô la/tháng (31 triệu đồng) tùy tiểu bang, tùy tình trạng lợi tức của bố mẹ và các chương trình hỗ trợ của chính phủ tiểu bang, liên bang, các nhà cầm quyền.
 Sinh con ở Úc: Mỗi tháng bé được trợ cấp hơn 30 triệu đồng - 3
Hình ảnh chị Nga đang da tiếp da với con. Hàng ngày, chị đều đặn thực hiện phương pháp này từ 20-30 phút.
 Sinh con ở Úc: Mỗi tháng bé được trợ cấp hơn 30 triệu đồng - 4
Phòng sinh của chị tại Bệnh viện Joondalup Preth Úc. Tại đây chị được nằm một mình một phòng rộng tới 50 mét vuông với đầy đủ thiết bị y tế hiện đại.
Về chế độ phụ cấp gia đình sinh con thì số tiền này đến tay tất cả mọi người ngay sau khi sinh thường, từ 2.700 đô la (42 triệu đồng) đến khoảng 13.000 đô la (204 triệu đồng). Số tiền này cũng tùy theo dịp và tùy theo năm. Còn về chế độ Y tế thì sẽ được hệ thống y tế công (medicare) chi trả hoàn toàn và được phục vụ chu đáo với độ ngũ y bác sĩ tay nghề cao và tận tâm từ khi mang thai đến sau khi sinh nở.
Với chị Nga, sau sinh em bé chị nhận được một khoản tiền thai sản là 7.000 đô la (110 triệu đồng) còn em bé sẽ nhận được tiền bỉm sữa hàng tháng là 2.200 đô la (khoảng 34 triệu đồng). Ngoài ra, từ lúc sinh cho đến 18 tuổi, bé sẽ được đi học miễn phí hoàn toàn. Còn chế độ y tế thì sẽ là miễn phí cả đời. “Được trải nghiệm thật từ bản thân mới thấy chuyện sinh con ở đây thật tuyệt vời.”, chị Nga nói.
Thế Anh – Theo Eva

THÔNG TIN QUAN TRỌNG VỀ HỆ THỐNG PHÚC LỢI XÃ HỘI Ở ÚC

Phúc lợi xã hội là những lợi ích mà chính phủ Úc trao cho người dân. Phúc lợi xã hội thì “ không đóng góp” và được huy động từ thuế (mặc dù vẫn có một khoản riêng dành cho Medicare – chăm sóc y tế)
Trong giai đoạn tháng 5 năm 2004, tổng số tiền trả cho phúc lợi xã hội lên đến 82,6 tỷ đô, ước tính tăng lên 94,7 tỷ đô vào tháng 08 năm 2007. Tuy nhiên, nhiều người lại không được nộp đơn cho các khoản phụ cấp và lương hưu mà đáng ra họ phải được hưởng. Nếu như bạn nộp đơn và yêu cầu của bạn bị từ chối, bạn có thể yêu cầu xem xét lại bởi Cơ quan xem xét có thẩm quyền (ARO); nếu như lại bị từ chối một lần nữa, bạn có thể kháng cáo lên Tòa kháng cáo An sinh xã hội và cuối cùng là Administrative Appeals Tribunal (Tòa kháng cáo tối cao)
Một loạt các ấn phẩm nêu chi tiết các khoản trợ cấp an sinh xã hội, lợi ích và lương hưu có sẵn tại các văn phòng An sinh xã hội và các tổ chức cộng đồng. Centrelink, Sở An Sinh xã hội đã cung cấp số điện thoại 13 – 1021 cho dịch vụ giải đáp. Các cuộc gọi đến được tính phí như các cuộc gọi nội đại từ bất kỳ đâu ở Úc. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Vụ Gia đình và dịch vụ cộng đồng (FaCS), PO Box 7788, Canberra Mail Center, ACT 2610.
Điều kiện
Những người được hưởng lợi chính từ an sinh xã hội là những người già và người tàn tật, cha mẹ neo đơn, những người thất nghiệp, ốm đau hoặc nhu càu đặc biệt, và những gia đình có trẻ em. Điều kiện đối với hầu hết các phúc lợi xã hội tùy thuộc vào thu nhập hoặc kiểm tra tài sản. 10% Những người nghèo nhất ở Úc nhận được hơn 600% từ các chi trả của chính phủ hơn là 10% những người giàu nhất nhận được trong suốt cuộc đời của họ. Nếu như bạn bị phát hiện là đủ thu nhập hoặc tài sản sau bài kiểm tra thu nhập, thì các khoản thanh toán phúc lợi xã hội của bạn có thể bị giảm xuống hoặc ngưng lại. những tài sản để kiểm tra bao gồm hầu hết các khoản đầu tư nhưng không bao gồm đồ đạc như đồ cổ, xe hơi, nhà nghỉ dưỡng, nhà ở chính và quỹ hưu bổng. Đầu tư tài chính được xem là để kiếm 1 khoản thu nhập nhất định (điều chỉnh thay đổi hằng năm)
Người mới nhập cư
Những người mới nhập cư đều phải chờ 104 tuần (bất kể là thời gian sống như một cư dân Úc đều được tính tới thời gian này) trước khi họ có thể đòi hỏi hầu hết các khoản an sinh xã hội, mặc dù những người tị nạn hay người nhập cư theo dạng nhân đạo được miễn khỏi thời gian chờ đợi này. Tuy nhiên, những người nhập cư có quyền đòi hỏi các khoản phúc lợi chăm sóc y tế, mức tối thiểu trong trợ cấp chi phí chi gia đình, trong những trường hợp ngoại lệ còn có phần phúc lợi đặc biệt (xem các phần phúc lợi bên dưới) và phụ cấp dành cho những góa phụ trong suốt thời gian chờ đợi 2 năm này. Một vài nhà bảo trợ cho người nhập cư cần phải cung cấp giấy Cam đoan bảo trợ để có trách nhiệm trong việc hoàn trả tiền cho Chính phủ trong trường hợp Chính phủ chi ra các khoản phúc lợi xã hội cho người nhập cư trong suốt thời gian hai năm đầu tiên (mười năm đối với con cái bảo trợ cho cha mẹ đã về hưu trong khoản 10 năm).
Lợi ích
Các lợi ích bao gồm phụ cấp mất mát, lương hưu chăm sóc, phụ cấp trẻ khuyết tật, trợ cấp hỗ trợ khuyết tật, trợ cấp mồ côi, chi trả thuế gia đình, thẻ chăm sóc sức khỏe, trợ cấp sanh đẻ, trợ cấp di động, trợ cấp sinh nhiều con (3 trở lên), trợ cấp cha mẹ hoặc người bảo trợ (nếu là cha mẹ đơn thân), trợ cấp thuốc men, hỗ trợ cho vay, trợ cấp ốm đau, trợ cấp góa phụ và trợ cấp đào tạo thanh niên. Một khoản thanh toán linh hoạt (được gọi là lợi ích đặc biệt) được chi trả cho những người không đủ điều kiện để có những hình thức hỗ trợ khác nhưng không thể tự nuôi sống bản thân.
TOP TEN IMMIGRATION
02 Giải Phóng, Phường 4, Tân Bình, Hồ Chí Minh
Mr Thuận 090 7979 599

  
CUỘC SỐNG ÚC |AN SINH XÃ HỘI - Y TẾ Ở ÚC ĐỊNH CƯ ÚC

“Australia - Quốc gia đáng sống nhất thế giới gần ngay cạnh chúng ta”
Ngày đăng: 21/06/2017
Định cư, kinh doanh & làm việc tại Úc đang ngày càng được người Việt quan tâm nhiều hơn bởi hệ thống giáo dục, y tế, môi trường sống & nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới.

Với diện tích xếp thứ 6 trên thế giới & nằm ở phía Nam bán cầu, “cái tên” mà bài viết đang đề cập tới đây luôn thuộc Top 2 quốc gia được người Việt lựa chọn để định cư nhiều nhất. Và không ngoài đất nước nào khác, đó chính là Australia (hay còn gọi là Úc hay Liên bang Úc).


Về đất nước Australia & những lợi ích định cư.

Nằm giữa những cường quốc khác trên thế giới như: Mỹ, Canada, Hà Lan hay quốc đảo sư tử thịnh vượng Singapore, … Úc vẫn đặc biệt được người Việt ưu ái lựa chọn hàng đầu cho định cư & con cái du học, bởi những đặc điểm thuận lợi vốn có không chỉ tuyệt vời mà còn vô cùng phù hợp với con người & văn hóa của người Việt.

Tại Úc, nền khí hậu ôn hòa & đặc biệt dễ chịu, nhiệt độ quanh năm chỉ dao động từ 15 – 25 độ C, mùa hè không quá nóng còn mùa đông thì không quá lạnh, tiết trời luôn tươi xanh & mát mẻ.

Ngoài ra, những lý do dưới đây mới thực sự là bằng chứng thuyết phục nhất để Úc xứng đáng với danh hiệu “Quốc gia đáng sống nhất trên thế giới” của mình:

Nền kinh tế Úc giàu có & năng động đã được công nhận nằm trong Top 8 theo Báo cáo Tăng trưởng & phát triển toàn diện IDI năm 2017 & cũng từng là một trong số nền kinh tế phục hồi nhanh nhất sau cuộc khủng hoảng thế giới 2008.

Môi trường đầu tư, kinh doanh tại Úc an toàn & cạnh tranh lành mạnh bởi luật bảo vệ doanh nghiệp rõ ràng, nghiêm ngặt, chính thống & luôn có mọi biện pháp nhằm hạn chế những biến động xấu gây ảnh hưởng lên thị trường.

Úc cũng là quốc gia sở hữu hệ thống giáo dục chất lượng bậc nhất & Top các trường ĐH danh giá hàng đầu thế giới cùng với cơ hội nghề nghiệp rộng mở dành cho tất cả đối tượng học sinh, sinh viên nước ngoài.

Chính sách y tế, chăm sóc sức khỏe miễn phí & chế độ phúc lợi, an sinh xã hội tại đây được xếp loại hàng đầu trên thế giới.

Hộ chiếu Úc thuộc Top 6 cuốn hộ chiếu quyền lực nhất trên thế giới (theo xếp hạng Global Passport Power từ Passport Index 2017), cho phép người sở hữu du lịch miễn thị thực tại hơn 154 quốc gia trên thế giới.

Đặc biệt, Chính phủ Úc cho phép công dân sở hữu 2 quốc tịch, bởi vậy, công dân nước ngoài hoàn toàn có thể làm việc & định cư tại Úc mà vẫn giữ được quốc tịch gốc của mình.

Chương trình định cư Úc nào đang được quan tâm nhiều nhất? mang lại lợi ích tối ưu nhất?

Hiện nay, Chính phủ Úc cũng đưa ra rất nhiều các chính sách định cư khác nhau dành cho công dân nước ngoài có nhu cầu. Tuy nhiên, đối với người Việt, loại hình đầu tư diện doanh nhân thường phổ biến hơn & nhà đầu tư có thể lựa chọn BĐS để đầu tư cộng điểm nhằm nhận được một trong 3 loại visa sau: 188A - Doanh nhân có bảo lãnh, 188B - Đầu tư có bảo lãnh, 188C - Nhà đầu tư trọng yếu (không giới hạn tuổi).

Mặc dù điều kiện và những quyền lợi đạt được là khác nhau từ mỗi loại visa kể trên, nhưng người đứng đơn & các thành viên trong gia đình đều sẽ được nhận được lợi ích kể sau.

Sở hữu vĩnh viễn một hay nhiều BĐS đẳng cấp, sang trọng chỉ có tại Úc với tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận ổn định 7% trên thị trường mỗi năm.

Nhận thẻ xanh tạm trú 4 năm & tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để nhận thẻ xanh thường trú cho cả gia đình. Con cái được hưởng nền giáo dục chất lượng cao hoàn toàn miễn phí từ lớp 1 đến lớp 12.

Tận hưởng một cuộc sống tiện nghi, chất lượng dịch vụ tốt và cơ hội kinh doanh, làm việc bên cạnh rất nhiều chính sách ưu đãi về thuế. Quyền lợi sinh sống, đi lại, làm việc tự do tại New Zealand & bảo lãnh thành viên gia đình sang Úc nhận thẻ xanh.

Vậy “Làm sao để Đầu tư định cư tại Úc một cách an toàn & hiệu quả nhất cho cả gia đình?”

Câu hỏi trên đã trở thành mối bận tâm của rất nhiều nhà đầu tư Việt Nam khi đứng trước hàng loạt lời chào mời về các chương trình Định cư Úc khác nhau.

Tuy nhiên, Bắc Sơn Overseas Property – Đơn vị tư vấn đầu tư & định cư quốc tế hàng đầu Việt Nam đã nhanh chóng đem đến sự đảm bảo cho các nhà đầu tư tại Việt Nam “Chương trình Đầu tư định cư Úc” tốt nhất & uy tín nhất trên thị trường hiện nay.


Tại sự kiện đầu tiên & duy nhất tại Việt Nam có sự góp mặt từ Đại diện chính phủ của Bang New South Wales (Sydney) cùng với Hãng Luật di trú số 1 tại Úc, mọi thắc mắc & quan tâm về chương trình sẽ được tư vấn chi tiết & tốt nhất dành cho nhà đầu tư.

Những thông tin cơ bản về phúc lợi xã hội tại Úc

Ngày đăng bài: 23-06-2016, 10:33
Phúc lợi xã hội là những lợi ích mà chính phủ Úc trao cho người dân. Phúc lợi xã hội thì “ không đóng góp” và được huy động từ thuế (mặc dù vẫn có một khoản riêng dành cho Medicare – chăm sóc y tế).
Trong giai đoạn tháng 5 năm 2004, tổng số tiền trả cho phúc lợi xã hội lên đến 82,6 tỷ đô, ước tính tăng lên 94,7 tỷ đô vào tháng 08 năm 2007. Tuy nhiên, nhiều người lại không được nộp đơn cho các khoản phụ cấp và lương hưu mà đáng ra họ phải được hưởng. Nếu như bạn nộp đơn và yêu cầu của bạn bị từ chối, bạn có thể yêu cầu xem xét lại bởi Cơ quan xem xét có thẩm quyền (ARO); nếu như lại bị từ chối một lần nữa, bạn có thể kháng cáo lên Tòa kháng cáo An sinh xã hội và cuối cùng là Administrative Appeals Tribunal (Tòa kháng cáo tối cao).

Một loạt các ấn phẩm nêu chi tiết các khoản trợ cấp an sinh xã hội, lợi ích và lương hưu có sẵn tại các văn phòng An sinh xã hội và các tổ chức cộng đồng. Centrelink, Sở An Sinh xã hội đã cung cấp số điện thoại 13 – 1021 cho dịch vụ giải đáp. Các cuộc gọi đến được tính phí như các cuộc gọi nội đại từ bất kỳ đâu ở Úc. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Vụ Gia đình và dịch vụ cộng đồng (FaCS), PO Box 7788, Canberra Mail Center, ACT 2610.
Điều kiện:
Những người được hưởng lợi chính từ an sinh xã hội là những người già và người tàn tật, cha mẹ neo đơn, những người thất nghiệp, ốm đau hoặc nhu càu đặc biệt, và những gia đình có trẻ em. Điều kiện đối với hầu hết các phúc lợi xã hội tùy thuộc vào thu nhập hoặc kiểm tra tài sản. 10% Những người nghèo nhất ở Úc nhận được hơn 600% từ các chi trả của chính phủ hơn là 10% những người giàu nhất nhận được trong suốt cuộc đời của họ. Nếu như bạn bị phát hiện là đủ thu nhập hoặc tài sản sau bài kiểm tra thu nhập, thì các khoản thanh toán phúc lợi xã hội của bạn có thể bị giảm xuống hoặc ngưng lại. những tài sản để kiểm tra bao gồm hầu hết các khoản đầu tư nhưng không bao gồm đồ đạc như đồ cổ, xe hơi, nhà nghỉ dưỡng, nhà ở chính và quỹ hưu bổng. Đầu tư tài chính được xem là để kiếm 1 khoản thu nhập nhất định (điều chỉnh thay đổi hằng năm)
Người mới nhập cư
Những người mới nhập cư đều phải chờ 104 tuần (bất kể là thời gian sống như một cư dân Úc đều được tính tới thời gian này) trước khi họ có thể đòi hỏi hầu hết các khoản an sinh xã hội, mặc dù những người tị nạn hay người nhập cư theo dạng nhân đạo được miễn khỏi thời gian chờ đợi này. Tuy nhiên, những người nhập cư có quyền đòi hỏi các khoản phúc lợi chăm sóc y tế, mức tối thiểu trong trợ cấp chi phí chi gia đình, trong những trường hợp ngoại lệ còn có phần phúc lợi đặc biệt (xem các phần phúc lợi bên dưới) và phụ cấp dành cho những góa phụ trong suốt thời gian chờ đợi 2 năm này. Một vài nhà bảo trợ cho người nhập cư cần phải cung cấp giấy Cam đoan bảo trợ để có trách nhiệm trong việc hoàn trả tiền cho Chính phủ trong trường hợp Chính phủ chi ra các khoản phúc lợi xã hội cho người nhập cư trong suốt thời gian hai năm đầu tiên (mười năm đối với con cái bảo trợ cho cha mẹ đã về hưu trong khoản 10 năm).
Lợi ích
Các lợi ích bao gồm phụ cấp mất mát, lương hưu chăm sóc, phụ cấp trẻ khuyết tật, trợ cấp hỗ trợ khuyết tật, trợ cấp mồ côi, chi trả thuế gia đình, thẻ chăm sóc sức khỏe, trợ cấp sanh đẻ, trợ cấp di động, trợ cấp sinh nhiều con (3 trở lên), trợ cấp cha mẹ hoặc người bảo trợ (nếu là cha mẹ đơn thân), trợ cấp thuốc men, hỗ trợ cho vay, trợ cấp ốm đau, trợ cấp góa phụ và trợ cấp đào tạo thanh niên. Một khoản thanh toán linh hoạt (được gọi là lợi ích đặc biệt) được chi trả cho những người không đủ điều kiện để có những hình thức hỗ trợ khác nhưng không thể tự nuôi sống bản thân.
Theo Top Ten Immigration.


Medicare Úc: Gói phúc lợi y tế tuyệt vời sẽ được hưởng sau khi trở thành Thường trú nhân Úc

Đăng bởi QTV-IWP trên 07/06/2017
| 0
Dịch vụ y tế quốc gia của Úc được gọi là Medicare, thành lập vào năm 1984 và do Ủy ban Bảo hiểm Y tế quản lý.
Medicare cung cấp các gói điều trị miễn phí ở các bệnh viện công và gói điều trị miễn phí hoặc có trợ cấp từ các bác sỹ trong một số trường hợp nhất định. Thậm chí, Medicare còn có thể hỗ trợ đến 75% chi phí điều trị tư nhân và các công ty bảo hiểm sẽ chỉ cần thanh toán 25% chi phí còn lại.
Thông tin chung bằng tiếng Anh về Medicaretại đường dây Dịch vụ thông tin Medicare (đầu số địa phương 13- 2011) và các ngôn ngữ khác tại đường dây Dịch vụ thông tin điện thoại đa ngôn ngữ Medicare (đầu số 13-1202). Đơn vị quản lý chương trình Medicare đã xuất bản một sổ tay hướng dẫn với tên gọi Welcome to Medicare bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trong tháng 1 năm 2005, Hệ thống phúc lợi của Úc đã có một số sửa đổi, kéo theo nhiều thay đổi trong chương trình Medicare. Để biết thêm thông tin chi tiết cũng như những cập nhật mới nhất về chương trình, bạn có thể truy cập trang web của Ủy ban Bảo hiểm y tế (HIC) tại địa chỉ www.hic.gov.au/medicareinitiatives
Tiêu chuẩn để tham gia Medicare
Tất cả các thường trú nhân của Úc đều được quyền hưởng gói hỗ trợ Medicare. Ngoài ra, công dân của một số quốc gia có thỏa thuận tương trợ y tế với Úc cũng được quyền tham gia Medicare nhưng sẽ bị giới hạn một số quyền lợi. Nếu bị bệnh hay chấn thương khi làm việc tại Úc, bạn sẽ mặc nhiên được nhận bảo hiểm bồi thường bắt buộc cho người lao động.
Hiệu lực của Medicare được áp dụng ngay khi hoàn tất hồ sơ (thậm chí có thể sớm hơn vào ngày bạn nhập cảnh vào Úc) nhưng các thành viên mới có thể phải chờ đến 3 tháng mới được hoàn trả tiền. Nhân viên ngoại giao nước ngoài và gia đình họ không nằm trong phạm vi bảo hiểm của Medicare. Chi phí y tế của những di dân theo diện đoàn tụ gia đình (trên 55 tuổi đối với nam và trên 51 tuổi đối với nữ) sẽ được người bảo lãnh họ chi trả trong 10 năm hoặc cho đến khi họ đến tuổi nghỉ hưu.

Người nghỉ hưu
Người nước ngoài nghỉ hưu sở hữu visa tạm trú sẽ không được tham gia Medicarephải dùng đến bảo hiểm y tế tư nhân. Thường trú nhân nghỉ hưu không được nhận an sinh xã hội hay trợ cấp cựu chiến binh và có thu nhập dưới một mức nhất định có thể được ưu đãi hoặc miễn phí một số dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Hiện tại người nghỉ hưu có thể đăng ký xin cấp Thẻ y tế người cao niên liên bang (liên hệ Dịch vụ Hưu trí Centrelink (quay số địa phương 13- 2300)) và sẽ được Chính sách phúc lợi dược phẩm (PBS) trợ cấp 3,8 AUD cho mỗi đơn thuốc và một khoản trợ cấp điện thoại.
Phúc lợi
Mức chi phí y tế do Medicare chi trả không cố định mà còn tùy thuộc vào loại dịch vụ cũng như bác sĩ điều trị.Chính phủ liên bang đã quy định Medicare chỉ chi trả một phần nhất định trong hóa đơn y tế, được nêu rõ trong Danh mục lợi ích của Medicare (MBS). Nói một cách dễ hiểu, Medicare trả 85% phí trong danh mục cho diện điều trị ngoại trú và 100% cho bệnh nhân nội trú tại bệnh viện.
Tham gia Medicare
Nếu có kế hoạch ở lại Úc trong nhiều tháng, bạn nên đăng ký tham gia Medicare ngay sau khi đến. Điểm đặc biệt của Medicarebạn vẫn có thể yêu cầu hoàn trả chi phí y tế trong tháng trước khi tham gia vào Medicare. Bạn có thể đăng ký trực tiếp tại văn phòng Medicare hoặc gọi điện (quay số địa phương 13-2011) để nhận được mẫu đơn đăng ký. Họ sẽ yêu cầu bạn trình các bằng chứng, chẳng hạn hộ chiếu với dấu thường trú nếu là thường trú nhân, chi tiết tài sản, mức thu nhập, nơi ở,…
Thẻ Medicare
Bạn sẽ được nhận một thẻ Medicare bằng nhựa (màu xanh lá và vàng) qua đường bưu điện trong khoảng từ 2 đến 3 tuần sau khi nộp đơn. Trên thẻ có số thành viên Medicare của bạn, tên của tất cả những người phụ thuộc được quyền sử dụng dịch vụ và ngày hết hạn của thẻ. Những tấm thẻ này có liệu lực trong vòng 5 năm, nhưng nếu bạn thay đổi địa chỉ hay những thông tin khác (chẳng hạn như tăng số lượng thành viên gia đình) thì bạn phải đăng ký xin một tấm thẻ mới thay thế. Trên thẻ có chỗ để ký tên ở mặt sau và bạn phải ký ngay lập tức. Nếuđiều trị trước khi nhận được thẻ thì bạn phải thanh toán đầy đủ và sau đó yêu cầu hoàn trả tiền hoặc trì hoãn thanh toán cho đến khi bạn nhận được thẻ.
Thanh toán hoá đơn gộp
Thanh toán hoá đơn gộp (còn được gọi là thanh toán trực tiếp) là khi bác sĩ không thu phí khám chữa bệnh của bệnh nhân và sẽ tính tiền trực tiếp với Medicare. Đa số các bác sĩ đều viết hóa đơn gộp cho ít nhất một vài bệnh nhân, đặc biệt là những người được hưởng trợ cấp và những người có Thẻ y tế cho người cao niên liên bang.
Nếu bác sĩ tính gộp hóa đơn, bạn sẽ phải hoàn thành một mẫu đơn sau khi điều trị được nhận lại một bản sao. Bạn không cần trả bất cứ chi phí nào và không cần yêu cầu Medicare hoàn trả chi phí. Tuy nhiên, bác sĩ chỉ có thể thanh toán gộp khi họ tính phí theo biểu phí chuẩn (hiện đang là 27 AUD cho một dịch vụ tư vấn chuẩn). Nhưng các bác sĩ đa khoa người Úc không hài lòng với mức giá đó và muốn tăng khoản thanh toán lên. Kết quả là ít bác sĩ tính kiểu cộng gộp hóa đơn hơn và trong tương lai thậm chí sẽ còn ít hơn nữa.
Nguồn: Tổng hợp từ www.migration.vn

 
GIÁ CẢ BÁNH MÌ - BÒ KHO - BÁNH CUỐN- CHÁO LÒNG Ở ÚC RA SAO

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét