Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

TÌNH YÊU VÔ BỜ 18/b (Máu mủ gặp lại)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Hải Dương: Người vợ 20 năm cõng chồng đi cắt bỏ da thịt
(VTC14) - Trong xã hội hiện đại, khi mà tỷ lệ ly hôn ở những cặp vợ chồng trẻ đang ngày một gia tăng, thì vẫn còn đó những chuyện tình đầy xúc động và những cặp vợ chồng tình nghĩa sống bên nhau đến đầu bạc răng long, cùng nhau chia sẻ mọi thăng trầm trong cuộc sống.

Cuộc hội ngộ người thân trong nước mắt sau vụ trao nhầm con 43 năm ở Hà Nội

Tin nóng -

Khi gặp lại người thân của mình, chị Trang và bà Hạnh đã không kìm được những giọt nước mắt hạnh phúc. 43 năm trước, họ đã từng bị lạc khỏi gia đình tại nhà hộ sinh quận Ba Đình, Hà Nội.

Mới đây, câu chuyện về gia đình chị Tạ Thu Trang (phường Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội) tìm thấy người con thất lạc cách đây 43 năm khiến dư luận xôn xao. Kì tích xảy ra giữa đời thực khiến nhiều người cảm thấy vui mừng. Trên MXH, họ không quên để lại lời chúc phúc cho gia đình may mắn này.
Bà Nguyễn Mai Hạnh rất hạnh phúc vì sau bao năm đã tìm thấy người con gái mình chưa từng được bồng bế. Giây phút gặp nhau, 2 mẹ con chỉ biết ôm nhau, nước mắt rơi hoài không dứt.

Gia đình chị Trang và bà Hạnh.
Theo lời bà, con gái bà đang sống tại phố Huế, Hà Nội. “Đúng là tưởng xa tận chân trời nhưng lại gần ngay trước mặt. Bây giờ, cả 2 gia đình đã có dịp gặp nhau, coi như tôi đã có 2 con, con nuôi cũng như con ruột, đều đã có gia đình hạnh phúc”.
Chị Tạ Thu Trang cho biết, nhờ sự can thiệp của truyền thông nên bản thân tìm thấy bố mẹ ruột sau 3 tháng. Bố mẹ chị hiện đang sinh sống ở Đà Nẵng. Trước đó, họ từng sống tại ngôi nhà gần hồ Trúc Bạch. Người bị trao nhầm với chị Trang là một phụ nữ khá xinh đẹp tên X. sinh ngày 10/10/1974 đang làm kinh doanh.
Khi hai bên gia đình gặp nhau, tôi thấy chị X. rất thân quen vì từng gặp thời thơ ấu”, chị Trang kể. “Có lẽ, chúng tôi có một mối duyên lớn nên mới tìm thấy nhau“.

Chị Trang và bà Hạnh rất vui mừng khi tìm lại được người ruột thịt.
Chị Trang kể lại, khi đang học cấp 2, ngày chị X. chuyển vào học cùng lớp thì cũng là lúc chị Trang bất ngờ chuyển sang lớp khác.
Sau khi báo chí đưa tin về vụ việc nhầm con, có thể chị X. đã linh cảm thấy điều gì đó“. Chính vì thế, một ngày tháng 6 vừa qua, chị X. tìm đến nhà bà Hạnh. Vừa nhìn thấy chị, bà Hạnh òa khóc bởi chị quá giống bà và chị Vân (con gái lớn của bà Hạnh). “Ngay từ giây phút đó, tôi đã thấy chị X. gọi mẹ Hạnh là mẹ rồi. Cả hai ôm nhau khóc nghẹn“, chị Trang nói thêm.
Chị X. đã trải qua quãng thời gian khó khăn khi phải tranh đấu với chính mình. Có thể, chị đã tự tìm hiểu và biết sự thật về cha mẹ ruột nhưng không muốn cuộc sống bị đảo lộn. Thế nhưng, sức mạnh tình mẫu tử đã vượt lên tất cả, giúp chị có thêm động lực để đến nhà, tìm gặp mẹ ruột của mình.
Khi biết tin bố mẹ mình ở Đà Nẵng, cuối tháng 6/2016, chị Trang mua vé máy bay rồi bay vào đoàn tụ với người thân. “Khi vừa xuống sân bay, tôi đã thấy ông và biết 100% là bố tôi. Về đến nhà, gặp mẹ thì tôi nhận được ánh mắt, cử chỉ dành cho tôi yêu thương lắm”, chị Trang hạnh phúc nói.
Cách đây hơn 1 năm, gia đình bà Nguyễn Thị Mai Hạnh (65 tuổi), ở đường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội từng lên mạng, nhờ cộng đồng tìm kiếm người con gái bị trao nhầm lúc mới sinh cách đây 42 năm.
Ngày 10/10/1974, bà Hạnh sinh con gái ở nhà hộ sinh quận Ba Đình. Những đứa trẻ được đánh số, cùng với số người mẹ. Bà Hạnh mang số 33, nhưng nhận được đứa trẻ mang số 32. Nhân viên y tế cho rằng, trong lúc tắm rửa, số đánh dấu bị mờ. Khi bà Hạnh ra nhà tắm tìm thì những đứa trẻ đánh số gần cạnh đều đã được gia đình đưa về hết.
Ôm đứa trẻ trở về, bà Hạnh luôn canh cánh trong lòng vì biết rõ, con ruột đã bị người khác bế nhầm. Dù vậy, trong suốt 42 năm đã qua, gia đình bà vẫn luôn hết mực yêu thương con nuôi, coi như con ruột. Trong sâu thẳm, bà luôn mong muốn tìm lại người con thất lạc. Trong khi đó, chị Trang cũng mong muốn tìm được cha mẹ máu mủ ruột già.
Nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng và những nỗ lực không mệt mỏi của cả gia đình, mới đây, những người con, người cha, người mẹ lạc nhau đã tìm thấy nhau, giống như chưa hề có cuộc chia ly.

Cô gái xinh đẹp Thanh Hóa khao khát tìm mẹ ruột sau 24 năm lưu lạc

13/03/2017 17:19

Trong những giấc mơ, Bùi Thị Hà Vân vẫn thấy mẹ đẻ và chị gái cười tươi rạng rỡ, đón cô vào lòng. Nhưng, tỉnh giấc, cô gái 24 tuổi quê Thanh Hóa vẫn thấy mình cô đơn, lạc lõng giữa xứ người.


Cô gái xinh đẹp Thanh Hóa khao khát tìm mẹ ruột sau 24 năm lưu lạc - Ảnh 1Bùi Thị Hà Vân ước mơ được gặp lại mẹ đẻ, dù chỉ một lần

Bùi Thị Hà Vân đang làm việc tại một khách sạn quận Hà Đông, Hà Nội. Cô gái có ngày sinh ghi trên giấy khai sinh 24.12.1993, chào đời tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Thanh Hóa. Mẹ đẻ của Vân vì hoàn cảnh nghèo túng, khó khăn không thể nuôi cô nên sau ngày sinh đã trao con cho một người phụ nữ khác nhờ yêu thương, chăm sóc.
Người phụ nữ ấy là bà Bùi Thị Gián, năm nay 81 tuổi, đang sinh sống ở khu đô thị Văn Quán, quận Hà Đông, Hà Nội. Bà Gián xin Vân từ bệnh viện về, trao em bé còn đỏ hỏn cho em gái mình, là bà Bùi Thị Bảy, một giáo viên nghỉ hưu không chồng, không con. Bùi Thị Hà Vân lớn lên trong tình yêu thương vô bờ của những người phụ nữ không cùng huyết thống, cho đến một ngày, trái tim cô mách bảo, cô phải đi tìm mẹ đẻ của mình.
“Tôi không biết tên của mẹ”
Khi Vân về với gia đình mẹ nuôi, bà Bùi Thị Bảy đã ngoài 50 tuổi, nghỉ hưu. Bà Bảy yêu thương Vân hết mực và không bao giờ nói với Vân rằng cô không phải con do bà sinh ra. Năm Vân học lớp 11, bà Bảy mắc bệnh, ốm yếu rồi qua đời. Trước khi nhắm mắt xuôi tay, bà nói với bà Gián, chị gái mình rằng cố gắng thương yêu, chăm sóc Vân thay bà.
“Ngày còn nhỏ, khi tôi nghe chúng bạn trêu chọc, rồi hàng xóm người này người kia nói tôi chỉ là con nuôi, tôi không nghi ngờ gì hết, vì mẹ Bảy luôn yêu thương tôi vô cùng, bà cũng mắng luôn những ai nói tôi là con nuôi. Nhưng sau khi mẹ Bảy mất, bác Gián tôi đã nói hết sự thật", Vân bộc bạch.
Cô gái trẻ trải lòng: “Bác tôi ngày càng già yếu. Bác bảo không biết mình khi nào chết, trước khi chết chỉ mong tôi tìm được máu mủ để mẹ con, chị em gặp nhau, để tôi có chỗ dựa, ít nhất về mặt tinh thần”. 

Cô gái xinh đẹp Thanh Hóa khao khát tìm mẹ ruột sau 24 năm lưu lạc - Ảnh 2Bùi Thị Hà Vân ngày nhỏ (bìa phải) với mẹ nuôi và ngày là học sinh cấp 2 tại Thanh Hóa

Bà Bùi Thị Gián là người đón Bùi Thị Hà Vân từ Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa từ tay người mẹ trẻ bất hạnh không đủ điều kiện nuôi con vào năm 1993. Tuy nhiên, ngày đó, người phụ nữ còn rất trẻ sau khi trao đứa con mình dứt ruột đẻ ra cho một người xa lạ không hề để lại bất cứ một kỷ vật gì, thậm chí chỉ là một cái tên.
“Bác Gián tôi chỉ nhớ rằng, đó là một ngày cuối năm 1993, mẹ đẻ tôi khi đó chừng ngoài 25 tuổi. Ngoài tôi, bên cạnh mẹ còn có một bé gái, là chị gái ruột của tôi, khi đó chừng 4 - 5 tuổi. Lúc bác Gián tôi đến bế tôi khỏi tay mẹ, chị ấy cứ khóc ngằn ngặt và hét lên: “Không được mang em đi”. Thế nhưng, một cô y tá chạy đến và bảo, “mẹ cháu khó khăn lắm, không nuôi cả hai chị em được, nếu em không đi thì cháu phải đi”. Mẹ đẻ tôi khóc như mưa, chỉ nói mấy câu với bác Gián tôi, đại ý rằng trăm sự nhờ chị trông nom cháu”, Bùi Thị Hà Vân bồi hồi kể lại câu chuyện của mình.
“Không biết bây giờ mẹ có khỏe không”
Năm Vân học lớp 11, mẹ nuôi cô gặp bạo bệnh rồi qua đời. Các chú bác nuôi cũng đều lớn tuổi, Vân một mình sống trong căn nhà nhỏ ở thôn Viên Hỷ, xã Định Hưng, huyện Yên Định, Thanh Hóa, mái nhà có bao nhiêu kỷ niệm của cô và người mẹ nuôi sớm hôm tần tảo. Vân không đói ăn, không thiếu mặc vì có bác Gián và các chú cô khác cho tiền, cho gạo.
Cô gái xinh đẹp Thanh Hóa khao khát tìm mẹ ruột sau 24 năm lưu lạc - Ảnh 3Cô gái 24 tuổi khao khát tìm được mẹ và chị gái

Tuy nhiên, nhiều đêm thao thức trong căn nhà lạnh lẽo phảng phất mùi nhang khói, cô thấy mình cô đơn, lạc lõng, không biết mình là ai, mẹ đẻ mình nơi đâu, chị gái mình hiện giờ có cuộc sống ra sao.
Vân nuốt nước mắt, cố gắng học hết cấp 3 tại Trường THPT Yên Định 1, Thanh Hóa, sau đó thi đỗ vào Trường CĐ du lịch Hà Nội. Những năm gần đây, bác Gián của Vân theo các con ra Hà Nội sinh sống (tại khu đô thị Văn Quán), do đó đón Vân về chung sống cùng để cháu gái đỡ buồn tủi.
Cô gái trẻ 24 tuổi đến hôm nay đã có một công việc tạm thời ổn định, có thu nhập đủ nuôi sống bản thân vẫn khao khát tìm được mẹ ruột, chị ruột để giải đáp một câu hỏi bấy lâu trăn trở trong mình: “Mẹ đẻ của tôi đang nơi đâu?”.
Vân bộc bạch: “Tôi không hề oán trách mẹ tôi. Chỉ vì mẹ khổ quá, không nuôi được tôi nhưng mẹ đã gửi tôi cho một gia đình rất tốt, ai cũng chăm sóc, yêu thương tôi, đến tận ngày hôm nay. Nhưng một giọt máu đào hơn ao nước lã, con người phải biết nguồn cội của mình ở đâu. Tôi muốn tìm thấy mẹ, để ôm mẹ, khóc trong lòng mẹ. Ngày trao tôi cho người khác, mẹ rất khó khăn, không biết bây giờ mẹ có khỏe không?”.
Cô gái xinh đẹp Thanh Hóa khao khát tìm mẹ ruột sau 24 năm lưu lạc - Ảnh 4Hà Vân luôn tin rằng, bây giờ mẹ và chị gái cô cũng đang đi tìm mình

Suốt thời gian qua, Bùi Thị Hà Vân đã nhờ người quen tìm kiếm thông tin trong Bệnh viện phụ sản thành phố Thanh Hóa, nhiều người gợi ý Vân có thể nhờ chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly giúp đỡ, nhưng cái khó khăn nhất, Vân không biết tên mẹ, tên chị gái là gì, một tấm ảnh, một đặc điểm khuôn mặt, hình dáng... của mẹ, của chị, Vân cũng không hay biết. Đến ngày sinh của Vân, 24.12.1993 cũng chỉ do mẹ nuôi tự đặt trong giấy khai sinh, không phải ngày sinh chính xác của Vân.
“Nhưng còn hi vọng, tôi còn ước mơ. Tôi nghĩ rằng mẹ tôi, chị tôi bây giờ cũng đang nóng lòng muốn gặp lại tôi, nhưng mọi người không biết tôi đang nơi đâu. Xin hãy giúp tôi tìm mẹ, tìm chị của mình”, Vân mong mỏi...
Theo Thúy Hằng/Thanh niên

Những cuộc hội ngộ kỳ diệu từ công nghệ giám định gien

23:35 08/08/2010

Sau hàng nửa thế kỷ ly tán, những người thân (cả còn sống và đã mất) có thể được khẳng định chính xác tình máu mủ qua những di vật không còn nguyên vẹn. Đã có nhiều cuộc hội ngộ cảm động nhờ những tiến bộ trong công nghệ giám định gien ở Trung tâm Nghiên cứu sinh y dược - Học viện Quân y.

Con lai Mỹ và hành trình tìm cha



Hải Đỗ.
Ngày 04 tháng 04 năm 1975, chiếc máy bay vận tải C-5 của Hoa Kỳ gặp nạn ngay khi vừa rời sân bay Tân Sơn Nhất. 138 người chết, trong đó có 78 em nhỏ.
Đó là chuyến bay chính thức đầu tiên, được lệnh của Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford, di tản những em nhỏ người Việt mồ côi cha mẹ trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Chiến dịch này được biết đến với cái tên Operation Babylift.​
Những em bé mồ côi người Việt ngồi trên chiếc máy bay vận tải C-5A Galaxy, đây là chuyến bay đầu tiên của Chiến dịch Babylift, cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhứt trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh Việt Nam, ngày 04 tháng 4, 1975. Vài phút sau khi cất cánh, chiếc máy bay đã gặp nạn.
Những em bé mồ côi người Việt ngồi trên chiếc máy bay vận tải C-5A Galaxy, đây là chuyến bay đầu tiên của Chiến dịch Babylift, cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhứt trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh Việt Nam, ngày 04 tháng 4, 1975. Vài phút sau khi cất cánh, chiếc máy bay đã gặp nạn.
Bất chấp khởi đầu bi kịch, chiến dịch Operation Babylift đã di tản thành công 3000 em nhỏ người Việt, rất nhiều trong số đó là những đứa trẻ mang hai dòng máu, con của các quân nhân Hoa Kỳ, bị bỏ rơi khi chiến tranh sắp kết thúc.
Vô số những đứa trẻ như vậy vẫn còn kẹt lại phía sau.
Nhưng cũng có những em bé lai đã được đưa đi trước cả khi chuyến bay đầu tiên của Operation Babylift khởi sự, nhờ vào số ít những tình nguyện viên giống như bà Maria Eitz.
“Tại sao tôi được cứu?”
Cuốn hộ chiếu VNCH này là thứ duy nhất gắn với Việt Nam mà Moki còn giữ lại bên mình.
Cuốn hộ chiếu VNCH này là thứ duy nhất gắn với Việt Nam mà Moki còn giữ lại bên mình.
Thấu hiểu cảm giác của một đứa trẻ mồ côi sau Thế chiến thứ hai tại Đức, người mẹ đơn thân Maria Eitz đã nhận nuôi hai bé trai con lai người Việt, đặt tên lần lượt là Jonathan và Nicholas. Và bà còn muốn tìm cho chúng một người em gái.
Ngay khi bà Eitz đặt chân tới một cô nhi viện Cần Thơ, những người phụ nữ ở đây cố đưa cho bà những đứa trẻ Việt có làn da sáng. Nhưng bà không thể rời mắt khỏi một cô bé da sậm, với chiếc bụng to và những lọn tóc xoăn tít, đang chen chúc trong một chiếc cũi ở góc nhà với hai đứa trẻ khác.
“Con tôi đây rồi,” bà Eitz nói.
Bà muốn nhận nuôi một bé gái có cùng màu da với hai người con nuôi của mình. Hai cậu bé đều là kết quả của những mối tình giữa người mẹ Việt và những người cha gốc Phi. Bà muốn một cô bé mà không ai muốn nhận. Moki, bà đặt tên cho bé gái như vậy, rồi đưa cô ra khỏi Việt Nam, về với tổ ấm đang dần trở nên đông đúc tại San Francisco.
​Bà Eitz còn nhận nuôi thêm một bé gái người Campuchia nữa, và đặt tên là Aiyana.
Sau đó không lâu, bà kết hôn với ông Don Hesse, một tình nguyện viên của Peace Corps. Hai người cùng nhau nuôi dạy bốn đứa trẻ trong một căn nhà màu xám xanh, được xây theo phong cách Victoria trên con phố Sixth Avenue, đối diện công viên Golden Gate.
“Tôi còn nhớ hồi đó tôi rất hạnh phúc,” Moki nói. Lúc nào căn nhà cũng đầy trẻ con, những đứa trẻ không nhà, bị lạm dụng, hay nghiện thuốc, đều có thể tới đây. Một số đến chỉ để chơi, số khác tìm kiếm sự giúp đỡ của bà Eitz, một nhà tâm lí học.
Moki theo học trường Quốc tế Pháp –Mỹ. Đây là một trường song ngữ của tư nhân, toạ lạc tại trung tâm thành phố San Francisco, nơi không ai quan tâm đến màu da của bạn. Cho tới giờ, Moki vẫn coi Lisa, cô bạn Mỹ trắng học cùng lớp hai, là bạn thân nhất của mình.
Trong ngày Cựu chiến binh, ông Hesse, bố nuôi của Moki thường nấu bữa tối, rồi đưa cả nhà đi ăn kem. Ông muốn chúng nhớ đến và trân trọng những người cha ruột của mình.
Sau khi xem xong vở kịch Broadway “Miss Saigon”, Moki bắt đầu tưởng tượng ra cho riêng mình câu chuyện cổ tích về tình yêu của cha mẹ ruột.
16 tuổi, cô bắt đầu có bạn trai. “Giai đoạn từ 16 đến 18, tôi cố gắng đi tìm bản ngã của mình … Tôi sống vì điều gì? Tại sao tôi lại được cứu? Tại sao lại là tôi?”
18 tuổi, Moki mang thai. Cô hạ sinh bé Kaitlin vào năm 1992. “Tôi muốn có đứa con máu mủ của mình, một mầm sống của riêng tôi,” Moki phân trần.
Khi bé Kaitlin được một tuổi rưỡi, người ta tìm thấy một khối u trên cổ cô bé. Moki đưa bé đến văn phòng bác sĩ tại Oakland, nhưng cô không hề có tiền sử bệnh của gia đình. Cô còn nhớ lúc đó một ý nghĩ đã hiện lên trong đầu “Đây là con tôi và tôi không biết có chuyện gì đang xảy ra với nó. Bác sĩ cũng có vẻ không biết. Tôi không có một chút thông tin gì. Đó là một việc rất nghiêm trọng.”
Khối u không nguy hiểm đến tính mạng, thế nhưng hành trình tìm lại người cha ruột của Moki trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
“Ngày nào mày không làm thì không có được ăn”
Nguyễn Tâm và người mà anh tin là mẹ ruột của mình.
Nguyễn Tâm và người mà anh tin là mẹ ruột của mình.
Sân bay Tuy Hoà nằm không xa trung tâm thành phố Nha Trang, đây từng là một trong những căn cứ của quân đội Hoa Kỳ trên đất VNCH, nơi đóng quân của phi đội Không quân và các nhóm trực thăng chiến đấu của Lục quân. Quán bar trong ngôi làng nhỏ, bụi bặm bên ngoài căn cứ là chốn lui tới thường xuyên của đám quân nhân lúc không phải làm nhiệm vụ.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Vân là chủ của quán bar đó. Trong cái ngày định mệnh năm 1971 ấy, bà mở cửa như thường lệ, và thấy một bé trai được đặt trong một chiếc thùng giấy.
Bà biết cậu là con của một người lính Mỹ, nhưng không ai dám đứng ra nhận. Vậy là bà Vân đưa bé về nuôi như người con trai độc nhất. Bà đặt cho cậu cái tên Nguyễn Tâm.
Năm 1975, Sài gòn sụp đổ, bà Vân cùng với Tâm, lúc đó đã bốn tuổi, bị đưa đi trại cải tạo suốt sáu tháng trời. Tội của bà là bán bia cho Mỹ. Ngày trở về, hai mẹ con với hai bàn tay trắng kéo nhau về quê ngoại ở Phù Cát, Qui Nhơn. Năm Tâm lên 11, mẹ nuôi của cậu bỏ cậu lại với hai ông bà để đi Pleiku làm kinh tế mới cùng bạn trai.
Người phụ nữ mà Tâm gọi là bà ngoại nói với cậu “Mày không có máu mủ gì ở đây, ngày nào mày không làm thì không có được ăn.”
"Sáng thì ra đồng chăn bò, cắt lúa, lượm phân bò, ngày nào cũng vậy, đi từ sáng tới trưa, chiều thì đi về học một hai tiếng." Tâm kể. Hồi đó, không biết bao nhiêu lần Tâm nhặt được những quả lựu đạn M79 lăn lóc trên cánh đồng. Những đứa trẻ lớn thường mang về tháo ra, lấy thuốc nổ đem đi đánh cá.
Một ngày mùa xuân năm 1987, Tâm nghe thấy có tiếng nổ. 5 đứa bạn của Tâm cố tháo một quả lựu đạn. Không đứa nào còn sống.
“Họ nói tôi không thuộc về nơi này”
Jannies bên mẹ mình khi còn nhỏ (Ảnh Jannies Nguyễn)
Jannies bên mẹ mình khi còn nhỏ (Ảnh Jannies Nguyễn)
Tại một căn cứ quân sự khác của Mỹ ở Tam Quang, Quảng Nam, bà Nguyễn Thị Chin gặp một người lính Mỹ gốc Phi với biệt danh Sol. Hai người sống với nhau như vợ chồng được 4 năm trước khi bà Chin hạ sinh một bé gái vào năm 1972, lấy tên là Jannies Nguyễn.
Năm 1969, Tổng thống Mỹ Richard Nixon triển khai cái gọi là “Việt Nam hoá chiến tranh”. Nixon yêu cầu rút dần binh lính Hoa Kỳ trong khi tiến hành hoà đàm.
Sol, sau đó đóng quân tại Biên Hoà, là một trong những người lính được lệnh rời khỏi Việt Nam năm 1972, bỏ lại bà Chin cùng với con gái mới bốn tháng tuổi Jannies.
Sol được chuyển đến Thái Lan nhưng vẫn tiếp tục gửi tiền và thư từ về cho hai mẹ con, với lời hứa sẽ quay lại. Khi quân du kích tấn công Biên Hoà những ngày cuối năm 1972, bà Chin làm tất cả mọi thứ để bảo vệ Jannies. Thư từ, ảnh của Sol đều bị đốt. Bà cố gắng vuốt thẳng những lọn tóc xoăn của cô con gái, rồi dựng chuyện nói rằng chồng cô là người Thượng Tây Nguyên da ngăm. Cuối cùng thì bà cạo trọc đầu Jannies rồi trở về quê nhà gần Tam Quang cạnh Quốc lộ 1, nơi bà gặp Sol vào năm 1968.
Hai mẹ con ở trong một căn nhà lá ba gian, làm bằng tre và rơm rạ. Sau nhiều năm, nền nhà đã lún và bóng loáng bởi những đôi chân trần.
Lúc đó Jannies mới 5 tuổi, sống cùng với mẹ, ông bà ngoại và một người em họ. Ông ngoại, chỉ còn một chân sau cuộc chiến, ngủ trên một chiếc giường tre nhỏ. Cả nhà chia nhau chiếc giường tre còn lại.
Jannies theo học một trường tiểu học gần nhà, chỉ có một giáo viên với hai lớp học 60 học sinh. Học hết lớp năm, nhà ngèo, Jannies bỏ học giúp mẹ làm đồng vào buổi sáng và bán hoa quả cùng đồ ăn mỗi khi chiều về.
“Ngày nào tôi cũng bị đánh. Họ nói tôi là con Đế quốc Mỹ. Họ bảo không có chỗ cho tôi ở đây, và rằng tôi đáng nhẽ không được đến trường.”
Người ta chế nhạo cô, chửi mẹ cô là con điếm.
Về nhà …
Những đứa con lai, giống như Jannies và Tâm, bởi vẻ ngoài quá khác biệt, chúng bị xã hội Việt Nam gạt ra ngoài rìa. Người ta gọi chúng với cái tên chung “Bụi đời”.
Nhận thấy những dấu hiệu của sự ngược đãi, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua một đạo luật có tên Amerasian Homecoming Act vào năm 1987, cho phép gần 30.000 trẻ mồ côi là con của lính Mỹ được đến nước này.
Chương trình đoàn tụ này cho phép các thành viên gia đình, ví dụ như “vợ chồng, con cái, hoặc mẹ ruột” được theo những đứa trẻ này vào Mỹ. Đó là lí do vì sao, sau 18 năm trời đằng đẵng ngóng tin của Sol, Jannies, mẹ của cô, và người em cùng mẹ khác cha rời Việt Nam, tìm kiếm một cuộc sống mới tại thành phố Oklahoma.
Còn trường hợp của Tâm thì không đơn giản như vậy. Có môt lần, cán bộ địa phương đến gặp “ông bà ngoại” của Tâm để nói về chương trình đoàn tụ. Lo sợ bị chính quyền bắt, Tâm chạy lên Pleiku tìm mẹ nuôi Ngọc Vân của mình, người chủ quán bar đã tìm thấy anh trong chiếc thùng giấy, và là người nuôi anh như con ruột.
Sau khi biết rằng đây chương trình này hoàn toàn có thật, hai mẹ con đăng kí tên mình vào danh sách. Nhưng trớ trêu thay, người mẹ nuôi của Tâm sau đó đã bán anh cho một gia đình ở Sài Gòn với giá hai lượng vàng. Người ta mua anh về, hi vọng anh trở thành tấm vé để cả gia đình họ sang được đến đất Mỹ.
Nhưng người tính không bằng trời tính, chỉ mình Tâm được sang Mỹ. Đó là ngày 20 tháng 05 năm 1991, khi ấy Tâm vừa tròn 19 tuổi.
“Đây là gia đình tôi”
Bà Angela Trammel là một chuyện gia về gia phả học của tổ chức Kin Finder Group. Bằng phương pháp thử DNA, bà tìm kiếm và truy nguyên lịch sử gia đình, xử lí những vụ nhận con nuôi phức tạp. Bà cho biết:” Cho đến tận năm 2008, chỉ có gần 2% trong số 30.000 con nuôi Mỹ lai Á tìm được cha ruột của mình.”
Nhưng trong một vài năm trở lại đây, khi mà phương pháp thử DNA trở nên phổ cập hơn với mức giá phải chăng, dao động trong khoảng từ 99$ cho đến 300$, ngày càng có nhiều con nuôi Mỹ lai Á nuôi hi vọng tìm được cha ruột của mình.
Bà Trammel khuyên khách hàng nộp mẫu thử tới ba nguồn dữ liệu DNA chính – là Ancestry.com, 23andMe và Family Tree, để tăng khả năng tìm được những mẫu DNA trùng hợp. Với khoảng 5 triệu mẫu thử DNA hiện nay tại các kho dữ liệu, hành trình tìm lại cha ruột của những người con lai Mỹ Á vẫn còn dài.
Theo lời khuyên của bà Trammel, Tâm gửi mẫu thử của mình tới tất cả các nguồn dữ liệu DNA mà anh có thể tiếp cận. Và cuối cùng, anh cũng tìm thấy một người đàn ông có DNA trùng khớp với mình tại một vùng quê bang Georgia.
Người đàn ông này tên là Chris Murray, từng là lính thuỷ đánh bộ đóng tại Đà Nẵng. Cha của ông, Thomas Washington, cũng tham gia hải quân và đồn trú tại Nha Trang. Murray còn có một người em tên Danny, cũng từng tham chiến tại Việt Nam.
Khi được yêu cầu gửi mẫu DNA để so sánh, Murray tỏ ra bối rối. Nhưng khi nhìn thấy tấm hình của Tâm trên facebook, ông đã biết rằng đây chính là cháu mình, ngay cả khi chưa có kết quả thử DNA.
Em của Murray, cha ruột của Tâm là Danny Murray, từng là chỉ huy một đơn vị trực thăng chiến đấu đóng quân tại Tuy Hoà. Ông đã qua đời trong một vụ lật xe vào năm 1989, cái năm mà Tâm vẫn còn lang thang gỡ lựu đạn cách đó nửa vòng trái đất.
Nước mắt chảy tràn, Tâm nói:” 43 năm qua, lúc nào cũng cầu nguyện cho ba, xin chúa gìn giữ ba, nhưng lúc tìm được thì ba không còn sống nữa. Cái hi vọng của em đó là nếu mà ba còn sống, thì em biết mà tìm mẹ. Nhưng lúc ông chết, những gì ông biết về mẹ không còn nữa.”
Sau ngày đoàn tụ với gia đình Mỹ, Tâm đổi tên thành Thomas Danny Murray để tưởng nhớ tới cha và ông nội mình.
Thomas Danny Murray, người vợ Kim, và con gái Sofia và Stella
Thomas Danny Murray, người vợ Kim, và con gái Sofia và Stella
Còn về phần Moki, sau biến cố sức khoẻ của cô con gái, Moki cũng bắt đầu gửi mẫu DNA của mình đến ba nguồn dữ liệu trên. Cô tìm thấy một trường hợp có tỉ lệ trùng khớp cao tại Alabama. Đây rất có thể là em họ cô.
Với sự giúp đỡ của Trammel, Moki tìm được một người đàn ông có tới 95% khả năng là cha ruột của cô. Ông sống tại Detroit. Ông ấy trong độ tuổi phù hợp, từng phục vụ trong quân ngũ. Moki thậm chí còn tìm thấy ảnh người đang ông này mặc quân phục. Vậy là sau 43 năm, dường như Moki đã chạm rất gần tới người cha mà bấy lâu nay cô tìm kiếm.
Vậy nhưng … ông lại chỉ phục vụ tại Nam Hàn, chứ không phải Nam Việt Nam. Và vì lẽ đó, đây không thể nào là cha Moki.
Moki Evans và con gái, Shaina Evans và Kaitlin Eitz.
Moki Evans và con gái, Shaina Evans và Kaitlin Eitz.
Hành trình tìm cha của Jannies cũng rơi vào ngõ cụt. Mẫu thử DNA của cô gần với một người có vẻ như là anh em họ, nhưng cả hai lại không có quan hệ huyết thống trực tiếp.
Một ngày Chủ nhật trước Lễ Tạ ơn, trong khi hầu hết mọi người ở cái thành phố Oklahoma này đang bận cổ vũ cho đội bóng bầu dục yêu thích của địa phương, Jannies cùng gần 60 “trẻ bụi đời” khác gặp nhau tại một khách sạn gần sân bay, náo nức tập luyện những bài hát Việt. Tối hôm đó họ sẽ biểu diễn trong một chương trình gây quĩ giúp đỡ người con lai còn đang kẹt lại tại Việt Nam. Ngồi trên sàn sân khấu, vài người trong số họ bỗng cất tiếng hát, những câu hát đắng cay về đời con lai:
“Em không có cha, từ thuở vừa mới lọt lòng.
Anh cũng không mẹ, từ thuở còn ở trong nôi
Chẳng ai thương tiếc cho đời tôi, chẳng ai thương xót cho đời lai
Trót thương cho mình, đành ôm phận con lai không biết ngày mai…”
“Đây là gia đình tôi” Jannies nói “Đây là anh chị em tôi”. Nhưng hành trình tìm cha của Jannies chắc chắn vẫn chưa kết thúc…
Jannies (thứ tư từ trái) và các anh chị em
Jannies (thứ tư từ trái) và các anh chị em

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét