Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 18

-Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường".  
-Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội!

------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Y đức – dược đức: Giá thuốc trên cao! (Phần 1)

Bệnh nhân và gia đình người bệnh phải còng lưng cõng tiền hoa hồng được tính gộp vào tiền thuốc, thiết bị y tế. Chúng bị đẩy lên cao để chi trả cho nhiều tầng lớp trung gian. (Ảnh: Internet)
Bệnh nhân và gia đình người bệnh phải còng lưng cõng tiền hoa hồng được tính gộp vào tiền thuốc, thiết bị y tế. Chúng bị đẩy lên cao để chi trả cho nhiều tầng lớp trung gian. (Ảnh: Internet)
“Độc quyền và câu kết nâng giá của một số thuốc nhập khẩu; mua bán qua nhiều tầng nấc trung gian; mua chuộc bác sĩ kê đơn bằng hoa hồng, chiết khấu” – là những nguyên nhân khiến người dân phải “è cổ” gánh giá thuốc cao vô lý, theo Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, phụ trách lĩnh vực dược, bà Phạm Khánh Phong Lan cho hay vào ngày 19/11, thông tin trên báo Tuổi Trẻ.
Phần 1: Những ‘góc tối’ hoa hồng
70% dân số sống ở nông thôn, nhưng thuốc ngoại nhiều hơn thuốc nội
Theo thông tin từ báo Lao Động, tỷ lệ sử dụng thuốc nội tại các tuyến y tế còn rất ít. Tại tuyến huyện, chỉ 62% thuốc sử dụng là thuốc nội; tỉnh là 44%, trung ương hơn 10% và chủ yếu là các thuốc thông dụng. Theo đó, càng ở tuyến trên, tỷ lệ sử dụng thuốc nội càng giảm dần.
Tỷ lệ sử dụng thuốc nội ở tuyến trung ương là thấp nhất, nhưng đây lại là tuyến mà người dân tập trung về chữa trị nhiều nhất. Tại Sài Gòn, từ năm 2013 đến 2014, số lượt bệnh nhân đến bệnh viện quận, huyện khám, chữa bệnh tăng từ 6% lên 36%. Trung bình mỗi năm ngành y tế thành phố này điều trị cho khoảng 40 triệu lượt bệnh nhân, trong đó từ 40-60% đến từ các địa phương khác.
Vào năm 2010, tiền chi dùng cho thuốc nội chỉ chiếm 38,7% trong tổng 15.000 tỉ đồng tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam và thuốc ngoại nhập của bệnh viện các tuyến. 61,3% chi phí thuốc ‘chảy’ vào các hãng thuốc ngoại từ các công ty nhập khẩu, phân phối.
Trong khi đó, tính đến năm 2009, số người sống ở khu vực thành thị chỉ chiếm 29,6% (hơn 25,3 triệu người). 70,4% tổng dân số sống ở khu vực nông thôn (hơn 60,4 triệu người), theo số liệu từ Tổng cục Thống kê.
Bio-Rad và 2,2 triệu USD hối lộ
Trong một vụ việc hối lộ y tế gây chấn động vào cuối năm 2014, Tập đoàn Bio-Rad Laboratories (Mỹ) thừa nhận đã hối lộ 2,2 triệu USD cho các các đại lý và nhà phân phối tại Việt Nam để bán được các thiết bị y tế.
Hình thức tuồn tiền hối lộ là thuê một trung gian để đưa những khoản tiền hối lộ, giúp Bio-Rad né tránh trách nhiệm. Bio-Rad Singapore sẽ bán sản phẩm cho một nhà phân phối của Việt Nam với mức chiết khấu lớn. Bên phân phối bán lại cho các khách hàng với giá chuẩn và dùng một phần trong mức chênh lệch làm tiền hối lộ.
Theo điều tra của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC), giám đốc văn phòng đại diện bán hàng của Bio-Rad ở Việt Nam được phép phê duyệt những hợp đồng có giá trị lên đến 100.000 USD và chi hoa hồng đến 20.000 USD. Các đại diện bán hàng sẽ đưa hối lộ dưới hình thức tiền mặt cho viên chức ở các bệnh viện và phòng thí nghiệm nhà nước để họ đồng ý mua sản phẩm của Bio-Rad.
Tổng cộng các khoản thanh toán không hợp lý mà văn phòng Việt Nam thực hiện từ năm 2005 đến cuối năm 2009 là 2,2 triệu USD, cho các đại lý và nhà phân phối (khoảng 40 tỷ đồng theo tỷ giá tại thời điểm đó).
Theo đó, một thiết bị được nhập về đại lý và nhà phân phối Việt Nam đã bị đội giá qua ít nhất 4 tầng: Bio-Rad, văn phòng đại diện bán hàng của Bio-Rad ở Việt Nam, các đại lý, nhà phân phối Việt Nam và viên chức ở các bệnh viện và phòng thí nghiệm nhà nước.
Trong báo cáo nhanh gửi Bộ trưởng Y tế ngày 11/7/2014, Thanh tra Bộ Y tế của Việt Nam cho biết có tổng cộng 22 bệnh viện, 15 Sở Y tế mua sản phẩm của Bio-Rad. 8 bệnh viện báo cáo đã mua trang thiết bị y tế của Công ty Bio-Rad chủ yếu là những bệnh viện lớn, tuyến trên.
Ngoài ra, còn có 4 trường đại học Y Dược, 3 Ban quản lý dự án cũng mua sản phẩm của công ty này. Các sản phẩm nhập khẩu bao gồm thuốc, dược phẩm; vắc-xin, sinh phẩm; thiết bị y tế; vật tư, phụ kiện; hóa chất.
Sự việc này được nhận ra từ năm 2006. Giám đốc khu vực Đông Nam Á (RSM) của Bio-Rad cho biết điều này là vi phạm đạo đức kinh doanh của hãng và vi phạm pháp luật. Nhưng đại diện văn phòng Việt Nam cho hay, hối lộ là một điều bình thường ở Việt Nam và Bio-Rad sẽ mất 80% doanh thu nếu không làm như vậy.



Mỗi năm có thêm 150.000 người mắc ung thư ở Việt Nam. Trong đó, khoảng 50% không có khả năng điều trị bệnh do hoàn cảnh khó khăn - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho biết hồi tháng 9/2014. (Tin, ảnh: moithegioi.vn)
Mỗi năm có thêm 150.000 người mắc ung thư ở Việt Nam. Trong đó, khoảng 50% không có khả năng điều trị bệnh do hoàn cảnh khó khăn – Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho biết hồi tháng 9/2014. (Tin, ảnh: moithegioi.vn)

Mặc dù giá y tế bị đội lên 40 tỷ đồng mà ngân sách và người bệnh phải chịu (thông qua viện phí) là không hề nhỏ, thế nhưng ông Nguyễn Văn Tiên – Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc cho biết trên VOV: “Trong 5 năm, hối lộ có 2,2 triệu USD, có lẽ còn quá nhỏ”.
“Ví dụ, họ có thể tài trợ dưới hình thức mời đi nước ngoài tham dự hội thảo. Tài trợ cho mấy trăm người đi dự hội thảo, mỗi ông vài ngàn USD, cộng lại đã thành một khoản lớn (…)
Trả hoa hồng có nhiều cách lắm chứ không đơn giản chạy từ tài khoản của công ty sang tài khoản cá nhân. Ví dụ như tài trợ đi nước ngoài, hội thảo, trả tiền trực tiếp… Thực tế ở nhiều nơi vẫn có tình trạng trả hoa hồng theo đơn thuốc. Người bán thuốc rất tinh, xem ai kê đơn như thế nào để trả hoa hồng”, ông Tiên cho biết thêm.
Bác sĩ kê toa thuốc ‘ăn’ hoa hồng
Năm 2012, báo Tuổi Trẻ chỉ ra vấn nạn bác sĩ kê toa ‘ăn’ hoa hồng, trực tiếp ngã giá đòi % đối với các tiếp trình dược viên tại Bệnh viện Q.9, TP.HCM.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Việt  (trưởng khoa) và một số bác sĩ khác của khoa khám bệnh, Bệnh viện Q.9 bị phát hiện thường kê những toa thuốc bất hợp lý và chỉ định thuốc không liên quan gì đến bệnh của bệnh nhân. Thuốc được kê lặp đi lặp lại, thậm chí không có trong danh mục điều trị bệnh ấy nhưng vẫn được đưa vào (ví dụ, bệnh sỏi thận, nhiễm trùng tiểu, viêm dạ dày nhưng kê toa cả… thuốc trị bệnh xương khớp – đối với bệnh nhân N.V.U. (59 tuổi).
Theo thông tin từ Tuổi Trẻ, bác sĩ Nguyễn Trọng Việt công khai tiếp trình dược viên trong giờ khám bệnh và thỏa thuận hoa hồng với hãng dược. Bên khoa khám bệnh, bác sĩ này muốn nhận 20%. Còn bên khoa dược, chỉ cần chi 5-6% là được – bác sĩ Việt bỏ ngỏ.
Trước đó, đầu năm 2010, hai bác sĩ khoa Gan Mật, Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM, đã bị tạm ngưng hành nghề để giải trình về việc “ăn” chiết khấu đến 30% từ Công ty Schering-Plough, theo thông tin từ Vnexpress. Kê toa bán mỗi lọ thuốc khoảng 3 triệu đồng, bác sĩ sẽ được hưởng gần 1 triệu đồng từ công ty dược.
Cũng cùng thời điểm, một PGS – TS là giảng viên bộ môn hóa kiểm nghiệm của trường ĐH Y dược TP HCM cũng bị buộc tạm ngưng lên lớp. Theo phản ánh, người này chính là giám đốc tiếp thị hai loại thuốc Pegintron 50mcg và Pegintron 80mcg của Công ty Schering-Plough nói trên; và cũng là người được công ty trích hoa hồng.
Trước đó, trong khoảng thời gian từ các tháng 6-7-8 và 9/2009, một số bác sĩ đang công tác tại các bệnh viện và trường y tại TP HCM bị phát hiện đã nhận tiền hoa hồng từ Công ty Schering-Plough để kê toa thuốc đặc trị viêm gan Peg-intron 50 mcg và Peg-intron 80 mcg. Với mức chiết khấu cao đến gần 30%, người nhận nhiều nhất mỗi tháng khoảng 500 triệu đồng.
Đây là những ví dụ điển hình cho tình trạng bắt tay giữa bác sĩ và công ty phân phối thuốc, sau khi thuốc đã được nhập ngoại vào Việt Nam. Bên cạnh những bác sĩ y đức, thì những “chân rết” vẫn hình thành và tồn tại trong ngành y như trên. Qua mỗi tầng nấc trung gian, giá thuốc lại đội lên vì còn phải trích chi cho hoa hồng.
(còn tiếp)
Phan A tổng hợp

Y đức – dược đức: Giá thuốc trên cao! (P2)

Bệnh nhi và người nhà tại  Bệnh viện Nhi Đồng 2. (Ảnh: baodansinh.vn)
Bệnh nhi và người nhà tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. (Ảnh: baodansinh.vn)
Phần 2: Loạn thầu, loạn giá thuốc
“Thuốc thang tăng giá cỡ nào cũng phải mua, vì có bệnh thì buộc phải chữa chạy. Nhưng với mức thu nhập của người nghèo như chúng tôi mà phải chịu trăm thứ giá cả tăng cùng lúc, không biết lấy đâu tiền mà chi trả, chữa bệnh…?”, một bệnh nhân điều trị bệnh thoái hoá cột sống tại Bệnh viện Bạch Mai nói khi biết tin thuốc đồng loạt tăng trung bình 16% (năm 2012), theo Thời báo Kinh doanh .
Giá thuốc liên tục tăng 6 năm qua
Có thể coi tỷ giá, giá dược liệu, giá nguyên phụ liệu, giá vận tải… là những nguyên nhân khách quan khiến giá thuốc tăng. Thế nhưng, giá cả mọi hàng hóa khác, như lương thực, thực phẩm, đồ điện tử…, đều có lúc tăng lúc giảm, còn thuốc chữa bệnh (cùng với giá điện, giá nước) chỉ thấy tăng. Giá thuốc không có cả bình ổn, chứ chưa nói là giảm.
Bắt đầu từ năm 2009, giá thuốc liên tục điều chỉnh tăng trong nhiều năm cho tới thời điểm hiện tại.
Sau một năm ổn định 2008, bước sang đầu tháng 1/2009, giá thuốc đột ngột tăng cao. Tại chợ thuốc Ngọc Khánh (Hà Nội), giá bán sỉ tăng từ 5%-10%, nhất là kháng sinh ngoại và thuốc đặc trị ngoại nhập. Giá tăng phổ biến tại những trung tâm dược phẩm khác như Láng Hạ, Văn Miếu, Hai Bà Trưng… Hiệp hội Sản xuất và kinh doanh dược Việt Nam cho biết giá thuốc ngoại nhập tăng do tỷ giá USD tăng.
Tiếp đến tháng 4/2010, giá thuốc nội, ngoại tại Hà Nội lại ào ào điều chỉnh giá. Mức tăng từ 5%-20%, trong đó chủ yếu là thuốc kháng sinh và biệt dược. Số lượng thuốc giảm giá chỉ bằng 1/5 so với số lượng thuốc tăng giá, theo khảo sát của Hiệp hội Sản xuất Kinh doanh dược VN. Đáng chú ý là những thuốc sản xuất từ dược liệu trong nước, không liên quan đến tỉ giá ngoại tệ, cũng tăng giá.
Bẵng một thời gian, 5 tháng sau, giá thuốc lại lặng lẽ tăng trở lại trên thị trường Hà Nội với mức tăng trên dưới 5%. Một nhân viên dược trên phố Lò Đúc cho biết trên báo Người Lao Động: “… thực tế thì thuốc vẫn tăng nhưng tăng “nhỏ giọt” nên khách hàng ít để ý, qua mặt được cơ quan chức năng”.
Năm 2011, thuốc nhập khẩu tăng 5-8%, thuốc sản xuất trong nước tăng 10-40%. Lý do đưa ra là hầu hết nguyên liệu tân dược để làm thuốc đều phải nhập khẩu từ châu Âu, châu Mỹ, Trung Quốc.
Cuối tháng 7, đầu tháng 8/2012, khoảng 28 lượt mặt hàng thuốc sản xuất trong nước tăng giá và 32 lượt mặt hàng thuốc nhập khẩu tăng giá. Những loại thuốc phổ biến như thuốc thuộc nhóm kháng sinh, điều trị tim mạch, huyết áp, nhãn khoa nhập khẩu tăng 7-10% và chưa có dấu hiệu dừng lại. Lý giải về điều này, các doanh nghiệp dược cho rằng các thành tố đầu vào như điện, nguyên phụ liệu, xăng dầu, chi phí vận tải đều tăng. Đáng chú ý đây cũng là thời điểm gần 400 dịch vụ y tế tăng giá. Bệnh nhân nghèo lao đao với nỗi lo kép vừa giá thuốc vừa viện phí tăng.
Năm 2013, thuốc và dịch vụ y tế có chỉ số giá tăng tới gần 46% trong toàn năm.
Năm 2014, 656 mặt hàng thuốc lại tiếp tục tăng giá, trong đó 84 mặt hàng thuốc nhập khẩu và 572 mặt hàng thuốc sản xuất trong nước.
Năm 2015, tính từ đầu năm đến hết tháng 7, có 51 lượt mặt hàng thuốc nhập khẩu và 606 lượt mặt hàng thuốc trong nước kê khai lại giá (tăng giá). Con số này chiếm khoảng 2,5% trong tổng số 25.000 mặt hàng thuốc hiện đang lưu hành trên thị trường – Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho hay. Nguyên nhân Bộ Y tế đưa ra là do tỷ giá, giá nhập khẩu… thay đổi.



Hành lang của Bệnh viện Trung ương Huế vào ban đêm trở thành nơi ngủ của người nhà bệnh nhân nghèo. Những khuôn mặt hốc hác vì phải chăm người bệnh dài ngày, tiền dành để mua thuốc, trả viện phí nên không tiền thuê chỗ ngủ qua đêm, tháng 4/2011. (Ảnh: vnexpress.net)
Hành lang của Bệnh viện Trung ương Huế vào ban đêm trở thành nơi ngủ của người nhà bệnh nhân nghèo. Những khuôn mặt hốc hác vì phải chăm người bệnh dài ngày, tiền dành để mua thuốc, trả viện phí nên không tiền thuê chỗ ngủ qua đêm, tháng 4/2011. (Ảnh: vnexpress.net)

“Chạy” đấu thầu thuốc
Năm 2012, kết quả kiểm tra của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho thấy có tới 70% mặt hàng thuốc có giá bán thực tế bằng hoặc lớn hơn 70% giá kê khai hoặc kê khai lại, theo thông tin từ báo Diễn đàn Kinh tế Việt Nam.
Một ví dụ điển hình cho tình trạng này là thuốc Calcium folinate 0,1g, của Ebewe (Áo). Tháng 3/2012, thuốc này có giá 183.750 đồng/hộp. Thế nhưng giá kê khai từ ngày 31/12/2007 báo cáo Sở Y tế Hà Nội lại đã lên tới 256.244 đồng. Vậy là giá thuốc đã tăng trước 72.494 đồng/hộp từ 5 năm trở về trước.
Một ví dụ khác, thuốc điều trị ung thư Palitaxel 100mg, có giá kê khai từ tháng 7/2008 là 5.355.000 đồng. Nhưng mức giá vào tháng 3/2012 cũng chỉ có 4.265.730 đồng – thấp hơn 1 triệu so với giá kê khai từ 6 năm trước.
Điều này có hai cái lợi, thứ nhất là doanh nghiệp có thể “lách luật”, tăng giá thuốc nhưng vẫn không tăng vượt quá mức giá kê khai tại Cục Quản lý dược (Bộ Y tế). Thứ hai, là doanh nghiệp “có bánh” để “chạy” đấu thầu.
Theo lý thông thường, trúng thầu thường là những bộ hồ sơ đưa ra chất lượng tốt nhất, với chi phí rẻ nhất. Tuy  nhiên, nếu người mua muốn hưởng lợi hoa hồng từ hợp đồng, thì mọi chuyện sẽ khác. Giá bán sẽ phải đẩy lên cao, để đảm bảo lãi kinh doanh và đủ chi cho hoa hồng.
Theo tờ Tuổi Trẻ, khi đó chi phí đầu vào, chi phí kinh doanh, khấu hao, mua sắm, đầu tư… trong hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ phải được nâng lên. Ngoài ra, nếu trong danh mục thuốc mời thầu của bệnh viện không có loại có hàm lượng cho phép, thì phải tiếp tục “chạy”, để thuốc đó có trong danh mục mời thầu.
“Chạy” xong danh mục mời thầu thì phải “chạy” tiếp vào danh mục bảo hiểm y tế, vì trúng thầu mà không vào được danh mục bảo hiểm y tế sẽ không bán được bao nhiêu. Rồi lại “chạy” để thuốc được nhập vào kho, “chạy” để được bên tài chính thanh toán.
Đây chính là lý do làm xuất hiện hiện tượng nhiều loại thuốc có hàm lượng không thông dụng lại trúng thầu vào bệnh viện với giá bán cao gấp 2-5 lần. Ví dụ, một lọ Piracetam 2g/10ml có giá 6.700 đồng, nhưng lọ thuốc không thông dụng với hàm lượng 4g/10ml, giá lại tới 26.000 đồng, theo thông tin từ Báo Hải Quan.
Hoặc, thuốc kháng sinh Cefalexin thường có hàm lượng 250mg, 500mg và 1.000mg, nhưng loại trúng thầu tại các bệnh viện lại có hàm lượng 350mg và 750mg với giá cao hơn, theo Pháp Luật Số.



Giá thuốc liên tục được điều chỉnh tăng trong nhiều năm qua. (Ảnh: Internet)

Đối tượng “gánh” giá cuối cùng là người dân và quỹ Bảo hiểm y tế. Mà Quỹ bảo hiểm y tế cũng là từ nguồn đóng của người dân tham gia BH kèm theo các nguồn thu hợp pháp khác.
Một người dân phản ánh: một viên thuốc kháng sinh có cùng hoạt chất, hàm lượng, chỉ khác nhà phân phối mà thuốc thanh toán khi khám BHYT có giá gần 10.000 đ/viên, trong khi đi mua ở nhà thuốc tư nhân chỉ hơn 4.000 đ/viên. Thành ra, cùng bị viêm họng khi đi khám BHYT thì số tiền chi trả lại lớn hơn số tiền đến trực tiếp khám bác sĩ ở phòng mạch tư, theo thông tin từ Đại Đoàn Kết.
Đó là thất thoát trực tiếp từ túi tiền của người dân. Đối với thất thoát ngân sách thì có thể nhìn qua một vụ án y tế lớn năm 2013. Chỉ trong vòng 2 năm (từ 2008-2010), 9 nhân sự chủ chốt của Sở Y tế Gia Lai đã biến nhiều loại thuốc có nguồn gốc trong nước thành ngoài nước…, thông đồng với nhà thầu, xét thầu không đúng với hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá được duyệt, xét thầu sai 16 mặt hàng thuốc. Hơn 8,59 tỷ đồng từ ngân sách ‘chảy’ vào túi các cá nhân trên.
‘Không cao đừng mong trúng thầu’
Vì Thông tư 01 (ban hành tháng 1/2012,  sửa đổi, bổ sung vào tháng 11/2013) yêu cầu đấu thầu thuốc với tiêu chí giá rẻ, tiết kiệm. Do đó, đấu thầu giá cao là chuyện lobby cửa sau.
Tùy hội đồng mà doanh nghiệp phải thuận theo chiều gió, đẩy giá thuốc lên mới mong “trúng” thầu. “Không thầu thì không có hội đồng thầu. Cứ theo giá thị trường mà mua bán. Còn thầu thì phải làm sao cho hội đồng thầu đồng ý. Hội đồng muốn mua rẻ thì rẻ, muốn mua mắc thì mắc. Doanh nghiệp phải làm theo ý kiến của hội đồng thầu mới thắng thầu...”, các công ty cho hay trên báo Tuổi Trẻ.
Theo đó, có doanh nghiệp “chạy” hết các thành viên hội đồng thầu, có khi chỉ “chạy” người có quyền quyết định – tờ báo này cho hay.
Hồi năm 2013, ĐB Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) từng đặt câu hỏi về lý do đằng sau của tình trạng đấu thầu loạn giá thuốc, theo Việt Nam Net:
Tại sao hoạt động đấu thầu tại nhóm, cơ quan, tổ chức nhà nước, các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước phần lớn vẫn chưa hiệu quả. Còn tại nhóm vốn tư nhân thì ngược lại?
Món lợi này lớn tới mức, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM lại được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm Mua sắm hàng hóa và tài sản công của ngành y tế thành phố, rồi lại làm Chủ tịch Hội đồng Đấu thầu thuốc (năm 2013), theo thông tin từ báo Sài Gòn Giải Phóng, Người Tiêu Dùng và trang Tầm Nhìn.
Sang năm 2014, khi Tổng Giám đốc Công ty Dược phẩm VN Pharma Nguyễn Minh Hùng và các đồng sự liên tục bị khởi tố và bị bắt giữ để điều tra về tội buôn lậu thuốc, dư luận mới đặt câu hỏi, bệ đỡ nào đằng sau danh hiệu “ông vua đấu thầu thuốc” VN Pharma với những gói trúng thầu  cung ứng thuốc trị giá hàng trăm tỷ đồng tại các bệnh viện?
Ông Thường cho biết, tại các nước phát triển, hoạt động đấu thầu sẽ qua các hình thức trung gian như trung tâm dịch vụ, sàn giao dịch, công ty quản lý tổ chức đấu thầu. Đó là xu hướng đấu thầu kiểu 3, 4 bên hoặc nhiều bên.
Còn tại Việt Nam lại phổ biến đấu thầu kiểu 2 bên hoặc 2,5 bên, tức chỉ có người gọi thầu và người dự thầu, hoặc người gọi thầu cộng tư vấn (thuộc người gọi thầu) và người dự thầu. Phía bệnh viện đòi hỏi, yêu cầu gì công ty dược cũng phải đáp ứng, không dám cãi, vì cãi thì “bể” thầu.
Nếu luật vẫn quẩn quanh phục vụ đấu thầu 2 bên, 2,5 bên như dự thảo thì không thể xử lý dứt điểm, căn cơ được những tiêu cực như thông thầu, quân xanh, quân đỏ, lobby, đi đêm, liên minh rút tiền”, ông Thường cho hay.
(còn tiếp)
Phan A tổng hợp

Điều chỉnh viện phí: Gần 60% người cận nghèo sẽ “cõng” lương bác sĩ?

Mục tiêu đặt ra là đạt 80% dân số có thẻ BHYT năm 2014. Nhưng hết 6 tháng đầu năm 2015 mới đạt 71,6%. (Ảnh: laodong.com.vn)
Mục tiêu đặt ra là đạt 80% dân số có thẻ BHYT năm 2014. Nhưng hết 6 tháng đầu năm 2015 mới đạt 71,6%. (Ảnh: laodong.com.vn)
Điều này là có thể xảy ra, nếu tốc độ của lộ trình BHYT toàn dân không đạt được như mục tiêu ít nhất 75% người có BHYT đến cuối năm 2015. Hiện gần 60% số hộ cận nghèo vẫn chưa được hoàn thành thủ tục để mua BHYT qua chương trình hỗ trợ kinh phí, trong khi từ tháng 11 tới, viện phí sẽ tăng.
Dự kiến cuối tháng 11 và đầu tháng 12/2015, tất cả chi phí khám chữa bệnh trực tiếp cho người bệnh và các phụ cấp đặc thù (gồm phụ cấp thường trực 24/24h, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật) của cán bộ, nhân viên y tế sẽ được tính vào viện phí.
Tiếp đến ngày 1/3/2016, tiền lương của bác sĩ, y tá… sẽ được tính vào viện phí.
Theo đó, sẽ có khoảng 1.800 dịch vụ y tế trong danh mục được BHYT đang thanh toán sẽ được điều chỉnh giá, khi Thông tư liên tịch quy định thống nhất giá dịch vụ y tế khám chữa bệnh BHYT giữa các BV cùng hạng trên toàn quốc  do liên Bộ Y tế – Tài chính ban hành có hiệu lực trong tháng 11/2015. Ước tính tối thiểu sẽ tăng 20% so với mức tính hiện hành.
Trong năm 2015, việc điều chỉnh giá viện phí theo Thông tư mới này chỉ áp dụng với người bệnh có BHYT. Còn đối với người không có thẻ BHYT vẫn áp dụng theo mức giá hiện nay.
Trong năm 2016, sẽ điều chỉnh theo giá viện phí mới với đối tượng không có BHYT. Thời điểm thay đổi hiện chưa được công bố.
Viện phí thay đổi như thế nào?
Ngày 9/10, ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ Y tế) cho biết, dự kiến sau khi điều chỉnh, giá giường bệnh sẽ tăng thêm 10.000-20.000 đồng/ngày, chi phí phẫu thuật, thủ thuật tăng thêm 300.000 – 1,5 triệu đồng/ca, theo thông tin từ báo Sài Gòn Giải Phóng.
Từ 1/3/2016, khi tính cả tiền lương của bác sĩ, y tá, nhân viên y tế… vào viện phí, ước tính trong tổng chi phí điều trị một ca bệnh là 6 triệu đồng, trong đó 350.000 – 400.000 đồng để trả lương cho cán bộ y tế.
Ngoài ra, mức giá khám bệnh sau khi đã tính chi phí trực tiếp và tiền lương: 40.000 đồng/lượt đối với BV hạng đặc biệt và hạng I; hạng II: 39.000 đồng/lượt, hạng III: 34.000 đồng/lượt và hạng IV: 31.000 đồng/lượt. (mức thu tối đa hiện nay lần lượt là 20.000, 15.000, 10.000 và 7.000 đồng, tức tăng 100%, 93%, 240% và 340%)
Đáng lưu ý là theo cách tính mới, tiền lương của bác sĩ, y tá, nhân viên y tế… thay vì trước đây do Nhà nước trả, từ thời điểm kể trên sẽ do người bệnh trực tiếp chi trả hoặc trả thông qua quỹ BHYT.



Bệnh nhân và người nhà nằm, ngồi la liệt chờ tới lượt khám ngoài hành lang bệnh viện. (Ảnh: nld.com.vn)
Bệnh nhân và người nhà nằm, ngồi la liệt chờ tới lượt khám ngoài hành lang bệnh viện. (Ảnh: nld.com.vn)

Trước đó, theo lộ trình đã công bố, giá dịch vụ y tế sẽ được thực hiện với ba giai đoạn. Giai đoạn cuối 2015 đến năm 2016, tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp (chưa tính chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định).
Giai đoạn hai là trong năm 2018, sẽ tính thêm chi phí quản lý. Giai đoạn ba, đến năm 2020, sẽ tính thêm chi phí khấu hao tài sản cố định.
Lý giải về việc tăng giá dịch vụ y tế, ông Nguyễn Nam Liên – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay giá dịch vụ y tế mới chỉ được tính 3/7 yếu tố chi phí trực tiếp, thậm chí có nhiều nơi mới tính 60-80% của ba yếu tố, tức là chưa được tính đúng, tính đủ.
Theo ông Liên, khi giá dịch vụ y tế được tính đủ, bệnh viện sẽ không được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động nữa. Nguồn kinh phí hoạt động của bệnh viện lúc đó sẽ do Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán (đối với người có thẻ BHYT) hoặc do người bệnh chi trả (nếu không có thẻ BHYT).
Phần ngân sách mà NN đang cấp cho các bệnh viện sẽ được dùng để hỗ trợ cho các đối tượng hoàn cảnh khó khăn mua thẻ BHYT và đầu tư cho lĩnh vực y tế dự phòng, theo thông tin từ Báo Pháp Luật TPHCM.
Điều chỉnh viện phí liệu có cùng tốc độ với lộ trình BHYT toàn dân?
Theo Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ Y tế), việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế sẽ không tác động đến người nghèo.
Người nghèo, người tộc thiểu số, người dân sinh sống tại các huyện đảo, xã đảo, người từng tham gia chiến tranh và thân nhân, trẻ em dưới 6 tuổi khi đi khám chữa bệnh đã được bảo hiểm chi trả 100% chi phí nên sẽ không bị ảnh hưởng – ông Liên nói trên Báo Pháp Luật TP.HCM.
Ông Liên cho biết hiện tại Việt Nam có 6 triệu người cận nghèo, theo thông tin từ báo Lao Động. Nhóm đối tượng này được NN hỗ trợ tối thiểu 70% chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế và khoảng 40% trong số này đã có thẻ BHYT. Theo tính toán, sau khi đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ 70% thì người bệnh phải đóng là 200.000 đồng/năm, tương ứng với số tiền 30% còn lại.
Như thế, còn gần 60% người cận nghèo chưa có thẻ BHYT.
“…Vừa qua Chính phủ đã chỉ đạo các tỉnh, thành phố sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác; Bộ Y tế cũng đã huy động 1 số dự án ODA để hỗ trợ cho hộ cận nghèo để phấn đấu 100% hộ cận nghèo được tham gia bảo hiểm y tế. Đối tượng này khi đi khám chữa bệnh được Quỹ BHYT chi trả 95% chi phí”, ông Liên nói trong “Hội nghị cung cấp thông tin về điều chỉnh giá dịch vụ y tế gắn với lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh” được tổ chức tại tỉnh Ninh Bình ngày 7/4, báo VOV đưa tin.
Tuy nhiên, trên thực tế, độ phủ BHYT được tiến hành “ì ạch” hơn nhiều.
Tính đến ngày 31/5/2015, số người tham gia BHYT trên cả nước vào khoảng 64,6 triệu người, đạt 71,6%. So với cuối năm 2014, số người tham gia BHYT giảm 1,4 triệu người.
Hết 6 tháng đầu năm nhưng cả 63 tỉnh, thành đều chưa hoàn thành việc lập danh sách cho nhóm các hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp… có mức sống trung bình. Trong khi đây là điều kiện đầu tiên để người dân nhận được 30% hỗ trợ kinh phí mua BHYT.
Đặc biệt, nhóm những người thuộc hộ cận nghèo, đặc biệt là những hộ mới thoát nghèo cũng chưa được nhận thẻ BHYT, mặc dù họ được hỗ trợ 70% kinh phí mua thẻ BHYT. Hiện cả nước vẫn còn khoảng 2,6 triệu người thuộc hộ cận nghèo chưa được mua BHYT và hàng trăm người dân sống tại các xã đảo, huyện đảo chưa được cấp thẻ BHYT mặc dù đối tượng này được Chính phủ hỗ trợ 100%.
Ngoài ra, khi người bệnh khám chữa bệnh trái tuyến, quỹ BHYT sẽ thanh toán theo các mức như sau:
  • Tại BV tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú;
  • Tại BV tuyến tỉnh: 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày 1/1/2015 đến ngày 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 1/1/2021 trong phạm vi cả nước;
  • Tại BV tuyến huyện: 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 1/1/2015 đến ngày 31/12/2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 1/1/2016.
(Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, Khoản 15 Điều 1)
Theo đó, người bệnh sẽ phải tự chi trả 40% chi phí khám chữa bệnh vượt tuyến ở cấp tỉnh trong vòng 5 năm, trước khi được thanh toán 100% chi phí kể từ năm 2021; ở cấp huyện là 30% trong vòng 1 năm, trước khi được thanh toán 100% chi phí kể từ năm 2016.
Tại BV cấp trung ương, người bệnh sẽ phải tự trả 60% chi phí điều trị nội trú. Mức này là đã giảm 10% so với trước thời điểm 1/1/2015.
Điều gì bất hợp lý, điều gì chờ đợi?
Theo logic lý thuyết, việc tính giá dịch vụ y tế được thực hiện theo cơ chế giá thị trường sẽ tạo sự cạnh tranh, buộc cả BV công và tư phải nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đồng thời thực hiện mục tiêu “khuyến khích người dân tham gia BHYT” – như ông Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế), chỉ ra.
Nhưng trong khi giá viện phí được dự kiến sẽ tăng ngay từ tháng 11 tới, thì tỷ lệ bao phủ BHYT do ngành y tế đặt đến hết năm 2015 mới là 75% dân số và đến năm 2020 mới đạt 80%…
Nếu như tính nhân văn của kế hoạch chuyển đổi là đúng như lời ông Nam Liên nói: “Khi điều chỉnh giá, người dân sẽ thấy được lợi ích, tính nhân văn của BHYT và tham gia nhiều hơn” – thì người dân sẽ tự hỏi, vì sao không đảm bảo lộ trình BHYT toàn dân trước, rồi mới tiến hành thả giá viện phí theo giá thị trường?
Theo cách mà NN đang tiến hành, kể từ tháng 11 tới, gánh nặng viện phí sẽ đè nặng lên gần 30% dân số không tham gia BHYT – theo thống kê của Bộ Y tế, cũng như những đối tượng bệnh nhân cấp cứu, bệnh nặng buộc phải điều trị trái tuyến tại BV tuyến trung ương.
Ngoài ra, theo như thông báo, khi giá dịch vụ y tế được tính đủ thì nguồn kinh phí hoạt động của BV vốn do NN cấp trước đây sẽ được dùng để hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn mua thẻ BHYT và đầu tư cho lĩnh vực y tế dự phòng. Chúng sẽ được công khai như thế nào – đó là điều cần chờ đợi, cũng như việc bài toán chất lượng dịch vụ có tăng không, khi “phí” được chuyển sang “giá”, sẽ được dư luận chờ xem giải pháp mà các nhà quản lý bệnh viện đưa ra.
Phan A

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét