Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015

ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 18

-Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường".  
-Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội!

------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Nghệ An dừng xây dựng trung tâm hành chính 2.178 tỷ đồng

Phối cảnh tổng thể khu hành chính tập trung tỉnh Nghệ An. (Ảnh: vnexpress.net)
Phối cảnh tổng thể khu hành chính tập trung tỉnh Nghệ An. (Ảnh: vnexpress.net)
Nghệ An sẽ dừng xây dựng trung tâm hành chính tập trung với tổng kinh phí dự kiến 2.178 tỷ đồng – thông tin này được đưa ra ở hội nghị tiếp xúc cử tri tại TP Vinh vào ngày 21/11, theo Báo Nghệ An đưa tin.
Trước đó, theo phương án công bố trong chiều ngày 28/10, Nghệ An sẽ xây dựng khu hành chính trung tâm với mô hình 2 tòa tháp cao 27 tầng, gắn kết với nhau qua cầu nối tại tầng 21-22. Diện tích đất sử dụng dự kiến là 52.000 m2 tại phường Hưng Phúc.
Khu hành chính trung tâm có tổng diện tích sàn xây dựng 90.000 m2. Tổng kinh phí xây dựng dự kiến 2.178 tỷ đồng, theo thông tin từ Truyền hình Nghệ An.
Công trình được thực hiện theo hình thức BT (xây dựng-chuyển giao). Nguồn vốn xây dựng công trình được thực hiện theo hình thức đổi đất lấy công trình dựa trên cơ sở đấu giá đất các sở, ngành.
Đây là công trình quan trọng của tỉnh nên UBND tỉnh sẽ tập trung nguồn lực tài chính để triển khai xây dựng – Chủ tịch UBND tỉnh, ông Nguyễn Xuân Đường cho biết trong buổi họp tuyển chọn phương án kiến trúc trung tâm hành chính tập trung tỉnh Nghệ An tổ chức hôm 28/10.

Trụ sở UBND tỉnh Nghệ An với quy mô bao gồm: 1 tầng hầm, 1 tầng bán hầm và 11 tầng nổi, với tổng diện tích sàn: 17.817m2; trụ sở tiếp dân cao 2 tầng; đường giao thông; sân vườn cảnh quan..., vừa được khánh thành sáng 23/8/2015. (Ảnh: baonghean.vn)
Trụ sở UBND tỉnh Nghệ An với quy mô bao gồm: 1 tầng hầm, 1 tầng bán hầm và 11 tầng nổi, với tổng diện tích sàn: 17.817m2; trụ sở tiếp dân cao 2 tầng; đường giao thông; sân vườn cảnh quan…, vừa được khánh thành sáng 23/8/2015. (Ảnh: baonghean.vn)

Tuy nhiên, đến sáng 21/11, trước kiến nghị của cử tri phường Lê Lợi, TP Vinh, giới chức Nghệ An cho biết, sẽ dừng xây dựng trung tâm hành chính tập trung của tỉnh.
Trước đó, vào trung tuần tháng 11, Cần Thơ cũng công bố ý tưởng xây dựng Trung tâm hành chính mới, với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 2.000 tỷ đồng, trong đó khoảng 1.000 tỷ từ ngân sách Trung ương. Tổng diện tích đất xây dựng là 11 hecta.
Ngày 21/11, Chủ tịch Cần Thơ cho biết: “Chưa cần xây trung tâm hành chính 2.000 tỷ“, theo báo Vnexpress đưa tin.

Ý tưởng thiết kế xây dựng Trung tâm hành chính mới của Cần Thơ được chọn. (Ảnh: phapluattp.vn)

Ông Võ Thành Thống – Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết việc xây dựng mới Trung tâm hành chính “không phải là bức xúc” lắm, chưa cần thiết phải thực hiện khi điều kiện ngân sách còn khó khăn. Tuy nhiên, ông Thống cho biết, về lâu dài, để đáp ứng nhu cầu phát triển của một đô thị trung tâm vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, việc xây dựng Trung tâm hành chính tập trung có tầm nhìn dài hạn sẽ phát huy tối đa hiệu quả phục vụ người dân.
Hiện tại, TP.HCM đang trong quá trình chọn phương án xây dựng trung tâm hành chính rộng 18.000 m2. Mới đây, UBND thành phố đã thống nhất với ý kiến các chuyên gia chọn phương án của công ty thiết kế Nhật Bản.
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa được Chính phủ phê duyệt về nguyên tắc áp dụng hình thức hợp đồng, triển khai dự án xây dựng khu Trung tâm đô thị hành chính. Tổng vốn đầu tư dự án gần 4.300 tỷ đồng, trên diện tích 126 ha.
Trước đó, tỉnh Đồng Nai cũng dự kiến sẽ xây dựng trung tâm hành chính mới với tòa nhà 15 tầng và khu dịch vụ công ở xã Tam Phước, TP Biên Hòa. Số vốn dự kiến là hơn 2.200 tỷ đồng. Tổng diện tích sàn xây dựng là 122.000 m2.
Hải Phòng cho biết sẽ xây dựng khu trung tâm hành chính, chính trị thành phố rộng 324 ha, nằm trên huyện Thủy Nguyên và quận Hồng Bàng. Dự kiến tổng mức đầu tư dự án là 9.894 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương gần 6.855 tỷ.
Phan A tổng hợp
Xem thêm:

“Thành trì lòng dân”

Lao Động

“Chúng chí thành thành” được sử chép là lời khuyên của Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn nói với các bậc hoàng tộc trong vương triều Trần ngay sau khi cuộc kháng chiến chống giặc xâm lược Nguyên-Mông toàn thắng cách nay đã 725 năm (1288).
Bãi cọc sông Bạch Đằng.
Kinh thành Thăng Long hoang tàn vì đã ba lần bị giặc vào phá nát cùng với chính sách vườn không nhà trống - tự tiêu thổ để kháng chiến (1258, 1285, 1288). Sau ngày toàn thắng, trở lại kinh sư, đến Thượng hoàng Trần Thánh Tông cũng phải trú tạm nơi hành lang của đám thị vệ, nên có người trong triều chủ trương dồn sức để xây lại cung điện thành quách.
Vị tổng tư lệnh cầm quân đánh giặc can rằng, lúc này phải lo lắng cho cuộc sống của người dân và phải năng vun đắp cho lòng người thì nền móng xã tắc mới mong bền vững .
Đó cũng là lời tổng kết sâu sắc từ trải nghiệm của ba thập kỷ bền bỉ chống chọi với ba lần quân xâm lược Nguyên-Mông kéo sang đánh chiếm Đại Việt. Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương không chỉ bằng tài dụng binh cùng quân dân cả nước để lại những chiến công hiển hách, mà còn trao truyền cho đời sau những tư tưởng sáng suốt về kế sách giữ nước như “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, coi đó là thượng sách giữ nước” hay “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, nước nhà chung sức”...
Người anh hùng trong chiến tranh giữ nước đã viết hai bộ binh thư (Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư) và để lại một áng hùng văn về cuộc kháng chiến cứu quốc (Hịch tướng sĩ văn); cái còn, cái đã thất truyền, nhưng ngài luôn dạy rằng để học hỏi người xưa, người đời sau này phải “sáng suốt mà thi hành, bày xếp, không được ngu dốt mà trao chữ truyền lời”. Có nghĩa là phải sáng tạo, chớ có giáo điều.
Vì thế mà sau ngày ngài mất, Vua Trần Anh Tông còn truy phong Hưng Đạo Đại vương thêm hai chữ “Nhân vũ” (nhân tướng, có tài cầm quân lại cố kết được lòng người). Và vị đại vương họ Trần đã hiển thánh trong lòng dân ta muôn đời như một trong “tứ bất tử” của Thần điện Việt Nam.
Tuần này nhắc tới tên ngài là vì tại Quảng Yên, một cuộc hội thảo vừa được tổ chức nhân kỷ niệm 725 năm Chiến thắng Bạch Đằng (1288-2013) lại đúng vào dịp Thủ tướng Chính phủ vừa xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt cho quần thể các di tích liên quan đến trận chiến lịch sử này trên địa bàn thị xã Quảng Yên và huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Trong một cuộc hội thảo khoa học về một trận đánh lớn tầm vóc của một trận quyết chiến chiến lược không chỉ tiêu diệt và bắt sống toàn bộ đạo binh 4 vạn quân cùng sáu trăm chiến thuyền do tướng Ô Mã Nhi chỉ huy tại cửa sông Bạch Đằng, mà còn đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của đế chế Nguyên-Mông, thế nào cũng phải bàn đến những nội dung của chiến tranh. Những phân tích về bối cảnh, thời cơ, về chiến lược chiến thuật, về tương quan lực lượng, về thời tiết, thủy văn cho một trận đánh trên sông nước và về các di sản vật thể hay phi vật thể còn lại đã hóa thân vào đời sống văn hóa, nghệ thuật và đời sống tâm linh v.v...
Nhưng cái tâm điểm của hội thảo đều quy về yếu tố con người. Con người Việt Nam cách đây đã hơn bảy thế kỷ và thể chế chính trị xã hội của nó như thế nào mà làm nên cái kỳ tích hiển hách ấy. Và câu kết của cả hai áng thơ và phú nổi tiếng đương thời viết về Bạch Đằng Giang đều có chung môt ý tứ: “Tại đâu đất hiểm, cốt người đức cao” (Trương Hán Siêu) hay “Bán tại quan hà, bán tại nhân” (một nửa nhờ địa thế núi sông, một nửa do con người - Nguyễn Sưởng).
Ngoài vị đại tướng đã hiển thánh, không thể không nhắc tới các đấng quân vương đã làm nên triều đại nhà Trần. Trần Thái Tông- vị vua đầu ngôi của triều Trần lên ngôi khi mới 7 tuổi mà ở ngôi có 20 năm (1225-1258)- đã đủ sức trưởng thành trực tiếp thống lĩnh quân dân cả nước đánh tan cuộc xâm lăng đầu tiên của giặc phương Bắc, khẳng định vương hiệu nhà Trần của quốc gia Đại Việt, được sử sách khen “tính khoan hậu, chuộng văn học, đặt khoa mục, dùng hiền tài, dụng lễ nghi, đặt hình luật, điển chương chế độ rõ rệt.”.
Chính Thái Tông- ngay sau khi thắng giặc- đã tự mình rời bỏ ngai báu trao lại cho con trai, người cũng đã từng tham gia chiến trận, đặt ra chế độ “Thái thượng hoàng” để lo kế sách đại sự quốc gia, tự mình dành hơn một thập kỷ cuối đời (1258-1277) để mài dùi kinh sách, Phật pháp (viết Khóa hư lục) và chăm sóc vua con Trần Thánh Tông giữ gìn chính sự.
Nối nghiệp vua cha, Trần Thánh Tông ngồi trên ngai báu cai quản quốc gia đến lúc vua cha vừa băng hà (1277) đã rời ngôi trao lại cho con mang vương hiệu Trần Nhân Tông, để làm Thái thượng hoàng rồi cả hai cha con tiến hành liên tục hai cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên-Mông sang xâm lăng cho đến thắng lợi hoàn toàn. Sử sách khen: “Tính vua trung hiếu, nhân từ, nhân với người thân, hòa mục với họ hàng, tôn hiền, trọng đạo, thực là một vị vua hiền”.
Đến Trần Nhân Tông không chỉ vang danh là một vị anh hùng cứu nước khi cùng vua cha đánh hai trận giặc rồi cũng noi theo tiền nhân, khi vua cha qua đời lại trao ngôi báu cho con làm Thái thượng hoàng,rồi lên núi Yên Tử tu thiền sáng lập ra cả một Thiền phái Trúc Lâm lấy nhân nghĩa, yêu thương, hòa giải làm hồn cốt xứng đáng với ngôi vị Phật hoàng trong dân chúng và tín đồ đạo Phật Việt Nam. Sử sách khen là “vua nhân từ, cố kết lòng dân, sự nghiệp trùng hưng sáng ngời thuở trước” cũng được gọi là “vua hiền của nhà Trần”, lại thêm lời bình “biết dùng người giỏi, lập nên võ công, nếu không có tư chất nhân, chính, anh, võ thì sao được như thế”...
Lại nói tổ tiên của họ Trần chỉ là những người đánh cá, nên buổi đầu Thái sư Trần Thủ Độ tuy là người mưu lược biết xoay chuyển chính trị để dựng nghiệp nhà Trần từ cuộc hôn nhân với Chiêu Hoàng của tiên triều Nhà Lý. Sách sử có chê là “ít học”, nhưng lại ngợi ca hành xử hào hùng và tiết tháo bằng câu nói để đời cũng trong sử sách: Nếu bệ hạ đầu hàng hãy chém đầu thần đã. Và triều đại nhà Trần đã thể hiện trong lịch sử không chỉ nổi tiếng với nhiều chiến tướng, chiến công trong trận mạc, mà còn đạt tới nhiều đỉnh cao trí tuệ của thời đại Đông A mà bác học Lê Quý Đôn đánh giá là một trong những triều đại “có tiếng văn hiến”...
Đây cũng là triều đại để lại nhiều tên tuổi trong lịch sử và cho hậu thế bên cạnh các đấng quân vương anh hùng cái thế của nhà Trần cùng Hưng Đạo Đại vương còn có Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư hay Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu...
Đó là những danh nhân được ghi trong quốc sử; nhưng còn trong pho sử hoành tráng của dân gian thì có biết bao nhiêu ngôi đền thờ không chỉ Đức thánh Trần, mà còn của rất nhiều nhân vật có tên hay không có tên trong một hệ thống truyền thuyết dân gian rất phong phú gắn với các ngôi đền hay các lễ hội, không chỉ được dân gìn giữ bảo tồn mà còn được người đứng đầu mọi triều đại nối nhau công nhận và phong sắc như một truyền thống văn hiến...
Do vậy không lấy gì làm ngạc nhiên, ngay sau khi nước ta giành được độc lập, vào vào dịp “tháng tám giỗ Cha” theo tập quán dân gian, truyền thống vẫn không bị đứt đoạn như một tờ báo đương thời mô tả: “Từ năm này sang năm khác, cái sóng người làm ngập đền Kiếp Bạc đã giữ vững cho chúng ta cái kỷ niệm của bậc danh tướng đời Trần, đã luôn luôn bắt chúng ta không được quên chiến công oanh liệt trên sông Bạch Đằng.
Năm nay, lần thứ nhất chúng ta được tự do làm giỗ Đức Trần Hưng Đạo có tính cách quốc gia. Cái quyền yêu nước, cái quyền sùng kính danh nhân Việt Nam chúng ta lấy được lại rồi... Dựa vào những tầng lớp thanh niên quả cảm, dân tộc Việt Nam lại thắng một lần nữa cũng như các vị anh hùng cứu quốc khi xưa” (Báo Dân Quốc).
Nhưng vào năm đầu của nền dân quốc ấy, lễ giỗ Đức thánh Trần được tổ chức ngay trung tâm thủ đô của nước Việt Nam vừa độc lập. Hàng vạn người dân đã đến dự một cách thành kính và nghiêm trang. Thể theo lời kêu gọi của chính quyền mới, không ai mang vàng mã đến đốt mà chỉ mang theo vật phẩm dâng lễ để sau đó mang đến cứu giúp đồng bào bị đói, trẻ em mồ côi hay các đơn vị quân đội mới thành lập còn đang thiếu thốn mọi bề. Báo chí mô tả, lễ diễn ra suốt một ngay và số lễ vật thu được đến 5 tấn nhu yếu phẩm được dùng vào đúng những mục đích thiết thực.
Ôn lại sử sách, xem chuyện người xưa anh hùng quả cảm trong sự nghiệp lại biết cách gìn giữ truyền thống không khỏi chạnh nghĩ đến chuyện nay. Vẫn non sông ấy, nhưng cái nửa con người (bán tại nhân) thì mỗi thời mỗi khác. Đọc lại ý thơ xưa “Tại đâu đất hiểm, bởi người đức cao” mà thấy lo, để đọc lại lời răn xưa: “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, nước nhà chung sức”.
Đọc lại tư tưởng xưa coi khoan thư sức dân là thượng sách để làm kế sâu rễ bền gốc... Soi vào phẩm cách của các đấng quân vương xưa dám nhường ngôi để mưu tính lâu dài cho cơ đồ quốc gia, biết dùng người hiền, biết tạo người tài, biết nghe lời ngay thẳng và biết dựa vào dân...; hay biết học người xưa bằng sáng tạo mà không giáo điều như lời dặn của Đức thánh Trần... thì không thể không nghĩ về lời răn của người xưa về “Chúng chí thành thành”.
Vẫn diễn ra cái người ta đến với ngôi đền biểu tượng cho hào khí Đông A của người xưa trong cảnh chen chúc, xô đẩy hay “ra luồn vào cúi” chỉ để có được miếng lá ấn hão huyền cầu xin thăng quan tiến chức thì thật đáng hổ thẹn với người xưa...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét