Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015

ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 17

-Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường".  
-Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội!

------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Đường tiền tỷ chưa kịp nghiệm thu đã hư hỏng nặng

Tuyến đường về trung tâm xã Rạch Chèo (huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) dài 9km, được đầu tư 66 tỷ đồng. Đường mới thông xe kỹ thuật đã hư hỏng nghiêm trọng.


Hiện con đường nhiều đoạn lún nứt, sạt lở gần hết, đá lồi lên lởm chởm. Ông Trương Ngọc Lợi (nhà tiếp giáp với con đường, gần cầu Bào Thùng) cho biết “Phía ngoài còn đỡ chứ càng vô sâu trong xã Rạch Chèo đường càng xấu”.

đường tiền tỉ

Tuyến đường chưa kịp nghiệm thu đã có hiện trạng như thế này.

Ông Nguyễn Minh Luân (ấp Tân Nghĩa, xã Rạch Chèo) ngao ngán “Không biết làm đường như thế nào mà mau hư quá. Ngay trước cửa nhà tôi, con đường bỗng dưng lún sâu cả mét một đoạn dài 40m”.

Ông Nguyễn Văn Bé (72 tuổi) phàn nàn bao nhiêu là ban bệ và cán bộ, với thi công, giám sát, chủ đầu tư... mà đường sá mới làm xong đã bê bối như thế này.

Ông Nguyễn Quốc Liêm, Giám đốc Ban quản lý dự án xây dựng huyện Phú Tân, đơn vị làm đại diện chủ đầu tư, nhìn nhận trong quá trình thi công không có gì xảy ra nhưng khi thông xe kỹ thuật (tháng 6/2013) được một thời gian ngắn thì xảy ra tình trạng sụt lún.

Theo ông Liêm, hiện tuyến đường này chưa được nghiệm thu nên trước mắt đơn vị thi công phải bỏ tiền ra gia cố, sửa chữa lại, sau đó mới tiến hành làm rõ nguyên nhân.

Theo Zing.vn

Đường hàng ngàn tỉ mới làm xong đã tan nát

01/10/2015 09:09 GMT+7
    TT - Đường Trường Sơn Đông đi qua tỉnh Gia Lai được đầu tư hàng ngàn tỉ đồng, dù đang trong giai đoạn bảo hành nhưng nhiều nơi đã tan nát. 
    Đường Trường Sơn Đông đoạn qua huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) chi chít các vết gia cố, khắc phục dù đang còn thời hạn bảo hành - Ảnh: B.D.
    Đường Trường Sơn Đông đoạn qua huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) chi chít các vết gia cố, khắc phục dù đang còn thời hạn bảo hành - Ảnh: B.D.
    Nhiều đoạn tuyến hư ngay sau khi máy móc đơn vị thi công vừa rút đi.
    Theo Sở GTVT tỉnh Gia Lai, đường Trường Sơn Đông đoạn qua tỉnh Gia Lai được Tổng cục Đường bộ bàn giao và đưa vào sử dụng từ năm 2013 - 2014, đi qua sáu huyện và một thị xã tại tỉnh này, tổng vốn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng.
    Tuyến đường này ngoài vai trò về an ninh quốc phòng còn là “con đường ánh sáng” kết nối một dọc các buôn làng, các xã vùng xa liền mạch với trung tâm các huyện phía đông tỉnh Gia Lai. Thế nhưng hiện nhiều đoạn đã xuống cấp nghiêm trọng.
    Từ ngã ba đường giáp ranh với thị trấn Kon Chro, đi dọc tuyến đường dẫn qua thị xã Ayun Pa có thể dễ dàng nhận thấy đường bị bong tróc bề mặt với mật độ dày đặc.
    Tại đoạn đi qua xã An Trung, Chư Glong... (huyện Kon Chro) đường xuất hiện nhiều vệt lún liền kề nhau, nhiều vệt lún có bề rộng hàng mét. Mặt đường hư hỏng với mật độ dày đặc chủ yếu trên các đoạn được thảm bêtông nhựa đoạn qua trung tâm huyện Ia Pa.
    Tại đoạn qua thôn Kim Tân, trung tâm huyện Ia Pa nhiều nơi mặt đường bóc lên từng mảng, người đi đường phải lách theo hình răng cưa để tránh ổ voi, ổ gà. Kế các đoạn hư hỏng nặng vừa mới được gia cố, đắp vá thì lại có các mảng bong tróc bề mặt khác đội lên.
    Trao đổi với PV Tuổi Trẻ qua điện thoại, đại tá Hà Huy Hùng - đại diện Ban quản lý dự án 46 (Bộ Quốc phòng), chủ đầu tư đường Trường Sơn Đông qua tỉnh Gia Lai - cho biết đơn vị này đã có báo cáo gửi Sở GTVT và UBND tỉnh Gia Lai về hiện trạng xuống cấp của đường Trường Sơn Đông qua tỉnh Gia Lai.
    Ông Hùng cho biết trước mắt đã yêu cầu các nhà thầu khắc phục các đoạn đường hư hỏng, xử lý gia cố các vết lủng để xe cộ qua lại.
    Ông Lê Văn Hạnh - phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Gia Lai - nói khúc đường hư hỏng nặng nhất kéo dài khoảng 40km từ thị trấn Kon Chro về đến trung tâm huyện Ayun Pa, đoạn này vẫn đang trong thời gian bảo hành.
    “Nguyên nhân làm đường xuống cấp là do các đơn vị liên quan không khảo sát đánh giá hết được cấu tạo địa chất dẫn đến việc sử dụng biện pháp thi công không phù hợp, phần nền đất chưa được gia cố kỹ.
    Khu vực này nền đất yếu, thay vì làm bêtông ximăng thì hầu hết lại thảm bêtông nhựa. Một lý do khác là lượng xe quá khổ quá tải chở mía, nông sản của người dân các huyện tập trung trên đường này rất lớn, trong khi việc giám sát chưa tốt” - ông Hạnh nói.
    Theo ông Hạnh, không chỉ người dân mà UBND các huyện có đường đi qua cũng phàn nàn về việc đường xuống cấp. Sở GTVT đã yêu cầu chủ đầu tư sửa chữa, khắc phục các đoạn đường bị hư hỏng.
    “Một tuyến đường mới đưa vào sử dụng nhưng đã hư hỏng là điều rất đáng tiếc, việc vá lại, gia cố chỉ là biện pháp đã rồi, không thể bằng đường mới được” - ông Hạnh nói và cho biết vừa có văn bản gửi Ban quản lý dự án 46 đề nghị đơn vị này có trách nhiệm sửa chữa, bảo đảm an toàn giao thông tại các đoạn đường hư hỏng trên tuyến đường này.
    Đơn vị làm đường vừa đi thì xuất hiện vệt lún
    Một người dân ở xã Pờ Tó (huyện Ia Pa) cho biết dù đường còn rất mới nhưng nhiều ổ gà xuất hiện trên mặt đường, tạo ra những bẫy rất nguy hiểm cho xe cộ đi lại vào ban đêm.
    Đại diện Phòng kinh tế hạ tầng Ia Pa cho biết đường Đông Trường Sơn xuống cấp quá nhanh, đơn vị làm đường vừa rút đi thì đường đã xuất hiện các vệt lún.
    THÁI BÁ DŨNG

    Đường nghìn tỷ mới thông xe đã bong tróc hàng loạt

    Nhiều đoạn đường trong "Dự án nâng cấp, mở rộng QL1" bị lún, hằn vệt chỉ sau một vài tháng sử dụng. (Ảnh: laodong.com.vn)
    Nhiều đoạn đường trong "Dự án nâng cấp, mở rộng QL1" bị lún, hằn vệt chỉ sau một vài tháng sử dụng. (Ảnh: laodong.com.vn)
    Nhiều công trình của dự án nâng cấp, mở rộng QL1 qua các tỉnh Nam Trung Bộ mới thông xe nhưng có nhiều đoạn đã bong tróc, nhiều “ổ gà” xuất hiện, theo báo Người Lao Động đưa tin.
    Khánh Hòa: Đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, trên 146km đường đã có 9 vị trí hư hỏng
    Dự án nâng cấp, mở rộng QL1 qua tỉnh Khánh Hòa có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, mới thông xe từ ngày 25/9, nhưng nhiều nơi đã sụt lún, có đoạn phải thảm nhựa lại hàng chục mét.
    Được khởi công vào cuối năm 2013, sau 21 tháng triển khai thực hiện, dự án được hoàn thành trước thời hạn so với hợp đồng đã ký khoảng 3 tháng và sớm hơn 15 tháng so với kế hoạch của Chính phủ. Công trình được đánh giá sẽ giảm thiểu tai nạn, góp phần phát triển kinh tế – xã hội cho miền Trung – Tây Nguyên và cho toàn khu vực.



    Công trình khi mới được đưa vào sử dụng. (Ảnh: vnexpress.net)

    Tuy nhiên, BQL Dự án 7 (đại diện chủ đầu tư phần trái phiếu Chính phủ của dự án mở rộng, nâng cấp QL1 qua tỉnh Khánh Hòa) cho biết, đoạn đường 146km mà đơn vị này quản lý đã xuất hiện 9 vị trí hư hỏng với diện tích khoảng 88m2.



    sua chua duong
    Đơn vị thi công đang sửa chữa một hố lớn trên QL1, đoạn qua huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. (Ảnh: nld.com.vn)
    Tại thị xã Ninh Hòa, đoạn qua đèo Rọ Tượng, đèo Bánh Ít, đoạn ngã tư đường lên Bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Hòa cũng xuất hiện các điểm hư hỏng lớn trên mặt đường. Tại huyện Cam Lâm, ở địa phận xã Suối Tân, xuất hiện 2 vết lún khiến nhựa đường ùn lên, đoạn qua xã Cam Tân, cũng xuất hiện nhiều điểm vá lớn
    Phú Yên: Chi 4.350 tỷ đồng, đã có nhiều chỗ bong tróc và hàng chục “ổ gà”
    Dự án nâng cấp, mở rộng QL1 đoạn qua tỉnh Phú Yên dài 66km, với tổng kinh phí 4.350 tỷ đồng mới thông xe ngày 13/10 nhưng nhiều chỗ cũng bong tróc, hằn lún.
    QL1 qua Phú Yên trước đây được phản ánh nhiều về việc chậm tiến độ nhưng sau đó đã thực hiện thông xe sớm hơn nhiều tỉnh. Dự án được khởi công vào cuối năm 2013 và hoàn thành sớm hơn dự kiến 3 tháng, được đánh giá sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Phú Yên và khu vực trong việc phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt sẽ giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.



    QL1 đoạn qua tỉnh Phú Yên. (Ảnh: vnexpress.net)

    Tuy nhiên, chỉ mới được đưa vào sử dụng hơn một tháng, tại đoạn qua thị trấn Chí Thạnh (huyện Tuy An), hàng chục “ổ gà” nối liền nhau đã xuất hiện, nhiều chỗ được vá nhưng tiếp tục bị bong.
    Ông Nguyễn Văn Đạt – một người dân sống ở đây, phản ánh: “Đoạn đường này nền móng yêu. Cứ nghĩ họ sẽ moi lên để làm móng lại, ai dè cứ thảm nhựa lên mặt đường cũ. Mưa xuống không lún mới lạ”. Ông Đạt cho biết thêm, mới cách đây hơn một tuần, lúc trời chập choạng tối, một người đàn ông đứng tuổi điều khiển xe gắn máy qua đây bị sụp “ổ gà”, té nhào.



    o ga
    Một điểm có nhiều “ổ gà” trên QL1 tại thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An (tỉnh Phú Yên). (Ảnh: nld.com.vn)

    Bình Định: Kinh phí gần 7.800 tỷ đồng, nhiều điểm hư hỏng
    Sau khoảng 2 năm thi công và mới thông xe ngày 14/10 vừa qua nhưng đoạn QL1 trong dự án nâng cấp, mở rộng qua tỉnh Bình Định dài khoảng 100km đã có nhiều điểm bị bong tróc.
    Mặc dù được phản ánh giải tỏa mặt bằng chậm, nhưng dự án này với ba dự án thành phần, có một dự án hoàn thành vượt kế hoạch 3 tháng, 2 dự án còn lại hoàn thành đúng tiến độ.



    khanh thanh
    QL1 đoạn qua địa bàn phường Nhơn Thành (thị xã An Nhơn) ngày thông xe. Dự án được đánh giá sẽ góp phần tạo điểm nhấn hạ tầng giao thông, kết nối thông thương, xóa bỏ các điểm đen tai nạn giao thông, tạo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ. (Ảnh: baobinhdinh.com.vn)

    Ông Nguyễn Văn Hưng (ngụ thôn Hòa Dõng) bức xúc: “Không hiểu nhà thầu làm đường kiểu gì mà vừa vài ngày đã hỏng như vậy. Nhiều người chạy xe qua thường bị té ngã”.
    Hà Tĩnh: Đường nghìn tỷ mới khánh thành đã lún nghiêm trọng
    Chỉ sau vài tháng đưa vào sử dụng, nhưng tuyến QL 1A từ thành phố Hà Tĩnh đến Đèo Con thuộc huyện Kỳ Anh (từ Km556 – Km589) đã xuất hiện nhiều vết lún sâu phổ biến từ 3-4cm, đặc biệt có đoạn lún tới 7cm, gây nguy cơ mất an toàn giao thông rất lớn, theo thông tin trên báo Hà Tĩnh.
    Đoạn đường lún trên thuộc Dự án thành phần 2 trong “Dự án nâng cấp QL1A” dài hơn 72km có tổng mức đầu tư 3.303 tỷ đồng. Trong đó, Dự án thành phần 1 đoạn Km517+950 – Km556 dài hơn 38km, tổng mức đầu tư 2.029 tỷ đồng do Sở GTVT Hà Tĩnh quản lý. Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 4 được chỉ định là nhà thầu thi công.



    Đoạn đường bị lún phổ biến từ 3-4cm. (Ảnh: laodong.com.vn)
    Nhiều đoạn từ Km556 – Km560+500 (thuộc địa phận các xã Kỳ Khang, Kỳ Thọ và Kỳ Văn) có độ sâu âm từ 6 – 7cm. (Ảnh: hatinh24h.com.vn)

    Chưa tìm thấy nguyên nhân chủ quan
    Không chỉ các đoạn QL1 đi qua các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ, trước đó, tháng 6/2015, báo Tuổi Trẻ đưa tin, dù được bàn giao vào ngày 28/5/2015 và được đưa vào sử dụng trong thời gian ngắn nhưng dự án nâng cấp, mở rộng QL1 đoạn từ thị trấn Diễn Châu đến Quán Hành (Nghệ An) đã xuất hiện hiện tượng lún, lõm cục bộ, một số lõm vệt bánh xe sâu từ 1-2cm, cá biệt có vị trí sâu tới 2,5cm.
    Trong khi đó, tại tuyến QL1 đi qua huyện Phong Điền (Thừa Thiên – Huế) – nằm trong gói thầu với số vốn hơn 2.000 tỷ đồng, dù mới được sử dụng khoảng hai tháng, nhưng trên tuyến đã xuất hiện nhiều hằn lún vệt bánh xe.



    duong lun tai hue
    Những vệt hằn lún bánh xe xuất hiện trên QL1 đoạn đi qua huyện Phong Điền do Công ty TNHH Trùng Phương thi công, nhiều vệt sâu từ 3-5cm. (Ảnh: nguoiduatin.vn)

    Lý giải đường QL1 đi qua khu vực Nam Trung Bộ bị hư hỏng, các nhà đầu tư đưa ra nhiều nguyên nhân.
    Ông Vũ Ngọc Dương – Phó Giám đốc BQL Dự án Thăng Long (đại diện chủ đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng QL1 qua tỉnh Phú Yên) cho rằng trời mưa là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên.
    Về tình trạng QL1 qua tỉnh Khánh Hòa, ông Nguyễn Chung Khánh – Giám đốc BQL Dự án 7, cũng cho rằng thời gian qua, mưa lớn, nước ngập gây bong tróc, nhiều chỗ có mạch nước chạy ngang qua đường.
    Tại Bình Định, ông Nguyễn Việt Dũng – Đại diện chủ đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng QL1 qua tỉnh Bình Định, cũng đưa ra nguyên nhân trời mưa để lý giải cho hiện tượng đường xuất hiện nhiều điểm bong tróc.
    Giải thích nguyên nhân đường lún ở Hà Tĩnh, ông Trương Đức Liên – Giám đốc điều hành ban quán lý dự án cho biết, do thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng  gây ra nhiệt độ đường quá cao nên việc hằn lún vệt bánh xe là không thể tránh khỏi đối với đường nhựa.
    Tuy nhiên, trao đổi với PV báo Người Lao Động, đại diện các chủ đầu tư cũng thừa nhận một số nguyên nhân khác.
    Theo ông Khánh, đá trộn bê–tông nhựa nóng được lấy tại tỉnh Khánh Hòa có độ kết dính kém, đơn vị thi công phải dùng thêm phụ gia. Khi thi công không thể đều 100% nên chỗ nào phụ gia không khuấy đều thì đường sẽ bị hư.
    Ông Khánh cũng cho biết, chủ đầu tư cùng với đơn vị thi công, tư vấn giám sát và Trường ĐH Giao thông Vận tải có thí nghiệm 42 mẫu bê–tông nhựa nóng rồi rải thử nghiệm ở nhiều đoạn nhưng những điểm thử nghiệm lại bị hư mặt đường.
    Trong khi đó, ông Nguyễn Công Định – Giám đốc Sở GTVT tỉnh Khánh Hòa cho biết, khi thi công đoạn qua tỉnh Khánh Hòa, đơn vị thi công dùng bê-tông nhựa loại hạt to nhằm tránh bị lún nhưng loại hạt to độ rỗng cao nên mưa xuống thì thấm nước nhanh, dễ bong tróc.
    Hòa An tổng hợp
    Xem thêm:

    Tiền xóa đói giảm nghèo 120 nghìn tỷ/năm mà sao người dân vẫn nghèo mãi?

    Theo số liệu thống kê mới nhất vào tháng 9/2015 của Bộ LĐ-TB&XH thì Việt Nam còn 1,4 triệu hộ nghèo. Trong hình, một em bé nghèo ở huyện Đồng Văn (Hà Giang) đang đi lấy củi phụ giúp cha mẹ. (Ảnh: Facebook)
    Theo số liệu thống kê mới nhất vào tháng 9/2015 của Bộ LĐ-TB&XH thì Việt Nam còn 1,4 triệu hộ nghèo. Trong hình, một em bé nghèo ở huyện Đồng Văn (Hà Giang) đang đi lấy củi phụ giúp cha mẹ. (Ảnh: Facebook)
    Theo số liệu thống kê mới nhất vào tháng 9/2015 của Bộ LĐ-TB&XH thì Việt Nam còn 1,4 triệu hộ nghèo (theo chuẩn nghèo của Việt Nam tự đặt ra). Hàng năm đều có các chương trình xóa đói giảm nghèo.
    Dù có nhiều chương trình hỗ trợ, nhưng vì sao nhiều địa phương người dân vẫn cứ nghèo mãi? Các số liệu cho thấy quỹ xóa đói giảm nghèo lên đến 120 nghìn tỷ/năm, nhưng để người dân nhận được 1 đồng tiền xóa đói giảm nghèo, thì phải trả chi phí 10 đồng để nhận được số tiền đó. (Xem bài:  Tiền xóa đói giảm nghèo bị ‘hô biến’ như thế nào)
    Rất nhiều trường hợp các quan chức địa phương đã ăn chặn tiền của người nghèo, khiến cho “chiếc bánh” đến được tay họ chỉ còn một mẩu, nhiều xã nghèo người dân còn không được hưởng một “mẩu bánh” nào cả vì các quan đã ăn hết mất rồi.
    Vậy các quan chức địa phương ăn chặn tiền của người nghèo như thế nào?
    Lập hồ sơ khống để lấy tiền của người nghèo
    Từ năm 2008 đến 2010, xã nghèo Xuân Thắng (thuộc huyện Thường Xuân, Thanh Hóa) được hỗ trợ 115 triệu đồng (tính bằng trâu bò, 5 triệu đồng 1 con).
    Thế nhưng cán bộ xã nói là để nhận 5 triệu đồng hỗ trợ này phải bỏ ra thêm tiền ra mua trâu bò mới được nhận, các hộ nghèo này không đủ tiền nên chẳng dám bỏ tiền ra mua. Kết quả các hộ nghèo không được hưởng số tiền này, thay vào đó là 9 hộ khác không nằm trong chuẩn nghèo được nhận 45 triệu đồng.
    Số tiền còn lại là 70 triệu đồng thì chủ tịch xã là Vi Hồng Quang cùng Kế toán trưởng Vi Thanh Tuyết lập hồ sơ khống để chiếm đoạt.
    Sau đó sự việc được thanh tra, ông Quang Và Tuyết phải nộp lại số tiền đã chiếm đoạt, nhưng không hề có bất cứ hình thức kỷ luật nào. Đến nay ông Quang vẫn giữ chức chủ tịch xã, ông Tuyết chuyển sang làm viên chức phụ trách mảng dân tộc.
    Đàn dê ‘đi nhầm’ vào nhà Bí thư huyện ủy
    Vào tháng 6/2014, ở huyện Thạch Thành (tỉnh Thanh Hóa) được phân 24 con dê giống để trợ cấp cho 6 hộ dân nghèo xã Thành Yên. Thế nhưng trên giấy tờ khi ký xác nhận khi nhận dê thì chỉ có 3 hộ nằm trong diện chuẩn nghèo, 3 hộ còn lại không nằm trong đối tượng nghèo được trợ cấp dê.
    Kết quả là chỉ có 12 con dê đến được hộ nghèo, 12 con còn lại được chuyển đến trang trại nhà ông Bí thư huyện ủy Đỗ Minh Qúy, nhưng lại được 3 hộ sai đối tượng nghèo ở trên ký nhận dê.
    Mãi đến đầu năm 2015, nhờ đơn thư của người dân, sự việc mới được phát hiện, 12 con dê mới được phân phát đúng cho các hộ nghèo.
    Giải thích cho việc 12 con dê ‘chạy nhầm’ vào trang trại nhà Bí thư huyện ủy, ông Trương Văn Gương – Chủ tịch UBND xã Thành Yên cho báo Lao Động biết: “Thì đưa vào đó có điều kiện chăm sóc vì trang trại của bác ấy đã có hơn 70 con dê”.
    Làm giả chứng từ để chiếm đoạt tiền hỗ trợ người nghèo
    Năm 2011, UBND huyện Con Cuông (tỉnh Nghệ An) chuyển cho xã Lục Dạ số tiền 310 triệu đồng để hỗ trợ cho 24 viên chức xã có mức lương thấp và hỗ trợ 304 triệu đồng cho 1.216 hộ nghèo của xã Lục Dạ.
    Tuy nhiên, kế toán xã La Đức Cẩm lại “bàn kế” cho Chủ tịch xã là Lô Văn Nhung “không phát cho hộ nghèo” mà chuyển sang nguồn chi thường xuyên của địa phương để dễ làm khống chứng từ chiếm đoạt số tiền trên.
    Lợi dùng quyền thế ăn chặn tiền cứu trợ thiên tai
    Chủ tịch xã Xuân Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa là Lê Khả Nguyên đã lợi dụng chức vụ để ăn chặn tiền hỗ trợ thiên tai lụt lội của các hộ nghèo trong xã. Khi bị bắt vào năm 2013, ông Nguyên đã ăn chặn tổng cộng 129 triệu đồng hỗ trợ người nghèo.



    (Ảnh minh họa/Internet)

    Chiếm đoạt gạo cứu đói của người nghèo
    Ngày 31/12/2013, Trưởng thôn Cường Thịnh (xã Yên Hùng, huyện Yên Định, Thanh Hóa) là ông Lê Quang Trung nhận 74 kg lúa giống để phát cho dân nghèo, nhưng ông chỉ phát 4 kg cho 2 hộ, còn lại để bán hết lấy tiền với giá 50.000 đồng/kg.
    Số gạo cứu đói cho người nghèo, ông Trung cũng chỉ phân phát một phần, còn lại ông chiếm đoạt rồi bán hết lấy tiền.
    Ông Lê Đình Sâm – một người dân thôn Cường Thịnh bức xúc cho báo Dân Trí biết: “Bao nhiêu lần họp dân, chúng tôi đều nói về việc trả lại lúa cho chúng tôi nhưng ông Trung vẫn cứ nói là không có. Ngay cả việc ăn chặn lúa của người nghèo cũng vậy, ông ấy cũng chối là không có, ai phát biểu trong hội nghị cũng bị ông ấy chửi. “Ỉm” lúa của dân đã là quá đáng đằng này ăn cả mấy cân gạo cứu đói thì không thể chấp nhận được. Mấy năm trời không trả…”
    Các vụ việc chiếm đoạt tiền hỗ trợ người nghèo như thế có rất nhiều, địa phương nào cũng có, nhưng chỉ có một phần rất nhỏ được phát hiện ra mà thôi.
    Mỗi khi ở địa phương nào có thiên tai lụt lội, người dân cũng như các nhóm hội, các tổ chức lại kêu gọi quyên góp tiền của giúp đỡ người nghèo, nhưng được bao nhiêu trong số đó đến được tay người nghèo?
    Có lẽ chỉ có những tổ chức đến tận nơi bão lũ – đưa tiền tận tay cho người nghèo là họ chắc chắn nhận được, còn nếu gửi cho các quan chức địa phương thì lòng tốt của họ đa phần đều chạy vào nhà các quan chức địa phương.
    Các số liệu cho thấy, để người dân nhận được 1 đồng tiền xóa đói giảm nghèo, thì phải trả chi phí 10 đồng để nhận được số tiền đó. Nhưng thực tế chỉ một phần hộ dân may mắn nhận được số tiền này, còn một phần lớn khác đã vào nhà của các quan xã – huyện.
    Các chính sách hỗ trợ người nghèo thoạt nhìn là tốt, nhưng với cách làm của các quan chức đã biến chất, thì chính sách ấy giống như “miếng bánh ngon” dành cho các quan chức mà thôi. Và người nghèo vẫn mãi hoàn nghèo!
    Ngọn Hải Đăng
    Xem thêm:

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét