Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015

KIẾP GIANG HỒ 51 (Cờ thế)

(ĐC sưu tầm trên NET)

20 năm tranh bá - sau Nguyễn Thành Bảo linh hồn tượng kỳ Việt Nam ở nơi đâu?

    20 năm tranh bá chi lộ - sau Nguyễn Thành Bảo linh hồn tượng kỳ Việt Nam ở nơi đâu?

    Ngày 25-8, vòng đấu thứ 6 của giải vô địch cờ tướng thế giới năm 2015 diễn ra tại CHLB Đức, Trịnh Duy Đồng của đội tuyển Trung Quốc cầm quân đen với tàn cục mã pháo đã khéo thắng Lại Lý Huynh của đội tuyển Việt Nam, qua đó cũng tuyên cáo việc tranh đoạt chức quán quân của đội Việt Nam lại 1 lần nữa thất bại.

    Cờ tướng, bắt nguồn từ Trung Quốc, là quốc bảo mấy nghìn năm của dân tộc Trung Hoa. Năm 1990, giải vô địch thế giới lần thứ nhất được tổ chức tại Singapore. Tại giải năm đó Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Tây Mã, Ma Cao là các đoàn lần lượt xếp đầu, còn về thành tích cá nhân Lữ Khâm, Hồ Vinh Hoa, Ngô Quý Lâm, Từ Tuấn Kiệt, Dư Trọng Minh, Từ Diệu Vinh là 6 kỳ thủ có thành tích tốt nhất. Năm 1995, giải vô địch thế giới 1 lần nữa lại được tổ chức tại Singapore, đây cũng là lần đầu tiên cờ tướng Việt Nam được vinh danh trên đấu trường quốc tế khi đứng sau Trung Quốc, Đài Loan và Tây Mã.

    Từ đó về sau, cờ tướng Việt Nam bắt đầu con đường dài tranh bá với các cường quốc cờ tướng khác, năm 1999, kỳ thủ sinh năm 1962 Trềnh A Sáng đã là danh tướng đầu tiên của Việt Nam được xướng tên tại 1 giải vô địch thế giới, chính thức mở màn cho cuộc đấu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nối tiếp thành công là vào năm 2001, kỳ thủ Trềnh A Sáng đã đoạt điện quân giải thế giới năm đó chỉ sau Hồ Vinh Hoa, Lữ Khâm và Ngô Quý Lâm.

    Nhưng thời kỳ huy hoàng nhất của cờ tướng Việt Nam là do “song Nguyễn” Nguyễn Vũ Quân, Nguyễn Thành Bảo tạo lên. Năm 2005, Nguyễn Vũ Quân đoạt huy chương đồng cá nhân, đồng thời đội Việt Nam cũng giành vị trí thứ 2 đồng đội, trên bảng vàng đã có bóng dáng của đội tuyển cờ tướng Việt Nam, sự kết hợp giữa Nguyễn Thành Bảo và Nguyễn Vũ Quân đã thực sự là 1 trở ngại cho bất kỳ 1 quốc gia nào khác ngoài Trung Quốc, sự nổi dậy của “song Nguyễn” diễn ra trong 1 thời gian khá dài, “thế giới đệ nhị” do Việt Nam nắm giữ, nhưng trời kỵ anh tài, năm 2009 Nguyễn Vũ Quân vì bệnh mà qua đời, cờ tướng Việt Nam mất đi 1 đại tướng.

    http://cotuong.thanglongkydao.com/images/metro/red/misc/quote-left.png); background-position: 0% 50%; background-repeat: no-repeat;">
    Tây độc Nguyễn Thành Bảo

    Cờ tướng Việt Nam trong lúc khó khăn đó, Nguyễn Thành Bảo đã 1 mình đơn độc bước vào vũ đài cờ tướng thế giới, Nguyễn Thành Bảo có diện mạo của 1 “hiệp khách”, khi lâm trận ngoại hình rất giống Hứa Văn Cường trong bộ phim nổi tiếng “Bến Thượng Hải” của Trung Quốc, kỳ phong cương mãnh dị thường, sát lực kính bạo, rất nhiều kỳ vương hải ngoại đã bị kích bại dưới tay Nguyễn Thành Bảo. Ngay cả những cao thủ tuyệt đỉnh của Trung Quốc cũng thường xuyên thất thủ, 


    Giải cờ tướng thế giới năm 2009, Nguyễn Thành Bảo liên tiếp thắng 4 ván, vòng thứ 5 “đụng” phải Triệu Hâm Hâm, Triệu Hâm Hâm cấp tốc nghiên cứu đại phi đao song pháo quá hà, dựa vào lợi thế đi trước đã kích bại Nguyễn Thành Bảo, giải đấu năm đó, Nguyễn Thành Bảo về thứ 2, đây là lần mà cờ tướng Việt Nam tiệm cận nhất với chức vô địch thế giới, chỉ kém duy nhất quán quân Triệu Hâm Hâm 1 điểm. Tại Á Vận Hội năm 2010, Nguyễn Thành Bảo tàn cục mã pháo sĩ tượng toàn đã bại trận trước Hồng Trí xe mã sĩ tượng toàn, bỏ lỡ thời cơ tốt giành chức quán quân, nhược điểm cờ tàn của các kỳ thủ Việt Nam thực sự là 1 vết thương rất khó lành.

    Trận đấu cuối cùng vòng bảng Hàn Tín Bôi năm 2011, Nguyễn Thành Bảo ở trung cuộc đã hình thành thế thắng trước Hứa Ngân Xuyên, nhưng đáng tiếc 1 nước “pháo tiên song quái” vẫn chưa được sử ra, đánh mất cơ hội vào chơi chung kết, trên thực tế đối với cái cách mà Nguyễn Thành Bảo công kích đối thủ mà nói, “tiên song quái” không có gì là khó, cái khó đó là sự kính sợ trong tâm của Nguyễn Thành Bảo. Giải vô địch thế giới cùng năm, Nguyễn Thành Bảo cùng với sự tham gia của Hứa Ngân Xuyên và Tưởng Xuyên đã lần thứ 3 xếp hạng 3 giải thế giới, vị trí á quân đồng đội của đội tuyển Việt Nam càng không thể phá vỡ.

    Sau năm 2011, do nhiều nguyên nhân khác nhau, linh hồn của cờ tướng Việt Nam – Nguyễn Thành Bảo đã dần dần rời xa vũ đài cờ tướng quốc tế, sự xuất hiện của các kỳ thủ mới như Lại Lý Huynh, Uông Dương Bắc, Tôn Thất Nhật Tân, Nguyễn Hoàng Lâm nhưng cờ tướng Việt Nam vẫn chưa thể 1 lần nữa khiến cho các quốc gia khác phải nể phục, ngôi vị “thế giới đệ nhị” cũng đã bị đội Ma Cao đoạt mất từ giải vô địch thế giới gần đây nhất. Ngày nay, Lại Lý Huynh cũng có 1 chút bóng dáng của Nguyễn Thành Bảo, nhưng tàn cục mã pháo đơn sĩ tượng bại bởi mã pháo sĩ tượng toàn, tàn cục vẫn là 1 vết thương rất khó lành, mà sau Nguyễn Thành Bảo, linh hồn mới của cờ tượng Việt Nam ở nơi đâu?


    Nguồn: Sina

    Giang hồ kỳ thủ

    Quách Bảo Toàn | 12/16/2013 |
    Cờ tướng là môn thể thao cân não xuất phát từ Trung Quốc và rất phổ biến ở Việt Nam. Không ít kỳ thủ làng cờ Việt Nam nổi danh thế giới với những ván cờ kỳ ảo. Tùy theo ngoại hình, tính cách, thói quen, quái chiêu, tuyệt kỹ...của từng danh thủ mà họ được quần hùng tặng những biệt danh thú vị, dựa vào những nhân vật nổi tiếng trong các pho tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung.
    Chánh và tà
              Không phải ngẫu nhiên mà người xưa thường ví một ván cờ như một trận chiến,mỗi chiêu mỗi thức trong cờ tướng được ví như các chiêu thức trong võ lâm. Không ít bậc cao nhân, tiền bối vì mê cờ mà kết giao bằng hữu, huynh đệ...
               Sài Gòn trước 1975, xuất hiện nhóm "Võ Đang thất hiệp" vang danh tứ hải. Các cao thủ này là những bậc trí thức với những nghề danh giá. Họ thường luận cờ để giải khuây và hay hành hiệp trượng nghĩa bằng cách chỉ bảo cho các hậu bối. Theo thứ bậc về tuổi tác cũng như tuyệt nghệ mà họ được phân chia ngôi thứ. Người được quần hùng tôn sùng gọi là đại ca Tống Viễn Kiều chính là nhà giáo Lê Văn Đặng, ông là kỳ thủ có nhiều chiêu thức biến hóa nên được các huynh đệ nể trọng. Nhị ca Nguyễn Hữu Quang cũng kiếm sống bằng nghề gõ đầu trẻ. Người thứ 3 là bác sĩ Nguyễn Minh Nhật, tứ ca Châu Diễm Diệu, lão ngũ là "tiểu tướng" Quách Anh Tú - hiện là Chủ tịch Liên đoàn Cờ TP.HCM, còn quý tử của nhà văn Bình Nguyên Lộc - giáo sư Tô Hòa Dương xếp hàng thứ 6. Nhưng thành công hơn cả về nghiệp cờ tướng lại là thất đệ Lê Thiên Vị - hiện là Ủy viên BCH Hiệp hội Cờ tướng châu Á, HLV trưởng đội tuyển cờ tướng Việt Nam. Nhóm “Võ Đang thất hiệp” thường tập họp và bàn luận về cờ tại "sơn trang" thầy giáo Đặng và những buổi luận cờ này chỉ ngưng khi danh thủ Trương Thúy Sơn Quách Anh Tú lên đường tham gia cách mạng năm 1968.
    Nhờ thường xuyên luyện công, nên công lực của Mộc Thanh Cốc Lê Thiên Vị ngày càng thăng tiến. Trong những lần xuống núi, Lê Thiên Vị từng lập các chiến công hiển hách như: vô địch Sài Gòn năm 1970, đạt đẳng cấp Quốc tế đại sư tại Giải vô địch thế giới lần 4 - 1995 với tấm HCB Phi Hoa Duệ. Thời đó Lê Thiên Vị tung hoành ngang dọc chốn giang hồ và trăm trận trăm thắng ở các ván cờ độ tại các kỳ đài nổi tiếng ở đường Công Lý (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Không cần dùng hết khoảng thời gian đốt cháy một nén nhang, kỳ thủ Lê Thiên Vị đã dễ dàng triệt hạ đối thủ. Lúc đó, mỗi khi gặp công tử họ Lê, người giang hồ thường hỏi, hôm nay thắng được bao nhiêu, chứ ít ai hỏi thắng nhiều hay ít. Vì thường xuyên triệt hạ đối thủ bằng các chiêu độc nên biệt danh "Thiên hạ đệ nhất sát" đã làm chết tên thất đệ Mộc Thanh Cốc Lê Thiên Vị. Đã có nhất sát thì phải có nhị sát, tam sát. Hai người bạn thân Trần Quới và Lê Nhị Trí đã đồng ý cùng hội cùng thuyền với Lê Thiên Vị để chấp nhận hỗn danh "Giang hồ tam ác".

    Hai kỳ thủ số một VN
             Thành công nhất trong làng cờ VN phải kể đến “Tứ liên bá" (4 lần vô địch liên tiếp) Mai Thanh Minh. Khuôn mặt khắc khổ và nước da tai tái là đặc điểm chung của những người từng tham gia lực lượng Thanh niên xung phong. Chính vì đặc điểm này, nên mọi người thường gọi anh là Minh "rét" mỗi khi anh xuất hiện ở các làng cờ độ. Sau khi được tập luyện dưới sự huấn luyện bài bản của cố danh thủ Phạm Thanh Mai, công lực của Mai Thanh Minh trở nên thâm hậu. Chính anh là người đã làm rạng danh làng cờ VN với giải hạng 3 thế giới tranh cúp Phật thừa (Hawaii 1999). Anh cũng là người đầu tiên của VN vinh dự được phong Quốc tế đại sư. Cùng với các đồng đội của mình, Mai Thanh Minh từng đoạt HCĐ giải hạng 3 đồng đội thế giới 2000, 2 HCB đồng đội châu Á 1994, 1998. Trong một lần trả lời phỏng vấn, Mai Thanh Minh bật mí: "Tôi thường thi đấu theo kinh nghiệm và thường dùng “vô chiêu để thắng hữu chiêu". Điều này phù hợp với nhân vật Lệnh Hồ Xung trong "Tiếu ngạo giang hồ" nên người đời đặt cho anh biệt danh "Độc cô cửu kiếm".
    Một kỳ thủ khác cũng danh nổi như cồn chính là "Túy kỳ tiên" Trềnh A Sáng. Không hổ danh là đệ tử lưu linh, Trềnh A Sáng uống rượu chẳng thua gì Tiêu Phong. Hễ gặp chiến hữu là uống, có người mời là OK. Có một giải đấu vì cả nể bằng hữu mà "Túy kỳ tiên" uống say bí tỉ nên phong độ giảm sút, may nhờ nội lực thâm hậu mà anh dần lấy lại phong độ ở các ván sau và xuất sắc đoạt huy chương tại giải. Thành tích của Trềnh A Sáng cũng rất đáng nể với 4 lần vô địch quốc gia cùng tấm HCV Giải vô địch ĐNA 1996, HCĐ cá nhân Giải vô địch châu Á 2001. Trềnh A Sáng cũng là kỳ thủ đầu tiên của VN đạt chuẩn Đặc cấp quốc tế đại sư. Như các nhân vật chính của Kim Dung, Trềnh A Sáng xuất thân nghèo khổ với nghề bán giày dép. Nhưng ít ai ngờ "hài chảy" đã đạt đến "tầng thứ 9" của môn cờ tướng bằng sự đam mê của mình. Trong các kỳ đài ở TP.HCM, những ván đấu giữa "Độc cô cửu kiếm" Mai Thanh Minh và "Túy kỳ tiên" Trềnh A Sáng luôn thu hút đông đảo quần hùng và những ván đấu này thường được giang hồ bàn luận suốt một khoảng thời gian dài sau đó. Các hội cờ người ở các ngày lễ, Tết do kỳ thủ này làm thống soái cũng luôn thu hút đông đảo người xem bởi những cách điều quân, khiển tướng kỳ diệu.


    Những lữ khách giang hồ 
         Tác phẩm võ hiệp thường xoay quanh các môn phái, bang hội, các gia đình thế gia vọng tộc với những tuyệt chiêu riêng thì trong làng cờ VN cũng có những gia đình nổi tiếng vì tuyệt kỹ chơi cờ. Nổi bật trong số đó là 4 anh em ruột mà người đời thường gọi là "Diệp gia tứ hổ", gồm: Diệp Khai Nguyên, Diệp Khai Dương, Diệp Khai Hằng và Diệp Khai Hồng. Cả 4 đều là những cao thủ hàng đầu trong giới kỳ thủ. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau mà hiện chỉ còn mỗi mình Đại hổ Quốc tế đại sư Diệp Khai Nguyên là vẫn còn bám trụ với cờ. Từng nổi tiếng châu lục với 2 ván cờ hòa trước đại danh thủ Hồ Vinh Hoa của Trung Quốc, Diệp Khai Nguyên cũng chính là sư phụ của 2 kỳ thủ nổi tiếng Ngô Lan Hương và Trương Lê Hoàng.
    Một kỳ thủ tài hoa xuất chúng khi còn rất trẻ chính là kỳ thủ Trần Văn Ninh. Mới ở độ tuổi 18, Ninh đã làm dậy sóng giang hồ và làm điên đảo nhiều danh kỳ từ Nam chí Bắc trên bước đường hành tẩu. Giọng nói nhỏ nhẹ, tính cách thâm trầm, lại hùng cứ một vùng duyên hải miền Trung nên giang hồ phong cho anh biệt danh "Đông phương bất bại". "Không giống ai", lại là một hiện tượng khác của "Phong trần quái khách" Hoàng Đình Hồng. Với kỳ tài của mình, ông đã một mình chu du khắp chốn giang hồ, biết tất cả các tụ điểm, bang giao với hầu hết kỳ tài trong thiên hạ. Nhưng đi thi đấu cờ độ lại cứ thích đi một mình, nên biệt danh "Độc hành đại đạo" âu cũng xuất phát từ đó. Quốc tế đại sư Mong Nhi cũng nổi bật không kém khi được báo chí nước ngoài phong tặng là "Việt Nam hắc hiệp" khi ông xuất thần đánh bại Đặc cấp quốc tế đại sư của Hồng Kông Triệu Nhữ Quyền.
        Trong giới nữ, VN cũng có lắm hảo thủ mà mỗi lần nhắc tên các danh kỳ nam cũng đôi phần nể trọng. Chuyên thách đấu cờ độ khắp hang cùng ngõ hẻm với các đấng mày râu là "Diệt tuyệt sư thái" Lê Thị Hương. Rất nhiều người vì xem thường nữ giới mà bị sư thái móc đến cháy túi. Thường sử dụng những chiêu thức giang hồ, nhưng các nước cờ của Hương lại biến hóa khôn lường khiến bao phen làm đối thủ ôm hận. Khi tiếng tăm của Hương đã bay xa khỏi khu vực Tân Định, Đa Kao thì Hương được "Độc hành đại đạo" Hoàng Đình Hồng giới thiệu cô về đầu quân cho CLB cờ quận 4 và cô nhanh chóng chiếm một suất chính thức của đội tuyển quốc gia. Sư thái Lê Thị Hương đã đem về cho VN 2 HCB, 2 HCĐ châu Á và trở thành nữ kỳ thủ đầu tiên của VN được phong Đặc cấp quốc tế đại sư.
         Ngoài ra các tên tuổi như: "Bạch mi Ưng vương" Trương Á Minh, "Sát nhân vô ảnh" Trần Quốc Việt, "Khô Mộc Thiền sư" Dương Thanh Danh, "Tía Sam Long vương" Trần Thị Ngọc Thơ, "Thiết chưởng lão nhân" Trịnh Mỹ Linh, "Thiếu lâm Không Kiến thần tăng" Phạm Tấn Hòa... cũng đều được xem là những kỳ tài của VN với những tuyệt chiêu riêng biệt.

    (Nguồn:INTERNET)

    Các ván cờ hay của danh thủ Trần Quới

    Quách Bảo Toàn | 9/16/2013 |
    Danh thủ Trần Quới sinh năm 1957 tại Sài gòn. Cha là kỳ thủ Trần anh Minh (thường được gọi là Lác) cũng là một cao thủ Sài gòn xưa. Chính vì vậy mà Trần Quới mới có tên là Lác chảy . Chảy tiếng Quảng đông có nghĩa là “đứa trai”. Các  kỳ hữu chắc ít ai biết tới ông Trần anh Minh vì ông chỉ có tiếng trong làng cờ độ giang hồ. Trong quyển Việt nam tượng kỳ phổ ( 2 tập) bằng chữ Hoa chép lại nhiều ván của những danh thủ phương Nam xưa như Nguyễn thành Hội, Hứa văn Hải, Lý văn Hùng… nhưng chỉ có 1 ván duy nhất ghi lại ván đấu của ông Trần anh Minh ( thua Hà quang Bố). 
       Ngay từ thời nhỏ, Trần Quới đã thường xuyên xem cha mình đánh cờ và đã sớm bộc lộ tài năng thiên bẩm. Trần Quới vào đời rất sớm, chỉ 11 hay 12 tuổi đã cầm con cờ kiềm sống . Năm 1974 khi danh thủ Hongkong là Lê huệ Đông sang nước ta giao hữu với 4 danh thủ Sài gòn lúc đó (Lê văn Tám, Phạm thanh Mai ,Phạm tấn Hòa, Trần đình Thủy ) thì bên lề, danh thủ Hongkong này cũng có đánh độ với Trần Quói .Lúc bấy giờ Lê huệ Đông chấp Trần Quới 2 tiên, kết quả Trần Quới thắng. Sau 1975, Trần Quới đã đạt đến trình dộ cao thủ hạng nhất, đủ khả năng đánh phân tiên với Phạm tấn Hòa ( là quán quân giải toàn thành 1976). Tuy nhiên khi tham gia giải toàn thành 1977, Trần Quới lại thua Lý anh Mậu, không vào được 8 hạng đầu. Sang năm 1978, Trần Quới mới có được thành tựu ban đầu là vô địch giải toàn thành (TPHCM) lúc ông 21 tuổi. Trận chung kết với danh thủ Hứa kim Thành (còn gọi Tiều Nam vang) diễn ra giằng co đến ván thứ 5 thì Trần Quới mới thắng được đối thủ trong một ván cờ kéo dài 123 nước. Hình ván cờ bên dưới là ván cờ trận chung kết sau khi Xanh(Trần Quới) đi xong nước 22. Sang năm 1979 Trần Quới lại đoạt quán quân giải Bát đại cao thủ qui tụ 8 danh thủ hàng đầu. Kể từ lúc đó, địa vị số 1 của danh thủ Trần Quới trong làng cờ phương Nam là không còn phải bàn.

    Tổng hợp các ván cờ của danh thủ Trần Quới


    Trần Quới- Một thiên tài cờ hiếm thấy




    Trần Quới sinh năm 1957, con của danh thủ Trần Anh Minh- một tay cờ giang hồ người hoa khét tiếng hồi thập niên 40, 50 của thế kỷ trước. Trình độ cờ của Trần Anh Minh so với các cao thủ đương thời như Lý Anh Mậu, Trần Mỹ, Tất Kiên Dương… thì kém một bậc, nhưng những tay cờ hạng thường thường bậc trung nghe tên anh Lác- Một biệt hiệu của Trần Anh Minh, đều khiếp đảm vì đi cờ nhanh như giông như gió và ra đòn rất độc địa. Chỉ có ông Năm Sáng mới có thể so sánh biệt tài này với anh ta mà thôi. Ngày trước có lần Trần Anh Minh mò lên xứ Chùa tháp đi giang hồ kiếm tiền, gặp lúc cộng đồng người Hoa ở đây tổ chức giải vô địch, anh ta ghi tên tham dự và đoạt được cúp, khiến quần hùng ở Phnom Penh khiếp đảm, tôn vinh anh ta là “kỳ vương Nam vang”.

    Như vậy Trần Quới là con của kỳ vương Lác nên cũng mang biệt danh như cha là “Lác chảy”, nghĩa là Lác con, ai hiểu là con của Lác cũng không sai. Bạn bè rất thích gọi biệt danh này, mà Trần Quới thì không bao giờ tỏ ra khó chịu hay phản đối, bởi bản thân Trần Quới không hề bị lác tý nào. Mẹ của Quới là người Kinh. Do hoàn cảnh rất nghèo, Quới phải bỏ học từ năm lớp 8 để đi giang hồ kiếm sống bằng nghiệp đánh cờ của cha. Với dáng tầm thước, gương mặt sáng lán, đôi mắt hơi nhỏ nhưng linh động, thông minh, khiến Trần Quới có vẻ điển trai là đằng khác. Quới suy nghĩ tính toán các nước cờ cực kỳ mau lẹ. Đặc biệt trong những thế cờ căng thẳng, Quới luôn tìm được những nước đi chính xác, nhằm củng cố thế trận của mình và gây lúng túng cho đối phương. Nhiều người nói chính Trần Anh Minh dày cho Quới những nước đi đầu tiên trong chơi cờ, điều này không sai nhưng thường anh Lác có rảnh đâu mà dạy. Chủ yếu dẫn con ra sòng cờ cho nó chạy chơi quanh quẩn, còn bản thân ông bố tìm người cáp độ rồi mải miết đánh chớ có dạy gì đâu. Nhưng từ khi biết cái hay của cờ, Trần Quới tự mày mò theo dõi, học tập và thỉnh thoảng về nhà mới hỏi cha vài chỗ khó hiểu mà thôi.

    Lần đầu tiên Trần Quới chính thức xuất hiện trước làng cờ là năm 1977, tại giải Mừng xuân. Lúc đó Quới đúng 20 tuổi và mặc dù tại giải này Quới không thành công nhưng đã để lại một dấu ấn sâu sắc. Ngay 2 ván thua danh kỳ Lý Anh Mậu cũng là 2 ván lịch sử mang đầy kịch tính, vừa chứng tỏ sự thông minh của Quới vừa cho thấy sự non kém, thiếu kinh nghiệm của con tuấn mã vừa mới trưởng thành. Không phải đợi lâu, ngay giải mừng xuân năm sau 1978, Quới đã vươn mình lớn nhanh như Phù Đổng, dũng mãnh đè bẹp quần hùng, đoạt chức vô địch một cách oanh liệt. Rồi liên tiếp các năm sau, Trần Quới luôn khẳng định vị trí số 1 của mình tại các giải lớn nhỏ của thành phố. Những danh kỳ lỗi lạc một thời như Phạm Thanh Mai, Hứa Kim Thành, Trần Đình Thủy, Phạm Tấn Hòa đều phải nhường bước cho tuổi trẻ tiến lên. Vì ngày năm 1979, tại giải “Các danh thủ hàng đầu của thành phố” Trần Quới chiếm giữ ngôi quán quân một cách thuyết phục trước các đàn anh. Thời kỳ này, Quới mạnh dạn đi giang hồ từ các tỉnh, thành phía nam ra các tỉnh miền trung. Bất cứ nơi nào có tay cờ nổi tiếng, Quới đều tìm đến khiêu chiến. Các cao thủ miền trung nổi tiếng lúc bấy giờ như Nguyễn Thọ Phú, tức Xí (Nha trang), Nguyễn Minh Trưng (Bình định), Phan Hiền Khánh (Phan thiết), Hà Hồng Quan (Mỹ tho)… đều đã so tài và tất cả đều là bại tướng của Trần Quới. Danh thủ Phan Hiền Khánh của Phan thiết là tay cờ nhiều năm đoạt vô địch tại địa phương này, xưa nay chưa hề lùi bước trước bất kỳ cao thủ nào ở suốt dải miền trung. Thế mà khi gặp Trần Quới, anh bị đánh bại liên tục, để cuối cùng Trần Quới phải chấp anh 1 mã mà anh vẫn thua. Sau này Phan Hiền Khánh nhớ lại và nói với bạn bè: “Trong cuộc đời chơi cờ của tôi, người mà tôi khâm phục nhất là Trần Quới. Vào thời kỳ tôi sung sức thì dù các danh thủ như Phạm Thanh Mai, Lê Văn Tám, Phạm Tấn Hòa… chưa ai có thể chấp nổi tôi 3 tiên, thế mà thằng nhóc Lác chảy chấp tôi 1 mã, thử hỏi có tức không? Tổng kết lại tôi vẫn còn lỗ nhiều. Mà càng tức, càng chơi thì càng thua. Thật là lạ”

    Trần Quới- thiên tài cờ Tướng tài hoa, bạc mệnh

    Cờ Tướng là trò chơi được ưa chuộng và phổ biến trên toàn thế giới hiện nay. Với tính năng sát phạt vui nhộn và giải trí cao, cờ Tướng mang lại cho người chơi những phút giây thư giãn bổ ích và tuyệt vời nhất. Đến nay, cờ Tướng đã chinh phục được trái tim của nhiều người chơi ở mỗi độ tuổi khác nhau và nhiều tay chơi đã trở thành kỳ thủ trong bộ môn này, đưa tên tuổi vang xa trong làng cờ. Trong đó, Việt Nam cũng là một quốc gia yêu mến bộ môn này và Trần Quới được xem là thiên tài cờ Tướng tài hoa, bạc mệnh.
    Danh thủ Trần Quới sinh năm 1957 tại Sài gòn. Cha là kỳ thủ Trần anh Minh (thường được gọi là Lác) cũng là một cao thủ Sài gòn xưa. Ngay từ thời nhỏ, Trần Quới đã thường xuyên xem cha mình đánh cờ và đã sớm bộc lộ tài năng thiên bẩm. 
    Trần Quới vào đời rất sớm, chỉ 11 hay 12 tuổi đã cầm con cờ kiềm sống.  Năm 1978, Trần Quới mới có được thành tựu ban đầu là vô địch giải toàn thành (TPHCM) lúc ông 21 tuổi. Trận chung kết với danh thủ Hứa kim Thành (còn gọi Tiều Nam vang) diễn ra giằng co đến ván thứ 5 thì Trần Quới mới thắng được đối thủ trong một ván cờ kéo dài 123 nước.
    Thời kỳ này, Quới mạnh dạn đi giang hồ từ các tỉnh, thành phía nam ra các tỉnh miền trung. Bất cứ nơi nào có tay cờ nổi tiếng, Quới đều tìm đến khiêu chiến. Các cao thủ miền trung nổi tiếng lúc bấy giờ như Nguyễn Thọ Phú, tức Xí (Nha trang), Nguyễn Minh Trưng (Bình định), Phan Hiền Khánh (Phan thiết), Hà Hồng Quan (Mỹ tho)… đều đã so tài và tất cả đều là bại tướng của Trần Quới. 
    Năm 1979, nhà Văn hóa quận 1 tổ chức một giải cờ Tướng dành cho tám danh thủ hàng đầu của tp HCM, ngoài Trần Quới còn có một số danh thủ như Phạm Nam Đài, Phạm Tấn Hòa, Trần Chí, Lê Văn Tám… kết quả cuối cùng Trần Quới cũng chiếm được hạng nhất.
    Tháng 4/1988 hai danh thủ Hà Nội là Nguyễn Tấn Thọ và Đinh Trường Sơn vào thăm thành phố HCM. Liên đoàn cờ thành phố  HCM phối hợp với Phòng TDTT Quận 1 (nay là Trung tâm TDTT quận 1) tổ chức một cuộc thi đấu giao hữu tại Câu lạc bộ 116 Nguyễn Du quận 1. TpHCM.  Trong đó, trận cờ giữa danh thủ Nguyễn Tấn Thọ và Trần Quới được đặc biệt chú ý nhiều nhất vì đây là một cuộc so tài giữa hai kỳ vương của hai miền Nam, Bắc. Trận cờ giữa danh thủ Nguyễn Tấn Thọ và Trần Quới diễn ra hết sức sôi nổi, mọi người hồi hộp theo dõi từng nước đi diễn ra trên bàn cờ và những tiếng bình luận, cãi vã lẫn phê bình theo suy nghĩ của mình râm ran trong các hàng ghế khán giả đã làm cho cuộc cờ vốn hấp dẫn càng hấp dẫn hơn. Cuối cùng hai ván cờ giao hữu đều đưa đến kết quả hòa nhau, không ai dám mạo hiểm nên không bên nào mở được tỷ số.
    Tháng 7 năm 1988, Trần Quới đã quyết định vượt biên vì mắc quá nhiều nợ. Chuyến đi đó đã lấy mất của làng cờ Việt nam một thiên tài trăm năm có một. Trần Quới chính là điển hình rõ ràng cho cái mà người ta hay nói là : có tài mà không gặp thời hay là… ông trời khi ban cho một người cái này thì ngài lại lấy đi cái khác. Có người nói : Sự khôn ngoan giúp ta tồn tại, đam mê giúp ta sống. Danh thủ Trần Quới đã sống 31 năm trọn vẹn với niềm đam mê của mình, dù sao cũng hơn là tồn tại vật vờ 62 năm, kể ra cũng không uổng một kiếp người…

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét