Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 14

-Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường".  
-Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội!

------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Xe công và thể diện của người làm ‘quan’

Gần 40.000 xe ô tô công, tiêu tốn 12.800 tỷ đồng/năm từ tiền ngân sách là những con số khó tưởng tượng đối với nhiều người dân. (Đồ họa: Đại Kỷ Nguyên)
Gần 40.000 xe ô tô công, tiêu tốn 12.800 tỷ đồng/năm từ tiền ngân sách là những con số khó tưởng tượng đối với nhiều người dân. (Đồ họa: Đại Kỷ Nguyên)
Những câu chuyện thời sự cứ dồn dập nối tiếp nhau. Trong khi lo lắng về nợ công chưa lắng xuống, thì những khối công trình công nghìn tỷ lại tiếp tục ra nghị trường… Giữa lúc ấy, câu chuyện về thể diện của người làm ‘quan’ được gợi lên.
“Cùng là Thứ trưởng, người đi xe công, người đi xe ôm thì không được đẹp”
Hôm 11/11/2015, sau một phiên thảo luận Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển đã trả lời báo chí bên lề hành lang về việc xử lý xe công theo hình thức hạn chế số lượng tại mỗi đơn vị và khoán chi phí theo giá thị trường.
Ông Hiển cho hay, với 40.000 xe ô tô công, chi phí hằng năm lên tới gần 13.000 tỷ đồng thì đề xuất của Ủy ban Tài chính –Ngân sách là thực hiện khoán xe công cho một số chức danh. Nghị quyết quy định lại số lượng xe tại mỗi đơn vị (1-2 xe/đơn vị), thay vì nguyên tắc “không vượt quá số xe ô tô hiện có” như trước. Khoán kinh phí sử dụng xe ô tô theo giá thị trường và mức khoán được xác định theo từng tháng.
Thế là, có một câu chất vất được đặt ra: Đã là mục đích để giảm bớt chi thì vì sao quan chức không chuyển hẳn sang đi xe công cộng hay taxi, hay kể cả là xe ôm đi làm? Tính ra thì chi phí đó rẻ hơn nhiều so với việc một mình một xe, bao nhiêu Thứ trưởng bấy nhiêu lái xe.
Phải hiểu câu chuyện tại sao phải có xe công? Vì đó là những chức danh có khối lượng công việc cần xử lý lớn, đảm bảo vấn đề an toàn…”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách cho hay, theo báo Tiền Phong.
Cùng là Thứ trưởng nhưng khi đến tham dự một cuộc họp chẳng hạn, người này đi xe công, người khác lại đi taxi, hay xe ôm đến thì trông không được đẹp. Tôi nói thật thế”, ông Hiển nói tiếp.
Chiếc xe hiệu Toyota Land cruiser trị giá 3,3 tỷ đồng đã cất kho gần 1 năm của UBND Thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, tháng 9/2014. (Ảnh: baogiaothong.vn)
3,3 tỷ đồng bị bỏ không từ chiếc xe hiệu Toyota Land cruiser của UBND Thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) liệu có thể trở thành vốn vay sản xuất cho bao nhiêu nông dân? (Ảnh: baogiaothong.vn)
Câu trả lời của vị Chủ tịch Ủy ban Tài chính – Ngân sách đã lộ ra cái lối nghĩ có phần nhỏ hẹp: Không thể đi xe công cộng là vì thể diện của người làm ‘quan’. Xe lớn xe bé, xe công hay xe tư, có xe riêng hay không – tưởng như không hề liên quan tới trách nhiệm đối với công việc, thế mà thể diện của người làm ‘quan’ lại nằm ở đó. Mà không chỉ là thể diện đối với dân thường, mà còn là thể diện giữa các ‘quan’ với nhau.
Việc mua sắm xe công hiện nay cũng tràn lan, khi huyện Từ Liêm (Hà Nội) tách thành 2 quận, lại muốn xin gấp đôi số công chức và đề xuất mua hoặc thuê thêm xe công.
Trong khi UBND thị xã Hồng Lĩnh mua xe sang giá 3,3 tỷ đồng về “cất kho” cả năm, thì UBND tỉnh Hà Tĩnh lại đề nghị mua thêm 2 ô tô cho lãnh đạo tỉnh.
Khi xe công ‘hóa’ thành xe riêng
Ông Trần Đức Thắng – Cục trưởng Cục Quản lý công sản cho hay trên báo Người Lao Động: “Hiện nay, có tình trạng ở các địa phương, từ cấp phó chủ tịch tỉnh, giám đốc sở, bí thư – chủ tịch cấp huyện đi đâu cũng nói “xe của tôi”. Trong khi theo quy định nhà nước, người giữ chức vụ có hệ số từ 1,25 (cấp tổng cục trưởng) trở lên mới có xe đưa đón đi làm, xe phục vụ công tác – gọi là xe riêng”.
Những dãy dài xe mang biển số xanh của tỉnh Tuyên Quang đậu dưới lòng đường ở lễ hội đền Trần chiều 3/3/2015, được nói là "xe công vụ phục vụ lễ hội". (Tin, ảnh: baodatviet.vn)
Những dãy dài xe mang biển số xanh của tỉnh Tuyên Quang tại lễ hội đền Trần, tháng 3/2015. (Ảnh: baodatviet.vn)
Xe công chỉ để phục vụ cho việc hành chính, sự vụ. Thế nhưng, hình ảnh những dãy xe dài mang biển số xanh (xe công mang biển kiểm soát màu xanh) phục vụ cho nhu cầu cá nhân tại những điểm du lịch, đình, chùa… đã không còn xa lạ đối với công chúng. 
Thậm chí, xe công còn bị biến thành xe nhà khi 2 chiếc xe ô tô 7 chỗ mang biển kiểm soát công vụ lại được trang trí, kết hoa để rước dâu, tại tỉnh Phú Yên hồi năm 2012.
Lạ lùng hơn nữa, xe công còn bị bắt gặp trong những chuyện khó lý giải như xe công chở thuốc lá lậu ở huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, năm 2015, hay từng lô xe biển số xanh đến dự tiệc khánh thành công trình tiền tỷ không phép, ở TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang cũng trong năm nay.
Quan chức xem trọng chiếc xe. Coi xe như thể diện, cho vị trí vai vế của mình. Nhưng ít quan chức nào đặt thể diện ở kết quả công việc mình làm được.
Đừng chỉ biết đến những chiếc xe
Rất nhiều quan chức tận dụng xe công để phục vụ cho nhu cầu riêng của mình, như tới những nơi khánh tiết, hội nghị, lễ tân, khánh thành… cả nội và ngoại tỉnh.
Trong khi ngân sách hàng năm phải chi đến 13.000 tỷ nuôi 40.000 xe công, mà thời gian phục vụ nhu cầu cá nhân thì nhiều. Trong khi đó nhiều nơi cuộc sống người dân còn khốn khó, không có tiền đầu tư đường xá, cầu cống.
Văn hóa quan chức, xét theo chức năng quản lý xã hội, thì liên quan nhiều hơn tới tính trách nhiệm và sự khiêm nhường, thay vì những chiếc xe.
Hình ảnh Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cúi đầu chào một nông dân khi đi thăm đồng ruộng, với hai tay ông chạm đầu gối, đầu ông cúi xuống thấp hơn người nông dân, nhanh chóng được lan rộng khi xuất hiện. Trong văn hóa cúi chào của Nhật Bản, ông đã dùng nghi lễ cao nhất để chào dân thể hiện là mình là người thấp hơn.
Trong bức ảnh, ông Abe đã dùng nghi lễ cao nhất để chào dân thể hiện là mình là người thấp hơn. (Ảnh: Facebook Shinzo Abe)
Trong bức ảnh, ông Shinzo Abe đã dùng nghi lễ cao nhất để chào dân thể hiện là mình là người thấp hơn. (Ảnh: Facebook Shinzo Abe)
Hay hình ảnh Tổng thống Mỹ Barack Obama che mưa giúp 2 nữ đồng nghiệp, hoặc nhanh tay đỡ một phụ nữ mang thai bị choáng ngay trong khi ông đang có bài phát biểu về chương trình cải tổ y tế Obamacare, cũng tạo nên ấn tượng về sự chân thành trong cách cư xử. Thể diện của một quan chức cấp cao nhất, lạ thay, lại không phải ở chiếc Limousine ông đi, mà lại từ những hành động đơn giản như thế.
Hình ảnh Tổng thống Mỹ Barack Obama che mưa cho hai nữ chính trị gia là Cố vấn Cấp cao Valerie Jarrett và Phó chánh văn phòng Nhà Trắng Anita Breckenridge đã nhận được rất nhiều sự tán dương của công chúng. (Ảnh: Internet)
Có cơ hội trải nghiệm văn hóa ở hai nước Mỹ, Nhật, một du học sinh Việt Nam đang sống tại Bunkyo-ku, Tokyo cho hay:
Ở Nhật, Mỹ hay các nước với tính dân chủ được chú trọng, thì người trong chính quyền không coi việc mình làm là sự thể hiện quyền lực mà là “dịch vụ”.
Có thể sự khiêm nhường đã thành một phản xạ, một ý thức hình thành trong văn hóa công chức tại những nước còn lưu giữ truyền thống về lễ nghi như Nhật Bản, hay ở một đất nước đề cao dân chủ như Mỹ, và Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi tinh thần này của họ.
Có thể những người quen đi xe hơi, có người lái, có người mở cửa cho lên xuống xe, tư duy của họ bị đóng khung trong đấy mà không thể nghĩ ra rằng còn có nhiều điều khác thể hiện mình như Thủ tướng Shinzo Abe, hay Tổng thống Obama đã làm.
Phan A
Xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét