Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

BÍ ẨN LỊCH SỬ 113

(ĐC sưu tầm trên NET)

Giả kim thuật

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

"Renel the Alchemist", by Sir William Douglas, 1853
Giả kim thuật đã có lịch sử hàng mấy nghìn năm. Nó là tiền thân của môn hóa học cận đại và có ảnh hưởng sâu sắc đến khoa học kỹ thuật thời cổ cũng như đời sống loài người.

Lịch sử

Mục đích của giả kim thuật là nghiên cứu phương pháp biến đổi các kim loại thường như chì thành các kim loại quý như vàng hoặc phương pháp luyện thuốc trường sinh bất tử. Giả kim thuật sử dụng quan điểm của Aristoteles làm cơ sở lý thuyết: có thể chuyển hóa được chất này thành một chất khác, kim loại này thành kim loại khác.
Ý nghĩ điều chế được vàng từ kim loại thường đã nảy nở từ ngày xưa khi mà sự phát triển của thương mại đã dần dần biến vàng thành thứ kim loại quý giá nhất mang đến tiền bạc và quyền lực cho con người.
Từ rất lâu trước Công nguyên, ở Ai Cập, Ấn Độ, Trung QuốcHy Lạp cổ đại người ta đã biết rằng vàng có thể hỗn hợp với bạc, đồng và nhiều thứ kim loại khác. Thế là xuất hiện vàng nhân tạo bằng cách đưa thêm đồng và các kim loại khác vào vàng. Ngoài ra người ta còn trộn đồng màu đỏ và thiếc màu trắng thành hợp kim đồng-thiếc có màu giống vàng. Điều đó chừng như xác nhận rằng có thể biến các kim loại khác thành vàng.
Năm 296, Hoàng đế La Mã buộc phải ra sắc lệnh hủy bỏ những cách điều chế vàng nói trên vì vàng giả tràn ngập thị trường. Để trốn tránh lệnh truy nã, các nhà giả kim thuật chạy từ Ai Cập sang Babylon, Syria và dựng các phòng thí nghiệm kiên trì biến kim loại thường thành vàng.
Khát vọng điều chế được vàng của các nhà giả kim thuật có thể tồn tại dai dẳng như vậy vì họ chịu ảnh hưởng học thuyết của Aristotle, một nhà triết học cổ Hy Lạp sống ở thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà giả kim thuật đã góp phần tìm ra các hợp chất mới: kim loại (Bi, Zn), muối (Hg, NH4+,…), các axit vô cơ H2SO4, HCl, HNO3, nước cường thủy,... và hoàn thiện nhiều kĩ thuật thí nghiệm quan trọng: nung, chưng cất, hòa tan, lọc, bay hơi, kết tinh, thăng hoa,...
Ngày nay, việc chế tạo vàng vẫn còn là một mục tiêu theo đuổi của một số nhà khoa học, người ta đã hiểu rõ bản chất của vàng cũng như cấu tạo hạt nhân của nó; Do đó, việc biến các kim loại rẻ tiền khác thành vàng là điều có thể làm được nhưng đòi hỏi kĩ thuật rất cao, tốn kém và không kinh tế, vì thế các nghiên chế tạo vàng theo hướng này hầu như ít được theo đuổi mà hiện nay có một hướng nghiên cứu mới không phải chế tạo vàng mà là trích xuất vàng có trong tự nhiên. Dựa vào lượng vàng khổng lồ có sẵn trong các đại dương cũng như lượng vàng rơi rãi trong các quặng nghèo mà người ta có ý tưởng dùng công nghệ biến đổi gien để tạo ra những bãi rong biển có khả năng hấp thụ vàng trong nước biển cũng như những thảm cỏ có khả năng hấp thụ vàng cao trong đất để phủ đầy trên bề mặt các quặng nghèo. Nếu việc nghiên cứu này thành công thì lúc đó chúng ta có thể có những mùa gặt vàng bội thu.

Giả kim thuật của người Ả Rập

Vào thế kỷ thứ 8, sau khi người Ả Rập chinh phục Ai Cập, Syria và hàng loạt các quốc gia ở vùng Cận Đông thì trung tâm khoa học đã chuyển về Ả Rập. Vào đầu thế ký thứ 9, họ đã có giả kim thuật riêng và khác với giả kim thuật của người Hy Lạp.
Các nhà giả kim thuật Ả Rập không tiếp thu một cách đơn thuần thuyết Aristotle mà còn giải thích chúng theo ý họ và bổ sung các khái niệm mới. Họ giải thích sự xuất hiện của các kim loại trong thiên nhiên là do 2 chất ban đầu là lưu huỳnh và thủy ngân vì:
  • Thủy ngân có điểm đặc biệt là khả năng hòa tan các kim loại khác, kể cả vàng và đặc quánh lại tạo thành hỗn hống.
  • Lưu huỳnh có tính chất lí thú là khi kết hợp với chìthiếc nó sẽ cho các kim loại đó vẻ sáng và màu sắc của bạc, kết hợp với đồng và sắt sẽ cho các kim lại đó màu sắc và vẻ sáng của vàng.
Theo ý kiến của các nhà giả kim thuật Ả Rập muốn điều chế vàng và bạc từ kim loại thường thì cần tỉ lệ kết hợp giữa thủy ngân và lưu huỳnh là đủ và hàng loạt cách điều chế vàng đã ra đời. Tuy nhiên tất cả đều thất bại.
Nhưng các nhà giả kim thuật Ả Rập không chỉ điều chế vàng mà còn nghiên cứu các chất và phương pháp điều chế các chất đó. Từ đó nhiều loại axít, bazơ, khoáng chất đã dược phát hiện. Đó là sự đóng góp vô cùng to lớn của các nhà giả kim thuật Ả Rập cho sự phát triển của hóa học.
Chính người Ả Rập đã thêm vào từ chymeia, nghĩa là "hóa học", tiếp đầu ngữ al để thành alchymeia, nghĩa là "giả kim thuật". Tên gọi này tồn tại đến cuối thế kỷ 18.

Giả kim thuật của người Trung Quốc

Giả kim thuật của người Trung Quốc khác hẳn với giả kim thuật của người Hy Lạp. Trong khi người Hy Lạp cố biến kim loại thường thành vàng thì người Trung Quốc cố tìm kiếm thuốc trường sinh bất lão. Vì thế giả kim thuật Trung Quốc có tên gọi là luyện đan, dựa trên cơ sở học thuyết thần tiên. Các đạo gia chia luyện đan thành ngoại đannội đan. Ngoại đan là dùng lửa luyện các khoáng chất như chì, thủy ngân trong các lò đặc biệt biến chúng thành đan dược nuốt vào có thể thành tiên hay trường sinh bất lão.
Thứ được các nhà giả kim thuật Trung Quốc ưa sử dụng nhất là đan sa, công thức hóa học là HgS, luyện trong các lò thành vàng, uống vàng đó sẽ trường sinh bất lão. Các đạo sĩ cho rằng đan sa có màu đỏ là màu cao quý, có khả năng chữa bách bệnh, ngoài ra khi đun nóng còn phân tích thành thủy ngân là thứ kim loại kì lạ và có những đặc điểm lí thú. Chính vì thế mà đan sa được xem là tiên dược để luyện thuốc trường sinh.
Do đan sa có độc tính cao nên nhiều trường hợp người xưa đã chết khi sử dụng nó. Thời nhà Đường, Đường Thái Tông, Đường Hiến Tông, Đường Mục Tông, Đường Kính Tông trúng độc do uống kim đan. Vì thế, ngoại đan dần dần suy vi chỉ còn luyện đan là khởi thủy của ngành luyện kim ngày nay.

Bí ẩn thuật biến kim loại thành vàng thời xa xưa

Trong các tác phẩm giả tưởng của loài người, pháp sư hay phù thủy là người có thể chế tạo ra “thuốc thần” giúp hàn gắn vết thương, cứu giúp người hay để trở thành bất tử… Trong quá khứ, có nhiều người luôn cố gắng làm được những điều kỳ diệu ấy.



phu thuy, Nicholas Flamel, hoi sinh, bất tử, Abraham,
Nicholas Flamel xưa kia vô cùng nghèo đói…
Dưới đây là câu chuyện về thuật giả kim – phương pháp nghiên cứu biến kim loại thành vàng thời xa xưa cùng bí ẩn về Nicholas Flamel – nhân vật huyền thoại được cho rằng có khả năng lĩnh hội thuật giả kim thành công nhất.

Quyển sách “thuật giả kim” quyền năng

Nicholas Flamel (1330-1418) sinh ra trong một gia đình nghèo ở Pháp. Khi trưởng thành, để có tiền mưu sinh ông phải làm việc trong tiệm sách cũ ở Paris.
Đêm nọ, Flamel bất chợt có giấc mơ kỳ lạ về một thiên thần cầm trên tay cuốn sách có bìa ngoài bằng gỗ cây được trang trí bằng các ký tự lạ mắt.
Vài ngày sau, Flamel vô tình được một thương nhân kỳ lạ tặng cho cuốn sách y hệt trong giấc mơ của ông, viết bằng chữ Do Thái và chữ Hy Lạp, dòng đầu tiên có nghĩa là “Cuốn sách của Abraham” (Abraham là một nhân vật nổi tiếng trong Kinh Thánh, ông được coi là tổ tiên của dân Do Thái. Ông có thể nói chuyện với Chúa và được ngài chúc phúc, ban cho phép màu).


phu thuy, Nicholas Flamel, hoi sinh, bất tử, Abraham,
… nhưng ông đã trở nên giàu có nhờ vào tài thuật giả kim của mình.
Tuy nhiên, Flamel không thể hiểu được cuốn sách này đang nói tới vấn đề gì nên đã để nó qua một bên. Mãi tới khi ông kết bạn với một nhà thuật giả kim (người nghiên cứu các phương pháp biến đổi kim loại thành vàng thời bấy giờ) thì mọi chuyện mới được sáng tỏ.
Nhà thuật giả kim sau khi nghe câu chuyện và đọc cuốn sách liền giải thích:>“Tài liệu này liên quan tới việc chuyển đổi vật chất, năng lượng, các phép thuật cổ đại của nhân loại. Tôi nghĩ rằng, nó nằm ngoài sự hiểu biết của chúng ta”.
Quá hứng thú, Nicholas Flamel hạ quyết tâm tìm hiểu bằng được những bí ẩn trong “Cuốn sách của Abraham”. Năm 1368, ông quyết định cùng vợ rời quê hương, đi bôn ba khắp nơi để tìm những nhà thuật kim giỏi giúp ông giải mã bí ẩn này. Flamel đã đến một trường ĐH tại Andalusia để nhờ những nhà chuyên môn giúp dịch nghĩa cuốn sách.
Đến Tây Ban Nha, ông kết thân với các nhà giả thuật kim nơi đây. Họ đã dạy cho ông thuật giả kim, từ đó Flamel dần hiểu rõ những nghệ thuật ẩn chứa trong cuốn sách.


phu thuy, Nicholas Flamel, hoi sinh, bất tử, Abraham,
Cuốn sách Abraham chính là chìa khóa giúp cho Flamel hiểu được mọi bí ẩn trong thuật giả kim.
Nhiều năm sau, hai vợ chồng quay trở về Paris, tất cả bạn bè cùng người thân đã rất ngạc nhiên khi thấy diện mạo của Nicholas Flamel cùng vợ không hề thay đổi, thậm chí còn có phần trẻ trung, đầy sức sống.
Nhưng đây chưa phải là điều khó hiểu nhất, Nicholas giàu lên một cách bất ngờ. Ông mang tiền đi xây dựng bệnh viện, nhà thờ, giúp đỡ những người nghèo khổ. Không chỉ vậy, mặt trước của nhà thờ Sainte Genevieve ở Paris được Flamel tài trợ tiền để xây mới, ông còn cung cấp miễn phí các loại sách, mở các buổi thuyết giảng, các phòng sám hối trong trại giam.

Hòn đá phù thủy và sự bất tử…

Nicholas Flamel đã chia sẻ hiểu biết của mình về các tài liệu thuật giả kim. Ông cho rằng, một vật chất đều được tạo ra bởi bốn yếu tố: lửa, không khí, đất, nước.


phu thuy, Nicholas Flamel, hoi sinh, bất tử, Abraham,
Ông tạo ra “hòn đá phù thủy”, một vật ma thuật có thể chuyển chì thành vàng.
Mỗi chất là kết quả của sự phối hợp 4 nhân tố theo tỷ lệ khác nhau, muốn tạo ra chất mới ta chỉ cần thay đổi tỉ lệ các nhân tố trong chất cũ. Một công việc nghe thì dễ nhưng để thực hiện cần phải có một vật ma thuật mang tên “hòn đá phù thủy”. Con người hoàn toàn có thể biến thủy ngân thành vàng nếu sở hữu hòn đá thần kỳ này.
Vậy “hòn đá phù thủy” là gì? Đó chính là một vật huyền thoại xuất hiện trong rất nhiều văn bản cổ đại ở châu Âu và được nhắc tới trong các câu chuyện thần bí, huyền diệu.
Người sở hữu “hòn đá phù thủy” sẽ tạo ra được mọi vật chất, chữa lành tất cả bệnh tật, thắp sáng nơi tăm tối, hồi sinh người chết và giữ chìa khóa của sự bất tử. Các tài liệu của Flamel đã miêu tả cụ thể về hòn đá phù thủy, nó có 2 màu là trắng, đỏ. Màu trắng dùng để tạo ra bạc, chữa bệnh, màu đỏ dùng để tạo ra vàng ròng và làm bất tử mọi thứ.
phu thuy, Nicholas Flamel, hoi sinh, bất tử, Abraham,
Đá có thể ở dạng rắn nhưng khi cần sẽ chuyển đổi qua trạng thái lỏng và hơi. Khi nghiền nhỏ thành bột có thể hòa tan trong nước tạo ra một loại chất lỏng kỳ lạ. Đổ chất lỏng này vào bất cứ kim loại nào sẽ tạo ra vàng, bạc, ngoài ra, nó còn là một thứ “nước thánh” chữa bách bệnh.
Nhưng thật đáng tiếc, Nicholas Flamel chưa bao giờ tiết lộ cách tạo ra “hòn đá phù thủy”. Bởi ông cho rằng, một vật quyền năng như vậy nếu rơi vào tay kẻ xấu sẽ là một thảm họa.
Theo ông, “hòn đá phù thủy” là quà tặng của Thiên Chúa, nên chỉ được sử dụng vào những mục đích cao cả, cứu nhân độ thế mà thôi. Ngoài ra, muốn chế tạo ra hòn đá quyền năng này cần phải có đức tin to lớn cùng tấm lòng cao thượng.
Nhiều người cho rằng, Nicholas Flamel chỉ là kẻ bịp bợm không hơn không kém. Số khác lại vô cùng tin tưởng những kiến thức của ông, không ít người mạnh miệng tuyên bố đã thấy Flamel dùng “hòn đá phù thủy” cứu người, tạo ra vàng từ chì, thủy ngân.


phu thuy, Nicholas Flamel, hoi sinh, bất tử, Abraham,
Nhiều người tin, Flamel dùng “hòn đá phù thủy” cứu người, tạo ra vàng từ chì, thủy ngân. (Ảnh minh họa)
Câu chuyện này truyền tới tai vua Charles VI, người đã ra lệnh Cramoisi – thành viên của Hội đồng nhà nước đi điều tra vấn đề này. Cramoisi quyết định tới gặp Flamel để ép nhà giả kim đưa ra bí kíp làm đá ma thuật. Nhưng sau cuộc gặp gỡ, vị công tước lại trở nên sùng bái, thần tượng Flamel đến lạ lùng. Cramoisi trở về, hết mực khuyên vua Charles VI không nên sử dụng vật thần bí trên và nên để cho Flamel được sống yên ổn.
Tranh cãi tưởng chừng đã chấm dứt khi Flamel và vợ chết vào năm 1418 nhưng từ đây, huyền thoại về ông mới bắt đầu. Cả hai được chôn cất ở nghĩa trang của nhà thờ Saint Jacques. Lúc đó rất nhiều người tò mò đã đột nhập vào nhà của Flamel để tìm kiếm vàng, hòn đá phù thủy, hay quyển sách của Abraham… nhưng tất cả đều thất bại.


phu thuy, Nicholas Flamel, hoi sinh, bất tử, Abraham,
Đây là một trong những cuốn sách ông viết cho thấy khái niệm về chim phượng hoàng, một sinh vật thần thoại được sinh ra trong đống tro tàn của cuộc sống.
Nhiều năm sau, một nhóm người đã lẻn vào hầm mộ của Nicholas Flamel và vợ để tìm kiếm vàng, của cải. Thế nhưng, trong ngôi mộ đó, chẳng những không có vàng mà họ cũng không tìm thấy thi thể của Nicholas cùng vợ.
Tin đồn lan truyền rằng, Nicholas Flamel không thực sự chết và vẫn còn sống bất tử mãi cho đến ngày nay. Rất nhiều người dân nói đã nhìn thấy ông và vợ lang thang khắp Paris. Thỉnh thoảng, nhiều người ở đây lại thấy một người mang trang phục kỳ lạ, rao bán những quyển sách hay bản chép tay mang tên Nicholas Flamel.


phu thuy, Nicholas Flamel, hoi sinh, bất tử, Abraham,
Dubois một hậu duệ của Nicholas Flamel đã trình diễn trước mắt vua Louis XII pháp thuật biến chì thành vàng.
Một câu chuyện truyền miệng vào thế kỷ XVII kể rằng, một người tên Dubois đã dùng một chất bột màu đỏ để biến quả chì thành vàng trước mặt vua Louis XII. Thắc mắc vì điều kì diệu ấy, Đức Hồng Y Richelieu yêu cầu Dubois giải thích về màn trình diễn.
Dubois lúc này thừa nhận trước nhà vua và Đức Hồng Y rằng, anh là hậu duệ của Nicholas Flamel. Và chất bột này chính là món đồ gia bảo được tạo ra từ Nicholas Flamel.
Dubois còn tặng một bản chép tay từ “Cuốn sách của Abraham” cho Đức Hồng Y Richelieu. Tuy nhiên, không có tài liệu nào cho thấy, Richelieu giải nghĩa được bản chép tay kia. Nhưng trong triều đại của vua Louis XII, nước Pháp trở nên vô cùng hùng mạnh, tổ chức nhiều cuộc chiến tranh xâm lược Ý.


phu thuy, Nicholas Flamel, hoi sinh, bất tử, Abraham,
Trên bia mộ của ông chứa nhiều ký tự đặc biệt.
Trên bia mộ của ông chứa nhiều ký tự đặc biệt.
Cho tới nay, cuộc đời với nhiều điều bí ẩn đã khiến ông trở thành huyền thoại của thế giới. Tên ông được nhắc đến trong nhiều cuốn sách và truyện như “Harry Potter và hòn đá phù thủy” của J.K Rowling, hay là nhân vật chính xuyên suốt loạt truyện của Michael Scott – “Bí mật của Nicholas Flamel bất tử”…

Câu chuyện "nhà giả kim" sáng chế ra vật chất quý hơn vàng

00:00:01 29/09/2014

Bằng sự say mê nghiên cứu hóa học, Johann Böttger từ một nhà giả kim thuật "quèn" đã thay đổi cả thế giới với sáng chế của mình.

Giả kim thuật là một trong những nghề nghiệp phổ biến nhất trong xã hội phương Tây xưa. Với ước mơ biến các kim loại rẻ tiền thành vàng khối, không ít người đã lao tâm khổ tứ, dành cả cuộc đời để nghiên cứu với các thí nghiệm hóa học thô sơ. 

Phần lớn trong số đó đều thất bại bởi vàng không thể chế ra từ các vật liệu khác. Tuy nhiên, cũng có một số ít người may mắn thay vì tạo ra được vàng lại có được những phát minh khác. Nhà giả kim thuật Johann Böttger là một người như vậy khi phát minh ra cách làm gốm sứ - thứ vật chất quý hơn vàng vào thời đó...

Tương lai đầy hứa hẹn của nhà "giả kim thuật" tí hon

Johann Böttger (1682 - 1719) có một tuổi thơ khá êm đềm. Ông sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống làm nghề kim hoàn tại Berlin, Đức. Böttger từ nhỏ đã rất sáng dạ và đam mê với hóa học. Vì thế khi lớn lên ông bắt đầu theo học ngành dược sĩ. 


Chân dung nhà giả kim thuật Johann Böttger.

Năm 19 tuổi, với niềm say mê vô tận, ông đã bắt đầu bí mật đi sâu vào nghiên cứu những lĩnh vực thú vị hơn ngành học của mình rất nhiều. Böttger dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu với đủ thể loại hóa chất dù có bị gia đình và nhà trường cấm đoán. 

Mục tiêu cả đời của ông chỉ có một - chính là biến chì hoặc các kim loại không đáng giá khác thành vàng. Với nhiều kinh nghiệm thu được, ông đã dần thuyết phục được hàng xóm gần nhà rằng mình đã thành công.

... bước ngoặt của cuộc đời...

Sau đó, chàng thiếu niên Böttger quyết định tổ chức một buổi biểu diễn đường phố. Ông tập hợp đám đông xung quanh rồi vẫy những mảnh bạc cho họ xem. 


Böttger cũng giống các nhà giả kim thuật khác, luôn tìm mọi cách để biến chì thành vàng.

Với vài kĩ năng giả kim cùng những phương pháp xử lý hóa học, ông đã biến đổi những mảnh bạc ấy thành một mảnh kim loại màu vàng duy nhất. 

Böttger đã thuyết phục hoàn toàn đám đông và câu chuyện này truyền đến tai August  - đại cử tri bang Saxony và là vua của Ba Lan không lâu sau đó.

August lúc đó đang ngập chìm trong nợ nần, nhanh chóng tìm đến Böttger. Nhà vua yêu cầu Böttger sản xuất ra vàng và chàng thiếu niên đã nhận lời sẽ hoàn thành chỉ trong vòng vài tuần. 


Bước ngoặt cuộc đời đến khi Böttger gặp vua August.

Thế nhưng, thời gian cứ thế trôi qua và vẫn không có kết quả nào. August bắt đầu mất bình tĩnh và cuối cùng tống Böttger vào ngục với tối hậu thư : “Hoặc tạo ra vàng, hoặc phải chết”.

... phát minh thay đổi thế giới phương Tây...

Böttger bị giam suốt 7 năm ròng rã. Trong khoảng thời gian đó, ông đã gặp Ehrenfried Walther von Tschirnhaus cũng là một giả kim thuật sư kiêm nhà toán học.

Tschirnhaus không muốn chế tạo vàng mà lại hứng thú hơn với việc tạo ra sứ - loại vật chất được coi là còn quý hơn cả vàng thời đó. Bởi lẽ vàng có thể tìm thấy ở mọi nơi, nhưng vào thời đó, sứ chỉ có ở phương Đông và người Trung Hoa kiên quyết giữ bí mật sản xuất của họ. 


Tấm biển phía trước địa danh Böttger từng bị giam giữ.

Nhờ có Tschirnhaus, Böttger biết được rằng cao lanh (đất sét trắng) có một lượng nhất định trong sứ. Đó là thành phần chính, vậy còn những nhân tố khác thì sao? 

Trầm tích của cao lanh được tìm thấy ở dãy núi Alps, vì thế Böttger đã bắt tay ngay vào thí nghiệm với những công thức khác nhau mong chế tạo được ra gốm sứ.

Chỉ có gia đình quyền quý ở châu Âu bấy giờ mới sở hữu được gốm sứ Trung Hoa.

Bước đột phá đến vào ngày 15/1/1708. Trong khi thử nghiệm các tỉ lệ giữa cao lanh và thạch cao, Böttger đã tìm ra ba tỉ lệ đồng nhất với thông số thu được từ một mảnh sứ có sẵn. 

Sau đó, Böttger cùng đồng nghiệp tiếp tục miệt mài nghiên cứu. Không lâu sau, ông đã tìm được công thức cuối cùng để sản xuất sứ, bên cạnh đó còn cả nhiệt độ cần thiết của lò nung và cách tráng men các bình sứ. 

Sau bảy năm nghiên cứu cực khổ, ông đã tạo ra vật chất quý hơn vàng. Nhà vua vì thế đã tài trợ cho ông để mở xưởng nung sứ đầu tiên ở châu Âu, đặt tại Meissen.


Quá trình làm ra sứ của giả kim thuật sư Böttger.

Böttger được tuyên bố tự do, nhưng nhà vua lo sợ việc lộ công thức sản xuất nên ông và cả những công nhân ở xưởng đều gần như bị giam lỏng. 

Böttger mất năm 1719 nhưng những thí nghiệm vẫn được tiếp tục. Cuối cùng đến năm 1724, xưởng Meissen đã tìm ra được công thức hiệu quả như dùng thạch anh thay thế cho thạch cao. Công thức này vẫn được áp dụng cho tới tận ngày nay.

Việc phát minh ra cách sản xuất gốm sứ của Johann Böttger khi đó đã thay đổi cả châu Âu. Thành công của ông giúp châu Âu không còn quá phụ thuộc vào nguồn cung gốm sứ từ Trung Hoa nữa. 

Đồng thời, phát minh này cũng mở ra cuộc đua để tranh giành những mảnh đất màu mỡ chứa cao lanh và các khoáng chất cần thiết khác ở khắp nơi. 

(Nguồn: Io9, Wikipedia, Getty, Pottery)
Theo
Hoàng Mạnh / MASK Online

Khám phá thuật giả kim thời trung cổ

Trong thời Trung cổ, mơ ước về một cuộc sống vĩnh cửu và giàu sang đã khiến các nhà giả kim thuật lao đầu vào những thuật giả kim hão huyền. Dù vậy, trong cuộc tìm kiếm vô vọng này, họ ít nhiều cũng có những đóng góp nhất định cho nhân loại.

Xuất phát từ ham muốn giàu sang và trường sinh bất lão
Trong suốt nhiều thế kỷ của thời kì cổ đại và trung đại, hoá học chưa phải là một ngành khoa học, nó chỉ dừng lại ở mức độ thuật và được biết đến với cái tên giả kim thuật (alchemy). Đây là thời mà những hiểu biết của con người về nền hóa học xung quanh rất mông muội, ấu trĩ.
Dựa trên các văn bản cổ đại thì con người thời kì này mới chỉ biết đến chín nguyên tố hoá học (vàng, bạc, đồng, chì, thiếc, sắt, thuỷ ngân, lưu huỳnh, cacbon). Mãi đến đầu thế kỉ 18, mới xuất hiện thêm một số nguyên tố mới là photpho, asen, antimon, bitmut và kẽm. Thuật giả kim bắt đầu từ thế kỷ 4 đến đầu thế kỷ 16, thịnh hành ở hầu hết khắp các nước phương Tây và phương Đông. Mục đích kiếm tìm của các nhà giả kim thuật hai phương này cũng khác nhau.
Trong khi các nhà giả kim phương Tây tìm kiếm sự giàu sang thông qua các thuật biến bất cứ kim loại bình thường nào thành vàng, thì những đồng nghiệp của họ ở các triều đại phong kiến cổ đại phương Đông lại lao đầu vào điều chế những phương thuốc trường sinh bất tử.
Các nhà giả kim châu Âu Trung cổ được khuyến khích bởi học giả Hy Lạp lỗi lạc - nhà bác học, triết gia cổ đại Aristot. Ông đề cao quan điểm cho rằng có thể chuyển hóa được chất này thành chất khác, kim loại này thành kim loại khác. Và đặc biệt, có thể biến tất cả các kim loại thông thường thành vàng, nếu biết cách. Một cuộc tìm kiếm vô vọng kéo dài nhiều thế kỷ, lôi kéo cả những con người thông thái nhất.
Ngày cũng như đêm, trong những căn hầm tối tăm của các lâu đài bằng đá, ngọn lửa trong lò của các nhà giả kim thuật tỏa sáng, các chất lỏng huyền bí trong các bình cổ cong sôi lên sùng sục trên ngọn lửa và toả ra đủ mọi màu sắc cầu vồng, khói ngột ngạt bốc lên từ các nồi nung. Họ mong muốn tìm ra hòn đá mầu nhiệm để biến các kim loại khác thành vàng, một ước mơ viển vông nhưng cũng đầy hấp dẫn.
Hoạt động của các nhà giả kim thuật thường có tính bí mật. Bên cạnh những phương pháp mò mẫm, thử nghiệm với tinh thần phát kiến ra cái mới, rất đáng trân trọng thì cũng có một số trường phái giả kim theo đuổi xu hướng tà thuật, hoàn toàn không biết gì đến những nguyên tắc hoá học cơ bản nhất. Để lưu trữ lại, đồng thời giữ bí mật các công trình nghiên cứu của mình với những người ngoại đạo, các nhà giả kim đã sử dụng một hệ thống kí hiệu đặc biệt được thống nhất và quy ước với nhau.
Chỉ những nhà giả kim mới hiểu nổi mớ ký hiệu rối rắm này. Cho đến tận thế kỉ 18, những ký hiệu này vẫn còn được sử dụng trong các văn bản, tài liệu về hoá học. Phải đến khi bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học của nhà bác học Nga Mendeleev ra đời, hóa học mới có một ngôn ngữ chung thay cho những ký hiệu thần bí đó.
  Khám phá thuật giả kim thời trung cổ - Ảnh 1
Những nhà giả kim có một vị trí khá cao trong xã hội châu Âu thời Trung cổ.
Trong lịch sử, nhiều nhà khoa học lỗi lạc từng khẳng định đã thực hiện hoặc chứng kiến việc biến kim loại thành vàng. Nhà hoá học Jan Baptist Van Helmont viết: "Tôi đã tận mắt chiêm ngưỡng loại đá tạo ra vàng và đã cầm nó trong tay nhiều lần. Nó nặng, có màu vàng nghệ và phản chiếu ánh sáng lấp lánh như bột thuỷ tinh. Ông thậm chí cũng không che dấu bí quyết thuật giả kim của mình: Hoà 16 miligam loại đá tạo vàng đó vào 230gam thuỷ ngân rồi nung lên. Thuỷ ngân sôi sùng sục rồi đông đặc lại ngay, có màu hơi vàng. Sau khi được lấy ra khỏi đĩa và làm nguội, khối đông đặc đó chính là vàng nguyên chất.
Cùng thời với Van Helmont, nhà vật lý và hoá học nổi tiếng người Đức là Johann Rudolf Glauber cũng loan báo rằng ông đã khám phá ra loại đá tạo vàng trong một vùng suối khoáng. Thực chất, thứ mà ông phân lập được (mang tên ông muối Glauber) thật ra chỉ là sulfat natri, có đặc tính nhuận tràng chứ hoàn toàn không thể biến kim loại thành vàng. Danh sách các nhà bác học tin rằng việc biến kim loại thành vàng là có thể thực hiện được còn có cả Isaac Newton, Descartes và Leibniz. Một số lời trong Kinh thánh cũng nhắc đến việc một số tác giả Kinh thánh cũng từng là nhà giả kim, chẳng hạn như Joan - tác giả kinh Phúc âm.
Giả kim thuật của người Trung Hoa cổ đại khác hẳn với giả kim thuật của người châu Âu. Trong khi người châu Âu cố biến kim loại thông thường thành vàng thì người Trung Quốc lại tìm kiếm thuốc trường sinh bất lão. Vì thế, giả kim thuật Trung Quốc còn có tên riêng, gọi là thuật luyện đan, dựa trên những học thuyết thần tiên. Các nhà giả kim dùng lửa luyện các khoáng chất như chì, thủy ngân trong các lò đặc biệt biến chúng thành đan dược, nuốt vào có thể thành tiên hay trường sinh bất lão.
Thứ được các nhà giả kim thuật Trung Quốc ưa chuộng nhất là đan sa, một hợp chất của chì với thủy ngân. Do có màu vàng đỏ rất đẹp mắt sau khi tinh luyện được trong lò nên các đạo sĩ tin rằng đan sa chính là thứ thuốc tiên cao quý mà họ cất công kiếm tìm bất lâu nay, con người khi uống thứ này vào có khả năng chữa khỏi bách bệnh. Chính vì thế mà đan sa được xem là tiên dược để luyện thuốc trường sinh. Họ không biết rằng cả thủy ngân và chì đều là những kim loại độc chết người. Nhiều người đã chết khi sử dụng nó.
Những đóng góp cho ngành khoa học hóa học hiện đại
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật bùng nổ trong thế kỷ 19 đã đặt dấu chấm hết cho thuật giả kim ở cả phương Đông và phương Tây. Chúng nhanh chóng bị coi là những trò ảo tưởng, phi khoa học, thậm chí lừa bịp. Nhưng giả kim thuật không hẳn vô tích sự như vậy. Nó cũng đóng góp cho hóa học hiện đại một số thành tựu nhất định. Việc các nhà giả kim dùng thủy ngân trong các thuật giả kim của mình đã gợi ý cho các nhà khoa học nghĩ đến việc dùng thủy ngân để tách vàng nguyên chất trong đá sa khoáng chứa vàng.
Phương pháp này vẫn được áp dụng phổ biến cho đến tận ngày nay. Một số dụng cụ của thuật giả kim xưa như nồi hấp, lò nung, bình cổ cong ngày nay là những thiết bị không thể thiếu trong bất kỳ phòng thí nghiệm hóa học nào, dù hiện đại cỡ mấy.
Các nhà giả kim thuật cũng đã góp phần tìm ra nhiều hợp chất mới: Kim loại (Bitum, Kẽm), muối (muối thủy ngân, muối nitơrit), các axit vô cơ quan trọng như axit Sulphuric, axit CloHidric, axit Nitơrat, nước cường thủy,... Nhiều kĩ thuật thí nghiệm hóa học quan trọng cũng được họ hoàn thiện như: Nung, chưng cất, hòa tan, lọc, bay hơi, kết tinh, thăng hoa,... Đặc biệt, các nhà giả kim thuật Ả Rập không chỉ tìm cách điều chế vàng mà còn nghiên cứu các chất khác và tìm phương pháp điều chế ra các chất đó. Từ đó, nhiều loại axít, bazơ, khoáng chất đã được phát hiện. Đó là sự đóng góp vô cùng to lớn của các nhà giả kim thuật Ả Rập cho sự phát triển của hóa học.
Những nhà giả kim Trung Hoa với thuật luyện đan của mình cũng đã đặt những nền tảng ban đầu cho ngành luyện kim. Thực tế cho thấy, kỹ thuật luyện kim của Trung Hoa cổ đại khá phát triển, trùng hợp với thời hoàng kim của thuật giả kim nước này. Có lẽ, nhiều nhà giả kim thuật đã thực tế hơn khi chuyển sang những mục tiêu gần gũi với đời thường, thay vì nhắm mắt theo những ảo tưởng về một cuộc sống bất tử.
Không phải ai cũng có thể trở thành nhà giả kim. Các triều đại phong kiến châu Âu coi vàng là một thứ đảm bảo tuyệt đối cho quyền lực của mình, nên chỉ có giới giáo sĩ mới được tiến hành các thuật giả kim. Do đó, các nhà giả kim thời Trung cổ có một địa vị khá cao trong xã hội. Họ thường nhận được tài trợ của các vị vua chúa, đổi lại, toàn bộ vàng thu được sẽ phải nộp cho nhà vua. Không biết bao nhiêu của cải đã bị tiêu tan vào các thí nghiệm giả kim vô căn cứ này, còn những vị vua chỉ nhận được những thứ giống như vàng. Thứ mà các nhà giả kim khẳng định là vàng, thực chất chỉ là Oxit chì một chất chưa từng được biết đến vào thời kỳ đó.
Thanh Tùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét