Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015

CÓ NHỮNG CON NGƯỜI 3


-Luật chống tham nhũng đưa ra dù "hay mọi nhẽ" bao nhiêu chăng nữa, nhưng không quyết tâm thực hiện triệt để, thì đúng chỉ là "hổ giấy" (tờ giấy làm xấu hổ chính quyền!) mà thôi.
-Muốn dân tin yêu mình thì mình phải hết lòng vì dân, nghĩa là trong chống tham nhũng phải nói được, làm được và ưu tiên bênh vực người "thấp cổ bé họng"!
-Ta đã thắng lợi vẻ vang trên mặt trận ngoại xâm, thì hà cớ gì trên mặt trận chống tham nhũng, cũng được nhân dân đồng lòng ủng hộ i hệt, ta lại thua!?
-Phải chăng cán bộ chính quyền hiện nay không còn tinh thần xả thân vì nước như xưa kia nữa!?
-Hay không muốn thắng vì như thế té ra..."gậy ông đập lưng ông"!...


---------------------------------------------------
 (ĐC sưu tầm trên NET)

Hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo vệ người chống tham nhũng

(Taichinh) - Với đặc thù của tội phạm tham nhũng là loại tội thường được thực hiện một cách tinh vi, nên khả năng tìm chứng cứ để xử lý tội phạm rất thấp. Do đó, cơ chế khuyến khích và bảo vệ người tố cáo hoặc người là nhân chứng là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong quá trình xử lý tội phạm tham nhũng. Đây cũng là yếu tố thu hút người dân tích cực tham gia cuộc chiến cam go này.

Cơ chế bảo vệ người chống tham nhũng - nhìn từ kinh nghiệm quốc tế

Tham nhũng là một loại tội phạm mà hành vi biểu hiện của nó rất tinh vi, rất khó phát hiện. Ngoài sự vào cuộc của các cơ quan chức năng thì việc tham gia của người dân vào trong công cuộc này có ý nghĩa rất quan trọng.
Nhằm tạo điều kiện tham gia tích cực của người dân, ở nhiều nước trên thế giới đã tạo cơ chế pháp lý rõ ràng để bảo vệ người dân khi họ tham gia chống tham nhũng.

Điều 36 Luật Phòng, chống tham nhũng của Singapore quy định cụ thể về bảo mật danh tính cho người cung cấp thông tin về tham nhũng. Điểm e, khoản 2, điều 41 Luật Diệt trừ tham nhũng của Indonesia quy định quyền được bảo vệ pháp lý của người tố giác, người làm chứng trong những trường hợp tham gia vào việc tìm kiếm, cung cấp thông tin về vụ việc tham nhũng hoặc phải tham gia vào tiến trình tố tụng.

Trong khi đó, theo quy định của Luật về tự do báo chí và Luật về tự do biểu đạt của Thụy Điển quy định, các công chức có thể cung cấp thông tin về tham nhũng cho đại diện các cơ quan truyền thông nhằm xuất bản hoặc để tuyên truyền rộng rãi tới công chúng và họ có quyền được giữ bí mật danh tính.
Người đại diện cơ quan truyền thông có thể bị coi là phạm tội nếu tìm hiểu về danh tính của người cung cấp thông tin hoặc người phóng viên sẽ bị coi là phạm tội nếu để lộ tên tuổi của người đưa tin.

Được biết đến là một quốc gia rất cương quyết trong việc xử lý tội phạm tham nhũng, Trung Quốc đã rất thành công trong việc diệt trừ tham nhũng mànhững vụ án nổi tiếng gần đây là một bằng chứng.
Để có được thành công này, ngoài việc thành lập một số các cơ quan chống tham nhũng, Trung Quốc đã xây dựng cơ chế pháp lý chặt chẽ để tăng cường sự tham gia của người dân và cơ quan ngôn luận trong việc cung cấp thông tin chống tham nhũng bằng quy định tại điều 41 Hiến pháp về bảo đảm việc bảo vệ người tố giác, bảo vệ cán bộ viên chức tố giác bằng Quy chế xử lý viên chức của các cơ quan hành chính.
Ngoài ra, người dân có thể gửi các khiếu nại về website do Ủy ban kiểm tra Kỷ luật Trung ương và Bộ giám sát thiết lập. Hay người dân có thể gửi tố giác các vụ án tham nhũng qua đường dây nóng 24h và website của Viện Kiểm sát tối cao.

Cần có cơ chế bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng


Không hiếm gặp những hành vi tham nhũng đang xảy ra trên thực tế, tuy nhiên, không phải ai cũng sẵn sàng để tố cáo những hành vi này. Đây là một nút thắt, đang ảnh hưởng đến công cuộc chống tham nhũng hiện nay.
Người dân không sẵn sàng với việc tố cáo hành vi vi tham nhũng không phải vì lý do tài chính từ việc áp dụng mức tiền thưởng không tương xứng mà cái chính là do tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao cho chính bản thân họ và gia đình.

Phòng, chống tham nhũng được ví như kiềng ba chân gồm cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan tổ chức liên quan và người dân thì việc người dân thờ ơ với hành vi tham nhũng đã vô hình trung làm cho chiếc kiềng ba chân này không được vững.
Đây là cách nói ví von của một số chuyên gia. Tuy nhiên, trở lại câu chuyện chống tiêu cực của chị Nguyệt ở Bệnh viện đa khoa Hoài Đức mà dư luận đặc biệt quan tâm thời gian qua để thấy rằng, câu chuyện tố cáo tiêu cực, tham nhũng vẫn còn là điều e dè.

Qua nhiều khảo sát cho thấy, người dân chưa tích cực tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng vì lý do cơ bản là sợ bị trả thù, sợ quyền lợi bị ảnh hưởng do pháp luật phòng, chống tham nhũng đang thiếu một cơ chế bảo vệ người làm chứng và người tố giác tham nhũng.

Theo đánh giá của Phó vụ trưởng Vụ Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp, TS. Trần Văn Dũng, đại diện Nhóm chuyên gia trong nước nghiên cứu về Hoàn thiện cơ chế xử lý hình sự đối với tội phạm tham nhũng cho rằng, với đặc thù của tội phạm tham nhũng là loại tội thường được thực hiện một cách tinh vi, nên khả năng tìm chứng cứ để xử lý tội phạm rất thấp. Do đó, cơ chế khuyến khích và bảo vệ người tố cáo hoặc người là nhân chứng là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong quá trình xử lý tội phạm tham nhũng.

Được đánh giá là cơ chế quan trọng trong việc chống tham nhũng hiệu quả, nhiều ý kiến cho rằng, cần quy định cơ chế bảo vệ cần thiết đối với người tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng và những quy định thu hồi tài sản do tham nhũng mà có.
Theo đó, Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi) cần phải bổ sung quy định về bảo vệ nhân chứng hoặc người tố giác tội phạm. Cụ thể, cần quy định các biện pháp bảo vệ, những người được áp dụng biện pháp bảo vệ; Căn cứ và điều kiện áp dụng biện pháp bảo vệ; Thủ tục áp dụng biện pháp bảo vệ; Quyền và nghĩa vụ của người được bảo vệ; thời hạn bảo vệ; chấm dứt việc bảo vệ.

Chống tham nhũng là một cuộc chiến lâu dài, bền bỉ, kiện định và cương quyết. Nó luôn đòi hỏi sự tham gia tích cực, chủ động của các cơ quan chức năng.
Đặc biệt, để đẩy lùi tham nhũng, hạn chế thấp nhất cơ hội xảy ra tham nhũng và phát hiện xử lý kịp thời cần thu hút để người dân tham gia. Và người dân chỉ thực sự sẵn sàng tham gia vào cuộc chiến này nếu có đủ cơ chế pháp lý để bảo vệ.
Phòng, chống tham nhũng được ví như kiềng ba chân gồm cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan tổ chức liên quan và người dân thì việc người dân thờ ơ với hành vi tham nhũng đã vô hình trung làm cho chiếc kiềng ba chân này không được vững.
Theo Hà An/daibieunhandan.vn

Được tiền tỷ khi chống tham nhũng, có phải là điều dân muốn?




Tác giả: Quốc Toàn
.KD: Cũng xin hỏi lại, các bác có trách nhiệm, có cả cơ chế, luật pháp, công cụ bảo vệ chế độ, còn chẳng chống nổi tham nhũng, người dân với hai bàn tay trắng…. bắt giặc kiểu gì?
.Nhất là giặc “nội xâm”- tham nhũng- có gương mặt chức quyền!  :(
Thông tư này, các bác Thanh tra nên chính mình thực hiện thì đúng hơn về chức năng
———
Không ít trường hợp người tham gia tố cáo tham nhũng cảm thấy bị lẻ loi, trù dập, đe dọa, hành hung và họ thiếu niềm tin ở khâu xử lý cán bộ có sai phạm.

Thưởng tiền tỷ
Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-TTCP-BNV do Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ ban hành ngày 16/03/2015 vừa chính thức có hiệu lực từ ngày 1/5/2015.
Theo đó, Thông tư này quy định rõ việc khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo hành vi tham nhũng.
Thông tư quy định các hình thức khen thưởng như sau: Huân chương Dũng cảm; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Bằng khen của người đứng đầu cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Bằng khen của cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương).
Tiêu chuẩn khen thưởng đối với người có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 21 Nghị định số 76/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo.
Ngoài mức thưởng được áp dụng theo quy định tại Điều 72, Điều 75 Nghị định 42 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua – khen thưởng, cá nhân được khen thưởng còn được thưởng từ Quỹ Khen thưởng về phòng, chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ quản lý với mức thưởng cụ thể như sau.
Huân chương Dũng cảm: 60 lần mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức (gọi tắt là mức lương cơ sở); Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: 40 lần mức lương cơ sở; Bằng khen của cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương: 20 lần mức lương cơ sở.
Riêng trường hợp giúp thu hồi được cho Nhà nước số tiền, tài sản có giá trị trên 600 lần mức lương cơ sở thì được xét thưởng vượt mức quy định trên nhưng không vượt quá 10% số tiền, giá trị tài sản đã thu hồi được và không vượt quá 3.000 lần mức lương cơ sở (tương đương 3,45 tỷ đồng).
Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-TTCP-BNV quy định việc khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo hành vi tham nhũng chính thức có hiệu lực từ ngày 1/5/2015 (ảnh QUỐC TOẢN)
Trước đó, Thanh tra Chính phủ đã hành Thông tư 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản án.
Theo đó Thông tư này quy định rõ, khi nhận được đơn tố cáo, người xử lý đơn tố cáo phải giữ bí mật tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo; bảo vệ người tố cáo và người thân của người tố cáo khi có yêu cầu.
Đơn tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo nhưng có nội dung rõ ràng, kèm theo các thông tin, tài liệu, bằng chứng về hành vi tham nhũng, hành vi tội phạm thì người xử lý đơn báo cáo thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị xử lý theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, pháp luật tố tụng hình sự.
Ý tưởng tốt, nhưng dân tham gia chống tham nhũng thường không phải vì tiền
Giới phân tích trong nước đưa ra nhận định, việc áp dụng khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo hành vi tham nhũng là ý tưởng tích cực. 
Bình luận về vấn đề này, hôm 1/5, trao đổi với Giáo dục Việt Nam, ông Vũ Quốc Hùng – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận định: “Nội dung Thông tư vừa được ban hành thể hiện ý tưởng, thái độ tích cực của giới chức trong việc khuyến khích người dân tham gia vào công tác phòng chống tham nhũng”. 
Ông Vũ Quốc Hùng cũng cho rằng, điều người tố cáo hành vi tham nhũng kỳ vọng lại nằm ở chỗ, cơ quan chức năng cần xử lý triệt để sai phạm, làm trong sạch bộ máy quản lý. 
“Từ trước tới nay, rất nhiều người dân có tâm huyết, tham gia vào công tác phòng chống tham nhũng. Họ vô tư tố cáo các hành vi tham nhũng tới các cơ quan chức năng trước những điều tai nghe, mắt thấy. Có người sẵn sàng bỏ công sức, thu thập bằng chứng, tố cáo tham nhũng, nhưng không phải để nhận tiền thưởng”, ông Hùng cho biết.
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho hay, thực tế hiện nay cơ quan chức năng chưa thật sự chú trọng việc bảo vệ người tố cáo.
“Người tố cáo tham nhũng đang cảm thấy bị lẻ loi, không được bảo vệ. Có những người kiên trì thực hiện tố cáo, nhưng việc xử lý tố cáo lại chưa đến nơi đến chốn. Do vậy, vấn đề còn nằm ở chỗ, giải quyết tố cáo như thế nào chứ không chỉ dừng lại ở việc tố cáo tham nhũng?”, ông Hùng nêu quan điểm.
Ông Vũ Quốc Hùng – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương (ảnh: internet)
PGS.TS Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Phát triển Hỗ trợ Cộng đồng cũng đưa ra quan điểm, Ý tưởng khen thưởng người tố cáo là tốt, tuy nhiên hiệu quả từ Thông tư này mang lại sẽ khó đạt được như kỳ vọng của giới chức.
“Xét về mặt lý luận, bản chất, cách thức xử lý tham nhũng không chỉ dừng lại ở việc lấy nguồn tin, khen thưởng cho việc tố cáo tham nhũng. Vấn đề tham nhũng phải được xử lý tận gốc – nơi phát sinh tham nhũng..”, PGS.TS Đặng Ngọc Dinh nêu quan điểm.
PGS.TS Đặng Ngọc Dinh cũng cho rằng, có khá nhiều cán bộ công chức hiện nay khá thờ ơ với công tác phòng chống tham nhũng. Họ sẵn sàng “sống chung với lũ” bởi người ta cảm thấy bất lực trước công tác phòng chống tham nhũng”.
Bảo vệ người tố cáo, xử lý triệt để kẻ sai phạm
Giới phân tích cùng chung nhận định, để công tác phòng chống tham nhũng ở nước phát huy hiệu quả hơn nữa, cần đưa ra các biện pháp tổng thể, đồng bộ từ trên xuống.
Về việc này, ông Vũ Quốc Hùng cho rằng, để khuyến khích được người dân tham gia vào công tác phòng, chống tham nhũng, cần thiết phải có những địa chỉ tin cậy, cụ thể để họ có điều kiện trình bày, thể hiện quan điểm, tố cáo tham nhũng. Những địa chỉ ấy phải biết lắng nghe dân, thực hiện xác minh cụ thể những điều dân nói”. 
“Thực tế, hiện nay người dân tố cáo tham nhũng đang đối diện với nhiều rủi ro (trả thù, trù dập, đe dọa tính mạng…). Ví dụ, người tố cáo tham nhũng là cấp dưới, sẽ khó tránh khỏi chuyện bị cấp trên hoặc người có liên quan trả thù, trù dập. Do vậy, cần phải có biện pháp bảo vệ người tố cáo tham nhũng một cách hiệu quả.”, ông Vũ Quốc Hùng đề nghị.
PGS.TS Đặng Ngọc Dinh – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Phát triển Hỗ trợ Cộng đồng
Ông Vũ Quốc Hùng cũng cho rằng, để công tác phòng chống tham nhũng phát huy hiệu quả, cần phải đưa ra cơ chế chống tham nhũng hiệu quả.
“Phải tạo ra sự tin cậy trong công tác phòng chống tham nhũng. Cơ quan thực hiện công tác phòng chống tham nhũng phải gương mẫu, trong sạch, vô tư, công tâm”, ông Hùng cho hay. 
PGS.TS Đặng Ngọc Dinh thì đưa ra quan điểm, bản chất của công tác chống tham nhũng nằm ở chỗ công khai, minh bạch, kết hợp với những cải cách về mặt thể chế… 
 
“Vấn đề xử lý tham nhũng không nằm ở chỗ xử lý tố cáo tham nhũng. Điều cốt yếu là việc tạo ra hệ thống quản lý vận hành trơn tru, ít nảy sinh ra “rác” tham nhũng. Trong đó, phải đặc biệt quan tâm tới việc cải cách thể chế, hoàn thiện cơ chế chính sách (hệ thống phản biện, tiền lương, việc làm, công tác cán bộ…). Có như vậy mới hạn chế được tham nhũng phát sinh”, PGS.TS Đặng Ngọc Dinh nêu giải pháp.
——–
http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Duoc-tien-ty-khi-chong-tham-nhung-co-phai-la-dieu-dan-muon-post157903.gd

Bố là bộ trưởng không có tài sản nhưng con có hàng nghìn tỷ đồng

Tác giả: Minh Đức

KD: “Chúng ta phải nghiên cứu kiểm soát tài sản của toàn bộ xã hội chứ cứ loay hoay kiểm soát tài sản của cán bộ công chức, người có chức vụ quyền hạn thì sẽ xảy ra trường hợp bố là Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch tịch UBND tỉnh… không có tài sản nhưng con là giám đốc một ngân hàng có hàng nghìn tỷ. Trong trường hợp đó chúng ta không kiểm soát được” (Nguyễn Đình Quyền)

OK câu này của đ/c Quyền. Đây cũng là một đề xuất của mình trong một bài viết về chống tham nhũng. Chống tham nhũng muốn có hiệu quả phải có cơ chế kiểm soát nguồn gốc đồng tiền cả xã hội. Đó chính là cơ chế công khai minh bạch. Chứ nếu chỉ khoanh vùng đối tượng, và khai trên giấy tờ với nhau thì đó là chống tham nhũng dựa trên .. kê khai.

Nếu vậy, sẽ luôn có hiện tượng “con hơn cha là nhà… tham nhũng” kiểu như đ/c Quyền nói  :P

———

Quan chức Quốc hội cho rằng cần tiến tới kiểm soát tài sản của toàn xã hội để không xảy ra tình trạng bố là lãnh đạo bộ, lãnh đạo tỉnh không có tài sản nhưng con  lại có hàng nghìn tỷ đồng.
» Những dinh thự ‘khủng’ ở Thái Nguyên
» Cứ 10 người dân thì 8 người bức xúc với tham nhũng
» Tham nhũng ngày càng phức tạp, ai chịu trách nhiệm?
Bên hành lang Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền chia sẻ với báo chí nhiều nội dung quan trọng xung quanh việc phòng chống tham nhũng hiện nay.

– Ông đánh giá tình hình tham nhũng hiện nay thế nào?

Bố là bộ trưởng không có tài sản nhưng con có hàng nghìn tỷ đồng
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Ảnh: Lê Anh Dũng)  
Tình hình tham nhũng hiện nay đang rất phức tạp và nghiêm trọng. Thanh tra Chính phủ đã có thông tư đưa ra tiêu chí để đánh giá về tình hình tham nhũng.
Bản chất của tham nhũng là ngầm. Tính đo đếm được tham nhũng chính là sự hài lòng của người dân với bộ máy nhà nước.

Qua hoạt động của Ủy ban tư pháp thì đánh giá rằng hoạt động tham nhũng vẫn rất phức tạp. Có thể đỡ ở địa phương này, ngành này thì lại phát triển ở ngành khác.
Điều đó, đòi hỏi các cơ quan chuyên trách phải năng cao năng lực nghiệp vụ trong việc phát hiện tham nhũng. Từ đó chúng ta phát hiện nhiều hơn. Nếu xử lý nghiêm minh sẽ hạn chế tham nhũng.
– Thưa ông, có nhiều ý kiến cho rằng hiện nay việc phát hiện tham nhũng ở nước ta còn thiếu và yếu. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?
Theo báo cáo của Chính phủ và Ủy ban Tư pháp của Quốc hội,  việc phát hiện tham nhũng của các cơ quan chức năng, đặc biệt là các cơ quan chuyên trách phòng chống tham nhũng trong thanh tra Chính phủ, Viện KSND,  Bộ công an mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chất lượng là chưa cao. Đặc biệt, việc hiệu quả phát hiện của các cơ quan chuyên trách này còn yếu.
Việc phát hiện chủ yếu thông qua báo chí, qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các tổ chức chính trị xã hội và mặt trận. Tuy nhiên, thể chế pháp luật cho các thiết chế này tham gia tố giác tham nhũng là chưa đầy đủ. Đặc biệt là thiết chế cho người tố cáo tham nhũng là chưa đầy đủ.
Thực ra, thiết chế bảo vệ nhân chứng, người tố cáo không phải khó khăn ở Việt Nam. Nhiệm kỳ Quốc hội khóa trước chúng tôi có sang làm việc với FBI của Mỹ. Ở Mỹ, FBI cũng rất khó khăn trong việc bảo vệ nhân chứng, bảo vệ người tố cáo.
Vì vậy, chúng ta đang hoàn thiện thể chế để khuyến khích và bảo vệ được người tố cáo tham nhũng. Bởi vì không ít trường hợp tố cáo tham nhũng bằng hình thức này hay hình thức khác đã bị trả thù. Đây là rào cản để người dân tham gia vào việc tố cáo tham nhũng.
– Luật phòng chống tham nhũng quy rất rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan khi xảy ra sai phạm. Tuy nhiên thực tế thì sao, thưa ông?

Bố là bộ trưởng không có tài sản nhưng con có hàng nghìn tỷ đồng Cứ loay hoay kiểm soát tài sản của cán bộ công chức, người có chức vụ quyền hạn thì sẽ xảy ra trường hợp bố là Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch tịch UBND tỉnh… không có tài sản nhưng con là giám đốc một ngân hàng có hàng nghìn tỷ Bố là bộ trưởng không có tài sản nhưng con có hàng nghìn tỷ đồng
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền
Trong pháp luật về công chức, luật về hành chính nhà nước thì trách nhiệm của từng vị trí là chưa rõ. Trong nhiệm kỳ khóa trước, tôi đã đề nghị Chính phủ là khẩn trương xây dựng luật công vụ. Trong luật đó, xác định trách nhiệm từng vị trí công tác, vị trí cấp trưởng, cấp phó, nhân viên đến đâu.
Hiện nay khi có sự việc xảy ra chúng ta xác định trách nhiệm của từng cấp là rất khó. Chúng ta cứ loay hoay đi xác định trách nhiệm của cấp trưởng, cấp phó hay người trực tiếp.
Việc xác định trách nhiệm của người đứng đầu, mặc dù đã có quy định rồi nhưng trên thực tế áp dụng  không đơn giản. Trách nhiệm của người đứng đầu đến đâu, trách nhiệm liên đới, trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm kiểm tra, xử lý cán bộ … Hiện nay chúng ta chưa đủ cơ chế toàn diện để xác định trách nhiệm người đứng đầu. Vì vậy, có nơi làm được, có nơi chưa làm được.
Bên cạnh đó còn bệnh thành tích. Người đứng đầu mà phát hiện ra người tham nhũng thì rõ ràng bị cho là công tác quản lý của mình kém. Đừng lấy những địa phương, đơn vị, bộ ngành phát hiện ra nhiều tham nhũng và cho đó là khuyết điểm. Cần phải coi đó là ưu điểm để khuyến khích người đứng đầu nâng cao trách nhiệm trong việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng trong đơn vị của mình.
Bố là bộ trưởng không có tài sản nhưng con có hàng nghìn tỷ đồng
– Ông đánh giá như thế nào về việc kê khai tài sản khi vừa rồi Thanh tra Chính phủ cũng cho biết không tin có một trường hợp bị xử lý trong một triệu người kê khai tài sản?
Kê khai tài sản chỉ là một trong những giải pháp để quản lý tài sản. Ở các nước, để phòng chống tội tham nhũng thì vấn đề quan trọng nhất là kiểm soát tài sản.
Kiểm soát tài sản không những là chống tham nhũng mà còn chống rửa tiền, buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại… Cho đến nay chúng ta chưa kiểm soát được tài sản của cán bộ công chức và người có chức vụ quyền hạn. Đây là một thiết chế vô cùng khó.
Vì vậy, luật phòng chống tham nhũng đã giao cho Chính phủ trình Quốc hội về một văn bản về kiểm soát tài sản của người có chức vụ quyền hạn nhưng vẫn đang trong quá trình soạn thảo. Đây là một quá trình khó.
Bên cạnh kiểm soát tài sản của cán bộ công chức và người có chức vụ quyền hạn thì người ta còn có quyền công dân, người ta có quyền được giữ bí mật tài sản để đảo đảm an toàn trong giao dịch dân sự của họ.
Vì vậy chúng ta phải nghiên cứu kiểm soát tài sản của toàn bộ xã hội chứ cứ loay hoay kiểm soát tài sản của cán bộ công chức, người có chức vụ quyền hạn thì sẽ xảy ra trường hợp bố là Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch tịch UBND tỉnh… không có tài sản nhưng con là giám đốc một ngân hàng có hàng nghìn tỷ. Trong trường hợp đó chúng ta không kiểm soát được.
Vì vậy, việc kê khai tài sản ở nơi công tác và nơi cư trú chỉ là một việc rất nhỏ trong việc tiến tới chúng ta kiểm soát tài sản của cán bộ
Bố là bộ trưởng không có tài sản nhưng con có hàng nghìn tỷ đồng
– Thưa ông, có ý kiến cho rằng quy định báo chí phải cung cấp thông tin về chống tham nhũng cho cơ quan điều tra thì người dân nào dám cung cấp thông tin cho báo chí?
Cung cấp thông tin ở đây hiểu là mỗi công dân khi có nguồn tin báo tố giác tội phạm thì cơ quan công an phải xử lý nguồn tin báo tố giác tội phạm đó. Khi anh biết thì anh phải báo. Đó là trách nhiệm của công dân.
Khi báo chí tác nghiệp, phải bảo vệ danh tính của người cung cấp thông tin về tham nhũng. Luật báo chí phải quy định cụ thể trong nghiệp vụ.
Khi cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là cơ quan tố tụng thì người ta có thẩm quyền trong việc khai thác thông tin liên quan đến tội phạm. Còn thông tin đó được khai thác thế nào từ báo chí thì luật báo chí và luật tố tụng phải quy định rõ.
» Làm rõ chuyện giàu bất thường của một số lãnh đạo
» Chủ tịch nước: Chống tham nhũng chưa đáp ứng yêu cầu
» Trung Quốc ra tối hậu thư với tham quan trốn ở nước ngoài———— http://vtc.vn/bo-la-bo-truong-khong-co-tai-san-nhung-con-co-hang-nghin-ty-dong.2.513206.htm


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét