Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

KIẾP GIANG HỒ 108

(ĐC sưu tầm trên NET)

Tìm thấy manh mối kho báu huyền thoại của cướp biển

Kho báu huyền thoại của thuyền trường Kidd - một tay cướp biển khét tiếng trong lịch sử - đã từng truyền cảm hứng cho cuốn tiểu thuyết “Đảo giấu vàng” (1883). Giờ đây, người ta đã tìm thấy manh mối đầu tiên dẫn tới kho báu huyền thoại đó.
Một thợ lặn đang tiếp cận thỏi bạc từ dưới mặt nước. Thỏi bạc nặng 50kg và có giá trị tương đương 17.000 bảng Anh. Các nhà nghiên cứu lịch sử Anh tin rằng thỏi bạc này thuộc về cướp biển người Anh William Kidd - người đã hoành hành suốt nhiều năm trên Ấn Một thợ lặn đang tiếp cận thỏi bạc từ dưới mặt nước. Thỏi bạc nặng 50kg và có giá trị tương đương 17.000 bảng Anh. Các nhà nghiên cứu lịch sử Anh tin rằng thỏi bạc này thuộc về cướp biển người Anh William Kidd - người đã hoành hành suốt nhiều năm trên Ấn
Mới đây, người ta đã tìm thấy một thỏi bạc khổng lồ với trị giá tương đương 17.000 bảng Anh (570 triệu đồng) ở vùng biển thuộc Ấn Độ Dương. Việc tìm thấy thỏi bạc này được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đánh giá là một manh mối quan trọng giúp giải đáp những bí ẩn xung quanh một tay cướp biển khét tiếng người Anh sống ở thế kỷ 17 - William Kidd.
Cướp biển William Kidd hay còn được gọi với cái tên “lịch sự” hơn - thuyền trưởng Kidd, vốn được cho là sở hữu một kho báu khổng lồ được chôn giấu kỹ càng. Câu chuyện mang màu sắc phiêu lưu, cổ tích này vốn không có manh mối nào để có thể khẳng định về tính chân thực.
Vốn là một trong những cướp biển khét tiếng nhất mọi thời đại, thuyền trưởng Kidd được cho là đã tích lũy khối tài sản tương đương 12 triệu bảng (402 tỉ đồng), trước khi ông ta bị sa lưới pháp luật năm 1701 ở tuổi 56 và phải lĩnh án tử hình.
Hiện tại người ta đã cắt cử binh lính đến làm nhiệm vụ trông nom thỏi bạc nặng 50kg cất giữ trên đảo Sainte Marie, thuộc đảo quốc Madagascar. Thỏi bạc đã được mang lên bờ nhờ một nhóm thợ lặn, dẫn đầu bởi nhà thám hiểm khảo cổ hải dương học người Mỹ Barry Clifford.
Thuyền trưởng Kidd được cho là đã chôn giấu kho báu của mình ở một nơi nào đó giữa những chuyến hải trình cướp biển. Tại phiên tòa xét xử ở London, Anh năm 1701, người ta đã cố gắng lấy được thông tin về nơi cất giữ kho báu, thậm chí nhà chức trách còn hứa sẽ tha tội tử hình cho Kidd nếu ông ta chịu khai ra nơi cất kho báu. Đáp lại, Kidd chỉ im lặng.
Tìm thấy manh mối kho báu huyền thoại của cướp biển - ảnh 1 Hiện tại, binh lính đã được cắt cử canh giữ thỏi bạc tạm thời để ở đảo Sainte Marie thuộc đảo quốc Madagascar.
Vì không chịu đưa ra thông tin về vị trí cất giữ kho báu nên William Kidd đã phải lĩnh án tử hình. Kể từ đó đến nay, người ta vẫn không có thêm được manh mối nào về kho báu của ông ta, mãi cho tới gần đây, một manh mối đầu tiên đã lộ diện sau hơn 3 thế kỷ. Thỏi bạc vừa được tìm thấy có thể là một ám hiệu, một dấu vết dẫn tới một kho báu lớn hơn nhiều. Việc truy tìm kho báu của thuyền trưởng Kidd từ lâu đã thu hút vô số những cuộc tìm kiếm được tiến hành bởi các thủy thủ, các thợ lặn đến từ khắp nơi trên thế giới trong suốt hơn 3 thế kỷ qua. Những cuộc tìm kiếm này đã từng truyền cảm hứng cho nhà văn Anh Robert Louis Stevenson viết nên cuốn tiểu thuyết “Đảo giấu vàng”.
Sau khi tìm thấy thỏi bạc khổng lồ, người dẫn đầu nhóm thợ lặn - anh Barry Clifford đã trình nó cho Tổng thống của đảo quốc Madagascar cùng đại sứ Anh và Mỹ.
Tìm thấy manh mối kho báu huyền thoại của cướp biển - ảnh 2 Liệu bí ẩn về kho báu của thuyền trưởng Kidd có được giải đáp? Người ta đã từng tìm thấy một mảnh thuyền vỡ của con thuyền Adventure do thuyền trưởng Kidd chỉ huy hồi năm 2000. Giờ đây, người ta lại tìm thấy một thỏi bạc khổng lồ ở gần nơi đã tìm thấy mảnh thuyền vỡ.
Báo chí Madagascar hiện đang hy vọng rằng phát hiện thú vị này sẽ khiến người dân trên khắp thế giới biết tới Madagascar nhiều hơn và đặc biệt các du khách cũng sẽ lựa chọn nơi đây làm điểm đến thường xuyên hơn.
Tìm thấy manh mối kho báu huyền thoại của cướp biển - ảnh 3 Người dẫn đầu nhóm thợ lặn tìm thấy thỏi bạc khổng lồ - anh Barry Clifford
Thuyền cướp biển của William Kidd từng hoạt động trên Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương trong suốt nhiều năm. Bản thân thuyền trưởng Kidd đã từng được chính quyền Anh giao nhiệm vụ xử lý vấn nạn cướp biển và khống chế các thuyền do thám, thuyền quân sự của Pháp tiến vào vùng biển Anh. Tuy vậy, những hoạt động cướp biển của thuyền trưởng Kidd đã bị phanh phui vào năm 1698 khi băng đảng của ông ta cướp một thuyền buôn của Armenia, thuyền trưởng của con tàu này lại là một người Anh. Người này đã nhận ra William Kidd và khai lại tất cả với nhà cầm quyền ở Anh.
Vậy là một thuyền trưởng vốn được tin tưởng giao nhiệm vụ tìm cách đương đầu với cướp biển lại bị tử hình vì đã trở thành cướp biển.
Tìm thấy manh mối kho báu huyền thoại của cướp biển - ảnh 4 Thuyền trường Kidd sinh năm 1645 ở Greenock, Scotland. Ông này bị tử hình vì tội làm cướp biển vào năm 1701 ở tuổi 56.
Người ta tin rằng thuyền trưởng Kidd đã chuyển sang hành nghề cướp biển trong 4 năm cuối cuộc đời, trước đó, ông này vốn là một thuyền trưởng có tiếng và được chính quyền giao nhiệm vụ đương đầu với cướp biển. Một phần nhỏ trong khối tài sản khổng lồ của thuyền trưởng Kidd, gồm cám vàng, thoi bạc, đô la Tây Ban Nha, kim cương, hồng ngọc, giá nến bằng vàng, bạc… được chôn giấu trên đảo Gardiners, New York, Mỹ đã bị phát hiện và được sử dụng làm bằng chứng chống lại thuyền trưởng Kidd trước pháp luật. Tuy vậy, kho báu lớn của ông ta vẫn còn là một bí ẩn.
Theo Dân trí

10 tên cướp biển nổi tiếng nhất lịch sử nhân loại

Cập nhật lúc: 20:30 10/09/2014

(Kiến Thức) - Cuộc đời của những trùm cướp biển là một phần rất hấp dẫn trong lịch sử thế giới.
 
William Kidd (1645-1701) là một người Mỹ gốc Scottland, đã từng là một vệ sĩ chuyên bảo vệ các tàu buôn chống lại sự đe dọa của cướp biển trước khi trở thành một trùm cướp biển khét tiếng, nỗi kinh hoàng của các tàu buôn Âu - Mỹ. Sau một phi vụ không thành, hắn đã bị bắt và đưa về Anh treo cổ. 
 
"Edward Teach "Râu Đen" (1680-1718) là tên cướp biển người Anh nổi tiếng về sự tàn bạo, sẵn sàng giết chết các tù nhân trên những con tàu hắn chiếm được. Ở đỉnh cao sự nghiệp, "Râu Đen" có 300 quân dưới quyền và đã từng đánh bại tàu chiến HMS "Scarborough". Trong một cuộc đụng độ ác liệt với hải quân Anh, hắn đã bị đánh bại và bắt sống. Sau đó, "Râu Đen" đã bị xử chém và bêu đầu để răn đe những tên cướp biển khác.


Trùm cướp biển xứ Wales Bartholomew Roberts (1682-1722) xuất thân từ một sĩ quan trong hải quân Anh. Trong sự nghiệp cướp biển của mình, hắn nổi tiếng về sự dũng cảm cùng số tàu cướp được lên đến mức kỷ lục: 400 tàu. Hắn tử trận trong một trận đánh khốc liệt với thuyền trưởng Chaloner Ogle của Hải quân Hoàng gia Anh.
 Henry Every (1653-?) cũng là một tên cướp biển đã từng phục vụ trong Hải quân Hoàng gia Anh. Hắn trở thành một thủ lĩnh cướp biển sau một cuộc nổi loạn của binh lính trên tàu và trở thành một nỗi kinh hoàng của thuyền bè qua lại khu vực Biển Đỏ. Được coi là một trong những trùm cướp biển giàu nhất lịch sử, Henry đã bị nhiều băng nhóm săn lùng sau khi giải nghệ. Không ai biết kết cục cuộc đời của hắn ra sao.
 
Sau khi đi du lịch khắp thế giới cùng gia đình, cô gái xứ Wales Anne Bonny (1700-1782) đã kết hôn với người thủy thủ tên James Bonny. Không hài lòng với người chồng, Anne đã tìm đến với nhiều thủy thủy thuộc các con thuyền khác nhau và cuối cùng cưới Rackham, thuyền trưởng một tàu cướp biển. Hành xử như một người đàn ông, Anne dần dần giành được quyền lực và trở thành nữ cướp biển khét tiếng trong lịch sử. Theo nhiều nhân chứng, ả đã kết thúc cuộc đời trong nhà tù.
 
Sir Henry Morgan (1635-1688) là tên cướp biển xứ Wales đã thao túng cả vùng biển Caribbean trong một thời gian dài. HaHenry thậm chí còn thách thức quyền lực hải quân Tây Ban Nha và cản trở đáng kể hoạt động của Công ty Đông Ấn Hà Lan trong khu vực. Chiến tích lớn nhất của Henry là tấn công thành phố Panama, chiếm 30 thuyền với 1.200 nam giới. Sau khi chiến tranh Anh - Tây Ban Nha bùng nổ, Henry được người Anh trọng dụng và sau này trở thành phó thống đốc Jamaica. 
 
Francois l'Olonnais (1635-1668), người Pháp, từng là một kẻ làm thuê nghèo khổ ở các đồn điền Mỹ trước khi trở thành một tên cướp biển khiến nhiều người kinh sợ. Trong sự nghiệp của mình, hắn nổi tiếng vì sự man rợ đến khó tin. Có giai thoại kể rằng hắn đã ăn trái tim một người lính Tây Ban Nha vì dám tấn công mình. Sau khi lạc vào một hoang đảo ở Panama, hắn và đồng bọn đã bị thổ dân bắt giữ và ăn thịt.
 
Sir Francis Drake (1540-1595) bị người Tây Ban Nha coi là một tên cướp biển đáng nguyền rủa, nhưng lại được người Anh coi là anh hùng. Dưới trướng của nữ hoang Anh Elizabeth, Francis Drake đã tấn công và cướp phá hàng loạt thành phố thuộc địa của Tây Ban Nha ở Bắc Mỹ. Ông chết như một người bình thường vì chứng kiết lỵ khi đang ở ngoài khơi Florida.
 
Trương Bảo (1786-1822) là con trai một ngư dân Trung Quốc, bị cướp biển bắt cóc cùng mẹ mình và sau này trở thành trùm cướp biển lừng lẫy nhất lịch sử Trung Quốc. Trong đỉnh cao sự nghiệp, Trương đã chỉ huy một đội quân hơn 50.000 người và hàng trăm tàu, kiểm soát bờ biển Quảng Đông và tích lũy một kho tàng vĩ đại giấu trong hang động. Sau khi bị bắt giữ, Trương Bảo đã phục vụ chính quyền nhà Thanh như một sĩ quan hải quân chuyên săn lùng cướp biển.
 
Trịnh Nhất Tẩu (1775 - 1844) là một nữ cướp biển khét tiếng trong thời kỳ nhà Thanh ở Trung Hoa. Xuất thân là một kỹ nữ có nhan sắc, năm 1801 bà cưới tướng cướp Trịnh Nhất. Hai vợ chồng cướp biển họ Trịnh đã cùng nhau gây dựng lên đế chế hải tặc thao túng toàn bộ vùng biển từ phía Nam Trung Quốc sang đến Malaysia. Năm 1807, Trịnh Nhất chết, Trịnh Nhất Tẩu thâu tóm toàn bộ quyền lực. Năm 1810, do thất thế trước hải quân của chính quyền, theo một thỏa ước, nữ cướp biển đã phải chấp nhận hoàn lương và sống bằng nghề làm chủ sòng bạc và nhà chứa

Hai nữ cướp biển chuyên săn lùng “của quý” đàn ông

Cập nhật lúc: 20:30 18/07/2013

(Kiến Thức) - Hai bóng hồng Anne Bonney và Mary Read đã trở thành nỗi khiếp đảm của những người đàn ông đi biển cuối thế kỷ XVII-XVIII

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét