Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 16

-Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường".  
-Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội!

------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Lo ngại khoảng cách giàu - nghèo gia tăng tại Việt Nam



Dân trí Theo khảo sát của VCCI và WB, một số lớn người dân (47%) bày tỏ lo ngại trước khoảng cách giàu - nghèo tăng lên ở Việt Nam. Dù vậy, vẫn có 63% người tham gia điều tra tin tưởng thế hệ tương lai sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Chỉ 1/5 người trả lời khảo sát hài lòng với tình hình kinh tế hiện nay của đất nước.
Chỉ 1/5 người trả lời khảo sát hài lòng với tình hình kinh tế hiện nay của đất nước.

Sáng nay, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) công bố Báo cáo Thay đổi cảm nhận về Nhà nước và Thị trường của người Việt Nam năm 2014 (CAMS 2014). 
Báo cáo CAMS 2014 phản ánh cảm nhận của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và những nhóm cá nhân khác đến từ nhiều khu vực khác nhau trong nền kinh tế về quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường (KTTT) tại Việt Nam trong thời gian qua. 
Với hơn 1.600 người phản hồi khảo sát, kết quả điều tra CAMS 2014 cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ của các nhóm khảo sát đối với mô hình KTTT (89%), sở hữu tư nhân trong nền kinh tế (71%) và yêu cầu minh bạch trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách tại Việt Nam (94%), tăng nhẹ so với khảo sát CAMS 2011 (kết quả tương ứng lần lượt là 87%, 69% và 92%). 
Khảo sát CAMS 2014 cho thấy những người tham gia khảo sát đánh giá cao chất lượng một số dịch vụ công do khu vực tư nhân cung cấp (y tế, giáo dục, công chứng, giao thông công cộng). Đồng thời, việc nhà nước xác định chuyển giao một số dịch vụ công sang cho khu vực tư nhân thực hiện là một chủ trương nhận được sự ủng hộ của tuyệt đại đa số người tham gia khảo sát (99%). 
Tuy nhiên, đánh giá của người Việt Nam về thực tiễn chuyển đổi sang nền KTTT cũng cho thấy chưa có sự khác biệt đáng kể và rõ ràng trong đánh giá của người dân về tính chất nhà nước hay thị trường của nền kinh tế: Kết quả khảo sát cho thấy, cứ 5 người cho rằng nền kinh tế Việt Nam cơ bản là nền kinh tế thị trường (KTTT) thì cũng gần tới 4 người cho rằng Việt Nam về cơ bản là nền kinh tế nhà nước (KTNN). Kết quả này cho thấy ở Việt Nam, trên thực tế hệ thống KTNN và KTTT vẫn vận hành song song, chưa rạch ròi. 
Về tốc độ cải cách kinh tế, chỉ có 29% người được khảo sát cho rằng tốc độ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam trong 5 năm qua là nhanh, trong khi có tới 36% cho biết tốc độ này còn chậm. Rõ ràng, quá trình chuyển đổi sang nền KTTT vẫn tiếp tục song tốc độ thực tế còn chậm so với kỳ vọng. 
Đa số những người ủng hộ nền KTTT vẫn muốn có bàn tay can thiệp của nhà nước để bình ổn giá của những hàng hóa thiết yếu. Tỷ lệ này năm 2014 là 75%, tăng 7% so với 2011. Việc vận hành KTTT ở Việt Nam có thể chưa thực sự tạo niềm tin và đem lại hiệu quả tích cực cho xã hội, như tạo sự cạnh tranh, thúc đẩy giảm giá, cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ và do vậy khiến người dân có tâm lý mong chờ bàn tay can thiệp của nhà nước. 
Khoảng 1/ 2 số người tham gia khảo sát cho rằng giá cả hàng hóa thiết yếu được quyết định bởi thị trường, số còn lại cho biết phần lớn giá cả các nhóm mặt hàng này được điều chỉnh bởi các quy định của nhà nước. Tuy nhiên chỉ có 47% đánh giá chương trình này là hiệu quả. Chỉ 19% người trả lời khảo sát đánh giá cao mức độ đóng góp của các DNNN lớn vào nền kinh tế là tích cực/rất tích cực, trong khi tỉ lệ đánh giá tiêu cực ở mức 29%. 
Chỉ 1/5 người trả lời khảo sát hài lòng với tình hình kinh tế hiện nay của đất nước. Đồng thời một số lớn người dân (47%) cũng bày tỏ lo ngại trước khoảng cách giàu-nghèo tăng lên ở Việt Nam. Dù vậy, vẫn có 63% người tham gia điều tra tin tưởng thế hệ tương lai sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn. 
Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đánh giá: “Kết quả này cho thấy những cải cách mà Việt Nam hiện đang thực hiện phù hợp với nhu cầu của đông đảo người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng đưa ra những phát hiện đáng chú ý như kỳ vọng rất lớn về vai trò của Nhà nước trong kiểm soát giá cả, tình trạng lưỡng thể của nền kinh tế, đánh giá hiệu quả của chương trình cải cách doanh nghiệp nhà nước hay bình ổn giá chưa cao…."
Theo ông Lộc, kết quả của nghiên cứu này sẽ là những chỉ báo quan trọng cho các cơ quan hoạch định chính sách cũng như các cơ quan nghiên cứu thúc đẩy những chương trình nghiên cứu và hành động cụ thể, nhằm đưa nền kinh tế Việt Nam vận hành đúng hướng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho từng công dân Việt Nam.
Kết quả hình ảnh cho KHOẢNG CÁCH GIÀU NGHÈO VIỆT NAMPhương Dung




Dân bức xúc với khoảng cách giàu nghèo tăng

24/07/2015 11:20 GMT+7
    TT - Tốc độ cải cách chuyển đổi chậm, chính sách bình ổn giá chưa hiệu quả, cần thúc đẩy cạnh tranh giá điện, xăng dầu... 47% người dân cho biết họ bức xúc trước phân hóa giàu nghèo...


    Nghe đọc báo: Dân bức xúc với khoảng cách giàu nghèo tăng
    Ông Đậu Anh Tuấn, trưởng ban pháp chế VCCI: “Tỉ lệ hài lòng về tình hình kinh tế hiện tại đã giảm xuống mức rất thấp” - Ảnh: Nguyễn Khánh
    Ông Đậu Anh Tuấn, trưởng ban pháp chế VCCI: “Tỉ lệ hài lòng về tình hình kinh tế hiện tại đã giảm xuống mức rất thấp” - Ảnh: Nguyễn Khánh
    Đó là nội dung tại buổi công bố kết quả khảo sát “Cảm nhận của người dân về Nhà nước và thị trường VN” năm 2014 (CAMS 2014), do Phòng Thương mại - công nghiệp VN (VCCI) và Ngân hàng Thế giới công bố ngày 23-7.
    Người dân còn nhiều điều chưa thể hài lòng
    Khi được hỏi có hài lòng về tình hình kinh tế hiện tại không, “chỉ có 19% trả lời hài lòng.
    Tỉ lệ hài lòng đã giảm xuống mức rất thấp” - ông Đậu Anh Tuấn, trưởng ban pháp chế VCCI, đại diện nhóm khảo sát, nói và tiết lộ: Nhóm hài lòng nhất là từ chính quyền địa phương, cơ quan Quốc hội.
    Đáng lưu ý, tình trạng phân hóa giàu nghèo đang tác động khá mạnh tới cảm nhận của người dân. Bởi theo báo cáo khảo sát của VCCI, có tới 47% người dân, cán bộ bức xúc trước khoảng cách giàu nghèo tăng lên ở VN.
    Về tốc độ cải cách kinh tế thể hiện ở câu hỏi về tốc độ chuyển đổi sang kinh tế thị trường ở VN trong năm năm qua, VCCI cho biết chỉ có 29% người được khảo sát cho rằng tốc độ chuyển đổi nhanh. Tuy nhiên, có tới 36% thể hiện sự chưa hài lòng, cho rằng tốc độ còn chậm, rất chậm.
    “Rõ ràng quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường vẫn tiếp tục nhưng tốc độ chậm so với kỳ vọng” - ông Đậu Anh Tuấn nói.
    Cũng có 89% số người trả lời khảo sát đồng tình mô hình kinh tế thị trường ưu việt hơn. Tuy nhiên, báo cáo của VCCI cho biết tỉ lệ đồng tình trên là mức chung, thực tế có 93% số người được khảo sát đang làm việc tại các cơ quan Đảng ở trung ương đồng tình mô hình kinh tế thị trường ưu việt.
    Trong khi đó, nhóm cơ quan chính phủ, bộ ngành, Quốc hội... chỉ có 85-86% đồng tình. Đặc biệt, báo cáo nêu thực trạng nhóm học sinh, sinh viên, người đang thất nghiệp hoặc hưu trí có tỉ lệ ủng hộ với kinh tế thị trường thấp nhất, chỉ ở mức 78%.
    Đáng lưu ý, dù VN liên tục yêu cầu các nước công nhận VN là nền kinh tế thị trường, nhưng kết quả khảo sát lại cho thấy chính người VN cũng phân vân nền kinh tế có phải kinh tế thị trường không.
    Theo ông Đậu Anh Tuấn, có tới 49% người trả lời đồng tình kinh tế VN hiện nay là kinh tế thị trường, nhưng cũng lại có tới 36% cho rằng VN vẫn là nền kinh tế nhà nước.
    Ông Tuấn cho rằng có tình trạng “lưỡng thể” trong đánh giá về nền kinh tế VN, cụ thể cứ năm người cho rằng nền kinh tế VN cơ bản là nền kinh tế thị trường thì lại có bốn người cho rằng VN vẫn cơ bản là nền kinh tế nhà nước.
    Ông Trần Đình Thiên, viện trưởng Viện Kinh tế VN, cho rằng tình trạng “lưỡng thể” là không bình thường bởi ở đây có tình trạng Nhà nước lấy đi một số quyền của thị trường.
    Sở hữu tư nhân 
“ưu việt” hơn
    Theo ông Đoàn Hồng Quang - chuyên gia kinh tế cao cấp Ngân hàng Thế giới tại VN, trong phần trình bày Cảm nhận của người dân về cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN), giá cả và dịch vụ công đã cho thấy: người dân VN đánh giá không cao vai trò DNNN.
    Đặc biệt, theo kết quả khảo sát, ông Quang cho biết khi được hỏi loại hình sở hữu nào ưu việt hơn, có tới 71% người được khảo sát trả lời là sở hữu tư nhân, chỉ có 4% trả lời là sở hữu nhà nước.
    Đánh giá vai trò các DNNN, có tới 51% người trả lời cho rằng chỉ ở mức trung bình, rất tích cực chỉ 2%. Đáng lưu ý, 21% cho rằng vai trò DNNN là khá tiêu cực và 8% khẳng định “rất tiêu cực”...
    Trong các giải pháp cho DNNN, 56% người tham gia khảo sát cho rằng cần minh bạch hơn, 17% cho rằng cần cắt giảm hỗ trợ từ Chính phủ, ngoài ra là các giải pháp: chấm dứt ưu đãi tiếp cận đất đai, chấm dứt cho vay ưu đãi từ ngân hàng... Giải pháp được ít người đồng tình nhất là cổ phần hóa, cho phép 15% vốn tư nhân.
    Kết quả hình ảnh cho KHOẢNG CÁCH GIÀU NGHÈO VIỆT NAM
    Tuy nhiên, có một điểm mà ông Quang cho rằng còn “mâu thuẫn” là số người ủng hộ kinh tế thị trường ở VN cao nhưng vẫn có 75% mong muốn có sự can thiệp của Nhà nước vào giá các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu.
    Trong khi đó với câu hỏi: có được hưởng lợi từ việc Nhà nước can thiệp, bình ổn không, chỉ 15-20% nói họ được hưởng lợi.
    Đánh giá về kết quả khảo sát, đặc biệt là những “mâu thuẫn” trong mong muốn của người dân, ông Nguyễn Đức Độ, phó viện trưởng Viện kinh tế tài chính (Học viện Tài chính), cho rằng cũng dễ hiểu, dân cần Nhà nước can thiệp vì họ tin vào cơ chế thị trường nhưng không tin vào doanh nghiệp cụ thể.
    Ông Độ ví dụ tình trạng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn, rồi xăng dầu, điện có yếu tố độc quyền... đã làm người dân ít tin vào thị trường.
    Cũng lý giải những “mâu thuẫn” từ khảo sát của VCCI, ông Nguyễn Đình Cung, viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, cho rằng hiện cơ chế để đảm bảo cạnh tranh công bằng đang thiếu. “Nó không phải thất bại của thị trường, mà là của Nhà nước” - ông Cung nói.
    Kết quả khảo sát
    19% hài lòng về tình hình kinh tế hiện tại
    47% bức xúc trước khoảng cách giàu nghèo tăng lên ở VN
    56% cho rằng doanh nghiệp nhà nước cần minh bạch hơn
    49% đồng tình kinh tế VN hiện nay là kinh tế thị trường
    36% chưa hài lòng, cho rằng tốc độ chuyển đổi sang kinh tế thị trường còn chậm
    Giao thông, y tế “bét bảng” về mức độ hài lòng của dân
    Theo ông Đoàn Hồng Quang - chuyên gia cao cấp Ngân hàng Thế giới tại VN, nhóm khảo sát đã chọn 4 loại dịch vụ công mà người dân phải tiếp cận hằng ngày, gồm: y tế, giáo dục, công chứng và giao thông công cộng.
    Kết quả, giao thông công cộng có mức độ hài lòng/hoàn toàn hài lòng với dịch vụ do Nhà nước cung cấp thấp nhất, chỉ 10%.
    Với y tế, chỉ có 11% người được khảo sát hài lòng hoặc hoàn toàn hài lòng với dịch vụ y tế công. Với giáo dục, tỉ lệ hài lòng, hoàn toàn hài lòng với dịch vụ do Nhà nước cung cấp có cao hơn, nhưng chỉ đạt 15%.
    CẦM VĂN KÌNH
    Kết quả hình ảnh cho KHOẢNG CÁCH GIÀU NGHÈO VIỆT NAM

    Để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo

    <>Hồi giữa năm ngoái, tờ Wall Street Journal đã đưa ra kết quả khảo sát do Công ty Quản lý tài sản Merrill Lynch Global Wealth Management và Hãng Tư vấn Capgemini của Mỹ thực hiện về số lượng các triệu phú đôla tại châu Á trong nửa đầu năm 2011.
    Theo đó, số lượng những người có tài sản từ 1 triệu USD tại châu Á đang tăng mạnh, đặc biệt Hongkong và Việt Nam cùng có mức tăng tới 33% so với cùng kỳ 2010 và là mức cao nhất của châu lục.
    Hình ảnh Để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo số 1
    Công nhân đang làm việc tại một xưởng may
    Cùng thời điểm này, các tài liệu chính thức trên sàn chứng khoán Việt Nam cho thấy ở nước ta số triệu phú đôla lên đến gần 170 người. Riêng 100 nhân vật giàu nhất, mỗi người đều có tài sản chứng khoán vượt 2 triệu USD, trong đó có hai người đạt chuẩn hội viên câu lạc bộ 100 triệu USD.Đó là số liệu liên quan đến người giàu. Còn người nghèo thì sao?
    Theo báo cáo mới nhất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về “Chia sẻ thông tin trong lĩnh vực an sinh xã hội” được công bố hồi giữa năm 2011, số hộ nghèo trên cả nước đã tăng lên 1 triệu hộ, tức tăng 50% sau khi mức chuẩn nghèo được điều chỉnh từ mức thu nhập 200 ngàn đồng/người/tháng lên 400 ngàn đồng/người/tháng với khu vực nông thôn và 260 ngàn đồng/người/tháng lên 500 ngàn đồng/người/tháng cho khu vực thành thị.
    Theo mức chuẩn trên thì nước ta hiện nay hộ nghèo chiếm 20%. Thực tế này phù hợp với đánh giá của Ngân hàng Thế giới, tình trạng phân hóa giàu nghèo tại Việt Nam đang chuyển dần từ mức tương đối bình đẳng năm 2002 sang mức bất bình đẳng do chênh lệch thu nhập ngày càng tăng giữa các nhóm dân cư hiện nay.
    Hồi đầu năm 2012, tại một hội nghị của Mặt trận Tổ quốc Trung ương, các đại biểu đã nêu lên một bức xúc của xã hội. Đó là “phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam đang diễn ra một cách ghê gớm”.
    Nhận định này không có gì bất ngờ khi theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, khoảng cách giữa mức thu nhập của các nhóm lao động ngày càng có sự chênh lệch rõ nét, đặc biệt là ở các thành phố lớn.
    Tại Hà Nội, chênh lệch giữa người có tiền lương cao nhất so với trung bình là 42 lần (75,2 triệu đồng/tháng so với mức bình quân 1,8 triệu đồng/tháng).
    Tại Thành phố Hồ Chí Minh con số này lên đến 109 lần (240 triệu đồng/tháng so với 2,2 triệu đồng/tháng). Nhóm có thu nhập cao là các giám đốc điều hành, trưởng đại diện, trưởng phòng, cán bộ phụ trách kinh doanh… đang làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty liên doanh, các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bác sĩ tại một số bệnh viện, phòng khám.
    Ngược lại, nhóm có thu nhập thấp là công nhân lao động đang làm việc trong các khu công nghiệp, doanh nghiệp nước ngoài.
    Trong sản xuất nông nghiệp, sự phân hóa giàu nghèo cũng ngày càng nới rộng. Các hộ giàu thường có điều kiện đầu tư cho sản xuất lớn trong khi khả năng đầu tư của các hộ nghèo lại rất hạn chế.
    Tốc độ phát triển ngành kinh tế chính là nông nghiệp ở nông thôn thấp hơn rất nhiều ngành công nghiệp ở thành thị. Ngoài ra, tốc độ tăng giá của các mặt hàng nông sản tương đối thấp, trong khi các mặt hàng tiêu dùng công nghiệp lại tăng nhanh chóng.
    Do đó thu nhập của người nông dân cũng thấp hơn nhiều và ngày càng giãn xa so với thu nhập của người dân thành thị.
    Còn giữa các vùng nông thôn với nhau, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ hội phát triển của các vùng khác nhau dẫn đến mức thu nhập khá chênh lệch.
    Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong đó nêu ra các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo quá lớn ở nước ta. Tựu trung có thể dẫn ra vài nguyên nhân chính:
    - Trước tiên là tình trạng bất bình đẳng trong nghĩa vụ thuế, do chúng ta thiếu một hệ thống vận hành và quản lý hữu hiệu về thuế thu nhập cá nhân và phải cần nhiều nỗ lực cũng như thời gian để lập một trật tự về việc này.
    Thực tế cho thấy lớp người giàu thường được nhiều ưu đãi về thuế và dễ dàng “trốn thuế hợp pháp” hơn người nghèo. Tầng lớp người giàu đông đảo nếu làm tròn nghĩa vụ thuế thì Chính phủ mới có điều kiện sử dụng tiền ngân sách vào các mục đích quốc kế dân sinh, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo.
    Nguyên nhân thứ hai là do ảnh hưởng từ quá trình chuyển đổi sở hữu nhà nước sang tập thể dưới hình thức cổ phần hóa, mà thực chất là tư nhân hóa, đã dẫn đến tình trạng quyền lợi kinh tế thường rơi vào tay những người có chức quyền nhưng lại thiếu trách nhiệm với xã hội.
    Họ là những người nắm thông tin, lợi dụng quá trình chuyển hóa từ công hữu sang tư hữu ấy để nắm giữ nhiều cổ phần, cổ phiếu trong các doanh nghiệp, thu vén những nguồn tài nguyên sẵn có, và từ đó họ càng có điều kiện để tích lũy, làm giàu.
    Nguyên nhân thứ ba là do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, mà về lý thuyết là mang lại cơ hội cho tất cả mọi người, nhưng trong thực tế chỉ một số ít người có khả năng nắm lấy được thời cơ.
    Người khôn ngoan, hiểu biết về kinh doanh, nhìn thấy và nắm bắt cơ hội rồi làm giàu nhờ cơ chế thị trường. Đó là những người được xã hội tôn trọng vì làm giàu chính đáng và tạo điều kiện cho nhiều người lao động có thu nhập khá để thoát nghèo.
    Nguyên nhân nữa là tình trạng tham nhũng đã tạo ra một lớp người giàu có nhờ lạm dụng chức quyền. Và khi có tiền họ lại có nhiều ưu thế cũng như biết cách làm sinh lợi từ đồng tiền bất chính ấy.
    Từ những điều nêu trên, rõ ràng là cần phải có những giải pháp thích hợp để giảm bớt tỷ lệ bất bình đẳng:
    Cần điều chỉnh lại chiến lược đầu tư công để đẩy mạnh đầu tư vào khu vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nếu chuyển bớt nguồn lực đầu tư vào những ngành công nghiệp làm ăn không hiệu quả sang phát triển nông nghiệp và nông thôn thì không những giúp tăng hiệu quả kinh tế mà còn cải thiện đời sống của rất nhiều người nghèo tại vùng này.
    - Thực hiện các dự án hạ tầng giao thông để làm tiền đề cho phát triển kinh tế và tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho người dân.
    - Rà soát lại chính sách thuế để vừa khuyến khích kinh doanh vừa lập lại một sự công bằng trong việc huy động nguồn thu ngân sách và các dự án trọng điểm và dân sinh.
    Kinh tế tư nhân với nhiều tiềm năng cần thêm nhiều điều kiện cởi mở để trở thành khu vực chủ lực trong nền kinh tế, được tiếp cận nguồn vốn như khu vực quốc doanh, cạnh tranh bình đẳng trong môi trường kinh doanh thông thoáng.
    Thành phần này giàu lên sẽ có điều kiện giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người dân trong nước, chứ không phải xuất khẩu lao động giá rẻ như hiện nay.
    - Một nền giáo dục tiến bộ và hữu hiệu có vai trò quan trọng trong quá trình thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, vì qua đó sẽ làm tăng năng suất lao động vốn là yếu tố quyết định mức thu nhập không chỉ cho cá nhân mà cho toàn xã hội.
    - Tất nhiên sau cùng và quan trọng hơn cả vẫn là chính sách điều hành vĩ mô của chính phủ với chiến lược phát triển kinh tế lâu dài và lành mạnh hóa môi trường kinh tế xã hội.
                                                                                                                              Nguồn : Doanh nhân Sài Gòn

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét