Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

BUỒN ƠI! VỀ ĐÂY VỚI CÔ HỒN 41

(ĐC sưu tầm trên NET)

Tuyển tập những câu nói đáng nhớ về nỗi buồn 

Tình yêu là 1 chủ đề muôn thuở trong cuộc sống, nó rất đẹp, rất vui…, nhưng đôi khi cũng có nỗi buồn. Nhưng đôi khi bạn không nhận ra, chính trong cái buồn đó cũng có những cái hay mà bạn không nghĩ ra. Cùng xem những câu nói hay về nỗi buồn để cảm nhận nó thế nào nhé.
1. Laughing faces do not mean that there is absence of sorrow! But it means that they have the ability to deal with it.
Những gương mặt tươi cười không có nghĩa là nỗi buồn không tồn tại! Điều đó nghĩa là họ có thể chế ngự nó. ( William Shakespeare)Giữa tình yêu sâu sắc cuộc đời và bóng tối trong trái tim là nỗi u uẩn trong suốt nhưng cũng lạnh buốt như sương đêm. Cuộc sống vẫn tiếp diễn, thản nhiên như thế, vô tình như thế… 2. The tears fall, they’re so easy to wipe off onto my sleeve, but how do I erase the stain from my heart?
Lệ rơi, thật dễ để dùng ống tay áo lau chúng đi, nhưng tôi phải làm thế nào để xóa vệt nước mắt khỏi trái tim mình?
3. And the stars just sit there and glimmer like they don’t notice how we’re dying inside, and the rain still pours and mocks us in our death, and the world goes on when all the hearts are broken.
Và những ngôi sao chỉ ở đó và lấp lánh như thể chúng không biết chúng ta đang chết dần bên trong, và mưa vẫn rơi nhạo báng cái chết của chúng ta, và thế giới cứ tiếp tục quay ngay cả khi tất cả trái tim đều tan vỡ.
nhung cau noi dang nho ve noi buon Tuyển tập những câu nói đáng nhớ về nỗi buồn
nhung cau noi hay ve noi buon
4. One of the sweet things about pain and sorrow is that they show us how well we are loved, how much kindness there is in the world, and how easily we can make others happy in the same way when they need help and sympathy.
Một trong những điều ngọt ngào về đau khổ và u sầu là chúng cho ta thấy chúng ta được yêu nhiều như thế nào, sự tử tế tồn tại trên đời nhiều như thế nào, và dễ dàng như thế nào để giúp người khác hạnh phúc theo cách họ đã giúp ta khi họ cần tới sự trợ giúp và thấu hiểu.5 Sadness flies away on the wings of time.
Nỗi buồn bay đi trên đôi cánh của thời gian.( La Fontaine) 6 Sadness is always the legacy of the past; regrets are pains of the memory.
Nỗi buồn là di sản của quá khứ; sự nuối tiếc là nỗi đau của ký ức.
7. Somewhere there’s someone who dreams of your smile, somewhere there’s someone who finds your presence worthwhile, so when you are lonely, sad and blue, remember there is someone, somewhere thinking of you.
Ở đâu đó có người đang mơ về nụ cười của bạn, ở đâu đó có người cảm thấy sự có mặt của bạn là đáng giá, vì vậy khi bạn đang cô đơn, buồn rầu và ủ rũ, hãy nhớ ràng có ai đó, ở đâu đó đang nghĩ về bạn.8. Strange how laughter looks like crying with no sound and how raindrops look like tears without pain.
Thật lạ lùng cách mà tiếng cười trông giống như khóc than trong câm lặng và cách mà những giọt mưa trông giống như nước mắt mà không có nỗi đau.
9. Tears are the silent language of grief.
Nước mắt là ngôn ngữ câm lặng của đau buồn.( Voltaire)10. Smile, even if it’s a sad smile, because sadder than a sad smile is the sadness of not knowing how to smile.
Hãy cười, thậm chí dù đó là nụ cười buồn bã, bởi còn đáng buồn hơn nụ cười buồn bã là sự bi thảm vì không biết phải cười thế nào.
11. The only sadnesses that are dangerous and unhealthy are the ones that we carry around in public in order to drown them out with the noise; like diseases that are treated superficially and foolishly, they just withdraw and after a short interval break out again all the more terribly; and gather inside us and are life, are life that is unlived, rejected, lost, life that we can die of.
Thứ nỗi buồn duy nhất nguy hiểm và không lành mạnh là thứ nỗi buồn chúng ta mang theo ra bên ngoài để dùng âm thanh nhấn chìm nó; như bệnh dịch được chữa trị một cách thiển cận và ngu dốt, chúng chỉ thu mình lại và sau thời gian ngắn lại bùng lên khủng khiếp hơn nhiều; và dồn lại trong chúng ta và là sự sống, sự sống không được sống, bị phủ nhận và đánh mất, sự sống có thể khiến ta chết.( Rainer Maria Rilke)12. If you haven’t cried, your eyes can’t be beautiful.
Nếu bạn chưa từng khóc, đôi mắt bạn không thể đẹp.( Sophia Loren) 13. Silence is the uttrinate eloquence of sorrow.
Im lặng là sự hùng biện cuối cùng của nỗi buồn.( William Wrinter)
14. Given a choice between grief and nothing, I’d choose grief.
Cho chọn giữa đau đớn và trống rỗng, tôi sẽ chọn đau đớn.
noi buon sau dam Tuyển tập những câu nói đáng nhớ về nỗi buồn
nỗi buồn sâu đậm trong tim
15. What is the source of sadness, but feebleness of the mind? What giveth it power but the want of reason? Rouse thyself to the combat, and she quitteth the field before thou strikest.
Nguồn gốc của nỗi buồn còn gì hơn là sự yếu đuối của tâm hồn? Cái gì cho nỗi buồn sức mạnh nếu không phải là mong muốn tìm lời giải thích? Hãy tranh đấu đi, và nỗi buồn biến mất khi ngươi tấn công.( Akhenaton)
16. Con trai chọn cách im lặng cho những nỗi buồn, họ không khóc òa lên như con gái, cũng không dễ dàng bày tỏ tâm sự với ai. Khi bạn muốn lắng nghe, đừng cố gắng hỏi hết câu này đến câu khác, hãy im lặng ngồi cạnh, siết chặt bàn tay đang run rẩy trong niềm đau ấy, và chờ họ sẻ chia.
17. Bạn có thể che đôi mắt của mình khỏi những thứ mà bạn không muốn nhìn. Nhưng thực sự bạn không để che trái tim của mình khỏi những thứ mà bạn không muốn cảm nhận.
18. Trong cuộc sống, buồn vui là điều tất yếu, quan trọng là bạn biết cách tự an ủi và vượt qua.


Phân tích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận


Đề bài: Phân tích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

Bài làm
Tràng Giang không chỉ là một bài thơ hay của Huy Cận mà con là một trong những bài thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Đôi khi người ta thường hiểu Tràng Giang là một bài ihơ miêu tả phong cảnh quê hương đất nước, thể hiện tình yêu quê hương đất nước, nhưng đúng hơn đây là bài thơ thể hiện nỗi cô đơn, bơ vơ của con người ngay giữa quê hương mình.
  Tràng Giang in trong tập Lửa thiêng của Huy Cận, xuất bản năm 1940. Đúng như nhà thơ Huy Cận từng nói, bài thơ này được sông Hồng, quãng Chèm Vẽ và những con sông khác gợi tứ. nhưng nó là bài thơ nói về nỗi buồn thế hệ, nỗi buồn không tìm được lối ra, nên như kéo dài triền miên.
Phân tích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
Phân tích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
 Trước hết ta chú ý đầu đề bài thơ là Tràng giang chứ không phải “Trường giang", để ta không lầm với sông Trường Giang (Trung Quốc), hay con sông dài nói chung. Trong Tiếng Việt “tràng giang" thường nằm trong thành ngữ “tràng giang đại hải”, chỉ một hiện tượng mênh mông bất tận mà trống rỗng khiến người ta chán chường.
   Mở đầu bài thơ đúng là một cảnh sông nước mênh mông bất tận:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về, nước lại sầu trăm ngả     
Củi một cành khô lạc mấy dòng.       
   Ngay câu đầu bài thơ không chỉ nói sông, mà nói buồn, nói về một nỗi buồn bất tận, bằng một hình ảnh ẩn dụ: sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, như nỗi buồn trùng trùng điệp điệp. Giữa tràng giang mà điểm nhìn nhà thơ tụ vào con sóng nhỏ, tuy rất nhiều, nhưng hiện ra rồi tan, muôn thuở. Con thuyền thường là hình ảnh tượng trưng cho cuộc đời lênh đênh, cô đơn, vô định, ở đây con thuyền buông mái chèo xuôi dòng nước, nhưng thuyền và nước chỉ “song song" với nhau chứ không gắn bó với nhau, bởi nước xuôi trăm ngả, thuyền theo ngả nào? Thuyền đi với dòng để rồi chia li với dòng. Câu thứ ba đã nói tới sự chia li. “Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”. Thuyền buồn vì phải rẽ dòng. Nước buồn như không biết trôi về đâu. Câu cuối đoạn này càng thể hiện tập trung cho kiếp người nhỏ nhoi, lạc lõng, vô định: “Củi một cành khô lạc mấy dòng”. Cái nhìn của nhà thơ vẫn tập trung vào các vật nhỏ: sóng, thuyền, củi khô.
    Tác giả lưu ý, không phải là cây gỗ, mà chỉ là “củi một cành khô", một mảnh rơi gẫy, khô xác của thân cây.
   Cả khổ thơ đầu đã vẽ lên một không gian sông nước bao la, vô định, rời rạc, hờ hững. Những đường nét: nước song song, buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, lạc mấy dòng không hứa hẹn gì về hội tụ, gặp gỡ mà chỉ là chia tan, xa vời. Trên con sông đó một con thuyền, một nhánh củi lênh đênh càng tỏ ra nhỏ nhoi, bất lực. Ở đây không chỉ thuyền buồn, cành củi khô buồn, mà cả sóng gợn, sông nước đều buồn.
   Khổ thứ hai tiếp tục cái mạch thơ khổ đầu:
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu          
   Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều     
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.   
   Một cái cồn nhỏ (lại nhỏ!) lơ thơ, vắng vẻ, lại thêm ngọn gió đìu hiu, càng thêm vắng vẻ buồn bã hơn, như bị cuộc sống bỏ quên. Huy Cận nói, ông đã học được từ "đìu hiu" trong câu thơ Chinh phụ ngâm “Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò” cũng nói về cảnh vắng vẻ, không người. Âm thanh của cuộc sống náo động của các phiên chợ, của làng quê nghe rất xa vắng, chợ chiều làng xa mà lại đã càng tăng thêm cảm giác bị bỏ quên ở đây. Hai dòng cuối càng tô đậm thêm cảm giác lạc lõng: nắng xuống, trời lên không chỉ gợi ra khung cảnh nắng chiều mà bản thân hai hướng lên xuống như không ăn nhập với nhau, và sông dài, trời rộng càng tăng thêm cái vắng vẻ của bến sông. Cô liêu là vắng vẻ. Trong hai dòng này nhà thơ đã đem đặt bên nhau những yếu tố vốn không có gì là buồn để tạo nên một cảnh buồn. Giữa các yếu tố đó đều có đặt dấu phảy (,).
   Khổ thơ thứ ba vẫn tiếp tục mạch cảm xúc về sự hờ hững, mất hết liên lạc giữa các sự vật. Con mắt nhà thơ nhìn vào bèo, những sinh thể nhỏ nhoi, yếu đuối giữa mặt nước mênh mông.
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng             
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật         
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.              
   Vẫn các sự vật đặt bên nhau: bèo hàng nối hàng, bờ xanh tiếp bãi vàng hai bờ sông mênh mông không cầu, không đò ngang, tạo thành một thế giới không liên hệ . Từ sóng, thuyền, củi, dòng trôi, đến cồn nhỏ, làng xa chợ chiều, rồi nắng xuống, trời lên, sông dài, trời rộng, bến vắng… mọi vật có, nhưng không vật nào có ý tìm nhau, đến với nhau, cần đến nhau.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc              
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước          
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.   
   Lớp lớp mây cao đùn ra thành từng núi bạc. Chữ “đùn" mượn từ thơ cổ của Đỗ Phủ, nói rằng mây trồi ra, lừng lững như núi trên trời có một vẻ đe doạ. Cánh chim bé nhỏ (lại bé nhỏ!) nghiêng nghiêng về tổ ấm được cảm nhận như chịu sức nặng của bóng chiều đè xuống. Bóng chiều mông lung bỗng trở thành hình có khối như có thể cảm nhận được bằng đôi cánh nhỏ. Và cánh chim bay đi đâu cho thoát khỏi cái bóng chiều đang đè nặng xuống mình?.
   Lòng quê là lòng nhớ quê hương, lấy từ hai chữ hương tâm, chứ không phải tấm lòng chất phác, quê mùa. Dợn là gợi lên, như ta nói sóng dợn chỉ một chất lỏng xao động chuyển động dâng lên, uốn xuống. Dợn dợn là thấp, ý nói hô ứng với mấy chữ “sóng gợn”, “điệp điệp” ở dòng đầu bài thơ. Chính vì vậy mà nhà thơ phiền lòng khi thấy người ta đọc chệch thành dờn dợn hay rờn rợn làm mất nghĩa câu thơ.
   Cả câu này có nghĩa là lòng nhớ quê hương dâng mãi lên khi phóng tầm mắt nhìn con nước. Chữ vời, cũng hay, ta cảm thấy như gặp ý câu Kiều:
Bốn phương mây trắng một màu  
Trông vời cố quốc biết đâu là nhà?
   Lòng nhớ quê được gợi lên từ mây trắng, từ cánh chim chiều, nhưng mạnh hơn là từ con nước. Và nhà thơ kết thúc bài thơ bằng câu: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Viết về câu thơ này chứng tỏ Huy Cận đã biết có câu thơ Thôi Hiệu trong bài Hoàng Hạc lâu do Tản Đà địch: “Quê hương khuất bóng hoàng hôn/ Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”. Nhà thơ dựa ý thơ Thôi Hiệu để nói ý mình.
   Nhiều người, kể cả nhà thơ, khi đọc đến câu này đều nói rằng Huv Cận buồn hơn Thôi Hiệu, bởi Thôi Hiệu trông “khói sóng" mới nhớ nhà, còn Huy Cận thì ngược lại, “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Thực ra, ai buồn hơn ai làm sao mà xác định được. Điều quan trọng là Huy Cận có một ý thơ khác. Xưa Thôi Hiệu buồn vì cõi tiên mờ mịt, quê nhà cách xa, khói sóng trên sông gợi lên cảnh mù mịt mà sầu. Nay Huy Cận buồn trước không gian hoang vắng, sóng gợn tràng giang khiến ông nhớ tới quê hương như một nguồn ấm áp. Xưa Thôi Hiệu tìm giấc mơ tiên chỉ thấy hư vô, lòng khát khao một cõi quê hương thực tại. Nay Huy Cận một mình đối diện với khung cảnh vô tình, dợn lên nỗi khát khao quê nhà ấm áp. Một đằng là ý thức về thực tại, một đằng là ý thức về tình người.
   Tràng giang là một bài thơ buồn, dòng nào cũng buồn. Cái buồn toát ra từ những vật bé mọn, như những kiếp người cô đơn, lạc lõng giữa không gian bao la. Nhưng Tràng giang là một bài thơ vẽ lên một phong cảnh đẹp, giàu màu sắc (núi bạc, bờ xanh, bãi vàng), nhiều đường nét hùng vĩ, mở ra vô tận (buồn điệp điệp, sâu chót vót, sông dài, trời rộng…), nhiều tương phản, nhiều động từ chỉ sức sống rộn ràng: sóng gợn, mây đùn, thuyền về, nước lại, nắng xuống, trời lên… Cái buồn của bài thơ rõ ràng không phải do cảnh vật tàn phai, không gian chật hẹp tù túng mọi vật chết chóc, ngưng đọng. Cái buồn như toát ra từ cấu tạo của thế giới, từ cái đẹp thiếu tình người, từ một sự mất mát các mối liên hệ có tính phổ quát gây nên. Một cái buồn đậm màu triết lí. Nỗi buồn này cũng phản ánh sự đổi thay của đờí sống xã hội: xã hội cộng đồng truyền thống với vô vàn mối dây liên hệ đã đứt tung để thay vào một xã hội đô thị với những cái tôi rời rạc, bơ vơ.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét